View Full Version : Hướng dẫn cách chụp sao băng !
quangbusy
08-08-2010, 03:58 PM
Nghe nói là sắp tới chúng ta sẽ được chứng kiến một buổi tối Mưa Sao Băng tuyệt đẹp vào tối 13/08, nhưng mà mình vẫn chưa chắc chắn là phải chụp như thế nào. Mong các bác nào có kinh nghiệm về vụ này xin chia sẽ để chúng ta có được những bức ảnh mưa sao băng đặc sắc nhé !:boat:
willchi
08-08-2010, 10:40 PM
nếu bạn cũng thix thể loại này thì cứ pm nick yh willchi7@yahoo.com.vn rồi chúng ta trao đổi mình cũng không pro lắm
quangbusy
09-08-2010, 12:11 AM
Thế bạn có thể chia sẽ một vài thông itn cho mình được không ?
hungdm
09-08-2010, 11:32 AM
Chắc là giống chụp pháo hoa, hay chụp sét thui phơi sáng và cầu may.
Bác nên sắm vài con để phơi sáng cùng lúc ăn may thì ra tấm để đời :D.
willchi
09-08-2010, 06:49 PM
theo mình nghĩ mún chụp sao băng thì bạn nên có tripod ( cai này chắc chắn òi ) địa điểm cái này bạn nên tìm vùng wê chứ tp thì thua không tài nào chụp dc ISO thì nên để cỡ 1600 hay 3200 nếu máy bạn ISO tốt ít nhiễu tốc độ cứ để chừng 10s hay 5s tùy vào cái ISO cao hay thấp cuối cùng dùng cái chương trình hỗ trợ chụp tự động kết nối máy ảnh với máy tính để nó tự chụp ( chọn hướng có sao băng nhiều nhất ) và ngồi chờ uống cafe ^^ cái này đòi hỏi kiên nhẫn mình cũng hay chụp lắm nhưng do dùng PnS nên tỷ lệ thành công ko cao và phải thao tác nhiều thứ nên qua đây vài dòng king nghiệm của mình nếu ai có cách tốt hơn thì chia sẽ mình cũng thix thể loại này lắm
riki1604
09-08-2010, 11:46 PM
Tripod là thứ bắt buộc phải có, bác chĩa máy lên trời, set iso cao tới mức không bị noise, nên dùng chế độ Bulb, phơi sáng chắc phải hơn 5 phút đó bác, tại sao băng lâu lâu mới có 1 vệt mà.
willchi
10-08-2010, 11:13 AM
nếu bác chủ ở sìgòn có hứng thú chụp sao băng cho mình tham gia với dc thì cho nick pm để nói chuyện
quangbusy
12-08-2010, 09:05 AM
nếu bác chủ ở sài gòn có hứng thú chụp sao băng cho mình tham gia với dc thì cho nick pm để nói chuyện
Cám ơn bác nhưng chắc là mình phải qua nhà người bạn mượn ké sân thượng để chụp quá, tiếc là thời gian diễn ra khuya quá chứ nếu không thì mình hội nhóm lại đi chụp chắc vui hơn
kurango
12-08-2010, 01:22 PM
Cho em hỏi nếu muốn đi ngắm sao băng buổi tối thứ 6 hoặc sáng sớm thứ 7 thì chỗ nào có thể đi được?
willchi
12-08-2010, 05:18 PM
Cho em hỏi nếu muốn đi ngắm sao băng buổi tối thứ 6 hoặc sáng sớm thứ 7 thì chỗ nào có thể đi được?
nếu mún bạn có thể đi chung với mình vào tối nay vì tối nay mình đi chung với nhóm thiên văn bạn có thể vào đây tham khảo
http://thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=5504
trung81187
13-08-2010, 09:44 PM
VÌ cần phơi sáng lâu nên Tripod là cái bắt buộc
Cái cần thứ 2 là 1 cái dây bấm mềm/ bộ điều khiển từ xa của TQ
Khẩu độ thì bác chỉ cần để khẩu thấp nhất của len bác để được vì chụp sao là chụp ở vô cực nên để khẩu nào cũng như nhau thôi, bác khép khẩu sâu thì sẽ phải tăng thời gian phơi sáng dẫn đến tăng nhiễu do nóng sensor
Lấy nét bác cứ để live view để nhìn cho rõ, bác dùng MF thì cứ đẩy về vô cực còn bác dùng len AF thì bác nên căn chỉnh khi nhìn trên màn live view
Chúc bác có nhiều ảnh đẹp và may mắn
CEO-8
08-10-2010, 09:13 AM
Có bác nào ở HN thích chụp sao băng ko ạ? cho e nhập hội với. số đt của e: 01999.888.668. tks
frozendeath666
11-08-2012, 02:10 PM
Lại vào mùa sao băng rồi, và gần nhất trong tuần tới sẽ có mưa sao băng leonids vào rạng sáng ngày 18/11/2009. Sẽ có rất nhiều bạn muốn chụp lại được khoảnh khắc sao băng xuất hiện. Còn gì thú vị hơn khi bắt được khoảnh khắc một vệt sao băng sáng rực trên bầu trời đêm và có thể chia sẻ với bạn bè về khoảnh khắc ấy. Tuy nhiên, chụp sao băng cũng không phải là dễ, bạn phải biết khoảng thời gian nào sao băng hay xuất hiện (thường là vào những ngày có mưa sao băng), địa điểm phù hợp, có thiết bị phù hợp và thêm một ít kiên nhẫn. Nào, chúng ta cùng bắt đầu kiểm tra xem cần chuẩn bị những gì để chụp sao băng nhé.
1. Thời điểm phù hợp:
Thời điểm dễ cho bạn bắt gặp sao băng nhất là vào những ngày cực điểm của mưa sao băng, gần thời điểm này nhất là mưa sao băng leonids vào ngày 18/11/2009, thời gian cực điểm dự kiến khoảng 4h50 sáng ngày 18/11/2009. Thế nên bạn phải thức sau nửa đêm để chụp ảnh, thời gian chụp nên bắt đầu từ sau nửa đêm (ví dụ từ khoảng 2h sáng, khi chòm leo đã lên cao)
Hằng năm ở VN xem cũng được khoảng 3 trận mưa sao băng, tùy tình hình, có thể tham khảo lịch mưa sao băng hằng năm.
2. Địa điểm phù hợp
Chụp ảnh quang cảnh bầu trời đêm thì bắt buộc phải phơi sáng lâu nên việc địa điểm bạn chụp ảnh rất quan trọng. Địa điểm lý tưởng là nơi có tầm quan sát tốt (không bị nhà, cây hoặc có vật cản làm giảm tầm nhìn), tối, không bị ô nhiễm ánh sáng và đương nhiên là phải thời tiết tốt (không mưa, mây, có đèn sáng).
3. Thiết bị phù hợp:
Ở đây mình đề cập sử dụng thiết bị là máy ảnh có thể chỉnh tốc độ chụp "T" hoặc "B". Có một số bạn có máy ảnh có thể chỉnh thời gian phơi sáng tối đa 1phút (loại dùng phần mềm crack), hoặc chủ yếu là 30s (với sony) hay 15s đối với các loại máy ảnh PnS khác vẫn có thế chụp nhưng đừng thất vọng quá nếu bạn bỏ lỡ không chụp được tấm nào, hên xui thôi.
Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 800x748.
một máy ảnh có thể chụp tốc độ "B"
Chuyển sang chế độ chỉnh tay M, tự set khẩu độ và tốc độ, tốc độ chuyển sang "B". Việc lấy nét phải lấy nét M do các sao khá tối và nhỏ nên lấy nét tự động hầu như không được.
Ống kính sử dụng là ống kính wide, góc nhìn càng rộng càng tốt. Bạn càng bao quát được bầu trời càng nhiều thì xác suất bắt được sao băng càng cao, ống fisheye 180 độ thì càng tuyệt, tuy nhiên, cũng tùy vào cảm nhận của từng người (mình chưa chụp ống fisheye bao giờ nhưng đang cố gắng tậu một em về để chụp dải ngân hà và sao băng thử).
Có thể, bạn phải nhờ đến dây bấm mềm hoặc remote để hỗ trợ trong việc chụp hoặc nếu không thì phải có máy tính kết nối với máy ảnh để chụp.
dây bấm mềm
Bạn cần một chân đế để máy có thể đứng yên trong lúc chụp. Nói về chân đế, có thể sử dụng chân đế máy ảnh bình thường hoặc chân đế có motor nhật động. Do thời gian phơi sáng lâu, với ống kính wide, khoảng 20s là sao đã bị chạy rồi, để 1 phút thì hơi chạy thành vệt nhưng nếu để hình nhỏ thì vẫn có thể chấp nhận được, tuy nhiên, nếu bạn pro hơn hoặc muốn bức ảnh thật tự nhiên với hình ảnh các ngôi sao không bị kéo thành vệt mà muốn phơi sáng lâu khoảng 1 vài phút thì chân đế motor là cần thiết.
Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 1100x1100.
chân đế máy ảnh bình thường
Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 864x592.
Hình ảnh sao băng chụp với chân đế bình thường, sao chạy thành vệt khi phơi sáng lâu
Chân đế có thể gắn motor, dạng EQ
Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 1024x683.
Hình ảnh chân đế có motor do bạn Dũng trong CLB HAAC tự chế (chân đế dạng EQ - Chân đế tọa độ chân trời)
Bạn có thể cần áo ấm, lều, chiếu du lịch, kem chống muỗi để có thể chịu đựng sương lạnh khi ngồi chụp ảnh
Nào, chúng ta bắt tay vào việc chụp ảnh nhé.
- Gắn máy ảnh vào tripod
- Gắn dây bấm mềm
- Xoay ống kính wide lên vùng trời hướng đông và thiên đỉnh, lấy nét cho các sao rõ
- Test thử với thời gian phơi sáng 1 phút, mình chưa chụp sao băng lần nào, nhưng thử thấy trên mạng nói nên dùng các mức ISO 400 hoặc 800, có lẽ nên test thử với các thông số như vậy thì hình có bị sáng quá không, nếu nơi nào tối thì không có vấn đề gì nhưng nơi nào bị ô nhiễm ánh sáng thì 1 phút cũng đủ làm cháy hình. Thời gian tối thiểu cho một tấm hình luna nghĩ là khoảng 10s, nếu trong lúc mình đang bấm chụp (sử dụng dây bấm mềm hoặc remote), thấy có sao băng xẹt qua, nếu quá 10s rồi thì thả nút bấm luôn để hình ảnh không bị nhiễu và sáng quá (nếu nơi có điều kiện chụp tốt thì có thể để 15s). Thông thường nên để tốc độ chụp khoảng 1-2 phút, nếu quá thời gian đấy mà bạn vẫn chưa thấy có sao băng nào xẹt qua thì cũng thả nút chụp để dừng việc chụp vì nếu bạn để quá thì hình ảnh sẽ bị sáng quá, nên chụp lại tấm khác và chờ đợi. Đối với việc chụp sao băng hay chụp ảnh thiên văn thì kiên nhẫn là điều hết sức cần thiết.
luna nói thêm 1 tí với các máy PnS: với một số máy có thể phơi sáng đến 20-30s thì bạn có thể set sẵn thông số phơi sáng với thời gian lâu nhất có thể và chụp liên tục (có chương trình hỗ trợ chụp liên tục nhiều tấm phơi sáng lâu). Bạn nên cân nhắc giữa việc tăng iso để bắt được ảnh sao băng và nhiễu của hình khi để iso cao, chỉnh theo cách bạn thấy phù hợp nhất (các máy PnS nhiễu rất nhiều)
Trên đây chỉ là một số điểm mà mình nghĩ cần thiết đối với việc chụp ảnh sao băng, tuy nhiên, đây cũng là lần đầu tiên mình chụp ảnh sao băng nên có gì sơ suất mong các bạn góp ý thê,, các bạn có kinh nghiệm chụp ảnh sao băng có gì chia sẻ thêm nhé.
Thân.
Nguồn: thienvanhoc.org
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.