PDA

View Full Version : Khẩu độ và tiêu cự



11002
16-05-2009, 07:45 PM
Có một mối liên quan chặc chẻ giữa tiêu cự và khẩu độ lớn nhất của 1 ống kính.
Theo đó đường kính lổ mở lớn nhất của các lá khẩu của 1 ống kính sẽ bằng tiêu cự chia cho khẩu độ lớn nhất.
Ví dụ:
- Lens 50mm f/1.4 sẽ có đường kính lổ mở lớn nhất của các lá khẩu sẽ là = 50mm/1.4 = 35.71428571mm.
- Lens 85mm f/1.4 sẽ có đường kính lổ mở lớn nhất của các lá khẩu sẽ là = 85mm/1.4 = 60.71428571mm.
- Lens 24mm f/1.4 sẽ có đường kính lổ mở lớn nhất của các lá khẩu sẽ là = 85mm/1.4 = 17.14285714mm.

Câu hỏi đặt ra là:
Các wide lens có tiêu cự ngắn hơn normal, tele lens rất nhiều, Thế tại sao ít wide lens có độ mở lớn khoảng f/1.2, f/1.0 trong khi normal, tele lens đã đạt được khẩu như thế?


Đơn cử: 50mm f/0.95, 85mm f/1.2, trong khi 35mm, 24mm chỉ đạt đến f/1.4

Có bác nào biết giải thích giúp em

Lukbanmai
16-05-2009, 08:53 PM
HÓc quá Bác T nhỉ, Em dỏng tai lên nghe các Bác "KHAI ĐAO"...

SFGmaster
16-05-2009, 09:23 PM
mấy lenses small focal length này thì barrel distortion sẽ lớn nên hạn chế bung khẩu to vì barrel distortion càng lớn khi càng xa primary optical axis. Nhưng em nghĩ đây không phải là lí do chính vì những fisheye lenses khẩu cũng không mở lớn.

11002
16-05-2009, 10:26 PM
mấy lenses small focal length này thì barrel distortion sẽ lớn nên hạn chế bung khẩu to vì barrel distortion càng lớn khi càng xa primary optical axis. Nhưng em nghĩ đây không phải là lí do chính vì những fisheye lenses khẩu cũng không mở lớn.

Bác có thể giải thích rõ hơn bằng tiếng Việt giúp em không ạ?

1. Canon 24mm f/1.4 và 24mm f/2.8 con nào ít méo hơn vậy bác?
http://www.photozone.de/canon-eos/152-canon-ef-24mm-f14-usm-l-test-report--review?start=1
http://www.photozone.de/canon-eos/153-canon-ef-24mm-f28-test-report--review?start=1

2. Canon 28mm f/1.8 và 28mm f/2.8 con nào ít méo hơn?
http://www.photozone.de/canon-eos/155-canon-ef-28mm-f18-usm-test-report--review?start=1
http://www.photozone.de/canon-eos/156-canon-ef-28mm-f28-test-report--review?start=1

Mà độ méo không phải là tiêu chuẩn ưu tiên hàng đầu (bắt buộc phải giải quyết triệt để) cho các OK góc rộng có độ mở lớn.
Em đang bị rối tung lên hết nè bác.

SFGmaster
16-05-2009, 10:53 PM
Xin lỗi bác em không có học optics bằng tiếng việt nên cũng không rành về thuật ngữ.

Bác so sánh không đúng rồi. Mấy cái lenses F nhỏ của bác đưa lên toàn lenses aspherial corrected nên distortion ít hơn những lens kia ạ.
Lens Aspherical corrected rất mắc do lens không có dạng hình tròn mà dạng parabol. Bác nào biết sản xuát lens thế nào sẽ biết là SX aspherical corrected lenses khó thế nào.

7 búa
16-05-2009, 11:34 PM
Theo đó đường kính lổ mở lớn nhất của các lá khẩu của 1 ống kính sẽ bằng tiêu cự chia cho khẩu độ lớn nhất.

Cái này phụ thuộc vào lens design, không phải lens nào cũng thế. Mấy lens wide bác kể trên là retro focus, nếu làm độ mở 1.0 thì lens rất rất lớn.

Sâu béo
16-05-2009, 11:36 PM
Mình nghĩ thế này, sensor hay film để tác dụng lên nó thì cái cần ở 1 điểm muốn nó lên thế nào dựa chủ yếu vào cường độ sáng. cái gọi là cường độ sáng khi đi qua 1 ống kính, phụ thuộc rất nhiều vào độ to (nghĩa đen nhé) của ống kính. ống càng to thì cường độ sáng thu thập được trên 1 đơn vị thời gian phơi sáng sẽ càng nhiều. ống càng bé thì càng ít. (nếu bác ko giỏi về quang học thì nói thế này cho dễ hiểu, giống như 1 dây dẫn bé thì chỉ cho đc dòng điện bé đi qua, dây dẫn to hơn cùng chất liệu thì chịu đc dòng điện cao hơn)

Khẩu độ và cửa chập để đảm bảo việc cường độ ánh sáng vào cảm biến (hoặc film) đúng với các thông số đc đặt ra làm chuẩn. Tuy nhiên bác chưa xét đến 1 vấn đề là ánh sáng đi vào trước khi đến lá khẩu. các lens wide để đảm bảo trường ảnh rộng của nó, gần như phải thiết kế thấu kính không được to (nếu to thì nó tròn lù lù và có khi ko tạo thành hệ thấu kính chính xác đc ^^)có nghĩa là các wide lens thường nhỏ (bác có thấy cái 35mm nào to hơn cái 500mm không). chính vì vậy cường độ sáng lúc vào cũng nhỏ. Chính việc đó làm cho độ lớn tối đa vòng khẩu độ của nó không thể to như các lens khác được. điều này dẫn đến lý do mà khẩu độ của nó thường không bằng 50 hay 85.

Nói đến đây chắc bác sẽ thắc mắc, tại sao tele lens có ống kính rất kinh hoàng, mà khẩu nó cũng ko bằng 50 hay 85. Đến đây em sẽ nói lại cái mà có lẽ bác đã tự giải thích cho mình về điều này, các tele lens thường quá dài so với 50 hay 85, do đó thất thoát ánh sáng khi đi trong ống là không nhỏ. Vì vậy cần đường kính vòng khẩu đủ lớn (ở cùng 1 độ mở với các ok khác) để đảm bảo cường độ ánh sáng. (tương tự với dòng điện, dây dẫn ngắn thì dẫn đến điện trở nhỏ, nhưng nhỏ quá thì điện ko đủ. Dây dẫn dài dẫn đến điện trở lớn và thất thoát dòng điện cũng lớn, dây dẫn vừa là tốt nhất :))

Toàn bộ phía trên là nói ngắn gọn nôm na theo logic giải thích các kiến thức vật lý em biết, nếu có gì ko đúng bác post lên tiếp để tìm cách cùng giải thích. Em cũng ko đọc sách nào, chỉ suy luận theo kiến thức em biết về quang học thôi bác ạ.

pandshot
16-05-2009, 11:50 PM
(tương tự với dòng điện, dây dẫn nhỏ thì dẫn đến điện trở nhỏ, dây dẫn lớn dẫn đến điện trở lớn và thất thoát dòng điện cũng lớn, dây dẫn vừa là tốt nhất :))

Toàn bộ phía trên là nói ngắn gọn nôm na theo logic giải thích các kiến thức vật lý em biết, nếu có gì ko đúng bác post lên tiếp để tìm cách cùng giải thích. Em cũng ko đọc sách nào, chỉ suy luận theo kiến thức em biết về quang học thôi bác ạ.
Phần dây dẵn bác nói ngược 180 độ rồi bác ơi
R=ρ x L/S
I=U/R

Sâu béo
17-05-2009, 12:03 AM
sorry, nhầm phần này, dài, ko phải to :D Cám ơn bạn nhé mình sẽ sửa lại ^^!
còn công thức cường độ trong này với ánh sáng ko tính = hiệu điện thế
phải tính = C.thức : I = q.t

rua bo
17-05-2009, 12:04 AM
Các bác " Cao thủ võ lâm " đâu rùi? Hãy vào đây giúp đỡ bác Toại, sẵn dịp cho e học hỏi luôn.

Mekong@oz
17-05-2009, 12:22 AM
Anh Toại làm mọi người phải vận não ha ;-)

Em nghĩ đơn giản: khẩu lớn cần gôm (hội tụ) ánh sáng nhiều -> cần diện tích ok rộng. Do vậy, với ống tầm xa, góc nhìn nhỏ (VOF) dễ gôm as hơn mà diện tích (và trọng lượng) ống kiếng không quá lớn, có thể mang, vác được ;-).

Dẫu là kỹ thuật ép, nén thủy tinh đã được nâng cao rất nhiều, nhưng, những giới hạn về quang học vẫn ... còn rất .. tốn kém..

Mong các bác chuyên về AS hoặc các bác bên khoa nhãn, sẽ có giải thích rõ hơn cho em cùng tham khảo với.

SFGmaster
17-05-2009, 12:29 AM
(tương tự với dòng điện, dây dẫn ngắn thì dẫn đến điện trở nhỏ, nhưng nhỏ quá thì điện ko đủ. Dây dẫn dài dẫn đến điện trở lớn và thất thoát dòng điện cũng lớn, dây dẫn vừa là tốt nhất :))



Trời! Dây dẫn thì cần quái gì có điện trở. Càng nhỏ càng tốt!!! Điện trở nằm ở thiết bị chứ dây dẫn có điện trở để nó nóng lên sưởi ấm nhà bác à?

rua bo
17-05-2009, 12:47 AM
Không phải nó sưởi ấm, mà là nó " nướng " nhà bác ra tro.

Sâu béo
17-05-2009, 01:20 AM
Trời! Dây dẫn thì cần quái gì có điện trở. Càng nhỏ càng tốt!!! Điện trở nằm ở thiết bị chứ dây dẫn có điện trở để nó nóng lên sưởi ấm nhà bác à?
Bác hoặc ko quan tâm đến việc này, hoặc học ko kĩ, cái này hồi cấp 3 cũng đã dạy rồi, làm gì có vật nào ko có điện trở hả bác ^^cũng giống như làm gì có ống kính nào cho 100% ánh sáng đi qua không thất thoát đâu :)

SFGmaster
17-05-2009, 01:45 AM
Bác hoặc ko quan tâm đến việc này, hoặc học ko kĩ, cái này hồi cấp 3 cũng đã dạy rồi, làm gì có vật nào ko có điện trở hả bác ^^cũng giống như làm gì có ống kính nào cho 100% ánh sáng đi qua không thất thoát đâu :)

Bác đọc kỹ post của bác, rồi đọc kỷ post của em giùm em nha.
Cám ơn bác!

Sâu béo
17-05-2009, 02:49 AM
thế bác nghĩ dây dẫn điện của nhà bác ko có điện trờ chăng @_@. đang tính điện trở dây dẫn gây thất thoát năng lượng điện - lấy ví dụ để hiểu giống như ống kính gây thất thoát cường độ ánh sáng. điều quan trọng là cần giảm bớt nó nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của ống kính, 1 ống tele mà bác làm ngắn choằn có 10cm/ cái như ống 50 liệu bác làm được không ?

repnak
17-05-2009, 03:07 AM
Trời! Dây dẫn thì cần quái gì có điện trở. Càng nhỏ càng tốt!!! Điện trở nằm ở thiết bị chứ dây dẫn có điện trở để nó nóng lên sưởi ấm nhà bác à?

em đố bác biết vì sao dây điện thường làm bằng đồng đấy....còn mấy cái khác em đang rỏng tai nghe các cao thr giải thích

SFGmaster
17-05-2009, 03:33 AM
Trời! Dây dẫn thì cần quái gì có điện trở. Càng nhỏ càng tốt!!! Điện trở nằm ở thiết bị chứ dây dẫn có điện trở để nó nóng lên sưởi ấm nhà bác à?

Cám ơn bác! Mong bác cố gắng đọc kỹ hơn lần sau.

great_eagle
17-05-2009, 03:36 AM
em đố bác biết vì sao dây điện thường làm bằng đồng đấy....còn mấy cái khác em đang rỏng tai nghe các cao thr giải thích

Thợ điện mà nghe bác đố vậy cũng núp luôn, bác nên nhớ nếu vàng mà rẻ thì dây điện sẽ = vàng đấy.

Từ 1 điềm trên sensor nối với 1 điểm trên cung của vòng khẩu, kéo thẳng ra thấu kính phải nằm trên mặt thấu kính. Nếu vòng khẩu lớn thì đường thẳng đó sẽ đi vào lens body ( sensor sẽ thấy lens body ). Ống tele vì có khoảng cách khác, chấm hết.

11002
17-05-2009, 07:26 AM
Mình nghĩ thế này, sensor hay film để tác dụng lên nó thì cái cần ở 1 điểm muốn nó lên thế nào dựa chủ yếu vào cường độ sáng. cái gọi là cường độ sáng khi đi qua 1 ống kính, phụ thuộc rất nhiều vào độ to (nghĩa đen nhé) của ống kính. ống càng to thì cường độ sáng thu thập được trên 1 đơn vị thời gian phơi sáng sẽ càng nhiều. ống càng bé thì càng ít. (nếu bác ko giỏi về quang học thì nói thế này cho dễ hiểu, giống như 1 dây dẫn bé thì chỉ cho đc dòng điện bé đi qua, dây dẫn to hơn cùng chất liệu thì chịu đc dòng điện cao hơn)

Khẩu độ và cửa chập để đảm bảo việc cường độ ánh sáng vào cảm biến (hoặc film) đúng với các thông số đc đặt ra làm chuẩn. Tuy nhiên bác chưa xét đến 1 vấn đề là ánh sáng đi vào trước khi đến lá khẩu. các lens wide để đảm bảo trường ảnh rộng của nó, gần như phải thiết kế thấu kính không được to (nếu to thì nó tròn lù lù và có khi ko tạo thành hệ thấu kính chính xác đc ^^)có nghĩa là các wide lens thường nhỏ (bác có thấy cái 35mm nào to hơn cái 500mm không). chính vì vậy cường độ sáng lúc vào cũng nhỏ. Chính việc đó làm cho độ lớn tối đa vòng khẩu độ của nó không thể to như các lens khác được. điều này dẫn đến lý do mà khẩu độ của nó thường không bằng 50 hay 85.

Nói đến đây chắc bác sẽ thắc mắc, tại sao tele lens có ống kính rất kinh hoàng, mà khẩu nó cũng ko bằng 50 hay 85. Đến đây em sẽ nói lại cái mà có lẽ bác đã tự giải thích cho mình về điều này, các tele lens thường quá dài so với 50 hay 85, do đó thất thoát ánh sáng khi đi trong ống là không nhỏ. Vì vậy cần đường kính vòng khẩu đủ lớn (ở cùng 1 độ mở với các ok khác) để đảm bảo cường độ ánh sáng. (tương tự với dòng điện, dây dẫn ngắn thì dẫn đến điện trở nhỏ, nhưng nhỏ quá thì điện ko đủ. Dây dẫn dài dẫn đến điện trở lớn và thất thoát dòng điện cũng lớn, dây dẫn vừa là tốt nhất :))

Toàn bộ phía trên là nói ngắn gọn nôm na theo logic giải thích các kiến thức vật lý em biết, nếu có gì ko đúng bác post lên tiếp để tìm cách cùng giải thích. Em cũng ko đọc sách nào, chỉ suy luận theo kiến thức em biết về quang học thôi bác ạ.

Em là nông dân bác ơi, cái này thấu kính no to hơn hay nhỏ hơn 50mm
http://www.kenrockwell.com/nikon/images1/8mm/D3S_9124-600.jpg

http://www.mir.com.my/rb/photography/companies/nikon/nikkoresources/fisheyes/6mmf28optic.jpg

http://www.mir.com.my/rb/photography/companies/nikon/nikkoresources/fisheyes/6mmview.jpg

http://www.mir.com.my/rb/photography/companies/nikon/nikkoresources/6070nikkor/fisheyes/FisheyeNikkor75mmf56_5.jpg

Sâu béo
17-05-2009, 07:34 AM
Thợ điện mà nghe bác đố vậy cũng núp luôn, bác nên nhớ nếu vàng mà rẻ thì dây điện sẽ = vàng đấy.

Vâng, câu trả lời này của bác rất phù hợp ý em ở bài giải thích trên :innocent:Việc dây dẫn là 1 ví dụ hình tượng em đưa ra để mô tả với ống kính cho ai không quan tâm nhiều lắm đến quang học. nếu so tương đương với một công cụ thế, muốn mất mát về cường độ ít thì thấu kính cũng phải đắt theo vì nó trong hơn, hơn nữa cũng lại phải bền. còn như hiện nay thì giới hạn kĩ thuật mới tạm dừng ở các ống kính 85 1.2 vv.. và tất nhiên đang phát triển :D.


Từ 1 điềm trên sensor nối với 1 điểm trên cung của vòng khẩu, kéo thẳng ra thấu kính phải nằm trên mặt thấu kính. Nếu vòng khẩu lớn thì đường thẳng đó sẽ đi vào lens body ( sensor sẽ thấy lens body ). Ống tele vì có khoảng cách khác, chấm hết.

1 ý hay bác ạ, nhưng mà em ko hiểu lắm, giữa sensor với vòng khẩu còn 1 thấu kính nữa, làm tác dụng định dạng lại ảnh qua ống kính lần cuối trước khi vào sensor đồng thời cũng bảo vệ bụi luôn mà. chuyên từ điểm này đến điểm kia chắc chắn bao giờ cũng có thất thoát, và theo em nghĩ thì ng` ta thiết kế để ống kính nào khi mở khẩu to nhất cũng tận dụng được tối đa đường kính của ống rồi. Điểm này em chưa tìm hiểu kĩ, có lẽ bác xem thêm tài liệu để giải thích thêm, em hướng ý nghĩ của bác rất có thể cũng là 1 trong các nguyên nhân đấy.

SFGmaster
17-05-2009, 07:43 AM
Tuy nhiên bác chưa xét đến 1 vấn đề là ánh sáng đi vào trước khi đến lá khẩu. các lens wide để đảm bảo trường ảnh rộng của nó, gần như phải thiết kế thấu kính không được to (nếu to thì nó tròn lù lù và có khi ko tạo thành hệ thấu kính chính xác đc ^^)có nghĩa là các wide lens thường nhỏ (bác có thấy cái 35mm nào to hơn cái 500mm không). chính vì vậy cường độ sáng lúc vào cũng nhỏ. Chính việc đó làm cho độ lớn tối đa vòng khẩu độ của nó không thể to như các lens khác được. điều này dẫn đến lý do mà khẩu độ của nó thường không bằng 50 hay 85.

Tương tự với dòng điện, dây dẫn ngắn thì dẫn đến điện trở nhỏ, nhưng nhỏ quá thì điện ko đủ. Dây dẫn dài dẫn đến điện trở lớn và thất thoát dòng điện cũng lớn, dây dẫn vừa là tốt nhất :))




Vâng, câu trả lời này của bác rất phù hợp ý em ở bài giải thích trên :innocent:Việc dây dẫn là 1 ví dụ hình tượng em đưa ra để mô tả với ống kính cho ai không quan tâm nhiều lắm đến quang học. nếu so tương đương với một công cụ thế, muốn mất mát về cường độ ít thì thấu kính cũng phải đắt theo vì nó trong hơn, hơn nữa cũng lại phải bền. còn như hiện nay thì giới hạn kĩ thuật mới tạm dừng ở các ống kính 85 1.2 vv.. và tất nhiên đang phát triển :D.

1 ý hay bác ạ, nhưng mà em ko hiểu lắm, giữa sensor với vòng khẩu còn 1 thấu kính nữa, làm tác dụng định dạng lại ảnh qua ống kính lần cuối trước khi vào sensor đồng thời cũng bảo vệ bụi luôn mà. chuyên từ điểm này đến điểm kia chắc chắn bao giờ cũng có thất thoát, và theo em nghĩ thì ng` ta thiết kế để ống kính nào khi mở khẩu to nhất cũng tận dụng được tối đa đường kính của ống rồi. Điểm này em chưa tìm hiểu kĩ, có lẽ bác xem thêm tài liệu để giải thích thêm, em hướng ý nghĩ của bác rất có thể cũng là 1 trong các nguyên nhân đấy.

Bác nói đến đây thì anh em forum đủ hiểu trình của bác thế nào rồi, mong bác đừng spam nữa, để em có thể tập trung lắng tai nghe các cao thủ dạy bảo. Cảm ơn bác nhiều ạ.

11002
17-05-2009, 07:56 AM
Cái này phụ thuộc vào lens design, không phải lens nào cũng thế. Mấy lens wide bác kể trên là retro focus, nếu làm độ mở 1.0 thì lens rất rất lớn.

Búa có thể cắt nghĩa rõ hơn không?

Theo như kiến thức hạn hẹp của anh thì với lens:
- 50mm khẩu f/1.2 thì đường kính các lá khẩu khi mở ở max f/1.2 phải có giá trị:
50mm/1.2 = 41.66666667mm. Thực tế đường kính các lá khẩu phải mở > 41.66666667mm vì các lá khẩu không thể nằm chính xác ngay tâm của ống kính

Canon 35mm f/1.4 hay 28mm f/1.4 đều có đường kính filter 72mm hay 24mm f/1.4 có đường kính filter 77mm, cũng đâu phải là rất lớn.

11002
17-05-2009, 08:00 AM
Các bác ơi, đừng lam man sang kiến thước điện nữa, quay về quang học đi bác.

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 08:05 AM
Có thể là do khó khăn về mặt design.
Về thiết kế lens, có thể chia ra làm 3 loại:
-Normal lens
-Tele lens
-Retro-focus lens

Trước giờ cách chúng ta dùng thuật ngữ "normal" và "tele" là chưa chính xác, đúng ra phải là như sau:

-Normal lens có chiều dài tiêu cự (xấp xỉ) bằng chiều dài vật lý của ống kính
-Tele lens có chiều dài tiêu cự dài hơn chiều dài vật lý của ống kính
-Retro-focus lens có chiều dài tiêu cự ngắn hơn chiều dài vật lý của ống kính

(sorry các bác, có ai đó sửa bài trên wiki, thông tin này em sẽ tìm hiểu lại sau)

Ba loại ống kính này có ba thiết kế khác nhau, normal lens có vẻ đơn giản nhất, nên nhiều ống normal có khẩu lớn. Tele thì khó khăn hơn. Có thể vì khó khăn trong design của ống retro-focus mà khẩu của nó không được lớn chăng?

great_eagle
17-05-2009, 08:23 AM
Vâng, câu trả lời này của bác rất phù hợp ý em ở bài giải thích trên :innocent:Việc dây dẫn là 1 ví dụ hình tượng em đưa ra để mô tả với ống kính cho ai không quan tâm nhiều lắm đến quang học. nếu so tương đương với một công cụ thế, muốn mất mát về cường độ ít thì thấu kính cũng phải đắt theo vì nó trong hơn, hơn nữa cũng lại phải bền. còn như hiện nay thì giới hạn kĩ thuật mới tạm dừng ở các ống kính 85 1.2 vv.. và tất nhiên đang phát triển :D.

1 ý hay bác ạ, nhưng mà em ko hiểu lắm, giữa sensor với vòng khẩu còn 1 thấu kính nữa, làm tác dụng định dạng lại ảnh qua ống kính lần cuối trước khi vào sensor đồng thời cũng bảo vệ bụi luôn mà. chuyên từ điểm này đến điểm kia chắc chắn bao giờ cũng có thất thoát, và theo em nghĩ thì ng` ta thiết kế để ống kính nào khi mở khẩu to nhất cũng tận dụng được tối đa đường kính của ống rồi. Điểm này em chưa tìm hiểu kĩ, có lẽ bác xem thêm tài liệu để giải thích thêm, em hướng ý nghĩ của bác rất có thể cũng là 1 trong các nguyên nhân đấy.

Good question, nếu không có kiính trong thì đk khẩu đến mức nào đó thì sensor đã thấy lens body rồi bác, không cần phải đến max. ( f small ). Nó tụ ánh sáng và bẻ góc nhìn vào tâm ống kính.
Không phải lens nào cũng có kính giống nhau về trị số đâu nhé. Cũng như người này và người kia đeo kính cận trị số (+/-) khác nhau, đại khái là vậy.
Thân!

nsp
17-05-2009, 09:31 AM
Có 1 hôm, tôi đang loay hoay chữa 1 cái 50 1.4 thì gặp 1 bác ở Viện KTQS. Bác này chuyên về thiết bị quang học. Bác ấy hỏi ống 50 này khẩu lớn thế nhỉ (không phải dân chụp ảnh nên ko biết có khẩu lớn hơn !) và nói đại ý là để đạt khẩu lớn thì các thấu kính phải chất lượng từ tâm->rìa phải đồng đều và chất lượng thấu kính rất rất cao, khó chế tạo, giá thành sẽ theo đó mà lên. Tôi suy luận rằng người ta vẫn có thể chế tạo lens khẩu lớn nhưng kính thước to hơn nhiều, giá thành trên trời (10.000$ cho ống 135 f/1.2 chẳng hạn) thì đó là giới hạn về mặt kinh tế chứ ko phải kỹ thuật.
Đôi dòng suy nghĩ, mời các cao thủ chỉ giáo!

coolpix8700
17-05-2009, 10:15 AM
Có 1 hôm, tôi đang loay hoay chữa 1 cái 50 1.4 thì gặp 1 bác ở Viện KTQS. Bác này chuyên về thiết bị quang học. Bác ấy hỏi ống 50 này khẩu lớn thế nhỉ (không phải dân chụp ảnh nên ko biết có khẩu lớn hơn !) và nói đại ý là để đạt khẩu lớn thì các thấu kính phải chất lượng từ tâm->rìa phải đồng đều và chất lượng thấu kính rất rất cao, khó chế tạo, giá thành sẽ theo đó mà lên. Tôi suy luận rằng người ta vẫn có thể chế tạo lens khẩu lớn nhưng kính thước to hơn nhiều, giá thành trên trời (10.000$ cho ống 135 f/1.2 chẳng hạn) thì đó là giới hạn về mặt kinh tế chứ ko phải kỹ thuật.
Đôi dòng suy nghĩ, mời các cao thủ chỉ giáo!

Em nghĩ Bác NSP đã giải thích 1 phần. Khẩu độ thay đổi ta vẫn thấy là do thay đổi cái mắt mèo do các lá khẩu tạo lên. Nhưng chắc là đọ rộng tuyệt đối của cái mắt mèo này không phải là người ta quan tâm mà nhiệm vụ của nó mới là chính. Khẩu độ của từng lens được tính theo lượng ánh sáng (chắc không phải là cường độ-và lượng ánh sáng thì đã được tiêu chuẩn hóa rồi) nó cho phép đến bản phim hay sensor FF (chắc sensor số crop hoặc phim large hay medium format sẽ được quy đổi tương ứng). Những cái zoom lenses khẩu thay đổi khi thay đổi tiêu cự (zoom) nhưng các lá khẩu vẫn được giữ nguyên (hao tổn ánh sáng các bác vừa tranh cãi). Những zoom 1 khẩu được cấu tạo phức tạp hơn để giữ lượng ánh sáng vào constant cho cả giải zoom.
Chắc là cái lens fix hay zoom nào có độ mở lớn về lý thuyết cũng có thể chế tạo được, chỉ có vấn đề công nghệ để giữ được chất lượng ảnh, giá thành và cả tính sử dụng được nữa. Vì chắc chỉ cần mở cho mấy cái thấu kính hứng ánh sáng ngoài cùng thật to cho lượng ánh sáng vào nhiều là được!
Không biết suy diễn của em như vậy có đúng không, các bác nhận xét dùm. Hơi mạn phép vì hàng ngày em chỉ làm việc với nông dân thôi!

Linh Chi
17-05-2009, 10:21 AM
Các bác thử nghiên cứu lấy mấy cái lens MF rẻ tiền tiêu cự lớn --> thấu kính to chế thành lens 50mm f/1.0 có phải là hay hơn không.

pro-k
17-05-2009, 10:22 AM
em có 1 số ý kiến như sau :

tiêu cự càng nhỏ thì cái đường kính vòng khẩu độ càng nhỏ, do đó mở càng lớn tức là đỏi hỏi tính chính xác càng cao, cho nên đắt tiền quá mà ít người dùng, không kinh tế nên nó ko sản xuất.

cái vòng khẩu độ nó gắn cố định trong lens chứ ko di chuyển, cho nên nếu lens mở thêm khẩu thì góc gom sáng nó phải to ra nếu ko sẽ bị hiện tượng tối 4 góc, do đó khẩu càng to thì thấu kiếng trước càng to -> to quá ko tiện dùng, ngoài ra, từ 1.4 xuống 1.2 thì nó mở ra rất nhiều, thấu kiếng trước ,mà to wá thì giá thành cũng rất cao, lại khó bảo vệ, mang vác cũng bất tiện nên người ta ít sản xuất.

nhưng nếu có ai đặt hagn2 trả tiền cao thì chác cũng làm

coolpix8700
17-05-2009, 10:36 AM
Ngay ở 1 tiêu cự cố định thay đổi khoảng focus cái lens fix Biometar 300mmF4.0 (cho dòng Sixone) cũng tự động thay đổi khẩu. Vặn tiêu cự gần thì được F4.0 nhưng ở infini thì nó cứ tự động quay đến F4.5. ban đầu em tưởng lens bị lỗi, sau đó suy nghĩ đến "hao tổn ánh sáng trên thành phía trong của lens" thì thấy cũng bình thường.
Còn những cái ống thiên văn quang cũng chứng minh lý thuyết về khả năng chế tạo lens các khẩu mở lớn!

11002
17-05-2009, 11:35 AM
Cuộc đua chế tạo các lens có độ mở cực lớn giữa các hãng không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ nhằm quãng bá thương hiệu. Canon có lens 50mm f/0.95, Rodenstock có lens TV-Heligon 50mm f/0.75, 42mm f/0.75 ...
Các bác nào biết có thể giới thiệu thêm cho em và mọi người cùng biết.



Quay trở lại vấn đề tiêu cự và khẩu độ, em thấy bác chia lens ra làm 3 nhóm như sau là hợp lý, nhưng không thể dùng từ normal, tele và retro- focus lens

Có thể là do khó khăn về mặt design.
Về thiết kế lens, có thể chia ra làm 3 loại:
-Normal lens
-Tele lens
-Retro-focus lens

Trước giờ cách chúng ta dùng thuật ngữ "normal" và "tele" là chưa chính xác, đúng ra phải là như sau:

-Normal lens có chiều dài tiêu cự (xấp xỉ) bằng chiều dài vật lý của ống kính
-Tele lens có chiều dài tiêu cự dài hơn chiều dài vật lý của ống kính
-Retro-focus lens có chiều dài tiêu cự ngắn hơn chiều dài vật lý của ống kính

(sorry các bác, có ai đó sửa bài trên wiki, thông tin này em sẽ tìm hiểu lại sau)

Ba loại ống kính này có ba thiết kế khác nhau, normal lens có vẻ đơn giản nhất, nên nhiều ống normal có khẩu lớn. Tele thì khó khăn hơn. Có thể vì khó khăn trong design của ống retro-focus mà khẩu của nó không được lớn chăng?

VD: Hầu hết các Canon normal lens 50mm đều có chiều dài vật lý < tiêu cự: 50mm f/0.95 có chiều dài vật lý chi 47.8mm, 50mm f/1.8 là 41mm và các lens bánh bèo normal khác đều có chiều dài vật lý rất nhỏ....
Pentax 40mm f/2.8, chỉ dầy có 15mm :9: :6:
http://ec2.images-amazon.com/images/P/B00077KMXG.01._SS500_SCLZZZZZZZ_V1104972530_.jpg

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 11:52 AM
"Chiều dài vật lý" ở đây phải kể luôn cả khúc hộp gương bên trong máy nữa ạ, cho đến tận sensor mới là hết. Hơn nữa, dù là lens normal (không có cơ chế kéo dài hay thu ngắn đừơng đi tia sáng) lens cũng không phải chỉ gồm một thấu kính như trường hợp lý tưởng mà gồm một hệ thấu kính. Hệ này tương đương với một thấu kính đặt đâu đó trong khoảng giữa lens, vì vậy mà lens normal cũng không có chiều dài lens bẳng với tiêu cự của nó mà chỉ xấp xỉ thôi.

SFGmaster
17-05-2009, 12:05 PM
"Chiều dài vật lý" ở đây phải kể luôn cả khúc hộp gương bên trong máy nữa ạ, cho đến tận sensor mới là hết. Hơn nữa, dù là lens normal (không có cơ chế kéo dài hay thu ngắn đừơng đi tia sáng) lens cũng không phải chỉ gồm một thấu kính như trường hợp lý tưởng mà gồm một hệ thấu kính. Hệ này tương đương với một thấu kính đặt đâu đó trong khoảng giữa lens, vì vậy mà lens normal cũng không có chiều dài lens bẳng với tiêu cự của nó mà chỉ xấp xỉ thôi.

Chà, vậy máy em chắc không xài được lens nào dưới 44mm vì em lấy thước đo khỏang cách từ ngàm mount đến sensor đã là 44mm. Nhưng bác nói cũng có lí vì ảnh ở vô cực sẽ được tạo ngay ở focal plane.

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 12:22 PM
Chính vì vậy nên mới có thiết kế retro-focus đấy bác. Trong thiết kế này, độ dài của cả hệ lens được kéo ra dài hơn focus length của nó. Các ống wide angle phải áp dụng thiết kế này, nếu không thì các ống 7mm, 8mm chẳng lẽ phải nhét vào hộp gương sao. :23:

11002
17-05-2009, 12:24 PM
"Chiều dài vật lý" ở đây phải kể luôn cả khúc hộp gương bên trong máy nữa ạ, cho đến tận sensor mới là hết. Hơn nữa, dù là lens normal (không có cơ chế kéo dài hay thu ngắn đừơng đi tia sáng) lens cũng không phải chỉ gồm một thấu kính như trường hợp lý tưởng mà gồm một hệ thấu kính. Hệ này tương đương với một thấu kính đặt đâu đó trong khoảng giữa lens, vì vậy mà lens normal cũng không có chiều dài lens bẳng với tiêu cự của nó mà chỉ xấp xỉ thôi.

Em cũng không định tranh luận với bác nhưng cái "chiều dài vật lý" bác nói không rõ nên em phải ví dụ tiếp
- Canon 135mm f/2L có chiều dai vật lý là 112mm + chiều sâu từ mount đến sensor là 45mm = 157mm> 135mm, như vậy là tele hay normal lens?
- Canon 200mm f/1.8L có chiều dài vật lý là 208mm + chiều sâu từ mount đến sensor là 45mm = 253mm> 200mm, như vậy là tele hay normal lens?

Vốn nó rối, bác đừng làm rối hơn. Bác chia nhóm chính xác, nhưng không thể gán tên nhóm thành normal và tele như thế ạ. Chỉ cần chia 3 nhóm như thế và gọi tên từng nhòm là 1, 2, 3 em thấy là đủ và chính xác rồi.

Ta quay về vấn đề tiêu cự và khẩu độ đí bác

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 12:35 PM
Ba nhóm đó có ba thiết kế cơ bản khác nhau. Một nhóm sử dụng retro-focus group, một nhóm dùng telephoto group, một nhóm không dùng. Chúng ta có thể đặt tên nó thế nào tùy ý, nhưng ý chính ở đây là có 3 cấu trúc thiết kế.

Tham khảo
- Telephoto : http://en.wikipedia.org/wiki/Telephoto
- Retro-focus: http://en.wikipedia.org/wiki/Retrofocus


Lens 135mm của Canon chưa chắc đã là lens tele (theo định nghĩa về mặt cấu trúc). Nếu nó không có telephoto group trong thiết kế, thì nó vẫn là lens normal (về mặt thiết kế)

11002
17-05-2009, 12:40 PM
Chính vì vậy nên mới có thiết kế retro-focus đấy bác. Trong thiết kế này, độ dài của cả hệ lens được kéo ra dài hơn focus length của nó. Các ống wide angle phải áp dụng thiết kế này, nếu không thì các ống 7mm, 8mm chẳng lẽ phải nhét vào hộp gương sao. :23:

Phần retro-focus lens bác nói chính xác.

Tuy nhiên cũng có con lens này tiêu cự là 7.5mm: 7mm< 7.5mm < 8mm, em cũng đã ví dụ ở trang 2, nó có 1 khúc đuôi nhét vào hộp gương thì phải?
http://www.mir.com.my/rb/photography/companies/nikon/nikkoresources/6070nikkor/fisheyes/FisheyeNikkor75mmf56_5.jpg

11002
17-05-2009, 12:45 PM
Ba nhóm đó có ba thiết kế cơ bản khác nhau. Một nhóm sử dụng retro-focus group, một nhóm dùng telephoto group, một nhóm không dùng. Chúng ta có thể đặt tên nó thế nào tùy ý, nhưng ý chính ở đây là có 3 cấu trúc thiết kế.

Tham khảo
- Telephoto : http://en.wikipedia.org/wiki/Telephoto
- Retro-focus: http://en.wikipedia.org/wiki/Retrofocus


Lens 135mm của Canon chưa chắc đã là lens tele (theo định nghĩa về mặt cấu trúc). Nếu nó không có telephoto group trong thiết kế, thì nó vẫn là lens normal (về mặt thiết kế)

Cái thư viện trên là THƯ VIỆN MỞ , bác ui!Ai cũng có thể viết thông tin vào đó hết.
Còn VD của em là thực tế và ai cũng khẳng định tiêu cự 135mm và 200mm là tele hết bác ạ.

Em vẫn nói bác chia nhóm chính xác, Tên gọi của nhóm cũng phải đúng chứ không thể TÙY Ý được bác ui.

Nikkor 7.5mm ở trên không thuộc nhóm retro-focus lens nhưng nó là ultra wide phải không bác? Cho nên bác gọi nhóm retro-focus lens là chính xác, còn 2 nhóm kia em chưa biết tên gọi chính xác là gì.

Sâu béo
17-05-2009, 12:57 PM
Các bác thử nghiên cứu lấy mấy cái lens MF rẻ tiền tiêu cự lớn --> thấu kính to chế thành lens 50mm f/1.0 có phải là hay hơn không.

Theo quang học mà nói, thấu kính với 1 tiêu cự nhất định thì cùng 1 chất liệu đường kính mặt thấu kính là không đổi (bác xem lại phần tiêu cự và chiết quang sẽ thấy). ống kính to thì cái phần chiều dọc bổ ra nó sẽ rất to, 1 ống kính máy ảnh bao gồm 1 hệ thấu kính ghép lại với nhau, việc chế tạo 1 kính 50 mm hay góc rộng to lù lù như thế và chốt cuối lại là cái chân bé tí cắm vào máy là điều rất tốn kém và khó khăn. Nếu như sử dụng rất ít thấu kính trong hệ, để đảm bảo tính chính xác về quan học sẽ đòi hỏi chất lượng thấu kính rất cao, đây là điều mà nhà sx muốn tránh nếu ko muốn "chẳng ai dám bỏ $ ra mua ống mình cả". Tuy nhiên việc sx những lens như thế là có.
Thôi tranh cãi làm gì, mọi người đưa ra ý kiến đến đây chắc cũng đã phần nào tự tìm ra câu trả lời rồi nhỉ :D có lẽ tốt hơn ta nên đi tiếp vào phần đề cập đến cấu tạo các ống kính các hãng đã dùng ^^

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 12:58 PM
Thưa bác, rất nhiều tài liệu khác đề cập đến việc phân biệt telephoto lens (là một thuật ngữ nói về thiết kế) với "long focal length" (chỉ đơn thuần nói về tiêu cự). Bình thường ta dùng lẫn lộn hai thuật ngữ không sao. Nhưng ở đây, nói về độ mở của ống kính, nó liên quan đến thiết kế nên phải tách bạch riêng ra.

Ống trên bác đưa ra nó là wide-angle thì đúng rồi, nhưng chưa chắc nó là retro-focus. Nếu như nó không có nhóm thấu kính đặc trưng của retro-focus thì nó không phải.

Nếu bác nghi ngờ wiki, thì đây là định nghĩa được trích ra từ "Scientific and Technocal Terms" bản in, chắc không sai được:

http://www.answers.com/topic/telephoto-lens-1

11002
17-05-2009, 01:02 PM
Thưa bác, rất nhiều tài liệu khác đề cập đến việc phân biệt telephoto lens (là một thuật ngữ nói về thiết kế) với "long focal length" (chỉ đơn thuần nói về tiêu cự). Bình thường ta dùng lẫn lộn hai thuật ngữ không sao. Nhưng ở đây, nói về độ mở của ống kính, nó liên quan đến thiết kế nên phải tách bạch riêng ra.

Ống trên bác đưa ra nó là wide-angle thì đúng rồi, nhưng chưa chắc nó là retro-focus. Nếu như nó không có nhóm thấu kính đặc trưng của retro-focus thì nó không phải.

Nếu bác nghi ngờ wiki, thì đây là định nghĩa được trích ra từ "Scientific and Technocal Terms" bản in, chắc không sai được:

http://www.answers.com/topic/telephoto-lens-1

Em chịu bác à. Thế Canon 200mm f/1.8L lens (có chiều dài vật lý là 208mm + chiều sâu từ mount đến sensor là 45mm = 253mm> 200mm) cũng không phải là tele luôn hở bác?

Sâu béo
17-05-2009, 01:02 PM
thôi nào, tranh luận nữa làm gì, bác phan_vinh_nguyen làm 1 bài về cơ bản cấu tạo và phân loại ống kính cũng như các thấu kinh bên trong đi :D mọi nguời vào đó học hỏi nói chuyện tiếp ^^

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 01:09 PM
Em chịu bác à. Thế Canon 200mm f/1.8L lens (có chiều dài vật lý là 208mm + chiều sâu từ mount đến sensor là 45mm = 253mm> 200mm) cũng không phải là tele luôn hở bác?

Thưa bác, cái này rất khó nói, vì chiều dài đó là ta đo đến thấu kính ngoài. Như đã nói ở trên, cách so sánh chính xác nhất là ta phải đo đến tâm của thấu kính tương đương của hệ. Đây là một điểm ảo, ta không biết nó nằm ở đâu. Có một cách khác để xác định đó là xem trong cấu trúc của lens xem có nhóm thấu kính telephoto hay không.

Nếu cứ theo như cách gọi hiện nay, giả sử như ống Canon 200mm gắn được vào các body large format đi chẳng hạn, thì cũng với một ống kính đó, ta cắm vào body crop thì nó là tele, cắm vào body large format thì nó không phải là tele nữa, trong khi cấu trúc của nó không có gì thay đổi? Ở đây em muốn nói là, chữ "tele" ban đầu là để nói về một cấu trúc thiết kế, chứ không phải để mô tả độ dài lens.

Các thấu kính mới hiện nay đều có cấu trúc phức tạp với nhiều cải tiến. Tuy vậy, nếu bác cần, em vẫn có thể phân tích được, tuy nhiên chuyện này sẽ mất thời gian vì đây không phải chuyên ngành của em.

Bác nói wiki đáng nghi ngờ cũng phải, vì cái hình minh họa trong đó, ban đầu đề là một ống kính 500mm mà không phải là telephoto lens (em thấy cái này có lý, vì nó rất dài), nay lại sửa lại là telephoto.

Hôm nay là CN, ngày mai em sẽ tìm thêm các tài liệu về thiết kế lens và sẽ cung cấp thêm thông tin.

11002
17-05-2009, 01:12 PM
Hehe! Bác Sâu béo đừng làm mát.
Cái chính và cốt lõi của kỹ thuật chế tao lens có độ mở lớn nằm ở vấn đề này đó bác. Nói theo ngôn ngữ tiếng Việt là: TÂM CỦA LENS ĐƯỢC XÁC ĐỊNH Ở TẠI ĐÂU?
- Nó nằm trong thân lens khi ở nhóm 2.
- Nằm lui về sau lens (gần sensor) khi ở nhóm retro - focus lens.
- Nằm trước lens đối với các lens có tiêu cự dài.
Giới hạn hhẩu độ (độ mở) lớn nhất của lens trong chế tạo lại nằm ở việc chia nhóm này đó bác.

Các bác cứ để bác Phan_Vinh_ Nguyen phân tích tiếp ạ.

Sâu béo
17-05-2009, 01:17 PM
Tất nhiên tớ muốn bác Vinh phân tích tiếp, nhưng thay vào việc dồn dập thế lập thêm 1 topic để bác ấy tìm hiểu chính xác lại, rồi post 1 cách khoa học có hệ thống, để mọi người cùng học hỏi có hơn không ^^
(chứ thực ra em cũng đang muốn biết cái phần tâm của hệ thấu kính lắm đây. Nói cho cùng thì nó chỉ là 1 điểm ảo, trước tiên ta xét lens fix trước với điểm lấy nét tại vô cực chẳng hạn. như vậy sẽ dễ dàng hơn, nhỉ ? bác hiểu ý em không ? :D

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 01:23 PM
Vâng, em cũng đồng ý với bác sâu béo. Xem ra tranh luận về thuật ngữ này đi khá xa mục tiêu ban đầu là giải thích về khẩu độ. Nay ta biết có 3 nhóm thiết kế khác nhau, biết ống wide-angle thường là có thiết kế kiểu retro-focus, nhưng vẫn chưa giải thích được tại sao retro-focus thì khó làm khẩu lớn. Em nghĩ nên dành lại cho bác nào biết.

Riêng em sẽ hệ thống lại những gì em tìm được về thiết kế lens, mình sẽ mang ra bàn tiếp khi nào có tương đối đủ tài liệu được không ạ.

Sâu béo
17-05-2009, 01:44 PM
bây giờ em có việc bận, rất khó khăn về time để tìm thông tin thiết kế thấu kính, bác có thể giúp em khoản này, xem giúp lại bài giải thích của em ngay trang đầu về độ lớn về chiều dọc của thấu kính và tương quan khoảng cách các thấu kính để có độ chính xác tương đối chấp nhận về ảnh qua từng thấu kính đơn lẻ không. ví dụ các ống kính trong hệ quá sít nhau hay nếu đặt đúng hoặc di chuyển khi lấy nét sẽ bị chồng lên nhau thì thiết kế ống to không cho phép đúng không ?. mong bác đọc kĩ và giải thích thêm trên quan điểm của bác sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo.

Em nghĩ có lẽ ta nên chuyển chủ đề này thành phân tích thấu kính sẽ hay hơn bác ạ. còn về việc quang tâm ảo của hệ ở đâu, em nghĩ 1 cách đơn giản, bác lấy nét ở vô cực, ảnh rõ nét sẽ nằm ở sát với mặt film. nếu ống 50 thì ta lấy khoảng cách từ film đến đó là 50 sẽ ra quang tâm của hệ. còn vấn đề nữa là khi lấy nét ở chỗ khác thì ta phải tìm hiểu thêm việc khi lấy nét thì những thấu kính nào trong hệ di chuyển. hay cả hệ di chuyển.
Bây giờ em bibi các bác, chắc đêm em lại may ra mới online được. có gì các bác đừng vội vàng vội mà tìm hiểu kĩ rồi post em nghĩ sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người, cả em, mà bản thân các bác cũng sẽ hiểu cặn kẽ hơn nhiều. thay vì tranh cái chúng ta hợp sức lại tìm hiểu có hơn không ^^.

Linh Chi
17-05-2009, 05:09 PM
Cái này chắc giúp các bác hiểu rõ hơn cấu tạo các loại lens:
EF_Lens_Work_Book_10_EN.pdf
Các bác vào google search rồi download về, em có file này nhưng ko biết làm cách nào chia sẻ cho các bác.

phan_vinh_nguyen
17-05-2009, 07:09 PM
Cảm ơn bác nhiều, em mới đọc sơ qua thấy là tư liệu này rất rõ ràng. Để em down về luyện ít bữa, có gì hay em sẽ lại la lên ạ.

11002
17-05-2009, 07:58 PM
Cái này chắc giúp các bác hiểu rõ hơn cấu tạo các loại lens:
EF_Lens_Work_Book_10_EN.pdf
Các bác vào google search rồi download về, em có file này nhưng ko biết làm cách nào chia sẻ cho các bác.

Tài liệu rất hay bác ạ, em cũng đang xem. Cám ơn bác.

Vnphoro,net cũng có 1 bài viết rồi, các bác xem ở đây ạ (http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=2717)

nguoi sai gon
18-08-2010, 10:58 PM
Bác chủ thớt đưa ra một câu hỏi khó có thể giải thich cặn kẽ ,thấu đáo được...,khi mà một ống kính có tới 5-7 đến 15 lớp kính
Tuy nhiên,(kiến thức quang học lớp 12), Ta có thể gộp lại thành duy nhất một thấu kính tương đương(về phương diện toán học,Vật-Thấu kính-ảnh. Ta không xét chi tiết về quang sai)
Ở Ống Tele, chùm tia sáng phát ra từ Vật đến thấu kính,gần như song song=>ảnh hội tụ tại tiêu điểm có độ méo ảnh sau khi đi qua thấu kính rất thấp=>Góc mở khẩu nên mở tối đa có thể
Ở ống Wide,chùm tia phát ra từ vật đến thấu kính là chùm tia phân kì có góc phân kỳ lớn=>những tia nào đi qua đỉnh chóp thấu kính,gần với đường trục xuyên tâm,sẽ hội tụ tại tiên điểm có độ méo ảnh ít nhất,những tia đi ra rìa của thấu kính khi hội tụ tại tiêu điềm sẽ bị méo ảnh nhiều hơn,(hiện tượng tán xạ ánh sáng khi đi qua 2 vùng vật chất khác nhau,tia nào đi vuông góa thì ít tán xa hơn)
Do vậy,nhà sản xuất sẽ tính toán góc mở tối ưu nhất,cho những tia sáng lọt qua thấu kính mà ít bị méo ảnh nhất.hay nói cách khác,độ méo ảnh có thể chấp nhận được...(nếu mở lớn hơn nữa thì được thôi,có điều ảnh sẽ méo mó nhiều,méo như khi mình nhìn qua cái kiếng Lúp ở nhà vậy )
Vài dòng chia xẻ với bạn và rất vui khi trò chuyện những người đam mê nhiếp ảnh như bạn
thân ái