milkvn
07-10-2006, 11:57 AM
Đây là một bài viết khá cần thiết cho các bạn mới vào nghề nhiếp ảnh trên Báo Ánh sáng đẹp số tháng 10/2006, mình type lại để các bạn tham khảo
Ảnh số - tiện nghi thời hiện đại
Ngày ảnh số ra đời cách nay khoảng hơn mười năm, với những tiến bộ vượt bậc, đã khiến những người vốn rất nghi ngại về chất lượng ảnh sổ, cũng đã phải thay đổi quan niệm của mình.
Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều vấn đề, mà nếu không hiểu rõ, chúng ta sẽ khá lúng túng trong khâu hoàn thiện một bức ảnh số.
I. Phim và con chíp ghi hình
Con chíp ghi hình cũng là một loại phim đặc biệt, với những tính năng gần giống như phim nhựa, chỉ khác là phim nhựa phải qua khâu tráng (xử lý hoá chất) mới có thể hiện ra hình ảnh, còn con chip, sau khi nhận hình ảnh, nó liền được số hóa và được biến đổi thành hình ảnh gần như ngay lập tức. Nó cũng có độ nhạy như phim nhựa, nhưng có thể thay đổi trên từng frame chụp, và người ta còn có thể thay đổi tương phản, độ rực màu, độ sắc nét, sự chuyển màu theo nhiệt độ màu...
II. Phòng tối và máy tính
Sau khi chụp xong, phim phải được đem đi tráng, rọi ảnh ở các cơ sở làm ảnh (thường được hiểu là chuyên nghiệp), còn với ảnh số, đa phần chúng ta tự nạp vào máy tính cá nhân, sau đó dùng các phần mềm xử lý ảnh như Photoshop, Corelpaint,...để tự xử lý (rất không chuyên) trước khi đem ra các lab rọi ảnh. Và thế là đã từng có quá nhiều người vội vã kết luận rằng ảnh số không đẹp bằng phim nhựa, mà không hề biết rằng so sánh đó khá khập khiễng, khi mà về bản chất của con chíp, các định dạng lưu ảnh, các phương thức chỉnh màu, các thông số cơ bản, các bộ lọc,... được hiểu một cách mơ hồ. và hầu hết các chỉnh sửa đều dựa theo cảm tính.
III. Những sự khác biệt
1. JPEG – TIFF – RAW
Jpeg là một định dạng phổ thông, hầu như tất cả các máy ảnh số đều có định dạng này (Sigma SD là cá biệt), đây là một định dạng nén có tổn thất, nhưng vì sự thuận tiện, người ta rất thường dùng định dạng này. Do dung lượng lưu trữ sau nén trên thẻ nhớ khá nhỏ, khiến thời gian nạp thẻ ngắn, có thể chụp khá nhiều file liên tiếp, nên rất phù hợp với những người có nhu cầu chụp ảnh nhanh, hay phương tiện lưu trữ không nhiều. Các phóng viên ảnh thường dùng định dạng này, sau khi chụp, ảnh sẽ được gửi ngay về tòa soạn bằng đường internet và bằng những phần mềm giải nén chuyên dụng (có thể có giá đến vài ngàn đô la), nó có thể trở thành những file ảnh chất lượng từ khá tốt đến rất tốt. Do các file ảnh lưu dưới định dạng này thường chỉ ở 8 bit màu có nghĩa là số bước chuyển sắc trên mỗi kênh màu khá thấp, nếu không khéo chỉnh sẽ rất dễ bị hiện tượng bệt màu, hay độ sâu màu không đủ.
Định dạng Tiff được hiểu là không nén hay không tổn thất, nhưng không có nhiều máy ảnh số sử dụng định dạng này, vì đây là một định dạng cho kích thước file ảnh khá lớn, thường thi số bye nhiều khoảng gấp ba lần số pixel. Đây lại là một trở ngại lớn với những ai có nhu cầu chụp ảnh nhanh, vì thời gian nạp thẻ khá dài. Vả lại, đây lại không phải là file ảnh có chất lượng cao nhất, vì cũng chỉ được lưu ở 8 bit màu (trừ các back số cho máy ảnh khổ trung cho phép lưu ở Tiff 16 bit).
Raw là định dạng thô của ảnh, trong đó lưu lại các thông tin màu nguyên thủy của file ảnh, người ta thường gọi định dạng này như là âm bản số (tuy về bản chất, nó không phải thế), và đây thực sự là file ảnh có chất lượng cao nhất của một máy ảnh số. Nó cho phép chuyển đổi sang file Tiff 16 bit màu (dù khả năng của con chip chỉ là 8, 12, hay 14 bit màu) và khi đó, nó nội suy ra một lượng lớn bước chuyển sắc lên đến 65.000 trên một kênh màu, đây là lợi thế lớn trong nhu cầu chỉnh màu mà không bị bệt. Vì đây là một định dạng riêng của từng nhà sản xuất, nên khả năng các phần mềm phổ thông có thể thấy được nó là khó, thậm chí những phiên bản trước cũng không thể nhận thấy file của phiên bản sau dù là của cùng một nhà sản xuất. Những phần mềm tương thích do nhà sản xuất đưa ra là những phần mềm tối ưu để chuyển đổi (convert) từ Raw sang Tiff hay Psd. Những phần mềm phổ thông tuy có thể nhận diện được, có thể chuyển đổi được, nhưng chất lượng hình ảnh không thể tối ưu, vì thông tin về cấu trúc con chíp, về pixel, chỉ có nhà sản xuất có thể hiểu rõ về chúng, và có những giải mã phù hợp. như trường hợp máy Fuji S2, S3 Pro, với cấu trúc Super-CCD, mà chỉ có phần mềm giải mã của chính hãng mới có thể chuyển thành file ảnh có chất lượng tương đương 12Mp, còn các phần mềm khác (như photoshop) chỉ giải mã nó như máy có 6Mp mà thôi. Ngoài ra với S3 Pro, với cấu trúc SRII, nó ghi nhận được cả những thông tin màu vượt ngưỡng khoảng 400%, để bổ sung cho thông tin nền, khiến mở rộng được dãy dynamic range thêm khoảng 2 stops, các phần mềm chuyển đổi khác khó giải mã tốt hiệu ứng của con pixel R này.
2. 8 hay 16 bit màu
Số bit màu là một con số báo cho biết số lượng bước chuyển sắc trên một kênh màu theo bậc lũy thừa của 2. Ví dụ như 1 bit màu sẽ cho ra 21 (chỉ có 2 màu trắng đen), 8 bit màu # 2 mũ 8 = 256 bước chuyển sắc từ vùng sáng nhất sang vùng tối nhất của một kênh màu, và với ba kênh màu, nó sẽ cho ra 256x256x256 = 16.777.216 màu. Đa số các máy ảnh số DSLR đều có ngưỡng ADC (Analog to Digital Converter) là 12 bit màu # 2 mũ 12 = 4096 bước chuyển sắc (cho ra khoảng 65 tỉ màu). Riêng S3 Pro của Fuji, khi đặt ở wide 2 dynamic range, sẽ cho ra Raw 14 bit màu (#16.000 bước chuyển sắc, tức khoảng 4000 tỉ màu). Nên nếu máy của bạn cho phép ghi nhận được 12 bit màu, mà bạn chỉ dùng ở mức 8 bit (Jpeg) thì khá là lãng phí, và ngay cả khi chụp Raw, nhưng lại chuyển đổi ngay sang Tiff 8 bit thì cũng lãng phí không kém. Bạn nên lợi dụng mức chuyển sắc dồi dào của Raw, mà chuyển qua 16 bit, rồi sau khi đã chỉnh sửa màu xong, bấy giờ mới chuyển sang 8 bit để lưu trữ hay đem đi rọi ảnh.
3. Cân bằng trắng
Chức năng tự động cân bằng trắng (AWB) có ở hầu hết các máy ảnh số, đáp ứng khá tốt mọi tình huống ánh sáng, chỉ khi nào bạn dùng đèn flash, bạn cần dùng chức năng tùy ý, hay đơn giản hơn, bạn chỉ cần chuyển qua phần mặt trời sáng (bright sun), vì hầu hết các đèn flash đều có nhiệt độ màu tương đương 5000 – 6000oK. Một cách làm đơn giản mà khá hiệu quả, là dùng chế độ mặt trời sáng cho mọi tình huống, hiệu quả đạt được sẽ khá giống như những gì bạn có được khi chụp với phim daylight âm bản hay dương bản.
4. Ống kính và tiêu cự
Những ống kính dùng cho máy ảnh số có những đặc điểm riêng, mà chủ yếu là do con chip có lớp kính lọc khử răng cưa (anti aliasing filter, low pass filter), rất bóng, có độ phản chiếu cao, tạo ra sự phản xạ thứ cấp trên các lớp thấu kính vùng đuôi của ống kính. Chính vì vấn đề này mà các hãng sản xuất ống kính vội vã cải tiến các ống kính chụp phim của mình, hầu hết là tăng cường các lớp phủ chống lóe trên các thấu kính phần đuôi của ống kính, như hãng Sigma đưa ra các cải tiến trên các dòng DG, DC, Tamron đưa ra dòng Di, Di II,...Các tiêu cự cũng có những ảnh hưởng nhất định do kích thước con chíp thường nhỏ hơn mặt phim nhựa (trừ Canon EOS 1Ds, 1Ds Mark II, 5D, Kodak DCS 14 N,...) nên tiêu cự thường được nhân lên một hệ số nhất định để có góc nhìn tương ứng với phim 135mm. Như Nikon, Fujifilm FinePix, Pentax, Konica Minolta (nay là Sony Alpha) có hệ số nhân tiêu cự là 1,5, Olympus nhân 2, Canon EOS 1D, 1D Mark II (N) nhân 1,3, các EOS khác đều nhân 1,6, Sigma SD 9, SD 10 nhân 1,7. Cần chú ý một số loại ống kính được sản xuất chủ yếu để dùng cho các máy ảnh số có con chip có kích thước APS (khoảng 15x25mm), sẽ không thể dùng cho các máy ảnh số có con chíp lớn hơn, vì góc phủ (covering power) không đủ.
5. LEVELS và CURVES
Level là công cụ chỉnh màu quan trọng đầu tiên, dùng định ngưỡng vùng sáng nhất, vùng tối nhất, và chọn ngưỡng sáng cho vùng giữa. Những lệch màu trong quá trình chụp cũng được hiệu chỉnh trong giai đoạn này (trên từng kênh màu). Bấm thêm Alt trong quá trình kéo con trượt sẽ giúp nhận định kết quả tốt hơn.
Dùng Curves để chọn mức tương phản vùng giữa. Mặc dù khi kéo chân của dây cung, người ta cũng có thể định ngưỡng cho các vùng sáng tối, nhưng không hiệu quả tốt bằng Levels. Hết sức thận trọng trong tình huống kéo dây cung quá cong, dễ làm dãn không gian màu quá đáng (bệt màu), có thể chọn làm động tác Curves lần hai, lần ba.
6. SHADOW - HIGHLIGHT
Đây là công cụ khá tuyệt vời để cứu thông tin vùng tối, những lỗi kỹ thuật trong quá trình chụp, hoặc do muốn bảo tồn chi tiết vùng sáng. Trong quá trình hiệu chỉnh, những lỗi về tương phản, cũng như độ rực màu đều có thể được hiệu chỉnh lại cho phù hợp.
7. IMAGE SIZE
Độ phân giải hình ảnh nó vốn ở sẵn trong con chip khi được sản xuất ra. Đó chính là kích thước ngang, dọc tính bằng số pixel trên con chíp. Sau đó, liên quan đến thiết bị đầu xuất, người ta định số điểm trên một inch (dpi), từ đó ra kích thước hình ảnh tính bằng inches. Như hầu hết các thiết bị đầu xuất chọn 300dpi, với file ảnh có kích thước 4200x2800, chúng ta sẽ có (4200/300)x(2800/300) = 14x9,3 inch (#24x36cm). Đây được xem như kích thước file ảnh gốc của một máy ảnh số. Khi cần phóng to hơn hay thu nhỏ lại, chúng ta dùng công cụ Impage size, và nhớ một nguyên tắc là: khi phóng to, ta nên dùng phần lấy mẫu (resample) ở tùy chọn Bicubic smoother, để làm mềm các vùng chi tiết, giúp giảm nhiễu và ta sẽ tăng cường nét sau. Còn khi thu nhỏ hình ảnh, ta chon Bicubic sharper, để tăng nét trong quá trình thu nhỏ (điều này rất khác với phim nhựa, càng thu nhỏ thì hình càng nét), vì khi thu nhỏ đó cũng là một sự nội suy để loại bỏ bớt điểm, chứ không phải là quy trình nén điểm.
8. SHARPEN
Đây là bộ lọc tạo tương phản vùng rìa của chi tiết, tạo cảm giác sắc nét thêm cho hình ảnh. Những bộ lọc như Sharpen, Unsharp mask, High pass filter,...dùng đều tốt, nhưng cần biết ngưỡng vừa phải, khi làm sắc nét quá đáng, sẽ để lại những đường viền trắng (trong Unsharp mask, trị số Radius thường trong khoảng 1 đến 1,5, trị số Amount thường chọn dưới 200). High pass là một bộ lọc làm tăng nét trên lớp copy, nên có thể làm lại bất kỳ lúc nào.
9. RGB – CMYK – GRAY SCALE
RGB là không gian màu thông dụng, từ web đến lab rọi ảnh, trong đó có chia ra: sRGB, Adobe RGB 1998, Pro Photo,...sRGB là không gian màu chung của hầu hết các lab rọi ảnh, nó đáp ứng tốt trên nền giấy ảnh rọi. Adobe RGB 1998 là không gian màu rộng hơn, nó cho phép tái hiện được cả những màu mà các lab rọi ảnh không thể có được trên ảnh, đây là không gian màu chủ yếu để chuyển đổi sang CMYK (dùng trong in mức, in offset,...), tuy có mất một ít màu, nhưng tốt hơn từ sRGB chuyển sang CMYK khá nhiều. Vì Adobe RGB chuyển bao phủ gần như trọn vẹn không gian màu của CMYK, trong khi sRGB lại có một số vùng giao với CMYK, nghĩa là sẽ mất một số vùng màu khi chuyển đổi qua lại với nhau. Gray scale là dạng ảnh thang xám, còn gọi là trắng đen, chỉ có một kênh màu duy nhất, với sắc độ chuyển từ đen nhất sang trắng nhất, với các sắc xám trung gian, khó sử dụng tương thích với thiết bị đầu xuất, hầu hết trường hợp nên chuyển qua RGB (sau khi đã chuyển qua Gray scale), khi đó, các thông số màu trên ba kênh có cùng trị số ở mọi vị trí, sẽ phù hợp với các lab rọi ảnh khi cần xuất ảnh trắng đen.
10. INFORMATION – HISTOGRAM
Trên mỗi vị trí của hình ảnh đều có những thông số báo cho biết các trị số của từng kênh màu (RGB hay CMYK). Với không gian màu RGB, chúng ta cần dùng bảng thông số màu (information) để kiểm soát chi tiết vùng sáng, chi tiết vùng tối, các mảng màu trung gian. Cụ thể, như với vùng sáng, không nên để vượt ngưỡng 250 trên cả ba kênh, dù cá biệt có thể có kênh vượt lên 252-253, nhưng nếu cả ba kênh đều vượt đến ngưỡng này sẽ khiến hình mất chi tiết vùng sáng. Tương tự, vùng tối không nên để cho vượt ngưỡng dưới 10, nếu không sẽ mất chi tiết vùng tối. Với không gian màu CMYK, vùng trắng nên để các thông số dưới 10, và tổng số mức nơi vùng này nên dưới 15%, vùng đen nên để các thông số khoảng 75, tổng số mực khoảng 300% (với không gian màu (SWOP) v2).
Histogram là biểu đồ thông tin màu, nó cũng có giá trị như các thông số màu, nó hình tượng hóa các thông số, giúp ta dễ cảm nhận được giá trị của từng kênh màu. Cả hai có tác dụng như kim chỉ nam, giúp ta định hướng trong khâu chỉnh màu./.
(Ảnh số - Tiện nghi thời hiện đại – Tác giả: Trung Thu, mục Đường vào nhiếp ảnh (trang 20-21, tạp chí Ánh sáng đẹp – Hội nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, số 117 (tháng 10/2006)
Ảnh số - tiện nghi thời hiện đại
Ngày ảnh số ra đời cách nay khoảng hơn mười năm, với những tiến bộ vượt bậc, đã khiến những người vốn rất nghi ngại về chất lượng ảnh sổ, cũng đã phải thay đổi quan niệm của mình.
Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều vấn đề, mà nếu không hiểu rõ, chúng ta sẽ khá lúng túng trong khâu hoàn thiện một bức ảnh số.
I. Phim và con chíp ghi hình
Con chíp ghi hình cũng là một loại phim đặc biệt, với những tính năng gần giống như phim nhựa, chỉ khác là phim nhựa phải qua khâu tráng (xử lý hoá chất) mới có thể hiện ra hình ảnh, còn con chip, sau khi nhận hình ảnh, nó liền được số hóa và được biến đổi thành hình ảnh gần như ngay lập tức. Nó cũng có độ nhạy như phim nhựa, nhưng có thể thay đổi trên từng frame chụp, và người ta còn có thể thay đổi tương phản, độ rực màu, độ sắc nét, sự chuyển màu theo nhiệt độ màu...
II. Phòng tối và máy tính
Sau khi chụp xong, phim phải được đem đi tráng, rọi ảnh ở các cơ sở làm ảnh (thường được hiểu là chuyên nghiệp), còn với ảnh số, đa phần chúng ta tự nạp vào máy tính cá nhân, sau đó dùng các phần mềm xử lý ảnh như Photoshop, Corelpaint,...để tự xử lý (rất không chuyên) trước khi đem ra các lab rọi ảnh. Và thế là đã từng có quá nhiều người vội vã kết luận rằng ảnh số không đẹp bằng phim nhựa, mà không hề biết rằng so sánh đó khá khập khiễng, khi mà về bản chất của con chíp, các định dạng lưu ảnh, các phương thức chỉnh màu, các thông số cơ bản, các bộ lọc,... được hiểu một cách mơ hồ. và hầu hết các chỉnh sửa đều dựa theo cảm tính.
III. Những sự khác biệt
1. JPEG – TIFF – RAW
Jpeg là một định dạng phổ thông, hầu như tất cả các máy ảnh số đều có định dạng này (Sigma SD là cá biệt), đây là một định dạng nén có tổn thất, nhưng vì sự thuận tiện, người ta rất thường dùng định dạng này. Do dung lượng lưu trữ sau nén trên thẻ nhớ khá nhỏ, khiến thời gian nạp thẻ ngắn, có thể chụp khá nhiều file liên tiếp, nên rất phù hợp với những người có nhu cầu chụp ảnh nhanh, hay phương tiện lưu trữ không nhiều. Các phóng viên ảnh thường dùng định dạng này, sau khi chụp, ảnh sẽ được gửi ngay về tòa soạn bằng đường internet và bằng những phần mềm giải nén chuyên dụng (có thể có giá đến vài ngàn đô la), nó có thể trở thành những file ảnh chất lượng từ khá tốt đến rất tốt. Do các file ảnh lưu dưới định dạng này thường chỉ ở 8 bit màu có nghĩa là số bước chuyển sắc trên mỗi kênh màu khá thấp, nếu không khéo chỉnh sẽ rất dễ bị hiện tượng bệt màu, hay độ sâu màu không đủ.
Định dạng Tiff được hiểu là không nén hay không tổn thất, nhưng không có nhiều máy ảnh số sử dụng định dạng này, vì đây là một định dạng cho kích thước file ảnh khá lớn, thường thi số bye nhiều khoảng gấp ba lần số pixel. Đây lại là một trở ngại lớn với những ai có nhu cầu chụp ảnh nhanh, vì thời gian nạp thẻ khá dài. Vả lại, đây lại không phải là file ảnh có chất lượng cao nhất, vì cũng chỉ được lưu ở 8 bit màu (trừ các back số cho máy ảnh khổ trung cho phép lưu ở Tiff 16 bit).
Raw là định dạng thô của ảnh, trong đó lưu lại các thông tin màu nguyên thủy của file ảnh, người ta thường gọi định dạng này như là âm bản số (tuy về bản chất, nó không phải thế), và đây thực sự là file ảnh có chất lượng cao nhất của một máy ảnh số. Nó cho phép chuyển đổi sang file Tiff 16 bit màu (dù khả năng của con chip chỉ là 8, 12, hay 14 bit màu) và khi đó, nó nội suy ra một lượng lớn bước chuyển sắc lên đến 65.000 trên một kênh màu, đây là lợi thế lớn trong nhu cầu chỉnh màu mà không bị bệt. Vì đây là một định dạng riêng của từng nhà sản xuất, nên khả năng các phần mềm phổ thông có thể thấy được nó là khó, thậm chí những phiên bản trước cũng không thể nhận thấy file của phiên bản sau dù là của cùng một nhà sản xuất. Những phần mềm tương thích do nhà sản xuất đưa ra là những phần mềm tối ưu để chuyển đổi (convert) từ Raw sang Tiff hay Psd. Những phần mềm phổ thông tuy có thể nhận diện được, có thể chuyển đổi được, nhưng chất lượng hình ảnh không thể tối ưu, vì thông tin về cấu trúc con chíp, về pixel, chỉ có nhà sản xuất có thể hiểu rõ về chúng, và có những giải mã phù hợp. như trường hợp máy Fuji S2, S3 Pro, với cấu trúc Super-CCD, mà chỉ có phần mềm giải mã của chính hãng mới có thể chuyển thành file ảnh có chất lượng tương đương 12Mp, còn các phần mềm khác (như photoshop) chỉ giải mã nó như máy có 6Mp mà thôi. Ngoài ra với S3 Pro, với cấu trúc SRII, nó ghi nhận được cả những thông tin màu vượt ngưỡng khoảng 400%, để bổ sung cho thông tin nền, khiến mở rộng được dãy dynamic range thêm khoảng 2 stops, các phần mềm chuyển đổi khác khó giải mã tốt hiệu ứng của con pixel R này.
2. 8 hay 16 bit màu
Số bit màu là một con số báo cho biết số lượng bước chuyển sắc trên một kênh màu theo bậc lũy thừa của 2. Ví dụ như 1 bit màu sẽ cho ra 21 (chỉ có 2 màu trắng đen), 8 bit màu # 2 mũ 8 = 256 bước chuyển sắc từ vùng sáng nhất sang vùng tối nhất của một kênh màu, và với ba kênh màu, nó sẽ cho ra 256x256x256 = 16.777.216 màu. Đa số các máy ảnh số DSLR đều có ngưỡng ADC (Analog to Digital Converter) là 12 bit màu # 2 mũ 12 = 4096 bước chuyển sắc (cho ra khoảng 65 tỉ màu). Riêng S3 Pro của Fuji, khi đặt ở wide 2 dynamic range, sẽ cho ra Raw 14 bit màu (#16.000 bước chuyển sắc, tức khoảng 4000 tỉ màu). Nên nếu máy của bạn cho phép ghi nhận được 12 bit màu, mà bạn chỉ dùng ở mức 8 bit (Jpeg) thì khá là lãng phí, và ngay cả khi chụp Raw, nhưng lại chuyển đổi ngay sang Tiff 8 bit thì cũng lãng phí không kém. Bạn nên lợi dụng mức chuyển sắc dồi dào của Raw, mà chuyển qua 16 bit, rồi sau khi đã chỉnh sửa màu xong, bấy giờ mới chuyển sang 8 bit để lưu trữ hay đem đi rọi ảnh.
3. Cân bằng trắng
Chức năng tự động cân bằng trắng (AWB) có ở hầu hết các máy ảnh số, đáp ứng khá tốt mọi tình huống ánh sáng, chỉ khi nào bạn dùng đèn flash, bạn cần dùng chức năng tùy ý, hay đơn giản hơn, bạn chỉ cần chuyển qua phần mặt trời sáng (bright sun), vì hầu hết các đèn flash đều có nhiệt độ màu tương đương 5000 – 6000oK. Một cách làm đơn giản mà khá hiệu quả, là dùng chế độ mặt trời sáng cho mọi tình huống, hiệu quả đạt được sẽ khá giống như những gì bạn có được khi chụp với phim daylight âm bản hay dương bản.
4. Ống kính và tiêu cự
Những ống kính dùng cho máy ảnh số có những đặc điểm riêng, mà chủ yếu là do con chip có lớp kính lọc khử răng cưa (anti aliasing filter, low pass filter), rất bóng, có độ phản chiếu cao, tạo ra sự phản xạ thứ cấp trên các lớp thấu kính vùng đuôi của ống kính. Chính vì vấn đề này mà các hãng sản xuất ống kính vội vã cải tiến các ống kính chụp phim của mình, hầu hết là tăng cường các lớp phủ chống lóe trên các thấu kính phần đuôi của ống kính, như hãng Sigma đưa ra các cải tiến trên các dòng DG, DC, Tamron đưa ra dòng Di, Di II,...Các tiêu cự cũng có những ảnh hưởng nhất định do kích thước con chíp thường nhỏ hơn mặt phim nhựa (trừ Canon EOS 1Ds, 1Ds Mark II, 5D, Kodak DCS 14 N,...) nên tiêu cự thường được nhân lên một hệ số nhất định để có góc nhìn tương ứng với phim 135mm. Như Nikon, Fujifilm FinePix, Pentax, Konica Minolta (nay là Sony Alpha) có hệ số nhân tiêu cự là 1,5, Olympus nhân 2, Canon EOS 1D, 1D Mark II (N) nhân 1,3, các EOS khác đều nhân 1,6, Sigma SD 9, SD 10 nhân 1,7. Cần chú ý một số loại ống kính được sản xuất chủ yếu để dùng cho các máy ảnh số có con chip có kích thước APS (khoảng 15x25mm), sẽ không thể dùng cho các máy ảnh số có con chíp lớn hơn, vì góc phủ (covering power) không đủ.
5. LEVELS và CURVES
Level là công cụ chỉnh màu quan trọng đầu tiên, dùng định ngưỡng vùng sáng nhất, vùng tối nhất, và chọn ngưỡng sáng cho vùng giữa. Những lệch màu trong quá trình chụp cũng được hiệu chỉnh trong giai đoạn này (trên từng kênh màu). Bấm thêm Alt trong quá trình kéo con trượt sẽ giúp nhận định kết quả tốt hơn.
Dùng Curves để chọn mức tương phản vùng giữa. Mặc dù khi kéo chân của dây cung, người ta cũng có thể định ngưỡng cho các vùng sáng tối, nhưng không hiệu quả tốt bằng Levels. Hết sức thận trọng trong tình huống kéo dây cung quá cong, dễ làm dãn không gian màu quá đáng (bệt màu), có thể chọn làm động tác Curves lần hai, lần ba.
6. SHADOW - HIGHLIGHT
Đây là công cụ khá tuyệt vời để cứu thông tin vùng tối, những lỗi kỹ thuật trong quá trình chụp, hoặc do muốn bảo tồn chi tiết vùng sáng. Trong quá trình hiệu chỉnh, những lỗi về tương phản, cũng như độ rực màu đều có thể được hiệu chỉnh lại cho phù hợp.
7. IMAGE SIZE
Độ phân giải hình ảnh nó vốn ở sẵn trong con chip khi được sản xuất ra. Đó chính là kích thước ngang, dọc tính bằng số pixel trên con chíp. Sau đó, liên quan đến thiết bị đầu xuất, người ta định số điểm trên một inch (dpi), từ đó ra kích thước hình ảnh tính bằng inches. Như hầu hết các thiết bị đầu xuất chọn 300dpi, với file ảnh có kích thước 4200x2800, chúng ta sẽ có (4200/300)x(2800/300) = 14x9,3 inch (#24x36cm). Đây được xem như kích thước file ảnh gốc của một máy ảnh số. Khi cần phóng to hơn hay thu nhỏ lại, chúng ta dùng công cụ Impage size, và nhớ một nguyên tắc là: khi phóng to, ta nên dùng phần lấy mẫu (resample) ở tùy chọn Bicubic smoother, để làm mềm các vùng chi tiết, giúp giảm nhiễu và ta sẽ tăng cường nét sau. Còn khi thu nhỏ hình ảnh, ta chon Bicubic sharper, để tăng nét trong quá trình thu nhỏ (điều này rất khác với phim nhựa, càng thu nhỏ thì hình càng nét), vì khi thu nhỏ đó cũng là một sự nội suy để loại bỏ bớt điểm, chứ không phải là quy trình nén điểm.
8. SHARPEN
Đây là bộ lọc tạo tương phản vùng rìa của chi tiết, tạo cảm giác sắc nét thêm cho hình ảnh. Những bộ lọc như Sharpen, Unsharp mask, High pass filter,...dùng đều tốt, nhưng cần biết ngưỡng vừa phải, khi làm sắc nét quá đáng, sẽ để lại những đường viền trắng (trong Unsharp mask, trị số Radius thường trong khoảng 1 đến 1,5, trị số Amount thường chọn dưới 200). High pass là một bộ lọc làm tăng nét trên lớp copy, nên có thể làm lại bất kỳ lúc nào.
9. RGB – CMYK – GRAY SCALE
RGB là không gian màu thông dụng, từ web đến lab rọi ảnh, trong đó có chia ra: sRGB, Adobe RGB 1998, Pro Photo,...sRGB là không gian màu chung của hầu hết các lab rọi ảnh, nó đáp ứng tốt trên nền giấy ảnh rọi. Adobe RGB 1998 là không gian màu rộng hơn, nó cho phép tái hiện được cả những màu mà các lab rọi ảnh không thể có được trên ảnh, đây là không gian màu chủ yếu để chuyển đổi sang CMYK (dùng trong in mức, in offset,...), tuy có mất một ít màu, nhưng tốt hơn từ sRGB chuyển sang CMYK khá nhiều. Vì Adobe RGB chuyển bao phủ gần như trọn vẹn không gian màu của CMYK, trong khi sRGB lại có một số vùng giao với CMYK, nghĩa là sẽ mất một số vùng màu khi chuyển đổi qua lại với nhau. Gray scale là dạng ảnh thang xám, còn gọi là trắng đen, chỉ có một kênh màu duy nhất, với sắc độ chuyển từ đen nhất sang trắng nhất, với các sắc xám trung gian, khó sử dụng tương thích với thiết bị đầu xuất, hầu hết trường hợp nên chuyển qua RGB (sau khi đã chuyển qua Gray scale), khi đó, các thông số màu trên ba kênh có cùng trị số ở mọi vị trí, sẽ phù hợp với các lab rọi ảnh khi cần xuất ảnh trắng đen.
10. INFORMATION – HISTOGRAM
Trên mỗi vị trí của hình ảnh đều có những thông số báo cho biết các trị số của từng kênh màu (RGB hay CMYK). Với không gian màu RGB, chúng ta cần dùng bảng thông số màu (information) để kiểm soát chi tiết vùng sáng, chi tiết vùng tối, các mảng màu trung gian. Cụ thể, như với vùng sáng, không nên để vượt ngưỡng 250 trên cả ba kênh, dù cá biệt có thể có kênh vượt lên 252-253, nhưng nếu cả ba kênh đều vượt đến ngưỡng này sẽ khiến hình mất chi tiết vùng sáng. Tương tự, vùng tối không nên để cho vượt ngưỡng dưới 10, nếu không sẽ mất chi tiết vùng tối. Với không gian màu CMYK, vùng trắng nên để các thông số dưới 10, và tổng số mức nơi vùng này nên dưới 15%, vùng đen nên để các thông số khoảng 75, tổng số mực khoảng 300% (với không gian màu (SWOP) v2).
Histogram là biểu đồ thông tin màu, nó cũng có giá trị như các thông số màu, nó hình tượng hóa các thông số, giúp ta dễ cảm nhận được giá trị của từng kênh màu. Cả hai có tác dụng như kim chỉ nam, giúp ta định hướng trong khâu chỉnh màu./.
(Ảnh số - Tiện nghi thời hiện đại – Tác giả: Trung Thu, mục Đường vào nhiếp ảnh (trang 20-21, tạp chí Ánh sáng đẹp – Hội nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, số 117 (tháng 10/2006)