PDA

View Full Version : Dialogue with photography



Khot
07-01-2010, 10:50 AM
http://1.bp.blogspot.com/_Q35vFTkCrxw/SfHxvfmouWI/AAAAAAAAAVM/6608beNBXe4/s320/517XEBMND1L._SS500_.jpg

Dialogue with Photography, tác giả Paul Hill và Thomas Cooper.

Là một cuốn sách hay về nhiếp ảnh. Rất mong cuốn sách có thể hữu ích cho mọi người. Henry Cartier-Bresson nói: "Những người trẻ tuổi cần hiểu về văn hóa nói chung, cần cảm giác được nhịp điệu, sự cân bằng và niềm vui của cuộc sống...Thế nhưng, hầu hết họ chỉ quan tâm đến những chiếc máy ảnh tự động đời mới nhất hoặc những thứ tương tự. Những thứ đó không giúp bạn "nhìn"!.....

Mặc dù cuốn sách bắt đầu với Paul Strand và Man Ray, mình sẽ bắt đầu với một người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy: Henry Cartier-Bresson, lý do đơn giản là vnphoto quen thuộc với ông hơn, và cũng sẽ dễ dàng và ấm cúng hơn khi tiếp xúc với một người mà mình biết từ trước.

Khot
07-01-2010, 10:53 AM
Henry Cartier-Bresson


Ông còn nhớ mình đến với nhiếp ảnh như thế nào từ khi còn trẻ ?
Hồi nhỏ, tôi có một chiếc Box Brownie, thậm chí ở tuổi đó, tôi đã coi nhiếp ảnh như một công cụ để thể hiện cảm xúc. Cha tôi có một công ty về dệt may, nhưng tôi lại không muốn theo nghề kinh doanh đó. Tôi từng khá nông nổi và ông thường chỉ trích tôi về điều đó. Tôi không thích ông cho lắm. Trên thực tế, khi còn trẻ, tôi không thích các hoạt động kinh doanh của gia đình , và thậm chí tôi còn ghi dòng chữ: “Tiền ở đâu đến nhỉ” trên tấm gương trong phòng ngủ. Ở trường, tôi chẳng bao giờ vượt qua được các kỳ thi – Tôi không thể hiểu được tại sao người ta lại có thể học theo cái cách giáo dục đó – Tôi đã từng là một thành phần khá nổi loạn xét về mặt này. Tôi không coi trọng các bằng cấp hay những thứ tương tự như thế. Chúng có ý nghĩa gì nhỉ ? Khi tôi nói với cha rằng tôi không muốn tiếp tục làm công việc kinh doanh của gia đình, ông bảo tôi hãy tự mà đi kiếm lấy tiền bằng cách của mình đi. Điều này lại làm tôi rất thoải mái. Mọi người thường nói rằng tiền bạc đối với tôi đơn giản quá, cứ lấy tiền gia đình mà tiêu. Trên thực tế, tôi không có nhiều tiền như vậy, và từ năm mười bẩy tuổi, tôi đã phải tự trang trải lấy cuộc sống của mình.

Gia đình ông có một chút liên quan đến nghệ thuật không ?
Cha tôi có vẽ một chút, tôi có ông bác (cũng chính là cha đỡ đầu) và tôi hay đi vẽ với ông và một ông bạn của ông khi tôi khoảng mười hai hay mười bốn tuổi.

Ông làm những việc gì khi rời khỏi gia đình?
Vào năm 1927 và 1928, tôi học với Andre Lhote, một họa sĩ người Cuba – ông là một người thầy tuyệt vời. Lúc đó, tôi rất thích trường phái “Siêu thực”. Tôi thích cái cách suy nghĩ của những nghệ sĩ trường phái ấy – cái cách mà họ thể hiện các ý niệm hay tiềm thức. Lhote từng nói “Màu đẹp đấy, hơi Siêu thực rồi”

Sau đó tôi tới Cambridge (Anh), nơi tôi có một người bạn lâu năm đã theo học và tôi cũng tới nghe những buổi giảng về văn học ở trường đó, nhưng cũng không được thường xuyên lắm. Tôi dùng gần như toàn bộ thời gian của mình để đi xem tranh. Tôi từng yêu các tác phẩm của Degas, Picasso và Matisses thời kỳ đầu. Khoảng 1926 hay 1927, tôi gặp Max Ernst, ông là người nổi tiếng đầu tiên mà tôi được diện kiến. Tôi đã cực kỳ vui sướng được gặp ông, vì lòng đam mê của mình với chủ nghĩa Siêu thực.

Khi tôi 20 tuổi, tôi bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, và tôi luôn mang cuốn Joyce’s Elysses bên mình. Đấy là một cái mẹo hay! Tôi là một người vô thần và có một lần, tôi nhớ mình có đọc cho viên chỉ huy một bài thơ. Ông ta hỏi tôi đó là cái gì ? Tôi trả lời “ Cocteau” (một nhà thơ, nhà viết kịch thuộc trường phái siêu thực của Pháp cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20). Và ông ta hỏi “Cocteau là ai”. À, tôi cũng đã muốn trở thành phi công, nhưng cuối cùng cả năm trời đó công việc của mình chỉ là lau chùi sàn nhà.

Chủ nghĩa Siêu thực có vai trò như thế nào đối với ông?
Với tôi, chủ nghĩa Siêu thực ảnh hưởng đến mức nó như một ý niệm, một quan điểm về cuộc sống, nhưng hiện nay, tôi không thực sự thích các tác phẩm hội họa siêu thực, chúng hơi “văn chương” quá. Chỉ có một điểm của hiện tượng nhiếp ảnh luôn mê hoặc và sẽ luôn luôn quyến rũ tôi, đó chính là việc bắt lại cuộc sống qua ống kính của máy ảnh. Đó cũng chính là điều mà Breton định nghĩa về “cơ hội khách quan” (le hasard objectif) trong cuốn Entreiens của ông. Quan điểm của tôi cũng giống như lời tựa trong cuốn sách gần đây nhất, được Aperture xuất bản, mà tôi muốn đọc cho ông nghe:

“Nhiếp ảnh không hề thay đồi gì kể từ khi xuất hiện, không kể các yếu tố kỹ thuật mà đối với tôi nó không phải là mối quan tâm lớn.

Nhìn thì tưởng nhiếp ảnh là một hoạt động đơn giản, trên thực tế, nó là một quá trình đa dạng và kỳ bí, mà điểm chung duy nhất giữa các người thực hành nó chỉ là yếu tố công cụ. Những gì giữ lại được trong cái máy thu âm này cũng không nằm ngoài các giới hạn kinh tế của một cuộc sống buồn tẻ, của những áp lực mà ngày càng trở nên nặng nề và của những kết cục về sinh thái học điên cuồng.

Nhiếp ảnh “sản xuất” hay sắp đặt không phải là mối quan tâm của tôi. Và nếu tôi đưa ra một nhận xét, thì nó chỉ ở mức độ tâm lý và xã hội học mà thôi. Có những người luôn đi tìm và khám phá những tấm hình, và bắt chúng lại. Đối với tôi, một chiếc máy ảnh cũng như một quyển sách ký họa, chỉ là một công cụ trực giác tức thời, là người chủ của thời gian (xét về mặt tượng hình) mà vừa đưa ra câu hỏi, lại vừa quyết định câu trả lời. Để có thể “thể hiện một ý nghĩa” của cuộc sống, anh ta phải cảm giác được rằng mình là một phần của bức hình đó thông qua ống ngắm. Quan điểm này đòi hỏi sự tập trung, sự kỷ luật của tâm hồn, sự nhạy cảm và cảm giác về hình học. Nó sẽ là tuyệt vời nếu anh ta thể hiện được điều đó một cách đơn giản nhất. Anh ta phải luôn chụp ảnh với một thái độ kinh trọng bậc nhất đối với chủ thể và bản thân mình.

Chụp một tấm ảnh cũng giống như một sự giác ngộ - đồng thời và trong một tích tắc – cả hai yếu tố: thực tế cuộc sống và cách nhận thức hình tượng chặt chẽ tạo nên ý nghĩa. Đó chính là việc đặt bộ não, con mắt và trái tim của người chụp ảnh lên một đường thẳng.

Đối với tôi, chụp ảnh là một cách hiểu về cuộc sống mà không thể tách rời khỏi các cách thể hiện cảm xúc hình tượng khác. Nó chính là cách gào thét, để tìm lấy tự do của bản thân, nó không phải cách để thể hiện hay xác nhận cá tính của một ai đó. Nó chỉ là một cách thể hiện của cuộc sống”

Ông thường chụp thể loại nào?
Tôi từng sử dụng máy chụp film tấm và một chiếc Box Brownie trước khi tôi có chiếc Leica đầu tiên. Tôi cũng từng chụp chân dung khá nhiều. Một trong các bức ảnh tư các chiếc máy đó cũng trong cuốn “Decisive Moment” – tấm ảnh chụp một cái ma cơ nanh của người thợ may đặt trong lồng kính của cửa hàng. Ảnh hưởng về nhiếp ảnh lớn nhất đối với tôi lại đến từ một nhiếp ảnh gia người Hungari: Munkacsi. Tôi xem bức ảnh chụp vài cậu bé trên bờ biển, tôi nghĩ đó là sự hoản hảo. Bức ảnh đó có một cảm xúc tuyệt vời về cuộc sống, về hình học – đó là một bức ảnh huyền diệu. Nó truyền cảm hứng cho tôi phải chụp ảnh. Tôi cũng xem một vài tác phẩm của Atgets và tôi đặc biệt thích các tác phẩm chân dung của Man Ray, nhưng chúng không bao giờ có ảnh hưởng nhiều với tôi như bức ảnh của Munkacsi.

Three Boys at Lake Tanganyika
http://jpfotografia.files.wordpress.com/2009/05/munkacsi_tanganyika.jpg

Tại sao ông lại đến Bờ Biển Ngà vào năm 1931?
Tôi tới Châu Phi để đi săn, đó cũng là một niềm yêu thích của tôi. Trước đó, tôi cũng mới đổ vỡ một mối tình, và cần phải đi để quên nó. Khi ở đó, tôi bị sốt nước đen (Black Water Fever) và buộc phải quay về Pháp. Thực sự sau đó tôi rất ốm yếu và thậm chí còn nghĩ là mình sẽ không qua được. Nước tiểu chuyển thành màu nâu đậm. Tôi đã phải nghỉ ngơi rất nhiều khi quay về Mác Xây. Trong thời kỳ hồi phục đó, tôi thường đi loanh quanh chụp ảnh. Tôi mua chiếc Leica từ một người bạn, và nó làm thay đổi cái cách mà tôi chụp ảnh rất nhiều. Vài bức ảnh trong thời kỳ này cũng nằm trong cuốn The Decisive Moment.

Tôi cũng thử cố gắng bán những bức ảnh của mình. Ngoài ra, tôi cũng nhận được một ít tiền từ gia đình, nhưng tôi mất sạch sau khi chơi mấy trò cờ bạc (Find the Lady). Tôi sống ở quận toàn nhà thổ ở Mác Xây và tự tráng ảnh trong nhà tắm. Tôi chẳng kiếm được mấy tiền từ các tấm ảnh đó. Mặc dù cũng thích chụp ảnh, nhưng lúc đó tôi cũng muốn vẽ trở lại. Nhiếp ảnh thực sự chưa bao giờ thỏa mãn bản thân mình như cách mà hội họa mang lại. Hội họa đã là niềm đam mê của tôi.


Thời gian ở Mác Xây thực sự rất khó khăn, ông làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh đó?
Tôi tới Mê hi cô với một đoàn người tìm hiểu về dân tộc học, nhưng tan rã trong thời gian ngắn sau khi đó. Thế là tôi bị mắc kẹt tại đó, tôi bèn thử cố gắng kiếm tiền bằng các bức ảnh của mình tại đó. Sống với những nhà văn và họa sĩ mà tôi gặp, nhưng Manuel Alvarez Bravo, Diego Rivera và Orozsco. Tôi rất thích Bravo và chúng tôi đã có một buổi triển làm cùng nhau. Tôi lại bị bệnh lỵ và không được khỏe cho lắm để ở lại, vì thế, tôi quyết định đến Niu Ooc. Tham vọng chính của tôi lúc đó là học làm phim. Các bộ phim câm luôn cuốn hút tôi bởi vì chúng hoàn toàn chỉ là hình tượng. Tôi cảm thấy nó có thể là một công cụ hình tượng khác cùng với hội họa và nhiếp ảnh cho tôi. Paul Strand dạy làm phim ở Niu Ooc và tôi được học với ông. Ông dạy tôi ngôn ngữ của phim, nhưng tôi cũng chẳng thể tìm được công việc phụ tá nào ở đó cả. Jean Renoir lại khác, ông dành cho tôi một công việc khi tôi trở lại Pháp một năm sau đó, năm 1936.

Trong thời gian làm cùng ông, tôi không động đến máy ảnh. Tôi là phụ tá thứ hai, phụ trách các mẩu đối thoại, vì thế tôi không có cơ hội để tiếp cận với các vấn đề về hình ảnh. Tôi từng cảm thấy rất tuyệt vời, nó như một gia định nhỏ vậy. Tôi thích nó vì bản thân mình không bao giờ có nỗ lực cạnh tranh – tôi ưa thích các công việc có thể làm theo nhóm, kì lạ thật. Tôi ghét thể thao mặc dù thích những công việc lao động (thậm chí hiện nay tôi vẫn đi bộ khoảng 20km mỗi ngày).

Ảnh hưởng của Renoir đối với ông như thế nào?
Tôi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ ông ý bởi tính nhân văn của ông. Nhưng thực sự ông ấy không phải là con người có thể làm việc cùng một cách dễ dàng – rất dễ nổi nóng.

Triển lãm đầu tiên của ông?
Julien Levy nhìn thấy các bức ảnh của tôi ở Pari và cho một một cơ hội triển lãm năm 1932 tại Niu Ooc. Ông ta dành cho tôi triển lãm thứ hai năm 1935 cùng với Walker Evans. Tôi rất thích các tác phẩm của Evans. Mặc dầu đó là những thứ rất khác với thế giới của tôi, ngắm nhìn các tác phẩm của ông ta – và của Kertesz – khiến tôi cảm thấy muôn đi ra ngoài và chụp ảnh.

Trong khoảng thời gian đó, tôi có làm một vài việc nhỏ cho tạp chí Harper Bazaar (một tạp chí thời trang danh tiếng của Mỹ, xuất bản lần đầu tiên năm 1867, và tự coi nó là nguồn cảm hứng cho những phụ nữ ăn mặc đẹp và có những tâm hồn đẹp, nguồn Wiki) của bà Carmel Snow.

Đó là một phụ nữ kì diệu. Bà đến Pari năm 1935 và muốn thực hiện những thứ hơi khác đối với bộ sưu tập Pari. Bà có một ý tưởng thực hiện các bức ảnh chụp các cô người mẫu với những chiếc thùng rác! Và thế là, tôi đi tới studio, thấy tất cả các cô người mẫu đang nằm dưới sàn nhà. Người phụ tá hỏi tôi muốn điều chính ánh sáng như thế nào. “Tôi không biết” – tôi nó. “Tôi nghĩ như thế này là tốt rồi”. Nó thực sự rất kỳ lạ. Tôi có thể rất vui nói rằng mình không thành công trong lĩnh vực ảnh thời trang. Sau chiến tranh, tôi cũng chụp vài tấm chân dung cho Carmel Snow, vì ý thích nhiều hơn.

Ông tham gia vào cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha năm 1937. Tại sao ?
Thực ra là tôi cũng không liên quan đến chính trị nhiều lắm, tôi chỉ không thích chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa phát xít. Hầu như tất cả những trí thức ở Pháp đều đứng bên cánh hữu (chống lại phát xít, ủng hộ cộng hòa). Tôi cũng không phải kiểu người thích đấu tranh, tôi nghĩ mình là một kẻ “vô tổ chức”.

Tôi tới Tây Ban Nha với tư cách của một người làm phim với một nhóm các bác sĩ, những người cố gắng duy trì nguồn cung cấp y dược cho Phe Cộng hòa.
Ông làm gì sau thời gian làm bộ phim tiếng Tây Ban Nha “Victoire de la Vie” (Chiến thắng là Cuộc sống ??).

Tôi làm việc cùng “Chim” Seymour và Bob Capa tại tờ Ce Soir, một tờ báo của cánh hữu. Mặc dầu chỉ là một công việc nhỏ, nhưng nó cũng khá kỷ luật. Chúng tôi rời tòa soạn thường vào lúc 9h sáng, mang theo sáu bát chữ (ngành in), sắp xếp chúng và in lúc 11h.

Không có Leica ?
Không, ông biết đấy, bức ảnh chụp Cardinal Pacelli tôi chụp năm 1938 là một phần của tấm hình to tôi chụp từ máy 4x5. Đó là việc đầu tiên tôi làm cho tờ Cé Soir.

“Chim” và Capa thì thường thích làm việc gì?
Tôi và Capa rất khác nhau. Tôi thường dậy khá sớm và thường phải thúc Bob dậy lúc 11h sáng. Sau đó anh ta đi tắm. Anh ta thì không có vẻ trí thức lắm – một kẻ gipxi thực sự nhưng rất tinh nhanh. Chim và tôi thì có vẻ trí thức hơn. Chúng tôi đọc Proust và Joyce, những thứ kiểu như thế.

Ông làm gì trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 ?
Tôi làm việc trong một xưởng phim thuộc quân đội Pháp. Và tôi bị bọn Đức bắt, tôi cũng cố trốn khoảng 2 lần. Nhưng phải đến lần thứ 3, tôi mới trốn thoát và sau đó làm việc trong nông trại một thời gian. Tôi làm việc với nhóm Underground. Thời kỳ cuối của chiến tranh, tôi trở thành thành viên của Đảng Tự do với Robert Doisneau và một vài nhiếp ảnh gia khác.

Ông đã gặp những nhiếp ảnh gia nào khi ông quay lại Niu Ooc sau chiến tranh?
Tôi cũng không nhớ nhiều lắm. Dorothy Norman đưa tôi tới gặp Alfred Stieglitz, tôi chụp ông ta một tuần trước khi ông ta chết. Tôi cũng gặp Nancy và Beaumont Newhall. Tôi thấy mắc nợ Beaumont Newhall khá nhiều, vì triển lảm của tôi tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Niu Ooc (năm 1947), khiến tôi được công nhận hơn tại Hoa Kỳ, nó giúp tôi đạt được nhiều thứ sau này. Là một nhiếp ảnh gia đến từ Châu Âu, tôi không thể có được sự công nhận rộng rãi đó nếu không được Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại hỗ trợ, cũng như phê bình nghệ thuật của Lincoln Kirstein.

Tại sao ông tham gia thành lập Magnum sau chiến tranh?
Capa, Chim và tôi thường nói chuyện với nhau, cùng có ý tưởng thành lập một tổ chức mà trong đó chúng tôi có thể hoàn toàn tự do làm những việc mà chúng tôi muốn. Sau chiến tranh, người ta rất tò mò về các nước khác. Chiến tranh cũng giúp nhiều nước được biết đến hơn, và điều đó khiến cho việc đăng các photo-essay mà chúng tôi thích. Tôi đã rất quan tâm tới sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân và tôi muốn ghi lại sự kiện này, nhưng, cũng phải thừa nhận rằng tôi không phải là một nhà báo giỏi. John Szarkowski đã rất đúng khi nhận xét rằng “chỉ một vài bức ảnh của tôi là có đề cập tới “các sự kiện báo chí” (trong cuốn “Looking at Photographs”). Chúng tôi muốn tư do độc lập tới mức cao nhất, chứ không muốn trở thành người làm công cho một vài tờ báo hay tạp chí nào đó. Chúng tôi muốn đi tới nơi nào mà chúng tôi muốn đi. Tôi bị bệnh tò mò quá đáng và tôi muốn đi tới những nơi chốn mới, tôi chưa bao giờ thích đi du lịch, nhưng tôi muốn đi tới các đất nước lạ lẫm và mới mẻ. Thị trường dành cho photo-essay bỗng nhiên mở ra vì thời đó làm gì đã có ti vi.

Đó thực sự là quãng thời gian rất thú vị. Tôi có cảm giác thế kỉ 19 phải đến năm 1955 mới kết thúc, vì thời gian đó có quá nhiều thứ được khám phá sau chiến tranh. Tất nhiên là cuộc sống cũng không dễ dàng gì. Capa thì luôn quen với cuộc sống thượng lưu, no đủ và chúng tôi cũng đã tự hỏi làm thế nào để thích nghi. Tôi lại là một người rất bình thường, tôi ghét tiêu pha quá đáng hay lui tới các buổi liên hoan. Nhưng tính khôn ngoan và trực giác của Capa đã giúp chúng tôi sống. Thi thoảng, anh ta lại có tiền sau khi thắng trong các ván bài pốc cơ hay cá cược đua ngựa. Tôi cũng không biết điều này cho đến tận sau này, thời gian đó tôi đi làm việc ở nước ngoài là chủ yếu, đến tận năm 1950. Capa là một người của “ý tưởng” và anh ta quản lý hết các vấn đề kinh doanh. Như tôi đã nói từ trước, tôi đã rất đam mê trường phái Siêu thực, nhưng Capa bảo tôi: “Đừng có tự nhận mình là một người Siêu thực – cứ gọi mình là phóng viên ảnh thôi. Anh vẫn có thể chụp ảnh như bình thường”.

Passion K
07-01-2010, 11:07 AM
post nữa nha anh, thanks anh!

hoami0770
07-01-2010, 11:14 AM
Tks Khot đã chia sẻ cho anh em, bài viết rất hay và sâu sắc.

dtthang88
07-01-2010, 11:16 AM
Hay lắm K ! Những tài liệu như này bằng tiếng Việt ít quá, làm cho ít người tiếp cận được với nhiếp ảnh trên sự hiểu biết đa dạng và có quan điểm. Thanks !

bonnehn
07-01-2010, 11:20 AM
Gần 200trang mà dịch có thế này thôi á, tiếp đi em zai, hay lắm. kakaka

milan1412
11-01-2010, 09:33 AM
Thanks cụ Khốt vì bài viết này ^^

gone
11-01-2010, 09:44 AM
tiếp tục đi anh ơi. Post hết em sẽ mua tặng anh kẹo handmade. :P

flyingmagician
11-01-2010, 09:46 AM
Câu này hay! Tiếp đi Khốt
"Những người trẻ tuổi cần hiểu về văn hóa nói chung, cần cảm giác được nhịp điệu, sự cân bằng và niềm vui của cuộc sống...Thế nhưng, hầu hết họ chỉ quan tâm đến những chiếc máy ảnh tự động đời mới nhất hoặc những thứ tương tự. Những thứ đó không giúp bạn "nhìn"

m42
11-01-2010, 10:30 PM
Nhà Khốt tiếp đi! Nhỏ giọt quá!

Khot
11-01-2010, 11:41 PM
Dạ dạ, em đang bận quá :) em sẽ post từ từ ạ.

trainee
12-01-2010, 11:53 AM
bài hay, dịch chuẩn, thanks bạn khot đã chia sẻ

Khot
27-02-2010, 10:33 AM
Có tồn tại khái niệm “Thẩm mĩ” Magnum không ?

Không, tôi phải nói là không. Bạn thích cái gì thì chụp cái đấy thôi. Tất nhiên, hiện nay Magnum đã là một tổ chức lớn và thương mại. Trước đây, tôi thường quen hết các thành viên của Tổ chức, nhưng giờ thì tôi cũng không biết được. Tôi thì thích nó nhỏ hơn. Làm sao bạn có thể tranh luận được với một người ở xa tận New York cơ chứ ? Tôi muốn nhìn thẳng vào mắt họ! Mọi người thường nói: “Tại sao Magnum không như lúc ban đầu nữa?” Nó không thể - hiện nay đã khác trước kia rồi. Người ta không quay lại hãng Ford và yêu cầu họ làm những chiếc xe đời T nữa! Các tạp chí cũng không quá gắn kết với những chương trình TV sắp tới nữa. Chẳng ai muốn xem lại những chương trình tuần này nữa. Tôi cũng có thể cảm nhận được rằng các tạp chí hiện nay đề cập quá nhiều tới vấn đề tình dục, nhưng chẳng có vẻ gợi tình gì cả.

Theo ông, một người phóng viên ảnh cần có những phẩm chất gì ?

Những nhiếp ảnh gia thực hiện các phóng sự ảnh cần phải như những người thợ đá xây dựng những thánh đường – họ là những nghệ sĩ vô danh. Phóng sự ảnh cũng chính là một thể loại nghệ thuật tự do và người nghệ sĩ cũng phải học những “ngữ pháp cơ bản”. Tôi phải tập trung cao độ khi thực hiện các phóng sự ảnh, nếu không, tôi chỉ làm ra được những sản phẩm hay câu chuyện mang tính hình họa, điều này rất nguy hiểm. Những quyển sách về Trung Quốc và Nga của tôi là những phóng sự ảnh. Tôi biết rằng người ta thường nói “The Decisive Moment” là một quyển sách tuyệt vời và những quyển sách khác chỉ mang tính thương mại. Tôi cũng thừa nhận rằng Vive La France (Cartier Bresson’ France) là một sai lầm. Đáng lẽ tôi phải nói “Không”. Tôi đã cố gắng để thể hiện một điểm gì đó, nhưng tôi đã bị lỡ mất. Thi thoảng, tôi cũng rất bất cẩn, vì tôi luôn chú ý nhiều quá đến những sự kiện tiếp theo. Như thể, tôi luôn muốn đứng trên đầu ngọn sóng. Tôi chỉ thích thú với những gì tinh túy nhất, và quyển The Decisive Moment là sự tinh túy đó. Hiện nay, những phóng sự ảnh chỉ còn chỗ trong những quyển sách ảnh bởi vì chẳng còn những tờ tạp chí như trước kia nữa. Tôi đồng ý với Josef Koudelka ở một điểm rằng các phóng viên ảnh hiện nay có nhiều tự do hơn khi mà các tạp chí trước đây đã biến mất. Mặc dù bạn vẫn có thể thấy những “điều hay ho” thi thoảng xuất hiện trên các tạp chí như là “The Sunday Times”.

Cảm nghĩ của ông về thể loại “Nhiếp ảnh có chủ ý” ?

Nó thể hiện một thái độ phản đối lại những điều tội lỗi. Chúng ta đều có trách nhiệm cả, nhưng chúng ta không phải được sinh ra để cảm thấy tội lỗi. Bạn không thể chụp ảnh lại một xã hội và thể hiện quan điểm được, bạn chẳng chứng minh được điều gì. Tôi nhận ra điều nay khi tôi tới Nga năm 1954, tôi chụp ảnh hai người lính Nga nắm tay nhau, và những người ở tạp chí Life đã nghĩ rằng họ bị đồng tính. Họ có một thái độ rất “đạo đức”. Tuy nhiên ít nhất thì bức ảnh bìa của Life, có đăng bức ảnh những người lính nhìn theo các cô gái, đã khiến người Mỹ nhận ra rằng người Nga cũng là con người, không phải là những quái vật.

Mối quan tâm của tôi là tính nhân bản. Tôi tin vào chủ nghĩa xã hội nếu được xây dựng với nền tảng từ bên dưới, không phải từ trên cao. Tôi không thích những nhà xã hội thuộc giai cấp tư sản. Một điều mà những người chụp ảnh nên quan tâm là sinh thái học. Loài người sẽ bị tiêu diệt về lâu dài nếu chúng ta không quan tâm và hành động để bảo vệ nó.

Tại sao ông lại quan tâm tới sinh thái học?

Sinh thái học chính là các mối quan hệ giữa con người và môi trường, những nhà sinh thái học đã cảnh báo các mối nguy hiểm đe dọa sự cân bằng của trái đất. Sự căng thẳng và đấu tranh ngày càng tăng lên. Sinh thái học giúp con người để ý tới những mối nguy hiểm thường trực đe dọa chúng ta mà xã hội hiện nay mang lại. Nhà nông học, Rene Dumont, đã trình bày sự mâu thuẫn này trong quyển sách, Utopia or Else.

Khot
02-03-2010, 03:07 PM
Ông có phải là một người mê tín ?

Tôi không theo Thiên chúa giáo, Đạo Phật có lý với tôi hơn. Dường như nó không đưa ra một trở ngại nào đối với các hoạt động của tôi, triết lí của nó rất rộng lớn.

Khẳng định của ông trong quyển “the Decisive moment” năm 1952 đã trở thành một trong những lời “tuyên thệ” quan trọng nhất đối với nhiếp ảnh đương đại. Nó ra đời như thế nào nhỉ?

Dick Simon, của nhà xuất bản Simon và Schuster, muốn tôi viết về việc tôi chụp ảnh như thế nào. Tôi thì không muốn làm cho lắm nên Teriade, người cũng liên quan đến việc này, nói “Tại sao ông không ngồi xuống và viết tại sao ông chụp ảnh thay vì diễn tả ông làm việc đó như thế nào?”. Tôi nghĩ thế cũng được và rồi viết ra những suy nghĩ của mình theo cái cách ngắn gọn nhất có thể. Tiêu đề của quyển sách bắt nguồn từ câu nói của Cardinal de Retz “Không có việc gì trên thế gian mà không có một khoảnh khắc quyết định”.
Phản ứng của bạn đọc đối với quyển sách thật đáng kinh ngạc vì hồi đó, nhiếp ảnh chưa được coi trọng. Tôi từng nghĩ nó cũng sẽ chỉ là một quyến sách “màu hồng” trong thời đại đó thôi, nhưng thực sự nó đã mở ra cho tôi rất nhiều cánh cửa mới. Nhiều nghệ sĩ thích nó và tôi có nghe nói là Castro cũng có một quyển, điều này có thể giúp tôi tới được Cuba và thực hiện các bộ ảnh phóng sự sau này cho tạp chí Life. Nó cũng có thể đưa tôi tới Trung Quốc và Nga nữa. Tôi chẳng kiếm được một cen nào từ nó cả. Tôi làm vì uy tín hơn là vì tiền bạc.

Ông có thể giải thích triết lý của “khoảnh khắc quyết định” ?

Nó có nghĩa về hình học, khoảng cách và thời gian. Đó là khi cái đầu, con mắt và trái tim nằm trên cùng một đường thẳng. Nó như là “Thiền trong nghệ thuật bắn cung”. Tôi chụp ảnh để tìm ra bản thân và hi vọng rằng, tôi sẽ bắn trúng mắt của con trâu lớn. Tôi là một người rất lộn xộn và thường thì không kiên nhẫn. Nhưng tôi thấy mình tập trung và thực sự kiên trì khi chụp ảnh. Tôi luôn muốn chạy trốn – có thể là vì chưa bao giờ tôi thích được người khác chụp ảnh mình – nhưng trong công việc, tôi có thể ổn định được bản thân. Cái quan trọng nhất của chiếc máy ảnh, đối với tôi, là khung hình. Tôi thích cái viền khung đó. Tôi thích nhìn sự vật, kể cả khi không có chiếc máy ảnh, và đặt mình trong những tình thế khiến tôi vui sướng.

Ông có nghĩ rằng có một trường phái thẩm mỹ Châu Âu trong nhiếp ảnh?

Có rất nhiều bức ảnh tôi thấy chẳng hơn gì một tấm “snapshot thông minh”, nó không hề có tính hình họa trong đó. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều bức ảnh nghệ thuật trừu tượng, trông thì có vẻ rất học thuật, nhưng nó liên quan tới văn học nhiều hơn là nghệ thuật tạo hình.

Ông nghĩ thế nào đối với khái niệm “in đẹp” trong nhiếp ảnh?

Tôi ghét sự cầu kì. Nhưng tôi biết mình cần gì từ một tấm ảnh được in ra, và tôi biết liệu có thể làm được nó hay không, vì tôi cũng từng tự in rất nhiều khi mới bắt đầu. Pierre Gassman từng in cho tôi và bây giờ các thợ in của ông ý đã mở riêng nhiều phòng in. Gassman đào tạo những thợ in tốt nhất Paris. Nếu có nhiều kịch tính trong bức ảnh in ra, nó như kiểu gào lên nhưng chẳng có gì để nói – như khi bạn bị giận dữ quá. Nó cũng giống như ống kính và mày ảnh, bạn phải sử dụng những thứ cần thiết để tạo nên kết quả mong muốn.

crossroads
02-03-2010, 03:16 PM
Van chua xong HCB nhi, dich rat nhanh va hay. Thanks Khot nhe!

(Sorry cac bac laptop cua em bi loi khong go tieng Viet duoc :(.)

iTOMN
02-03-2010, 05:16 PM
Bác có ebook cuốn nè không ạ? Cho em được ko ợ? Cảm ơn bác trước..

Khot
02-03-2010, 10:15 PM
Em co sach binh thuong thoi, bac co thich thi lay photo a.

iTOMN
04-03-2010, 12:29 PM
Bác có thể làm ơn cho em mượn một buổi để đi photo không ợ?

Khot
04-03-2010, 01:46 PM
Em rất sẵn sàng, hôm nào qua Chim Xanh em đưa cho nhé :) điện thoại của em là 0902121209

ntphongzodiac
04-03-2010, 01:52 PM
Bác Photo xong rồi tự làm ebook được mà.

Bác có ebook cuốn nè không ạ? Cho em được ko ợ? Cảm ơn bác trước..


Bác có thể làm ơn cho em mượn một buổi để đi photo không ợ?


Em rất sẵn sàng, hôm nào qua Chim Xanh em đưa cho nhé :) điện thoại của em là 0902121209

iTOMN
04-03-2010, 06:42 PM
Nhà em không có máy scan bác ợ. Tuy nhiên, nếu đọc thấy hay em sẽ giúp bác một chân 1 tay dịch cùng nó.. Em ngày thì ở quanh quanh khu Ciputra, cuối tuần này và tới thì quanh quanh Hà Nội, khi nào bác rảnh bác cứ ới em, em chạy ra quán CX mượn bác. Số em : 0983. 133. bảy bốn một (741)

Khot
09-03-2010, 05:55 PM
Cảm giác của ông, như thế nào đối với việc trưng bày hay triển lãm ảnh?

Tôi nghĩ các cuộc triển lãm là cách hay nhất để trình diễn các tác phẩm nhiếp ảnh. Bạn có thể ngắm nhìn các tác phẩm của một ai đó ngay trước mắt mình, tất cả trong cùng một địa điểm. Việc treo các tác phẩm đó phải hợp lý, việc chiếu sáng cũng vậy. Cá nhân tôi khá là thích việc treo các bức ảnh của người khác. Khi tổ chức một cuộc triển lãm ở Grand Palais (Paris) vào năm 1970, tôi cảm thấy "kinh tởm" với công việc , thế là tôi đi ra ngoài, bỏ mặc người phụ trách triển lãm ở lại để thực hiện nốt việc treo ảnh, tôi chỉ quay lại 5 phút trước khi việc đó hoàn thành. Nó thực sự rất tuyệt vời, tôi cảm thấy hài lòng về các tác phẩm vì nó trông rất đẹp khi được treo trên tường. Cảm giác này lặp lại khi Cornel Capa triển lãm các bức ảnh về nước Nga của tôi lại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế, New York vào năm 1974.

Tôi thích triển lãm của David Hurn “Xứ Wales: Đen và Trắng” khi anh ấy triển lãm các bức contact prints. Tôi thực sự ngưỡng mộ vô cùng – nó đem lại cảm giác rất mô phạm, nhưng lại không nặng nề, tẻ nhạt.

Xét về phương diện trình bày, ông có thích sách không ?

Sách rất quan trọng. Tôi thích làm một quyển sách nhỏ, để có thể cho vào túi quần dễ dàng. Nếu làm như thế, các tác phẩm sẽ được phổ biến ra công chúng nhiều hơn. Theo tôi, thì lý tưởng nhất là in một ảnh trong một trang thôi, trang còn lại để trắng – nhưng như thế thì giá thành sẽ đắt hơn – nên có lẽ bạn hiếm khi nhìn thấy những cuốn sách kiểu này.

Ông nghĩ thế nào về những nhiếp ảnh gia thực hiện luôn việc biên tập ảnh ?

Không nhiều người có thể làm được công việc biên tập. Một người chụp ảnh là một kẻ đi săn, chứ không phải là một anh đầu bếp.

Ông nghĩ thế nào về những bức ảnh màu ông chụp trong cuốn sách về nước Pháp?

Họ muốn 18 trang màu, thế là tôi chụp 18 cuộn phim màu trong vòng 1 năm. Tôi nghĩ màu khá phù hợp với ảnh phong cảnh, còn lại, tôi không coi trọng nó lắm. Những tấm phim dương bản cũng khá chất lượng, như kiểu nhìn ra ngoài qua tấm kính cửa sổ trong trẻo. Như khi mà chúng ta in những tấm phim đó trên giấy thì chất lượng cũng bị đánh mất khá nhiều.

Ảnh đen trắng ý niệm hóa sự vật, và tôi thích điều đó. Ngoài ra thì làm chủ được những chuyển động trong màu sắc cũng không phải là điều đơn giản. Tôi không thể hiểu được những nhiếp ảnh gia có thể chụp màu và đơn sắc cùng một lúc, có thể họ luôn được yêu cầu phải làm thế. Nó giống như vừa hát vừa nói chuyện cùng một lúc vậy – như vừa chơi đàn organ và vừa thổi kèn trompet. Tôi yêu màu sắc trong những bức tranh. Ngoài ra thì tôi nghĩ là cái cách sử dụng màu sắc của Jasper Johns là cuốn hút nhất.

Ông từng nói một vài điều về giáo dục nhiếp ảnh. Liệu ông có thể nói thêm về nó? Loại giáo dục nào ông muốn những nhiếp ảnh gia cần có ?

Một sự giáo dục tổng thể, bao gồm tất cả các loại hình nghệ thuật tạo hình, cũng như âm nhạc và văn học. Phải dạy cho sinh viên về các loại hình nghệ thuật như những công cụ để thể hiện mình. Tôi sẽ không bắt đầu việc này quá sớm. Không nên giới thiệu nhiếp ảnh với trẻ nhỏ. Đôi khi, tôi không kiềm chế được bản thân vì tôi nghĩ rằng sự quan tâm liên tục đối với nhiếp ảnh chỉ mang lại những kết quả xoàng xĩnh. Hãy quên nhiếp ảnh đi! Những người trẻ tuổi cần biết về văn hóa nói chung trước đã. Giáo dục cần tập trung vào cảm nhận về nhịp điệu, sự cân bằng, và niềm vui sướng của cuộc sống! Hãy chỉ cho tôi một người phóng viên không biết ngữ pháp. Hầu hết các nhiếp ảnh gia không có một khái niệm mù mờ nhất về “ngữ pháp” ảnh hưởng đến nhiếp ảnh và các loại hình nghệ thuật khác ra sao. Phần lớn trong số họ có vẻ chỉ quan tâm tới những loại máy ảnh tự động hiện đại nhất hoặc những đồ chơi tương tự. Những thứ đó không giúp bạn “nhìn”! Nó như những người suốt ngày ngồi trong xe ôtô – rồi họ sẽ trở thành những người “tàn tật” vì quá ít vận động.

Tôi cũng phải thừa nhận rằng vị trí của nhiếp ảnh đang yếu dần đi tại Pháp. Nó được coi là thể loại nghệ thuật kém cỏi nhất. Điều này rất thiếu công bằng, khi mà họ nhận ra rằng Chính phủ thu được ối tiền thuế từ các sản phẩm nhiếp ảnh đó.

Tại sao ông quay lại vẽ rất nhiều trong thời gian gần đây ? Liệu ông có còn yêu nhiếp ảnh nữa không ?

Còn chứ. Tôi vẫn chụp ảnh thường xuyên, nhưng người ta nghĩ rằng tôi đã từ bỏ nó. Tôi thừa nhận rằng mặc dù tôi có thể sống mà không xem ảnh, tôi không thể nói điều tương tự với hội họa. Tôi nhận thấy những nguyên tắc của hội họa, khi vẽ trở lại vào năm 1973, rất tốt với mình. Nó là một công cụ khác, một cách khác để tạo ra những bức ảnh. Khi tôi vẽ, mắt của mình như được rửa sạch lại. Tôi vẽ để hiểu nhiều hơn. Tôi cũng thích một điểm rằng, tôi có thể quay lại làm việc thêm trên một bức tranh, còn với ảnh thì không thể. Những nhiếp ảnh gia nhận thức được điều này nếu bạn chụp phim, còn nếu bạn quay sang vẽ tranh hay nặn tượng, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang “nhổ nước miếng vào nồi súp”. Tôi chỉ là một cậu học trò khi vẽ tranh, và những bức tranh của tôi cũng được “phê bình” thường xuyên bởi các họa sĩ khác. Brassai giúp tôi rất nhiều, những lời góp ý của ông ấy rất tuyệt.

Có một điều mãi mãi làm tôi ngạc nhiên, đó là các nhiếp ảnh gia rất hiếm khi xem tranh hoặc các loại hình nghệ thuật tạo hình khác. Bởi vì, nếu họ chỉ muốn sống trong một thế giới mà lúc nào cũng chỉ nói đến nhiếp ảnh, nó thật là tẻ nhạt.

Mặc dù thị trường hiện nay là rất nhỏ bé. Tất cả các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đều muốn tới chiến trường. Người ta so sánh nhiếp ảnh với đồ họa; Tôi thì nghĩ đồ họa làm suy thoái nghệ thuật tạo hình. Tất cả mọi người đều có một chút khả năng nghệ thuật, nhưng xã hội biến họ trở thành công cụ của nó. Bạn phải lựa chọn những gì bạn muốn làm và đừng ngụy biện bằng những lí do vớ vẩn cho những sự chệch hướng của mình. Tôi thấy làm tiếc cho những nhiếp ảnh gia, đặc biệt là nhiếp ảnh gia Hoa Kỳ, những người phải trả rất nhiều tiền học phí hay đóng góp, nhưng họ đừng lấy đó là lí do cho mình để làm những công việc thương mại, nếu họ thực sự muốn trở thành những nghệ sĩ chân chính. Bản thân tôi ban đầu không quan tâm đến nhiếp ảnh cho lắm. Nhiếp ảnh chưa bao giờ thỏa mãn tôi, niềm đam mê ban đầu của tôi là hội họa. Tôi chẳng bao giờ đọc những quyển tạp chí về nhiếp ảnh hiện nay, mặc dù tôi vẫn thích nhìn những tấm contact sheets của người khác vì tôi cảm giác như được chuyện trò với chúng. Những thái độ của họ được bộc lộ thông qua những tấm ảnh mà họ chụp.

Ông đã từng chụp rất nhiều bức ảnh chân dung thành công. Ngoài ra, ông nghĩ ai là những người chụp chân dung tốt ?

Tôi luôn luôn thích những tấm chân dung do Bill Brandt và Man Ray thực hiện.

Tại sao ông không bao giờ để người khác chụp mình ?

Để có thể quan sát, bạn phải trở thành gần như vô hình và có thể đi qua đi lại không bị chú ý. Đó là lý do duy nhất.

Ông cảm thấy như thế nào khi là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng?

Rất xấu hổ! Tôi đã không thể bán được ảnh khi tôi còn trẻ, mọi việc đã rất khó khắn. Kể cả bây giờ, tôi vẫn thấy nó rất khó để cho thể chụp được những bức ảnh đẹp như trước kia. Cuốn sách “Thế giới của Henri Cartier-Bresson” (Tôi không thích tiêu đề này) nhưng một thành quả tự nhiên của tôi sau khi “The Decisive Moment”. Và tôi dự định sẽ cố làm một điều tương tự trong tương lai.

Hiện nay thì ông chụp thể loại gì ?

Hầu hết là phong cảnh và chân dung. Hiện tại thì tôi không thích chụp theo chủ đề. Tôi không thích dành hết thời gian của việc vẽ tranh, ngoài ra đây là những thể loại ảnh quan trọng với tôi tại thời điểm này của cuộc đời.

Ông có một cách thức tiếp cận “tự nhiên thuần túy” (purist) đối với nhiếp ảnh, và ông đã từng nói rằng mình không thích những bức ảnh “sắp đặt”. Tại sao?

Niềm vui sướng của tôi là được nhìn thấy sự việc “được khám phá”, chứ phải được được sản xuất. Tôi phải thừa nhận rằng mình hay bị lôi cuốn bới những bức ảnh được “tính toán” mà thi thoảng tôi cũng xem. Những lúc như vậy, thì nội dung bức ảnh không thực sự quan trọng với tôi, nhưng tôi tò mò muốn biết “ý niệm” đằng sau các bức ảnh này là gì.


Ngoài Andre Lhote, Munkacsi và Jean Renoir, ai là người có ảnh hướng tới ông, nhiều nhất ?

Tôi có nhiều “cha”, nhưng 2 người tự nhiên tôi nhớ tới là Giacometti và Bonnard.

Ông vừa nhắc tới khái niệm “ngữ pháp” liên quan đến nhiếp ảnh và văn học. Ông có nghĩ rằng ông có một cách tiếp cận “có chất thơ” đối với nhiếp ảnh không ?

Có thể người khác đánh giá sẽ hay hơn. Tất cả những gì tôi biết là có 2 thứ quan trọng nhất trong cuộc sống, đó là thơ ca và tình yêu, và cách mạng cũng là một hình thái của tình yêu.

Tháng 11.1977

Khot
10-03-2010, 10:00 AM
Man Ray (1890 – 1976) – Amerian

Câu chuyện tiếp theo tôi muốn giới thiệu với các bạn là những trao đổi với Man Ray – người đã được nhắc tới trong cuộc nói chuyện với Henri Cartier Bresson với tư cách là một nhiếp ảnh gia chân dung nổi tiếng.

Tại sao ông lại chụp ảnh?

Tôi từng là một họa sĩ rất nhiều năm trước khi trở thành một nhiếp ảnh gia. Tôi mua một chiếc máy ảnh bởi vì tôi không thích các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khác sao chép lại những tác phẩm của mình. Cũng vào khoảng thời gian đó, các tấm phim màu lớn xuất hiện (panchromatic plates) giúp tôi có thể lưu giữ được giá trị của các mảng màu sắc, và ngoài ra bạn cũng có thể chụp đen trắng. Tôi nghiên cứu rất kỹ càng, và sau vài tháng, tôi trở nên khá sành sỏi. Con người là chủ thể khiến tôi thích thú nhất, đặc biệt là khuôn mặt họ. Thay vì vẽ chân dung một người, tôi bắt đầu chụp ảnh họ và từ đó, tôi không còn muốn vẽ chân dung nữa. Nói một cách khác, nếu tôi vẽ một bức chân dung, tôi sẽ không còn thích thú với việc vẽ lại một điều gì đó tương tự với bên ngoài. Cuối cùng, tôi quyết định rằng sẽ chẳng thể so sánh giữa hai lĩnh vực: nhiếp ảnh và hội họa. Tôi chỉ vẽ những thứ mà không thể chụp ảnh được, những thứ từ trí tưởng tượng, hoặc từ một giấc mơ, hoặc từ một ý nghĩ mơ hồ nào đó. Tôi chụp ảnh những thứ mà tôi không muốn vẽ chúng, những thứ đã tồn tại rồi.

Càng ngày thì tôi càng không thích vẽ nữa. Trên thực tế, như thường nói, để có thể trở thành bậc thầy sử dụng một công cụ nào đó, bạn cũng phải khinh thường nó một chút. Tức là bạn phải trở thành một chuyên gia và chắc chắn với bản thân rằng, cái công cụ đó không thể khiến mình thích thú nữa, mà nó đã trở thành một việc vặt vãnh rồi. Và thế là tôi bắt đầu vẽ mà không sử dụng chổi/cọ vẽ, hoặc tấm can vát, hoặc hộp màu. Tôi bắt đầu sử dụng chổi khí, súng khí, hoặc khí nén. Điều đó thực sự rất tuyệt vời, như một sự giải thoát khi bạn có thể vẽ một bức tranh mà không cần động đến can vát. Tôi hay vẽ các mảng khối ba chiều, bởi vì, với một cái súng khí, nếu tôi muốn một đường mảnh, tôi sẽ dí nó sát vào bề mặt bức tranh, và khi tôi muốn vẽ các mảng bóng chẳng hạn, tôi sẽ phải di chuyển đúng theo không gian 3 chiều. Đó thực sự là một việc tuyệt hảo vào thời gian đó; nó giúp giải tỏa sự rầu rĩ của mình về hội họa, đặc biệt là khi những tác phẩm trừu tượng của tôi bị chê bai rất nhiều. Và thế là nó trở thành một công cụ khác, để rồi khi tôi cảm thấy thỏa mãn được nỗi tò mò của mình, tôi sẽ dừng lại và có thể trở lại với hội họa truyền thống vào một lúc nào đó.

Tôi tiếp tục chụp ảnh, tái tạo lại những tác phẩm hội họa của mình, và chụp chân dung những ai tới studio của mình. Tôi chỉ hi vọng một ngày nào đó tôi có thể kiếm sống được từ việc đó. Tất cả các học sinh đều hỏi chung một câu hỏi kinh điển: “Làm thế nào để có thể thành công và nổi tiếng?” Tôi đã nói điều này với hàng ngàn học sinh và chỉ có khoảng 1 trong số mười ngàn người có thể làm được điều đó. Nó đòi hỏi thời gian, công sức và một niềm đam mê nào đó, một tính cách hơi điên điên nào đó.

Thế niềm đam mê của ông là gì ? Tính cách điên cuồng của ông như thế nào? Ở một mức độ nào đó, tôi thấy nó đóng một vai trò rất quan trọng.

Uhmm, tất cả đều có vai trò của nó. Một mô típ? Điều gì mà tôi theo đuổi ? Tìm kiếm tự do. Khi người ta nói rằng tôi đi trước thời đại, tôi trả lời “Không, tôi không hề. Tôi đi đúng thời gian của tôi, chỉ có các bạn là bị thụt lùi với thời đại thôi”. Nhưng tôi tiếp tục, tôi chuyển từ thứ này sang thứ kia, hoặc làm cả 2 thứ một lúc. Lúc nào cũng có công việc trong tay, và điều đó là đủ để giúp tôi tiếp tục sống. Và rồi, khi tôi tới Pháp, và ngay lập tức gặp các nghệ sĩ cấp tiến trẻ tuổi ở đó, những người theo chủ nghĩa Đa Đa chẳng hạn, tôi cũng mang một vài tác phẩm của mình theo, và họ nghĩ rằng những tác phẩm đó thực sự tương đồng với những gì họ đang theo đuổi. Thế là tôi bắt tay với họ, lập ra các tờ tạp chí và làm triển lãm. Vì thế, tôi hay nói với các bạn trẻ hiện nay rằng “Các bạn toàn đi ngược lại 40 hay 50 năm thôi. Tại sao không tự tạo ra một bước tiến cho riêng mình? Tìm cho nó một cái tên, đó là điều các bạn nên làm, chứ không phải quay lại quá khứ”. Tôi không phải là một nhà lịch sử, thực tế tôi luôn là học sinh kém nhất trong những lớp lịch sử, một nỗi hổ thẹn của các thầy cô giáo.