View Full Version : Mở Len ra chùi, được và mất.
xacotara
05-11-2008, 02:03 PM
Các bác cho em hỏi, nếu len đã mở ra lau rồi thì sẽ thế nào?
Nếu len hơi hơi rễ tre một chút mình có nên mở ra lau không?
oabel
05-11-2008, 02:42 PM
Lau xong rồi thì lắp lại chứ sao ah. Rễ tre ít mà không ảnh hưởng tới ảnh thì khỏi lau cũng chả sao.
songlam
05-11-2008, 02:45 PM
Lau xong rồi thì lắp lại chứ sao ah. Rễ tre ít mà không ảnh hưởng tới ảnh thì khỏi lau cũng chả sao.
Hôm trước em có nghe 1 người nói, len MF (vd như M42) tháo mở lau vô tư, len AF đời sau tháo mở ra lau, lắp lại chất lượng giảm nhiều... Các bác thấy có đúng ko?
Tks.
ntphongzodiac
05-11-2008, 03:35 PM
Hôm trước em có nghe 1 người nói, len MF (vd như M42) tháo mở lau vô tư, len AF đời sau tháo mở ra lau, lắp lại chất lượng giảm nhiều... Các bác thấy có đúng ko?
Tks.
Đúng
Lớp Coating trên len rất quan trọng (tất nhiên chất lượng kính cũng rất quan trọng), nó làm cho ảnh có màu sắc tốt. Theo mình hiểu, mốc ăn lớp coating chứ ăn sao được kính?
lamky77
05-11-2008, 04:23 PM
bé mới tập chụp nên muốn hỏi thêm, nếu mở ra lau như thế thì chất lượng sẽ giảm khoảng bao nhiêu %. bé có tự mở 1 con len kít 18-55 của D40x hehe lau xong đúng là chụp xong ko muốn xem nữa Ac ac. đm ra tiệm thì bác thợ Lắc đầu luôn.
tuanmap
05-11-2008, 04:30 PM
Em thấy mở ra lau nó chả giảm tẹo nào cả. Có chăng là cảm giác thôi. Ống kinh có vấn đề mới phải mở ra lau, việc bị giảm chất lượng là do bị vấn đề này gây nên (ví dụ như bị mốc chẳng hạn) việc lau chùi nó chả ảnh hưởng gì cả. Em chưa thấy ai lấy ống kính mới tinh không bị gì ra lau cả, ống phải mang đi lau là ống có bệnh ít nhiều.
Ống cũ ngày xưa, lớp tráng nó đơn giản mà qua bao nhiêu năm cái gì bay được nó cũng bay rồi :D
Ống AF thì việc mở ra lau nó phức tạp hơn do nhiều chi tiết hơn (các mạch AF) còn mở ra lau nó cũng thế.
apham
05-11-2008, 05:26 PM
Bác tuanmap nói đúng quá. Lens mở ra lau chùi là công việc bình thường, bên nước ngoài họ làm chuyện này định kỳ như chỉnh trang, tra dầu mỡ, canh kẹo calibration chẳng có gì ghê gớm cả. Có khác bên Tây họ có thiết bị chính hãng phục vụ đàng hoàng còn ở nhà mình sửa quán cóc có khi tháo ra lắp vào toyét loét các con lens :)
xacotara
05-11-2008, 07:00 PM
Bác tuanmap nói đúng quá. Lens mở ra lau chùi là công việc bình thường, bên nước ngoài họ làm chuyện này định kỳ như chỉnh trang, tra dầu mỡ, canh kẹo calibration chẳng có gì ghê gớm cả. Có khác bên Tây họ có thiết bị chính hãng phục vụ đàng hoàng còn ở nhà mình sửa quán cóc có khi tháo ra lắp vào toyét loét các con lens :)
Nếu tách hai thấu kính ra lau chùi thì có làm mất lớp Coating không hay chỉ khi nào cho hóa chất tẩy rửa vào thì mới mất nó.
Việc của bác Apham mô tả hình như là chỉ gỡ ra lau chùi tra dầu mỡ cho phần cơ học phải không?
coolpix8700
05-11-2008, 08:06 PM
Bác ấy nói họ còn "canh kẹo" lại. Các bác thợ nhà mình cũng sẽ làm không kém, mà có khi còn hơn "bên nước ngoài" nếu họ có thiết bị "chính hãng" hay Tầu "xịn" cũng được để thực hiện việc "canh kẹo" đó (và họ cũng chịu khó download cả service manual để không tiết kiệm mấy cái lăng kính hay ốc vặn khi lắp vào nữa)!
maycatang
05-11-2008, 08:13 PM
Nếu tách hai thấu kính ra lau chùi thì có làm mất lớp Coating không hay chỉ khi nào cho hóa chất tẩy rửa vào thì mới mất nó.
Việc của bác Apham mô tả hình như là chỉ gỡ ra lau chùi tra dầu mỡ cho phần cơ học phải không?
Thông thường lens chính hãng lớp tráng rất tốt,bền màu, nên lau chùi sơ qua không có ảnh hưởng gì cả. Trừ khi bị mốc quá nặng phải mài thấu kính, lúc đó nó nới mất lớp coating bạ̣n à.
amater_hn
05-11-2008, 08:38 PM
Theo em thì hơi bị rễ tre hay bụi một chút thì cứ để thế mà dùng. Đừng cầu toàn quá bác ạ.
Len mà đã tháo ra chùi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến độ nét.
tuanmap
05-11-2008, 09:45 PM
Cái kính đeo mắt hàng ngày có 400 nghìn một cặp mà bác chùi thoải mái nó còn không trầy, không bay được lớp coat chống UV. Miễn là thổi bụi sạch là ổn.
Việc tháo ra ảnh hưởng đến độ nét là do việc tháo lắp không chuẩn, em có con 24mm f/2 AIS, tháo ra chùi lắp lại không kỹ nó bị sai nét ở vô cực, mang ra chỉnh lại thì hết nét vẫn căng thẳng tưng :)
Có bụi thì không chùi cũng không sao, nhưng có rễ tre nên mang đi chùi, nhiều khi mốc nó không ăn rộng ra mà ăn sâu vào hỏng lớp tráng thì không chùi ra được nữa.
Nhưng công việc chùi kính thì ở mình đa phần chùi mặt ngoài vì mặt trong nó là một khối các thấu kính thường được gắn chặt bằng keo (M42 ngày xưa hình như tháo tung ra được, nhưng những ống sau này em thấy không được nữa) cái khối này thường chưa thấy ai dám mở, nhưng nếu để bị mốc đến phần trong này chắc phần ngoài nó cũng đi gần hết rồi :)
Lau kính là việc bình thường thôi các bác ạ, thấy giá tiền 1 cái kính trên $1000 một cái thì nghĩ nó chắc mong manh lắm nhưng thật ra nó chả sao cả.
Cái kính trác địa đắt lòi còn lau được thì cái ống kính máy ảnh đã là gì đâu :)
Bạn em mang 16-35L II đi Hà Giang va phải đá gãy làm đôi, lấy giấy báo gói lại gởi đi bảo hành thay cái khớp nối, mạch, chùi lại kính chụp nó chả vấn đề gì nên các bác cứ yên tâm :D
Srono
05-11-2008, 10:44 PM
Em cũng nghĩ thế, em không bận tâm mua mấy ống đã được mở để service tất nhiên với điều kiện được service tốt. Vấn đề đúng là ở chỗ cái mốc trước khi lau có làm hỏng lớp coating không mà thôi.
Quan trọng là mình xem coating tốt, test lens để biết là lens không bị mất coating do mốc, không bị lệch tâm (nét không đều ở các góc) do lắp không chuẩn.
Ống bị mở mà lắp chính xác còn hơn nhiều so với ống canon được lắp không chính xác bởi chính canon haha
Zone5
06-11-2008, 01:56 AM
Em thì nghĩ khác ạ, lens ngày xưa chủ yếu là lắp ráp thủ công nên các rãnh, khớp được thiết kế để lắp ráp bằng tay dễ dàng, bây giờ tháo ra lau và lắp lại thủ công cũng ko ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác lắp ráp, nền sản xuất hiện đại đòi hỏi năng xuất cao nên có nhiều khâu được dập ép bằng máy, kiểu lắp ghép này khi tháo ra lắp lại sẽ giảm độ chính xác đi. Thêm một vấn đề nữa là trong xưởng sản xuất, khi lắp người ta có những bộ dưỡng cho từng loại sản phẩm để căn khi lắp hàng loạt, năng suất cao và chính xác, cái này thì thợ sửa thủ công ko thể có. Vấn đề cuối cùng và quan trọng nhất là tay nghề thợ sửa lens, khi đi sửa coi như lên bàn mổ, có khỏi bệnh thì cũng còn sẹo, tùy ca mổ mà khi trái gió trở trời có còn đau mỏi hay ko ^_^!
babypimp
06-11-2008, 08:04 AM
Em cũng có cái lens cổ mới mang đi lau, chuẩn bị lấy. Em muốn hỏi các bác là khi đi lấy lens thì mình phải test cụ thể thế nào, cần chú ý những điểm gì (ví dụ như khả năng AF, có bị lệch tâm không...)
Mong các bác giúp. :)
xacotara
06-11-2008, 10:51 AM
Mình mới mang đi lau một cái ok 105mm. Sau khi xem lau, trò chuyện với bác thợ, và xem các bài viết trên đây, mình rút ra kết luận thế này:
- Dịch vụ: là điểm quan trọng nhất của việc tháo ống kính ra lau chùi. Có nhiều chiêu rất nhỏ có thể ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ:
+ Không biết mở: sẽ dẫn đến gãy, vỡ các cấu kiện nhỏ bên trong. Ví dụ như ống 105mm có một ốc chốt nhỏ tí xíu. Nếu không biết mà cắn răng cắn lợi vặn ra thì coi như tiêu. Còn nếu mở không khéo làm hư đầu ốc (nhỏ tí xíu) thì cũng tiêu luôn. Sau khi mở ra và đóng lại, đầu ốc sẽ mất lớp sơn chống sét. Nếu để lâu sẽ sét luôn đầu ốc --> cũng tiêu luôn. Vậy nên cần phải biết mở ốc, có đồ nghề đúng kích cỡ để không hư ốc và sau khi xong phải xịt lại một lớp sơn chống sét để sau này có đường mở ra tiếp.
+ Không có hóa chất hỗ trợ để mở: thường các ống kính được máy lắp ráp và xài rất lâu mới phải mở ra. Vì vậy mở rất khó. Cần có các hóa chất làm lỏng và sạch các lớp vị ô xy hóa trước khi dùng lực để mở. Đây cũng là một điểm hết sức quan trọng.
+ Không dùng đúng hóa chất: nếu dùng các hóa chất tẩy mạnh quá sẽ làm mất lớp coating. Trường hợp mốc ăn sâu quá hư lớp coating mà không có hóa chất tẩy luôn lớp coating đó đi thì cũng không hết rễ tre.
+ Cần tra dầu mỡ vào các cấu kiện cơ khí. Nếu tra nhiều quá sẽ dây bẩn ra ống kính, không tra thì ống không trơn tru. Và loại dầu tra cũng phải đúng chủng loại. Các bác mà lấy nhớt xe máy ra tra chắc là tiêu luôn.
- Quyết định khi nào cần mở ra lau:
+ Với bụi nhỏ không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh --> cũng chẳng cần mở ra làm gì.
+ Khi bị rễ tre: Nên lau ngay, không nên để mốc ăn quá sâu làm hư lớp coating.
-Bảo quản ống kính:
+ Đừng quá tin tưởng vào tủ hút ẩm, tia tử ngoại... vì nếu ẩm trong ống kính và mốc đã có mặt bên trong ống kính thì tia gì cũng khó chiếu vào bên trong.
+ Nên lau chùi sạch sẽ sau khi chụp và phơi nắng khoảng 15 phút trước khi cất vào tủ. Nắng sẽ làm khô bên trong và diệt luôn nấm mốc, vi trùng các loại.
+ Nếu ống ít dùng, nên bọc vào một túi nilong mới trước khi cất vào tủ. Chú ý: dùng loại mới tinh. Tiếc tiền mà xài bao cũ thì còn tệ hại hơn nếu trong đó đã ẩm và có mốc.
- Chọn mặt gửi vàng. Để được phục vụ tốt, bạn cần tìm được người thợ tận tâm, yêu nghề. Điều này sẽ khó có ở các tiệm lớn khi mà nhân viên kỹ thuật làm công ăn lương. Vì vậy các bạn nên tìm các thợ uy tín lâu năm trong nghề.
KiNGHAI
06-11-2008, 11:37 AM
Cám ơn bác xacotara đã chia sẻ kinh nghiệm. Sẵn tiện bác chia sẻ luôn địa chỉ uy tín mà bác chọn để lau ống kính đi, để anh em đỡ phải tốn công tìm kiếm :-)
tuananhmap
06-11-2008, 11:56 AM
bạn em nó học bên Vi sinh,nó noí Vi nấm (Nấm là Vi nấm chứ ko phải Vi khuẩn) ko có thời gian bám Vào bề mặt thì ko mọc đc,he he he,nên có ống thì lấ ra mà dùng,các ống mốc phần lớn do cất trong tủ thôi.....em để lung tung ống trong phòng,....Vì tuần nào cũng ách đi chụp....he hehehe
songlam
06-11-2008, 12:04 PM
bạn em nó học bên Vi sinh,nó noí Vi nấm (Nấm là Vi nấm chứ ko phải Vi khuẩn) ko có thời gian bám Vào bề mặt thì ko mọc đc,he he he,nên có ống thì lấ ra mà dùng,các ống mốc phần lớn do cất trong tủ thôi.....em để lung tung ống trong phòng,....Vì tuần nào cũng ách đi chụp....he hehehe
Bác phát biểu thế thì nhiều bác đang lo lo, nhất là nhiều bác đang tàng trữ ống 1.2....:blink:
tuananhmap
06-11-2008, 12:15 PM
he he he,đâu có gì đâu anh, search chữ fungus là ra mà,coi nó hình thành thế nào,cơ chế ra sao,can thiệp cơ chéê sẽ tốt hơn ....Vì em biết có Bác để CZ trong tủ ẩm mà ẫn mốc (em ko noí ra,chỉ lấ í dụ rút kinh nghiệm)
Em để con SonY F878 trong phòng 3 năm chả có cái mốc nào,Về quê bị ô hơi nước là mốc ngaY....hờ hờ hờ
xacotara
06-11-2008, 12:31 PM
Cám ơn bác xacotara đã chia sẻ kinh nghiệm. Sẵn tiện bác chia sẻ luôn địa chỉ uy tín mà bác chọn để lau ống kính đi, để anh em đỡ phải tốn công tìm kiếm :-)
Bác chịu khó search trên forum này nhé. Em mà cho luôn địa chỉ em thấy tốt vào đây thì giống như là đi quảng cáo quá. --> mất giá trị bài viết.
Sorry sorry.
sonnt_vnu
06-11-2008, 12:38 PM
Bào tử nấm có ở quanh ta, nhưng nó muốn mọc được thì phải có điều kiện. Len bị mọc nấm là do để trong điều kiện độ ẩm, ánh sáng thích hợp, và do ko sử dụng nữa chứ. Cho vào tủ hút ẩm là đúng đắn nhất, độ ẩm khoảng 50% đã là an toàn rồi vì nấm ko mọc được. Khi cho len vào tủ ko nên bọc nylon, như thế đúng là phản tác dụng, len để trần thì hơi nước còn ở trong len mới thoát ra ngoài được chứ.
Len mà đi ở vùng ẩm ướt về, ko tống vào tủ hút ẩm mà lại phơi nắng thì cũng ko tốt. Hơi ẩm nó bay lên nhanh, ko thoát ra đc, lại đọng thành giọt thì đến lúc khô đi để lại vết bẩn thì sao?
cuongiaydau
06-11-2008, 01:22 PM
"Cái vụ đem phơi nắng theo em cũng ko phải là ko tốt đâu vì tia tử ngoại có tác dụng diệt nấm. Còn đơn thuần là để làm giảm độ ẩm thì cứ bỏ tủ là tốt nhất. Thế nên phơi nắng vào buổi trưa đối với các lens nghi ngờ có hiện tượng nấm cũng tốt, nếu mở toang được ống kính để phơi thì tốt nữa, hehe (just kidding)". Cái này em viết sai đấy, sorry các bác nhé
Gốc rễ của việc đọng nước là do việc thay đổi nhiệt độ đột ngột -> hơi nước tích tụ trên bề mặt phần tiếp giáp giữa nóng và lạnh (VD: đem ống từ trong phòng máy lạnh ra trời nắng thì dễ bị hơi nước bám bên ngoài ống & ngược lại). Vậy nếu ta thay đổi nhiệt độ 1 cách từ từ thì cũng ko sao.
Nhưng mà túm lại nếu ống còn ngon lành thì em nghĩ cứ bỏ vào tủ chống ẩm vì nếu đơn giản là để giảm độ ẩm đến tối ưu chống nấm thì ko thể nhanh được. Việc cho lens vào túi nilon thì đúng là đi ngược lại với nguyên tắc dùng tủ chống ẩm
xacotara
06-11-2008, 01:59 PM
Khi cho len vào tủ ko nên bọc nylon, như thế đúng là phản tác dụng, len để trần thì hơi nước còn ở trong len mới thoát ra ngoài được chứ.
Đây là kinh nghiệm của lão tiền bối, mình chỉ tổng hợp lại. Nguyên văn là như thế này
- 1/ Kinh nghiệm cho thấy, len để trong tủ hút ẩm, có tia tử ngoại... vẫn có thể mốc (Đương nhiên là thợ nên lão tiền bối tiếp xúc được với nhiều trường hợp hơn mình và truyền lại. Mình chưa để trong tủ lâu đến mốc nên không biết.)
- 2/ Việc cho vào bao nilong chỉ là cho len cần cất lâu, ko dùng đến. Quy trình có 3 bước:
a- Lau chùi len thật sạch --> giảm nấm bên ngoài
b- Phơi nắng 15 phút để diệt nấm mốc và giảm độ ẩm bên trong.
c- Cho vào bao nilon quấn lại --> cách ly với môi trường, giữ nguyên hiện trạng (đã diệt nấm và giảm ẩm)
Mình là lính mới tập tọe, nghe rồi nói lại. Có sai các bác chỉ bảo thêm.
cuongiaydau
06-11-2008, 02:31 PM
Việc cho lens vào tủ chống ẩm nhằm nhanh chóng đưa nhiệt độ và độ ẩm của môi trường quanh lens về mức tối ưu. Bác quấn nilon chả khác gì làm chậm quá trình trên. Cho dù lens của bác có được lau sạch thì độ ẩm và nhiệt độ ẩm trong túi nilon vẫn là của môi trường ngoài. Nhiệt độ có thể nhanh chóng về mức setup trong tủ vì nilon dẫn nhiệt nhanh nhưng độ ẩm thì sẽ lâu nếu bác bọc kín.
Việc định cách ly với môi trường tủ chống ẩm theo cách trên chả khác gì cho rằng môi trường trong tủ không tốt bằng môi trường ngoài :biggrin:
amater_hn
06-11-2008, 08:10 PM
Em chẳng phơi nắng làm gì cho mất công canh giữ.
Đơn giản là đặt lên trên màn hình CRT chừng vài ba tiếng sau đó cho vào trong tủ chống ẩm là đủ thôi.
cuongiaydau
06-11-2008, 09:15 PM
Em thì lại nghĩ đến cái tác dụng dùng tia cực tím của ánh nắng buổi trưa để diệt khuẩn hơn là dùng để sấy khô (thay vì bác phair tháo ra để lau sạch). Còn với cách dùng nhiệt để sấy khô (ánh sáng mặt trời, tivi, đầu ...) theo em đều ko tốt vì nếu dùng nguồn nhiệt thấp sẽ mất khá nhiều thời gian, chẳng thà bỏ tủ chống ẩm. Nếu nguồn nhiệt quá cao dễ gây hiện tượng chênh nhiệt khi dừng quá trình sấy dẫn đến tụ nước như kể trên.
Chính vì vậy nên người ta nghĩ ra tủ/hộp chống ẩm để sấy (giảm bớt độ ẩm) tại 1 môi trừờng nhiệt độ phù hợp & ko đổi (dùng hóa chất hoặc điện năng thay vì dùng nhiệt)
babypimp
06-11-2008, 11:52 PM
Em đọc trong user manual của cái máy của em thì thấy bảo là không nên để máy ở gần những nơi mà từ trường lớn như tivi, lò vi sóng,... Và body nào cũng như nhau nên em nghĩ không nên đặt trên nóc tivi, hơi nóng thì có, lại tận dụng lúc xem TV thì sấy luôn nhưng như thế có thể hại đến các linh kiên bên trong.
Em thấy dùng bóng đèn dây tóc (như đèn bàn) để sấy thì tốt hơn, nhưng biện pháp này còn tốn điên hơn là dùng tủ chống ẩm, có chăng chỉ là tạo ánh sáng để nấm mốc không phát triển được thôi. Vì thế nên đi đâu về nếu cảm thấy ẩm thấp quá thì đem máy ra sấy dưới bóng đèn 1 lúc rồi hãy cho vào tủ hoặc hộp chống ẩm. :)
xacotara
07-11-2008, 06:37 AM
Mình nghĩ, hay là quấn nilon, len sẽ cách biệt với môi trường bên ngoài, thiếu oxy nên nấm không phát triển được.
coolpix8700
07-11-2008, 07:59 AM
Rễ tre không chỉ ở Việt Nam mình mới có, ở Châu Âu, cũng có lúc độ ẩm lên cao, nhưng cũng chỉ hơn cái tủ hút ẩm của mình một chút, còn về mùa đông, người ta còn phải mua máy tạo ẩm về cho phòng đỡ khô, trẻ con Việt Nam mình không quen rất hay đổ máu cam vì không khí quá khô mà họ còn phát hiện ra rễ tre. Cẩn thận các bác cứ lên Tràng Tiền (của hàng bán thiết bị đo lường mua một ống tia cực tím, thỉnh thoảng chiếu cho chúng 1 chút).
Còn cái việc tháo lens, thì em nghĩ, với những lens cổ ngày xưa, cả cái lens có 4, 5 thấu kính việc tháo lắp chắc không có vấn đề gì. Nhưng những cái lens mới bây giờ thì rất khác, ít nhất cũng 10-12, nhiều cái lên đến 17-18 các loại thấu kính khác nhau để ghép thành từng nhóm. Tháo ra rồi để lắp lại cho cả cái hệ thống ấy được như cũ, đặc biệt là các lens Zoom, mà không có thiết bị cân, chỉnh là điều rất khó. Các bác thợ nhà mình dù có lão luyện đến đâu thì cũng mới được "thử" 1 đến 2 cái thì xác suất thành công càng nhỏ!
Nhà em ở cạnh nhà Bác Long Tân Binh, em cũng được biết, để khử rẽ tre sẽ phụ thuộc vào mức độ, nhẹ, chỉ lau sơ qua, nặng Bác ấy phải cạo cả lớp tráng trên mặt!
hoami0770
07-11-2008, 08:18 AM
Nói chung trước khi mua len ta nên kiểm tra nấm mốc thật kỹ càng. Sau khi mua về thì nên bảo quản cũng thật kỹ càng, em nghĩ nấm mốc khó mà xâm nhập được. Em chỉ có cái tủ chống ẩm thôi, đến giờ cũng chưa thấy có hiện tượng ăn mòn gì cả.
songlam
07-11-2008, 08:27 AM
Các bác giải thích giúp em, em mua cái máy Practika + OK pentacon 50/1.8. Cách đây hơn 10 năm em ko chụp phim nữa, cái máy nó cũng rẻ, nên em để trong cái hộp nhựa, chẵng chống ẩm gì cả. Em cũng xác định nó là đồ cũ rồi nên chẳng quan tâm. Sau 10 năm em lôi ra, ống kính trong veo, không rễ tre, không mốc... nói chung là không việc gì cả...Lý do vì sao ạ ?
Tks.
hoami0770
07-11-2008, 08:46 AM
Các bác giải thích giúp em, em mua cái máy Practika + OK pentacon 50/1.8. Cách đây hơn 10 năm em ko chụp phim nữa, cái máy nó cũng rẻ, nên em để trong cái hộp nhựa, chẵng chống ẩm gì cả. Em cũng xác định nó là đồ cũ rồi nên chẳng quan tâm. Sau 10 năm em lôi ra, ống kính trong veo, không rễ tre, không mốc... nói chung là không việc gì cả...Lý do vì sao ạ ?
Tks.
He...he...như vậy chắc em nghĩ bác songlam "may mắn" quá :goodluck:
Để trong hộp nhựa thì phần không khí cũng bị giới hạn, em nghĩ cũng đỡ được hơi ẩm trong không khí lưu thông.
babypimp
07-11-2008, 11:14 PM
Em thì em chỉ lo cái lúc mang vác đi đâu xa (tầm 2 ngày trở lên thôi). Đi chơi cũng chả biết thời tiết nó ra làm sao, mà chẳng lẽ vì cơn mưa (dù nhỏ) mà vứt hết đồ đạc ở nhà? Phí lắm.
Không lẽ thồ thêm cái hộp chống ẩm theo?
Penner
08-11-2008, 01:25 AM
Em thì chưa mở cái lens nào (lens máy ảnh thôi ạ, hệ hiển vi quang học và phân cực em phá cũng kha khá rồi). Nói chả dấu gì các bác, em chân tay nó hậu đậu, ba cái việc tỉ mỉ khéo tay thế là em chào thua luôn. Chưa nói đến chuyện đồ-nghề tháo lắp, lau chùi em cũng không có nốt. Bản vẽ lắp của lens em cũng chả có cái nào luôn. Để an toàn nhất và tránh rủi ro, em mang nhờ đốc tờ chuyên khoa lens. Họ có đồ, có nghề ạ. Có một trong hai chữ đồ-nghề cũng chả sửa được lens. Đồ đứng trước nghề, nên đồ quan trọng hơn, và quan trọng hơn nữa, đồ phải tốt. Lan man tí các bác ạ!
Em xin góp vài ý trao đổi cùng các bác ạ. Đầu tiên phải nói đến phần nấm/mốc rễ tre. Cái này chắc các bác chả lạ gì, đã từng mắt thấy, tai nghe rùi ạ, khỏi mắc công em mô tả thêm. Có điều, việc mô tả nấm/mốc dạng điểm/chấm hay rễ tre thường được quy cho bào tử nấm/vi sinh vật ... (bác nào làm sinh học confirm cho em phát) gây ra. Em lại nghĩ hơi khác một chút ạ.
Lens thông thường được chế tạo từ một hệ các thấu kính thủy tinh tùy thuộc thiết của hệ quang học. Về chuyện tối ưu hóa hệ thống quang học rất dễ nhận thấy bởi hầu hết các hãng sản xuất lens đều thiết kế hệ quang học tương tự hoặc gần giống nhau. Việc thiết kế các thấu kính ngoài phần vật liệu (thủy tinh quang học) còn yêu cầu về rất nhiều yếu tố hình học khác. Em sợ mắc công các bác phải đọc, bác nào quan tâm sâu hơn về thiết kế hệ quang học, tham khảo tại đây ạ:
http://www.zemax.com
Bề mặt thấu kính luôn được phủ một lớp vật liệu đặc biệt (thin film) và khác nhau theo từng hãng, luôn được giữ kín. Điều này hoàn toàn trái ngược với vật liệu và công nghệ sản xuất thủy tinh quang học, thường được công bố khá công khai và được coi là tri thức nhân loại, các bác xài thoải mái, ko phải trả tiền. Về công nghệ, lớp phủ này có thể là một lớp hoặc nhiều lớp (MC) với phương pháp bốc hơi chân không - 1 lớp; hoặc phún xạ cathode (CS-cathode sputtering) - MC. Nikon hiện nay đã phát triển kỹ thuật mới từ công nghệ sol-gel gọi tên rất hot: Nano Coating cũng chính là để tạo nên cái lớp phủ này.
Dài dòng như thế cũng chỉ để nói rằng, việc xuất hiện nấm/mốc trên bề mặt thấu kính hoàn toàn không có nguyên nhân sinh học. Vì vậy, việc tiêu diệt nấm mốc trên bề mặt thấu kính bằng tia tử ngoại (UV) là không có tác dụng! (Phần ảnh hưởng bởi tia UV em sẽ bổ xung tiếp sau ạ).
Tuy nhiên, nấm/mốc là hoàn toàn có thật, và sự xuất hiện của nó gây ra do hiện tượng (1) ăn mòn và phá hủy điện hóa (đối với lớp coating); (2) hóa học (đối với vật liệu thủy tinh quang học). Sự xuất hiện của nấm mốc trên bề mặt thấu kính là ngẫu nhiên và thông thường nó bắt nguồn từ vị trí tại đó bề mặt thấu kính bị dính bụi hoặc tạp chất. Kích thước hạt bụi (từ sub - 1 vài micron) và thành phần hóa của hạt bụi có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển của nấm/mốc. Độ ẩm môi trường và nồng độ các chất khí (đặc biệt CO2-carbon dioxite) cũng là tác nhân đặc biệt quan trọng.
Như vậy, đối với một lens đã xuất hiện dấu hiện nấm/mốc, tùy theo mức độ (điểm mốc) có nghĩa bề mặt lớp coating đã bị phá hủy, và mức độ nặng hơn (rễ tre) bề mặt thấu kính thủy tinh cũng bị ăn mòn. Nói cách khác, chất lượng bề mặt lens đã suy giảm và do đó, khả năng chống lóa (flare) cũng giảm theo. Việc lau sạch nấm/mốc hoàn toàn không ngăn chặn khả năng tiếp tục lan rộng nếu lens không được bảo quản tốt hơn cũng như không thể phục hồi chất lượng lens như thiết kế ban đầu. Ở đây, việc lau lens mang ý nghĩa tinh thần đối với người sử dụng và giá trị thẩm mỹ của lens nhiều hơn việc cải thiện chất lượng quang học.
Về UV và hiện tượng "mù" của lens và các thiết bị quang học: Em đã trình bày ở trên, tia UV hoàn toàn không có tác dụng trong việc ngăn chặn nấm mốc. Chuyện đó thì chả có gì đáng để nói, dù sao nó diệt khuẩn cũng tốt cho lens hơn, phải không ạ? Tuy nhiên, rắc rối lại ở phần sau, theo quan điểm của em thôi á!
Đối với bất kỳ thiết kế hệ quang học nào đi nữa, chất lượng hệ quang học về mặt thiết kế phải được tối ưu hóa và giảm tối đa hiện tượng quang sai (comatic), cầu sai (SA) và sắc sai (CA). Em chỉ đề cập đến CA và SA ở đây bởi nó liên quan đến cái tia UV. Với thiết kế hệ quang học để giảm hiện tượng CA và SA người ta thường sử dụng một loại thấu kính thủy tinh đặc biệt gọi chung là kính tiêu sắc (Achromatic Lens/Achromat).
Achromat là thấu kính đặc biệt, được chế tạo bởi hai thấu kính thủy tinh quang học gắn với nhau qua một lớp keo cánh kiến dày khoảng 1-3 micrometer. Trong đó thấu kính hội tụ được chế tạo bởi thủy tinh quang học hệ alkali-lime silicate (kiềm-đá vôi) hoặc borosilicate (thủy tinh cao Bo). Thấu kính phân kỳ là hệ flint nặng/nhẹ (flint glass) có thành phần quạn trọng nhất chứa PbO (flint chì cổ điển) hoặc các oxide khác (ZrO2, TiO2, RhO...). Thành phần hóa, nguyên liệu và công nghệ nếu cần em bổ xung sau ạ, nói ra có mất cả ngày.
Lan man quá. Em vào vấn đề chính đây ạ. Cái lớp keo cánh kiến biến tính để dán 2 thấu kính thủy tinh là một lớp rất nhạy cảm. Nó nhạy cảm không chỉ bởi độ ẩm, nhiệt độ mà còn do tia tử ngoại (UV) cũng như thời gian nữa. Đây chính là một trong những lý do tại sao các hãng sản xuất khuyến cáo không tắm nắng cho lens kẻo lens còi xương. Cái lớp keo biến tính này dưới tác dụng của độ ẩm và sự thay đổi nhiệt độ, qua thời gian khả năng thấu quang của nó suy giảm, và nó để lại một lớp mờ cản quang giữa hai thấu kính dẫn tới hiện tượng "mù" lens.
Chả biết còn gì nữa không, cơ mà cám ơn các bác bỏ thời gian đọc mấy thứ em viết lăng nhăng ạ!
P/S: Lens tây (Âu) đỡ mốc hơn lens ta không phải vì độ ẩm của họ thấp hơn ta (bác nào ở tây mùa tuyết tan thì biết ạ) mà tại không khí tây ít bụi hơn ta, môi trường không ô nhiễm bởi các chất thải khí như ta. Là em đoán thế thôi!
Gen NT
08-11-2008, 07:34 AM
Em chơi máy khá lâu (hơn 30 năm), bị nấm mốc cũng vài cái, chủ yếu là lúc nhỏ vào thời kỳ quá xá độ của nước nhà, không có tiền ăn lấy gì ảnh ọt cộng với thiếu hiểu biết. Máy ảnh cứ cất vào tủ quần áo và khóa lại cẩn thận nữa chứ, đến lúc lấy ra thì hỡi ơi ống kính như được mắc dây điện chằng chịt trong đó, đem ra ông bác là nhiếp ảnh gia Tam Thái (đã qua đời), thì ông cũng bó tay luôn. Sau đó em bảo quản cũng rất rất đơn giản không quá phức tạp gì cả: kiếm cái rương (hòm) khá rộng, không nhất thiết phải kính hơi gì cả, bỏ body và lens vào đấy, bắt 1 bóng đèn trái ớt thắp quanh năm suốt tháng. Sau này nước nhà mở cửa, em mua cái hộp chuyên dùng mica trong có gioang cao su (em thấy made in HongKong) bỏ đồ nghề vào và bỏ vào đấy một bụm hạt chống ẩm được bỏ vào chiếc vớ loại 100% nylon cột lại là xong, khi thấy hạt chống ấm ngả sang màu hồng thì thay cái bọc mới hoặc cũng có thể rang lại sấy khô lại xài tiếp. Lâu lâu mang cả cái hộp có đồ nghề trong đó đem phơi nắng là không con nấm mốc nào sanh sôi nẩy nở cả.
cuongiaydau
08-11-2008, 08:26 AM
Cảm ơn bác penner đã xóa mù giúp em. Thế mà trước giờ cứ nói đến nấm mốc em lại nghĩ là do tác nhân sinh học.
Về việc lau nấm mốc thì theo em nghĩ nó cũng phần nào có chút ít tác dụng đấy chứ. Vì các vùng nấm mốc cũng suy giảm lượng ánh sáng truyền qua đó mà (có thể nhận thấy khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu)
tuananhmap
08-11-2008, 08:57 AM
Cảm ơn Bác Penner,baì Viết rất ấn tượng! các ống kính của em đang để ngoài cửa sổ 2 tuần hanh nắng chứ ko nắng trực tiếp,Và ở ngoài tủ chống ẩm khoảng 3 tháng,trong phòng có hồ cá,..... để qua Tết coi ổn ko...hì hì hì!
Em xin góp vài ý trao đổi cùng các bác ạ. Đầu tiên phải nói đến phần nấm/mốc rễ tre. Cái này chắc các bác chả lạ gì, đã từng mắt thấy, tai nghe rùi ạ, khỏi mắc công em mô tả thêm. Có điều, việc mô tả nấm/mốc dạng điểm/chấm hay rễ tre thường được quy cho bào tử nấm/vi sinh vật ... (bác nào làm sinh học confirm cho em phát) gây ra. Em lại nghĩ hơi khác một chút ạ.
http://www.mypentax.com/Fungus.html
Nấm mốc gây ra hiện tượng rể tre là có thật. Tệ hại nhất là nhiều loại fungi này tiết ra nhiều acid hủy hoại lớp coating vì các loại coating căn bản là kim loại magnesium fluoride kết hợp với các loại metal oxide khác. Do đó dù UV có giết được fungi thì những chất acid vẫn nằm đó và tiếp tục ăn mòn lớp coating. Diệt fungi thì tốt nhưng cần phải chùi sạch chất acid còn lại mới tránh được rể tre loại bỏ các phần tử bụi là chất dinh dưỡng cho fungi.
Thế thì lau chùi bằng cách nào? Chỉ đem ra cho bác thợ đầu đường để lau thì chỉ hại thêm vì OK được chế tạo trong môi trường sạch, tháo mở OK ở nơi bụi bẩn chẳng phải là ưu sách. Không khí ở các nước tây mỹ đã chứa khoảng 1-10 triệu hạt bụi và khoảng 3% số này là viable particles (vi khuẩn, phấn hoa, vi bào nấm= fungi spore). Ở VN tỷ lệ này cao hơn vì độ ẩm cao.
Độ ẩm cao kéo dài còn có thể tạo hiện tượng rỉ sét, thoái hóa của phần kim loại trên coating ( các thấu kính ở giửa, thường là 2 thấu kính trước và sau apperture) làm nó bị mờ dù không phải do nấm mốc.
Tóm lại muốn diệt nấm và bảo vệ lens thì phải vừa giữ sạch vừa tránh ẩm là tốt nhất.
theo như kiến thức "lụm lặt , ba mứa" cuả em thì việc lau lens có nhiều yếu tố , cũng giống như con bệnh đến bác sỉ vậy ! tuỳ theo bệnh trạng , theo em nếu có vài đốm rể tre nhỏ thì ko ảnh hưởng gì đến lớp coat sau khi lau cả ! nhưng nếu để lâu dần lớp coát bị rể tre ăn thâm dầy lên thì chắc 1 đều là sau khi lau sạch rể chổ đó thì lớp coat cũng bị bay luôn , tuy ko ảnh hưởng gì đến chất lượng ảnh ,nhưng rất khó chịu khi nhìn vào ! về fần lens MF , AF thì lớp tráng phủ có khác nhau chút ít ! lens MF thì lớp tráng phủ mỏng hơn AF , nên khi lens bị rể tre thì khi lau lens AF dể bong tróc hơn lens MF ( coat càng dầy rể tre ăn càng mạnh và sâu ) theo em việc vệ sinh kính lens là việc cần làm , tuỳ theo thợ làm dùng dung dịch gì khi lau lens ( giống như bệnh nhẹ mà cho thuốc liều cao thì sẻ có di chứng ) đây là 1 trong những bí mật nghề nghiệp mà các bác thợ giỏi dấu kỷ ! em ko tiện nói ra mong các bác thông cảm ! hy vọng sẻ giúp thêm cho các bác "mới" có thêm chút ít kiến thức ạ ! thanks
Zone5
09-11-2008, 12:16 PM
@Pener: Oài, hàng ngày gặp toàn tám chuyện đâu đâu trên trời dưới đất, ko ngờ ông anh đốc tờ của em hiểu biết uyên thâm thế, bái phục lắm lắm ^_^!
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.