View Full Version : Chụp hình bị noise
zilli0n
03-08-2009, 11:54 PM
Các bác cho em hỏi.
Khi chụp hình bị noise là do các yếu tố nào???
Em biết để tránh , hi hi hi - em dùng Ca 450D
tranhuyhoang
04-08-2009, 12:16 AM
Đây là vài dòng suy nghĩ của em mấy bác có thấy lỗi gì thì vào sửa giúp em hen.
Theo em biết thì về noise là thế này:
Noise gây ra do lượng ánh sang khi chiếu cung cấp cho cảm biến không đủ. Một điểm ảnh cần phải có cần hấp thụ đủ một lượng phô tôn (hạt sóng anh sáng) tối thiểu để nó có thể phân biệt được được những tín hiệu của các điểm ảnh. Và khi lương photon cung cấp cho cảm biến thấp hơn ngưỡng này thì ở nơi đó cảm biến sẽ sinh ra một số tín hiệu không có thật (nhiễu) trên hình và chính những tín hiệu này gây ra noise trên tấm ảnh của bạn.
Thật ra theo mình thì độ nhạy sang Iso cũng gây ra một số nhiễu do nguyên nhân sau đây:
+ độ nhạy sang Iso giả lập lại độ nhạy sang Asa trên máy phim bằng cách giảm thời gian phơi sang của cảm biến nhưng vẫn di trì được độ sang trên hình. Do đó khi sử dụng chế độ này bạn tăng iso thì thời gian phơi sang của cảm biến sẽ bị rút ngắn do đó số lượng photon ánh sang để tạo nên tín hiệu bị ít đi dễ gây ra nhiễu hơn so với Iso thấp
+ ngoài nguyên nhân trên thì ảnh vẫn còn bị nhiễu do nguyên nhân khác là độ tương phản giữa vùng sang và vùng tối trong ảnh quá nhiều. (nghe qua mấy bạn có thể nghĩ là mình nhầm lẫn với dynamic range nhưng thật ra dynamic range là ảnh bị mất chi tiết do không bắt các chi tiết khác màu nhau trong ảnh chứ không phải là ảnh gây nhiễu để hiểu rõ thêm về dynamic range bạn nên tham khảo ở đây http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=11868.) còn ảnh tại vùng tương phản cao thì bị nhiễu với lý do rất đơn giản khi bạn dùng lấy nét tại một điểm nào đó trên phần nào đó của ảnh thì máy ảnh sẽ tối ưu các để cho vùng ảnh đó đủ sang và ít bị nhiêu trên hình. Và do đó các vùng có độ tương phản cao khác (tối) của bức ảnh do không được nằm trong vùng đo sang nên số lượng photon nhận vào không được đầy đủ và gây ra nhiễu trên bức ảnh. và đây là dẫn chứng của mình với hình ảnh của Nikon d300s (dạng dslr dành cho người sử dụng bán chuyên của Nikon)+ với iso 200 cảm biến trên đây rất lớn để có thể thu được các chi tiết của bức ảnh nhưng khi đo sang theo mình nghĩ ảnh đã đo sang nơi vùng sang nên những chi tiết của vùng tối như là trong các ngách cửa ở tòa nhà được lấy nét cũng như là ngách cửa phía tòa nhà mà tác giả đứng thực hiện ảnh này đã có hiện tượng nhiễu xuất hiện. http://chsvimg.nikon.com/products/im...g/pic_004b.jpg
Tóm gọn lại những lưu ý của mình để chụp bớt nhiễu lại là như sau:
+ Thứ nhất: bạn nên dùng Iso nhỏ nhất+ thời gian phơi sang dài để máy có thể lấy được nhiều photon nhất so với các chế độ Iso khác
+ Thứ hai: bạn nên chọn các vùng nào có lượng ánh sang hài hòa và đều ở tất cả các vùng (bằng cách bật histogram của máy ảnh): để có thể bắt được tối đa dãy dynamic range cũng như là hạn chế nhiễu tối đa.
thechinhcdt
04-08-2009, 12:16 AM
ISO cao thì noise thôi. 450D thì cứ set ISO từ 800 trở xuống là ok.
zilli0n
04-08-2009, 09:36 AM
Cảm ơn bác tranhuyhoang đã trả lời đầy đủ giúp em hiểu ra nhiều điều:
Noise sẽ phụ thuộc:
1- Độ nhậy, chất lượng của sensor: có website nào có chỉ dẫn về ISo max của dslr mà chụp không bị noise trong các tình huống chụp hình khác nhau không ạ. (đối với máy film thì ISo là cố địnhtheo film)
2- Tính chất sáng, tương phản của đối tượng chụp; món này làm sao để ước lượng và đo dc hả bác
3- Bác cho em hỏỉ thêm: phần mềm của máy chắc cũng ảnh hưởng, có cách nào cải tiến giảm noise qua phần mềm dc không ạ
3. Nhiều phần mềm khử noise lắm bác ạ, như Noise Ninja, Neat Image (plugin cho photoshop) hoặc dùng photosho thuần túy cũng đựợc ạ
tranhuyhoang
04-08-2009, 04:55 PM
Đối với các câu hỏi của bạn thì mình trả lời như sau (vấn đề này là theo suy nghĩ của mình các bác nào thấy mình nói sai nhắc mình mình cảm ơn nhiều):
Câu 1: Về vấn đề nhận diện về độ noise của các phong cảnh thì theo kiến thức mình biết thì mình chưa tìm ra được các bài viết tổng quát với các điều kiện ánh sáng khác nhau nhưng mình nghĩ cái này bạn có thể tìm được trên nhiều forum nước ngoài thường có bàn luận các máy khi chụp ảnh nguyên bản ở các điều kiện ánh sáng khác nhau rồi bạn tự rút ra kết luận (cái này hơi mất thời gian một ít). Về vấn đề ánh sang tương đối ổn định và đều thì bạn có thể xem các bài review trong www.dpreview.com
Câu 2: Về tính chất tương phản của ánh sáng thì bạn có thể tham khảo ở biểu đồ histogram trên http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=11868 trang sau và tránh những dạng biểu đồ như là figure 3 bởi vì độ tương phản của vùng sang và tối quá cao. Cũng như là bác có thể dùng filter như trong bài hướng dẫn sau đây để giảm độ tương phản của ảnh xuống http://sohoa.vnexpress.net/SH/Camera/2009/06/3B9B03E9/
Câu 3: Của bác là về phần mềm làm giảm bớt noise đi. Theo em biết thì cơ chế của phần mêm loại này là tìm trong ảnh xem có các vùng có các pixel có độ tương phản / màu sắc khác các pixel xung quanh để xóa các điểm ảnh dạng này.Do đó một số chi tiết có độ tương phản trong ảnh đôi lúc cũng bị chương trình nhận nhằm là noise làm cho những vùng này bị xóa đi do đó bạn chỉ nên sử dụng chương trình này khi nào cần thiết và hạn chế noise ở mức thấp nhất khi bạn dùng máy ảnh để chụp hình từ các mẹo vặt mình đưa ở ví dụ trên. Do thuật toán của các hang khác nhau độ xóa noise cũng như là chi tiết trong ảnh khi xóa noise của các hãng cũng khác nhau. Đây là 2 ảnh với ảnh đầu thì noise rất cao do em dùng chương trình chỉnh sửa ảnh làm tăng độ sang của vùng ảnh lên mục đích để làm cho nhiều điểm ảnh dang như dạng noise xuất hiện trong hình (do đây chỉ là thuật toán để dùng tăng độ sang cho ảnh chứ không phải là có được từ hình chụp ban đầu do đó nó sẽ tạo ra trên hình của bạn nhiều điểm ảnh giống noise hơn ) cho bác dễ so sánh. Em dùng noise ninja để làm cho bớt noise của hình. Do đây là ảnh thử nghiệm em chụp rất xấu mong bác đừng chê ^^
Trước khi xóa noise:
http://i124.photobucket.com/albums/p30/tranhuyhoang/before_test.jpg
Sau khi xóa noise:
http://i124.photobucket.com/albums/p30/tranhuyhoang/after_test.jpg
Để bạn dễ phân biệt được hiệu quả của chương trình bạn hãy nhìn lên góc trái của ảnh của 2 ảnh để nhận thấy độ xóa noise tuyệt vời mà nó mang lại. Đồng nghĩa với việc xóa noise tuyệt vời đó bạn hãy xem lại một số chi tiết của ảnh bị mất nằm ở góc trái phía dưới của ảnh.
Kết luận bài viết của em:
Thứ nhất : bác nên dùng máy kèm theo chức năng histogram
Thứ hai: bác có thể dùng thêm filter nếu độ tương phản trong ảnh quá cao mà bắt buộc bác phải chụp lại ảnh này
Thứ ba: chương trình dùng để hạn chế noise có ưu cũng như nhược điểm của nó bác nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Chúc bác chụp được nhiều ảnh đẹp
zilli0n
04-08-2009, 08:36 PM
Cảm ơn các bác nhiều lắm, em đi tập bắn tiếp đây
tranhuyhoang
04-08-2009, 08:43 PM
không có chi đâu đồng chí trên diễn đàn hết mà :)...... mình cũng thường lên trên này học hỏi kinh nghiệm mà ^^....
viethai
04-08-2009, 08:43 PM
Theo mình thì noise vẫn thích hơn là sau khi đã bị khử.
tranhuyhoang
04-08-2009, 08:47 PM
Cảm ơn lời khuyên của bạn Hải :) khi nào mình in hình ra thì mới xài cái này. Còn khi để trên máy tính thì mình cũng hay để nguyên xi lắm.
svgia
05-08-2009, 12:39 AM
Em thường khử noise bằng phần mềm chuyển file RAW đi kèm máy, có lẽ nó là tối ưu vì được hãng phát triển đồng bộ.
coolpix8700
05-08-2009, 08:08 AM
Các phần mềm tốt thì cẩn thận hơn, dùng các thuật toán phức tạp hơn sẽ đỡ hơn nhưng khử noise bằng phần mềm nào thì cũng dẫn đến loại bỏ các chi tiêt nhỏ của ảnh làm ảnh "dẹt" dần. Hiện tượng mất chi tiết với khử noise bị nặng hơn sharpen nhiều. Tốt nhất nên chụp ở mức độ noise mà máy ảnh chấp nhận được, chỉ khi nào cần ảnh mới phải chụp ở ISO cao hơn bình thường.
Còn ISO trên máy số không hoàn toàn giống phim, mặc dù giá trị tuyệt đối trùng với phim và thực chất các ISO cao hơn giá trị thấp nhất đơn giản chỉ là các tỷ số khuếch đại tín hiệu thu được từ sensor. Trong 1 điều kiện chụp và thời gian phơi sáng (tất nhiên cùng độ mở của lens) thì có đặt ISO bao nhiêu đi nữa thì các phần tử cảm biến trong sensor cũng chỉ nhận được 1 lượng ánh sáng như nhau, mạch điện sau sensor sẽ khuếch đại lên theo ISO được đặt. Ánh sáng yếu phải sử dụng ISO cao, thời gian phơi sáng càng lâu tỷ số tín hiệu do photon ánh sáng tạo lên/tín hiệu do giao động nhiệt càng thấp và giao động nhiệt của thành phần bán dẫn trong sensor càng được khuếch đại cao vả thể hiện ra thành ảnh làm nhiễu càng nặng. Giao động nhiệt trong chất bán dẫn tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ, nhiệt độ sensor cao sẽ tạo nhiều nhiễu hơn nhiệt độ thấp.
Với sensor máy ảnh số thì không có khái niệm photon có ích/không có ích hay tốt/xấu mà chỉ có photon ánh sáng qua filter rơi vào điểm tiếp nhận ánh sáng của sensor tạo lên điện áp. Photon luôn chỉ là photon, chỉ có độ nhay của các phần tử cảm biến không đồng nhất với bước sóng khác nhau (màu ánh sáng), nhưng điều này đã có các filter mầu-thấu kính mini + điều chỉnh tự động độ nhạy trong máy lo rồi!
Ngược lại với hiện tượng trên người ta cũng không cần "rất nhiều" photon "chui" vào điểm tiếp nhận ánh sáng của sensor. Nếu nhiều photon vào điểm tiếp nhận giữa 2 lần quét đọc ảnh, nó sẽ bị bão hòa và lúc đó, có thêm photon được tiếp nhận nữa thì điện áp đã ở giá trị cực đại không thể tăng lên để đo số photon thành luminance. Trong ảnh giá trị này được ghi bằng +255. Nhiều điểm như vậy liền nhau trong ảnh được gọi là cháy!
tranhuyhoang
05-08-2009, 02:17 PM
Cảm ơn bác coolpix8700 nhiều. Bài của bác bổ sung về vấn đề giải thích hiện tượng noise rất nhiều.Bác nói chuyện rất dễ hiểu và dễ nghe. Mong có nhiều cơ hội trao đổi với bác hơn.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.