PDA

View Full Version : Bố cục ảnh - Coi vậy mà không phải vậy.



o v e r s e a s
22-04-2010, 12:10 PM
Như các cậu đã biết và chưa biết, bố cục trong nhiếp ảnh bắt nguồn từ hội họa. Tại sao lại bắt nguồn từ hội họa? Đơn giản vì hội họa ... xuất hiện trước. Cũng giống như anh em con nhà nghèo quần áo còn tốt thì thằng anh chuyền xuống cho thằng em. Hội họa cũng thể hiện được bố cục, màu sắc, ánh sáng tại sao lại phải sinh ra cái chú em nhiếp ảnh? Tại vì nhiếp ảnh không chỉ có khả năng thể hiện hầu hết các yếu tố của hội họa mà còn thể hiện cùng lúc chỉ trong một cái nháy mắt. Có thể nói sức mạnh của nhiếp ảnh là ở yếu tố khoảnh khắc hay hơn nữa là tính lưu giữ, truyền tải thông tin, thời sự. Vậy bố cục nhiếp ảnh quan trọng như thế nào? Xin thưa là cực kì quan trọng, có thể nói là chỉ đứng sau yếu tố khoảnh khắc thôi. Ấy vậy mà trong mục nhiếp ảnh cơ bản chỉ toàn thấy bài vở về màu sắc, ánh sáng, hậu kì v.v và v.v ... Tại sao bố cục trong nhiếp ảnh lại bị ít người để ý đến vậy? Xin thưa là do thị hiếu. Như thế nào thì chắc ai cũng rõ nên chẳng cần đi sâu vào làm gì. Bố cục không phải là quy luật phải tuân theo mà chỉ là phương tiện để khiến cho tác phẩm dễ chấp nhận hơn. Đỉnh cao của kĩ thuật bố cục chính là "không bố cục". Do đó các cậu đừng nhớ đừng nhầm lẫn. Bức ảnh có bố cục tuân thủ quy tắc chỉ mang tính đúng chứ chưa hay.

Tại sao bố cục lại quan trọng đối với nhiếp ảnh?

Trước hết phải làm rõ, bố cục nhiếp ảnh là gì? Là cách nhìn. Vâng, cách ta nhìn chứ không phải quy tắc vàng thị giác, không phải luật 2 phần 3 , không phải hướng chuyển động v.v và v.v... đâu. Mấy thứ đó chỉ giúp ảnh dễ nhìn dễ được khen và gây được sự chú ý thôi, không giúp cách nhìn thay đổi được đâu. Tuy nhiên để cho đầy đủ cũng nên bàn qua để thấy tại sao người ta gọi nó là "luật". Luật do con người tạo ra để ... phá. Qua một thời gian dài, quy tắc bố cục cơ bản được hình thành do kết quả của quá trình "quen mắt". Nhìn cái gì nhiều sẽ thành quen mắt, cái gì quen mắt nhiều sẽ thành "quy luật thị giác", khác đi sẽ gây khó chịu cho mắt. Gây khó chịu thì tất nhiên là không tốt rồi. Tất cả chỉ là quan niệm. Để thay đổi quan niệm, cần phải có sự hình thành một quan niệm khác. Việc này tớ chịu, cũng như các cậu tớ vẫn lặn ngụp với quan niệm cũ.

Các "quy tắc" của quan niệm cũ và ứng dụng:

Có rất nhiều các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật bố cục và ảnh minh họa nhưng không có gỉai pháp ứng dụng. Ứng dụng thành công nhất của bố cục là nhấn mạnh nội dung hết mức. Ý tưởng của một bức ảnh bị bố cục tệ phá hỏng phần lớn. Do đó trước khi bấm máy cần phải tìm bố cục bằng các triển khai nhiều góc máy, vận dụng trí tưởng tượng và kinh nghiệm của những lần thử khác nhau để khi bấm máy là lúc đánh dấu kết thúc quá trình "nhìn". Cái ảnh chỉ là kết quả của quá trình tìm tòi và phát triển khả năng nhìn, chụp thật nhiều ảnh ở nhiều góc máy khác nhau sẽ nâng cao kinh nghiệm và trí tưởng tượng.

Quan niệm "tỉ lệ vàng" và các tỉ lệ khác:

Tỉ lệ vàng là vì nếu làm đúng theo sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức tìm tòi mà vẫn được người xem công nhận là ảnh đẹp. Nếu việc được người khác công nhận ảnh đẹp là điều quý hiếm thì đây là tỉ lệ Vàng. Như các cậu đã biết và chưa biết, nếu chia khung hình hay khung ngắm làm 3 theo chiều dọc và chiều ngang thì có một hình đồng dạnh ở giữa. Bốn góc của hình này nếu đặt đối tượng vào thì đó được xem là yếu tố chính của bức ảnh. Chưa hẵn, chính hay không còn tùy thuộc vào các thành phần còn lại có gây phân tán sức tập trung của người xem đến chủ thể không. Điều này lại phụ thuộc vào tỉ lệ giữa yếu tố chính và các yếu tố phụ. Ví dụ:



http://farm3.static.flickr.com/2645/3884999167_25a50bc4ed.jpg

Hình trên gồm hai yếu tố, chắc các cậu thấy ngay đâu là yếu tố chính và đâu là phụ. Vậy tại sao lại dễ nhận ra vậy? Đó là hiệu quả của tỉ lệ xa gần kết hợp với tỉ lệ Vàng. Tỉ lệ xa gần này được tạo nên bởi tận dụng trường ảnh của ống kính. Làm sao để tận dụng thì có quá nhiều bài vở rồi chắc không nên nói nhiều nữa.


http://farm4.static.flickr.com/3168/3885795114_4906219cd1.jpg


Hình trên là kết hợp giữa tỉ lệ xa gần và lớn nhỏ.

http://farm4.static.flickr.com/3224/3884999229_ea1e8551ec.jpg

Hình này còn nhiều tỉ lệ hơn, có xa gần, lớn nhỏ và hướng.


Một tỉ lệ nữa cũng không kém phần phổ biến là 2/3. Nếu chia ảnh làm 3 phần thì đối tượng được đặt ở giữa hai phần sẽ nắm vai trò chủ thể. Kiểu tỉ lệ này thường được dùng như một giải pháp an toàn hơn là thể hiện ý tưởng. Ví dụ:


http://farm3.static.flickr.com/2641/3723483763_4dece8ab97.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3536/3724394322_4304e09f15.jpg

http://farm3.static.flickr.com/2191/3761257316_0d5e688d83.jpg

Vì tính đặc thù về thể hiện khoảng trống trái phải nhiều nên tỉ lệ này được dùng nhiều ở ảnh chân dung hay đời thường để nhấn mạnh hướng của nhân vật cả về chuyển động lẫn nội tâm.


http://farm3.static.flickr.com/2673/4050607773_68840c9e4f.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3542/3539659584_2def48a4b6.jpg

Cuối cùng nhưng chưa kết thúc là bố cục cân đối. Đây là dạng bố cục dễ gây nhàm chán nhất chính vì tính cân đối của nó. Con người ưa thay đổi, mắt người cũng ưa sự mất cân đối nên mới sinh ra 2/3 hay tỉ lệ vàng để kích thích thị giác. Đây cũng chính là dạng bố cục kìm hãm sự vận dụng của các dạng tỉ lệ đồng thời giới hạn trí tưởng tượng của cả người chụp lẫn người xem.


http://farm4.static.flickr.com/3359/3539478822_630d1a3bf4.jpg

http://farm5.static.flickr.com/4015/4516104321_b81fef023e.jpg

http://farm3.static.flickr.com/2664/3885794872_4aabf2dcf1.jpg

Tất cả tỉ lệ đều góp phần xây dựng bố cục và bố cục quyết định tính rõ ràng của việc thể hiện ý tưởng. Tỉ lệ không nắm chắc dẫn đến bố cục hỏng và tất nhiên ý tưởng cũng không thể hiện được đến với người xem. Khi bố cục an toàn được vận dụng hết, đó là lúc nghĩ đến tạo tình thế bất an bằng cách phá cách bố cục cũ. Đây mới thực sự là điểm bắt đầu của cuộc chơi. Đã phá được rồi thì sẽ còn phá tiếp đến khi nhận ra sáng tạo là vô hạn.

Xin nhắc lại, tất cả chỉ là quan niệm, không có quy luật cho bố cục ảnh. Không có đúng hay sai trong bố cục khung hình. Chỉ có tìm tòi, thuộc để rồi quên thôi.

Phần sau có thể sẽ bàn về các cách phá bố cục và ảnh ứng dụng.

apham
22-04-2010, 01:15 PM
Cám ơn bác overseas. Cho em giới thiệu tí, trên V3 các bác có thể chia sẻ bài viết trực tiếp lên homepage theo thanh công cụ để mọi người tiện tham khảo sau này.

concobebe1104
22-04-2010, 01:43 PM
Em chờ bài tiếp của bác đây :)

bullseye
22-04-2010, 02:11 PM
thưa thầy em xin vào lớp ah !

aliboboa3
22-04-2010, 02:31 PM
Em chờ bài phá cách của bác :)
Em có băn khoăn là, nếu tất cả mọi người đều chạy theo tỉ lệ vàng (chia tỉ lệ 1/3 2/3) một cachs nhất định như vậy , liệu điều đó có làm cho bố cục bị nhàm chán vì quá quen mắt không ???
Anyway, cám ơn bài viết của bác, kiến thức không bao giờ là thừa cả :)

James Duong
22-04-2010, 03:15 PM
Đĩ thấy điếm nên bố cục lại cho nội dung thêm phần sâu sắc:

Điếm tập trung vào bố cục cho nhiếp ảnh sản phẩm và/hoặc đời thường

Vì lếu lói ề chân dung hàng họ thì nhiều thày vẫn chơi theo phong cách bứt phá cụt chân què tay ... cái lày tối kỵ mẹ ló rồi ... mà chắc chó gì, có khi lại vô tình phá cách ... hế ! Điếm lượn vào cái chân dung gái xinh tha hồ học phá cách nhớ, phá chết mẹ nghệ thuật tạo hình nhà điếm luôn .... :eek:

Viết tiếp nhanh vào nhé ... đĩ thích nghe mấy thằng họa sĩ gào thét !!!

nghutien
22-04-2010, 04:14 PM
Đĩ thấy điếm nên bố cục lại cho nội dung thêm phần sâu sắc:

Điếm tập trung vào bố cục cho nhiếp ảnh sản phẩm và/hoặc đời thường

Vì lếu lói ề chân dung hàng họ thì nhiều thày vẫn chơi theo phong cách bứt phá cụt chân què tay ... cái lày tối kỵ mẹ ló rồi ... mà chắc chó gì, có khi lại vô tình phá cách ... hế ! Điếm lượn vào cái chân dung gái xinh tha hồ học phá cách nhớ, phá chết mẹ nghệ thuật tạo hình nhà điếm luôn .... :eek:

Viết tiếp nhanh vào nhé ... đĩ thích nghe mấy thằng họa sĩ gào thét !!!

Lời văn của James Duong cũng phá cách ghê luôn...hehe

Cảm ơn overseas, em đợi bài phá cách...

sexyhippo
22-04-2010, 05:05 PM
thanks bác oversea nhiều lắm. bác đúng là gãi đúng chỗ em ngứa nhất rồi. em đang ngồi chờ xem bài tiếp của bác đây ah:crying::11:.

o v e r s e a s
23-04-2010, 08:11 AM
Các cậu đừng chờ bài vở của tớ, tớ không muốn mở lớp nhận đồ đệ đâu. Các cậu có khúc mắc trong quá trình chụp thì mang vào ta cùng mổ xẻ. Tớ sợ các kiểu topic chia sẽ đầy rẫy người ngồi chờ rồi lâu lâu kêu gào lắm. Cái nhìn là của riêng các cậu, sao phải nghe theo ai.

Câu hỏi của cậu ở trên thì tớ chịu, không biết trả lời sao. Theo tớ hiểu thì cậu đang phân vân không biết có nên bố cục theo quan niệm cũ không hở? Cậu sợ bản thân cái bố cục nó nhàm hay là ảnh của cậu nhàm? Tớ không bài xích gì cái bố cục cũ, người mới bước chân vào tìm hiểu bố cục nên theo đó mà làm vì mọi người cho đó là chuẩn mực. Tất cả các tỉ lệ nếu được dùng đúng cách để thể hiện cho tốt ý tưởng đều đáng giá hết. Rất mong các cậu bỏ công chút để tìm tòi và ứng dụng chứ đừng loanh quanh chờ các bài viết. Sách báo bây giờ đầy rẫy, ra thư viện đọc một lúc là sáng ra ngay. Cái chính là phải ứng dụng thực tế mới thấy cần phải thay đổi những gì để mang cái tôi vào ảnh, để không bị lẫn với người khác.

quocphuong
23-04-2010, 08:52 AM
Chỉ có Sáng tạo mới có thể mang cái tôi vào ảnh.Bố cục như bác đề cập, là thành tố quan trọng và dễ nhận thấy nhất khi thể hiện cái tôi trong ảnh.Theo mình hiểu, thì các thành tố khác (kể cả nội dung) cũng cần phải Sáng tạo để phù hợp và "đẩy đưa" nhịp nhàng với sự phá cách trong bố cục để chuyển tải tốt nhất một ý tưởng. Một số trường hợp buồn cười là: mọi thành tố trong ảnh đều theo luật, chỉ mỗi bố cục là.. phá cách hoặc tương tự.Rất mong được bác phân tích những ví dụ cụ thể trong thể hiện cái tôi.TFS

o v e r s e a s
23-04-2010, 09:28 AM
Bố cục như mình nói ở trên là đánh dấu cái nhìn của người chụp ảnh lúc bấm máy, cái tôi và tính cách người chụp hiện diện luôn ở cách chọn khung hình. Ví dụ thế này nhé, các cậu cho mấy em nhỏ mỗi đứa một cái máy chụp một lần rồi bảo ra phố thích chụp gì thì chụp, đảm bảo mỗi đứa có cái nhìn riêng vì nó hiện luôn trên ảnh. Cần nêu rõ luôn là chụp ảnh là cho riêng mình, lưu lại hình ảnh cuộc sống cho mình cùng lúc nâng cao quan niệm sống qua cái nhìn. Lại ví dụ, các cậu lúc mới bắt đầu thấy thích chụp ảnh đời thường sẽ chọn các cụ già, em bé bán vé số, người tàn tật làm đối tượng săn lùng vì muốn thể hiện nỗi thương cảm đến với người xem, vì sợ không ai đồng cảm. Dần dần khi quan niệm sống được nâng cao là lúc đứng xa hơn để tìm kiếm sự tương phản giữa từng cá nhân con người với xã hội xung quanh. Từng bức ảnh khi ra đời sẽ có ít người đồng cảm hơn vì đặt vào đó nhiều tâm sự và sự tìm tòi thay đổi hơn v.v và v.v...

http://mgguzman.smugmug.com/photos/105968731-S.jpg

Đây là bức ảnh nổi tiếng của James Nachtwey - nhiếp ảnh gia chiến trường, theo các cậu thì nó nằm ở dạng bố cục gì? Chẳng thuộc về bất cứ một quy luật nào trước đây cả. Còn sức mạnh nội dung thì sao? Tùy cảm nhận của các cậu. Tớ thì thấy khó có thể mạnh hơn.

Ứng dụng của tớ

http://farm5.static.flickr.com/4066/4540084256_46871f7949.jpg

meoo
23-04-2010, 02:22 PM
Theo em thấy hì bức ảnh James Nachtwey vẫn là 1/3, đầu cậu bé nằm đúng điểm mạnh góc phải dưới, chia nhỏ ô đó ra nữa thì mắt phải cậu bé đúng điểm mạnh góc phái dưới. Thêm nữa, bức ánh có đường dẫn là con đường, và đường dẫn này đúng ánh nhìn của mắt trái của cậu bé. Cá nhân em không đồng ý bức ảnh của J.N. làm ví dụ phá cách bố cục.

banhmitrung
23-04-2010, 02:34 PM
Vì lếu lói ề chân dung hàng họ thì nhiều thày vẫn chơi theo phong cách bứt phá cụt chân què tay ... cái lày tối kỵ mẹ ló rồi

Vì sao què chân cụt tay hay mất đầu lại tối kỵ vậy bác JD?

http://th04.deviantart.net/fs14/300W/f/2007/070/d/6/konchilis___sna_by_Eliara.jpg

què

http://th02.deviantart.net/fs15/300W/f/2007/019/3/9/Pinar_Eris_Collection_Dreamer8_by_hakanphotography .jpg

Cụt

Oánh dấu ngâm cứu, cảm ơn bác overseas

doctordoan
27-04-2010, 12:07 AM
Công nhận chỉ bố cục mà học hoài không hết. Thanks bác overseas nhiều nhiều

princedragon31
28-04-2010, 07:57 AM
em bắt ghế chờ bác giảng tiếp ạ, thax bác