PDA

View Full Version : Kỹ thuật lấy sáng



quan48
15-02-2006, 02:45 PM
Người chụp ảnh có thể chia làm hai loại. Có những người chỉ chụp ảnh với trạng thái như khi chụp với loại máy PS, tức là họ hoàn toàn dựa và tin vào khả năng xử lý ánh sáng của chiếc máy ảnh đắt tiền của mình. Còn có những người chỉ tin vào kỹ năng của mình, bắt máy ảnh phải tuân theo và nhờ đó chớp được hình ảnh theo cách nhìn của riêng mình. Sự phân biệt giữa hai kiểu chụp trên chính là kỹ năng.

Đo sáng điểm (spot meter) là gì?

Nói đơn giản, đo sáng điểm là độ sáng được đo với một góc hẹp (càng hẹp càng tốt) và cùng với kỹ năng, người chụp có thể xác định được độ sáng đúng đối tượng.
Để sử dụng đo sáng điểm (spot meter), người chụp ảnh phải chọn một bề mặt có cùng cấp độ (ví dụ trán người khi chụp chân dung) và xác định đó là điểm để lấy sáng (theo máy đo sáng cho là có độ phơi sáng bình thưởng). Điểm lấy sáng này sau đó sẽ được người chụp nắm bắt và tham chiếu đến để xác định đúng việc lấy sáng cho toàn bộ đối tượng.
Một phương pháp đo sáng điểm khác nữa là đo sáng tại vùng mà vòng tròn đo sáng xác định (hay khung đo sáng) hiện trên kính ngắm chỉ ra. Thông thường đường kính vùng này khoảng 3-6 mm với máy 35mm và 2-4 mm trong máy D-Slr.
Lưu ý rằng hầu hết các nhà sản xuất máy ảnh không kết hợp đặc tính đo sáng điểm trong những máy ảnh bán chuyên dụng. Một số hãng trong đó có Canon chỉ tích hợp đặc tính này cho dòng máy cao cấp của hãng.

Khi mua máy ảnh cần xem xét những đặc tính đo sáng sau của máy:

1) Tỷ lệ % của khung lấy sáng điểm hiện trên kính ngắm chiếm khoảng 1%-3% đối với máy 35mm và 0,7% đến 2% với máy số. Phương pháp khác nữa là kiểm tra góc đo sáng vào khoảng 1o đến 6o với ống kính normal. Tất nhiên góc đo này phụ thuộc vào ống kính, ống có tiêu cự lớn thì góc đo càng nhỏ và tất nhiên đo sáng càng chính xác hơn.
2) Máy có khung đo sáng hiện trên ống ngắm có tác dụng lấy sáng được chính xác hơn.
3) Phải chắc rằng 100% lượng sáng qua khung đo sáng phải xác định được độ phơi sáng chuẩn. Một vài hãng sản xuất máy ảnh không chỉ rõ tham số này. Hãy tham khảo sách hướng dẫn của máy, nếu không tìm thấy thông tin hãy tìm cách xác định rõ tham số này.

Đo sáng vùng (partial meter) là gì?

Đo sáng vùng (partial meter) là phương pháp lấy sáng kém chính xác hơn phương pháp đo sáng điểm với góc đo vào khoảng 7° đến 13°. Góc đo sáng vùng ở một số máy như Canon 10D và 20D với 100% lượng sáng được đo qua khung đo sáng có thể được giảm xuống tương đương như đo sáng điểm khi sử dụng ống tele. Ở trường hợp này chúng có thể được sử dụng như phương pháp đo sáng điểm.

Một số máy ảnh (Canon bán chuyên dụng) không có khung đo sáng hiện trên kính ngắm. Một số máy khác có khung đo sáng nhưng không chính xác như đo sáng điểm thực sự. Điều này có nghĩa là chỉ có khoảng 80% (lẽ ra là 100%) ánh sáng qua khung đo sáng được sử dụng để xác định được độ phơi sáng chuẩn.
Nói chung những máy ảnh có đo sáng vùng (partial meter) lấy sáng kém chính xác hơn những máy có đo sáng điểm (spot meter).

Đo sáng điểm trong nhiếp ảnh có tác dụng gì? hay nói cách khác đo sáng điểm có tác dụng như thế nào trong việc xác định đúng độ phơi sáng.

Đo sáng điểm là phương pháp được những nhiếp ảnh có kinh nghiệp dùng để xác định độ phơi sáng đúng theo ý muốn của đối tượng chụp. Người chụp ảnh sẽ chọn một cấp độ sáng từ đối tượng, xác định đó là điểm phơi sáng chuẩn, sau đó đưa ra quyết định thay đổi độ mở, tốc độ chụp nếu cần thiết nhằm đưa ra một chế độ phơi sáng tối ưu cho toàn bộ đối tượng.
Lưu ý rằng “độ phơi sáng chuẩn” mà máy ảnh đưa ra trên máy và độ phơi sáng đúng mà người chụp ảnh có kinh nghiệm quyết định sử dụng thường không giống nhau và trong mỗi trường hợp lại khác nhau. Nói cách khác, việc đo sáng điểm sẽ cho phép các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoàn toàn điểu khiển được ảnh chụp theo ý muốn.

Đo sáng điểm là kỹ thuật lấy sáng hiệu quả nhất hiện nay đối với các nhà nhiếp ảnh và là hệ thống đo sáng duy nhất có thể cho phép các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thấy trước được cấp độ sáng cũng như chi tiết của ảnh trước khi chụp.

Đo sáng điểm không phải là phương pháp lấy sáng nhanh nhất và thuận tiện nhất. Nó cần có sự suy nghĩ cân nhắc, kỹ năng và óc sáng tạo đẻ tạo nên kết quả cuối cùng của ảnh chụp theo ý muốn chủ quan của người chụp chứ không phải là tuân theo chế độ chụp cứng nhắc mà mà máy ảnh đưa ra. Nếu bạn không thực sự nghiêm túc với nghề chụp ảnh, không có tình yêu và đam mê để học hỏi và áp dụng kỹ thuật này thì ĐO SÁNG ĐIỂM không phải là để cho bạn.

Atkinson
15-02-2006, 03:38 PM
Em hỏi thật một câu mong bác đừng giận nhá :D. Bác có hiểu bác đang trình bày vấn đề gì k0, chứ em đọc xong, mọi thứ rất tù mù, mông lung. Cơ sở lý thuyết k0, áp dụng thực tiến k0, và nhiều nội dung "tối nghĩa".

Để sử dụng đo sáng điểm (spot meter), người chụp ảnh phải chọn một bề mặt có cùng cấp độ (ví dụ trán người khi chụp chân dung) và xác định đó là điểm để lấy sáng (theo máy đo sáng cho là có độ phơi sáng bình thưởng). Điểm lấy sáng này sau đó sẽ được người chụp nắm bắt và tham chiếu đến để xác định đúng việc lấy sáng cho toàn bộ đối tượng.
- Bề mặt có cùng cấp độ là gì ah? Cùng cấp độ với cái gì ah?
- Độ phơi sáng bình thường là cái gì ah? Có cái gọi là "độ phơi sáng bất thường" k0 ah?
- Nắm bắt rồi tham chiếu vào cái gì để biết mà xác định "đúng" ?
-....

Tạm mấy cái gạch đầu dòng thắc mắc chút.

Mong bác đưa anh em đi từ những bước cơ bản chứ đừng bồng nhau bay phấp phới như thế này.

Những thuật ngữ cơ bản nhất của việc đo sáng k0 thấy bác nhắc tới dù chỉ 1 lần trong bài viết. Cảm giác bài viết của bác rất là Point n Shot ! ;)

quan48
15-02-2006, 04:04 PM
Cám ơn đã có ý kiến đóng góp. Bài này dịch nên chắc có nhiều lỗi mong anh em góp để sửa chữa.
- Bề mặt có cùng cấp độ sáng: single-toned surface.
- Độ phơi sáng bình thường: NORMAL exposure (what the camera thinks that it is the correct exposure for that surface).
- Từ điểm đo sáng bình thường/đo sáng tiêu chuẩn do máy đưa ra, người chụp có thể tăng hay giảm exposure để có kết quả như mình mong muốn.

XomHH
15-02-2006, 05:48 PM
Cám ơn bác vì nỗ lực dịch thuật.

nhnghanh
10-03-2006, 04:16 PM
Nhân tiện cho em hỏi thêm một câu (chắc cũng ngớ ngẩn) là làm thế nào biết ảnh chụp sẽ "đúng" sáng. Cụ tỷ hơn là thế này ạ, ngày xưa em sờ vào Nikon F... (mấy ko nhớ) khi nhìn qua viewfinder thấy có cái đèn đo đỏ và dấu +, - báo thừa hay thiếu sáng, nay sờ vào con D70S chẳng biết thế nào (chưa đọc manual ebook tiếng Việt, tiếng Anh thì chưa học chữ nào :wub: )
Các bác gõ đầu bảo em tí nhé!

Jim-Toanstrong
10-03-2006, 04:43 PM
thì con D70s cũng có cái vạch ngang (trong viewfinder và dispaly panel) chạy qua trái, qua phải giống như dấu +/- vậy. Chụp thử thoải mái đi bác, rồi ngồi rút kinh nghiệm.

Guest
10-03-2006, 11:48 PM
Cám ơn đã có ý kiến đóng góp. Bài này dịch nên chắc có nhiều lỗi mong anh em góp để sửa chữa.
- Bề mặt có cùng cấp độ sáng: single-toned surface.
- Độ phơi sáng bình thường: NORMAL exposure (what the camera thinks that it is the correct exposure for that surface).
- Từ điểm đo sáng bình thường/đo sáng tiêu chuẩn do máy đưa ra, người chụp có thể tăng hay giảm exposure để có kết quả như mình mong muốn.

Bác quả rất tâm huyết khi mày mò dchj thuật cho anh em mở rộng kiến thức. Em cũng rón rén ý kiến một tí là bác lỡ dịch sao không phổ biến luôn kinh nghiệm đo sáng điểm cho mọi người:

- Làm thế nào xác định ra cái bề-mặt-có-cùng-cấp-độ-sáng trong tổng thể cả khuôn hình?
- Theo suy diễn thiển cận của em thì ngoại trừ trong studio còn ra ngoài trời hay chỗ khác thì ánh sáng thay đổi liên tục do khúc xạ, tán xạ, phản xạ. Bằng chứng là em chụp 1 khuôn hình, AE lock đàng hoàng, bắn 1 dây 5 tấm vậy mà 5 cái ảnh phơi sáng vẫn khác nhau. Vậy đo sáng điểm có chính xác và khắc phục được cái này không?
- đã đo điểm để xác định điểm chuẩn để máy nội suy ra sự phơi sáng cho các vùng khác thì còn +/- EV làm gì nữa bác??? Thế hoá ra điểm chuẩn ấy cũng không được chuẩn sao?

Cám ơn bác nhiều!

Doodoo
11-03-2006, 12:25 AM
... bác lỡ dịch sao không phổ biến luôn kinh nghiệm đo sáng điểm cho mọi người...Cám ơn bác nhiều!

1 bác làm sợ kô xuể, các bác à, mổi người thêm 1 ít thì thành 1 bài hoàn hảo cho thế hệ sau luôn, cứ theo đà này digital mạnh quá 1-2 năm sau kô ai thèm biết cách đo ánh sáng nửa.

Guest
11-03-2006, 02:12 AM
1 bác làm sợ kô xuể, các bác à, mổi người thêm 1 ít thì thành 1 bài hoàn hảo cho thế hệ sau luôn, cứ theo đà này digital mạnh quá 1-2 năm sau kô ai thèm biết cách đo ánh sáng nửa.

Ô hô cái nhà bác này, digital hay film thì liên quan gì ở đây- cái nào chả phải đo sáng hả bác?

Doodoo
11-03-2006, 02:48 AM
Ô hô cái nhà bác này, digital hay film thì liên quan gì ở đây- cái nào chả phải đo sáng hả bác?

Mình định nói là Digit có thể chụp bừa rồi chụp lại, hay sửa sau mà thôi, kô nhửng ánh sáng mà về bố cục củng vậy, kô ít người làm như thế ( có thể nói 70-80%) dù có biết đo ánh sáng, do đó dân chuyên chụp film mới cho ra từ "Chimping" để bêu xấu dân digit chổ này ấy mà, các bác chụp hình đắng đo trước khi bấm nhiều khi xem lại rồi bấm thêm 1-2 tấm nửa cho chắc ăn là thường đó mà.

kakalot
11-03-2006, 02:06 PM
Thực ra đo sáng tất cả có 2 loại chứ ko nhiều như bác liệt kê. Loại thứ nhất là Incident metering và loại thứ 2 là Reflected metering (tất cả các loại bác kể trên là loại này hết, nó khác nhau chẳng qua là do diện tích đo thôi).

Incident metering: là loại đo ánh sáng chiếu vào object. VD như bác chụp model thì đưa meter vào mặt model, bấm bụp 1 cái rồi lấy thông số đấy chụp.
-Ưu điểm: đơn giản, chính xác (thực sự em chưa bao h "trái ý" với incident metering).
-Nhược điểm: chỉ đo đc trong cự ly gần.

Reflected metering: là loại đo sáng phát ra từ object (tất cả các camera đều dùng ref meter). Về cơ bản ref. meter hoạt động dựa theo sự phản xạ ánh sáng. Nhưng mà ref. ko đc thông minh cho lắm vì nó ko phân biệt đc mầu sắc, tưởng phản và cấu trúc bề mặt fát sáng. Tất cả các ref meter đều hoạt động dựa trên 18% gray card. "Mục tiêu" của ref. meter là biến vật đc đo sáng --> grey. Vì vậy nếu mà dung ref meter để chụp 3 tấm card mầu trắng, đen, và gray (full frame), theo lý thuyết mọi thứ đúng thì sẽ cho 3 tấm ảnh như nhau và đều mầu gray (thực tế cũng chả khác là mấy). Đây là điều ko một ai muốn cả, vì vậy khi dùng Reflected Meter mọi người thường đo sáng vào những vùng nào gần với gray tự nhiên (18%). Một trong những bài học vỡ lòng trong nhiếp ảnh cũng là bài nhận biết 18% gray (chú ý mầu gray ở đây ko nhất thiết là mầu trong đen trắng mà có thể hiểu rộng ra là mầu bất kỳ, có thể là đỏ hay xanh...)
-Ưu điểm: nhanh. đo được từ bất cứ khoảng cách nào, thao tác đơn giản.
-Nhược điểm: chắc các bác cũng tự biết rồi.

kakalot
11-03-2006, 02:35 PM
À mà còn 1 loại meter nữa là color metring (color temp meter). Loại này để đo mầu sắc của ánh sáng theo đơn vị Kenvin. Tất cả các máy số đều có khả năng người chụp tùy chọn white balance (đây chính là color temp), nếu bác nào chụp RAW còn có khả năng chọn WB sau khi chụp. Vấn đề ở đây ko phải là cho digital mà là cho film ( tất nhiên là mầu rồi vì film đen trắng thất nghiệp ở khu vực này). Thường thì film được điều chỉnh white balance từ khi còn ở trong trứng. Có 2 loại cơ bản là daylight (5500K) và tungsten (3200K). Thực sự color meter chỉ được nhắc đến khi phải làm những việc đòi hỏi độ chinh xác cực cao như chẳng hạn copy tranh nghệ thuật (thú thật em cũng chả biết đến 1 cái VD thứ 2 nữa), còn 99% còn lại người ta cho "đại khái" (thực tế thì có mỗi 2 loại film (daylight&tungsten) muốn cụ thể cũng chả đc). Các tình huống còn lại người ta thường sử dụng kinh nghiệm (nóng quá thì bỏ filter mát vào, mát quá bỏ filter nóng vào).

trauvang
11-03-2006, 05:39 PM
... vì vậy khi dùng Reflected Meter mọi người thường đo sáng vào những vùng nào gần với gray tự nhiên (18%). Một trong những bài học vỡ lòng trong nhiếp ảnh cũng là bài nhận biết 18% gray (chú ý mầu gray ở đây ko nhất thiết là mầu trong đen trắng mà có thể hiểu rộng ra là mầu bất kỳ, có thể là đỏ hay xanh...)



Đọc bài của bác như được vén đám mây mù trước mặt! cơ mà cái đoạn trên thì newbie như em chưa có được thủng lắm, bác có thể giảng giải rõ hơn không?

Thanks for sharing!

Doodoo
12-03-2006, 01:22 AM
...giải rõ hơn...
18% gray thì cở như màu da của bàn tay người châu Á, bác nào đen hơn thì cộng thêm 1/3, 1/2 bậc, trắng hơn thì dùng lưng bàn tay, các bác hướng máy về chổ muốn chụp zoom vào bàn tay mình ( cách máy .5 mét) rôi ghi lại khẩu độ vả tốc.