PDA

View Full Version : 02-2020 Hành hương về Đất Thánh



joseph.luong
08-03-2020, 07:51 AM
Cuối tháng 2 vừa rồi, vợ chồng em thật may mắn được cơ hội tham gia vào chuyến hành hương Đất Thánh của Linh mục Nguyễn Tầm Thường.
Điều may mắn, đúng ra là nhờ ơn Chúa, là vì tất cả các chuyến hành hương của Cha Tầm Thường đều book hết chỗ rất nhanh. Phải trước cả năm trời may ra còn chỗ. Nhưng vào thời điểm đầu năm 2019 khi lịch hành hương của năm 2020 chỉ còn lại chuyến tháng 2 (cũng là 1st choice của em) thì chỉ 2 tuần sau khi em ghi danh và đóng $ thì 2020 hết chỗ!
Tương tự, đầu năm nay khi lịch hành hương Israel và Châu Âu 2021 ra thì đã hết sạch chỗ. Em đoán các chuyến 2022 chắc cũng đã gần hết. Vì vậy em mới thấy thật "may mắn" khi có cơ hội 1 0 2 này.

https://live.staticflickr.com/65535/49630803877_856645a0cb_b.jpg (https://flic.kr/p/2iBGQT8)Jerusalem in the morning (https://flic.kr/p/2iBGQT8) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr



Đối với người Công Giáo VN thì cái tên Nguyễn Tầm Thường có thể nói rất quen thuộc. Cha nổi tiếng về các sách suy niệm của ngài. Năm 2007, cha Tầm Thường xuất bản cuốn sách Kẻ Đi Tìm với những bài viết suy niệm cũng như kể về các địa danh mà Cha đã đi qua trong chuyến đi Đất Thánh của Cha.

https://live.staticflickr.com/65535/49632008733_f8630954e3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iBP23v)Lm Nguyễn Tầm Thường (https://flic.kr/p/2iBP23v) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Và với nhu cầu các tín hữu muốn tìm về Đất Thánh để cầu nguyện và tìm hiểu Thánh Kinh, Cha Tầm Thường đã quyết định lấy thẻ "Spiritual Leader" để chính Cha có thể hướng dẫn mà không cần qua trung gian dịch vụ của bộ du lịch Do Thái. Đây chính là điểm khác biệt giữa chuyến hành hương Kẻ Đi Tìm với các chuyến hành hương khác.
Thông thường các đoàn hành hương bất kể từ đâu đến đều phải qua các hướng dẫn viên địa phương. Và còn phải tùy vào họ là Muslim, Do Thái, Palestine, Kitô Giáo mà thông tin, cách giải thích cũng khác biệt. Đa phần là kiến thức du lịch nhiều hơn. Ngoài ra mỗi ngày phải dừng 2 nơi shopping mua đồ kỷ niệm để cho tài xế và hdv kiếm tiền huê hồng. Còn những khác biệt nữa em sẽ kể thêm sau này.

Đoàn hành hương Kẻ Đi Tìm lần này đi 10 ngày. Ngủ 3 đêm ở Nazareth, 3 đêm ở Bethlehem, và 3 đêm ở Jerusalem.

Ngày đầu tiên là ngày tụ họp. Mọi người sẽ đáp phi trường Ben Gurion ở Tel-aviv và sẽ đón xe đi khoảng 2h về hướng bắc đến Nazareth. Chuyến của em đáp 10:30 sáng. Chuyến trễ nhất đáp 9:30 tối. Trong chuyến hành hương này chỉ có vc em từ Canada. Còn lại đều đến từ USofA.
https://live.staticflickr.com/65535/49632280276_df4095aac2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iBQpLh)Trip (https://flic.kr/p/2iBQpLh) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

hien2008
08-03-2020, 08:59 AM
Thú vị đây. Mong được du lịch qua ảnh của Anh. Chúc anh Bình An.

windypham
08-03-2020, 10:30 AM
Thấy title là quá hấp dẫn rồi. em xin làm fan cứng của thớt ạ.

petertruong83
08-03-2020, 06:05 PM
Hình landscape của bác js là quá đẹp rồi! Hóng thêm hình update từ bác! Bác đi du lịch nhớ cẩn thận “cô vi”. Chúc an toàn và quyết thắng!

joseph.luong
08-03-2020, 09:21 PM
Cám ơn bác Hiển, Phong, và Peter đã ghé thớt em. Lần này đi khác với các chuyến hành hương trước của em. Khác biệt đầu tiên là đi theo đoàn. Nghĩa là đi theo lịch trình hẳn hoi, cần tinh thần kỷ luật, hòa đồng tập thể chứ không dễ dãi như đi tự túc.

Trước khi đi thì "đơn xin trợ cấp lens" của em được duyệt và em đã quyết định sắm thêm chiếc lens Tamron 28-75mm f/2.8. Mục đích chính của chuyến hành hương là học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện nên em chỉ mang máy với dự định chỉ chụp kiểu snap shot chứ không có thời giờ nhiều mà đứng canh composition với lens 55mm như vẫn thường làm. Bởi vậy lens zoom đa dụng này rất thích hợp với em. Em cũng mang theo 55mm nhưng rốt cuộc đều nằm trong hotel suốt chặng đường hành hương. 100% các tấm ảnh của chuyến đi đều từ combo này:

https://live.staticflickr.com/65535/49634306506_0cdae3097e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iC1N6h)DSC_0565 (https://flic.kr/p/2iC1N6h) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Còn về "cô Vy" như bác Peter có nhắc qua thì đoàn cũng gặp chuyện khi ở Bethlehem. Em sẽ kể sau. Trước khi đi thì dịch này chủ yếu vẫn ở TQ, chưa có phát ra Hàn Quốc, Italy, Iran như bây giờ. Thời điểm đó thì Israel đã cấm tất cả các chuyến bay từ TQ, Đài Loan, Macau, HK. Thành thử ra khi em đến Tel-aviv qua Hải quan rất nhanh, suốt cả chặng đường hầu như không thấy một bóng dáng TQ nào cả.

joseph.luong
08-03-2020, 10:47 PM
Trong khi xe chạy từ phi trường Tel-aviv về Nazareth, em mời các bác vừa ngắm cảnh vừa nghe em kể sơ qua về lịch sử Do Thái và một vài khác biệt giữa các tôn giáo nơi đây.

https://live.staticflickr.com/65535/49632548902_51caedf2c7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iBRMBL)Trip (https://flic.kr/p/2iBRMBL) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Dân tộc Do Thái gắn liền với Do Thái giáo - Judaism. Tổ tiên của dân tộc là ông Abraham. Ông Abraham đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của Chúa. Và từ dòng dõi dân này Thiên Chúa hứa sẽ ban một vị Cứu Tinh, một Đấng Cứu Độ để giải thoát con người khỏi tội lỗi*. (*tổ tiên con người là Adam và Eva vì muốn được ngang hàng với Thiên Chúa nên đã sa vào tội lỗi và hậu quả là sự chết đã đến thế gian. Con người từ đó đánh mất đi sự tương quan hài hòa với Thiên Chúa và với nhau).

Từ đời tổ phụ Abraham trở đi còn rất nhiều câu chuyện rất thú vị nhưng em xin tiến nhanh đến khoảng năm 1000 TCN. Lúc này dân Do Thái mới có nền quân chủ đầu tiên do vua Saul (tiếng Việt phiên âm ra là Sa-un) cai trị. Nhưng sau đó xảy ra cuộc nội chiến với một người tên là David và cuối cùng sau khi bị quân Phi-li-tinh/Philistines vây kín ở núi Ghin-bô-a/Gilboa, các con đều tử trận thì vua Saul cùng bộ hạ đã tự kết liễu đời mình trên đỉnh núi. David lên ngôi và tập họp lại 12 chi tộc* Israel và đã chiến thắng các quân ngoại bang. (*Abraham sinh ra Isaac. Isaac sinh ra Jacob. Từ Jacob ra đời 12 chi tộc Israel)

https://live.staticflickr.com/65535/49631789933_32da1b9afa_b.jpg (https://flic.kr/p/2iBMU16)Trip (https://flic.kr/p/2iBMU16) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


David chiếm lấy Jerusalem và lập ra triều đại David. Người Do Thái trở thành 1 cường quốc thời đó. Sau David, người con kế vị là Vua Solomon tiếp tục cơ nghiệp của vua Cha và triều đại này trở nên cực thịnh, có thể sánh ngang hàng với Ai Cập kề bên. Nhưng khi Solomon mất thì đất nước bị chia đôi Nam Bắc. 10 chi tộc ở phía bắc gọi đất nước là Israel. Israel là tên của tổ phụ Jacob đổi tên sau này. Miền Nam có 2 chi tộc Judea và Benjamin gọi là đất nước là Judea. Vì vậy người Do Thái ngày nay vẫn được gọi là Jews.

Năm 725 TCN, quân Assyria (Át-sua) chiếm đánh Israel. Miền Bắc thất thủ và dân chúng bị lưu đày khắp nơi. 10 chi tộc biến mất trên bản đồ đến nay vẫn chưa tìm lại được. Ngày nay, Do Thái đang bắt đầu nỗ lực tìm kiếm lại 10 chi tộc này trên khắp thế giới để con cháu có thể hồi hương.

Năm 586 TCN, Babylon chiếm đánh miền Nam. Judea thất thủ và bị lưu đày hơn 50 năm. Lý do chỉ có hơn 50 năm là vì Babylon sau này bị quân Ba-tư/Persian chiếm. Vua Ky-rô/Cyrus của Ba-tư đã cho phép dân Judea trở về quê hương của mình.

Đến thời đế quốc Roma thì Judea dần dần trở thành thuộc địa La mã. Đến năm 70CN, tức khoảng 40 năm sau khi Chúa Giêsu chết và Phục Sinh, người Do Thái nổi dậy thì quân La mã biến Jerusalem thành bình địa. Dân tộc Do Thái một lần nữa bị lưu đày, tản mác khắp nơi trên thế giới.

Phải sau Thế Chiến II, năm 1948, thì người Do Thái mới được trở về mảnh đất quê cha đất tổ. Tức là suốt hơn 19 thế kỷ, dân tộc Do Thái không có quê hương đất nước!
Trong 19 thế kỷ qua thì mảnh đất Israel này đã có những người khác định cư sinh sống làm ăn. Họ là những người Palestine. Vì vậy, giờ em mới hiểu hơn về sự căng thẳng giữa Palestine và Do Thái.


https://live.staticflickr.com/65535/49632281411_639aa0e282_b.jpg (https://flic.kr/p/2iBQq6R)Trip (https://flic.kr/p/2iBQq6R) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Về Tôn Giáo:

Có 3 tôn giáo chính ở nơi đây: Do Thái Giáo - Judaism, Hồi Giáo - Islam, và Kitô giáo - Christianity.
Em xin giải thích thêm về Christianity. Kitô giáo - Christianity là danh từ dùng chung cho những tôn giáo tin vào Chúa Giêsu Kitô. Vì có rất nhiều tôn giáo tin vào Chúa Giêsu nên khi nhắc đến nhiều hoặc tất cả các tôn giáo này thì danh từ Chrisianity được dùng. Tương tự, những người tin vào Chúa Giêsu thì có danh từ Kitô hữu - Christians.

Do Thái Giáo: Thiên Chúa của Do Thái giáo cũng là Thiên Chúa của Kitô giáo. Bộ Thánh Kinh Do Thái - Hebrew Bible đều nằm trong phần Cựu Ước - Old Testament của Thánh Kinh Kitô giáo. Theo phần Cựu Ước thì sau khi tổ tiên loài người sa vào tội lỗi thì Thiên Chúa vẫn yêu thương con người. Ngài hứa sẽ ban Đấng Cứu Độ để cứu con người. Ngài chọn một dân riêng và từ đó sẽ xuất hiện Đấng Cứu Tinh. Người Do Thái ngày nay vẫn đang mong đợi Vị Cứu Tinh ấy.
Nhưng với Kitô giáo thì Vị Cứu Tinh ấy chính là Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã xuống thế làm người, chịu khổ hình, chết và sống lại để cứu chuộc con người. Vì vậy người Do Thái có quan hệ mật thiết với Kitô hữu. Có thể nói họ là người "anh cả" trong gia đình.

Hồi Giáo: Abraham cùng bà vợ là Sarah đến tuổi già vẫn chưa có con nối dõi. Bà mới dâng đứa hầu gái Haga cho ông và sinh ra Ít-ma-ên/Ishmael. Ishmael là tổ tiên của người Ả-rập. Sau này lúc già thì Chúa mới ban cho ông và bà Sarah đứa con Isaac.
Hồi Giáo tin vào Thiên Chúa, và cũng là Thiên Chúa của Do Thái cũng như Kitô giáo. Nhưng họ không tin vào Chúa Giêsu cũng như không đọc Kinh Thánh của Do Thái và Kitô giáo. Họ chỉ xem Chúa Giêsu như là một ngôn sứ - prophet của Chúa. Vị ngôn sứ sau cùng và vĩ đại nhất mà họ tin tuyệt đối là tiên tri Muhammad. "There is only one God and Muhammad is his prophet" - "Chỉ có một Thiên Chúa và Muhammad là ngôn sứ của Ngài."
Cuốn "Kinh Thánh" họ dùng gọi là Quran / Koran, được viết bởi ngôn sứ Muhammad.

Do Thái giáo và Kitô giáo cũng tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Riêng Kitô giáo tin rằng một Thiên Chúa nhưng có 3 ngôi: Chúa Cha, Chúa Con (tức là Chúa Giêsu), và Chúa Thánh Thần. Chúng tôi gọi đây là Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi - Mystery of the Holy Trinity.

https://live.staticflickr.com/65535/49635032771_770dc0714b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iC5vZ6)DSC01546 (https://flic.kr/p/2iC5vZ6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Kitô giáo - Christianity là danh từ dùng chung cho những tôn giáo tin vào Chúa Giêsu Kitô. Vì có rất nhiều tôn giáo tin vào Chúa Giêsu nên khi nhắc đến nhiều hoặc tất cả các tôn giáo này thì danh từ ‘Chrisianity’ được dùng. Tương tự, những người tin vào Chúa Giêsu thì có danh từ Kitô hữu - Christians.
Khởi đầu, Chúa Giêsu thiếp lập chỉ có một Giáo Hội duy nhất và trao quyền cho tông đồ Phêrô - Peter cai quản. Nhưng từ thế kỷ 11 trở đi thì Giáo Hội, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bị chia rẽ nhiều lần. Đến nay thì có rất nhiều giáo hội khác nhau cùng tin vào Chúa Giêsu. Xin chia thành 4 nhóm chính: Catholic - Công Giáo, Orthodox - Chính Thống Giáo, Anglican - Anh Giáo, và Protestant - Thệ Phản (phản = phản đối) hoặc Kháng Cách. Đối với người Việt thì ta quen dùng “Tin Lành” để chỉ những giáo hội thuộc Thệ Phản nói chung. Tin Lành thật ra là một giáo hội phát xuất từ Thệ Phản, tiếng Anh là Evangelical. Có nhiều giáo hội thuộc Thệ Phản như Evangelicals, Lutherans, Anabaptists, Presbyterians, vv.



Và tấm hình trên chính là Nazareth. Xe cũng đã gần đến hotel. Em vào check in, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến hành hương mong đợi suốt hơn năm trời.


Hotel của em ở đây. Đối diện bên kia đường là Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin. Trong hình là mái vòm ở background. Đây chính là điểm quan trọng nhất ở Nazareth. Và không có hotel nào gần VCTĐ Truyền Tin hơn hotel này. Đoàn sẽ ở đây 3 đêm. Sáng tối có thể sang thăm viếng bất cứ lúc nào. Nếu may mắn thì phòng sẽ có view nhìn thẳng sang bên Đại Thánh Đường. Đây cũng là một điểm đặc biệt của chuyến hành hương Kẻ Đi Tìm. Thông thường thì các đoàn khác chỉ đón xe bus chạy đến Nazareth và dừng vài tiếng để tham quan. Còn đoàn KĐT thì ở luôn nơi đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49635066286_5415d05c9b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iC5FWW)Casa nova Nazareth (https://flic.kr/p/2iC5FWW) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-03-2020, 08:10 AM
Đây là bản đồ của Israel với các những nơi em sẽ ghé đến. Đoàn sẽ bắt đầu chuyến hành hương ở miền bắc Galilê. Ngủ 3 đêm tại Nazareth và sáng thì đến những nơi ven biển hồ Galilê.
https://live.staticflickr.com/65535/49636755483_76fbf33474_c.jpg



Nazareth
Trong cuốn sách Kẻ Đi Tìm, cha Tầm Thường có ghi: "Nadarét là một địa danh nhỏ bé. Trong Cựu Ước không nhắc gì đến địa danh này. Các bản văn cổ xưa của Do Thái cũng không. Mãi đến thế kỷ thứ 4 tên Nadarét mới được đề cập. Josephus là sử gia đầu thế kỷ thứ 1, đã để lại những tài liệu vô cùng quý giá liên quan đến Do Thái Giáo, nhắc đến 45 thành phố của Galilê, nhưng Nadarét cũng không được nói đến. Trong sách luật Tamud của Do Thái Giáo nhắc đến 63 địa danh, cũng không đề cập đến Nadarét. Trong sách Giosua nói về đất đai của các chi tộc con cái Israel, nhắc đến chi tộc Zubulun với tên 6 ngôi làng và 12 địa danh khác, nhưng cũng không nói đến Nadarét. Tóm lại, Nadarét thật sự là một ngôi làng rất nhỏ. Phúc Âm Gioan nhắc tới Nadarét với một tương quang dường như rất coi thường. Khi ông Philliphê gặp ông Nathanaen và nói hãy đến gặp ông Giêsu, con ông Giuse, người Nadarét. Ông Nathanaen liền bảo: “Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1:45). Khi Philatô cho viết tấm bản treo trên thập giá: “Giêsu Nadarét Vua Dân Do Thái” (Ga 19:17) rất có thể câu này trong ý nghĩa coi thường. Vì Nadarét quá vô danh. Phải chăng ông muốn nói là vua một vùng đất không có tên trên bản đồ!"

Tuy vùng đất này nhỏ bé không có tên nhưng lại là nơi bắt đầu Lịch Sử Cứu Độ của Thiên Chúa.

Điểm đến đầu tiên ở Nazareth là VCTĐ Truyền Tin - Basilica of the Annunciation. Nơi đây là nhà của Đức Mẹ Maria. Là nơi thiên thần Gabriel hiện ra loan báo cho Đức Mẹ về ý định Thiên Chúa chọn Mẹ là mẹ của Đấng Cứu Thế hơn 2000 năm trước.

Đại Thánh Đường Truyền Tin là ngôi nhà thờ lớn nhất vùng Đất Thánh. Ngôi Thánh đường hiện nay được hoàn tất vào năm 1969. Được xây lại trên nền của 2 đền thờ cổ.

https://live.staticflickr.com/65535/49636851638_3527d98000_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCeQES)DSC01571 (https://flic.kr/p/2iCeQES) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ngôi đền thờ đầu tiên được xây dựng bởi các tín hữu sơ khai thời Byzantine vào khoảng năm 427. Sau đó bị tàn phá. Mãi cho đến thời Thập Tự Chinh thì một ngôi thánh đường lớn được dựng nên. Nhưng rồi cũng bị rơi vào tay Hồi Giáo vào năm 1187. Sau đó tuy đền thờ đã bị phá và rơi vào tay Hồi Giáo nhưng các tín hữu vẫn đến kính viếng hang đá Truyền Tin. Mãi đến 1620 các thầy dòng Phanxicô mới mua lại được mảnh đất này từ người Ả rập.

https://live.staticflickr.com/65535/49637375731_1b8a5dc29a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChwsX)DSC01558 (https://flic.kr/p/2iChwsX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bên ngoài bao quanh ngôi Thánh đường là những bức tranh nghệ thuật hình Đức Mẹ từ khắp nơi trên thế giới rất độc đáo.
https://live.staticflickr.com/65535/49637377931_5ee87fc896_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChx7T)DSC01552 (https://flic.kr/p/2iChx7T) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-03-2020, 08:13 AM
Slovakia, Thái Lan, Tây Ban Nha
https://live.staticflickr.com/65535/49637361641_cf9f0bf6fd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChsh2)DSC01579 (https://flic.kr/p/2iChsh2) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49637365001_f325fb403e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChtgX)DSC01576 (https://flic.kr/p/2iChtgX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49636839548_ae2d1e300e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCeM5q)DSC01577 (https://flic.kr/p/2iCeM5q) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49637354686_dbbd42e080_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChqd7)DSC01584 (https://flic.kr/p/2iChqd7) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bức mosaic này không cần nói các bác cũng biết của dân tộc nào.
https://live.staticflickr.com/65535/49636833398_d502b53bb7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCeKfo)DSC01583 (https://flic.kr/p/2iCeKfo) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-03-2020, 08:34 AM
Đây là từ cửa chính Thánh đường nhìn ra cổng. Bên kia đường chính là hotel nơi đoàn hành hương ở. Vì vậy không có nơi nào ngủ đêm ở Nazareth gần hơn hotel này.
https://live.staticflickr.com/65535/49637620537_49251ce1de_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCiMeK)DSC01585 (https://flic.kr/p/2iCiMeK) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Quay lưng lại thì đứng trước cửa vào của Thánh đường. Mặt trước gồm các khung cửa kính màu, và các hình thiên thần cùng 4 thánh sử của Phúc Âm. Ở giữa có hàng chữ Latin: Verbum Caro Factum Est Et Habitavit In Nobis nghĩa là Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1,14)
https://live.staticflickr.com/65535/49637351036_31dc016711_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChp8b)DSC01588 (https://flic.kr/p/2iChp8b) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Các bác thấy hình trên có nhóm hành hương đang nghe hdv nói về nơi đây. Để các bác có thể hình dung ra được kích thước của cửa trước cũng như mặt tiền của Thánh đường.
Đây là view cửa lớn với 6 bức phù điêu kể về câu chuyện Truyền Tin của Đức Mẹ, sau đó Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) cùng Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu bỏ trốn sang Ai Cập, sau đó gia đình Thánh Gia về sinh sống tại Nazareth là nơi Chúa Giêsu trưởng thành. Sang đến phía dưới cửa bên phải thì là câu chuyện Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Jordan, kế đến là rao giảng ở khu ven hồ Galilê, và cuối cùng là bị đóng đinh trên Thập Giá và có Đức Mẹ đứng dưới bên.
https://live.staticflickr.com/65535/49637413826_95310398a2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChHML)DSC01658 (https://flic.kr/p/2iChHML) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nếu các bác nhìn lên trần nhà thì sẽ thấy tấm mosaic với hoa văn thật đẹp.
https://live.staticflickr.com/65535/49637415751_1d6038d8bd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iChJmX)DSC01659 (https://flic.kr/p/2iChJmX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-03-2020, 09:22 AM
Khi vào bên cửa chính của Thánh đường thì ta sẽ đi vào tầng dưới. Bước vào trong cảm thấy thật trầm lắng. Khung cảnh hơi tối và trần nhà cũng như các cột trụ đều có tông màu đậm. Làm khung cảnh trở nên thật giản dị, mộc mạc, mang đến ý nghĩa về nhân tính của Chúa Giêsu.
Đây là góc nhìn ra cửa chính với các kính màu thẳng đứng.
https://live.staticflickr.com/65535/49636998448_bd9ebb3fae_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCfAj5)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCfAj5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Điểm quan trọng nơi đây nằm ở giữa Thánh đường và được quây lại bởi một vòng lang cang. Vì trũng xuống đây có một hang đá nhỏ và theo truyền thống thì nơi đây chính là nhà của Đức Mẹ, và cũng chính nơi đây biến cố Truyền Tin đã xảy ra:

Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”
Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Elisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: Bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi. (Lc 1:26-38)

https://live.staticflickr.com/65535/49637544666_d5325dc3e6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCioFC)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCioFC) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nơi đây dòng người lui tới không ngừng để có thể chính mình đứng ngắm nơi biến cố Truyền Tin xảy ra hơn 2000 năm trước.

joseph.luong
09-03-2020, 09:31 AM
Trước hang đá Truyền Tin có một hàng rào bằng sắt chắn ngang để tránh du khách đến quá gần. Nhưng sau hàng chắn ta có thể nhìn thấy rõ toàn bộ hang đá mà không bị cản tầm nhìn.
https://live.staticflickr.com/65535/49637028463_d61a168aee_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCfKez)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCfKez) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bàn thờ đánh dấu nơi biến cố trọng đại xảy ra với dòng chữ Latin: Verbum Caro Hic Factum Est – Nơi đây, Ngôi Lời đã trở nên người phàm

https://live.staticflickr.com/65535/49637556226_da26eea7de_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCis7W)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCis7W) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

"- Cầu nguyện là gì?
Đức Mẹ nói rất ít. Người Trinh Nữ này chỉ nói có ba câu. Câu thứ nhất nói trong im lặng “tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì”. Chỉ có hai câu thực sự nói lên lời:
- Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! (Lc 1:34)
- Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói (Lc 1:38)
Lời của Chúa có một năng lực tác thành. Thiên Chúa dựng nên vũ trụ bằng Lời. Ngài nói hãy có ánh sáng liền có ánh sáng. Đức Kitô cũng dùng Lời mà trục xuất tà thần. Trong thánh lễ, người ta tuyên xưng: “Lạy Chúa, xin phán một lời thì linh hồn con lành mạnh.” Nhưng dường như không ai thật sự đi tìm Lời Thiên Chúa phán. Bởi đó, cuộc sống vẫn nhiều tiếng thở buồn với vết thương đau. Hồn ta không lành mạnh. Dựa trong kinh nghiệm, người ta có khuynh hướng nói cho Chúa nghe chứ không tìm nghe Lời Chúa nói. Khi đặt câu hỏi cầu nguyện là gì? Người ta trả lời là nói chuyện với Chúa, là tâm sự với Chúa, là thưa với Chúa những gì trong tâm hồn ta, là xin Chúa ơn cần thiết...Theo cách trả lời ta thấy người ta nhấn mạnh đến nói cho Chúa nghe chứ không im lặng tìm nghe Chúa nói. Trong thực tế, khi có vấn đề khó khăn trong cuộc sống, đến với Chúa người ta càng có khuynh hướng nói nhiều.
Đức Mẹ nói rất ít. Người để cho sứ thần nói..." (Trích Kẻ Đi Tìm, chương Nadaret: Truyền Tin)

windypham
09-03-2020, 04:31 PM
Em là người Công Giáo , dĩ nhiên đã biết những câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước-Tân Ước bác kể , nhưng vẫn cảm thấy... sướng hehe, vì được ngắm "người thật việc thật", Thánh Kinh bằng hình. Là Kito hữu ai cũng ước được một lần trong đời viếng thăm miền đất Thánh Jerusalem, Israel , bước (theo chân Chúa )lên đồi Golgotha (Canve hay núi Sọ)...Xem như em được hành hương qua màn laptop vậy. Cám ơn bác josephluong

joseph.luong
09-03-2020, 07:46 PM
Em là người Công Giáo , dĩ nhiên đã biết những câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước-Tân Ước bác kể , nhưng vẫn cảm thấy... sướng hehe, vì được ngắm "người thật việc thật", Thánh Kinh bằng hình. Là Kito hữu ai cũng ước được một lần trong đời viếng thăm miền đất Thánh Jerusalem, Israel , bước (theo chân Chúa )lên đồi Golgotha (Canve hay núi Sọ)...Xem như em được hành hương qua màn laptop vậy. Cám ơn bác josephluong

Chưa bao giờ em say mê hành hương như chuyến này. Trước khi đi vẫn theo thói quen là em phải tìm hiểu thêm thông tin về những nơi mình đến. Nhưng chuyến này là Đất Thánh nên em phải đọc lại Kinh Thánh. Nhưng đến nơi thì cũng chẳng thấm vào đâu. Nghe Cha giảng thêm thì mới hiểu thêm được những cái hay trong Kinh Thánh. Vd, tại sao Chúa lại chọn rao giảng ở Carpernaum? vì sao nơi Chúa hóa bánh ra nhiều cho hơn 5000 người ăn xảy ra ở nơi đó chứ khg phải ở nơi khác? Ông Thánh Phaolô tại sao lại bị giam giữ ở Caesarea, và tại sao đến 2 năm sau mới về Roma chịu tử nạn? Vườn Cây Dầu cách Jerusalem bao xa, nó nằm ở đâu trên núi Ôliu? Và còn nhiều biến cố khác chỉ khi đến đây mới hiểu rõ hơn những gì trong Thánh Kinh đã viết.

Còn rất nhiều chuyện thú vị khác mà mỗi ngày khảo cổ lại tìm thêm một điều lý thú. Ai thích về khảo cổ, lịch sử thì có lẽ nơi đây là nơi tuyệt vời nhất để đến. Còn về tìm hiểu Thánh Kinh thì đương nhiên điều đó khỏi cần bàn.

Một điều khó khăn em gặp khi viết ở forum là vì đây là vấn đề tôn giáo nói chung, và Công Giáo nói riêng, nên phải viết làm sao để những ai khác tôn giáo vẫn có thể đọc và hiểu được. Bởi vậy em sẽ viết theo kiểu kiến thức du lịch nhiều. Phần nào em cảm thấy cần chú giải thì em sẽ viết thêm.

Còn về viết theo chiều hướng suy niệm thì em nghĩ khả năng không thể nào làm được. Em chỉ dám trích vài đoạn từ cuốn sách của Cha Tầm Thường - Kẻ Đi Tìm.

http://nguyentamthuong.com/sach/image/keditim.jpg

Em highly recommend ai chưa đọc nên tìm mua để đọc. Bản in mới này, bao gồm hơn 300 tấm hình màu do chính Cha chụp khi đi Đất Thánh. Bởi vậy có thể nói Cha cũng là một người mê nhiếp ảnh.

Các bác ở Canada và Mỹ có thể tìm mua các tác phẩm của Cha @ nguyentamthuong.com (http://nguyentamthuong.com) Trang này cũng có thêm thông tin về các chuyến hành hương của Cha trong các năm tới.

Còn ở VN, thì em biết có Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình ở ngay bên cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nơi đây có bán tất cả các tác phẩm của Cha cũng như nhiều sách đạo khác rất hay.

2 tác phẩm em thích nhất của Cha là Kẻ Đi Tìm, và Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục. Cuốn thứ 2 là Cha viết về chuyến đi Ấn Độ. Rất hay!

joseph.luong
09-03-2020, 08:27 PM
Trong suốt chuyến hành hương này các bác sẽ nghe em nhắc nhiều đến thời Byzantine, Thập Tự Chinh nên em xin bàn thêm một chút.

Thời Byzantine (năm 324-638 CN)
Khi đế quốc La mã (63 TCN - 324 CN) trở nên quá lớn trải dài từ Âu sang Á và cả Châu Phi thì hoàng đế Roma quyết định chia lãnh thổ làm hai để đễ cai trị: Đông và Tây La mã. Về bên Đông La mã thì do hoàng đế Constantine cai trị và ông đã thiết lập thủ đô Constantinople, tức Istanbul ngày nay. Về Công Giáo thì đây chính là thời kỳ phát triển cực thịnh. Vì sau khi Chúa Giêsu chết và Phục Sinh khoảng năm 30 CN thì các tín hữu bị chính quyền La mã bắt đạo gay gắt. Mãi đến gần khoảng 300 sau thì hoàng đế Constantine được rửa tội và trở thành hoàng đế La mã đầu tiên theo đạo Công Giáo.
Vua Constantine đã cho mẹ của mình là Queen Helena (Helen) đi đến Đất Thánh tìm lại dấu chân Chúa. Và nơi nào có thánh tích hoặc biến cố quan trọng thì Hoàng thái hậu Helena đã cho xây cất lên một thánh đường để kính nơi ấy. Vì vậy, các nơi quan trọng ở Đất Thánh hiện nay đều có dấu vết khảo cổ của những nền móng hoặc công trình của thời kỳ Byzantine.

Sau thời Byzantine suy tàn thì đến thời kỳ của người Hồi Giáo (năm 638-1099). Hồi Giáo chiếm đóng và cho phá hết tất cả các Đền thờ của Byzantine. Có những nơi họ biến thành nơi thờ phượng của Hồi giáo.

Thời Thập Tự Chinh - Crusader (năm 1099-1291)
Thập Tự Chinh hay Đạo Binh Thánh Giá thì có lẽ các bác cũng đã biết. Mục đích là tái chiếm lại vùng Đất Thánh từ tay người Hồi giáo, đặc biệt là Thành Thánh Jerusalem. Sau khi chiếm lại được Đất Thánh thì họ bắt đầu cho xây dựng lại các thánh đường ở những nơi quan trọng về mặt tôn giáo.

Nhưng rồi cuối cùng người Hồi giáo cũng đã chiếm lại. Và rồi cứ giành nhau những mảnh đất này cho đến tận ngày nay.

joseph.luong
09-03-2020, 10:39 PM
Theo lịch trình thì ngày thứ 1 tụ họp và đến sáng ngày thứ 3 mới đến viếng nơi này và dâng lễ đặc biệt.
Thánh đường Truyền Tin có 3 bàn thờ để dâng lễ. 1 bàn thờ ở tầng trên của Thánh đường. Tầng dưới có 1 bàn thờ (nằm bên phải ngoài khung hình) và bàn thờ ở tầng trũng, ngay trước hang đá Truyền Tin (ở trong hình).
Mỗi ngày chỉ có duy nhất 1 Thánh Lễ cho khách hành hương được dâng tại bàn thờ nơi hang đá lúc 7h sáng. Còn lại những thời gian khác khi các tour hành hương khác đến thì dâng lễ ở 2 nơi khác chứ không phải ngay dưới gần bên hang đá Truyền Tin. Đây là một điểm đặc biệt khác của đoàn. Các đoàn Kẻ Đi Tìm từ trước đến giờ đều được dâng lễ nơi linh thiêng này.

Nhưng đến 5h sáng ngày thứ 2 thì mọi người được email của Cha là sẽ dâng lễ lúc 7h. Mọi người tranh thủ ăn sáng nhanh lúc 6:30 để kịp sang đi lễ. Sau này Cha mới cho biết rằng tuy đã book trước nhưng nếu như có những đoàn thuộc Bộ Ngoại giao các nước hoặc của Tòa thánh thì họ sẽ được ưu tiên trước. Lễ book trước vào ngày thứ 3 của đoàn bị hủy vì Bộ Ngoại giao Pháp đã xin dâng lễ ngày hôm ấy.
Nhưng lạ thay, phút chót Cha được thông báo là nhóm dâng lễ sáng ngày thứ 2, vì lý do gì đó, đã hủy nên hỏi Cha có muốn dâng lễ ngày hôm đó không. Rốt cuộc tuy bị hủy nhưng lại vẫn được dâng lễ ngay trước hang đá Truyền Tin. Một kỷ niệm không thể quên.

https://live.staticflickr.com/65535/49637541571_7aeb987efc_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCinLg)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCinLg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Như em đã nói Đại Thánh đường Truyền Tin được xây trên 2 nền nhà thờ cũ từ thời Byzantine và sau đó là Thập Tự Chinh. Thì hang đá cùng với cột trụ chỉ còn phần dưới (nằm ở cầu thang bên trái khung hình trên) chính là phần còn sót lại từ thời Thập Tự Chinh vào thể kỷ 12.
Đây là ảnh zoom gần lại cho thấy cột trụ lớn nơi ông mặc áo đen đang đứng ở giữa cầu thang. Bức tường chạy dọc hành lang cũng là từ thời Thập Tự Chinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49640043087_9d4b1b814e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCwcnR)VCTĐ Truyền Tin (https://flic.kr/p/2iCwcnR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Từ bên phải tấm hình đầu là một hàng ghế gỗ xếp vòng cung và có bức tường chạy dài sang bên trái đến dãy ghế màu đỏ là những vết tích còn sót lại từ thời Byzantine thế kỷ 5.
Nơi em đứng nhìn xuống là một bức tường chạy dọc với những tấm mosaic còn sót lại từ thế kỷ thứ 5.
https://live.staticflickr.com/65535/49637004158_3894e53a59_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCfC1w)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCfC1w) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

zoom lại gần hơn.
https://live.staticflickr.com/65535/49637001298_451a26afab_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCfBad)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCfBad) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bên trái có một bậc thang đi xuống nơi mà khảo cổ tin rằng là một hồ nước dùng cho việc thanh tẩy. Ở trên là môt tấm mosaic với một số thánh giá vẫn còn thấy rõ trên nền. Họ nghĩ rằng bức mosaic này cùng với hồ nước có thể là từ thời trước Byzantine. Pre-Byzantine time, được gọi là Judeo-Christian
https://live.staticflickr.com/65535/49639278433_c87315cf11_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCsh5a)Pre-Byzantine mosaic (https://flic.kr/p/2iCsh5a) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
10-03-2020, 09:20 PM
Đây là video bên ngoài đứng trước cửa VCTĐ Truyền Tin. Em load video này trên flickr, nên muốn xem thì cần phải click vào link ảnh.
https://live.staticflickr.com/31337/49643749551_c4fb848794_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCRcbp)Video: VCTĐ Truyền Tin (https://flic.kr/p/2iCRcbp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
10-03-2020, 09:42 PM
Tầng trên VCTĐ: Có 3 lối để vào tầng trên. 1 lối từ bên ngoài leo lên các bậc thang để vào bên hông nhà thờ. Nếu từ tầng dưới thì ở phía cuối có 2 cầu thang xoắn để đi lên. Em đi lối này.
https://live.staticflickr.com/65535/49637559071_5aa9db592e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCisXZ)Lower Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCisXZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bên trên tuyệt đẹp. Những ai lần đầu bước chân vào đây sẽ phải rất ngạc nhiên. Một không gian lớn lộng lẫy, đầy màu sắc sáng chói mở ra. Giống như nhắc nhở cho ta nhớ về thiên tính của Chúa.
https://live.staticflickr.com/65535/49643466673_b60349d354_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCPK6c)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCPK6c) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49644274442_cae2e63d19_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCTTdf)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCTTdf) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Hai bên tường nhà thờ có những tấm tranh nghệ thuật về Đức Mẹ từ các dân tộc trên thế giới. So với các tấm tranh bên ngoài VCTĐ thì những tấm này có kích thước lớn hơn.
https://live.staticflickr.com/65535/49643984506_3b2cf8b0a2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCSp2m)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCSp2m) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
10-03-2020, 09:45 PM
Ra đến giữa nhà thờ thì có 1 lỗ hỗng hình bát giác. Từ đây nhìn xuống được tầng dưới và vị trí là ở ngay trên bàn thờ trước hang đá Truyền Tin. Từ nơi lỗ hỗng bát giác nhìn ta sẽ thấy rõ hơn bàn thờ lễ. Đây chính là 1 trong 3 bàn thờ du khách hành hương có thể dâng lễ trong ngày.
https://live.staticflickr.com/65535/49643977866_a187378665_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCSn3S)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCSn3S) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Dù ở tầng nào thì ở vị trí này khi ngước lên sẽ thấy một mái vòm trắng cao vút. Mái vòm được thiết kế như một bông hoa lilly trắng, tượng trưng cho sự thanh khiết, trong trắng của Đức Mẹ.
https://live.staticflickr.com/65535/49643455438_affc04eb91_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCPFKu)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCPFKu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Mái vòm nhìn từ tầng dưới.
https://live.staticflickr.com/65535/49644276547_0bf4521c76_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCTTQx)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCTTQx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
10-03-2020, 10:33 PM
Tấm mosaic rất lớn ở phía sau gian Thánh. Các bác có thể click vào photo để zoom lại gần hơn sẽ thấy những tấm đá màu ghép lại thành bức tranh mosaic.
https://live.staticflickr.com/65535/49643975036_3a209d0c99_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCSmd5)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCSmd5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Khi quay về cuối nhà thờ thì ta sẽ thấy một bức tường kính màu rực rỡ.
https://live.staticflickr.com/65535/49644252912_0b8feee023_b.jpg (https://flic.kr/p/2iCTLP3)upper Basilica of Annunciation (https://flic.kr/p/2iCTLP3) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đây là video em quay lại cảnh ở tầng trên của VCTĐ.


https://www.youtube.com/watch?v=gKrEZezpwEM

joseph.luong
10-03-2020, 10:34 PM
video thứ 2. Em dùng Youtube thay vì flickr vì upload trên Youtube nhanh hơn.

https://www.youtube.com/watch?v=Q7AaxOXvcvU

windypham
11-03-2020, 10:19 AM
Bàn thờ đánh dấu nơi biến cố trọng đại xảy ra với dòng chữ Latin: Verbum Caro Hic Factum Est – Ngôi Lời đã biến thành Xác Thân
Em thấy Kinh Thánh Công Giáo dịch là Ngôi Lời đã làm người , có lẽ là súc tích và ngắn gọn nhất, dù từ ấy có thể hiểu là xác thân, xác phàm, nhục thể...
Góp ý nhỏ của em nên mong là không ảnh hưởng thread tuyệt vời của bác.

joseph.luong
11-03-2020, 10:29 PM
Bàn thờ đánh dấu nơi biến cố trọng đại xảy ra với dòng chữ Latin: Verbum Caro Hic Factum Est – Ngôi Lời đã biến thành Xác Thân
Em thấy Kinh Thánh Công Giáo dịch là Ngôi Lời đã làm người , có lẽ là súc tích và ngắn gọn nhất, dù từ ấy có thể hiểu là xác thân, xác phàm, nhục thể...
Góp ý nhỏ của em nên mong là không ảnh hưởng thread tuyệt vời của bác.

Em cám ơn bác. Vì góp ý của bác, và hy vọng còn nhiều góp ý từ cũng như câu hỏi của mọi người trong tương lai, giúp em học thêm những điều mới. Nhờ góp ý của bác mà em cần phải tìm hiểu cặn kẽ hơn. Nếu sai thì cần thiết phải sửa lại. Chỉ sợ khi mình sai mà không biết và không ai chỉ giúp.

Em xem lại thì có thiếu sót. Sau khi tìm hiểu thêm, em nghĩ câu Latin này từ Phúc Âm Gioan 1,14.
Theo bản dịch thịnh hành hiện nay của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì được dịch là: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm"
Theo bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn (online) thì được dịch là: "Và Lời đã thành xác phàm"
Và chữ 'hic' của Latin có nghĩa là Here = Nơi đây, tại đây.
Vì vậy em sẽ theo bản dịch của nhóm CGKPV và thêm chữ 'Nơi đây'.

Nơi đây, Ngôi Lời đã trở nên người phàm

joseph.luong
12-03-2020, 08:11 PM
Bên cạnh VCTĐ Truyền Tin là một ngôi nhà thờ khác với tên gọi Church of Joseph. Theo truyền thống thì đây chính là nhà của Thánh Gia.


Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Nadarét, miền Galilê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. (Lc 2:39-40)


Tiếc rằng lịch trình những ngày đầu hành hương có chút thay đổi nên lúc chiều về khi đoàn tính sang thăm viếng thì nhà thờ đã đóng cửa.

Một điểm hành hương khác ở Nazareth là Hội đường Do Thái. Ngày nay nơi đây thuộc Chính Thống giáo cai quản và ngay bên cạnh được xây thêm 1 nhà nguyện nhỏ gọi là Synagogue Church.
Do Thái từ chỉ có 1 Đền Thờ duy nhất ở Jerusalem. Đền Thờ bị người La mã phá hủy năm 70. Nay mảnh đất này lại bị Hồi giáo chiếm. Em sẽ kể thêm khi về đến Jerusalem. Rải rác khắp đất nước là những Hội đường Do Thái - Synagogue. Đây là nơi tụ họp để học Thánh Kinh, hoặc để nghe các thầy Rabbi giảng.

Bên trong Synagogue Church. Nhà thờ tuy nhỏ nhưng trang trí theo Chính Thống giáo rất đẹp. Những bức tranh treo trên tường chung quanh là những tác phẩm nghệ thuật Byzantine, gọi là icon. Rất đẹp.
https://live.staticflickr.com/65535/49648512772_0c6202e0df_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDgB7U)Synagogue Church (https://flic.kr/p/2iDgB7U) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Chúa Giêsu ở làng Nazareth từ nhỏ đến lớn nên chắc chắn rằng Ngài đã đến nơi đây để học Thánh Kinh như bao đứa trẻ khác.
Và khi bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Ngài, Chúa Giêsu cũng đã trở về Hội đường này như Phúc Âm đã viết:


Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.
Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.
(Lc 4:1-22; Mt 13:53-58; Mc 6:1-6)

Hội đường Nazareth. Được xây kết hợp với những tàn tích từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49648515002_174bbaa173_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDgBMm)Hội đường Do Thái Nazareth (https://flic.kr/p/2iDgBMm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Và nơi cuối cùng khách hành hương có thể viếng thăm ở Nazareth là Nguyện đường Sứ thần Gabriel. Trong lòng nhà nguyện có một giếng nước của làng. Nơi đây được gọi là giếng nước Đức Mẹ. Vì khi ở Nazareth thì chắc chắn Đức Mẹ phải đến đây kín nước. Hiện nay nơi này do Chính Thống Giáo cai quản.

Sau khi dâng lễ ở hang đá Truyền Tin thì đoàn cùng lên xe bus để rời Nazareth mà đi đến những điểm lân cận. Nơi đầu tiên là núi Tabor.

windypham
13-03-2020, 03:49 PM
Hay quá còn đang hot, vì ngày 8/3 rồi Giáo Hội mới làm Lễ thường niên Suy niệm việc Chúa biến hình hay Chúa hiển dung , Người tỏ mình, thân xác vinh quang cho 3 môn đệ thân tín trên núi Tabor.

joseph.luong
13-03-2020, 09:04 PM
Galilee được chia ra Thượng và Hạ - Upper & Lower Galilee. Từ biển hồ Galilee trở xuống là vùng Lower Galilee.
Các bác thấy Nazareth ở góc dưới bên tay trái, lên một chút sẽ là Cana. Ở hướng Bắc biển hồ Galilee là những nơi quan trọng khác khi Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng.
Hôm nay điểm đầu tiên là chấm đỏ ở phía dưới bản đồ núi Tabor
https://live.staticflickr.com/65535/49651615946_928229396e_b.jpg


Núi Tabor nằm ở phía bắc thung lũng Jezral. Có độ cao 1930 ft/ 590m và có hình dáng đặc trưng. Từ xa có
thể phân biệt núi Tabor với những đồi núi chung quanh.
https://live.staticflickr.com/65535/49648744277_b467a01b13_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDhMWn)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDhMWn) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr



Trước khi Chúa Giêsu về Jerusalem lần cuối để chịu cuộc tử nạn. Người đã đem 3 ông tông đồ là Phê-rô (Peter), Gio-an (John) và Gia-cô-bê (James) lên núi Tabor và đã Hiển Dung để cho các ông thấy vinh quang của Người, giúp các ông biết tin tưởng vào vinh quang và quyền năng của Chúa Giêsu.
Tin mừng Luca thuật lại câu chuyện xảy ra ở đây:


Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người !” Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy. (Lc 9:28-36)


Xe bus chỉ đưa đoàn đến dưới chân núi. Từ đây đi lên còn đường ngoằn ngoèo với nhiều khúc cua hẹp, chỉ có thể lọt 1 xe. Vì vậy mọi người phải xuống xếp hàng và đón xe nhỏ để đi lên.
https://live.staticflickr.com/65535/49648459771_50efc59a89_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDgkn6)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDgkn6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49648458571_d1f716bf4a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDgk1p)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDgk1p) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
13-03-2020, 09:07 PM
Đây là một trong nhiều khúc cua để lên và xuống núi Tabor. Em chụp lúc trên đường xuống núi.
https://live.staticflickr.com/65535/49647919383_5ee69da38b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDdyJ4)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDdyJ4) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Còn đây là clip ngắn.

https://www.youtube.com/watch?v=qL7qIMP17U4&feature=youtu.be

joseph.luong
13-03-2020, 09:11 PM
Tháng 2 khí trời se lạnh và cũng đang sắp sang xuân. Đọc đường rất nhiều cây đã trổ bông xum xuê. Hôm nay lên núi nhìn xuống một màu xanh thẳm đầy sức sống.
https://live.staticflickr.com/65535/49647923143_2ed8d55740_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDdzQT)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDdzQT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nhìn xuống chân núi Tabor
https://live.staticflickr.com/65535/49648741562_b2d3da6ce9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDhM8y)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDhM8y) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Gần đến đỉnh núi thì đã thấy một phần cửa thành đá còn lại từ thời Thập Tự Chinh thế kỷ 13. Tên của cổng này là Gate of the Wind. Em tạm dịch là Phong Môn. Qua khỏi Gate of the Wind một đoạn ngắn là đến. Nơi đây còn rất nhiều dấu vết cổ xưa của một thời hủy hoàng.
https://live.staticflickr.com/65535/49648737387_0fd2c5f30b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDhKTz)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDhKTz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Và đây là Nhà thờ Chúa Hiển Đúng / Chúa Biến hình - Church of Transfiguration. Nhà thờ được xây vào năm 1924 trên nền nhà thờ cũ từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49648455056_1d05f85bf3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDgiXN)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDgiXN) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
13-03-2020, 09:40 PM
Nhà thờ thiết kế liên hệ với con số 3. Ba phần, mỗi phần có 3 cửa sổ. Ba mái - tượng trưng cho 3 chiếc lều ông Phê-rô tính dựng lên.
Con số 3 thường là tượng trưng cho Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng trong câu chuyện trên núi Tabor con số 3 còn tượng trưng cho 3 vị tông đồ Chúa Giêsu dắt lên đây. Khi Chúa Hiển Dung thì có 2 ông Moses và Êlia - Elijah cùng đàm đạo với Người = 3 người.
2 tháp chuông hai bên có 2 nguyện đường nhỏ tôn kính ông Moses và ngôn sứ Êlia.
https://live.staticflickr.com/65535/49647891288_aab6137885_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDdqnE)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDdqnE) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr



Bên trên cửa chính của Nhà thờ có 4 tảng đá được khắc bằng tiếng Latin. Đây là đoạn Tin Mừng theo sách Matthew, chương 17, câu 1-9 (Mt 17:1-9)


Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay ! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là oCon yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người !” Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: “Trỗi dậy đi, đừng sợ !” Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi.
Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng : “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy.”
https://live.staticflickr.com/65535/49647918103_894277a37a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDdykZ)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDdykZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nhà thờ chia làm 2 phần. Ở phía trên có những dãy ghế để mọi người có thể ngồi cầu nguyện. Đến gần bàn thờ thì khu vực tầng dưới này được ngăn lại. Đây là nơi dành cho các nhóm hành hương dâng lễ.
https://live.staticflickr.com/65535/49648720242_b071cb87f7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDhEMY)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDhEMY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
15-03-2020, 07:45 AM
Và có lẽ ai cũng hướng về bức tranh mosaic sáng rực trên mái vòm chính diện, mô tả cuộc Biến Hình của Chúa Giêsu. Đây là ảnh zoom gần hơn của bức tranh mosaic tuyệt vời ấy. Các bác có thể click vào photo để zoom gần hơn nữa.
https://live.staticflickr.com/65535/49648725347_06bb693f9f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDhGiZ)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDhGiZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trần nhà thờ
https://live.staticflickr.com/65535/49648716757_1f0af99812_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDhDKT)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDhDKT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Vòng ra ngoài bao quanh ngọn núi ta vẫn còn thấy tường thành của thời Thập Tự Chinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49647893193_e5cbe8bea3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDdqWv)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDdqWv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Người Công Giáo nào cũng biết chuyện Chúa Hiển Dung trên núi Tabor, nhưng ít người biết (hoặc nhớ) đến câu chuyện của bà Deborah (Đơ-vô-ra) là ngôn sứ của Israel cùng với ông Barak đã chiến thắng quân Canaanites (Ca-na-an) tại nơi đây.


Người ta báo tin cho Xi-xơ-ra rằng : “Ông Ba-rắc, con ông A-vi-nô-am, đã lên núi Ta-bo”. Tướng Xi-xơ-ra liền tập trung tất cả các chiến xa, chín trăm xe sắt và toàn bộ lực lượng dưới quyền ông, đưa từ Kha-rô-sét Ha Gô-gim đến suối Ki-sôn. (Tl 4:12-13)

10 000 quân Do Thái này là bộ binh nên họ đã chiếm đỉnh núi Tabor. Quân Canaan dùng chiến xa nên đóng ở vùng đồng bằng dưới thung lũng. Cả hai đều không muốn rời địa hình có lợi của mình để tiến đánh bên đối phương.
Nhưng Đức Chúa, qua ngôn sứ Deborah đã kêu ông Barak đứng lên và xông vào quân Canaan dưới thung lũng. Lúc này đột ngột có một cơn mưa lớn dữ dội đổ xuống. Số lượng nước đổ xuống quá nhiều trong thời gian ngắn đã khiến nước dâng lên, vô hiệu hóa các chiến xa. Do Thái thắng trận. Câu chuyện lịch sử trong Kinh Thánh đã dạy cho dân Do Thái cũng như các Kitô hữu một bài học về sự tin tưởng và cậy trông vào Đức Chúa ngay khi trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
https://live.staticflickr.com/65535/49648713917_d72e4e4032_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDhCUV)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDhCUV) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49648427576_23f6f98d06_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDgaN1)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDgaN1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
15-03-2020, 07:56 AM
Trở về với Chúa Giêsu Biến Hình trên núi Tabor, em mời các bác đọc một đoạn suy niệm của Cha Tầm Thường.

Dấu vể những cuộc biến hình
Biến là thay đổi. Biến hình là làm cho hình dạnh đó đổi thay. Như thế có thể thay đổi từ hình thù ma quái thành thiên thần. Và thay đổi từ thiên thần thành ác quỷ cũng là biến hình...
...Cuộc biến hình trong đời sống thường nhật mới thật là biến hình. Phải trở về cõi trần để biến hình. Trong đời sống ai cũng có lúc biến hình. Họ biến hình hằng ngày, có khi hàng giờ. Biến hình trước vợ chồng. Biến hình ngoài đường. Biến hình trong nhà thờ. Biến hình trong cuộc thương thuyết. Linh mục biến hình. Chính trị gia biến hình. Người xin ăn biến hình. Biến hình ngoài chợ. Giáo dân biến hình. Tu sĩ biến hình. Có vô vàn cách, vô vàn khuôn mặt biến hình. Biến hình trong tình yêu. Biến hình trong nhân đức.
Phúc Âm đã đề cập đến những cuộc biến hình tiêu biển như sau:
- Các người nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. (Mt 23:14)
- Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. (Mt 23:25)
- Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. (Mt 23:23)
- Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà. (Mt 23:24)
- Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọt thử ô uế. (Mt 23:27)
- Bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác! (Mt 23:28)
Biến hình thì bao giờ cũng để lại dấu vết. Một là vết thương đau, hai là vết hạnh phúc. Biến hình vào ánh sáng hay vào bóng tối. Phải xuống khỏi Tabor. Trở về gia đình. Vợ chồng trong đời sống chung thủy họ biến hình ra sao. Biến đổi để chung thủy hay biến hình để người ta không biết mình có thủy chung. Vì nhân đức mà phải biến hình, thì cũng có người biến hình để người ta gọi mình là nhân đức. Có rất nhiều thứ biến hình. Phải xuống Tabor để nhìn những cuộc biến hình của chính mình.

Chúa đã Phục Sinh sau cái chết như lời Ngài loan báo. Nhưng những câu chuyện Chúa hiện ra với các môn đệ thật là thú vị khi nói về biến đổi của cuộc biến hình. Cái biến đổi nơi Chúa Kitô được môn đệ gọi là ma.
- Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!”, và sợ hãi la lên. (Mt 14:26)
- Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. (Lc 24:36)
- Bà Maria Mácđala đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc...Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?”...bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Bà Maria tưởng là người làm vườn. (Ga 20:11-15)
Đức Kitô đã biến hình. Cuộc biến hình trọn vẹn qua phép mầu của Phục Sinh. Mà sao bi đát quá vậy. Chúa biến hình thế nào mà người ta gọi là ma. Biến hình thế nào mà người ta tưởng là ông làm vườn.
Xuống khỏi núi Tabor, ta thấy rõ những cuộc biến hình trong đời sống của ta. Ngày Chúa biến hình trên núi Tabor chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Mầu nhiệm Phục Sinh mới là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của ai theo Người. Nhưng quá bi đát. Cái bi đát ở đây không phải là Chúa biến hình nhưng tôi đã nhìn sai. Khi tôi không nhìn thấy, hoặc tôi nhìn sai tức là tôi biến hình người khác. Đây là nỗi bất hạnh cho cả hai. Khi tôi biến hình Chúa thành ma, thành ông làm vườn, tôi đánh mất Chúa. Những cuộc biến hình nhau này xảy ra trong đời sống của chúng ta. Vợ chồng biến hình nhau thành ma, thành kẻ nợ nần. Giáo dân, linh mục biến hình nhau thành tội nợ tôi đòi.
Tôi có thể biến hình người khác trong cách nhìn để họ không còn là họ.
Tôi có thể biến hình từ con sâu thành cánh bướm. Tôi có thể biến hình từ tiếng hót lanh lảnh thành xác ve không hồn. Tôi có thể biến hình như con tắc kè để người khác lầm lẫn. Tôi có thể biến hình vì yếu đuối. Tôi có thể lấy khôn ngoan mà biến hình. Cuộc sống là một hành trình dài của những chuỗi ngày biến hình.
Biến hình trong ơn sủng
Cho dù Đức Kitô thật sự là Thiên Chúa. Nhưng vẫn bị người ta gọi là ông làm vườn. Cho dù Phục Sinh đưa Đức Kitô vào ánh sáng nhưng vẫn bị gọi là ma. Bởi đó, trong cuộc sống ta cũng phải chấp nhận những cái nhìn của người chung quanh khi họ muốn biến hình mình.
Sau khi Thánh Thần thở hơi xuống trên các tông đồ bằng hình lưỡi lửa thì cái nhìn của các ông mới trung thực. Nói cách khác là bấy giờ các ông mới được biến hình trong Chúa. Chỉ khi nào gặp ơn sủng ta mới được biến hình. Và từ cái biến hình nội tại này ta mới có khả năng biến hình thế giới chung quanh thành thế giới của niềm vui và sự thật.
Kinh nghiệm cho thấy có những hoàn cảnh rất thương đau nhưng nhờ ta có khả năng biến hình mà hoàn cảnh trở nên lạc quan hùng tráng. Có những lúc đời không giông bão nhưng trong ta không có khả năng biến hình nên ta thấy mỏi mệt, và đời vẫn là ngày tháng dài của đêm mưa ủ dột.
Kinh nghiệm cho thấy khi ta biến kẻ khác thành những tấm hình lầm lẫn thì chỉ ta sống trong cái lầm lẫn của bóng hình mình, chứ không vì thế mà cuộc đời thành lầm lẫn. Đức Kitô không thể là ông làm vườn. Cho dù bà Maria có biến đổi hình Ngài.
Kinh nghiệm cũng cho thấy, ta có nhiều khả năng biến hình người khác trong cái nhìn tiêu cực của ta. Còn chính ta lại thiếu khả năng biến hình chính mình trong cái nhìn tích cực người khác mong muốn.
Môn đệ Tôma khắc khoải về niềm tin cho đến khi được đụng chạm vào thầy mình. Các môn đệ tưởng Chúa là ma cho đến khi được ăn. Họ không nhận ra Chúa cho đến khi nghe được Chúa gọi tên.
Biến hình của Phục Sinh trở nên dửng dưng, không niềm vui, không ơn cứu độ cho đến khi các môn đệ được biến đổi. Sự biến đổi này trở thành vô cùng siêu bạo. Các ông đã giã từ nhau ra đi khắp chân trời, vui chan hòa trong bước chân, hạnh phúc trong cuộc sống. Sự biến đổi này xảy đến khi các ông được ăn, được đụng chạm, được ngồi cùng bàn, được nói chuyện, nghe được tiếng Chúa gọi tên. Nói một cách khác là cảm nghiệm được Chúa.
Đi tìm con đường cảm nghiệm, được đụng chạm, được ăn, ngồi đồng bàn với Chúa là con đường hành hương ý nghĩa của một kẻ đi tìm. Bởi, họ đi tìm con đường biến hình trong cuộc sống của họ.
(Trích Kẻ Đi Tìm)
https://live.staticflickr.com/65535/49648447881_587fd7b906_b.jpg (https://flic.kr/p/2iDggQ6)Mt Tabor (https://flic.kr/p/2iDggQ6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
16-03-2020, 04:42 AM
Từ Tabor, đoàn sẽ đến Biển Hồ Gailee. Chúa sanh ra ở Bêlem, lớn lên ở Nazareth, chết và Phục Sinh ở Giêrusalem. Nhưng trong 3 năm rao giảng, làm phép lạ chữa bệnh và trừ quỷ thì hầu hết xảy ra ở vùng bắc của hồ Galilee này.
(ảnh từ internet)
https://live.staticflickr.com/65535/49660701742_1f9fd60440_c.jpg


Hồ Galilee là hồ nước ngọt thấp nhất thế giới, 209m dưới mặt biển. Và là hồ nước ngọt lớn nhất Israel. Dài 7.5 miles/ 12km, rộng nhất 13 mile/ 21km và sâu nhất 155ft/ 48m. Hồ còn có những tên gọi khác nhau:
Tiberias: theo tên tp Tiberia là thủ phủ vùng Galilee

- Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia biển hồ Ga-li-lê, cũng gọi là biển hồ Ti-bê-ri-a (Ga 6:1)
- Sau đó, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở biển hồ Ti-bê-ri-a. (Ga 21:1)
Kinneret: vì giống chiêc đàn kinneret

- Đi xuống nữa, ranh giới đó sẽ tiếp giáp với các đồi phía đông biển hồ Kin-ne-rét (Ds 34:11)
- miền A-ra-va cho đến phía đông biển Kin-ne-rét, và cho đến phía đông biển A-ra-va, tức là Biển Muối… (Gs 12:3)
Gennesaret:

- Một hôm, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa. (Lc 5:1)

Chung quanh hồ đều bao bọc bởi những đồi núi cao. Và khi có nguồn gió lạnh từ núi đổ xuống gặp khí ấm của hồ sẽ tạo nên những cơn bão bất chợt. Như trong câu chuyện của Matthew 8:24 - "Bỗng nhiên biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ."
https://live.staticflickr.com/65535/49659888343_00da277a1e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEgUFr)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEgUFr) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49660426411_2e285da26c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEjECt)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEjECt) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
16-03-2020, 04:54 AM
Đoàn đi về bến tàu. Nơi đây các đoàn hành hương có thể đặt thuê trước cho mình 1 chiếc tàu và được đi một vòng trên mặt hồ, tìm về những khoảnh khắc, những phép lạ Chúa Giêsu đã làm tại chính bờ hồ này.
https://live.staticflickr.com/65535/49660430601_645ee5b60f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEjFSH)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEjFSH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49660710197_bc3a642483_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEm7Zk)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEm7Zk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Chúa Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên là ở nơi đây. Chúa đi trên mặt nước, dẹp yên biển động cũng ở nơi đây. Chúa cũng đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn ở nơi đây. Không xa là Capharnaum, trung tâm thừa tác vụ của Chúa, nơi Chúa đã giảng dạy và chữa lành không biết bao người.
Và cũng ở bờ hồ này, sau khi Phục Sinh, Chúa đã hiện ra với các tông đồ và trao Giáo Hội cho Phêrô cai quản.

Thuyền này chở du khách Mỹ đang chuẩn bị cập bến.
https://live.staticflickr.com/65535/49660428166_cc0eb451f0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEjF9J)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEjF9J) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Thuyền này to hơn, đang chở khách Anh và Mỹ.
https://live.staticflickr.com/65535/49659886918_f0178936a0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEgUfS)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEgUfS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Thuyền bồng bềnh trên hồ Galilee. Sau khi nghe một bài giảng ngắn của Cha, mọi người đi tìm cho mình một góc riêng để tĩnh tâm, cầu nguyện cũng như hòa mình vào khung cảnh 2000 năm trước để tìm lại hình bóng Chúa.
Các bác thấy một ngôi nhà thờ nhỏ trên núi không? Đó chính là nhà thờ Bát Phúc. Và xuống dưới bờ hồ, bên tay trái một chút, ngay giữa khung hình, có một ngôi nhà màu than đen với mái đỏ. Đó là nhà thờ Chúa trao quyền cho Thánh Phêrô. Cách đó độ chừng trăm thước bên trái là nơi Chúa hóa bánh ra nhiều.
https://live.staticflickr.com/65535/49659885163_e1dcd355e0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEgTJB)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEgTJB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là 1 clip ngắn quay khi đang đi trên biển hồ Galilee.

https://www.youtube.com/watch?v=uRWVRj21f_Y&feature=youtu.be

Sau gần 1h lênh đênh trên mặt hồ thuyền cập bến. Đoàn đi ăn trưa. Hôm nay ăn tại một nhà hàng đặc biệt. St. Peter’s Restaurant với bữa cơm Cá Thánh Phêrô.

joseph.luong
16-03-2020, 04:59 AM
Em quên thêm một clip ngắn nữa các thuyền ở bến tàu.

https://www.youtube.com/watch?v=KTBaL1CVfRE&feature=youtu.be

windypham
17-03-2020, 09:14 AM
Kinh Thánh về cuộc rao giảng Chúa Giê Su nổi bật với Bài giảng trên núi về Tám Mối Phúc Thật và khi Người làm phép lạ hóa 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều đủ cho 5000 người ăn (chỉ tính đàn ông, chưa kể đàn bà và trẻ con)và dư 12 thúng đầy.
2 biến cố này xảy ra ở rất gần nhau ở phía bờ Tây của biển hồ Galilee , qua google map ta thấy 2 nơi này chỉ cách nhau không quá 1 cây số. The Beatitude Monastery (nhà thờ Tám Mối Phúc Thật) và Church of the Loaves and Fish ở địa danh là Tabgha

Thật ra thì quanh vùng Galilee và kể cả trên mặt hồ thì chỗ nào xảy ra những biến cố liên quan đến 3 năm Rao Giảng của Chúa Giê Su được kể trong Kinh Thánh cũng là Thánh Địa cả :)

joseph.luong
18-03-2020, 12:56 AM
Kinh Thánh về cuộc rao giảng Chúa Giê Su nổi bật với Bài giảng trên núi về Tám Mối Phúc Thật và khi Người làm phép lạ hóa 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều đủ cho 5000 người ăn (chỉ tính đàn ông, chưa kể đàn bà và trẻ con)và dư 12 thúng đầy.
2 biến cố này xảy ra ở rất gần nhau ở phía bờ Tây của biển hồ Galilee , qua google map ta thấy 2 nơi này chỉ cách nhau không quá 1 cây số. The Beatitude Monastery (nhà thờ Tám Mối Phúc Thật) và Church of the Loaves and Fish ở địa danh là Tabgha

Thật ra thì quanh vùng Galilee và kể cả trên mặt hồ thì chỗ nào xảy ra những biến cố liên quan đến 3 năm Rao Giảng của Chúa Giê Su được kể trong Kinh Thánh cũng là Thánh Địa cả :)

Nhà thờ Tám Mối Phúc ở trên núi, xuống dưới gần chân núi là nơi Chúa Hóa Bánh cho hơn 5000 người ăn. Ngay bên cạnh nơi đó là Nhà thờ Tối Thượng Quyền Thánh Phêrô, nơi Chúa hiện ra với các môn đệ ở bờ hồ sau khi Phục Sinh.

Cách đó không xa về phía bắc, là Carpharnaum. Ở trên thuyền, có thể nhìn thấy hết tất cả. Rất gần nhau. Giờ về đọc lại Thánh Kinh liên hệ đến các nơi này em thấy gần gũi hơn.

joseph.luong
18-03-2020, 01:00 AM
Bây giờ mời các bác ghé vào ăn trưa trước.
Nhà hàng nằm ở phía bắc biển hồ Galilee. Cách bến tàu độ hơn 10 phút lái xe. Nhà hàng nằm ngay bên cạnh bờ hồ và luôn luôn tấp nập du khách hành hương. Nhóm này ăn xong đi ra là lập tức nhóm khác vào. Và vì là giờ ăn trưa nên cần phải đặt chỗ trước.
https://live.staticflickr.com/65535/49659894093_0a29ece3aa_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEgWoz)Cá Thánh Phê-rô (https://flic.kr/p/2iEgWoz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49660713952_d02e4b3252_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEm975)Cá Thánh Phê-rô (https://flic.kr/p/2iEm975) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Tại sao gọi là Cá Thánh Phêrô? Nơi đây cũng có các ông tông đồ khác cùng làm nghề chài lưới cùng Thánh Phê-rô thì sao không gọi là Cá Thánh Tông Đồ?
Câu chuyện từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu:

Đức Giêsu và ông Phêrô nộp thuế (Mt 17,24-27)
Khi thầy trò tới Caphácnaum, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phêrô: "Thầy các ông không nộp thuế sao?" Ông đáp: "Có chứ!" Ông về tới nhà, Đức Giêsu hỏi đón ông: "Anh Simon, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu thuế? Con cái mình hay người ngoài?" Ông Phêrô đáp: "Thưa, người ngoài". Đức Giêsu liền bảo: "Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh".


Các nhà khoa học cho biết có khoảng 27 loài cá ở hồ Galilee này. Trong đó có 3 loại được bắt và ăn thường nhất vào thời các tông đồ
Loại 1 là cá mòi - sardine. Đây có thể là loại cá mà cậu bé mang theo và dâng Chúa trong câu chuyện Chúa hóa bánh ra nhiều.
Loại 2: dân quanh vùng gọi là “barbels”, giống như cá chép và ở cuối miệng có răng nhọn. Chúng sống dưới đáy hồ và dài khoảng 9”/ 23cm.
Loại 3 là loại nhiều nhất trong hồ. Dân gọi là “ammun”, tiếng Anh thì gọi là Galilee tilapia - cá rô phi. Con trưởng thành khoảng 1-1.5 ft/ 30-45cm và nặng khoảng 3.3lb/ 1.5kg.
Khi ông Phêrô theo lệnh Chúa ra hồ thả câu, thì cơ hội rất cao là con đầu tiên sẽ là giống cá rô phi Galilee này. Vì vậy con cá này gọi là cá Thánh Phêrô!


Món chính ở đây là cá Thánh Phêrô, nhưng nếu không thích ăn cá thực khách có 2 lựa chọn nữa là thịt bò hoặc gà. Cả 3 món đều có cơm trắng kèm theo và nhà hành chỉ bán có 3 món này mà thôi. Bên cạnh đó họ có salad bar theo dạng buffet. Muốn ăn bao nhiêu thì cứ việc. Vì vậy tuy đông nhưng đồ ăn mang ra cũng rất nhanh.

https://live.staticflickr.com/65535/49660712077_ab63029f87_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEm8xK)Cá Thánh Phê-rô (https://flic.kr/p/2iEm8xK) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49660712817_7c62486ec2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEm8Lv)Cá Thánh Phê-rô (https://flic.kr/p/2iEm8Lv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau khi làm một một bữa trưa thật ngon miệng thì đoàn đến địa điểm kết tiếp là Tabgha.

tranbao412
18-03-2020, 09:19 AM
Phần viết description cho từng ảnh cũng công phu không kém phần chụp ạ!.:19:

joseph.luong
18-03-2020, 09:12 PM
Phần viết description cho từng ảnh cũng công phu không kém phần chụp ạ!.:19:

Cám ơn bác tranbao412 đã ghé thớt em và để lại lời khích lệ.

joseph.luong
18-03-2020, 09:31 PM
Tabgha có thể là cũng là địa danh Magadan, Dalmanutha trong Thánh Kinh.


- Sau khi giải tán đám đông, Đức Giê-su lên thuyền, sang miền Ma-ga-đan (Mt 15:39)

- Lập tức, Đức Giê-su xuống thuyền với các môn đệ và đến miền Đan-ma-nu-tha. (Mc 8:10)

Tabgha là tiếng Ả-rập, xuất phát từ Heptapegon của Hy Lạp. Từ thời Byzantine, nơi đây đã được gọi là Heptapegon.
Heptapegon có nghĩa là bảy dòng suối. Bảy dòng suối ấm chảy vào biển hồ Galilee ở khu vực này thu hút các loại cá ở hồ. Vì vậy đây là nơi lý tưởng để đánh bắt cá. Rất có thể, khi Chúa gọi bốn môn đệ đầu tiên cũng chính là ở nơi đây.

Tabgha nằm ngay dưới chân núi Tám Mối Phúc Thật, là nơi Chúa Giêsu rao giảng Hiến chương Nước Trời. Tabgha có 2 nhà thờ:

- Nhà thờ Bánh Hóa Nhiều - Church of Multiplication of Loaves and Fish

- Nhà thờ Phêrô Tối Thượng Quyền - Church of Primacy of Saint Peter


Nhà thờ Bánh Hóa Nhiều
https://live.staticflickr.com/65535/49673056937_8dcf07a51d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFrpfa)Tabgha (https://flic.kr/p/2iFrpfa) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nhà thờ Bánh Hóa Nhiều được xây vào cuối thế kỷ 4 (First Church). Đến giữa thế kỷ 5 nhà thờ được xây lớn hơn. Và sàn nhà được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật mosaic. Đến thế kỷ 7 nhà thờ bị tàn phá.
Phải đến 1932 thì Cha Evaristus Mader, dòng S.D.S, khai quật và tìm lại ngôi nhà thờ Byzantine và xây một ngôi nhà thờ nhỏ để bảo vệ các tấm mosaic ở dưới sàn nhà.
Đến năm 1982 DVHL - German Association of the Holy Land (tạm dịch là hiệp hội Đức ở Đất Thánh) xây một ngôi nhà thờ lớn hơn là nhà thờ hiện nay. Nhà thờ nay được các Cha dòng Benedict cai quản.
Ngày 18 tháng 6, 2015 một nhóm Do Thái cực đoan đã châm lửa đốt nhà thờ này. Cả phần bên ngoài của ngôi nhà thờ bị tiêu hủy. Rất may mọi người đã kịp thời dập tắt ngọn lửa trước khi lan đến phía sau, là phần chính của nhà thờ với các mosaic quý.

Đường màu cam là kích thước nhà thờ đầu tiên vào thế kỷ 4. Màu xanh dương là nhà thờ hiện nay. Đám cháy chỉ đốt phần ngoài Atrium chứ chưa lan đến phần sau.
Những hình ca-rô là nền nhà mosaic thế kỷ 5.
https://live.staticflickr.com/65535/49672233553_18fa95c84c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFnbtT)Tabgha (https://flic.kr/p/2iFnbtT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bên trong nhà thờ rất đơn sơ. Chỉ có 2 tông màu chính là gỗ và đá. Quan trọng là nơi cung Thánh khi ở dưới bàn thờ có một tảng đá nhô lên. Đây là tảng đá nguyên thủy để tôn kính nơi Chúa Giêsu đã làm phép lạ.


Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thất một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều. Vì bấy giờ đã khá muộn, các môn đệ đến gần Người và thưa: “Ở đây hoang vắng và bây giờ đã khá muộn. Xin Thầy cho dân chúng về để họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn.”
Người đáp: “Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi!”
Các ông nói với Người: “Chúng con phải đi mua tới hai trăm quan tiền bánh mà cho họ ăn sao?” Người bảo các ông: “Anh em có mấy chiếc bánh? Đi coi xem!” Khi biết rồi, các ông thưa: “Có năm chiếc bánh và hai con cá.”
Người ra lệnh cho các ông bảo mọi người ngồi thành từng nhóm trên cỏ xanh. Họ ngồi xuống thành từng đám, chỗ thì một trăm, chỗ thì năm mươi. Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người. Ai nấy đều ăn và được no nê. Người ta thu lại những mẩu bánh được mười hai thúng đầy, cùng với cá còn dư. Số người ăn bánh là năm ngàn người đàn ông. (Mc 6:33-44)

https://live.staticflickr.com/65535/49673053657_e836b03a94_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFrogB)Nhà thờ Bánh Hóa Nhiều (https://flic.kr/p/2iFrogB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
18-03-2020, 09:40 PM
Suy niệm về nhân quả.
Vd, tôi xưng tội nói xấu, tội tôi được tha. Nhưng hậu quả của việc nói xấu là cả cộng đoàn cứ đinh ninh người đó xấu, tránh xa người ấy. Bí tích Hòa Giải tha tội nhưng không có năng lực thay đổi lối suy nghĩ của cộng đoàn. Hậu quả vẫn còn. Tôi lừa gạt gây đau khổ cho người, đi xưng tội với mấy kinh đền tội là xong. Như thế đâu là vẻ đẹp của Bí Tích Giải Tội.

Bí tích Hòa Giải tha tội và hối nhân cần chữa lành những thương tích của tội gây ra. Nếu cho rằng suốt đời phạm tội, nhưng trước khi chết được xưng tội, cũng lên thiên đàng như người khác. Vậy sự công bằng ở đâu? Nhà Phật có thuyết luân hồi, ai sống ác phải đầu thai kiếp khác đền bù nhân quả. Tôn giáo nào cũng có giá trị của việc lành công đức.

Đây là câu chuyện bẻ bánh trên biển hồ. Chúa ra lệnh truyền cho các môn đệ: “Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi!”. Khi Chúa ra lệnh truyền này là Chúa ra một lệnh truyền không thể thực hiện được. Sự phi lý và ẩn khúc nằm ở đây. Do đó, các môn đệ trả lời một câu rất logic, hợp lý lẽ tự nhiên: “Chúng con phải đi mua tới hai trăm quan tiền bánh mà cho họ ăn sao?” Nói cách khác, chuyện này không thể thực hiện được.

Thế thì, đâu là chiều sâu lệnh truyền của Chúa?

Trong cái không thể thực hiện được, Chúa hỏi: “Anh em có mấy chiếc bánh?” Môn đệ thưa chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá. Nghĩa là tuyệt vọng.


Hai nghi thức quan trọng trong chiều bẻ bành này là:
- Chúa không tự mình làm bánh hóa ra nhiều.
- Chúa lấy cái thiếu thốn của con người dâng lên Chúa Cha.

Trong cử chỉ Chúa làm, ta thấy hình ảnh ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, đúng là nghi thức của một thánh lễ.

Không phải do công lao của các môn đệ, nhưng do lời chúc tụng, tạ ơn của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha mà bánh hóa thành đủ làm của nuôi ăn. Cũng thế, không phải do việc lành của ta làm đủ mà đền được các hậu quả của tội gây ra.

Chính là các việc lành của ta kết hợp trong sự cứu chuộc của Chúa mới có sức đền trả hậu quả của tội.

Trong hệ luận này ta thấy rõ hai điều:

- Các môn đệ phải đóng góp. Nhưng là đóng góp sự thiếu thốn. Cũng vậy, hậu quả của tội, ta phải đền. Nghĩa là ta phải làm việc lành. Nhưng sẽ không bao giờ đủ.
- Không bao giờ thất vọng, không bối rối về phần đền trả bao giờ mới xong. Dâng lên Chúa của lễ để Chúa thánh hóa trong ơn cứu độ của Chúa.


Kết luận

Hậu quả của tội sẽ còn cho đến khi đền trả. Từ nhà tù trở về, từ những ngày người con không học hành, lười biếng. Cha me tha tội người con đã xúc phạm, nhưng anh ta vẫn dốt. Không ai học thế cho người con này được. Chúa tha tội, nhưng Chúa không làm việc lành thế cho ta được.

Cha mẹ thương con bằng cách có thể đi làm thêm lấy tiền cho con ăn học. Cái chết của Chúa ban ơn cho con người, giống như người cha trong gia đình hy sinh đi làm thêm, dù đã về hưu, để ban ơn cho con có tiền đi học. Ơn Chúa ban phải được con người nhận và hợp tác. Giống như người con có tiền cha mẹ cho đóng học phí, nhưng phải đi học. Chính vì thế ta phải căn chừng lối sống dễ dãi lười biếng. Việc lành phải có giá trị cứu độ trong ý nghĩa đền trả những thiệt hại do tội gây ra. Nếu không, chẳng ai dại mà phí giờ làm việc lành.

Hiểu đúng ý nghĩa đền trả thì người ta sẽ thấy việc lành là mình làm cho chính mình. Hiểu như thế, có còn ai dám tự hào mình đã công đức cho nhà thờ mấy cái ghế? Những cái ghế đó có là gì so với những tội gây ra? Hiểu như thế, có ai còn thắc mắc: - Thưa Cha, thứ Bảy đi lễ thay thế Chúa Nhật rồi, ngày mai còn “phải” đi lễ nữa không?

Hiểu như thế, họ phải vui mừng:
- Thưa Cha, thứ Bảy đi lễ thay thế Chúa Nhật rồi, ngày mai còn “được” đi lễ nữa không?

Trở lại thí dụ một người mẹ lấy tiền mua quần áo mùa đông của các con đi casino thua hết. Bà hối hận, xin lỗi các con. Nhưng bà sẽ đau đớn thấy các con không có quần áo. Casino không trả lại tiền. Các con có tha lỗi cho bà, chúng vẫn không có quần áo. Cái nhiễm lạnh vẫn cứ làm chúng sưng phổi. Có người mẹ nào thản nhiên hạnh phúc khi nhìn các con rét lạnh, run cầm cập đi học? Bà cứ hạnh phúc vì mình được tha tội? Người mẹ đúng nghĩa, bà sẽ hết sức đi làm bù thêm để kiếm tiền mua áo cho con. Vấn đề hạnh phúc của bà là thấy hậu quả tội của mình được đền bù, chứ không phải là mình được tha thứ.

Hiểu đúng nghĩa, thì hậu quả của tội không phải là Thiên Chúa “bắt” ta phải đền trả. Mà ta ao ước được đền trả. Thiếu sự đền trả, ta không còn là ta nữa. Cái không còn là ta trọn vẹn, nó giống như tấm áo tâm hồn ta đang lấm dơ. Tự nó không thích hợp với thiên đàng là nơi rất tinh tuyền.

Nếu không có câu chuyện bẻ bánh bên Biển Hồ Tiberia. Nếu không có câu chuyện dâng Chúa năm cái bánh và hai con cá nhỏ. Nếu không có nghi thức Chúa ngước mắt lên trời, tạ ơn rồi bẻ ra, thì làm sao tôi biết cách đền trả hậu quả thân phận tội lỗi của tôi.

Hành hương nơi đây, tôi muốn dâng lễ bẻ bánh trong ý nghĩa đền tội này. Nghi thức Chúa bẻ bánh nơi này chính là hình ảnh thánh lễ Chúa hiến tế ở Gôn-gô-tha.

Câu chuyện Chúa bẻ bánh bên biển hồ thật lạ lùng. Tuyệt vời.
[trích Kẻ Đi Tìm, chương Bẻ Bánh Bên Hồ Galilê)

https://live.staticflickr.com/65535/49672232778_ed6a839860_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFnbfw)Nhà thờ Bánh Hóa Nhiều (https://flic.kr/p/2iFnbfw) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

windypham
19-03-2020, 09:22 AM
Bắt đầu ngày mới bằng việc cùng "hành hương" với bác thì không còn gì bằng.
Những chia sẻ của bác trích từ sách "Kẻ đi tìm" thật sâu sắc. Mỗi lần đi dự Thánh Lễ nghe Phúc Âm và các bài đọc Kinh Thánh khác là mỗi lần em được tái khám phá những ý nghĩa cao sâu của Kinh Thánh.
Trong lời kinh ăn năn tội đã hàm chứa hết mọi thứ về việc Chúa tha tội khi con người xưng thú và việc đền tội.

"Kinh Ăn Năn Tội
Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen."

joseph.luong
20-03-2020, 11:30 PM
Bắt đầu ngày mới bằng việc cùng "hành hương" với bác thì không còn gì bằng.
Những chia sẻ của bác trích từ sách "Kẻ đi tìm" thật sâu sắc. Mỗi lần đi dự Thánh Lễ nghe Phúc Âm và các bài đọc Kinh Thánh khác là mỗi lần em được tái khám phá những ý nghĩa cao sâu của Kinh Thánh.[/I]"

Trong sách KĐT còn có phần viết thêm về Ơn Xá - Indulgence cũng hay.
Nói chung nếu thích bác nên mua cuốn KĐT về đọc. Còn nhiều điều hay có thể học được.

joseph.luong
20-03-2020, 11:52 PM
Ngay trước tảng đá là một bức mosaic nổi tiếng từ thời Byzantine. 4 chiếc bánh và 2 con cá. Tại sao lại chỉ có 4 chiếc bánh thay vì 5 như trong Tin Mừng? Vì chiếc bánh thứ 5 chính là Mình Thánh Chúa - Holy Eucharist.

https://live.staticflickr.com/65535/49672768851_e5a1715e19_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFpVBa)Nhà thờ Bánh Hóa Nhiều (https://flic.kr/p/2iFpVBa) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Em không thể đến gần hơn để chụp nên lấy đành lấy hình từ internet
https://static.timesofisrael.com/www/uploads/2015/06/Web_F090730RJ26.jpg


Thêm 1 tấm mosaic từ thời Byzantine. Cả sàn nhà này hầu hết đều là những tấm mosaic từ thời Byzantine.
https://live.staticflickr.com/65535/49673048467_b2e1759d23_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFrmJ8)Tabgha (https://flic.kr/p/2iFrmJ8) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Ra khỏi nhà thờ, bên phải còn có một cối xây từ thế kỷ 1, tức là vào thời Chúa Giêsu. Em nghĩ đường kính của viên đá ít nhất 1.5ft/45cm.
Trong bài dạy “đừng làm cớ cho người ta sa ngã” trong Tin Mừng Matthew, có đọan Chúa Giêsu nói: “Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô chìm xuống đáy biển còn hơn.” (Mt 18:6)
Rất có thể Chúa đang nói đến cối đá kích cỡ này.
https://live.staticflickr.com/65535/49673046662_d0d4c73641_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFrmc1)Tabgha (https://flic.kr/p/2iFrmc1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nhìn lại nhà thờ Bánh Hóa Nhiều lần cuối trước khi đi.
https://live.staticflickr.com/65535/49672763696_1672894cec_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFpU5h)Nhà thờ Bánh Hóa Nhiều (https://flic.kr/p/2iFpU5h) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Rời nhà thờ Bánh Hóa Nhiều, đoàn hướng về địa điểm cuối cùng của ngày: Nhà thờ Tối Thượng Quyền Thánh Phêrô.

joseph.luong
21-03-2020, 12:00 AM
Lối vào nhà thờ Tối Thượng Quyền Thánh Phêrô - Church of Peter's Primacy
https://live.staticflickr.com/65535/49680041741_201d3101e9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG4czP)Church of Peter's Primacy (https://flic.kr/p/2iG4czP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nhà thờ với màu gạch đen. Đây là gạch basalt, là vật liệu được tìm thấy nhiều ở quanh hồ, và đã được dùng để xây cất từ thời Chúa Giêsu.
https://live.staticflickr.com/65535/49680037271_aab393b3a3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG4bfK)Church of Peter's Primacy (https://flic.kr/p/2iG4bfK) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi Chúa Phục Sinh, Ngài đã hiện ra với các môn đệ tại nơi đây. Ta hãy đọc lại câu chuyện ấy qua Tin Mừng theo Thánh Gioan:


Sau đó, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh”. Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không”. Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.

Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giê-su bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giê-su nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.

Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-môn Phê-rô: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giê-su nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Người lại hỏi: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. (Ga 21:1-17)

joseph.luong
21-03-2020, 12:12 AM
Mời các bác đọc thêm bài suy niệm liên kết nơi này với nơi Chúa hóa bánh ra nhiều:
[
Ta phải đặt không gian nơi Chúa hiện ra với mẻ cá kéo lên không nổi và câu chuyện bánh hóa ra nhiều vào một liên hệ chung. Chỗ Chúa làm phép bánh hóa ra nhiều nuôi mấy ngàn người ăn ở sát bên cạnh nơi Chúa hỏi Phêrô con có mến Thầy không. Đặt vào chung một vùng đất, ta thấy những điểm trùng hợp như sau:


TRƯỚC PHỤC SINH -------------------------------------------- | SAU PHỤC SINH
Bên đồi cỏ ------------------------------------------------------ | Bên biển hồ
Bánh hóa ra nhiều trên đất ------------------------------------ | Cá hóa ra nhiều trên nước
Một ngày đói không đủ ăn ------------------------------------- | Một đêm hoài công không có cá
Một bên Chúa hỏi có mấy chiếc bánh ------------------------- | Một bên Chúa hỏi có gì ăn không
Cả hai bên đều trả lời không có. Cả hai bên đều thiếu.

Một bên Chúa bảo đem bánh lại đây -------------------------- | Một bên Chúa bảo thả lưới xuống biển
Cả hai bên Chúa không tự ý làm phép lạ. Cả hai biến cố đều có phần góp sức của con người.
Một bên đem bánh. Một bên thả lưới.

Chúa bảo môn đệ lo cho dân ăn ------------------------------- | Chúa bảo Phêrô săn sóc Giáo Hội
Chúa còn sống thấy dân chúng thì Chúa thương ------------- | Chúa chết rồi, Chúa bảo Phêrô tiếp tục yêu thương ấy
Cả hai biến cố đều dùng hình ảnh chiên.
Một bên là: “Vì họ như bầy chiên không người chăn dắt”.
Một bên là: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”.

Căn bản của những trùng hợp này là suy nghĩ ta có thể đi tới:
Biến cố bẻ bánh hóa ra nhiều là tiền thân của mẻ lưới, của cuộc hiện ra sau Phục Sinh với Phêrô. Cả hai biến cố nói lên một ý nghĩa chung là lòng thương xót của Chúa đối với dân chúng. Và Phêrô, kẻ theo Chúa là nối tiếp lòng thương xót ấy mà săn sóc Giáo Hội. Khi Chúa bảo các môn đệ lo cho dân chúng ăn trong biến cố bánh hóa ra nhiều, là tập cho các ông cách lo mà Chúa trối cho Phêrô sẽ lo cho Giáo Hội tương lai ở biến cố hiện ra sau Phục Sinh này.
Phêrô phải lo cho Giáo Hội như Chúa săn sóc:
- Vì lòng mến (Con có mến Thầy không?)
- Không dựa vào công lao sức mình (Hãy thả lưới bên phải)
- Không thất vọng khi thấy không có lối thoát (Không có gì ăn ư? – Thưa: Không)
- Phải đóng góp sức của mình, không ỷ lại vào Chúa (Vâng lời Thầy con thả lưới)
- Chúa hành động khác cách con người (Thả lưới lúc ban sáng)
Ba lần Chúa hỏi Phêrô để Phêrô được ba lần rửa tội. Ba lần ông chối Chúa. Trong ba lần Chúa chỉ hỏi về lòng mến. Điều kiện Chúa trao Giáo Hội cho Phêrô là lòng mến. Chúa không hỏi về khả năng lãnh đạo, không hỏi về khả năng kiến thức, không hỏi về khả năng tài chính, không hỏi về khả năng thu phục lòng người. Lòng mến ở đây là mến Chúa, không phải mến công việc của Chúa. Chúa nói rõ: “Con có mến Ta không.” Chúa không hỏi có mến công trình của Chúa không. ] (trích Kẻ Đi Tìm)


Chiều hôm nay, đoàn được dâng lễ ngay trước nhà thờ nơi Chúa thiết lập Giáo Hội và trao quyền cho Phêrô cai quản. Chúng tôi cùng hiệp dâng lời chúc tụng và cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Giáo Hoàng Phanxicô cùng tất cả các linh mục tu sĩ nam nữ.
Một thầy dòng Phanxicô đang chuẩn bị bàn thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49680328847_89e446fef6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG5EVV)Church of Peter's Primacy (https://flic.kr/p/2iG5EVV) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
21-03-2020, 12:31 AM
Cách nơi bàn thờ chừng vài chục mét là bờ hồ. Nơi đây Chúa đã đến và kêu các ông hãy thả lưới. Nơi đây ông Phêrô đã bơi khoảng gần trăm thước vào bờ để gặp Chúa. Ngày nay mọi người có thể đứng đây mà hình dung lại câu chuyện ấy. Có thể bỏ giầy dép mà lội xuống hồ Galilê.
Video bờ hồ nơi mọi người có thể đi xuống. Nghe Cha nói đây là lần đầu tiên mà nước dâng cao đến mức này.

https://www.youtube.com/watch?v=NOW9X60OSxg


Một góc nhà thờ với bờ đá linh thiêng nhìn từ góc bờ hồ quay lại.
https://live.staticflickr.com/65535/49680035171_be530510db_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG4aCx)Church of Peter's Primacy (https://flic.kr/p/2iG4aCx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bên trong nhà thờ rất nhỏ. Khoảng 1/3 nhà thờ là viên đá được vây lại với tấm bảng đề tiếng Latin Mensa Christi nghĩa là Bàn Chúa Kitô.
Nơi đây Chúa đã chuẩn bị than hồng cùng với cá và bánh cho các ông. Nơi đây Chúa đã nói với Phêrô: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy".
https://live.staticflickr.com/65535/49679517103_48388f7877_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG1vCk)Church of Peter's Primacy (https://flic.kr/p/2iG1vCk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là một góc rộng hơn (24mm) chụp bởi một bác trong đoàn với EOS Rp & 24-70mm L. Cũng đôi lúc em mong có được góc 24mm cho rộng hơn.
https://live.staticflickr.com/65535/49680132241_507bca390c_b.jpg

joseph.luong
21-03-2020, 09:53 PM
Hôm qua vừa mới nói với bác windypham về ơn Xá thì hôm nay nghe tin có Sắc lệnh ban ơn Toàn Xá của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Các bác Công Giáo có thể vào trang vietcatholic.net đọc thêm, hoặc website của GP Qui Nhơn có bản dịch ở đây (https://gpquinhon.org/q/cac-van-kien/sac-lenh-ban-on-toan-xa-cua-duc-thanh-cha-phanxico-cho-cac-tin-huu-trong-tinh-hinh-dich-benh-hien-nay-2934.html).

joseph.luong
21-03-2020, 10:03 PM
Trở lại với cuộc hành hương. Nhà thờ Tối Thượng Quyền Phêrô là điểm cuối cùng trong ngày của đoàn. Sau khi thăm viếng, mọi người lên xe bus trở về Nazareth ăn tối và nghỉ ngơi.

Sáng sớm, sau khi dâng lễ bên VCTĐ Truyền Tin thì đoàn bắt đầu hướng về Cana, cách Nazareth chừng hơn 20 phút lái xe về hướng Bắc.
Nơi đây, Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên:

Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người : “Họ hết rượu rồi.” Đức Giê-su đáp : “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”

Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giê-su bảo họ : “Các anh đổ đầy nước vào chum đi!” Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ : “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người. (Ga 2:1-11)

Nhà thờ Tiệc Cưới Cana
https://live.staticflickr.com/65535/49680478407_1dd1995e22_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG6rox)Cana (https://flic.kr/p/2iG6rox) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trước nhà thờ có tấm bảng ghi dòng chữ Latin: Nuptiae Factae Sunt In Cana Galilaea Et Erat Mater Jesu Ibi - Tiệc cưới tại Cana Galilê, trong tiệc cưới có thân mẫu của Đức Giêsu.
AD MDCCCLXXX - 1880 CN: Là năm nhà thờ hoàn thành.
https://live.staticflickr.com/65535/49680189236_0fe9dc6d49_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG4XqQ)Cana (https://flic.kr/p/2iG4XqQ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Và hôm nay, tại nơi kính nhớ Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên trong tiệc cưới, đoàn cùng dâng một thánh lễ với nghi thức tái xác nhận lời hứa hôn nhân cho các cặp vợ chồng. Có đến 14 cặp lần lượt ra trước bàn thờ và hứa với nhau những lời hứa mà họ đã tự soạn lấy, chứ không theo bản các Lễ cưới vẫn dùng. Sau bao nhiêu năm, sau bao hoàn cảnh cuộc sống, dựa vào đấy họ soạn riêng lời tái xác nhận hôn nhân của họ
Một Thánh lễ thật cảm động.
Sau khi Lễ kết thúc, các bà các cô vội chạy đi thay quần áo để còn kịp di chuyển đến địa điểm kế tiếp.
Em chỉ có 1 tấm chụp bên trong nhà thờ. Lúc này có một nhóm hành hương khác đang dâng lễ.
https://live.staticflickr.com/65535/49679659858_acc2d0ac91_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG2f4C)Cana (https://flic.kr/p/2iG2f4C) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ngoài bức tranh lớn diễn tả Chúa Giêsu và Mẹ Maria đang tham dự lễ cưới, thì trước bức tranh có 6 chiếc chum tượng trưng cho 6 chiếc chum đầy nước mà Chúa đã hóa thành rượu ngon.

Đối diện bên đường có bá rượu kỷ niệm Cana. Không hiểu sao lúc đó vội quá nên em đã quên mua.

Còn văn phòng nhà thờ thì có bán tấm certificate để các cặp hôn phối có thể mua về làm kỷ niệm. Chỉ cần điền thêm ngày, tên, cùng chữ ký linh mục là có một kỷ niệm đáng nhớ treo trong nhà.

joseph.luong
21-03-2020, 10:12 PM
Kế đến đoàn trở lại biển hồ Galilê để kính viếng hai nơi nữa trước khi giã từ vùng Galilê. Điểm kế tiếp là Nhà thờ Tám Mối Phúc Thật hay còn gọi là Nhà thờ Bát Phúc.
Nhà thờ Bát Phúc nằm trên núi Bát Phúc - mount of the Beatitudes. Chung quanh khu vực này cây cối xanh tươi um tùm. Hiện nay từ dưới chân núi trở lên người ta trồng rất nhiều xoài và chuối.
https://live.staticflickr.com/65535/49680201331_c025dc0d2b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG522n)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG522n) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49680491187_bdb70677c6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG6vbT)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG6vbT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49680203436_20962d40ed_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG52DE)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG52DE) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49679665003_c393e3256b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG2gAk)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG2gAk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nhìn xuống biển hồ Galilê
https://live.staticflickr.com/65535/49679666338_980e63b7a0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG2gZm)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG2gZm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cảnh pano nhìn xuống. Các cây được trải bạt che là cây chuối. Xuống dưới gần chân núi là vườn xoài.
https://live.staticflickr.com/65535/49680513212_8b1cd87743_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG6BJC)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG6BJC) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Vườn xoài gần Tabgha. Bao nhiêu ngàn người theo Chúa khi xưa chắc là phải ngồi đâu đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49672221113_5944940bfc_b.jpg (https://flic.kr/p/2iFn7Mp)Tabgha (https://flic.kr/p/2iFn7Mp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Em up lại tấm núi Bát Phúc nhìn từ hồ Galilê để các bác hình dung dễ hơn. Trên núi là nhà thờ Bát Phúc. Xuống dưới chân núi (zoom gần hơn) thì sẽ thấy nhà thờ màu gạch đen. Đây chính là nhà thờ Tối Thượng Quyền Thánh Phêrô mà em đã nói đến ở điểm viếng trước.
https://live.staticflickr.com/65535/49659885163_e1dcd355e0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iEgTJB)Biển hồ Galilê (https://flic.kr/p/2iEgTJB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

ASAV
22-03-2020, 10:42 PM
Cám ơn bác đã mở thread này. Ngoài hình ảnh đẹp, bác có những chú thích thật hay mà em chưa bao giờ được nghe hay đọc. Em thích cái bản đồ cùng hồ Galilê và những chú thích về những tên khác của hồ. Xưa nay đọc Phúc Âm mà em không hình dung ra được là chỉ có một cái hồ đó mà thôi, vì thấy nó được gọi bằng nhiều tên khác nhau, và lại khó nhớ, nên không ráng tìm hiểu. Nay thì biết rồi. Cám ơn bác.

Thế nào em cũng đi một chuyến. Tuần trước em có một người quen, ba của người này đang đi hành huơng Đất Thánh thì chết, có lẽ già và bị heart attack.

Em vẫn vào xem thread của bác mỗi ngày.

joseph.luong
23-03-2020, 10:09 PM
Cám ơn bác đã mở thread này. Ngoài hình ảnh đẹp, bác có những chú thích thật hay mà em chưa bao giờ được nghe hay đọc. Em thích cái bản đồ cùng hồ Galilê và những chú thích về những tên khác của hồ. Xưa nay đọc Phúc Âm mà em không hình dung ra được là chỉ có một cái hồ đó mà thôi, vì thấy nó được gọi bằng nhiều tên khác nhau, và lại khó nhớ, nên không ráng tìm hiểu. Nay thì biết rồi. Cám ơn bác.

Thế nào em cũng đi một chuyến. Tuần trước em có một người quen, ba của người này đang đi hành huơng Đất Thánh thì chết, có lẽ già và bị heart attack.

Em vẫn vào xem thread của bác mỗi ngày.

Bác nên mau mau, vì em nghe nói có thể Cha sẽ "retired" trong vài năm nữa thôi. Mà chuyến đi với Cha học được rất nhiều điều. Điều đặc biệt là được dâng lễ ngay trước hang đá Truyền Tin, ngay trước hang đá Giáng Sinh, ngay trên đồi Golgotha, nơi cây Thánh Giá Chúa chịu nạn và ngay bên trong Mộ Chúa! Các đoàn hành hương khác theo em biết thì khg thể làm được điều này. Đơn giản là vì hướng dẫn viên không thể book lễ trong những nơi quan trọng này.

joseph.luong
23-03-2020, 10:12 PM
Đây là câu chuyện xảy ra trên núi Tám Mối Phúc Thật này:


Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng;
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hòa bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị
người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở,
vì phần thưởng
dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
(Mt 5, 1-13)

https://live.staticflickr.com/65535/49679688118_ef64e3f6dd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG2osS)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG2osS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
23-03-2020, 10:16 PM
Tấm hình trên là cửa vào của nhà thờ, với bức tranh vẽ về câu chuyện Chúa giảng. Nhà thờ Bát Phúc xây dựng năm 1938 với một thiết kế theo hình bát giác. Nhà thờ rất nhỏ. Bàn thờ ở giữa. Trước bàn thờ là lối ra vào. 7 cạnh kia chỉ có 2 hàng ghế ngồi.
Bên trên trần nhà là Tám Mối Phúc được viết bằng tiếng Latin.

Nói về nhà thờ hình bát giác thì thiết kế này đã có từ thời Byzantine. Khi Thái hậu Helen, mẹ vua Constantine, đến Đất Thánh thì cứ nơi nào có dấu vết quan trọng của Chúa là bà cho xây một đền thờ bát giác trên nơi đó.

Bên trong nhà thờ. Trên tường cao mỗi cạnh là một Mối Phúc viết theo tiếng Latin.
https://live.staticflickr.com/65535/49680508472_0eba5b5450_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG6AjU)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG6AjU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49680218991_707b404dab_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG57gR)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG57gR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đây là bên ngoài nhà thờ Bát Phúc.
https://live.staticflickr.com/65535/49680195241_d3460b2856_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG4Zdn)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG4Zdn) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49680496437_cfe157d1c9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG6wKp)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG6wKp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
23-03-2020, 10:27 PM
Ở trên núi này còn có 1 tấm bia Bát Phúc tiếng Việt vừa mới được đặt vào ngày 19 tháng 10 năm 2018. Câu chuyện này đã được đăng trên trang vietcatholic.net. Em chỉ xin trích một phần ở đây.

Bia Kinh Phúc Thật Tám Mối bằng tiếng Việt sẽ được khánh thành trên núi Beatitudes bên Do Thái

Để đánh dấu 30 năm Phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, người Công Giáo Việt Nam sẽ tặng 2 món quà quí là tượng Đức Mẹ La Vang và bia Kinh Phúc Thật Tám Mối cho Thánh địa Do Thái. Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh sẽ sang làm phép và khánh thành tượng Đức Mẹ La Vang ngày 18/10/2018 tại Kyriat Yearim (Jerusalem) và bia Kinh Phúc Thật Tám Mối ngày 19/10/2018 tại núi Beatitudes cùng với sự tham gia của các linh mục nam nữ tu sĩ và các phái đoàn hành hương từ Việt Nam và từ khắp nơi trên thế giới.

Ước vọng này đã được toại nguyện: Vào ngày 14/9/2017 Sơ Bề trên Telesphora Dòng nữ Phanxicô là giám quản Nhà thờ ở Núi Beatitudes đã chính thức đồng ý cho người Công Giáo Việt Nam dựng Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt Nam.

Đây sẽ là Bia Tám Mối Phúc đầu tiên ở nơi này. Vị trí của bia kinh nằm trong khung viên giữa Nhà thờ và Tu viện, tại bàn thờ Thánh Phêrô (bàn thờ số 4). Trong khu vườn kiểng, và khu từ nhà thờ đi xuống tu viện có các bàn thờ để cho các nhóm hành hương có thể ngồi cầu nguyện, suy tư, và tham dự thánh lễ.

Hiện nay ở núi Beatitudes chỉ có Tám Phúc bằng tiếng la-tinh ở trong nhà thờ và bên ngoài lối đi đến nhà thờ có 8 bia đá cẩm thạch nhỏ, mỗi bia có ghi một Phúc bằng tiếng Anh. Khi cho phép có bia Kinh Tám Mối Phúc bằng tiếng Việt Nam đặt ở đây, Sơ có nói “Rồi đây chắc chắn nơi đây cũng sẽ có trăm ngôn ngữ khác nữa nếu họ biết có bia bằng tiếng Việt”. Mà thực tế đã xẩy ra, trong tháng vừa qua, người Công Giáo Ba Lan đã xin phép có bia kinh bằng tiếng Ba Lan. Nhưng tiên khởi vẫn là tiếng Việt Nam thật là hãnh diện biết bao!

Để thực hiện bia đá Kinh Phúc Thật Tám Mối Thật chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức vì phải liên lạc từ xa: từ việc tìm loại đá tốt và bền vững, tìm thợ khắc chữ, người thực hiện. Rất may mắn là chúng tôi được Sơ Têrêxa Quy và anh Lưu Huy Phong bên Do thái tận tình giúp đỡ và giám sát việc khắc chữ tiếng Việt để không sai dấu và được hoàn mỹ.

Bia Kinh Phúc Thật Tám Mối được khắc chữ Việt Nam trên đá granite mầu đen vững chắc đã được thợ bên Do thái hoàn thành và chờ ngày khánh thành.



Sau khi rời núi Tám Mối Phúc Thật, đoàn hướng về Capharnaum.

Tiếc là em không đủ thời gian để tìm và chụp tấm bia này. Đây là hình tấm bia chụp cũng từ vietcatholic.
https://live.staticflickr.com/65535/49690707101_6ff600e9ee_b.jpg

https://live.staticflickr.com/65535/49690175028_b97c8a83e3_b.jpg

khanhjin
24-03-2020, 07:08 PM
Đây là câu chuyện xảy ra trên núi Tám Mối Phúc Thật này:


Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng;
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hòa bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị
người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở,
vì phần thưởng
dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
(Mt 5, 1-13)

https://live.staticflickr.com/65535/49679688118_ef64e3f6dd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iG2osS)núi Tám Mối Phúc Thật (https://flic.kr/p/2iG2osS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cho em hỏi chút: "Tám mối phúc phúc thật" có liên hệ gì với "bát chánh đạo" của Phật Giáo không ạ ?

joseph.luong
25-03-2020, 12:15 AM
Cho em hỏi chút: "Tám mối phúc phúc thật" có liên hệ gì với "bát chánh đạo" của Phật Giáo không ạ ?

Em không biết nhiều về Bát Chánh Đạo của Phật Giáo nên em không chắc có liên hệ gì không. Nhưng em nghĩ chắc là không.
Tuy nhiên, nhìn chung về tôn giáo thì đạo là Tâm. Và tôn giáo nào cũng hàm chứa ít nhiều những điều chân thật và thánh thiện. Mỗi người đều tìm cho mình một sự no thỏa về khát khao một tâm tình sâu xa và qua đó tìm cho mình một con đường tâm linh. Vì vậy ai cũng có Đạo, chỉ là khác tôn giáo.

Nếu đem Tám Mối Phúc Thật và Bát Chánh Đạo ra thực hành thì em nghĩ chắc cũng sẽ có nhiều điều giống. Nhưng nếu đào sâu hơn thì mỗi tôn giáo sẽ chứa những giá trị tôn giáo khác nhau.

Hôm nay em đọc được bản tin ở Ý qua bbc.com: Linh mục Giuseppe Berardelli, một trong 50 linh mục qua đời vì Covid19, đã qua đời vì chính ngài đã nhường máy trợ thở (giáo dân mua cho) cho một bệnh nhân trẻ mà ngài không quen biết để dùng.

Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

joseph.luong
25-03-2020, 12:36 AM
Từ thế kỷ 2 TCN, Capharnaum là cửa ngõ thông thương quan trọng nối kết Ai Cập với vùng đất Lưỡng Hà - Mesopotamia (thuộc Trung Đông ngày nay). Con đường có tên là Via Morris. Từ Ai Cập cứ theo con đường này sẽ đến Capharnaum, rồi Hazor và cuối cùng đến Damascus. Từ Damascus có thể rẽ hướng Bắc lên Antioch và u Châu, hoặc về hướng Đông sẽ đến Á châu.

(hình từ internet) Trước khi đến Hazor là hồ Galilê. Và điểm dừng là Capharnaum (không có trong hình)
https://www.bibleodyssey.org/en/tools/map-gallery/v/~/media/801615FD7027401DBA045547FB6FE519.ashx

Vì vậy, có thể nói Capharnaum là một thành phố giàu có và cũng là nơi tạo điều kiện cho Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều thành phần và sắc dân khác nhau khi rao giảng Nước Trời trong 3 năm. Hơn nữa việc làm của Chúa Giêsu đã được Ngôn Sứ Isaia (thế kỷ 8 TCN) tiên đoán và được Thánh Matthew nhắc lại trong Tin Mừng.


Rồi Người bỏ Na-da-rét, đến ở Ca-phác-na-um, một thành ven biển hồ Ga-li-lê, thuộc địa hạt Dơ-vu-lun và Náp-ta-li, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a nói: Này đất Dơ-vu-lun, và đất Náp-ta-li, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Gio-đan, hỡi Ga-li-lê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. (Mt 4:13-16)
Chúa Giêsu lớn lên ở Nazareth, là một ngôi làng thuộc miền Zebulun. Sau đó Ngài đến Capharnaum, là một thành phố miền Naphtali. Ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia là vậy.

Sau khi dân Do Thái vào Đất Hứa (Israel ngày nay) thì 12 chi tộc Israel chia mảnh đất này thành 12 phần.
(hình từ internet) em gạch chữ màu xanh để các bác dễ hình dung hơn về 2 miền Zebulun và Naphtali
https://live.staticflickr.com/65535/49694602226_2566e06570_b.jpg


"Rồi Người bỏ Nazareth, đến ở Capharnaum." (Mt 4:13)
"Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình." (Mt 9:1)
"Vài ngày sau, Đức Giêsu trở lại thành Capharnaum. Hay tin Người ở nhà" (Mc 2:1)

Rời Nazareth, Chúa Giêsu đã chọn nơi đây làm trung tâm thừa tác vụ của Ngài. Ở nơi đây Ngài đã rao giảng Nước Trời và đã làm nhiều phép lạ.
https://live.staticflickr.com/65535/49694936047_a010891d51_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHnx9c)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHnx9c) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

khanhjin
25-03-2020, 05:43 PM
Em không biết nhiều về Bát Chánh Đạo của Phật Giáo nên em không chắc có liên hệ gì không. Nhưng em nghĩ chắc là không.
Tuy nhiên, nhìn chung về tôn giáo thì đạo là Tâm. Và tôn giáo nào cũng hàm chứa ít nhiều những điều chân thật và thánh thiện. Mỗi người đều tìm cho mình một sự no thỏa về khát khao một tâm tình sâu xa và qua đó tìm cho mình một con đường tâm linh. Vì vậy ai cũng có Đạo, chỉ là khác tôn giáo.

Nếu đem Tám Mối Phúc Thật và Bát Chánh Đạo ra thực hành thì em nghĩ chắc cũng sẽ có nhiều điều giống. Nhưng nếu đào sâu hơn thì mỗi tôn giáo sẽ chứa những giá trị tôn giáo khác nhau.

Hôm nay em đọc được bản tin ở Ý qua bbc.com: Linh mục Giuseppe Berardelli, một trong 50 linh mục qua đời vì Covid19, đã qua đời vì chính ngài đã nhường máy trợ thở (giáo dân mua cho) cho một bệnh nhân trẻ mà ngài không quen biết để dùng.

Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Hay quá, thế là em hiểu được một trong "Tám Mối Phúc Thật"

Bên Phật giáo thì sẽ gọi hành động này là bố thí, và linh mục "Berardelli" là bồ tát vì ngài "cứu khổ cứu nạn"

joseph.luong
25-03-2020, 10:11 PM
@khanhjin: cám ơn bác đã chia sẻ về Bát Chánh Đạo.
Theo tin em đọc được thì giáo dân tại làng Casnigo thương tiếc gọi Cha Giuseppe Berardelli là một vị "tử đạo về yêu thương người" và "vô cùng xúc động" bởi hành động bác ái của ngài. Đám tang không thể diễn ra vì đại dịch, nhưng dân làng đã cùng nhau vỗ tay chào đón cũng như tiễn Cha về với Chúa.

joseph.luong
25-03-2020, 10:20 PM
Từ thế kỷ thứ 7, Capharnaum hầu như mất bóng trên bản đồ. Sau này các Cha dòng Phanxicô đã mua lại mảnh đất này và dần dần khai quật lên nhiều điều thú vị. Hiện nay có 2 nơi quan trọng mà khách hành hương cần ghé xem.


Hội đường Do Thái - Synagogue

Nhà Thánh Phêrô - Peter's house

Hội đường Do Thái này làm bằng đá vôi - limestone. Đến nay vẫn còn lại bức tường bên ngòai cùng những hàng cột đá cao bên trong. Hội đường được xây vào khoảng thế kỷ 4-5 và bị phá hủy vào thế kỷ 7. Điều đặc biệt là ở một góc của Hội đường khảo cổ khai quật lên nền móng và tường bằng đá basalt. Điều này, cộng thêm những khám phá khác, khiến các nhà khảo cổ tin rằng Hội đường Do Thái này được xây ngay trên chính Hội đường Do Thái thời Chúa Giêsu.
Khi người Do Thái nổi dậy chống La mã vào năm 70CN thì nhiều kiến trúc Do Thái bị phá hoàn toàn. Tuy vậy, người ta vẫn nhớ vị trí của Hội đường và vào thế kỷ thứ 4-5, một Hội đường mới bằng đá được xây ngay trên vị trí Hội đường xưa, là nơi mà Chúa vẫn hay giảng, làm phép lạ và trừ quỷ.
"Đức Giêsu và các môn đệ đi vào thành Capharnaum. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy." (Mc 1:21)

https://live.staticflickr.com/65535/49694122453_86b516cf07_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHinhH)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHinhH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49697591401_03bda0d04e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHB9ua)Synagoue in Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHB9ua) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr



Nhà Thánh Phêrô có 2 phần. Phần trên là một ngôi nhà thờ mới (1991) xây bên trên nơi mà truyền thống cho là nhà của Thánh Phêrô.
Đằng sau tấm bảng là ngôi nhà thờ mới xây trên nhà Thánh Phêrô.
https://live.staticflickr.com/65535/49694954377_405da20893_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHnCAe)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHnCAe) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
25-03-2020, 10:26 PM
Đến gần ta sẽ thấy ở dưới nhà thờ mới có 3 vòng bát giác. Đây chính là những gì còn sót lại của một nhà thờ Byzantine vào khoảng thế kỷ 4-5 để đánh dấu nơi nhà của Thánh Phêrô. Trong nhà, khảo cổ tìm thấy những vết khắc trên tường của các tín hữu sơ khai với những lời nhắc đến tên Giêsu và Phêrô.
https://live.staticflickr.com/65535/49694983077_d9eeedd241_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHnM84)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHnM84) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49694678041_6a4b17b908_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHmdrP)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHmdrP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Chúa đã làm phép lạ tại nhà Thánh Phêrô


Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. (Mc 1:29-31)


Một chi tiết thú vị: từ câu Phúc m trên: "Vừa ra khỏi hội đường Capharnaum, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Simon và An rê."
Theo bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn: "Và ra khỏi hội đường, lập tức Ngài đến nhà của Simon và Andrê.
Bản tiếng Anh:" On leaving the synagogue he entered the house of Simon and Andrew. "
Phải đến Capharnaum mới thấy được. Từ Hội đường Do Thái đến nhà ông Phêrô (Simon) cách nhau dưới 20m. Bởi vậy Thánh Kinh ghi vừa ra khỏi Hội đường Chúa Giêsu đến nhà ông Phêrô thấy rất đúng.

joseph.luong
25-03-2020, 11:27 PM
Ở đây người ta khai quật lên rất nhiều nhà cửa được xây bằng đá basalt. Đây là vật liệu chủ yếu dùng để xây nhà vào thế kỷ 1 ở vùng này vì basalt được tìm thấy nhiều ở đáy hồ. Tuy nhiên có 2 nhược điểm: 1) khó khăn trong việc khai thác và sản xuất đá basalt và 2) những viên đá dài hơn 4ft/ 1. 2m sẽ bị nứt. Vì 2 nhược điểm này mà thiết kế nhà cũng khác. Vì phải dùng ít gạch và không thể dùng viên gạch dài dẫn đến những phòng nhỏ hẹp. Bù lại họ để một sân lộ thiên và xây những phòng nhỏ bao quanh sân.

Về mái nhà thì họ dùng những cây gỗ bắc ngang làm xà, và sau đó lợp bằng các cây lau, sậy, cỏ trộn với bùn.
Đây cũng chính là lọai mái nhà mà người ta đã dỡ ra để thả người bại liệt xuống cho Chúa chữa.

http://home.insightbb.com/~biblestudy/Insula1.JPG

https://live.staticflickr.com/65535/49694130288_2bbc757d24_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHipBN)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHipBN) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49694115673_0dfc162eb7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHikgP)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHikgP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Mời các bác nghe lại câu chuyện ấy, xảy ra cũng chính ngay tại nhà ông Phêrô.

Vài ngày sau, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi. Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ !”




Ở Capharnaum này em cũng học thêm được một điều thú vị nữa về Chúa Giêsu. Xưa nay trong đầu em (và có thể nhiều người nữa) cứ nghĩ là Chúa Giêssu nghèo một phần là vì hoàn cảnh.
Chúa sinh ra trong hang lừa. Cái nôi là máng cỏ. Khi rao giảng có lúc phải ngủ trong hang. "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9:57-62). Đến khi chết cũng không có mộ chôn. Phải chôn nhờ mộ người khác.
Nhưng sau khi đến nơi đây và nghe bài suy niệm của Cha thì mới biết chưa chắc vậy là đúng.

Capharnaum là một thành phố giàu có vì vị trí nằm ngay trên con đường Via Moris kết nối 3 châu - Phi, Á và Âu. Hai anh em Phêrô và Anrê có nhà ở nơi đây, và địa chỉ thì ở rất gần bên Hội đường Do Thái thì làm sao họ có thể thuộc thành phần nghèo về phương diện kinh tế. Cho dù không giàu nhưng ít nhất phải khá giả.
Ở đây, tông đồ Matthew (người viết Phúc Âm Matthew) đã được Chúa gọi. Trong Phúc Âm cho biết rằng ông làm nghề thu thuế. Một người thu thuế thì không thể nào nghèo. Mà đây là một người thu thuế ở trong một thành phố như Capharnaum thì chắc hẳn Matthew phải thuộc thành phần "con ông cháu cha" hoặc ít ra quen biết tầm cỡ mới được vào chức vụ này.
Nếu Chúa có những tông đồ như vậy thì Ngài có thể chọn một lối sống "khá" hơn nhiều. Nhưng không. Chúa đã sống một cuộc sống khó nghèo. Chúa có điều kiện, nhưng Ngài đã chọn con đường khó nghèo. Vì sao? Có lẽ nên dành cho mỗi người tự tìm câu trả lời cho riêng mình.

Một bức tượng bằng đồng do một nghệ nhân người Canada tạc và đặt ở cửa ra vào Capharnaum. Tên của tác phẩm này là Homeless Jesus.
https://live.staticflickr.com/65535/49694644921_064f6b7751_b.jpg (https://flic.kr/p/2iHm3AM)Capharnaum (https://flic.kr/p/2iHm3AM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
27-03-2020, 11:39 PM
Capharnaum là địa điểm cuối cùng của ngày cũng như ở miền Galilê này.
Sáng sớm hôm sau, mọi người mang hành lý check out hotel và từ giã Nazareth. Rời hang đá Truyền Tin ở đây, đoàn sẽ về ở 3 đêm cũng bên cạnh một hang đá khác: hang đá Giáng Sinh ở Bêlem.
Chương trình của ngày hôm nay tương đối nhẹ. Nghĩ lại Cha Tầm Thường tính cũng hay. 10 ngày ở đây mà ngày nào cũng quá chú tâm hành hương thì không khéo mọi người sẽ bị overload mất.
Hôm nay rời Nazareth, đoàn sẽ đi men theo bờ biển trước khi về Bêlem.
https://live.staticflickr.com/65535/49704838551_daf691f128_z.jpg

Địa điểm đầu tiên là núi Cát Minh hay còn gọi là Carmelô - Mount Carmel ở Haifa.
Haifa là thành phố cảng lớn thứ ba của Israel.
Cảnh từ trên đường lên núi nhìn xuống Haifa.
https://live.staticflickr.com/65535/49704259768_3f3a1298c1_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJcjL1)Haifa (https://flic.kr/p/2iJcjL1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trên núi Carmel hiện nay là một tu viện với một ngôi nhà thờ lớn tên là Stella Maris - Đức Mẹ Sao biển. Nhà thờ hướng ra Địa Trung Hải với Đức Mẹ Sao Biển là Đấng bảo trợ cho những ngư dân cũng như những người đi biển.
Từ thế kỷ 12, quân Thập Tự Chinh chiếm núi này và từ đây ra đời dòng tu Cát Minh. Và từ dòng Cát Minh này đã ra đời Cỗ Áo Đức Bà - Brown Scapular.

Cánh cửa chính của nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49704694696_0665099220_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJey3L)Haifa (https://flic.kr/p/2iJey3L) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nói về Cỗ Áo Đức Bà, Cha có kể rằng Thánh Giáo Hoàng John Paul II rất quý mến Cỗ Áo Đức Bà. Ngài đã đeo từ khi còn đi lính.
Hôm ngài bị ám sát tại quảng trường thì sau khi lên bàn mổ các bác sĩ cần phải cắt lớp áo trên người để mổ. Nhưng khi sắp cắt dây đeo Cỗ Áo Đức Bà thì GH John Paul II (lúc ấy đang nửa tỉnh nửa mơ) đã lấy tay chụp lại không cho họ cắt. Và họ đã mổ lấy viên đạn ra khi vẫn còn đeo Cỗ Áo Đức Bà.
(ảnh từ internet)
https://lh3.googleusercontent.com/proxy/OSLrDj4brSiIPfR088NR-V45RRJqUf4Y7sUxuetIGG1TD0p6On5llj7w--csgcG-ubW-qBLNzZQUtMs_U4YOXjkf_tBOvQ

joseph.luong
27-03-2020, 11:43 PM
https://live.staticflickr.com/65535/49704256523_57810646db_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJciN4)Haifa (https://flic.kr/p/2iJciN4) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bên trong nhà thờ đẹp lộng lẫy. Trên Cung Thánh là Tượng Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu trên tay cầm Cỗ Áo Đức Bà.
https://live.staticflickr.com/65535/49704250693_8c33d2d827_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJch4x)Haifa (https://flic.kr/p/2iJch4x) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49705063057_2436405d0a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJgrxP)Haifa (https://flic.kr/p/2iJgrxP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49704208978_3528c243f0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJc4Ej)Haifa (https://flic.kr/p/2iJc4Ej) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Vòm nhà thờ
https://live.staticflickr.com/65535/49704735981_db96bac0df_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJeLjz)Haifa (https://flic.kr/p/2iJeLjz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49704730071_df51f3a50d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJeJyF)Haifa (https://flic.kr/p/2iJeJyF) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
27-03-2020, 11:51 PM
Nhưng điểm quan trọng cũng như lý do chính mà quân Thập Tự Chinh lập nhà dòng là vì câu chuyện trong Cựu Ước xảy ra vào thế kỷ 9 TCN.

(1V 18:16-39)
Ông Ô-vát-gia-hu đi gặp vua A-kháp và báo cho vua biết sự việc. Vua A-kháp đi đón ông Ê-li-a. Khi nhận ra ông Ê-li-a, vua A-kháp nói với ông rằng: “Tên mang hoạ cho Ít-ra-en, nhà ngươi đấy phải không ?” Ông đáp : “Tôi không mang hoạ cho Ít-ra-en, nhưng chính là ngài và nhà thân phụ ngài, vì các người đã bỏ không giữ mệnh lệnh ĐỨC CHÚA truyền, còn ngài thì đã đi theo các othần Ba-an. Bây giờ, ngài hãy cho triệu tập toàn dân Ít-ra-en lại bên tôi ở núi Các-men, cùng với bốn trăm năm mươi ngôn sứ của thần Ba-an và bốn trăm ngôn sứ của thần A-sê-ra , những người được hưởng lộc của bà I-de-ven.”

Vua A-kháp sai người đi mời toàn thể con cái Ít-ra-en và triệu tập các ngôn sứ trên núi Các-men. Bấy giờ, ông Ê-li-a đến bên dân và nói : “Các ngươi nhảy khập khiễng hai chân cho tới bao giờ? Nếu ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, hãy theo Người ; còn nếu là Ba-an thì cứ theo nó !” Nhưng dân chúng không đáp lại lời nào. Ông Ê-li-a lại nói với dân : “Chỉ sót lại mình tôi v là ngôn sứ của ĐỨC CHÚA, còn ngôn sứ của Ba-an có những bốn trăm năm mươi người. Hãy cho chúng tôi hai con bò mộng; họ hãy chọn lấy một con, chặt ra và đặt trên củi, nhưng đừng châm lửa ; tôi cũng làm thịt con bò kia, rồi đặt trên củi, nhưng sẽ không châm lửa. Đoạn các ngươi hãy kêu cầu danh thần của các ngươi ; còn tôi, tôi kêu cầu danh ĐỨC CHÚA. Vị thần nào đáp lại bằng lửa thì vị đó chính là Thiên Chúa. Toàn dân trả lời và nói : “Đề nghị hay đó !” Bấy giờ, ông Ê-li-a nói với các ngôn sứ Ba-an: “Các người chọn lấy một con bò và làm trước đi, vì các người đông hơn. Rồi hãy kêu cầu danh thần của các người nhưng đừng châm lửa.” Vậy, họ lấy con bò người ta đưa cho họ, làm thịt, rồi kêu cầu danh thần Ba-an từ sáng tới trưa: “Lạy thần Ba-an, xin đáp lời chúng tôi!” Nhưng không một tiếng nói, không một ai trả lời, và họ nhảy khập khiễng bên cạnh bàn thờ họ đã dựng y. Đến trưa, ông Ê-li-a chế nhạo họ rằng: “Kêu lớn tiếng lên, vì người là một vị thần mà! Người đang mải suy nghĩ, hay là đi vắng hoặc trẩy đường xa; có khi người đang ngủ, thì sẽ thức dậy thôi !” Họ càng kêu lớn tiếng hơn và theo thói tục của họ, họ dùng gươm, giáo rạch mình đến chảy máu. Quá trưa rồi mà họ vẫn tiếp tục nói liên miên cho tới ogiờ dâng lễ; nhưng vẫn không một tiếng nói, không ai trả lời, không người để ý.
Bấy giờ ông Ê-li-a nói với toàn dân: “Các người hãy lại đây.” Toàn dân tiến lại gần ông. Ông dọn lại bàn thờ ĐỨC CHÚA đã bị phá huỷ. Ông Ê-li-a lấy mười hai phiến đá, theo số các chi tộc con cháu ông Gia-cóp, người đã được ĐỨC CHÚA phán bảo rằng: “Tên ngươi sẽ là Ít-ra-en.” Ông dùng các phiến đá ấy xây lại một bàn thờ kính ĐỨC CHÚA. Ông đào một đường mương chung quanh bàn thờ rộng cỡ hai thúng hạt giống. Ông xếp củi lên, rồi làm thịt con bò mộng và đặt trên đống củi. Ông nói: “Hãy đổ nước đầy bốn lu và tưới lên lễ vật và củi.” Họ làm như vậy. Ông nói : “Lần thứ hai nữa”, họ làm lần thứ hai. Ông lại nói : “Lần thứ ba !” và họ làm lần thứ ba. Nước chảy tràn quanh bàn thờ, khiến đường mương cũng đầy nước. Đến giờ dâng lễ, ngôn sứ Ê-li-a tiến ra và nói: “Lạy ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-xa-ác và Ít-ra-en! Ước chi hôm nay người ta biết rằng trong Ít-ra-en, Ngài là Thiên Chúa và con là tôi tớ Ngài. Cũng vì lời Ngài phán mà con đã làm tất cả các việc này. Xin đáp lời con, lạy ĐỨC CHÚA, xin đáp lời con, để dân này nhận biết Ngài là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ.” Bấy giờ olửa của ĐỨC CHÚA ập xuống, thiêu rụi của lễ, củi, đá và bụi, cả nước trong mương cũng hút cạn luôn. Toàn dân thấy vậy, liền phủ phục sát đất và nói : “ĐỨC CHÚA quả là Thiên Chúa ! ĐỨC CHÚA quả là Thiên Chúa !”


Một điểm mà có lẽ ít người biết đến đó là thần Baan là vị thần của mưa và sương. Người xưa tin rằng thần nào "chuyên" về phương diện nào thì sẽ mạnh hơn khi ở trong môi trường đó. Núi Carmel là một núi có nhiều mưa và sương hơn tất cả các vùng lân cận. Vì lý do đó nên họ đã thờ kính thần Baan trên núi này.
Và ngôn sứ Êlia - Elijah đã thách thức 450 ngôn sứ của thần Baan ngay tại nơi "đất nhà" của họ.

Ở dưới bàn thờ là một hang động. Truyền thống cho rằng tiên tri Êlia đã sống tại hang động nơi đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49704705516_bf59483f55_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJeBgj)Haifa (https://flic.kr/p/2iJeBgj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49704217163_8a41f9a818_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJc76r)Haifa (https://flic.kr/p/2iJc76r) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49704752141_0f5fb38b86_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJeR8c)Haifa (https://flic.kr/p/2iJeR8c) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
29-03-2020, 12:41 AM
Sau khi viếng và dâng thánh lễ tại nhà thờ Đức Mẹ Sao Biển trên núi Carmel, đoàn được Cha dắt ra biển chơi!
Aqueduct Beach
Trước bãi biển là một công trình aqueduct từ thời La mã còn sót lại. Các bác có lẽ không lạ gì với aqueduct. Công trình này nằm ngay bờ biển nên ngắm aqueduct thì ít, chứ ra sát biển thì nhiều.
Biển ở đây đẹp. Đẹp là vì ở Đất Thánh. Và cũng vì em rất thích biển. Đây cũng là lần đầu được tiếp xúc với Địa Trung Hải. Biển không có cát. Chỉ toàn đá sỏi nhưng rất nhẵn. Gió biển mặn, khác với gió hồ. Chỉ cần đứng đây vài phút hít thở khí biển là khuôn mặt giãn nở ra dễ chịu vô cùng.
Sẵn có những viên đá đẹp nên em lấy máy ra thử tính năng close focus của chiếc lens Tamron mới mua. Đây cũng là một lý do em chọn lens này.

https://live.staticflickr.com/65535/49708835281_2446de11c8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJALUa)Bãi biển Aqueduct (https://flic.kr/p/2iJALUa) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49708298968_45bea9aae0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJy2to)Bãi biển Aqueduct (https://flic.kr/p/2iJy2to) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Video

https://www.youtube.com/watch?v=U5ceNoFH1gQ&feature=youtu.be


Trước khi rời bãi biển em cũng chụp vài tấm aqueduct. Aqueduct này cũng có liên hệ với núi Carmel và địa điểm kế tiếp: Caesarea Biển - Caesarea Maritima.

https://live.staticflickr.com/65535/49708298013_25af5e5d87_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJy2bV)Bãi biển Aqueduct (https://flic.kr/p/2iJy2bV) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49708301318_7d01a303d3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJy3aU)Bãi biển Aqueduct (https://flic.kr/p/2iJy3aU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

ASAV
29-03-2020, 01:59 AM
Trên núi Carmel hiện nay là một tu viện với một ngôi nhà thờ lớn tên là Stella Maris - Đức Mẹ Sao biển. Nhà thờ hướng ra Địa Trung Hải với Đức Mẹ Sao Biển là Đấng bảo trợ cho những ngư dân cũng như những người đi biển.
Từ thế kỷ 12, quân Thập Tự Chinh chiếm núi này và từ đây ra đời dòng tu Cát Minh. Và từ dòng Cát Minh này đã ra đời Cỗ Áo Đức Bà - Brown Scapular.

Cánh cửa chính của nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49704694696_0665099220_b.jpg (https://flic.kr/p/2iJey3L)Haifa (https://flic.kr/p/2iJey3L) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

]

Cám ơn bác josheph.luong về post này. Ngày xa xưa em theo học ở trường Stella Maris - Sao biển ở Nha Trang.
Bây giờ chỉ còn là kỷ niệm mà thôi.

joseph.luong
30-03-2020, 09:02 PM
Cám ơn bác josheph.luong về post này. Ngày xa xưa em theo học ở trường Stella Maris - Sao biển ở Nha Trang.
Bây giờ chỉ còn là kỷ niệm mà thôi.

@ bác ASAV: Không ngờ Stella Maris gợi lại cho bác kỷ niệm xa xưa. Không biết trường Stella Maris ở Nha Trang giờ là gì.

joseph.luong
30-03-2020, 09:37 PM
Gọi là Caesarea Biển là để phân biệt với Caesarea Phillipi.
Caesarea Phillipi là thượng nguồn của hồ Galilê nằm về hướng bắc, thuộc vùng núi Banias trên cao nguyên Golan. Đây chính là nơi mà Chúa Giêsu hỏi Phêrô: "Con bảo Thầy là ai?" và đã trao chìa khóa Nước Trời cho Thánh Phêrô. (Mt 16:13-20)
Những đoàn hành hương trước đã có đi đến đây nhưng vì đường quá xa nên năm nay đã không đi nữa. Trước khi đi thì em cũng đã tìm hiểu về nơi này, giờ không được đến thì cũng hơi tiếc.

Trở lại với Caesarea Biển. Hôm nay nơi đây là một Công viên quốc gia và toàn bộ công viên này đều là những di tích khảo cổ đã và vẫn đang tiếp tục được khai quật và tìm hiểu.

Herôđê Đại Đế - Herod The Great vốn thích nghệ thuật cũng như văn hóa Châu Âu nên ông đã chọn nơi này để cho xây một thành phố với đầy đủ những công trình kiến trúc tráng lệ như Rome vào thời đó. Vào thế kỷ 1, bước đi trong thành phố này ta sẽ cảm giác như đang ở chính Rome. Thành phố được xây khoảng năm 20-10 TCN. Khi hoàn tất Caesarea có một nhà hát 4000 chỗ với sàn nhà được lót bằng đá cẩm thạch.
Một cung điện nguy nga ngay trước mặt biển dành cho vua cũng như những vị khách quý của ông. Bên cạnh là một trường đua - hippodrome dùng để đua xe ngựa. Các bác nào đã xem qua phim Ben-Hur thì sẽ hình dung được ngay.

Vật liệu cho các công trình được nhập về từ Châu Âu. Và vua Herôđê đã cho xây một bến cảng tại đây. Bến cảng này là công trình vĩ đại nhất của Caesarea.
Nơi mà vua Herôđê chọn xây lại đầy những bãi đá ngầm rất nguy hiểm cho tàu bè. Nhưng vua đã muốn thì phải làm được. Ông cho xây 2 con đê. Một đê dài 1800 ft/ 549m và một đê dài 600 ft/ 183m. Sau đó ông cho người vét đáy biển để tạo thành một vịnh nhân tạo để tàu lớn có thể cập bến. Nền móng của hai con đê này được dùng loại xi măng có thể kết cứng được ở dưới đáy biển. Và một trong những nguyên liệu chính là pozzolana, một loại tro núi lửa ở Ý. Để hoàn thành công trình này, nhà vua đã cho chở từ Ý 44 chiếc tàu, mỗi chiếc chở 440t pozzolame về đây để xây vịnh nhân tạo. Khi hoàn tất Caesarea trở thành bến cảng lớn thứ hai trên toàn cõi đế quốc Roma.
Nhưng tất cả công trình này giờ đã nằm dưới lòng biển sau một trận động đất năm 130.

(2 ảnh từ internet minh họa bến cảng thời thịnh vượng và ảnh chụp satelite ngày nay)
https://i.pinimg.com/originals/89/00/62/890062716c4b5aa071db5cd1c9cb615b.jpg

https://www2.rgzm.de/navis2/harbours/friedman/caesareanew/Research/fig1aerialview.jpg


Với một thành phố cảng lớn như thế này thì nước sinh hoạt là một điều thiết yếu cần giải quyết. Vì vậy vua đã cho xây hệ thống dẫn nước - aqueduct từ ngay dưới chân núi Carmel đến Caesarea. Những aqueduct ở biển em chụp là dùng cho dẫn nước đến thành phố này.

Và đây là các hình ở Caesarea National Park
https://live.staticflickr.com/65535/49715696643_dc9fcddae1_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKcWxv)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKcWxv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49716235296_55f7c04c2c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKfGEC)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKfGEC) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đường đua xe ngựa - hippodrome. Màu đen thẫm dưới đất chính là tường ở giữa để các xe chạy vòng quanh.
https://live.staticflickr.com/65535/49716238756_7879044011_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKfHGh)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKfHGh) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Phần nhà tắm của cung điện vua Herôđê.
https://live.staticflickr.com/65535/49716228111_8ba331bec8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKfEwK)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKfEwK) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49715687078_129847c14c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKcTGA)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKcTGA) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49716224941_122685dd42_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKfDA6)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKfDA6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
30-03-2020, 09:46 PM
Sau khi vua Herôđê băng hà và đến thời Roma cai trị cùng đất này thì nơi đây trở thành tổng hành dinh của họ. Phongxiô Philatô - Pontius Pilate, quan tổng trấn và cũng là người kết án đóng đinh Chúa Giêsu, đã ở nơi đây. Lý do là vì nơi đây như một Rome thứ hai, không nơi đâu bằng nơi này. Khi có việc thì ông mới đi đến Jerusalem. Nhưng sau khi xong việc thì ông sẽ về lại đây. Ở Caesarea khảo cổ đã tìm được một tảng đá còn khắc tên Philatô.

Tảng đá này là bản sao. Tấm đá thật đã được mang về viện bảo tàng.
https://live.staticflickr.com/65535/49716545227_1ec5a71246_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKhhNg)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKhhNg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49716228986_3d6b93918f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKfEMQ)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKfEMQ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Về Giáo Hội thì hai ông thánh Phêrô và Phaolô đều đã ở đây.
Ông Phêrô qua một thị kiến đã đến Caesarea này và đã rửa tội cho một đại đội trưởng của quân đội Roma tên là Cornelio. Các vị lãnh đạo Giáo hội thời sơ khai lúc bấy giờ tất cả là người Do Thái và đang rao giảng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc cho người Do Thái mà thôi. Chính Phêrô đã nói: "Quý vị thừa biết giao du hay vào nhà một người khác chủng tộc là điều cấm kỵ đối với người Do Thái." (Cv 10:28) Mà đây còn là một đại đội trưởng người Roma nữa. Nhưng qua thị kiến, Phêrô đã được Thiên Chúa cho thấy và hiểu hơn về việc Nước Trời là cho tất cả mọi người.
Ông đã nói tiếp: "Nhưng tôi thì Thiên Chúa đã cho tôi thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch. Quả thật tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận" (Cv 10:28, 34-35)

Khi về đến Giêrusalem thì Thánh Phêrô bị nhiều người chỉ trích. Nhưng sau khi được nghe kể lại câu chuyện thì họ đã nói: "Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho các dân ngoại ơn sám hối để được sự sống!" (Cv 11:18)
Từ đây Giáo hội đã học được bài học từ Thiên Chúa và đã hiểu rằng tất cả mọi người đều được mời gọi để tin vào Thiên Chúa. Các bác có thể đọc sách Công Vụ Tông Đồ chương 10 & 11 về câu chuyện này.


Về phần Thánh Phaolô - St. Paul: Sau khi nghe tin có nhóm người ở Giêrusalem muốn giết ông thì ông đã nhờ quân Roma đưa về Caesarea để được bảo vệ. Phaolô tuy là người Do Thái, nhưng có quốc tịch Roma từ khi sinh ra. Vì vậy quân Roma đã đưa ông đến đây để tránh việc một công dân Roma bị ám sát.
Ông đã bị giam lỏng nơi đây 2 năm trước khi lên tàu đến Rome. Câu chuyện này rất dài. Các bác có thể đọc từ chương 21 trở đi trong sách Công Vụ Tông Đồ.

Những gì còn sót lại của cung điện ở trên.
https://live.staticflickr.com/65535/49715697853_073e848d4b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKcWUn)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKcWUn) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ở đây khảo cổ tìm thấy nhiều đầu cột đá từ các thời khác nhau.
Đây là cột đá thịnh hành vào thể kỷ thứ 1, tức thời Herôđê và quan tổng trấn Philatô.
https://live.staticflickr.com/65535/49716547667_34a0369c95_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKhiwk)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKhiwk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Còn đây từ thời sau này. Các bác thấy có hình thánh giá trên đó.
https://live.staticflickr.com/65535/49716545907_c3c44dec91_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKhhZZ)Caesarea Maritima (https://flic.kr/p/2iKhhZZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau khi tham quan Caesarea Biển, đoàn lên xe đến địa điểm cuối cùng của ngày cũng nằm sát bờ biển: Jaffa.

ASAV
30-03-2020, 10:54 PM
@ bác ASAV: Không ngờ Stella Maris gợi lại cho bác kỷ niệm xa xưa. Không biết trường Stella Maris ở Nha Trang giờ là gì.

Trường cũ của em nằm ngay trên bờ biển và nhìn sang Hòn Chồng, nơi tụi em hay đi bộ sang chơi những ngày có "sortie libre".
Địa thế đẹp như vậy nên trường em đã bị "mất vào tay quân cướp" hồi 1977.
Buồn!

Văn Khoa
31-03-2020, 08:49 AM
Cám ơn bác Joseph.luong cho em đi hành hương theo. Em xem tất cả các phim về Thiên Chúa Giáo trên Netflix nhưng vẫn cảm thấy không đủ để nói, diễn đạt hết Thánh Kinh vì dù sao các sets đều là tạo dựng, ít được quay tại chính nơi. Nay được xem những tấm ảnh lịch sử về TCG mà bác đã đem lại thật là thích. Khâm phục cái sự hiểu biết của bác về Thánh Kinh, di tích, và địa danh tôn giáo. Chắc Cha hướng dẫn phải giỏi lắm!

joseph.luong
31-03-2020, 08:57 PM
Trường cũ của em nằm ngay trên bờ biển và nhìn sang Hòn Chồng, nơi tụi em hay đi bộ sang chơi những ngày có "sortie libre".
Địa thế đẹp như vậy nên trường em đã bị "mất vào tay quân cướp" hồi 1977.
Buồn!
Những địa thế đẹp hiện nay đều có chủ hết rồi. Bây giờ thì đến lúc lấp biển thôi, như dự án xây thủy cung + hotel + golf ở Bãi Trước Vũng Tàu. Sau khi lên news thì nghe nói bị tạm hoãn lại. Nhưng trước sau gì cũng sẽ xây thôi. Em nghĩ như vậy.




Cám ơn bác Joseph.luong cho em đi hành hương theo. Em xem tất cả các phim về Thiên Chúa Giáo trên Netflix nhưng vẫn cảm thấy không đủ để nói, diễn đạt hết Thánh Kinh vì dù sao các sets đều là tạo dựng, ít được quay tại chính nơi. Nay được xem những tấm ảnh lịch sử về TCG mà bác đã đem lại thật là thích. Khâm phục cái sự hiểu biết của bác về Thánh Kinh, di tích, và địa danh tôn giáo. Chắc Cha hướng dẫn phải giỏi lắm!

Cám ơn bác Văn Khoa ghé thớt em. Biết được nhiều thông tin cũng vì em học được từ bác đấy. Chỉ vài năm gần đây trước khi đi đâu thì ngoài việc tìm hiểu qua mạng, em cũng đã bắt đầu thói quen mua thêm một vài cuốn sách để tìm hiểu về địa điểm mình đến. Nhờ vậy học được rất nhiều điều mà đôi khi trên mạng không có thông tin.

Sẵn bác có nhắc đến Cha nên em xin vài dòng giới thiệu. Cha là tu sĩ của Dòng Tên. Mà Dòng Tên cũng nổi tiếng về giảng thuyết. Dòng Tên trong tiếng Latin là Societas Iesu, tiếng Anh là Society of Jesus. Nên khi viết tên đầy đủ thì sẽ thấy viết tắt ở sau tên tu sĩ. vd: Nguyễn Tầm Thường, S.J.
Việt Nam thì không gọi Dòng Giêsu vì kỵ húy. Nên từ đó mới gọi Dòng Tên. Giáo Hoàng Phanxicô là tu sĩ Dòng Tên. Cha Đắc Lộ cũng là tu sĩ Dòng Tên.

Trong các tập sách Cha viết cũng hay có kể một vài câu chuyện về cuộc đời linh mục của Cha. Sau khi trở thành linh mục Cha đã volunteer bay sang trại tị nạn ở Phillipines để giúp đồng bào tị nạn. Có những mẫu chuyện Cha viết thật xúc động. Chắc để có dịp em sẽ kể thêm.

joseph.luong
31-03-2020, 09:11 PM
Jaffa là một trong những thành phố cảng lâu đời nhất trên thế giới. Ai Cập cổ xưa đã có nhắc đến tên thành phố này vào khoảng thể kỷ 15 TCN. Ngày nay Jaffa là một phần của thành phố Tel Aviv. Nếu các bác xem trên google map thì sẽ thấy tên thành phố là Tel Aviv-Yafo.
https://live.staticflickr.com/65535/49719782523_611d10f797_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKyT8H)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKyT8H) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49720318941_f20d433b04_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKBCAi)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKBCAi) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trong tiếng Ả Rập thì Jaffa gọi là Yafa. Còn tiếng Hípri - Hebrew thì gọi là Yafo. Trong Thánh Kinh cảng này gọi là Joppa. Tiếng Việt phiên âm là Gia-phô.
Trong phần Cựu Ước của Thánh Kinh đã nhắc đến cảng này:

- Sách Ngôn sứ Giô-na / Jonah: "Ông Giô-na đứng dậy nhưng là để trốn đi Tác-sít (Tarshish), tránh nhan ĐỨC CHÚA. Ông xuống Gia-phô và tìm được một chiếc tàu sắp đi Tác-sít. Ông trả tiền, xuống tàu để cùng đi Tác-sít với họ, tránh nhan ĐỨC CHÚA." (Gn 1:3)

- Để xây Đền Thờ ở Jerusalem, vua Solomon cũng đã dùng cảng này:" Chúng tôi sẽ đốn gỗ Li-băng theo nhu cầu của ngài, và sẽ đóng bè đem đến Gia-phô cho ngài theo đường biển, rồi ngài sẽ liệu chuyên chở lên Giêrusalem." (2 Sb 2:15)

- Sau thời lưu đày trở về, dân Do Thái xây lại Đền Thờ: "Họ cấp bạc cho thợ đá, thợ mộc, cấp thức ăn thức uống và dầu cho người Xi-đôn và Tia, để họ chở gỗ bá hương từ Li-băng, qua đường biển, về Gia-phô, theo phép Ky-rô, vua Ba Tư đã ban." (Er 3:7)

joseph.luong
31-03-2020, 09:17 PM
Về phần Tân Ước của Thánh Kinh, thì Thánh Phaolô đã đến đây và ở lại một thời gian. Sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại như sau:


Ở Gia-phô, trong số các môn đệ có một bà tên là Ta-bi-tha, có nghĩa là Linh Dương. Bà này đầy công đức vì những việc lành và bố thí bà đã làm. Trong những ngày ấy, bà mắc bệnh và qua đời. Người ta tắm xác cho bà và đặt ở lầu trên. Vì Lốt gần Gia-phô, nên khi các môn đệ nghe biết ông Phê-rô ở đó, liền cử hai người đến mời : “Xin ông đến với chúng tôi, đừng trì hoãn.”
Ông Phê-rô đứng dậy cùng đi với họ. Tới nơi, người ta đưa ông lên lầu trên. Các bà goá xúm lại quanh ông, vừa khóc vừa cho ông xem những áo dài và áo choàng bà Linh Dương đã may khi còn sống với họ. Ông Phê-rô cho mọi người ra ngoài, rồi quỳ xuống cầu nguyện. Sau đó, ông quay lại về phía thi hài và ra lệnh : “Bà Ta-bi-tha, hãy đứng dậy!” Bà ấy mở mắt ra, và khi thấy ông Phê-rô, oliền ngồi dậy. Ông đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi dân thánh và các bà goá lại và cho thấy bà đang sống. Cả thành Gia-phô đều biết việc này, và có nhiều người tin vào Chúa.
Ông Phê-rô ở lại Gia-phô khá lâu, tại nhà một người thợ thuộc da tên là Si-môn. (Cv 9:36-43)

Và nếu đọc tiếp chương 10 thì ta sẽ gặp câu chuyện Thánh Phêrô với thị kiến" giết đi mà ăn" và sau đó ngài đã đến Caesarea để gặp và rửa tội cho Cornelio như em đã trình bày ở mục trước.
Ngày nay ở trước biển có một ngôi nhà thờ do dòng Phanxicô cai quản. Nhà thờ Thánh Phêrô - St. Peter's church. Truyền thống cho rằng đây là nhà của ông thợ thuộc da Simon.

Nhà thờ Thánh Phêrô.
https://live.staticflickr.com/65535/49720317806_b13ecf56ab_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKBCfJ)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKBCfJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49720633817_8c6a01a1a9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKDfcc)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKDfcc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49719772308_ea767a56e2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKyQ6A)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKyQ6A) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bức tranh lớn trên Cung Thánh diễn tả thị kiến Thánh Phêrô nhận được trong chương 10.
https://live.staticflickr.com/65535/49720314161_22ebff0d89_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKBBaT)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKBBaT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Kính màu các Thánh.
https://live.staticflickr.com/65535/49719763613_cfce2e0e37_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKyMvF)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKyMvF) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cảnh pano em ghép lại đứng từ công viên bên kia đường nhìn sang.
https://live.staticflickr.com/65535/49720324091_6b6fc3c568_b.jpg (https://flic.kr/p/2iKBE86)Jaffa (https://flic.kr/p/2iKBE86) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Jaffa cũng là địa điểm cuối trong ngày của đoàn. Mọi người lên xe để về ở 3 đêm tại Bêlem và sẽ đi viếng những nơi gần Belem và ngoại thành Jerusalem.

Văn Khoa
01-04-2020, 06:04 AM
Cám ơn lời giải thích của bác về cái title S.J đi sau tên. Em họ được nhiều điều mới. Bác giỏi quá!

joseph.luong
01-04-2020, 10:59 PM
Bác Văn Khoa làm em ngại quá :-) Em chỉ gom góp và post những thông tin thôi.
Lúc hành hương em nghe người ta hỏi mấy câu đơn giản mà em cũng chẳng biết câu trả lời, mặc dù đã tìm hiểu trước khi đi. Như hồi ở núi Carmel có chị đứng gần hỏi tượng ông tiên tri (Êlia) đó là ai, thế mà em dám mạnh miệng bảo là Isaia. Nói xong thấy hình như mình sai. Lên xe lấy note ra xem thì mới biết mình dở đến mức nào. Từ đó trở đi em thôi không dám trả lời bậy nữa!

joseph.luong
02-04-2020, 09:16 PM
https://live.staticflickr.com/65535/49727613297_32cc0a8174_z.jpg

Bêlem cách Jerusalem chưa đầy 10km. Ngày nay Bêlem là vùng đất của người Palestine. Ta hãy đọc một đoạn Cha Tầm Thường viết về Belem hôm nay:

Trong cuộc chiến Việt Nam, những vùng chiến tranh nặng nề nhất tôi đã đi qua, hình ảnh tài liệu trên báo chí, tôi cũng chưa hề thấy một trạm gác nào kiên cố như những checkpoint quân sự ở Do Thái. Từ Giêrusalem tôi lấy xe buýt đến thẳng Bêlem. Đến thẳng không có nghĩa là xe có thể chạy thẳng đến Bêlem. Xe phải dừng lại ở checkpoint, trạm gác quân sự. Từ đây, qua trạm gác rồi lấy xe thuộc vùng Palestine mà vào Bêlem. Thị trấn Bêlem bây giờ thuộc vùng cư trú của Palestine.
Từ đền thờ Giêrusalem, ở cổng Damacus có một trạm xe buýt. Hầu hết là xe van, loại khoảng mười chỗ ngồi. Mất khoảng 40 phút với 2 đô la Mỹ là tới checkpoint. Checkpoint là cửa khẩu của một bức tường bê tông cốt sắt. Người Do Thái xây tường bao vây người Palestine khắp nơi. Những dải tường bê tông cao khoảng bảy, tám mét. Nó ngạo mạn hơn tường thành Berlin của Đông Đức ngày xưa rất nhiều. Không ai có thể trèo qua. Tại checkpoint có lính kiểm soát giấy tờ, có camera theo dõi. Không phải chỉ đi qua một cánh cổng mà trước khi đến cánh cổng phải qua một hành lang dài vòng vo, hai bên là song sắt cao ngập đầu.
Qua khỏi checkpoint là thấy ngay cái khổ của dân Palestine ở phía bên kia. Không có làng mạc nào gần tường thành. Cánh đồng khô. Xa xa là những chiếc taxi Palestine đợi khách. Những chiếc taxi cũ. Người Do Thái tìm cách cô lập kinh tế và đời sống xã hội để dân Palestine phải chết dần mòn. Bêlem nghèo, hầu hết là thất nghiệp. Để đi làm ở Giêrusalem, người Palestine phải trình giấy ở checkpoint, qua được checkpoint có khi là nửa trưa mất rồi. Bởi thế, chẳng mấy ai ở Giêrusalem dám mượn dân Bêlem. Như tôi đã viết về ngày Lễ Lá, cảnh sát không cho các em thiếu nhi Bêlem về Giêrusalem dự rước Lá cho dù không đầy mười cây số. Để lấy cảm tình của những người Palestine, bạn chỉ cần quay lại chụp hình bức tường ô nhục. Nhưng nhớ, coi chừng cảnh sát Do Thái đang theo dõi bạn trên tháp canh. Muống đem những tấm hình như thế ra khỏi Do Thái, bạn nên cẩn thận với ổ cứng trong máy vi tính lúc rời phi trường Tel Avi.
(Trích Kẻ Đi Tìm)

Người Palestine là kẻ thù với Do Thái và rất ghét Mỹ, đồng minh số 1 của Do Thái. Vì vậy ở trong đất Palestine nếu ai có hỏi "Where are you from?" thì không nên trả lời mình là "American" để tránh những phiền toái có thể xảy đến. Cách tốt nhất khi người ta hỏi là nói "I am Vietnamese".
Là một nước nhược tiểu, không có tiền tệ, không có quân đội và vùng đất đang bị bóp ghẹt dần dần bởi Israel thì họ rất thích những nước nào đã từng đánh bại kẻ thù của họ. Ở đất Palestine "Vietnamese" có giá hơn "American". Và trong thời buổi đại dịch lúc tháng 2 thì Vietnamese ăn đứt Chinese.
Bêlem nổi tiếng nhất là nhà thờ Giáng Sinh. Có hang đá nơi Chúa Giêsu sinh ra. Đoàn sẽ dâng lễ vào sáng ngày hôm sau nên em sẽ nói thêm ở phần sau.

Sáng hôm nay địa điểm đầu tiên đoàn đi đến là Ein Karem. Trong tiếng Ả Rập: ein = sping / con suối, kerem = vườn nho. Ein Karem nghĩa là "suối của vườn nho". Nơi đây cây cỏ xanh tươi. Một quang cảnh thật êm đềm nhẹ nhàng.
https://live.staticflickr.com/65535/49727768877_318e6645c2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLgPct)Ein Karem (https://flic.kr/p/2iLgPct) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ein Karem có 2 nhà thờ Công Giáo nằm ở lưng chừng 2 ngọn đồi đối diện nhau:

- Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả Sinh hạ - Church of the Nativity of St. John
- Nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng - Church of the Visitation


Ảnh chụp ở dưới chân đồi nơi bãi đậu xe. Ở lưng chừng đồi là nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng. Nếu từ góc chụp quay sang phải thì sẽ hướng về nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả.
Đoàn đến Nhà thờ Thánh Gioan trước.
https://live.staticflickr.com/65535/49727525042_accfa91813_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLfyHq)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLfyHq) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đường lên nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả
https://live.staticflickr.com/65535/49726661898_141f66f08b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLb98C)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLb98C) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49727206716_5bca52f18e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLdW63)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLdW63) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
02-04-2020, 09:28 PM
Như tên gọi của nhà thờ thì đây là nhà của cha mẹ Thánh Gioan là ông Dacaria - Zacharial và bà Elisabeth (tiếng Việt cũng gọi là Isavê). Và nơi đây Thánh Gioan Tẩy Giả - John the Baptist đã chào đời.
Bước vào cổng chính thì khách hành hương sẽ thấy hàng chục tấm bảng lớn viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
https://live.staticflickr.com/65535/49727519487_04fb5926b2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLfx4D)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLfx4D) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Phúc Âm theo Thánh Luca ghi lại câu chuyện như sau:


Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê, có một vị tư tế thuộc nhóm A-vi-gia, tên là Da-ca-ri-a; vợ ông là Ê-li-sa-bét cũng thuộc dòng tộc tư tế A-ha-ron. Cả hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. Nhưng họ lại không có con, vì bà Ê-li-sa-bét là người hiếm hoi. Vả lại, cả hai đều đã cao niên.

Sau đây là chuyện xảy ra trong lúc ông đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa khi đến phiên của nhóm ông: Trong cuộc bắt thăm thường lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa. Trong giờ dâng hương đó, toàn thể dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài.

Bỗng một sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. Thấy vậy, ông Da-ca-ri-a bối rối, và nỗi sợ hãi ập xuống trên ông. Nhưng sứ thần bảo ông: “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần. Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Ê-li-a, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa.” Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi.” Sứ thần đáp: “Tôi là Gáp-ri-en, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. Và này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi.” Dân chúng đợi ông Da-ca-ri-a, và lấy làm lạ sao ông ở lại trong cung thánh lâu như thế. Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và dân chúng biết là ông đã thấy một thị kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ và vẫn bị câm.

Khi thời gian phục vụ ở Đền Thờ đã mãn, ông trở về nhà.24 Ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng.
(Lc 1: 5-24)

Sau khi bà Elisabeth sinh Thánh Gioan được tám ngày là lúc con trẻ làm phép cắt bì và được đặt tên. Khi mọi người hỏi ông Dacaria đặt tên gì cho đứa bé thì ông viết lên tấm bảng: "Tên cháu là Gioan".
Thánh Luca viết tiếp:
Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Bấy giờ, người cha của em, tức là ông Dacaria, được đầy Thánh thần, liền nói tiên tri rằng:
Bài ca "Chúc Tụng" - Benedictus
https://live.staticflickr.com/65535/49726659478_3747db0124_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLb8pU)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLb8pU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là vị trí bản kinh Benedictus tiếng Việt. Ngay bên cạnh cổng chính.
https://live.staticflickr.com/65535/49727520237_4ce5724eb9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLfxhz)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLfxhz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau khi chụp một tấm kỷ niệm trước tấm bia ghi lời kinh Benedictus tiếng Việt thì đoàn cùng đi vào nhà thờ.
Ảnh chụp phía trước nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49727194441_31358a0e0f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLdSrp)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLdSrp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
02-04-2020, 09:35 PM
https://live.staticflickr.com/65535/49727201971_6a2ca70393_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLdUFe)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLdUFe) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
Nhà thờ đang được trùng tu. Chỉ có một lối đi mà thôi. Nhìn vào các tấm gạch bao quanh cột trụ của nhà thờ em nghĩ nhà thờ chắc đẹp lắm.

Đoàn đi vào và rẽ trái. Ở đó có một hang nhỏ. Truyền thống cho rằng đây chính là nơi Thánh Gioan Tẩy Giả được sinh ra.
https://live.staticflickr.com/65535/49727516207_8c90e358b8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLfw66)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLfw66) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49727195841_5cc7f835bd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLdSRx)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLdSRx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49727199611_2e15dd5d67_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLdTYx)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLdTYx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49727514307_f6d4fc747f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLfvwk)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLfvwk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49727513437_f264021aee_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLfvgk)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLfvgk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49727512732_d6b93ab150_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLfv4b)Ein Karem - St John Baptist church (https://flic.kr/p/2iLfv4b) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
Hic Praecursor Domini Natus Est - Here was born the precursor of the Lord - Nơi đây chào đời người tiền hô của Chúa.
Em không tìm được câu dịch "official" nên tạm dịch như vậy. Bác nào biết dịch câu hay hơn xin giúp em.

windypham
03-04-2020, 10:17 AM
Sắp đến ngày Lễ Lá 5/4 và Tuần Thánh Bát Nhật Phục Sinh mà không được đến nhà thờ tham dự các thánh lễ thì em và người Công Giáo nói chung ai cũng buồn cả. Lên diễn đàn được theo chân bác joseph.luong hành hương dần tiến về đền thánh Jerusalem theo chân Chúa Giê Su thì coi như em cũng được an ủi rất nhiều. Một lần nữa cám ơn bác đã chia sẻ thớt.

hien2008
03-04-2020, 11:08 AM
Chuyến đi qua ảnh của anh joseph.luong tuyệt vời. Ước ao được 1 lần đến trong đời. Một mùa Chay và Phục Sinh không bao giờ quên.
Cám ơn anh joseph.luong. Mến chúc anh và gia đình luôn An Bình.

joseph.luong
03-04-2020, 10:51 PM
Sắp đến ngày Lễ Lá 5/4 và Tuần Thánh Bát Nhật Phục Sinh mà không được đến nhà thờ tham dự các thánh lễ thì em và người Công Giáo nói chung ai cũng buồn cả. Lên diễn đàn được theo chân bác joseph.luong hành hương dần tiến về đền thánh Jerusalem theo chân Chúa Giê Su thì coi như em cũng được an ủi rất nhiều. Một lần nữa cám ơn bác đã chia sẻ thớt.


Chuyến đi qua ảnh của anh joseph.luong tuyệt vời. Ước ao được 1 lần đến trong đời. Một mùa Chay và Phục Sinh không bao giờ quên.
Cám ơn anh joseph.luong. Mến chúc anh và gia đình luôn An Bình.

Em cám ơn hai bác windypham và hien. Có lẽ chuyến hành hương này là hành trang cho riêng em chuẩn bị đối phó với đại dịch này. Không còn được dự thánh lễ, không còn rước Mình Thánh đã khiến em suy nghĩ lại về việc quan trọng của Mình Thánh đối với riêng bản thân em.

Và đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại đức tin của mình, và là cơ hội để học hỏi thêm nhiều điều cũng như thực hành đời sống đức tin. Nhìn lại, mỗi một biến cố trong cuộc đời đã giúp cho em tiến xa hơn trong hành trình đức tin của mình. Em chắc các bác cũng như vậy.

Trong chuyến đi hành hương, tại nơi chầu Thánh Thể ở Bêlem em đã cảm nghiệm được sự bình an. Một sự bình an trong tâm hồn "không theo kiểu thế gian".
Tặng các bác tấm hình Thánh Thể ở trong hang đá sữa Đức Mẹ tại Bêlem. Nơi đây có dòng nữ chầu Mình Thánh 24/24!

https://live.staticflickr.com/65535/49730711678_5b7ebb5bc7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLwTZq)Holy Eucharist (https://flic.kr/p/2iLwTZq) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

seagull
04-04-2020, 04:05 AM
Hi Bác Joseph Luong,
Cám ơn bác đã share ảnh chuyến đi hành huơng Do Thái của bác. Hình ảnh của bác rất đẹp, Năm 2013, em cũng là một trong những "kẻ đi tìm" (mà vẫn ... chưa/không thấy). Chuyến đi đó, em cũng đi theo linh mục Nguyễn Tầm Thường. Con đường em đi năm 2013 hơi khác chuyến đi của bác. Sau 11 ngày làm "kẻ đi tìm", vc em cung vc người bạn, ra phi trường Tel Aviv Ben Gurion, mướn xe, lái xuống Eilat sau khi vào công viên quốc gia Timna. Sau đó, "vượt biên" qua Jordan và đi tiếp Wadi Rum, Petra..... Hồi em đi, em mang theo mấy cái máy ảnh compact nên không đẹp như của bác.

Em đi năm 2013 mà vẫn thích đọc mấy bài của bác viết. Rât chi tiết và rất đáng suy niêm (không như em, khô khan lắm). Tên của bác cũng là tên thánh của em đấy.

seagull

joseph.luong
04-04-2020, 09:39 PM
Hi Bác Joseph Luong,
Cám ơn bác đã share ảnh chuyến đi hành huơng Do Thái của bác. Hình ảnh của bác rất đẹp, Năm 2013, em cũng là một trong những "kẻ đi tìm" (mà vẫn ... chưa/không thấy). Chuyến đi đó, em cũng đi theo linh mục Nguyễn Tầm Thường. Con đường em đi năm 2013 hơi khác chuyến đi của bác. Sau 11 ngày làm "kẻ đi tìm", vc em cung vc người bạn, ra phi trường Tel Aviv Ben Gurion, mướn xe, lái xuống Eilat sau khi vào công viên quốc gia Timna. Sau đó, "vượt biên" qua Jordan và đi tiếp Wadi Rum, Petra..... Hồi em đi, em mang theo mấy cái máy ảnh compact nên không đẹp như của bác.

Em đi năm 2013 mà vẫn thích đọc mấy bài của bác viết. Rât chi tiết và rất đáng suy niêm (không như em, khô khan lắm). Tên của bác cũng là tên thánh của em đấy.

seagull


Nếu bác seagull làm kẻ đi tìm mà chưa tìm thấy thì em nghĩ bác nên….email cho Cha xin full refund! :-)
Nói về Thánh Giuse thì không biết lúc ấy bác có đi đến nhà của Thánh Gia ở Nazareth không? Em tuy không được đến nhưng bù lại thì có một kỷ niệm đáng nhớ cũng liên quan đến Thánh Giuse. Em xin chia sẻ với bác cùng các bác nào cùng lấy Thánh Giuse làm thánh bổn mạng.
Số là đêm cuối cùng ở Nazareth thì hotel nơi đoàn ở bị overbook. Họ cần một vài phòng nên hỏi đoàn xem có vài cặp nào có thể dọn sang ở một hotel khác của một dòng nữ tu ở gần đó, cách độ chừng 3 phút đi bộ . Vc em volunteer.

Nơi ở là của dòng tu Sisters of Nazareth. Họ có nhiều tầng và dành khoảng 2 tầng cho khách hành hương. Điều đặc biệt mà ít người biết đến đó là ở dưới tu viện này là một kho tàng đang chờ khám phá. Khảo cổ sơ bộ cho thấy có vết tích của một đền thờ thời Byzantine. Mà bác biết là nếu có đền thờ Byzantine thì hẳn nơi đây phải có gì quan trọng. Chung quang nơi đây họ tìm thấy nhiều ngôi mộ, cho thấy rằng có thể nơi đây là ranh giới của ngôi làng Nazareth ngày xưa. Điều quan trọng là họ tìm thấy một ngôi mộ mà trên đó có viết "Người Công Chính".

Mà Người Công Chính thi trong Công Giáo ai cũng biết là danh từ dùng có lẽ dành riêng cho một người: Thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu.

Dòng Sisters of Nazareth hiện nay đang cai quản nơi đây. Muốn xuống dưới xem cần phải được dòng cho phép. Họ vẫn đang chờ một ngày nào đó khi thời điểm thuận tiện thì sẽ khai quật và tìm hiểu thêm. Tất cả vẫn còn đang nằm trong lòng đất.

Đây là tượng Thánh Gia đặt trước khuôn viên của dòng. Ngôi mộ nằm ngay dưới khuôn viên này.

https://live.staticflickr.com/65535/49735121542_2595f599bf_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLVuTy)Sisters of Nazareth Convent (https://flic.kr/p/2iLVuTy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
04-04-2020, 09:48 PM
Sau khi kính viếng nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra, đoàn sang nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng ở bên kia lưng đồi. Từ bên này sang bên kia độ chừng 10 phút đi bộ.

https://live.staticflickr.com/65535/49731781432_67906e9227_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLCnZs)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLCnZs) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cảnh nhìn xuống thung lũng. Sau lưng là cổng chính của nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng.
https://live.staticflickr.com/65535/49731449451_d0cf9a7f9f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLAFiD)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLAFiD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49730887783_ffdbdd02cf_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLxNkH)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLxNkH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Khi thiên thần đến truyền tin cho Đức Mẹ cũng có nói rằng bà Elisabeth đã có thai được sáu tháng. Các bác có thể đọc lại câu chuyện ấy ở phần Đại Thánh Đường Truyền Tin ở Nazareth em đã viết lúc đầu.
Sau khi sứ thần từ biệt ra đi thì đây là câu chuyện nối tiếp:


Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà ođược đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.

Bài ca “Ngợi Khen” (Magnificat)
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói :
“Linh hồn tôiongợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi ohớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót
những ai kính sợ Người.
Chúa giơ otay a biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.”
(Lc 1: 39-56)





Và khi bước qua cổng nhà thờ thì ta sẽ bắt gặp một bức tường với rất nhiều bản kinh Magnificat của các ngôn ngữ khác nhau.
https://live.staticflickr.com/65535/49731418861_886b2332a8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLAwde)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLAwde) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49730922578_823d54dc48_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLxYFC)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLxYFC) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bản kinh Magnificat tiếng Việt nằm ở hàng trên cùng. Thứ 2 từ phải đếm sang.
https://live.staticflickr.com/65535/49731426116_4f5f2e17d4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLAynj)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLAynj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49731749562_5c743f669f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLCdvY)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLCdvY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
04-04-2020, 09:53 PM
Nhà thờ có 2 phần. Nhà thờ chính và bên cạnh là một nhà nguyện nhỏ.

Nhà nguyện nhỏ có 3 bức tranh rất đẹp được vẽ trên cao của bức tường nhà nguyện.
Ông Dacaria dâng hương Đền Thờ
https://live.staticflickr.com/65535/49731493256_a2d9988f91_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLAUjU)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLAUjU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đức Mẹ Thăm Viếng bà Elisabeth
https://live.staticflickr.com/65535/49731864267_c27cdfdd98_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLCNBD)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLCNBD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau khi Chúa Giêsu sinh ra thì vua Herôđê đã cho giết tất cả các trẻ em từ hai tuổi trở xuống. Thánh Giuse đã đưa Đức Mẹ và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Nhưng còn Thánh Gioan Tẩy Giả thì sao. Nếu các bác để ý bức tranh dưới thì thấy thiên thần đang bảo vệ bà Elisabeth và Gioan.
https://live.staticflickr.com/65535/49731843687_6da37cf4b1_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLCGuP)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLCGuP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Và cũng trong nhà nguyện này có một tảng đá mà theo truyền thống thì bà Elisabeth đã dấu em bé Gioan vào một hang đá và dùng tảng đá này che cửa hang để tránh quân Hêrôđê tìm được.
https://live.staticflickr.com/65535/49733203816_ae9f54ff6b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLKEPj)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLKEPj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
Nhà nguyện cũng có một góc nhỏ với nhà tạm.
https://live.staticflickr.com/65535/49731800177_33a8d5bb59_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLCtyD)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLCtyD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
04-04-2020, 09:56 PM
Bước vào nhà thờ chính là một không gian rộng lớn. Từ cửa nhà thờ, chung quanh tường, mái nhà đến cung thánh đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.

https://live.staticflickr.com/65535/49730747038_a3b36f3987_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLx5v5)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLx5v5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49730737913_7c3e6a5db4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLx2MK)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLx2MK) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

cuối nhà thờ
https://live.staticflickr.com/65535/49731411886_8b806dc761_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLAu8Y)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLAu8Y) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49731306696_ef702354d9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLzWSm)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLzWSm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49731397471_d9545e13cd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLApRr)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLApRr) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
04-04-2020, 10:17 PM
Tường nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49730857338_8e58f7418d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLxDhN)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLxDhN) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Có một điều thú vị sau này em mới biết. Nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng này được thiết kế bởi kts người Ý tên là Antonio Barluzzi (1884-1960). Ông ta được biết đến là vị kts của Đất Thánh. Những kiến trúc nổi tiếng của ông ở Đất Thánh này bao gồm:
- nhà thờ Chúa Hiển Dung trên núi Tabor, nhà thờ vườn Giệtsimani, nhà thờ Chúa chịu đánh đòn, nhà thờ Tám Mối Phúc Thật ở Galilê, nhà thờ Chúa Khóc Thương Gierusalem, nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng.
Ngoài ra ông còn tham gia trùng tu những công trình như nhà thờ Đức Mẹ Sao Biển núi Carmel, nhà nguyện trên đồi Valvary, nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả.

Và trên tường ở trong nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng này lại có tấm hình của kts Barluzzi. Hình ông nằm ở trong tấm hình thứ 2 từ trái trong tấm tường nhà thờ ở trên.

Đây là bức hình đó. Ông đứng bên trái, bên cạnh cô áo vàng. Cả hai tấm này em chụp vội quá nên bị blur.
https://live.staticflickr.com/65535/49731400626_bf92b8a1cf_b.jpg (https://flic.kr/p/2iLAqMQ)Đức Mẹ Thăm Viếng (https://flic.kr/p/2iLAqMQ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau khi kính viếng Nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng, đoàn lên xe bus và đi đến điểm kế tiếp: Shepperd's Field. Tiếng Việt gọi là cánh đồng chiên hay cánh đồng thiên thần.

joseph.luong
04-04-2020, 10:39 PM
Trong chương viết về Ein Karem, cha Tầm Thường có một bài viết về Ơn Xá mà em thấy hay. Nhưng bài vừa dài và vừa đào sâu về đạo Công giáo nên em phân vân không biết có nên post hay không.
Tuy nhiên trong mùa đại dịch này, khi Tòa Thánh ban ơn toàn xá cho bệnh nhân nhiễm virus và các tín hữu (https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-03/toa-an-giai-toi-cao-on-toan-xa-virus-coronat.html), và ban phép lành đặc biệt Urbi et Orbi (https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-03/dtc-phanxico-bai-giang-trong-gio-cau-nguyen-phep-lanh-urbi-et-or.html) trong tuần trước (khi phép lành này thường chỉ ban vào lễ Phục Sinh và Giáng Sinh) thì em nghĩ cũng là cơ hội để tìm hiểu thêm về Ơn Xá.

Nên em sẽ post bài này để các bác nào muốn tìm hiểu thêm thì có thể đọc.



Từ Nazareth xuống Giêrusalem, khoảng 100km. Ein Karem nằmg ngoài Giêrusalem chừng gần chục cây. Như thế Đức Mẹ đi từ Nazareth đến thăm bà Elizabeth, nếu đi bằng lừa thì cũng mất hơn mười ngày. Nếu tính trung bình 10 cây số một ngày trên đường núi.

Bà Maria ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà. (Lc 1:56)

Những nơi thánh địa tôi đã đi qua. Có lẽ Ein Karem là nơi êm đềm nhất. Không nhiều du khách. Địa điểm trên núi, xa thành phố. Ít tiếng ồn ào vì không có xe cộ chạy qua. Đền thờ biệt lập trên núi, không có đường xe đi lại. Phong cảnh nơi đây rất bình an, gió núi nhẹ nhàng. Một buổi trưa êm ả.
Khi Đức Mẹ đến thì Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ mình là bà Elizabeth. Đó là ơn sủng. Là những cánh huệ trắng ngần. Đó là những món quà bắt đầu của bình minh nhân loại. Gioan được sạch tội tổ tông trước khi sinh ra nhờ Ơn Xá này. Trên núi đồi này Gioan đã lớn lên, chơi đùa, chạy nhảy với bạn bè, với suối nước giữa rừng thông.
Nói về những ơn sủng thiêng liêng, chúng ta ít để cập tới một ơn rất đặc biệt đó là Ơn Xá. Tôi nghĩ đây là khía cạnh cần được nhắc tới trong giáo lý và tu đức người Công Giáo. Nhiều người không hiểu rõ Ơn Xá là gì. Trong khi đó, ơn này cần thiết vì liên quan tới Luyện Tội và Bí tích Hòa Giải.

Ơn Xá
Bước vào năm thánh 2000, một thời được nhắc tới Ơn Xá khá nhiều. Qua rồi, những gì học hỏi về Ơn Xá cũng tan theo. Thật ra, Ơn Xá cần được nhắc tới hằng ngày. Nỗ lực đi tìm Ơn Xá là điều cần thiết. Tín lý của Tin Lành chống lại giáo lý Công Giáo về vấn đề Ơn Xá. Dựa vào thư gởi Roma: Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy (Rom 3:28). Đối với Tin Lành, tất cả được cứu độ qua đức tin mà thôi nên không có ơn sủng cần cho cứu độ đến từ việc làm. Đây là điều rất khác biệt với Công Giáo. Trong khi đó, giáo lý Công Giáo dạy rằng đức tin cần thiết, nhưng cần đi với việc làm, dựa vào thư thánh Giacôbê (James):


Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có ongười anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì ?
Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: “Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn làm phải. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ.” Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không? Ông Áp-ra-ham tổ phụ chúng ta, đã chẳng được nên công chính nhờ hành động, khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên bàn thờ đó sao? Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo. Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép : Ông Áp-ra-ham tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa.
Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi. Ra-kháp, cô gái điếm cũng vậy: há chẳng phải nhờ hành động mà đã được nên công chính, vì đã đón tiếp các sứ giả và đưa họ đi lối khác sao? Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết.
(Gc 2:14-26)
Giáo lý Công giáo còn dựa vào hai tín điều sau đây nữa để khẳng định Ơn Xá cần thiết. Luyện Tội và Các Thánh Cùng Thông Công.

Luyện Tội
Luyện tội không phải là nơi người ta chịu hình phạt. Luyện tội là ơn sủng để người ta được thanh tẩy. Thiên đàng không phải là “phần thưởng”. Sinh ra là để sống hạnh phúc và thiên đàng là quê hương ta đi về. Thiên đàng là nối tiếp cuộc sống hạnh phúc hôm nay. Vì tội lỗi và yếu đuối con người không sống hạnh phúc như đáng được. Tội lỗi này cản ngăn cuộc sống hạnh phúc của thiên đàng.
Thí dụ ta vào phi trường, đương nhiên có quyền bước qua cổng an toàn. Nhân viên còn mời ta vào. Nhưng nếu có vũ khí, máy dò sẽ báo động. Bỏ vũ khí đi, ta sẽ bước vào thản nhiên. Bản chất thiên đàng là yêu thương, không có đố kỵ bất công. Khi ta mang theo những thứ này, ta không hợp với thiên đàng. Thiên Chúa không cấm cản. Ta không thích hợp vì tự bản chất thiên đàng như thế. Luyện tội là thời gian ta bỏ những thứ không thích hợp, giống như ta dừng lại bỏ vũ khí, rồi thản nhiên bước qua cổng an toàn của phi trường. Bỏ vũ khí để bước vào cổng an toàn phi trường, cái từ bỏ đó không phải là hình phạt mà là ơn sủng. Nhân viên phi trường sẵn lòng chờ đọi và còn giúp ta bỏ những gì không thích hợp. Ta phải hiểu luyện tội là ơn sủng sau cùng Chúa tìm cách cho ta trở về quê hương thật là thiên đàng. Kẻ ở luyện tội là người chết trong ơn sủng nhưng chưa hoàn hảo. Họ ao ước được thanh tẩy. Ta có kinh nghiệm thực tế, một người đang mặc quần áo dơ bẩn, tự họ, họ không muốn chụp hình chung với nhóm người mặc đẹp đẽ. Ta mời họ chụp hình chung. Tự họ, họ từ chối. Kẻ có tội đứng trước vẻ đẹp thiên đàng cũng vậy, tự bản chất là không thích hợp. Chính trong ý chí tự do, họ ao ước được thanh tẩy. Luyện tội cần thiết và là ơn sủng trong ý nghĩa đó.

Các Thánh Cùng Thông Công
Nói tới Ơn Xá, cần đưa vào liên hệ với tín điều Các Thánh Cùng Thông Công trong Kinh Tin Kính. Thí dụ tôi làm tổn thương giá trị tinh thần, hay vật chất, hoặc xúc phạm một cách nào đó với một người. Vì thiệt hại, người ấy không đạt được hạnh phúc như đáng nhẽ họ phải được. Tôi sám hối. Nhưng hậu quả còn đó, tôi tìm cách đền trả. Nghĩa là chữa cái hậu quả xấu kia. Nhưng người này chết rồi. Làm sao tôi đền trả?
Tôi vẫn có thể chữa được hậu quả kia vì qua tín điều trong Kinh Tin Kính là Các Thánh Cùng Thông Công. Chúng ta có ba Giáo Hội: Các thánh trên thiên đàng là Giáo Hội vinh quang. Các linh hồn trong luyện tội là Giáo Hội thanh tẩy. Chúng ta trên trần gian là Giáo Hội chiến đấu. Ba chiều kích của những Giáo Hội này làm thành Giáo Hội duy nhất trong Chúa Kitô. Qua tín điều này, kẻ chết, kẻ trên trời, người xa cách, kẻ trong luyện tội, vẫn liên hệ với nhau. Chúa Kitô là đầu, tất cả mọi phần tử liên hệ với nhau qua Chúa Kitô. Nhờ tín điều này ta mới không thất vọng vì vẫn có thể báo hiếu ông bà, tổ tiên khi các ngài đã chết. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung (1 Cor 12:25-26).
Có những người con không ý thức đủ, hoặc vì hoàn cảnh không báo hiếu bố mẹ lúc còn sống thì vẫn có thể báo hiếu khi các ngài qua đời. Nếu không có tín điều Các Thánh Cùng Thông Công, thì thật sự là một bất hạnh đến tuyệt vọng, vì con người không thể sửa sai được những gì mình gây ra cho nhau. Ta có thể báo hiếu bằng những Ơn Xá ta làm.

Ơn Xá Trong Lịch Sử Giáo Hội
Nổi bật nhất, ta lấy thời điểm Luther để xét. Vào thế kỷ mười sau, năm 1517 Đức Giáo hoàng Leo X ban hành Ơn Xá cho ai dâng cúng tiền của để xây Đền Thánh Phêrô. Vị giảng tuyết dòng Đaminh thời danh là John Tetzed, người Đức, được giao phó việc rao giảng về các Ơn Xá. Linh mục này đã đi quá xa đến độ liệt kê tội thành một danh sách, và mỗi tội tương xứng với bao nhiêu Ơn Xá cần làm. Ơn Xá lúc này được hiểu như nhiều ít là tùy vào bao nhiêu tiền của dâng cúng. Câu giảng thuyết thời danh của ông được lịch sử ghi lại là “As soon as a coin in the coffer rings / the rescued soul from purgatory springs.” Người công khai chống lại là Luther. Luther dán 95 điều chống đối lên cửa nhà thờ ở Wittenberg. Nhiều người cho rằng việc làm của Tetzed đã là nguyên nhân cho Luther viết 95 thệ phản rồi đưa đến ly khai Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề ly khai của Luther không đơn giản, còn nhiều yếu tố khác. Nhưng về Ơn Xá, thật sự là một nguyên nhân. Bấy giờ không phải chỉ có Tetzed mà bất cứ nơi nào muốn có nhiều tiền bạc thì các đấng bản quyền đều kêu gọi cách này cách khác như thế. Việc lãnh Ơn Xá dính bén quá nhiều vào thế tục. Điều sai trái này làm đau lòng một thấy dòng nhân đức là Luther. Tôi đã đến Wittenberg, kính viếng nơi Luther ở. Một phòng nhỏ đơn sơ trên lầu của một nhà thờ cổ khiêm tốn. Đi lại trên cầu thang gỗ, tôi cố hiểu những ngày đó tâm hồn Luther đã hoang mang thế nào về những sai lầm đang diễn ra trong Giáo Hội mà ông đã một thời yêu thương.
Ngày hôm nay, vấn đề tiền bạc, vấn đề gây quỹ bác ái cũng vẫn luôn là đề tài có thể gây nhiều hoang mang trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Từ lịch sử, ta thấy hai bài học tỉnh thức là: Biến ơn Chúa thành kinh tế thị trường và sự chia rẻ.
Sau biến cố Luther tách rời Giáo Hội Công Giáo. Ngày 16.7.1562 Công Đồng Trent đã chấn chỉnh lại những lạm dụng này. Năm 1567, Đức Giáo hoàng Pius V hủy bỏ hết những Ơn Xá liên quan đến tiền bạc và vật chất dâng cúng. Thời gian kế tiếp, cùng với hội đồng Hồng y, Giám mục qua nhiều triều đại Giáo hoàng, vấn đề Ơn Xá được bàn hỏi cẩn thận hơn. Đến năm 1915, Đức Giáo hoàng Benedicto XV ban hành chỉ thị Ơn Xá được trực thuộc phòng bộ Apostolic Penitentiary. Trách nhiệm về mọi điều liên quan đến Ơn Xá đều trực thuộc quyền Tòa Thánh. Để tránh lạm dụng, chỉ Đức Giáo hoàng mới được ban quyền Ơn Xá và những ai được ngài chỉ định. Dù Luther từ bỏ Giáo Hội Công Giáo, dù ông là người đối đầu công khai với Tetzed, lúc Tetzed sắp chết trên gường bệnh, Luther đã viết cho Tetzed một cánh thư với những lời lẽ êm ái.

Định nghĩ Ơn Xá
Ơn Xá là ơn được tha hình phạt tạm thời do hậu quả của tội gây ra. Gọi là hình phạt tạm thời để khác với hình phạt đời đời là hỏa ngục. Thí dụ một tội nhân bi tù mười năm, được ân xá ba năm, nghĩa là bớt được ba năm tù. Một tử tội được ân xá thoát chết. Chúng ta vẫn thấy các xã hội trần thế áp dụng luật Ơn Xá này cho các phạm nhân. Vì thế Ơn Xá tha bớt hình phạt.
Tội có thể được tha. Nhưng hậu quả của tội vẫn còn. Thí dụ tôi đánh bài thua hết tiền mua quần áo cho con cái. Tôi xinh lỗi gia đình, tội này có thể được tha, nhưng hậu quả là tôi vẫn không lấy lại được tiền. Con tôi bị hậu quả là không có quần áo. Bí tích giải tội tha thứ tội ta phạm nhưng không cất nhắc được hậu quả. Thí dụ ta xin lỗi Chúa về tội nói xấu một người. Tội được tha, nhưng hậu quả là những người nghe ta nói xấu về người nào đó vẫn luôn nghĩ xấu về họ. Nghĩa là người bị nói xấu vẫn chịu hậu quả bất công kia. Vì thế ta được tha tội, nhưng vì hậu quả còn nên ta vẫn mang theo “vạ” do hậu quả kia để lại. Ơn Xá cần thiết để cất nhắc “vạ” này nơi ta. Vì thế, cần nói tới Ơn Xá hằng ngày trong cuộc sống tại thế.

Điều cần biết
1. Ơn Xá chỉ ban cho chính người thi hành và người thi hành có thể xin nhường Ơn Xá đó cho người chết mà thôi. Không nhường Ơn Xá cho người còn đang sống. Người sống, họ phải làm cho chính họ.
2. Ơn Xá không tha tội. Phải sạch tội mới được lãnh nhận Ơn Xá.
3. Việc đền tội khi xưng tội là một phần của bí tích Hòa Giải. Làm việc đền tội để lãnh nhận bí tích Hòa Giải cách trọn vẹn để được tha tội. Khi tội được tha, ta không còn đáng xa Chúa nữa. Nhưng Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành, vướng mắc nợ kia làm ta chưa hoàn hảo để có khả năng thích hợp với thiên đàng. Ta cần ơn thanh tẩy. Tội được tha rồi, nhưng phần hậu quả của tội là “nợ” là “vạ” vẫn còn. Ơn Xá là phương tiện để xóa, để chữa phần “nợ”, phần “vạ” đó.
Trong cuộc sống bình thường người ta cũng vẫn trả nợ cho người đã chết. Thí dụ, có khi bố mẹ mượn tiền bạc của người hàng xóm. Chưa kịp trả thì qua đời, chúng ta thấy nhiều người con đã nhân danh cha mẹ mà trả cho người hàng xóm đó. Đấy là một xã hội bình thường chưa nói đến tôn giáo. Cho nên việc người Công Giáo cầu nguyện cho kẻ đã chết, nhường Ơn Xá cho họ là điều dễ hiểu.
Ơn Xá là điều cần thiết ta phải đi tìm cho chính ta. Và tìm kiếm cho những người ta muốn báo hiếu, đền ơn, chữa lành, nhưng họ không còn trên cõi đời nữa.
(trích Kẻ Đi Tìm)

joseph.luong
06-04-2020, 02:49 AM
Shepherd's Field dịch sát nghĩa là Cánh đồng mục tử . Nhưng trong tiếng Việt vẫn có thể gọi là Cánh đồng Thiên Thần. Nơi đây là một ngôi làng nhỏ tên Beit Sahour.
Từ đây đi về Bêlem chỉ cách có 2.5km. Bêlem có độ cao 770m hơn mặt biển. Còn nơi đây và Jerusalem có độ cao 670m. Từ đây nếu đi bộ về Bêlem, như các mục đồng xưa, thì có một độ dốc cao khoảng 100m trải dài hơn 2km.
Từ đây có thể trông thấy những tháp cao ở Bêlem.
https://live.staticflickr.com/65535/49738460083_3f3365c421_z.jpg


Đây là câu chuyện xảy ra trong đêm Giáng Sinh hơn 2000 năm trước.

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ u đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng :
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”
Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau : “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.” Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (Lc 2,8-19)

https://live.staticflickr.com/65535/49740062157_87b3a54207_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMmPyz)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMmPyz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739184013_c320e3ed96_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMhjwa)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMhjwa) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739741371_50cb168a7d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMkbcM)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMkbcM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
06-04-2020, 02:50 AM
Những cánh hoa đầu mùa xuân.
https://live.staticflickr.com/65535/49739694611_7f633c7627_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMjWiz)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMjWiz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739188558_ac349c8e09_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMhkSw)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMhkSw) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739731746_a3c578bf52_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMk8kQ)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMk8kQ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
06-04-2020, 02:53 AM
Vùng này là một quần thể rất nhiều hang động và đồng cỏ xanh tươi. Các mục đồng khi đêm thì lùa các đàn chiên của mình vào hang động để nghỉ ngơi.
https://live.staticflickr.com/65535/49739182078_1c23c5f0b3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMhiWN)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMhiWN) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đoàn được Cha dắt vào một trong những hang động nơi đây để có thể cảm nghiệm được câu chuyện của hơn 2000 năm trước.
Hang rất rộng. Đoàn khoảng 50 người đứng cách xa một cánh tay vòng quanh hang mà vẫn còn chỗ.
https://live.staticflickr.com/65535/49739725476_c36c16fbe3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMk6tJ)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMk6tJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739721226_6658261569_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMk5ds)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMk5ds) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739161143_947d5f96f6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMhcHR)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMhcHR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739712726_5d2c749e57_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMk2FU)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMk2FU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Một trong những nơi dùng cho các đoàn cầu nguyện. Các tảng đá là từ thời Byzantine.
https://live.staticflickr.com/65535/49739172643_88f8c37aa2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMhg98)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMhg98) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
06-04-2020, 02:57 AM
Sau khi suy niệm trong hang đá, đoàn đi vào nhà thờ của nơi đây và cùng dâng một Đại lễ Giáng Sinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49739138513_f4d8897945_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMh5ZF)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMh5ZF) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739118273_5251073173_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMgYYH)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMgYYH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739614611_c17b9e1763_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMjwwg)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMjwwg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739968387_94d8048c3b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMmkFR)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMmkFR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739877207_269fe513fc_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMkSzM)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMkSzM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739579911_0d76364976_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMjmcZ)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMjmcZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739886922_514ef596c0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMkVth)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMkVth) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49738996638_46791937d8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMgmPy)Beit Sahour (https://flic.kr/p/2iMgmPy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi dâng lễ Giáng Sinh đoàn đi ra xe bus về Bêlem để ăn trưa và đi viếng ở nơi gần đó. Địa điểm cuối cùng trong ngày nằm ở trong Bêlem. Cách hang đá Giáng Sinh chỉ độ 5 phút đi bộ: Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto

joseph.luong
06-04-2020, 04:25 AM
Trước khi lên đường hành hương thì lúc này Covid-19 vẫn đang hoành hành ở nơi gốc, tức là China. Ở Canada lúc em chuẩn bị đi thì chỉ mới có khoảng 5 ca (positive + presumptive) và tất cả đều là từ China. Israel thì từ đầu tháng 2 đã cấm tất cả chuyến bay từ China. Nên có thể nói ở thời điểm đó đi hành hương vẫn tương đối an toàn.
Nhưng khi về đến Bêlem thì chuyện bắt đầu khó khăn hơn.

Trước ngày hôm đó, tức là hôm còn đang đi Caesarea Biển, thì ở hotel họ gọi cho Cha rất nhiều lần. Cảnh sát Palestine đã vào các hotel Bêlem và muốn biết có dân Châu Á (chắc là China và Korea) ở hay không. Cha cũng phải mấy lần nhắc với nhân viên hotel là tất cả đều là công dân US, chứ không phải từ China.

Sau này em mới biết, là đầu tháng 2 có một đoàn Hàn Quốc sau khi đi hành hương Đất Thánh về thì đã nhiễm virus. Thông tin họ bị nhiễm virus chỉ khoảng trên dưới 2 tuần sau khi họ về nước. Bởi vậy Palestine bất an vì thông tin này.

Sau khi ăn trưa đoàn có một chút thời gian riêng. Mọi người có thể đi nghỉ, viếng bên nhà thờ hang đá Giáng Sinh ngay bên cạnh hoặc dạo quanh quảng trường máng cỏ bên ngoài. Nhưng hôm đó khi một số trong đoàn đang thăm viếng nhà thờ Giáng Sinh thì bị cảnh sát Palestine gọi lại, đòi xem ID và đưa tất cả trở lại trong hotel. Manager của hotel phải ra nói chuyện với họ thì họ mới chịu thôi.
Căng thật. Lúc đó đoàn còn chưa đi viếng được nhà thờ Giáng Sinh. Sáng sớm hôm sau mới dâng lễ ở nơi đó nên chưa biết ra sao.

Nhưng đã về Bêlem rồi và chiều chỉ còn có một điểm nữa thôi nên Cha đã dẫn cả đoàn cùng đi đến hang đá sữa Đức Mẹ.
Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto nằm cách nhà thờ Giáng Sinh chỉ có vài phút đi bộ. Trong google map đã chỉ đường vòng. Thật ra chỉ cần đi theo con đường màu đỏ là đến ngay.
https://live.staticflickr.com/65535/49740278257_301e82674a_c.jpg


https://live.staticflickr.com/65535/49739494768_91dd714afa_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMiUU1)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMiUU1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sách Kẻ Đi Tìm có đoạn: “Sau khi Đức Mẹ sinh Chúa rồi, đâu có thể cứ ở Hang Đá Giáng Sinh mãi, phải đem Chúa đến một nơi khác để tĩnh dưỡng chứ. Đây là một quần thể hang động khá lớn. Chính nơi này truyền thống cho rằng sứ thần báo mộng cho Thánh Giuse đem Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi qua Ai cập. Nơi đây có một dòng nữ Chầu Mình Thánh Chúa 24/24.”
Nơi đây Mẹ Maria đã đem những dòng sữa mà nuôi sống Hài Nhi Giêsu bé bỏng, mong manh. Vì vậy nơi đây được gọi là hang đá sữa Đức Mẹ.
Và khách hành hương có thể nói là nhận được rất nhiều ơn lành từ nơi đây. Nhiều cặp hiếm muộn cũng đã đến xin ơn cho có con. Cha Tầm Thường nghĩ rằng nơi đây được nhiều ơn lành là vì có Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm không nghỉ. Các sơ dòng ở nơi đây đã luân phiên nhau Chầu Mình Thánh. Như em đã nói ở mục trước đây. Chính em cũng đã nhận được một cảm nghiệm bình an sâu xa trong tâm hồn khi Chầu Mình Thánh nơi đây.

Lối vào của hang đá nhà nguyện.
https://live.staticflickr.com/65535/49740368232_2571b3cfc5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMooxJ)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMooxJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739491393_5fa0f5bf0f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMiTTP)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMiTTP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49740034271_b45b829092_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMmFgM)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMmFgM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Vừa bước xuống thì bên trái có một bức tượng Thánh Gia lớn.
https://live.staticflickr.com/65535/49739486408_6f33aaa868_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMiSpS)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMiSpS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Và đây là bàn thờ của nhà nguyện khi vừa bước vào.
https://live.staticflickr.com/65535/49740350982_ef847c5dca_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMoiqj)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMoiqj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49740023061_6e4789a530_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMmBWv)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMmBWv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49740347402_d731c07c6c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMohmA)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMohmA) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
06-04-2020, 04:32 AM
Đi xuống một chút nữa về bên trái là hang đá sữa Đức Mẹ với bức tranh icon Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu tuyệt đẹp.
https://live.staticflickr.com/65535/49740353927_d89f5d0010_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMoji6)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMoji6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Từ nhà nguyện ban đầu vòng bên phải thì sẽ dẫn đến nơi Chầu Mình Thánh Chúa 24/24. Nơi đây khách hành hương có thể quỳ sau tấm kính chắn. Còn nhà nguyện lưu giữ Mình Thánh Chúa thi không cho ai vào cả. Chỉ có một sơ duy nhất của nhà dòng chầu Mình Thánh mà thôi.
https://live.staticflickr.com/65535/49739468973_fffde64d4f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMiMeg)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMiMeg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49740328012_a25dd664cb_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMobAh)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMobAh) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49739462313_2b29c1f7df_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMiKfr)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMiKfr) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nếu từ đây quay lưng lại sẽ thấy tấm này.
https://live.staticflickr.com/65535/49740316562_b06778872b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMo8bS)Hang đá sữa Đức Mẹ - Milk Grotto (https://flic.kr/p/2iMo8bS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi viếng hang đá Sữa Đức Mẹ, đoàn trở về hotel ăn tối và chuẩn bị cho lễ đặc biệt sáng sớm ngày mai. Ngay trước hang đá Giáng Sinh.

ASAV
06-04-2020, 06:06 AM
Cám ơn bác joseph.luong rất nhiều. Em vẫn theo dõi và cảm nhận được những tâm tình của bác trong chuyến hành hương này.

Văn Khoa
07-04-2020, 01:03 AM
Trong hoàn cảnh hiện nay, xem ảnh và đọc chuyện về chuyến đi của bác Joseph.luong làm tăng niềm tin, dù không theo Đạo, và giảm đi rất nhiều mối âu lo. Bác Joseph.luong có thể viết một quyển ebook về chuyến hành hương với kiến thức rộng và hình ảnh đẹp, nhiều chi tiết của bác. Em thích tấm Đức Mẹ với hài nhi Giêsu, đó là chủ đề của nhiều danh họa trong thời Phục Hưng. Em có nhiều tấm ảnh tương tự chụp trong các viện bảo tàng.

Em đọc tới đọc lui các lời kể và trích, hay lắm. Cám ơn bác.

joseph.luong
07-04-2020, 08:05 PM
Em cám ơn hai bác ASAV và Văn Khoa vẫn ghé thớt thường xuyên và để lại những lời khích lệ. Đây cũng là một động lực để em viết tiếp tục.

Bác Văn Khoa đi nhiều nơi và nhiều viện bảo tàng thì nhất định phải có rất nhiều hình ảnh nghệ thuật liên quan đến Kitô giáo. Em cũng có một số ít nhưng lại chẳng biết post vào đâu. Nên từ lâu đã dự định tạo một thread mới với chủ đề về nghệ thuật của các tôn giáo - Religious Art để mọi người có thể cùng chia sẻ và góp ý. Nếu sau bài viết hành hương này mà cửa khẩu mọi thứ vẫn đóng thì có thể em sẽ mở thread. Hy vọng bác góp thêm cho vui.

joseph.luong
07-04-2020, 08:11 PM
Trước khi nói đến nhà thờ Hang Đá Giáng Sinh, em muốn giới thiệu sơ về hotel của đoàn ở Bêlem, và về nhà thờ Thánh Catherine bên cạnh.

Hotel tên là Casa Nova Bethlehem. Thuộc hội dòng Phanxicô cai quản. Casa Nova theo em biết có ít nhất 3 chi nhánh: ở Nazareth, Bêlem và Jerusalem.
https://live.staticflickr.com/65535/49743063366_aa81e831d8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMCcHy)Casa Nova (https://flic.kr/p/2iMCcHy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

kính màu trong lobby hotel. Lúc này đèn trong lobby đã bật lên nên không thấy hết vẻ đẹp. Khi ban trưa lúc ánh sáng chiếu lên ở sau kính màu thì sẽ hiện lên những màu sắc đẹp rực rỡ.
https://live.staticflickr.com/65535/49743398707_1d39eefca3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMDVpi)Casa Nova (https://flic.kr/p/2iMDVpi) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
--- photo casa nova front + stain glass in lobby

Hotel ở Bêlem này đặc biệt là vì đây chính là nơi tiếp đón phái đoàn Ngoại giao Tòa Thánh cùng các Giáo Hoàng khi ở Bêlem. Trong hotel treo nhiều ảnh các vị Giáo Hoàng đã đến đây. Em thấy có ảnh của 3 vị Giáo Hoàng gần đây nhất là Thánh Giáo Hoàng John Paul II, GH Benedict XVI, và GH Phanxicô.

Một món quà của Thánh Giáo hoàng John Paul II khi hành hương đến Bêlem năm 2000.
https://live.staticflickr.com/65535/49743326202_a2e462f243_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMDxRd)Casa Nova (https://flic.kr/p/2iMDxRd) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49743014686_9b5aeb9eda_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMBXff)Casa Nova (https://flic.kr/p/2iMBXff) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Từ lobby của hotel có hành lang thông qua sân trước của nhà thờ Thánh Catarina - St. Catherine.

joseph.luong
07-04-2020, 08:20 PM
Các bác có thể xem hình bên dưới để dễ hình dung hơn. Em khoanh lại hotel Casa Nova để các bác thấy mọi thứ đều dính vào nhau. Từ hotel chỉ qua một cánh cửa là đến sân nhà thờ Thánh Catherine, và qua thêm một lớp cửa nữa sẽ sang đến nhà thờ Giáng Sinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49741207717_d91e38f4c7_c.jpg


Nhà thờ Thánh Catarina - St. Catherine nằm sát vách nhà thờ Giáng Sinh. Muốn đi sang hang đá Giáng Sinh thì ngoài lối đi chính bên ngoài (số 2 ở hình trên) còn có thể đi sang từ nhà thờ Thánh Catherine. Đại lễ đêm Giáng Sinh 24 tháng 12 được trực tiếp live stream là ở nhà thờ Thánh Catherine. Nếu ai đi hành hương theo Cha vào mùa Noel, thì còn sẽ được tham dự đại lễ này.

Ở sân trước của nhà thờ Thánh Catherine là một bức tượng của Thánh Giêrônimô - Jerome (340 - 420). Thánh Jerome là người đã dịch toàn bộ bản Kinh Thánh sang tiếng Latin. Công trình trình vĩ đại này được gọi là bản dịch Vulgate. Ngài đã đến đây và sống 32 năm khổ hạnh cho đến chết trong hang đá bên cạnh hang đá Giáng Sinh. Và hang đá đó hôm nay nằm ở nhà thờ Thánh Catherine. Vì lúc này dịch đang dần dần khiến chính quyền lo lắng nên việc thăm viếng nhà thờ bị hạn chế rất nhiều.
https://live.staticflickr.com/65535/49743040496_e3128a2f6c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMC5Vf)Nhà thờ Thánh Catarina (https://flic.kr/p/2iMC5Vf) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bên trong nhà thờ Thánh Catherine.
https://live.staticflickr.com/65535/49742476838_371e2b62c3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMzcn1)Nhà thờ Thánh Catarina (https://flic.kr/p/2iMzcn1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49742487413_9f7091869d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMzfvk)Nhà thờ Thánh Catarina (https://flic.kr/p/2iMzfvk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49743057206_3f1c3ee50f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMCaTm)Nhà thờ Thánh Catarina (https://flic.kr/p/2iMCaTm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nhà thờ Thánh Catherine là của Công Giáo, do các thầy dòng Phanxicô cai quản.
Còn nhà thờ Giáng Sinh hiện nay thuộc Giáo hội Chính Thống Giáo cai quản.

joseph.luong
07-04-2020, 08:38 PM
Nhà thờ Giáng Sinh - Church of the Nativity đầu tiên được xây năm 326 bởi hoàng hậu Helen, mẹ vua Constantine xây. Sau đó Hoàng đế Justinian đã cho xây lại vào năm 529.

Đến thời quân Ba Tư xâm chiếm Palestine thì họ đã cho phá hết tất cả các đền thờ. Nhưng chỉ có đền thờ này là không bị tàn phá. Câu chuyện là khi vào thì họ thấy một bức tranh mosaic có hình ba vua trong câu chuyện Giáng Sinh. Ba vị này mặc trang phục Ba Tư nên họ đã không phá hủy nhà thờ. Vì vậy đây là đền thờ lâu đời nhất ở Đất Thánh này.
Sau đó thì quân Thập Tự Chinh đã tu sửa và nâng cấp nhà thờ vào các thế kỷ 11-13. Hai Giáo hội lớn tranh giành hang đá này là Công Giáo Roma và Chính Thống Giáo Hy Lạp.
Đến 1757, nhà thờ rơi vào tay Chính Thống Giáo và họ làm chủ cho đến ngày nay.
Trong thời kỳ tranh chấp, các thầy dòng Phanxicô đã đào một đường hầm thông qua hang đá Giáng Sinh và đường hầm này phát xuất từ nhà thờ Thánh Catherine.
Sáng hôm nay, đoàn tập họp ở lobby của hotel và cùng nhau sang nhà thờ Giáng Sinh từ con đường ở nhà thờ Thánh Catherine.


Nhà thờ Giáng Sinh của Chính Thống Giáo thì làm sao Công Giáo lại có thể dâng lễ ở nơi đây? Thưa là vì Hiệp Ước Status Quo vào năm 1757. Đất Thánh là vùng đất linh thiêng của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Vì vậy tranh chấp rất nhiều và rất quyết liệt. Hiệp Ước Status Quo này quy định phần nào của ai đã và sẽ tiếp tục làm chủ, và những quyền lợi của các tôn giáo về các nơi Thánh, nhất là khi có hơn hai tôn giáo cùng nắm giữ một phần đất.

Ví dụ nhà thờ Giáng sinh ở Bêlem trong Status Quo có đoạn ghi:
“Briefly speaking, the Orthodox Church claims exclusive ownership of the Church as a whole, but parts of the Church belong to the Latin and Armenian Churches, and the right to hold religious services under certain conditions is shared by Latins, Armenians, Copts and Syrian Jacobites.”

Em tạm dịch:
“Vắn tắt, Giáo hội Chính Thống Giáo là bên sở hữu độc quyền Nhà Thờ nói chung, nhưng có những phần của Nhà Thờ thuộc về các Giáo hội Latin (tức Công Giáo Roma) và Armenia, và quyền được tổ chức các nghi thức phụng tự trong những điều kiện cụ thể cùng được chia sẻ với các Giáo hội Latin, Armenia, Copts và Syrian Jacobites.”

Vì vậy mỗi ngày Công Giáo Roma được dâng 1 lễ ngay trước hang đá Giáng Sinh. Và đoàn hành hương Kẻ Đi Tìm chưa bao giờ mất lễ ở đây cả, tương tự như lễ ngay trước hang đá Truyền Tin ở Nazareth. Rất quý các Thánh Lễ này. Các đoàn hành hương khác hầu như không thể nào book được lễ này.

Ai cũng biết đến có hang đá Giáng Sinh nhưng không biết đối diện là máng cỏ Giáng Sinh.
“Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ”

(Ảnh lấy từ internet) Các bác thấy bên trái là hang đá Giáng Sinh. Và khu vực bao quanh lại, nơi ông lão ngồi, là máng cỏ Giáng Sinh. Nơi đây các mục đồng từ cánh đồng Thiên thần cách 2km đã đến thờ lạy. Nơi đây ba vua cũng đã đến thờ lạy.
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn%3AANd9GcSAA7cI8cKvDTwVisTn8naeKa3mHml EEJNJxlxluwo0VlUtvuZG&usqp=CAU

Và điều rất ít người biết, đó chính là máng cỏ Giáng Sinh thuộc về Công Giáo Roma.



Các quy cũ về cử hành lễ ở đây được chấp hành nghiêm ngặt và rất gắt gao. Em nghe nói một phần cũng là vì Status Quo.
- Khi qua làm lễ thì Cha phải đợi ở trong phòng áo ở bên nhà thờ Thánh Catherine. Khi đã mặc áo lễ rồi thì phải có một thầy Phanxicô dắt qua chứ không thể tự ý đi qua.
- Đến nơi thì vị linh mục chỉ được làm lễ ở trong máng cỏ Giáng Sinh mà thôi. Đến lúc rước lễ thì linh mục chỉ được đứng ở trong ban Mình Thánh chứ không được ra ngoài, dù chỉ một bước.
- Và khi làm lễ thì tuyệt đối không được hát. Công giáo Việt Nam mình xưa nay lễ vẫn hay hát. Câu đầu tiên “Chúa ở cùng anh chị em” là linh mục đã cất giọng xướng rồi. Giáo dân thì cũng hát đáp trả: “Và ở cùng Cha.” Nhưng nơi đây thì không được hát. Thành ra lần đầu tiên vừa làm lễ cũng phải nhớ giữ giọng đọc monotone chứ không lên xuống giọng để khỏi bị hiểu lầm là hát. Nhưng khi linh mục đi khỏi thì người hành hương đâu có lệ thuộc vào luật nên nếu không có ai vẫn có thể hát như thường.


Đoàn vào dâng lễ trong hang đá Giáng Sinh. Trước mặt là hang đá Giáng Sinh. Bên tay phải (nơi tấm khăn vàng phủ) là máng cỏ Giáng Sinh, nơi Cha đứng làm lễ.
https://live.staticflickr.com/65535/49745377853_c4f543f697_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQ4Jv)Hang đá Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMQ4Jv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi rước lễ thì đoàn thay phiên nhau đến kính viếng hang đá Giáng Sinh.
Nơi Chúa Giêsu chào đời được đặt ngôi sao bạc 14 cánh như Tin Mừng Thánh Matthew đã ghi: “Như thế, tính chung lại thì : từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, là mười bốn đời; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời.” (Mt 1,17)
(ảnh của một bác trong đoàn chụp)
https://live.staticflickr.com/65535/49745465573_36e16fc949_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQvNV)EOS Rp by TV (https://flic.kr/p/2iMQvNV), on Flickr


Trên ngôi sao bạc 14 cánh có ghi: Hic de Virgine Maria Jesu Christus Est - Nơi này Đức Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Chúa Giêsu Kitô.
https://live.staticflickr.com/65535/49745914096_8547d723cc_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMSP95)Ngôi sao bạc 14 cánh (https://flic.kr/p/2iMSP95) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là góc nhỏ của máng cỏ Giáng Sinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49745921151_628723f5d2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMSReH)Máng cỏ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMSReH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Máng cỏ Giáng Sinh hiện nay được giữ tại VCTĐ Đức Bà Cả ở Rome. Trước Noel năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tặng cho nơi đây một mảnh gỗ nhỏ của một phần máng cỏ. Các bác có thể đọc tin ở đây: https://www.vaticannews.va/vi/world/news/2019-11/vatican-manh-go-mang-co-chua-giesu.html
Và bây giờ đọc lại em mới hiểu tại sao dòng Phanxicô lại giữ Thánh tích và lại để ở nhà thờ thánh Catherine.

joseph.luong
08-04-2020, 11:48 PM
Như em có trích một bài dẫn về Ơn xá thì thứ Sáu Tuần Thánh này các tín hữu có thêm cơ hội nhận Ơn xá thông qua việc cùng đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với tổng giáo phận Los Angeles.
Các bác có thể đọc thêm tin ở đây (http://vietcatholic.net/News/Html/255615.htm) hoặc xem video thông tin ở đây (https://www.youtube.com/watch?v=abKpS_r1GAY&feature=emb_title).

Ngoài ra các bác muốn tìm hiểu thêm về Ơn xá có thể truy cập trang này của Tổng giáo phận Sài Gòn (https://tgpsaigon.net/bai-viet/tim-hieu-on-toan-xa-trong-mua-dai-dich-covid19-60077).



Trở lại với nhà thờ Giáng sinh.
Ở ngay bên cạnh hang đá Giáng Sinh 3 hôm mà lại không có cơ hội được sang mỗi ngày là một điều đáng tiết đối với em. Sáng sớm khoảng chừng 4:30, 5h sáng là có thể sang đứng trước hang đá để cầu nguyện. Còn chiều thì sau khi về vẫn có thể sang thăm viếng. Tuy nhiên, chuyện virus đã khiến điều đó không thể thực hiện theo ý muốn.
Được dâng lễ ngay trước hang đá Giáng Sinh là một kỷ niệm tuyệt vời trong đời.
Nhưng đã đến đây chẳng lẽ nào không thể xem được nhà thờ bên trên? Sáng hôm sau, tức là hôm check out hotel, em dậy sớm và cầu nguyện. Xin cho được một lần sang trông thấy ngôi nhà thờ ở bên trên.
Trước khi ăn sáng, em cùng bx xuống lobby và thử đi qua bên nhà thờ. Cửa của hotel, nhà thờ Thánh Catherine và hang đá Giáng Sinh đều mở. Dưới hang đá đang có lễ nên vc em đứng ở bên trên bậc thang cầu nguyện lần cuối trước khi giã từ Bêlem.

Bậc thang đi xuống hang đá nhà thờ. Chụp bởi một bác trong đoàn.
https://live.staticflickr.com/65535/49746333847_3cd984dd8b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMUXVa)EOS Rp by TV (https://flic.kr/p/2iMUXVa) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau đó nhân lúc còn chút thời gian và sẵn nhà thờ đang vắng, em đã được dạo một phần lớn ngôi nhà thờ và thưởng lãm những bảo vật nghệ thuật rất đẹp của ngôi nhà thờ cổ này.

Hoàng hậu Helen đã xây ngôi đền thờ đầu tiên trên hang đá Giáng Sinh vào thế kỷ 4. Đến thế kỷ 6, hoàng đế Justinian đã cho xây cất lại ngôi đền thờ lớn hơn.
Sau đó quân Ba Tư (năm 614) chiếm đóng nhưng không tàn phá nhà thờ vì bức mosaic ba vua từ thời hoàng đế Justinian. Tiếc là bức mosaic đó nay đã không còn.
Nhưng có một tác phẩm mosaic từ thời trước đó, tức là thời ngôi nhà thờ đầu tiên ở thế kỷ 4, vẫn còn sót lại. Đó là sàn nhà mosaic.
Năm 1482 là năm cuối cùng nhà thờ được tu bổ. Từ đó trở đi nhà thờ dần dần xuống cấp. Nhất là khi ở thế kỷ 17 khi quân Thổ gỡ mái ngói bằng chì của nhà thờ để dùng sản xuất đạn thì nhà thờ bị xuống cấp trầm trọng. Phải mãi đến 2013 thì nhà thờ mới được trùng tu.
Và sàn nhà mosaic này cũng đã được các chuyên gia phục hồi nguyên trạng và đến 2016 thì lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.

Các tấm mosaic này được vây lại và nằm khoảng 1/2m dưới sàn nhà hiện nay. Tưởng tượng vào thế kỷ 4-6 thì cả sàn của nhà thờ đều là những bức mosaic nhiều màu như thế này.
Em đọc được là để phết thêm một lớp sơn bảo vệ các viên gạch, các chuyên gia đã phải lấy cọ và tỉ mỉ sơn từng viên một. Không những vậy tùy theo màu trắng, đỏ, vàng hoặc cam mà cách pha chế lớp sơn cũng phải khác nhau.
https://live.staticflickr.com/65535/49745956776_cedb85f291_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMT2PW)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMT2PW) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49745420383_33b741bc24_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQhnM)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMQhnM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49745415913_76c07f3e37_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQg3H)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMQg3H) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49745413183_11586e89c0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQfeD)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMQfeD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-04-2020, 12:04 AM
Một báu vật khác trong nhà thờ là những bức tranh mosaic trên tường nhà thờ. Trước đây vì khói từ các đèn dầu cũng như sự xuống cấp qua thời gian đã làm các bức mosaic ám đen và phai màu.
Đây là hình chụp lất từ internet khi nhà thờ chưa được tu sửa.
(ảnh từ internet)
http://en.abouna.org/ar/sites/default/files/imagecache/image-670x369/ra3aweyyat/image/herojerusalem-b3825d26-9cc9-4c82-b1b5-c82a35430384_0.jpg

Khi tu sửa nhà thờ từ năm 2013 các chuyên gia đã phát hiện ngoài lớp mosaic đen ngòm thì phía sau lớp vữa tường còn tìm thấy thêm một vài bức mosaic nữa.
Suốt 15 tháng các chuyên gia đã hoàn tất công việc phục hồi các bức mosaic từ thế kỷ 12. Tổng cộng có khoảng 1345 sq ft /125 m2 được phục hồi theo nguyên trạng. Theo dự đoán thì thời Thập Tự Chinh thế kỷ 12 có đến 21528 sq ft/2000 m2 mosaic ở trên tường nhà thờ này. Nghĩa là cả nhà thờ là một tác phẩm nghệ thuật mosaic ánh vàng rực rỡ.

https://live.staticflickr.com/65535/49745935411_0764b5c523_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMSVtz)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMSVtz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49745962171_93bd437d8b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMT4qX)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMT4qX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49746261612_87110856e1_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMUArJ)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMUArJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

nơi người đang ngồi là bậc thang dẫn xuống hang đá Giáng Sinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49746276707_98626ef321_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMUEVZ)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMUEVZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49746267897_4d9cd68509_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMUCj6)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMUCj6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49745404653_d9b926b3af_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQcGz)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMQcGz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49745401573_f5d6230bce_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQbMt)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMQbMt) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-04-2020, 12:25 AM
Cửa khiêm cung nhìn từ bên trong.
https://live.staticflickr.com/65535/49746279517_687245134b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMUFLr)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMUFLr) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Không biết từ khi nào đã có cửa này và tại sao lại làm thấp như vậy. Cửa chỉ cao 1.2m. Khi vào thì ai cũng phải cúi khom xuống nên được gọi là cửa khiêm cung - door of humility.
(ảnh từ internet)
https://usml.edu/wp-content/uploads/blog_post_Robain_1-576x1024.jpg


Nhìn bên ngoài thì thấy đường viền của một cánh cửa lớn hơn thời Thập Tự Chinh. Có nguồn nói rằng cửa được làm lại nhỏ hơn vào khoảng thế kỷ 16 để ngăn không cho người ta đẩy xe vào để cướp bóc.
Còn có 2 truyền thuyết cũng được nhiều người nhắc đến: để ngăn quân lính cưỡi ngựa đi vào nhà thờ, để ai muốn vào phải cúi đầu tỏ lòng kính trọng.
(ảnh từ internet). Đây là góc nhìn từ bên ngoài quảng trường với cửa chính của nhà thờ Giáng Sinh. Nếu không tìm hiểu trước thì khi đến nơi cũng không thể ngờ đây là cửa chính vào nhà thờ.
https://i1.wp.com/www.seetheholyland.net/wp-content/uploads/Church-of-the-Nativity17.jpg

Nhà thờ Giáng Sinh được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2012.

Bêlem còn có những điều quan trọng khác mà ít người biết đến. Ta hãy đọc trích đoạn Kẻ Đi Tìm để tìm hiểu thêm:
_________________
Bêlem Trong Thánh Kinh
Quy về Cựu Ước, Bêlem là cửa ngõ của cả hai biến cố: Dân Do Thái lưu đày qua Ai Cập và từ lưu đày trở về quê cha đất tổ. Tôi lấy ba biến cố của Cựu Ước đã nhắc đến tên Bêlem: David được phong vương, cuộc chiến với Philitinh, và những cuộc đổi tên.

David được phong vương
Bêlem là nơi sinh, cũng là nơi xức dầu phong vươnn của David, tổ phụ lập quốc của dân Do Thái: (1Sm 16:1-13)

ĐỨC CHÚA phán với ông Sa-mu-en: “Ngươi còn khóc thương Sa-un cho đến bao giờ, khi ta đã gạt bỏ nó, không cho làm vua cai trị Ít-ra-en nữa? Ngươi hãy lấy dầu đổ đầy sừng và lên đường. Ta sai ngươi đến gặp Gie-sê người Bê-lem, vì Ta đã thấy trong các con trai nó một người Ta muốn đặt làm vua.” Ông Sa-mu-en thưa: “Con đi thế nào được ? Vua Sa-un mà nghe biết thì vua sẽ giết con!” ĐỨC CHÚA phán: “Ngươi hãy đem theo một con bò cái tơ và hãy nói : ‘Tôi tới đây là để dâng hy lễ lên ĐỨC CHÚA.’ Ngươi sẽ mời Gie-sê đến dự hy lễ; phần Ta, Ta sẽ cho ngươi biết điều ngươi phải làm, và ngươi sẽ xức dầu tấn phong cho Ta kẻ Ta sẽ nói cho ngươi hay.”
Ông Sa-mu-en làm điều ĐỨC CHÚA đã phán; ông đến Bê-lem và các kỳ mục trong thành run sợ ra đón ông. Họ nói : “Ông đến có phải là để đem bình an không?” Ông trả lời: “Bình an ! Tôi tới đây là để dâng hy lễ lên ĐỨC CHÚA. Các ông hãy thanh tẩy mình và đến dự hy lễ với tôi.” Ông thanh tẩy ông Gie-sê và các con trai ông ấy và mời họ đến dự hy lễ.

Cuộc tìm người xức dầu của Samuen xảy ra rất thích thú. Sách Samuen viết tiếp:


Khi họ đến, ông thấy Ê-li-áp, ông nghĩ: “Đúng rồi ! Người ĐỨC CHÚA xức dầu tấn phong đang ở trước mặt ĐỨC CHÚA đây!” Nhưng ĐỨC CHÚA phán với ông Sa-mu-en: “Đừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó, vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn ĐỨC CHÚA thì thấy tận đáy lòng.” Ông Gie-sê gọi A-vi-na-đáp và cho cậu đi qua trước mặt Sa-mu-en, nhưng ông Sa-mu-en nói : “Cả người này, ĐỨC CHÚA cũng không chọn.” Ông Gie-sê cho Sa-ma đi qua, nhưng ông Sa-mu-en nói: “Cả người này, ĐỨC CHÚA cũng không chọn.” Ông Gie-sê cho bảy người con trai đi qua trước mặt ông Sa-mu-en, nhưng ông Sa-mu-en nói với ông Gie-sê: “ĐỨC CHÚA không chọn những người này.” Rồi ông lại hỏi ông Gie-sê: “Các con ông có mặt đầy đủ chưa?” Ông Gie-sê trả lời: “Còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên.” Ông Sa-mu-en liền nói với ông Gie-sê: “Xin ông cho người đi tìm nó về, chúng ta sẽ không nhập tiệc trước khi nó tới đây.” Ông Gie-sê cho người đi đón cậu về. Cậu có mái tóc hung, đôi mắt đẹp và khuôn mặt xinh xắn. ĐỨC CHÚA phán với ông Sa-mu-en: “Đứng dậy, xức dầu tấn phong nó đi! Chính nó đó!” Ông Sa-mu-en cầm lấy sừng dầu và xức cho cậu, ở giữa các anh của cậu. Thần khí ĐỨC CHÚA nhập vào Đa-vít từ ngày đó trở đi. Ông Sa-mu-en đứng dậy và đi Ra-ma.

David sinh ra ở Bêlem, cũng giống Chúa Kitô sinh ra ở đây. Trong trình thuật trên, ta thấy David là người bị lãng quên thì lại được phong vương. Đức Kitô cũng thế, phiến đá bị thợ xây loại bỏ lại trở thành phiến đá góc tường (Mt 21:42).
David là vua dẫn dân về Giêrusalem lập quốc, khai sinh ra dân tộc Do Thái thế nào thì Đức Kitô cũng khai sinh nguồn một Nước Trời mới như thế.
Ta thấy David là người chăn chiên tốt lành. Sách Samuen cho thấy David đang chăn chiên ngoài đồng thì được gọi về xức dầu phong vương để khai sinh ra cả một dân tộc. Trong hình ảnh đó, ý nghĩa Chúa Kitô là Đấng Chăn Chiên vừa thi vị vừa có một gốc tích Cựu Ước xa xưa, đẹp như câu chuyện cổ tích trong văn chương Do Thái. Tất cả đến từ Bêlem. Từ Bêlem, hai vì sao đã xuất hiện, ngôi sao David và ngôi sao Giáng Sinh của Chúa Kitô.

Cuộc chiến với Philitinh
Sách Samuen, quyển thứ 2 cho ta thấy chân dung David, một tâm hồn giàu lòng thương xót như sau: (2 Sm 23:13-17)

Ba người trong Nhóm Ba Mươi làm thành một tốp đi xuống và đến gặp vua Đa-vít ở hang A-đu-lam, vào mùa gặt. Một đạo quân Phi-li-tinh đóng trại ở thung lũng người Ra-pha. Vua Đa-vít bấy giờ đang ở nơi ẩn náu, còn người Phi-li-tinh bấy giờ đóng đồn ở Bê-lem. Vua Đa-vít ước ao và nói: “Phải chi có ai cho ta uống nước lấy ở giếng tại cổng thành Bê-lem !” Ba dũng sĩ đã đột nhập trại Phi-li-tinh, lấy nước ở giếng tại cổng thành Bê-lem, đưa về cho vua Đa-vít. Nhưng vua không muốn uống mà đổ nước ấy làm lễ rưới dâng ĐỨC CHÚA. Vua nói : “Xin ĐỨC CHÚA đừng để ta làm điều ấy ! Đó là máu của những người đã liều mạng đi lấy!” Vậy vua không muốn uống nước. Đó là việc ba dũng sĩ đã làm.

Chân dung David được sách Samuen tường thuật ở đây là một nhân đức xót thương người. Ông hơi lãn mạn, một ngày hanh nắng, khát nước, nhưng ông muốn uống nước của giếng cổng thành Bêlem. Tại sao phải là giếng cổng thành Bêlem? Phải chăng quân Philitinh đang chiếm đóng? Ông xót xa. Cái khát của ông là ngày nào ta chiếm lại được Bêlem cho Đức Chúa? Đức Kitô là Đấng giàu lòng thương xót. Ngài đến nghìn năm sau David sẽ kiện toàn lòng thương xót này. Và bây giờ, ta thấy ý nghĩa hơn khi người mù Batimê trong Tin Mừng Máccô kêu đến lòng thương xót của Chúa, thì ông ta nhắc đến tên tổ phụ Người là David.
“Lạy ông Giêsu, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đa-vít xin dủ lòng thương tôi!” (Mc 10:46-48)

David là một vì vua yêu văn chương. Trong tội lụy ông đem hồn viết thành thơ. Ông lấy sám hối đưa thành sáng tạo viết lời thi ca. Tác giả của dòng văn chương Do Thái, tập thơ dài nhất Cựu Ước là người gốc quê từ Bêlem. Thánh vịnh dài nhất trong 150 thánh vịnh là Thánh vịnh 118. Theo sách Samuen quyển 2, thì toàn chương 22 là chính thánh vịnh này. Thánh vịnh 118 là lời tạ ơn được vua David cất lên sau chiến thắng quân Philitinh tại Bêlem.
______ trích Kẻ Đi Tìm

ảnh chụp với lưng quay lại nhà thờ Giáng Sinh. Góc nhìn ở phía bên kia của quảng trường Máng cỏ. Cái vòm tròn với thánh giá là nơi có giếng nước Bêlem vua David ước ao được về uống.
https://live.staticflickr.com/65535/49749745248_af3916590f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNds1q)Bêlem (https://flic.kr/p/2iNds1q) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi đoàn dâng lễ ở hang đá Giáng Sinh thì mọi người về hotel lên xe bus để tiếp tục kính viếng các địa điểm trong ngày. Hôm nay đoàn sẽ lên núi Ôliu.

joseph.luong
09-04-2020, 09:08 PM
Đoàn lên xe bus tiến vê núi Ôliu.
https://live.staticflickr.com/65535/49752870371_089b2a6260_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNusZR)parked bus (https://flic.kr/p/2iNusZR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Núi Ôliu - Mt Olives còn được gọi là núi Cây Dầu. Thời Chúa Giêsu nơi đây rất nhiều cây Ôliu. Cũng là nơi ép trái ôliu thành dầu. Núi Ôliu nằm bên hướng đông của Jerusalem. Giữa là thung lũng Kidron. Em gạch dưới "Garden of Gethsemane" để các bác có thể hình dung vườn Giêtsimani qua thung lũng Kidron đến tường thành Gierusalem chỉ có vài trăm mét. Vườn Giêtsimani nằm dưới chân núi, là điểm cuối của đoàn ở núi Ôliu.
https://live.staticflickr.com/65535/49753056941_f08959e4d8_z.jpg, on Flickr

Xe chạy ngang qua thành Jerusalem. Ngày hôm sau đoàn sẽ ở 3 đếm cuối cùng của chuyến hành hương trong thành cổ Jerusalem.
https://live.staticflickr.com/65535/49753215022_aba5bf87ff_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNwes7)Jerusalem wall (https://flic.kr/p/2iNwes7) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Núi Ôliu ngày nay có rất nhiều nhà thờ. Xe bus thả đoàn từ trên núi và đoàn sẽ đi viếng vài điểm quan trọng theo thứ tự từ trên núi xuống.
https://live.staticflickr.com/65535/49752517068_d9e4e2336e_c.jpg

joseph.luong
09-04-2020, 09:22 PM
Điểm đầu tiên là nhà nguyện Chúa Lên Trời, hay Chúa Thăng Thiên - Chapel of the Ascension.
Nhà nguyện ngày nay do Hồi Giáo làm chủ. Họ thâu tiền vào cửa và bán đồ lưu niệm cho các khách hành hương.
Lên bậc thang vào nhà nguyện Chúa Lên Trời. Các bác thấy có tháp của Hồi Giáo với vầng trăng trên đỉnh.
https://live.staticflickr.com/65535/49752342818_8007aa67af_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNrLb7)Chapel of the Ascension (https://flic.kr/p/2iNrLb7) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bước vào là một khoảng sân khá rộng. Bao quanh sân là tường đá với những di tích còn sót lại từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh. Ở giữa sân là một tòa tháp nhỏ vươn cao.
https://live.staticflickr.com/65535/49752340203_268d6c68d3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNrKp2)Chapel of the Ascension (https://flic.kr/p/2iNrKp2) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bước vào trong sẽ thấy có một tấm đá lõm xuống. Đây là phiến đá nguyên thủy đánh dấu Chúa Giêsu Lên Trời sau khi Ngài Phục Sinh.

https://live.staticflickr.com/65535/49753207072_f46ec42e1f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNwc63)Chapel of the Ascension (https://flic.kr/p/2iNwc63) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49752873626_a26a194019_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNutXY)Chapel of the Ascension (https://flic.kr/p/2iNutXY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Phúc Âm đã viết:


Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa. (Lc 24:50-51)

____

Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?” Người đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.”
Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.” (Cv 1:6-11)


Tuy Hồi Giáo làm chủ mảnh đất này nhưng mỗi năm một lần, vào ngày lễ Chúa Lên Trời thì nhiều nhóm Kitô Giáo tụ về đây và thay phiên nhau dâng lễ suốt ngày. Họ cắm trại vòng quanh tháp. Những cây, móc sắt được cắm vào tường thành là những điểm để họ dùng căng lều.
https://live.staticflickr.com/65535/49753217997_a56b2309c1_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNwfkp)Chapel of the Ascension (https://flic.kr/p/2iNwfkp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49752888891_791604b683_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNuyva)Chapel of the Ascension (https://flic.kr/p/2iNuyva) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi kính viếng nơi Chúa Lên Trời, đoàn đi đến điểm kế tiếp: nhà thờ Kinh Lạy Cha.

joseph.luong
09-04-2020, 10:26 PM
nhà thờ Kinh Lạy Cha - Pater Noster church còn được biết đến là Eleona church.

Eleona Church là tên của ngôi nhà thờ được xây lên thời Byzantine đầu thế kỷ 4. Nhưng sau đó bị tàn phá.
Đến thời Thập Tự Chinh, họ xây lại đền thờ thì đổi tên thành Pater Noster Church. Pater Noster là kinh Lạy Cha trong tiếng Latin. Nhưng rồi đền thờ cũng bị phá hủy.

Mưa nhiều và cả ngày. Trên núi còn có gió. Che dù vẫn chẳng ăn thua gì vì gió tạt mưa ướt hầu như cả người. Nhiều người phải mua áo mưa mặc. Với mấy anh bán dạo, ngày hôm đó áo mưa đắc hàng.
https://live.staticflickr.com/65535/49752928968_e8f06c721e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNuLq9)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNuLq9) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Năm 1880, công chúa nước Pháp, Aurélie de Bossi đã mua lại phần đất này. Bà đã cho xây cất ngôi nhà thờ ngày nay và thêm một Dòng Kín cũng ở đây. Sau đó bà tặng khu đất này cho chính phủ Pháp. Và nhà thờ được nước Pháp bảo vệ cho đến ngày hôm nay.
Hôm nay đoàn được đến lãnh thổ Pháp mặc dù vẫn đang ở Do Thái.

https://live.staticflickr.com/65535/49752838493_d661578183_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNuiwe)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNuiwe) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Khắp hành lang nhà thờ là những bản kinh Lạy Cha của cả trăm ngôn ngữ khác nhau.
https://live.staticflickr.com/65535/49752859473_576eedfa2e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNupKX)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNupKX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49753793562_c6a22beee5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNzcqW)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNzcqW) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ở đây còn có tiếng Cree. Cree là ngôn ngữ của thổ dân Canada nhà em.
https://live.staticflickr.com/65535/49752870598_edd4068837_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNut4L)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNut4L) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49753469626_cdc45f47bd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNxx8Q)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNxx8Q) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Em thấy chữ English và một tấm bằng sắt chỉ bằng trang giấy. Không lẽ tiếng Anh kinh Lạy Cha chỉ nhỏ xíu vậy thôi sao? Không ngờ lại gần mới biết đây là tiếng Anh và Hípri theo hệ thống Braille. Bảng chữ cho những người khiếm thị. Hay thật.
https://live.staticflickr.com/65535/49752782403_d26078f0df_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNu1Ra)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNu1Ra) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-04-2020, 10:38 PM
Trước khi vào nhà thờ, đoàn được Cha dắt vào một hang đá. Theo truyền thống Chúa Giêsu đã dạy kinh Lạy Cha ở nơi đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49753388361_842d23056d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNx7YH)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNx7YH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ta hãy đọc một trích đoạn viết về Kinh Lạy Cha:
__________

Đền thờ Pater Noster nằm trên đỉnh ngọn núi Ôliu, nghĩa là giữa đường từ Bêtania về Giêrusalem. Đứng ở đây nhìn thấy cả hai. Trước mặt là Giêrusalem thì sau lưng là Bêtania.

Ai Nấy Về Nhà Mình


Trong dân chúng, có những người nghe các lời ấy thì nói: “Ông này thật là vị ngôn sứ.” Kẻ khác rằng : “Ông này là Đấng Ki-tô.” Nhưng có kẻ lại nói: “Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít và từ Bê-lem, làng của vua Đa-vít sao?” Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt.
Các vệ binh trở về với các thượng tế và người Pha-ri-sêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” Người Pha-ri-sêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pha-ri-sêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!” Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô, trước đây đã đến gặp Đức Giê-su; ông nói với họ: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” Họ đáp : “Cả ông nữa, ông cũng là người Ga-li-lê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Ga-li-lê cả.”
Sau đó, ai nấy trở về nhà mình. Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. (Ga 7:40-53; 8:1)

Nhờ đoạn trình thuật này ta biết bầu khí và lòng người Giêrusalem bấy giờ ra sao. Rất sôi nổi. Một chi tiết tôi muốn dừng ở đây là câu Phúc Âm sau cùng:
“Sau đó, ai nấy trở về nhà mình.
Còn Đức Giêsu thì đến núi Ôliu.”
Câu này là một trình thuật rất tuyệt vời để dẫn vào những liên hệ riêng tư giữa Chúa với các môn đệ, trong liên hệ đó có Kinh Lạy Cha. Tranh cãi, hoang mang, tính toán, lý luận, chống đối, đi theo, sau một ngày dài như thế, mọi người trở về nhà mình. Còn Đức Kitô thì đến núi Ôliu.
Mọi người về nhà mình. Tại sao Đức Kitô không về nhà mà lại đến núi Ôliu?
Lý do đơn giản là vì Ngài không có nhà.
Đến núi Ôliu thì ở đâu?

Đến Núi Ôliu

Tôi lên đến nơi, mặt trời đứng bóng. Trời nắng. Chung quanh đền thờ là tường thành Dòng Kín. Tường đá cao khôg thấy gì bên trong. Nắng chảy mồ hôi. Tôi đi vòng vòng. Không nơi nào có bóng mát. Đức Kitô không có nhà nên Người đến núi Ôliu. Tôi đến núi Ôliu tìm nhà.
Cánh của gỗ dầy nặng như một tường thành. Khép chặt. Tôi đi qua mấy lần. Trời đã đổ nắng gay. Tìm không thấy chỗ ăn trưa. Tôi bỏ khu đền thờ, trở lại cánh cửa Dòng Kín cách cổng đền thờ chừng năm mươi mét, đẩy thử. Tôi thử thôi, không hy vọng có chỗ nghỉ chân. Không ngờ cánh cổng nặng nề từ từ xê dịch. Tôi đẩy nữa, mạnh hơn. Có ai ngờ đâu, cổng đã không khóa chốt bên trong. Chỉ vì thấy cánh cổng dầy nặng khép kín mà tôi bỏ đi qua mấy lần. Quả thật giống như cuộc đời. Chỉ vì người ta không đẩy cửa chứ cuộc đời có nghẽn lối đi đâu.
Tôi lách vào, khép lại. Ngồi ăn và lau mồ hôi. Tôi tiếp tục nghĩ, trong cuộc sống nhiều khi cổng đời không khóa chỉ vì người ta không đẩy thử mà thôi.

Pater Noster – Nơi Kinh Lạy Cha Ra Đời

Trình thuật của các Phúc Âm cho chúng ta biết tình thế những ngày trước khi chết của Chúa. Ban ngày Chúa giảng trong đền thờ. Gây tranh luận. Gây phản ứng người chống, kẻ theo. Ngài giảng với quyền uy. Đây là hình ảnh Đấng Mêsia được sai đến. Nhưng khi đêm đến, “ai nấy trở về nhà mình, thì Đức Kitô đến núi Ôliu.” Phúc Âm Luca cho chúng ta những chi tiết như sau: “Ban ngày, Đức Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ôliu. Sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Đền Thờ để nghe Người giảng dạy” (Lc 21:37-38).
Khi người ta về nhà thì Chúa qua đêm ở núi Ôliu.
Chúa không có nhà. Tại sao?
Rất có thể lúc này không ai dám cho Chúa ở trọ. Những bài giảng của Chúa gây nhiều chống đối quá. Những bài giảng ấy động đến quyền lực. Những bài giảng ấy xác định một giáo lý rõ ràng. Ladarô, chỉ vì được Chúa cho sống lại mà người ta cũng tìm cách giết. Bởi đó, cho Chúa ở trọ lúc này có thể là một nguy hiểm rất lớn. Nhất là những người có địa vị càng sợ ảnh hưởng công việc làm ăn và đường lối ngoại giao của họ. Ở điểm này ta lại thấy “thương” ba chị em Mácta, Maria và Ladarô hơn. Họ quý Chúa. Họ cho Chúa ở trọ. “Và Tin Mừng này được loan báo bất cứ nơi nào trong khắp thiên hạ, thì người ta cũng sẽ kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô” (Mc14:9).

Ở vùng Giêrusalem có ba hang đá:
- Hang thứ nhất ở Bêlem. Chúa sinh ra ở đây vì không có nhà trọ.
- Hang thứ hai ở Ôliu. Chúa ngày giảng, đêm về ngủ vì không có nhà trọ.
- Hang thứ ba ở Gôngôtha. Chúa được chôn trong mộ mượn của ông Giosép người thành Arimathê (Mt 27:59).
Một Thiên Chúa sao quá khổ vật? Không có nhà để được sinh ra. Không có nhà qua đêm khi giảng với những lời quyền năng. Chết không có mộ, nhờ mộ người khác.
Tôi đã đến hang Bêlem. Tôi đã đến mộ chôn Chúa ở Gôngôtha. Và hôm nay, nơi Chúa qua những đêm giảng dạy cuối đời. Chúa ngủ qua đêm ở hang đất Ôliu.
Xét trong khung cảnh này ta mới thấy ý nghĩa kho một kinh sư bảo Chúa:
- Thầy đi đâu tôi cũng đi theo.
Chúa bảo:
- Con chồn có hang, chim trời có tổ nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu (Lc 8:20)
Chúa thực sự không có chỗ tựa đầu. Sinh không nhà. Giảng không nhà. Chết không mộ. Nhưng tôi không nghĩ Chúa nói đến cái nghèo vật chất. Ở đây, Chúa không có chỗ tựa đầu vì hai lý do.
- Ai dám cho Chúa ở trọ?
Thứ nhất: Con người nghèo ánh sáng. Và đây là bản án: Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: Các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa (Ga 3:19-21). Câu này Chúa trả lời ông Nicôđêmô. “Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. Ông đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy” (Gn 3:1-3). Vì nghèo ánh sáng, con người thành nghèo nhân đức.
Thứ hai: Sợ liên lụy đến quyền lợi. Giáo lý của Đức Kitô xẻ vào bóng tối nơi con người, động đến quyền lực. “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được chào hỏi ở những nơi công cộng, ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tàn sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ” (Lc 20:46-47). Với những lời giảng như vậy làm sao họ để yên. Họ muốn giết Ladarô. Còn ông Nicôđêmô, phải lén gặp Chúa vào ban đêm.
Nói vè cái nghèo ánh sáng cũng như nghèo vì sợ hãi, ta phải đặt câu Chúa trả lời ông Nicôđêmô vào thời gian để thấm thía cách trình thuật của Gioan. Khi ông Nicôđêmô lén gặp Chúa vào ban “đêm”
thì Chúa lại nói về “ánh sáng”. Người ta không dám cho Chúa vào nhà vì sợ mất nhà. Phúc Âm Gioan nói rõ về điểm này: Ngay cả trong giới lãnh đạo Do Thái cũng có nhiều người đã tin vào Đức Giêsu. Nhưng họ không dám xưng ra, vì sợ bị nhóm Pharisêu khai trừ khỏi hội đường (Ga 12:42).

Đặc điểm của Kinh Lạy Cha

Nơi chốn và thời gian của kinh Lạy Cha là: “Mọi người trở về nhà mình, còn Chúa thì đến và qua đêm ở núi Ôliu.” Cả ngày Chúa giảng trong đền thờ. Đêm đến, Thầy trò kéo nhau về núi Ôliu. Bất giờ các môn đệ mới hỏi Chúa cách cầu nguyện. Bấy giờ Nicôđêmô mới đến hỏi Chúa làm cách nào một người được tái sinh. Như thế đặc điểm của kinh Lạy Cha là:
- Thời gian: Kinh Lạy Cha ra đời lúc đêm đến.
- Địa lý: Kinh Lạy Cha ra đời ở ngoài trời, chỗ không nhà, chứ không ở trong đền thờ.
- Đối tượng: Kinh Lạy Cha ra đời giữa một nhóm người muốn được Chúa dạy. Nếu không có môn đệ nào hỏi thì chưa chắc đã có Kinh Lạy Cha.
- Tình thế: Kinh Lạy Cha ra đời ở thời điểm bão tố không ai dám cho Chúa ở trọ.

Lạy Chúa,
Như vậy, khi con đọc kinh Lạy Cha hôm nay, con cần xin được hiểu:
- Lời kinh này ra đời lúc đêm đến. Bởi đó, con phải thuộc về ánh sáng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện cho Danh Cha cả sáng.”
- Lời kinh ra đời giữa đất trời, không nhà. Vì thế lời kinh này viết cho tâm hồn phải buông cánh cổng mở vào thế giới, không đền thờ.
- Cám môn đệ xin được dạy cầu nguyện, kinh này mới ra đời. Vì thế lời kinh này chỉ dành cho ai muốn được Chúa chỉ bảo.
- Tình thế là lời kinh ra đời trong thời điểm bão tố, nên lời kinh phải là tuyên xưng đức tin của ai dám cho Chúa ở trọ nhà mình.

Lời bên núi đá

Hỡi những hang đất đá biết thở và biết xót xa.
Cành tre làm chỗ đậu cho cánh chim. Khe nước làm chỗ trọ cho con cá. Ngàn năm làm chỗ đậu cho trăm năm. Đêm tối cũng có chỗ trọ chung quanh là nỗi buồn. Người hát rong bảo rằng trên đời chốn nào cũng là chỗ trọ cho nhau.
Hỡi những hang đất đá kia. Các người là chỗ trọ cho Thiên Chúa sinh ra. Là chỗ đậu cho Thiên Chúa những đêm không nhà. Là chỗ đón xác khi Người chết.
Hỡi những hang đất bụi kia ơi, ta là người hành hương xa lạ. Ta có thể hỏi ngươi một lời. Ngươi là chỗ trọ cho Thiên Chúa. Điều ấy khó không? Ngươi là chỗ đậu cho con người, điều ấy khó không. Bởi vì:
- Tại sao con người khó làm chỗ trọ cho nhau?
- Tại sao tình yêu sâu thẳm nhất là vợ chồng cũng khó tìm được chỗ đậu?
- Tại sao tôn giáo là chỗ trọ linh thiêng nhất cũng không chấp nhận được nhau?
- Tại sao Thiên Chúa không có chỗ trọ trong nhà con người?

__________ (Trích Kẻ Đi Tìm)


Đoàn cùng đọc kinh Lạy Cha, lời kinh chính Chúa Giêsu đã dạy, ngay trong hang đá.
Sau đó mọi người vào nhà thờ kính viếng và cầu nguyện thêm.

joseph.luong
09-04-2020, 10:46 PM
Em vẫn chưa post ảnh kinh Lạy Cha bằng tiếng Việt. Lý do là vì bản kinh này không nằm ở ngoài hành lang mà ở ngay trong nhà thờ. Bên trong nhà thờ chỉ có chỗ cho 21 bảng. Việt Nam là một trong 21 bảng ấy.
https://live.staticflickr.com/65535/49753323791_f2e1c99a2e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNwMMr)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNwMMr) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49752809998_61195263bb_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNua3W)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNua3W) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
Bản kinh này đã cũ xưa. Không biết bác nào biết bản văn này không?
Bản kinh Lạy Cha hiện nay Giáo hội Việt Nam dùng là:
Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng.
Nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.
Xin tha nợ cho chúng con. Như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con.
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

https://live.staticflickr.com/65535/49753327656_22997cba32_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNwNW5)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNwNW5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

trên cung thánh là bản kinh Lạy Cha bằng tiếng Latin.
https://live.staticflickr.com/65535/49753668882_c90e91232e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNyynh)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNyynh) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi kính viếng đền thờ Kinh Lạy Cha, đoàn đi tiếp xuống lưng chừng núi hướng về Đền thờ Dominus Flevit.

ASAV
09-04-2020, 11:09 PM
https://live.staticflickr.com/65535/49752809998_61195263bb_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNua3W)Pater Noster (https://flic.kr/p/2iNua3W) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
.

Đó là bản Kinh Lạy Cha mà mẹ em dạy cho em học mỗi tối khi em còn ngồi trên đầu gối mẹ trước khi ngủ.

BonVoyage
10-04-2020, 01:19 AM
Phải nể với khối kiến thức về kinh thánh của Bác Joseph. Đọc bài của Bác ko khác gì đang cùng Bác làm một chuyến thập tự chinh qua Israel. Mời Bác nhâm nhi ly rượu thêm cảm hứng típ tục chiến đấu hỉ. Keep it up Bro! :)


https://live.staticflickr.com/65535/49737923141_78a5a22388_o.jpg (https://flic.kr/p/2iMaRGZ)L1050177 - Mendoza Wine Tasting (Argentina) (https://flic.kr/p/2iMaRGZ) by Romeo (TM) (https://www.flickr.com/photos/146633376@N07/), on Flickr

joseph.luong
11-04-2020, 02:57 AM
@BonVoyage: cám ơn ly rượu từ tận Argentina của bác. Nhà em cũng đã hết rượu nhưng vẫn chưa đi mua vì hạn chế ra ngoài nhiều. Mà rượu em thích chỉ có bán độc quyền ở tiệm LCBO của tỉnh Ontario. Lần trước chạy ngang thấy người ta còn xếp hàng để vào nên thôi chắc khỏi uống mùa dịch này.


@ASAV: không ngờ lời kinh Lạy Cha đưa bác về đến cả thời ấu thơ.
Khi hành hương Cha Tầm Thường cho biết là tấm kinh Lạy Cha đó do Sr Teresa Quy đã quyên góp và dựng nên. Sơ Quy ở Đất Thánh này đã hơn 60 năm! Có lẽ Sơ là một trong những người Việt sớm nhất ở Đất Thánh.
Sơ ở Nazareth và hôm đoàn làm lễ ở Nazareth thì Sơ cũng có tham gia dâng lễ cùng.
Ông tài xế lái xe chở em từ Tel Aviv đến Nazareth cũng được Sơ dạy giáo lý. Điều không ngờ là ngay cả bố mẹ ông cũng được Sơ dạy.

joseph.luong
11-04-2020, 03:12 AM
Chúa Nhật Lễ Lá - Palm Sunday là ngày Chúa Nhật trước Phục Sinh. Trong Lễ Lá phần đầu có bài đọc về câu chuyện Chúa Giêsu cưỡi lừa vào thành Giêrusalem. Dân chúng trải áo và chặt cành cây trải đường cho Chúa đi vào.

Phúc Âm Thánh Luca viết tiếp:

Khi đến gần Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, Đức Giê-su khóc thương mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.” (Lc 19:41-44)

Phúc Âm theo Thánh Matthew cũng có đoạn Chúa Giêsu thương tiếc thành Giêrusalem:

“Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem ! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi ! Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang mặc cho các ngươi. Thật vậy, Ta nói cho các ngươi hay, từ nay các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa, cho đến khi các ngươi nói : Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !” (Mt 23, 37-39)

Nơi đây Chúa đã khóc thương thành Giêrusalem. Nơi đây ngày nay là nhà nguyện Dominus Flevit. Nghĩa là Chúa Khóc.
Nhà nguyện được thiết kế bởi kts Barluzzi theo hình giọt nước mắt. Bốn góc có bốn bình mà theo phong tục xưa người thân đặt nơi mộ người quá cố như để hứng những giọt nước mắt chia ly.
https://live.staticflickr.com/65535/49758380627_967332199a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNYH1g)Dominus Flevit (https://flic.kr/p/2iNYH1g) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Trong Thánh Kinh sách Thánh Vịnh chương 56 câu 9 cũng đề cập đến bình đựng nước mắt:

“Bước đường con lận đận, chính Ngài đã đếm rồi.
Xin lấy vò mà đựng nước mắt con.
Nào Ngài đã chẳng ghi tất cả vào sổ sách?”
Đoàn không vào nhà nguyện và chỉ ngồi ở một góc ngoài vườn có mái che mưa. Nghe Cha giảng và background là thành thánh Giêrusalem.

https://live.staticflickr.com/65535/49758374707_ee8b5253f8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNYFfc)Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iNYFfc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Dominus Flevit nằm nơi lưng chừng đồi núi Ôliu. Ở đây có thể nhìn sang thành Giêrusalem. Ngày nay nổi bật nhất chính là mái vòm vàng. Khi xưa nơi mái vòm vàng ấy là vùng đất linh thiêng nhất của Do Thái. Là nơi Đền Thờ của toàn dân.

Sau khi quân Hồi Giáo chiếm được Giêrusalem thì họ đã xây một ngôi đền thờ gọi là Dome of the Rock như ta thấy ngày nay. Đối với Hồi Giáo, Giêrusalem là Thánh địa quan trọng chỉ đứng sau Mecca và Medina. Dome of the Rock được xây trên một tảng đá lớn trồi lên khỏi mặt đất. Nơi đây Hồi Giáo tin rằng tiên tri Muhammad đã về trời.

Với Do Thái thì nơi đây cũng là Thánh địa. Đây là núi Zion, nơi tổ phụ Abraham định hiến tế đứa con duy nhất là Isaac khi Chúa thử lòng ông.
Vua David lập quốc ở Giêrusalem. Đến đời con là Solomon đã xây Đền Thờ đầu tiên trên núi. Đền Thờ lưu giữ hòm bia Giao Ước trong đó có ghi Mười Điều Răn mà Chúa truyền cho ông Moses. Nhưng rồi Đền Thờ bị phá hủy và hòm bia cũng bị mất theo. Sau thời lưu đày, dân Do Thái trở về và xây lại Đền Thờ.
Đến thời vua Hêrôđê đã cho phát triển thêm phần Đền Thờ. Vào thời Chúa Giêsu, từ núi Ôliu nhìn sang Đền Thờ chắc hẳn rất nguy nga tráng lệ.

Ảnh từ wikipedia. Đây là mô hình Gierusalem với Đền Thờ thời Chúa Giêsu ở Israel Musuem. Các bác có thể biết được Đền Thờ khi đó nhìn ra sao và hình dung được kích thước. Cổng trước đền thờ là cổng phía Đông.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/84/Jerusalem_Modell_BW_2.JPG/1024px-Jerusalem_Modell_BW_2.JPG (https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Jerusalem_Modell_BW_2.JPG)
Jerusalem Modell BW 2 (https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Jerusalem_Modell_BW_2.JPG)
Berthold Werner / Public domain

joseph.luong
11-04-2020, 03:20 AM
Núi Ôliu nằm ở bên phía Đông thành Giêrusalem. Ngay trước bức tường thành Giêrusalem các bác sẽ thấy một cánh cổng được bịt kín. Ngày xưa đây là cổng phía Đông của tường thành.

Cổng phía Đông nằm ở bên phải của bức hình.
https://live.staticflickr.com/65535/49758020511_899db56cce_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNWRXn)Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iNWRXn) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Mời các bác đọc phụ chương “Cổng Phía Đông” để hiểu rõ hơn.
_________________

Phụ chương
Trước hết, ta có thể nhìn lại Cổng Thành Phía Đông trong thời Chúa Giêsu:

Đức Giêsu vào Giêrusalem
(Mc 11:1-11; Lc 19:28-38; Gn 12:12-16)

Trong đời, Chúa Giêsu Giêsu đã đến Giêrusalem nhiều lần. Nhưng lần sau cùng, từ Giêricô, qua Bếthaghê (Bethphage), Chúa vào Cổng Thành Phía Đông lần sau cùng. Người đã vào Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia, chịu đóng đinh và hoàn tất hiến lễ hy sinh trên thánh giá.

Khi thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếthaghê, phía núi Ôliu, Đức Giêsu sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy. Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay.” Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: “Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của người đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.” Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giêsu đã truyền. Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giêsu cỡi lên. Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô ho Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nha danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời.”
Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy? Dân chúng trả lời: “Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy” (Mt 21:1-10).

Đức Giêsu vào thành Giêrusalem hai nghìn năm trước, trong ngày rước Lá là vào qua cổng này. Chứ không phải Cửa thành hôm nay chỉ mở sau khi cổng phía Đông bị bít kín. Nền cổng chính nguyên thủy còn nằm dưới đất sâu, ở dưới nên cổng hiện tại đang bị bít kín. Nhưng chưa được đào xới lên để nghiên cứu. Đây là những vùng đất vô cùng nhạy cảm của tôn giáo. Cả người Do Thái và Hồi Giáo đều coi cổng này vô cùng quan trọng.

Kinh Thánh viết về cổng phía Đông:

Cuộc quang lâm của Con Người được ghi trong Mátthêu


Vậy nếu người ta bảo anh em: “Này, Người ở trong hoang địa”, anh em chớ ra đó; “Kìa, Người ở trong phòng kín”, anh em cũng đừng tin. Vì, như chớp lóe ra từ phương Đông và chiếu sáng đến phương tây thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. Xác chết nằm đâu, diều hâu tụ đó (Mt 24:26-27)

Ngày cánh chung được ghi trong sách Dacaria


Ngày ấy, Người sẽ dừng chân trên núi Ôliu, đối diện với Giêrusalem về phía Đông. Núi Ôliu sẽ chẻ ra ở giữa từ đông sang tây, làm thành một thung lũng rộng lớn; một nửa quả núi sẽ lui về phía bắc và một nửa về phía nam. Các ngươi sẽ chạy trống qua thung lũng giữa các núi của Ta, vì thung lũng giữa các núi chạy dài tới Axan. Các ngươi sẽ trốn thoát như đã trốn thoát cơn động đất thời Útdigia làm vua nước Giuđa. Rồi Đức Chúa, Thiên Chúa của tôi, sẽ đến, cùng với toàn thể các thánh của Người. (Dcr 14:4-5)

Những nghi lễ tôn giáo


Người ấy đưa tôi đi tới cổng, cổng quay về phía đông, và này, vinh quang của Thiên Chúa Israel từ phía đông tiến vào. Bấy giờ có tiếng như tiếng nước lũ và đất rạng ngời vinh quang Đức Chúa. Thị kiến này giống như thị kiến tôi đã thấy khi Người đến để hủy diệt thành, đồng thời cũng giống như thị kiến tôi đã thấy bên sông Cơva. Bấy giờ, tôi sâp mặt xuống đất.
Vinh quang Đức Chúa tiến vào Đền Thờ qua cổng quay về phía Đông. Thần khí đưa tôi lên và dẫn tôi vào sân trong, và này vinh quang Đức Chúa tràn ngập Đền Thờ (Ed 43:1-5)

Chương kế tiếp trong sách Êzêkien, liên quan đến việc đóng cổng phía Đông được loan báo như sau:

Người ấy dẫn tôi trở lại cổng ngoài thánh điện, cổng quay về phía Đông. Bấy giờ cổng đóng. Đức Chúa phán với tôi: “Cổng này sẽ đóng; người ta sẽ không mở và không ai được vào, qua cổng này, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Israel, đã tiến vào qua cổng ấy. Vì thế cổng này đóng. Nhưng ông hoàng, chính ông hoàng, sẽ được ngồi đó để dùng bữa trước nhan Đức Chúa. Ông sẽ vào qua tiền đình của cổng và sẽ ra bằng lối ấy” (Ed 44:1-3).

Qua lời của sác Êzêkien ta thấy tầm mức quan trọng của cổng phía Đông này ra sao. Đây là lời loan báo của tiên tri Êzêkien sáu trăm năm trước. Lời tiên tri này có làm cho cổng thành phía Đông này bị đóng kín như đã loan báo không? Tại sao cổng phía Đông bị đóng kín?

Cổng này chỉ bị bít kín vào năm 1543 (1541?) khi Hồi Giáo Ả Rập chiếm đóng dưới quyền Sultan Suleimen. Do Thái Giáo tin rằng Thiên Chúa của họ sẽ vào Đền Thờ qua cửa này, người Hồi Giáo bít kín không cho người Do Thái đón chờ Đức Chúa của họ. Đây là một hành vi ngăn cản xúc phạm. Chẳng những vậy người Hồi Giáo chôn người chết ngay mặt tiền sát ngoài cổng thành phía Đông để làm cho cổng thành ra ô uế, ngăn chặn lối vào của Thiên Chúa Do Thái Giáo. Phúc Âm kể chuyện một thầy Lêvi thấy nạn nhân bị cướp đánh bỏ chết bên đường. Ông ta tránh qua một bên mà đi (Lc 10:29-31). Có thể ông đang lên Đền Thờ, ông không muốn chạm vào những xác chết ô uế. Với mục đích làm Cổng Phía Đông ra ô uế là một hành động rất xúc phạm mà người Hồi Giáo cư xử với Do Thái Giáo.
Hôm nay người Hồi Giáo chiếm phần quan trọng nhất là Đền Thờ Giêrusalem ngày xưa. Lại xây bít kín cổng thành phía Đông. Hiểu như thế ta mới thấy tâm trạng của người Do Thái là không thể có chung sống hòa bình ở vùng đất này.

_______________________ (trích Kẻ Đi Tìm)


Người Do Thái vì vậy muốn được chôn ở bên cửa Đông này để chờ ngày Thiên Chúa quang lâm. Nổi tiếng nhất là cánh đồng Giosaphát - valley of Josaphat. Các bác có thể lên google map và tìm Absalom’s Tomb hoặc Zecharias’ Tomb.
Toàn cảnh nhìn về thung lũng Kidron và thành Gierusalem.
https://live.staticflickr.com/65535/49758011621_fa0a830b78_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNWPj6)Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iNWPj6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Một góc nhìn từ bên núi Ôliu trước khi bước đến Dominus Flevit. Các bác thấy bên phải khung hình, ở chỗ cây hoa nở, là đền thờ Dominus Flevit.
https://live.staticflickr.com/65535/49758366707_2c96b02705_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNYCSg)núi Ôliu (https://flic.kr/p/2iNYCSg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
11-04-2020, 03:45 AM
Ở đền thờ Chúa Khóc - Dominus Flevit còn có trồng 2 cây gai.
Đây chính là loại cây mà người ta đã cắt cành và quấn lại làm mão gai và đội cho Chúa Giêsu.
Tất cả các cành của cây rất nhiều gai. Gai này nhọn và dài. Chưa bao giờ trong đời em thấy cây nào có gai khủng khiếp như thế này. Và cành cây rất dẻo. Rất khó mà có thể bẻ gẫy bằng tay được. Nếu được thì chắc cũng đã bị gai đâm rồi. Cây gai dài nhất khoảng bằng ngón cái.

Cha quen biết người trông coi vườn nên ông ta đã lấy kéo cắt một cành rồi cắt nhỏ ra và dành tặng cho anh chị em trong đoàn. Một món quà kỷ niệm tuyệt vời.
https://live.staticflickr.com/65535/49757489203_ff11d30ca7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNU91T)Dominus Flevit (https://flic.kr/p/2iNU91T) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Các mão gai này cũng được người ta sấy khô, quấn lại như mão gai Chúa đội và có bán ở Gierusalem. Nhưng gai nhỏ hơn nhiều. Có lẽ họ lấy từ những cây non.
https://live.staticflickr.com/65535/49758217261_359a5fb5c5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNXSrB)Mão gai Chúa Giêsu (https://flic.kr/p/2iNXSrB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
13-04-2020, 05:37 AM
Mừng CHÚA Phục Sinh
Happy Easter

Alleluia Alleluia

https://live.staticflickr.com/65535/49765997493_f68a47ca8e_b.jpg
(https://flic.kr/p/2iPDKex)
Happy Easter (https://flic.kr/p/2iPDKex) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trong niềm vui của Chúa Phục Sinh, chúc các bác và gia quyến một mùa Phục Sinh bình an và tràn đầy hy vọng.
Hẹn gặp các bác vài ngày nữa em sẽ tiếp tục với chuyến hành hương.

windypham
13-04-2020, 08:35 AM
Ở đền thờ Chúa Khóc - Dominus Flevit còn có trồng 2 cây gai.
Đây chính là loại cây mà người ta đã cắt cành và quấn lại làm mão gai và đội cho Chúa Giêsu.
Tất cả các cành của cây rất nhiều gai. Gai này nhọn và dài. Chưa bao giờ trong đời em thấy cây nào có gai khủng khiếp như thế này. Và cành cây rất dẻo. Rất khó mà có thể bẻ gẫy bằng tay được. Nếu được thì chắc cũng đã bị gai đâm rồi. Cây gai dài nhất khoảng bằng ngón cái.

....
Các mão gai này cũng được người ta sấy khô, quấn lại như mão gai Chúa đội và có bán ở Gierusalem. Nhưng gai nhỏ hơn nhiều. Có lẽ họ lấy từ những cây non.
https://live.staticflickr.com/65535/49758217261_359a5fb5c5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNXSrB)Mão gai Chúa Giêsu (https://flic.kr/p/2iNXSrB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Mừng Chúa Phục Sinh quang vinh - Ngài đã chết vì tội lỗi chúng ta, đã trỗi dậy , chiến thắng tử thần để không còn chết nữa.
Hôm trước em mới xem lại film "Jesus Nazareth -1977" do Robert Powell đóng vai Chúa Giê Su. Lúc quân dữ đội mão gai lên đầu người , chúng ấn mạnh vào tới đâu thì máu tuôn ra đến đó. Giờ nhìn thấy hình mão gai của bác Joseph.luong thật không tránh khỏi cảm xúc ...

BonVoyage
13-04-2020, 05:59 PM
Chúc tất cả các Bác đang theo dỏi top: HAPPY EASTER!! HAPPY QUARANTINE!!

Chúc Bác Joseph & Family mùa Phục Sinh bình an.

Góp tấm hình mừng Chúa phục sinh.


Tượng "Christ, The Redeemer" (Christ, Người Cứu Rổi?) trên đỉnh núi Corcovado ở thủ đô Rio De Janeiro, Brazil.


https://live.staticflickr.com/65535/49685438603_d5df4d7b79_o.jpg (https://flic.kr/p/2iGwRTa)IMG_5087 - Christ The Redeemer Statue At The Summit of Corcovado in Rio De Janeiro, Brazil (https://flic.kr/p/2iGwRTa) by Romeo (TM) (https://www.flickr.com/photos/146633376@N07/), on Flickr

joseph.luong
14-04-2020, 10:46 PM
@windypham: Mùa Chay và mùa Phục Sinh năm nay có lẽ là mùa đặc biệt nhất mà em không thể quên. Bắt đầu thứ Tư Lễ Tro ở Đất Thánh và rồi xem lễ Phục Sinh qua livestream. Đặc biệt khi nghe lại các đoạn Thánh Kinh về cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu thì giờ đây em có một cái nhìn rõ hơn.
Gởi bác cái link để bác có thể xem livestream từ Đất Thánh: https://cmc-terrasanta.org/en
Trong website còn có videos có thể xem 360 hoặc VR/3D ở Đất Thánh.


@BonVoyage: Cám ơn bác với lời chúc Phục Sinh và ảnh tượng Chúa Cứu Thế từ Brazil. Cũng thật tình cờ hôm qua em xem trên đài BBC họ có chiếu short clip về tượng Chúa được chiếu hình ảnh để cảm ơn các bác sĩ, y tá, frontline workers đang chống dịch. Mời bác xem:
https://www.bbc.co.uk/news/av/world-latin-america-52269205/coronavirus-christ-the-redeemer-statue-in-rio-illuminated-as-doctor

joseph.luong
16-04-2020, 08:02 PM
Đoàn rời đền thờ Dominus Flevit và đi xuống điểm cuối cùng chân núi Ôliu: vườn Giếtsimani.
https://live.staticflickr.com/65535/49776747773_d4094f50fa_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQAQVc)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQAQVc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Trong tiếng Hípri “Gethsemane” có nghĩa là “ép dầu”. Nơi đây khi xưa đã có những máy ép dầu từ trái ôliu. Đến ngày nay các trái ôliu vẫn được các thầy dòng Phanxicô ép thành dầu để dùng đốt đèn trong cung thánh. Còn hạt thì các thầy đan thành chuỗi hạt Mân Côi.

Tiếng Việt gọi là vườn Cây Dầu hoặc Giêtsimani, Giệtsimani, Ghếtsêmani.

Vườn Giêtsimani chia làm 2 nơi:

hang Giêtsimani - grotto of Gethsemane
nhà thờ Các Dân Tộc - church of All Nations

https://live.staticflickr.com/65535/49777378041_14e46dd534_z.jpg
Hai nơi rất gần. Cách nhau chỉ chừng vài chục mét.


Ta hãy đọc lại câu chuyện xảy ra nơi đây:


Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện.” Rồi Người đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức.” Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn.” Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ, liền nói với ông Phê-rô: “Si-mon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.” Người lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Các ông chẳng biết trả lời làm sao với Người. Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Thôi, đủ rồi. Giờ đã điểm. Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!” (Mc 14:32-42)

Đoàn đi vào hang Giêtsimani trước.
https://live.staticflickr.com/65535/49777604222_da80ecb853_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQFevy)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQFevy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
16-04-2020, 08:09 PM
Trước cửa hang Giêtsimani. Ở trên có tấm bảng viết 3 đoạn Kinh Thánh bằng tiếng Latin:

- Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.” Lc 22:39-40
- Bấy giờ Đức Giê-su đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện.” Mt 26:36
- Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ. Vậy, Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-sêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới. Đức Giê-su biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Ga 18:2-6
https://live.staticflickr.com/65535/49777598117_da4cebd9c9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQFcGi)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQFcGi) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nơi đây bây giờ là một nhà nguyện nhỏ. Có một bàn thờ để các đoàn hành hương có thể dâng. Ở dưới bàn thờ có 2 tượng thánh tông đồ diễn tả các ông đang ngủ khi Chúa đang trong cơn bồi hồi xao xuyến như Thánh Kinh diễn tả.
https://live.staticflickr.com/65535/49777588622_8e15c6dbdb_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQF9SA)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQF9SA) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49777257011_db0f5bd10c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQDsia)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQDsia) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49776713533_77f68bcbc4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQAEJR)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQAEJR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Các tấm trên hơi mờ vì cả ngày lội mưa ướt cả máy lẫn lens. Hơn 10 ngày thì chỉ có ngày hôm đó mưa dai từ sáng đến chiều. Một kỷ niệm cũng khó quên.

joseph.luong
16-04-2020, 09:00 PM
Sau đó đoàn đi về nhà thờ Các Dân Tộc. Ngay bên cạnh nhà thờ là một khu vườn ôliu. Những cây ôliu già cằn cỗi to lớn khiến khách hành hương phải chùn bước mà tưởng tượng cái đêm buồn rầu sầu khổ ấy của Chúa Giêsu. Tự hỏi "không biết có cây nào trong vườn này đã chứng kiến thời khắc kinh hoàng ấy?"
https://live.staticflickr.com/65535/49781037372_9ae5860806_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYQ4N)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYQ4N) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49780164968_5c113b5449_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQUmJm)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQUmJm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49777662617_e2e41647aa_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQFwSn)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQFwSn) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49777285676_ce65c62546_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQDAPo)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQDAPo) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Vườn hôm nay được các thầy dòng Phanxicô bao lại. Chỉ những lúc đặc biệt thì mới mở cửa cho nhóm hành hương mà thôi. Hoặc những ngày lễ lớn như trong tuần Thánh.

https://live.staticflickr.com/65535/49777238681_5e205da69a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQDmR8)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQDmR8) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49776698588_4a81a64b70_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQAAib)vườn Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQAAib) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49780688561_3970ca7102_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQX3nP)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQX3nP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
17-04-2020, 08:57 PM
Điểm quan trọng nhất ở nơi đây chính là phiến đá nguyên thủy nhô lên bên trong nhà thờ. Theo truyền thống thì đây chính là nơi Chúa Giêsu cầu nguyện 3 lần trước khi bị bắt.
Ta hãy nghe lại Tin Mừng theo Thánh Luca:


Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.”

Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.” Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.

Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền,46 Người liền nói với các ông: “Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ.” (Lc 22:39-46)

Trước đến giờ em cứ nghĩ Chúa đổ mồ hôi máu là cách viết văn chương diễn tả tâm trạng hãi hùng xao xuyến. Nhưng sau này đọc lại Thánh Kinh và phần chú giải thì mới biết đây là một tình trạng có thật. Tra nhanh wiki: "mồ hôi máu (hematidrosis) là tình trạng rất hiếm gặp xảy ra ở người khi đang trong trạng thái tâm thần, cảm xúc và căng thẳng thể lý một cách cực độ, ví dụ như đang đối diện với cái chết, làm họ tiết ra mồ hôi máu."

Nơi đây Chúa Giêsu đã đổ mồ hôi máu.
https://live.staticflickr.com/65535/49780986312_febe11f4f5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYyTs)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYyTs) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49780121718_c35e25e4f4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQU8SE)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQU8SE) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Vì vậy, nhà thờ Các Dân Tộc còn được gọi là Basilica of Agony - Vương Cung Thánh Đường Thống khổ, hay VCTĐ Hấp Hối.
Chân bàn thờ được làm theo hình chén thánh, như Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22:42)

https://live.staticflickr.com/65535/49780204488_281ee81106_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQUytJ)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQUytJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
17-04-2020, 09:58 PM
Nhà thờ thiết kế với khung cảnh tối, ảm đạm. 12 mái vòm màu xanh đậm với những nhánh ôliu và các vì sao lấp lánh thể hiện khung cảnh bầu trời đêm khi Chúa Giêsu cầu nguyện nơi đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49781059572_924682bb72_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYWEy)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYWEy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nơi cung thánh là bức mosaic lớn mô tả câu chuyện Chúa đang cầu nguyện đổ mồ hôi máu - Christ in Agony.
https://live.staticflickr.com/65535/49780759086_28e785926d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQXpkL)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQXpkL) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49781066767_be68b4fb5d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYYNB)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYYNB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bên tường nhà thờ cũng có 2 bức mosaic mô tả câu chuyện Chúa bị Giuđa phản bội và bị bắt:


Người còn đang nói, thì Giu-đa, một người trong nhóm Mười Hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế và kỳ mục trong dân sai đến. Kẻ nộp Người đã cho họ một dấu hiệu, hắn dặn rằng: “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!” Ngay lúc đó, Giu-đa tiến lại gần Đức Giê-su và nói: “Ráp-bi, xin chào Thầy!”, rồi hôn Người. (Mt 26:47-49)
kiss of Judas - nụ hôn của Giuđa
https://live.staticflickr.com/65535/49780187573_6dd9863b11_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQUts6)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQUts6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đức Giê-su biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. (Ga 18:4-6)
Ego Sum - I am - Chính tôi đây
https://live.staticflickr.com/65535/49780182763_f1a95da1d8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQUs2a)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQUs2a) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

__________

Mời các bác đọc một đoạn suy niệm Cha viết khi ở nơi này:

Từ Bêtania lên đỉnh núi là đền thờ Kinh Lạy Cha, Pater Noster. Đứng trên đây ta nhìn về phía Tây, Giêrusalem ở ngay trước mặt, khoảng ba cây số. Đi về hướng Giêrusalem, xuống một cây số là đền thờ Dominus Flevit, Chúa khóc thương Giêrusalem. Đi xuống thêm một đoạn nữa là đền thờ Mađalenna. Từ đền thờ này xuống chân núi là vườn Giếtsimani. Đến vườn Giếtsimani, chỉ cần hai mươi phúc đi bộ, qua thung lũng Kidron là cổng thành Giêrusalem rồi.

Bước vào đền thờ Giếtsimani, tôi bâng khuâng hỏi: Nơi này Thiên Chúa đã thật sự quỳ cầu nguyện sao? Tôi không thể hình dung nổi, trên mặt đất, nơi tôi đang đứng, Chúa đã cầu nguyện và buồn sầu. Một đêm không giống những đêm khác. Một đêm kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Tôi khó hình dung được, nơi này Thiên Chúa đổ mồ hôi như những giọt máu. Tôi đang đứng trên một vùng đất vô cùng lịch sử.


Đức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Giếtsimani. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện.” Rồi Người đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến (Mc 14:32-33)

Nơi đây Thiên Chúa hãi hùng và xao xuyến. Con người làm gì mà Thiên Chúa phải hãi hùng và xao xuyến? Con người có quyền năng như thế sao? Hay Thiên Chúa hãi hùng và xao xuyến vì không thể tưởng tượng nổi con người dám hành động kinh hoàng đến thế? Cái hãi hùng và xao xuyến của Chúa nói với con người điều gì?

Khách hành hương từng nhóm, cũng vào đền thờ như tôi. Nhiều người quỳ cúi mặt sát đất, hôn trên tảng đá trước bàn thờ. Tôi vẫn không tưởng tượng được nơi này Thiên Chúa quỳ như con người, tâm thần xao xuyến và buồn như con người. Tại sao một Thiên Chúa quyền năng lại để con người hành hạ như thế? Tại sao Thiên Chúa lại để con người xét tội? Thiên Chúa khổ đâu như một con người sao.

Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được”. (Mc 14:34)

Theo lịch sử, đền thờ đầu tiên được xây năm 379-395. Vương cung thánh đường hiện nay xây năm 1919-1924, do các tu sĩ Phanxicô quản nhiệm. Xét về trang trí bên trong, đây là đền thờ toàn thể vòm trần là mosaic, gồm mười hai vòm tròn, tượng trưng cho mười hai tông đồ. Ít ánh sáng, mục đích để tạo một khung cảnh u buồn. Có góc tường được giữ nguyên bằng đá núi. Đặc biệt nhất là trước bàn thờ. Trong gian cung thánh, trước bàn thờ là một phiến đá núi tự nhiên. Khi xây đền thờ, họ để phiến đá này lộ ra tự nhiên từ mặt đất. Chung quanh phiến đá được trang trí bằng một hàng rào cao khoảng hai gang tay, hình vương miện mạo gai. Trên hàng rào là hình chén lễ với hai chim bồ câu chầu bên chén thánh.

Lạy Chúa, con đến đây từ xa xôi,
Hai nghìn năm trước Chúa nói:

Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối (Mc 14:38).
Con hiểu điều này trong thân phận của con.
Hai nghìn năm trước những gốc ôliu đã chứng kiến câu chuyện này:

Ông Simôn Phêrô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mancô. Đức Giêsu nói với ông Phêrô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” (Ga 18:10).
Lạy Chúa, con đang đứng trong khu vườn mà câu chuyện trên đã xảy ra.
Có gươm.
Có toan tính.
Có tâm thần xao xuyến.
Có ngủ vùi yếu đuối.
Có chạy trốn.
Có dũng cảm bước đi.
Có mồ hôi và máu.
Câu chuyện bi thương là Phêrô tưởng mình cứu Thầy. Ai ngờ chính Thầy lại cứu trò. Chúng con hôm nay cũng lại vẫn mọt não trạng ấy thôi.
Chúng con hay nói: “Hãy nỗ lực xây dựng Nước Chúa cho Chúa được vinh quang!”
Như vậy, không có chúng con thì Chúa không ving quang sao?
Như vậy, những người khác tôn giáo với chúng con không làm cho Chúa vinh quang sao?
Chúng con phải hiểu như thế nào về vinh quang Nước Chúa và cách xây dựng?
Chúng con cần hiểu đúng trong ngôn ngữ trưởng thành. Chúng con không thể nói người này, kẻ kia là “không có đạo”. Tất cả đề có “ĐẠO”. Họ chỉ khác tôn giáo thôi. Chúa đã chẳng từng nói đến ngày chết: “Từ phương đông, phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó phải khóc lóc”, (Mt 8:11-12) đó sao.

Bao lần vì não trạng “làm cho Chúa được vinh quang” mà chúng con làm người khác hiểu sai về Chúa trong những cách hành xử cạnh tranh nhau.
Chúng con hay suy nghĩ là phải bảo vệ Giáo Hội.
Chúng con có những thanh gươm.
Chúng con tưởng là mình có sứ mạng phải sửa sai Giáo Hội điều này, sửa sai người kia.
Cứ nhìn các tông đồ, rồi họ chạy hết. Đó là những ảo tưởng sứ mạng tiên tri.
Chúng con hay nói với nhau là: “Hãy ca tụng Chúa để Danh Chúa được sáng.”
Chúng con đâu biết rằng ca tụng Chúa là chúng con bớt đi tối tăm chứ chúng con có thêm gì ánh sáng cho Chúa đâu.
Phêrô nghĩ rằng bảo vệ Chúa để Chúa được sống. Ông rút gươm.
Phải chăng xách theo gươm là che giấu sự yếu đuối của mình, mình muốn sống?
Trong cách rút gươm của ông đã tố cáo cái vụng về của ông. Ông không chém được ai sáng giá cả, chỉ chém được người đầy tớ. Sao không chém những người có gươm giáo? Người đầy tớ thì chém làm gì. Phúc Âm cũng nói rõ, ông chém đứt tai (Ga 18:10). Sao không chém vào cổ mà chỉ chém đứt cái tai? Ôi! Sao quá vụng về.
Xin Chúa thương xót để con tựa vào Chúa.
Xin Chúa thánh hóa để con biết mình vụng về.
Xin Chúa uốn lòng để con khiêm tốn trong tiếng gọi tông đồ.

__________ trích Kẻ Đi Tìm

joseph.luong
18-04-2020, 09:18 PM
Nhà thờ Các Dân Tộc - Church of All Nations có cái tên này là vì những đóng góp của nhiều quốc gia khi xây dựng nhà thờ:
12 vòm trần nhà là đóng góp của 12 quốc gia gồm Argentina, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Anh, Pháp, Đức, Ý, Mexico, Tây Ban Nha, và Mỹ. Ở tấm hình em post vòm trần nhà có hình cờ Pháp là vậy.

3 bức tranh mosaic em post: bức Christ in Agony - từ Hungary, bức kiss of Judas - Ái Nhĩ Lan, và bức Ego Sum - Ba Lan.

Hàng song sắt chung quanh phiến đá như Cha có kể ở trên là đóng góp của Úc. Vì nhà thờ quá tối, mọi người đều luôn phiên đến thờ kính tấm đá (trong đó có em) nên em đã quên chụp.

Nhà thờ thiết kế cũng bởi kts lừng danh Barluzzi. Bên ngoài rất to lớn.
Lens 28mm chẳng thấm vào đâu. Cũng may đang đợi xe bus đến nên em có thời gian chụp vài tấm để ghép pano.

Góc nhìn từ vườn Giêtsimani.
https://live.staticflickr.com/65535/49780665576_4ee5ac2787_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQWVxw)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQWVxw) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nhìn từ cổng trước. 4 bức tượng trên 4 cột trụ là 4 Thánh sử Tin Mừng: Mattheo, Máccô, Luca và Gioan. Bên trên là một bức mosaic ánh vàng rất lớn.
https://live.staticflickr.com/65535/49780147468_2bf029b1e2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQUgwC)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQUgwC) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49780172018_720d271faa_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQUoPU)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQUoPU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49781004492_289671b61e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYEhU)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYEhU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49781044697_13e67d8522_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYSf6)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYSf6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
18-04-2020, 11:42 PM
Mọi người tụ họp ở ngay trước cửa vườn Giêtsimani để lên xe đến điểm kế tiếp. Từ đây nhìn sang cửa Đông rất gần.
https://live.staticflickr.com/65535/49781030257_07746cef48_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYMX8)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYMX8) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49781027782_5d4a849869_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQYMds)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQYMds) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49780144008_485f7c93ee_b.jpg (https://flic.kr/p/2iQUfuY)Giêtsimani (https://flic.kr/p/2iQUfuY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đoàn sẽ qua bên kia thung lũng Kidron, tức là bắt đầu tiến gần về thành cổ Giêrusalem.
Từ nơi xuống xe bus nhìn qua bên kia là núi Ôliu với cánh đồng Giôsaphát mà người Do Thái chôn kẻ chết để chờ ngày vị Cứu Tinh quang lâm. Nếu zoom lại gần các bác sẽ thấy ở giữa phần trái của khung hình là nhà thờ Dominus Flevit.
https://live.staticflickr.com/65535/49788887386_6de27c58ca_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRF4AS)Overlooking Mt Olive (https://flic.kr/p/2iRF4AS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
18-04-2020, 11:50 PM
Điểm kế đến là nhà thờ Đức Mẹ Ngủ - Dormition Abbey.
Đạo Công Giáo có 4 tín điều - dogmas về Đức Mẹ:
- Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa
- Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh
- Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
- Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời
Nhà thờ này liên quan đến tín điều 4. Ai cũng tin rằng Đức Mẹ được diễm phúc là được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên thiên đàng. Theo truyền thống thì Đức Mẹ đã an giấc tại nơi này.
Theo một truyền thống nữa là các tông đồ đã an táng Đức Mẹ nhưng lúc đó ông Thánh Tôma không có mặt. Khi về đến nơi, vì yêu quý Đức Mẹ, nên xin được vào mộ mà viếng Đức Mẹ lần cuối. Nhưng khi vào mộ thì thấy mộ trống không như việc Chúa Phục Sinh. Ngôi mộ ấy hiện nay nằm ngay bên cạnh vườn Giêtsimani và do Chính Thống Giáo trông coi.
Nơi nhà thờ Đức Mẹ ngủ này là núi Sion - mount Zion, là điểm cao nhất của Giêrusalem thời xưa. Theo truyền thống Kitô giáo tuyên xưng Đức Mẹ là nữ tử Sion, là nữ tử được tuyển chọn của Israel thì thật ý nghĩa khi có một nhà thờ tôn kính Đức Mẹ được xây ngay nơi đây.

https://live.staticflickr.com/65535/49789228187_21e8a4fb84_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGNUK)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGNUK) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nhà thờ đầu tiên được xây vào triều đại hoàng đế Constantine thế kỷ 5. Tên nhà thờ này là Hagia Sion - Holy Zion. Nhưng bi san bằng vào năm 614. Đến thời Thập Tự Chinh, một nhà thờ lớn hơn được xây lên với tên gọi Santa Maria in Monte Sion - Our Lday of Mount Zion - Đức Mẹ núi Sion. Nhưng rồi cũng bị phá nát vào năm 1187.
Mãi đến 1898 thì mảnh đất này được vua Thổ Abdul Hamid II tặng cho vua Đức Wilhelm II. Vua Wilhelm II đã tặng lại cho Giáo Hội và một ngôi vương cung thánh đường đã được xây lên vào năm 1910. Hiện nay do các thầy dòng Biển Đức - Benedictine cai quản.

https://live.staticflickr.com/65535/49789204787_8d28c52d28_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGFXi)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGFXi) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49789235122_1fc4eb1be4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGQYj)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGQYj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nhà thờ có 2 tầng. Bên trên là cung thánh với bàn thờ để dâng lễ.
https://live.staticflickr.com/65535/49788270508_654b607c58_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRBUe3)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRBUe3) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
Bên dưới bức tranh ở cung thánh là câu Thánh Kinh tiếng Latin: "Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen." (Is 7:14)

Vài hình ảnh chụp tầng trên.
https://live.staticflickr.com/65535/49789237946_c2c96cdfe8_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGRP1)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGRP1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

mosaic Thánh Gioan Tẩy Giả
https://live.staticflickr.com/65535/49788943881_38f2ba173c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRFmoV)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRFmoV) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

mosaic sàn nhà
https://live.staticflickr.com/65535/49788594683_f6e7bc4032_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRDyAg)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRDyAg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Tầng trên nhà thờ cũng có những bức mosaic khác nữa nhưng vì em dành hầu hết những thời gian ở dưới hầm nên khi lên trên thì đã gần hết giờ. Hơn nữa lúc đó có một nhóm hành hương nói tiếng Hàn đang ở trên đó. Không biết rõ họ từ Hàn Quốc hay quốc gia nào nên em cũng hạn chế giữ khoảng cách và không ở lại quá lâu. Dịch lúc đó mới phát ra ở Hàn Quốc. Em sẽ kể thêm ở phần cuối ngày mục sau.

joseph.luong
20-04-2020, 12:10 AM
Cuối nhà thờ có 2 cầu thang xoắn dẫn xuống tầng hầm.
Lúc này dưới đây cũng có một nhóm người Phi. Họ vây quanh lại nơi tâm điểm của nơi này cầu nguyện và hát ca. Đến phiên đoàn Việt Nam mình thì cũng như vậy. Cả nhóm cùng đọc kinh và hát những bài ca về Mẹ. Lúc này hầu như không có đoàn nào khác nên mọi người có thêm thời gian ở dưới đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49788183333_ed10f6606b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRBsj2)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRBsj2) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Ở giữa nơi đây là một bức tượng Đức Mẹ làm bằng gỗ và ngà, mô tả Đức Mẹ đang an giấc. Bức tượng được đặt cao trên một phiến đá cẩm thạch và mọi người có thể đứng chung quanh mà chiêm ngắm và tôn kính Đức Mẹ.
https://live.staticflickr.com/65535/49789481482_aa0695f35b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRJ7cU)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRJ7cU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49788867796_b9f7cab8d6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iREXM7)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iREXM7) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trên vòm trần nơi Đức Mẹ ngủ là một bức mosaic với Chúa Giêsu ở trung tâm.
https://live.staticflickr.com/65535/49788418458_dc71c65483_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRCEcU)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRCEcU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49789112471_cb741df66e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGdvD)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGdvD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
20-04-2020, 12:13 AM
Bao quanh là 6 phụ nữ từ Thánh Kinh Cựu Ước:
Evà (sách Sáng Thế), Miriam (sách Xuất Hành), Giaên - Yael (sách Thẩm Phán/Thủ Lãnh), Rút -Ruth (sách Bà Rút), Étte - Esther (sách Ét-te), Giuđitha - Judith (sách Giu-đi-tha)
https://live.staticflickr.com/65535/49788958431_293bb17f84_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRFqHM)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRFqHM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Chung quanh tầng hầm có những bàn thờ nhỏ với những tranh tượng nghệ thuật về Chúa, Mẹ Maria và các Thánh.
https://live.staticflickr.com/65535/49789222877_d470ae64c7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGMkc)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGMkc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49788296158_f3331d6463_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRC2Rh)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRC2Rh) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49788728176_bea1a41912_b.jpg (https://flic.kr/p/2iREfgS)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iREfgS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49788736796_4825702322_b.jpg (https://flic.kr/p/2iREhQu)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iREhQu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49789115642_b63e3206e4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGesj)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGesj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49789105957_b132f88158_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRGbzk)Dormition Abbey (https://flic.kr/p/2iRGbzk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
20-04-2020, 10:09 PM
Sau khi viếng đền thờ Đức Mẹ Ngủ, đoàn đến điểm kế tiếp nằm ngay sát bên đền thờ: Phòng Bữa Tiệc Ly - Room of the Last Supper.
https://live.staticflickr.com/65535/49793054586_bda597601b_c.jpg


Phòng Bữa Tiệc Ly - Room of the Last Supper còn có những tên gọi: Coenaculum, Cenacle và Upper Room.
https://live.staticflickr.com/65535/49792130433_18bb861edb_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRXFDt)Upper Room (https://flic.kr/p/2iRXFDt) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Về lịch sử nơi đây thì căn phòng nguyên thủy đã không còn. Khảo cổ đã tìm được những vết tích còn sót lại của một ngôi nhà thờ lẫn nguyện đường Do Thái từ thế kỷ 1 của cộng đồng Do Thái-Kitô giáo ở Giêrusalem. Vào thời sơ khai thì không có nhà thờ như bây giờ. Các tông đồ là người Do Thái và đã giảng dạy cho dân Do Thái. Những cộng đồng tin vào Chúa thời bấy giờ dùng nguyện đường Do Thái của họ làm nơi thờ phượng Thiên Chúa. Và qua vết tích khảo cổ thì rất có thể đây là ngôi nhà thờ Kitô Giáo đầu tiên.

Đến thời Byzantine thì nơi đây được xây thành đại thánh đường (trong đó có nhà thờ Đức Mẹ Ngủ ngày nay). Sau đó thời Thập Tự Chinh thì họ đã xây một ngôi thánh đường lớn hơn và đã xây lại căn phòng Bữa Tiệc Ly này. Căn phòng này trở thành một phần của ngôi thánh đường.
Đến thế kỷ 16, quân Thổ chiếm đóng và họ sửa lại căn phòng này thành một ngôi đền thờ Hồi Giáo và dùng tôn kính ngôn sứ David. Theo truyền thống từ Byzantine thì bên dưới là mộ của vua David. Tuy nhiên khảo cổ ngày nay cùng với Thánh Kinh Cựu Ước cho thấy David không phải chôn ở nơi đây.

Vì qua bao thay đổi căn phòng hiện nay không còn giống như nguyên thủy. Tuy vậy, khi đến đây, được ở cùng một không gian mà xưa Chúa đã thiết lập các bí tích và dùng bữa tiệc ly cuối cùng trước cuộc tử nạn, nơi mà Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thì lại khiến cho em cảm giác gần gũi hơn khi đọc lại những đoạn Thánh Kinh. Tuy trống vắng những vật thể bên ngoài nhưng điều đó sẽ khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn với con mắt đức tin.
https://live.staticflickr.com/65535/49792148438_8b138c010b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iRXLZU)Upper Room (https://flic.kr/p/2iRXLZU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Theo tấm hình bên trên: tường bên phải của khung hình có một cây ôliu bằng đồng ghi nhớ đến chuyến công du lịch sử tháng 1 năm 1964 khi Giáo Hoàng Paul VI gặp gỡ Thượng Phụ Athenagoras thành Constantinopolis. Lần đầu tiên kể từ cuộc đại ly giáo năm 1054 Giáo Hoàng Công Giáo gặp gỡ Thượng Phụ thành Constantinopolis. Một sự hiệp nhất đã bắt đầu từ đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49792710596_ac98531eda_b.jpg (https://flic.kr/p/2iS1E7h)Upper Room (https://flic.kr/p/2iS1E7h) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đối diện bên kia bức tường, hiển nhiên nhất là một cái hộc lớn được chạm trổ tinh hoa. Đó chính là mihrab (em không biết tiếng Việt gọi là gì). Mỗi đền thờ Hồi Giáo đều có một mihrab dùng để đánh dấu hướng của Mecca. Các tín hữu Hồi Giáo có thể hướng về thánh địa Mecca mà cầu nguyện.
Bên cạnh hai bên là hai tấm kính màu với những chữ Ả Rập.
https://live.staticflickr.com/65535/49792132233_1e6cb8467d_c.jpg (https://flic.kr/p/2iRXGbv)Upper Room (https://flic.kr/p/2iRXGbv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49792697591_cd9b55775a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iS1Af4)Upper Room (https://flic.kr/p/2iS1Af4) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Như tên gọi của căn phòng, đây là nơi mà Chúa Giêsu và các môn đệ ăn bữa tiệc cuối cùng trước khi cuộc khổ nạn của Chúa.
Chính nơi đây Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể - sacrament of Holy Eucharist và bí tích Truyền Chức Thánh - sacrament of Holy Order.
Ta hãy đọc lại câu chuyện ấy qua Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc 22:7-20):


Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua. Đức Giê-su sai ông Phê-rô với ông Gio-an đi và dặn: “Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua.” Hai ông hỏi: “Thầy muốn chúng con dọn ở đâu?” Người bảo họ: “Này, khi vào thành, các anh sẽ gặp một người mang vò nước. Cứ đi theo người đó, người đó vào nhà nào, thì các anh vào thưa với chủ nhà: “Thầy nhắn ông: Căn phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một căn phòng rộng rãi trên lầu, đã được trang bị: các anh hãy dọn ở đó.” Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua.

Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.”

Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến.”


Đức Giê-su lập phép Thánh Thể (Mt 26,26-28; Mc 14,22-24; 1 Cr 11,23-25)

Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.”


Theo truyền thống, sau khi Phục Sinh Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ cũng ở căn phòng Bữa Tiệc Ly, và Chúa đã thiết lập bí tích Giải Tội/Hòa Giải - sacrament of Penance/Reconciliation. Hôm qua Chúa Nhật thứ 2 Phục Sinh đã đọc bài Tin Mừng này:



Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ (Mt 28,16-20; Mc 16,14-18; Lc 24,36-49)

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.(Ga 20: 19-31)

Sách Công Vụ Tông Đồ cũng có nhắc đến Upper Room:

" Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê, An-rê, Phi-líp-phê, Tô-ma, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn thuộc nhóm Quá Khích, và Giu-đa con ông Gia-cô-bê." (Cv 1:13)

Khi Chúa Thánh Thần hiện xuống cũng ở nơi đây:

"Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho." (Cv 2:1-4)

Nhân hôm qua lễ Chúa Nhật có bài Tin Mừng kể về câu chuyện ông Thomas làm em nhớ đến bức mosaic quý ở trên tường của nhà thờ Hang Đá Giáng Sinh mà đã xem thấy ở Bêlem. Em xin post lại tấm đó.
https://live.staticflickr.com/65535/49745404653_d9b926b3af_b.jpg (https://flic.kr/p/2iMQcGz)Nhà thờ Giáng Sinh (https://flic.kr/p/2iMQcGz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau khi rời Upper Room, đoàn đi đến địa điểm cuối cùng trong ngày: St. Peter in Gallicantu - nơi Phêrô chối Chúa.

joseph.luong
21-04-2020, 09:19 PM
Sau bữa tiệc ly, Chúa Giêsu và các môn đệ đến vườn Giêtsimani. Nơi đó Chúa Giêsu đã đổ mồ hôi máu và bị bắt. Họ trói Chúa và đưa đến dinh thượng tế Caipha - Caiaphas, là người đứng đầu Thượng Hội Đồng của Do Thái:


"Họ bắt Đức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó." (Mt 26:57)

https://live.staticflickr.com/65535/49801217308_d7c517491e_z.jpg

Dinh thượng tế Caipha cùng Upper Room hiện nay nằm ngoài tường thành Giêrusalem. Tường thành này qua bao thăng trầm lịch sử đã thay đổi mấy lượt. Vào thời Chúa Giêsu thì nơi đây vẫn nằm trong thành Giêrusalem.
Bản đồ này em chụp lại và khoanh thêm ba điểm để dễ hình dung hơn.
https://live.staticflickr.com/65535/49801777221_f7a6c28d6e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSP8ip)Tường thành Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iSP8ip) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đất dinh thượng tế Caipha ngày nay là một ngôi nhà thờ lớn do các thầy dòng Assumptionist cai quản. Và cũng như bao ngôi thờ ở Đất Thánh, nhà thờ này được xây trên tàn tích của các nhà thờ xưa từ thời Thập Tự Chinh thế kỷ 12 và Byzantine thế kỷ 5.
Khảo cổ khai quật nơi đây ngoài di tích đền thờ cổ còn tìm thấy dấu vết của một hồ chứa nước, cối xay lúa, kho lẫm chứa thóc, nơi ở của những người hầu..vv. Các vết tích cột đá cho thấy dinh thự này rất lớn và phải là một người có địa vị và rất giàu có. Họ còn tìm được đầy đủ một bộ cân và đong mà các tư tế dùng cho Đền Thờ. Ngoài ra họ còn tìm được một cái door lintel - lanh tô cửa với chữ "Korban" theo tiếng Hipri. “Korban” nghĩa là hy lễ toàn thiêu.

Nhà thờ mang tên St. Peter in Gallicantu. Gallicantu là tiếng Latin, nghĩa là gà gáy. Nơi đây Phêrô đã chối Chúa 3 lần trước khi gà gáy.

https://live.staticflickr.com/65535/49797397498_27159e3a51_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSqFmW)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSqFmW) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49797387623_44c55d60d1_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSqCqF)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSqCqF) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49797394643_3c1b23976c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSqEvH)DSC02964 (https://flic.kr/p/2iSqEvH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau bữa tiệc ly, trên đường đến vườn Giêtsimani, Chúa Giêsu đã tiên báo việc ông Phêrô sẽ chối Người:


Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu. Bấy giờ Đức Giê-su nói với các ông: “Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác. Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em.” Ông Phê-rô liền thưa: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã.” Đức Giê-su bảo ông: “Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” Ông Phê-rô lại nói: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy.” Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy. (Mt 26:30-35)

joseph.luong
21-04-2020, 09:32 PM
Phêrô quả quyết là sẽ không chối Thầy của mình. Nhưng sau khi Chúa Giêsu bị bắt và giải đến dinh thượng tế Caipha thì Phêrô đã chối Chúa ba lần:

Họ bắt Đức Giê-su, rồi điệu đến thượng tế Cai-pha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó. Ông Phê-rô theo Người xa xa, đến tận dinh thượng tế. Ông vào bên trong ngồi với bọn thuộc hạ, xem kết cuộc ra sao. Lúc đó ông Phê-rô đang ngồi ngoài sân. Một người đầy tớ gái đến bên ông và nói: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông Giê-su, người Ga-li-lê đó chứ gì?” Ông liền chối trước mặt mọi người mà nói: “Tôi không biết cô nói gì!” Ông đi ra đến cổng, thì một người tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó: “Bác này cũng đã ở với ông Giê-su người Na-da-rét đấy.” Nhưng ông Phê-rô lại thề mà chối: “Tôi không biết người ấy.” Một lát sau, những người đứng đó xích lại gần ông Phê-rô mà nói: “Đúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay.” Bấy giờ ông Phê-rô liền thề độc mà quả quyết rằng: “Tôi thề là không biết người ấy.” Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phê-rô sực nhớ lời Đức Giê-su đã nói: “Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần.” Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết. (Mt 26: 57-58, 69-75)

https://live.staticflickr.com/65535/49798289107_11eda5fb37_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSvfpv)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSvfpv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49797380878_0c0194778a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSqAqo)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSqAqo) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
___________________________

Mời các bác đọc một bài suy niệm:

Nơi này, Chúa nhìn Phêrô, và Phêrô đã òa lên khóc. Nơi này, hai nghìn năm trước xảy ra những bước chân: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với cái ông người Nadarét, ông Giêsu đó chứ gì!” Ông liền chối: “Tôi chẳng biết, chẳng hiểu cô muốn nói gì!” Rồi ông bỏ đi ra phía tiền sảnh (Mc 14:67-68).
Phêrô bỏ chỗ đó đi ra tiền sảnh. Ra tiền sảnh nghĩa là đi ra phía cổng...xa thêm chỗ Chúa đang bị giam rồi! Xét về không gian thì đi ra tiền sảnh là đi xa chỗ Chúa đang bị trói thêm mấy mươi mét nữa. Nó là hình ảnh biểu tượng cho sự xa cách thiêng liêng, là tôi xa Chúa trong tâm hồn nữa rồi. Mới vao được qua cổng, bây giờ lại bỏ cổng đi ra. Ôi! Thân phận của con người. Tâm trạng Phêrô xưa cũng là tâm trạng con người hôm nay thôi. Bao lần con về gần Chúa một chút, rồi lại đi ra. Bao lần con đến nhà thờ, chẳng được bao lâu rồi lại bỏ nhà thờ đi. Bao lần con xưng tội, rồi bụi bặm lại che lấm linh hồn. Bao lần con tập yêu thương rồi lại cay nghiệt. Bao lần con muốn bao dung, rồi lại nặng trĩu cõi lòng...

GALLICANTU: TIẾNG GÀ GÁY
Bấy giờ có tiếng gà gáy. Người tớ gái thấy ông, lại bắt đầu nói với những người đứng đó: “Bác này cũng thuộc bọn chúng đấy.” Nhưng ông Phêrô lại chối (Mc 14:68-70).
Tiếng gà nào đã gáy đêm đó?
Gáy đêm hay đêm về sáng?
Về sáng hay chưa hết đêm nhưng gà vẫn gáy?
Tiếng gáy cố gắng gượng dậy một tâm hồn. Nhưng tiếng gáy trôi dạt trong đêm hoang vu. Bởi cõi lòng con người đang thiết ánh sáng.
Hỡi tiếng gà đêm hoang vu. Ta như người hành hương muốn nghe tiếng gà gáy trong đem lạnh lòng đó.

“Đúng là bác thuộc bọn chúng, vì bác cũng là người Galilê!” Nhưng ông Phê-rô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: “Tôi thề là không biết người các ông nói đó!” (Mc 14:70-71).
Thốt lên những lời độc địa mà thề. Ôi! Tiếng gà gáy. Người đã nghe tiếng thề độc địa đêm đó át tiếng ngươi gáy. Ta phải thốt lên những lời độc địa. Lời độc địa để cứu mình. Ngay cả vợ chồng hôm nay, họ phải tìm lời nào độc địa nhất để đổ lỗi cho người để biện hộ cho mình. Anh em cùng dòng họ cũng thế, họ phải dùng lời nào độc địa nhất để giành phần gia tài. Nhiều luật sư cũng vậy, họ phải dùng lời nào độc địa nhất để thêu dệt tội lỗi cho đối phương, khách hàng của họ. Từ gia đình đến quốc gia. Từ đạo đến đời. Từ tôn giáo, tiếng lời độc địa hai nghìn năm trước, hôm nay, vẫn ở trong tâm hồn chúng tôi.

Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Giêsu đã nói với mình: “Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần” (Mc 14:72)
Đêm đó gà ngủ không yên giấc sao mà phải gáy đêm?
Hay trời chưa sáng đã phải gáy để kéo lòng người cho bớt bóng đêm?

CÁI NHÌN CỦA CHÚA
Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết (Lc 22:61).
Lạy Chúa, gà gáy, nhưng Phêrô vẫn lạnh lòng.
Điều tinh tế con phải nhìn trong lời Phúc Âm này không phải gà gáy làm ông khóc mà là cái nhìn của Chúa. Ông không khóc vì tiếng gà. Ông khóc thảm thiết vì cái nhìn của Chúa.

Chúa chưa nhìn con hay sao mà con không thể khóc?
Hay con không khóc vì con chỉ để ý nghe tiếng gà gáy?
Nếu Chúa nhìn mà Phêrô không nhìn thì cũng chẳng gặp.
Như thế tiếng khóc của Phêrô cũng là do ông nhìn Chúa.
Cái nhìn của Phêrô là nhận cái nhìn của Chúa.
Chắc là con thiếu cái nhìn này nên con thiếu tiếng khóc. Con phải hiểu cái nhìn của Chúa mà Luca trình thuật là cái nhìn trong cõi lòng của cả hai người.

Con phải biết linh hồn một người có khả năng khóc lên hạnh phúc được là được Chúa nhìn chứ không phải tiếng gáy của một loại gà nào đó. Tiếng gáy chỉ là mốc thời gian như cánh lá rơi nhắc nhở con người cuối đời của một tàn thu. Cánh lá không làm nên mùa thu. Tiếng gáy chỉ là khoảng khắc như ráng chiều báo hiệu hoàng hôn đang xuống. Ráng màu không có khả năng đưa mặt trời xuống thành hoàng hôn. Chính cái nhìn của Chúa mới cho con lòng xót thương và ân sủng.

Xin cho con đi tìm cái nhìn của Chúa bằng cách đến để Chúa nhìn.
Nếu con cứ lẩn trốn, sao Chúa nhìn thấy con.
Nếu con cứ lẩn trốn. Sao con nhìn thấy Chúa.
Tiếng gà trong đêm. Đêm thường làm con người lẫn lộn.

Con rất cần Chúa nhắc nhở và thánh hóa:
- Vì tiếng gà gáy trong đêm Phêrô, mà con có thể phung phí thời gian đi tìm tiếng gà.
- Vì tiếng gà gáy trong đêm Phêrô, mà con có thể lầm lẫn bảo người khác chờ đợi tiếng gà mình gáy.
Cái bi thương của tiếng gà là nó có thể tưởng tiếng gáy của nó làm mặt trời mọc.
Cái thiệt thòi đáng thương là ngủ vùi đánh mất mặt trời vì đợi tiếng gà.

Tiếng gà hôm nay mang quá nhiều mầu sắc. Nó là công trình. Nó là tài hùng biện. Nó là sắc đẹp. Nó là sứ mạng. Nó là tài tổ chức. Thương tâm là có những tiếng gáy lạc sai thời gian. Tiếng gay chẳng báo hiệu gì, nó lạc điệu buồn tẻ.

Con cần những nhận định tỉnh thức. Bất cứ trường hợp nào con cũng phải biết rõ và luôn luôn lặp lại:
- Chính cái nhìn của Chúa cho Phêrô tiếng khóc chứ không phải tiếng gà gáy.

Con xin Chúa ban cho con hai điều:
- Một là đừng để con lầm tưởng tiếng gà làm Phêrô khóc rồi nỗ lực làm tiếng gà.
- Hai là đừng để con tìm tiếng gà gáy nơi thế lực nào cả. Chẳng thế lực nào cứu được con ngoài cái nhìn xót thương của Chúa.

_________________ trích Kẻ Đi Tìm

Văn Khoa
22-04-2020, 11:50 AM
Hay quá! Với nhiều kiến thức về đạo và Thánh Kinh, bác Joseph.luong đã kể chuyện có lớp lang, lồng với hình ảnh đầy đủ dẫn chứng từng nơi làm em đọc không sót một chữ. Nếu bác làm một ebook cho những ai không có cơ hội hành hương như bác thì họ sẽ thích lắm.

joseph.luong
23-04-2020, 12:47 AM
Cám ơn bác Văn Khoa. Sách tiếng Việt về Đất Thánh hiện nay khi ra tiệm sách Công Giáo em thấy rất ít. Em nghĩ sách hay nhất là Kẻ Đi Tìm, ngoài những đề tài hay còn có những tấm hình Cha chụp rất đẹp. Ấn bản mới là in trên giấy bóng, hình màu. Cha chụp hình cũng đẹp mà viết thì khỏi chê nên em thấy nếu em làm ebook chắc hơi dư :-)
Có thể em viết theo dạng complement Kẻ Đi Tìm. Nhưng đó là trong tương lai nếu em có nhiều thời gian, hoặc nói theo kiểu Công Giáo là "nếu đó là ý Chúa".

joseph.luong
23-04-2020, 09:00 PM
Qua câu chuyện Phêrô chối Chúa thì người ta cứ hay nghĩ rằng Phêrô hèn nhát, sợ chết. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người sẽ làm như Phêrô?
Em nghĩ sẽ chẳng có ai trong chúng ta làm như Phêrô. Không phải vì can đảm hơn, nhưng bởi vì mọi người sẽ như 10 vị tông đồ kia đã bỏ chạy từ khi Chúa bị bắt ở vườn Giêtsimani hết rồi.

Phêrô can đảm nhất. Nếu Phêrô không lẻn vào thì đâu phạm tội trối Chúa. Bị phát hiện và chối, nhưng rồi vẫn ở lại. Tại sao không bỏ đi nếu mình bị phát hiện?
Qua tâm tình trên, mời các bác đọc một đoản khúc:
_____

Phêrô đang ở dưới sân, một người đầy tớ gái của thượng tế đi tới; thấy ông ngồi sưởi, cô ta nhìn ông chòng chọc mà nói:
- Cả bác nữa, bác cũng ở với cái ông người Nadarét, ông Giêsu đó chứ gì!
Ông liền chối:
- Tôi chẳng biết, chẳng hay cô muốn nói chi!
* * *
Chối lần thứ nhất:
Nhìn kỹ đoạn văn trên, ta thấy những chi tiết sau:
Một - Chỉ có một, không phải hai.
Ðứa tớ - Ðầy tớ, không phải người địa vị.
Gái - Tớ gái, không phải trai.
Như vậy, kẻ Phêrô gặp mặt tối đó là người mang địa vị thấp nhất trong xã hội bấy giờ. Chỉ một đứa, lại là đứa đầy tớ, mà lại là tớ gái! Thế mà Phêrô hoảng sợ. Làm sao lại có thể sợ hãi trước một người không quyền hành, không địa vị gì như thế? Chỉ là một tớ gái!
Cung cách của Phêrô chối nữa, ông chối bằng ngôn ngữ rất đặc biệt:
Tôi chẳng hay chẳng biết chị muốn nói chi!
Chợt nghe câu đó, người nghe xem ra như ông đâu có chối. Ông chối rất nhẹ nhàng. Ông làm bộ như không rõ chuyện gì. Ngôn ngữ hôm nay, người ta bảo là kiểu nói đánh trống lảng.

Chối lần thứ hai:
Tin Mừng kể tiếp:
Rôì ông bỏ đi ra phía tiền đường. Bấy giờ có tiếng gà gáy. Người tớ gái thấy ông, lại bắt đầu nói với những người đứng đó:
- Bác này cũng thuộc bọn chúng đấy.
Ông Phêrô lại chối.
Qua đoạn văn trên, người đọc thấy sau khi chối lần thứ nhất xong, ông không còn ngồi chỗ đó nữa. Ông đi ra phía ngoài cổng. Như vậy, đối với khoảng cách trong không gian là ông xa Chúa thêm một khúc đường rồi. Chối lần thứ nhất ông còn ở giữa sân, còn gần Chúa. Bây giờ bỏ đi ra ngoài. Cái xa cách không gian ấy diễn tả một khoảng xa hơn trong tâm hồn. Nó là một khoảng tội nặng hơn.
Lúc nãy ông chỉ đối diện với một đứa tớ gái thôi. Bây giờ đứa tớ gái nói với "những người có mặt". Như thế, ông đối diện với nhiều người. Chối Chúa lúc nãy trước mặt một người, tội nhẹ hơn trước mặt nhiều người chứ. Hai lần chối không mang mức độ giống nhau. Lần này xa hơn, nặng hơn. Ông chối Chúa công khai hơn.

Chối lần thứ ba:
Lần thứ ba này Tin Mừng Máccô cho biết những chi tiết cuộc chối bằng ngôn ngữ rất tinh vi, rất chính xác. Chính xác trong chi tiết để diễn đạt cái tang thương của Phêrô. Tin Mừng kể:
Một lát sau những người đứng đó lại nói với ông:
- Ðúng là bác thuộc bọn chúng, vì bác cũng là người Galilê!
Nhưng ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa mà thề:
- Tôi thề là không hề biết người các ông nói đó. (Mc 14:70-71).

Ở đây có bốn điểm chú ý, người đọc cần ghi nhận trong lần chối thứ ba này:
1. Không phải là một người tố cáo nữa mà là "những người có mặt" đều tố cáo. Một người tố cáo, ít nguy hiểm hơn nhiều người.
2. Tố cáo này xác đáng vì đi vào chi tiết lịch sử của Phêrô, họ nhận ra giọng nói của ông là người Galilê, họ biết rõ gốc gác, còn chối vào đâu?
3. Vì hai lý do trên, lần này Phêrô không chối nhẹ nhàng như lần đầu, ông lấy lời "độc địa mà thề".
4. Câu ông thề là: "Tôi không hề biết con người đó là ai".

Như thế, ông quyết liệt công khai chối bỏ liên hệ với Ðức Kitô để cứu lấy mạng sống. Bây giờ ông không cần biết con người ấy là ai nữa. Ông chỉ biết làm sao thoát thân trong lúc này.
Xét trong ba lần chối, người đọc thấy rõ tiến triển của ba lần khác nhau. Mỗi lần nặng thêm chứ không phải ba lần giống nhau. Ba lần chối như ba nấc thang của một con dốc xuống vực sâu. Mỗi lần là một bực sa xuống sâu hơn, sâu hơn nữa.
Giờ đây nhìn lại đời Phêrô, ta thấy thảm cảnh bi đát của thân phận một con người. Con người này làm được gì? Cả đời ông toàn là lỗi lầm. Cứ mỗi lúc ông lại lỗi nặng hơn. Lầm lỗi ngay khi theo Chúa ba năm trước ở biển hồ Galilê cho đến ba năm sau, giây phút sau cùng trước khi Chúa chết vẫn cứ lầm lỗi.

* * *

Bi kịch trên là thảm cảnh não nề cho đời Phêrô. Bi kịch ấy cũng là thảm cảnh não nề cho Ðức Kitô, một Rabbi mà có một môn đệ kém như thế. Nhưng đàng sau bi kịch này, đâu là mối dây liên hệ của hai người? Ta hãy tìm hiểu.
Chắc chắn Phêrô thương Thầy. Sau khi Chúa bị bắt, các môn đệ khác bỏ chạy. Phêrô cũng thế, nhưng không chạy xa. Không biết Thầy mình ra sao, ông trở lại, lẻn vào dinh thượng tế nghe ngóng. Nếu ông bỏ Ðức Kitô chạy xa thì đâu xảy ra nông nỗi này. Tội nghiệp cho ông vì ông thương Chúa.
Chiều sâu phía bên kia lỗi phạm của Phêrô vẫn có tình thương. Nói về tình thương sâu kín này, ta hãy ngoảnh lại nhìn một chút về chuyện Phêrô bị mắng lần thứ hai xem sao. Lần đó, Chúa mắng Phêrô "ngu tối". Giả sử hôm đó Phêrô lặng im đừng hỏi thì đâu bị mắng. Lời xin của Phêrô: "Thưa Thầy xin giải thích dụ ngôn đó cho chúng con" đã đưa Phêrọ vào tròng. Lời xin ấy nói rằng Phêrô chậm hiểu. Vì lời xin đó, ông bị mắng. Ðàng sau lời xin, cho ta thấy chiều sâu trong trái tim, ông quý lời của Chúa. Không hiểu, ông hỏi chứ không im lặng bỏ qua. Có thể vài môn đệ khác cũng không hiểu. Nhưng đối với Phêrô, ông quý lời của Chúa. Ông không để lời đó trôi đi. Bằng chứng khi có người bỏ Chúa, Chúa hỏi các môn đệ có bỏ Chúa không. Phêrô là người thưa trước tiên: "Thưa Thầy, bỏ Thầy con biết theo ai, Thầy có Lời ban sự sống" (Ga 6:68). Ta thấy tội nghiệp Phêrô. Ông có yếu đuối, lỗi phạm nhưng luôn có trái tim.
Ðối với Chúa, Chúa phải mang cái bi thảm của một môn đệ chậm hiểu, kém tin, hành động lung tung. Nhưng Chúa không bỏ môn đệ này.trong yếu đuối, người môn đệ này có một tâm hồn.
Phêrô chối Ðức Kitô vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu. Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường trốn. Nhưng trước yếu đuối ấy Phêrô đã khóc. Nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông òa khóc nức nở.
Ðời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mạnh, giữa trọn vẹn và dang đở, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Ðời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại, có lên cao gặp vực sâu.
Theo sát lời tường thuật của Phúc Âm, ông lầm lỗi và bị mắng nhiều quá. Tuy nhiên, có điều trong trái tim ông, Chúa có một chỗ đặc biệt. Trong tất cả trăn trở ấy, tim ông có một ước mơ. Cho dù yếu đuối, ông vẫn có một ước mơ. Cho dù chơi vơi giữa dòng nước, ông vẫn có một ước mơ. Ông thương Thầy mình.
Ðức Kitô không đếm chân ông đã bước được những bước thánh thiện nào. Ngài cũng không chối từ vì ông đã bước sai bao nhiêu bước. Ngài chỉ nhìn vào ước mơ trong trái tim ông. Và ở ước mơ đó, Thầy trò họ gặp nhau.

* * *

Lạy Chúa, Chúa không lầm khi chọn người môn sinh yếu đuối.
Chúa không sa thải lúc người môn sinh lỗi phạm.
Chúa lấy kiên nhẫn dẫn đi.
Chúa là Thầy dạy lấy tình thương chịu đựng.
Chúa nhận thập giá về phía mình để người môn sinh được nâng lên cao.
Chúa không lầm khi gọi Phêrô.
Lúc nào trong tim con có mơ ước theo Chúa, Chúa sẽ không nhìn đến yếu đuối của con, chỉ nhìn vào ước mơ ấy trong tim con thôi.
______________ trích "CÔ ĐƠN và SỰ TỰ DO", đoản khúc 65 PHÊRÔ CHỐI THẦY.


https://live.staticflickr.com/65535/49798057091_be0a53871a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSu4re)DSC03042 (https://flic.kr/p/2iSu4re) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
Ảnh trên là một tấm mosaic lớn ở trên tường ngoài của nhà thờ diễn tả Chúa Giêsu tay cầm chìa khóa với Phêrô. Ở dưới là hàng chữ tiếng Pháp: "Je te donnerai les clefs" là câu Phúc Âm theo thánh Matthew 16:19 - "Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa"
Lý do câu này viết bằng tiếng Pháp vì các Cha dòng Assumptionist là người Pháp.

Câu 19 đầy đủ là như vầy:
"Je te donnerai les clefs du royaume des cieux: ce que tu lieras sur la terre sera lié dans les cieux, et ce que tu délieras sur la terre sera délié dans les cieux."

"I will give you the keys to the kingdom of heaven.* Whatever you bind on earth shall be bound in heaven; and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.”

"Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”

Nếu các bác xem lá cờ Vatican và huy hiệu các Đức Giáo Hoàng thì cũng có 2 chiếc chìa khóa bắt chéo nhau là từ đoạn Thánh Kinh này. Hoặc một trong những biểu tượng hay thấy khi người ta tạc tượng hay vẽ về Thánh Phêrô là trên tay cầm chìa khóa.

https://live.staticflickr.com/65535/49798062036_83775196a0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSu5Uu)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSu5Uu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
23-04-2020, 09:48 PM
Câu chuyện Phêrô chối Chúa 3 lần chúng ta vừa biết rồi. Còn câu chuyện về Chúa Giêsu thì sao?
Ở đây có 2 nơi quan trọng mà khách hành hương cần đến.

Thánh Kinh có ghi: "Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Đức Giêsu, để xử tử Người. Sau đó, họ cho trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô." (Mt 27:1-2)
Họ bắt Chúa Giêsu vào khuya và sáng hôm sau mới quyết định nộp cho quân Roma. Như vậy Chúa Giêsu đã bị giam ở đây suốt đêm.

Khi khai quật nơi đây, người ta đã tìm thấy một gian phòng nhỏ. Đặc biệt là ở trên trần có một lỗ tròn đút lọt vừa một người qua. Điều đó cho thấy đây là một ngục giam. Thông thường tội phạm sẽ bị trói và thòng xuống qua lỗ ở trên trần nhà phòng giam. Và người ta phát hiện chung quanh tường và lỗ tròn trên trần có khắc những hình thánh giá từ thời Byzantine.
Theo truyền thống, nơi đây Chúa Giêsu đã bị giam giữ qua đêm trước khi bị đưa sang cho tổng trấn Philatô vào sáng sớm.
Nơi đây gọi là Sacred pit - em tạm dịch là ngục Thánh.
https://live.staticflickr.com/65535/49809801181_9b2691891a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTwfxx)Sacred pit - ngục Thánh (https://flic.kr/p/2iTwfxx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49809247183_b35c3ab145_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTtpRR)Sacred pit - ngục Thánh (https://flic.kr/p/2iTtpRR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đoàn cùng bước xuống ngục tối. Nơi đây Chúa đã bị bắt trói, thả xuống và giam qua đêm. Mọi người tìm về khoảnh khắc đêm Chúa bị phản bội, bị bắt, chế diễu và đánh….

https://live.staticflickr.com/65535/49797430498_4a8794549e_b.jpg
(https://flic.kr/p/2iSqRaU)DSC03016 (https://flic.kr/p/2iSqRaU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Họ điệu Đức Giê-su đến vị thượng tế. Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư tề tựu đông đủ. Ông Phê-rô theo Người xa xa, vào tận bên trong dinh thượng tế, và ngồi sưởi bên đống lửa với đám thuộc hạ.

Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: “Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!” Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau.

Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Đức Giê-su: “Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?” Nhưng Đức Giê-su vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người: “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” Đức Giê-su trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến.” Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: “Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?” Tất cả đều kết án Người đáng chết.

Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: “Hãy nói tiên tri đi!” Và đám thuộc hạ tát Người túi bụi. (Mc 14:53-65)

joseph.luong
23-04-2020, 09:50 PM
Đây là vài tấm hình em chụp vội lúc trước và sau khi xuống nơi giam Chúa.
https://live.staticflickr.com/65535/49798383922_99dfac44ba_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSvJAf)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSvJAf) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49797975016_a75a58b950_b.jpg (https://flic.kr/p/2iStD39)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iStD39) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

lỗ tròn trần nhìn từ bên trên
https://live.staticflickr.com/65535/49798274947_b3c9f566d2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSvbcn)DSC03026 (https://flic.kr/p/2iSvbcn) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

góc nhìn từ dưới ngục.
https://live.staticflickr.com/65535/49798324891_997533e567_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSvr3t)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSvr3t) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
24-04-2020, 09:45 PM
Thánh tích thứ 2 nằm ở bên ngoài nhà thờ.
Vào năm 1897 người ta khai quật lên được một quãng bậc đá khoảng chừng trăm mét hơn. Con đường này đã có từ thời Chúa Giêsu và là con đường dẫn từ nơi núi Sion (tức khu nhà Bữa Tiệc Ly) và xuống thung lũng dưới đến thành cổ David (city of David) và đi về hướng núi Ôliu.

Em post lại tấm bản đồ để các bác xem. Con đường đá đó là những gạch màu đen bên cạnh dinh Caiphas em khoanh tròn màu đỏ. Từ con đường này sẽ dẫn xuống thung lũng Tyropoeon và đến thành David. Nếu đi tiếp đến cửa Fountain thì sẽ ra khỏi thành và xuống thung lũng Kidron. Đi đêm một chút là đến chân núi Ôliu.
https://live.staticflickr.com/65535/49801777221_f7a6c28d6e_c.jpg (https://flic.kr/p/2iSP8ip)Tường thành Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iSP8ip) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nơi đây Chúa Giêsu chắc chắn đã đi qua ít nhất 2 lần:
- Sau khi Chúa Giêsu ăn bữa tiệc ly thì Ngài cùng các môn đệ đã đi đến vườn Giêtsimani ở chân núi Ôliu. Chúa phải đi qua con đường này.
- Sau khi bị bắt trói ở vườn Giêtsimani và đưa về dinh Caipha ngay đây, thì Chúa cũng phải đi qua con đường này lần nữa.
Những bậc thang này ngày nay gọi là Holy Stairs - Bậc thang Thánh
https://live.staticflickr.com/65535/49797569963_281b296cb0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSryCt)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSryCt) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49798224691_fee0fb4739_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSuVfT)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSuVfT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cầu nguyện xong thì cũng đã về chiều. Vì phải đợi một nhóm hành hương khác cầu nguyện ở ngục giam Chúa Giêsu nên rốt cuộc không còn thời giờ để tham quan nhà thờ bên trên. Em chỉ có chụp vội vài ba tấm bên trong và bên ngoài trong lúc đi về.

https://live.staticflickr.com/65535/49813596641_f4cdb594d4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTRGNv)St. Peter in Gallicantu (https://flic.kr/p/2iTRGNv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49798256502_7d40de0563_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSv5Hm)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSv5Hm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bên trong nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49797954306_928524c589_b.jpg (https://flic.kr/p/2iStwT5)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iStwT5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49798656047_55566eb55e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSx8u4)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSx8u4) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
24-04-2020, 10:25 PM
Ở gần cổng ngoài của nhà thờ Gallicantu còn có một nơi du khách có thể đứng trông hết toàn cảnh núi Ôliu và thung lũng Kidron.

https://live.staticflickr.com/65535/49813189258_ca1946aa24_c.jpg (https://flic.kr/p/2iTPBGE)St. Peter in Gallicantu (https://flic.kr/p/2iTPBGE) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Tấm panorama em chụp ở nơi đó.
https://live.staticflickr.com/65535/49798242232_30bb682b20_b.jpg (https://flic.kr/p/2iSv1tj)St Peter Galllicantu (https://flic.kr/p/2iSv1tj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr
Từ bên phải tấm hình các bác có thể thấy được tường thành Gierusalem và đền thờ Dome Rock vàng. Như em có nói lúc trước là tường thành Giêrusalem thay đổi mấy lượt. Đến bây giờ thì nhà thờ Gallicantu cùng Upper Room đã nằm ngoài tường thành.
Bên kia là núi Ôliu và cánh đồng Giosaphát, nơi người Do Thái chôn cất để chờ Thiên Chúa quang lâm và tiến vào cửa Đông.
Gần bên phải khung hình có một ngọn đồi nhỏ với nhiều hàng cây xanh. Đó chính là ngọn đồi "Gương mù gương xấu". Đó là nơi vua Solomon đã xây đền thờ cho các bà vợ khi về già.

vua có bảy trăm bà vợ chính thức và ba trăm cung phi. Và các bà ấy làm cho lòng vua ra hư hỏng. Quả vậy, khi vua Sa-lô-môn về già, các bà vợ của vua đã làm cho lòng vua ngả theo các thần ngoại; lòng vua không còn chung thủy với ĐỨC CHÚA Thiên Chúa của vua, như lòng phụ vương Đa-vít nữa. Vua Sa-lô-môn đi theo nữ thần Át-tô-rét của dân Xi-đôn, theo thần Min-côm ghê tởm của dân Am-mon. Như thế, vua Sa-lô-môn làm điều dữ trái mắt ĐỨC CHÚA, chứ không theo ĐỨC CHÚA trọn vẹn như phụ vương Đa-vít. Bấy giờ vua Sa-lô-môn xây trên núi đối diện với Giê-ru-sa-lem một nơi cao cho thần Cơ-mốt ghê tởm của dân Mô-áp, cho thần Mô-léc ghê tởm của con cái Am-mon. Vua làm như thế với tất cả các bà vợ ngoại đạo của vua; họ đốt hương và sát tế kính các thần của họ. (1 V 11:3-8)

Nếu quay sang bên phải nữa thì sẽ thấy một ngôi nhà thờ trắng. Theo truyền thống thì đây là nơi Judas đã treo cổ.
https://live.staticflickr.com/65535/49814085702_4cbbe02e67_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTUdbA)Hakeldama (https://flic.kr/p/2iTUdbA) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đoàn trở về Bêlem ngủ thêm một đêm nữa trước khi nghỉ 3 đêm cuối ở thành Giêrusalem.
Như các bác đã biết khi tin tức một nhóm Nam Hàn sau khi từ Do Thái về đã nhiễm virus thì cả Do Thái và Palestine đều bất an.
Trước khi ăn sáng ngày hành hương núi Ôliu thì em đọc sơ qua tin tức mới biết câu chuyện này. Lúc này Do Thái đã cấm nhập cảnh với những ai đã từng đến TQ, Hàn Quốc và cả Nhật Bản. Họ đã chặn lại 2 chuyến bay từ Hàn Quốc vừa mới đáp phi trường Tel Aviv và bắt họ phải quay đầu trở về. Ngoài ra cũng có 2 nhóm Hàn Quốc khác đã được tập trung vào một trại lính. Em không rõ nguyên nhân. Chỉ đoán có thể là vì họ sẽ đợi ở đó để sau đó ra thẳng phi trường và bay về nước.

Bêlem thuộc về Palestine. Hôm trước cảnh sát Palestine đã vào các hotel và xem có nhóm nào đến từ nước Châu Á hay không. Họ cũng không cho hotel nhận thêm những khách từ các nước như Hàn Quốc. Đoàn Việt Nam mình hôm đó khi vào nhà thờ Giáng Sinh lúc chiều cũng đã bị dừng lại, kiểm tra passport và bắt phải trở về hotel.

Trên đường từ nhà thờ Gallicantu về Bêlem thì Cha cho biết là Palestine đã từ chối một đoàn người Phi vào Bêlem. Chỉ còn lại 1 đêm nghỉ nữa thôi là rời Bêlem rồi mà lỡ chiều về không cho vào thì không biết tính sao.
Rất may là khi qua trạm gác vào được Bêlem mà không ai hỏi han gì. Em cũng thở phào nhẹ nhõm. Và cũng với tình cảnh đó mà em đã cầu nguyện và đánh liều sang hang đá Giáng Sinh sáng sớm hôm sau để có thể viếng hang đá Giáng Sinh lần cuối cũng như xem nhà thờ bên trên như thế nào. Em đã kể chuyện này ở mục trước.
Từ nhà thờ Giáng Sinh về em cùng đoàn ăn sáng. Sau đó check out, chất hành lý vào xe bus và rời Bêlem. Có chút bồi hồi xúc động. Không biết trong đời có còn được đến đây lần nào nữa không?

windypham
25-04-2020, 06:42 PM
Mạn phép bác joseph.luong em xin post 1 số đoạn video từ bộ film "Jesus Nazareth 1977" mà em tự làm phụ đề và có liên quan đến chuyến hành hương về miền đất Thánh của bác.
Thứ nhất là câu chuyện Chúa kêu gọi các môn đệ đầu tiên ở Capernaum , hồ Galille: Andre, Phillip, Gioan , Giacobe và đặc biệt là Simon tức Phê Rô.

https://www.youtube.com/watch?v=ZewHF7ieqhc

windypham
25-04-2020, 06:44 PM
Tiếp theo là Chúa Giê Su giảng về Tám mối phúc thật hay còn gọi là Bài giảng trên núi và Kinh Lạy Cha.

https://www.youtube.com/watch?v=weI9EuH40UI

windypham
25-04-2020, 06:46 PM
Và thêm nữa là một trong những câu chuyện dụ ngôn mà em thích nhất trong Tân Ước đó là:
Dụ ngôn - Người con hoang đàng hay Người Cha nhân hậu.
Chúa Giê Su kể câu chuyện Người con hoang đàng. Thiên Chúa như người cha nhân hậu , còn 2 nhân vật : người em hoang đàng phá của thì Chúa Giê Su muốn nói đến Thánh Matthews -người thu thuế và người anh cả ganh tị là Chúa ám chỉ Thánh Phê Rô , người xem như luôn ở cùng Chúa.

https://www.youtube.com/watch?v=WLbkDt-BPv4

khanhjin
25-04-2020, 11:16 PM
Mạn phép bác joseph.luong em xin post 1 số đoạn video từ bộ film "Jesus Nazareth 1977" mà em tự làm phụ đề và có liên quan đến chuyến hành hương về miền đất Thánh của bác.
Thứ nhất là câu chuyện Chúa kêu gọi các môn đệ đầu tiên ở Capernaum , hồ Galille: Andre, Phillip, Gioan , Giacobe và đặc biệt là Simon tức Phê Rô.

https://www.youtube.com/watch?v=ZewHF7ieqhc

Đoạn này là đánh bắt nhiều cá trong mấy trang trước có nói đây ạ ?

joseph.luong
25-04-2020, 11:22 PM
Cám ơn bác windypham đã bỏ công dịch, làm phụ đề và up lên. Đây là lần đầu em mới biết có chương trình TV series "Jesus Nazareth" 1977 này.
Em thì rất ít khi xem các phim được chuyển thể từ sách, đặc biệt là từ Thánh Kinh. Vì khi quay lên phim thì có nhiều tình cảnh cần phải thêm vào, hoặc chỉnh sửa ít nhiều cho phù hợp. Nhất là phần tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật trong phim thì khó có thể nào diễn tả theo lối viết văn trong truyện. Ít nhiều cũng mất đi cái "original" mà tác giả muốn trình bày qua sách.
Chỉ những sách nào lười đọc quá thì xem phim cho nhanh :)


Clip khi Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên em thấy cũng khá thú vị, nhất là cảnh quay cuối nhìn giống như ở Galilê thật vậy.

joseph.luong
25-04-2020, 11:41 PM
Đoạn này là đánh bắt nhiều cá trong mấy trang trước có nói đây ạ ?

@bác khanhjin: Câu chuyện Thánh Kinh với mẻ cá kinh hoàng em có post ở trang 5. Đó là câu chuyện sau khi Chúa Phục Sinh và hiện ra với các tông đồ ở hồ Galilê. Còn câu chuyện trong clip bác windypham là khi lúc Chúa bắt đầu kêu gọi các môn đệ cũng tại hồ Galilê. Đây là câu chuyện đó:

Giảng xong, Người bảo ông Si-môn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Si-môn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.

Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người. (Lc 5:4-11)

joseph.luong
25-04-2020, 11:53 PM
Ngày hôm nay đoàn sẽ nhắm hướng Đông mà thẳng tiến. Băng qua sa mạc Judea đến tận biên giới Jordan.
https://live.staticflickr.com/65535/49817972982_c4bfafa0f2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iUf8JE)Jericho (https://flic.kr/p/2iUf8JE) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đầu xuân nên vùng đất Israel cây cối trở bông rất đẹp. Tuy là đất sa mạc nhưng vì hứng nhiều mưa vào mùa này nên trên đường đi vẫn thấy cây cỏ hoa dại xanh tươi. Đến khoảng cuối tháng 3 là bắt đầu dần dần ngả sang màu vàng khô cằn của sa mạc.
https://live.staticflickr.com/65535/49817280116_a449060406_b.jpg (https://flic.kr/p/2iUbzLG)Qaser el Yahud (https://flic.kr/p/2iUbzLG) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49817593452_ba59813835_b.jpg (https://flic.kr/p/2iUdbV3)Qaser el Yahud (https://flic.kr/p/2iUdbV3) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Israel mới thành lập năm 1948, và không nhiều đất màu mỡ nhưng ngành nông nghiệp của họ đã thuộc hàng đầu thế giới. Đây là vườn chà là - dates. Các trái trồng ở đây ăn ngon và to. Chuối ở đây ngon dẻo chứ không bở như chuối bán ở Canada. Nhưng em thích nhất là trái lựu. Trái rất to và nhiều nước. Dân chúng họ chỉ cần mua cái máy ép tay, cắt đôi trái lựu, ép 2 lần là có một ly nước lựu ngọt thơm. Đi mệt chỉ cần một ly này là tỉnh cả người.
https://live.staticflickr.com/65535/49816742588_89460aefa0_b.jpg (https://flic.kr/p/2iU8PYY)Qaser el Yahud (https://flic.kr/p/2iU8PYY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Địa điểm đầu tiên là Qasr el Yahud.

Qaser el Yahud chỉ mới được chính phủ Do Thái mở cửa chừng vài năm nay mà thôi. Đây là khu quân sự. Từ năm 1968, sau cuộc chiến Sáu Ngày thì Israel đã cho đặt mìn khắp vùng đất này. Các nhà thờ chung quanh phải bỏ hoang. Các năm gần đây chính phủ Do Thái mới bắt đầu từ từ gỡ mìn ở khu vực và các nhà thờ.
Đến tháng 6 năm ngoái thì nhà thờ cuối cùng của Romania, xây từ 1920, mới được gỡ hết các bẫy mìn bên trong và ngoài nhà thờ.
Tổng cộng hơn 6500 trái mìn đã được hủy từ khi bắt đầu chiến dịch tháo mìn. Nghe nói hiện nay họ mới vừa dọn sạch vùng quân sự này.
Chắc cũng sẽ rất nhanh khi các Kitô hữu sẽ trở về xây lại các ngôi nhà thờ. Trên đường vào em cũng đã thấy một vài nhà thờ bỏ hoang. Vì đây vẫn là khu quân sự nên em không tiện đưa máy lên chụp.

Khi vùng đất Do Thái này đầy mìn thì có 2 nơi các du khách hành hương có thể đến. Một là Yardenit ở Galilê, nơi tượng trưng do Giáo Hội Tin Lành lập ra. Hai là đến từ phía lãnh thổ Jordan. Các vị Giáo Hoàng lúc trước cũng đã đến nơi này từ phía Jordan. Từ đó Jordan cũng cho phép mở thêm các nhà thờ Kitô giáo bên lãnh thổ của họ. Có lẽ cũng vì lý do này mà Do Thái bắt đầu đồng ý mở khu quân sự này.
https://live.staticflickr.com/65535/49816737893_d5297ab34b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iU8NA2)Qaser al Yahud (https://flic.kr/p/2iU8NA2) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
26-04-2020, 12:11 AM
Có 4 câu chuyện trong Thánh Kinh liên quan đến nơi này:
* Từ thời Cựu Ước đây là nơi mà ông Giôsuê - Josua thay ông Moses đã dẫn dân Israel vào Đất Hứa sau 40 năm lang thang trong sa mạc:


Khi dân rời lều để qua sông Gio-đan, thì các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước dẫn đầu dân. Bấy giờ là mùa gặt; sông Gio-đan tràn ra hai bên bờ suốt mọi ngày. Lúc những người khiêng Hòm Bia vừa đến sông Gio-đan, và chân các tư tế khiêng Hòm Bia vừa nhúng vào nước ở ven bờ, thì nước mạn ngược chảy xuống dừng lại, dựng đứng thành một khối duy nhất trong một khoảng rất dài, ở A-đam là thành ở cạnh Xác-than; còn nước chảy xuống biển A-ra-va, tức là Biển Muối, thì bị chặn hẳn lại, và dân đã qua sông, đối diện với Giê-ri-khô. Các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA đứng yên tại chỗ, nơi đất khô cạn giữa lòng sông Gio-đan, trong khi toàn thể Ít-ra-en qua sông trên đất khô cạn, cho đến khi toàn dân đã qua hết.(Gs 3:14-17)

đối diện với Giê-ri-khô: các bác xem lại bản đồ em post mục trên sẽ thấy Jericho.

* Truyền thống cũng cho rằng ngôn sứ Êlia đã lên trời ở nơi đây. Êlia nếu các bác nhớ chính là người đã thách thức thần Baan ở trên núi Carmel.


Năm mươi anh em ngôn sứ cũng đi, đứng ở đằng xa, phía trước hai ông, còn hai ông thì đứng bên bờ sông Gio-đan. Ông Ê-li-a lấy áo choàng của mình, cuộn lại mà đập xuống nước. Nước rẽ ra hai bên. Hai ông đã đi qua ráo chân. Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Ê-li-a lên trời trong cơn gió lốc. (2 V2:7-8, 11)

* Chuyện tướng Naaman là người ngoại tộc nhưng cũng đã được chữa lành:


Ông Na-a-man, tướng chỉ huy quân đội của vua A-ram, là người có thần thế và uy tín trước mặt chúa thượng của ông, vì ĐỨC CHÚA đã dùng ông mà ban chiến thắng cho A-ram. Nhưng ông lại mắc bệnh phung hủi. Ông Ê-li-sa sai sứ giả ra nói với ông: “Ông hãy đi tắm bảy lần trong sông Gio-đan. Da thịt ông sẽ trở lại như trước, và ông sẽ được sạch.” Ông Na-a-man nổi giận bỏ đi và nói: “Ta cứ nghĩ bụng là thế nào ông ấy cũng đích thân đi ra, rồi đứng mà cầu khẩn danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ông ta. Ông ta sẽ quơ tay lên đúng chỗ phung hủi mà chữa khỏi. Nước các sông A-va-na và Pác-pa ở Đa-mát chẳng tốt hơn tất cả nước sông ở Ít-ra-en sao? Ta lại không thể tắm ở các sông ấy để được sạch hay sao?” Ông quay lưng lại và tức tối ra đi. Bấy giờ, các tôi tớ của ông đến gần và nói: “Cha ơi, giả như ngôn sứ bảo cha làm một điều gì khó, chẳng lẽ cha lại không làm? Phương chi ngôn sứ chỉ nói: Ông hãy đi tắm, thì sẽ được sạch!” Vậy ông xuống dìm mình bảy lần trong sông Gio-đan, theo lời người của Thiên Chúa. Da thịt ông lại trở nên như da thịt một trẻ nhỏ. Ông đã được sạch. (2V 5:1,10-14)


* Đến thời Chúa Giêsu thì chính Ngài đã chịu bí tích Thánh Tẩy - sacrament of Baptism ở nơi đây:


Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa:

Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.

Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần.”

Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” (Mc 1:1-11)

Liên hệ với câu chuyện dân Do Thái sau 40 năm lang thang trong sa mạc nay đã qua sông và vào Đất Hứa thì Chúa Giêsu cũng đã đến đây để bắt đầu sứ vụ rao giảng Nước Trời và để dẫn dân ra khỏi bóng tối mà vào ánh sáng.

https://live.staticflickr.com/65535/49817578837_e4a4a8d32a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iUd7z4)Qaser al Yahud (https://flic.kr/p/2iUd7z4) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
26-04-2020, 12:26 AM
https://live.staticflickr.com/65535/49817562432_0404b6f530_b.jpg (https://flic.kr/p/2iUd2Gd)Qaser al Yahud (https://flic.kr/p/2iUd2Gd) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Sau khi được Cha hướng dẫn cầu nguyện, mọi người tiến về sông Giođan mà hòa mình vào thời khắc Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Em thì bỏ giày vớ, xắn quần lên và lội xuống dòng nước Giođan này.
Đầu xuân vẫn còn đang mùa mưa nên nước sông Giođan dâng cao. Họ phải lập barrier để ngăn không cho du khách bước ra quá xa.
Đường dây với phao nổi ở giữa sông là biên giới Do Thái và Jordan.
https://live.staticflickr.com/65535/49816734943_0ddf6e6604_b.jpg (https://flic.kr/p/2iU8MHa)Qaser al Yahud (https://flic.kr/p/2iU8MHa) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là tấm em lấy từ wikimedia. Cho thấy khi nước rút vào mùa khô. So với tấm em chụp bên trên thì tháng 2 nước dâng cao lên đến bờ thành.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3d/Baptism_site_-_structure_of_Palestine_at_Jordan_River.jpg/2560px-Baptism_site_-_structure_of_Palestine_at_Jordan_River.jpg


Em thì bỏ giày vớ, xắn quần lên và lội xuống dòng nước Giođan này. Nơi ngăn lại thì mực nước chỉ hơn mắt cá độ chừng 1 gang tay.
Bên kia phất phới cờ Jordan.
https://live.staticflickr.com/65535/49817286546_6e358be2f3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iUbBFy)Qaser al Yahud (https://flic.kr/p/2iUbBFy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
28-04-2020, 07:07 PM
Ngày thứ ba ở Đất Thánh thì Cha cho đoàn nghỉ mệt bằng cách hành hương dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Hôm đó là ngày thứ 6 của chuyến hành hương nên lịch trình tương đối nhẹ nhàng.
Trời xanh mây trắng nắng ấm, bắt đầu ngày bằng lội xuống dòng sông Giođan nơi Chúa đã Rửa Tội thì còn gì bằng.

Sau một lúc thì đoàn lên xe đến địa điểm kế tiếp: Giêricô - Jericho.

Giêricô là thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Và cũng là thấp nhất: hơn 250m / 820ft dưới mực nước. Khảo cổ nơi đây tìm thấy bằng chứng con người đã sống ở đây vào khoảng năm 9000 TCN. Họ còn tìm thấy được một tháp đá cao 7m/ 23ft từ khoảng năm 7000 TCN.
Ngoài ra một nơi khai quật khác đã tìm thấy hơn 20 nền nhà chồng lên nhau qua thời gian.


Trong Thánh Kinh Cựu Ước thì Giêricô được nhắc đến 70 lần.
Về Tân Ước thì Chúa Giêsu cũng đã đi qua đây mấy lần. Vì đây là con đường từ Galilê về Giêrusalem.
Trong lần cuối cùng khi về Giêrusalem rồi chịu chết, đã có 2 cuộc gặp gỡ của 2 người địa vị khác nhau. Một người thì đui mù ăn xin bên vệ đường. Một người thì giàu có bậc nhất trong thành. Cả hai chưa gặp Chúa nhưng ao ước được gặp. Cả hai đều thiếu thốn. Bằng sáng kiến của riêng mình cả hai đã tìm được Chúa và tìm được bình an và ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô.

Người mù Batimê - Bartimateus: (Mc 10:46-52)

Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” Đức Giê-su đứng lại và nói: “Gọi anh ta lại đây!” Người ta gọi anh mù và bảo: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!” Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.

Ông Dakêu - Zachaeus: (Lc 19:1-10)

Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy.2 Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!” Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”

Cây sung mà ngày xưa nay đã không còn. Nhưng người ta đã trồng một cây khác để ghi nhớ và cũng để du khách biết được loại cây ấy như thế nào. Cây nào tiếng Anh gọi là Sycamore fig tree.
https://live.staticflickr.com/65535/49814024936_7bc58503a4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTTU7U)Sycamore tree (https://flic.kr/p/2iTTU7U) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49813894581_789a15b7a3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTTenp)Sycamore tree (https://flic.kr/p/2iTTenp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
28-04-2020, 07:29 PM
Hôm ấy là Thứ Tư Lễ Tro - Ash Wednesday. Giáo Hội bắt đầu bước vào mùa chay - lenten period.
Thứ Tư Lễ Tro được tính ngược 40 ngày trước Chúa Nhật Phục Sinh. Giáo Hội liên kết 40 ngày này với 40 ngày Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc.
Đoàn có một buổi lễ ở Giêricô với nghi thức xức tro. Một kỷ niệm rất đẹp khi đoàn được bắt đầu mùa chay trên Đất Thánh.
Nhà thờ Chúa Chiên Lành - Good Shepperd Church ở Giêricô nơi đoàn tham dự lễ.
https://live.staticflickr.com/65535/49813909866_3f391202bd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTTiUW)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTTiUW) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49813929266_f2cbeb99b5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTTpFq)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTTpFq) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đa số các đoàn hành hương đến Giêricô vì một ngọn núi cách đó không xa:
Núi Cám Dỗ - Mount of Temptation
https://live.staticflickr.com/65535/49828938253_eebcbafcfa_c.jpg

joseph.luong
28-04-2020, 07:38 PM
Sau khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa ở sông Giođan, Thánh Kinh ghi tiếp:


Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!” Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”

Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”

Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”

Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người. (Mt 4:1-11)


Khi bị cám dỗ Chúa Giêsu đã dùng Thánh Kinh mà đập tan 3 cơn cám dỗ ấy.
Truyền thống cho rằng Chúa Giêsu đã bị cám dỗ ở nơi đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49813999566_e91dc62e5d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTTLzu)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTTLzu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Núi Cám Dỗ còn có có tên là Mount Quarantania. Quarantania là vì phát âm sai từ chữ "Quarentena" trong tiếng Latin, nghĩa là 40.
Từ thời Giáo Hội sơ khai đã có những tu sĩ sống ẩn dật trong hơn 40 hang động ở trên núi. Sau đó đến thời Byzantine thì có một tu viện được xây lên. Đến năm 1875 Chính Thống Giáo Hy Lạp chiếm ngọn núi này và xây lên đại tu viện như ta thấy ngày nay. Khách hành hương có thể đi bộ (chừng 1h) để lên, hoặc dùng cáp treo lên núi. Vì không có thời gian nên đoàn chỉ dừng và ngắm núi Cám Dỗ từ dưới chân núi.
https://live.staticflickr.com/65535/49814297057_630d3e6117_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTVi1D)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTVi1D) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49814329047_6723f82a1d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTVswc)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTVswc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Ở nơi nghỉ dưới chân núi có một tiệm trái cây, một hàng ép nước lựu và có một con lạc đà nếu du khách muốn trải nghiệm cưỡi lạc đà. Chỉ có $5. Em thì bỏ qua lạc đà, chỉ mua vài ly nước lựu uống cho đã. Trái cây thì cũng mua một ít để ăn lúc dọc đường.
https://live.staticflickr.com/65535/49814280857_c16baa57b9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTVdck)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTVdck) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49813471838_a6404fd937_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTR4GJ)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTR4GJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
28-04-2020, 08:15 PM
https://live.staticflickr.com/65535/49829856012_825fdcaae6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVi39u)mount of Temptation (https://flic.kr/p/2iVi39u) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cha đã lên tu viện Chính Thống Giáo trong chuyến hành hương của Cha những năm về trước. Có một bài viết về sự cám dỗ mà em đọc thấy hay nên xin post lên đây. Bài hơi dài.
________________

Từ Giêrusalem, đi hết con đường trong sa mạc Giuđêa, thấy chân trời là tới Giêricô. Trước khi vào thành Giêricô, khoảng ba cây số, ngước mắt lên ngọn núi sau cùng, phía trái, kết thúc vùng sa mạc, đó là Núi Cám Dỗ.

Cám dỗ là một lời mời buông tay với tới. Kẻ nghe theo cám dỗ là buông tay với tới lời mời, thì cám dỗ người khác là buông lời cho cánh tay kia với tới. Trên ngọn núi này, ta hãy nghe và nhìn về cám dỗ đầu tiên của nhân loại, để thấy những lời buông, những bàn tay với có thể xảy đến trong đời ta ra sao.

Thủa đầu tiên mà hôn nhân đã có những khoảng trống thinh lặng của mỗi con tim. Adam ở đó nhưng ngoài tâm hồn Eva, mơ ước là một thế giới kín đáo. Đường nhân đức là lựa chọn của mỗi tâm hồn. Dọc theo thời gian, bao giờ cũng vẫn có những dòng sông chảy riêng một mình. Dừng lại một chút cho riêng ta, ta hãy trở xuôi bình minh vũ trụ về bên gốc táo với cánh tay trần của người đàn bà.


Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân. (St 3:1-7)

Bây giờ, một thời đã qua. Nhìn lại hoàng hôn nặng lòng ấy của vũ trụ. Ta thấy gì trong “đêm giữa ban ngày” đó?

Chiến Thuật Của Bóng Tối
1. Giai đoạn một: Những câu hỏi
Hỏi là tự hạ, tôi không biết, xin chỉ cho tôi. Hỏi đường là tự nhận mình đang lạc lối. Là khiêm nhường nhận mình kém. Hỏi người nào là kính trọng và chấp nhận mình cần sự giúp đỡ của người đó. Nhưng hỏi cũng có một ý khác. Có người hỏi để show up, để tỏ cho người chung quanh biết là ta đây. Hỏi không phải để biết mà để gài bẫy người bị hỏi. Phúc Âm nói họ dùng những câu hỏi ấy để gài bẫy Đức Kitô (Mt 19:3, Mc 12:13-15).
Satan biết Eva được ăn trái cây trong vườn. Chỉ riêng trái cây giữa vườn thì không được ăn. Vậy tại sao còn hỏi: “Có thật Thiên Chúa bảo: Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?” Satan đến như một tình cờ, ngẫu nhiên: “Có thật thế không?”

- Đặt lại những giá trị
Satan gõ vào cái hoài nghi, chớ gi Thiên Chúa đừng nói như thế. Mà Thiên Chúa có nói thật không? Satan tìm vào cái khắc khoải của mơ ước kia. Satan mở chút ẩn hiện về một hy vọng huyền hoặc. Liệu Thiên Chúa có bảo thật như vậy không? Hay là bà nghe không rõ?
Cuộc sa ngã bắt đầu bằng một câu hỏi, và dường như trong câu hỏi có cảm thông, chứ không phải là cám dỗ. “Có thật Thiên Chúa bảo vậy không?”
Cuộc đánh cắp hạnh phúc không bằng rình mò mà bằng một lời khiêm tốn, rất thản nhiên. Chỉ hỏi người đối diện thôi. Trong câu hỏi như có chút xót xa. “Có thật Thiên Chúa bảo vậy không?”. Bà hãy đặt lại vấn đề đi.
Người ta hay đặt lại những giá trị thiêng liêng khi không muốn đi theo. Nào là cuộc hôn nhân của tôi ngày xưa chưa chắc đã thành. Khi yêu nhau họ không bao giờ đặt vấn đề. Khi gặp một cuộc tình khác, khi gặp nỗi buồn chán, người ta có khuynh hướng đặt lại lời hứa năm xưa là không thành. Họ cũng đặt lại cả lời khấn của một tu sĩ. Hoặc đặt lại giá trị cả những giáo huấn của Giáo Hội khi họ không muốn theo. Khi ta đặt lại những giá trị thiêng liêng này, ta đã tự phá sức đề kháng của lòng mình. Họ không còn nghị lực để xây dựng hôn nhân họ đang sống. Họ không còn thấy lý tưởng tu trì là đẹp. Họ mất sức đề kháng.

- Câu hỏi đánh lừa
Satan không đến cám dỗ ngay. Hỏi là tự nhận mình không biết rõ. Bởi đó, Eva thấy kẻ đối diện là bạn hữu hơn là phải đề phòng. Có gì cần đề phòng một người không rõ đầu đuôi câu chuyện. Mở đầu bài tường thuật, Kinh Thánh nói Rắn là loài xảo quyệt. Bởi thế, đàng sau câu hỏi là cả một vực sâu khôn lường.
Satan cần làm quen với ước mơ của Eva. Không vội vàng với cám dỗ. Ước mơ càng lâu, hố đào càng sâu. Bóng tối lúc đó mới càng đầy.
Satan hiểu về những mơ ước. Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?” Trong lối hỏi của Satan, ta nghe như nhẹ nhàng lắm, khoan dung lắm. “Có thật thế không?” Satan đã biết Eva được ăn mọi thứ trái cây. Tại sao còn hỏi một câu ngây ngô như thế. Ở đây, hỏi không phải là để biết, nhưng giả vờ không biết để hỏi. Như thế, trong câu hỏi không là đi tìm sự thật. Nỗi thương đau của Eva là cứ tưởng sự thật đấy là một câu hỏi.

Thánh Inhaxiô (St. Ignatius) nói trong số 13 về nguyên tắc phân biệt thần loại của Linh Thao như sau:
Quy Tắc 13: Kẻ thù cũng còn xử sự như kẻ si tình lẳng lơ, muốn giữ bí mật để khỏi bị lộ. Quả vậy, một người đàn ông lẳng lơ dùng lời đường mật nhưng hiểm độc để quyến rũ thiến nữ con nhà lành, hoặc một người vợ đứng đắn, thì muốn cho những lời dụ dỗ của hắn được giữ bí mật; trái lại, hắn rất bất mãn khi thiếu nữ mách với cha, thiếu phụ mách với chồng những lời quyến rũ và ý xấu của hắn, vì hắn dễ dàng suy ra rằng không thể thành công với điều hắn đã bắt đầu.
Cũng vậy, khi kẻ thù của bản tính loài người đưa những xảo trá và xúi giục nó vào linh hồn ngay lành, thì mong các điều đó được tiếp nhận và giữ kín. Nhưng khi linh hồn đó tỏ ra với cha giải tội tốt, hay một người đạo đức nào khác am tường những dốt trá và sự hiểm độc của nó, thì nó bất mãn vì nó kết luận rằng không thể đạt tới điều xấu xa mà nó đã bắt đầu. Vì sự dối trá của nó đã bị phanh phui.

2. Giai đoạn hai: Cám dỗ
Sau khi thấy Satan không biết rõ chuyện. Kinh Thánh tường thuật tiếp: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.”
Bây giờ mới là cám dỗ. Sa ngã nào cũng bắt đầu bằng những mơ ước kín đáo. Không có sa ngã nào đến vội vã. Không ai thành sa đọa trong một thoáng giây. Satan bao giờ cũng đến làm quen, nhẹ nhàng, trấn an. Bắt đầu bằng một câu hỏi, tỏ mình không biết gì. Satan đã trá hình dưới một trái tim đơn sơ. Tôi chỉ hỏi thôi. Tôi không biết nên hỏi. Sau khi lân la bắt chuyện rồi, giai đoạn hai mới là cám dỗ. Nhìn lại những kinh nghiệm thiêng liêng của mình. Ta thấy những sa ngã hôm nay cũng vẫn xảy ra dưới hình thức như thế.

3. Giai đoạn ba: Chiều sâu của mơ ước
Satan không bảo ngày nào ăn trái cây ấy, Eva sẽ có sắc đẹp. Có người đang bà nào không muốn nhan sắc đâu? Satan cũng không nói ngày nào ăn vào bà sẽ nên giàu có. Ai không muốn tiền bạc? Satan không cám dỗ về nhan sắc, không cám dỗ về của cải. Satan đi tìm mơ ước nơi con người. Tìm đúng điểm nhu cầu ta cần. Không bao giờ Satan lầm lẫn để, “cho vàng bạc lại trúng kẻ giàu có, cho tình yêu lại trúng kẻ dư thừa.” Satan tìm đâu chiều sâu kinh nghiệm này? Ở chính nó.
Ngày xưa, Satan còn là một thần lành. Satan đã muốn vượt khỏi mình, vươn khỏi chính mình. Lucifer không muốn chấp nhận làm thần lành nhưng muốn vươn khỏi quyền năng Thiên Chúa. Trong chiều sâu ẩn kính trong ta. Ta cũng có khuynh hướng muống hơn kẻ khác, vượt khỏi ta để nên như thần thánh. Eva đã muốn vượt khỏi giới hạn của mình để làm thần thánh. Đây không là chính cám dỗ ngày xưa của Lucifer sao.

4. Giai đoạn bốn: Tiến trình của sa ngã
Từ ngày vũ trụ hành hình. Eva vui với thời gian. Sau khi nghe tiếng nói của Satan nhủ vào cõi lòng, ta thấy tiến trình sa ngã xảy ra rất thứ tự logic như sau:
- Bà thấy trái cây đó (Trước đó bà không nhìn như vậy)
- Ăn thì ngon (Từ cái nhìn, rạo rực thân xác kích thích)
- Trông thì đẹp mắt (Sự đắm đuối lấy đi tự do)
- Đáng quý vì làm cho mình được tinh không (Mơ ước réo gọi nhu cầu)
- Bà giơ tay hái (Ý chí thúc đẩy thành hành động)
- Ăn (Dứt khoát cho một chọn lựa)
- Cho chồng, người chồng cũng ăn (Tội không khi nào là của riêng cá nhân)
- Và họ thấy mình trần truồng (Kết quả của sa ngã là nghèo túng)
- Nên lấy lá vả che thân (Hậu quả của tội là sự cấu tìm từng mảng hạnh phúc nhỏ nhoi)
Nhìn lại bến bờ sa ngã của riêng mình. Ta thấy tiến trình xảy ra cũng giống như vậy. Bao lần trước những bến mê. Ta băn khoăn, muốn dừng lại. Cũng vẫn tiếng nói đó lại vang lên: “Không chết đâu mà sợ.” Tiếng trấn an này có sức ma quái kỳ diệu. Những dang dở trong đời sống hôn nhân có khi cũng bắt nguồn từ một trấn an dịu hiền, chỉ là tình bạn thôi mà. “Không chết đâu mà sợ.” Có khi là một ánh nhìn hơi đắm đuối, có khi là một quà tặng có chút nhớ nhung, có khi một lời mời, có khi một chút phấn son. “Không chết đâu mà sợ!” Chẳng ai thành đam mê cờ bạc trong một ngày. Chỉ giải trí thôi. Tất cả đến từ tiếng trấn an ma quái: “Không chết đâu mà sợ!” Người ta ai cũng thế cả, có sao đâu.
Sau khi nghe lời trấn an này, Eva quay lại nhìn trái táo. Kỳ diệu, bà thấy trái táo quá hồng. Nó đẹp như chưa từng đẹp. Nuối tiếc đã phí thời gian bao ngày không tận hưởng. Hồn ta cũng vậy, nếu để lời trấn an nhủ lòng, ta thấy cám dỗ đẹp làm sao, chứa đựng biết bao điều kỳ diệu. Càng nhìn, Eva càng thấy đẹp mắt, càng thèm ăn. Ta cũng thế thôi, trở về căn nhà riêng mình, nhìn lại bến bờ đi qua. Càng dừng lại trước cám dỗ, càng xót xa, càng nuối tiếc. Rồi sau cùng giơ tay hái.

Thánh Inhaxiô nói trong số 12 về nguyên tắc phân biệt thần loại Linh Thao như sau:
Quy Tắc 12: Đặc tính của kẻ thù là yếu nhược, khiếp đảm và bỏ chạy cùng với những chước cám dỗ của nó, khi người tập tành trên đường thiêng liêng thẳng tay chống trả các cám dỗ của nó bằng cách làm điều ngược hẳn lại. Trái lại nếu người ấy bắt đầu sợ hãi và mất can đảm trước cơn cám dỗ, thì trên mặt đất này, không có vật nào hung dữ cho bằng kẻ thù của bản tính loài người khi quyết tâm theo đuổi ý định xấu xa của nó.

Con Đường Tự Do
Để sống tự do, ta cần phân tách lịch sử sa ngã theo cái nhìn tâm đạo. Để sống hạnh phúc, ta cần dựa theo nguyên tắc phân biệt thần loại là kinh nghiệm thiêng liêng của thánh Inhaxiô hầu thoát hiểm chiến thuật của bóng tối. Lời Satan từ ngọn núi này vẫn chảy xuôi trong dòng đời hôm nay: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4:9).
Hôm nay, bất cứ ước mơ nào kín đáo, rồi đến bằng lời trấn an cũng kín đáo: “Không chết đâu mà sợ.” Hôm nay, trước những nghi ngờ về luân lý Giáo Hội hướng dẫn, rồi cũng khắc khoải: “Có thật Thiên Chúa bảo vậy không?”
Khi lời trấn an và băn khoăn nhẹ nhàng này ngỏ xuống lương tâm. Buông những lời mời. Khi những nuối tiếc huyền hoặc xảy ra trong tâm trí. Ta biết ngay, bóng tối đang ở trong tâm hồn mình. Rất gần con đường của bất hạnh mất rồi.

________________ trích Kẻ Đi Tìm

https://live.staticflickr.com/65535/49829854392_5737a658ec_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVi2Ey)mount of Temptation (https://flic.kr/p/2iVi2Ey) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
30-04-2020, 09:13 PM
Đoàn lên xe bus đi đến địa điểm kế tiếp, cách Giêricô 15km về hướng nam: Qumran National Park.
Như tên gọi, nơi đây là một công viên quốc gia Do Thái.
https://live.staticflickr.com/65535/49836756693_fe9f753209_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVUptK)Qumran National Park (https://flic.kr/p/2iVUptK) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Năm 1947 một cậu bé chăn chiên tên là Mohammed Ahmed al-Hamed đang tìm 1 con chiên bị lạc đàn. Đến trước một hang động cậu lấy một hòn đá quăng vào trong để xem con chiên bị lạc có ở trong đó không. Xoảng! Tiếng vỡ này đã mang lại một khám phá vĩ đại.
Vào trong hang cậu bé tìm được 7 hũ sành chứa những cuộn sách cổ văn bọc bằng vải. Cậu không biết rằng các hũ này đã nằm đây gần 2000 năm.
Sau khi biết được khám phá này thì người ta bắt đầu tìm hiểu và khai quật nơi đây. Họ tìm được 11 hang động với những mảnh từ khoảng 950 cuộn sách. Đến nay nhiều cuộn sách đã tìm được trong khoảng 40 hang động trên hơn 260 hang trên núi.
Ảnh dựng lại cho thấy những hũ sành được dấu trong hang như thế nào.
https://live.staticflickr.com/65535/49837450801_159e0a7638_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVXXP8)Qumran (https://flic.kr/p/2iVXXP8) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Khu núi với những hang động khắp nơi. Ở phía dưới chân núi có con đường trail để du khách có thể tự đi vào khám phá.
https://live.staticflickr.com/65535/49836751733_1804320b13_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVUo1e)Qumran National Park (https://flic.kr/p/2iVUo1e) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
30-04-2020, 10:15 PM
Các văn bản tuy không hoàn chỉnh nhưng được giữ lại trong tình trạng rất tốt nhờ khí hậu khô nóng của sa mạc. Đa số các bản văn dùng tiếng Hipri, một số nhỏ dùng tiếng Aramaic và tiếng Hy Lạp. Các sách này được gọi là Dead Sea Scrolls, vì nơi đây nằm rất gần Biển Chết.

https://live.staticflickr.com/65535/49837282931_4ca047ed0d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVX6UP)Qumran National Park (https://flic.kr/p/2iVX6UP) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Dãy núi nối dài ở bên phải khung hình. Xa xa chính là Biển Chết.
https://live.staticflickr.com/65535/49836746908_7729077d71_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVUmz3)Qumran National Park (https://flic.kr/p/2iVUmz3) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


25% trong tổng số sách tìm thấy là các cuộn sách của Thánh Kinh Do Thái, cũng là phần Cựu Ước của Thánh Kinh Kitô Giáo. Một số cuộn được xác định niên đại bằng carbon cho thấy được viết vào khoảng năm 20 TCN - 60 CN.
Đây là một khám phá vĩ đại cho lịch sử Do Thái lẫn Thánh Kinh. Trước khi tìm được Dead Sea Scrolls thì bản dịch lâu đời nhất của Thánh Kinh Do Thái, Aleppo Codex, được viết vào khoảng thế kỷ 10, còn bản tiếng Hy Lạp Cựu Ước của Kitô Giáo, Codex Sinaiticus, được viết vào khoảng thế kỷ 4.
Trừ sách Étte - Esther và Nơkhemia - Nehemiah, Dead Sea Scrolls bao gồm tất cả các sách khác trong Cựu Ước. Đầy đủ nhất là sách Isaia, dài 734 cm/ 2.4ft và được viết vào năm 100 TCN.
Bản văn cuộn này đã được dịch sang tiếng Anh bởi hai Giáo sư Peter W. Flint và Eugene Ulrich. Trên trang web của Israel Museum: Digital Dead Sea Scrolls collection, các bác có thể xem vài chương của bản dịch này và đối chiếu so sánh với bản văn Masoretic mà Thánh Kinh Do Thái đang dùng hiện nay.
Link ở đây: http://dss.collections.imj.org.il/chapters_pg

Trong tất cả các hang tìm được thì hang số 4 dễ thấy nhất vì nằm ngay bên ngoài. Trong tấm hình dưới, hang số 4 là hang to hình như ổ khóa nằm ở phần núi tiền cảnh.
Nếu các bác zoom vào thì sẽ thấy du khách (chấm màu trắng) đang trèo lên núi ở ngay giữa khung hình, để so sánh kích thước của ngọn núi và các hang động.
https://live.staticflickr.com/65535/49837294971_28b274c396_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVXaup)Qumran National Park (https://flic.kr/p/2iVXaup) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là tấm em chụp gần hơn. Zoom vào sẽ thấy được một nhóm đang trèo núi.
Cha cũng cho biết rằng sách Diễm Ca, một cuốn sách viết về tình yêu đích thực của 2 người nam và nữ, có thể đã được viết ở khu vực này. Làm sao có thể viết một cuốn sách nồng nàn tình yêu ở trong môi trường sa mạc núi đá khô cằn như thế này? Nếu nhìn kỹ ở giữa núi thì thấy một đường dài rộng lõm vô chạy từ trên xuống núi và có màu trắng. Đó là vết tích của một thời nước đã chảy qua. Một thác nước to lớn chảy ra từ núi. Có thác nước thì phải có cỏ cây. Giờ đây chỉ những cơn mưa đầu xuân cũng đã đầy cây xanh dại um tùm. Hãy tưởng tượng một thác nước lớn với đầy cây cối xanh tươi. Cả vùng này chắc hẳn phải là một paradise! Vì vậy những chương sách Diễm Tình Ca được viết ở khu vực này cũng sẽ thấy hợp lý.
https://live.staticflickr.com/65535/49836749513_55dd3a69bc_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVUnkX)Qumran National Park (https://flic.kr/p/2iVUnkX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Một điều thú vị về Thánh Kinh:
Bản Thánh Kinh Do Thái đầy đủ được biết là Ben Asher Codex, hay Leningrad Codex, sử dụng nguồn văn Masoretic được viết vào khoảng năm 1008 CN. Khi so sánh với Dead Sea Scrolls thì giống đến 95%. Những khác biệt còn lại là ở đánh vần, trượt nét bút nhưng không thay đổi nghĩa của câu văn, vd "over" vs "above".
Với Thánh Kinh Kitô Giáo, cụ thể câu Thánh Vịnh 22:17 dịch theo bản Setpuagin (tức là bản LXX - 70) là: "...chúng đâm thủng cả chân tay" ý nói tiên đoán việc Chúa Giêsu sẽ bị đóng đinh. Nhưng bản Do Thái lại viết là "như sư tử…" - "like a lion, they are at my hands and my feet".
So sánh với bản Dead Sea Scrolls thì rõ ràng câu này đã dùng chữ "they pierced" - "chúng đâm thủng" chứ không phải "như sư tử".

khanhjin
30-04-2020, 11:34 PM
https://live.staticflickr.com/65535/49829856012_825fdcaae6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVi39u)mount of Temptation (https://flic.kr/p/2iVi39u) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cha đã lên tu viện Chính Thống Giáo trong chuyến hành hương của Cha những năm về trước. Có một bài viết về sự cám dỗ mà em đọc thấy hay nên xin post lên đây. Bài hơi dài.
________________

Từ Giêrusalem, đi hết con đường trong sa mạc Giuđêa, thấy chân trời là tới Giêricô. Trước khi vào thành Giêricô, khoảng ba cây số, ngước mắt lên ngọn núi sau cùng, phía trái, kết thúc vùng sa mạc, đó là Núi Cám Dỗ.

Cám dỗ là một lời mời buông tay với tới. Kẻ nghe theo cám dỗ là buông tay với tới lời mời, thì cám dỗ người khác là buông lời cho cánh tay kia với tới. Trên ngọn núi này, ta hãy nghe và nhìn về cám dỗ đầu tiên của nhân loại, để thấy những lời buông, những bàn tay với có thể xảy đến trong đời ta ra sao.

Thủa đầu tiên mà hôn nhân đã có những khoảng trống thinh lặng của mỗi con tim. Adam ở đó nhưng ngoài tâm hồn Eva, mơ ước là một thế giới kín đáo. Đường nhân đức là lựa chọn của mỗi tâm hồn. Dọc theo thời gian, bao giờ cũng vẫn có những dòng sông chảy riêng một mình. Dừng lại một chút cho riêng ta, ta hãy trở xuôi bình minh vũ trụ về bên gốc táo với cánh tay trần của người đàn bà.


Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân. (St 3:1-7)

Bây giờ, một thời đã qua. Nhìn lại hoàng hôn nặng lòng ấy của vũ trụ. Ta thấy gì trong “đêm giữa ban ngày” đó?

Chiến Thuật Của Bóng Tối
1. Giai đoạn một: Những câu hỏi
Hỏi là tự hạ, tôi không biết, xin chỉ cho tôi. Hỏi đường là tự nhận mình đang lạc lối. Là khiêm nhường nhận mình kém. Hỏi người nào là kính trọng và chấp nhận mình cần sự giúp đỡ của người đó. Nhưng hỏi cũng có một ý khác. Có người hỏi để show up, để tỏ cho người chung quanh biết là ta đây. Hỏi không phải để biết mà để gài bẫy người bị hỏi. Phúc Âm nói họ dùng những câu hỏi ấy để gài bẫy Đức Kitô (Mt 19:3, Mc 12:13-15).
Satan biết Eva được ăn trái cây trong vườn. Chỉ riêng trái cây giữa vườn thì không được ăn. Vậy tại sao còn hỏi: “Có thật Thiên Chúa bảo: Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?” Satan đến như một tình cờ, ngẫu nhiên: “Có thật thế không?”

- Đặt lại những giá trị
Satan gõ vào cái hoài nghi, chớ gi Thiên Chúa đừng nói như thế. Mà Thiên Chúa có nói thật không? Satan tìm vào cái khắc khoải của mơ ước kia. Satan mở chút ẩn hiện về một hy vọng huyền hoặc. Liệu Thiên Chúa có bảo thật như vậy không? Hay là bà nghe không rõ?
Cuộc sa ngã bắt đầu bằng một câu hỏi, và dường như trong câu hỏi có cảm thông, chứ không phải là cám dỗ. “Có thật Thiên Chúa bảo vậy không?”
Cuộc đánh cắp hạnh phúc không bằng rình mò mà bằng một lời khiêm tốn, rất thản nhiên. Chỉ hỏi người đối diện thôi. Trong câu hỏi như có chút xót xa. “Có thật Thiên Chúa bảo vậy không?”. Bà hãy đặt lại vấn đề đi.
Người ta hay đặt lại những giá trị thiêng liêng khi không muốn đi theo. Nào là cuộc hôn nhân của tôi ngày xưa chưa chắc đã thành. Khi yêu nhau họ không bao giờ đặt vấn đề. Khi gặp một cuộc tình khác, khi gặp nỗi buồn chán, người ta có khuynh hướng đặt lại lời hứa năm xưa là không thành. Họ cũng đặt lại cả lời khấn của một tu sĩ. Hoặc đặt lại giá trị cả những giáo huấn của Giáo Hội khi họ không muốn theo. Khi ta đặt lại những giá trị thiêng liêng này, ta đã tự phá sức đề kháng của lòng mình. Họ không còn nghị lực để xây dựng hôn nhân họ đang sống. Họ không còn thấy lý tưởng tu trì là đẹp. Họ mất sức đề kháng.

- Câu hỏi đánh lừa
Satan không đến cám dỗ ngay. Hỏi là tự nhận mình không biết rõ. Bởi đó, Eva thấy kẻ đối diện là bạn hữu hơn là phải đề phòng. Có gì cần đề phòng một người không rõ đầu đuôi câu chuyện. Mở đầu bài tường thuật, Kinh Thánh nói Rắn là loài xảo quyệt. Bởi thế, đàng sau câu hỏi là cả một vực sâu khôn lường.
Satan cần làm quen với ước mơ của Eva. Không vội vàng với cám dỗ. Ước mơ càng lâu, hố đào càng sâu. Bóng tối lúc đó mới càng đầy.
Satan hiểu về những mơ ước. Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?” Trong lối hỏi của Satan, ta nghe như nhẹ nhàng lắm, khoan dung lắm. “Có thật thế không?” Satan đã biết Eva được ăn mọi thứ trái cây. Tại sao còn hỏi một câu ngây ngô như thế. Ở đây, hỏi không phải là để biết, nhưng giả vờ không biết để hỏi. Như thế, trong câu hỏi không là đi tìm sự thật. Nỗi thương đau của Eva là cứ tưởng sự thật đấy là một câu hỏi.

Thánh Inhaxiô (St. Ignatius) nói trong số 13 về nguyên tắc phân biệt thần loại của Linh Thao như sau:
Quy Tắc 13: Kẻ thù cũng còn xử sự như kẻ si tình lẳng lơ, muốn giữ bí mật để khỏi bị lộ. Quả vậy, một người đàn ông lẳng lơ dùng lời đường mật nhưng hiểm độc để quyến rũ thiến nữ con nhà lành, hoặc một người vợ đứng đắn, thì muốn cho những lời dụ dỗ của hắn được giữ bí mật; trái lại, hắn rất bất mãn khi thiếu nữ mách với cha, thiếu phụ mách với chồng những lời quyến rũ và ý xấu của hắn, vì hắn dễ dàng suy ra rằng không thể thành công với điều hắn đã bắt đầu.
Cũng vậy, khi kẻ thù của bản tính loài người đưa những xảo trá và xúi giục nó vào linh hồn ngay lành, thì mong các điều đó được tiếp nhận và giữ kín. Nhưng khi linh hồn đó tỏ ra với cha giải tội tốt, hay một người đạo đức nào khác am tường những dốt trá và sự hiểm độc của nó, thì nó bất mãn vì nó kết luận rằng không thể đạt tới điều xấu xa mà nó đã bắt đầu. Vì sự dối trá của nó đã bị phanh phui.

2. Giai đoạn hai: Cám dỗ
Sau khi thấy Satan không biết rõ chuyện. Kinh Thánh tường thuật tiếp: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.”
Bây giờ mới là cám dỗ. Sa ngã nào cũng bắt đầu bằng những mơ ước kín đáo. Không có sa ngã nào đến vội vã. Không ai thành sa đọa trong một thoáng giây. Satan bao giờ cũng đến làm quen, nhẹ nhàng, trấn an. Bắt đầu bằng một câu hỏi, tỏ mình không biết gì. Satan đã trá hình dưới một trái tim đơn sơ. Tôi chỉ hỏi thôi. Tôi không biết nên hỏi. Sau khi lân la bắt chuyện rồi, giai đoạn hai mới là cám dỗ. Nhìn lại những kinh nghiệm thiêng liêng của mình. Ta thấy những sa ngã hôm nay cũng vẫn xảy ra dưới hình thức như thế.

3. Giai đoạn ba: Chiều sâu của mơ ước
Satan không bảo ngày nào ăn trái cây ấy, Eva sẽ có sắc đẹp. Có người đang bà nào không muốn nhan sắc đâu? Satan cũng không nói ngày nào ăn vào bà sẽ nên giàu có. Ai không muốn tiền bạc? Satan không cám dỗ về nhan sắc, không cám dỗ về của cải. Satan đi tìm mơ ước nơi con người. Tìm đúng điểm nhu cầu ta cần. Không bao giờ Satan lầm lẫn để, “cho vàng bạc lại trúng kẻ giàu có, cho tình yêu lại trúng kẻ dư thừa.” Satan tìm đâu chiều sâu kinh nghiệm này? Ở chính nó.
Ngày xưa, Satan còn là một thần lành. Satan đã muốn vượt khỏi mình, vươn khỏi chính mình. Lucifer không muốn chấp nhận làm thần lành nhưng muốn vươn khỏi quyền năng Thiên Chúa. Trong chiều sâu ẩn kính trong ta. Ta cũng có khuynh hướng muống hơn kẻ khác, vượt khỏi ta để nên như thần thánh. Eva đã muốn vượt khỏi giới hạn của mình để làm thần thánh. Đây không là chính cám dỗ ngày xưa của Lucifer sao.

4. Giai đoạn bốn: Tiến trình của sa ngã
Từ ngày vũ trụ hành hình. Eva vui với thời gian. Sau khi nghe tiếng nói của Satan nhủ vào cõi lòng, ta thấy tiến trình sa ngã xảy ra rất thứ tự logic như sau:
- Bà thấy trái cây đó (Trước đó bà không nhìn như vậy)
- Ăn thì ngon (Từ cái nhìn, rạo rực thân xác kích thích)
- Trông thì đẹp mắt (Sự đắm đuối lấy đi tự do)
- Đáng quý vì làm cho mình được tinh không (Mơ ước réo gọi nhu cầu)
- Bà giơ tay hái (Ý chí thúc đẩy thành hành động)
- Ăn (Dứt khoát cho một chọn lựa)
- Cho chồng, người chồng cũng ăn (Tội không khi nào là của riêng cá nhân)
- Và họ thấy mình trần truồng (Kết quả của sa ngã là nghèo túng)
- Nên lấy lá vả che thân (Hậu quả của tội là sự cấu tìm từng mảng hạnh phúc nhỏ nhoi)
Nhìn lại bến bờ sa ngã của riêng mình. Ta thấy tiến trình xảy ra cũng giống như vậy. Bao lần trước những bến mê. Ta băn khoăn, muốn dừng lại. Cũng vẫn tiếng nói đó lại vang lên: “Không chết đâu mà sợ.” Tiếng trấn an này có sức ma quái kỳ diệu. Những dang dở trong đời sống hôn nhân có khi cũng bắt nguồn từ một trấn an dịu hiền, chỉ là tình bạn thôi mà. “Không chết đâu mà sợ.” Có khi là một ánh nhìn hơi đắm đuối, có khi là một quà tặng có chút nhớ nhung, có khi một lời mời, có khi một chút phấn son. “Không chết đâu mà sợ!” Chẳng ai thành đam mê cờ bạc trong một ngày. Chỉ giải trí thôi. Tất cả đến từ tiếng trấn an ma quái: “Không chết đâu mà sợ!” Người ta ai cũng thế cả, có sao đâu.
Sau khi nghe lời trấn an này, Eva quay lại nhìn trái táo. Kỳ diệu, bà thấy trái táo quá hồng. Nó đẹp như chưa từng đẹp. Nuối tiếc đã phí thời gian bao ngày không tận hưởng. Hồn ta cũng vậy, nếu để lời trấn an nhủ lòng, ta thấy cám dỗ đẹp làm sao, chứa đựng biết bao điều kỳ diệu. Càng nhìn, Eva càng thấy đẹp mắt, càng thèm ăn. Ta cũng thế thôi, trở về căn nhà riêng mình, nhìn lại bến bờ đi qua. Càng dừng lại trước cám dỗ, càng xót xa, càng nuối tiếc. Rồi sau cùng giơ tay hái.

Thánh Inhaxiô nói trong số 12 về nguyên tắc phân biệt thần loại Linh Thao như sau:
Quy Tắc 12: Đặc tính của kẻ thù là yếu nhược, khiếp đảm và bỏ chạy cùng với những chước cám dỗ của nó, khi người tập tành trên đường thiêng liêng thẳng tay chống trả các cám dỗ của nó bằng cách làm điều ngược hẳn lại. Trái lại nếu người ấy bắt đầu sợ hãi và mất can đảm trước cơn cám dỗ, thì trên mặt đất này, không có vật nào hung dữ cho bằng kẻ thù của bản tính loài người khi quyết tâm theo đuổi ý định xấu xa của nó.

Con Đường Tự Do
Để sống tự do, ta cần phân tách lịch sử sa ngã theo cái nhìn tâm đạo. Để sống hạnh phúc, ta cần dựa theo nguyên tắc phân biệt thần loại là kinh nghiệm thiêng liêng của thánh Inhaxiô hầu thoát hiểm chiến thuật của bóng tối. Lời Satan từ ngọn núi này vẫn chảy xuôi trong dòng đời hôm nay: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4:9).
Hôm nay, bất cứ ước mơ nào kín đáo, rồi đến bằng lời trấn an cũng kín đáo: “Không chết đâu mà sợ.” Hôm nay, trước những nghi ngờ về luân lý Giáo Hội hướng dẫn, rồi cũng khắc khoải: “Có thật Thiên Chúa bảo vậy không?”
Khi lời trấn an và băn khoăn nhẹ nhàng này ngỏ xuống lương tâm. Buông những lời mời. Khi những nuối tiếc huyền hoặc xảy ra trong tâm trí. Ta biết ngay, bóng tối đang ở trong tâm hồn mình. Rất gần con đường của bất hạnh mất rồi.

________________ trích Kẻ Đi Tìm

https://live.staticflickr.com/65535/49829854392_5737a658ec_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVi2Ey)mount of Temptation (https://flic.kr/p/2iVi2Ey) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Em thì chưa đọc cuốn sách kẻ đi tìm nhưng đọc một số kinh sách khác trong Phật giáo thì mô tả đơn giản như sau :

- Sau khi con người ăn trái cây, cơ thể họ phát triển rất nhanh kéo theo sự phân chia giới nam và nữ. Ở Ấn độ người ta ăn lúa, Trung quốc ăn lúa, Châu Âu và Isarel thì ăn TÁO.

- Sau khi ăn táo, thì người nam và người nữ mở mắt ra nhìn thấy nhau trong trạng thái trần truồng, (tức là) bị kích dục mãnh liệt. Họ có quan hệ và sinh con, do suốt ngày vướng mắc vào gia đình con cái, công việc nhà ... nên họ không thể nào nhớ lại thời đã ở Nước trời (thiên đường), hay trong Phật giáo là Niết bàn (nivarna).

- Những đứa trẻ khi năng lượng lưu trữ trong cơ thể chưa lớn, dục chưa bị kích thích, nên việc đứa trẻ con nhìn thấy thân thể phụ nữ ở trần không động ý nghĩ nào liên quan đến dục, cả ở bé trai và bé gái. Nên những đứa trẻ được gọi là "thiên thần", vì những đưấ trẻ chưa bị nhiễm bẩn.

khanhjin
30-04-2020, 11:46 PM
Sau khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa ở sông Giođan, Thánh Kinh ghi tiếp:


Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!” Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”

Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”

Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”

Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người. (Mt 4:1-11)


Khi bị cám dỗ Chúa Giêsu đã dùng Thánh Kinh mà đập tan 3 cơn cám dỗ ấy.
Truyền thống cho rằng Chúa Giêsu đã bị cám dỗ ở nơi đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49813999566_e91dc62e5d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTTLzu)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTTLzu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Núi Cám Dỗ còn có có tên là Mount Quarantania. Quarantania là vì phát âm sai từ chữ "Quarentena" trong tiếng Latin, nghĩa là 40.
Từ thời Giáo Hội sơ khai đã có những tu sĩ sống ẩn dật trong hơn 40 hang động ở trên núi. Sau đó đến thời Byzantine thì có một tu viện được xây lên. Đến năm 1875 Chính Thống Giáo Hy Lạp chiếm ngọn núi này và xây lên đại tu viện như ta thấy ngày nay. Khách hành hương có thể đi bộ (chừng 1h) để lên, hoặc dùng cáp treo lên núi. Vì không có thời gian nên đoàn chỉ dừng và ngắm núi Cám Dỗ từ dưới chân núi.
https://live.staticflickr.com/65535/49814297057_630d3e6117_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTVi1D)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTVi1D) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49814329047_6723f82a1d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTVswc)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTVswc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Ở nơi nghỉ dưới chân núi có một tiệm trái cây, một hàng ép nước lựu và có một con lạc đà nếu du khách muốn trải nghiệm cưỡi lạc đà. Chỉ có $5. Em thì bỏ qua lạc đà, chỉ mua vài ly nước lựu uống cho đã. Trái cây thì cũng mua một ít để ăn lúc dọc đường.
https://live.staticflickr.com/65535/49814280857_c16baa57b9_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTVdck)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTVdck) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49813471838_a6404fd937_b.jpg (https://flic.kr/p/2iTR4GJ)Jericho - núi Cám dỗ (https://flic.kr/p/2iTR4GJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trong kinh phật cũng có nói đến những cám dỗ tam độc đó là "tham lam" + "sân hận" + "si mê". đại diện cho 3 độc này là 3 con vật :

tham : con gà trống
sân : con rắn
si : con heo

http://2.bp.blogspot.com/_ldGW4B195D0/TFp6pVroo9I/AAAAAAAAAKU/3XFpDvrIDmg/s320/Centre_of_wheel_of_life.jpg

joseph.luong
02-05-2020, 12:44 AM
Cám ơn bác khanhjin đã chia sẻ về những cám dỗ qua góc nhìn Phật Giáo.
Em cũng xin trình bày thêm về góc nhìn Công Giáo.

Sách Sáng Thế Ký - book of Genesis là cuốn sách đầu tiên trong Thánh Kinh, dài đến 50 chương và được viết vào khoảng năm 1450-517 TCN.

2 chương đầu là câu chuyện Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ từ hư không. Sau đó Ngài tạo dựng muôn loài muôn vật và cuối cùng là con người. Điều đặc biệt là Thiên Chúa đã tạo con người theo hình ảnh của Thiên Chúa và được Thiên Chúa cho làm chủ muôn loài.
Ngài tạo con người có nam có nữ. Cả hai đều bình đẳng. Tuy khác biệt nhưng bổ túc cho nhau.
Con người khi tạo dựng đã có tự do. Chúa yêu thương con người và cũng muốn con người yêu thương Ngài nên đã cho con người một tự do đích thực. Nhưng qua sự tự do đó mà thay vì chọn lựa điều tốt thì lại chọn điều xấu.

Chương 3 là câu chuyện sa ngã của con người. Con người bị cám dỗ. Và vì tự do mà Thiên Chúa cho con người tự quyết định lấy cho mình: chối bỏ hoặc chạy theo cám dỗ.
Điều mà có lẽ các bác khác tôn giáo không biết đó là Thánh Kinh không có nói đến trái táo. Không biết tự khi nào, trái này trở thành trái táo. Dần dần trái táo đã trở thành quen thuộc trong câu chuyện này. Cái yết hầu của đàn ông cũng được gọi là "Adam's apple" vì cho rằng ông Adam đang nuốt nửa chừng thì Thiên Chúa đến. Câu chuyện này cũng không có trong Thánh Kinh.
Công Giáo gọi trái đó là trái cấm - forbidden fruit. Trong Thánh Kinh nói là cây biết điều thiện điều ác, ngụ ý muốn nói rằng con người muốn giành lấy quyền biết điều thiện điều ác, tức là muốn làm chủ đâu là điều thiện điều ác. Xa hơn nữa là giành lấy quyền quyết định sự sống và sự chết. Con người là thân phận thọ tạo lại muốn ngang hàng với Thiên Chúa.
Đây là 13 câu đầu của chương 3 - câu chuyện sa ngã của loài người:


Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: 'Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?" Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân.
Nghe thấy tiếng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu?” Con người thưa: “Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: “Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không?” Con người thưa: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: “Ngươi đã làm gì thế?” Người đàn bà thưa: “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn.” (St 3:1-13)

Hậu quả của lựa chọn sai lầm nghe theo cám dỗ đã khiến con người mất đi hết những tương quan hài hòa vốn có.
Tương quan với Chúa: trốn Chúa, và dần dần muốn chối bỏ Đấng Tạo Dựng.
Tương quan vợ chồng: hết yêu thương. Đổ lỗi cho nhau. Khi Chúa phát hiện, hãy để ý câu người chồng trả lời: "Người đàn bà Ngài cho ở với con…"
Tương quan hài hòa với cả chính bản thân mình: xấu hổ bản thân nên tìm lấy lá che đậy lại. Mất bình an.
Các chương sau nói thêm về đánh mất đi những tương quan hài hòa với tha nhân, và với vũ trụ, vd câu chuyện anh giết em, lụt Hồng Thủy,vv.
Hậu quả của sự chọn lựa này đã khiến con người phải xa cách Thiên Đàng. Như em có trích về Ơn Xá ở mục trước kia, bản chất tội lỗi đã khiến con người tự không thể vào Thiên Đàng. Cần phải trải qua một cuộc thanh luyện ở trần thế. Vì vậy ở trần thế thì gọi là Giáo Hội Chiến Đấu, một trong ba chiều kích của Giáo Hội.
Con người yếu đuối mỏng giòn. Suốt đời là một cuộc giằng co giữa chọn lựa thiện và ác.
Và Chúa Giêsu Kitô vì yêu thương con người đã xuống trần chịu chết để đền hết tội lỗi cho con người. Và qua việc TIN vào Chúa Giêsu thì con người sẽ được ơn cứu độ.

Chúa Giêsu cũng chịu cám dỗ nhưng Ngài đã chiến thắng bằng lời Thánh Kinh qua câu chuyện ở Núi Cám Dỗ. Từ đó Cha Tầm Thường mới viết bài suy niệm liên kết câu chuyện này với sự cám dỗ nguyên thủy của loài người, và làm sao chiến thắng những cám dỗ ấy.

joseph.luong
03-05-2020, 09:15 PM
Ngoài những hang động, các nhà khảo cổ còn tìm ra được tàn tích của một khu dân cư tập thể. Có phòng ăn, thư viện, phòng chép sách, phòng làm gốm. Có cả nghĩa trang, hội đường, các hồ chứa nước dùng cho sinh hoạt và hồ dành cho việc thanh tẩy, vv. Họ là ai và tại sao lại sống ở nơi đây?

Ngược dòng lịch sử một chút trở về khoảng năm 587 TCN. Lúc đó là thời kỳ đen tối của dân tộc Do Thái. Babylon xâm chiếm và dân tộc bị lưu đày. Nước mất nhà tan. Đền Thờ Giêrusalem do vua Solomon xây cũng bị tàn phá tan tành. Thánh Vật linh thiêng nhất của dân tộc Do Thái là Hòm Bia Giao Ước - Ark of Covenant bị lấy mất. Đến nay vẫn không tìm ra được.
Sau khi Babylon sụp đổ vào tay Ba Tư thì vua Cyrus cho phép dân Do Thái hồi hương. Họ trở về sau 50 năm lưu đày và bắt đầu xây dựng lại ngôi Đền Thờ. Đây là Đền Thờ thứ hai - second Temple.

Đền Thờ xây lại nhưng Hòm Bia Giao Ước đã không còn. Chỉ còn lại Thánh Kinh. Cũng từ đó họ tập trung vào Thánh Kinh.
Trong việc giảng dạy Thánh Kinh thì có 2 nhóm nổi tiếng và đầy quyền thế xuất hiện là Pharisêu - Pharisees và Xa Đốc - Sadducees. Hai nhóm này được nhắc rất nhiều trong Tân Ước. Thành viên Thượng Hội đồng Do Thái họp nhau để tìm cách xử chết Đức Giêsu đều từ 2 nhóm này. Thánh Phaolô trong Thánh Kinh cho biết cũng là người Pharisêu.
Nhưng có nhóm thứ 3 mà trong Thánh Kinh không nhắc đến. Họ gọi là Essenes. Họ tập trung chuyên cần học hỏi Thánh Kinh và không đồng ý với những gì nhóm Pharisêu và Xa Đốc đang làm. Nhóm Essenes cho rằng hai nhóm này vướng bén nhiều vào chính trị, tiền bạc và qua đó làm cho Đền Thờ ra ô uế. Vì vậy họ đã đến nơi đây khổ tu và sống tách biệt với đời. Họ học hỏi, sao chép Thánh Kinh và chờ đợi Đấng Cứu Thế.

Ngày nay các học giả Thánh Kinh và sử gia nghĩ rằng rất có thể ông Gioan Tẩy Giả thuộc nhóm người Essenes này hoặc có liên quan mật thiết với họ.

Dựa trên những đồ vật được khai quật, các nhà khảo cổ cho rằng nhóm Essenes đã có mặt ở đây vào khoảng năm 150 TCN cho đến cuộc chiến Do Thái - Roma.
Vào năm 66-70 CN khi quân Roma bắt đầu tiến đánh Giêrusalem thì có thể nhóm Essenes trong lúc vội vàng bỏ đi đã đem dấu các bản Thánh Kinh vào trong hang động. Gần 20 thế kỷ sau thì tình cờ được phát hiện bởi một cậu bé chăn chiên.
https://live.staticflickr.com/65535/49837586332_5951d7c19e_b.jpg (https://flic.kr/p/2iVYE6S)Qumran National Park (https://flic.kr/p/2iVYE6S) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau khi tham quan Qumran, đoàn hướng về Biển Chết - Dead Sea.
Ta hãy nghe một trích đoạn viết về Biển Chết
_________

Nước từ thượng nguồn của vùng Liban, chảy qua mạn Bắc rồi vào Biển Hồ Galilê. Từ đây theo dòng sông Giođan, nước hồ Galilê chảy xuống Biển Chết. Gọi là Biển Chết vì nước quá mặn. Không sinh vật nào sống được trong biển này. Một biển hồ duy nhất trên trái đất. Biển Chết.

Ở quê hương mình, tôi yêu cả bình minh lẫn hoàng hôn trên biển. Tôi thích biển vì biển lúc nào cũng mặn cho dù đêm hay ngày.

Linh hồn nào có Biển, họ sẽ sống thản nhiên ngày cũng như đêm. Chất muối của Biển đến từ chiều sâu của lòng Biển. Bởi đó, ban mai hay chiều tà, thức giấc hay đêm xuống. Biển bình an tự tại. Hồn ta xao xuyến vì không đủ muối cho tâm linh. Bởi đó, tiếng khen, lời nịnh vẫn làm ta xiêu lòng.

Ai hành hương Giêrusalem cũng một lần muống đến Biển Chết. Biển là của chung. Ngôn ngữ Biển nói với mọi người là ngôn ngữ chung. Biển nói với tôi trong bóng hình lý tưởng linh mục. Tôi nghĩ ngôn ngữ Biển nói về tình yêu hôn nhân cũng rất lạ. Hạnh phúc của hôn nhân là đưa đời nhau lên. Không ai chìm trong Biển. Như thế, có chất của Biển trong tâm hồn người ta không làm chìm đời nhau. Có Biển người ta nâng dậy nhau lên.

Chúa là Biển lớn đưa tôi về. Không biết Biển sẽ nói gì với tôi những tháng ngày còn lại. Không biết Biển sẽ nói gì với bạn. Một điều chúng ta mừng là Biển luôn ở đấy với chúng ta.
__________ trích Kẻ Đi Tìm

https://live.staticflickr.com/65535/49850627547_aa30cac8b2_c.jpg

joseph.luong
03-05-2020, 09:27 PM
Biển Chết - Dead Sea là điểm thấp nhất trên bề mặt trái đất: 1300 ft/ 396 m dưới mực nước. Hàng chục triệu năm trước nước biển Địa Trung Hải tràn vào vùng này. Qua biến động địa chất nơi đây trở thành một hồ mặn.

Vì hồ nước không có lối thoát ngầm nên nước chỉ thoát bằng cách bốc hơi. Một ngày mùa hè nóng khoảng 100oF/ 38oC thì nước có thể bốc hơi đến 0.5 in/ 13mm.
Ngày nay nước ngọt từ thượng nguồn cao nguyên Golan đổ vào hồ Galilê và từ đây xuôi dòng sông Giođan mà đổ vào Biển Chết.

Nhưng nước ngọt rất cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt của các quốc gia vùng này nên hiện nay ước tính chỉ còn khoảng 5% số lượng nước chảy vào hồ khi so với vời thời Thánh Kinh, tức là khoảng 1200 TCN trở lại.

Bên cạnh đó nước Biển chứa rất nhiều khoáng chất tốt nên cũng có rất nhiều công ty mỹ phẩm rút thêm nước và khoáng chất của hồ để làm các sản phẩm làm đẹp.
Nước vào hồ đã ít, lượng bốc hơi nhiều cùng với sự khai thác bởi các công ty mỹ phẩm đã khiến Biển Chết mỗi năm cạn đi khoảng 1m. Nếu cứ đà này chắc chắn không lâu sau nơi đây chắc sẽ đổi tên thành Ao Chết.

Biển Chết rất mặn. Nồng độ muối của hồ khoảng 33%, gấp gần 9x nước biển. Nhưng Biển Chết lại chứa nhiều khoáng chất tốt cho da, nhất là bùn lấy từ đây. Trong đoàn, các bà các cô ai cũng lấy bùn đắp đầy cơ thể rồi tắm biển như thường. Sau khi rửa nước ngọt thì ai cũng nói cảm thấy da đẹp và mịn hơn rõ ràng. Thần kỳ như vậy!
Bãi em tắm hơi lồi lõm. Phải bước xuống từng bước và dò đường đi chầm chậm, nếu không rất dễ bị đá làm xước chân. Ở trong Biển Chết điều cuối cùng mình muốn là ngâm một vết thương xuống đây. Em tìm một chỗ bằng phẳng, nước sâu qua đầu gối chừng nửa gang và thử thả nổi xem có giống như mình hay thấy hình chụp về Biển Chết hay không. Quả thật nổi rất dễ dàng. Cảm giác lạ lùng lắm. Em không có tờ báo cầm đọc như các hình trên internet nhưng quả thật mình có thể giơ cả tứ chi lên trời mà vẫn nổi bồng bềnh. Không có cách nào chìm được.

Em chỉ chụp vài tấm từ ngoài bờ. Biết là nồng độ muối ở đây cao ngất ngưỡng nên em không muốn làm liều đem máy camera xuống Biển Chết để chụp hoặc quay video. Nhất là khi lens mới mua được hơn 1 tuần :-)
https://live.staticflickr.com/65535/49850571127_9b762eeee5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iX8d2D)Dead Sea (https://flic.kr/p/2iX8d2D) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49850264331_571dacae76_b.jpg (https://flic.kr/p/2iX6CQ4)Dead Sea (https://flic.kr/p/2iX6CQ4) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49849727423_38612e8640_b.jpg (https://flic.kr/p/2iX3Te2)Dead Sea (https://flic.kr/p/2iX3Te2) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
04-05-2020, 11:55 PM
Em quên kể thêm là chiều hôm đó nơi bãi em tắm có sóng. Vô tình sóng đánh vào người và văng nước biển lên mặt. Em đeo kính nên chỉ có một giọt nước bắn vào khóe mắt. Nhưng nó cay và khó chịu vô cùng. Phải mấy phút sau mới hết cái cay đó. Trong đoàn thì có người xuôi hơn em, bị nước vào mắt, mũi và họng. Cả khuôn mặt đỏ lên. Chắc là một kỷ niệm rất khó quên.

Sau khi tắm xong thì đã về chiều, mặt trời sắp lặn. Đoàn vội lên bus cho đến kịp một nơi thuộc sa mạc Judea để ngắm hoàng hôn.
Điểm cuối cùng trong ngày là Wadi Qelt/ Kelt.
Wadi Qelt là con đường cổ từ Jericho đi về Jerusalem. Ngày xưa các con đường đều men theo các con sông hay suối để có nước uống dọc đường cho người bộ hành lẫn thú vật như lừa. Đường Wadi Qelt này dẫn từ Jericho đến Jerusalem.
https://live.staticflickr.com/65535/49855428166_1a3abb1e37_c.jpg

Ngày nay du khách có thể hike hầu hết tuyến đường này. Đây là bản đồ hiking từ Jericho về Jerusalem. Từ Jericho đến Almon là 23km. Một người khỏe quen đi hike có thể hoàn thành trong một ngày. Nơi đoàn dừng lại là ở St. George Viewpoint.
https://i1.wp.com/hike-israel.com/wp-content/uploads/2020/04/Jericho-to-Jerusalem-Overview-Map-LQ.jpg?w=800&ssl=1

Tuy đi bằng xe bus nhưng đường quanh co ôm sát lưng chừng núi. Có những khúc nếu ngồi bên phải xe thì phải giật mình vì nhìn từ bên trong xe sẽ cảm giác như xe đang chạy ngay ở ngoài mép vực. Sai một ly đi chắc cũng vài dặm xuống bên dưới.
Không biết tai nạn này xảy ra lúc nào và có ai thiệt mạng hay không, nhưng ai đang hay lo lắng chắc lại càng lo lắng hơn.
https://live.staticflickr.com/65535/49854993887_5832935b0f_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvSL8)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvSL8) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Có những khúc cua quanh co và dài, chỉ một chiếc xe bus có thể qua được. Em không biết là cách nào mà các tài xế có thể biết trước sẽ có xe bus vào khúc cua mà dừng lại để nhường đường.
https://live.staticflickr.com/65535/49854152808_83a7ffe40c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXryJL)Wadi (https://flic.kr/p/2iXryJL) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
05-05-2020, 12:02 AM
Và đây là điểm dừng chân ngắm hoàng hôn nơi Đất Thánh. Chiều tàn cảnh đẹp của núi trùng trùng bao la. Mùa xuân cây cỏ xanh tươi tạo nên sức sống cho sa mạc. Ở đây em nghe tiếng nước chảy rất mạnh. Chắc là ở dưới vực núi.
https://live.staticflickr.com/65535/49854696741_c0c1ee4674_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXumqV)Wadi (https://flic.kr/p/2iXumqV) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49854688011_4179ca00f5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXuiQp)Wadi (https://flic.kr/p/2iXuiQp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49854996322_79e8f68c00_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvTu7)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvTu7) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Các bác có thấy các chấm ở trên đồi bên phải khung hình không? Em zoom lại 75mm nhưng chẳng ăn thua gì. Phải xem full screen mới thấy được.
https://live.staticflickr.com/65535/49854162358_c93677dbf2_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXrBzq)Wadi (https://flic.kr/p/2iXrBzq) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
05-05-2020, 08:02 PM
Phải đến đây mới cảm nhận được sự hoang vu vắng vẻ của sa mạc, của con đường Chúa đi từ Giêricô đến Giêrusalem.
Hai mươi thế kỷ sau, ngoài những chiếc xe bus lâu lâu ghé vào thì nơi đây vẫn hoang vắng ít bóng người.

https://live.staticflickr.com/65535/49855000607_4351e8e443_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvUKZ)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvUKZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Và cũng trên con đường Wadi Qelt này, Chúa Giêsu đã chọn làm bối cảnh trong một dụ ngôn của Chúa: dụ ngôn người Samari tốt lành - parable of the Good Samaritan.

Dụ ngôn này có lẽ là dụ ngôn nổi tiếng và phổ biến nhất từ Thánh Kinh. Người ta vẫn dùng danh từ "Good Samaritan" để chỉ một người không quen biết đã làm một việc nhân ái giúp đỡ một người khác trong cơn hoạn nạn. Các bác vẫn hay thường nghe trên các báo và tv. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới còn có đạo luật mang tên "Good Samaritan Law".

Dụ ngôn người Samari tốt lành - parable of the Good Samaritan:


Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”

Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”

Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10: 25-37)


Dụ ngôn có những chi tiết hay. Em xin viết ra đây để bác đọc thêm:

- Thầy tư tế và thầy Lêvi đều là người Do Thái. Lề luật của người Do Thái nằm ở trong Thánh Kinh. Họ gọi là Torah. Có một đoạn chép rằng: "ai đụng vào người chết, bất cứ người chết này là ai, đều bị nhiễm uế trong bảy ngày liền." (Ds 19:11)
Có thể thầy tư tế và thầy Lêvi nghĩ rằng người Samari đã chết, hoặc là hấp hối gần chết nên giữ luật mà tránh bị nhiễm uế. Cách giải thích này thì đối với nhóm người luật sĩ đang chất vấn Chúa sẽ cho rằng ít ra 2 người Do Thái làm đúng, vì họ đã làm theo Lề luật. Nhưng rồi người thứ ba bước vào dụ ngôn tạo nên một sự tương phản rõ rệt. Người này Chúa Giêsu còn cho biết là một người Samari.

- Người Samari: trở về thời kỳ chia đôi đất nước Do Thái. Miền bắc gọi là vương quốc Israel, và miền nam là vương quốc Giudea. Năm 720 TCN, vua Assyria chiếm đánh vương quốc Israel. Miền bắc thất thủ và bị lưu đày tản mác khắp mọi nơi. Vua Assyria đã cho những dân khác di vào vùng này. Họ là những dân tộc khác mang theo những tôn giáo khác. Họ dựng vợ gả chồng với những người Do Thái còn lại và trở thành một dân hỗn hợp, không "thanh sạch". Theo cái nhìn của người Do Thái đó là một sự hỗn hợp dân Chúa và dân ngoại. Người Do Thái rất ghét và khinh bỉ người Samari. Và những xung đột đã xảy ra và vẫn còn tiếp diễn cho đến thời Chúa Giêsu. Chẳng hạn, trên đường về Giêrusalem lần cuối, một làng miền Samari đã không thèm đón tiếp Chúa Giêsu, vì "Người đang đi về hướng Giêrusalem" (Lc 9:53).
Sự thù ghét đã ăn sâu bao đời vậy mà Chúa Giêsu đã kể một dụ ngôn mà trong đó người tốt lành, làm theo Lề luật dạy, lại là một người Samari.

- Một chi tiết thú vị: Tại sao Chúa lại nói về thầy tư tế và Lêvi mà lại không phải nhóm khác? Những thầy tư tế và Lêvi là những người phụ trách về phụng tự và trông coi Đền Thờ ở Giêrusalem. Họ chia thành nhiều nhóm và luân phiên theo chu kỳ đã định. Vào thời Chúa Giêsu thì Giêricô là một thành phố được dành cho các vị tư tế và Lêvi. Ước tính đã có khoảng 12 000 người thuộc 2 nhóm này ở đây. Cho nên con đường gần 30km này có bóng dáng thầy tư tế và thầy Lêvi cũng là một chuyện dễ hiểu.


Và những tia nắng còn lại đã dần tắt sau đồi. Đoàn chụp vài tấm làm kỷ niệm. Sau đó lên xe và bắt đầu hành trình vào Giêrusalem. Chỉ còn 3 đêm nữa là kết thúc chuyến hành hương, nhưng chắc chẳng ai để ý vì cao điểm của cuộc hành hương này nằm ở Giêrusalem: cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
https://live.staticflickr.com/65535/49854995317_8808478a7d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvTbM)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvTbM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

một kẻ đi tìm...
https://live.staticflickr.com/65535/49855542472_357b4b87a9_b.jpg

https://live.staticflickr.com/65535/49854997292_1c4eb2b8a4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvTLQ)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvTLQ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

khanhjin
06-05-2020, 11:27 PM
Phải đến đây mới cảm nhận được sự hoang vu vắng vẻ của sa mạc, của con đường Chúa đi từ Giêricô đến Giêrusalem.
Hai mươi thế kỷ sau, ngoài những chiếc xe bus lâu lâu ghé vào thì nơi đây vẫn hoang vắng ít bóng người.

https://live.staticflickr.com/65535/49855000607_4351e8e443_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvUKZ)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvUKZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Và cũng trên con đường Wadi Qelt này, Chúa Giêsu đã chọn làm bối cảnh trong một dụ ngôn của Chúa: dụ ngôn người Samari tốt lành - parable of the Good Samaritan.

Dụ ngôn này có lẽ là dụ ngôn nổi tiếng và phổ biến nhất từ Thánh Kinh. Người ta vẫn dùng danh từ "Good Samaritan" để chỉ một người không quen biết đã làm một việc nhân ái giúp đỡ một người khác trong cơn hoạn nạn. Các bác vẫn hay thường nghe trên các báo và tv. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới còn có đạo luật mang tên "Good Samaritan Law".

Dụ ngôn người Samari tốt lành - parable of the Good Samaritan:


Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”

Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”

Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10: 25-37)


Dụ ngôn có những chi tiết hay. Em xin viết ra đây để bác đọc thêm:

- Thầy tư tế và thầy Lêvi đều là người Do Thái. Lề luật của người Do Thái nằm ở trong Thánh Kinh. Họ gọi là Torah. Có một đoạn chép rằng: "ai đụng vào người chết, bất cứ người chết này là ai, đều bị nhiễm uế trong bảy ngày liền." (Ds 19:11)
Có thể thầy tư tế và thầy Lêvi nghĩ rằng người Samari đã chết, hoặc là hấp hối gần chết nên giữ luật mà tránh bị nhiễm uế. Cách giải thích này thì đối với nhóm người luật sĩ đang chất vấn Chúa sẽ cho rằng ít ra 2 người Do Thái làm đúng, vì họ đã làm theo Lề luật. Nhưng rồi người thứ ba bước vào dụ ngôn tạo nên một sự tương phản rõ rệt. Người này Chúa Giêsu còn cho biết là một người Samari.

- Người Samari: trở về thời kỳ chia đôi đất nước Do Thái. Miền bắc gọi là vương quốc Israel, và miền nam là vương quốc Giudea. Năm 720 TCN, vua Assyria chiếm đánh vương quốc Israel. Miền bắc thất thủ và bị lưu đày tản mác khắp mọi nơi. Vua Assyria đã cho những dân khác di vào vùng này. Họ là những dân tộc khác mang theo những tôn giáo khác. Họ dựng vợ gả chồng với những người Do Thái còn lại và trở thành một dân hỗn hợp, không "thanh sạch". Theo cái nhìn của người Do Thái đó là một sự hỗn hợp dân Chúa và dân ngoại. Người Do Thái rất ghét và khinh bỉ người Samari. Và những xung đột đã xảy ra và vẫn còn tiếp diễn cho đến thời Chúa Giêsu. Chẳng hạn, trên đường về Giêrusalem lần cuối, một làng miền Samari đã không thèm đón tiếp Chúa Giêsu, vì "Người đang đi về hướng Giêrusalem" (Lc 9:53).
Sự thù ghét đã ăn sâu bao đời vậy mà Chúa Giêsu đã kể một dụ ngôn mà trong đó người tốt lành, làm theo Lề luật dạy, lại là một người Samari.

- Một chi tiết thú vị: Tại sao Chúa lại nói về thầy tư tế và Lêvi mà lại không phải nhóm khác? Những thầy tư tế và Lêvi là những người phụ trách về phụng tự và trông coi Đền Thờ ở Giêrusalem. Họ chia thành nhiều nhóm và luân phiên theo chu kỳ đã định. Vào thời Chúa Giêsu thì Giêricô là một thành phố được dành cho các vị tư tế và Lêvi. Ước tính đã có khoảng 12 000 người thuộc 2 nhóm này ở đây. Cho nên con đường gần 30km này có bóng dáng thầy tư tế và thầy Lêvi cũng là một chuyện dễ hiểu.


Và những tia nắng còn lại đã dần tắt sau đồi. Đoàn chụp vài tấm làm kỷ niệm. Sau đó lên xe và bắt đầu hành trình vào Giêrusalem. Chỉ còn 3 đêm nữa là kết thúc chuyến hành hương, nhưng chắc chẳng ai để ý vì cao điểm của cuộc hành hương này nằm ở Giêrusalem: cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
https://live.staticflickr.com/65535/49854995317_8808478a7d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvTbM)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvTbM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

một kẻ đi tìm...
https://live.staticflickr.com/65535/49855542472_357b4b87a9_b.jpg

https://live.staticflickr.com/65535/49854997292_1c4eb2b8a4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iXvTLQ)Wadi (https://flic.kr/p/2iXvTLQ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Câu chuyện về người Samari hay quá. Em thì hay chơi game đế chế và chỉ biết có 2 nhóm là Assyria và Sumerian đối địch với nhau, nghe câu chuyện của bác mới hiểu thêm đôi phần.

joseph.luong
07-05-2020, 08:58 PM
Cám ơn bác khanhjin ghé đọc thớt em :-)

Theo lịch trình thì đoàn hành hương đã về đến Giêrusalem. Nơi nghỉ là ngay trong Thành Cổ Giêrusalem. Các đoàn hành hương khác đa số ở ngoài khu vực Thành Cổ. Nên khi đến đây thì nội việc kẹt xe đã tốn không biết bao thời giờ. Trong khi nếu được ở bên trong Thành Cổ thì sáng sớm tinh sương khi chưa có khách hành hương đổ về là có thể đi bộ nơi đây, nhất là khi vào trong Mộ Chúa. Em sẽ kể thêm về nhà thờ Mộ Chúa ở phần sau.
Hôm nay em sẽ nói sơ qua về Giêrusalem.

Giêrusalem có lẽ là cái tên mà ai cũng biết. Nơi đây là thánh địa của 3 tôn giáo: Kitô Giáo, Hồi Giáo, và Do Thái Giáo. Chỉ tính Kitô Giáo và Hồi Giáo thì đã chiếm hơn 50% dân số toàn cầu.
Ngày nay Giêrusalem có diện tích 125 km2, với hơn 1200 hội đường Do Thái, hơn 70 đền thờ Hồi Giáo và hơn 150 nhà thờ Kitô Giáo (từ khoảng 17 giáo hội khác nhau). Nhưng phần quan trọng nhất chính là Thành Cổ Giêrusalem - Old City với diện tích chỉ dưới 1 km2! Bác nào biết đến công viên Mile Square ở Quận Cam thì so sánh Thành Cổ chỉ bằng hơn 1/3 công viên này thôi.
Năm 1981 Thành Cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Nếu google map "Old City Jerusalem" thì các bác sẽ thấy được ranh giới Thành Cổ, cũng là tường thành bao quanh. Thành Cổ Giêrusalem có 7 cổng (Golden Gate là cổng Đông, tức là cổng bị niêm kín như em đã viết ở phần vườn Giêtsimani).
https://live.staticflickr.com/65535/49866894822_95b38b36d0_z.jpg

Khi vua David lập quốc, Giêrusalem nằm ngoài Thành Cổ. Ở bản đồ google map trên các bác sẽ thấy có nơi ghi là "City of David", gần Dung gate.
Đây là hình vẽ em scan từ một cuốn sách tour Đất Thánh để dễ hình dung. Số 5 là thung lũng Kidron. Số 6 là đồi mà sau này là Đền Thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49865982588_d2b34dcf1e_c.jpg


Đến thời vua con là Solomon thì lên đồi cao và xây Đền Thờ Thiên Chúa (số 5 hình dưới). Em sẽ nói thêm về Đền Thờ khi đoàn đến Bức Tường Than Khóc.
https://live.staticflickr.com/65535/49866516756_572fb827d0_c.jpg


Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, Giêrusalem lúc thì mở rộng, lúc thì thu nhỏ và cuối cùng còn lại là tường thành ngày hôm nay. Nhưng vào thời Chúa Giêsu thì Giêrusalem có khác với hôm nay.
Góc phải hình dưới cho thấy khác biệt giữa Giêrusalem thời Chúa Giêsu (màu tô đậm) và Thành Cổ ngày nay (đường viền đỏ)
https://qph.fs.quoracdn.net/main-qimg-a89bdef471bc0226eaf4f5a0adb543fc

Giêrusalem được chia làm 4 khu phố: Do Thái, Hồi Giáo, Kitô Giáo và Armenia. Armenia cũng thuộc Kitô Giáo. Họ là quốc gia đầu tiên trên thế giới lấy Kitô Giáo làm Quốc giáo vào năm 301. Và từ đó trở đi thì các tu sĩ Armenia đã có mặt ở Giêrusalem cho đến ngày nay. Armenia thuộc về Chính Thống Giáo Cổ - Oriental Orthodox Church. Có thể vì Armenia thuộc một sắc dân khác ở Đất Thánh, cùng với lịch sử của họ nên được gọi một khu riêng.
Và nói 4 khu phố là để chỉ những nhóm dân cùng sắc tộc và tôn giáo sống tập hợp ở khu vực đó mà thôi.
Đoàn nghỉ ở gần Jaffa gate (#15). Từ đây đi bộ đến nhà thờ Mộ Chúa (#6) chỉ khoảng 3 phút.
https://live.staticflickr.com/65535/49866183478_d09afe4f31_c.jpg

windypham
08-05-2020, 12:07 PM
Thành cổ Jerusalem chỉ vỏn vẹn có 1km2 nhưng là một trong những thành phố cổ xưa nhất, lịch sử tranh chấp chính trị, tôn giáo phức tạp nhất và biết bao nhiêu người đã bỏ mạng vì mảnh đất cỏn con đó. Các bác có thể xem một trong những film hay về Jerusalem bên dưới, môt tả giai đoạn chiến tranh khốc liệt của một trong các cuộc Thập Tự Chinh của người Thiên Chúa giáo chống lại sự xâm chiếm thành Jerusalem của quân Hồi Giáo ở thế kỷ 12.
Kingdom of Heaven-kinh Thánh dịch gọn gàng là "Nước Trời" hay Thiên Quốc.
https://www.imdb.com/title/tt0320661
Tất nhiên film ảnh là film ảnh , không phải lịch sử nên được đạo diễn biến tấu sao cho hấp dẫn.
Em vẫn đang tiếp tục theo dõi thớt của bác và rất thích xem các bản đồ Thành Thánh mô tả địa điểm diễn ra các biến cố trong Kinh Thánh.

joseph.luong
08-05-2020, 09:17 PM
Cám ơn bác windypham theo dõi thớt em. Chắc bác cũng giống em là mỗi khi đi đến nơi nào thì cũng hay xem trên bản đồ trước các địa điểm ở đâu, cách nhau bao xa, nằm hướng nào, vv. Chuyến Đất Thánh này thì em nghiên cứu bản đồ cũng nhiều lắm để khi đến nơi mình bớt bỡ ngỡ.
Ở Đất Thánh nói chung nơi đâu cũng là lịch sử. Ở Giêrusalem cứ đào đất lên là chắc chắn sẽ có di tích lịch sử. Hiện nay họ đang khoanh lại một khu lớn và nghe nói đó là di tích của Thành David ngày xưa.


Em xin tiếp về Thành Cổ.
Thành Cổ Giêrusalem được xây trên đồi núi nên đường trong thành đa số đều là dốc. Những nơi dốc cao thì con đường sẽ là những bậc thang. Xe hơi không thể lọt vào được. Taxi thường chỉ đưa vào 1 trong 7 cổng thành và du khách sẽ phải đi bộ vào trong. Những con đường bậc thang thì ở giữa hoặc hai bên họ làm một đường dốc nhỏ để người dân có thể dùng những chiếc xe có bánh như scooter hoặc xe cút kít để chở đồ.
Đây là một phần tường thành nhìn từ bên trong. Nhìn kỹ các bác sẽ thấy có những tảng đá được đẽo đường viền bên ngoài. Đây là những tảng đá từ thời Chúa Giêsu. Khi xây tường thành thì họ vẫn dùng lại những đá này.
https://live.staticflickr.com/65535/49870384026_268dccdd56_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYSKHm)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYSKHm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nhìn gần hơn.
https://live.staticflickr.com/65535/49870693562_ea233888f6_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYUkJb)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYUkJb) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đường đi cũng vậy. Những tảng đá lớn này đã có từ thời Chúa Giêsu.
https://live.staticflickr.com/65535/49870380006_ea7e44cf02_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYSJw3)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYSJw3) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49870697487_eb61d39bcd_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYUmTR)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYUmTR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
08-05-2020, 09:22 PM
Buổi sáng sớm khi đoàn di chuyển bên trong Thành Cổ. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau thì các hàng quán sẽ mở cửa và tấp nập người. Con đường này có độ dốc cao nên chỉ toàn là bậc thang
https://live.staticflickr.com/65535/49869847548_a4efdeda00_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYQ1eJ)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYQ1eJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr.

Đường này thì tương đối phẳng hơn. Có mái che đầu. Đi trong khu này nhiều khi không nhận ra được ngã rẽ. Vì đâu có bảng đề tên đường. Nên tốt nhất là nhớ theo kiểu đến tiệm này thì rẽ phải, hoặc qua hai hẻm thì rẽ trái..vv.
https://live.staticflickr.com/65535/49869855058_7de31aef5b_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYQ3td)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYQ3td) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Còn những công việc di chuyển lớn nặng hơn như xây sửa nhà, lấy rác, chuyển vali du khách từ bus vào thì họ sẽ dùng những chiếc xe kéo này.
https://live.staticflickr.com/65535/49869844223_dc58c8826d_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYPZfp)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYPZfp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49870376716_fea5420280_b.jpg (https://flic.kr/p/2iYSHxj)Thành Cổ Giêrusalem (https://flic.kr/p/2iYSHxj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Buổi sáng đầu tiên ở Giêrusalem, đoàn dậy thật sớm để kịp tham dự Thánh Lễ trong Mộ Chúa. Em sẽ kể thêm ở ngày hôm sau vì đoàn sẽ còn tham dự một buổi lễ nữa trên đồi Gôngôtha, nơi Chúa bị đóng đinh, cũng nằm ở trong nhà thờ Mộ Chúa.
Sau khi về từ Mộ Chúa và ăn sáng xong thì đoàn đi đến khu phố Do Thái để viếng Bức Tường Than Khóc - Western Wall.

joseph.luong
09-05-2020, 09:11 PM
Em xin kể sơ về lịch sử của Đền Thờ rồi mới nói đến Bức Tường Than Khóc ngày nay.

Khi ông Moses đưa dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập và lang thang trong sa mạc thì nơi thờ phượng Thiên Chúa của dân là một chiếc lều, gọi là Lều Hội Ngộ - Tabernacle.

Lều Hội Ngộ kích thước ra sao, làm như thế nào, trong đó được đặt những gì đều được liệt kê chi tiết trong sách Xuất Hành (chương 25-40) của Thánh Kinh.
Bên trong Lều Hội Ngộ được chia làm 2 gian: Nơi Thánh và Nơi Cực Thánh. Hai gian này được ngăn bởi một bức màn lớn. Nơi Cực Thánh được đặt Hòm Bia Giao Ước - Ark of the Covenant. Bên trong Hòm Bia có đặt bình vàng đựng man-na, cây gậy trổ hoa của ông Aaron và bia ghi 10 Điều Răn mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Moses. Nơi Cực Thánh là nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người:


“Chúng phải làm một Hòm Bia bằng gỗ keo, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi. Ngươi sẽ lấy vàng ròng mà bọc, ngươi sẽ lấy vàng mà bọc cả trong lẫn ngoài. Ngươi sẽ làm trên đó một đường viền chung quanh bằng vàng. Ngươi sẽ đúc cho Hòm Bia bốn chiếc vòng bằng vàng và gắn vào bốn chân Hòm Bia: bên này hai vòng, bên kia hai vòng. Ngươi sẽ làm những cây đòn bằng gỗ keo bọc vàng. Ngươi sẽ xỏ đòn vào những vòng bên sườn Hòm Bia để khiêng. Đòn để xỏ vào vòng của Hòm Bia thì không được rút ra nữa. Ngươi sẽ đặt vào Hòm Bia Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.

Ngươi sẽ làm một cái nắp xá tội bằng vàng ròng, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi. Ngươi sẽ làm hai tượng thần hộ giá bằng vàng gò, ngươi sẽ làm các tượng ấy ở hai đầu nắp. Ngươi sẽ làm một tượng ở đầu này, một tượng ở đầu kia; ngươi sẽ làm các tượng thần hộ giá gắn liền với nắp, ở hai đầu. Các tượng thần hộ giá có cánh giương lên và phủ trên nắp. Hai tượng đối diện với nhau, cùng cúi mặt xuống nắp. Ngươi sẽ đậy nắp xá tội trên Hòm Bia, và ngươi sẽ đặt vào đó Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi. Ở đó Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Từ trên nắp, giữa hai tượng thần hộ giá đặt trên Hòm Bia Chứng Ước, Ta sẽ nói với ngươi tất cả những gì Ta truyền cho ngươi để ngươi nói lại cho con cái Ít-ra-en.(Xh 25: 10-22)

Thiên Chúa sẽ gặp gỡ vị Thượng tế tại Nơi Cực Thánh. Và chỉ có một vị thượng tế mỗi năm một lần được bước vào mà thôi.
Đây là hình vẽ chiếc Lều Hội Ngộ em lấy từ internet để các bác dễ hình dung.
https://i.pinimg.com/originals/07/70/07/077007a9f06277f47c78a2c4e3959b9c.jpg

Còn đây là mô hình dựng nên ở công viên Timna Valley trong Do Thái.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/18/Stiftshuette_Modell_Timnapark.jpg
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0b/Tabernacle_timna.jpg

Đây là hình vẽ Hòm Bia Giao Ước, được đặt trong Nơi Cực Thánh.
https://live.staticflickr.com/65535/49873662013_8e4dfd5475_z.jpg


Sau khi vua David lập quốc ở Giêrusalem thì ông đã đón Hòm Bia Giao Ước về đây. David có ước muốn xây một Đền Thờ như Thánh Kinh đã ghi chép:

Vua Đa-vít đứng lên và nói: “Hỡi anh em, hỡi đồng bào, hãy nghe đây! Ta đã từng ấp ủ trong lòng ý định xây cất một ngôi nhà làm nơi đặt Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA, làm bệ chân cho Thiên Chúa chúng ta, và ta đã chuẩn bị cho việc xây cất này. Nhưng Thiên Chúa đã phán với ta: ‘Ngươi không được xây nhà kính danh Ta, vì ngươi đã nhiều phen giao chiến và đổ máu quá nhiều.’
Người đã phán với ta: 'Chính Sa-lô-môn, con ngươi, sẽ xây nhà và các sân của Ta, vì Ta đã chọn nó làm con, và Ta sẽ là cha của nó. Ta sẽ củng cố vương quyền của nó đến muôn đời nếu nó cố gắng thi hành mệnh lệnh và luật pháp của ta như hiện nay.' (1 Sb 28: 2-3; 6-7)

Vào năm 967 TCN, vua Solomon đã cho xây Đây là Đền Thờ đầu tiên của Do Thái.

Năm thứ bốn trăm tám mươi từ khi con cái Ít-ra-en ra khỏi đất Ai-cập, năm thứ tư triều đại vua Sa-lô-môn cai trị Ít-ra-en tháng Diu tức là tháng thứ hai, vua xây Đền Thờ kính ĐỨC CHÚA. Đền vua Sa-lô-môn xây kính ĐỨC CHÚA dài ba mươi thước, rộng mười thước và cao mười lăm thước. Tiền đình ở trước gian Cung Thánh của Đền Thờ dài mười thước nằm theo chiều rộng của Đền Thờ, rộng năm thước nằm theo chiều dài của Đền Thờ. Vua làm Đền Thờ có cửa sổ với khung và chấn song. Vua xây dựa vào tường Đền Thờ một cái chái bọc các tường chung quanh gian Cung Thánh và Nơi Cực Thánh, và làm các tầng chái chung quanh.
Vua dùng ván bá hương ghép mặt trong của Đền Thờ, từ nền cho tới đà của trần nhà; như thế toàn bộ mặt trong của Đền Thờ được ghép gỗ; nền nhà thì vua lát ván gỗ trắc.16 Vua dùng ván bá hương lát mười thước phần sau của Đền Thờ, từ nền cho tới trần nhà; và dành phần đó làm Đơ-via, tức là Nơi Cực Thánh.17 Cung Thánh, tức là Hê-can, ở trước Đơ-via, được hai mươi thước.18 Gỗ bá hương ghép bên trong Cung Thánh được trạm trổ hình trái mướp đắng và nhành hoa; toàn là gỗ bá hương, chứ không thấy đá.19 Vua lập một Nơi Cực Thánh ở giữa Đền Thờ, phía trong, để đặt Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA.20 Nơi Cực Thánh dài mười thước, rộng mười thước, và cao mười thước, và vua dát vàng ròng; vua cũng làm bàn thờ bằng gỗ bá hương.21 Vua Sa-lô-môn dát vàng ròng phía trong Cung Thánh, trước Nơi Cực Thánh vua cũng dát vàng.22 Tất cả Đền Thờ vua đều dát vàng, không trừ một chỗ nào; bàn thờ Nơi Cực Thánh vua cũng dát toàn vàng.

Trong Nơi Cực Thánh vua làm hai Kê-ru-bim bằng gỗ ô-liu, cao năm thước. Một cánh của một Kê-ru-bim dài hai thước rưỡi, cánh kia cũng hai thước rưỡi; thành ra từ đầu cánh này tới đầu cánh kia là năm thước. Kê-ru-bim thứ hai cũng đo được năm thước; hai Kê-ru-bim có một kích thước và hình thể như nhau. Chiều cao của một Kê-ru-bim là năm thước; Kê-ru-bim thứ hai cũng thế. Vua đặt các Kê-ru-bim ở giữa Nhà, phía bên trong; cánh xòe ra: một cánh của Kê-ru-bim thứ nhất đụng tường bên này, và một cánh của Kê-ru-bim thứ hai đụng tường bên kia; hai cánh khác giao nhau ở giữa Nhà, cánh nọ chạm cánh kia. Vua cũng dát vàng các Kê-ru-bim. Trên khắp các tường chung quanh Nhà, vua chạm trổ những hình Kê-ru-bim, hình cây chà là và nhành hoa, cả trong lẫn ngoài. Sàn Nhà, vua cũng dát vàng, cả phía trong lẫn phía ngoài.

Ở lối vào Nơi Cực Thánh, vua làm cánh cửa bằng gỗ ô-liu quý, khung cửa có năm cạnh. Trên hai cánh cửa bằng gỗ ô-liu, vua chạm trổ những hình Kê-ru-bim, hình cây chà là và nhành hoa, rồi vua dát vàng; vua trải mỏng vàng trên các Kê-ru-bim và các cây chà là. Cửa vào Cung Thánh, vua cũng làm như thế; trụ khung cửa bằng gỗ ô-liu, nhưng có bốn cạnh, hai cánh cửa bằng gỗ trắc: một cánh có hai tấm xoay được, và cánh kia cũng có hai tấm xoay được. Vua chạm trổ hình Kê-ru-bim, hình cây chà là và nhành hoa, và dát vàng hoàn toàn khít với hình nổi.

Vua xây sân trong: ba hàng đá, đục đẽo mỹ thuật và một hàng thanh gỗ trắc.

Năm thứ tư, tháng Diu, người ta đặt nền móng Đền Thờ ĐỨC CHÚA; năm thứ mười một, tháng Bun, tức là tháng thứ tám, công trình xây cất Đền Thờ, cả quy mô lẫn chi tiết, đều được hoàn thành. Vua đã xây cất Đền Thờ trong bảy năm. (1V 6: 1-5; 15-38)

Đây là Đền Thờ đầu tiên của dân Do Thái. Người ta gọi là Solomon's Temple hoặc First Temple.
Nơi xây Đền Thờ này hiện nay là một thánh địa quan trọng của Hồi Giáo. Hồi Giáo xây một ngôi Đền Thờ Đá - Dome Rock với mái dát vàng trên đất Đền Thờ của Do Thái ngày xưa.
http://3.bp.blogspot.com/-OCTV5weRCiQ/UadztvJseOI/AAAAAAAAA40/ZApj_hYaKFI/s1600/illustration-solomons-temple%255B1%255D.jpg

joseph.luong
09-05-2020, 10:11 PM
Đến năm 587 TCN, Babylon chiếm đánh và phá hủy Đền Thờ. Hòm Bia Giao Ước cũng bị mất từ đây.

Sau khi lưu đày trở về thì dân Do Thái bắt đầu cho xây lại Đền Thờ thứ hai - Second Temple vào năm 516 TCN.
Đến thời Herôđê Đại đế thì ông bắt đầu tu sửa và xây dựng một khu Đền Thờ lớn hơn nhiều. Đây chính là Đền Thờ thời Chúa Giêsu.

Ảnh so sánh Đền Thờ đầu tiên và Đền Thờ thời Chúa Giêsu.
https://redmoonrapture.files.wordpress.com/2017/06/2nd-temple.jpg


Nhưng nếu tính cả khuôn viên Đền Thờ thì ta sẽ thấy rộng lớn rất nhiều.
https://live.staticflickr.com/65535/49874606872_19c17a84ed_b.jpg

Số 2 em ghi trên hình là Antonia Fortress - Pháo đài Antonia. Đây là nơi mà Philatô ở và cũng là nơi Chúa Giêsu được giải đến. Chúa Giêsu bị nhục hình và bị xét xử ở đây.
Số 1 chính là phần của Bức Tường Than Khóc.

Đến năm 70, quân Roma đánh chiếm Giêrusalem và phá tan Đền Thờ thành bình địa. Họ chỉ chừa lại một phần nhỏ bức tường thành bao bọc khuôn viên Đền Thờ.

Đền Thờ không còn, đất cũng không còn. Chỉ còn lại bờ đá nguyên thủy. Đây là bờ đá linh thiêng nhất của dân tộc Do Thái. Người Do Thái đến đây để cầu nguyện và than khóc trước lịch sử của dân tộc, của Đền Thờ bị phá vỡ. Vì vậy bức tường này lúc trước có tên là Bức Tường Than Khóc - Wailing Wall.
Tên chính thức ngày nay đã được sửa lại là Western Wall, vì là bức tường nằm ở phía Tây của Đền Thờ. Người Việt mình vẫn quen gọi là Bức Tường Than Khóc.


Đây là góc nhìn gần hơn từ một mô hình thành Giêrusalem được dựng nên ở viện bảo tàng Israel. Có một mũi tên màu đỏ chỉ chính là phần của Bức Tường Than Khóc. Vào thời bấy giờ, ở nơi đó là một thung lũng, vì vậy bên cạnh có một chiếc cầu bắc ngang qua. Ở dước cầu có một vòm cung lớn. Người ta gọi là Wilson's arch.
https://live.staticflickr.com/65535/49873762093_308c01a70d_c.jpg


Tường được chia làm 2 nơi cho nam và nữ. Khách hành hương vẫn có thể đến, nhưng bắt buộc phải có nón che đầu.
Đây là Bức Tường Than Khóc ngày nay. Bên phải là dành cho nữ được ngăn bởi hàng rào với mái che.
https://live.staticflickr.com/65535/49874439537_27d776bb3c_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZexgX)Tường Than Khóc (https://flic.kr/p/2iZexgX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49874131361_9b2064cfe4_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZcXEz)Tường Than Khóc (https://flic.kr/p/2iZcXEz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
09-05-2020, 10:47 PM
Người Do Thái quấn lên người chiếc khăn tallit. Trên đầu là 1 trong 2 hộp tefillin. Tefillin kia thì quấn ở cánh tay trái. Trong hộp tefillin đựng những câu từ Thánh Kinh.

- Ngươi sẽ coi đó như là dấu ở tay ngươi, là kỷ vật đeo trên trán, để cho Luật của ĐỨC CHÚA ở trên môi miệng ngươi, bởi vì ĐỨC CHÚA đã dùng cánh tay mạnh mẽ mà đưa ngươi ra khỏi Ai-cập. (Xh 13:9)

- Đó sẽ là dấu ở tay ngươi, và là phù hiệu trên trán ngươi, vì ĐỨC CHÚA đã dùng cánh tay mạnh mẽ mà đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập.” (Xh 13:16)

- Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em). Những lời này tôi truyền cho anh (em) hôm nay, anh (em) phải ghi tạc vào lòng. Anh (em) phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh (em), và lên cửa thành của anh (em). (Đnl 6: 4-9)

- Những lời tôi nói đây, anh em phải ghi lòng tạc dạ, phải obuộc vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu. (Đnl 11:18)

https://live.staticflickr.com/65535/49873604748_7907bd7cc3_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZag83)Tường Than Khóc (https://flic.kr/p/2iZag83) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Họ đang ôm một hộp đựng cuộn sách Torah. Torah là 5 cuốn sách đầu của Thánh Kinh, còn được gọi là Ngũ Thư - Pentateuch. Ngũ Thư gồm có: Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.

https://live.staticflickr.com/65535/49874135546_97fcd181fb_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZcYUJ)Tường Than Khóc (https://flic.kr/p/2iZcYUJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49874450037_fe9e9e4902_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZeAoZ)Tường Than Khóc (https://flic.kr/p/2iZeAoZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49874448007_0d3f146a56_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZezMZ)Tường Than Khóc (https://flic.kr/p/2iZezMZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ngày xưa nơi đây là thung lũng nên vẫn còn một phần tường thành nằm dưới đất. Du khách có thể đi xuống dưới tham quan. Trong đó có một nơi ở góc tường có những viên đá rất to. Viên to nhất ước tính nặng khoảng 570 tấn!

Ở góc trái của tấm hình dưới, các bác sẽ thấy một vòm cung. Đó chính là Wilson'c arch.
https://live.staticflickr.com/65535/49874443252_134dd3ffee_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZeyo1)Tường Than Khóc (https://flic.kr/p/2iZeyo1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là hình từ Wikipedia cho thấy thung lũng ngày xưa với chiếc cầu bắc ngang, để so sánh với Tường Than Khóc ngày nay.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b3/Wilsons_Arch.jpg


Đối với Kitô hữu thì chính Chúa Giêsu là vị Thượng Tế mới và là Thánh Điện mới. Để hiểu rõ hơn thì cần phải đọc chương 8-10 của thư gởi tín hữu Do Thái trong Thánh Kinh. Link: https://augustino.net/kinh-thanh-tan-uoc/thu-gui-tin-huu-do-thai/8/

ASAV
10-05-2020, 08:17 PM
... Người ta vẫn dùng danh từ "Good Samaritan" để chỉ một người không quen biết đã làm một việc nhân ái giúp đỡ một người khác trong cơn hoạn nạn. Các bác vẫn hay thường nghe trên các báo và tv. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới còn có đạo luật mang tên "Good Samaritan Law".


Cám ơn bác joseph.luong tiếp tục post nhiều chi tiết rất hay, nhất là cho những người nguội lạnh như em. Em save thread này để nghiên cứu thêm và đọc lại cho cho kỹ, vì hay quá.

Ở Mỹ có nhiều bệnh viện được đặt tên là "Good Samaritan Hospital", có lẽ khoảng vài chục bệnh viện.

joseph.luong
11-05-2020, 09:17 PM
Cám ơn bác ASAV vẫn thường xuyên ghé thớt em. Chuyến này thì chắc chỉ 1 lần trong đời. Và vì đã biết trước hơn 1 năm nên cũng có nhiều thời gian cho em nghiên cứu. Em hơi tham lam nên research kỹ từng địa điểm một. Nhưng thông tin quá nhiều và rồi rốt cuộc đến nơi hành hương thì chẳng nhớ cái gì :-)

Giờ về soạn lại ảnh và xem lại từng địa điểm thì từ từ chi tiết nó mới xuất hiện. Cũng có 2 nơi ban đầu lịch trình sẽ tham quan nhưng sau đó thay đổi. Đó là Caesarea Philippi: nơi Chúa hỏi các môn đệ: "Anh em bảo Thầy là ai?". Còn nơi kia là Masada.

Trên kênh Youtube Kẻ Đi Tìm có post video của chuyến hành hương Kẻ Đi Tìm năm 2009. Ngày thứ 7 có đến Caesarea Philippi và Cha có giải thích về nơi đó. Bác có thể xem ở đây: https://youtu.be/KtRJrornChc?t=2160
Còn Masada thì ở ngày thứ 5. Thấy trong video lúc này Cha còn đeo trên cổ một chiếc Nikon dslr. Xem các tấm hình chụp in trong sách Kẻ Đi Tìm thì biết ngay Cha là một người thích/biết chụp ảnh.

joseph.luong
11-05-2020, 09:28 PM
Hôm nay em đang soạn ảnh cho các điểm kế tiếp, nên chỉ có 2 tấm.
Đây là cảnh em gặp ngày hôm đó khi trên đường từ Tường Than Khóc xuôi về hướng thành David. Đi ngang qua Thành Cổ thì bắt gặp một nhóm người đánh trống thổi kèn hát rất xôm tụ.
Họ đang mừng lễ Bar Mitzvah. Theo luật Do Thái thì cha mẹ là người sẽ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của con mình. Đến khi 13 tuổi thì đứa trẻ đã đủ trí khôn và sẽ chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, liên quan đến mọi khía cạnh cuộc sống. Có thể hiểu Bar Mitzvah là một lễ Thành Nhân của người Do Thái.

https://live.staticflickr.com/65535/49874451192_a7eef0535a_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZeAJU)Bar mitzvah (https://flic.kr/p/2iZeAJU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49874452697_43fde363b1_b.jpg (https://flic.kr/p/2iZeBbR)Bar mitzvah (https://flic.kr/p/2iZeBbR) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

đoàn đi đến 2 địa điểm nằm cạnh nhau: Đường hầm nước Hezekiah và hồ Siloê.

hieuthien
12-05-2020, 10:33 AM
Cám ơn bác joseph.luong rất nhiều.
Em đọc thật chậm, thật chậm bài viết này của Bác
vì em sợ hết.

P.S. : lâu nay em làm mất acc của mình trên VNphoto, hôm nay mới phục hồi được để nói lời cám ơn
đến những người mà mình yêu mến trên forum này

joseph.luong
12-05-2020, 09:22 PM
Chào bác hieuthien. Lâu quá không thấy bác vào forum thì ra là vì mất acc.
Cám ơn bác đã ghé vào và để lại lời nhắn rất chân tình.

Như bác Văn Khoa có nói ở mục "Kauai & Hawaii", quả thật các bác là nguồn động lực để em share và kể chuyện về chuyến đi. Chuyến này tuy đã gần 3 tháng trôi qua rồi nhưng xem lại hình và kể lại câu chuyện khiến em cảm giác như chỉ mới ngày hôm qua.

Chúc bác cùng gia đình một tuần vui vẻ và bình an.

joseph.luong
12-05-2020, 09:40 PM
Sau khi tham quan Tường Than Khóc, đoàn đi đến 2 địa điểm nằm cạnh nhau:
- Đường hầm nước Hezekiah - Hezekiah's Tunnel
- hồ Siloê/ Siloác - pool of Siloam/ Shiloah.

Đường hầm nước Hezekiah này được nhắc đến trong sách Sử Biên Niên 2 trong Thánh Kinh:


- Chính vua Khít-ki-gia đã ngăn đầu nguồn nước suối Ghi-khôn, rồi dẫn nước chảy xuôi xuống phía tây Thành vua Đa-vít. Vua Khít-ki-gia thành công trong mọi điều toan tính.(2 Bn 32:30)
* Khít-ki-gia tiếng Anh là Hezekiah.

Cuối nguồn của đường hầm nước là hồ Siloê, hay Siloác. Đây chính là nơi mà Chúa Giêsu đã chữa người mù từ thuở mới sinh:



Đi ngang qua, Đức Giê-su nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” Đức Giê-su trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian.”

Nói xong, Đức Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa” (Si-lô-ác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được. (Ga 9:1-7)

Đầu nguồn của đường hầm là suối Gikhôn - Gihon spring, nằm ở ngoài thành David. Đây là hình đường hầm từ đầu suối Gikhôn dẫn nước vào trong thành.
https://www.biblicalarchaeology.org/wp-content/uploads/2015/06/Hezekiah-plan.jpg

Mời các bác đọc một đoạn viết về đường hầm Hezekiah và hồ Siloê:
_____________________

Có một phép lạ Chúa làm liên quan đến một địa danh vô cùng đặc biệt ở Giêrusalem. Đó là hồ Silôê. Câu chuyện Chúa chữa người mù trong Phúc Âm Gioan ở hồ Silôê là câu chuyện thời danh mà ta phải tìm về khảo cổ, lịch sử và tôn giáo xa xưa mới thấy tại sao Chúa không bảo người mù đến một thứ nước nào khác. Phải ở hồ Silôê.
Niên biểu lịch sử Do Thái liên quan đến hồ Silôê
1000 BC: Ghikhôn, vua David chiếm đóng nước này để lập quốc.
970 BC: Ghikhôn, bên dòng nước này con David là Salômôn được phong vua.
837 BC: : Ghikhôn, Hezakiah xây đường hầm dẫn nguồn nước này vào thành: Silôê
Thời Chúa Giêsu: Người mù đến Silôê

Ghikhôn: David lập quốc bên dòng nước 1000 BC

Một nghìn năm trước Chúa Giêsu, vua Đavit chiếm dòng nước Ghikhôn dước chân đồi Giêrusalem. Một dòng nước duy nhất để khai sinh dân tộc Do Thái. Chúa bảo người mù đến Silôê là trở về nhận lại giấy khai sinh của mình. Dòng nước định mệnh giữa sống và chết của dân tộc anh ta.
Dân tộc Do Thái chỉ thật sự được khai sinh thành một dân tộc với ba yếu tố này:
- Hòm Bia.
- Đền Thờ.
- Thủ Đô.

Đavit di dân từ miền Nam, chiếm vùng đất Giêrusalem làm Thủ Đô. Vua con là Salômôn xây Đền Thờ và rước Hòm Bia về. “Vinh quang Đức Chúa tràn ngập Đền Thờ.” Bây giờ Thiên Chúa của họ hiện diện giữa họ nơi Hòm Bia trong Đền Thờ, họ có Thủ Đô, có nơi cho Chúa của họ ngự. Một dân tộc ra đời.
Khởi đầu, Đavit đến dòng nước Ghikhôn. Nơi đây ông thiết lập “Thành Đavit”. Thành này ở dưới thung lũng. Đến đời vua con là Solomon, ông leo lên đồi Giêrusalem, xây Đền Thờ. Và bây giờ là Đền Thờ Giêrusalem. Từ thung lũng với dòng nước Ghikhôn, chỉ nửa tiếng là leo lên tới đồi Giêrusalem. Hôm nay, đứng trên cổng tường thành Giêrusalem phía nam, ta có thể thấy dấu tích cổ thành Đavit dưới thung lũng trước mặt. Xét như thế, ta mới thấy lúc khai sinh ra dân tộc này, dòng nước Ghikhôn quan trọng như thế nào. Thành Đavit, dân tộc họ vây quanh có dòng nước này thôi.
Ta thấy vương quyền trên dân tộc Do Thái chuyển ngôi từ Đavit cho con là Solomon đã được khai sinh bên dòng nước. Vua cha là Đavit đến bên dòng nước, chọn nơi này định cư. Ông làm tờ khai sinh cho dân tộc. Bên dòng nước, vua con là Solomon xây Đền Thờ. Ông lấy Thiên Chúa chứng giám cho tờ khai sinh. Bắt đầu từ những biến cố quan trọng của lịch sử Do Thái, ta thấy đều xảy ra bên dòng nước Ghikhôn.
Tên gọi của dòng suối là Ghikhôn bây giờ chuyển thành Silôê. Vì ngọn nguồn nước Ghikhôn sẽ bị lấp giấu, nước được dẫn chảy vào hồ Silôê. Đây là một thời lịch sử rất bi hùng tráng của dân tộc Do Thái.

Câu chuyện Hezekiah đào đường hầm nước Silôê (726-697 BC)

Thành Đavit nhỏ bé luôn bị nạn xâm lăng đe dọa. Vua Hezekiah thấy hiểm họa quân thù. Cả thủ đô chỉ có nguồn nước duy nhất là Ghikhôn. Nếu bị vây hãm, Giêrusalem sẽ chết vì không có nước. Ta nên nhớ, Solomon xây Đền Thờ trên đồi Giêrusalem. Dòng suối Ghikhôn ở dưới thung lũng, ngoài thành, nghĩa là còn ở phần đất Đavit mới lập quốc. Nếu quân thù vây dưới chân thành, thì trên đồi Giêrusalem lấy đâu nước? Kế hoạch của Hezekiah là lấp đất phía đầu nguồn dòng suối để quân thù không có nước. Ông đào ngầm dưới lòng đất sâu chuyển nước xuống phía tây của thành Đavit vào hồ Silôê.
Đường hầm nước này dài hơn nửa cây số, 530 mét. Để công việc được nhanh chóng, hầm nước được đào từ hai phía. Có thể đấy là một lý do tại sao đường hầm cong co dích dắc. Khảo cổ học tìm được bằng chứng là họ đã khắc lên tường đá chỗ hai toán thợ đào gặp nhau. [tức là "meeting point ở tấm hình em post bên trên]
Khi người mù đến Silôê, anh ta trở về cội nguồn căn tính của dân tộc anh ta. Nơi này cha ông anh ta lập quốc. Nơi này quân thù bách hại. Nơi này cuộc chiến bi hùng tráng xảy ra. Người mù được Gioan nói rất chi tiết là mù “từ lúc mới sinh”. Anh trở về nhận tờ khai sinh lập quốc của cha ông anh ta, như trở về với căn tính rửa tội của mình.

Cuộc đối diện

Đức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh đáp: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giêsu trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin.” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.
Qua câu chuyện, ta thấy niềm tin của người mù phát triển qua ba giai đoạn. Từ không biết ông ấy ở đâu, cho đến ông ấy là một ngôn sứ, rồi sấp mình thờ lạy Ngài. Sự tiến triển này đến qua những lần thử thách. Nghĩa là càng gặp thử thách thì niềm tin này càng sáng lên. Ta thấy người mù trung thành với cảm nghiệm của mình.

Ba yếu tố làm nên dân tộc Do Thái

Đất: Giêrusalem với nguồn nước.
Đền Thờ: Trung tâm sinh hoạt.
Luật: Hòm Bia Giao Ước.
Sau khi Đavit chiếm được đất và nguồn nước. Điều quan trọng kế tiếp là xây Đền Thờ để Hòm Bia Giao Ước là Lề Luật Chúa ngự. Người mù bị thử thách, lịch sử Do Thái cũng bị thử thách như thế bên dòng nước này.

Giã từ Giêrusalem

Nhiều lần tôi đọc câu chuyện người mù trong Tin Mừng Gioan, tôi không thể hình dung được hồ Silôê thế nào. Công trình đào hầm nước này của Hazekiah thật sự là một thiên tài về kỹ thuật. Không có dân tộc nào chiến tranh về nước như dân tộc Do Thái. Đặt dòng nước Silôê vào bối cảnh lịch sử của họ tôi thấy dòng nước Silôê quá huyền diệu. Nó là dòng nước khai sinh dân tộc này. Nó là đánh dấu cuộc suy tàn của mười chi tộc Samari miền bắc. Nó là dòng nước nuôi dưỡng những kẻ sống sót của miền nam Giuđa. Những kẻ sống sót làm thành dân tộc Do Thái hôm nay. Khi Đức Kitô bảo người mù đến Silôê là đến một sự sống huyền diệu của ngọn nguồn dân tộc của anh ta. Đức Kitô muốn anh ta thấy sự sống của Silôê ngày xưa thế nào thì “Chính kẻ đang nói với anh đây” là nước Hằng Sống cho anh như thế đó. Tất cả thăng trầm bên dòng nước ngày xưa với niềm tin và thử thách đều xảy ra cho người mù.
Đọc chuyện người mù Silôê hôm nay là tôi trở về với căn tính bí tich Rửa Tội của tôi. Nhìn nhận lại tờ khai sinh Kitô hữu của mình.
Tôi giã từ Giêrusalem với nhiều kỷ niệm. Riêng với dòng nước Silôê, dòng nước này bắt tôi suy nghĩ nhiều. Nó mang quá nhiều dấu tích ơn cứu độ trong lịch sử của một dân tộc. Nhưng nếu có thể tóm gọn lại, tôi vẫn có thể dựa vào Tin Mừng Gioan khi Tin Mừng này nói về nước:

Ai uống nước này, sẽ lại khát.
Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa.
Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời. (Ga 4:13)

___________________ trích Kẻ Đi Tìm: chương đặc biệt - hồ Siloê

joseph.luong
12-05-2020, 10:16 PM
Đoàn từng người một nối đuôi nhau bước vào đường hầm nước. Đây là chương trình mà các đoàn hành hương khác ít thực hiện.

Đường hầm nước dài 533m/ 1750 ft. Chiều cao trung bình của đường hầm là khoảng 2 m/ 16.5 ft. Mực nước cao nhất trong đường hầm khoảng 70cm/ 2.8 in. Hôm lội đường hầm thì trung bình mực nước khoảng hơn mắt cá chân.
Nơi hẹp nhất chỉ có 60cm/ 2ft. Bởi vậy đường hầm đi chỉ có một chiều. Đã vào rồi thì phải đi thẳng cho đến hết.
Làm sao họ có thể tìm được nhau từ hai đầu vẫn là một dấu hỏi cho các nhà nghiên cứu. Nhất là khi công trình này được đào từ hơn 2700 năm trước.

Đường hầm tối om. Không một tia sáng. Đưa bàn tay sát mắt cũng không thấy được ngón tay nào. Chỉ là bóng đen mù mịt. Đi mò mẫm từng bước trong bóng tối mà tưởng chừng không có lối ra. Một nỗi sợ khủng khiếp. Đây cũng là một trải nghiệm mà phải chính bản thân thử qua mới có thể hiểu được.

Đoàn chia làm 3 nhóm. Những ai nghĩ rằng không thể vượt qua nỗi sợ sẽ đi đầu và dùng đèn pin mà coi lối. Nhóm ở giữa thì thuộc loại "dở dở ương ương", lúc tắt lúc bật. Và những ai muốn thật sự trải nghiệm cảm giác đi hoàn toàn trong tối tăm thì theo nhóm cuối.
Đoàn phải mất khoảng 45 phút để đi trên một con đường dài chỉ có nửa cây số!
Em cất máy trước khi vào cửa vì không muốn đeo máy trên cổ và cũng vì muốn thật sự trải nghiệm trọn vẹn đường hầm này.

Chỉ có một tấm hình cell phone của một thành viên trong đoàn chụp.
https://live.staticflickr.com/65535/49878344491_d8cfb76860_b.jpg


Khi bước ra thì mặt ai cũng giản nở cười toe tét. Chưa bao giờ vui sướng vì đươc thấy ánh sáng như ngày hôm đó.
Ở cửa ra có một cái hồ nhỏ. Truyền thống từ xưa cho rằng đây là hồ Siloê. Vẫn còn những cột trụ di tích của một ngôi nhà thờ ở đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49886743976_6d983468f3_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1jAXs)hồ Siloê cũ (https://flic.kr/p/2j1jAXs) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49887046272_4d8d8ab8b8_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1m9Ps)hồ Siloê cũ (https://flic.kr/p/2j1m9Ps) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Năm 2004 trong khi đào đất để sửa chữa đường ống dưới đất thì tình cờ họ đào lên một góc hồ. Qua nghiên cứu cùng với những đồ vật tìm thấy thì họ tin rằng đây mới chính là hồ Siloê, nơi Chúa sai người mù đến rửa mắt.
Đây là một góc hồ được khai quật. Có thể trong tương lai họ sẽ tiếp tục khai quật lên những phần còn lại của hồ Siloê.
Thành phố nằm trên đồi là một phần của Thành David cũ. Ngày nay người Hồi Giáo đang sống ở đó, nhưng phải chịu nhiều áp lực từ phía Do Thái. Cũng có lần bên đó ném đá sang và cảnh sát Do Thái đáp trả bằng cách bắn sang bên đó.
Người Do Thái gây áp lực để mong họ sẽ từ từ bỏ đất đó mà đi sinh sống nơi khác.
https://live.staticflickr.com/65535/49886209943_e91504b8e1_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1gScZ)hồ Siloê (https://flic.kr/p/2j1gScZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Một góc hồ đã được khai quật. Đây là những bậc đá đã có từ thời Chúa Giêsu.
https://live.staticflickr.com/65535/49887063512_703b3c67a6_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1meWG)hồ Siloê (https://flic.kr/p/2j1meWG) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

hieuthien
13-05-2020, 08:54 AM
Chào bác hieuthien. Lâu quá không thấy bác vào forum thì ra là vì mất acc.
Cám ơn bác đã ghé vào và để lại lời nhắn rất chân tình.

.

Hi Bác joseph.luong,
Em chưa đọc đến trang 18 của thread này, nhưng em phải vọt lên đây để trả lời.
Em vẫn còn nhớ nguyên lời hứa hẹn với Bác về việc lập một chủ đề tương tự.
Nhưng do em còn một mắc nợ trong thread của bác VK nên chưa lập được thread mới đó.

Còn với chuyến hành hương đến miền đất Thánh này, em đọc rất chậm, không bỏ sót chữ nào.
Vừa đọc vừa chiêm nghiệm. Tất cả đều rất hay đối với em.

Đó cũng là lý do khiến em thích forum trên VNphoto mà FB không làm thay được như bác VK đã từng nhắc đến.
Em chúc Bác một ngày mới bình an.

Văn Khoa
13-05-2020, 10:36 AM
Hôm nay em hắt xì vài lần, hóa ra là ...

Em vẫn mê mẩn với chuyến hành hương của bác Joseph.luong, mê ở điểm được nghe kể chuyện có khoa học, lớp lang, nhiều chi tiết đâu vào đó cùng với những ảnh chỉ dẫn. Bác JL đang làm một chuyện rất khó sau một chuyến đi và điểm khó nhất là trong đầu vẽ lại từng chặng của chuyến đi từ đầu đến cuối và soạn/chọn ảnh sao cho phù hợp, có thứ tự ngoài cái đọc thêm sách vở/Internet để bổ túc thêm thông tin. Tất cả những công việc đó đều đòi hỏi kiên nhẫn vì nó mất nhiều thì giờ, nhưng bù lại thì được một thú vui là tạo nên một du ký rất có giá trị mà nhiều người thích trong đó có các bác đã để lại thịnh tình, dĩ nhiên không trừ em :-)

Em thấy ảnh chụp Biển Chết có mấy tinh hạt (crystals), mấy hạt đó có phải tinh hạt muối không bác? Nếu dúng thì muối trong nước biển đã đạt được đến độ bão hoà.

Số báo National Geographic December 2019 có nói về thành phố cổ dưới TP Jerusalem hay lắm và em thấy trong ảnh của bác Wilson Arc bị chôn nhiều, chỉ còn thấy một phần của cánh cung phía trên thì thật là uổng.

https://live.staticflickr.com/65535/49888723798_75249f8c96_c.jpg (https://flic.kr/p/2j1uKuj)National Geographic (https://flic.kr/p/2j1uKuj) by Dat's Photos (https://www.flickr.com/photos/10121023@N08/), on Flickr

MayVanPhongNHk
13-05-2020, 04:01 PM
ảnh đẹp . Thank bạn :D

joseph.luong
13-05-2020, 08:44 PM
...
Em thấy ảnh chụp Biển Chết có mấy tinh hạt (crystals), mấy hạt đó có phải tinh hạt muối không bác? Nếu đúng thì muối trong nước biển đã đạt được đến độ bão hoà.

Số báo National Geographic December 2019 có nói về thành phố cổ dưới TP Jerusalem hay lắm và em thấy trong ảnh của bác Wilson Arc bị chôn nhiều, chỉ còn thấy một phần của cánh cung phía trên thì thật là uổng.


Em nghĩ mấy hạt crystals đó là muối đó bác. Khi google về Biển Chết em có xem một clip mà các nhà khoa học thả dây xuống biển (để đo đạc gì đó em không rõ) và khi kéo lên thì crystal muối đóng dày cộm trên dây. Nhìn như là một lớp băng.

Em cũng mới vừa đọc xong bài viết về một thành phố cổ bên dưới Jerusalem mà bác đề cập. Phải nói là khắp nơi bên dưới Thành Cổ Jerusalem đều là một kho tàng khảo cổ đang chờ khám phá. Ai đam mê khảo cổ thì chắc đây là thiên đàng của họ.
National Geographic có những bài viết và những hình minh họa rất đẹp. Những ai thuộc loại visual learner như em thì rất thích vì dễ hiểu.
Một trong những nguồn em dùng viết bài là từ một cuốn sách do National Geographic xuất bản: "In the footsteps of Jesus: A chronicle of His Life and the origins of Christianity" của Giáo sư Jean-Pierre Isbouts. Tuy là một người Công Giáo, nhưng ông viết theo khía cạnh một sử gia "from a nondenominational perspective" nên dù khác tôn giáo vẫn có thể đọc để tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có tên là Jesus.
Ông còn viết thêm 4 cuốn sách khác nữa liên quan đến lịch sử, khảo cổ Thánh Kinh, và Kitô Giáo mà em vẫn chưa có dịp mua đọc. Chắc trong tương lai khi có thời gian sẽ mua về đọc thêm.

Tường Than Khóc em xem nhiều trong hình và video, nhưng đến nơi mới thấy được nó to cao như thế nào. Và nhìn thấy Wilson's Arch và hình model thì em có thể tưởng tượng được kích thước của Đền Thờ thời Chúa Giêsu. Quá vĩ đại.

joseph.luong
14-05-2020, 09:17 PM
Sau khi ra khỏi hồ Siloê, đoàn lên xe bus để đi đến một địa điểm cũng đặc biệt không kém: giếng Giacóp - Jacob's Well.
Giếng Giacóp nằm ở giữa Nazareth và Giêrusalem.
https://live.staticflickr.com/65535/49890620521_e0421de5bd.jpg

Đây cũng là một nơi mà hầu hết các đoàn hành hương không thực hiện vì nằm sâu trong đất Palestine. Không những xa xôi, nhưng nếu xe bus thuộc một công ty Do Thái thì còn nguy cơ bị người Palestine ném đá vào xe. Vì vậy các tour du lịch không muốn mạo hiểm đến đây.

Có nhiều sự kiện xảy ra ở quanh vùng này được nhắc đến trong Thánh Kinh. Một vài sự kiện xảy ra trong Cựu Ước và sự kiện quan trọng nhất đã xảy ra ở giếng nước này vào thời Chúa Giêsu.

Để hiểu rõ hơn trong Cựu Ước, em đánh dấu 4 nơi trên bản đồ:
Từ Sikhem đến giếng Giacóp chỉ khoảng 2.5km.
https://live.staticflickr.com/65535/49890100993_45fb1b946b_z.jpg

Sikhem chính là vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa cho tổ phụ Abraham:

Ông Áp-ram đi qua đất ấy, đến nơi gọi là Si-khem, đến cây Sồi Mô-re. Thời bấy giờ, người Ca-na-an đang ở trong đất ấy. ĐỨC CHÚA hiện ra với ông Áp-ram và phán: “Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi.” Tại đây ông dựng một bàn thờ để kính ĐỨC CHÚA, Đấng đã hiện ra với ông. (St 12:6-7)


Đến đời cháu là Giacóp thì Thánh Kinh có ghi:

Khi ở Pát-đan A-ram về, ông Gia-cóp đến thành Si-khem, trong đất Ca-na-an, bình an vô sự, và ông cắm trại đối diện với thành. Ông tậu của con cái ông Kha-mo, cha của Si-khem, một thửa đất, nơi ông đã căng lều, với giá một trăm đồng bạc. (St 33:18-19)

Tại đây tổ phụ Giacóp đã đào một cái giếng, và giếng ấy theo truyền thống chính là giếng Giacóp ngày hôm nay.

Sau đó đến chương 35, Giacóp đã được đổi tên:

Thiên Chúa phán với ông: "Tên ngươi là Giacóp, nhưng người ta sẽ không gọi ngươi là Giacóp nữa, mà tên ngươi sẽ là Israel." Và Người đặt tên cho ông là Israel. (St 35:10 - xem thêm St 32:28-29)

Có lẽ rất ít người biết Israel là từ Giacóp mà ra. Và cũng từ Giacóp mà ra đời 12 chi tộc Israel. Vì vậy đối với người Do Thái, giếng nước này mang một ý nghĩa lớn.

Đến thời ông Moses giải cứu dân Do Thái khỏi ách nô lệ và vào Đất Hứa, thì người kế vị ông là Giôsuê - Joshua đã hai lần tập họp dân ở giữa núi Êvan - Ebal và núi Gơridim - Gerizim để cùng lập lại giao ước với Thiên Chúa:

Lần thứ nhất -

Bấy giờ, ông Giô-suê dựng bàn thờ kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, trên núi Ê-van, theo lệnh ông Mô-sê, tôi trung của ĐỨC CHÚA, đã truyền cho con cái Ít-ra-en, như đã chép trong Sách Luật Mô-sê: đó là một bàn thờ bằng đá nguyên vẹn, chưa có đồ sắt chạm tới. Trên đó, người ta dâng lễ toàn thiêu kính ĐỨC CHÚA và dâng lễ kỳ an.

Ông Giô-suê cho khắc bản sao Luật Mô-sê trên những tảng đá; ông Mô-sê đã viết Luật đó trước mặt con cái Ít-ra-en. Toàn thể Ít-ra-en, các bậc kỳ mục, kinh sư và thẩm phán đều đứng hai bên Hòm Bia, đối diện với các tư tế Lê-vi khiêng Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA, người ngoại kiều cũng như người bản xứ, một nửa đứng trước núi Gơ-ri-dim, một nửa đứng trước núi Ê-van, để theo lệnh ông Mô-sê, tôi trung của ĐỨC CHÚA, dân Ít-ra-en được chúc phúc trước. Sau đó, ông Giô-suê đọc mọi lời của Lề Luật, -những lời chúc phúc và những lời nguyền rủa-, theo như mọi điều đã ghi trong Sách Luật. Không có lời nào ông Mô-sê đã truyền viết ra, mà ông Giô-suê lại không đọc trước mặt toàn thể cộng đồng Ít-ra-en, gồm cả đàn bà, trẻ con và ngoại kiều cùng đi chung với họ. (Gs 8:30-36)

Lần thứ hai -

Ông Giô-suê quy tụ ở Si-khem mọi chi tộc Ít-ra-en và triệu tập các kỳ mục Ít-ra-en, các thủ lãnh, thẩm phán và ký lục. Họ đứng trước nhan Thiên Chúa.
“Bây giờ anh em hãy kính sợ ĐỨC CHÚA, hãy chân thành và trung tín phụng thờ Người. Anh em hãy vất bỏ các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả và ở Ai-cập, và hãy phụng thờ ĐỨC CHÚA. Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ ĐỨC CHÚA, thì hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả, hoặc là các thần của người E-mô-ri mà anh em đã chiếm đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ ĐỨC CHÚA.”

Dân đáp lại: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ ĐỨC CHÚA để phụng thờ các thần khác!
Ông Giô-suê nói với dân: “Anh em hãy cam đoan với chính mình là anh em đã chọn ĐỨC CHÚA để phụng thờ.” Họ nói: “Xin cam đoan!” Ông Giô-suê nói: “Bây giờ, anh em hãy vứt bỏ các thần ngoại đang ở với anh em, và hướng lòng về ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en.” Dân nói với ông Giô-suê: “Chúng tôi sẽ phụng thờ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi, và chúng tôi sẽ nghe lời Người.”

Trong ngày ấy, ông Giô-suê thay mặt dân kết giao ước, ông đưa ra quy luật và điều luật ở Si-khem.(Gs 24:1, 14-16, 22-25)

joseph.luong
14-05-2020, 09:23 PM
Đến thời Chúa Giêsu, Ngài cũng đã đến giếng nước này. Ta hãy đọc lại câu chuyện này theo Tin Mừng Gioan:


Đức Giê-su bỏ miền Giu-đê mà trở lại miền Ga-li-lê. Do đó, Người phải băng qua Sa-ma-ri. Vậy, Người đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.

Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống!” Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. Đức Giê-su trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: “Cho tôi chút nước uống”, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống.” Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy.” Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”

Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.” Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây.” Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng.” Đức Giê-su bảo: “Chị nói: “Tôi không có chồng” là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng.” Người phụ nữ nói với Người: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ…Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Đức Giê-su phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.”

Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: “Thầy cần gì vậy?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy?” Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?” Họ ra khỏi thành và đến gặp Người.
Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm. Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. (Ga 4:2-30, 39-40)

Tuy đã đọc câu chuyện Chúa Giêsu ở giếng nước này không biết bao nhiêu lần, nhưng bây giờ liên kết với những sự kiện xảy ra ở đây trong Cựu Ước, từ Abraham cho đến Giôsua, em thấy câu chuyện này hay và ý nghĩa hơn.
Người đàn bà Samari, theo truyền thống Chính Thống Giáo, đã tử đạo dưới thời hoàng đế Nero. Bà được tuyên thánh với tên gọi là Photina, nghĩa là người được soi sáng - the enlightened one.

Vì vậy ngôi nhà thờ bao quanh giếng Giacóp có tên là nhà thờ Thánh Photina. Nhưng có lẽ tên quen thuộc hơn là nhà thờ giếng Giacóp, hoặc vắng tắc là Giếng Giacóp. Nhà thờ thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp cai quản. Được xây năm 2007 trên tàn tích của một ngôi nhà thờ thời Thập Tự Chinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49889878738_6caa562b61_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1AEP5)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1AEP5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
14-05-2020, 09:28 PM
Như em có nói ở trên, đây là vùng đất Thiên Chúa ban cho tổ phụ Abraham. Sau đó giếng nước này là của tổ phụ Giacóp đã đào có. Giacóp đã đổi tên thành Israel. Vì vậy nơi đây có lịch sử và ý nghĩa quan trọng đối với người Do Thái.
Cũng vì lý do đó mà có một số thành phần cực đoan đã nhiều lần ra tay phá hoại nơi đây. Vị linh mục tiền nhiệm đã tử đạo tại đây. Còn linh mục hiện nay đã bị thành phần cực đoan đột nhập và ám sát 15 lần. Nhưng ngài vẫn ở lại nơi đây. Nghĩ rằng rồi có thể sẽ theo bước chân cha tiền nhiệm nên ngài đã cho xây trước phần mộ của mình nằm ngay bên ngoài cửa chính của nhà thờ.
Đây là hình em scan từ sách Kẻ Đi Tìm.
https://live.staticflickr.com/65535/49893684558_c182beb435_z.jpg

Phần mộ đã chuẩn bị trước nằm ngay bên cạnh lối vào nhà thờ. Nay bị cây xanh che khuất.
https://live.staticflickr.com/65535/49890701942_e7a0fd505a_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1ETwf)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1ETwf) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
15-05-2020, 08:40 PM
Đoàn cùng bước vào bên trong nhà thờ. Phải nói rằng quá đẹp. Hầu như tất cả các nhà thờ Chính Thống Giáo em đi qua, dù nhỏ đến đâu vẫn đẹp và đầy màu sắc.
https://live.staticflickr.com/65535/49889874673_0e5613b6db_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1ADAZ)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1ADAZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bên phải nhà thờ là phần mộ của Cha tiền nhiệm: Archimandrite Philoumenos đã tử đạo vào tháng 11 năm 1979. Sau đó Cha đã được Giáo hội Chính Thống Giáo tuyên thánh năm 2009.
Đây là hình em lấy từ trang seetheholyland.net, cho thấy nơi an nghỉ của Thánh Philoumenos.
https://www.seetheholyland.net/wp-content/uploads/Jacob-s-Well4.jpg

Còn đây hình Cha bên cạnh giếng nước Giacóp. Hình từ wiki.
https://commons.orthodoxwiki.org/images/thumb/6/68/Neomartyr_Philoumenos.jpg/377px-Neomartyr_Philoumenos.jpg

Giếng nước Giacóp nằm ở bên dưới Cung Thánh của nhà thờ. Có hai cầu thang hai bên dẫn xuống. Vị linh mục già ngồi ở dưới bên cạnh chiếc bàn ở một cửa ra vào. Đoàn cùng Cha già Chính Thống Giáo chụp một tấm hình kỷ niệm.
Sau đó Cha Tầm Thường cùng đoàn đến miệng giếng và múc nước. Ai đem theo bình thì có thể hứng nước kéo lên từ giếng. Em cũng mang theo một bình uống nước nhỏ, nhưng rồi không dùng vì ở đây cũng có bán những bình sành nhỏ đã đựng sẵn nước giếng Giacóp rồi. Chỉ $5/bình. Em mua vài bình về làm kỷ niệm. Rất quý. Giờ nghĩ lại thấy tiếc sao lúc đó không mua nhiều thêm.
Em chụp close up nên thấy to. Bình này nhỏ, chỉ cao khoảng 8cm / 3in thôi. Quý lắm nên em giữ luôn bao nylon.
https://live.staticflickr.com/65535/49893685833_bfb43cb22b_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1WbwD)DSC04244 (https://flic.kr/p/2j1WbwD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Phúc Âm đã ghi rằng "giếng này sâu" (xem cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari ở post trên), Cha Tầm Thường múc một ly nước và đổ xuống để cho đoàn nghe xem giếng bao sâu. Em đếm nhẩm thì khoảng 4-5s sau khi đổ thì nghe tiếng chạm nước.
Nếu lấy 4s làm thời gian thì mực nước hôm đó đến miệng giếng phải là 78m/ 257ft.
Còn nếu lấy thời gian là 3s (cho là em đếm nhanh), thì độ sâu là 44m/ 145ft. Nói chung giếng này sâu thật.
Em không có chụp hình ở bên dưới vì không gian nhỏ và đông người. Lúc đó nhóm thì múc & hứng nước, và nhóm thì tụ tập lại bàn của Cha già để mua những bức icon tuyệt đẹp theo truyền thống Chính Thống Giáo. Em thì lẹ tay nên đã mua xong nên lợi dụng còn lại vài phút trước khi ra về thì lên trên chụp vài tấm bên trong nhà thờ.

Bức icon câu chuyện Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari. Tiếc là không có CPL filter để cắt bớt ánh sáng phản chiếu.
https://live.staticflickr.com/65535/49890707757_4522ddbbc8_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1EVfv)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1EVfv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
15-05-2020, 09:13 PM
Trên trần nhà và các vòm của nhà thờ cũng rất đẹp.
https://live.staticflickr.com/65535/49890710677_442663ea74_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1EW7R)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1EW7R) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ban đầu em không biết rõ hình trần nhà ở bên trên đang tả câu chuyện nào trong Thánh Kinh, hay là câu chuyện của vị Thánh nào Chính Thống Giáo? Sao lại có cái hòm rồi một xác chết được quấn vải trùm như vậy. Về xem lại hình, zoom vào thì mới thấy bên trong hòm đâu có xác. Chỉ là 2 miếng vải thôi. Đây chắc hẳn là câu chuyện Chúa Phục Sinh. Em xem lại phần Chúa Phục Sinh trong 4 Phúc Âm thì Phúc Âm theo Thánh Mác-cô ghi rõ nhất. vd, có 3 bà, có Thiên thần, "chỗ đặt Người đây này".

Vừa hết ngày sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.
Các bà bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói: “Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.”(Mc 16:1-8)

Một điều em cũng mới biết nên kể với các bác luôn. Chiếc khăn liệm xác Chúa thì quá nổi tiếng rồi. Tiếng Anh gọi là Shroud of Turin, vì hiện đang được bảo quản tại nhà thờ Chính Tòa Turin ở miền bắc nước Ý. Nhưng ngoài chiếc khăn liệm xác ấy ra còn một chiếc khăn nữa đã dùng quấn đầu của Chúa Giêsu, gọi là Sudarium of Oviedo, hoặc Shroud of Oviedo, vì được bảo quản ở nhà thờ Chính Tòa San Salvador ở Oviedo, Tây Ban Nha.
Phúc Âm theo Thánh Gioan có ghi: "Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi." (Ga 20:6-7)
Bức tranh trên trần có vẽ hình chiếc khăn liệm xác cùng với chiếc khăn che đầu Đức Chúa Giêsu.
Nếu có dịp đến Turin hoặc Oviedo thì em sẽ kể thêm về 2 Thánh Tích đặc biệt này.


https://live.staticflickr.com/65535/49890384571_08d22a1265_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1Dgbk)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1Dgbk) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Để hiểu rõ hơn về 2 tấm dưới, em post tấm hình minh họa từ wiki về cách trang trí của một ngôi nhà thờ Chính Thống Giáo:
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/14/Orthodox-Church-interior.jpg/640px-Orthodox-Church-interior.jpg

Mái vòm chính của nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49889870613_b40bfcb43c_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1ACoZ)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1ACoZ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là góc nhìn đứng dưới mái vòm nhìn lên "Templon".
https://live.staticflickr.com/65535/49889868073_a19acb7ee4_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1ABDc)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1ABDc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Còn đây là góc nhìn ra cửa chính nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49890698402_68b896ecef_b.jpg (https://flic.kr/p/2j1EStd)Church of St Photina (https://flic.kr/p/2j1EStd) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
15-05-2020, 09:16 PM
Một điều mà em chưa kể là hôm đó đoàn bị trễ lịch trình khi đến giếng Giacóp. Đáng lý nhà thờ sắp đóng cửa sẽ không đón thêm đoàn nào nữa nhưng vì hai Cha quen nhau đã lâu nên mới nhà thờ mới đồng ý cho đoàn vào. Xe bus dừng, Cha phone vô rồi họ mở cửa. Mọi người lập tức thật nhanh xuống xe và đi thẳng một mạch vào trong sân nhà thờ.

Vùng này không phải Do Thái cai quản nên không chắc chắn được về vấn đề an ninh, nhất là trời đã về chiều. Khi ra về cũng vậy. Để tránh những trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra, mọi người tập trung lại trước sân và khi cửa mở thì thẳng một mạch nối nhau lên xe.

Đây là hình chụp cửa sắt của nhà thờ nhìn từ bên trong. Những lỗ chi chít trên cửa trước là lỗ đạn. Đây cũng chính là lý do tại sao hầu hết những đoàn hành hương không ghé nơi đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49897277638_ec1a65c9b8_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2fAfj)cửa nhà thờ Giếng Giacóp (https://flic.kr/p/2j2fAfj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Có một kỷ niệm buồn em vẫn nhớ khi ở nơi đây. Đó là khi đoàn bước ra và hướng thẳng xe bus mà đi thì trước cửa bên ngoài có một em bé trai chừng 5-6 tuổi đang đứng. Một tay cầm một hộp màu trắng nhỏ, nhìn giống như hộp xà bông. Tay kia xách một bịch đồ đầy những hộp ấy. Quần áo lam lũ. Tay bé cứ chìa hộp ra và miệng thì nói những câu Palestine. Chắc em bé đang mời mua. Quá vội và bất ngờ nên em tiếp tục theo đoàn lên xe bus mà không kịp phản ứng.
Trên đường xe chạy về Giêrusalem, em cứ nhớ cháu bé ấy. Nghĩ về thân phận của cháu. Thương cháu quá. Tuổi thơ của cháu là những ngày tháng lam lũ như thế này sao? Phải chi chú gặp cháu ở thời điểm khác thì chắc chú sẽ mua hết cho cháu. Phải chi…
Hôm nay viết lại những dòng này vẫn không khỏi bồi hồi xúc động.

joseph.luong
17-05-2020, 09:08 PM
Giếng Giacóp là điểm cuối cùng trong ngày. Ngày hôm sau là ngày cuối của chuyến hành hương và điểm đến sẽ liên quan trực tiếp đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Chỉ có một địa điểm tuy nằm trong Thành Cổ Giêrusalem nhưng không thuộc về cuộc khổ nạn của Chúa nên em sẽ post trước.
Đó là Nhà thờ Thánh Anna và hồ Bếtdatha/ Bêtsaiđa.

Nhà thờ Thánh Anna là ngôi nhà thờ được xây từ thời Thập Tự Chinh vào năm 1140. Đến năm 1189, quân Hồi Giáo với sự chỉ huy của hoàng đế Saladin đã chiến thắng quân Thập Tự Chinh và chiếm được Giêrusalem. Họ đã cho tàn phá các nhà thờ Kitô giáo nhưng lại cho giữ duy nhất ngôi nhà thờ này để dùng làm nơi dạy luật Hồi. Vì vậy, đây là kiến trúc Thập Tự Chinh nguyên vẹn nhất ở Giêrusalem, và có thể cả Đất Thánh.

Vào năm 1856 vùng đất của nhà thờ được quốc vương Ottoman tặng lại cho Pháp để cám ơn Pháp đã giúp đỡ trong cuộc chiến Crimean chống lại Nga.
Pháp đã cho tu sửa phục hồi nguyên trạng ngôi nhà thờ này sau gần 3 thế kỷ hoang phế.
Vì vậy, giống như nhà thờ Kinh Lạy Cha trên núi Ôliu, ngày hôm nay bước vào vùng đất này cũng là đang đứng trong nước Pháp rồi.
Đây là bên ngoài cổng của nhà thờ.

Tấm hình dưới: trên cửa vòm có ghi "Pères Blancs", là tên của một dòng tu. Nơi đây đã được giao cho dòng này cai quản. Dòng bắt nguồn từ Châu Phi và trang phục của dòng là một áo dài của dân tộc Algeria, và màu trắng. Nên từ đó dòng có tên gọi là Pères Blancs, nghĩa là White Fathers.
Nơi đây còn có một tu viện của Giáo hội Công Giáo Hy Lạp - Seminaire Grec Catholique.
https://live.staticflickr.com/65535/49901196766_2995a4d116_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2AFgu)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2AFgu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49900708678_964d6cc819_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2ybbb)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2ybbb) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49905356457_8e8cf6f0e0_c.jpg (https://flic.kr/p/2j2XZNi)les Pères Blancs (https://flic.kr/p/2j2XZNi) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
17-05-2020, 09:16 PM
Qua một khoảng sân rộng thì đến nhà thờ Thánh Anna. Theo truyền thống, đây chính là nhà của Thánh Gioakim và Anna, song thân của Đức Mẹ.
Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên tại đây.

Bên ngoài nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49901216701_b657ecc967_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2AMcc)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2AMcc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49901533407_2bfa9ba330_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2CpkD)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2CpkD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49901221741_d0f4aac03e_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2ANG6)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2ANG6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bước vào nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49900699653_35f6892ffc_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2y8uz)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2y8uz) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Dưới cuối nhà thờ bên ta trái là một bức tượng trắng tinh. Có lẽ từ đá cẩm thạch carrara. Tượng khắc về thời ấu thơ của Đức Mẹ với bà thánh Anna.
https://live.staticflickr.com/65535/49901528502_cb32995d83_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2CnT5)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2CnT5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
17-05-2020, 09:21 PM
Bên phải phía cửa ra vào của nhà thờ là một cầu thang đi xuống một hầm đá. Truyền thống cho rằng đây là nhà của ông bà Thánh Gioakim và Anna. Đoàn đã xuống và quây quần bên bàn thờ nhỏ ở dưới. Cũng như bao lần đến một nơi liên quan đến Mẹ, đoàn cùng nhau đọc kinh cầu nguyện và cất lên lời hát: "Cung chúc trinh vương không hề nhiễm tội truyền. Thật mẹ là mẹ Thiên Chúa. Mẹ khiết trinh trọn đời…." (Cung Chúc Trinh Vương của Hoài Đức)

https://live.staticflickr.com/65535/49901530242_b806ccc474_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2Cop5)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2Cop5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49901204971_4c598c3a8c_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2AHGX)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2AHGX) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49900691448_71041cc73b_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2y647)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2y647) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49901218871_77ba5df536_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2AMQB)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2AMQB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
17-05-2020, 09:23 PM
https://live.staticflickr.com/65535/49901512872_36fe0718df_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2CieA)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2CieA) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49901511017_e0cf94d41e_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2ChFB)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2ChFB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49901509117_a455b47e8d_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2Ch7R)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2Ch7R) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49901507787_3a43ef2ef9_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2CgHV)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2CgHV) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
19-05-2020, 09:59 PM
Sau khi viếng dưới hầm đá, đoàn lên trên tham quan nhà thờ. Bên trên nhà thờ có 2 đặc điểm. Các cột trụ xây lệch , không đối diện nhau và kích thước cũng không cân xứng. Ngay cả các cửa sổ cũng không có cái nào cùng một kích cỡ cả.

https://live.staticflickr.com/65535/49900697313_5401a81cce_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2y7Ne)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2y7Ne) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49901209786_60599339c0_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2AK8Y)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2AK8Y) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nhưng nhiều người đến đây cũng vì đặc điểm thứ 2. Không biết do thiết kế hay ngẫu nhiên mà khi đứng trước bàn thờ cất tiếng hát thì âm thanh vang dội khắp nhà thờ.
Vì vậy các đoàn hành hương khi đến hay thay phiên nhau đứng trước bàn thờ và cất cao tiếng hát.
Đoàn Kẻ đi tìm cùng nhau đứng trước bàn thờ và cất tiếng hát vút cao, gởi gắm tâm tình hân hoan và tạ ơn của đoàn khi hôm nay được đến nhà Mẹ yêu dấu.
https://live.staticflickr.com/65535/49901521072_74b34faa07_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2CkEY)St. Anne's church in Jerusalem (https://flic.kr/p/2j2CkEY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Bài hát của linh mục Thành Tâm - Mẹ Đầy Ơn Phúc.
https://live.staticflickr.com/31337/49901512391_689ed6d7f8_b.jpg (https://flic.kr/p/2j2Ci6i)Video clip: Mẹ Đầy Ơn Phúc (https://flic.kr/p/2j2Ci6i) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Còn đây là một tấm của một bác trong đoàn. Chụp với Canon RP
https://live.staticflickr.com/65535/49912297513_33b3942aee_c.jpg

joseph.luong
19-05-2020, 10:46 PM
Ngay sát bên cạnh nhà thờ là hồ Bết-sai-đa - pool of Bethesda. Tiếng Việt còn có những phiên âm khác là Bết-da-tha, Bết-khét-đa hoặc Ben-dê-tha..

Hồ này đã có trước nhà thờ Thánh Anna hơn cả 1800 năm. Hồ được xây vào thế kỷ 8 TCN, và đến thế kỷ 2 TCN thì có thêm một hồ mới được xây ngay bên cạnh. Cả hai cái hồ liền nhau này được gọi là hồ Bêtsaiđa.
Hồ Bêtsaiđa nằm ở hướng bắc ngay cạnh Đền Thờ. Vào thời Chúa Giêsu được dùng làm nước sinh hoạt cho dân trong thành Giêrusalem. Ngoài ra, những người lên Đền Thờ mang theo chiên cừu tế lễ thì sẽ vào cửa thành cách đó chỉ khoảng 50m và dùng nước hồ này để rửa sạch lễ tế sắp dâng lên Đền Thờ. Vì vậy cửa thành thời đó được gọi là Cửa Chiên. Ngày nay là Lion's gate trên bản đồ.
Các bác có thể thấy được khuôn viên Đền Thờ, Tường Than Khóc, và Cửa Đông (Golden Gate) trên bản đồ để dễ hình dung hồ Bêtsaiđa vốn nằm ngay sát Đền Thờ vào thời Chúa Giêsu.
https://live.staticflickr.com/65535/49912325638_5932d252de_c.jpg


Đây là mô hình của hồ Bêtsaiđa. Mô hình này là một phần của một mô hình của Thành Giêrusalem thời Đền Thờ thứ II - 516 TCN đến 70 CN. Mô hình có tỷ lệ 1:50 và được trưng bày ở Israel Museum ở Giêrusalem.
Hình từ wikipedia. Cửa ở bên trên góc trái của hình em nghĩ rất có thể là Cửa Chiên, tức Lion's Gate ngày nay.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1c/P8170051.JPG/640px-P8170051.JPG


Ngày nay hồ Bêtsaiđa còn lại những tàn tích của một ngôi nhà thờ từ thời Byzantine. Du khách có thể đi theo cầu thang xuống gần hơn khu di tích hồ.
https://live.staticflickr.com/65535/49912882726_eb680b599b_b.jpg (https://flic.kr/p/2j3Cz6y)hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda (https://flic.kr/p/2j3Cz6y) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49913196332_6044a5638b_b.jpg (https://flic.kr/p/2j3Ebjy)hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda (https://flic.kr/p/2j3Ebjy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49912878756_ee4a64f551_b.jpg (https://flic.kr/p/2j3CxV7)hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda (https://flic.kr/p/2j3CxV7) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Những gì còn lại của một ngôi nhà thờ Byzantine. Dưới chân trụ đá còn khắc hình Thánh giá thời Byantine.
https://live.staticflickr.com/65535/49912358463_64c0f6e7c2_b.jpg (https://flic.kr/p/2j3zTfx)hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda (https://flic.kr/p/2j3zTfx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Chúa Giêsu đã làm phép lạ tại nơi đây và câu chuyện ấy được ghi lại trong Phúc Âm của thánh Gioan:


Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, (chờ cho nước động, vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi). Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.

Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!” Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: “Anh hãy vác chõng mà đi!” Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: “Vác chõng mà đi”?” Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.1 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát. Nhưng Đức Giê-su đáp lại: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc.” Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.(Ga 5:1-18)

joseph.luong
23-05-2020, 08:33 PM
Từ đầu chuyến hành hương Đất Thánh thì em đã đi qua nơi Chúa sinh, lớn lên, những nơi Chúa đã rao giảng và làm phép lạ. Giờ đây em mời các bác cùng bước vào Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu - Passion of Christ.

Em scan tấm hình minh họa từ sách Kẻ Đi Tìm để tóm tắt về Cuộc khổ nạn của Chúa.
Hướng bắc là bên phải khung hình. Đây là bản đồ tường thành thời Chúa Giêsu. Khi ấy đồi Gôngôtha nằm ở ngoài cửa thành.
https://live.staticflickr.com/65535/49925623623_53833589d3_c.jpg
Tóm tắt:

6pm Thứ Năm: [1] - Chúa Giêsu và các môn đệ ăn lễ Vượt Qua tại phòng Tiệc Ly - Upper Room.

8pm: [2] - Chúa cùng các môn đệ đi đến vườn Giêtsimani ở dưới chân núi Ôliu. Ở đây Chúa cầu nguyện 3 lần và đã đổ mồ hôi máu.
- Giuđa phản bội Chúa, dắt quân lính đến bắt Chúa.
- [3] Chúa bị đưa về dinh Caipha và bị nhốt vào ngục. Nơi đây Phêrô đã chối Chúa ba lần.
Lúc này cũng khoảng 2-3 giờ sáng Thứ Sáu.

6am Thứ Sáu: - Chúa bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng ở trong Đền Thờ.

7am: [4] Chúa bị đưa đến tổng trấn Phongxiô Philatô.

8am: [4] Philatô áp giải Chúa đến vua Hêrôđê Antipas. Chúa bị chế giễu và cho trả về quan Philatô.

9-10 am: [5] Chúa bị xử, chịu nhục hình và sau đó bắt đầu vác thánh giá lên đồi Canvê.

12-3pm: [5] Chúa chịu đóng đinh.

3pm: Chúa trút hơi thở.

Các câu chuyện Chúa ở Bữa Tiệc Ly, vườn Giêtsimani, và ở dinh Caipha (tức là nhà thờ Gallicantu) em đã trình bày ở trang 13 và 14. Giờ em sẽ tiếp tục với phần sáng sớm Thứ Sáu. Mời các bác chương 23 & 24 của Tin Mừng theo thánh Luca:


Đức Giê-su ra trước Thượng Hội Đồng
Khi trời sáng, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Đồng và hỏi: “Ông có phải là Đấng Mê-si-a thì nói cho chúng tôi biết!” Người đáp: “Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin; tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời. Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng.” Mọi người liền nói: “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao?” Người đáp: “Đúng như các ông nói, chính tôi đây.” Họ liền nói: “Chúng ta cần gì lời chứng nữa? Chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói!”

Đức Giê-su ra trước tòa tổng trấn Phi-la-tô
Toàn thể cử tọa đứng lên, điệu Đức Giê-su đến ông Phi-la-tô. Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là Vua nữa.” Ông Phi-la-tô hỏi Người: “Ông là Vua dân Do-thái sao?” Người trả lời: “Chính ngài nói đó.” Ông Phi-la-tô nói với các thượng tế và đám đông: “Ta xét thấy người này không có tội gì.” Nhưng họ cứ khăng khăng nói: “Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giu-đê, bắt đầu từ Ga-li-lê cho đến đây.” Nghe nói thế, ông Phi-la-tô liền hỏi xem đương sự có phải là người Ga-li-lê không. Và khi biết Người thuộc thẩm quyền vua Hê-rô-đê, ông liền cho áp giải Người đến với nhà vua lúc ấy cũng đang có mặt tại Giê-ru-sa-lem.

Đức Giê-su ra trước mặt vua Hê-rô-đê
Vua Hê-rô-đê thấy Đức Giê-su thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả.10 Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. Vua Hê-rô-đê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Phi-la-tô. Ngày hôm ấy, vua Hê-rô-đê và tổng trấn Phi-la-tô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.

Đức Giê-su lại ra trước tòa tổng trấn Phi-la-tô
Bấy giờ ông Phi-la-tô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: “Các ngươi nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo. Cả vua Hê-rô-đê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ngươi thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Phi-la-tô phải phóng thích cho họ một người tù. Nhưng tất cả mọi người đều la ó: “Giết nó đi, thả Ba-ra-ba cho chúng tôi!” Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người.

Ông Phi-la-tô muốn thả Đức Giê-su, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: “Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá!” Lần thứ ba, ông Phi-la-tô nói với họ: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.

Ông Phi-la-tô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giê-su thì ông trao nộp theo ý họ muốn.

joseph.luong
23-05-2020, 08:51 PM
Sáng sớm Thứ Sáu, Đức Chúa Giêsu bị điệu đến Thượng Hội Đồng Do Thái ở trong Đền Thờ Giêrusalem.
Sau đó được đưa đến tổng trấn Philatô. Vậy Philatô ở đâu trong Giêrusalem?

Trước đến nay các nhà nghiên cứu Thánh Kinh cũng như các sử gia, khảo cổ học vẫn chưa biết chính xác nơi Philatô ở đâu khi đến Giêrusalem. Vào những ngày thường thì có lẽ tổng trấn Philatô sẽ ở cung điện của Vua Hêrôđê Cả ở Caesarea Biển (em đã có viết về nơi này ở trang 7). Lý do là vì khí hậu tốt hơn và thành phố này như là một Rome thứ hai. Philatô là người Roma nên ở nơi đây là một điều dễ hiểu. Khi có công việc thì ông mới đến Giêrusalem. Và khi ở Giêrusalem thì có 3 nơi mà các chuyên gia nghĩ là Philatô sẽ dùng làm nơi nghỉ. Một trong 3 nơi đó chính là Antonia Fortress - Pháo đài Antonia, chỉ cách Hồ Bêtsaida vài phút đi bộ.

Nơi đây có 2 lợi thế:
- Antonia Fortress được xây ngay ở góc Tây Bắc giáp với Đền Thờ. Các tháp còn được xây cao hơn cả tường thành Đền Thờ. Từ đây có thể quan sát cả toàn thể khu vực của Đền Thờ Giêrusalem.
- Quân đội Roma đóng quân ở đây.

Vì vậy bất cứ động tĩnh gì của người Do Thái, nhất là ở khu vực Đền Thờ thì ở Antonia Fortress đều có thể nhìn thấy. Và nếu cần thì có thể điều động quân lính ngay lập tức.

hình từ internet
https://3.bp.blogspot.com/-oKt5AJHCSs4/WwRdsXHRYpI/AAAAAAAAAo8/--5aQj9Ngd0mgGGwKJ3QJUYUacEp8dWiQCLcBGAs/s1600/HerodssecondtempleAndAntoniaFortress.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9d/P8170045.JPG/539px-P8170045.JPG

Trở về với thời điểm Chúa bị bắt. Lúc đó dân Do Thái ăn mừng Lễ Vượt Qua. Đây là một trong những ngày lễ lớn của người Do Thái. Có rất nhiều người sẽ tụ về Đền Thờ Giêrusalem. Quan Philatô nhất định sẽ có mặt ở Giêrusalem, và như em đã phân tích, có thể nơi ông ở là Antonia Fortress.
Sau khi biết được Chúa Giêsu là người Nazareth, thuộc miền Galilê thì quan Philatô đã cho áp giải Người đến tiểu vương Hêrôđê. Đây là Hêrôđê Antipas, một trong các người con của Hêrôđê Cả. Vua Hêrôđê Cả là người đã xây những công trình tráng lệ bậc nhất thời bấy giờ, trong đó có Thành phố cảng Caesarea Biển và Đền Thờ Giêrusalem. Đến đời con thì trở nên bất tài và dần dần bị người Roma thay thế. Hêrôđê Antipas lúc bấy giờ đang cai trị miền Galilê ở miền Bắc Do Thái. Nhưng lúc này Hêrôđê có mặt tại Giêrusalem để dự Lễ Vượt Qua. Nơi ông ở rất có thể là dinh của vua cha ở gần cổng Jaffa. Ngày nay nơi đây được gọi là Tower of David.

Đây là Tower of David ngày nay.
https://live.staticflickr.com/65535/49926535442_acb9382f45_b.jpg (https://flic.kr/p/2j4Qxzd)Tower of David (https://flic.kr/p/2j4Qxzd) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Antonia Fortress cũng như Đền Thờ Giêrusalem đã bị phá hủy. Nơi kính nhớ Chúa Giêsu chịu nhục hình ngày nay được gọi là Đền thờ Flaggellation vốn được xây trên tàn tích của một đền thờ thời Thập Tự Chinh. Trong khuôn viên có 2 nhà nguyện đối diện nhau:
- Chapel of Flaggellation - Nhà nguyện Chúa chịu nhục hình
- Chapel of Condemnation - Nhà nguyện Chúa bị kết án.
Không xa là Vương Cung Thánh Đường Ecce Homo.

Cha Tầm Thường đã có viết về nơi đây:
__________
Từ cửa thành Giêrusalem, đi một khúc ngắn thì tới đền thờ Chúa chịu đội mạo gai. Đền thờ Flagellation. Flagellation có nghĩ là nhục hình.
Sau khi bị Caipha trao cho Philatô thì Chúa Giêsu bị điệu về đây. Vùng đất hôm nay mang tên đền thờ Flaggellation. Phúc Âm tường thuật như sau:

Vậy, người Do-thái điệu Đức Giê-su từ nhà ông Cai-pha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Vì thế, tổng trấn Phi-la-tô ra ngoài gặp họ và hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì?” Họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan.” (Ga 18:28-30)

Từ dinh Caipha đi bộ đến đền thờ Flagellation khoảng ½ tiếng. Dinh Caipha ở sát tường thành Giêrusalem phía Tây Nam. Dinh Philatô ngược lại, phía Đông Bắc. Như một bàn cờ, ta đi một gạch chéo từ góc này về góc kia. Toàn khu vực này đầy dẫy dấu vết do các nhà khảo cổ tìm ra. Vào năm 1857 Cha Ratisbonne đào móng xây trường học, không ngờ bắt gặp những phiến đá đã âm thầm chờ đơi hai nghìn năm nay để nói cho con người về dấu ấn lịch sử cứu độ. Nơi đây, trong quần thể rộng hơn một sân bóng đá là dinh Philatô. Hôm nay, khu này được chia làm hai. Vương cung thánh đường Ecce Homo với tu viện Nữ Tu Sion chiếm một phần. Khu đền thờ Flagellation, Chúa bị đánh đòn, do các tu sĩ Phanxicô coi sóc, là phần còn lại.

Ecce Homo, tiếng Latin có nghĩa “Đây là Người”. Nơi này Philato đã điệu Chúa ra và trao cho dân Do Thái với câu nói đó. Đức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: “Đây là người!” (Ga 19:5)

Trong quần thể này, tu viện Sion được xây trên những di tích vô cùng quý giá. Ngày nay người ta còn nhìn thấy cả một hệ thống dẫn thủy. Đường dẫn và hồ chứa nước cho đền thờ. Đó là di tích quan trọng. Nhiều phần của tu viện được xây nổi, để qua nền nhà bằng kính, người ta có thể còn nhìn thấy bên dước là những phiến đá này. Thí dụ những phiến đá mang dấu vết bàn cờ mà có thể quân lính Roma chơi lúc canh gác. Những phiến đá khổng lồ làm đường dẫn vào đền thờ xưa. Những phiến đá làm nền chợ. Chúng còn sót lại như những chứng nhân lặng lẽ nằm dưới đất 2000 năm. Chính chúng đã nghe, sau khi Philatô nói “Ecce Homo”. Người Do Thái đáp:
“Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Philatô bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh” (Ga 19:6).

Gioan đã tường thuật trong Phúc Âm của Người như thế. Và hôm nay, những phiến đá này xin làm chứng. Trong quần thể này, cách đền thờ Ecce Homo mấy chục mét là đền thờ Flagellation, nơi tôi dâng lễ. Đền thờ mang tên Flagellation,nghĩa là Đền thờ Chúa bị đội mạo gai và đánh đòn. Tóm lại là nhục hình. Nơi này, hai nghìn năm trước đã xảy ra câu chuyện sau đây:
Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giê-su vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng : “Vạn tuế đức vua dân Do-thái!” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. (Mt 27:27-30).

Thứ Sáu Tuần Thánh, chặng Đàng Thánh Giá trọng thể khởi đầu từ nơi đây. Vì chính nơi này Chúa nhận thập giá rồi bị dẫn lên Núi Sọ.
Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. (Mt 27:31)
______________trích Kẻ Đi Tìm

joseph.luong
24-05-2020, 08:36 PM
Đây là sân trước nhà nguyện Chúa chịu nhục hình. Hôm đó có một nhóm hành hương khác đang dùng nên đoàn không thể vào tham quan.
https://live.staticflickr.com/65535/49929457273_f210c7cd19_b.jpg (https://flic.kr/p/2j56w8B)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j56w8B) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đợi một lát thì đoàn được dẫn vào Chapel of Condemnation đối diện, tức là nhà nguyện Chúa bị kết án để cùng cầu nguyện.
Cả hai nhà nguyện đều có những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, giúp đưa các tín hữu trở về không gian và thời gian khi Chúa đã chịu những roi đòn xé thịt, bị quân Roma kết những cây gai nhọn dài làm triều thiên mà ghim vào đầu Chúa.

Mái vòm nhà nguyện Condemnation.
https://live.staticflickr.com/65535/49929458723_4a925ec46f_b.jpg (https://flic.kr/p/2j56wyB)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j56wyB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là bàn thờ nhà nguyện.
Khi về đọc thêm thì mới biết những bức tượng trong nhà nguyện nơi đây được làm bằng paper mâché - giấy bồi.
https://live.staticflickr.com/65535/49930285617_e1c3b67b76_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5aLnp)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j5aLnp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49929464738_b7b95a8bce_b.jpg (https://flic.kr/p/2j56ymj)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j56ymj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49929975626_5239ecd3e2_b.jpg (https://flic.kr/p/2j59bdJ)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j59bdJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
24-05-2020, 09:00 PM
Một tác phẩm nghệ thuật sống động nữa. Thánh Maria Mađalena ôm giữ Đức Mẹ trong khi Thánh Gioan tông đồ lấy khăn che mặt Mẹ để tránh đừng nhìn thấy cảnh Chúa vác thập giá đi đến nơi đóng đinh. Hậu cảnh hình nửa mái vòm, là cảnh của tu viện Ecce Homo ngày nay, cũng là một phần của Antonia Fortress ngày xưa.

https://live.staticflickr.com/65535/49929977846_1c80c3836c_b.jpg (https://flic.kr/p/2j59bT1)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j59bT1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nói đến Chúa chịu đòn thì vũ khí lính Roma dùng là dây roi được gọi là Roman flagrum. Vũ khí này dùng để tra tấn phạm nhân. Cây roi có nhiều tua và cột ở cuối đuôi là những cục xương nhỏ hoặc những miếng chì. Khi quất lên người thì những mảnh xương, viên chì sẽ xé một mảng thịt da gây đau đớn tột cùng. Họ sẽ quất ở lưng vì như vậy phạm nhân sẽ đau đớn nhưng không thể chết vì mất máu.
https://archaeologypro.weebly.com/uploads/2/0/6/4/20644776/1006904_orig.jpg https://archaeologypro.weebly.com/uploads/2/0/6/4/20644776/4251963.jpg?1369885376


Quân Roma sẽ trói Chúa vào một cột đá và quất vào lưng Người. Cứ mỗi một tiếng vút của sợi dây là những mảng da thịt bị xé rách. Họ sẽ đánh làm sao để gây đau đớn nhất. Và họ sẽ đánh thật nhiều. Mục đích của cuộc tra tấn này là làm cho tội nhân yếu đi trước khi đem đi đóng đinh vào thập giá.





Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. (Ga 19:2)
Nếu muốn xem cây gai này như thế nào thì ngày nay khách hành hương có thể đến nhà thờ Dominus Flevit ở núi Ôliu. Đây là một cành gai ấy. Em đã có viết về nơi đây ở trang 12.
https://live.staticflickr.com/65535/49757489203_ff11d30ca7_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNU91T)Dominus Flevit (https://flic.kr/p/2iNU91T) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Em cũng được một cành nhỏ đem về. Nếu các bác để ý thì chỉ cành nhỏ này thôi đã có đến 3 gai nhọn. Chiếc dài nhất khoảng chừng 2 đốt ngón tay.
https://live.staticflickr.com/65535/49926438942_c6e9ac96b1_b.jpg (https://flic.kr/p/2j4Q3Tq)một cành gai (https://flic.kr/p/2j4Q3Tq) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Và đây là những cây nhỏ đã được sấy khô bày bán cho du khách ở bên ngoài nhà nguyện.
https://live.staticflickr.com/65535/49758217261_359a5fb5c5_b.jpg (https://flic.kr/p/2iNXSrB)Mão gai Chúa Giêsu (https://flic.kr/p/2iNXSrB) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
25-05-2020, 08:43 PM
Vậy, Đức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: "Đây là người!". (Ga 19:5)

Ecce Homo - Đây là người.
Lối vào VCTĐ Ecce Homo. Nơi đây là một tu viện của dòng Sisters of Our Lady in Zion.
https://live.staticflickr.com/65535/49929455493_8118d9021a_b.jpg (https://flic.kr/p/2j56vAV)Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j56vAV) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đường đi vào VCTĐ có một tượng Chúa Giêsu. "Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy" (Mt 27: 28-29)
https://live.staticflickr.com/65535/49929967376_9408acaacf_b.jpg (https://flic.kr/p/2j598Lu)Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j598Lu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49930272332_dce8afdce1_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5aGqm)Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j5aGqm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


VCTĐ Ecce Homo được xây kết hợp với những di tích cổ xưa.
https://live.staticflickr.com/65535/49930270327_de42099561_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5aFPM)VCTĐ Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j5aFPM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49930267992_af179a0787_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5aF8w)VCTĐ Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j5aF8w) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49930266182_5c3533fbfe_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5aEAj)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j5aEAj) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Khi bước vào cửa tu viện, nếu đi thẳng men theo hành lang thì sẽ gặp tượng Chúa Giêsu và sau đó là vào đến nhà thờ. Nếu từ cửa chính tu viện rẽ phải thì có một con đường đi sâu hơn xuống lòng đất. Nơi đây ta sẽ thấy nền đá Roma. Có một tảng đá nền được bao lại. Trên mặt đá vẫn còn khắc một loại hình cờ của quân Roma.
https://live.staticflickr.com/65535/49929959661_875e206021_b.jpg (https://flic.kr/p/2j596tt)Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j596tt) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49929983401_1cdae68718_b.jpg (https://flic.kr/p/2j59dwM)Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j59dwM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Ở nơi đây rất yên tĩnh. Khác hẳn với cái ồn ào của những đoàn hành hương tấp nập đến và đi ở nhà nguyện Flaggelation. Những ai thích yên tĩnh, ngồi suy tư, chiêm niệm về cuộc khổ nạn của Chúa thì đây là nơi thật lý tưởng.
Em xin kết thúc tu viện Ecce Homo bằng một bức mosaic Chúa Giêsu vác thánh giá, được gắn lên ở khu vực nền đá này.

https://live.staticflickr.com/65535/49930289762_481fa47b2d_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5aMAS)Chapel of Flaggelation (https://flic.kr/p/2j5aMAS) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49930261052_35df299ca6_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5aD4S)Ecce Homo (https://flic.kr/p/2j5aD4S) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
26-05-2020, 08:51 PM
Via Dolorosa
Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá. (Mc 15:20)

Con đường Chúa vác thập giá lên đồi Gôngôtha, nghĩa là núi Sọ, ngày nay gọi là Via Dolorosa - Way of Sorrows. Tiếng Việt gọi là Chặng Đàng Thánh Giá.
Việc các Kitô hữu đi trên con đường tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa đã được ghi lại từ thời Byzantine. Vào Thứ Năm Tuần Thánh (tức thứ Năm trước Chúa Nhật Phục Sinh) thì các tín hữu khởi đầu từ nhà thờ Eleona (tức nhà thờ Kinh Lạy Cha ngày nay) đi xuống vườn Giêtsimani ở dưới chân núi Ôliu. Sau đó thì đi đến nhà thờ Mộ Chúa ở trên đồi Gôngôtha.
Thói quen dần rồi trở thành truyền thống, nhưng con đường cũng như số chặng dừng thay đổi nhiều lần từ thế kỷ 4 cho đến thế kỷ 19.
Đến thế kỷ 8 thì các chặng dừng được biết qua tên gọi "Stations of the Cross" - Chặng Đàng Thánh Giá. Vào thế kỷ 14 thì có 8 chặng. Đến thế kỷ 19 thì hình thành 14 chặng cho đến ngày nay.
Đây là 14 Chặng Đàng Thánh Giá:

I - Chúa Giêsu bị kết án tử hình
II - Chúa Giêsu vác Thánh giá
III - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
IV - Chúa Giêsu gặp Mẹ Ngài
V - Ông Simon vác Thánh giá đỡ Chúa Giêsu
VI - Bà Verônica lau mặt Chúa Giêsu
VII - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
VIII - Chúa Giêsu an ủi những phụ nữ thành Giêrusalem
IX - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
X - Quân lính lột áo Chúa Giêsu
XI - Chúa Giêsu chịu đóng đinh vài thập giá
XII - Chúa Giêsu chết trên Thánh giá
XIII - Chúa Giêsu được đưa xuống khỏi thập giá
XIV - Chúa Giêsu được mai táng trong mồ
Đây là bản đồ (từ internet) các chặng trong Giêrusalem:
https://hendricksonpublishers.files.wordpress.com/2018/04/viadolorosa.jpg

5 chặng cuối đều nằm bên trong nhà thờ Mộ Chúa.

Vì các chặng nằm ngay ngoài đường nên đến giờ mở cửa tiệm thì con đường tấp nập người qua lại. Hỗn tạp ồn ào. Muốn thật sự cảm nghiệm Đàng Thánh Giá thì chỉ có một cách. Đi thật sớm khi các hàng quán vẫn chưa mở cửa.
Đoàn ngày hôm đó tập họp dưới sảnh hotel lúc 3:30 sáng để đi Đàng Thánh Giá. Lý do sớm như vậy là vì đến 5:30 sẽ được dâng lễ ngay trên đồi Gôngôtha, nơi Chúa chịu đóng đinh.
Em để camera trong hotel. Muốn tận hưởng trọn vẹn những giây phút quý giá mà chắc chỉ được một lần trong đời. Đây là những gì em học được khi đi Đàng Thánh Giá sáng sơm hôm ấy.
Lần này các bác đành phải dùng trí tưởng tượng thay cho hình ảnh.


- Từ chặng I đến II chỉ khoảng 10m

- II đến III thì chỉ cách nhau độ chừng 50m.

- III: Chúa ngã xuống đất.
Nhiều người (trong đó có em) vẫn thường hình dung rằng Chúa Giêsu khi đi thì phải vác nguyên cả cây thập giá. Nhưng ngày nay nhiều chuyên gia cho rằng không phải vậy. Nếu một người bị tra tấn xẻ thịt thì làm sao còn đủ sức để vác nguyên một cây thập giá nặng như vậy?
Quanh vùng Giêrusalem khan hiếm gỗ. Khi quân Roma bao vây Giêrusalem vào năm 70 đã phải cho quân lính đi xa hàng mấy dặm chỉ để tìm gỗ xây vũ khí công thành. Vì vậy, rất có thể Chúa Giêsu lúc đó chỉ vác thanh ngang. Còn thanh dọc đã nằm chờ sẵn ở đồi Gôngôtha.
Quân Roma sẽ đặt thanh ngang lên vai và trói tay Chúa vào thanh gỗ. Cả một sức nặng của một thanh gỗ lớn đè lên vai. Chỉ còn đôi chân ráng vừa đi vừa giữ cân bằng. Người đuối sức. Đến đây mất thăng bằng hoặc quân Roma đẩy Chúa và Chúa đã ngã. Và nếu hai tay bị trói chặt vào thanh gỗ thì chắc hẳn Chúa đã phải ngã sóng soài xuống mặt đường. Cả khuôn mặt phải đập mạnh vào nền đá cứng.
Đến đây thì làm sao Đức Mẹ có thể đứng nhìn Chúa Giêsu ngã như vậy. Mẹ phải chạy đến Người.
Vì vậy, chặng III và IV, Chúa Giêsu gặp Mẹ Ngài, là cùng ở một nơi.

- V: Simon vác thập giá cho Chúa. Thánh Kinh có ghi lại: "Đang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người" (Mt 27:32)
Đường từ nơi đây bắt đầu lên dốc. Chắc quân lính sợ Chúa chết, nên bắt một người vác đỡ.

- VII: Chúa ngã lần thứ hai.
Ngày xưa nơi đây là cổng thành Giêrusalem. Từ đây dốc cao hơn. Đồi Gôngôtha rất gần trước mắt. Chúa chắc thấy được nơi sẽ bị đóng đinh. Qua cổng này là đầy mồ mả.

- VIII: Chúa Giêsu an ủi những phụ nữ thành Giêrusalem. Chỉ cách chặng VII một quãng ngắn. Có thể những người chạy theo Chúa bị ngăn lại. Họ khóc. Chỗ này Chúa yên ủi, "vĩnh biệt" họ.

- IX: Chúa ngã lần thứ ba. Chỉ còn mười mấy bước chân là đến đồi Gôngôtha.

joseph.luong
26-05-2020, 09:18 PM
Đây là vài tấm ảnh em chụp được khi trời sáng. Lúc ấy Cha dắt đoàn đi ngang qua con đường Via Dolorosa.
Mỗi chặng được đánh dấu như thế này trên tường.
https://live.staticflickr.com/65535/49938373692_429a866b46_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5TdEY)Via Dolorosa (https://flic.kr/p/2j5TdEY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Chặng thứ III và IV
https://live.staticflickr.com/65535/49938068781_771b0fbe21_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5RE2T)Via Dolorosa (https://flic.kr/p/2j5RE2T) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Ở chặng III có một nhà nguyện nhỏ với bức tranh nghệ thuật rất độc đáo.
https://live.staticflickr.com/65535/49938069946_a424e5f102_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5REnY)Via Dolorosa (https://flic.kr/p/2j5REnY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49938375427_aa4c34a8ac_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5TebT)Via Dolorosa (https://flic.kr/p/2j5TebT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49937552083_2f08053106_b.jpg (https://flic.kr/p/2j5P1ri)Via Dolorosa (https://flic.kr/p/2j5P1ri) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Một đoàn hành hương khác đang đi Đàng Thánh Giá lúc trời sáng. Ảnh chụp smartphone của một người trong đoàn.
https://live.staticflickr.com/65535/49937612738_bdf7ba4c59_c.jpg


Cha Tầm Thường đã viết về Via Dolorosa như sau:

Đường thánh giá bắt đầu từ đền Flagellation, nghĩa là đền thờ Chúa bị đội mạo gai và đánh đòn lên núi Gôngôtha. Con đường trong nội thành Giêrusalem này mang tên Via Delorosa. Via Delorosa là Đường Đau Khổ. Ngày xưa Chúa vác thập giá từ đây lên đồi Gôngôtha. Bấy giờ Gôngôtha là ngoại thành cho dù đi không đầy nửa tiếng. Hôm nay, đường Via Dolorosa tấp nập người qua lại, hai bên là quán xá, cửa hàng. Và dĩ nhiên họ cũng bán muôn vàn thứ thập giá từ gỗ đã đến kim cương.
Tại đền thờ Flagellation, các thầy Dòng Phanxicô đã làm sẵn những cây thập giá gỗ để khách hành hương vác đi Đàng Thánh Giá. Đến Giêrusalem, người ta sẽ bắt gặp từng nhóm người, đông có, ít có, họ đi từ dinh Philatô, nghĩa là từ đền Flagellation này lên Núi Sọ. Đường đi không dài, nhưng rất chật chội. Đường thánh giá ngày xưa bây giờ không là đường đau khổ nữa. Tấp nập chung quanh là quán hàng. Ai vác thánh giá thì vác, ai đi Đàng Thánh Giá thì đi. Phố xá, các thứ quán hàng hai bên ồn ào chen lấn tấp nập. Chào mời đủ mọi thứ âm thanh. Mỗi chặng đàng được đánh dấu bằng một hình thập giá gắn trên tường đá. Có khi cũng có chặng đàng được một khoảng trống, bên trong có nến hoa, bàn thờ với tượng Chúa, làm thành một nhà nguyện nhỏ. Hầu hết đều bé nhỏ. Nhiều chặng đàng bị che kín lối vào ví các sạp hàng.
Người ta không thể đến Giêrusalem này để đi Đàng Thánh Giá bằng suy niệm trong thinh lặng. Đủ mọi thứ máy quay phim chụp hình. Chen nhau mà đi. Đẩy nhau mà tới. Giành giật nhau chỗ đứng. Chính trong bối cảnh này, ta có thể hỏi đường Via Delorosa thật sự là gì.
Người ta nói quá dễ dãi về đường lên Núi Sọ. Họ bảo đấy là đường đau khổ. Ra khỏi Giêrusalem. Trở về cuộc sống của riêng mỗi người. Ta thấy gì trên đường đời ta đi. Đường Via Dolorosa riêng của mỗi người là đường đau khổ hay hạnh phúc? Sự thường, người ta phân định đau khổ và hạnh phúc bằng một danh từ ngắn gọn. Hạnh phúc và đau khổ không thể như hai danh từ diễn tả hai pháo đài độc lập lẻ loi. Trong đời sống, ít có hạnh phúc nào và đau khổ nào riêng lẻ. Tất cả như đều có mầm sống chen lẫn vào nhau. Có thể trong hạnh phúc này đã gieo mầm đau khổ. Có thể từ đau khổ kia đang nuôi mầm hạnh phúc. Ra khỏi Giêrusalem, trở về đường đời ta đi. Ta đi tìm ý nghĩa đường thập giá cho riêng ta.

*** ***

Con chồn nghển đầu cố nhìn qua hàng rào. Mùi hương của mật nho chín trong vườn làm nó chảy rãi. Qua cái lõ nhỏ của chân tường, nó chúi đầu chui vào. Mùi mật của vườn nho làm nó càng tham, sân, si. Lầm lũi, ngày ngày nó đếm ướm mình vào lỗ chui ở chân tường. Không chui nổi. Nó nhịn ăn cho đến một ngày gầy đủ để lách qua, chui vào vườn nho. Một ngày hân hoan. Nó tưởng như thiên đàng bất tận. Mùa nho sai chín. Nó say sưa ăn uống cho thỏa mãn dục vọng, cho đã những ngày thèm khát chờ mong.
Bất chợt ngày kia có tiếng động rất lạ. Mùa gặt đến. Các tá điền bắt đầu theo chủ đi hái nho. Cái bất tận của thiên đàng không còn nữa. Mỗi ngày tá điền càng đến gần khu vườn nho nó đang náu thân. Ánh trăng không còn an bình. Đêm về nó nơm nớp lo lâu. Liệu ngày mai nhóm tá điền đến khu an toàn nó náu thân chưa? Bây giờ hương thơm của mùi mật trở thành chán ngấy. Mỗi ngày đám tá điền ồn ào gậy gộc đến gần chỗ nó ẩn náu. Nó trở về góc tường ngày xưa. Tìm về lỗ chân tường ngày xưa chui vào. Than ôi, cái béo phì không đẩy được thân xác ra nữa. Ai sẽ cứu nó? Cái bừng tỉnh của nó, bây giờ làm sao thoát thân?
Có những thèm muốn đưa đời đến dang dở. Có ước mơ ôm vào là rơi xuống những tham, sân, si khổ lụy. Chỉ còn con đường hạnh phúc là tìm cách chui qua lỗ chân tường. Trở về kinh nghiệm ngày xưa. Ngày đó nó nhịn ăn cho ốm người để chui vào. Bây giờ nó lại nhịn ăn để chui ra.
Nó nhất quyết nhịn ăn.
Gầy ốm dần, tiêu đi chiếc bụng chềng bềnh, một hoàng hôn nọ, nó lách được mình qua lỗ hổng chân tường, biến ra ngoài. Hú hồn, nó chặ thẳng cẳng, thoát chết.
Một đêm trăng vắng yên lặng, nó ngồi nhìn ánh trăng mênh mông. Trong bóng đêm vằng vặc, con chồn nhìn lại đời nó, nó nói với đời:
- Tất cả chỉ có thế. Cái khổ lụy như mồi chài bắt bóng.
Thoát chết chui được ra ngoài. Bấy giờ nó mới thấy cái hương mật của mùa nho không là hạnh phúc. Ngồi một mình trên tảng đá cao. Đêm trăng êm đềm đổ xuống cánh đồng. Nó nhìn bóng nó in trên nền cỏ thinh vắng, hướng về vườn nho. Vườn nho vẫn nhẹ nhàng tỏa hương thơm mặn mà. Nó nói với đời:
- Tất cả chỉ có thế. Băn khoăn khốn khổ vì hương thơm và rồi khốn khổ để thoát khỏi mùi hương.
Những ngày ăn uống thỏa thuê trong vườn nho, nó tưởng là bất tận. Nó thấm thía về những ước mơ. Tại sao ngày nào mùi mật là thèm muốn mà hôm nay là chán bứa. Tại sao ngày nào hương thơm là khoái lạc mà hôm nay là ghê tởm. Nó ngồi trên ghềnh đá nhìn về khu vườn mà kinh hoàng. Nó hiểu thấm thía, mùi hương không thay đổi. Mùi mật không biến thể. Tùy cõi lòng mà nó thấy là thèm muốn hay chán bứa. Tùy tâm đạo mà miếng ăn là sự sống hay cõi chết. Nó nói với bóng nó mà như nói với đời:
- Hạnh phúc không phải là thỏa mãn nhu cầu. No thỏa của tâm trí khác với no thỏa của thân xác. No thỏa của thân xác là một ồn ào réo gọi. No thỏa của tâm linh là một êm đềm chọn lựa. Sung mãn của tâm hồn là một chọn lựa riêng tư. Sung mãn của thân xác là một xô đẩy của đám đông.
Hôm nay, người ta khó nhìn thấy cái riêng tư của tâm hồn, vì ồn ào của đám đông quá rực rỡ. Những ngày trong vườn nho, tôi chỉ ăn và no say. Tôi mất ánh trăng. Tôi chụm mình trong mật, tôi mất lối mòn thong thả ngoài cánh rừng. Cuộc đời không oan trái, oan trái là lòng mình. Ai trong mình cũng có một năng lực khổng lồ. Tôi nhịn đói để chui mình vào được. Tôi cũng có thể nhịn đói để thoát thân. Năng lực, khả năng đó là ép thân xác mình. Cùng một năng lực ép xác nhưng một lần là đưa đời vào cõi chết, một lần đi tìm tự do.
Bởi thế, không ngoan và khờ dại không hệ tại cạm bẫy của đời mà là tự mình nhìn đời thế nào. Đừng trách cứ cuộc đời.
Nó hiểu thế nào là đường hẹp. Nó lững thững bước theo lối mòn trở về rừng. Nó hiểu con đường hạnh phúc của nó là những con đường mòn.

*** ***

Ta cần một tâm hồn tỉnh thức. Không thể nói cách thiếu suy nghĩ rằng theo Chúa thì phải chấp nhận đau khổ. Ta cần một tâm hồn để hiểu con đường hẹp theo Chúa là đường hạnh phúc. Ước mong được đau như người lực sĩ chịu tập luyện, chứ đau không là hình phạt.
Làm sao có thể hiểu Chúa tuyệt vời trong tiến trình đi tìm hạnh phúc. Và phải hiểu rằng để hạnh phúc ta phải beiest yêu bầu trời tự do của lương tâm. Đau để lách vào vườn nho mồi chài bắt bóng của con chồn, khác với nỗi đau sám hối tìm đường thoát ra.
Lạy Chúa,
Con cần một trái tim dũng cảm để thoát khổ bằng nỗi đau.
Thì con cũng cần một tâm hồn để biết lựa chọn vì không phải cứ đau là thoát khổ. Con cần phân biệt giá trị những nỗi đau. Cái đau nhịn ăn để chui vào vườn nho khác cái đau nhịn ăn để thoát ra.
Và khi con hiểu cuộc đời nhiều khi chỉ thoát được khổ bằng nỗi đau, thì con sẽ thấy con đường hẹp không phải là đường khổ đau nữa mà là hạnh phúc.
Chúa luôn luôn tuyệt vời vì Chúa hiểu thế nào là đau, thế nào là khổ. Chúa đã khổ, đã đau. Còn con, con lẫn lộn đau với khổ, lẫn lộn hạnh phúc với khoái lạc.

*** ***

Lạy Chúa,
Để bớt lẫn lộn, con cần xét lại cách con cử hành Bí Tich, tha thiết hay sợ mất thì giờ. Con cần xét lại cách con hiểu Lời Chúa chỉ là lề luật trói buộc mình hay là bảng chỉ đường khôn ngoan. Con cần nhìn cách con đi Đàng Thánh Giá là lối sống tôn giáo của mình như con chồn, im lặng dước ánh trăng nhìn bóng mình mà nói: Đừng trách cứ cuộc đời.
Cả hai, chặng đàng thập giá vất vả và chặng đàng thánh giá vinh quang làm nên một đường đời.

_________ trích Kẻ Đi Tìm

joseph.luong
28-05-2020, 10:33 PM
Nhà thờ Mộ Chúa
Church of The Holy Sepulchre


Năm chặng cuối cùng của Đàng Thánh Giá nằm ở trong Nhà thờ Mộ Chúa. Đây chính là cao điểm của chuyến hành hương Đất Thánh. Nơi đây Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh, chết, táng xác và Phục Sinh.

Niềm tin của Kitô giáo là ở nơi đây. Là tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nếu Chúa không sống lại thì Kitô hữu là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nếu Chúa không Sống Lại thì những khái niệm về linh hồn, dạy từ bỏ hưởng thụ thú vui, tội lỗi, vv, chỉ là những trò bịp bợm. Vì chết rồi là hết, không có sự sống đời sau. Nếu đời chỉ là vậy thì thật là một bất hạnh.
Chúa đã chịu chết để đền bù tội lỗi của con người. Quan trọng hơn, Chúa Giêsu đã Sống Lại. Ngài đã chiến thắng tử thần và qua đó là một sự sống mới mà mọi người được mời gọi dự phần vào cuộc sống ấy; bằng cách Tin vào Chúa Giêsu.

Vì vậy đối với Kitô giáo, nơi quan trọng nhất trên thế giới chính là ở đây: Nhà thờ Mộ Chúa - Church of The Holy Sepulchre (phát âm là "sep-pô-cơ")


Vào thời xưa nơi đây là mỏ đá để dùng trong việc xây dựng trong Giêrusalem. Sau đó nơi đây trở thành nghĩa trang. Vào thời Chúa Giêsu, nơi đây nằm ngay ngoài cổng thành và được quân Roma dùng làm nơi đóng đinh các tử tội Do Thái. Chúa Giêsu vì thế mà đã bị đưa đến đây để đóng đinh.
Hình đồi Gôngôtha vào thời Chúa bị đóng đinh. Cho thấy nơi Chúa bị đóng đinh và mộ Chúa. Cistern là một hồ chứa nước.
https://live.staticflickr.com/65535/49944780933_0e0ecb0699_c.jpg


Nơi quan trọng này đã có sự hiện diện của các Kitô hữu ngay từ thời sơ khai.
Vào thế kỷ thứ 2, sau khi cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba của Do Thái bị dập tắt thì hoàng đế Hadrian đã đuổi tất cả dân Do Thái ra khỏi Giêrusalem. Mặc dù những người tin vào Chúa Giêsu không tham gia cũng như ủng hộ cuộc khởi nghĩa này nhưng vì họ cũng là người Do Thái nên cùng chung một số phận.
Vào năm 135, đồi Gôngôtha được xây lên một ngôi đền thờ thần Venus và Jupiter.
Đồi Gôngôtha được xây lắp và một tượng thờ Jupiter nằm trên nơi Chúa bị đóng đinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49944780893_faa298159b_c.jpg


Mục đích của hoàng đế Hadrian là biến đổi những nơi thờ phượng các tôn giáo thành nơi thờ phượng những vị thần La Mã. Nhưng việc đó lại giúp ích cho Kitô hữu vì ngôi đền thờ này đánh dấu và bảo vệ nơi đây để rồi 200 năm sau Thái hậu Helena, mẹ hoàng đế Constantine, đã đến Đất Thánh và xây lên nền đất này một ngôi đền thờ Kitô giáo. Đền thờ được thánh hiến năm 335.
Phần màu xám trong hình là phần núi bị san bằng. Chỉ chừa lại phần mộ Chúa và đồi Gôngôtha nơi Chúa bị đóng đinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49944780798_96525b6a1a_c.jpg


Đến năm 614, quân Ba Tư tàn phá đền thờ. Đền thờ mới hơn được dựng lên lại nhưng rồi cũng bị phá tan bởi người Hồi giáo vào năm 1009.
Năm 1099, quân Thập Tự Chinh chiếm lại Giêrusalem. Họ xây một ngôi nhà thờ mới lớn hơn vào năm 1149. Qua hằng bao thế kỷ với những thiên tai, hỏa hoạn và chiến tranh nhưng nhà thờ vẫn đứng vững. Đa số phần lớn của Nhà thờ ngày nay là từ thời Thập Tự Chinh.
Đây là nhà thờ xây thời Thập Tự Chinh, cũng là Nhà thờ hiện nay với hai mái vòm màu xanh dương.
https://live.staticflickr.com/65535/49945281351_8d0b06730b_c.jpg

joseph.luong
28-05-2020, 10:53 PM
Bên trong Nhà thờ có hơn 30 nhà nguyện và bàn thờ lớn nhỏ, thuộc 6 Giáo hội Kitô giáo khác nhau cai quản. 3 nhóm lớn là Chính Thống giáo Hy Lạp, Giáo hội Armenia, Công Giáo Roma (còn gọi là Latin). 3 nhóm nhỏ thuộc Giáo hội Syria, Coptic và Ethiopia.
Đây là bản đồ bên trong nhà thờ Mộ Chúa. Các màu đánh dấu những nơi nào do ai cai quản.
Em đánh dấu thêm 'X' là sân trước cửa Nhà thờ. Cùng với số 1-3 là ba nơi quan trọng nhất trong Nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49944780703_31d5bc5cb3_c.jpg

Để các bác dễ hình dung hơn về Nhà thờ, em cũng post lên đây một bản đồ cut out 3D. Em cũng đánh dấu 'X' và 3 nơi quan trọng nhất trong Nhà thờ (như bản đồ ở bên trên).
https://live.staticflickr.com/65535/49945281121_5afefd238d_c.jpg


Bên ngoài Nhà thờ Mộ Chúa:
Từ nơi 'X' nếu quay lưng lại sẽ thấy góc này, có hai lối trái và phải dẫn đến khuôn viên Nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49945756467_f6705cfaef_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6x4jc)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6x4jc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Lúc này là chiều Thứ Sáu. Là buổi chiều cuối cùng ở Đất Thánh. Tranh thủ còn chút thời gian nên em đã đi đến Nhà thờ lần cuối trước khi lên máy bay sáng sớm hôm sau.
Lúc này về chiều nhưng vẫn đông các tín hữu hành hương.
Đây là bên trái nhà thờ nhìn lên tháp chuông. Có nửa vòm bị bịt kín. Chứng tỏ nơi đây khi xưa cũng là một cổng nhà nguyện nào đó.
https://live.staticflickr.com/65535/49945471721_3fcbbe152b_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6vAEM)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6vAEM) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là cửa chính của Nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49945743932_df91cfe9e2_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6wZA5)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6wZA5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

ASAV
29-05-2020, 03:55 AM
Cám ơn bác vời nhiều thông tin chi tiết. Rất nhiều điều hoàn toàn mới mẻ với em.

joseph.luong
29-05-2020, 06:39 PM
@bác ASAV: Em cũng đã học hiểu thêm được rất nhiều điều trong chuyến hành hương này. Vẫn thấy tiếc là không thể ở Giêrusalem lâu hơn để viếng nhà thờ Mộ Chúa nhiều hơn. Nếu biết trước em đã book chuyến bay trễ lại vài ngày.

joseph.luong
29-05-2020, 06:56 PM
Trở lại tấm photo cửa chính của Nhà thờ, các bác có thấy cái thang gỗ nằm ngay dưới cửa sổ của Nhà thờ không?
Không ai biết rõ tại sao lại có cái thang này, từ khi nào và ai đã đặt nó?

Có một bức tranh khắc ngôi Nhà thờ Mộ Chúa vào năm 1728 và trong bức khắc cũng đã có chiếc thang này. Nhưng nó còn đứng vững đến ngày hôm nay là do Hiệp Ước Status Quo được ký vào năm 1757. Status Quo là tiếng Latin, nghĩa là giữ nguyên hiện trạng. Em có nhắc đến Status Quo khi ở nhà thờ Giáng Sinh trang 11. Một trong những điều quan trọng trong Status Quo là tất cả mọi thứ đều phải được giữ nguyên hiện trạng. Nếu thay đổi thì phải cần sự đồng ý của tất cả 6 Giáo hội Kitô giáo. Vì vậy dù là một viên đá, cái ghế, hay trong trường hợp này là cái thang nếu muốn đưa đi cũng phải cần sự đồng ý của tất cả.
https://live.staticflickr.com/65535/49945763242_d56e69e972_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6x6k1)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6x6k1) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là góc rộng hơn chụp cảnh trước Nhà thờ Mộ Chúa. Bên phải là một nhà nguyện nhỏ gọi là Chapel of the Franks. Tuy có bậc thang đi lên nhưng em thấy lúc nào cũng đóng cửa. Chỉ thấy mở năm nay vào Tuần Thánh. Nơi đó chính là chặng thứ 10: Quân lính lột áo Chúa Giêsu. Và đó cũng chính là đồi Gôngôtha.
Đằng sau bức tường, tức là phần bên trong Nhà thờ chính là nơi Chúa đã chịu đóng đinh.
https://live.staticflickr.com/65535/49945456441_ebc033fb60_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6vw8k)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6vw8k) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49945451971_9260ebd28f_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6vuNg)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6vuNg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49945748912_638c1b024f_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6x24W)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6x24W) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Cửa gỗ của Nhà thờ. Nhà Thờ Mộ Chúa là của Kitô giáo, nhưng người giữ chìa khóa cửa lại là 2 gia đình Hồi giáo. Cứ đến giờ thì họ đến mở cửa, sau đó chiều tối thì đến đóng cửa. Điều này cũng có trong Hiệp ước Status Quo. Nhưng truyền thống này đã có từ năm 1246.
https://live.staticflickr.com/65535/49944962693_55b1c81ca6_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6sZmr)nhà thờ Mộ Chúa (https://flic.kr/p/2j6sZmr) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
29-05-2020, 07:17 PM
Em post lại tấm bản đồ 3D của Nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49945281121_5afefd238d_c.jpg
Số 1 là Đồi Gôngôtha
2 là Viên đá nơi liệm xác Chúa
3 là Mộ Chúa

Khi bước qua cửa chỉ cần quay sang bên phải thì sẽ thấy một cầu thang xoắn bằng đá đi lên. Tầng nằm bên trên chính là đồi Gôngôtha.
Đây là góc chụp từ bên trong Nhà thờ nhìn lên đồi Gôngôtha. Nơi ánh sáng hắt vào là từ cửa chính. Chỉ cách khoảng chừng 10m. Và nơi mọi người đang quỳ chính là số 2, viên đá nơi liệm xác Chúa. Ở bên trái nằm ngoài khung hình còn có thêm một cầu thang để lên xuống đồi Gôngôtha.
https://live.staticflickr.com/65535/49948323686_74f16edcd6_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6LdsA)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6LdsA) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr




Đồi Gôngôtha

Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôngôtha. (Ga 19:17)

Nơi đây ngày xưa là một cái đồi có hình giống cái sọ người. Tiếng Híp-ri là gulgōleṯ. Tiếng Latin là Calvariæ. Tiếng Việt phiên âm là Gôngôtha và Canvê. Vì vậy người Công Giáo Việt Nam dùng các từ núi Sọ, đồi Canvê hay Gôngôtha đều cùng chỉ một ngọn đồi: nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chết trên thập giá.

Trên đây có 2 nhà nguyện. Bên phải là nhà nguyện Chúa chịu đóng đinh vào thập giá - Chapel of the Nailing to the Cross. Nhà nguyện này thuộc Công Giáo Roma cai quản, và cũng là chặng thứ XI của Chặng Đàng Thánh Giá.
Bên trái là Chapel of Crucifixion, tức là nơi cắm Thánh Giá Chúa. Nơi đây Chúa đã trút hơi thở.
Hiện nay nơi đây do Chính Thống Giáo Hy Lạp làm chủ, và là chặng thứ XII của Chặng Đàng Thánh Giá.


Khi Công Giáo dâng lễ trên đồi Gôngôtha thì sẽ ở bên phải mà dâng lễ, vì đó là phần của Công Giáo Roma. Và cũng tương tự như lúc dâng lễ ở Hang Đá Giáng Sinh, đoàng cũng không được hát vì tuân theo hiệp ước Status Quo.
Đây là một video clip của đoàn Kẻ đi tìm năm 2019. Các bác có thể vào xem sẽ thấy khi bắt đầu lễ thì Cha Tầm Thường không có xướng nhưng chỉ nói. Và đoàn cũng đáp trả tương tự.
https://youtu.be/xYvUDNwD-YE

joseph.luong
30-05-2020, 09:26 PM
Sáng sớm thứ sáu sau khi đi Chặng Đàng Thánh Giá thì đoàn cùng lên đồi Gôngôtha dâng lễ lúc 5:30. Được dâng lễ ngay dưới chân Thánh Giá là một kỷ niệm không thể quên. Mỗi ngày Công Giáo chỉ được một vài Thánh Lễ mà thôi và các đoàn Kẻ đi tìm hầu như chưa bao giờ mất Thánh Lễ ở đây.
Đây là tấm ảnh của một bác trong đoàn chụp, khi đoàn Kẻ đi tìm dâng lễ. Hôm đó em không mang camera theo.
https://live.staticflickr.com/65535/49947811143_1fd02e407f_c.jpg (https://flic.kr/p/2j6HA6D)photo by NTV w/ EOS RP (https://flic.kr/p/2j6HA6D) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Bên trái khung hình ở trên là giữa 2 nhà nguyện. Nơi đây có một bức tượng Đức Mẹ được lồng kiếng. Đây cũng là chặng XIII của Chặng Đàng Thánh Giá.

Sau khi sinh hạ Đức Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đem Ngài lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa như Lề Luật dạy. Khi ở Đền Thờ họ gặp một ngôn sứ tên là Si-mê-ôn. Và ông đã nói tiên tri với Đức Mẹ:


Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. (Lc 2:34-35)

Một số nhà chú giải Thánh Kinh xem câu cuối là lời tiên báo Cuộc khổ nạn của Chúa, và Đức Mẹ sẽ phải chứng kiến những điều ấy.
Tượng này người Việt gọi là tượng Đức Mẹ Sầu Bi - Our Lady of Sorrows.
https://live.staticflickr.com/65535/49947811558_a9a2c62e27_c.jpg (https://flic.kr/p/2j6HAdN)photo by NTV w/ EOS RP (https://flic.kr/p/2j6HAdN) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
30-05-2020, 09:36 PM
Đây là bên Công Giáo, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá.
Nửa phần trên của nhà nguyện tất cả đều là những tác phẩm nghệ thuật mosaic rất đẹp.
https://live.staticflickr.com/65535/49947826423_4814161a66_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6HED6)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6HED6) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49948327246_407de7a6fe_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6LevY)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6LevY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Trên trần, ở vòm đầu tiên có một tấm mosaic màu lợt bị mất vài mảng. Đó là tấm mosaic Chúa Thăng Thiên, là tấm mosaic duy nhất còn sót lại từ thời Thập Tự Chinh. Nếu biết trước điều này em đã đến chụp thêm một tấm gần hơn.

https://live.staticflickr.com/65535/49948318501_0fb2978e53_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6LbVc)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6LbVc) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49948316711_657b994325_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6Lbok)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6Lbok) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49947820963_1914184d37_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6HD1X)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6HD1X) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Close up bức mosaic hoa ở giữa 2 nhà nguyện.

https://live.staticflickr.com/65535/49948604672_e4abb28850_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6MDZb)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6MDZb) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr



Đây là giữa 2 nhà nguyện. Các bác có thể thấy sự khác biệt về trang trí cũng như nghệ thuật giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo.

https://live.staticflickr.com/65535/49948322301_67f3153ac7_b.jpg (https://flic.kr/p/2j6Ld3H)đồi Gôn-gô-tha (https://flic.kr/p/2j6Ld3H) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
30-05-2020, 10:03 PM
Trần nhà nguyện với trang trí nghệ thuật Chính Thống Giáo.

https://live.staticflickr.com/65535/49952124581_2d7b63d323_b.jpg (https://flic.kr/p/2j76Gkg)Golgotha (https://flic.kr/p/2j76Gkg) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Nơi mọi người hướng đến chính là nơi đã cắm Thánh Giá Chúa Giêsu.
Tuy đã về chiều nhưng đồi Gôngôtha vẫn luôn tấp nập tín hữu hành hương đổ về.
https://live.staticflickr.com/65535/49952416217_626c8d71b1_b.jpg (https://flic.kr/p/2j78c2t)Golgotha (https://flic.kr/p/2j78c2t) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Crucifixion - Chúa chịu đóng đinh vào thập giá:

Đóng đinh là cách tử hình man rợ. Người bị đóng đinh chắc chắn phải chết. Nhưng chết từ từ trong đau đớn. Có khi hàng giờ hoặc đến 3 ngày sau mới chết. Và không lúc nào mà không ngừng đau đớn.

Theo các chuyên gia ngày nay thì Chúa Giêsu không thể bị đóng đinh vào lòng bàn tay, vì nơi đó không thể nào gánh nổi sức nặng của cả thân thể kéo xuống khi bị treo lên thập giá.

Trước tiên quân Roma sẽ trói chặt tay Chúa vào thanh ngang của thập giá. Sau đó sẽ tìm ở cổ tay, khoảng giữa hai khúc xương quay và xương trụ (radius & ulna bone), và đóng mạnh xuống một cây đinh dài 6 in/ 15 cm. Cây đinh sẽ xuyên qua da thịt và cả dây thần kinh tạo nên một cơn đau khủng khiếp. Và quân hành hình sẽ tiếp tục đóng đinh với cánh tay kia.
https://2.bp.blogspot.com/-G1vNZsn2Zws/W2Mh3HJbryI/AAAAAAAADJM/PZOmfMe7LZgENNtDyc2e5ARgKRxDFvjJgCEwYBhgL/s1600/2018-08-01_053614.png

Sau đó họ mới treo thanh ngang vào thanh dọc đã được dựng sẵn. Kế đến là đóng đinh hai chân Chúa vào thanh dọc của thập giá.
Khi bị treo trên thập giá như vậy, Chúa sẽ bị ngạt thở. Muốn thở Chúa phải gồng lên, đấy thân người lên mới thở được. Nhưng khi làm vậy thì sẽ đau đớn tột cùng vì tay chân đang đinh đóng vào cột. Thở được nhưng quá đau nên phải thả người xuống. Rồi lại khó thở. Cứ như vậy cho đến khi nào đuối sức không thể đẩy người lên nữa thì sẽ chết vì ngạt thở.

joseph.luong
31-05-2020, 08:44 PM
Cả 4 sách Phúc Âm trong Thánh Kinh đều ghi lại Cuộc khổ nạn của Chúa. Riêng Phúc Âm theo thánh Gioan có ghi thêm câu chuyện sau:


Đức Giê-su bị lưỡi đòng đâm thâu

Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.

Tại sao phải đánh giập ống chân?
Ngày sa-bát của người Do Thái là một ngày dành cho Thiên Chúa. Không được làm việc gì cả mà chỉ dành cho phụng sự Thiên Chúa thôi. Đến ngày hôm nay, nếu các bác đến Đất Thánh thì đến ngày sa-bát, các cửa tiệm, xe bus, điện ngầm đều đóng cửa.

Thứ bảy là ngày sa-bát. Theo phong tục người Do Thái, khi mặt trời lặn là bắt đầu một ngày mới. Vậy ngày sa-bát bắt đầu lúc chiều hoàng hôn thứ sáu. Mà ngày lễ lớn, trùng với ngày sa-bát Gioan nói đến chính là Lễ Vượt Qua.
Luật Do Thái cũng buộc xác tử tội không được để qua đên trên cây (xem Đnl 22:23). Vì các lý do đó nên người Do Thái mới xin Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh. Nếu đánh giập ống chân thì người treo trên thập giá sẽ bị sức nặng của thân thể kéo xuống, không thể đứng lên để thở. Và chỉ một lát sau thì tử tội sẽ chết.
Nhưng khi thấy Chúa đã chết thì quân lính mới lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người thay vì đánh giập ống chân. Và những việc này xảy ra là để ứng nghiệm lời tiên tri trong Thánh Kinh Cựu Ước.

**

Đây là tấm hình gần hơn bàn thờ nơi cắm Thánh Giá Chúa. Tất cả đều làm bằng bạc.
https://live.staticflickr.com/65535/49952129141_4c86a0b914_b.jpg (https://flic.kr/p/2j76HFT)Golgotha (https://flic.kr/p/2j76HFT) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr



Giờ đây mời các bác đọc đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca tường thuật lại ngày Chúa bị đóng đinh trên thập giá.




Đức Giê-su chịu đóng đinh vào thập giá
Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.

Đức Giê-su bị nhục mạ

Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!”38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.”

Người gian phi sám hối

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”

Đức Giê-su trút hơi thở cuối cùng

Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giê-su kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” Nói xong, Người tắt thở.

(Lc 23:33-46)

joseph.luong
31-05-2020, 09:16 PM
Dưới bàn thờ Thánh Giá có một đĩa bạc đánh dấu nơi cắm Thánh Giá Chúa Giêsu. Ở giữa có một lỗ nhỏ vừa lọt một cánh tay thông xuống dưới. Dưới nền nhà nguyện là tảng đá nguyên thủy của đồi Gôngôtha. Đặt tay qua đĩa bạc là sẽ chạm vào tảng đá ấy.

Các tín hữu lần lượt đến quỳ dưới bàn thờ, nơi 2000 năm trước Đức Giêsu Kitô đã hiến mình chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ. Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa Tội Trần Gian...

Ngày nay các tín hữu vẫn có thể nhìn xem tảng đá nguyên thủy ấy.
Đây là góc nhìn từ nơi Viên đá liệm xác Chúa. Trước mặt vị tu sĩ dòng Phanxicô đang đứng là cầu thang thứ 2 để đi lên xuống đồi Gôngôtha.
https://live.staticflickr.com/65535/49956145052_48d5651805_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7sitJ)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7sitJ) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Sau lưng thầy dòng, nơi một nhóm hành hương đang đứng nhìn vào tấm kính nhô ra chính là tảng đá đồi Gôngôtha. Khi sờ tay qua lỗ đĩa bạc dưới bàn thờ Thánh Giá là ta chạm vào tảng đá này.
https://live.staticflickr.com/65535/49955352178_9148fd83a4_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7oeMu)Golgotha (https://flic.kr/p/2j7oeMu) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49956139812_2fd416ccc4_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7sgVo)Golgotha (https://flic.kr/p/2j7sgVo) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đây là hình cut-out Nhà thờ Mộ Chúa với phần màu xám là đồi Gôngôtha. Là tảng đá hai tấm hình trên.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e2/Golgotha_cross-section.svg/548px-Golgotha_cross-section.svg.png


Nhà thờ có 2 mái vòm. Mái vòm lớn là ngay trên Mộ Chúa. Mái vòm nhỏ ngày nay là một nhà thờ Chính tòa của Chính Thống Giáo Hy Lạp, gọi là Katholikon hoặc Greek Choir.
Đây là góc nhìn từ đồi Gôngôtha nhìn sang bên Katholikon.
https://live.staticflickr.com/65535/49956109827_40c7cbda58_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7s81p)dome of Greek Choir (https://flic.kr/p/2j7s81p) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
31-05-2020, 09:24 PM
Cũng từ góc chụp trên, nếu nhìn xuống sẽ thấy Viên đá liệm xác Chúa. Nơi ánh sáng xanh ở hậu cảnh là Mộ Chúa. Tín hữu hành hương xếp hàng dài quanh Mộ Chúa cho đến ngoài.
https://live.staticflickr.com/65535/49955327973_d50fda89ab_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7o7Aa)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7o7Aa) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Tin Mừng theo Thánh Gioan:


Đức Giê-su được mai táng

Sau đó, ông Giô-xếp, người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông Giô-xếp này là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống. Ông Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. Nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giê-su ở đó.
(Ga 19:38-42)



Viên đá liệm xác Chúa - Stone of Anointing nằm trước cửa Nhà thờ. Bước vào là thấy ngay. Theo truyền thống sau khi ông Joseph thành Arimathê hạ Chúa xuống khỏi Thánh Giá thì đã đặt và liệm xác Người nơi đây trước khi đưa vào huyệt mộ.
https://live.staticflickr.com/65535/49955853311_934d3fcbed_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7qNKH)Stone of Anointing (https://flic.kr/p/2j7qNKH) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49955825376_b9ba23bc4b_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7qEs5)Stone of Anointing (https://flic.kr/p/2j7qEs5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Từ bức hình Viên đá liệm xác ở trên, các bác có thấy một tranh mosaic sau cái thang không? Đây là một bức tranh mosaic rất lớn, chiếm cả bức tường dài phía sau. Bức tranh mô tả việc hạ xác Chúa, liệm xác và cuối cùng là an táng Chúa.

joseph.luong
31-05-2020, 09:28 PM
Đây là toàn cảnh bức mosaic theo phong cách nghệ thuật Hy Lạp.

https://live.staticflickr.com/65535/49956130722_772d27308c_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7sedE)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7sedE) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Gần hơn từ phải sang trái:
Hạ xác Chúa.
https://live.staticflickr.com/65535/49955339663_668d2c0f30_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7ob4H)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7ob4H) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Liệm xác Chúa.
https://live.staticflickr.com/65535/49956133467_ebbc75c37e_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7sf2Z)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7sf2Z) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

An táng Chúa.
https://live.staticflickr.com/65535/49956120782_8e9b73b4c5_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7sbgh)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7sbgh) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49955860936_825719798e_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7qR2b)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7qR2b) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49956117182_4b06a84d18_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7sacd)Church of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7sacd) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
01-06-2020, 08:34 PM
*Edit: Em quên thêm video clip em quay nhìn về Đồi Gôngôtha.
Bắt đầu các bác sẽ thấy trên đồi, khi em zoom ra thì bên góc phải là cầu thang xoắn đi lên. Bên trái khung hình là cầu thang thứ 2 và là nơi khách hành hương có thể xem tảng đá nguyên thủy của đồi. Kết thúc Viên đá liệm xác Chúa.
https://live.staticflickr.com/31337/49959865066_258a6c2b13_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7MniU)Video clip: Đồi Gôngôtha (https://flic.kr/p/2j7MniU) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Từ Viên đá liệm xác Chúa đi về bên trái, ngược với hướng Đồi Gôngôtha sẽ đưa đến Mộ Chúa.
Trước khi đến Mộ Chúa thì sẽ thấy một bức mosaic lớn lấp đầy cả một bức tường.
Nơi đây thuộc Giáo hội Armenia. Ngôi đền nhỏ trước tường mosaic là để tôn kính các phụ nữ dưới chân Thánh Giá gọi là Station of the Holy Women.


- Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Maria Mácđala. (Ga 19:25-26)

- Ở đó, cũng có nhiều người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa. Các bà này đã theo Đức Giêsu từ Galilê để giúp đỡ Người. (Mt 27:55-56)



https://live.staticflickr.com/65535/49959318948_7b20ab0874_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7JyY5)Station of the Holy Women (https://flic.kr/p/2j7JyY5) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Từ tấm hình trên, quẹo phải là đến Mộ Chúa.

joseph.luong
01-06-2020, 09:07 PM
Mộ Chúa


Công trình kiến trúc bao quanh Mộ Chúa được gọi là Rotunda. Người ta tìm thấy phần tường bao quanh bên ngoài của Rotunda là từ Nhà thờ đầu tiên ở thế kỷ 4.

Mộ Chúa ở giữa được gọi là Edicule, nghĩa là một ngôi đền nhỏ.

Mái vòm lớn của Nhà thờ Mộ Chúa bao phủ ở đây.
https://live.staticflickr.com/65535/49960094322_61cd509b48_b.jpg (https://flic.kr/p/2j7NxsA)dome of Holy Sepulchre (https://flic.kr/p/2j7NxsA) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr



Để hiểu rõ hơn tục lệ mai táng Do Thái thời Chúa Giêsu, và để dễ hình dung ngôi mộ Chúa ở thế kỷ 1 nhìn ra sao, em post lên đây tấm hình này.
https://live.staticflickr.com/65535/49944781048_8d92c3f508_z.jpg


Ngày xưa người Do Thái an táng người chết ở trong hang động. Bên trong hang có 2 phần. Có những huyệt đã được đào sẵn. Sau khi liệm xác họ sẽ đặc người chết vào đó.
Trước huyệt là khoảng trống, là nơi dùng cho việc liệm xác, hoặc là không gian cho thân nhân kẻ chết đứng khi an táng.

Sau một năm, người thân sẽ đến và lấy xương cốt và đặt vào bình hoặc hộp đựng hài cốt gọi là ossuary. Sau đó họ đặt ossuary vào một huyệt nhỏ khác với những ossuary tiền nhân của gia đình.

Vì cần phải ra vào hang mộ nên họ không thể bịt kín luôn. Vì vậy họ dùng những tảng đá tròn có thể lăn ra khi họ đến thăm viếng người quá cố, lấy xương cốt, hoặc an táng thêm kẻ chết.
Tảng đá tròn lấp cửa mộ ngày xưa nhìn như thế này.
(ảnh từ internet)
https://www.seetheholyland.net/wp-content/uploads/biblicalisraeltoursIMG_4436.jpg


Ngôi mộ trống
Trình thuật Tin Mừng theo Thánh Luca và Gioan:


- Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại.”
(Lc 24:1-7)

- Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.
(Ga 20:1-10)

Mộ Chúa, hay Edicule, có 2 gian. Gian bên ngoài được gọi là Chapel of the Angel - Nguyện đường Thiên Thần. Nơi đây là nơi Thiên thần đã hiện ra với các bà như trình thuật Tin Mừng ở trên.
Qua một vòm cung thấp chính là nơi đặt thi hài Chúa.

joseph.luong
01-06-2020, 09:11 PM
Sáng sớm thứ năm, buổi sáng đầu tiên ở Giêrusalem, đoàn được dâng lễ ngay bên trong Mộ Chúa. Rất đặc biệt. Đây là những giây phút quý giá. Là trải nghiệm tuyệt vời nhất của chuyến hành hương và có thể nói là trong đời.

Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 8250 người đổ về Nhà thờ Mộ Chúa. Mỗi sáng Công Giáo được 3 thánh lễ trong Mộ Chúa. Mỗi lễ trung bình 35 người. Em là 1 trong 105 người Công Giáo được diễm phúc dâng lễ trong Mộ Chúa ngày hôm đó!

Những tín hữu thường phải xếp hàng dài mới vào được Mộ Chúa. Khi vào trong chỉ được có vài giây ngắn ngủi trước nơi đặt thi hài Chúa. Còn trong thánh lễ của đoàn, Cha đã sắp xếp để đoàn luân phiên di chuyển vòng tua để ai cũng có thể vào được trong Mộ Chúa. Mỗi nhóm 8 người vào trong Mộ Chúa. Phần còn lại đứng ngòai Nguyện đường Thiên Thần. 4 người quỳ xuống trước bậc đá nơi Chúa nằm. 1 phút sau thì nhường lại cho 4 người kia. Sau đó nhóm này ra thì nhóm khác vào. Cứ như vậy cho đến hết lễ. Trung bình mỗi nhóm vào được 2 lần. Nhóm nào may mắn thì được 3 lần. Em đã được tổng cộng 4 phút, bao gồm 2 phút quỳ ngay trước nơi an táng Chúa.

Tương tự như hôm đi Đàng Thánh Giá, em không mang theo máy. Để hiểu rõ hơn những gì em vừa kể, mời các bác xem đoạn video clip nhóm hành hương Kẻ Đi Tìm dâng lễ trong Mộ Chúa vào Tuần Thánh năm 2019.
Đây là phần description của video:

Tuần Thánh năm nay 2019 một kỷ niệm quý là nhóm hành hương Việt Nam đã được dâng lễ trong Mộ Chúa. Đây là nơi dâng lễ khó xin nhất. Mỗi lễ được 25 phút. Mỗi sáng Công Giáo được 3 thánh lễ trong Mộ. Thời gian còn lại cả ngày do Chính Thống Giáo Hy Lạp canh giữ. Mộ Chúa có hai phần:
- Phần ngoài rộng bằng mấy manh chiếu. Nơi đây Tin Mừng tường thuật thiên thần hiện ra với mấy người ra Mộ vào sáng sớm. Phần này có một bàn thờ nhỏ bằng đá cẩm thạch ở giữa phòng. Trong bàn thờ cẩm thạch này có chứa một phần đá của Phiến Đá Lấp Cửa Mồ của Chúa.
- Phần trong là nơi táng xác. Phần này rất nhỏ. Đến giờ Công Giáo dâng lễ thì đặt một tấm gỗ làm bàn thờ. Nơi táng xác Chúa là phần hòm đá cẩm thạch bên dưới. Hết giờ lễ của Công Giáo thì cất bàn thờ này đi để người hành hương hôn kính phần Mộ, hay đặt các ảnh tượng mang theo. Vì thế, tôi phải xếp đặt anh chị em từ phần gian bên ngoài lần lượt vào. Tối đa được 8 người. Trong vòng 25 phút, mỗi người được khoảng 6 phút. Vào được 3 lần. Mỗi lần 2 phút. Tuần Thánh năm nay, số người hành hương quá đông. Ban ngày, có những người phải đợi 3 tiếng mới vào được trong Mộ. Trong đoạn video này có một người không biết quốc tịch nào, đứng đợi từ bao giờ, nhưng đã không được vào. Họ phải đợi đến giờ công cộng dành cho khách hành hương vào ban ngày.
Jerusalem 2019
L.m. Nguyễn Tầm Thường

https://www.youtube.com/watch?v=a7EEA4QxubQ&feature=youtu.be

joseph.luong
02-06-2020, 08:48 PM
Trùng tu Mộ Chúa
Đến năm 2016 thì Mộ Chúa đã xuống cấp nghiêm trọng. Có nguy cơ bị sụp đổ. Mộ Chúa khi ấy phải được gia cố bởi các thanh trụ sắt. Còn lớp đá cẩm thạch đã bị ám đen vì khói sau bao thế kỷ.

https://static.timesofisrael.com/www/uploads/2016/05/Mideast-Jerusalem-Jes_Horo-e1463783313808.jpg

Mộ Chúa cần phải được trùng tu. Sau nhiều cuộc thương thảo thì ba Giáo hội lớn là Hy Lạp, Latin và Armenia đã cùng nhau ký quyết định tiến hành sửa chữa lại Mộ Chúa. Công việc bắt đầu vào 22 tháng 3, 2016 do National Technical University of Athens chịu trách nhiệm. Người đứng đầu là Giáo sư Antonia Moropoulou.

Lần đầu tiên sau hơn 2 thế kỷ, ngôi Mộ Chúa được trùng tu. Hai lần trước kia là vào năm 1555 và 1809.

Trong khi sửa chữa thì gặp những khám phá mới. Một trong những phát hiện gây ngạc nhiên là giữa 2 bức tường của Mộ Chúa là hai tường đá nguyên thủy của ngôi Mộ. Điều này có nghĩa là khi xây ngôi Mộ Chúa đầu tiên, vào thời hoàng đế Constantine, thì họ đã giữ lại tường đá nguyên thủy bao quanh Mộ Chúa.

Giáo sư Antonia Moropoulou phải nói rất giỏi trong việc ngoại giao khi thuyết phục được cả ba Giáo hội cho phép gỡ miếng đá ở nơi linh thiêng nhất. Một điều không thể tin nổi. Miếng đá này được đặt lên Mộ Chúa từ 1555.
Các Giáo hội đồng ý nhưng bắt phải trả lại nguyên vẹn sau 60 tiếng.
National Geographic cùng với chuyên gia khảo cổ riêng của họ, Fredrik Hieberk cũng được tham gia vào công trình trùng tu này. Họ đã ghi lại hình ảnh + video khi tấm cẩm thạch được gỡ ra.

Các bác có thể đọc thêm bài viết: https://www.nationalgeographic.com/news/2016/10/jesus-tomb-opened-church-holy-sepulchre/
Họ cũng có làm một tập phim tựa đề "The Secrets of Christ's Tomb" được chiếu trên truyền hình vào cuối 2017. Các bác có thể google để tìm xem.
National Geographic còn có một trang với hình ảnh minh họa rất chi tiết về Mộ Chúa qua các thời kỳ: https://www.nationalgeographic.com/magazine/2017/12/was-this-jesus-tomb/


Thật bất ngờ khi gỡ tấm cẩm thạch thì họ phát hiện có một tấm cẩm thạch khác. Trên tấm cẩm thạch này có khắc một dấu Thánh giá thời Thập Tự Chinh.
(Ảnh từ National Geographic)
https://www.nationalgeographic.com/content/dam/news/2016/10/31/folo_holy_sepulchre/05_folo_holy_sepulchre.adapt.1190.1.jpg
Dưới tấm cẩm thạch này là nền đá nguyên thủy. Lần đầu tiên trong bao nhiêu thế kỷ chúng ta được thấy nền đá mà tin rằng chính thi hài Chúa đã đặt lên.

Họ cũng lấy mẫu từ đá cẩm thạch mới phát hiện, cùng với lớp vữa nối kết tấm cẩm thạch này với nền đá nguyên thủy để xét nghiệm tìm hiểu thêm. Sau này họ đã xác minh được rằng lớp vữa này đã có từ năm 352, tức là vào thời hoàng đế Constantine.

Việc trùng tu hoàn tất tốt đẹp theo dự tính và kết thúc vào 22 tháng 3, 2017. Ngày 27 tháng 5, 2019 các Giáo Hội đã thống nhất sẽ tiếp tục trùng tu đợt 2. Lần này sẽ sữa chữa lại nền móng nơi Mộ Chúa và phần sàn của toàn thể Nhà thờ. Tin rằng trong tương lai gần đây sẽ còn có thêm nhiều khám phá mới nữa về thời kỳ Giáo hội sơ khai ở nơi Đất Thánh này.

joseph.luong
02-06-2020, 09:46 PM
Ngày nay, ngôi Mộ Chúa được tu sửa lại như thời ban đầu. Không ai có thể ngờ rằng các tấm cẩm thạch bao quanh Mộ đã có từ năm 1809.
https://live.staticflickr.com/65535/49963610152_5fe3d26de9_b.jpg (https://flic.kr/p/2j87yAm)Edicule - Mộ CHÚA (https://flic.kr/p/2j87yAm) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Trước cửa Mộ Chúa có 3 cặp đèn đặt hai bên đại diện cho 3 Giáo hội: Chính Thống Hy Lạp, Công Giáo Roma và Chính Thống Armenia. Khi có Thánh Lễ của Giáo hội nào thì đèn đại diện Giáo hội đó sẽ bật lên.
Cây đèn của Công Giáo Roma là cây màu trắng. Nếu zoom vào các bác sẽ thấy phù hiệu với 2 biểu tượng. Bên dưới là cây Thánh Giá Giêrusalem. Thánh giá này có từ thời Thập Tự Chinh và là biểu tượng cho Vương quốc Giêrusalem sau khi quân Thật Tự Chinh làm chủ được Đất Thánh.
Còn bên trên hình Thánh Giá Giêrusalem là biểu tượng cho dòng Phanxicô, tiếng Việt còn gọi là dòng Phan Sinh. Dòng Phanxicô từ năm 1342 đã được Giáo Hoàng Clement VI xác nhận là Giám Hộ của Đất Thánh - Custody of the Holy Land. Và phù hiệu của họ chính là biểu tượng của dòng + Thánh Giá Giêrusalem.

Còn 2 cặp đèn kia thì em vẫn chưa biết được cặp nào đại diên cho Giáo Hội Chính Thống nào.
https://live.staticflickr.com/65535/49963608022_b776e01828_b.jpg (https://flic.kr/p/2j87xXC)Edicule - Mộ CHÚA (https://flic.kr/p/2j87xXC) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49962815008_e198fb95b3_b.jpg (https://flic.kr/p/2j83udY)Edicule - Mộ CHÚA (https://flic.kr/p/2j83udY) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
02-06-2020, 09:52 PM
Đây là một tu sĩ thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp đứng trước Mộ Chúa.
https://live.staticflickr.com/65535/49962812003_1443762862_b.jpg (https://flic.kr/p/2j83tka)Edicule - Mộ CHÚA (https://flic.kr/p/2j83tka) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Còn đây là một tu sĩ dòng Phanxicô.
https://live.staticflickr.com/65535/49962809653_4ced24ae89_b.jpg (https://flic.kr/p/2j83sCD)Edicule - Mộ CHÚA (https://flic.kr/p/2j83sCD) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49963323826_cd3488e407_b.jpg (https://flic.kr/p/2j866tG)Edicule - Mộ CHÚA (https://flic.kr/p/2j866tG) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
03-06-2020, 10:11 PM
Đây là một video clip ngắn ở trước Mộ Chúa.
https://live.staticflickr.com/31337/49967284637_0e82c22db9_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8roTx)Video: C0042 (https://flic.kr/p/2j8roTx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Và video cùng những tấm hình ở post trên là những tấm cuối cùng em chụp nơi Mộ Chúa. Còn rất nhiều nơi vào buổi sáng hôm trước Cha dắt đi tour Nhà thờ mà em không ghi lại được vì không mang camera theo. Ví dụ như nhà nguyện kính Thánh Helen, là nơi truyền thống cho rằng cây Thánh Giá Thật đã tìm thấy ở đây.
Rồi có bàn thờ kính người trộm lành.
Một ngôi mộ từ thế kỷ 1 vẫn còn giữ lại trong khu Nhà thờ.
Nhà nguyện Công Giáo nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa và cũng là nơi lưu giữ một phần của cột đá mà truyền thống cho rằng quân Roma đã trói Chúa mà đánh….

joseph.luong
03-06-2020, 10:16 PM
Ánh mặt trời khuất dần sau những mái nhà của Thành Cổ. Chiều tàn. Em trở về hotel ăn tối và sau đó họp mặt đêm cuối với đoàn và Cha.


Hotel nơi đoàn ở cũng rất đặc biệt. Nơi này thuộc Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp. Một bên dùng làm hotel cho các tín hữu hành hương. Ngay bên cạnh là một Nhà thờ Công Giáo Hy Lạp - Melkite Greek Catholic Church. Trang trí của nhà thờ rất khác với Công Giáo Roma. Bước vào cảm tưởng như là một nhà thờ thuộc Chính Thống Giáo. Đây là lần đầu tiên em bước chân vào một ngôi nhà thờ Công Giáo Hy Lạp.

Xuyên qua cánh cửa nhỏ là một nhà thờ đươc trang trí nghệ thuật màu sắc rực rỡ khắp mọi nơi.
https://live.staticflickr.com/65535/49967303082_745e5ceb2c_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8runy)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8runy) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Tường và trần nhà nhìn ra cửa chính. Chung quanh đều là những hình vẽ các Thánh và những câu chuyện từ Thánh Kinh
https://live.staticflickr.com/65535/49966524823_ddb4c44d01_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8nv2i)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8nv2i) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


https://live.staticflickr.com/65535/49967039121_3a7bcd49b1_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8q8Uv)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8q8Uv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Tấm này em flip lại từ tấm trên
https://live.staticflickr.com/65535/49967314267_682bedccec_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8rxGp)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8rxGp) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

https://live.staticflickr.com/65535/49967318317_cbc7cc0d36_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8ryUe)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8ryUe) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
03-06-2020, 10:44 PM
Mái vòm nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49966538713_899e286454_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8nz9M)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8nz9M) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Gian Thánh của nhà thờ. Có một bức rèm cùng bức bình phong ngăn cách Bàn thờ gọi là iconostasis. Khi gần giờ lễ thì em thấy một Sơ kéo rèm ấy ra và mới biết Bàn thờ nằm sau đó.
https://live.staticflickr.com/65535/49967048846_515a03625d_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8qbNb)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8qbNb) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Rèm được kéo ra cho thấy Bàn thờ Lễ bên trong Cung Thánh.
https://live.staticflickr.com/65535/49966529013_168460eee3_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8nwgx)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8nwgx) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Nhưng điều thu hút em nhất chính là bức tranh vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu. Khuông mặt u buồn với mão gai trên đầu. Nhìn như người thật chứ không phải một bức vẽ.
https://live.staticflickr.com/65535/49967308632_68b3719e9c_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8rw2f)Melkite Greek Catholic Church (https://flic.kr/p/2j8rw2f) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

joseph.luong
03-06-2020, 10:52 PM
Hotel này còn có sân thượng. Có thể lên đây để ngắm nhìn toàn cảnh Giêrusalem và núi Ôliu.

Nhìn bên phải là về hướng cổng Jaffa. Nơi tháp đá cao là Tower of David, tức là dinh Hêrôđê xưa. Mái vòm nhà thờ ở góc dưới tấm hình em nghĩ chắc phải là mái vòm của Nhà thờ Công Giáo Hy Lạp.

https://live.staticflickr.com/65535/49967043691_d9cef55975_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8qagi)Jerusalem (https://flic.kr/p/2j8qagi) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Quay sang trái là một tháp chuông nhà thờ.
https://live.staticflickr.com/65535/49967315637_d9cdb75c0e_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8ry72)Jerusalem (https://flic.kr/p/2j8ry72) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr


Đây là buổi sáng cuối cùng của em ở Thành Cổ Giêrusalem. Toàn cảnh Giêrusalem nhìn về hướng Đông. Xa là núi Ôliu. Gần hơn một chút là Dome Rock với mái vòm vàng. Là Thánh địa Hồi Giáo. Cũng là nơi mà 2000 năm trước là Đền Thờ duy nhất của Do Thái.
Bên trái khung hình, hai mái vòm màu xanh chính là Nhà thờ Mộ Chúa.
https://live.staticflickr.com/65535/49967315057_ab7f894a16_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8rxW2)Jerusalem (https://flic.kr/p/2j8rxW2) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Đây là video clip buổi sáng hôm đó.
https://live.staticflickr.com/31337/49967294147_3ebc704da6_b.jpg (https://flic.kr/p/2j8rrHv)Video: C0040 (https://flic.kr/p/2j8rrHv) by Joseph luong (https://www.flickr.com/photos/luong_minh_anh/), on Flickr

Chín ngày ở Đất Thánh tuy ngắn ngủi nhưng thật trọn vẹn. Ước mơ bao nhiêu năm, sau 2 lần dang dở nay đã thành hiện thực. Gần 4 tháng trôi qua, nhưng nhờ có các bác theo dõi, là nguồn động lực, nên khi viết lại bài hành hương này em vẫn cảm giác như chỉ mới có ngày hôm qua. Vẫn đầy cảm xúc.
Cám ơn các bác cùng em theo dõi đến cuối. Hẹn gặp các bác ở những chuyến hành hương khác, nếu có…
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe và bình an.

windypham
04-06-2020, 10:12 AM
@Joseph.luong:Một lần nữa cám ơn bác đã chia sẻ hình ảnh và những câu chuyện về chuyến hành hương về miền Đất Thánh. Bác mở thớt post bài gần 4 tháng thì cũng ngần ấy thời gian em theo dõi sát sao và không bỏ sót 1 câu 1 chữ hay bất cứ ảnh nào. Với em chuyến đi của bác đã quá trọn vẹn, đáng được xem là "để đời" , mọi Thánh Địa quan trọng trong Kinh Thánh bác đều được đặt chân tới, không uổng việc dầy công chuẩn bị và nghiên cứu cho chuyến đi. Bác thật hạnh phúc khi được dâng lễ, cầu nguyện tại nơi Thánh Địa , sờ, nắm, ngắm các Thánh tích ...và quan trọng với các photographer là được "bấm" và quay thật "đã". Thành thật mà nói, đôi lúc em nghĩ: "sao bác ấy sướng thế ?! " phải chi mình cũng được sờ mó, ngắm, bấm , "ghen tị" quá đi nè , kkk.
Chúc bác luôn khỏe và sẽ có những chuyến đi mới, câu chuyện mới.
Có thời gian em xin phép post lên tiếp những đoạn phim hay, phụ đề tự làm có liên quan đến các bài viết của bác nha. EM cám ơn.

joseph.luong
07-06-2020, 08:55 AM
@windypham: bác ước cũng được sờ, nắm, ngắm các Thánh tich.....vậy bác có xin chưa? "Cứ xin thì sẽ được, tìm sẽ thấy, gõ cửa sẽ mở ra" mà. Bác quên rồi sao. Còn nếu bác xin rồi mà chưa được thì hãy đọc Gc 4:3 :angel_not:

Đùa với bác thôi. Em xin trích lời của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong cuốn Đường Hy Vọng: "Trước hết Chúa không buộc con làm tất cả mọi sự. Thứ đến việc gì Chúa giao con làm, Chúa ban thời giờ và phương tiện. Nếu với tất cả cố gắng và thiện chí, con không thực hiện được là Chúa không muốn. Cứ bình an!"
:)

hieuthien
17-08-2020, 04:09 PM
Bác Joseph.luong quý mến,

Em đã đọc hết bài viết về hành trình đến miền đất Thánh Israel, đọc đi rồi đọc lại một cách thật cẩn thận. Chưa có bài viết nào làm em xúc động đến như thế.

Trong những ngày bị ‘chôn chân’ một chỗ vì dịch cúm Covid hoành hành, ngồi đọc mà em thấy mình như được thoát ra khỏi 4 bức tường chật hẹp và bay về miền đất xa xôi đó. Từng bước, thật chậm rãi, thật khúc chiết và tỉ mỉ, cuộc đời và hành trình mà Chúa đã đi qua đã được mở ra trước mắt em một cách thật rõ ràng hơn bao giờ hết. Là người ngoại đạo nhưng đọc đến đoạn Chúa bị đóng đinh vào chân và tay, em thấy tim mình nhói đau.

Cũng như bác Văn Khoa có nhận xét, trên Netflix có những seri về đức chúa Jesus nhưng không thể tạo cho mình cái cảm giác rất thật như khi xem bài viết của bác.

Thời gian qua, xen lẫn việc đọc bài, em cũng xem thêm một loạt sách viết về Do Thái giáo, Hồi giáo và Ki Tô giáo, để hiểu thêm và có được chuyến đi một cách trọn vẹn hơn. Có thể nói, từ nay, khi bước chân vào một nhà thờ, mình sẽ cảm nhận và hiểu nhiều hơn.

Em viết lời này để cám ơn bác Joseph.luong rất nhiều. Chúc bác luôn bình an và mong gặp lại.

joseph.luong
18-08-2020, 07:16 PM
Em cám ơn tấm chân tình của bác hieuthien.
Đã được nửa năm từ khi về nhưng dư âm của chuyến đi vẫn còn. Hàng tuần em vẫn xem đi xem lại các hình ảnh trong chuyến hành huơng. Chưa có chuyến đi nào cho em cảm xúc nhiều đến như vậy.

Em thấy con người ai cũng có những tâm tình tôn giáo muốn tìm về. Trong cuộc sống sớm muộn rồi cũng sẽ có một lúc mình tự hỏi "tôi là ai?", "tôi từ đâu và sẽ về đâu?" và sẽ phải tìm câu trả lời cho riêng mình. Cơn đại dịch này tuy cướp đi sinh mạng của hơn trăm ngàn người và khiến cả thế giới dậm chân tại chỗ nhưng lại giúp cho chúng ta tái khám phá những gì quan trọng trong cuộc sống mà hàng ngày xem như không để ý đến.

Qua chuyến hành hương này thì có lẽ em đã tìm được câu trả lời cho chính bản thân.

Cầu chúc bác hieuthien cùng gia đình nhiều sức khỏe và bình an thể xác và tâm hồn.

TB: Cha Tầm Thường còn có một tác phẩm khác mà em rất thích đó là "Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục", viết về chuyến đi Ấn Độ của Cha. Có nhiều câu chuyện rất hay. Nếu bác thích đọc sách thì em xin giới thiệu với bác :-)

hieuthien
20-08-2020, 02:52 PM
TB: Cha Tầm Thường còn có một tác phẩm khác mà em rất thích đó là "Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục", viết về chuyến đi Ấn Độ của Cha. Có nhiều câu chuyện rất hay. Nếu bác thích đọc sách thì em xin giới thiệu với bác :-)

Cám ơn bác joseph.luong vụ giới thiệu cuốn sách. Dĩ nhiên là em rất thích, em sẽ nhờ bạn ở SG ra địa chỉ cạnh nhà thờ Đức Bà (mà bác đã có lần giới thiệu) tìm giúp. Nếu vẫn không có em sẽ liên lạc với bác nghe.

P.S. Em đến Ấn độ 2 lần, mà toàn là đi làm nên không lang thang được nhiều. Em vẫn thích quay lại đó. Nền văn minh Ấn độ đến 5000 năm lận mà.
:)

joseph.luong
23-08-2020, 08:07 AM
Cám ơn bác joseph.luong vụ giới thiệu cuốn sách. Dĩ nhiên là em rất thích, em sẽ nhờ bạn ở SG ra địa chỉ cạnh nhà thờ Đức Bà (mà bác đã có lần giới thiệu) tìm giúp. Nếu vẫn không có em sẽ liên lạc với bác nghe.

P.S. Em đến Ấn độ 2 lần, mà toàn là đi làm nên không lang thang được nhiều. Em vẫn thích quay lại đó. Nền văn minh Ấn độ đến 5000 năm lận mà.
:)

Nhà sách Đức Bà Hòa Bình là do các Sơ dòng Thánh Phaolô Thiện Bản trông coi. Dòng này chuyên lo việc in ấn, sách báo nên em nghĩ các tác phẩm in ấn về Công Giáo thì nơi đây có lẽ đầy đủ và nhiều nhất.
Đây là link của cuốn sách trên web nhà sách ĐBHB:

https://ducbahoabinhbooks-osp.com/product/nhung-trang-nhat-ky-cua-mot-linh-muc/#

Bác hieuthien có thể đọc vài ba trang đầu của sách, và có thể liên lạc thẳng với nhà sách xem sao. Không biết ở TP của bác có chi nhánh của nhà sách hay không.

hieuthien
27-08-2020, 09:24 AM
Bác Joseph.luong thân mến,
Theo hướng dẫn của bác, sáng nay em đã nhận được cuốn sách từ nhà sách ĐBHB gởi ra.
Do thành phố vẫn đang bị cách ly nên sách gởi ra chậm hơn bình thường một chút.

https://live.staticflickr.com/65535/50272642533_8a9efb7b28_k.jpg (https://flic.kr/p/2jAqr9R)IMG_6964 (https://flic.kr/p/2jAqr9R) by Hieu Thien (https://www.flickr.com/photos/41439767@N08/), on Flickr

Chúc bác một ngày mới an lành.

joseph.luong
27-08-2020, 09:24 PM
Cám ơn bác hieuthien. Em cũng đang đọc lại cuốn sách đó. Có vài cuốn sách hay em cứ hay đọc đi đọc lại. Mỗi lần đọc lại học được thêm một điều mới.

Nếu bác cần thêm gì thì cứ liên lạc với em :-)

Chúc bác một cuối tuần an lành.

joseph.luong
19-01-2021, 11:42 PM
Chào các bác.
Đã gần một năm trời sau khi em thực hiện chuyến hành hương Đất Thánh. Vẫn còn nhiều cảm xúc.
Như bác Văn Khoa đã có lần gợi ý là em nên làm một cuốn ebook, và sau nhiều tháng chần chờ, bận rộn, em đã quyết định chuyển sang thành dạng ebook để giữ làm kỷ niệm.

Em dùng file pdf để các thiết bị nào (smart phone, tablet, 2in1, vv) cũng vẫn có thể xem dễ dàng. Format là xem từng trang một, nhưng nếu có option để chọn "Show Cover Page in Two Page View" thì có thể xem 2 trang như hình dưới. Chỉ có một vài trang em dùng panorama photo như vậy thôi. Nên xem theo từng trang một vẫn ok.

Trong ebook này em có edit lại vài chỗ, và update thêm một số thông tin mà em mới đọc được sau khi viết xong bài ở forum này.

Khác biệt lớn nhất giữa ebook và bài trong forum là em đã bỏ không thêm vào phần trích từ sách Kẻ Đi Tìm của Cha Tầm Thường.

Nếu các bác muốn download ebook thì xin PM inbox cho em. Em sẽ gởi link download.

https://live.staticflickr.com/65535/50852345988_2bddc07219_b.jpg

Văn Khoa
27-01-2021, 11:42 AM
Wow! Bác Joseph.luong giỏi và dày công để hoàn thành một cuốn PDF kể lại chuyến đi. Bác PM cho em cái link để xin một bản để mở rộng tầm hiểu biết. Biết đâu có ngày em đi theo dấu chân bác. Cám ơn bác nhiều.

Văn Khoa
28-01-2021, 11:07 AM
Cám ơn bác JL. Em đã downloaded và đọc mấy trang đầu. Bác viết đầy đủ, gãy gọn, và hay quá! Đáng khâm phục! Em cất trong iPad Pro, để làm một trong những quyển “sách” gối đầu giường!

joseph.luong
28-01-2021, 10:25 PM
Cám ơn bác Văn Khoa. Cũng nhờ bác nhắc mà em mới bắt tay vào việc chuyển thành ebook này. Và năm 2020 không đi đâu nên em mới có thời gian để làm.
Giờ làm xong thì có thời gian....đọc. Vì bên em vaccine nói chung ra chậm quá. Các cụ 80 trở lên mà phải khoảng tháng 4 mới chích được thì chắc phải đến cuối hè hoặc sang thu thi mới đến lượt em.

windypham
25-07-2021, 10:41 AM
Nhân hôm nay là Chúa Nhật thánh lễ thứ 17 thường niên , em xin post đoạn trích film "Jesus Nazareth" trích phúc âm Thánh Gioan chương 6, câu 1-15 .
Tin mừng tường thuật việc Chúa GiêSu rao giảng trên đồi, nhiều người Do Thái bệnh tật, tội lỗi tìm đến Chúa. Chúa GiêSu làm phép lạ hóa 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều đủ cho hơn 5000 người đàn ông, chưa kể phụ nữ và trẻ con ăn và còn dư 12 thúng đầy.
Em xin mời các bác xem

https://www.youtube.com/watch?v=kdhK2d0Lnlk

joseph.luong
27-07-2021, 08:22 PM
Bác windypham thật chịu khó dịch và time sub Việt cho đoạn video Chúa hóa bánh ở bờ hồ Galilê. Cám ơn bác chia sẻ.
Nghe đoạn Phúc Âm hôm Chúa Nhật làm em nhớ lại chuyến đi Đất Thánh của mình. Qua chuyến đi này, chính xác hơn là qua bí tích Thánh Thể, mà em đã nhận được sự bình an.

Hôm qua mới đọc được một bài đọc hay trên trang của Hội đồng Giám Mục Việt Nam. Chia sẻ với các bác luôn: Thử bàn về một số mặt tích cực của Covid đối với Ki-tô hữu (https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thu-ban-ve-mot-so-mat-tich-cuc-cua-covid-doi-voi-ki-to-huu-42272)

windypham
28-07-2021, 11:15 AM
@joseph.luong: Bộ phim "Jesus Nazareth" này em đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần vẫn thấy hay và xúc động. Nếu em chuyên tâm thì 1,2 tuần em có thể hòan thành sub cho cả 4 tập phim, rồi tải lên các trang subtitle, hiện có lẽ là em đã gần hoàn thành 3 tập.
Em đang xem lại thớt của bác từ đầu đến cuối 1 lần nữa như là 1 việc để giữ vững đức tin và tinh thần khi đang ở cty vì cái chỉ thị quái đản "3 tại chỗ" của NN. Sáng Chúa Nhật vừa rồi thì em cũng cố gắng dự thánh lễ trực tuyến qua youtube, ca hát, thực hành nghi thức 1 cách sốt sắng nhất có thể.
Qua các thánh lễ của Đức Cha Nguyễn Năng-TGM giáo phận Sài Gòn , giáo dân được Cha chia sẻ về những mặt tích cực của covid: đại ý em gom lại như sau: Kito hữu thể hiện nhiều hơn nữa tình bác ái, nhường cơm xẻ áo, các công việc thiện nguyện như thánh Giacobe đã nói "Đức tin không có việc làm là đức tin chết"; mọi người quay lại tu tâm dưỡng tính, siêng năng cầu nguyện hơn, có nhiều dịp hơn để gia đình ở gần nhau qua các giờ kinh cầu nguyện , quan tâm chăm sóc thăm hỏi nhau hơn; giảm bớt các thói tiêu pha phung phí, rượu chè, hàng quán, karaoke , bia ôm...giảm bớt tệ nạn...(bởi vì còn chỗ nào mở đâu mà đi?! kkk ). Đến khi dịch giảm bớt hay qua đi thì thế nào? có khi mọi thứ thói hư tật xấu lại quay trở lại....

Tóm lại : mọi chuyện xảy ra và sẽ xảy ra như nó phải xảy ra !!!! moi chuyện xin phó thác vào Chúa quan phòng.
Covid , dich bệnh như kỵ sĩ áo trắng trong sách Khải Huyền , đã bước ra gieo rắc tai ương dịch bệnh...
Rồi đến kỵ sĩ áo đỏ , không gì khác ngoài khói lửa chiến tranh, thù hận đã lên đến đỉnh điểm đang chờ bùng phát mà thôi.
Kỵ sĩ áo đen: kẻ cầm cân trong tay, xem như chính phủ hay nhà nước hay các tổ chức big này big kia, sẽ có đói kém, thiếu lương thực nghiêm trọng.
Kỵ sĩ cuối cùng không khác gì Thần Chết chẳng cầm vũ khí gì vì bản thân "hắn" đã mang đến cái chết.

Trích Khải Huyền -chương 6
Con Chiên mở ấn
1 Tôi lại thấy: khi Con Chiên mở ấn thứ nhất trong bảy ấn, thì tôi nghe một trong bốn Con Vật hô lên, tiếng vang như sấm: "Hãy đến! "2 Tôi thấy: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng.

3 Khi Con Chiên mở ấn thứ hai, thì tôi nghe Con Vật thứ hai hô: "Hãy đến! "4 Một con ngựa khác đi ra, đỏ như lửa, người cỡi ngựa nhận được quyền cất hoà bình khỏi mặt đất, để cho người ta giết nhau; người ấy được ban một thanh gươm lớn.

5 Khi Con Chiên mở ấn thứ ba, thì tôi nghe Con Vật thứ ba hô: "Hãy đến! " Tôi thấy: kìa một con ngựa ô, và người cỡi ngựa cầm cân trong tay.6 Tôi lại nghe như có tiếng nói từ giữa bốn Con Vật vang lên: "Một cân lúa mì, một quan tiền! Ba cân lúa mạch, một quan tiền! Còn dầu và rượu, thì chớ đụng đến! "

7 Khi Con Chiên mở ấn thứ bốn, thì tôi nghe tiếng Con Vật thứ bốn hô: "Hãy đến! "8 Tôi thấy: kìa một con ngựa xanh nhạt, và người cỡi ngựa mang tên là Tử thần, có Âm phủ theo sau.
Chúng nhận được quyền hành trên một phần tư mặt đất, để giết bằng gươm giáo, đói kém, ôn dịch và thú dữ sống trên đất."

joseph.luong
30-07-2021, 09:17 PM
Dịch tuy đã đến nhưng em thấy ít ra giờ người dân còn có một tia hy vọng ở vaccine. Bác thử nghĩ nếu dịch bùng phát ở VN vào thời điểm đầu năm 2020 thì sẽ như thế nào. Khủng khiếp lắm.
Em nghĩ dịch sẽ còn kéo dài. Quan trọng là mình cần phải giữ vững sức khỏe thể xác lẫn tâm hồn. Tinh thần rất quan trọng. Tất cả công việc lẫn cuộc sống có thể phải thay đổi hoặc bị đảo lộn trong tích tắc. Làm sao có thể ứng phó hoặc thích nghi được nếu tinh thần bấn loạn hoặc tâm không an?

Sau khi đi hành hương về, vì lý do sức khỏe của người nhà, em đã không thể đến nhà thờ tham dự lễ mãi cho đến tháng 6 năm nay. Lần cuối tham dự Lễ là trên đồi Canvê. Tính ra gần 1 năm rưỡi không thể rước Mình Thánh Chúa. Chỉ có thể rước lễ thiêng liêng. Và như em đã có viết, trong chuyến đi này em đã nhận ân sủng là bình an từ Mình Thánh Chúa, cả 2 lần rõ rệt. Vậy mà về Canada thì em lại không thể lãnh nhận bí tích quan trọng này. Nhưng cũng nhờ vậy mà em càng ao ước hơn bao giờ hết. Mong đợi cho đến ngày mình có thể ĐƯỢC tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh. Và khi ngày đó đến thì không thể diễn tả hết cảm giác khi bước chân vào nhà thờ và sau đó rước lấy Chúa. Em sẽ không thể hiểu được giá trị này nếu như không "bị" bỏ thánh lễ.

Còn về chuyện gia đình thì lúc dịch đến giờ đại gia đình vẫn chưa có thể ngồi lại quây quần ăn bữa cơm. Noel vừa rồi là lần đầu tiên cả nhà không thể đến cùng nhau. Chỉ có thể gặp nhau qua zoom. Tết đến cũng không thể tụ họp chúc Tết nhau. Có lúc dịch tăng cao đứa em chỉ có thể chạy đến nhà ba mẹ mà nói chuyện qua khung cửa kính. Hoặc khi dịch giảm thì cũng vào nhà nhưng ai nấy đeo khẩu trang và cách xa nhau 2 m. Không thấy mặt mũi nhau, không thấy nụ cười qua lớp khẩu trang, không thể ngồi cạnh nhau, không thể ôm nhau một cái...Không thể như vậy thì lại càng thấy giá trị của những thứ mất đi (may là tạm thời). Những việc mình thấy rất bình thường và không để ý nó quan trọng như thế nào trong mối tương quan gia đình.

Dịch cũng ảnh hưởng đến chỗ làm. Khi dịch đến thì công ty đã phải lay-off rất nhiều nhân viên. Từ head office cho đến nhà máy. Có cả một bộ phận kỹ sư bao gồm manager bị cắt hết. Những người làm ở production như em cũng có người bị lay-off, ai may mắn thâm niên cao thì trụ lại nhưng bị cắt xuống làm 2-3 ngày/tuần. Không thấy lối ra.
Chỗ làm có người bạn có người thân bên NY. Đùng một cái nghe nói người mẹ dính virus, nhập viện, ngày hôm sau thì đã qua đời. Sốc. Ngay cả gia đình bên Mỹ cũng không thể gặp mặt phút cuối. Đến ngày hôm sau vẫn chưa có thông tin làm sao để mai táng...

Năm 2020 là một năm lẫn lộn vui có buồn có, khó khăn có, hạnh phúc có. Nhưng cũng có nhiều thay đổi tốt với riêng em. Chẳng hạn đã có thói quen lần hạt chung trong gia đình mỗi tối, rồi lần hạt riêng mỗi ngày, thêm thời gian đọc Kinh Thánh, đọc sách trau dồi đức tin, cầu nguyện, vv. Và nhờ chuyến hành hương và nhất là liên tục "thể dục" tâm hồn đều đặn nên tuy có khó khăn nhưng vẫn luôn hy vọng, tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa.
Có một câu nói của Thánh Teresa Calcutta (Mẹ Teresa) mà em yêu thích:

"Hoa quả của thinh lặng là cầu nguyện. Hoa quả của cầu nguyện là đức tin. Hoa quả của đức tin là tình yêu. Hoa quả của tình yêu là phục vụ. Hoa quả của phục vụ là bình an."

Xem ra đại dịch lần này cũng là một cơ hội tốt để ta có được sự thinh lặng giữa cuộc sống ồn ào náo nhiệt, và qua đó hy vọng sẽ kết sinh hoa trái là đức tin, tình yêu thương, phục vụ và bình an.
Mến chúc bác windy, và các bác trong vnphoto cùng gia đình nhiều sức khỏe, bình an và hy vọng, để vượt qua đại dịch trăm năm một lần.

windypham
15-08-2021, 12:47 PM
@joseph.luong:nguyện xin Chúa cho anh và các bác một tuần mới bình an.
✝Chúa Nhật thứ 20 thường niên-Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.✝
🙏🙏🙏Bài ca Magnificat - Linh hồn tôi tung hô Chúa.
ĐK: Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.
1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.
2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.

https://www.youtube.com/watch?v=2tQx_W9FrKs

joseph.luong
16-08-2021, 09:22 PM
@joseph.luong:nguyện xin Chúa cho anh và các bác một tuần mới bình an.
✝Chúa Nhật thứ 20 thường niên-Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.✝
🙏🙏🙏Bài ca Magnificat - Linh hồn tôi tung hô Chúa.
ĐK: Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.
1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.
2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.

https://www.youtube.com/watch?v=2tQx_W9FrKs


Cám ơn bác windypham. Em cũng chúc bác windypham và các bác cùng gia đình một tuần mới bình an.

Hôm qua lễ Đức Mệ hồn xác lên trời, ở đất Thánh đã làm lễ mừng kính tại nhà thờ Giêtsimani dưới chân núi Ôliu.
https://www.custodia.org/en/news/jerusalem-celebration-feast-assumption-mary

Và họ cũng đã đến viếng mộ của Đức Mẹ (theo truyền thống) ở gần bên mà em đã nhắc qua ở trang 13.
Video: https://cmc-terrasanta.org/en/media/terra-santa-news/23942/solemnity-of-the-assumption:-franciscan-procession-to-the-tomb-of-the-virgin-mary-in-jerusalem

windypham
22-08-2021, 11:46 AM
Chúa Nhật thứ 21 thường niên 22/8/2021
Thánh Phê Rô tuyên xưng đức tin và sự trung tín với Chúa Giê Su.
LỜI CHÚA: Gioan 6, 54A.60-69
Khi nghe Ðức Giêsu tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Ðức Giêsu tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Ðiều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”.

Quả thật, ngay từ đầu, Ðức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”.

Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa.

Vậy Ðức Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Simon Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Ðấng Thánh của Thiên Chúa”.

Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai - Phan Đinh Tùng. Sáng tác: Phaolo Kim
1. Bỏ Ngài con biết theo ai ?
Ðời lộng gió cánh chim ngàn khơi
Trùng trùng sóng nước mênh mông
Thuyền buông lái biết trôi về đâu
Bỏ Ngài con biết theo ai ?
Bên đời kia tương lai khuất mờ
Bước đi không Ngài đời con buồn tênh.
ÐK: Bỏ Ngài con đi với ai ?
Vì Ngài có lời ban sự sống
Bỏ Ngài thân con héo hon
Ðời cô liêu trên chốn dương gian
Bỏ Ngài con đi với ai ?
Ðường xa lắc tương lai mịt mờ
Nào ai dẫn con trên đường dài
Bỏ Ngài con đi với ai ?
2. Ngài ơi sao bỏ rơi con ?
Ðể sầu héo tháng năm ngẩn ngơ
Ngoài kia đời vẫn xanh mơ
Mặc con chết hắt hiu hồn thơ
Ngài ơi sao bỏ rơi con ?
Hỡi Ngài ơi thân con máu đào
Chết treo thập hình nào ai buồn thương.
3. Ngàn đời con vẫn tin luôn
Ngài trung tín rất mực từ nhân
Nào đâu Ngài nỡ quên con
Hằng đưa lối dẫn theo đường ngay
Lạy Ngài dậy bảo con đi
Giữ gìn con trong chân lý Ngài
Bước đi bên Ngài đời con bình an.


https://www.youtube.com/watch?v=V7HGG9K_r5Y