View Full Version : Masters of Fashion Photography
James Duong
20-12-2009, 04:16 PM
Phần 1: Giới thiệu
Em chào cả nhà, hôm nay em xin đi thẳng vào phòng ngủ, em muốn chia sẻ với cả nhà về các bậc thày nhiếp ảnh gia thời trang của thế giới. Đây là 1 đề tài em cho là dài và đòi hỏi sự tìm tòi tương đối công phu trên internet, hiệu sách và thư viện. Đề tài này có thể không phù hợp lắm đối với những bác chụp ảnh cho vui vì nó không phải là tips hay tricks giúp các bác làm ảnh đẹp lên ngay nhưng không có nghĩa là các bác không thể thảo luận. Mặt khác, em hy vọng, đối với các nhiếp ảnh gia trẻ, nó sẽ là 1 tài liệu nho nhỏ để tham khảo và mở rộng kiến thức bằng cách chia sẻ và đánh giá cùng nhau.
Em cũng rất muốn nghiên cứu về các cao thủ nhiếp ảnh thời trang số 1 thế giới mọi thời đại như để nâng cao kiến thức, cảm thụ và tay nghề cho bản thân mình, đồng thời cũng để chia sẻ với các bác. Đối với mọi môn phái, mọi chủ để thì người nhập môn phải học hỏi các sư tổ. Các nhiếp ảnh gia trẻ cũng phải nghiên cứu về những Irving Penn, Helmut Newton, vân vân. Để làm gì ? Có 3 lý do:
1. Họ là những người đặt nền móng về kĩ thuật cũng như nghệ thuật cho nhiếp ảnh thời trang. Nghiên cứu họ cũng là để học các kiến thức cơ bản nhất.
2. Nâng cao cảm thụ nghệ thuật: đây là điều vô cùng quan trọng. Mỗi cao thủ có 1 phong cách riêng, nhìn thấy được nhiều phong cách khác nhau để có thể phát triển nhận thức giữa xấu và đẹp. Em xin lấy 1 ví dụ cụ thể: đầu tiên, khi ta học chụp ảnh, ta chỉ chú tâm vào kỹ thuật, đo sáng chuẩn, ảnh phải nét, ảnh phải trong, mẫu phải xinh đẹp, pose phải chuẩn mà không hề chú ý gì đến nội dung của bức ảnh. Điều này rất sai lầm. Có người sẽ lý luận rằng: phải nắm vững kĩ thuật rồi mới thể hiện được nghệ thuật. Cái này không sai nhưng cũng không hẳn là đúng. Vì xét cho cùng, nhiếp ảnh là một hình thái truyền tải nội dung, nếu ta bỏ qua nội dung mà chỉ chú tâm vào kĩ thuật thì bức ảnh sẽ hoàn toàn vô nghĩa.
Em biết khi nói điều này sẽ làm đụng chạm và phật ý nhiều người nhưng vnphoto là chia sẻ nên em cứ nói: phần lớn ảnh trong box chân dung hiện nay cực kỳ vô nghĩa. Vô nghĩa từ người chụp cho đến người xem: "crop lỏng quá bác ơi, hơi cháy 1 tí bác ơi, vân vân." Và bản thân người chụp cũng chả mang đến nội dung gì trong bức ảnh của mình.
Một điểm nữa rất quan trọng, nghiên cứu về các bậc thày này ít nhiều sẽ giúp ta phân biệt tốt hơn giữa cái đẹp và xấu, cái hay và dở khi tìm hiểu nội dụng, cách truyền tải của tác giả.
Quan trọng hơn nữa là ý tưởng, cái này em nghĩ nhiều bác sẽ đồng ý với em, đến 1 thời điểm nào đó, chúng ta không còn đi nghiên cứu về kĩ thuật nữa mà sẻ cảm thấy bức bí về ý tưởng. Đọc và xem ảnh của các nhiếp ảnh gia hàng đầu sẽ giúp ta mở rộng thêm nhiều ý tưởng. Để tiến bộ hơn trên tư cách 1 nhiếp ảnh gia, chúng ta phải google, nhưng không phải google D300 vs 7D hay 50mm f1.4 vs 85mm f1.8, mà phải google những ý tưởng, những góc nhìn, và những nội dung cùng cách thức truyền tải.
Ở topic này, em chỉ nói về các nhiếp ảnh gia thời trang hàng đầu vì trong nội dung này với đặc thù của nó, thế giới có rất nhiều cao thủ nhiếp ảnh khi so sánh với nhiếp ảnh phong cảnh hay nhiếp ảnh thời sự đương đại.
Các bác cũng xin lưu ý 1 điểm nho nhỏ rằng em sẽ không tranh cãi với bất kỳ ai trong topic này, mọi comment khiêu khích, đá đểu hay móc lốp sẽ bị bỏ qua. Rất mong sự chia sẻ cảm nhận của mọi người khi nhìn các tác phẩm của các cao thủ nổi tiếng. Có thể đâm, không nhất thiết phải khen.
James Duong
20-12-2009, 04:16 PM
Phần 2: Irving Penn - Bậc thày nhiếp ảnh Studio
- Irving Penn - Hoa Kỳ -
Sinh ngày 16 tháng 6 năm 1917, mất ngày mùng 7 tháng 10 năm 2009 (mới đây thôi :ermm:). Ông cộng tác nhiều năm cho tạp chí thời trang nổi tiếng thế giới Vogue Magazine. Nhiều tài liệu cho rằng, Penn là người đầu tiên phát minh ra phông trắng và phông xám, 2 màu phông phổ biến nhất và tối quan trọng cho nhiếp ảnh thời trang cho đến ngày hôm nay và chắc là sẽ còn lâu hơn nữa. Được biết đến là Master of Studio Photography, Penn rất nổi tiếng với việc sử dụng các loại hot light, tạo highlight và shadow. Ngoài ra, ông cũng là người phát minh ra cách crop 1 phần đầu của chủ thể để gây sự chú ý vào cặp mắt như bức ảnh chụp Picasso dưới đây.
http://blogs.nyu.edu/blogs/em25/theportrait/irving_penn_21.jpg
http://www.artphotogallery.org/02/artphotogallery/database/penn01.jpg
Tuy nhiên, các tác phẩm thời trang nổi tiếng nhất của ông lại thường được sử dụng bằng ánh sáng cửa sổ. Em đoán hồi đấy chưa có softbox. Đặc biệt hơn nữa, Irving Penn đã nghĩ ra cách đặt 2 miếng background chéo vào nhau tạo ra 1 góc rồi cho chủ thể đứng vào, đó là 1 cách cực kỳ sáng tạo để tạo ra bố cục tam giác, hướng cho mắt người xem phải tập trung vào chủ thể ngay lập tức. Về kinh nghiệp thực tiễn, một số ít các tài liệu nói rằng, làm như vậy, khi chụp cho các diễn viên hay nhân vật nổi tiếng, họ sẽ có cảm giác ngột ngạt, không thể kiêu căng và buộc phải chiu sự điều khiển của nhiếp ảnh gia là Irving Penn. Đối với chủ thể là những người bình thượng, góc hẹp đó giúp họ cảm thấy an toàn và tự tin hơn trước ống kính máy ảnh. Đây là 1 số ảnh "góc hẹp"
http://thenowandthen.files.wordpress.com/2009/10/irving-penn-corner-period.jpg
http://9.media.tumblr.com/aHyNHMV3lfevwngawlTCld0Do1_400.jpg
Về nghệ thuật, nếu các bác google các tác phẩm của Irving Penn, chắc chắn sẽ thấy sự tỉ mỉ trong sắp đặt và bố cục. Các bức ảnh đều có cảm giác nhẹ nhàng, dịu dàng, tinh tế và rất KHÔNG đanh đá.
http://thenowandthen.files.wordpress.com/2009/10/irving-penn-girl-behind-bottle-1949.jpg
Phần 3: Richard Avedon - Người đặt nền móng cho thời trang Hoa Kỳ.
James Duong
20-12-2009, 04:50 PM
Phần 3: Richard Avedon - Người đặt nền móng cho thời trang Hoa Kỳ.
- Richard Avedon - Hoa Kỳ
Sinh ngày 15 tháng 5 năm 1923, mất ngày mùng 1 tháng 10 năm 2004, Avedon có lẽ đã quá nổi tiếng với ngành thời trang thế giới nói chung. Bản thân JD từ trước đã từng được xem rất nhiều ảnh của ông. Có lẽ đây là nhiếp ảnh gia để lại cho JD nhiều ấn tượng mạnh mẽ nhất. Thông thường, nhà thiết kế thời trang là người làm nên bộ mặt của nền thời trang, nhưng Avedon còn tạo được ảnh hưởng hơn thế nhiều trên tư cách người tạo ra hình ảnh (image maker).
Avedon đến với nhiếp ảnh trên cương vị 1 người chụp ảnh thẻ cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và sau đó đã được 1 giám đốc nghệ thuật của tạp chí thời trang Harper Bazaar phát hiện ra. Năm 1966, Avedon rời Bazaar và chuyển sang cộng tác cho tạp chí thời trang số 1 lúc bấy giờ là Vogue.
Nhắc đến Avedon, chúng ta phải nghĩ ngay tới chuyển động. Avedon mang đến 1 phong cách đột phá vào lúc đó bằng cách mang đến sự uyển chuyển, không khí sinh động vào mỗi bức ảnh. Đối với ông, người mẫu không còn là cái giá treo quần áo thông thường mà là một thành tố quan trọng gây nổi bật sức mạnh của thời trang.
Cá nhân JD sau khi xem cuốn sách portfolio của Avedon cảm thấy xúc động rất mạnh với từng tác phẩm của ông, như bị lôi cuốn toàn bộ tâm trí và cảm xúc vào đó, sự phiêu lãng, và sức mạnh như hòa vào làm một. Có lẽ nhiều người không biết nhưng Avedon chính là người đầu tiên mang đến ánh sáng ven (làm ven tóc hay ven quần áo).
http://aisaacademy.files.wordpress.com/2009/11/richard_avedon_dior_1955.jpg
http://theruffian.files.wordpress.com/2009/01/richard_avedon_ci.jpg
http://whatconsumesme.com/wp-content/plugins/wp-o-matic/cache/e1412_39302e1cf563daa5d443604ec07c25aabfc6d501_m.j pg
http://www.egodesign.ca/_files/articles/blocks/5371_avedon8.jpg
http://theinvisibleagent.files.wordpress.com/2009/05/avedon-richard-carmen1.jpg
http://img.photobucket.com/albums/v492/solenoid/blog/RichardAvedonSuzyParkerandRobinTatt.jpg
Cũng vì quá hâm mộ Richard Avedon, JD đã cố gắng làm 1 bộ ảnh theo phong cách của ông
http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=52221
Phần 4: Helmut Newton - Đột phá với sự quyến rũ
nicholas_sam
20-12-2009, 05:02 PM
Hay lắm cụ, tiếp đi thêm nhiều hình minh họa nữa thì tuyệt
James Duong
20-12-2009, 05:43 PM
Nick_Sam: mời các cụ bình loạn để con có thêm hứng hầu chuyện
Phần 4: Helmut Newton - Đột phá với sự quyến rũ
Helmut Newton - Đức
Sinh ngày 31 tháng 10 năm 1920 mất ngày 23 tháng 1 năm 2004 sau 1 tai nạn xe hơi tại Los Angeles, Helmut Newton để lại nhiều xót thương cho làng thời trang thế giới. Cùng với Irving Penn và Richard Avedon, Helmut Newton góp phần tạo ra bộ 3 nổi tiếng nhất trong giới nhiếp ảnh thời trang. Đây là bức ảnh duy nhất chụp cả 3 nghệ sĩ đại tài này.
Từ trái sang phải: Richard Avedon - Irving Penn - Helmut Newton
http://15.media.tumblr.com/tumblr_kr5u422vzq1qz8guyo1_500.jpg
Sinh ra tại nước Đức trong 1 gia đình cha là người Đức, mẹ là người Do Thái, đến năm 1936, cha của ông bị thu hồi công ty sản xuất cúc áo bởi chính quyền Phát xít. May mắn khi năm 1938, ông đã trốn sang được nước Mỹ. Với chút ít kinh nghiệm khi làm trợ lý cho 1 nhiếp ảnh gia ở Đức, ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh của mình trên mảnh đất mới sau khi trải qua rất nhiều nghề. Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 1956, ông mới kí được hợp đồng đầu tiên với British Vouge và trở lại châu Âu. Sau đó ông cũng hợp tác với Playboy. Quả thực các tác phẩm khỏa thân của ông rất ấn tượng khi ấy với lối trình bày phá cách và bố cục lạ mắt. Về ánh sáng, Helmut Newton rất thích ánh sáng gắt và bóng đổ.
http://www.ojodigital.com/foro/attachments/fotos-con-historia/9010d1188976806-fotos-con-historia-13-05-09-07-helmut-newton-naked-dressed-dressednudesg2.jpg
Chú ý người phụ nữ ngồi bên phải chính là vợ ông
http://www9.georgetown.edu/faculty/irvinem/CCT510/Newton-Self-Portrait-with-Wife-and-Models-VogueStudio-Paris-1981.jpg
http://www.my-nightstand.com/media/Guido%20Argentini.jpg
http://www.paulbenincasa.com/images/Standing%20Female%20nude%202.JPG
http://www.guyhepner.com/images/get/509x397/1588/helmut-newton-big-nudes-verina-big-nude.jpg
http://www.maverick-arts.com/images/M-040-1.jpg
1 điều rất thú vị là Helmut Newton khi khởi đầu sự nghiệp lững lẫy cũng bắt đầu y như các anh em vnphoto chúng ta. Bức ảnh đầu tiên ông chụp là tòa phát sóng Berlin rồi đến người thân, bạn bè, người yêu của ông. Trong 1 cuộc phỏng vấn, ông nói: "Thời gian hạnh phúc nhất của tôi là từ năm 1961 cho đến 1985 khi tôi làm việc cho French Vogue. Khi đó, chúng tôi không được trả 1 đồng nào nhưng họ cung cấp đầy đủ nhà cửa và đồ tiêu dùng. Chúng tôi bị giới hạn bởi số lượng phim nhưng không hề bị giới hạn bởi sự sáng tạo."
Ở Helmut Newton có rất nhiều đặc biệt. 1 nghệ sĩ lớn như ông nhưng chỉ có duy nhất 1 vợ, chung sống cả đời. Trước khi ông lấy vợ, ông đã nói với bà rằng: "Anh sẽ lấy em nhưng nhiếp ảnh là đam mê số 1 của cuộc đời anh." 1 điều đặc biệt nữa, nếu như ai đó muốn thuê Newton để chụp cho họ, họ phải cho ông xem ảnh của họ trước, nếu Newton thấy thích thì mới nhận chụp. - Ước gì mình được như ông ấy - :innocent:
Newton cũng là người đâu tiên mang ảnh thời trang ra khỏi studio. Ông không thích chụp thời trang trước tấm phông trắng, ông nói: "Ngừoi phụ nữ không sống trước tấm phông trắng, họ sống ở nhà, họ đi lên xe, họ đi ngoài đường. Tôi thích chụp họ trong khách sạn bên cạnh ánh sáng cửa sổ khác với studio và cách sắp đặt của phòng ngủ."
JD được xem 1 số video thấy Newton chụp thời trang bằng rangefinder :blink: Bố cục của Newton chắc phải đưa vào SGK nhiếp ảnh.
http://blogs.nyu.edu/blogs/em25/theportrait/kylie_bax_helmut_newton.jpg
http://images.amazon.com/images/P/1560251352.01._SCLZZZZZZZ_.jpg
http://fashionaspharmaceuticals.files.wordpress.com/2009/10/artwork_images_424236030_432375_helmut-newton1.jpg
http://www.digital-background.com/blog/images/nPoV_066_Newton.jpg
http://www.sauer-thompson.com/junkforcode/archives/NewtonFashion!.jpg
http://blog-static.excite.eu/it/blogs/istante/share/img/HELMUT%20NEWTON.JPG
http://www.cosmoworlds.com/Graphics/fashion/helmut_newton/helmut_newton-a_gun_for_hire.jpg
http://3.bp.blogspot.com/_AWH-9nLgrTs/SciXe8VxMBI/AAAAAAAAEcw/5wvGLQBqKBU/s400/CHANEL-Helmut+Newton-1984-2.jpg
Bức này JD cho là tuyệt tác
http://www.ftape.com/media/wp-content/uploads/2009/05/helmut-newton-01.jpg
Phần 5: Patrick Demarchelier - sự kết hợp hoàn hảo của Penn và Avedon
vietlh81
20-12-2009, 09:39 PM
Bài viết hay lắm bác ạ.
Cá nhân mình trước nay vẫn chỉ thích kỹ thuật (chắc do mình là dân kỹ thuật) nên cũng ít khi có cơ hội nghiên cứu về cái hồn của nhiếp ảnh. Nay đọc bài của bác cũng phải suy nghĩ lại.
Mình rất ấn tượng với loạt ảnh của Irving Penn và cách sáng tạo sử dụng 2 phông chéo nhau với phần bóng đổ rất cô đặc phía dưới, tạo ra cảm giác gò bó u ám.
Giữa bộ ảnh của bác và Avedon sự khác biệt lớn nhất chính là sức căng mà mình nghĩ nó là đỉnh điểm của cảm xúc.
Thôi ko lảm nhảm nữa, mời bác tiếp tục.
photoraper
20-12-2009, 09:50 PM
1 điều rất thú vị là Helmut Newton khi khởi đầu sự nghiệp lững lẫy cũng bắt đầu y như các anh em vnphoto chúng ta.
Câu này của bác quá ăn tiền. Cho em hỏi ngoài lề tí:
1. Trong 1 bộ ảnh thời trang, stylist với đạo diễn hình ảnh liệu có khác nhau? cụ thể, stylist làm gì, đạo diễn hình ảnh làm gì?
2. Em xem phim, thấy có giới thiệu Director of photography. Vậy ông director này làm đóng vai trò gì trong bộ phim mà cũng đưa ổng lên? Ổng chụp ảnh đoàn làm phim? các công đoạn? các diễn viên? chụp ảnh tư liệu?
Hay ổng với nhà quay phim, họa sĩ thiết kế cùng 1 bộ sậu, o bế bố cục khuôn hình?
PS: topic của bác rất hay. :cheers:
James Duong
20-12-2009, 11:28 PM
1 điều rất thú vị là Helmut Newton khi khởi đầu sự nghiệp lững lẫy cũng bắt đầu y như các anh em vnphoto chúng ta.
Câu này của bác quá ăn tiền. Cho em hỏi ngoài lề tí:
1. Trong 1 bộ ảnh thời trang, stylist với đạo diễn hình ảnh liệu có khác nhau? cụ thể, stylist làm gì, đạo diễn hình ảnh làm gì?
2. Em xem phim, thấy có giới thiệu Director of photography. Vậy ông director này làm đóng vai trò gì trong bộ phim mà cũng đưa ổng lên? Ổng chụp ảnh đoàn làm phim? các công đoạn? các diễn viên? chụp ảnh tư liệu?
Hay ổng với nhà quay phim, họa sĩ thiết kế cùng 1 bộ sậu, o bế bố cục khuôn hình?
PS: topic của bác rất hay. :cheers:
Em xin cố gắng trả lời câu hỏi của bác trong tầm hiểu biết của em. Stylist và Director of Photography khác hẳn nhau ạ. Em xin lấy ví dụ cụ thể:
Trong 1 bộ ảnh quảng cáo, dựa trên ý tưởng của Art Director (giám đốc nghệ thuật), stylist sẽ đi tìm người mẫu, tìm trang phục, phụ kiện, vân vân, để cố gắng kết hợp thể hiện đúng ý tưởng của Art Director khi kết hợp với Photographer.
Trong khi đó, Director of Photography làm 1 công việc hoàn toàn khác. Hình như vnphoto trc đây có topic về việc này. Trong các đoàn làm phim, họ nhiều khi lại chính là người quay phim. Trong việc sản xuất 1 chương trình ca nhạc họ là người chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh, ví dụ: album cover, billboard, vân vân.
Về chuyên môn, họ là người nắm về hình ảnh, ánh sáng, bố cục.
@viet81: cám ơn bác đã cho ý kiến.
TheAmateur
20-12-2009, 11:58 PM
JD... bài hay lắm, anh vẫn đang theo dõi ...
James Duong
21-12-2009, 12:10 AM
Phần 5: Patrick Demarchelier - sự kết hợp hoàn hảo của Penn và Avedon
http://www.newyorksocialdiary.com/partypictures/2005/05_04_05/images/sharapova/Patrick-Demarchelier.jpg
- Patrick Demarchelier - Pháp
Sinh ngày 21 tháng 8 năm 1943 tại Paris, Pháp, Patrick Demarchelier học cách chụp ảnh và tráng rửa phim sau khi được người cha dượng tặng cho 1 chiếc máy ảnh. Năm 1975, ông theo người bạn gái đến New York (sao ông nào cũng sang Mỹ mới thành danh nhỉ? :innocent:) và bắt đầu đến với nhiếp ảnh thời trang. 1 bước ngoặt trong sự nghiệp của ông là được làm phụ tá cho cha đẻ nhiếp ảnh phóng sự đương đại, 1 người mà các bác chụp phim và các bác chụp đời thường đều biết, Henri Cartier Bresson. Có lẽ cũng vì là người Pháp nên Patrick được HCB thu nạp ngay.
Cuối thập lỷ 70, bức ảnh của ông đều xuất hiện trên những tạp chí thời trang danh giá nhất như Vogue, Bazaar, Rolling Stones, vân vân. Năm 1989, ông trở thành nhiếp ảnh gia chính thức cho công nương Diana và là nhiếp ảnh gia ngoại quốc đầu tiên chính thức phục vụ cho Hoàng gia Anh.
JD không tìm được tài liệu nào nói về phong cách của ông. Tuy nhiên, sau khi xem hết các tác phẩm nổi bật của Patrick, khoang 50 bộ ảnh, JD nhận thấy có Avedon và có cả Penn ở trong đó.
Có sự chuyển động mãnh liệt của Avedon, có sự êm đềm tinh tế của Penn, và hơn thế nữa, Patrick Demarchelier đi xa hơn khi mang hơi thở của nhiếp ảnh hiện đại vào khi phối hợp màu sắc rất linh động thay vì chỉ chụp đen trắng. Ông cũng bắt đầu cho người mẫu diễn trong tứ thế nằm để tạo cảm giác mượt mà và mềm mại cho bộ ảnh.
http://www.modelinia.com/__wordpress__/wp-content/uploads/2009/05/christy-turlington-patrick-demarchelier-1990.jpg
http://2.bp.blogspot.com/_B6J6nGs6VwA/Sgwsjcx2JgI/AAAAAAAAVIY/d-voDf27WnM/s400/ID+editorial+by+Patrick+Demarchelier+2003.jpg
http://www.ionone.com/phdemarchad00.gif
http://www.fashiongrapher.com/wp-content/uploads/2009/06/1703_patrick-demarchelier_500.jpg
http://i.pbase.com/o2/50/833250/1/105227151.tgz0laqb.DSCF2873Pirellicalendar2005PBas e.jpg
http://xmages.net/out.php/i57245_bcbg1.jpg
http://3.bp.blogspot.com/_B6J6nGs6VwA/ShK6pGHOc6I/AAAAAAAAVVg/q4siINeL-iw/s400/Harpers+Bazaar+February+2002+by+Patrick+Demarcheli er.jpg
http://2.bp.blogspot.com/_Odu7eqW6gAY/SdnsM3KHP_I/AAAAAAAAGrs/cZuZovFxFWk/s400/Eva+Herzigova+for+BCBG+Max+Azria+by+Patrick+Demarc helier+01.JPG
http://i188.photobucket.com/albums/z67/designscene/EvaHerzigovaforBCBGMaxAzriabyPat-1.jpg
Xem 1 số video về ông và Helmut Newton, JD thấy Patrick Demarchelier cực kỳ lịch lãm, khác với vẻ lạnh lùng của Helmut Newton. Phải chăng vì 1 người là người Pháp, còn người kia là người Đức ?!?!?
Khi chia sẻ với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, ông nói: Nhiếp ảnh là khoảnh khắc, ta chỉ cần chưa đến nửa giây để bắt được khoảnh khắc đẹp nhất của người mẫu hay nhân vật. Để trở thành nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới, các bạn phải chụp, chụp thật nhiều. Nhiếp ảnh không phải là công việc từ 9h sáng cho đến 5h chiều. Nhiếp ảnh là 1 lối sống, nhiếp ảnh gia cũng như vận đông viên, anh cần phải vận động và tập luyện hàng ngày. Thời của tôi thì không có nhiều nhiếp ảnh gia thời trang nhưng ngày hôm nay có rất nhiều các tay máy cự phách vì vậy sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều.
Phần 6: Javier Vallhonrat - Đỉnh cao của màu sắc.
o v e r s e a s
21-12-2009, 12:21 AM
Em xin cố gắng trả lời câu hỏi của bác trong tầm hiểu biết của em. Stylist và Director of Photography khác hẳn nhau ạ. Em xin lấy ví dụ cụ thể:
Trong 1 bộ ảnh quảng cáo, dựa trên ý tưởng của Art Director (giám đốc nghệ thuật), stylist sẽ đi tìm người mẫu, tìm trang phục, phụ kiện, vân vân, để cố gắng kết hợp thể hiện đúng ý tưởng của Art Director khi kết hợp với Photographer.
Trong khi đó, Director of Photography làm 1 công việc hoàn toàn khác. Hình như vnphoto trc đây có topic về việc này. Trong các đoàn làm phim, họ nhiều khi lại chính là người quay phim. Trong việc sản xuất 1 chương trình ca nhạc họ là người chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh, ví dụ: album cover, billboard, vân vân.
Về chuyên môn, họ là người nắm về hình ảnh, ánh sáng, bố cục.
@viet81: cám ơn bác đã cho ý kiến.
Trong các đoàn làm phim thì Director of Photography chịu trách nhiệm về Cinematography tức là cách bố cục khung hình ra sao, ánh sáng như thế nào để film đẹp nhất về mặt hình ảnh. Director of Photography có tầm quan trọng thực tế ngang với đạo diễn chính nhưng ít được nói đến hơn. Ở Việtnam, DoP thường phát triển từ nhà quay film có nhiều kinh nghiệm nhưng ở Mĩ hay nhiều nới trên thế giới thì đây là hai người độc lập. Mình xem film toàn chú ý tên các bác Cinematographer.
James Duong
21-12-2009, 02:06 AM
Phần 6: Javier Vallhonrat - Đỉnh cao của màu sắc.
Nhiếp ảnh quả thật là diệu kỳ khi nó chuyên trở mọi giá trị vượt không gian và thời gian. Từ Irving Penn của Hoa Kỳ từ những thập kỷ 50 đến với Newton của Đức, Demarchelier của Pháp, JD xin giới thiệu về 1 nhiếp ảnh gia thời trang đương đại người Tây Ban Nha - Javier Vallhonrat.
Sinh năm 1953 tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, sau khi tốt nghiệp bằng đại học nghệ thuật truyền thống tại trường Đại học Madrid, Vallhonrat đã ngay lập tức tạo được tiếng vang với các tác phẩm của ông.
Khi JD lần đầu tiên xem portfolio của ông, JD cảm thấy bị mê hoặc hoàn toàn bởi màu sắc và ánh sáng. Cùng với Richard Avedon, Javier Vallhonrat là thần tượng của JD. Khác hoàn toàn với các nhiếp ảnh gia khác, Javier không chụp chuyển động, không nhấn mạnh khoảnh khắc, không điên cuồng với bố cục nhưng sự phối hợp sử dụng không gian của ông là tuyệt diệu.
Đối với JD, hiện nay Javier Vallhonrat là nhiếp ảnh gia thời trang số 1 của thế giới. Không ai hơn được ông về khoản màu sắc và ánh sáng vào thời điểm này. Với các nhiếp ảnh gia khác, JD hoàn toàn có thể đọc được cách sử dụng đèn và ánh sáng, nhưng đối với các tác phẩm của Javier Vallhonrat, JD bó tay, không thể nhìn ra được cách sử dụng ánh sáng của ông. Chỉ có thể nhận thấy rằng, Vallhonrat dùng rất nhiều fill. Ông cũng rất hay để cho model nằm và hở ra 1 vài điểm khiêu gợi.
Ông nổi tiếng khắp toàn cầu và cộng tác cho tạp chí Vogue trên toàn thế giới từ Mỹ đến các nước châu Âu, thậm chí cả Châu Á như Nhật Bản.
Một điểm đặc biệt của Javier Vallhonrat là ông rất rất ít sử dụng phông trắng hay grey mà chủ yếu tự set up background dựa trên bố cục màu sắc. Nếu ta để ý kĩ thì sẽ thấy việc set up studio của ông cực kỳ công phu, tính thương mại qua đó được nâng cao lên mức tối đa. Các bạn sẽ thấy rõ điều đó qua 1 số ảnh sample sau đây.
http://davidperrystudio.com/blog/wp-content/uploads/2008/10/jv-flair_sissy_09.jpg
Đơn cử việc set up để chụp được ánh sáng như thế này cực kỳ khó, hè vừa rồi JD có cùng 1 số người bạn cố gắng set up kiểu ánh sáng này nhưng thất bại ê chề.
http://www.top-fashion-photographers.info/photos/javiervallhonrat8.jpg
Thoang thoảng có chất Irving Penn trong 2 bức sau
http://farm3.static.flickr.com/2026/2174201444_037399dccb.jpg
http://farm3.static.flickr.com/2101/2173478831_9dfe159cb9.jpg
http://cyanatrendland.com/wp-content/uploads/2008/11/javier-vallhonrat5.jpg
http://andrezapinheiro.files.wordpress.com/2009/07/javier-vallhonrat7.jpg
http://img86.imageshack.us/img86/7715/22ph6.jpg
http://cyanatrendland.com/wp-content/uploads/2009/08/javier-vallhonrat-fashion-photographer.jpg
http://3.bp.blogspot.com/_OAId1hHRP0M/SdYh3YKhIrI/AAAAAAAAAMA/XuY27oo0oEg/s400/JavierVallhonrat12.jpg
Dễ dàng nhận thấy Vallhonrat rất thích sử dụng bố cục chéo
http://blackshine.zoned.dk/blackshine/blk2/blk2-567-Luca_Gadjuf-VogueDE0304-ph_Javier_Vallhonrat.jpg
http://usemycomputer.com/indeximages/2006/February/bl4ck-00A-Caroline_Trentini-VogueDE0804-ph_Javier_Vallhonrat.JPG
http://19.media.tumblr.com/yX6zGzbltn2qwqiwvBb3uBaSo1_500.jpg
Đỉnh cao của bố cục màu sắc
http://3.bp.blogspot.com/_kiOqaFoR7Dw/SaMJHfBgS0I/AAAAAAAAAiw/1EewuG6EjHY/s400/Picture+3.png
James Duong
21-12-2009, 10:00 AM
Phần 7: Peter Lindbergh - người kể chuyện lãng mạn
Peter Lindbergh - Đức
Sinh ngày 23 tháng 11 năm 1944 tại Ba Lan, Lindbergh học hội họa và sau đó bắt đầu đến với nhiếp ảnh vào năm 1971, khi ấy ông 27 tuổi, được coi là khá muộn so với các đồng nghiệp. Sau đó 7 năm, sự nghiệp của ông mới thực sự nở rộ khi ông đến Paris và tập trung vào nhiếp ảnh thời trang. Peter Lindbergh rất được tín nhiệm bởi các hãng thời trang cao cấp khi họ cần quảng cáo sản phẩm. Theo sự tìm hiểu của JD thì lý do khá đơn giản: Peter Lindbergh luôn tìm cách kể chuyện trong từng bộ ảnh, mỗi bức ảnh có nhiều lớp nội dung và chúng luôn mang hơi hướng lãng mạn.
Ngoài ra, ông được biết đến là một trong những nhiếp ảnh gia hiện đại chụp đen trắng tốt nhất. JD nghĩ với phong cách photojournalism nhiếp ảnh thời trang, đen trắng luôn tạo cảm giác cô đọng hơn nhiều. Cụ thể là rất nhiều các bức ảnh photojournalism là đen trắng, khi ấy người xem sẽ không bị mất tập trung bởi bố cục màu mà chỉ chú tâm vào nôi dung của bức ảnh.
Ngoài ra, một điểm khác biệt nữa của Peter Lindbergh là ông chỉ muốn người mẫu được hóa trang 1 cách đơn giản nhất.
http://i277.photobucket.com/albums/kk48/magdagie/AdrienBrodyAsiaArgentoPeterLindb-1.jpg
http://i277.photobucket.com/albums/kk48/magdagie/AdrienBrodyAsiaArgentoPeterLindb-2.jpg
http://i277.photobucket.com/albums/kk48/magdagie/AdrienBrodyAsiaArgentoPeterLindb-3.jpg
http://i277.photobucket.com/albums/kk48/magdagie/AdrienBrodyAsiaArgentoPeterLindberg.jpg
http://claire.belliard.free.fr/claire_lindbergh/claire_lindbergh5/giflind/ASIA-ADRIEN60324-9A01.jpg
http://media.onsugar.com/files/upl1/23/236279/45_2008/blumen.jpg
http://i68.photobucket.com/albums/i37/beebeeep/peter%20lindbergh/d7b08314.jpg
http://blog.9.com.ua/pics/2006/04/photographers/Peter_Lindbergh/Peter_Lindbergh1_www.9.com.ua.jpg
nicholas_sam
22-12-2009, 09:17 PM
cụ làm nhanh quá, cháu đã kịp thấm đâu ạ! riêng trong này cháu cực thích Avedon, mỗi bức ảnh là một suối nguồn cảm xúc, mỗi lần xem là mỗi lần nó lại róc rách chảy trong người, khó chịu lắm ạ (cứ như dòm gái đẹp cụ nhở)
Newton thì ai mà bị chứng mất ngủ cháu khuyên đừng xem ảnh của cụ này, ảnh cụ này dành cho ai thích suy nghĩ, tấm nào xem xong cháu cũng thấy 1 câu hỏi tổ chảng trong đó. Nhưng tìm lời đáp thì không dễ chút nào, bởi nó đẹp mà quyến rũ tới ghê gớm.
Xem xong ảnh Javier thì như trở về tuổi mẫu giáo bắt đầu học xanh đỏ tím vàng, nó đơn giản tới lộng lẫy chết người. Cực cực thích cách sử dụng màu sắc của cụ này.
Hôm nào rỗi cụ lên luôn cả mấy cụ bên ảnh báo chí nhé
kienmm
22-12-2009, 11:06 PM
Cám ơn các bài tổng hợp của bác James Duong, em đang chờ học thêm ạ.
vietmoment
22-12-2009, 11:59 PM
Em thích mấY cái backgrounds ở biển của bác JaVier :cheers:
ja_nguyen
23-12-2009, 01:27 AM
Cám ơn bác! Bài viết rất hay. Em đang chờ để được đọc tiếp đây ạ. Thanks
khanhfat
28-12-2009, 09:42 PM
thread rất bổ ích.. giờ thì google thêm tên của các bậc thầy để học hỏi thêm rồi:D
cám ơn bác JD, bài viết quá hay và tâm huyết.
Chỉ có điều sao thấy xa vời quá...mấy tấm hình thế này cảm giác nó cứ như ở đâu đó tới mà mình không tài nào vươn lên được
Em chỉ chụp chơi và cũng mới bắt đầu, có lẽ chẳng bao giờ chụp thời trang trừ khi có vài trận "động đất" trong cuộc đời. Tuy vậy "mê" tóp này của bác quá. Spam chút và chờ những bài tiếp.
P/s: Có vài ảnh trên Photobucket lỗi rồi mong bác up lại. Cám ơn bác chia sẻ.
LeNguyen110393
31-12-2009, 08:51 AM
bài bác viết hay quá , em đang chờ bác post tiếp đây .
Canhdong_battan
31-12-2009, 12:23 PM
Phong cách của Irving Penn, màu sắc của Javier - Tất cả thật tuyệt diệu
Cảm ơn bài viết của bác JD, rất hay và bổ ích
Em đang ghiền ngẫm nó đây ạ
tayngang
01-01-2010, 11:55 PM
Đây là những đỉnh cao mà mọi người cầm máy đều muốn vươn tới, dù biết mình chẳng thể nào đạt được đẳng cấp như thế nhưng đọc và xem ảnh vẫn thấy sướng. Cảm ơn bác chủ đã chia sẻ.
James Duong
02-01-2010, 12:03 AM
Cám ơn các bác đã theo dõi và ủng hộ. Thực ra khi xem về những người này thì chúng ta không nhất thiết phải mong mỏi được như họ. Thay vì tiếp cận với thái độ như vậy, chúng ta nên tìm hiểu kỹ về Nghệ Thuật của từng người để có thể nâng cao trình độ và tay nghề.
Em xin tiếp tục phần 8: David Lachapelle - Quái dị
Cám ơn các bác đã theo dõi và ủng hộ. Thực ra khi xem về những người này thì chúng ta không nhất thiết phải mong mỏi được như họ. Thay vì tiếp cận với thái độ như vậy, chúng ta nên tìm hiểu kỹ về Nghệ Thuật của từng người để có thể nâng cao trình độ và tay nghề.
Em xin tiếp tục phần 8: David Lachapelle - Quái dị
xin bác tiếp tục đi ạ, :detective::detective: không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại
Canhdong_battan
08-01-2010, 02:03 PM
Tiếp đi bác Dương ơi
Em đang mong chờ bài viết của bác lắm
buomVang
08-01-2010, 02:16 PM
Cám ơn anh James Duong đã chịu khó dịch và biên soạn. Bài viết rất hay :)
James Duong
08-01-2010, 03:18 PM
cám ơn các bác đã ủng hộ, em vẫn đang tìm đọc và tìm thêm ảnh để xem và sẽ viết trong thời gian ngắn nhất.
Nếu có thể, mong các bác phát biểu cảm nhận về các nhiếp ảnh gia này. Em muốn biết cảm nhận của những người xem khác vì mỗi người có 1 cảm nhận khác nhau.
em xin đu theo bác, viết một vài cãm nhận rất riêng về những master này mặc dù em không đi sâu vào ảnh thời trang lắm.
Đầu tiên là về Peter Lindbergh vì em cảm thấy cách chụp hình của ông rất gần gũi với đời thường. Mặc dù sự gần gũi này cũng gói gọn trong khuôn khổ ảnh thời trang, ảnh sắp đặt. Điều đặc biệt ở đây là cãm xúc trong những bức ảnh, nó là những cảm xúc đời thường và ít cường điệu hơn nhiều so với nhiều hình thời trang em đã từng thấy (một là những kiểu diễn tả cảm xúc thái quá như há miệng, phồng mồm, hoặc là không bộc lộ cảm giác gì mấy, mặt mũi theo kiểu "elegant" hay "cool" hay là "ngầu").
Xem hình của Peter Lindbergh, em thấy bớt sự "thần thánh thái quá" con người, thần thánh thái quá người mẫu theo kiểu vô cảm hay cảm xúc ở trên trời mà ngược lại, nó rất cuộc sống. Cái khó nó nằm ở chỗ này. Chụp thời trang sao cho nó ra cuộc sống mà vẫn còn đọng lại vẻ đẹp của bộ quần áo theo em nghĩ sẽ khó hơn nhiều chuyện chụp người mẫu cứng ngắc người uốn éo, mặt biểu cảm theo 36 thế.
Đương nhiên thời trang vẫn là thời trang, cái cuối cùng nó vẫn là thời trang. Bức ảnh hiện lên theo một cách nào đó vẫn là "diễn", người diễn viên cầm tượng OSCAR đứng trước máy quay vẫn là diễn. Vậy cảm xúc mà mình nhìn thấy có thật không? Ai mà biết được nó có thật hay không. Nhưng cái quan trọng hơn là người xem có cảm thấy nó thật hay không...
Em biết được một điều nếu người mẫu, người diễn viên cảm thấy như thế, thì mình dễ cảm thấy cảm xúc đó hơn khi coi hình của họ. Và những cảm xúc này có lẽ chỉ được bộc lộ trong vài khoảnh khắc của buổi chụp hình, và người chụp hình phải rất tinh tế nhận ra được cảm xúc trong vài giây phút ngắn ngủi.
Và rất nhiều hình của Peter Lindbergh em cảm thấy nó thật, hay dễ nghĩ là thật hơn những tấm hình của các tác giả khác. Peter Lindbergh là một trong những người rất tài giỏi khi lột tả được điều này trong giới chụp ảnh thời trang.
Nhưng như em nói ở trên, ảnh thời trang là ảnh thương mại, nó mang mục đích thương mại, quảng bá vị vậy ưu tiên số 1 vẫn là quần áo, và nếu có cách diễn nào đó làm nổi bộ quần áo, bóp, viết, v.v.. thì cách diễn đó sẽ được chọn. Với khẩu vị của riêng em, nếu em hiểu được một cảm xúc khi coi một tấm hình thời trang, em có thể nghĩ bộ quần áo là thật... cái người đang mặc quần áo là thật, chứ không phải người ... giời mặc cái bộ 90-60-90, 100-80-100 hay Photoshop đó.Tuy nhiên em chỉ đứng theo góc độ "thật", vốn chỉ là một phần của từ "đẹp" bao la rộng lớn và không có giới hạn.. Nhiều hình vẫn đẹp lạ lùng mà lại ít có yếu tố gần gũi.
Xoi chiếu lại bản thân, lúc đi chụp hình theo nhóm mà gặp "mẫu diễn tốt" là em cảm thấy rất ngại. Nếu gặp mẫu nào diễn ngượng ngạo là em lại rất mừng.
Cái này chỉ là cảm nhận riêng của em, em không có ý tranh luận hay bài xích gì đâu ạ :11:
Phần 7: Peter Lindbergh - người kể chuyện lãng mạn
Peter Lindbergh - Đức
Sinh ngày 23 tháng 11 năm 1944 tại Ba Lan, Lindbergh học hội họa và sau đó bắt đầu đến với nhiếp ảnh vào năm 1971, khi ấy ông 27 tuổi, được coi là khá muộn so với các đồng nghiệp. Sau đó 7 năm, sự nghiệp của ông mới thực sự nở rộ khi ông đến Paris và tập trung vào nhiếp ảnh thời trang. Peter Lindbergh rất được tín nhiệm bởi các hãng thời trang cao cấp khi họ cần quảng cáo sản phẩm. Theo sự tìm hiểu của JD thì lý do khá đơn giản: Peter Lindbergh luôn tìm cách kể chuyện trong từng bộ ảnh, mỗi bức ảnh có nhiều lớp nội dung và chúng luôn mang hơi hướng lãng mạn.
Ngoài ra, ông được biết đến là một trong những nhiếp ảnh gia hiện đại chụp đen trắng tốt nhất. JD nghĩ với phong cách photojournalism nhiếp ảnh thời trang, đen trắng luôn tạo cảm giác cô đọng hơn nhiều. Cụ thể là rất nhiều các bức ảnh photojournalism là đen trắng, khi ấy người xem sẽ không bị mất tập trung bởi bố cục màu mà chỉ chú tâm vào nôi dung của bức ảnh.
Ngoài ra, một điểm khác biệt nữa của Peter Lindbergh là ông chỉ muốn người mẫu được hóa trang 1 cách đơn giản nhất.
http://i277.photobucket.com/albums/kk48/magdagie/AdrienBrodyAsiaArgentoPeterLindb-1.jpg
em có search về Javier Vallhonrat thì thấy hình như ông đã học vẽ mỹ thuật tại trường bác JD nói. Có lẽ kiến thức đó đã bổi trợ cho Javier Vallhonrat mang lại những hiệu quả hình ảnh tuyệt vời cho những bức hình của mình.
Điểm đặc biệt nhất em thấy của Javier Vallhonrat là rất khó biết hướng ánh sáng của tấm hình. Giống như bác JD đã nói. Vùng ánh sáng cho cảm giác rất mịn tưởng chừng như không có biên, chi tiết cứ sáng lên như được vẽ vào chứ không phải do những nguồn sáng, phần giao thoa giữa sáng và tối chỉ vừa đủ cho việc nổi khối, nhưng lại cho rất ít dấu hiệu về nguồn sáng ở đâu và tính chất nguồn sáng. Không biết do Javier Vallhonrat dùng nhiều những hiệu ứng trong Photoshop hay ông thật sự tạo được những tấm hình như vậy khi set up.
Càng coi hình em càng cảm thấy bị thu hút, vì nó cứ bắt mình suy nghĩ về những nguồn sáng đó.
Còn một điểm nữa là những tấm hình của Javier Vallhonrat em coi thấy độ sắc nét của nó không phải quá bén ở rất nhiều vùng. Nó tạo cái gì đó mềm mại, mờ ảo.
Trên vnphoto.net em thấy có một bác làm những hiệu ứng Photoshop cho cảm giác về chi tiết nét mà không nét giống giông thế này là bác Vamp.
Ở một mặt khác Javier Vallhonrat ra hình có sự tương phản rất lớn, tuy nhiên chi tiết lại lên rất tốt mặc dù những chi tiết đó có khi lại không bén như em đã nói. Nó góp phần tạo ra hình khối cho tấm hình và quan trọng hơn là tạo độ "trong" cho tấm hình.
Trình em còi, còn rất nhiều điều của những tác giả này mà chưa khám phá hết. Có lẽ em sẽ giành nhiều thì giờ hơn để nghiên cứu Javier.
Phần 6: Javier Vallhonrat - Đỉnh cao của màu sắc.
Nhiếp ảnh quả thật là diệu kỳ khi nó chuyên trở mọi giá trị vượt không gian và thời gian. Từ Irving Penn của Hoa Kỳ từ những thập kỷ 50 đến với Newton của Đức, Demarchelier của Pháp, JD xin giới thiệu về 1 nhiếp ảnh gia thời trang đương đại người Tây Ban Nha - Javier Vallhonrat.
Sinh năm 1953 tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, sau khi tốt nghiệp bằng đại học nghệ thuật truyền thống tại trường Đại học Madrid, Vallhonrat đã ngay lập tức tạo được tiếng vang với các tác phẩm của ông.
Khác hoàn toàn với các nhiếp ảnh gia khác, Javier không chụp chuyển động, không nhấn mạnh khoảnh khắc, không điên cuồng với bố cục nhưng sự phối hợp sử dụng không gian của ông là tuyệt diệu.
http://davidperrystudio.com/blog/wp-content/uploads/2008/10/jv-flair_sissy_09.jpg
Em sẽ edit lại bản này, tiếp những cảm nhận về Master khác.
James Duong
13-01-2010, 04:09 AM
Cám ơn bác Slashcode đã cho cảm nhận rất hay. Nói về độ nét của ảnh thì vẫn đề độ nét của ảnh không nằm trong lúc chụp mà sẽ nằm ở phần hậu kỳ. Cảm nhận của bác là rất đúng vì Javier làm cho ảnh nét ở những đường viền và không hề nét ở những vùng không có viền (ví dụ như da thịt).
Phần 8: David Lachapelle
- Đỉnh cao của Quái dị
Sinh ngày 11 tháng 3 năm 1963 tại Connecticut, David học nhiếp ảnh tại North Carolina và New York. Ông chụp thời trang và quảng cáo theo phong cách Fine Art. Khi học, các sinh viên nhiếp ảnh thường hay so sánh nhiếp ảnh gia này với nhiếp ảnh gia kia nhưng không thể làm như vậy với David Lachapelle vì ông ta không những không giống bất cứ 1 ai mà còn khám phá ra 1 phong cách hoàn toàn mới mẻ.
Dù chụp thời trang và quảng cáo nhưng các tác phẩm của ông đều mang nặng ý niệm của Fine Art. Hơn thế nữa, chủ nghĩa siêu thực được nhấn mạnh trong từng tác phẩm. JD thấy Lachapelle là người xuất sắc nhất hòa quyện commercial photography vào cùng fine art photography.
Em xin giải thích qua loa về fine art photography. Fine Art Photography là 1 hình thức nghệ thuật nhiếp ảnh thể hiện và chuyên trở sự sáng tạo và ý tưởng trong hình ảnh của người cầm máy. Vì vậy, bất kể film hay digital, bất kể sự sáng tạo thể hiện trước khi chụp, trong khi chụp hay sau khi chụp, nếu bức ảnh sau cùng thể hiện được sự sáng tạo và ý tưởng của tác giả thì nó là fine art. Các bác đừng nghĩ cứ fine art là phải đẹp nhé. Ảnh fine art chỉ tập trung vào nội dung, thần thái không cần chú ý quá nhiều đến kĩ thuật, cho nên đừng bác nào vào phán ảnh ông này ông kia hơi cháy, hơi out, hơi soft nhé. Nghe cực thối.
Cũng vì chụp fashion theo phong cách fine art kèm chủ nghĩa siêu thực nên ảnh của David Lachapelle có nhiều lớp (layers) và mỗi chi tiết đều góp phần tạo nên ý nghĩa của từng bức ảnh. Ông hầu như không chụp đen trắng, JD cho rằng với việc chỉ chụp ảnh màu sẽ khiến cho các chiến dịch quảng cáo bắt mắt hơn.
http://lh4.ggpht.com/lilaliss/R7IkVjZv_GI/AAAAAAAABIY/9mIsaD4_kng/david_lachapelle_01.jpg
http://s3.amazonaws.com/data.tumblr.com/tumblr_kpav22uwFN1qa1y6go1_1280.jpg?AWSAccessKeyId =0RYTHV9YYQ4W5Q3HQMG2&Expires=1263416296&Signature=nyPbWUiNuT4c2MJVr1ctvOZliqU%3D
http://patrishka.files.wordpress.com/2008/07/david-lachapelle.jpg
http://ramboworld.files.wordpress.com/2007/09/foto_painting_david_lachapelle.jpg
http://lh6.ggpht.com/lilaliss/R7IkvDZv_VI/AAAAAAAABKQ/Osn6c7ps9jA/david_lachapelle_38.jpg
http://emz2687.files.wordpress.com/2007/11/artwork_images_424658918_249638_david-lachapelle.jpg
http://blog.planetpreterist.com/media/2/20090206-Jesus_with_Prostitute_Big.jpg
http://i136.photobucket.com/albums/q182/Kodakboi83/david_lachapelle.jpg
David Lachapelle chụp cho khoảng trên dưới 100 celebrities. Ông thường dùng ống góc rộng, kết hợp với flat lighting để chụp người, tạo ra những hiệu ứng rất quái dị. JD không thích ảnh của David Lachapelle lắm vì sự set up quá nhiều (cũng để thể hiện chủ nghĩa siêu tưởng) nhưng phải thừa nhận ông set up cực kỳ công phu và luôn chứa trong mình những dòng ý tưởng không bao giờ cạn kiệt. Bộ ảnh "Jesus is my home boy" cực hay, các bác có thể tìm thấy trên mạng.
Rất thích phong cách của David Lachapelle và Richard Avedon :)
Vẫn chưa thấy 1 photographer nữ nào trong này (chẳng hạn như Lillian bassman)
James Duong
13-01-2010, 03:45 PM
Rất thích phong cách của David Lachapelle và Richard Avedon :)
Nói thích thì dễ, tại sao thích mới khó
Vẫn chưa thấy 1 photographer nữ nào trong này (chẳng hạn như Lillian bassman)
đây không làm dịch vụ đâu mà nói cái giọng đòi hỏi nhé, thích đọc thì tự đi mà tìm. Dạo này vnphoto rất lắm thể loại kiều này.
buomVang
14-01-2010, 11:51 AM
Nói thích thì dễ, tại sao thích mới khó
Bác nói chuyện cứ như bố tướng !
Ngay cái chuyện bác nói vì sao thích là đã thấy chối tai rồi, tôi thích đơn giản là tôi nhìn, cảm nhận, và thích! Chấm than! Nếu thích mà còn phải vắt óc ra mà nghĩ xem vì sao mình thích, theo cái kiểu đào xới như bác thì thật là máy móc. Mọi thứ trong cuộc sống này đều mang tính tương đối, bây giờ bác thích vì các nguyên nhân A, B, C ... (chấp luôn tới Z), rồi sau này khi phong cách bác thay, tư duy bác đổi, A B C ... Z ko còn là những ưu tiên hàng đầu nữa (có thể @, #, $, % gọi là tầm cao mới hay là cảnh giới thì tùy) thì cái sự thích tức thời của bác nó cũng thay đổi??? Xin lỗi, nếu bác hỏi tôi thích như thế nào, tôi có thể trình bày, biểu lộ tình yêu nồng nàn của tôi với sự vật, nhưng vì sao thích thì tôi chịu, tôi ko hợp với kiểu thích đấy và tôi cũng chẳng lên án cách người khác thích vì tôi tôn trọng quyền cá nhân của mỗi con người.
Mong bác đừng dạy người khác cách thích trong "khuôn khổ" của bác
đây không làm dịch vụ đâu mà nói cái giọng đòi hỏi nhé, thích đọc thì tự đi mà tìm. Dạo này vnphoto rất lắm thể loại kiều này.
Tôi là người từng làm research thế nên khi gặp vấn đề quan tâm hay khúc mắc tôi luôn tự tìm hiểu và mày mò trước khi cất lời hỏi 1 ai đó. Trở lại vấn đề ở đây khi tôi nói rằng "Vẫn chưa thấy 1 photographer nữ nào trong này (chẳng hạn như Lillian bassman)". Xin lỗi, tôi đ*'o đòi hỏi bác! Nói toẹt ra là tôi đ*'o thèm đòi hỏi bác. Bác đọc thế nào rồi biên dịch thành "JD mày viết thêm về cái E F G này cho tao đọc đi" thì rõ ràng cái trình compiler của bác có vấn đề đấy ạ.
Xin lỗi tôi dùng từ đ*'o vì tôi cảm nhận cái văn hóa nói chuyện của bác nó chẳng ra cái thể thống cống rãnh gì và cái thể loại ngạo mạn như bác thì rất ư xứng đáng với cái từ đấy!
James Duong
16-01-2010, 12:12 AM
Em chã, mấy hôm anh bận nên chưa vào vnphoto, mãi sáng nay mới thấy em chã đang gào thét đòi ti mẹ. Anh mà đét đít bé thì thấy xấu hổ với tâm tư. Nên thôi, anh bố thí cho chã 3 điều để mà còn sớm biết đi.
1. Trong tranh luận hay xích mích, phải nắm vững chuyên môn, nếu không, càng gào thì càng lòi ra cái ngu dốt. Cực kỳ tai hại vì nó tự làm nhục mình.
2. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, phải hết sức giữ được sự bình tĩnh. Thằng mất bình tĩnh sẽ là thằng đau đớn, thể hiện sự thua cuộc.
3. Đừng quá nhút nhát, muốn văng bậy thì cứ văng. Nếu sợ văng ra mà bị ban nick thì thôi, súc miệng bằng nước rửa bát trước đi. Chữ "đ*'o" tượng trưng cho sự hèn nhát.
Đấy, hôm nay anh đét đít chã nhẹ nhàng vậy thôi, chóng mà lẫy đi nhé.
Phần 9: Ruven Afandor
@buomvang/Jun/Buom Den/Whatever: lịch sự chút để thể hiện mình có văn hóa đi bác :21:
@JD: bác ơi, từ lúc bác giới thiệu tới giờ em quăng hết sách vở, ngồi kiếm Javier Vallhonrat không.
Coi Javier Vallhonrat nhiều thấy mê quá. Hình ảnh huyền ảo mê hoặc, càng coi càng thấy chất "vẽ" ánh sáng thể hiện. Thật là đáng để bỏ thời gian nghiên cứu vì càng làm càng thấy hay.
Mong một lúc nào đó bác viết kỹ hơn về Vallhonrat vì được biết bác cũng tìm hiểu về Vallhonrat nhiều, hoặc bác có thể share những phân tích về set up để anh em học hỏi trao đổi được không ạ?
flyingmagician
18-01-2010, 02:07 PM
Mấy hôm nay em đang ngâm cứu quyển Hollywood Portraits, thấy rất chi là thích kiểu ánh sáng đèn rọi chụp với Large Format. Xưa nay em chỉ chơi ánh sáng tự nhiên nên về đèn đóm gần như là không biết gì. Bác JD viết thêm về cách sử dụng ánh sáng trong chụp ảnh thời trang của các bậc thầy thì tốt quá.
James Duong
19-01-2010, 01:17 AM
Hố hố hố, em chã bướm lại ga-to thế cơ nhỉ, tội quá cơ.
Anh lại tặng thêm cho 1 roi để mau nhớn nhé.
4. Gào thét càng chứng tỏ sự nhục nhã.:D Đi chứi nhau, cứ thằng nào gào thét khóc nhè y như thằng đấy ... hớ hớ. Mà hôm trước anh có xem cái ảnh bố cục tam giác tưởng tượng của chã mà thấy ... Ở đời, cứ thằng nào ngu si rồi hay sĩ diện, đến khi bị sỉ nhục thì sinh ra thế này đây, thôi, không nói nữa, nói nữa với chã chả hóa ra tự anh hạ thấp anh.
Bác Slashcode + Fly: em lại đang định đi mua quyển sách của Ruven, đang rẻ, thế để em tìm lại về Vallhonrat vậy. Các bác chịu khó đợi mấy hôm nhé. Em sẽ cố gắng cho thêm cái cách dùng đèn vì cái này em cũng thích nhất.
tuannguyen
19-01-2010, 01:24 PM
... "Nhiếp ảnh không phải là công việc từ 9h sáng cho đến 5h chiều. Nhiếp ảnh là 1 lối sống, nhiếp ảnh gia cũng như vận đông viên, anh cần phải vận động và tập luyện hàng ngày."...
tâm đắc câu nhắn gửi này
xem đi xem lại mấy ngày nay...
cá nhân em thì chẵng biết bình, và không thể xác định đc chọn ai làm tiêu chí... hi... đành gắng thẩm thấu mỗi ng một ít... nhưng vẫn nghiên về các ảnh màu
mong các bài tiếp cũa bác JD
James Duong
20-01-2010, 03:54 AM
Quay lại với Javier Vallhonrat và cách dùng ánh sáng của ông, JV xuất phát là 1 họa sĩ, ông học hội họa (painting) hồi đại học. Vì vậy, các tác phẩm của ông mang nặng hơi hướng của hội họa. Nếu các bác đứng từ xa rồi nhìn ảnh của JV thì thấy rất giống mấy bức tranh sơn dầu. Em nghĩ điều đó làm cho ảnh của ông khác biệt và nổi bật. Ngay cả việc sử dụng background và hậu kỳ của ông cũng cho thấy rõ điều đó. Ví dụ như bức ảnh này:
http://farm5.static.flickr.com/4066/4288770548_44da4d08ca_o.jpg
Lại nói về cách dùng ánh sáng của ông, em thấy có sự đa dạng, hot light, natural light, nhưng nhiều nhất là softbox, softbox cực to là đằng khác để cho ánh sáng mịn và mềm mại nhất. Ngoài ra, trong nhiều ảnh, em có cảm giác ông dùng nhiều miếng fill (có thể là bảng trắng to) để đẩy thêm ánh sáng nhẹ, che bớt shadow.
Cái này thì em chắc đến 90% dùng hot light (continuous light)
http://farm3.static.flickr.com/2700/4288029285_610d2a0fcc_o.jpg
Một số ảnh khác với các set up khác nhau
http://farm5.static.flickr.com/4005/4288029247_5235425d7f_o.jpg
http://farm3.static.flickr.com/2761/4288029317_1ff44ca05c_o.jpg
http://farm3.static.flickr.com/2637/4288770566_7aab127459_o.jpg
saohom
20-01-2010, 11:02 AM
Cám ơn JD đã chia sẻ, thấy mình ếch ngồi đáy giếng quá.Cho phép chép làm tài liệu nha bác. :11:
flyingmagician
20-01-2010, 11:31 AM
Thích cái bức đầu tiên quá
Quay lại với Javier Vallhonrat và cách dùng ánh sáng của ông, JV xuất phát là 1 họa sĩ, ông học hội họa (painting) hồi đại học. Vì vậy, các tác phẩm của ông mang nặng hơi hướng của hội họa. Nếu các bác đứng từ xa rồi nhìn ảnh của JV thì thấy rất giống mấy bức tranh sơn dầu. Em nghĩ điều đó làm cho ảnh của ông khác biệt và nổi bật. Ngay cả việc sử dụng background và hậu kỳ của ông cũng cho thấy rõ điều đó.
Lại nói về cách dùng ánh sáng của ông, em thấy có sự đa dạng, hot light, natural light, nhưng nhiều nhất là softbox, softbox cực to là đằng khác để cho ánh sáng mịn và mềm mại nhất. Ngoài ra, trong nhiều ảnh, em có cảm giác ông dùng nhiều miếng fill (có thể là bảng trắng to) để đẩy thêm ánh sáng nhẹ, che bớt shadow.
cám ơn bác JD đã dành thời gian tìm hiểu về Javier và đã cho những tìm hiểu sâu thêm rất bổ ích.
Lại nói về miếng fill như bác JD đã nhắc, qua tìm hiểu trên cái e-database trường em (hix), em có thấy một bài phỏng vấn, trong đó Javier có nói ông rất thích bounce, và đã tập bounce trên rất rất nhiều bề mặt, với nhiều loại màu, và độ trơn nhám. Thậm chí có những tâm hình ông dùng hai bề mặt để bounce, một bên màu xanh nước biển (blue), một bên màu vàng, và làm cho tấm hình có hai màu đó ở hai bên nhưng chính giữa khi ánh sáng vàng và xanh gặp nhau (subject) lại có màu trắng trung tính do ánh sáng được cộng lại :13::13::13:-> :24: quá khủng
Điều này làm em suy nghĩ rất nhiều về sự khác biệt về hiệu ứng khi dùng softbox (ánh sáng tán nhưng không thay đổi góc quá lớn so với nguồn) và khi dùng miếng fill để bounce (thay đổi góc theo Fresnel). Em cảm thấy thật lạ lùng, khi thay vì dùng soft box, Javier lại dùng bounce. Mà trước giờ em chỉ thấy phần lớn mọi người dùng bounce khi không thể dùng softbox được. :chair::chair::chair: ---> đau đầu
Một số tài liệu khác về phát biểu của một số nhiếp ảnh gia chịu ảnh hưởng của Javier cho thấy ông dùng nhiều loại filter cho nguồn sáng của mình để quản lý màu. Đặc biệt là filter màu xanh nước biển (blue) nhiều người nhắc tới nhất. Nghe nói nó có hiệu ứng làm cho ánh sáng da như ánh kim như các bác đã thấy trên hình. Và đặc biệt là loại filter này có nguồn gốc từ Mỹ, nguồn gốc từ Châu Âu thì không mang lại hiệu ứng tương tự.
Em vẫn đang tìm hiểu coi cái này là Myth hay là thật, đặc biệt là vì chưa có điều kiện coi cuốn Autograms. Nghe nói cuốn đó là cuốn Javier ... tự sướng, nhưng nói rất nhiều về điều tuyệt vời trong ánh sáng và filter. Nó là một cuốn "cửu âm chân kinh chăng"?
Không biết thế nào nhưng cuốn đó hiếm quá, mà giá lại khá đắt.
Hix, mà tới giờ chắc em phải trách bác JD quá, vì bác ấy dắt lối đưa đường mà mấy ngày nay em cứ ăn JV, ngủ JV, uống Javier Vallhonrat rát cả mắt, chóng cả mặt....:3::24::24::24:
namhung
11-08-2010, 03:03 PM
Còn tiếp tục không bác JD ơi, cho anh em mở mang chút, cám ơn bác.
lâu quá mới đọc lại topic này. Đọc lại topic rồi lại ... mần Javier Vallhonrat.
Giờ mới cẩn thận coi lại mấy cái gel màu
kieukhoa
26-09-2010, 07:10 AM
giờ em mới theo dõi hết topic này và đọc rất rõ những bình luận của anh em, theo em JD có hơi ngạo mạn, hơi tự cao nhưng vì sao như vậy, xin thưa vì người ta có tài , có tài thì có quyền nếu ko có mà vỗ ngực xưng tên thì mới đáng ngại, nói thật em rất thích đọc bài của a"JD", trogn vnphoto dạo này hay có cái dụ " trâu cột ghét trâu ăn" nên làm xuống cấp chất lượng của diễn đàn, mong sao các bậc đàn a như JD, xichlo....có thể viết thêm những bài hay và có giá trị để các bậc đàn em như tụi em có thể học hỏi nhiều điều từ đó...cám ơn nhiều !
Benny_Phan
26-09-2010, 09:48 AM
CẢm ơn những thông tin rất bổ ích của a.. có up tiếp đi a
honzaplz
27-09-2010, 03:33 AM
Hay quá, xin mời các bác viết tiếp ạ. Cám ơn các bác
thanhducnguyen
30-09-2010, 08:55 PM
Mình thấy chụp fashion này khó quá, nào là phải có mẫu xinh, mẫu phải có tư thế và phong cách khác biệt, và nhất là quần áo phải thời trang. Chưa kể bác phó nhòm phải còng lưng ra mà canh để chộp lúc đúng tư thế.
Nhưng sao mà kỳ ghê, mình già rồi khi xem hình cứ nhìn mấy trái quít, cam. bưởi, dưa hấu không hà...
Nói cho dzui, các bạn đừng chấp. Bạn James Dương sưu tầm và khổ công dịch rất tốn công sức.
Mình ghé trang web của bạn JamesPhotoWorld.com xem hình rất đẹp.
Cám ơn Bạn nhiều...
Nguyễn Đức Thành
anhnga
10-08-2011, 12:21 AM
chuyện tại sao phải sang New York thì mới nổi tiếng là tại vì New York là thị trường lớn nhất (có rất nhiều tạp chí, công ty quảng cáo, v.v...) ở đây --> chỗ nào có nhiều tiền, chỗ đó thu hút được nhiều tài năng
em có đọc quyển History of Fashion Photography, xuất bản từ năm 1978, thấy cũng hay
1 số nhiếp ảnh gia nổi tiếng thời kì đầu (mọi người tự Google, vì em sẽ ko viết kĩ như anh James Dương):
Baron de Meyer
Edward Steichen
Man Ray
Cecil Beaton
hiện tại em thấy những người này thường xuyên trên báo (Vogue, Elle, v.v...) và quảng cáo (Prada, Gucci, LV, v.v...) lớn
Nick Knight
Ellen von Unwerth - nữ nhiếp ảnh gia
Annie Leibovitz - nổi tiếng về chụp chân dung
Craig McDean
Carter Smith
Sarah Moon
Steven Meisel
Steven Klein
Arthur Elgort
Mario Testino
Norma Jean Roy
Terry Richardson - chuyên chụp ảnh rất sexy mà ko pornographic
Juergen Teller - chuyên chụp quảng cáo cho Marc Jacobs
và còn nhiều người nữa kể ra ko hết nổi
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.