View Full Version : Metering?
Chào các bác ạ,
Em có một câu hỏi rất buồn cười là thế này. Các bác thử giải thích cho em xem tại sao metering lại quan trọng như thế ạ, sự khác nhau giữa các kiểu meter: Matrix, Spot và Center-weight.
Vì dụ nếu em chụp ở chế độ M thì mấy cái meter này có còn ý nghĩa không ạ? Em tưởng ở cùng một Khẩu độ F, cùng một Tốc độ S thì kết quả bức ảnh sẽ ra giống nhau đúng không ạ ?
Very noob question, nhưng mong các bác chỉ giáo ạ, em thấy lung tung quá :gathering
TheAmateur
22-02-2006, 02:21 AM
Khot,
Bạn dùng các thuật ngữ của máy Nikon nên tôi xin giới thiệu với dẫn chứng của máy Nikon. Đây là giới thiệu của Ken Rockwell về matrix metering của Nikon.
Nikon's Matrix metering, introduced as "Automatic Multi-Pattern" (AMP) metering in the FA camera in 1983, was the world's first meter that actually measured exposure, instead of just light. It is one of the most important advances in photographic technology. This meter knows how to make white snow or sand look white, instead of a conventional light meter's making everything look medium 18% gray. It applies the zone system automatically to attempt to render a correct exposure under difficult and contrasty situations. When shooting in a hurry under rapidly changing conditions, which is the whole point of using a small format camera like a Nikon, there is no better way to meter your exposures.
Nikon
Theo đó, trên máy Nikon, đa số matrix metering là đo toàn phần trong khung ảnh bạn chụp (1005 cell CCD cho Nikon D70).
Spot metering là đo ánh sáng ngay tại điểm bạn đo (Spot 1% cho Nikon D70).
Center-weight metering là đo trong vùng ngay xung quanh điểm đo (vùng đo điều chỉnh được cho Nikon D70)
Canon
Trên máy Canon, thì matrix metering đo ánh sáng trung bình trong khung (36 zone cho Canon 300D)
Partial metering là đo trong vùng ngay xung quanh điểm đo (9% quanh điểm đo cho Canon 300D)
Centerweight metering là đo vùng trọng tâm ngay tại điểm đo (Canon 30D là đời non-pro đầu tiên máy Canon giới thiệu spot metering)
Em vẫn chưa thấy nó có gì significant cả bác ạ :(
TheAmateur
22-02-2006, 02:38 AM
Em vẫn chưa thấy nó có gì significant cả bác ạ :(
Cái significant của nó là nằm trong lúc ứng dụng, có lẻ tối về mà nếu chưa ai viết thì tôi sẽ viết thêm lúc nào thì người ta khuyên nên dùng metering kiểu nào. Còn trên thực tế thì tùy người chụp cho từng mục đích mà họ chọn cách metering.
Cám ơn bác nhiều ạ, thực ra vì em mới chụp và thử các cách metering thì thấy kết quả chẳng khác nhau là mấy. Thế còn em nghĩ nếu chụp ở M thì các metering đấy không có ý nghĩa nữa phải không ạ? Vì S và A mình tự set mà. Em vẫn hơi băn khoăn. :down:
Atkinson
22-02-2006, 03:26 AM
Chào các bác ạ,
Em có một câu hỏi rất buồn cười là thế này. Các bác thử giải thích cho em xem tại sao metering lại quan trọng như thế ạ, sự khác nhau giữa các kiểu meter: Matrix, Spot và Center-weight.
Vì dụ nếu em chụp ở chế độ M thì mấy cái meter này có còn ý nghĩa không ạ? Em tưởng ở cùng một Khẩu độ F, cùng một Tốc độ S thì kết quả bức ảnh sẽ ra giống nhau đúng không ạ ?
Very noob question, nhưng mong các bác chỉ giáo ạ, em thấy lung tung quá :gathering
Thực ra câu hỏi của bác k0 hề buồn cười mà rất quan trọng là đằng khác. Vì metering cũng là rất quan trọng khi take a photo. Tại sao ah? Bác cứ hình dung nôm na như thổi cơm vậy. Với gạo đó, bếp đó thì phải bao nhiêu gạo, bao nhiêu nước, thổi bao nhiêu lâu... để được nồi cơm ngon lành chứ k0 phải "trên sống, dưới khê, tứ bề thành cháo" :D.
Việc đo sáng (metering) là để đưa giá trị khẩu độ, tốc độ "phù hợp" với điều kiện ánh sáng và ý đồ của người chụp.
Matrix, Center-weight và Spot là 3 cách thức đo sáng tự động khác nhau của máy ảnh. Do đó, 3 cách thức này chỉ có tác dụng khi máy ảnh thiết lập ở các chế độ đo sáng tự động toàn phần (full auto) như Auto, P hoặc bán phần (semi auto) như Av, Tv.
Bỏ qua các chế độ chụp full Auto như Auto, P vì việc đưa ra các giá trị khẩu độ/tốc độ hoàn toàn do máy quyết định.
Đối với 2 chế độ Av, Tv, tức có sự can thiệp của ý đồ người chụp khi chủ động chọn 1 thông số (khẩu độ hoặc tốc độ) thì thông số còn lại (tốc độ hoặc khẩu độ) sẽ do máy quyết định dùm.
Tất nhiên, khi chụp ở chế độ M - người chụp tự mình quyết định cả khẩu độ và tốc độ thì coi như hệ thống đo sáng k0 còn ý nghĩa nữa mà chỉ có tác dụng tham chiếu mà thôi.
Quay trở lại chế độ semi-auto, khi người chụp "nhờ" máy quyết định yếu tốc còn lại (khẩu độ/tốc độ) thì việc chọn cách thức đo sáng khác nhau thì máy sẽ có thể cho ra các giá trị khác nhau.
1. Evaluative/Matrix metering
Nguyên lý đo là chia khuôn hình thành nhiều vùng, đo giá trị ánh sáng phản xạ của từng vùng rồi dùng thuật toán để đưa ra một giá trị phơi sáng (tức khẩu độ hoặc tốc độ) hợp lý.
Ví dụ như máy Canon sẽ chia làm 35 vùng. Ngang: 7, dọc: 5
http://img446.imageshack.us/img446/337/matrix4nd.jpg
Evaluative/Matrix metering
2. Center-weight metering
Nguyên lý đo cũng là dựa trên toàn khuôn hình nhưng ưu tiên vùng trung tâm. Thuật toán sẽ "lưu ý" đến các giá trị ở vùng trung tâm của ảnh khi tính toán các giá trị phơi sáng.
http://img446.imageshack.us/img446/3237/centerweight0pb.jpg
Center-weight metering
3. Partial/Spot metering
Hệ thống đo sáng chỉ thu thập thông tin từ một vùng nhỏ để tính toán giá trị phơi sáng. Diện tích vùng này dao động từ 9.5% đến 1% diện tích khuôn hình tùy thuộc vào các máy khác nhau.
http://img123.imageshack.us/img123/9983/spot0sf.jpg
Partial/Spot metering
Dưới đây là các metering symbols trên 2 loại máy phổ biến nhất, cột bên trái là Canon và bên phải là Nikon.
Từ trên xuống dưới lần lượt là :
- Evaluative/Matrix metering
- Center weight metering
- Partial/Spot metering
http://img123.imageshack.us/img123/7796/meteringsymbols6ju.jpg
Việc chọn cách thức đo sáng nào tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng của khuôn hình, tính chất phản xạ ánh sáng của đối tượng và kinh nghiệm của người chụp.
Nếu đk ánh sáng và tính chất phản xạ ánh sáng của đối tượng tương đối đồng đều thì có thể cả 3 cách thức trên đều cho 1 kết quả như nhau hoặc chênh lệch k0 đáng kể.
Tuy nhiên, cả 3 cách thức trên đều k0 có cái nào có khả năng cho kết quả chính xác 100% cả vì chỉ khác nhau chủ yếu ở cách thức chọn khu vực đo sáng từ rộng (matrix) đến hẹp (spot) mà vẫn có chung 1 nguyên lý là đo lượng sáng phản xạ từ đối tượng theo chuẩn 18% gray. Trong khi tính chất phản xạ của các đối tượng rất đa dạng, từ vài % đến nhiều chục % ;).
Do đó, để chụp đúng sáng là sự kết hợp giữa khả năng đo sáng chính xác của máy ảnh theo chuẩn 18% gray cộng với kinh nghiệm bù trừ sáng của người chụp.
PS:Nếu có thời gian, sẽ trao đổi thêm với các bác về nguyên lý đo sáng của camera và cách thức bù trừ sáng.
TeddyLoves
22-02-2006, 05:56 AM
đọc histogram để điều chỉnh thông số cho phù hợp
huynhphuchau
22-02-2006, 02:45 PM
Thanks bác Ama và bác Atk !
Bác Atk rảnh lên lớp bài nguyên lý đo sáng dùm nhé! Em đang đợi bác đó!
newcomer
03-03-2006, 12:57 PM
Bác Atk giải thích dễ hiểu quá, tiếp tục đi bác
thepaladin
08-03-2006, 09:33 AM
Em dùng Matrix của Nikon nhìn ra grey như ai, hơi disappointed. Color matrix thì có vẻ khá hơn chút (nghe nói thế, chưa thử :D). Nói chung là vẫn phải hiểu cái meter built-in cao cấp nhất bây giờ vẫn chủ yếu nhìn thấy grey.
Em test N80 matrix với Pentax 1976 center-weight (loại chỉ nhìn thấy 18% grey) dí vào white wall thì N80 gần correct exposure với thằng kia hơn 1/2 khẩu, tuy vẫn underexposed.
Bác nào có D2 hoặc D70 thử cho anh em xem cái kết quả cái. Chụp màu ko nhận ra đâu, load vào computer rồi discard colors mới thấy rõ.
Atkinson
15-03-2006, 05:42 AM
Em thường thấy trong nhiều forum (cả ta lẫn tây) khi nói về đo sáng, mọi người thường quan tâm đến các mode đo sáng trong camera như matrix, center weight, partial/spot và thắc mắc khi nào dùng mode nào cho hợp lý. Câu trả lời cho vấn đề này thường rất khó kiểm chứng. Đặc biệt khi sử dụng máy digital, việc thấy rõ kết quả ngay sau khi chụp giúp ta nhanh chóng điều chỉnh thông số (nếu cần) để khắc phục hậu quả. Ảnh sau khi chụp cũng thường chạy qua các thao tác Level, Bright/contrast, Curve... để nhấn nhá và kết quả cũng rất khả quan.
Hệ thống đo sáng tự động của máy ảnh (build in metering) ngày nay hoạt động khá hiệu quả. Nhưng để gọi là cho kết quả chính xác hoàn toàn trong mọi trường hợp thì KHÔNG BAO GIỜ! Có một câu chuyện vui về hệ thống đo sáng tự động của SLR camera mà em cũng k0 rõ là thật hay đùa:
15 tay máy sử dụng các loại SLR khác nhau (Ni, Ca, Pen, Min...) cùng chụp một đối tượng như nhau. Mode chụp thống nhất là ưu tiên tốc độ ở 1/125s, ISO 100. Mode đo sáng tự chọn theo thói quen và đặc thù của máy.
http://img365.imageshack.us/img365/9549/dscn1726600class24hp.jpg
Và đây là kết quả auto exposure của mỗi người...
http://img352.imageshack.us/img352/594/dscn17256000uz.jpg
...trong khi right exposure là ISO 100, 1/125s, f/16 : k0 có máy nào cho kết quả đúng cả! :D:D:D
Trong một chừng mực nào đó, những bức ảnh thiếu sáng, dư sáng có thể tạo hiệu ứng tốt. Nhưng thực sự là nếu k0 hiểu rõ về nguyên lý đo sáng của camera, cá nhân em cảm thấy mất đi một phần lớn cái thú vị trong NA.
Mạnh dạn lôi vấn đề này ra bàn, mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp của các bác.
Atkinson
15-03-2006, 06:23 AM
Phần lớn các sự vật đều k0 thể tự phát sáng, trừ mặt trời, bóng đèn, ngọn lửa...Mắt chúng ta, cũng như camera (film/sensor) nhìn thấy sự vật là do bắt được ánh sáng phản xạ từ vật đó khi được chiếu bởi những nguồn sáng trên. Do đó, lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng; trong đó, tính chất (i) rất quan trọng vì nó có tính cố định đối với một sự vật cụ thể. Từ tính chất này, Ansel Adam (1902-1984) đã đưa ra một khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh, đó là:
1. Zone system
Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Tuy nhiên Ansel Adam đã nhóm lại thành 10 mức khác nhau, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system.
http://img455.imageshack.us/img455/3181/zonessystem8mv.jpg
Zone system chart
(Note: Trong biểu đồ này, họ k0 tính Zone 0 - pure black.)
Mỗi zone có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp đôi zone kế trước đó. Ví dụ zone 5 có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần zone 4 và bằng 1/2 so với zone 6.
Về mặt giá trị thì zone 5 có khả năng phản xạ 18% lượng ánh chiếu tới nó. Có nghĩa là giả sử nguồn sáng chiếu tới zone 5 có cường độ là 100 thì zone 5 hấp thụ 82 và chỉ phản xạ 18, chính vì thế mà nó có màu xám (grey). Thực sự thì con số 18% này đối với chúng ta k0 quan trọng lắm. Nó chỉ có ý nghĩa đối với những nhà sản xuất camera, film.
Trong một khuôn hình nhiều đối tượng có tính chất phản xạ khác nhau và tất cả các đối tượng đều nhận được cường độ sáng như nhau, nếu 1 đối tượng được phơi sáng đúng thì tất cả các đối tượng khác cũng được phơi sáng đúng. Ảnh chụp đúng sáng
Trong điều kiện giới hạn của mắt người cũng như film/sensor, ta khó hoặc k0 thể phân biệt được chi tiết trong các vùng quá tối, hoặc quá sáng. Và đại bộ phận các vật nhìn rõ được bằng mắt thường có tính chất phản xạ từ zone 3 đến zone 7. Zone 5 nằm chính giữa khu vực đó và tỷ lệ các vật có tính chất phản xạ thuộc zone 5 cũng nhiều. Do đó zone 5 được lấy làm chuẩn cho hệ thống đo sáng của máy ảnh. Chúng ta có khái niệm 18% grey, hay midle grey.
Atkinson
15-03-2006, 07:30 AM
2. "Camera luôn nhìn mọi vật dưới tone 18% grey"
Có lẽ đây là câu nói đầu tiên và thường nghe thấy nhiều nhất mỗi khi đề cập đến chuyện đo sáng trong NA. Nó có nghĩa là gì ?
Tức là: cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó là lượng ánh sáng phản xạ của zone 5 !
Kết quả là dù vật đó là đen hay trắng thì hệ thống đo sáng tự động trong camera luôn đưa ra một kết quả (khẩu độ, tốc độ, ISO) để biến vật đó thành màu xám (zone 5)
http://img381.imageshack.us/img381/931/ch204022qf.jpg
Đối với camera, nó luôn tự cho là mình "đúng". Và điều đó thực sự đúng vì camera tự giả thiết như vậy. Nhưng ta cũng k0 thể đổ lỗi cho camera vì dù sao nó cũng là sản phẩm do con người tạo ra. "Tư duy" của nó do chính con người áp đặt và đến tận bây giờ, con người cũng chưa thể cài bộ óc của mình vào camera một cách hoàn chỉnh trong vấn đề này.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Ta quay trở lại với nhận định trong post trước: "lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng"
Yếu tố (i) đã được dùng để xây dựng Zone system, bây giờ là lúc sử dụng yếu tố (ii) để giải thích hiện tượng trên.
Case 1: Cường độ nguồn sáng là 100
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 100 = 18
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100 (ví dụ)
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 6 tới camera sẽ là 36% x 100 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100. Exposure k0 có gì thay đổi để đảm bảo với cùng một cường độ sáng là 100 thì ảnh của vật thuộc zone 6 phải sáng hơn vật thuộc zone 5.
Case 2: Cường độ nguồn sáng là 200
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 200 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 để đảm bảo ảnh của vật thuộc zone 5 vẫn luôn là màu xám.
Một điều rất đơn giản là camera (hay đúng hơn là senso đo sáng) chỉ có khả năng ghi nhận lượng ánh sáng phản xạ từ vật thể là nhiều hay ít (mạnh hay yếu - tính chất (ii) ) chứ k0 có khả năng phân biệt được tính chất phản xạ của chính vật thể đó (tính chất (i) ). Vì camera k0 có não mà :D.
Như vậy, khi nhận được một giá trị là 36, camera sẽ k0 thể hiểu được vật thể này thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200 hay thuộc zone 6 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 100!
Do đó, nó k0 thể đưa ra kết quả đúng cho mọi trường hợp. Trong thực tế, do thiết lập mặc định là "camera coi mọi vật đều thuộc tone 18% gray" nên nó sẽ mặc nhiên coi giá trị 36 là của vật thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200. Hiển nhiên, camera tự động cung cấp exposure 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 .
Nếu vật này đúng là thuộc zone 5, coi như camera đã gặp hên trong trò chơi may rủi của nó. Ngược lại, nếu vật đó thuộc zone 6, camera đã sai lầm, ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 khẩu. Ảnh của vật sẽ có màu xám (grey) chứ k0 đúng là màu light grey như bản chất của nó.
Và để khắc phục thất bại này, đó chính là việc người chụp phải chủ động bù sáng.
Đó cũng là lý do tại sao khi chụp những vật có tính chất phản xạ cao như tuyết trắng, cát trắng, ta phải chủ động + EV, ngược lại khi chụp một đống than hoặc tuxedo của chú rể thì phải chủ động - EV.
tuannm
15-03-2006, 07:44 AM
Hay quá bác Atk. Tiếp đi bác:D
Atkinson
15-03-2006, 08:23 AM
3. Kết luận
Em trích lại kết luận đã post ở trang trước:
Do đó, để chụp đúng sáng là sự kết hợp giữa khả năng đo sáng chính xác của máy ảnh theo chuẩn 18% grey cộng với kinh nghiệm bù trừ sáng của người chụp.
Thôi thì ta tạm mặc định là máy ảnh đã được chế tạo chuẩn theo tone 18% grey. Mà thực tế thì rất chuẩn vì cái giá trị này cố định, chẳng có gì khó đối với nhà sản xuất cả.
Vậy thì, nếu có chụp sai sáng, ta k0 nên vội vàng đổ lỗi cho camera. Lỗi phần lớn là do photographer k0 rõ mình đang sử dụng mode đo sáng nào. Nhất là đo sáng điểm (spot). K0 biết mình đang đo sáng vào vật thể thuộc zone nào để bù trừ sáng cho đúng.
Chính vì thế, ở bên kia em thấy bác kakalot nói rất đúng là một trong những bài học đầu tiên trong NA là luyện khả năng nhận biết zone 5.
4. Một vài áp dụng lý thuyết
Nếu trong khuôn hình có đối tượng thuộc zone 5 và đối tượng này cũng được chiếu từ nguồn sáng tương đương với subject (điều này rất quan trọng) thì ta cứ đo sáng vào thẳng đối tượng đó, và dùng chính thông số do camera cung cấp để chụp. Ví dụ:
http://img381.imageshack.us/img381/8846/chessknight2kb.jpg
Vùng có giá trị +0 chính là zone 5
http://img20.imageshack.us/img20/5235/example016qj.jpg
Trong trường hợp trong khuôn hình không có đối tượng nào thuộc zone 5 thì có 2 cách:
- Cách 1: kiếm một miếng grey card (có bán sẵn ở các photo store) đặt cạnh đối tượng chụp sao cho grey card cũng được nhận ánh sáng cùng hướng với subject. Đo sáng vào grey card, lock EV , khuôn hình lại và chụp.
- Cách 2: dành cho những người nhiều kinh nghiệm. Tức là nếu k0 có zone 5 thì họ cũng biết được những đối tượng khác trong hình thuộc zone nào để chủ động đo sáng vào đó rồi bù trừ sáng hợp lý. Ví dụ:
http://img429.imageshack.us/img429/7064/chilibowlh26er.jpg
Đo sáng vào lòng bàn tay cũng là cách thường được áp dụng trong thực tế, nhất là vào thời kỳ metering build in còn lạc hậu. Đó cũng là sự "biến tướng" của cách 1 & 2 với điều kiện phải đảm bảo (i) biết rõ tay mình thuộc zone nào, (ii) khi đo, tay phải nhận cùng một lượng ánh sáng như subject.
Những ví dụ minh họa trên cho thấy việc áp dụng đo sáng hầu hết với mode đo sáng điểm spot hay partial. Nếu có khả năng nắm vững zone system thì spot metering là rất hiệu quả vì vùng đo sáng rất hẹp. Nhưng nó sẽ là con dao 2 lưỡi nếu photographer k0 nhận dạng được zone system đang nằm trong vùng ngắm của spot ! Đó là lý do spot metering thường được trang bị cho các máy prof khi nhà sản xuất giả định người dùng nó có kinh nghiệm đo sáng. Điều đó k0 có nghĩa là nếu máy của bạn có spot metering thì bạn là người có kinh nghiệm nhé :D. Nếu chưa nắm vững zone system thì nên dùng partial, center weight hay matrix. Rủi rõ sẽ ít hơn. Đồng thời, việc khoe máy của tớ có spot metering cũng sẽ trở nên rất "tế nhị" đấy ;).
Mời các bác tiếp tục trao đổi cho vấn đề thêm sáng tỏ.
Source : Google (key word: zone system, 18% grey)
huynhphuchau
15-03-2006, 10:13 AM
Hay quá bác Atk! Những phân tích cuả bác rất khoa học và tinh tế! Đôi khi sử dụng máy theo thói quen mà không biết tại sao phải thế này, thế khác...! Những vấn đề cơ bản này rất cần được hiểu rỏ !
Tiếp nưã đi bác! Em đang hứng thú lắng nghe đây ạ!
kakalot
15-03-2006, 12:32 PM
Chẹp, em đã cố gắng ko động chạm đến Zone System để cho đơn giản hóa vấn đề rồi:D bác Atkinson lại mang ra :gathering: . Thực ra đôi khi chúng ta muốn Zone V ( V chứ ko phải 5 nhé bác :lol: , ZS "phải" viết theo số La Mã, ko viết thì... thôi :thua: ) nhảy vào Zone IV hay Zone VI. Tùy theo từng hoàn cảnh mà làm. Ứng dụng Zone System thì rất hiệu quả nhưng cũng rất phức tạp. Chủ yếu trên LF tại vì chúng ta cần rửa riêng cho từng tấm film. Với 35mm thì các bác nên bỏ qua luôn. Với MF thì cũng có thể cứu vãn đc nếu dùng nhiều back. Sử dụng Zone System cũng đòi hỏi nắm rất vững characteristic của film mình đang dùng. Nếu mà dùng ZS mà vứt ra minilab thì :thua: . Cuối cùng, em chưa bao h làm ZS trên film mầu cả (cả slide lẫn neg) tại vì thay đổi thời gian tráng film ảnh hưởng đáng kể đến white balance. Ngắn gọn là ZS fức tạp :lol: , nếu tránh đc thì nên tránh.
xichlo
15-03-2006, 12:44 PM
Kakalot cần phân biệt giữa sử dụng zone system khi đo sáng và khi tráng phim rửa ảnh trong phòng tối.
Atkinson đang nói về cách sử dụng zone system để đo sáng , trong khi Kakalot nói là về zone system khi rửa ảnh- kỹ thuật phòng tối , tương tự như dùng Photoshop dodge and burn từng vùng của ảnh.
Mặc dù đều là zone system nhưng 2 ứng dụng khác nhau.
XL thấy trong digital photography , khi safe zone rất nhỏ không như phim nên dễ dàng blown highlight hoặc shadow thì một người muốn chụp tốt cần phải hiểu cách đo sáng và chủ động theo ý mình. Bài viết của Atkinson rất bổ ích để mọi người tìm hiểu và nâng cao khả năng đo sáng của mình.
baolinh
15-03-2006, 12:53 PM
Thật hay và bổ ích. Những giải thích của bác Atkinson về Zone system thật dễ hiểu. Cám ơn bác.
qlukhai
15-03-2006, 02:01 PM
[QUOTE=Atkinson]3. Kết luận
Nhân đây xin anh giới thiệu luôn xem có thể tìm hiểu thêm ở sách vở hay website nào giảng về những vấn đề tinh tế như thế này không? Rất hay đối với những người tự tìm tòi như tôi. Cảm ơn nhiều.
qlukhai.
thepaladin
15-03-2006, 02:31 PM
Em đá ngang phát nào, cái số 18% rất là khiến người ta bối rối. Đúng hơn hết thì nói là middle grey - hay nửa trắng nửa đen.
Em nghịch ảnh cũng ko còn là ít nữa rồi, lại dùng matrix meter của Nikon, đôi lúc compensate cho backlit chẳng hạn, vẫn sai. Rốt cục thấy cái tác dụng của grey card nó đến mức nào.
So here is the trick: mở fotoshop ra, tạo new layer, chọn bảng màu, chọn Lab 50 a 0 b 0. Đổ màu vào cái layer, in ra, bằng laser printer thì tốt nhất.
Bác đã có cái grey card!
* Nhớ in trên giấy thường, sau dán lên carton gì đó cho chắc chắn, in giấy bóng gặp ánh phản xạ là điếc đó.
Cái này thì idea copyright by thepaladin 100%, bác nào ý kiến ý cò gặp em, anh em nói chuyện phải quấy. :lol:
xichlo
15-03-2006, 02:43 PM
Bác thepaladin giải thích hộ xem là dùng grey card làm thế nào để giải quyết cái vấn đề back lit nhỉ ? Thấy bác toàn nói grey card mà chẳng thấy bác nói dùng thế nào, nói ra cho anh em họ hiểu thêm cái nhỉ , có cái hình minh họa càng tốt .
Em đá ngang phát nào, cái số 18% rất là khiến người ta bối rối. Đúng hơn hết thì nói là middle grey - hay nửa trắng nửa đen.
Em nghịch ảnh cũng ko còn là ít nữa rồi, lại dùng matrix meter của Nikon, đôi lúc compensate cho backlit chẳng hạn, vẫn sai. Rốt cục thấy cái tác dụng của grey card nó đến mức nào.
thepaladin
15-03-2006, 04:51 PM
Xin lỗi bác xichlo và các bác vì cái tật của em! Chẳng qua em thấy trên này nhiều cao thủ quá, nói ra những điều cơ bản sợ các bác ấy cười em khoe cái ai cũng biết.
Dạ, nói chung là đến đây thì anh em ai đó hiểu hết là mấy cái meter đều chỉ nhìn ra middle grey rồi phải không àh?
Khi chụp back-lit thì ko có grey card các bác đo sáng điểm vào subject, hoặc tùy độ chát mà tăng 2-3, thậm chí 4 khẩu so với đo matrix toàn khung ảnh, đúng không àh?
Vấn đề là mẫu mà mặc đồ đen chẳng hạn, bác đo điểm mà fang theo đúng những gì máy bảo thì chắc chắn là background clipped hoàn toàn, mà đo sáng vẫn sai. Ta cần nhớ là cái đo điểm chẳng qua cũng chỉ là đo vùng nhỏ và đọc theo zone V như mọi chế độ khác. Và đo matrix lúc này thì tăng bao khẩu cũng khó mà nói, tại còn tùy độ tối của màu quần áo.
Đến lúc này thì cần grey card đây! Bác chỉ cần bảo mẫu giữ cái card, đo điểm vào đó, cam đoan đúng. Lock lại, mẫu bỏ card ra, ta fang khẩn trương. Mất ko hơn 5s! Tùy bác muốn lấy đúng sáng ở đâu mà bỏ grey card vào điểm tương đương - chẳng hạn mặt thì phải bảo mẫu giơ card lên ngang mặt, đo rồi lock.
Cái này với dân digital chụp RAW thì ko hẳn đã quan trọng, các bác sửa được đến 2EV, chứ dân film như em ko đụng chạm được gì vào final prints, chỉ có được ăn cả ngã về không. Nên grey card rất quan trọng trong quá trình quyết định exposure.
Cái trick của em tiết kiệm cho các bác được 20.000 VND nha. :lol:
ptwop
15-03-2006, 05:03 PM
Đo sáng vào lòng bàn tay cũng là cách thường được áp dụng trong thực tế, nhất là vào thời kỳ camera chưa có metering build in. Đó cũng là sự "biến tướng" của cách 1 & 2 với điều kiện phải đảm bảo (i) biết rõ tay mình thuộc zone nào, (ii) khi đo, tay phải nhận cùng một lượng ánh sáng như subject.
Cho em hỏi bác tí.
Em có dùng cách đo sáng partial vào lòng bàn tay, thế nhưng bị một cái rất lạ là những ngày có ánh nắng thì kết quả đo rất ổn, những ngày nhiều mây hoặc ánh sáng hơi yếu em thường phải tăng bù cỡ + 2/3 đến 1 (chẳng nhẽ da tay mình trắng vậy :down: ). Các bác đo như thế nào chỉ cho em cái.
kakalot
15-03-2006, 09:05 PM
Tay nhà em là +1 stop ạ:D
kakalot
15-03-2006, 09:12 PM
... trong khi Kakalot nói là về zone system khi rửa ảnh- kỹ thuật phòng tối , tương tự như dùng Photoshop dodge and burn từng vùng của ảnh.
Hoàn toàn ko tương tự đâu anh ạ. Burning & dodging là kỹ thuật sử lý ảnh từng phần trong khi đo ZS là sử lý toàn bộ cả ảnh.
P/S: đợt tới này anh XL có đi chụp ở đâu cho em đi ké với :canadian:
TheAmateur
15-03-2006, 10:33 PM
Nhân đây xin anh giới thiệu luôn xem có thể tìm hiểu thêm ở sách vở hay website nào giảng về những vấn đề tinh tế như thế này không? Rất hay đối với những người tự tìm tòi như tôi. Cảm ơn nhiều.
qlukhai.
Khải, câu trả lời ngắn là có, website là VNPhoto.net.
Còn nếu K. vẫn quan tâm xem người khác bàn về vấn đề này ra sao thì lên Google tìm ra một đống, đọc còn không kịp. Tuy nhiên theo tôi tìm tòi từ 1 nguồn dể hơn cho người mới bắt đầu và có thắc mắc dể hỏi hơn. Khi nào đã quen rồi thì tự tìm rộng ra vì lúc đó các thuật ngữ đã quen nghe và hiểu hơn.
LeDinh
15-03-2006, 10:59 PM
"So here is the trick: mở fotoshop ra, tạo new layer, chọn bảng màu, chọn Lab 50 a 0 b 0. Đổ màu vào cái layer, in ra, bằng laser printer thì tốt nhất.
Bác đã có cái grey card!"
có lý !!!
Bây giờ ra ngoài tiệm chụp ảnh , hay lab này lab nọ hỏi 3 tiệm thì 2 tiệm nhân viên bán hàng không biết cái greycard làm chi ! Nhân viên người biết người không. Tiệm thì có tiệm không!!!!!!!!!!!!!!!!!!
xichlo
15-03-2006, 11:03 PM
Cảm ơn bác thepaladin đã chia sẻ, cái quan trọng là sharing chứ không phải là khoe khoang bác ạ, mong các bác khác đã có lời thì chịu khó đi đến nơi cho anh em mới họ hiểu kỹ ạ . Tương tự như bài đo sáng của Atkinson , google thì ra các bài tương tự nhiều lắm nhưng vấn đề quan trọng là bác Atkinson chịu khó làm người biên soạn và Việt hóa cho mọi người trong forum dễ đọc , dễ hiểu thôi.
Xin lỗi bác xichlo và các bác vì cái tật của em! Chẳng qua em thấy trên này nhiều cao thủ quá, nói ra những điều cơ bản sợ các bác ấy cười em khoe cái ai cũng biết.
xichlo
15-03-2006, 11:07 PM
Nếu dùng zone system trong dark zoom như rất nhiều photographer sử dụng để tăng sáng, hoặc che chắn từng vùng, nó ý hệt như dodge and burn trong PS, chỉ khác là 1 lam trong dark room, và 1 làm trong computer thôi .
Ngoài ra Zone system cũng có ích cho 35mm, MF, LF và cả digital nữa.
P/S Sắp tới có offline Cherry Blossom Festival với các bác khác, anh sẽ gọi em nhé .
Hoàn toàn ko tương tự đâu anh ạ. Burning & dodging là kỹ thuật sử lý ảnh từng phần trong khi đo ZS là sử lý toàn bộ cả ảnh.
P/S: đợt tới này anh XL có đi chụp ở đâu cho em đi ké với :canadian:
Atkinson
16-03-2006, 06:07 AM
Vầng bác Lốt,
ZS đúng là phức tạp, nhưng chủ yếu là phức tạp khâu tráng rọi vì nó cũng khẩu độ, tốc độ mà. Còn khi đo sáng thì nó lại rất đơn giản (đơn giản để hiểu vấn đề thôi), vì tất cả rút về 1 giá trị 18% grey duy nhất. Còn cái phức tạp là ở khâu tác nghiệp kia; photographer khi dùng spot metering phải tự nội suy (+/- EV) để cho ảnh đúng sáng, chứ camera nó k0 biết gì mà nội suy khi dùng spot cả.
Em cũng công nhận là ZS của A.Adam thì tinh hoa nằm hết trong phần tráng rọi. Nhưng nếu k0 mượn ZS thì cũng k0 biết làm cách nào để lý giải cho cái việc phải bù trừ sáng. Công nhận, nếu k0 chui vào mấy forum về MF, LF thì em cũng k0 vỡ ra được mấy thứ này.
Cho em hỏi bác tí.
Em có dùng cách đo sáng partial vào lòng bàn tay, thế nhưng bị một cái rất lạ là những ngày có ánh nắng thì kết quả đo rất ổn, những ngày nhiều mây hoặc ánh sáng hơi yếu em thường phải tăng bù cỡ + 2/3 đến 1 (chẳng nhẽ da tay mình trắng vậy ). Các bác đo như thế nào chỉ cho em cái.
"Ngày nắng kết quả rất ổn" là thế nào ah? Nắng hay mây k0 quan trọng, cái quan trọng là cái tay của bác khi đo phải được đặt ở nơi nhận được ánh sáng tương tự như subject nhận được. Hay nói cách khác là subject đặt ở đâu thì bác mang tay ra đó để đo. Rồi cộng trừ theo tone da tay của bác. Khi đó, nếu tay bác là zone VI thì ngày nắng hay k0 nắng/mây đều phải +1. Chính đây cũng là một thao tác phải lưu ý. Rất có thể khi lại gần subject, dơ tay dí máy vào đo, vô tình camera hoặc thậm chí cái bóng của photographer đổ lên bàn tay, làm sai lệch cường độ ánh sáng chiếu tới (incident light) dẫn đến kết quả đo k0 chính xác.
Các bác cứ trao đổi hỏi - đáp vô tư đi. Nói sai thì chữa lại sau chứ có bị mất việc, trừ lương, vợ bỏ đâu mà sợ... :D:D:D
ptwop
16-03-2006, 12:51 PM
"Ngày nắng kết quả rất ổn" là thế nào ah? Nắng hay mây k0 quan trọng, cái quan trọng là cái tay của bác khi đo phải được đặt ở nơi nhận được ánh sáng tương tự như subject nhận được. Hay nói cách khác là subject đặt ở đâu thì bác mang tay ra đó để đo. Rồi cộng trừ theo tone da tay của bác. Khi đó, nếu tay bác là zone VI thì ngày nắng hay k0 nắng/mây đều phải +1. Chính đây cũng là một thao tác phải lưu ý. Rất có thể khi lại gần subject, dơ tay dí máy vào đo, vô tình camera hoặc thậm chí cái bóng của photographer đổ lên bàn tay, làm sai lệch cường độ ánh sáng chiếu tới (incident light) dẫn đến kết quả đo k0 chính xác.
Các bác cứ trao đổi hỏi - đáp vô tư đi. Nói sai thì chữa lại sau chứ có bị mất việc, trừ lương, vợ bỏ đâu mà sợ... :D:D:D
----------
Em bị hiện tượng thế mới quái. Ngày nắng em đo sáng trong lòng bàn tay xong thì táng luôn, không phải cộng trừ gì cả, ngày mây mù nhiều thì lại phải cộng thêm. Cái vụ để cho ánh sáng chiếu vào lòng bàn tay tương tự như ánh sáng của subject thì em hoàn toàn chắc chắn, không có bị bóng đổ hay gì cả.
Atkinson
16-03-2006, 01:23 PM
----------
Em bị hiện tượng thế mới quái. Ngày nắng em đo sáng trong lòng bàn tay xong thì táng luôn, không phải cộng trừ gì cả, ngày mây mù nhiều thì lại phải cộng thêm. Cái vụ để cho ánh sáng chiếu vào lòng bàn tay tương tự như ánh sáng của subject thì em hoàn toàn chắc chắn, không có bị bóng đổ hay gì cả.
Em cũng công nhận là trong cái việc đo sáng này, đi từ lý thuyết ra thực tiễn k0 phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Như hiện tượng mà bác gặp phải, nếu trong mỗi trường hợp đều có cái light meter đi kèm thì có thể dễ kết luận xem "trục trặc" nằm ở chỗ nào. Vì trong cự ly gần thì light meter đo incident là cực chính xác, k0 phải lo cộng trừ gì cả.
Chẳng nhẽ em lại bảo da tay của bác giống da con thằn lằn.
Thú thật là khi chưa hiểu về metering, em toàn dùng lung tung và dựa vào build in là chủ yếu, chẳng biết đường mà dùng tay. Sau khi tìm hiểu cái này thì em cũng k0 dùng tay nốt mà chủ yếu dùng partial/spot rồi cộng trừ. Còn nếu đủng đỉnh thì em dùng luôn light meter cho nhanh và chính xác.
Cái này phải nhờ bác nào kinh nghiệm dùng tay nhiều vào bốc thuốc mới được.
:D:D:D
Guest
16-03-2006, 04:00 PM
----------
Em bị hiện tượng thế mới quái. Ngày nắng em đo sáng trong lòng bàn tay xong thì táng luôn, không phải cộng trừ gì cả, ngày mây mù nhiều thì lại phải cộng thêm. Cái vụ để cho ánh sáng chiếu vào lòng bàn tay tương tự như ánh sáng của subject thì em hoàn toàn chắc chắn, không có bị bóng đổ hay gì cả.
Vấn đề này có thể lý giải đơn giản thôi, da lòng bàn tay thường căng hơn, láng hơn và có thể có mồ hôi nên sự phản xạ ánh sáng tương đối. Vì bề mặt da nó không đồng nhất gần như tuyệt đối kiểu 1 cái gương nên sự phản xạ của nó trong ngày mưa- ngày nắng hẳn khác nhau thôi mà. Bác đã rút kinh nghiệm được phải +1EV là đúng rồi- thêm một kinh nghiệm quý nữa.
Bản thân tôi thì hồi trước gặp trường hợp toán loạn sáng cũng dùng cách đo vào mu bàn tay (da tôi ngăm ngăm nên ngang với Zone IV, gần gần với cái grey card- Zone V) nhưng giờ thì toàn đo matrix rồi ước đoán sự chênh sáng mà +/- EV thôi.
ptwop
16-03-2006, 06:31 PM
He he, em tưởng mỗi em bị da thằn lằn. Bây giờ em hay theo kiểu 1 phát đầu dùng đo sáng của máy, phát thứ 2 trở đi là mình tự ước lượng bù trừ sau khi xem review & xem histogram. Kể ra cũng hơi bất tiện.
dokhoinguyen
31-05-2008, 08:59 AM
Bài viết rất bổ ích cảm ơn bác Atkinson.
CrisKaka
15-10-2008, 11:27 AM
cho e hỏi gà 1 tý làm sao biết tay mình thuộc zone mấy được ạ ?
tamherovn
14-01-2010, 01:38 PM
Bài viết của mấy bác hay quá. Em cầm máy cả gần 2 năm mà không biết là phải đo sáng thế nào là tốt. Nhưng em vẫn chưa biết cách áp dụng được.
Các bác có thể chỉ dẫn lại cụ thể được không ạ. Em ở HCM. Nếu có bác nào kinh nghiệm vụ này có thể cafe chỉ em cũng được.
Em xin hậu tạ ạ!
Thiensuxauxi
01-02-2010, 07:35 PM
Các bác cao thủ, em là gà mới mua 450 D, các bác cho em hỏi câu hơi ngu (đừng ném đá mà tội em) :
Như các bác nói là đo sáng bằng spot vào 1 cái greycard xong sau đó khóa EV để bắn.Vậy quy trình đó thực hiện như thế nào trên máy canon450D ạ. Ví dụ như mình lấy đo sáng điểm rồi chỉ vào tấm card sau đó bấm 1 bức hình hay là sao ạ ??? mong các bác giải thích kĩ giúp em, đừng chê cười mà tội.
cat_black64
01-02-2010, 09:57 PM
Các bác cao thủ, em là gà mới mua 450 D, các bác cho em hỏi câu hơi ngu (đừng ném đá mà tội em) :
Như các bác nói là đo sáng bằng spot vào 1 cái greycard xong sau đó khóa EV để bắn.Vậy quy trình đó thực hiện như thế nào trên máy canon450D ạ. Ví dụ như mình lấy đo sáng điểm rồi chỉ vào tấm card sau đó bấm 1 bức hình hay là sao ạ ??? mong các bác giải thích kĩ giúp em, đừng chê cười mà tội.
bác đọc từ trang đầu, thế nào cũng có chỗ trả lời câu hỏi của bác. Qui trình là chọn spot metering, ngắm sao cho điểm giữa của khung hình rơi vào cái greycard, ấn nút* để khóa sáng, bỏ graycard đi, bố cục lại khung hình theo ý thích rồi bấm máy
Thiensuxauxi
02-02-2010, 01:37 AM
vâng ạ em cảm ơn bác. Em sẽ tìm hiểu thêm
vvmmm
02-02-2010, 11:35 AM
Bài viết về Metering này quá hay , tuyệt vời ạ. ( đặc biệt là những bài của Atkison).
em hiểu thêm nhiều .Thank.
asahinguyen
02-02-2010, 12:42 PM
Các bác cao thủ, em là gà mới mua 450 D, các bác cho em hỏi câu hơi ngu (đừng ném đá mà tội em) :
Như các bác nói là đo sáng bằng spot vào 1 cái greycard xong sau đó khóa EV để bắn.Vậy quy trình đó thực hiện như thế nào trên máy canon450D ạ. Ví dụ như mình lấy đo sáng điểm rồi chỉ vào tấm card sau đó bấm 1 bức hình hay là sao ạ ??? mong các bác giải thích kĩ giúp em, đừng chê cười mà tội.
Đo vào gray card xong xem thông số báo nhiêu chuyển sang M để thông số nguyên như thế.
timedy
02-02-2010, 07:01 PM
Cho mình hỏi?
Giả sử mình chụp hình đôi bạn trong backgroud khá đẹp, nhưng tỉ lệ khuông mặt chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong khuông hình. Nếu mình metering theo gương mặt thì rất khó lấy sáng. Vậy theo các bác làm sao để metering tốt trong trường hợp đó.
Cá nhận: InZoom vào khuôn mặt thật to --> metering AE, lock --> OutZoom --> Bố cục --> Focus --> Shot....
cat_black64
02-02-2010, 08:35 PM
Cho mình hỏi?
Giả sử mình chụp hình đôi bạn trong backgroud khá đẹp, nhưng tỉ lệ khuông mặt chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong khuông hình. Nếu mình metering theo gương mặt thì rất khó lấy sáng. Vậy theo các bác làm sao để metering tốt trong trường hợp đó.
Cá nhận: InZoom vào khuôn mặt thật to --> metering AE, lock --> OutZoom --> Bố cục --> Focus --> Shot....
Em nghĩ là bác làm đúng rồi ( kết hợp zoom và spot metering) nhưng chỉ có điều khuôn mặt có đúng là zone V không, nếu không đúng thì vẫn sai sáng.
BinhInfocus
04-02-2010, 01:44 AM
Cho mình hỏi?
Giả sử mình chụp hình đôi bạn trong backgroud khá đẹp, nhưng tỉ lệ khuông mặt chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong khuông hình. Nếu mình metering theo gương mặt thì rất khó lấy sáng. Vậy theo các bác làm sao để metering tốt trong trường hợp đó.
Cá nhận: InZoom vào khuôn mặt thật to --> metering AE, lock --> OutZoom --> Bố cục --> Focus --> Shot....
Bác làm thế có thể cái Zoom Và cái spot đủ để đo đúng sáng mặt mẫu đi, nhưng em lưu Ý là cái background đẹp mà bác muốn thu hình, tỉ lệ mặt mẫu chỉ chiếm phần nhỏ khuôn hình, khi đó background dư/thiếu sáng so Với mặt mẫu nhiều quá là thì rõ là cái background hết đẹp rùi!
Theo em thì muốn thu cái background cho đẹp thì phải cưng em nó tí, đo (sáng) 'em nó' kỉ kỉ, hiệu chỉnh nguồn sáng Vô chủ đề sao cho tương đồng Với 'em nó', haY chủ đề chiếm diện tích quá bé so Với khuôn hình thì quên nó luôn! Dù sao Việc hiệu chỉnh nguồn sáng cho mẫu cũng thường dễ hơn cho em background nhiều.
echop
09-02-2010, 11:27 AM
Em có 3 thắc mắc thế này ạ, mong được các bác chỉ cho:
1) Ở chế độ M thì coi như khóa đo sáng ko có tác dụng gì nữa đúng ko ạ? Vì mình tự bù trừ bằng tốc độ & khẩu độ rồi.
2) Ở chế độ chụp M: Máy vẫn đo sáng theo 3 chế độ đúng không ạ?
+ Matrix: Đo toàn khuôn hình
+ Center weighted: Đo sáng vòng tròn trung tâm khuôn hình
+ Spot metering: Đo sáng ở điểm focus --> Nếu dịch chuyển điểm focus thì máy vẫn đo sáng ở điểm focus hay chỉ đo ở điểm trung tâm khuôn hình ạ?
3) Khi chụp chủ thể ngược sáng thì ko đo sáng được đúng không?
Cảm ơn cả nhà!
hieugor
09-02-2010, 02:37 PM
em nghĩ được chứ ạ, bác đo sáng dạng điểm, chủ vẫn sáng, chỉ có điều nền cháy thui
hungpetechim
10-02-2010, 01:51 PM
Chụp ngược sáng hay thuận sáng máy đều đo sáng được hết, máy đo ánh sáng phản xạ tư chủ thể mà bác.
con nếu chụp máy phim thì nếu chụp ngược sáng bác thiết lập khẩu độ như chụp thuận sáng rồi mở thêm 2 khẩu & chụp.
Cho em hỏi đo sáng vào cái gray card là thế nào ạ, em in tờ giấy ra như anh gì bảo (L 50 a 0 b 0) rồi em forcus vào nó nhưng mà tờ giấy 1 mầu nên len nó cứ chạy ra chạy vô chứ không lấy nét được :(, và khi đo sáng có nhất thiết phải dùng spot không hay dùng Metering khác cũng được ạ?
cat_black64
11-02-2010, 03:28 PM
Cho em hỏi đo sáng vào cái gray card là thế nào ạ, em in tờ giấy ra như anh gì bảo (L 50 a 0 b 0) rồi em forcus vào nó nhưng mà tờ giấy 1 mầu nên len nó cứ chạy ra chạy vô chứ không lấy nét được :(, và khi đo sáng có nhất thiết phải dùng spot không hay dùng Metering khác cũng được ạ?
Đọc từ đầu thế nào cũng thấy. Bác là người thứ hai hỏi rồi đó
Quote:
Được gửi bởi Thiensuxauxi View Post
Các bác cao thủ, em là gà mới mua 450 D, các bác cho em hỏi câu hơi ngu (đừng ném đá mà tội em) :
Như các bác nói là đo sáng bằng spot vào 1 cái greycard xong sau đó khóa EV để bắn.Vậy quy trình đó thực hiện như thế nào trên máy canon450D ạ. Ví dụ như mình lấy đo sáng điểm rồi chỉ vào tấm card sau đó bấm 1 bức hình hay là sao ạ ??? mong các bác giải thích kĩ giúp em, đừng chê cười mà tội.
bác đọc từ trang đầu, thế nào cũng có chỗ trả lời câu hỏi của bác. Qui trình là chọn spot metering, ngắm sao cho điểm giữa của khung hình rơi vào cái greycard, ấn nút* để khóa sáng, bỏ graycard đi, bố cục lại khung hình theo ý thích rồi bấm máy
Đọc từ đầu thế nào cũng thấy. Bác là người thứ hai hỏi rồi đó
Quote:
Được gửi bởi Thiensuxauxi View Post
Các bác cao thủ, em là gà mới mua 450 D, các bác cho em hỏi câu hơi ngu (đừng ném đá mà tội em) :
Như các bác nói là đo sáng bằng spot vào 1 cái greycard xong sau đó khóa EV để bắn.Vậy quy trình đó thực hiện như thế nào trên máy canon450D ạ. Ví dụ như mình lấy đo sáng điểm rồi chỉ vào tấm card sau đó bấm 1 bức hình hay là sao ạ ??? mong các bác giải thích kĩ giúp em, đừng chê cười mà tội.
bác đọc từ trang đầu, thế nào cũng có chỗ trả lời câu hỏi của bác. Qui trình là chọn spot metering, ngắm sao cho điểm giữa của khung hình rơi vào cái greycard, ấn nút* để khóa sáng, bỏ graycard đi, bố cục lại khung hình theo ý thích rồi bấm máy
Em cũng đọc cái này rồi mà vẫn không hiểu ạ, may quá đang có bác online :13:
1. Chọn spot metering
2. Em ngắm vào cái grey card (nó nằm giữa khung hình) và bấm 1/2 nút chụp để forcu nó nhưng cái len nó cứ chạy ra chạy vào và mỗi lần chạy nó ra 1 tốc độ khác nhau. Vậy cho em hỏi cái ngắm sao cho điểm giữa của khung hình rơi vào cái greycard là như nào ạ.
http://img20.imageshack.us/img20/5235/example016qj.jpg
Theo hướng dẫn này thì để cái greycard vào trong khung hình rồi bấm * là nó đo sáng đúng không ạ :13:, nếu đúng vậy thì trước giờ em hiểu sai hết cả, em cứ nghĩ forcus chuẩn vào cái grey card rồi coi thông số của nó :24:
Dare2D
25-02-2010, 11:51 AM
Lại vỡ thêm 1 bước căn bản về đo sáng. lý thuyết về zs, zone V giải thích được các trường hợp đo sáng sai. người ta nói làm như máy mà phải không các bác, thường thì nó không tự sai được, chỉ có người dùng không yêu, không hiểu và không biết cách sử dụng cho đúng thui.
thanks các bác nhiều nhá
mkhaha
26-02-2010, 03:51 AM
Em vừa mới tập tọe chụp, mong các bác chỉ giáo. Các bác cho em hỏi hơi ngu tí là bù sáng và ISO có liên quan gì đến nhau không ạ ?:chair:
Dare2D
26-02-2010, 08:20 AM
noi nom na luong anh sang trong hinh bang tocxkhauxISO. thred nay dang ban ve do sang de biet can set 3 thong so ay the nao cho phu hop. dang tren phone nen ko co ttieng viet, mong cac bac thong cam
ngxnam
14-03-2010, 05:18 PM
Cảm ơn các bác đặc biệt là bác atkinson. Trước giờ vẫn lơ mơ chỗ bù trừ EV giờ thì em ngộ ra rồi :11:
tungmilan
15-03-2010, 09:20 AM
ĐỌc Theard này nhiêu điều mà mình mù mờ quá he he
noforthank
15-03-2010, 03:01 PM
Em có 3 thắc mắc thế này ạ, mong được các bác chỉ cho:
1) Ở chế độ M thì coi như khóa đo sáng ko có tác dụng gì nữa đúng ko ạ? Vì mình tự bù trừ bằng tốc độ & khẩu độ rồi.
2) Ở chế độ chụp M: Máy vẫn đo sáng theo 3 chế độ đúng không ạ?
+ Matrix: Đo toàn khuôn hình
+ Center weighted: Đo sáng vòng tròn trung tâm khuôn hình
+ Spot metering: Đo sáng ở điểm focus --> Nếu dịch chuyển điểm focus thì máy vẫn đo sáng ở điểm focus hay chỉ đo ở điểm trung tâm khuôn hình ạ?
3) Khi chụp chủ thể ngược sáng thì ko đo sáng được đúng không?
Cảm ơn cả nhà!
Em cũng có cùng câu hỏi với bác này :down:
Khi chuyển sang M thì đo sáng còn hoat động ko ạ ?
echop
15-03-2010, 03:44 PM
Em có 3 thắc mắc thế này ạ, mong được các bác chỉ cho:
1) Ở chế độ M thì coi như khóa đo sáng ko có tác dụng gì nữa đúng ko ạ? Vì mình tự bù trừ bằng tốc độ & khẩu độ rồi.
2) Ở chế độ chụp M: Máy vẫn đo sáng theo 3 chế độ đúng không ạ?
+ Matrix: Đo toàn khuôn hình
+ Center weighted: Đo sáng vòng tròn trung tâm khuôn hình
+ Spot metering: Đo sáng ở điểm focus --> Nếu dịch chuyển điểm focus thì máy vẫn đo sáng ở điểm focus hay chỉ đo ở điểm trung tâm khuôn hình ạ?
3) Khi chụp chủ thể ngược sáng thì ko đo sáng được đúng không?
Cảm ơn cả nhà!
Em tự test và trả lời được 2 câu ròi nhé
1) Ở mode M thì khóa đo sáng (AE lock) chả có tác dụng gì
2) Ở mode M máy vẫn đo sáng theo 3 kiểu (Matrix, Center Weighted và Spot)
Còn câu 3 em chưa test được chính xác, nhưng có cảm giác là vẫn đo sáng bình thường
Giờ em hay chụp như thế này:
- Khi nhấn 1/2 nút chụp thì khóa đo sáng luôn
- Em lấy nét & đo sáng vào chủ thể hoặc vùng quan trọng nhất nhấn 1/2 nút chụp --> Bố cục lại --> Giật cò. Nhưng ít trường hợp thấy khóa AE luôn bằng nút chụp chưa phải là hay nhất
dutboom
15-03-2010, 03:59 PM
Ở Mode M khẩu và tốc do mình quyết định nên khóa sáng không có tác dụng gì.
Nhưng máy vẫn đo sáng, và dùng giá trị đo sáng này để so sánh với giá trị đo sáng mà mình đặt. Thế nên trong thang đo sáng các bác mới nhìn thấy nó lệch dương hay lệch âm EV đấy. Số 0 ở giữa thang đo sáng là giá trị chuẩn do máy tự đo. Còn vị trí kim đo sáng là do ta đặt.
Dare2D
15-03-2010, 07:15 PM
Ở Mode M khẩu và tốc do mình quyết định nên khóa sáng không có tác dụng gì.
Nhưng máy vẫn đo sáng, và dùng giá trị đo sáng này để so sánh với giá trị đo sáng mà mình đặt. Thế nên trong thang đo sáng các bác mới nhìn thấy nó lệch dương hay lệch âm EV đấy. Số 0 ở giữa thang đo sáng là giá trị chuẩn do máy tự đo. Còn vị trí kim đo sáng là do ta đặt.
em thì hiểu ngược bác này, tức là thang ev là những gì máy thấy cần để bức hình đủ sáng (phụ thuộc iso ISO ), còn kim là lượng sáng đo được trong ống kính theo từng metering mode.
nhưng ngẫm lại hiểu cách nào chỉnh máy cũng giống nhau: kim nằm dưới thang thì tăng sáng.
Giờ em hay chụp như thế này:
- Khi nhấn 1/2 nút chụp thì khóa đo sáng luôn
- Em lấy nét & đo sáng vào chủ thể hoặc vùng quan trọng nhất nhấn 1/2 nút chụp --> Bố cục lại --> Giật cò. Nhưng ít trường hợp thấy khóa AE luôn bằng nút chụp chưa phải là hay nhất
có khi bác này nhầm AE lock với half shot. nên mới hỏi câu này
3) Khi chụp chủ thể ngược sáng thì ko đo sáng được đúng không?
Cảm ơn cả nhà!
trên 500D của em thì halfshot chưa khóa AE. Khi chụp ngược sáng em canh vào vùng tối, half shot, khóa AE, canh lại khung hinh and bùm, phần trời cháy đen thui.
Chúc các bác nghịch máy vui và học mau tiến bộ.
echop
15-03-2010, 08:35 PM
Bác Dare2D: Em chả nhầm đâu bác ợ: Em set luôn khi half shot thì nó AE (Khóa sáng) luôn ạ!Cái này phải set thêm chứ default nó ko có đâu bác. Khi em half shot nó hiện luôn AE lock trong view finder luôn
500D của bác có khi ko làm được như chú Nikon của em roài
echop
15-03-2010, 08:40 PM
em thì hiểu ngược bác này, tức là thang ev là những gì máy thấy cần để bức hình đủ sáng (phụ thuộc iso ISO ), còn kim là lượng sáng đo được trong ống kính theo từng metering mode.
nhưng ngẫm lại hiểu cách nào chỉnh máy cũng giống nhau: kim nằm dưới thang thì tăng sáng.
Chỗ bôi đỏ em e là bác hiểu chưa đủ rồi: Để bức hình "Đủ sáng" (Giả thiết thang EV là mức +/-0) thì 3 vấn đề cần quan tâm: Tốc độ, khẩu độ và Iso. Trong đó cách nâng Iso cho đủ sáng có lẽ là giải pháp cuối cùng.
Ví dụ máy có chức năng Auto Iso: Mình đặt tốc độ thấp nhất mong muốn, máy sẽ luôn đưa ra mức Iso "Thấp nhất" để Đủ sáng. Em ví dụ cho Nikon nhé!
Alves
17-03-2010, 10:05 AM
Bác Dare2D: Em chả nhầm đâu bác ợ: Em set luôn khi half shot thì nó AE (Khóa sáng) luôn ạ!Cái này phải set thêm chứ default nó ko có đâu bác. Khi em half shot nó hiện luôn AE lock trong view finder luôn
500D của bác có khi ko làm được như chú Nikon của em roài
Mấy bài thảo luận của anh hay quá.
Anh chỉ em cách chỉnh trong máy để khi bấm HALF SHOT thì "VỪA KHOÁ NÉT VỪA KHOÁ SÁNG" nha bác. Thanks
echop
17-03-2010, 04:43 PM
Mấy bài thảo luận của anh hay quá.
Anh chỉ em cách chỉnh trong máy để khi bấm HALF SHOT thì "VỪA KHOÁ NÉT VỪA KHOÁ SÁNG" nha bác. Thanks
Chào bạn,
Đây là cách chỉnh để nút chụp (Releas button) khi bấm 1/2 sẽ khóa đo sáng (AE lock). Mình mô tả cách chỉnh trên menu D700, D300 còn các loại Nikon khác mình hy vọng cũng thế
Đầu tiên bác vào "Menu/ Custom Settings Menu/ c: Timers/AE Lock"
http://www.mymac.com/img/features/artie-2-mastering-nikon-D700-7-09.png
Sau đó bác vào ngay mục đầu tiên "c1 Shutter-release butt. AE-L"
http://a.img-dpreview.com/reviews/nikond700/images/captures/csm_c.gif
Mặc định là Off, bác chuyển sang On là Ok
Cách này em dùng chụp 90% thời gian. Nó hơi bất tiện khi bác chụp Continously và AF kiểu C. Để khắc phục bác có thể tạo "Custom Menu Bank" khác để thay đổi khi cần thiết
Còn vấn đề khóa nét (AF lock) thì mặc định của máy là bấm 1/2 nút chụp thì cũng khóa nét rồi bác nhé!
I love N i k o n
phuonghoangkt
24-05-2010, 07:25 PM
Hay quá, em phải phang ngay cái grey card thôi, cảm ơn các bác.
duc truong
19-08-2010, 11:32 PM
cảm ơn bác atkinson
bổ ích dễ hiểu
JunoCute
26-08-2010, 02:43 PM
vậy mà trước giờ em chả hiểu công dụng của cái thằng này, thx bác
Ngoccass
30-10-2010, 11:40 PM
hay lắm up phát để mai đọc tiếp đi ngủ đã
0904223800
02-11-2010, 01:50 PM
Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này thôi nhé: Chúng ta chụp ảnh tức là ghi lại ánh sáng nhá, ánh sáng trong tự nhiên có biên độ rất rộng (từ đen xì cho đến trắng lóa: Tại hai cực đấy không phân biệt được gì luôn hay còn gọi là mất chi tiết).
Máy ảnh thì ghi lại ánh sáng, nhưng không bao giờ có khả năng ghi lại hết biên độ của ánh sáng tự nhiên. Vì vậy, lấy vùng trung bình (vùng ở giữa chỗ tối và chỗ sáng) làm chuẩn để đo sáng vào đấy, như thế sẽ không bị mất các chi tiết vùng sáng và cùng không bị mất các chi tiết vùng tối.
nghesibungbu
04-11-2010, 04:37 PM
Hôm nay tự nhiên rảnh vào chơi, đọc lại bài này thấy có chổ mà bác Atkinson viết có thể gây sự hiểu nhầm cho newbie:
"Việc đo sáng (metering) là để đưa giá trị khẩu độ, tốc độ "phù hợp" với điều kiện ánh sáng và ý đồ của người chụp.
Matrix, Center-weight và Spot là 3 cách thức đo sáng tự động khác nhau của máy ảnh. Do đó, 3 cách thức này chỉ có tác dụng khi máy ảnh thiết lập ở các chế độ đo sáng tự động toàn phần (full auto) như Auto, P hoặc bán phần (semi auto) như Av, Tv.
Bỏ qua các chế độ chụp full Auto như Auto, P vì việc đưa ra các giá trị khẩu độ/tốc độ hoàn toàn do máy quyết định.
Đối với 2 chế độ Av, Tv, tức có sự can thiệp của ý đồ người chụp khi chủ động chọn 1 thông số (khẩu độ hoặc tốc độ) thì thông số còn lại (tốc độ hoặc khẩu độ) sẽ do máy quyết định dùm.
Tất nhiên, khi chụp ở chế độ M - người chụp tự mình quyết định cả khẩu độ và tốc độ thì coi như hệ thống đo sáng k0 còn ý nghĩa nữa mà chỉ có tác dụng tham chiếu mà thôi"
Thật chất chế độ M cho phép mình quyết định mức sáng tối cho hình vì có thể lựa chọn tùy thích 3 yếu tố khẩu, tốc và iso, tuy nhiên nếu để M và chụp 3 tấm cùng khẩu, tốc và iso mà chọn các mode Metering khác nhau là Spot, centre và Matrix thì ảnh có nguy cơ sáng tối khác nhau, nhất là đối với chủ đề có nhiều nguồn ánh sáng khác nhau. Trường hợp này cũng có thể xảy ra tương tự khi ta sử dụng mode Av,Tv hay Auto, P... và chụp 3 tấm khác nhau mà chọn các mode Metering khác nhau là Spot, centre và Matrix
vonfram
04-11-2010, 09:59 PM
@nghesibungbu: Em không đồng tình với ý bác. Nếu có thể bác chứng minh bằng ảnh được không ạ? Vì theo hiểu biết của em thì khi chụp ảnh có 3 yếu tố quyết định lượng sáng tác động lên sensor (hay phim) là khẩu, tốc, iso (độ nhạy phim). Các chế độ tự động cũng chỉ giúp cho người chụp xác định các thông số này nhanh và chính xác hơn thôi. Em đồng tình với quan điểm của bác Atkinson. :)
0904223800
04-11-2010, 10:29 PM
Hôm nay tự nhiên rảnh vào chơi, đọc lại bài này thấy có chổ mà bác Atkinson viết có thể gây sự hiểu nhầm cho newbie:
"Việc đo sáng (metering) là để đưa giá trị khẩu độ, tốc độ "phù hợp" với điều kiện ánh sáng và ý đồ của người chụp.
Matrix, Center-weight và Spot là 3 cách thức đo sáng tự động khác nhau của máy ảnh. Do đó, 3 cách thức này chỉ có tác dụng khi máy ảnh thiết lập ở các chế độ đo sáng tự động toàn phần (full auto) như Auto, P hoặc bán phần (semi auto) như Av, Tv.
Bỏ qua các chế độ chụp full Auto như Auto, P vì việc đưa ra các giá trị khẩu độ/tốc độ hoàn toàn do máy quyết định.
Đối với 2 chế độ Av, Tv, tức có sự can thiệp của ý đồ người chụp khi chủ động chọn 1 thông số (khẩu độ hoặc tốc độ) thì thông số còn lại (tốc độ hoặc khẩu độ) sẽ do máy quyết định dùm.
Tất nhiên, khi chụp ở chế độ M - người chụp tự mình quyết định cả khẩu độ và tốc độ thì coi như hệ thống đo sáng k0 còn ý nghĩa nữa mà chỉ có tác dụng tham chiếu mà thôi"
Thật chất chế độ M cho phép mình quyết định mức sáng tối cho hình vì có thể lựa chọn tùy thích 3 yếu tố khẩu, tốc và iso, tuy nhiên nếu để M và chụp 3 tấm cùng khẩu, tốc và iso mà chọn các mode Metering khác nhau là Spot, centre và Matrix thì ảnh có nguy cơ sáng tối khác nhau, nhất là đối với chủ đề có nhiều nguồn ánh sáng khác nhau. Trường hợp này cũng có thể xảy ra tương tự khi ta sử dụng mode Av,Tv hay Auto, P... và chụp 3 tấm khác nhau mà chọn các mode Metering khác nhau là Spot, centre và Matrix
---------------------------------------
Để hiểu về đo sáng chúng ta phải hiểu về nguyên tắc đã. Trước đây khi chưa có đo sáng tự động thì phải dùng nguyên tắc f/16 để chỉnh sáng cho thích hợp.
Tức là trong điều kiện ánh sáng ban ngày đẹp, thì bạn chọn khẩu độ là f/16 và tốc độ bằng iso của film. Nếu trời có mây thì giữ nguyên tốc độ và giảm 1 khẩu tức là f/11 ....
Nếu chụp một tấm ảnh là một vùng có độ phản chiếu 18% thì bạn đo sáng bằng kiểu gì cũng cho ảnh giống nhau thôi.
Chế độ đo sáng Matrix là tối ưu nhất hiện nay, nó chia khung cảnh ra thành nhiều vùng rồi phân tích các vùng đó cả về độ sáng và mầu sắc, rồi căn cứ vào hàng nghìn bức ảnh mẫu có trong cơ sở dữ liệu để đưa ra khẩu độ thích hợp.
honzaplz
07-11-2010, 06:03 PM
Cám ơn bác Atkinson, loạt bài của bác giải thích rất cặn kẽ.
Có chỗ này em chưa hiểu ý của bác "Đó cũng là lý do tại sao khi chụp những vật có tính chất phản xạ cao như tuyết trắng, cát trắng, ta phải chủ động + EV, ngược lại khi chụp một đống than hoặc tuxedo của chú rể thì phải chủ động - EV.".
Em nghĩ là khi chụp tuyết trắng hay những nơi tương phản ánh sáng cao thì phải -EV chứ nhỉ?
vonfram
07-11-2010, 06:53 PM
Cám ơn bác Atkinson, loạt bài của bác giải thích rất cặn kẽ.
Có chỗ này em chưa hiểu ý của bác "Đó cũng là lý do tại sao khi chụp những vật có tính chất phản xạ cao như tuyết trắng, cát trắng, ta phải chủ động + EV, ngược lại khi chụp một đống than hoặc tuxedo của chú rể thì phải chủ động - EV.".
Em nghĩ là khi chụp tuyết trắng hay những nơi tương phản ánh sáng cao thì phải -EV chứ nhỉ?
Em nghĩ là bác đọc lại trang 2 của topic này, bài viết lúc 7h30AM của bác Atkinson thì sẽ hiểu thôi. Do cái máy nó quy về Zone 5 nên đối với vật quá sáng thì nó sẽ báo thông số chụp thiếu sáng và ngược lại.
huyspb
08-11-2010, 06:34 PM
1) Thực sự thì khi chụp với manual, nếu các bác thử chụp khóa sáng và ko khóa sáng, sẽ thấy sự khác biệt ( tuy không nhiều lắm) E thử shoot 2 tấm , 1 AE-L và 1 tấm ko. kết quả cho thấy 1 tấm đủ sáng và 1 tấm hơi thừa sáng ( cùng tốc, khẩu và iso). srr các bác vì e xóa rùi nên ko post lên tham khảo đc :)
2) e có câu hỏi về tự làm grey card bằng PTS, số là e chưa biết tý gì về PTS cả :) làm theo hướng dẫn của các bác là mở PTS - layer - new layer - bảng màu, chỉnh L-50, a-0, b-0. Nhưng mà khi e mở lên thì nó ko cho creat new layer và ko biết cái bảng màu nó nằm đâu. E cho 1 tấm ảnh vào thì có thể creat đc, nhưng mà chẳng biết nó nằm ở đâu nữa. Bác nào giỏi về cái này, post lên cho e kèm hình mình họa đc ko ợ ?
honzaplz
09-11-2010, 01:39 AM
Em nghĩ là bác đọc lại trang 2 của topic này, bài viết lúc 7h30AM của bác Atkinson thì sẽ hiểu thôi. Do cái máy nó quy về Zone 5 nên đối với vật quá sáng thì nó sẽ báo thông số chụp thiếu sáng và ngược lại.
- Em xem từ trang 1 đến 3 chẳng có bài viết nào lúc 7h30 cả. Bác cho biết bài số bao nhiêu (#)?
- Theo em nhiều sáng thì phải giảm bớt chứ sao lại tăng? Bác nói rõ hơn được không?
Cám ơn bác
honzaplz
10-11-2010, 01:19 AM
E đã tìm hiểu thêm từ google, đã hiểu rõ hơn rồi.
doanhkhoi
11-11-2010, 04:48 PM
Cho em hỏi: với chế độ đo sáng Center-weight, nếu điểm focus không trùng với trung tâm của khung hình, thì mình sẽ căn cứ vào chỗ nào để đo sáng ạh (điểm focus hay trung tâm khung hình)?
P/s: em dùng D90
Cám ơn mọi người!
cavayxanhs
12-11-2010, 08:02 PM
nhiều kiến thức quá ... em xin oánh dấu học từ từ :D
phuongdaquynh
12-11-2010, 08:51 PM
hic, em ba chớp ba nháng đọc ngay từ đầu cái topic, thấy sao kì kì, bac khot với 3k pót mà còn hỏi cái nì, đọc từ từ sao toàn thấy tiều bối ở đâu đâu xuống núi trả lời, hoảng quá không biết 4rum có vụ gì đây...topic từ 4 năm trước các bác vào bàn luận cứ như mới hôm qua, quả là kính phục !!!!
trung81187
12-11-2010, 09:04 PM
đọc histogram để điều chỉnh thông số cho phù hợp
Cái này rất cô đọng và rất chuẩn đó ạ
Với bản thân em chụp phong cảnh, đời thường cứ đo sáng toàn phần rồi nhìn Histogram mà quyết định tăng hay giảm sáng tiếp
Với chụp chân dung thì dùng đo sáng điểm để đánh giá chính sáng độ sáng của mặt mẫu và backgroud để bù sáng phù hợp thôi ạ.
Rongcon.com.vn
23-11-2010, 11:07 AM
Đọc cái histogram khó đọc lắm, tớ thử đọc rồi mà vẫn chưa được
AppleShutter
29-11-2010, 09:10 AM
Loạt bài của bác Atkinson hay quá, rất bổ ích (ko ko biết bác có fai dân oto ko mà lại lấy nick Atkinson nhỉ).
Nhưng e thấy hình như bác bị nhầm chút xíu thì phải: vật đen tuyền là vật hấp thụ hoàn toàn ánh sáng chiếu tới (cấp độ xám 100%), Zone V có cấp độ xám là 18% thì nó sẽ hấp thụ 18% ánh sáng chiếu tới và phản xạ lại 82%. Như vậy con số 18 trong các tính toán ví dụ của bác phải được thay bằng con số 82.
E có một thắc mắc nữa là ko biết làm sao máy biết được ánh sáng nó nhận được là bao nhiêu % trong khi theo như bác nói nó ko biết vật chủ thể đang được chiếu sáng bởi nguồn sáng có cường độ bao nhiêu (100 hay 200) ? phải chăng trong máy phải có cái j đó làm chuẩn cho cường độ nguồn sáng là 100 ?
cutic
30-12-2010, 04:16 PM
2. "Camera luôn nhìn mọi vật dưới tone 18% grey"
Có lẽ đây là câu nói đầu tiên và thường nghe thấy nhiều nhất mỗi khi đề cập đến chuyện đo sáng trong NA. Nó có nghĩa là gì ?
Tức là: cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó là lượng ánh sáng phản xạ của zone 5 !
Kết quả là dù vật đó là đen hay trắng thì hệ thống đo sáng tự động trong camera luôn đưa ra một kết quả (khẩu độ, tốc độ, ISO) để biến vật đó thành màu xám (zone 5)
http://img381.imageshack.us/img381/931/ch204022qf.jpg
Đối với camera, nó luôn tự cho là mình "đúng". Và điều đó thực sự đúng vì camera tự giả thiết như vậy. Nhưng ta cũng k0 thể đổ lỗi cho camera vì dù sao nó cũng là sản phẩm do con người tạo ra. "Tư duy" của nó do chính con người áp đặt và đến tận bây giờ, con người cũng chưa thể cài bộ óc của mình vào camera một cách hoàn chỉnh trong vấn đề này.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Ta quay trở lại với nhận định trong post trước: "lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng"
Yếu tố (i) đã được dùng để xây dựng Zone system, bây giờ là lúc sử dụng yếu tố (ii) để giải thích hiện tượng trên.
Case 1: Cường độ nguồn sáng là 100
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 100 = 18
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100 (ví dụ)
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 6 tới camera sẽ là 36% x 100 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100. Exposure k0 có gì thay đổi để đảm bảo với cùng một cường độ sáng là 100 thì ảnh của vật thuộc zone 6 phải sáng hơn vật thuộc zone 5.
Case 2: Cường độ nguồn sáng là 200
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 200 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 để đảm bảo ảnh của vật thuộc zone 5 vẫn luôn là màu xám.
Một điều rất đơn giản là camera (hay đúng hơn là senso đo sáng) chỉ có khả năng ghi nhận lượng ánh sáng phản xạ từ vật thể là nhiều hay ít (mạnh hay yếu - tính chất (ii) ) chứ k0 có khả năng phân biệt được tính chất phản xạ của chính vật thể đó (tính chất (i) ). Vì camera k0 có não mà :D.
Như vậy, khi nhận được một giá trị là 36, camera sẽ k0 thể hiểu được vật thể này thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200 hay thuộc zone 6 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 100!
Do đó, nó k0 thể đưa ra kết quả đúng cho mọi trường hợp. Trong thực tế, do thiết lập mặc định là "camera coi mọi vật đều thuộc tone 18% gray" nên nó sẽ mặc nhiên coi giá trị 36 là của vật thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200. Hiển nhiên, camera tự động cung cấp exposure 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 .
Nếu vật này đúng là thuộc zone 5, coi như camera đã gặp hên trong trò chơi may rủi của nó. Ngược lại, nếu vật đó thuộc zone 6, camera đã sai lầm, ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 khẩu. Ảnh của vật sẽ có màu xám (grey) chứ k0 đúng là màu light grey như bản chất của nó.
Và để khắc phục thất bại này, đó chính là việc người chụp phải chủ động bù sáng.
Đó cũng là lý do tại sao khi chụp những vật có tính chất phản xạ cao như tuyết trắng, cát trắng, ta phải chủ động + EV, ngược lại khi chụp một đống than hoặc tuxedo của chú rể thì phải chủ động - EV.
Bác phân tích rất cô đọng và dễ hiểu. Lúc mới đọc, em cũng nghĩ bác có nhầm lẫn , nhưng đọc lại lần nữa thì đúng là vậy mới hợp logic, máy nhầm nguồn sáng 100 trên Z6 thành nguồn sáng 200 trên Z5, thành ra đối tượng có Z6 mất 1 khẩu.
Cám ơn bác, phân tích của bác giúp em tỏ thêm nhiều.
sandyfield
08-01-2011, 10:07 PM
2. "Camera luôn nhìn mọi vật dưới tone 18% grey"
Có lẽ đây là câu nói đầu tiên và thường nghe thấy nhiều nhất mỗi khi đề cập đến chuyện đo sáng trong NA. Nó có nghĩa là gì ?
Tức là: cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó là lượng ánh sáng phản xạ của zone 5 !
Kết quả là dù vật đó là đen hay trắng thì hệ thống đo sáng tự động trong camera luôn đưa ra một kết quả (khẩu độ, tốc độ, ISO) để biến vật đó thành màu xám (zone 5)
http://img381.imageshack.us/img381/931/ch204022qf.jpg
Đối với camera, nó luôn tự cho là mình "đúng". Và điều đó thực sự đúng vì camera tự giả thiết như vậy. Nhưng ta cũng k0 thể đổ lỗi cho camera vì dù sao nó cũng là sản phẩm do con người tạo ra. "Tư duy" của nó do chính con người áp đặt và đến tận bây giờ, con người cũng chưa thể cài bộ óc của mình vào camera một cách hoàn chỉnh trong vấn đề này.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Ta quay trở lại với nhận định trong post trước: "lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng"
Yếu tố (i) đã được dùng để xây dựng Zone system, bây giờ là lúc sử dụng yếu tố (ii) để giải thích hiện tượng trên.
Case 1: Cường độ nguồn sáng là 100
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 100 = 18
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100 (ví dụ)
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 6 tới camera sẽ là 36% x 100 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100. Exposure k0 có gì thay đổi để đảm bảo với cùng một cường độ sáng là 100 thì ảnh của vật thuộc zone 6 phải sáng hơn vật thuộc zone 5.
Case 2: Cường độ nguồn sáng là 200
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 200 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 để đảm bảo ảnh của vật thuộc zone 5 vẫn luôn là màu xám.
Một điều rất đơn giản là camera (hay đúng hơn là senso đo sáng) chỉ có khả năng ghi nhận lượng ánh sáng phản xạ từ vật thể là nhiều hay ít (mạnh hay yếu - tính chất (ii) ) chứ k0 có khả năng phân biệt được tính chất phản xạ của chính vật thể đó (tính chất (i) ). Vì camera k0 có não mà :D.
Như vậy, khi nhận được một giá trị là 36, camera sẽ k0 thể hiểu được vật thể này thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200 hay thuộc zone 6 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 100!
Do đó, nó k0 thể đưa ra kết quả đúng cho mọi trường hợp. Trong thực tế, do thiết lập mặc định là "camera coi mọi vật đều thuộc tone 18% gray" nên nó sẽ mặc nhiên coi giá trị 36 là của vật thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200. Hiển nhiên, camera tự động cung cấp exposure 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 .
Nếu vật này đúng là thuộc zone 5, coi như camera đã gặp hên trong trò chơi may rủi của nó. Ngược lại, nếu vật đó thuộc zone 6, camera đã sai lầm, ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 khẩu. Ảnh của vật sẽ có màu xám (grey) chứ k0 đúng là màu light grey như bản chất của nó.
Và để khắc phục thất bại này, đó chính là việc người chụp phải chủ động bù sáng.
Đó cũng là lý do tại sao khi chụp những vật có tính chất phản xạ cao như tuyết trắng, cát trắng, ta phải chủ động + EV, ngược lại khi chụp một đống than hoặc tuxedo của chú rể thì phải chủ động - EV.
Rất cảm ơn At về post này. Rất hữu ích với mìn.h
neneros16
12-01-2011, 04:28 PM
Bài viết quá hay về metering. Giờ mình hiểu sao mình đo sáng lúc nào cũng sáng hơn bình thường. Cám ơn Atkinson nhiều.
timon_knight
14-01-2011, 02:20 PM
I chời ơi, cầm máy vọc hơn 1 tháng nay mà giờ mới ngộ ra đống kiến thức bổ ích này. Trước giờ toàn đo sáng luôn cùng lúc với focus nên cứ phát tối, phát sáng...Kiến thức thì mờ mịt. Phải nói cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn rất nhiều rất nhiều!
thaohanuvn
16-01-2011, 02:14 AM
Hy vọng mấy cái này giúp bác chút.
Light metering
http://www.youtube.com/watch?v=M9GWAjpXPpQ
How light meters work
http://www.youtube.com/watch?v=kHKqnvFNf14
Why are there different modes
http://www.youtube.com/watch?v=dF7NecdzWU4
VitekB
16-03-2011, 12:02 AM
Cảm ơn các bác. Đọc xong em vỡ ra được mấy phần. Nhưng em có câu hỏi muốn nhờ các bác giải quyết giúp.
Em chụp chân dung, đo sáng (ví dụ nhé) ở mẫu được f22 1/60s. Nhưng em muốn mở khẩu lớn f2.8 đề làm mờ background. Vậy em sẽ phải tăng speed lên tương ứng đúng không ạ?
Các bác thông cảm vì em siêu gà. Trước giờ không có phương pháp đo sáng gì cả, chủ yếu set thông số --> chụp-->xem lại rồi chỉnh lại thôi ạ.
Cảm ơn các bác.
cutic
23-03-2011, 09:55 PM
Cảm ơn các bác. Đọc xong em vỡ ra được mấy phần. Nhưng em có câu hỏi muốn nhờ các bác giải quyết giúp.
Em chụp chân dung, đo sáng (ví dụ nhé) ở mẫu được f22 1/60s. Nhưng em muốn mở khẩu lớn f2.8 đề làm mờ background. Vậy em sẽ phải tăng speed lên tương ứng đúng không ạ?
Các bác thông cảm vì em siêu gà. Trước giờ không có phương pháp đo sáng gì cả, chủ yếu set thông số --> chụp-->xem lại rồi chỉnh lại thôi ạ.
Cảm ơn các bác.
Em cũng mới tìm hiểu về NA, tạm trả lời bác thế này:Khẩu, tốc và ISO là 3 tham số liên quan chặt chẽ với nhau, bác cần tìm hiểu thêm. Trong trường hợp của bác vd, từ 22 mở lên đến 2.8 là thêm 6 khẩu nghĩa là bác phải tăng tốc độ lên 2 mũ 6 =64 lần nữa bác ạh. Trong các dòng máy không chuyên, tốc độ tối đa chỉ 1/4000 nên nếu ở f22 mà tốc bác là 60 thì còn được chứ nếu là 100 thì chịu đấy ạh. Lúc này bác cần nhất là cái kính lọc ND(đeo kính cho len đấy ạh) để mở khẩu lớn mà vẫn có được tốc độ chụp trong phạm vi của máy.
Bác muốn làm mờ background thì cần ( 1 tăng tiêu cự, 2 mở khẩu lớn, 3 giảm khoảng cách với chủ thể- kết hợp được cả 3 thì tốt quá)
photo_g87
28-03-2011, 01:42 AM
thêm 1 ý kiến : Các Bác cho em hỏi. Cái nguồn sáng ý (100,200...) -> các chỉ số 100,200 .căn cứ vào đâu để xác định được nó ạ ?
guiderman
11-04-2011, 12:46 PM
Các bác ơi, cho em hỏi ngu tí vì em vẫn mơ hồ quá :(
Vậy nghĩa là mình sẽ focus vào tấm Gray card ngay giữa khung hình, sau đó chỉnh về EV=0 (trong những trường hợp thông thường), sau đó khóa sáng lại & chụp phải ko ạ? Và trong trường hợp đo sáng bằng tay thì cũng làm như vậy nhưng focus vô bàn tay sau đó chỉnh lên khoảng +1EV phải ko ạ?
Tks các bác nhiều, & mong feedback,
bác đọc từ trang đầu, thế nào cũng có chỗ trả lời câu hỏi của bác. Qui trình là chọn spot metering, ngắm sao cho điểm giữa của khung hình rơi vào cái greycard, ấn nút* để khóa sáng, bỏ graycard đi, bố cục lại khung hình theo ý thích rồi bấm máy
nguyen.ai.binh
20-04-2011, 10:38 AM
Theo những gì mình đúc kết lại, mình hiểu như sau:
1) Tác dụng của 18% gray card: giúp đo đúng sáng, đo WB đúng (Cân bằng trắng - Tone màu).
Vậy tác dụng của nó có phải cố gắng đưa một khung cảnh nhìn bằng mắt một cách chân thật nhất vào tấm hình mình chụp không?
2) Còn giá trị EV+/- thì trước giờ mình hiểu theo ý bù trừ sáng đúng nghĩa, khi nhìn vào LiveView, thấy ảnh đã đúng sáng và đúng màu theo mắt mình, nhưng ảnh vẫn khá tối - mình sẽ tăng bù sáng -> +Ev vài stop, hay khá sáng - mình sẽ cho tối lại ->-Ev vài stop.
3) Nhiều bác nói là khi đo sáng, cần lưu lại thông số, rồi chuyển qua mode Manual, set lại thông số y chang đó. Vậy mode dùng để lấy thông số có phải thường là mode P không ah?
Cảm ơn mọi người rất nhiều.
duongmushi
20-04-2011, 10:28 PM
Vỡ ra nhiều điều
Cảm ơn bác chủ top
thoianghen
08-08-2011, 06:22 PM
Theo những gì mình đúc kết lại, mình hiểu như sau:
1) Tác dụng của 18% gray card: giúp đo đúng sáng, đo WB đúng (Cân bằng trắng - Tone màu).
Vậy tác dụng của nó có phải cố gắng đưa một khung cảnh nhìn bằng mắt một cách chân thật nhất vào tấm hình mình chụp không?
2) Còn giá trị EV+/- thì trước giờ mình hiểu theo ý bù trừ sáng đúng nghĩa, khi nhìn vào LiveView, thấy ảnh đã đúng sáng và đúng màu theo mắt mình, nhưng ảnh vẫn khá tối - mình sẽ tăng bù sáng -> +Ev vài stop, hay khá sáng - mình sẽ cho tối lại ->-Ev vài stop.
3) Nhiều bác nói là khi đo sáng, cần lưu lại thông số, rồi chuyển qua mode Manual, set lại thông số y chang đó. Vậy mode dùng để lấy thông số có phải thường là mode P không ah?
Cảm ơn mọi người rất nhiều.
1. Chính xác ạ
2. Liveview hiển thị trên màn hình máy ảnh khá gần với ảnh chụp ra theo thông số ở thời điểm đó, em thấy đây là 1 công cụ khá trực quan + chính xác ^^!
3. Mode P, Av, Tv đều đc bác ạ.
heaven_at_us
16-08-2011, 10:32 AM
à qua bài này đến giờ em mới hiều trong cái phần menu có bù trừ sáng
tinydolphin
09-11-2011, 12:03 AM
cám ơn anh Atkinson. Em rất thích câu 'trên sống, dưới khê, tứ bề thành cháo' của anh :)
cavayxanhs
15-11-2011, 12:42 PM
cũng đang lăn tăn vấy đề này ....
bigbossvn1976
21-11-2011, 03:54 PM
Đọc hoa cả mắt hết 10 trang, xong em vẫn chưa hiểu sao phải sử dụng P/Av/Tv để đo sáng, sau đó chuyển sang M để chỉnh lại thông số y chang như vậy để làm gì nhỉ? Nếu đã vậy thì cứ P/Av/Tv mà phang luôn cho nhanh chứ ạ? Mới lại, nếu case nào cũng làm như này, nói thật nếu chụp mẫu mà cứ loay hoay thế khéo mẫu nản chả muốn chụp nữa ý chớ
paulnguyen
21-11-2011, 04:40 PM
không phải tấm ảnh nào đúng sáng mới đẹp, có nhiều tấm ảnh mờ nhòe, chụp tốc độ chậm, ảnh bị cháy hay tối đi mà lại đẹp. Đó là lý do người ta cần mode M đấy bác!
asahinguyen
22-11-2011, 05:38 AM
Đọc hoa cả mắt hết 10 trang, xong em vẫn chưa hiểu sao phải sử dụng P/Av/Tv để đo sáng, sau đó chuyển sang M để chỉnh lại thông số y chang như vậy để làm gì nhỉ? Nếu đã vậy thì cứ P/Av/Tv mà phang luôn cho nhanh chứ ạ? Mới lại, nếu case nào cũng làm như này, nói thật nếu chụp mẫu mà cứ loay hoay thế khéo mẫu nản chả muốn chụp nữa ý chớ
. Thật ra không phải lúc nào cũng để thông số y chang đâu bạn. Nếu không chuỷen sang M bạn phải biết bù sáng và dùng AE lock. Tham khảo thông số chế độ chụp AE chuyển qua M để làm chủ độ sáng .
Tham khảo thêm cái này
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=102195&page=1
asahinguyen
22-11-2011, 05:40 AM
không phải tấm ảnh nào đúng sáng mới đẹp, có nhiều tấm ảnh mờ nhòe, chụp tốc độ chậm, ảnh bị cháy hay tối đi mà lại đẹp. Đó là lý do người ta cần mode M đấy bác!
Nếu bạn hiểu thiết bị , bạn vẫn có thể chụp với ý đồ trên ở mode A/P/Av hay Tv mà không cần chuyển sang M
Hờ hờ, em oánh dấu để ngâm cứu. Cảm ơn các bác nhiều !
Đọc hoa cả mắt hết 10 trang, xong em vẫn chưa hiểu sao phải sử dụng P/Av/Tv để đo sáng, sau đó chuyển sang M để chỉnh lại thông số y chang như vậy để làm gì nhỉ? Nếu đã vậy thì cứ P/Av/Tv mà phang luôn cho nhanh chứ ạ? Mới lại, nếu case nào cũng làm như này, nói thật nếu chụp mẫu mà cứ loay hoay thế khéo mẫu nản chả muốn chụp nữa ý chớ
- Dùng Av/Tv/P để máy đo sáng cho mình, sau khi thấy ưng ý thì chuyển sang M, mục đích là cố định các giá trị khẩu, tốc, iso lại tránh trường hợp lúc ta chụp xoay máy bố cục này nọ máy nó lại đo lung tung sai với kết quả ta mong muốn.
- Ngoài cách chuyển M, ta có thể dùng chức năng khóa sáng khi chụp mode Av/Tv/P
Thangogpe
05-01-2012, 10:40 AM
cám ơn các bác nhiều, thông tin bổ ích cho người mới tập bắn
ub4me
06-01-2012, 12:54 PM
Đọc hoa cả mắt hết 10 trang, xong em vẫn chưa hiểu sao phải sử dụng P/Av/Tv để đo sáng, sau đó chuyển sang M để chỉnh lại thông số y chang như vậy để làm gì nhỉ? Nếu đã vậy thì cứ P/Av/Tv mà phang luôn cho nhanh chứ ạ? Mới lại, nếu case nào cũng làm như này, nói thật nếu chụp mẫu mà cứ loay hoay thế khéo mẫu nản chả muốn chụp nữa ý chớ
Theo em thì nếu bác biết tự tính sáng thì ko cần chuyển sang chế độ đấy làm gì ạ
haitran
07-01-2012, 06:31 PM
Em có một câu hỏi rất gà mong các nác chỉ giáo cho em với ạ. Bây giờ khi em chụp một đối tượng trong vùng thiếu sáng nếu như theo nguyên tắc zone5 thì em phải bù ev theo chiều - ev để đối tượng về đúng sáng. Em đã thử như vậy và kết quả là ảnh càng tối đi ạ, em làm theo chiều ngược lại là +ev lên thì ảnh mới sáng lên. Như vậy nguyên tắc theo zone5 có đúng ko ạ? Em trình còi xin cám ơn cả nhà nhiều.
asahinguyen
07-01-2012, 10:31 PM
Bù sáng không phụ thuộc vào vùng thiếu hay đủ sáng mà phụ thuộc vào tính phản xạ ánh sáng nơi bạn đo sáng vào. Để dễ hiểu hơn bạn hình dung bù sáng +/- Ev không phụ thuộc vào trời sáng hay tối mà phụ thuộc vào đối tượng được chụp mặc áo màu sáng hay màu tối. Ví như đối tượng mặc áo màu trắng đứng trong chỗ hơi tối , bạn đo sáng vào áo trắng rồi nghĩ đứng chỗ thiếu sáng phải - Ev thì ảnh tối là phải.
haitran
08-01-2012, 03:05 PM
Bù sáng không phụ thuộc vào vùng thiếu hay đủ sáng mà phụ thuộc vào tính phản xạ ánh sáng nơi bạn đo sáng vào. Để dễ hiểu hơn bạn hình dung bù sáng +/- Ev không phụ thuộc vào trời sáng hay tối mà phụ thuộc vào đối tượng được chụp mặc áo màu sáng hay màu tối. Ví như đối tượng mặc áo màu trắng đứng trong chỗ hơi tối , bạn đo sáng vào áo trắng rồi nghĩ đứng chỗ thiếu sáng phải - Ev thì ảnh tối là phải.
Nhà cháu đã thủng vấn đề ạ.
Cám ơn bác asahinguyen rất nhiều ạ. Chúc bác cuối tuần vui vẻ ạ.
nông_dân
09-01-2012, 10:22 PM
- Dùng Av/Tv/P để máy đo sáng cho mình, sau khi thấy ưng ý thì chuyển sang M, mục đích là cố định các giá trị khẩu, tốc, iso lại tránh trường hợp lúc ta chụp xoay máy bố cục này nọ máy nó lại đo lung tung sai với kết quả ta mong muốn.
- Ngoài cách chuyển M, ta có thể dùng chức năng khóa sáng khi chụp mode Av/Tv/P
Oánh dấu phát. Thế mà tôi lại đo sáng và khóa sáng bằng chế độ M với ác chư lỵ. Chụp ảnh có đo sáng và ko do kết quả như nhau
Bây h đọc mới hiểu tại sao
azulgranas
10-01-2012, 01:13 AM
Các bác ơi có bác nào biết màu xanh đỏ với những chất liệu bình thường thì nó thuộc zone mấy ko ạ. Và khoảng cách cộng trừ EV giữa các zone là 1 hay 2 vậy các bác. Ví dụ như đo vào vật mình biết là zone 4 thì phải -1 hay -2 EV các bro. Nói thật e chụp cũng lâu hơn 2 năm mà h mới vỡ ra được cái này đúng là quá hay. Đáng lẽ đây là bài cơ bản nhất cùng với khẩu tốc iso để dạy người mới vào nghề :-x
asahinguyen
10-01-2012, 07:27 AM
Zone này liên quan đến thang độ xám , không liên quan gì đến màu sắc. Mỗi vật thể bạn nhìn thấy nó bao gồm 2 thành phần : thang độ xám và màu sắc . Bạn hình dung giống như người bị bệnh mù màu thì họ chỉ còn nhìn thấy thang độ xám.
iQuick
12-01-2012, 08:37 AM
Cho em hỏi tý ạ : ngoài màu sắc (ko có ý nghĩa trong metering) thì cái thang độ xám nó phụ thuộc vào tính phản xạ as vật lý vốn có của vật, chứ ko phải là nó sáng ít hay sáng nhiều (được chiếu sáng ít hay nhiều).
Như vậy ta đo sáng vào bờ tường nơi có nhiều as với vẫn bờ tường đó nơi ít as thì máy vẫn cho ra một giá trị chụp tương đương?
Ví dụ một tấm nhựa màu đen bóng thì nó vẫn có thể thuộc zone 8 ~> 10?
Em newbie ạ, mong giúp đỡ.
asahinguyen
12-01-2012, 06:15 PM
Một cái là điều chỉnh Ev là giá trị độ sáng tùy theo ánh sáng nhiều hay ít . Một cái là bù sáng, tùy theo nơi mình đo sáng nằm ở zone nào mà BÙ SÁNG cho phù hợp. Hai cái này là hai phạm trù khác nhau . Tự nhiên lấy cái này xọ cái kia rồi so sánh giá trị tương đương làm sao được.
Cái này giống như anh bộ đội bị thương ở hai nơi, một là ở chân và một là ở Điện biên phủ.
Thangogpe
07-02-2012, 02:04 PM
Cảm ơn các bác cao thủ!!!
Vuquynhsurg
09-02-2012, 08:09 AM
Các bác cho cháu hỏi, nếu chủ đề màu tối chụp trong mát hay ngoài nắng thì sau khi máy chụp tự động đo sáng rồi mình có phải bù sáng như nhau hay luc chụp trong mát thì bù sáng nhiều hơn? Vd: chụp bông hoa màu đỏ sậm ở ngoài nắng nhiều thì -1/3 Ev còn trong mát thì -2/3Ev phải không các bác?
asahinguyen
09-02-2012, 09:50 AM
Bạn đọc kỹ chỗ này
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=3031&p=1975262#post1975262
KhungLongC
09-02-2012, 11:53 PM
Thanks các tiền bối đã chỉ bảo tận tình, càng đọc càng hấp dẫn
Vuquynhsurg
10-02-2012, 11:36 PM
Cám ơn bác chủ, đã sáng ra rất nhiều, rất bổ ich cho các newbie như mình
ocnnnet
07-04-2012, 06:14 PM
Chân thành cảm ơn bác ASAHINGUYEN rất rất nhiều ạ. Bài viết của BÁC thật dễ hiểu cũng như rất tận tình hướng dẫn thấu đáo cho những người đam mê nhiếp ảnh mà không có điều kiện học hành trường lớp đàng hoàng như bọn ngốc tụi em đây. Thành thật cảm ơn nhiều nhiều ạ.
nguanhulu
07-06-2012, 07:06 PM
Bài viết rất hay,đọc hết mới hiểu ra được nhiều điều hay.Lôi lên cho những người mới bước chân vào con đường đau khổ ...
dieplk91
02-07-2012, 01:28 AM
hay quá, e đánh dấu để ngiên cứu dần...!
winlonlynet
02-07-2012, 07:56 AM
tks! bác Atkinson. bài viết rất bổ ích! :D
meokaka2012
04-08-2012, 04:22 PM
Tks bác chủ bài viết sau bao nhiêu năm vẫn còn bổ ích.
hoangeagle
16-11-2012, 01:08 PM
Cảm ơn Bác vì bài viết rất bổ ích
redhorse515
28-11-2012, 08:23 AM
Em mới cầm máy, còn nhiều điều mù mờ, đọc xong hiểu dc chút ít. Các bác cho em hỏi thêm, để cho tiện chụp chân dung, em đo sáng bằng cách này được ko nhé:
- Đo spot vào miếng Gray, nhớ thông số.
- Đo spot vào vùng nào đó trên mặt mẫu, chỉnh EV lại cho thống số như đo với miếng Gray.
- Các lần chụp khác, cứ đo vào vùng đó là được (miễn là EV-+ vẫn giữ nguyên, và mặt mẫu ko makeup lại thành system zone khác), dù ra ngoài trời nắng hay vào bóng râm thì các thông số lúc này vẫn đúng sáng ?.
Thank các bác nhiều :).
bisideU
28-11-2012, 07:08 PM
Em mới cầm máy, còn nhiều điều mù mờ, đọc xong hiểu dc chút ít. Các bác cho em hỏi thêm, để cho tiện chụp chân dung, em đo sáng bằng cách này được ko nhé:
- Đo spot vào miếng Gray, nhớ thông số.
- Đo spot vào vùng nào đó trên mặt mẫu, chỉnh EV lại cho thống số như đo với miếng Gray.
- Các lần chụp khác, cứ đo vào vùng đó là được (miễn là EV-+ vẫn giữ nguyên, và mặt mẫu ko makeup lại thành system zone khác), dù ra ngoài trời nắng hay vào bóng râm thì các thông số lúc này vẫn đúng sáng ?.
Thank các bác nhiều :).
Theo em thì đo kiểu đó là ổn đấy bác ạ.
vanhung872
26-12-2012, 02:22 PM
bài rất hay và bổ ích
quachhanthanh
28-12-2012, 08:11 AM
Thanks bác nhiều
Mới mua máy vài hôm đi Đà Lạt chụp ko rành cháy đen hết cả mấy tấm ảnh, đọc qua bài bác thấy mở ra nhiều
caocanlong
31-12-2012, 04:00 PM
đọc xong ko hiểu lắm...
madi3d8
31-12-2012, 04:30 PM
đọc xong ko hiểu lắm...
Thực hành nhiều, sẽ tốt hơn là đọc lý thuyết, nhất là trong nhiếp ảnh bác ah
Liberties
31-12-2012, 04:49 PM
Em xài máy PnS, chụp ảnh tối toàn +EV (theo lí thuyết trên này phải là -EV) và người lại ko? Em thấy ảnh sau khi +EV mới đủ sáng. Vậy là sao ạ?
trantieu
27-02-2013, 08:58 PM
các bác cho hỏi cái nút AE/AF lock sử dụng như thế nào?
BlackApple
06-03-2013, 03:39 PM
Mình nghĩ điều này không nên trừ khi chủ thể ta muốn chụp không có nét ???
Vì khi ta chụp thì điểm đo sáng cũng là điểm lấy focus rồi ! khóa sáng làm gì nữa ???
Khóa sáng có thật sự tác dụng khi mà ta muốn vùng đo sáng và vùng ta cần focus vào khác nhau !
Mấy bài thảo luận của anh hay quá.
Anh chỉ em cách chỉnh trong máy để khi bấm HALF SHOT thì "VỪA KHOÁ NÉT VỪA KHOÁ SÁNG" nha bác. Thanks
BlackApple
06-03-2013, 04:45 PM
Ví dụ:
- khi ta chụp ra 1 bức ảnh mà chủ thể thì sáng đẹp nhưng mà nền phía sau thì lại quá sáng, khi đó ta làm thế nào ??? Lia máy đo sáng vào vùng phía sau, vùng cảm thấy cần đủ sáng khi đó máy sẽ đo sáng và cho ra khẩu tốc thích hợp nếu ta để chế độ tự điều chỉnh khẩu, tốc hoặc cả hai. Lúc này thì sẽ cho ra bức ảnh với nền phía sau đủ sáng và chủ thể bị tối. Nhấn giữ AE lock rồi hướng focus vào chủ thể, lúc này máy bị khóa cứng khẩu, tốc rồi nhưng FLASH thì chưa nên nó sẽ tự điều chỉnh FLASH để chủ thể đủ sáng. Lúc này ta sẽ được bức ảnh với nền sáng và chủ thể cũng sáng ^^. Tương tự cho nút AF lock, nó sẽ khóa cứng FLASH tại điểm mình đo sáng khi lock. AE/AF thì nó làm cả 2 ^^.
- Tóm lại là nếu muốn đo sáng 1 nơi và focus vào 1 nơi khác thì dùng AE/AF lock.
các bác cho hỏi cái nút AE/AF lock sử dụng như thế nào?
snicker740
06-04-2013, 12:30 PM
Thú thật là em còn rất mù mờ về cái phần đo sáng này. Nên phần lớn chụp chân dung 1 người thì em toàn dùng Av và đo sáng Spot. Khi nào thong thả lắm mới dùng M.
giokul
08-04-2013, 07:50 PM
Ví dụ:
- khi ta chụp ra 1 bức ảnh mà chủ thể thì sáng đẹp nhưng mà nền phía sau thì lại quá sáng, khi đó ta làm thế nào ??? Lia máy đo sáng vào vùng phía sau, vùng cảm thấy cần đủ sáng khi đó máy sẽ đo sáng và cho ra khẩu tốc thích hợp nếu ta để chế độ tự điều chỉnh khẩu, tốc hoặc cả hai. Lúc này thì sẽ cho ra bức ảnh với nền phía sau đủ sáng và chủ thể bị tối. Nhấn giữ AE lock rồi hướng focus vào chủ thể, lúc này máy bị khóa cứng khẩu, tốc rồi nhưng FLASH thì chưa nên nó sẽ tự điều chỉnh FLASH để chủ thể đủ sáng. Lúc này ta sẽ được bức ảnh với nền sáng và chủ thể cũng sáng ^^. Tương tự cho nút AF lock, nó sẽ khóa cứng FLASH tại điểm mình đo sáng khi lock. AE/AF thì nó làm cả 2 ^^.
- Tóm lại là nếu muốn đo sáng 1 nơi và focus vào 1 nơi khác thì dùng AE/AF lock.
khóa sáng thì e hiểu rồi, nôm na là cố định 3 thông số: khẩu, tốc, iso. Nhưng còn vấn đề Flash tự điều chỉnh là thế nào, bác nói rõ hơn dùm e dc ko ạh? Mình chỉ cần bật flash là nó tự điều chỉnh, hay là phải chỉnh thông số gì trong máy ko vậy bác?
BlackApple
10-04-2013, 03:24 PM
Ah Flash cũng có nhiều chế độ mà ! Nó nôm na giống đo sáng thế. Nếu đo sáng thấy không đủ hay dư thì bù trừ EV còn FLASH thì mình bù trừ bằng cách tăng giảm công suất cũng y chang. Nếu để FLASH manual thì tự chỉnh còn để chế độ đồng bộ TTL thì nó tự chỉnh. Mình flash xài cơ bản thôi nên chỉ phân biệt được manual với TTL còn mấy cái khác thì dùng nhiều nguồn flash thì sẽ rõ hơn.
Mình không có đủ kinh nghiệm để ví dụ cho đúng và trường hợp cần thiết được nhưng mà như thế này !
Không gian trước mặt bạn là 10 mét ! Bạn focus máy vào các khoản giữa/ hoặc cuối và khóa AF thì lúc này công suất FLASH sẽ đủ để đánh tới khoản giữa/hoặc cuối hoặc tới vị trí bạn khóa AF mà thôi.
Ah có lẽ thế này ! Bạn chụp chủ thể bằng mode A,P,S gì đó ! Máy cho ra 1 tấm đủ sáng và đẹp theo cách hiểu của máy ! Nhưng bạn cảm thấy nên chụp lại với FLASH yếu hơn vì nó phủ rộng qua sẽ lòi những chi tiết không đẹp, lúc này focus tới khoản bạn cần FLASH phủ tới và AF nó lại. Tiếp tục chụp như bình thường.
khóa sáng thì e hiểu rồi, nôm na là cố định 3 thông số: khẩu, tốc, iso. Nhưng còn vấn đề Flash tự điều chỉnh là thế nào, bác nói rõ hơn dùm e dc ko ạh? Mình chỉ cần bật flash là nó tự điều chỉnh, hay là phải chỉnh thông số gì trong máy ko vậy bác?
Cho em hỏi việc khóa AE/AF cũng tương tự ta bấm 1/2 cò rồi bố cục lại ảnh rồi chụp ?
BlackApple
11-04-2013, 10:32 AM
Tùy thuộc vào setting của máy. Nhưng để mặc định thì 1/2 cò là khóa lấy nét chứ không phải là khóa đo sáng hoặc flash :)
Cho em hỏi việc khóa AE/AF cũng tương tự ta bấm 1/2 cò rồi bố cục lại ảnh rồi chụp ?
Da Qiao
15-04-2013, 03:45 PM
Hì hì, em mới tập tọe chụp ảnh, trước đã nghiên cứu và hiểu về cái vụ đo sáng này rồi, nhưng còn ít kinh nghiệm nên muốn hỏi các bác chút.
Đại khái là em đã hiểu về toàn bộ qui trình đo sáng, vấn đề là em ko biết các vật thể mà mình nhìn thấy thuộc Zone nào để bù trừ Ev cho nó đúng ạ. Các bác có nhiều kinh nghiệm xin hãy chia sẻ cho tụi newbie bọn em về đặc tính của các vật thể thường thấy, từ đó sẽ bù trừ Ev cho đúng.
Em xin ví dụ: tuyết trắng hay than đen thì dễ rồi, còn các màu khác thì nó nằm ở Zone nào ạ? Như em đo vào bầu trời xanh, hoặc bức tường màu vàng thì đó là Zone mấy?
BlackApple
15-04-2013, 08:04 PM
Haizz chả mấy ai biết hoặc quan tâm thuộc zone mấy đâu :| Cái này là khái niệm để hiểu chứ không phải là để áp đặt và tính toán :| .Chả hiểu cầm máy ảnh để làm gì nữa :|.
Hì hì, em mới tập tọe chụp ảnh, trước đã nghiên cứu và hiểu về cái vụ đo sáng này rồi, nhưng còn ít kinh nghiệm nên muốn hỏi các bác chút.
Đại khái là em đã hiểu về toàn bộ qui trình đo sáng, vấn đề là em ko biết các vật thể mà mình nhìn thấy thuộc Zone nào để bù trừ Ev cho nó đúng ạ. Các bác có nhiều kinh nghiệm xin hãy chia sẻ cho tụi newbie bọn em về đặc tính của các vật thể thường thấy, từ đó sẽ bù trừ Ev cho đúng.
Em xin ví dụ: tuyết trắng hay than đen thì dễ rồi, còn các màu khác thì nó nằm ở Zone nào ạ? Như em đo vào bầu trời xanh, hoặc bức tường màu vàng thì đó là Zone mấy?
ruancaixiong
15-04-2013, 10:30 PM
Chuẩn ko phải chỉnh rồi, cái này ko liên quan đến AE/AF
Tùy thuộc vào setting của máy. Nhưng để mặc định thì 1/2 cò là khóa lấy nét chứ không phải là khóa đo sáng hoặc flash :)
Da Qiao
16-04-2013, 11:21 AM
Haizz chả mấy ai biết hoặc quan tâm thuộc zone mấy đâu :| Cái này là khái niệm để hiểu chứ không phải là để áp đặt và tính toán :| .Chả hiểu cầm máy ảnh để làm gì nữa :|.
Dạ, cái này thì em đã hiểu tường tận rồi ạ (chỉ là hay bị nhầm lẫn chút) nhưng do chưa có kinh nghiệm trong việc đo sáng nên sợ chụp ra sai ý đồ của mình.
Do ko phải lúc nào cũng có gray card làm chuẩn nên em muốn tìm hiểu độ +/- EV của những thứ hay gặp trong đời thường để bù sáng cho đúng. Nhưng mà có lẽ em nên đi in 1 tấm gray card luôn ạ :)
AlexandreCiskob
26-05-2013, 01:25 PM
Em đánh dấu đọc dần thôi ạ.
Thớt quá tuyệt, thanks.
Ngothuydu
30-05-2013, 12:40 AM
Cám ơn bác chủ!bài viết rất bổ ích với những newbie như e!
ngoc bich
02-07-2013, 08:21 PM
Tôi xin cùng tham gia về vấn đề đo sáng . Trước hết là thống nhất về thuật ngữ và cách đo sáng của máy ảnh. Sau nữa là bàn về cách để đo sáng đúng trong mọi trường hợp với một chút thủ thuật
Thang Độ sáng Gray Scale: Mức độ sáng , không liên quan đến màu sắc . Ảnh JPEG , với mỗi màu đơn sắc, chia ra 256 mức độ sáng khác nhau (hay có 256 = 2^8 độ xám ), từ tuyệt đối đen ứng với giá tri 0 đến tuyệt đối trắng với giá trị 255; độ xám trung bình middle gray có giá trị 128. Trong Photoshop dùng lệnh Desature để loại bỏ màu, sử dụng eye- dropper để xác định giá trị của tone.
Những giá trị 0, 28, 78 , 128 ... chỉ là những thang bậc xám gray scale, không phải là cường độ ánh sáng sáng (light intensity) .
Sự phản xạ ánh sáng: Từ một nguồn sáng ( mặt trời chẳng hạn) , ánh sáng tới chíếu vào chủ thể ( subject, ngôi nhà chẳng hạn), ánh sáng phản xạ từ chủ thể tới máy ảnh.
Với những tone khác nhaụ hệ số phản xạ cũng khác nhau, ví dụ: middle gray 128 phản xạ 18% ánh sáng tới, tone 78 phản xạ 9% ánh sáng tới, tone 28 phản xạ 4,5% ánh sáng tới, tone 178 phản xạ 36% ánh sáng tới, tone 228 phản xạ 72% ánh sáng tới ...
ngoc bich
02-07-2013, 08:25 PM
Cơ chế hoạt động automatic exposure (AE) của máy ảnh số:
Gồm hai bộ phận:
1. Máy đo sáng : Sử dụng các mode đo sáng khác nhau ( evaluative , partial , center-weight average, spot metering) để đo cường độ ánh sáng phản xạ từ nhiều điểm , nhiều vùng khác nhau của chủ thể đến máy ảnh, sau đó tính ra một giá trị cường độ ánh sáng trung bình .
2. Hệ thống điều khiển exposure: Theo tôi hệ thống này có một bản tra cứu khá đầy đủ các correct exposure giành riêng cho thang độ xám middle gray 128 trong các điều kiện sáng khác nhau ( do thợ ảnh cung cấp , hay đo thực nghiệm). Ví dụ : cường độ ánh sáng phản xạ từ gray card đo được là bây nhiêu thì muốn correct exposure với ISO thế này, phải đặt khẩu độ với giá trị Av thế vầy, shutter speed phải là Tv thế vầy....
Khi nhận được cường độ sáng trung bình do máy đo gửi tới, hệ thống điều khiển mặc nhiên coi đó là cường độ sáng phản xạ từ gray card và sẽ tra cứu bảng giá trị trên rồi tự động đưa ra các giá trị Av, Tv ( ứng với EV 0)
Rất may mắn , sau rất nhiều cải tiến với evaluative metering, đa số trường hợp giá trị cường độ sáng trung bình đo được trùng với hay gần như trùng với cường độ sáng của gray card
Và rất may là nếu middle gray đã được lộ sáng đúng thì các thang độ xám khác cũng lộ sáng đúng luôn .... Ảnh chụp lộ sáng đúng như thực tế, phần shadow lẫn highlight đều không mất chi tiết.
Tóm lại , muốn correct exposure thì máy đo sáng của máy ảnh phải đo đúng cường độ sáng phản xạ của phần xám middle gray.
Và tất nhiên cũng có rất nhiều trường hợp giá trị cường độ sáng trung bình đo được hoàn toàn không trùng khớp với cường độ sáng của gray card ...và ta phải biết cách khắc phục
Sẽ trình bày tiếp...
ngoc bich
03-07-2013, 02:17 PM
Những trường hợp cơ chế automatic exposure ( AE) của máy không đúng và cách khắc phục:
1. Trường hợp AE đúng: Khi cảnh có đủ hay gần đủ các thang độ xám, cường độ ánh sáng trung bình đo được sẽ trùng với cường độ ánh sáng phản xạ của thang middle gray. Ảnh sẽ correct exposure. ( Tương tự như một học sinh học lực trung bình, điểm số hàng ngảy có điểm 1,2.. 6,7... thì điểm trung bình học kỳ khoảng 5 hay 4,5 gì đó).
2. Trường hợp cảnh quá sáng: Như cảnh biển, cát trắng ... chẳng hạn. Cảnh thiếu các thang xám thấp , như các thang 28, 78 ... cường độ ánh sáng trung bình đo được sẽ lớn hơn cường độ ánh sáng phản xạ của thang middle gray 128, mà gần như là cường độ sáng phản xạ của thang xám 178 hay thang xám 228. ( Tương tự như một học sinh học lực khá, điểm số hàng ngảy thường là.. 6,7, 8... thì điểm trung bình học kỳ sẽ lớn hơn 5, là 7,8 chẳng hạn ).
AE của máy mặc nhiên nhận cái cường độ sáng lớn đó như cường độ sáng phản xạ của thang xám 128 ( thực tế nhỏ hơn ), rồi đưa ra một quyết định sai EV=0 , ví dụ f/4, 1/ 125s chẳng hạn ... Chúng ta thử đoán xem ảnh sẽ như thế nào? Tối hơn hay sáng hơn thực tế?
Các nhà sản xuất máy ảnh quá hiểu hệ thống AE của mình có hạn chế nào, nên họ đã dự trù trước cách khắc phục, cụ thể là cách chỉnh EV. Vì máy không tự điều chỉnh được, nên với kinh nghiệm của bạn , bạn phải tự chỉnh thôi.
Cụ thể là: Bạn phải phỏng đoán hoặc bạn phải biết rõ, cường độ sáng trung bình máy đo được là cường độ sáng phản xạ của thang xám 178 chẳng hạn. Nếu vậy , máy đã cho bạn công cụ để khắc phục rồi, Bạn hãy tăng sự lộ sáng, tăng EV lên +1, ví dụ f/4, 1/60s ( các bạn chú ý sự thay đổi của shutter speed ). Bạn và máy đang correct exposure cho thang xám 178 đó. Chụp thử, đúng sáng không? Đúng sáng nghĩa là bạn đã xử lý tốt. Nếu ảnh vẫn tối, thì cường độ sáng trung bình máy đo được có thể là cường độ sáng phản xạ của các thang xám cao hơn thang xám 178, hãy chỉnh EV lên +1 1/3, +1 2/3 hay +2 ( cho thang xám 228). Nếu ảnh hơi quá sáng thì bạn làm ngược lại, chỉnh EV + 2/3.
3. Trường hợp cảnh thiếu sáng: Bạn hãy suy nghĩ và xử lý ngược lại với những gì đã trình bày đề mục 2 là xong. Ví dụ: ... thiếu thang xám cao.... nhỏ hơn...(... học sinh kém...)
Phỏng đoán ... thang xám 78... giảm sự lộ sáng giảm EV -1,như f/4, 1/250s ....vân ....vân..
ngoc bich
03-07-2013, 02:20 PM
Chủ động , chủ động, không phỏng đoán gì cả.
Không cần kể hết vô số các trường hợp hệ thống AE của máy ảnh hoạt động không đúng. Trong tất cả các trường hợp đó, điều cốt yếu là Bạn đoán hoặc biết rõ cường độ sáng trung bình máy đo được chính xác là cường độ sáng phản xạ của thang xám nào. Còn việc xử lý hoàn toàn tùy Bạn , tùy sự sáng tạo ,tùy ý đồ nghệ thuật của riêng Bạn.
Trong thực tế, không ai làm cái việc phỏng đoán mò mẫm theo nguyên lý THỬ –SAI như tôi trình bày phần trên.
Chúng ta chỉ làm “cái một” và correct exposure luôn.
Sẽ trình bày tiếp...
ngoc bich
03-07-2013, 06:48 PM
Sau khi dài dòng, dông dài về các khái niệm thang độ xám, tính phản xạ ánh sáng của các thang xám, về “ nguyên tắc hoạt động” của hệ thống AE máy ảnh, ưu điểm và hạn chế của hệ thống này. Hiểu nó, thì sử dụng nó chủ động hơn, bài bản và sáng tạo hơn.
Bây giờ là những chuyện thiết thực, làm thế nào để trong phần lớn hoàn cảnh, chụp một phát là ảnh correct exposure luôn
1. Zone System: Bây giờ các bạn nhìn lại “Zone System Chart” trong bài viết của Bác ATKINSON, tôi nói thang độ xám 28 ý là nói tới Zone III của Bác AT, thang xám78 là ZoneIV , thang xám128 middle gray là zoneV, thang xám 178 là ZoneVI, thang 228 là Zone VII...với máy ảnh số hiện naythì chỉ trong vòng mấy zone đó thôi.
Thực tế, mỗi cảnh đều có những vùng thuộc zone này hay zone kia (hay thang độ xám); cảnh nào đầy đủ các zone thì cứ chế độ auto mà chụp; cảnh nào thiếu nhiều zone thì hệ thống AE của máy sẽ chới với.
Ví dụ: Grey card chắc chắn là thuộc zoneV. Cỏ,lá cây xanh thuộc zone IV hay độ xám 78. Cái khăn mặt màu vàng là zone VI, độ xám 178. Mây trắng, khói, sương mù là zone VII , độ xám 228.
Nói như thế là nhiều cảm tính, chúng ta phải kiểm tra , vì có vô số sắc độ xanh lá cây hay vàng ...Nhưng chắc chắn là thế với chút điều chỉnh.
2. Correct Exposure: Bây giờ ta chuyển sang chụp chế độ M( Manual) và đo sáng chế độ “Spot Metering”
Khi ta đo sáng theo chế độ spot metering và để vùng xám phủ hết vòng tròn đo sáng, thì chắc chắn cường độ sáng trung bình máy đo được là cường độ sáng phản xạ của chính thang xám đó, của chính zone đó.( giống như điểm hàng ngày toàn là điểm 7 thì điểm trung bình cũng chỉ có thể là 7 mà thôi).
Ví dụ : đo sáng vào zone VI, thì cường độ sáng trung bình máy đo được chính là cường độ sáng phản xạ từ vật xám thuộc thang 178. Không lăn tăn gì nữa. Vậy là ngon quá phải không Bạn?
Đã biết chắc chắn như vậy, thì việc chỉnh correct exposure quá dễ dàng
Ví dụ dùng grey card, đặt grey card vào vị trí định chụp, sao cho màu xám của nó choán đầy vòng tròn đo , đo sáng với EV=0 , những giá trị Av, Tv nhận được sẽ không thay đổi khi ta lấy nét và chụp, ảnh sẽ cho corercet expoure,
Đo sáng vào zoneIV( cỏ xanh...) thì giảm EV -1
Đo sáng vào zone VI ( màu vàng) thì tăng EV +1
Đo sáng vào zoneVII ( mây trắng) thì tăng EV +2
Ở chế độ Manual thì các giá trị khẩu độ Av, tốc độ Tv sẽ giữ nguyên không thay đổi và ta chỉ việc nhắm máy lấy nét và chụp.Ảnh chắc chắn sẽ correct exposure.
Khi chụp chân dung thì da người có thể thay đổi từ Ev -1 da đen đến EV 0 đến EV +1 da rất trắng
Nói chung, ta đo sáng vào những phần quan trọng của cảnh, chẳng hạn điểm nhấn của ảnh là bầu trời thì ta đo sáng vào trời xanh, mây trắng ... ; nếu điểm nhấn là mặt đất thì đo sáng vào cây cỏ...
ngoc bich
04-07-2013, 08:39 AM
Tôi đề nghị một phương án kiểm tra như sau:
1. Chọn mode đo sáng là “Spot Metering”, nếu máy không có mode này thì chọn mode “Partial Metering”.
Chọn mode chụp là Av
Chọn ISO thích hợp
2. Địa điểm chụp là nơi có cây xanh . Thời gian chụp bất kỳ. Với bất kỳ điều kiện sáng.
Đo sáng: nhắm vào phần lá xanh sao cho tone green choán đầy vòng tròn đo sáng ở trung tâm, đo sáng . Ví dụ kết quả là f/5.6, 1/50s. Bạn nhớ khóa Ev bằng nút AElock.
Chụp. Ảnh sẽ quá sáng đó Bạn
Tại sao? Với cách đo sáng đó, chắc chắn máy đo được cường độ sáng phản xạ của zone IV, nghĩa là của thang xám 78. Nhưng máy thì mặc nhiên coi đó là cường độ sáng phản xạ của zone V, nghĩa là của middle gray , thang xám 128. Nghĩ sai nên máy ra quyết định sai lầm cho lộ sáng với EV 0 , f/5.6, 1/50s. Ảnh chụp quá sáng
3. Ta phải tự correct exposure. Suy nghĩ như sau: zone IV có hệ số phản xạ 9%, zone V middle gray có hệ số phản xạ 18%. Vậy rõ ràng , cường độ ánh sáng phản xạ của middle gray zone V mà ta muốn biết sẽ lớn gấp 2 lần cường độ sáng mà máy đo được ở zoneIV.
Biết vậy thì ta phải tự chỉnh sự phơi sáng cho máy, khi cường độ sáng tăng lên 2 lần, thì sự lộ sáng phải giảm xuống 2 lần, nghĩa là phải như sau f/5.6, 1/100s.
Làm thế nào đây, máy đã cung cấp cho bạn công cụ rồi. Bạn hãy giảm EV - 1, sẽ nhận được f/5.6, 1/100s
AElock. Chụp. Ảnh bạn sẽ đúng sáng.
AlexandreCiskob
04-07-2013, 11:25 PM
Tiếp đi bác Ngọc Bích ơi
Màu đỏ là zone mấy đấy ạ?
ngoc bich
05-07-2013, 08:50 PM
Những lần trao đổi trước , tôi có đôi chút vội vàng, không chính xác... Nay tôi viết lại thành một bài hoàn chỉnh. Xin lỗi Bạn , nếu nhiều phần Bạn phải xem lại . Mong các Bạn góp ý. Cảm ơn.
A.Nhìn cuộc đời theo thang màu xám.
Ánh sáng phản xạ từ cảnh vật đến máy ảnh và tạo ảnh. Vì vậy, đặc điểm phản xạ ánh sáng của các vật thể là yếu tố rất quan trọng trong kỹ thuật chụp ảnh và sửa ảnh số, cụ thể là có ứng dụng thiết thực để phơi sáng đúng cho ảnh ( correct exposure )
http://farm8.staticflickr.com/7349/9218855173_479eeedbdf_o.jpg
Bức ảnh trên có 256 độ xám khác nhau ( vì tạo bằng Photoshop), từ thuần đen gọi là thang xám 0 đến thuần trắng là thang xám 255, thang xám ở chính giữa là 128 , hay middle gray ( thang xám này quan trọng lắm đó, Bạn).
100% ánh sáng trắng tới phần xám 255 thì 100% phản xạ tới mắt ta ( phản xạ hoàn toàn), vì thế ta thấy nó trắng. 100% ánh sáng trắng tới phần xám 0 thì 0% phản xạ tới mắt ta (hấp thụ hoàn toàn), vì thế ta thấy nó đen. 100% ánh sáng trắng tới phần xám 128 middle gray thì chỉ 18% phản xạ tới mắt ta . Thang xám càng nhỏ, xám nhiều thì phản xạ càng yếu.
Nói rộng ra, cảnh vật mà máy ảnh chụp cũng gồm các thang xám đó mà thôi. Mở một tấm ảnh trong Photoshop, dùng lệnh Desature để loại bỏ màu, sử dụng eye- dropper ta sẽ đọc được các giá trị thang xám ( còn gọi là tone).
Nhận biết, phân biệt 256 độ xám là quá khả năng của mắt người thường. Để ứng dụng vào nhiếp ảnh, chỉ cần quan tâm đến một số độ xám mà thôi. ( nguyên thủy, Ansell Adam chọn 11 độ xám, gọi là Ansell Adam’s zone system )
Hình trên là 5 độ xám quan trọng tương đối đủ xài cho ảnh kỹ thuật số.
Đầu tiên là thang xám 128 middle gray ( còn hay gọi là zone 5 ), nó phản xạ 18% ánh sáng tới.
Thấp hơn, là thang xám 78 ( còn gọi là zone 4), nó phản xạ 9% ánh sáng tới; thang xám 28 ( còn gọi là zone 3), nó phản xạ 4,5% ánh sáng tới.
Cao hơn, là thang xám 178 ( còn gọi là zone 6), nó phản xạ 36% ánh sáng tới; thang xám 228 ( còn gọi là zone 7), nó phản xạ 72% ánh sáng tới.
Ta nhìn cảnh vật theo quan điểm thang xám thì sẽ như vầy: Lá cây là xám 78, zone 4 vì nó phản xạ 9% ánh sáng tới; cái khăn mặt màu vàng là xám 178, zone 6 vì nó phản xạ 36% ánh sáng tới.Một vật quan trọng là cái gray card chắc chắn là xám 128 , middle gray , chắc chắn nó phản xạ 18% ánh sáng.
Đó mới là ý nghĩa thực của câu “ Nhìn đời qua cái kiếng màu xám” , Bạn ah.
ngoc bich
05-07-2013, 09:02 PM
B. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống phơi sáng tự động của máy ảnh
1. Exposure ( sự phơi sáng, sự lộ sáng trong nhiếp ảnh ) : là việc xác định rõ lượng ánh sáng cần thiết phải đến film hay sensor chip của máy ảnh, nhằm đạt được một tấm ảnh đúng sáng.
Xác định chính xác lượng sáng cần thiết thì goị là phơi sáng đúng ( correct exposure).
Nếu lượng sáng vào máy nhiều hơn cần thiết thì goị là dư sáng (overexposure)
Nếu lượng sáng vào máy ít hơn cần thiết thì goị là thiếu sáng (underexposure)
Để điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy , ta thay đổi 3 yếu tố : ISO, khẩu độ (aperture, độ mở của ống kính), và tốc độ màn trập (shutter speed ). Thông thường ISO được chọn trước không thay đổi, ta điều chỉnh phơi sáng bằng cách thay đổi khẩu độ và tốc độ.
Ví dụ: Bạn có một máy ảnh số, một gray card , bạn chụp cái gray card này. Nếu ảnh cũng có độ xám y chang như nó, thì máy ảnh đã correct exposure. Nếu ảnh ít xám hơn, thuộc thang xám cao hơn 128 là dư sáng , hỏng. Nếu ảnh xám đậm hơn,thuộc thang xám thấp hơn 128 là thiếu sáng , hỏng.
2. Hệ thống tự động phơi sáng của máy ảnh ( automatic exposure - AE)
Cảnh vật gồm vô số độ xám với mức độ phản xạ ánh sáng khác nhau, làm thế nào để phơi sáng đúng cho tất cả , để ảnh không mất chi tiết bất kỳ vùng nào?
Suy nghĩ chút ít , ta thấy ngay rằng: không cần quan tâm đến việc chỉnh phơi sáng với tất cả các thang xám, chỉ cần chọn một thang xám đặc biệt, thang xám trung tâm 128, middle gray, zone 5 rồi chỉnh phơi sáng đúng cho nó (như ví dụ trên về việc chụp cái gray card), và thế là mọi thang xám ở hai bên sẽ được phơi sáng đúng. Và ảnh sẽ đúng sáng.
Từ đây ta có thể hình dung nguyên tắc hoạt của hệ thống tự động phơi sáng của máy ảnh. Nó phải gồm 2 bộ phận:
a. Máy đo sáng : Sử dụng các mode đo sáng khác nhau ( evaluative , partial , center-weight average, spot metering) để đo cường độ ánh sáng phản xạ từ nhiều điểm , nhiều vùng khác nhau của chủ thể , sau đó tính ra một giá trị cường độ ánh sáng trung bình (bạn đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm cường độ ánh sáng light intensity với các thang xám 0, 28, ..) .
b. Hệ thống điều khiển exposure:
Khi nhận được cường độ sáng trung bình do máy đo gửi tới, hệ thống điều khiển mặc nhiên coi đó là cường độ sáng phản xạ của gray card, zone 5 và ... bằng cách nào đó không cần bíết , máy quyết định rằng muốn correct exposure thì với ISO này, khẩu độ phải thế này, tốc độ phải thế này ( correct exposure của máy là ứng với EV 0)
( “.. bằng cách nào đó không biết “ có thể là một thuật toán, một công thức , nhưng riêng tôi thích cách tra tự điển. Nhà sản xuất máy ảnh sai nhân viên của mình lấy chiếc gray card ra chụp, với cường độ sáng phản xạ từ gray card như thế này, iso thế này , thì khẩu độ phải thế vầy, tốc độ phải thế vầy là correct exposure... ghi lại đi ...cứ thể thành một bản tra cứu. Đưa cái bản tra cứu này vào bộ nhớ, khi nhận được cường độ sáng trung bình do máy đo gửi tới , bộ vi xử lý chỉ cần search rồi đưa ra kết quả)
Sau rất nhiều cải tiến của nhà sản xuất máy ảnh , đa số trường hợp giá trị cường độ sáng trung bình đo được trùng với hay gần như trùng với cường độ sáng phản xạ của gray card, Và phần lớn trường hợp hệ thống automatic exposure cho ảnh đẹp.
Tóm lại: Hệ thống tự động phơi sángcủa máy ảnh, cố gắng đo được, đo đúng cường độ ánh sáng phản xạ từ vùng xám 128, vùng middle gray hay zone 5; Với giá trị đầu vào đó, bộ vi xử lý sẽ cho đầu ra là giá trị correct exposure EV=0, với các giá trị khẩu độ, tốc độ tương ứng
ngoc bich
05-07-2013, 09:16 PM
C.KHI NÀO MÁY PHƠI SÁNG ĐÚNG. KHI NÀO MÁY PHƠI SÁNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Máy phơi sáng đúng: Khi cảnh chụp có đủ hay gần đủ các thang xám, cường độ ánh sáng trung bình đo được sẽ trùng hay gần như trùng với cường độ ánh sáng phản xạ của thang middle gray của cảnh đó ( Tương tự như một học sinh học lực trung bình, điểm số hàng ngảy có điểm 1,2.. 6,7... thì điểm trung bình học kỳ khoảng 5 hay 4,5 gì đó).
Máy sẽ chỉnh phơi sáng đúng cho middle gray, thế là mọi thang xám khác cũng lộ sáng đúng. Ảnh sẽ correct exposure.
2. Trường hợp phơi sáng không đúng : giả sử, cảnh biển, cát trắng ... chẳng hạn. Cảnh thiếu các thang xám thấp , như các thang xám 5, 17, 78 giả dụ vậy ... cường độ ánh sáng trung bình máy đo được sẽ lớn hơn cường độ ánh sáng phản xạ của thang middle gray 128, nó có thể là cường độ sáng phản xạ của thang xám 178 hay thang xám 228. ( Tương tự như một học sinh học lực khá, điểm số hàng ngảy thường là.. 6,7, 8... thì điểm trung bình học kỳ sẽ lớn hơn 5, điểm số trung bình có thể là 7 hay 8 chẳng hạn ).
Bộ phận điều khiển phơi sáng của máy mặc nhiên nhận cái cường độ sáng đó là cường độ sáng phản xạ của thang xám 128 ( thực tế nhỏ hơn ), rồi đưa ra một quyết định sai EV=0, ví dụ là f/4, 1/ 100s chẳng hạn ...
Chúng ta thử đoán xem ảnh sẽ như thế nào? Tối hơn hay sáng hơn thực tế? Ảnh thiếu sáng đó, Bạn.
Các nhà sản xuất máy ảnh quá hiểu hệ thống AE của mình có hạn chế nào, nên họ đã dự phòng trước công cụ để khắc phục, cụ thể là cách chỉnh phơi sáng chỉnh EV. Và chúng ta phải tự chỉnh thôi.
Bắt đầu : Bạn phải phỏng đoán , cường độ sáng trung bình máy đo được có thể là cường độ sáng phản xạ của thang xám 178 , zone 6 chẳng hạn.
Rồi suy nghĩ : zone 6 phản xạ 36% ánh sáng, zone5 middle gray phản xạ 18% ánh sáng, vậy cường độ sáng phản xạ của zone 5 cần tìm chỉ bằng ½ cường độ sáng mà máy đo được.
Có một nguyên tắc là : cường độ sáng giảm thì sự phơi sáng phải tăng; và ngược lại để đảm bảo correct exposure. Vậy rõ ràng phải tăng phơi sáng lên 2 lần , cụ thể là f/4 , 1/50s
Làm thế nào để tăng phơi sáng lên 2 lần , dễ dàng thôi , bạn chỉnh tăng EV lên +1, lập tức bạn được f/4 , 1/50s
Chụp. Nếu ảnh đúng sáng thì phỏng đoán của bạn đúng và bạn chỉnh phơi sáng đúng.
Nếu vẫn chưa đúng thì chỉnh nữa.
( nói cặn kẽ để hiểu nguyên tắc thôi, còn áp dụng thực tế ta sẽ trình bày sau)
Và thực tế không cần kể hết các trường hợp mà hệ thống AE của máy cho kết quả sai lệch và cách khắc phục nó .
Tôi chỉ mong muốn trao đổi với các Bạn , những nhận thức, suy nghĩ cá nhân về nguyên tắc làm việc của hệ thống AE và cách chỉnh phơi sáng EV của máy ảnh hiện nay.
Hiểu đúng thì ta sẽ tận dụng tối đa và sáng tạo những tính năng ưu việt của máy.
ngoc bich
05-07-2013, 09:20 PM
D.MỘT CÁCH SỬ DỤNG SPOT METERING VÀ MANUAL MODE
1. Nhìn đời theo thang màu xám: Tôi có thói quen khi ngắm cảnh , lập tức trong đầu lăn tăn nghĩ: cái áo cô gái kia thuộc zone mấy , cái thùng rác đầu đường thuộc zone 6 không? Vì xác định chính xác các zone thì giúp ta chụp ảnh rất đúng sáng đó Bạn .
Nhưng cảm giác về zone phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân , vào con mắt tinh đời và đặc biệt vào kinh nghiệm dày dạn của mỗi người
2. Spot Metering: Bạn có thể dùng mode đo sáng này để đo chính xác cường độ sáng phản xạ từ thang xám muốn đo , zone muốn đo.
Ví dụ: Bạn đo sáng vào vùng lá cây ( zone 4, thang xám 78) , bạn phải để vùng lá cây choán đầy vòng tròn đo ở trung tâm , lúc này máy đo được cường độ sáng trung bình chính là cường độ sáng phản xạ của thang xám 78, zone 4 ( nhưng ta đâu biết là bao nhiêu, máy đâu có nói), và máy đưa độ phơi sáng EV=0 , ứng với khấu độ, tốc độ cụ thể nào đó., giả sử là f/5.6 , 1/100s
Bạn muốn gì? Bạn muốn ảnh của bạn đúng sáng, nghĩa là bạn cần độ phơi sáng đúng cho zone 5, middle gray cơ.
Dễ thôi bạn ơi, zone 4 phản xạ 9%, zone 5 phản xạ 18 %, vậy cường độ ánh sáng phản xạ của zone 5 lớn gấp 2 cường ánh sáng phản xạ của zone 4, nghĩa là phải giám độ phơi sáng ½ , chỉnh EV= -1, cụ thể là f/5.6 , 1/200s.
Bạn chụp , ảnh đúng sáng.
3. Spot Metering + Maunual Mode = Correct Exposure:
Bạn đo sáng spot metering như tôi đã trinh bày ở 2
Nếu bạn đo sáng vào zone 5 thì chỉnh EV=0 (đo sáng bằng gray card là trường hợp này);
Nếu bạn đo sáng vào zone 4 thì chỉnh EV= -1;
Nếu bạn đo sáng vào zone 3 thì chỉnh EV= -2;
Nếu bạn đo sáng vào zone 6 thì chỉnh EV= +1;
Nếu bạn đo sáng vào zone 7 thì chỉnh EV= +2;
Thế là bạn đã correct exposure rồi đó.
( Các chuyên gia nhiếp ảnh dạy ta: Đo sáng vào chỗ này rồi chỉnh EV -2/3, đo sáng vào chỗ kia rồi chỉnh EV +1 , thực chất là cái này đó Bạn)
Chụp manual có lợi là khi đã chỉnh phơi sáng xong, những giá trị khẩu độ , tốc độ sẽ giữ nguyên , khỏi cần AE lock. Bạn có thể sắp xếp lại, lấy nét lại , tùy ý ( lúc này con trỏ EV có thể nhảy lung tung, mặc kệ nó). Rồi chụp . Ảnh của bạn chắc chắn đúng sáng.
. PHẠM HỒNG NGỌC . Email: hongngoc2000@gmail.com
ngoc bich
06-07-2013, 09:55 AM
Tôi xin trả lời Bác AlexandreCiskob như sau:
Rõ ràng , với phương pháp chụp của ta, muốn phơi sáng đúng phải xác định đúng zone.
Mà việc xác định zone lại dựa chủ yếu vào kinh nghiệm , vào mắt nhìn của mỗi người. Nghĩa là rất cảm tính... Đầu vào không tuyệt đối chính xác thì đầu ra chỉ có thể là “phơi sáng tương đối đúng” mà thôi.
Mà chúng ta lại muốn biết chính xác vùng này chỉnh EV = -1 hay EV= -2/3 .
Vậy tôi muốn đề xuất với các Bác một bài toán ngược như sau: “Với máy ảnh của mình , các Bác có cách nào xác định chính xác vùng này thuộc zone nào , hay không?”
ngoc bich
06-07-2013, 12:32 PM
http://www.flickr.com/photos/41705018@N05/9218855173/
chesslovey
07-07-2013, 10:27 PM
Hay quá bác ơi. Cảm ơn bác.
caysao
15-07-2013, 04:28 PM
Đọc 1 lát thì rối như canh hẹ luôn. Tốt nhất là cứ bấm cho nét rồi về PS lại.
hix.
thanhthinhauto
23-10-2013, 04:36 PM
Đọc xong bài của bác ngoc bich thì em hiểu ra thế này, không biết có đúng không.
1. Nếu chụp chế độ Av (ưu khẩu) thì : Phỏng đoán đối tượng chụp ở mức gray nào ( ví dụ mặt mẫu zone 6) -> chỉnh EV -/+ theo zone -> đo sáng điểm vào ngay vào zone đã xác định -> bố cục rồi chụp.
2. Nếu chụp M : Đo sáng điểm vào đối tượng (ví dụ mặt mẫu) -> xác định zone tại vị trí đo sáng (ví dụ zone 6) sau đó chỉnh thông số khẩu tốc sao cho EV chạy đến mức +1 trên thước đo sáng, rồi bố cục và chụp.
Giả sử đã xác định được mặt mẫu là zone 6, khẩu đặt 2.8 (để xóa phông ^_^), iso đặt 100, nếu tốc đang ở 1/400, Ev trên thang đo sáng ở vạch 0, thì chụp vậy sẽ thiếu sáng, nên phải hạ tốc xuống cho đến khi EV lên mức +1 thì hình mới đủ sáng.
CÓ PHẢI NHƯ VẬY KHÔNG CÁC BÁC???
Vì mình chụp mà mẫu đánh phấn hơi nhiều xíu thì mình toàn chỉnh cho hình sáng hơn, nếu thang đo Ev= 0 thì hình lúc nào cũng bị tối.
haphuong6688
19-11-2013, 11:05 PM
Cám ơn anh, giờ thì em hiểu được phần nào cách đo điểm rồi
Khot,
Bạn dùng các thuật ngữ của máy Nikon nên tôi xin giới thiệu với dẫn chứng của máy Nikon. Đây là giới thiệu của Ken Rockwell về matrix metering của Nikon.
Nikon
Theo đó, trên máy Nikon, đa số matrix metering là đo toàn phần trong khung ảnh bạn chụp (1005 cell CCD cho Nikon D70).
Spot metering là đo ánh sáng ngay tại điểm bạn đo (Spot 1% cho Nikon D70).
Center-weight metering là đo trong vùng ngay xung quanh điểm đo (vùng đo điều chỉnh được cho Nikon D70)
Canon
Trên máy Canon, thì matrix metering đo ánh sáng trung bình trong khung (36 zone cho Canon 300D)
Partial metering là đo trong vùng ngay xung quanh điểm đo (9% quanh điểm đo cho Canon 300D)
Centerweight metering là đo vùng trọng tâm ngay tại điểm đo (Canon 30D là đời non-pro đầu tiên máy Canon giới thiệu spot metering)
ongdogia
04-03-2014, 04:54 PM
Đọc xong, em "tẩu hỏa nhập ma"
Điều đơn giản nhất em chưa làm được: đo sáng vào zone 5 (hay V gì đó). Em đo sáng vào đó, lens cứ liên tục thò ra, thụt vào, không xác định được điểm lấy nét. Tuy nhiên Khẩu độ, tốc độ vẫn báo kết quả. Em không biết xử lý như thế nào.
Mong các bác thông cảm (em mới cầm máy được 1 tháng).
Đa tạ các bác và mong được chỉ giáo thêm.
kaijin
05-03-2014, 03:47 AM
Đọc xong, em "tẩu hỏa nhập ma"
Điều đơn giản nhất em chưa làm được: đo sáng vào zone 5 (hay V gì đó). Em đo sáng vào đó, lens cứ liên tục thò ra, thụt vào, không xác định được điểm lấy nét. Tuy nhiên Khẩu độ, tốc độ vẫn báo kết quả. Em không biết xử lý như thế nào.
Mong các bác thông cảm (em mới cầm máy được 1 tháng).
Đa tạ các bác và mong được chỉ giáo thêm.
Không hiểu câu hỏi của bác lắm, có phải bác muốn hỏi là tại sao không lấy nét được khi đo sáng vào vật thể ở zone5? Nếu vậy em xin trả lời bác như sau:
Việc lấy nét của bác nó không phụ thuộc vào zone nào cả, máy chỉ khó lấy nét khi vật thể đó thiếu tương phản với môi trường xung quanh, hoặc mặt phẳng trơn, nhẵn hay đồng nhất 1 màu, hoặc vật quá tối hay quá sáng mà thôi. Khi đó biện pháp khắc phục là bác phải lấy nét bằng tay.
ongdogia
05-03-2014, 09:14 AM
Không hiểu câu hỏi của bác lắm, có phải bác muốn hỏi là tại sao không lấy nét được khi đo sáng vào vật thể ở zone5? Nếu vậy em xin trả lời bác như sau:
Việc lấy nét của bác nó không phụ thuộc vào zone nào cả, máy chỉ khó lấy nét khi vật thể đó thiếu tương phản với môi trường xung quanh, hoặc mặt phẳng trơn, nhẵn hay đồng nhất 1 màu, hoặc vật quá tối hay quá sáng mà thôi. Khi đó biện pháp khắc phục là bác phải lấy nét bằng tay.
Vâng, cám ơn bác nhiều (đúng là lính mới, có vậy mà e không nghĩ ra :24:)
Mình là người mới tập tành xài DSLR xin hỏi một số vấn đề cơ bản sau:
1. Các kiểu đo sáng (máy Canon): Theo các spread trên vnphoto mình thấy thì có 4 loại đo sáng là Spot, Partial, Center-weight & Evaluetive nhưng sao được giải thích khác với những gì mà trang web Canon công bố. VD như:
- Spot Metering: là đo sáng điểm, diện tích đo khoảng 2-4% khung hình, lấy nét (focus point) ở điểm nào thì đo sáng tại điểm đó và cho ra thông số khẩu, tốc thích hợp để chụp.
==> Tài liệu Canon nó kêu điểm đo sáng chỉ nằm im chính giữa khung hình, không có di chuyển theo đểm focus point.
- Partial Metering: là đo sáng quanh điểm, diện tích đo khoảng 6-8% khung hình, lấy nét ở điểm nào thì đo sáng quanh điểm đó và cho ra thông số khẩu, tốc thích hợp để chụp.
==> Tài liệu Canon nó cũng kêu là do sáng nằm im chình giữa khung hình luôn, không đi chuyển.
- Center-weight: đo sáng trung tâm khung hình, diện tích đo khoảng 60-80% và ưu tiên khu vực trung tâm khung hình. Nó tính giá trị trung bình trên vùng đo sáng để cho ra thông số khẩu, tốc thích hợp để chụp. Vùng đo sáng này cũng không phụ thuộc và đi chuyển theo focus point.
==> Cài này giống theo tài liệu Canon.
- Evaluetive: Tương tự như Center-weight như đo sáng trên diện tích toàn khung hình.
==> Tuy nhiên kiểu đo sáng này theo tài liệu Canon thì tuy đo trên toàn khung nhưng sẽ dựa trên focus point đang sử dụng để ưu tiên tính toán ra trị số khẩu tốc phù hợp cho quá trình expose.
http://farm4.staticflickr.com/3825/13097034524_beba7ceeba_o.jpg
Hình minh họa cho tài liệu Canon.
Vậy giữa tài liệu và những giải thích trên vnphoto cùng 1 số nguồn khác thì cái nào chính xác vậy các bác?? Nếu theo tài liệu thì quá trình đo sáng và lấy nét sẽ rất khác nhau. Và khi dùng kiểu đo Spot, Partial hoặc Center-weight thì ĐIỂM CĂN NÉT CHƯA CHẮC LÀ ĐIỂM ĐÚNG SÁNG.
Ví dụ: Chụp chế độ M, đo sáng Spot (nó sẽ dùng 2-4% điểm giữa khung hình) đề thực hiện đo sáng, vậy thì chủ thể mình cần lấy nét nó nằm ở focus point ngoài cùng bên phía phải. Suy ra nó sẽ đo sáng khu vực ánh sáng ở giữa khung để cho ra thông số khẩu + tốc (nếu iso đang set chuẩn 100) đề chụp cho chủ thể nằm phía phải khung hình. Vậy chủ thể cần lấy nét sẽ KHÔNG ĐÚNG SÁNG.
Trường hợp này nếu muốn đúng thì mình phải đưa vùng tâm khung hình về chủ thể để đo sáng trước, sau đó ghi nhớ thông số khẩu + tốc đo máy đo sáng, rồi bố cục lại khung hình, set thông số vửa ghi nhớ, lấy nét vào chủ thể rồi chụp.
==> Mặc dù chụp chế độ M thì đo sáng chỉ để tham chiếu, nhưng máy cho ra thông số không chính xác thì cũng khó mà tham chiếu được. Vậy khi chụp ở chế độ Av, Tv, P thì đo sáng kiểu Spot hay Partial sẽ càng bị sai trong một số tình huống sao???
Các bác nào có kiến thức sâu rộng có thể giúp mình giải thích vụ này không? Vì vần đề này tuy cơ bản nhưng nếu không hiểu đúng vấn đề thì khi chụp ra tấm hình sẽ không phân tích được lý do tại sao chụp được như vậy. Riêng mình thì không biết các dòng máy đời sau này nó có cải tiến để khi LẤY NÉT Ở ĐÂU LÀ ĐO SÁNG NGAY CHỖ ĐÓ không thôi. Chứ giờ đọc lý thuyết & thực hành thấy lung tung quá!
Cám ơn!
11002
12-03-2014, 11:20 AM
Mình là người mới tập tành xài DSLR xin hỏi một số vấn đề cơ bản sau:
1. Các kiểu đo sáng (máy Canon): Theo các spread trên vnphoto mình thấy thì có 4 loại đo sáng là Spot, Partial, Center-weight & Evaluetive nhưng sao được giải thích khác với những gì mà trang web Canon công bố. VD như:
- Spot Metering: là đo sáng điểm, diện tích đo khoảng 2-4% khung hình, lấy nét (focus point) ở điểm nào thì đo sáng tại điểm đó và cho ra thông số khẩu, tốc thích hợp để chụp.
==> Tài liệu Canon nó kêu điểm đo sáng chỉ nằm im chính giữa khung hình, không có di chuyển theo đểm focus point.
- Partial Metering: là đo sáng quanh điểm, diện tích đo khoảng 6-8% khung hình, lấy nét ở điểm nào thì đo sáng quanh điểm đó và cho ra thông số khẩu, tốc thích hợp để chụp.
==> Tài liệu Canon nó cũng kêu là do sáng nằm im chình giữa khung hình luôn, không đi chuyển.
- Center-weight: đo sáng trung tâm khung hình, diện tích đo khoảng 60-80% và ưu tiên khu vực trung tâm khung hình. Nó tính giá trị trung bình trên vùng đo sáng để cho ra thông số khẩu, tốc thích hợp để chụp. Vùng đo sáng này cũng không phụ thuộc và đi chuyển theo focus point.
==> Cài này giống theo tài liệu Canon.
- Evaluetive: Tương tự như Center-weight như đo sáng trên diện tích toàn khung hình.
==> Tuy nhiên kiểu đo sáng này theo tài liệu Canon thì tuy đo trên toàn khung nhưng sẽ dựa trên focus point đang sử dụng để ưu tiên tính toán ra trị số khẩu tốc phù hợp cho quá trình expose.
http://farm4.staticflickr.com/3825/13097034524_beba7ceeba_o.jpg
Hình minh họa cho tài liệu Canon.
Vậy giữa tài liệu và những giải thích trên vnphoto cùng 1 số nguồn khác thì cái nào chính xác vậy các bác?? Nếu theo tài liệu thì quá trình đo sáng và lấy nét sẽ rất khác nhau. Và khi dùng kiểu đo Spot, Partial hoặc Center-weight thì ĐIỂM CĂN NÉT CHƯA CHẮC LÀ ĐIỂM ĐÚNG SÁNG.
Ví dụ: Chụp chế độ M, đo sáng Spot (nó sẽ dùng 2-4% điểm giữa khung hình) đề thực hiện đo sáng, vậy thì chủ thể mình cần lấy nét nó nằm ở focus point ngoài cùng bên phía phải. Suy ra nó sẽ đo sáng khu vực ánh sáng ở giữa khung để cho ra thông số khẩu + tốc (nếu iso đang set chuẩn 100) đề chụp cho chủ thể nằm phía phải khung hình. Vậy chủ thể cần lấy nét sẽ KHÔNG ĐÚNG SÁNG.
Trường hợp này nếu muốn đúng thì mình phải đưa vùng tâm khung hình về chủ thể để đo sáng trước, sau đó ghi nhớ thông số khẩu + tốc đo máy đo sáng, rồi bố cục lại khung hình, set thông số vửa ghi nhớ, lấy nét vào chủ thể rồi chụp.
==> Mặc dù chụp chế độ M thì đo sáng chỉ để tham chiếu, nhưng máy cho ra thông số không chính xác thì cũng khó mà tham chiếu được. Vậy khi chụp ở chế độ Av, Tv, P thì đo sáng kiểu Spot hay Partial sẽ càng bị sai trong một số tình huống sao???
Các bác nào có kiến thức sâu rộng có thể giúp mình giải thích vụ này không? Vì vần đề này tuy cơ bản nhưng nếu không hiểu đúng vấn đề thì khi chụp ra tấm hình sẽ không phân tích được lý do tại sao chụp được như vậy. Riêng mình thì không biết các dòng máy đời sau này nó có cải tiến để khi LẤY NÉT Ở ĐÂU LÀ ĐO SÁNG NGAY CHỖ ĐÓ không thôi. Chứ giờ đọc lý thuyết & thực hành thấy lung tung quá!
Cám ơn!
Tài liệu Canon là chính xác với các máy không phải dòng 1D(s)(x) (set đo sáng 11 point để đo sáng spot theo đúng điểm focus)
Tham khảo thêm: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=14621
superbolt
12-03-2014, 11:39 AM
Tài liệu canon hay nikon đều tương tự với nhau.
Vì lí do đó, nên mới xuất hiện cái nút AE/AF lock là vậy.
haxuanthao
12-03-2014, 07:22 PM
Các dòng 1D thì mình không biết nhưng 550d,50d,7d,5d2 mình dùng qua ở các chế độ Spot,partial đều chỉ có thể đo sáng bằng điểm chính giữa khung hình, không phải áp dụng cho các điểm focus point và cũng vì lý do đó mà canon sản xuất ra nút "Khóa sáng", để sau khi đo sáng bằng điểm tâm bằng các chế độ AV hay TV, người chụp dùng phím khóa sáng để giữ giá trị đo sáng mong muốn và bố cục lại
jackup
17-03-2014, 08:58 PM
Nhờ các bạn mà mình tìm được trang web này. http://clickitupanotch.com/
Có nhiều điều cơ bản rất hay. Ví dụ xác định zone bằng nhìn màu:
http://clickitupanotch.com/wp-content/uploads/2013/01/Zone-System-Color-BW_2_CIUAN.jpg
phong ph
02-05-2016, 09:00 AM
Hi!
Cám ơn bài viết hay!
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.