testdasi
21-07-2009, 10:49 PM
Trước giờ khi có ai hỏi về chụp xóa phông, câu trả lời cửa miệng là "mở khẩu tối đa để giảm DOF". Nhưng như thế chưa hẳn là đúng. Vấn đề ở đây là DOF là tính khu vực rõ nét trong khi xóa phông là khu vực bị mờ. Đồng ý là nằm ngoài DOF thì sẽ bị mờ nhưng mờ bao nhiêu thì DOF hoàn toàn không tính tới.
Ví dụ: ai cũng biết là phông càng xa mẫu bao nhiêu thì càng mờ bấy nhiêu, thế nhưng công thức tính DOF lại chỉ dùng khoảng cách từ mẫu tới máy chứ hoàn toàn không tính gì tới khoảng cách từ phông tới mẫu!
Một vấn đề khác với DOF là đối với PnS, ai dùng máy (nhất là dòng siêu zoom) đều biết là càng zoom vào (tiêu cự càng dài) thì phông càng mờ. Dưới đây là một số ảnh để kiểm chứng.
Tiêu cự tương đương 27mm full frame
http://i292.photobucket.com/albums/mm33/testdasi/Images/Test%20DOF/Fz2848mm27mm.jpg
Tiêu cự tương đương 163mm full frame
http://i292.photobucket.com/albums/mm33/testdasi/Images/Test%20DOF/FZ2829mm163mm.jpg
Tiêu cự tương đương 486mm full frame
http://i292.photobucket.com/albums/mm33/testdasi/Images/Test%20DOF/FZ28864mm486mm.jpg
Thế nhưng khi em tính DOF với máy Panasonic FZ28 thì DOF khác biệt hầu như không đáng kể để có thể gây nên khác biệt lớn như thế.
Do đó em tiếp tục tìm hiểu và cuối cùng đã có lời giải. Dựa vào giải thích ở đây (http://www.bobatkins.com/photography/technical/bokeh.html) và chương trình tính độ nhòe ở đây (http://www.bobatkins.com/photography/technical/bokeh_background_blur.html), em đã tính thử cho các tiêu cự khác nhau của máy Panasonic Fz28 và Panasonic G1/GH1 (với một số lens nhất định).
http://farm3.static.flickr.com/2024/3741977293_d77a4fe687.jpg (http://www.flickr.com/photos/testdasi/3741977293/)
Xem bảng với kích thước lớn hơn ở đây (http://www.flickr.com/photos/testdasi/3741977293/sizes/o/).
Giải thích:
Khoảng cách từ mẫu tới máy được điều chỉnh để có độ phóng đại tương đương (tức là kích thước của mẫu không đổi). Độ phóng đại ở đây là 0.051.
Focal length (mm): tiêu cự tính bằng mm
Equivalent FL (mm): tiêu cự tương đương full frame (cũng tính bằng mm)
f number: số f
Aperture size (mm): kích thước thật của khẩu đo bằng mm
Subject distance (m): khoảng cách từ mẫu tới máy
Front DOF (cm): DOF phía trước mẫu bằng cm
Back DOF (cm): DOF phía sau mẫu bằng cm
Total DOF (cm): Tổng DOF bằng cm
Blur 1m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 1 m
Blur 3m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 2 m
Blur 10m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 10 m
Blur 20m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 20 m
Blur Infinity (mm): độ nhòe nếu phông ở vô cực
Độ nhòe số càng lớn thì càng nhòe. Em có đánh màu cho dễ nhìn: tím < 0.05, xanh 0.05 - 0.1, cam: 0.3 - 0.5, xanh lá: 0.5 - 1, vàng: lớn hơn 1, trắng: những giá trị còn lại. Tham khảo ví dụ về giá trị độ mờ với ảnh hưởng tới phông ở đây (http://anonym.to?http://www.bobatkins.com/photography/technical/blurcalc6.jpg). Giá trị khoảng 0.3 trở lên cho phông khá mờ.
Dựa vào tính toán, ta có thể kết luận
Chỉ đơn giản dùng số f nhỏ nhất không nhất thiết sẽ xóa phông. Kích thước thật của khẩu (không phải số f) có ảnh hưởng nhiều hơn tới độ nhòe của phông. Tiêu cự càng dài thì cùng một số f, kích thước thật của khẩu sẽ càng lớn. Điều đó giải thích tại sao khi zoom vào thì phông bị nhòe.
Điều này cũng giải thích hiểu lầm thường gặp của nhiều người là mở khẩu lớn nhất có nghĩa là dùng số f nhỏ nhất có thể. Đối với xóa phông, mở khẩu lớn nhất là mở kích thước thật của khẩu mà kích thước thật của khẩu lớn nhất không nhất thiết là ở tiêu cự ngắn nhất (với ống zoom).
Khoảng cách từ máy tới mẫu cũng như từ mẫu tới phông cũng có ảnh hưởng tới độ nhòe của phông. Nếu ống A mờ hơn ống B khi phông ở gần không nhất thiết là khi phông ở xa điều tương tự cũng xảy ra (nhưng nếu kích thước thật của khẩu ống A lớn hơn ống B thì có thể khẳng định độ mờ ở vô cực của ống A sẽ nhiều hơn ống B)
PnS xóa phông kém hơn DSLR không phải (hoàn toàn) tại vì DOF dày hơn mà là vì ở cùng một khoảng cách tới mẫu, tiêu cự của DSLR dài hơn (vì crop factor nhỏ hơn). Nói cách khác, ở cùng 1 tiêu cự, độ phóng đại của DSLR nhỏ hơn (vì crop factor nhỏ hơn) nên có thể đứng gần mẫu hơn mà khoảng cách từ mẫu tới máy càng nhỏ thì phông càng nhòe.
Ví dụ: ai cũng biết là phông càng xa mẫu bao nhiêu thì càng mờ bấy nhiêu, thế nhưng công thức tính DOF lại chỉ dùng khoảng cách từ mẫu tới máy chứ hoàn toàn không tính gì tới khoảng cách từ phông tới mẫu!
Một vấn đề khác với DOF là đối với PnS, ai dùng máy (nhất là dòng siêu zoom) đều biết là càng zoom vào (tiêu cự càng dài) thì phông càng mờ. Dưới đây là một số ảnh để kiểm chứng.
Tiêu cự tương đương 27mm full frame
http://i292.photobucket.com/albums/mm33/testdasi/Images/Test%20DOF/Fz2848mm27mm.jpg
Tiêu cự tương đương 163mm full frame
http://i292.photobucket.com/albums/mm33/testdasi/Images/Test%20DOF/FZ2829mm163mm.jpg
Tiêu cự tương đương 486mm full frame
http://i292.photobucket.com/albums/mm33/testdasi/Images/Test%20DOF/FZ28864mm486mm.jpg
Thế nhưng khi em tính DOF với máy Panasonic FZ28 thì DOF khác biệt hầu như không đáng kể để có thể gây nên khác biệt lớn như thế.
Do đó em tiếp tục tìm hiểu và cuối cùng đã có lời giải. Dựa vào giải thích ở đây (http://www.bobatkins.com/photography/technical/bokeh.html) và chương trình tính độ nhòe ở đây (http://www.bobatkins.com/photography/technical/bokeh_background_blur.html), em đã tính thử cho các tiêu cự khác nhau của máy Panasonic Fz28 và Panasonic G1/GH1 (với một số lens nhất định).
http://farm3.static.flickr.com/2024/3741977293_d77a4fe687.jpg (http://www.flickr.com/photos/testdasi/3741977293/)
Xem bảng với kích thước lớn hơn ở đây (http://www.flickr.com/photos/testdasi/3741977293/sizes/o/).
Giải thích:
Khoảng cách từ mẫu tới máy được điều chỉnh để có độ phóng đại tương đương (tức là kích thước của mẫu không đổi). Độ phóng đại ở đây là 0.051.
Focal length (mm): tiêu cự tính bằng mm
Equivalent FL (mm): tiêu cự tương đương full frame (cũng tính bằng mm)
f number: số f
Aperture size (mm): kích thước thật của khẩu đo bằng mm
Subject distance (m): khoảng cách từ mẫu tới máy
Front DOF (cm): DOF phía trước mẫu bằng cm
Back DOF (cm): DOF phía sau mẫu bằng cm
Total DOF (cm): Tổng DOF bằng cm
Blur 1m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 1 m
Blur 3m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 2 m
Blur 10m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 10 m
Blur 20m (mm): độ nhòe nếu phông cách mẫu 20 m
Blur Infinity (mm): độ nhòe nếu phông ở vô cực
Độ nhòe số càng lớn thì càng nhòe. Em có đánh màu cho dễ nhìn: tím < 0.05, xanh 0.05 - 0.1, cam: 0.3 - 0.5, xanh lá: 0.5 - 1, vàng: lớn hơn 1, trắng: những giá trị còn lại. Tham khảo ví dụ về giá trị độ mờ với ảnh hưởng tới phông ở đây (http://anonym.to?http://www.bobatkins.com/photography/technical/blurcalc6.jpg). Giá trị khoảng 0.3 trở lên cho phông khá mờ.
Dựa vào tính toán, ta có thể kết luận
Chỉ đơn giản dùng số f nhỏ nhất không nhất thiết sẽ xóa phông. Kích thước thật của khẩu (không phải số f) có ảnh hưởng nhiều hơn tới độ nhòe của phông. Tiêu cự càng dài thì cùng một số f, kích thước thật của khẩu sẽ càng lớn. Điều đó giải thích tại sao khi zoom vào thì phông bị nhòe.
Điều này cũng giải thích hiểu lầm thường gặp của nhiều người là mở khẩu lớn nhất có nghĩa là dùng số f nhỏ nhất có thể. Đối với xóa phông, mở khẩu lớn nhất là mở kích thước thật của khẩu mà kích thước thật của khẩu lớn nhất không nhất thiết là ở tiêu cự ngắn nhất (với ống zoom).
Khoảng cách từ máy tới mẫu cũng như từ mẫu tới phông cũng có ảnh hưởng tới độ nhòe của phông. Nếu ống A mờ hơn ống B khi phông ở gần không nhất thiết là khi phông ở xa điều tương tự cũng xảy ra (nhưng nếu kích thước thật của khẩu ống A lớn hơn ống B thì có thể khẳng định độ mờ ở vô cực của ống A sẽ nhiều hơn ống B)
PnS xóa phông kém hơn DSLR không phải (hoàn toàn) tại vì DOF dày hơn mà là vì ở cùng một khoảng cách tới mẫu, tiêu cự của DSLR dài hơn (vì crop factor nhỏ hơn). Nói cách khác, ở cùng 1 tiêu cự, độ phóng đại của DSLR nhỏ hơn (vì crop factor nhỏ hơn) nên có thể đứng gần mẫu hơn mà khoảng cách từ mẫu tới máy càng nhỏ thì phông càng nhòe.