View Full Version : Khẩu bé nhất nên dùng? Phụ thuộc body hay lens
Newbie_SG
09-12-2008, 06:47 PM
Dear các bác, em xin có vài câu hỏi (để chuẩn bị tập tọng thể loại landscape)
Để đạt được độ nét sâu nhất cho ảnh mà không bị diffraction, ta nên chọn khẩu bao nhiêu?
Cái trị số khẩu này phụ thuộc vào lens mà chúng ta có, hay phụ thuộc vào body?
Cảm ơn các cao thủ chỉ giáo.
Em chỉ suy luận thôi. Theo em thì phụ thuộc vào cả 2... :D
Còn như thế nào nữa thì e không biết ..em té hehehehe
tnguyen
09-12-2008, 09:30 PM
Theo kinh nghiêm ghẻ của em thì khẩu 11 trở lên, đâu có liên quan body đâu bác!!
Newbie_SG
09-12-2008, 09:38 PM
Theo kinh nghiêm ghẻ của em thì khẩu 11 trở lên, đâu có liên quan body đâu bác!!
Thế thì đơn giản quá bác, đâu cần hỏi các cao thủ làm chi :devil:
Red_Skin
09-12-2008, 09:39 PM
Trên con fix 50 ghẻ của em thì em để 11 với 16 thấy cũng ổn! Nhưng chưa đủ trình độ để phân tích!
Em nghĩ chắc tùy len bác ạ!
Chờ cao thủ vào giải đáp!
Tùy loại sensor, mật độ pixel, độ phân giải sensor... mình nghĩ đều ảnh hưởng cả.
Không riêng gì lens đâu ... :D
windowmtd166
09-12-2008, 10:12 PM
theo em thì phụ thuộc cả 2. Em cũng mới bập bẹ thôi, nhưng theo mấy bài trong forum thì em thấy thế này.
1. Len: lá khẩu của len sẽ tùy thuộc thông số kĩ thuật của nhà sản xuất khi thiết kế họ cho phép lá khẩu mở lớn hết cỡ là bao nhiêu và mở nhỏ hết cỡ là bao nhiêu. Cái này dễ biết rồi vì trên len hầu như đều ghi khẩu.
2. Độ lớn sensor: theo em thì độ lớn sensor sẽ ảnh hưởng đến độ mở của khẩu. Nếu sensor càng lớn thì khả năng khẩu sẽ mở đc càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, nếu sensor to quá mà ta khép khẩu nhỏ quá thì hình ghi đc trên sensor sẽ có tỷ lệ nhỏ và có khả năng mất chi tiết. Chính vì thế mà muốn khép khẩu lớn ở các máy DSLR lớn thì phải dùng len macro (phóng đại ảnh lên để bù lại việc ảnh bị thu nhỏ do khẩu nhỏ) còn với len thường có lẽ sẽ ko khép khẩu nhỏ đc đến thế.
Theo em tóm lại phụ thuộc cả 2. Nếu sensor to thì có ưu thế về mở khẩu to còn nếu sensor nhỏ thì ưu thế về mở khẩu nhỏ. Đó là lý do tại sao PnS thường chụp macro ngon hơn DSLR dù nó là len cùi bắp còn DSLR muốn macro ngon phải có len phóng đại (len macro) vì nó giúp bù lại độ thu nhỏ của ảnh trên sensor do khép khẩu.
James Duong
09-12-2008, 10:17 PM
chào Newbie, lâu lắm mới thấy có topic về kĩ thuật phong cảnh. chạm đúng vào niềm vui của mình.
ko dông dài, nói luôn vào vấn đề cố vấn cho Newbie
thứ nhất, về các vấn đề kĩ thuật thì các thầy giáo, các cửa hàng, thậm chí cả 1 số kĩ sư quang học đều cho là ống kính sắc nét nhất khi khép 2 khẩu lại. Ví dụ: nếu khấu độ lớn nhất của lense là f2.8 thì ảnh (hay điểm focus) sẽ sắc nét nhất ở khẩu f5.6. Tôi ko phải kĩ sư nên ko thể giải thích được điều này.
Tượng tự, ví dụ ống 12-24mm f4 thì tại khẩu f8 sẽ cho điểm focus sắc nét nhất.
Nói về ảnh phong cảnh, tất cả, hoặc phần lớn hay đa số các bức ảnh đăng trên tạp chí đều ở khẩu f8 hoặc f11. thi thoảng có 1 số tác phẩm ở f5.6 hoặc f16.
tại sao, vì f11 và f8 luôn được cho là cho ra bức ảnh sắc nét nhất theo nguyên lý quang học, các review và MTF và các chart tương tự cũng cho thấy f8 và f11 cho ra chất lượng sắc nét nhất, màu sắc dày dặn nhất và ánh sáng cũng đầy đủ nhất, ko bị đen góc.
Tuy nhiên trong nhiếp ảnh, sáng tạo là quan trọng, ko nhất thiết phải theo 1 quy tắc chung nào cả. vì f11 ko sử dụng được trong 1 số trượng hợp khi phong cảnh có trường hình quá dài, f11 ko đủ dày để làm sắc nét toàn bộ. Còn lại trong hầu hết các trường hợp khác, tôi thấy f11 cho ra hình ảnh sắc nét nhất, ở cả trung tâm hay ngoài rìa bức ảnh. Ngoài ra, từ xưa đến nay, các nghệ sĩ nhiếp ảnh gọi f11 là safe aperture hay tạm dịch là khẩu độ an toàn vì nó cho độ sắc, ko bị méo hình hay đen góc.
camapgia
09-12-2008, 10:28 PM
bác Jêm viết hay quá, thanks bác
apham
09-12-2008, 10:36 PM
Càng ngày càng thấy bác James Duong cao thủ, đáng nể :)
tuananhmap
09-12-2008, 10:52 PM
chào Newbie, lâu lắm mới thấy có topic về kĩ thuật phong cảnh. chạm đúng vào niềm vui của mình.
ko dông dài, nói luôn vào vấn đề cố vấn cho Newbie
thứ nhất, về các vấn đề kĩ thuật thì các thầy giáo, các cửa hàng, thậm chí cả 1 số kĩ sư quang học đều cho là ống kính sắc nét nhất khi khép 2 khẩu lại. Ví dụ: nếu khấu độ lớn nhất của lense là f2.8 thì ảnh (hay điểm focus) sẽ sắc nét nhất ở khẩu f5.6. Tôi ko phải kĩ sư nên ko thể giải thích được điều này.
Tượng tự, ví dụ ống 12-24mm f4 thì tại khẩu f8 sẽ cho điểm focus sắc nét nhất.
Nói về ảnh phong cảnh, tất cả, hoặc phần lớn hay đa số các bức ảnh đăng trên tạp chí đều ở khẩu f8 hoặc f11. thi thoảng có 1 số tác phẩm ở f5.6 hoặc f16.
tại sao, vì f11 và f8 luôn được cho là cho ra bức ảnh sắc nét nhất theo nguyên lý quang học, các review và MTF và các chart tương tự cũng cho thấy f8 và f11 cho ra chất lượng sắc nét nhất, màu sắc dày dặn nhất và ánh sáng cũng đầy đủ nhất, ko bị đen góc.
Tuy nhiên trong nhiếp ảnh, sáng tạo là quan trọng, ko nhất thiết phải theo 1 quy tắc chung nào cả. vì f11 ko sử dụng được trong 1 số trượng hợp khi phong cảnh có trường hình quá dài, f11 ko đủ dày để làm sắc nét toàn bộ. Còn lại trong hầu hết các trường hợp khác, tôi thấy f11 cho ra hình ảnh sắc nét nhất, ở cả trung tâm hay ngoài rìa bức ảnh. Ngoài ra, từ xưa đến nay, các nghệ sĩ nhiếp ảnh gọi f11 là safe aperture hay tạm dịch là khẩu độ an toàn vì nó cho độ sắc, ko bị méo hình hay đen góc.
:cheers:chào Bác, lần trước em có chụp 2 tấm trên cầu Thủ Thiêm,1 cái em để f11 1 caí em để f22 ề coi lại thấY F11 nét hơn nhưng ko đủ sâu,còn F22 thì hơi soft!
VD trường hợp em có thể chứng minh điều Bác nói!
tiếp tuc học hoỉ Bác,em cũng mê chụp phong cảnh giống Bác:cheers:
nguyencn
09-12-2008, 10:59 PM
E nhớ không lầm là bác James Duong đang học bài bản về nhiếp ảnh ở nước ngoài. Mong bác tiếp tục chia sẽ kiến thức với anh em.
Newbie_SG
09-12-2008, 11:02 PM
Lens bị 2 giới hạn:
1. Khẩu mở quá to bị hiện tượng Chromatic Aberration, khi khép lại thì nó hết CA, nét sâu dần (larger DOF).
2. Nhưng không phải cứ khép nhiều là ảnh nét sâu. Chỉ nên khép đến một khẩu nào đó (cái này đang cần hỏi các cao thủ ạ), nếu khép quá thì nó bị diffraction, hình lại không nét như chúng ta nghĩ. (VD khẩu 22 không nét như khẩu 11)
Theo trả lời của bác JD, khẩu 8-11 là đẹp nhất.
Em muốn biết thêm: tại sao nó như vậy? Có phụ thuộc body hay lens không? Để khi tác nghiệp ta biết nên đặt thông số nào để đạt hiệu quả cao nhất cho độ nét.
huynd
10-12-2008, 12:40 AM
Ảnh huởng của diffraction còn phụ thuộc mật độ pixel của máy ảnh. Sensor có mật độ pixel càng dày thì càng sớm bị ảnh hưởng của diffraction khi khép khẩu. Thom Hogan, một reviewer nổi tiếng của Nikon nhận xét đối với D200 thì diffraction bắt đầu nhận thấy được từ khẩu f/13. Các máy ảnh D2x, d300, d90 sẽ bị diffraction sớm hơn (f/11?). Canon 50D là máy ảnh có mật độ pixel thuộc loại dày nhất,nên có lẽ sẽ bị ảnh hưởng từ f/9.
Đây thực ra cũng là một giời hạn của sensor 35mm vì độ sâu của trường bị giới hạn bởi diffraction. Với các máy medium format thì chụp hình phong cảnh ở khẩu 32 hoặc 64 không phải hiếm.
ducala_nguyen
10-12-2008, 10:33 AM
NeWbie_SG đưa ra Vấn đề haY quá!
Lâu naY theo nghiệp phong cảnh, em cũng thấY nhiều điều cần hiểu Về "tính tình" từ ống kính một thì mới cho ra ảnh tốt nhất.
@James Duong: mới ghé qua thư Viện, ảnh của bạn cũng haY nhỉ.
samario
10-12-2008, 10:56 AM
Theo mình thì khẩu càng lớn (trị số f/ nhỏ) cho vùng ảnh rõ càng cạn và khẩu nhỏ (trị số f/ lớn) vùng ảnh rõ càng sâu (cứ như thế tăng hoặc giảm khẩu sao cho ưng ý mình hợp với thể loại hình muốn chụp), và nguyên lý về khẩu độ như bác James Duong đã nói quả là Pro xin cám ơn bác.
ribina
10-12-2008, 11:02 AM
ấn tượng với hiểu biết pro của bác James Duong, bác có thể share thêm cho anh em một ít tài liệu về diffraction mà bác được học để anh em nghiên cứu thêm được không?
tuananhmap
10-12-2008, 12:43 PM
http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/diffraction-photography.htm
em tìm đc caí nàY!
Newbie_SG
10-12-2008, 01:01 PM
Thanks tuananhmap.
Đấy mới đúng là vấn đề mà mình cần hỏi. Khẩu bé đến bao nhiêu để tránh diffraction phụ thuộc vào diện tích bề mặt của mỗi ô cảm biến, vì thế khi đóng khẩu ta phải quan tâm đến body.
Ví dụ 20D thì bắt đầu diffraction ở khẩu 11 (6MP CF 1.6x Sensor, pixel size 6.2 µm)
40D thì bắt đầu ở khoảng khẩu 10 (10MP CF 1.6x Sensor, pixel size 5.6 µm)
Nikon D300 tương tự, khoảng khẩu 10 (CF 1.5x Sensor, pixel size 5.3 µm)
Canon G9 bắt đầu diffraction ở khẩu 5-5.6 (pixel size 2.9 µm)
James Duong
10-12-2008, 01:01 PM
chào các anh em, rất vui khi thấy các anh em thấy thông tin của JD bổ ích .JD cố gắng cung cấp được những gì mình biết 1 cách tốt nhất có thể (trừ việc Nikon hơn Canon :D, hế) Hy vọng các anh em chia sẻ càng nhiều với nhau càng tốt.
Để trả lời Newbie về hiện tượng Chromatic Aberration. Xin nói trước là tôi ko biết rõ cái khoản vật lý quang học. Chắc các anh em nào chuyên về vật lý ánh sáng hay quang học sẽ giải thích được tốt hơn. Tôi thì hiểu nông cạn hiện tượng này là do ống kính thu thập ánh sáng và màu sắc không cùng tỷ lệ với nhau. Xin mọi người nhớ là ánh sáng có 3 màu chủ thể, màu đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển.
Hiện tượng này không biết dịch là gì cho hợp lý. Thôi thì tạm gọi nó là lệch ánh sáng. Nó chia ra làm 2 trường hợp sau
1. Trường hợp lệch ánh sáng màu theo chiều dọc:
3 màu red, green, và blue không gặp nhau tại cùng thời điểm. Blue trước, rồi đến green mới vào, sau đó là red. Nhắc lại là 3 màu gặp nhau tại cùng 1 điểm nhưng không cùng thời điểm và khoảng cách. Trường hợp này hay xảy ra ở các ống kính góc rộng khi mở khẩu to hết cỡ trong không gian sáng màu ( nhiều màu trắng). Tại sao lại như vậy? Các miếng ống kính góc rộng thường rất lớn và có độ cong. Khi 3 màu đó đi qua ống kính, mỗi ánh sáng màu sẽ gặp lại nhau tại cùng 1 điểm, blue gặp blue, green gặp green và red gặp red, chuẩn nhất là cả 3 màu phải gặp ở ngay cùng 1 điểm rồi lại phản chiếu vào sensor. Tuy nhiên, màu blue luôn gặp nhau sớm hơn so với màu green và gặp lại nhau muộn nhất là màu đỏ. Vì lẽ đó khi phản chiếu trên sensor thì màu blue sẽ có nhiều nhất. Cái định luật này hình như do ông Newton khám phá ra. Hiện tượng này thường làm cho ảnh bị xanh màu nước biển (blue). Tôi thấy nó đúng vì nhiều ảnh chpj bằng ống kính góc rộng khi mở hết khẩu bị ám màu xanh blue.
2. Trường hợp 3 màu không gặp nhau tại 1 điểm (cái này mà bị thì ức lắm):
Cũng do ống kính góc rộng lớn và cong cho nên mặc dù 3 màu gặp nhau ở cùng 1 thởi điểm nhưng lại ở 3 vị trí khác nhau. Lượng màu sắc red, blue và green trên bức ảnh có thể cân bằng nhau nhưng 3 màu đó lại không rõ ràng tách bạch, cứ chồng chéo lên nhau, tạo ra 1 màu khác, thường là màu hồng. Cụ thể tác động lên ảnh như thế nào. Các bác cứ chụp thử ống góc rộng, mở hết khẩu ra, chụp mấy toà nhà, đằng sau là nền trời trắng. Sau đó zoom vào ảnh, rất dễ xảy ra trường hợp này. Khi đó các góc cạnh của tòa nhà không tách biệt với bầu trời. Viền của các tòa nhà thường bị dính màu hồng.
Nhiều khi cả 2 trường hợp này xảy ra cùng 1 lúc. 1 số ảnh tôi chụp bằng ống tokina 12-24mm khi để ở f4 hay cho ra ảnh nhiều blue hơn và các góc cạnh tương phản (nhà tối màu vs nền trời sáng) rất hay có màu hồng.
Theo cảm nhận của riêng tôi, zoom lense ko sắc nét bằng prime lense nhưng sẽ ít bị hiện tượng Chromatic Aberration này hơn do nó có nhiều thấu kính, bẻ lại được ánh sáng giúp cho ánh sáng màu sắc gặp nhau đúng lúc, đúng chỗ.
Cách giải quyết
1. khép khẩu lại. Cái này thì tôi ko biết chắc lý do tại sao, chỉ bằng kinh nghiệm cá nhân thôi. Tôi đoán khi khép khẩu lại thì các lá khẩu ép ánh sáng và các màu sắc phải gặp nhau cùng 1 điểm và cùng 1 thởi điểm.
2. chụp cảnh lúc hoàng hôn và bình minh. có 1 số tạp chí rất cực đoan. họ kiên quyết không nhận đăng ảnh phong cảnh nếu không chụp vào lúc hoàng hôn hay bình minh vì họ cho rằng, chỉ có lúc đó mới có magic light (ánh sáng đẹp nhất) vì khi ấy màu xanh của nền trời và màu vàng đỏ của mặt trời quện vào với nhau. Lý do này không liên quan đến Chromatic Aberration.
Tuy nhiên có 1 lý do khác làm giảm hiện tượng Chromatic Aberration khi chụp vào lúc này. Khi đó nền trời đã bắt đầu tối màu, không còn bị sáng màu nữa nên độ tương phản giảm đáng kể. Vì tương phản giảm, nên hiện tượng viền ở những chỗ tương phản sẽ không bị dính màu hồng nữa. Màu nào sẽ ra màu đó.
Bài viết này có nhiều chỗ dựa vào cảm nhận và kinh nghiệm bản thân, chắc sẽ có những điểm chưa thật chính xác. Mong các anh em bỏ quá nếu có lỗi kĩ thuật.
Các bác có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng này trên mạng. Tôi không có ảnh sample. Mọi người thông cảm.
kidstupid
10-12-2008, 01:17 PM
Ánh sáng gặp nhau không cùng thời điểm thì không đúng đâu, tốc độ ánh sáng 30000000000.... km/s, tức là rất lớn, nếu mà có phải đuổi nhau thì trong khoảng 1/60000000s nó đã về sensor ngồi chơi với nhau toàn bộ thời gian mở shutter rồi.
ánh sáng có 3 màu, rồi 3 tia sáng chia nhau ra chạy cũng ko đúng nốt, chỉ khi mình ghi vào máy thì mới ghi 3 màu, còn ánh sáng thì ko, nó là sóng điện từ, bước sóng khác nhau thì màu khác nhau.
Vấn đềm màu sắc thì có thể cho rằng là: các tia sáng bước sóng khác nhau sẽ khúc xạ khác nhau trên thấu kính, nghĩa là khi đi từ không khí vào thủy tinh nó bị lệch 1 góc, mà góc này khác nhau nếu bước sóng khác nhau.
túm lại cuối cùng là khi về đến sensor nó bị lệch đi 1 chút: 2 tia sáng cùng từ 1 điếm, chạy theo cùng 1 hướng nhưng đến 2 vị trí khác nhau trên sensor nếu như khác bước sóng, tức là khác màu.
James Duong
10-12-2008, 01:35 PM
thanks bác Kid đã chỉ giáo nhưng hình như bác hơi hiểu sai ý em, em có nói ánh sáng gặp nhau khác thời điểm đâu. em nói là do ống kính khuyếch tàn làm lệc đường đi của ánh sáng mà khiến cho 3 cái màu chủ đạo lệch pha.
ánh sáng dù mang các sóng điện tử khác nhau nên màu sắc khác nhau nhưng vẫn có 3 màu chủ đạo khi chạy qua ống kính .theo em là đúng, em vẫn tin anh Newton.
còn khổ thứ 3 của bác, giống ý em, tán thành :D
Newbie_SG
10-12-2008, 01:40 PM
Chính cái vòng khẩu đóng bé tác động lên bước sóng ánh sáng làm cho nó bị sai lệch đi đấy ạ.
James Duong
10-12-2008, 01:42 PM
Newbie có thể giái thích rõ hơn được ko? Vòng khẩu bé nghĩa là f nhỏ hả ??? cám ơn
Giải thích theo ngôn ngữ vật lý (học thời cấp 3, và đã quên khá nhiều rồi...) là "các tia ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau khi đi qua môi trường lưỡng chất (vd: không khí/thủy tinh; không khí/nước) sẽ bị khúc xạ theo các góc khác nhau. Hiện tượng quang học này dẫn đến kết quả là ảnh sẽ có các viền màu (Color Aberration) chứ không phải Diffraction.
Link của bạn tuânanhmap giải thích rất rõ Diffraction là gì rồi.
Vấn đềm màu sắc thì có thể cho rằng là: các tia sáng bước sóng khác nhau sẽ khúc xạ khác nhau trên thấu kính, nghĩa là khi đi từ không khí vào thủy tinh nó bị lệch 1 góc, mà góc này khác nhau nếu bước sóng khác nhau.
túm lại cuối cùng là khi về đến sensor nó bị lệch đi 1 chút: 2 tia sáng cùng từ 1 điếm, chạy theo cùng 1 hướng nhưng đến 2 vị trí khác nhau trên sensor nếu như khác bước sóng, tức là khác màu.
Newbie_SG
10-12-2008, 02:16 PM
Sóng ánh sáng sẽ không biến đổi nếu nó không gặp vật cản trên đường đi. Khi vào lens, gặp vòng khẩu chặn lại, sóng ánh sáng sẽ bị biến đổi. Vòng khẩu khép càng bé thì nó càng biến đổi nhiều đến sóng ánh sáng, như minh hoạ dưới đây.
http://www.aguntherphotography.com/files/tutorial/diffraction/wave_large_aperture.gifhttp://www.aguntherphotography.com/files/tutorial/diffraction/wave_small_aperture.gif
Sự biến dạng của sóng ánh sáng tạo ra Airy Disc trên sensor. Người ta thấy rằng khẩu càng hẹp thì đường kính của Airy Disc càng to dần, đến một lúc nào đó nó to hơn kích cỡ của mỗi pixel trên sensor. Khi Airy Disc của 2 điểm cạnh nhau nằm đè lẫn lên nhau thì ta không còn phân biệt được 2 điểm đó nữa (nhoè vào thành một điểm lớn), lúc này hình ảnh bị soft chứ không còn sắc nét nữa (độ phân giải giảm rõ rệt)
http://www.aguntherphotography.com/files/tutorial/diffraction/2airy_discs_small_overlap.jpghttp://www.aguntherphotography.com/files/tutorial/diffraction/2airy_discs_more_overlap.jpg
Tuỳ theo diện tích bề mặt của mỗi pixel trên sensor mà có một trị số khẩu tối ưu cho DOF và Resolution của ảnh (tức là phụ thuộc vào body). Giảm khẩu thêm nữa chỉ làm giảm độ phân giải (diffraction) chứ không phải cứ khép thêm khẩu là hình thêm nét như chúng ta nghĩ.
Điều này giải thích tại sao hình của bạn tuananhmap nét ở khẩu 11 mà bị soft ở khẩu 22.
milkthanh
10-12-2008, 02:24 PM
Em nghĩ các Bác nhìn cái hình này là rõ :
http://i114.photobucket.com/albums/n250/milkthanh/Clip1.jpg
Máy bác phân tích hay ghê.Nhưng mà em thấy nó tầm phào sao đó.
Ánh sáng đi qua vòng khẩu độ đúng là có biến đổi nhưng ko ghê đến mức như Newbie_SG giới thiệu qua hình vẽ.Mà hình như hình ấy trật nữa rùi đó bác ah.
Mà cái các OK sợ nhất là phân kỳ của tia sáng đó.Vì qua vòng khẩu và qua các môi trường nó sẽ tách ánh sáng(AS) ra làm các bước sóng khác nhau.
AS trong tự nhiên là màu trắng gồm nhiều màu gộp lại(Cái nầy muốn biết cụ thể tìm sách giáo khoa vật lý lớp...giờ cải cách tùm lum ko biết nó nằm nơi mô, về sự giao thoa của AS sẽ rõ).Nên cái nầy là mới đáng nói.
Mà cái DOF và diff ấy nó còn do nhiều thứ quyết định nữa, nhất là khẩu độ và cách thiết kế OK nữa chứ.Vì nói như bác Newbie_SG thì với cùng khoảng cách, cùng đk,vậy thì lý giải làm sao khi mở khẩu lớn hơn lại có DOF nhòe hơn ???Lúc đó đáng ra sóng AS đi qua OK thoải mái còn gà mái,đâu bị biến dạng gì đâu, đâu có cữa nào 1 cái nằm trên 3-4pixel đâu.Nhưng nó nhòe có độ DOF lúc nầy lại là do cấu tạo của OK rùi.
James Duong
10-12-2008, 02:48 PM
tôi cũng thấy cách giải thích của Newbie ko ổn vì khẩu độ nhỏ hơn luôn làm giảm bớt CA. Mà các bác đi chụp thêm ảnh đi rồi thí nghiệm áp dụng cái này vào, phân tích suông thế này đúng là hơi tiếc.
Mekong@oz
10-12-2008, 02:51 PM
Rất hân hoan khi được tham khảo những chia sẻ, quan tâm của các bác về chụp phong cảnh.
Riêng em, khi chụp phong cảnh, em thường để tâm đến 'điểm lấy nét' (Focus Point) và 'trường ảnh' (Depth of field).
Em ngại trời lộng gió, khi trong khung hình có những cành, lá cây bay lượn (tốc độ chụp)
Ánh sáng trong những giờ hoàng kim vẫn là điều em tìm kiếm, em không mấy dịp có cơ hội này !
(... nếu as hoàn hảo PnS sẽ làm nhiều bác thích thú đấy ạ ! , dĩ nhiên PnS ít khi nào có khẩu > F8 ;-), phải không ạ ? )
FeRAM
10-12-2008, 02:52 PM
ánh sáng có 3 màu, rồi 3 tia sáng chia nhau ra chạy cũng ko đúng nốt, chỉ khi mình ghi vào máy thì mới ghi 3 màu, còn ánh sáng thì ko, nó là sóng điện từ, bước sóng khác nhau thì màu khác nhau.
Hì hì, coi ánh sáng trắng là tổng hợp của 3 màu red, green, blue chả bao giờ sai cả. Chỗ này, chả hiểu bác định nói cái gì nữa.
@James Duong: Phần giải thích của bác hay lắm. Thú thực là em không hiểu nguyên lý nhưng phần kinh nghiệm của bác rất bổ ích. Chính xác, cái này nó gọi là định luật tán sắc của Newton.
11002
10-12-2008, 03:14 PM
Hì hì, coi ánh sáng trắng là tổng hợp của 3 màu red, green, blue chả bao giờ sai cả. Chỗ này, chả hiểu bác định nói cái gì nữa.
@James Duong: Phần giải thích của bác hay lắm. Thú thực là em không hiểu nguyên lý nhưng phần kinh nghiệm của bác rất bổ ích. Chính xác, cái này nó gọi là định luật tán sắc của Newton.
Ứ ừ! em thấy các bác tranh luận ghê quá.
Thế thì RGB(red, green & blue) hay CMYK (cyan, magenta, yellow & black) cái nào đúng hở bác?
Thôi thì em úp 1 tấm em chụp ở f/32 đây hầu các bác. Bác nào cần chi tiết vùng nào, vui lòng cho biết em crop 100% vùng đó lên ạ
http://www.vnphoto.net/data/p10/65_goldseasmall_3295.jpg
James Duong
10-12-2008, 03:20 PM
ảnh đẹp như thế này thì em chả cần chi tiết ở vùng nào cả.
em vote ảnh này 10 điểm
thanks Feram và Tuánanhmap
ảnh đẹp thật - lâu lâu thấy bác 11002 post toàn hình chụp đẹp ko.
kidstupid
10-12-2008, 04:14 PM
Hì hì, coi ánh sáng trắng là tổng hợp của 3 màu red, green, blue chả bao giờ sai cả. Chỗ này, chả hiểu bác định nói cái gì nữa.
@James Duong: Phần giải thích của bác hay lắm. Thú thực là em không hiểu nguyên lý nhưng phần kinh nghiệm của bác rất bổ ích. Chính xác, cái này nó gọi là định luật tán sắc của Newton.
Sai đấy bác ạ, bác tìm SGK vật lý đọc lại định nghĩa về ánh sáng trắng ạ.
Newbie_SG
10-12-2008, 04:28 PM
Các bác ơi, đang bàn về khẩu và diffraction kia mà, sao lại nhảy qua Chromatic Aberration và tán sắc ánh sáng ở đây ạ.
Câu hỏi ở topic này là làm sao chọn khẩu tối ưu cho máy của mình để được DOF sâu nhất và Hình Nét Nhất.
Cái minh họa về diffraction là do các chuyên gia họ đưa ra đấy ạ, không phải em nghĩ ra đâu.
Newbie_SG
10-12-2008, 04:30 PM
Bác nào thích bàn về tái tạo màu sắc RGB CMYK thì mở topic mới, em thích tham gia lắm ạ, gần với chuyên môn của em mà :devil:
7 búa
10-12-2008, 04:50 PM
Khép khẩu làm giảm bớt những tia sáng "không tốt", chỉ để những tia sáng "tốt" đi qua, nên ảnh bị tối đi nhưng rõ và đẹp hơn.
Khép khẩu đến một giới hạn nào đấy thì hiện tượng nhiễu xạ phát sinh nhiều làm giảm độ nét và độ tương phản của ảnh. Do đó , khẩu bé phụ thuộc vào cả ống kính và sensor/ film ( nói chung là độ phóng đại) . Bác in 10x15 từ film 35mm, bác để khẩu 64 thoải mái, bác in 60x90 từ fim 35mm, lúc đấy lại phải xem lại.
Ánh sáng trắng nhìn thấy được là giải quang phổ bắt đầu là màu tím, chuyển dần sang chàm -> lam -> lục -> vàng -> cam --> đỏ . Ánh sáng đi qua môi trường khác nhau ( nhất là lăng kính ) thì bị tán xạ ( disperse ) thành những giải màu , chứ không phải bị phân kỳ ( diverge ) thành những màu khác nhau .
Newbie_SG
10-12-2008, 05:56 PM
Máy bác phân tích hay ghê.Nhưng mà em thấy nó tầm phào sao đó.
Ánh sáng đi qua vòng khẩu độ đúng là có biến đổi nhưng ko ghê đến mức như Newbie_SG giới thiệu qua hình vẽ.Mà hình như hình ấy trật nữa rùi đó bác ah.
Mà cái các OK sợ nhất là phân kỳ của tia sáng đó.Vì qua vòng khẩu và qua các môi trường nó sẽ tách ánh sáng(AS) ra làm các bước sóng khác nhau.
AS trong tự nhiên là màu trắng gồm nhiều màu gộp lại(Cái nầy muốn biết cụ thể tìm sách giáo khoa vật lý lớp...giờ cải cách tùm lum ko biết nó nằm nơi mô, về sự giao thoa của AS sẽ rõ).Nên cái nầy là mới đáng nói.
Mà cái DOF và diff ấy nó còn do nhiều thứ quyết định nữa, nhất là khẩu độ và cách thiết kế OK nữa chứ.Vì nói như bác Newbie_SG thì với cùng khoảng cách, cùng đk,vậy thì lý giải làm sao khi mở khẩu lớn hơn lại có DOF nhòe hơn ???Lúc đó đáng ra sóng AS đi qua OK thoải mái còn gà mái,đâu bị biến dạng gì đâu, đâu có cữa nào 1 cái nằm trên 3-4pixel đâu.Nhưng nó nhòe có độ DOF lúc nầy lại là do cấu tạo của OK rùi.
Có lẽ bác không hiểu rõ ý của topic này rồi.
Ở đây đang bàn đến các đối tượng nằm trong vùng nét (in focus), tại sao khi khép khẩu nhỏ quá (DOF dày hơn) thì chúng lại không nét hơn mà lại hình lại soft?
Còn khi khẩu mở rộng, DOF mỏng, thì vùng mờ nhoè là vùng out-of-focus nó khác bác ạ.
Bò tái lăn
10-12-2008, 05:57 PM
Đọc bài này mới thấy sự đam mê của các bác lớn đến thế nào.
Nghĩ lại em còn chưa 1 lần ngồi nghiên cứu hết cách sử dụng cái D90 của em mà xấu hổ quá !
Newbie_SG
10-12-2008, 06:04 PM
Ứ ừ! em thấy các bác tranh luận ghê quá.
Thế thì RGB(red, green & blue) hay CMYK (cyan, magenta, yellow & black) cái nào đúng hở bác?
Thôi thì em úp 1 tấm em chụp ở f/32 đây hầu các bác. Bác nào cần chi tiết vùng nào, vui lòng cho biết em crop 100% vùng đó lên ạ
Bác Toại ơi, hình của bác chụp bằng body gì ạ? Nếu là 5D thì kích thước pixel của bác khá lớn (8.2µm) nên khép khẩu được sâu hơn các body khác mà Airy Disc của các điểm ảnh vẫn nằm trong diện tích 1 cell mà chưa chồng nhoè lên nhau. (chưa bị diffraction)
Newbie_SG
10-12-2008, 06:08 PM
Đây là ví dụ của cambridgeincolour.com với các hình chụp bằng body 20D ở các khẩu khác nhau, các bác chú ý xem kỹ các chi tiết sợi vải nhé. 20D bắt đầu bị diffraction ở khẩu 11 đấy ạ
f8
http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/graphics/airy-ex-f8.jpg
f11
http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/graphics/airy-ex-f11.jpg
f16
http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/graphics/airy-ex-f16.jpg
f22
http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/graphics/airy-ex-f22.jpg
11002
10-12-2008, 06:48 PM
Bác Toại ơi, hình của bác chụp bằng body gì ạ? Nếu là 5D thì kích thước pixel của bác khá lớn (8.2µm) nên khép khẩu được sâu hơn các body khác mà Airy Disc của các điểm ảnh vẫn nằm trong diện tích 1 cell mà chưa chồng nhoè lên nhau. (chưa bị diffraction)
20D Kiên ơi, từ hồi xa xưa 2005 lận.
http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=1300&highlight=Th%C3%B4ng+s%E1%BB%91+%E1%BA%A3nh
Cho nên đôi khi ăn may, đừng bận tâm về kỹ thậut nhiều quá rồi lỡ khoảng khắc
Newbie_SG
10-12-2008, 07:06 PM
@ bác Toại: Hi hi, do mấy bữa nay em rảnh ngồi nhà viết báo cáo năm, chả chụp choạch gì nên tranh thủ ngâm cứu lý thuyết. Chứ khi ra offline thì ít nghĩ về kỹ thuật lắm ạ.
THAI BINH
10-12-2008, 07:54 PM
Lâu nay tôi cũng thắc mắc về điều này.Tại sao có lens chỉ khép được 16,có cái 22,32...Trong khi về mặt cấu tạo chỉ cần thêm một vạch,một nấc là xong!
Newbie_SG
10-12-2008, 08:49 PM
Có một bạn thành viên tìm giúp em cái link này, mời các bác tham khảo:
http://farm4.static.flickr.com/3007/3098079168_11f6a1e47a_o.gif
http://www.the-digital-picture.com/Reviews/Canon-EOS-50D-Digital-SLR-Camera-Review.aspx
milkthanh
10-12-2008, 08:58 PM
Cám ơn Bác Newbie_SG! Cái bảng Bác đưa ra rất có ích, từ chiều đến giờ em vẫn seek cái này đấy ạ!Vậy là em biết body 40D của em nét nhất là khẩu 9.3, lựa cái nào gần nhất là OK! Nhưng cái này còn tùy thuộc ống kính, nếu theo quy luật Bác Jame Duong nói là trên 2 khẩu so với khẩu nhỏ nhất là khẩu nét nhất của lens. Nếu 2 cái này trùng nhau là tốt nhất, giống cộng hưởng lại.
Theo bảng trên, em nghĩ khuynh hướng các nhà sản xuất hướng là khẩu độ f nét nhất cho body càng ngày càng giảm (tức khẩu lớn). Các body cùng dòng cái nào ra sau là khẩu nét nhất nhỏ hơn cái ra trước.
Newbie_SG
10-12-2008, 09:06 PM
Suy luận dễ thôi bác ạ:
Nếu cùng cỡ sensor thì thằng nào nhiều megapixel hơn, kích cỡ từng cell của nó càng nhỏ, và càng nhanh bị diffraction khi khép khẩu.
tuananhmap
10-12-2008, 09:27 PM
chết dở ,nếu thế 5DII bán cho ai đâY! Bao giờ 5D mới uống giá cho em nhờ?! hic,mà 40D nét nhất ở f11 thì,buồn thật,DOF ko sâu cho phong cảnh lắm!
11002
10-12-2008, 10:26 PM
Có một bạn thành viên tìm giúp em cái link này, mời các bác tham khảo:
http://farm4.static.flickr.com/3007/3098079168_11f6a1e47a_o.gif
http://www.the-digital-picture.com/Reviews/Canon-EOS-50D-Digital-SLR-Camera-Review.aspx
Cái bảng này hay lắm anh Kiên.
Newbie_SG
10-12-2008, 10:36 PM
hi hi cái này nặng về lý thuyết kỹ thuật, để có thể hiểu thêm tại sao khi khép f16 chả hạn, rõ ràng DOF dày hơn mà pixel-sharpness lại bị giảm so với khẩu f11, ảnh soft.
Còn thực tế thì có thể: từng pixel đều đạt độ nét tối ưu nếu ta khép khẩu tối ưu, tổng quan tấm hình vẫn không đẹp do bố cục hỏng, ánh sáng, màu sắc hỏng v.v.
ribina
10-12-2008, 11:10 PM
Chính cái vòng khẩu đóng bé tác động lên bước sóng ánh sáng làm cho nó bị sai lệch đi đấy ạ.
Em đồng ý với bác Newbie_SG về vụ này.
Khi các bác khép khẩu thì càng tăng khả năng diffraction. (cái này em đã có ảnh hẳn hoi, mời các bác xem cho vui:
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=28468
Còn vụ CA (sắc sai) thì hiện tượng này xảy ra do chiết suất của thấu kính đối với các màu khác nhau là khác nhau nên từ một tia sáng tới lại cho nhiều tia sáng với nhiều mau khác nhau đi ra. Thành ra các tia này đi đến những điểm khác nhau trên sensor gây ra hiện tượng sắc sai.
Các tia tới vị trí càng gần rìa ống kính càng bị sắc sai lớn. Vì vậy các ống kính góc rộng thường bị CA nhiều hơn. Tất nhiên em chưa đề cập tới công nghệ khử CA mà Canon dùng để chế tạo ống kính L.
Đúng là mình có lộn giữa án sắc với phân kỳ.
Nhưng mà ở đây là bàn chung về vụ khép khẩu cho cả digi(độ phân giải bất kỳ) với máy film nên mình vẫn nghĩ do lens là chủ yếu mà.
Nếu nói riêng về bên digi thì như các bác Newbie_SG phântích và cung cấp số liệu, cái đó do chuyên gia test thì chắc đúng rùi.nhưng mình chỉ góp ý ngoài do DPG còn do công nghệ chế tạo nữa.Các máy digi thì do các sensor cảm nhận AS, mà cách cấu tạo+ cách sắp xếp sensor và công nghệ nén hình ảnh các hãng khác nhau sẽ cho ảnh sai lệch tý.VD dễ dàng nhất là giữa công nghệ CCD với CMOS, cùng là sensor bắt sáng nhưng khác nhau nhiều đó.Rùi 1CCD hay 3CCD nữa ( cái nầy thì bên ngành quay film nói rõ còn bên digi ít nói nhưng mình nghĩ chắc phải có thôi, vì ko lý gì sản phẩm nào cũng chơi dạng 3CCD).
Nhưng mà nếu với bảng bác Newbie_SG đưa ra đó, ta chụp ngoại cảnh với khẩu khoảng 32 có thấy mờ xuống rõ vậy ko?Hay tấm hình VD làc hụp macro vậy.Vì chẳng lẽ máy ảnh số độ phân gải càng cao càng bị giới hạn chụp về khảu ưh.Vậy nếu 1 ngày nào đó ra máy 100MP thì ko biết sài OK nào vì chắc vùng rõ nét nhất khoảng khẩu:
6 MP - nét nhất khẩu 11.8
12MP- nét nhất khẩu 8.4
vậy
24MP- nét nhất khẩu 5.6-6
48MP- nét nhất khẩu 4-4.5
98MP- nét nhất khẩu ??? hic ko dám tính luôn.
dvc_hue
11-12-2008, 01:13 PM
Vậy nếu 1 ngày nào đó ra máy 100MP thì ko biết sài OK nào vì chắc vùng rõ nét nhất khoảng khẩu:
6 MP - nét nhất khẩu 11.8
12MP- nét nhất khẩu 8.4
vậy
24MP- nét nhất khẩu 5.6-6
48MP- nét nhất khẩu 4-4.5
98MP- nét nhất khẩu ??? hic ko dám tính luôn.
Bác này ví dụ độc đáo thiệt. Bác suy luận và tự tính toán chăng?
Riêng nội dung chính của topic này thì em thấy hữu ích. Cảm ơn các bác đã dày công nghiên cứu. Em nhớ hồi lý quang về quang sai, tán sắc và nhiễu xạ (các bác cứ lên wiki gõ tìm rồi đọc nha!), trong cái vụ này, thì khẩu càng bé (đường kính lỗ mở bé), OK càng nhiều cấu phần, chất vật liệu không đồng nhất... thì càng làm xấu hình chụp (suy ra ống L thì ngon!). Ở trong đây, vài bác nói là ảnh soft đi, tức là bị out nét hơn, hay màu bị biến đổi?
Theo em, chụp phong cảnh (cần DOF dày), thì cứ nghe lời bác James Duong, cho khẩu f/8-11 là ok. Còn tùy thuộc ánh sáng lúc đó, có tripod hay không (hay tay khỏe như lực sĩ OK!) mà gia giảm theo kinh nghiệm.
Em cũng như nhiều newbie khác, mong các cao thủ giàu kinh nghiệm chỉ giáo. Sai, nhầm phải tiếp thu, sửa chữa - mong ngày lớn khôn.
mAd_lOvE
11-12-2008, 08:13 PM
Topic hay bác ơi :D
langtubacky
12-12-2008, 12:08 AM
Càng đọc càng thấy hay, mong sao càng ngày càng thêm nhiều topic như vầy nữa. Cám ơn các Bác nhiều !!
paranoidx
19-12-2008, 03:31 PM
giờ mới thấm thêm 1 số thứ, đó giờ cứ bấm như cái máy, cứ phong cảnh trưa nắng với trời mát thì rule 16. hoặc tăng ISO cho đặt khẩu và độ nét, thấy hình ra cứ trơ trơ, về làm photoshop tùm lum, giờ đọc hiểu ra thấy sáng rỡ thiệt.
Chân thành cám ơn các anh nhiều.
tuanbh
20-12-2008, 11:02 AM
Em thấy cái bảng thông số hay quá, các bác có cái bảng thông số về dòng Ni-lông không? cho em dzới.
Cuopbien
20-12-2008, 09:37 PM
Suy luận dễ thôi bác ạ:
Nếu cùng cỡ sensor thì thằng nào nhiều megapixel hơn, kích cỡ từng cell của nó càng nhỏ, và càng nhanh bị diffraction khi khép khẩu.
Điều này chỉ đúng nếu tất cả các sensor có cùng công nghệ chế tạo. Nhưng thực tế công nghệ chết tạo sensor của mỗi công ty khác nhau, hoặc của cùng một công ty như Canon chẳng hạn thì khác nhau về thời gian chế tạo. Đương nhiên công nghệ chế tạo sensor của 50d và 5d mark II phải khác công nghệ cách đây 3-5năm.
Nếu điều trên đúng thì 40d tốt gấp rưỡi 50d và 5d tốt gần gấp hai 5D mark II.
Bảng của bác tham khảo rất hay. Nhưng thực tế có thể khác một chút.
Newbie_SG
20-12-2008, 09:55 PM
Điều này chỉ đúng nếu tất cả các sensor có cùng công nghệ chế tạo. Nhưng thực tế công nghệ chết tạo sensor của mỗi công ty khác nhau, hoặc của cùng một công ty như Canon chẳng hạn thì khác nhau về thời gian chế tạo. Đương nhiên công nghệ chế tạo sensor của 50d và 5d mark II phải khác công nghệ cách đây 3-5năm.
Nếu điều trên đúng thì 40d tốt gấp rưỡi 50d và 5d tốt gần gấp hai 5D mark II.
Bảng của bác tham khảo rất hay. Nhưng thực tế có thể khác một chút.
Cái này là nguyên tắc quang học của hiện tượng nhiễu xạ bác ạ, dù sensor thế nào thì cũng không làm thay đổi được các airy disc của điểm ảnh do lens tạo ra.
Khi gặp diffraction thì chất lượng pixel sharpness giảm rõ rệt. Vì thế nên đã có nhiều ý kiến về giới hạn độ phân giải sensor đối với từng kích thước sensor nhất định.
CanonLover
20-12-2008, 09:59 PM
Topic này nóng quá ta, em thấy cũng có nhiều điều thú vị 1 trong số đó:
1. Khi khép 2 khẩu thì hình ảnh là rõ nét nhất. Điều này làm em nhớ lại vật lý lớp 12 về quang học và thấu kính, trong đó f là tiêu cự ống kính, và ánh sáng sẽ hội tụ mạnh nhất tai d = 2f. Em cũng thử chụp với ống 70-200L f4 và 50mm/f1.8 thì đúng là ảnh có chiều sâu, trong và sắc nét lắm. Tuy nhiên tùy vào thời khắc, và mục đích mà các bác có thể khép khẩu khác nhau để xóa phong nền, hoặc làm bokeh đẹp chẳng hạn...
2. DLA, cài này thực sự là hay, em đang xài 30D DLA là F8.1. Vậy mà đôi khi em chơi f10, f11 nhưng hên là ảnh vẫn trong và đẹp ==> để ra được ảnh thì ánh sáng đã phải trải qua nhiều công đoạn xử lý (thấu kình, sensor, Digic,....) mỗi công đoạn sẽ tác động nhất định vào chất lượng ánh sáng. Em đang tìm hiểu những tác động này để hiểu và có cách sử dụng hiệu quả.
Để kiểm tra các bác có thể dùng 1 khung ảnh, 1 lens để test cho nhiều máy với các f khác nhau thi sẽ có câu trả lời cụ thể hơn.
Thanks
Cuopbien
21-12-2008, 12:04 AM
Cái này là nguyên tắc quang học của hiện tượng nhiễu xạ bác ạ, dù sensor thế nào thì cũng không làm thay đổi được các airy disc của điểm ảnh do lens tạo ra.
Khi gặp diffraction thì chất lượng pixel sharpness giảm rõ rệt. Vì thế nên đã có nhiều ý kiến về giới hạn độ phân giải sensor đối với từng kích thước sensor nhất định.
Nếu thực tế đúng như vậythì cùng khẩu độ F11và cùng mọi điều kiện khác giống nhau, 5D Mark II sẽ cho ra ảnh sharpness giảm rõ rệt so với 5D. Tương tự D3X sẽ thua D3, 1DS Mark 3 sẽ thua 1Ds mark 2...Em không tin điều này. Nếu ai có điều kiện thử sẽ rõ ngay.
Trong khoa học dường như không có khái niệm giới hạn. Trước đây các nhà khoa học đều nghĩ là bức tường âm thanh(340m/s, khoảng 1200km/h) là giới hạn không thể vượt qua của ngành hàng không. Nhưng hiện nay người ta đã vượt qua giới hạn này cả chục lần. Em tin là 5-10 năm sau, người ta dư sức chế tạo sensor 35mm có độ phân giải 40-50mp với chất lượng cao, chứ không chỉ giới hạn 12.7mp như 5D hiện nay.
sonpham67
21-12-2008, 12:12 AM
Cái này là nguyên tắc quang học của hiện tượng nhiễu xạ bác ạ, dù sensor thế nào thì cũng không làm thay đổi được các airy disc của điểm ảnh do lens tạo ra.
Khi gặp diffraction thì chất lượng pixel sharpness giảm rõ rệt. Vì thế nên đã có nhiều ý kiến về giới hạn độ phân giải sensor đối với từng kích thước sensor nhất định.
cái airy disc ấy cũng liên quan đến pixel size, nếu pixel càng nhỏ thì khi các airy disc ấy lớn hơn một chút nó sẽ gây ảnh hưởng đến pixel kế bên sẽ tạo ra vùng ảnh hưởng lớn hơn. Nói chung pixel lớn + mật độ dày được sẽ tốt hơn. Medium format tốt hơn 35mm sensor ở cùng mật độ pixel...
Newbie_SG
21-12-2008, 12:25 AM
Overall Image Quality / Specifics
The EOS 50D is the latest incarnation of a product line that has always reliably delivered on image quality and you won't find any nasty surprises in this review either. The 50D delivers a lot of detail and clean images with well balanced contrast and colors that leave some latitude for 'customization' in post processing. Canon's standard-across-the-range Picture Style tone and color combination also produce consistent performance between models, which is useful if you're moving up from a 'smaller' model.
Having said that, in terms of detail the 50D is not quite the step up from the 40D that we would have expected. After all the new model's nominal resolution has increased by approximately 22% in both dimensions. There is only a very small amount of extra detail in the 50D output though (in fact even at 100%, if you scale the 40D's output up to match the 50D the results are almost indistinguishable). While the new sensor makes the 50D the highest megapixel APS-C DSLR currently on the market it also makes it the one with the highest pixel density and it appears that Canon has reached the limit of what is sensible, in terms of megapixels, on an APS-C sensor (using current technology). At a pixel density of 4.5 MP/cm² (40D: 3.1 MP/cm², 1Ds MkIII: 2.4 MP/cm²) the lens becomes the limiting factor. Even the sharpest primes at optimal apertures cannot (at least on the edges of the frame) satisfy the 15.1 megapixel sensor's hunger for resolution. The result is images that look comparatively soft at a pixel level and only show marginally more detail than images from a good ten or twelve megapixel DSLR. If all you end up with is a larger image (and file) one starts to wonder what the whole point of pushing the resolution up to these dizzying heights is.
Considering the disadvantages that come with higher pixel densities such as diffraction issues, increased sensitivity towards camera shake, reduced high ISO performance and the need to store, move and process larger amounts of data, one could be forgiven for coming to the conclusion that at this point the megapixel race should probably stop.
Just to make it clear, the 50D's image quality is (at identical viewing size) and by no means worse than the competition's but it's also not significantly better than the 40D's (Dynamic range and high ISO performance are even slightly worse) and that simply makes one wonder if the EOS 50D would have been an (even) better camera if its sensor had a slightly more moderate resolution.
Bác chú ý mấy đoạn text màu ở trên nhé. dpreview đánh giá rằng Canon đã gần đi tới giới hạn về độ phân giải của APS-C sensor rồi đấy ạ. Và lúc này ống kính lại là trở ngại để có thể tiếp tục tăng độ phân giải của hệ thống máy ảnh nói chung.
Newbie_SG
21-12-2008, 12:34 AM
Em suy luận theo số liệu của dpreview thì mật độ 4.5 MP/cm² của 50D là gần tới hạn, thì đối với FF họ còn có thể tiếp tục tăng mật độ pixel tới mức này để đạt khoảng 39-40MP rồi cũng gặp vấn đề diffraction của lens. Và lúc đó muốn phát triển tiếp thì có lẽ phải làm lens có độ phân giải cao hơn nữa.
Cái diffraction này nó ảnh hưởng tới pixel-sharpness và ở một chừng mực nào đó thì ta không nhận thấy rõ ràng bằng mắt thường (như trường hợp down-sampling để nhìn trên máy tính, web và rửa ảnh cỡ nhỏ)
dpreview cũng đề cập tới optimum aperture của lens đấy. Vượt quá mức đó thì không còn là optimum (tối ưu) nữa nhưng điều đó không có nghĩa là ta phải dùng optimum aperture trong mọi trường hợp.
sonpham67
21-12-2008, 01:08 AM
Em suy luận theo số liệu của dpreview thì mật độ 4.5 MP/cm² của 50D là gần tới hạn, thì đối với FF họ còn có thể tiếp tục tăng mật độ pixel tới mức này để đạt khoảng 39-40MP rồi cũng gặp vấn đề diffraction của lens. Và lúc đó muốn phát triển tiếp thì có lẽ phải làm lens có độ phân giải cao hơn nữa.
Cái diffraction này nó ảnh hưởng tới pixel-sharpness và ở một chừng mực nào đó thì ta không nhận thấy rõ ràng bằng mắt thường (như trường hợp down-sampling để nhìn trên máy tính, web và rửa ảnh cỡ nhỏ)
dpreview cũng đề cập tới optimum aperture của lens đấy. Vượt quá mức đó thì không còn là optimum (tối ưu) nữa nhưng điều đó không có nghĩa là ta phải dùng optimum aperture trong mọi trường hợp.
Diffraction có thể nhận thấy đấy. Nếu bạn chụp ở khẩu f/8 đến f/14 Vs f/16 đến f/22 rồi blow up lên center cũng như góc sẽ thấy rỏ ràng sự ảnh hưởng của diffraction thôi. Còn nếu như bạn nói chụp tấm ảnh 15MP rồi down size post lên web thì coi như không tính. Đúng ra muốn phán xét chất lượng một tấm ảnh thì nên in tấm ảnh đó ra hơn là xem trên computer vì chất lượng màn hình mỗi cái mỗi khác chưa kể độ phân giải của màn không đủ khả năng so với ảnh in.
AEIOU
01-04-2009, 06:23 PM
Sao bây giờ mới đọc được cái này. Trước đây cứ nghĩ càng nhỏ càng nét hóa ra sai bét. Thanks các bác!
caotrung0418
01-04-2009, 07:05 PM
Như thế thì con 50D kép khẩu kém hơn 30D à ?!? Nếu cùng ở F11 thì chụp bằng 30D sẽ ngon hơn 50D phải không các bác ??
le.duy
01-04-2009, 07:19 PM
Topic hay quá. Hồi trước em cũng nghe láng máng ai đó dặn là chụp phong cảnh để 8-13 là nét nhất, 16-22 thì không hơn gì đâu. Giờ thì đã hiểu tại sao.
Newbie_SG
01-04-2009, 07:21 PM
Như thế thì con 50D kép khẩu kém hơn 30D à ?!? Nếu cùng ở F11 thì chụp bằng 30D sẽ ngon hơn 50D phải không các bác ??
Đúng vậy bác ạ, pixel sharpness sẽ giảm khi bác đóng khẩu 11 trên body 50D, nhưng điều đó không có nghĩa là ảnh của bác sẽ xấu đi.
Nếu bác resize ảnh lại để rửa cỡ nhỏ hoặc post lên web thì bác không nhận ra cái pixel sharpness này...
Chỉ so pixel-to-pixel thì bác sẽ thấy khẩu 11 soft hơn khẩu 9 thui (50D)
James Duong
01-04-2009, 07:45 PM
nhà cháu nghèo nên phải đá phim thì sao hả cụ Nâu Đất ???
Newbie_SG
01-04-2009, 08:02 PM
nhà cháu nghèo nên phải đá phim thì sao hả cụ Nâu Đất ???
Phim thì tùy theo phim, sẽ có giới hạn diffraction riêng, JD tự tìm hiểu vì mình không nghiên cứu film, có 2 con máy phim để mốc hết rùi. :devil:
bridgehl4
01-04-2009, 10:54 PM
Như thế thì con 50D kép khẩu kém hơn 30D à ?!? Nếu cùng ở F11 thì chụp bằng 30D sẽ ngon hơn 50D phải không các bác ??
Không hẳn vậy đâu bác. Giảm sharpness nếu so từ F8 lên F16-22 của 30D sẽ ít hơn của 50D (so với của chính nó). Chứ không phải sharpness của 50D tại F16-22 kém hơn của 30D đâu bác.
Bác xem ví dụ nè: http://www.bobatkins.com/photography/digital/canon_eos_50D_resolution_confusion.html
James Duong
01-04-2009, 11:02 PM
chả hiểu các bác đang nói cái gì, nét khẩu nào nó ăn thua chủ yếu ở cái lens ấy
nhìn MTF đi, lo cái megapixel làm gì ???
nói chung các lens khẩu to như 1.4 thì vẫn nét nhất từ f5.6- f8
các zoom lens 1 hay 2 khẩu có thể phải lên đến f8- f11
James Duong
01-04-2009, 11:11 PM
mà cụ Nâu Đất ơi, tên topic là "Khẩu bé nhất nên dủng"
Cháu thấy chả có cái quy định gì cả, cháu bao lần vẫn cứ khép hẳn f22 với f32 để phơi sáng được lâu hơn. Tùy vào người dùng thôi, đừng để mấy cái quy định nhảm nó hạn chế cái sáng tao.
Newbie_SG
01-04-2009, 11:15 PM
Tùy JD, các phân tích về kỹ thuật là để hiểu sâu hơn về thiết bị, bị giới hạn bởi những quy luật vật lý, quang học nhất định...
Còn ý thích của JD là "vô chiêu thắng hữu chiêu" thì cứ thế mà làm. Miễn ảnh đẹp là được...
Ben2003
24-08-2010, 10:01 PM
Lâu quá mới nhớ đến cái Thread này của bác Niu bi. Em đem nó lên cho các bác tham khảo.
A_sin
25-08-2010, 09:05 PM
Xin cám ơn các bác Topic thật có ích hehe.........
mazio1103
26-08-2010, 06:27 PM
cám ơn topic hay qua để những newbi mới như em đây vỡ vạc đc nhiều
ttanh
26-08-2010, 08:29 PM
À nhân tiện, các bác phân tích giùm tốc độ chụp có ảnh hưởng thế nào đến độ nét và màu sắc. Về lý thuyết thì tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập nên chất lượng as vào phim hoặc sensor không thể bị thay đổi, nhưng thực tế em thấy thay đổi tốc độ, nhất là ở các tốc độ rất nhanh thì ảnh có khác nhau
Ben2003
26-08-2010, 09:06 PM
Về lý thuyết thì tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập nên chất lượng as vào phim hoặc sensor không thể bị thay đổi,
Không hiểu ý bác muốn nói gì?
ttanh
26-08-2010, 09:13 PM
Không hiểu ý bác muốn nói gì?
Thì bác chịu khó đọc các câu khác để hiểu vậy
phongvan134
26-08-2010, 09:22 PM
hì hì cũng hay. mai thử luôn. Nhân tiện copy lại có lúc dùng
Ben2003
26-08-2010, 09:42 PM
Về lý thuyết thì tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập nên chất lượng as vào phim hoặc sensor không thể bị thay đổi, nhưng thực tế em thấy thay đổi tốc độ, nhất là ở các tốc độ rất nhanh thì ảnh có khác nhau
Lý thuyết thì ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập. Điều này thì hiển nhiên (nói cho chính xác là thời gian nhận sáng của film hoặc sensor).
Vậy thực tế nó không nhanh hơn à????????
Sẳn tiện nói thêm luôn: tốc độ màn trập như bác nói không phải là nó chạy cái "soạch" với vận tốc 1/8000s hoặc như rùa bò 30s giây. Muốn biết nó như thế nào mời bác xem Các bài viết của bác Atkinson.
nhưng thực tế em thấy thay đổi tốc độ, nhất là ở các tốc độ rất nhanh thì ảnh có khác nhau
Nếu khác thì khác thế nào???? Vui lòng cho ví dụ cụ thể
ttanh
26-08-2010, 10:23 PM
Lý thuyết thì ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập. Điều này thì hiển nhiên (nói cho chính xác là thời gian nhận sáng của film hoặc sensor).
Vậy thực tế nó không nhanh hơn à????????
Sẳn tiện nói thêm luôn: tốc độ màn trập như bác nói không phải là nó chạy cái "soạch" với vận tốc 1/8000s hoặc như rùa bò 30s giây. Muốn biết nó như thế nào mời bác xem Các bài viết của bác Atkinson.
Nếu khác thì khác thế nào???? Vui lòng cho ví dụ cụ thể
ý em muốn nói là "Về lý thuyết thì tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập NÊN chất lượng as vào phim hoặc sensor không thể bị thay đổi (dù cho có trập tốc độ bao nhiêu đi nữa)"
Mà thôi bác bỏ qua cái câu đấy đi đừng có bắt bẻ, bác có lý giải được vấn đề chính mà em muốn nêu không ạ, bác không cần phải chứng tỏ ta đây biết nhiều hiểu rộng, giảng bài cho người khác làm gì. Cái "soạch" bác nói thì đúng với SLR, màn trập lộ sáng theo kiểu first-curtain với rear-curtain đuổi nhau. Thế bác có biết với các máy mà trập trên lens (kiểu như mấy con Hassy V series hoặc lens cho large format) thì nó trập thế nào không ạ?
Các cụ dạy "biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe", cấm có sai .
bluelion
26-08-2010, 10:43 PM
ý em muốn nói là "Về lý thuyết thì tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập NÊN chất lượng as vào phim hoặc sensor không thể bị thay đổi (dù cho có trập tốc độ bao nhiêu đi nữa)"
Mà thôi bác bỏ qua cái câu đấy đi đừng có bắt bẻ, bác có lý giải được vấn đề chính mà em muốn nêu không ạ, bác không cần phải chứng tỏ ta đây biết nhiều hiểu rộng, giảng bài cho người khác làm gì. Cái "soạch" bác nói thì đúng với SLR, màn trập lộ sáng theo kiểu first-curtain với rear-curtain đuổi nhau. Thế bác có biết với các máy mà trập trên lens (kiểu như mấy con Hassy V series hoặc lens cho large format) thì nó trập thế nào không ạ?
Các cụ dạy "biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe", cấm có sai .
Em hỏi khí không phải là bác có biết người ta đo lượng sáng bằng gì không ạ?
Cùng cường độ sáng như nhau thì lượng sáng phụ thuộc vào thời gian phơi sáng. Ở phim thì nếu lượng sáng càng nhiều thì lượng hoá chất bị quang hoá càng mạnh=> ghi nhận được lượng sáng khác nhau. Với sensor thì là một dạng tế bào quang điện=> lượng sáng càng nhiều=>chỉ số dòng sẽ lớn tương ứng=> cũng lưu lại được lượng sáng. Như vậy với các máy ảnh thì tốc độ chính là việc điều khiển lượng sáng vào nhiều hay ít chứ chả có liên quan mẹ gì tới vận tốc ánh sáng cả.
TiCan_2009
26-08-2010, 10:48 PM
À nhân tiện, các bác phân tích giùm tốc độ chụp có ảnh hưởng thế nào đến độ nét và màu sắc. Về lý thuyết thì tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập nên chất lượng as vào phim hoặc sensor không thể bị thay đổi, nhưng thực tế em thấy thay đổi tốc độ, nhất là ở các tốc độ rất nhanh thì ảnh có khác nhau
Nếu có khác nhau chẳng qua chỉ là do cách thức ghi nhận ánh sáng của phim/sensor. Một đằng thì ghi nhận bằng biến đổi hóa học, một đằng thì ghi nhận bằng cảm biến điện tử nhưng cả hai đều có những giới hạn nhất định về thời gian cần thiết để ghi nhận. Ở tốc độ cao thì dù cho cường độ sáng đủ mạnh, các giá trị ghi nhận được có thể không chính xác hoặc không đúng tỉ lệ với cường độ ánh sáng nữa. Ở đây đó là giới hạn và sai số của công nghệ ghi nhận ánh sáng.
...
bác có lý giải được vấn đề chính mà em muốn nêu không ạ, bác không cần phải chứng tỏ ta đây biết nhiều hiểu rộng, giảng bài cho người khác làm gì. Cái "soạch" bác nói thì đúng với SLR, màn trập lộ sáng theo kiểu first-curtain với rear-curtain đuổi nhau. Thế bác có biết với các máy mà trập trên lens (kiểu như mấy con Hassy V series hoặc lens cho large format) thì nó trập thế nào không ạ?
Các cụ dạy "biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe", cấm có sai .
Bác nóng nảy quá rồi. Mình đi hỏi người khác chứ có đang thi "đố em" đâu nào.
ttanh
26-08-2010, 10:56 PM
Em hỏi khí không phải là bác có biết người ta đo lượng sáng bằng gì không ạ?
Cùng cường độ sáng như nhau thì lượng sáng phụ thuộc vào thời gian phơi sáng. Ở phim thì nếu lượng sáng càng nhiều thì lượng hoá chất bị quang hoá càng mạnh=> ghi nhận được lượng sáng khác nhau. Với sensor thì là một dạng tế bào quang điện=> lượng sáng càng nhiều=>chỉ số dòng sẽ lớn tương ứng=> cũng lưu lại được lượng sáng. Như vậy với các máy ảnh thì tốc độ chính là việc điều khiển lượng sáng vào nhiều hay ít chứ chả có liên quan mẹ gì tới vận tốc ánh sáng cả.
vâng cám ơn bác, ít ra thì giải thích như bác mới hay, có điều bác vẫn không hiểu ý em. Ở đây ngầm hiểu là khi tăng giảm tốc độ chụp thì phải thay đổi khẩu độ tương ứng, sao cho lượng sáng nhận được trong các trường hợp là như nhau, chứ lượng sáng thay đổi thì em hỏi làm gì. VD: chụp ở 1/2000s f8 so với 1/4000s f5.6, hoặc với 1/125s f5.6+ND filter giảm 4 khẩu, thì về lý thuyết thì phim hay sensor nhận được một lượng sáng như nhau, nhưng em thấy ra ảnh có khác nhau, nhất là về màu sắc
ttanh
26-08-2010, 11:02 PM
Nếu có khác nhau chẳng qua chỉ là do cách thức ghi nhận ánh sáng của phim/sensor. Một đằng thì ghi nhận bằng biến đổi hóa học, một đằng thì ghi nhận bằng cảm biến điện tử nhưng cả hai đều có những giới hạn nhất định về thời gian cần thiết để ghi nhận. Ở tốc độ cao thì dù cho cường độ sáng đủ mạnh, các giá trị ghi nhận được có thể không chính xác hoặc không đúng tỉ lệ với cường độ ánh sáng nữa. Ở đây đó là giới hạn và sai số của công nghệ ghi nhận ánh sáng.
vâng có lẽ là vậy, tức là mức độ quang hóa của muối bạc hay cường độ dòng điện của sensor hoặc sai số của chúng nó thay đổi không tuyến tính với thời gian lộ sáng phải không ạ
có bác nào có cách lý giải khác không ạ?
bluelion
26-08-2010, 11:05 PM
Cái này thì em biết tí tí thôi ạ, với khẩu càng nhỏ thì chùm tia sáng càng tập trung, ít bị tán sắc hơn, chính vì vậy nên DOF sẽ dày hơn khẩu lớn. Khi có tán xạ tức là ánh sáng từ 1 điểm tạo thành 2 hoặc nhiều điểm ánh xạ trên sensor thì tất lẽ dĩ ngẫu là màu sắc sẽ khác đi. Càng mở khẩu rộng thì càng bị tán xạ nhiều do vậy màu sắc cũng sẽ thay đổi. Một cell có thể nhận được ảnh sáng từ một điểm là trường hợp cực kỳ hãn hữu chỉ có trong lý thuyết, trong thực tế nó nhận được ánh sáng từ nhiều hơn một điểm, nếu mở khẩu to thì cái số điểm đó càng nhiều hơn=> trộn lên thành ra màu sắc sẽ khác đi.
bluelion
26-08-2010, 11:08 PM
Theo em được biết thì chất quang hóa dùng trong chụp ảnh không chỉ là muối bác, bọn em dùng diazo, phơi sáng nửa tiếng, hẹ hẹ hẹ...
À nhân tiện, các bác phân tích giùm tốc độ chụp có ảnh hưởng thế nào đến độ nét và màu sắc. Về lý thuyết thì tốc độ ánh sáng nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ màn trập nên chất lượng as vào phim hoặc sensor không thể bị thay đổi, nhưng thực tế em thấy thay đổi tốc độ, nhất là ở các tốc độ rất nhanh thì ảnh có khác nhau
bác nên bỏ cái vế tốc độ ánh sáng đi, bác ghi tối nghĩa mọi người đọc rối rắm thêm. Tốc độ chỉ đảm bảo việc phơi sáng nhiều hay ít, mà phơi sáng nhiều thì màu có sự thay đổi (chưa kể khối, chi tiết, nét...); e thấy bác so 1/4000s và 1/2000s để làm ji nhỉ? ví dụ rõ nhất so 1 tấm chụp 1/60s ở f5.6, chuyển qua f8 thêm filter cản quang nữa chụp ở 1s chẳng hạn, ảnh có màu khác hẳn...
Chinnyplus
26-08-2010, 11:18 PM
chào các anh em, rất vui khi thấy các anh em thấy thông tin của JD bổ ích .JD cố gắng cung cấp được những gì mình biết 1 cách tốt nhất có thể (trừ việc Nikon hơn Canon :D, hế) Hy vọng các anh em chia sẻ càng nhiều với nhau càng tốt.
Để trả lời Newbie về hiện tượng Chromatic Aberration. Xin nói trước là tôi ko biết rõ cái khoản vật lý quang học. Chắc các anh em nào chuyên về vật lý ánh sáng hay quang học sẽ giải thích được tốt hơn. Tôi thì hiểu nông cạn hiện tượng này là do ống kính thu thập ánh sáng và màu sắc không cùng tỷ lệ với nhau. Xin mọi người nhớ là ánh sáng có 3 màu chủ thể, màu đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển.
Hiện tượng này không biết dịch là gì cho hợp lý. Thôi thì tạm gọi nó là lệch ánh sáng. Nó chia ra làm 2 trường hợp sau
1. Trường hợp lệch ánh sáng màu theo chiều dọc:
3 màu red, green, và blue không gặp nhau tại cùng thời điểm. Blue trước, rồi đến green mới vào, sau đó là red. Nhắc lại là 3 màu gặp nhau tại cùng 1 điểm nhưng không cùng thời điểm và khoảng cách. Trường hợp này hay xảy ra ở các ống kính góc rộng khi mở khẩu to hết cỡ trong không gian sáng màu ( nhiều màu trắng). Tại sao lại như vậy? Các miếng ống kính góc rộng thường rất lớn và có độ cong. Khi 3 màu đó đi qua ống kính, mỗi ánh sáng màu sẽ gặp lại nhau tại cùng 1 điểm, blue gặp blue, green gặp green và red gặp red, chuẩn nhất là cả 3 màu phải gặp ở ngay cùng 1 điểm rồi lại phản chiếu vào sensor. Tuy nhiên, màu blue luôn gặp nhau sớm hơn so với màu green và gặp lại nhau muộn nhất là màu đỏ. Vì lẽ đó khi phản chiếu trên sensor thì màu blue sẽ có nhiều nhất. Cái định luật này hình như do ông Newton khám phá ra. Hiện tượng này thường làm cho ảnh bị xanh màu nước biển (blue). Tôi thấy nó đúng vì nhiều ảnh chpj bằng ống kính góc rộng khi mở hết khẩu bị ám màu xanh blue.
2. Trường hợp 3 màu không gặp nhau tại 1 điểm (cái này mà bị thì ức lắm):
Cũng do ống kính góc rộng lớn và cong cho nên mặc dù 3 màu gặp nhau ở cùng 1 thởi điểm nhưng lại ở 3 vị trí khác nhau. Lượng màu sắc red, blue và green trên bức ảnh có thể cân bằng nhau nhưng 3 màu đó lại không rõ ràng tách bạch, cứ chồng chéo lên nhau, tạo ra 1 màu khác, thường là màu hồng. Cụ thể tác động lên ảnh như thế nào. Các bác cứ chụp thử ống góc rộng, mở hết khẩu ra, chụp mấy toà nhà, đằng sau là nền trời trắng. Sau đó zoom vào ảnh, rất dễ xảy ra trường hợp này. Khi đó các góc cạnh của tòa nhà không tách biệt với bầu trời. Viền của các tòa nhà thường bị dính màu hồng.
Nhiều khi cả 2 trường hợp này xảy ra cùng 1 lúc. 1 số ảnh tôi chụp bằng ống tokina 12-24mm khi để ở f4 hay cho ra ảnh nhiều blue hơn và các góc cạnh tương phản (nhà tối màu vs nền trời sáng) rất hay có màu hồng.
Theo cảm nhận của riêng tôi, zoom lense ko sắc nét bằng prime lense nhưng sẽ ít bị hiện tượng Chromatic Aberration này hơn do nó có nhiều thấu kính, bẻ lại được ánh sáng giúp cho ánh sáng màu sắc gặp nhau đúng lúc, đúng chỗ.
Cách giải quyết
1. khép khẩu lại. Cái này thì tôi ko biết chắc lý do tại sao, chỉ bằng kinh nghiệm cá nhân thôi. Tôi đoán khi khép khẩu lại thì các lá khẩu ép ánh sáng và các màu sắc phải gặp nhau cùng 1 điểm và cùng 1 thởi điểm.
2. chụp cảnh lúc hoàng hôn và bình minh. có 1 số tạp chí rất cực đoan. họ kiên quyết không nhận đăng ảnh phong cảnh nếu không chụp vào lúc hoàng hôn hay bình minh vì họ cho rằng, chỉ có lúc đó mới có magic light (ánh sáng đẹp nhất) vì khi ấy màu xanh của nền trời và màu vàng đỏ của mặt trời quện vào với nhau. Lý do này không liên quan đến Chromatic Aberration.
Tuy nhiên có 1 lý do khác làm giảm hiện tượng Chromatic Aberration khi chụp vào lúc này. Khi đó nền trời đã bắt đầu tối màu, không còn bị sáng màu nữa nên độ tương phản giảm đáng kể. Vì tương phản giảm, nên hiện tượng viền ở những chỗ tương phản sẽ không bị dính màu hồng nữa. Màu nào sẽ ra màu đó.
Bài viết này có nhiều chỗ dựa vào cảm nhận và kinh nghiệm bản thân, chắc sẽ có những điểm chưa thật chính xác. Mong các anh em bỏ quá nếu có lỗi kĩ thuật.
Các bác có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng này trên mạng. Tôi không có ảnh sample. Mọi người thông cảm.
Rất tâm đắc với bài viết về CA của bác James. Em mạn phép quote lại cho các bác có dịp nghiên cứu kỹ.
Đúng là lý thuyết kết hợp với thực tiễn mới có được những chia sẽ...giá trị như thế này!
Em đã rất đau đầu với con 50/1.2 và 35/1.4 về cái vụ CA. Tuy là có thể dùng software để sữa được dễ dàng nhưng vẫn ấm ức bấy lâu. Đọc bài này thì thấy được giải tỏa 100%.
Thanks bác James!
ttanh
26-08-2010, 11:21 PM
bác nên bỏ cái vế tốc độ ánh sáng đi, bác ghi tối nghĩa mọi người đọc rối rắm thêm. Tốc độ chỉ đảm bảo việc phơi sáng nhiều hay ít, mà phơi sáng nhiều thì màu có sự thay đổi (chưa kể khối, chi tiết, nét...); e thấy bác so 1/4000s và 1/2000s để làm ji nhỉ? ví dụ rõ nhất so 1 tấm chụp 1/60s ở f5.6, chuyển qua f8 thêm filter cản quang nữa chụp ở 1s chẳng hạn, ảnh có màu khác hẳn...
Vâng thì em nói bỏ qua câu đó rồi mà, với lại bác đọc lại vd của em ở trên nhé, kể cả trong trường hợp f giữ nguyên...
@bluelion: em còn dùng cả platinum-palladium nữa ạ...
bluelion
26-08-2010, 11:39 PM
Chính ra em thấy bọn làm in ấn mà không chơi ảnh ọt là rất phí.
Em lại hỏi là có bác kêu là CMOS hơn hẳn CCD, nhưng cá nhân em thấy các thiết bị quang học cực mạnh hầu hết là dùng CCD như các loại vệ tinh viễn thám hay trong Y-Sinh học. Theo em CCD có vấn đề là đắt thôi chứ chất lượng ảnh thì em nghĩ là nó tốt hơn CMOS.
ttanh
26-08-2010, 11:49 PM
Chính ra em thấy bọn làm in ấn mà không chơi ảnh ọt là rất phí.
Em lại hỏi là có bác kêu là CMOS hơn hẳn CCD, nhưng cá nhân em thấy các thiết bị quang học cực mạnh hầu hết là dùng CCD như các loại vệ tinh viễn thám hay trong Y-Sinh học. Theo em CCD có vấn đề là đắt thôi chứ chất lượng ảnh thì em nghĩ là nó tốt hơn CMOS.
Em nhớ cái món này trước cũng đã cãi nhau tưng bừng chả kém gì hai phe Ni-Ca cãi nhau.
Em lâu lắm không dùng máy số, chả biết giờ anh nào tân tiến hơn anh nào nhỉ...
bean2604
27-08-2010, 01:04 AM
về nguyên lý thì càng khép khẩu, dof càng dày, càng nét sâu, tuy nhiên khi khép khẩu nhỏ quá, thì sẽ sinh ra hiện tượng nhiễu xạ, do lỗ khẩu nhỏ sẽ tạo thành khe hẹp. Khi lỗ khẩu đủ bé thì nhiễu xạ xuất hiện và tăng dần, vì vậy càng khép quá sẽ càng bị giảm độ nét. Vì thế nên máy nào có pixel càng lớn, càng tránh được hiện tượng nhiễu xạ này. hầu hết máy FF có pixel lớn hơn crop, do đó cũng khép khẩu nhiều hơn, và ngược lại. Vì thế nên ở trên có bác bảo 30D khép khẩu nhiều hơn được 50d cũng vì pixel 50d bé hơn của 30d
http://www.luminous-landscape.com/images-61/image031.jpg
Trên mạng có trang tra bảng khẩu độ an toàn cho từng loại body, e nhớ khẩu 8 thường luôn an toàn (tức là có 8 , và các khẩu khép hơn 8), vì thế ít khi e khép nhỏ hơn 8. Tuy nhiên ai kỹ tính về độ nét thì cũng nên tra bảng trên mạng.
còn về cái hiện tượng CA:
http://astronomyasylum.com/img/achromatic.jpg
là do mỗi tia sáng sẽ bị bẻ 1 góc khác nhau tùy thuộc vào màu của nó. màu tím bị bẻ nhiều nhất, màu đỏ ít nhất, do đó nên khi có màu ánh sáng trắng (ánh sáng trắng chứa sắc tím), màu tím sẽ hay bị bẻ mạnh về hướng xung quanh, và nền bên cạnh mà tối hơn hẳn thì sẽ bị lem màu tím vào. Hình như lens L của canon vẫn kém lens nano của nikon vì khả năng khử CA kém hơn hẳn
Ben2003
27-08-2010, 01:14 PM
Thế bác có biết với các máy mà trập trên lens (kiểu như mấy con Hassy V series hoặc lens cho large format) thì nó trập thế nào không ạ?.
Đừng có đem MF hay LF ra mà hù thiên hạ, tỏ ra hiểu biết nhiều, thực tế chụp hình bằng "miệng" thì ai có chỉ số IQ bình thường đều làm được cả. Thôi không nói thêm. Tôi lôi cái Thread này lên cho mọi người tham khảo vì thấy nó hay chứ không phải để cãi nhau.
lhquan
28-08-2010, 10:30 AM
Quả là nghề chơi cũng lắm công phu, em theo dõi hết Thread này cũng thấy khá mỏi não. Cám ơn các bác đã bỏ công nghiên cứu và chia sẻ. Từ giờ khi chụp phong cảnh em sẽ lưu ý thêm tới cái khẩu an toàn trên con 50d, chứ trước giờ cứ vô tư khép khẩu cho nó rõ từ xa tới gần
gaume
28-08-2010, 03:28 PM
[QUOTE=...........
Để kiểm tra các bác có thể dùng 1 khung ảnh, 1 lens để test cho nhiều máy với các f khác nhau thi sẽ có câu trả lời cụ thể hơn.
Thanks[/QUOTE] Mình cung thấy đề nghị của bạn là chính đáng hơn cả .Chứ cứ lấy lý thuyết này lọ ra phán mà chẳng thấy có gì chứng minh ,cung không thuyết phục
noctilux
28-08-2010, 03:42 PM
em gõ lộn sorry các bác
ttanh
28-08-2010, 09:17 PM
Đừng có đem MF hay LF ra mà hù thiên hạ, tỏ ra hiểu biết nhiều, thực tế chụp hình bằng "miệng" thì ai có chỉ số IQ bình thường đều làm được cả. Thôi không nói thêm. Tôi lôi cái Thread này lên cho mọi người tham khảo vì thấy nó hay chứ không phải để cãi nhau.
thôi thì thôi ạ, em cũng có định cãi nhau với bác đâu
các bác tập trung vào cái vụ CMOS hay CCD đi, em thấy vụ này hấp dẫn đây
noctilux = ttanh? hihi ngộ nhỉ?
ttanh
28-08-2010, 11:10 PM
noctilux = ttanh? hihi ngộ nhỉ?
Thì em đã nói sorry gõ lộn rồi mà lị, dùng lộn nick, có sao không ạ?
Tập trung vào chủ đề đi bác
vuthang
30-08-2010, 09:19 AM
Càng đọc càng thấy hay.
Cám ơn các bác đã cung cấp các thông tin cần thiết
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.