View Full Version : Bạn nào quan tâm đến bầu cử ở Mỹ thì tham gia topic
Nikonian2006
04-02-2016, 06:36 AM
Hi, các bạn
1. Đêm qua tình cờ có bạn gửi link cho mình đọc mình mới biết bài mà mình nói bên dưới. Mình đã định kiếm topic spam để viết vì bài viết đó xem là spammer cũng được chẳng liên quan gì đến nhiếp ảnh. Nhưng nhân tiện có bầu cử Mỹ đã bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 và sẽ kết thúc ngày 3 tháng 11 cho nên mình xin mở topic này ra, nhằm để tạo điều kiện cho chúng ta quan tâm đến chính trị chút. Chứ cứ chấp nhận như ở VN mà google search vừa công bố là đại đa số người VN trong hoàn cảnh xã hội ở VN đã không hề quan tâm đến chính trị. Thay vào đó, họ quan tâm đến kiểu như "vợ người ta". Không phải là họ không muốn dò tìm quan tâm đến chính trị xã hội một phần rất quan trọng trong cuộc sống mà vì họ phải sống trong sợ hãi nếu họ làm như vậy cho nên họ không có sự lựa chọn. Thôi đi kiếm vợ người ta để ngủ cho yên.
2. Xin vui lòng hãy cẩn thận khi nói về chính trị trong topic đừng làm khó mod nhe các bạn vì đa số các bạn còn sống ở VN phải sống theo luật pháp hiện hành.
3. Trước khi mình nói bài ở dưới là phần chính mà mình mở topic, thì bầu cử năm nay mình ủng hộ Clinton, chỉ vì một lý do lớn nhất là mình muốn thấy bà đi vào lịch sử là nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ như ông Obama là da màu đầu tiên. Nhưng ở Mỹ thì ai lên thật là khó nói ngay từ đầu. Cho nên bạn nào thích thì nói vài câu trong topic nhe các bạn, và tự do thích hay không thích ai bạn muốn nói.
4. Bạn xem link và xem cả comments trong báo Tuổi Trẻ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160113/ong-biden-dinh-ban-nha-cuu-con-ong-obama-de-nghi-giup/1037716.html.
5. Bài này cả tháng rồi nhưng mình chỉ mới biết hôm qua thôi. Đã đọc bài CNN phỏng vấn. Mình đính chính là Biden định bán nhà là để cho con trai tiền sống không phải giúp chữa bệnh vì mình tin là con ông có bảo hiểm y tế đủ tiền chữa bệnh chỉ là phải nghỉ việc nên gia đình Beau không có đủ tiền sống.
Tại sao mình phải gửi link nói về Obama giúp Biden
6. Mình muốn đăng lên ở đây cho bạn thấy rõ là luật pháp người ta tạo ra một môi trường nhà nước liêm khiết (đây là nói chung) như thế nào. Nếu có ai cho rằng đây là Biden PR cho Obama thì đây không phải là năm bầu cử cho Obama ông ta sẽ sớm về hưu, chẳng có lý do nào phải PR lấy phiếu cho Obama cả. Biden không tranh cữ, cũng sẽ về hưu không cần phải PR bản thân.
7. Câu chuyện trên cho thấy ông Obama ở mặt một con người bình thường không phải TT là một người bản chất rất tốt và rất may mắn cho một đất nước khi thấy một team quản lý đất nước mà TT và phó là hai người rất thân với nhau và sẽ không có chuyện tranh giành quyền lực với nhau.
8. Ở đâu cũng vậy là con người ai cũng tham lam, cũng ham quyền ham tiền kể cả ở Mỹ hay VN, nên nếu luật pháp lỏng lẻo thì họ là cơ hội để tham nhũng hối lộ tạo lợi ích bản thân. Nhưng nếu ở một nơi mà hệ thống luật pháp tốt, nó tạo ra những nhà lãnh đạo liên khiết một cách tương đối thì đó là một điều rất may mắn cho những người lao động nghèo những người mà không thể nào lợi dụng vây cánh quan hệ hay chức quyền để làm giàu bất chính.
9. Chúng ta đừng có nhìn một đất nước qua những chiếc xe sang hàng tỉ, qua những cuộc sống xa hoa của ngưởi có tiền. Mà chúng ta phải nhìn vào cuộc sống của tầng lớp lao động nghèo và những đứa trẻ được chăm sóc như thế nào.
10. Một bài viết thế này chỉ là nhỏ nhoi thôi, nhưng ví dụ như bạn đang còn trẻ 16-18 bạn trong forum đọc bạn hiểu, sau này lỡ có ai trong forum ra làm lãnh đạo bạn sẽ có thể hiểu được tầm quan trọng của hệ thống luật pháp và có thể bạn sẽ xây dựng xã hội VN tốt đẹp hơn bằng luật pháp.
solo_vivu
04-02-2016, 11:50 AM
Cá nhân mình thấy bầu cử ở Mỹ đúng thực là khốc liệt và người được chọn là người tài năng thực sự. Mình cũng ủng hộ bà Clinton vì cảm tình cho phụ nữ, không thích Donald vì đao to búa lớn quá, dù về khoản tài năng kiếm tiền không ai chê được.
unlimited
04-02-2016, 02:01 PM
Em thấy, bầu cử Mỹ cũng giống kiểu chạy chức, quyền ở ta, họ cũng vận động vòng ngoài, rồi đằng sau là các tập đoàn bơm tài chính... :D
yashicanon
04-02-2016, 06:26 PM
hihi giống thật .nhưng cái chính là quyền quyết định là của người dân . cái này quan trọng ,anh vận động .v.v mà dân nó ko chọn thì như ko chỉ khác chút xíu này thôi thì đã ko giống VN ta rồi phải ko bạn
Em thấy, bầu cử Mỹ cũng giống kiểu chạy chức, quyền ở ta, họ cũng vận động vòng ngoài, rồi đằng sau là các tập đoàn bơm tài chính... :D
Nikonian2006
05-02-2016, 06:32 AM
Em thấy, bầu cử Mỹ cũng giống kiểu chạy chức, quyền ở ta, họ cũng vận động vòng ngoài, rồi đằng sau là các tập đoàn bơm tài chính... :D
1. Bạn không phải là người đầu tiên nói lên vấn đề này, mình đã nghe ở VN nói với mình trước đây về việc bạn nói, bầu cho có cho vui thôi chứ bọn tài phiệt ở sau lưng nó muốn ai lên/xuống là quyền của nó cho nên ở một số nước khác mà đảng cầm quyền đưa ai lên làm lãnh đạo thì khái niệm cũng y chang nhau thôi, nên đừng phải lo lắng hay quan tâm đến cầm phiếu đi bầu gì ráo.
2. Cho nên nhiều khi dò tìm google cũng nên dò tìm vợ người ta, thay vì nên dò tìm quan tâm đến các vấn đề luật pháp và chính trị vì có lo thì cũng như "lo bò trắng răng".
3. Mình chỉ muốn nói gọn, vì để đi sâu vào hiểu luật pháp liên bang liên quan đến vấn đề tài trợ tranh cử thì thật là dài.
4. Bạn hãy nghĩ đơn giản thế này thôi. Không có quốc gia nào hoàn hảo, bạn sẽ luôn có những người cực kỳ thông minh nó luồn lách để tạo lợi ích nhóm cho nó dựa trên quyền lực, cho dù ở đâu.
5. Nhưng bạn có thể nhìn vào mục đích tốt đầu tiên khi mà Mỹ ra luật cho phép xin tài trợ. Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới mỗi lần bầu cử thời gian tranh cử rất lâu kéo dài cả gần hai năm, lấy ví dụ năm chính sẽ là 2016 thì từ 2015 đã phải lo vận động.
6. Một ứng viên nó phải đi suốt chặng dài 52 tiểu bang vận động tất cả các nơi. Vì ở Mỹ bạn chọn đi bầu hay không là quyền của bạn, bạn không thích bạn không đi, cho nên buộc ứng viên nó phải vươn tay ra đưa thông tin đến bạn để thu hút sự chú ý của bạn bỏ thời gian ra bỏ phiếu.
7. Vì phải đi quá nhiều như vậy cho nên chi phí tranh cử rất lớn. Nay giả sử là luật cấm nhận tiền tài trợ và bắt buộc ai tranh cử phải bỏ tiền hàng chục/trăm triệu USD ra tự tranh cử, nó có nghĩa là ai ở Mỹ phải thật giàu mới đủ tiền ra tranh cử.
8. Giả sử là như trên, sẽ không bao giờ có Obama bởi vì, cho dù ông ta đã là triệu phú do hai vợ chồng là luật sư, ông ta cũng không bao giờ có số tiền nêu đã nói để tranh cử. Nói khác đi, nếu một người chỉ có ít tiền nhưng thật sự có tài giúp cho đất nước (giả sử là tài thật sự) thì họ không có cơ hội đi ra giúp nước.
9. Nó tương đương như bạn thấy, nếu bạn ở VN gia đình nghèo nhưng con bạn thật sự thông minh giỏi mà không đủ tiền học đại học tốt để sau này trở thành người thật giỏi khi làm việc, thì xã hội đã mất đi cơ hội phát triển thành phần lao động tay nghề cao white collar. Cho nên ví dụ ở các quốc gia phát triển, nhà nước cho bạn vay tiền không lãi cho bạn đi học bất cứ đại học nào bạn muốn không giới hạn (nói chung) miễn là bạn đủ tài năng thi vào trường đó, sau này đi làm trả lại từ từ. Và không bao giờ bị lãi suất. Nếu giả sử bạn học xong rồi, việc làm không đủ mức để trích tiền trả lại bạn không trả. Giả sử cho đến chết vẫn chưa trả thì bỏ luôn con cái không trả.
10. Từ chuyện trên, bạn cấm nhận tiền hay không cấm đều có lợi và hại cả.
kevinle4230
05-02-2016, 08:51 AM
Em thấy, bầu cử Mỹ cũng giống kiểu chạy chức, quyền ở ta, họ cũng vận động vòng ngoài, rồi đằng sau là các tập đoàn bơm tài chính... :D
Tôi muốn thốt lên câu này mà chắc các bác ở Mỹ sẽ hiểu: "Are you f*ing serious?"
Bạn nên đọc nhiều và suy nghĩ nhiều hơn nhé. Bạn hiểu hoàn toàn sai về cả hai nền chính trị và bầu cử ở cả VN và Mỹ.
ngocrebel
09-02-2016, 11:57 PM
Bác Nikonian2006, mở topic này cũng hay nhưng rất khó tránh vấn đề nhạy cảm. Dù gì đây là diễn đàn của người Việt cho nên chắc chắn luôn có sự so sánh VN và Mỹ. Thực tế các post ở trên đã cho thấy như vậy. Vấn đề là, với Mỹ nói sao cũng được nhưng nói về VN một cách thật thà thì khó tránh rắc rối.
1. Nói bầu cử ở Mỹ giống bầu cử ở VN chẳng khác nào nói Voi với Chuột giống nhau, vì cả 2 đều có: 1 cái mũi, một cái miệng, hai con mắt, bốn chân và 1 cái đuôi.
2. Tổng thống Mỹ chắc chắn không phải là người xuất chúng nhất nước Mỹ nhưng chắc chắn không thuộc nhóm người "tài nông đức mạnh"!
3. Xã hội Mỹ so với một xã hội hoàn mỹ thì còn cách xa muôn trùng nhưng nếu so với các xã hội khác thì đã vượt xa tít mù khơi. Giả sử trên thang điểm từ 1 tới 100. Bắc Hàn còn đang ngơ ngáo ngay vạch số một, Việt Nam ta có lẽ đang chạy tại chổ ở mức số 7, nước Mỹ bức phá nhứt, đã đứng chắc vị trí 60 từ lâu, đích đến là Xã hội hoàn mỹ 100 (chỉ có trong mơ).
4. Vận động tranh cứ ở Mỹ, tiêu chí đầu tiên là trong sạch, tất cả mọi thứ phải quang minh chính đại và hoàn toàn công khai. Các ứng cử viên (UCV) phải dùng tài hùng biện của mình để lấy từng lá phiếu cử tri. Tuyệt đối không dùng quyền lực và tiền bạc để ép buộc, hâm dọa hay mua chuộc... bất cứ hành động không minh bạch nào đều có nguy cơ bị phanh phui và con đường chính trị cũng sẽ đi tong từ đó. bất cứ kẻ vô danh tiểu tốt nào cũng có thể hạ bệ một quan chức chóp bu nếu có bằng chứng. Còn nếu yếu bóng vía thì có các hãng thông tấn đứng ra làm dùm. Báo chí ở Mỹ là tự do 100%. Các tờ báo kiếm tiền bằng thông tin, nếu bạn có thông tin họ sẽ sằn sàng mua với giá cao và bảo đảm tính nặc danh nếu cần. Và một khi họ đã bỏ tiền ra mua thông tin thì chắc chắn là họ sẽ có cách kiếm lời. Điều đó có nghĩa là thông tin sẽ được chế thành bom sao cho nổ thật to bất kể thủ phạm là ai. Cụm từ "tổng biên tập tở báo A bị đảng X kỷ luật" hoàn toàn không tồn tại trên nước Mỹ.
5. "các tập đoàn bơm tiền cho các chiến dịch tranh cử" No No and NO. Khoảng 90% dân Mỹ ít nhất 1 lần tự nguyện góp tiền cho các UCV trong các chiến dịch tranh cử các cấp. Những cá nhân đóng góp từ $200 trở lên phải công khai danh tính và được ghi nhận vào sổ của ủy ban bầu cử liên bang (FEC). Mỗi cá nhân chỉ được góp TỐI ĐA là $2500.
Cuộc bầu cử của TT Obama năm 2008 được coi là phá kỷ lục về sồ tiền đóng góp của người dân Mỹ từ xưa đến nay. Trong đó có 1 chi tiết nhỏ, em xin nhắc lại để các bác thấy được mức độ trong sạch của việc góp tiền này. Bà cô của TT Obama tên Zeituni, nhập cư vào Mỹ bằng VISA tạm năm 2000 để đưa con trai đi học. Sau đó bà xin tỵ nạn ở Mỹ nhưng bị từ chối vào năm 2002 (dù Obama và vợ đều là luật sư, lại có tên tuổi trong chính trường nhưng vẫn không giúp nổi cô ruột của mình nhé). Bà vẫn được ở lại Mỹ để tiếp tục xin tỵ nạn tuy nhiên bà bị xếp vào nhóm nhập cư bất hợp pháp. Bà có đóng góp một khoản tiền (khoảng $200) cho cháu trai Obama trong cuộc vận động tranh cử năm 2008. Vụ này bị báo chí phanh phui, ủy ban tranh cử của Obama đã hoàn trả sồ tiền được gọi là "bất hợp pháp" này theo luật pháp của Mỹ.
5. Chiến lượt tranh cử TT có nhiều loại, trong đó có một hạ sách mà có thể nói là được dùng khá phổ biến gọi là Negative Campangning. Nói kiểu bình dân là các UCV không hề tiết lời bội nhọ lẫn nhau (phải có chứng cứ). Debate chính là những trận giáp lá cà, trong đó các UCV dùng tất cả súng trường, súng ngắn, dao găm... và tầm vông vạt nhọn nhắm vào các yếu huyệt để hạ gục đối phương. Trong khi em rất chán ngán với loại NC này nhưng thực tế nó lại góp phần làm trong sạch bộ mấy chính trị. Những chính khách có dính tới bê bối đừng hòng mà bưng bít.
6. Trong cuộc vận động tranh cử 2016 này, em nói chuyện với rất nhiều người dân Mỹ. Có thể nói hơn một nữa số họ rất bất mãn với tình hình các UCV hiện tại. Em nghĩ rằng số người đi bầu năm nay sẽ ít một cách kỷ lục. Còn nhớ năm 2008, em háo hức khi lần đầu tiên được đi bầu cử. Rất phấn khởi vì lá phiếu của mình chắc chắn sẽ được tính vào sự đăng quang của vị tổng thống quyền lực nhứt hành tinh. Em đã bầu cho TT Obama vì em muốn nhìn thấy bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự dân chủ của xứ sở dân chủ này, và em đã không sai. Tuy nhiên, năm nay em sẽ không đi bầu, vì quá ngán ngẩm với các UVC hiện tại. Bush cha, Bush con rồi bi giờ Bush em? Em đồng tình với rất nhiều người dân Mỹ, We don't need another Bush (chúng ta không cần thêm 1 Bush nữa). Em không nghĩ "Bà Tổng Thống" có khả năng làm một Tổng Thống thật sự. Với sự ngang tàn tự phụ của mình, Trump có thể là TT Mỹ đầu tiên dám chơi tay đôi với bọn Tàu. Tuy nhiên, em không nghĩ Trump là bậc mẫu nghi thiên hạ, ông ta sẽ chẳng bận tâm gì tới người dân Mỹ... Em rất thích cung cách của Bernie nhưng khổ nổi bác ấy già quá. Người Mỹ thường nói, một nhiệm kỳ chỉ đủ cho TT xây xong phần nền móng, phải tới nhiệm kỳ 2 ta mới thấy căn nhà.
7. Trên các diễn đàn tám ở Mỹ. Họ nói: người thông minh không muốn dính tới cuộc đua vào nhà Trắng. Họ nói, mình phải chọn ra một kẻ thông minh nhứt trong đám kém thông minh vậy.
8. Em là big fan của Star War cho nên xin ví von thế này. Bọn Tàu là hiện thân của người Sith, của the First Empire and the First Order. Em mong rằng một ngày kia, nước Mỹ sẽ sinh ra một hiệp sĩ Jedi thật thụ có thể mang lại "Balance to the Force".
ngocrebel
10-02-2016, 01:06 AM
Nói về vụ PTT Biden, con trai ông và TT Obama:
1. Con trai của PTT tên Beau giữ chức vụ thứ trưởng sở tư pháp bang Delaware. Bị mắc bệnh ung thư não. Viện phí của ông đương nhiên được bảo hiểm ý tế chi trả. Tuy nhiên, nhiều khả năng ông vẫn phải tự thanh toán phần co-pay có thể lên đến 20% (không nhỏ chút nào nhé). Tuy nhiên ông buộc phải từ chức vì bệnh trở nặng vào tháng 3/ 2015. Khi ông nghỉ việc, bảo hiểm y tế cũng tự nhiên chấm hết. Đó chính là lý do khiến cha ông là PTT Biden nghĩ tới chuyện bán nhà giúp con trai.
2. Thực ra với một người tài giỏi và tốt như Beau thì chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và bạn bè ông chắc chắn sẽ giúp gia đình ông trang trãi viện phí khi cần thiết. Tuy nhiên, người Mỹ rất trọng danh dự. Trước khi nhận sự giúp đỡ bên ngoài, bậc làm cha mẹ, lại là hàng mẫu nghi thiên hạ nên vị PTT phải tiên phong trong việc giúp con mình.
Tuy người Mỹ nổi tiếng về việc "tiền ai nấy trả", họ lại đồng thời có một nét văn hóa khác là gây quỹ giúp bạn. Ví dụ thế này: Một người đàn ông, bị tai nạn qua đời, để lại góa phụ và con côi. Giả sử, sinh thời ông có 30 người thân bao gồm gia đình và bè bạn. Những người này sẽ dấy lên một chiến dịch gây quỹ. Ngoài khoản tiền họ đóng góp, họ sẽ đi hỏi khắp nơi như: quán cafe họ hay uống, quán ăn họ hay ăn, tiệm cắt tóc, tiệm làm móng tay, nơi cơ quan họ làm... tiền mặt đương nhiên là tốt, các hiện vật, phiếu quà tặng... được cho/ tặng sẽ được mang ra bán đấu giá. Hoạt động này như một vết dầu loang và kết quả giúp ích rất nhiều cho khổ chủ.
Với những người nổi tiếng như Beau, nếu người thân đứng ra gây quỹ thì chắc chắn mức độ thành công sẽ cực kỳ to lớn.
3. Người Mỹ nổi tiếng là tiền ai nấy trả, cho nên nghĩa cử của TT OBama quả thật là một ngoại lệ nổi bậc. Khá khen cho vị TT và PTT đương nhiệm.
4. Tai sao PPT một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới phải nghĩ tới chuyện bán nhà chữa bệnh cho con? Khác với VN, người Mỹ muốn làm giàu thì phải bằng con đường kinh tế. Con đường chính trị chỉ mang lại danh dự chứ không mang lại tiền tài. Đương nhiên có rất nhiều chính khách Mỹ là người giàu có. Nhưng cái giàu của họ là do gia đình họ làm kinh tế chứ không phải nhờ làm quan mà ra. Phần lớn họ giàu sẵn trước khi bước vào quan trường, giống như PTT Gore ngày trước hay Trump hiện giờ vậy.
Lương của PTT Biden là $237,700/ năm, ông phải đóng thuế khoảng $50,000 trước khi mang khoản tiền đó về nhà. Bộ Vét của ông mặc là thuộc hạng trung bình khá chứ không phải hàng cao cấp. Gia sản của ông ước lượng khoảng $500,000. Tuy nhiên ông còn nợ ngân hàng rất nhiều và người ta ước tính nếu sang bằng giữa nợ và tài sản hiện có thì PTT Mỹ có tài sản ÂM. Năm 2013 PTT đã tái vay căn nhà (refinance) để giảm lãi xuất từ 4.325% xuống 3.375%.
5. Đương kim TT Mỹ thì khá hơn. Gia sản của ông ước tính từ 3 đến 8 triệu USD. Tuy vậy, con số này không hề xếp ông vào hàng ngũ người giàu. Ngay cả ở VN, số tiền đó cũng chỉ đủ xếp ông vào hàng đại gia nhập môn thôi.
Văn Khoa
10-02-2016, 03:32 AM
Lại phải khen bác ngocrebel với những chi tiết sống thực của chính trường Mỹ.
Các tập đoàn tư bản Mỹ sẵn sàng tống cả tiền triệu vào miệng tất cả những chính khách, ngay cả UCV. Nhưng rất ít ai dám mạo hiểm há mồm vì sự nghiệp và tiếng tăm mà họ tôn trọng hàng đầu. Dưới con mắt diều hâu của báo chí tự do độc lập, tất cả những gì xảy ra giữa người cho và người nhận đều sẽ được đưa ra ánh sáng.
Nói về Hillary Clinton trong cuộc tranh cử, bà ta lúng túng trả lời một câu hỏi và có thể câu trả lời này làm bà mất điểm. Chuyện là bà ta đã nhận tiền thù lao trên $700,000 từ Goldman Sachs, một tập đoàn nhà băng ở Wall Street. Đây là tiền thù lao cho ba buổi nói chuyện do Goldman Sachs tổ chức. Báo chí phanh phui ra chuyện này và dân chúng cho bà là không thành thật, lời nói đi ngược với hành động khi bà tuyên bố trong lúc tranh cử là sẽ cải tổ lại một Wall Street bóc lột. Khi báo chí hỏi tại sao mâu thuẫn thì bà trả lời tại vì họ trả như vậy ("because they offered").
Đa số chính khách Mỹ xuất phát từ gia đình giàu có cho nên họ không có ý tưởng làm chính trị vì tiền. Ai nghèo thì cũng nghèo, nhưng rất liêm khiết. Alan Greenspan, cựu Thống đốc của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có một tấm ảnh đi vào một đền Do Thái (Synagogue), bỏ giầy ngoài cửa và ảnh chụp cho thấy tất lủng. Với một vị trí và trách nhiệm mà một câu nói có thể làm rung chuyển kinh tế nước Mỹ và thế giới, có ai tưởng tượng là ông không có hay không cần một đôi tất lành lặn!
Nikonian2006
10-02-2016, 08:04 AM
1. Cám ơn bài viết dài của bạn ngocrebel, mình đã đọc hết cho dù có những trong tin trong đó tất nhiên là mình biết trước.
2. Chuyện bạn ngocrebel nói về tính nhạy cảm mình chắc chắn là đã hiểu được và không bao giờ mình muốn làm gương ở đây cho việc vi phạm quy định của forum. Cho nên ngay từ bài đầu link mình gửi là từ thông tin báo chí và bình luận được phép ở VN. Mình gửi lên là chỉ dành cho bạn nào đã không để ý. Như mình lúc có bài phỏng vấn CNN là mình đã không để ý vì chuyện quá nhỏ cho đến lúc post bài, ví dụ như vậy.
3. Mình mở topic ra đa số toàn là muốn tạo ra sự quan tâm đến bài viết trong forum nhưng thỉnh thoảng chúng ta phải chấp nhận thông tin mà có tính hấp dẫn nó rất gần ranh giới thông tin bị cấm nói ở VN cho nên chỉ cần lấy báo ở VN làm chuẩn những gì được nói là cũng OK. Nếu như box mà không có những bài nói chuyện thoải mái chút thì thật sự là rất khô khan cho box.
4. Hôm nọ mình định gửi câu trả lời cho anh Kevin post ở trên nhưng mà mùng một tết nên mình thôi đến hôm nay. Anh Kevin, bạn viết bài anh quote không phải không có kiến thức đâu. Chưa chắc, rất có thể họ còn có nhiều kiến thức về bầu cử Mỹ hơn cả chúng ta. Nếu anh chưa biết, thì cách lập luận như bài đó là không mới ở VN. Em đã ghi rõ là em đã nghe trước đó rồi. Em nhớ là hồi em học phổ thông hàng chục năm trước ở VN cô giáo em đã dạy cho em về bọn tài phiệt Mỹ giựt dây phía sau chọn ai lên ai xuống, bầu cử dân chủ chỉ là cho vui vậy thôi cho nên đừng có xem chuyện bầu cử là quan trọng quá. Cô em còn cho dẫn chứng là ví dụ như JFK chẳng hạn. Bọn tài phiệt nó không thích là giả sử sau khi đã bầu lên nó ám sát chết đưa ông khác lên.
5. Khi anh gặp như thế, nếu đã chưa, anh cứ suy nghĩ là chuyện này giống như niềm tin hay tôn giáo, rất khó khăn để mà tranh luận rõ ràng như toán học. Kinh nghiệm của em cho thấy là chỉ khi nào ai sống thật sự trong thực tế đó (vì cái mà họ tin đó là được nghe hoặc được đọc) và tự bản thân họ sẽ phán xét đúng sai. Cũng giống như em, chính em cũng đã nghe các quan điểm đó, nhưng cho đến khi em làm trong hệ thống luật pháp của họ, em thấy cách tòa án hoạt động thì em tin là tại sao nó lại phát triển. Điều mà ngay từ bài đầu tiên em đã nói.
6. Con người chỉ thay đổi khi chính tự họ thay đổi, rất khó khăn để thuyết phục ai nhất là người lớn tuổi thay đổi quan điểm của họ, nên đừng đi theo hướng đó. Anh cứ đơn giản tôn trọng suy nghĩ của họ hiện tại.
7. Ở mặt chính trị, và em cũng đã giải thích trong bài về quyên tiền, bản thân em tin rằng chuyện chính trị gia thỏa hiệp ngầm với tập đoàn lớn là có thể có. Cho dù ở đâu, họ cũng là người, họ cũng luôn tham lam với quyền lực và tiền. Vấn đề là luật pháp ở đó thế nào, nó có quản lý và kiềm chế họ được không?
8. Nhưng anh Kevin đừng quên một chuyện rất quan trọng của hệ thống luật pháp Anh Mỹ là cho dù anh là ông gì đi nữa, anh vẫn phải nằm dưới hiến pháp. Cho dù anh có quyền cao đến đâu đi nữa, anh vẫn không thể nào sửa được tin thần của hiến pháp để tạo ra luật pháp có lợi cho bản thân anh hay những người anh thỏa hiệp. Nhân dân họ hoàn toàn có quyền thật sự mang luật của anh ra tòa án hiến pháp thách thức hiệu lực của luật, và để xem thẩm phán sẽ quyết định ai thắng thua. Ở mặt này em không nói thêm vì nếu em nói nữa sẽ rất dài và khô khan luật pháp.
9. Bây giờ em bỏ qua chuyện mua chức đi, em thấy ở Mỹ một ứng viên họ phải đi đến từng bang họ phải giới thiệu họ ra sao định làm gì, chỉ bao nhiêu đó thôi là đã thấy rất cực khổ trong khi ở các nước nghèo khỏi vận động gì mệt. Còn chúng ta thích ai thì cũng y chang như chúng ta thích hiệu xe hơi / gắn máy nào để mua thôi. Sở thích đó rất cá nhân.
yashicanon
10-02-2016, 06:22 PM
town mình ở là tổ con chuồn chuồn của đảng dân chủ , nên hầu như các ucv và tông tông nào cũng phải về chào hỏi ngang qua nhà !! cơ mà mình khoái cộng hòa hơn .luôn bầu cho CH dù vẫn cá độ là DC thắng !!!!!
Nói về vụ PTT Biden, con trai ông và TT Obama:
1. Con trai của PTT tên Beau giữ chức vụ thứ trưởng sở tư pháp bang Delaware. Bị mắc bệnh ung thư não. Viện phí của ông đương nhiên được bảo hiểm ý tế chi trả. Tuy nhiên, nhiều khả năng ông vẫn phải tự thanh toán phần co-pay có thể lên đến 20% (không nhỏ chút nào nhé). Tuy nhiên ông buộc phải từ chức vì bệnh trở nặng vào tháng 3/ 2015. Khi ông nghỉ việc, bảo hiểm y tế cũng tự nhiên chấm hết. Đó chính là lý do khiến cha ông là PTT Biden nghĩ tới chuyện bán nhà giúp con trai.
Chào bác ngocrebel,
Em thú vị đọc bài của bác nhưng hơi ngạc nhiên với chi tiết về bảo hiểm ý tế của Beau Biden (BB), con của Joe Biden. Em không biết bác lấy dữ liệu (facts) từ đâu để nói là BB phải trả 20% chi phí y tế. Bình thường các bảo hiểm ý tế bắt mình phải trả một khoản co-payment mỗi lần mình nhận chăm só sức khỏe hay mua thuốc; và hàng năm mình phải trả một khoản tiền gọi là deductibles. Ngoải ra hãng bảo hiểm cũng xác định số tiền tối đa mà mình phải trả hàng năm (maximum out-of-pocket payment). Tất cả các con số này đều minh bạch khi mình mua bảo hiểm, và không thay đổi cho dù chi phí có lên hàng triệu dollars. Như vấy mới gọi là "bảo hiểm".
Điểm thứ hai là bác nói "Khi ông nghỉ việc, bảo hiểm y tế cũng tự nhiên chấm hết." Hoàn toàn vô lý! May ra nó có thể xảy ra ở những nước "thiên đường", chứ nếu xảy ra ở Mỹ thì hãng bảo hiểm nào đó phải khờ lắm mới dám "tự tử" như thế, vì họ sẽ bị ra tòa và phải bồi thường nhiều lần so với số tiền mà họ phải trả chăm sóc cho BB. Biết đâu Joe ngờ nghệch lại chẳng biết vấn đề này! We know how Joe is!
Điểm thứ ba là BB lúc đó là Attorney General (Bộ trưởng Tư Pháp) của tiểu bang Delaware. Là một công chức của tiểu bang (state employee), chắc chắn BB có bảo hiểm của tiểu bang đó, và chuyện tiểu bang DE không bao trả chi phí y tế cho ông ta thì em thấy hơi khó nuốt.
Bây giờ ta giả sử là tất cả các chi tiết bác viết đều chính xác và đúng, thì có câu hỏi thế này:
Nếu Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden và con là Bộ trưởng Tư Pháp của DE là Beau Biden đều biết trước là sẽ bị mất bảo hiểm vì nghỉ việc và sẽ phải trả một khoản tiền rất lớn cho chi phí y tế, thì tại sao Beau Biden không đăng ký vào Obamacare? Chẳng phải Joe và Barack luôn nói là Obamacare sẽ bao trả chi phí cho mọi người sao? Hay họ chỉ "xúi con nít ăn cứt gà" chứ chính họ không dám đụng tới?
Câu chuyện trên mà báo đăng tháng trước chỉ là để tâng bốc nhau mà thôi.
Chúc bác vui.
kevinle4230
11-02-2016, 12:57 AM
town mình ở là tổ con chuồn chuồn của đảng dân chủ , nên hầu như các ucv và tông tông nào cũng phải về chào hỏi ngang qua nhà !! cơ mà mình khoái cộng hòa hơn .luôn bầu cho CH dù vẫn cá độ là DC thắng !!!!!
Chỗ em giống bác, toàn là liberals. Đảng dân chủ lúc nào cũng thắng, khỏi bàn cãi. Em chưa bao giờ vote cho Obama cũng như thống đốc thuộc về đảng dân chủ, nhưng chơi không lại số đông.
Tuần trước, người đứng đầu của transportation bị Senate và Congress vote đá ra, bà ta được thống đốc bổ nhiệm vào vị trí đó và làm ăn tệ quá vì đường xá xuống cấp, nâng thuế và kẹt xe quá. Thế là dân chúng viết thư cho những Senator và Congressman của khu họ đòi phải đuổi bà ta. Thống đốc cũng lên TV phát biểu là tụi bay chơi xấu làm mất mặt tao, nhưng dân thì lại hả hê.
Nói lại luôn về bầu cử, khi đã được chọn vào UCV của đảng nào đó và chính thức chạy cho chức vụ. Họ sẽ bị điều tra về tài sản rất nghiêm ngặt và nó sẽ được đưa ra trước công chúng để được cả thế giới nhìn vào và mổ xẻ. Bank account sẽ bị theo dõi, tài sản bị theo dõi rất thường xuyên nên rất khó mà tham nhũng.
Đừng nói đâu xa đến UCV tổng thống, ngay cả người cảnh sát, sỹ quan quân đội hay làm việc cho chính phủ đều bị hết. Sỹ quan của quân đội còn được ưu ái cho người đến nhà và hàng xóm để phỏng vấn. Xem coi người này tánh tình ra sao, có tài sản gì và có nghi vấn gì không. Đó là chế độ minh bạch lắm. Tất nhiên cũng có người xấu, lách luật, tham nhũng, nhưng trước sau cũng bị lôi ra thôi. Không có việc làm lương $100 ngàn một năm mà sở hữu vài căn nhà bạc triệu đâu. Cho dù nhà đó được sở hữu bởi em vợ, mẹ vợ, em chồng gì đó.
Cảnh sát ở đây còn không được nhận quà dù chỉ một món quá $1-2 đồng. Vì theo quan điểm của chính phủ, nhận ít, nhận nhiều thì sẽ quen thói và tham hơn nữa, cấm tuyệt đối là chắc ăn nhất.
ngocrebel
11-02-2016, 02:38 AM
Chào bác ASAV,
Trước hết, em muốn nói lại cho rõ: Bảo hiễm y tế ở Mỹ có thể nói là thiên hình vạn trạng, em chỉ đề cập đến loại hợp đồng bảo hiểm phổ biến nhứt. Một hợp đồng bảo hiểm y tế sẽ có những điểm chính yếu sau đây luôn minh bạch rõ ràng trước khi người mua đặt bút ký:
* Hàng tháng đóng bao nhiêu? (Premium)
* Co-pay khi khám bệnh, mua thuốc bao nhiêu? (thường $20, $30, $40 / lần)
* Co-pay khi nằm viện bao nhiêu? (thường khoảng 20%)
* Co-pay/ năm tối đa bao nhiêu? (max out of pocket/year)
* Deductible bao nhiêu?
* Giá trị bồi thường tối đa cho mỗi lần nằm viện, hoặc/và mỗi năm bao nhiêu?
1. Người mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng tiền hàng tháng gọi là Premium, khoản tiền này phải được thanh toán trước 23 giờ 59 phút 59 giây ngày cuối của thời hạn đóng tiền. Nếu không, hợp đồng bảo hiểm sẽ lập tức hết hiệu lực.
2. Mỗi lần đi khám bệnh hay mua thuốc người được bảo hiểm (gọi là policy holder) phải đóng 1 khoản co-pay. Khoản co-pay này bao nhiêu tuỳ từng hợp đồng, thông thường vào khoản $20.
3. Nếu bệnh nặng, phải nhập viện, người được bảo hiểm sẽ trả 2 khoản tiền:
* Khoản 1 gọi là deductible, khoản tiền này bao nhiêu tuỳ vào từng hợp đồng cụ thể, em xin ví dụ nó là $2000. Khoản deductible này chỉ trả 1 lần trong 1 năm.
Giả sử, em có 1 hợp đồng bảo hiểm hiệu lực vào ngày 1/1/2016. Đến tháng 3/2016, em bị viêm ruột thừa, toàn bộ chi phí phẫu thuật và điều trị hậu phẫu là $50,000. Em sẽ phải trả ngay $2000 deductible. Đến tháng 12/2016 em bị vợ đánh gãy chân, lại phải nhập viện, chi phí điều trị là $60,000, thì lần nhập niện sau này em không cần trả $2000 deductible nữa.
* Khoản thứ 2 gọi là co-pay, thông thường là 20% chi phí điều trị. Đúng như bác nói, phần 20% co-pay này có thể có mức tối đa trong 1 năm. Nó bao nhiêu hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng hợp đồng. Giả sử trong trường hợp của em, max 20% co-pay/năm là $20,000.
Như vậy, với 2 lần nhập viện ở trên, chi phí tổng cộng là $110.000. Em phải trả $2000 deductible và 20% của $110.000 = $22,000. Nhưng vì max co-pay/năm của em là $20,000, em chỉ trả $20,000 chứ không phải $22,000. Vị chi, sau 2 lần nằm viện trên, em phải trả $2000 deductible và $20,000 co-pay, tổng cộng là $22,000.
Ngoài ra, còn vấn đề giá trị của hợp đồng. Giả sử hợp đồng bảo hiểm của em có giá trị tối đa là $300,000. Nếu em bị ung thư não giống con trai PTT Biden, và chi phí điều trị là $500,000, thì ngoài $2000 deductible và $20,000 co-pay, em sẽ phải trả luôn phần $200,000 vượt giá trị hợp đồng.
Tuy nhiên, toàn bộ phần chi trả của em sẽ được chia nhỏ ra từng tháng chứ không phải trả 1 lần, và cho dù phải trả trong 10 hay 20 năm thì cũng không bao giờ chịu bất cứ loại lãi xuất nào.
Về vấn đề thứ 2 bác đề cặp tới thì em hơi ngạc nhiên. Ở Mỹ, mọi thứ luật lệ, luật pháp nó cực kỳ rõ ràng. Người Mỹ cứ y như thế mà làm cho dù người thi hành có muốn hay không. Khi đơn từ chức của Beau có hiệu lực, ông ta không còn là bộ trưởng tư pháp, không còn là nhân viên của cơ quan ông ta đã từng làm nữa. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những quyền lợi (benefit) của ông khi đương nhiệm cũng sẽ kết thúc. Giả sử, buổi sáng, xe công vụ đưa ông vào bệnh viện, đến trưa đơn từ chức của ông được chấp nhận, thì trên nguyên tắc, buổi chiều ông ta phải đón taxi về.
Giả sử ông Beau tự mua bảo hiểm y tế bên ngoài thì chuyện từ chức của ông không ảnh hưởng gì đến hợp đồng bảo hiểm, nghĩa là ông ta vẫn được công ty bảo hiểm chi trả theo hợp đồng cho đến khi nào ông ngưng không đóng premium nữa mới thôi.
Nếu ông Beau mua bảo hiểm tại cơ quan của ông ta. Ở Mỹ, luật pháp buộc tất cả công ty, công sở phải có bảo hiểm y tế cho nhân viên của họ. Mua bảo hiểm tại cơ quan luôn luôn rẻ vì:
* Công ty, công sở luôn thoã thuận được gía tốt hơn ta tự đi mua bên ngoài.
* Công ty, công sở luôn chi trả một phần bảo hiểm y tế cho nhân viên của họ.
Khi ông Beau không còn là viên chức của cơ quan ông từng làm. Cơ quan đó không còn có trách nhiệm phải có bảo hiểm cho ông ta vì ông ta không phải là nhân viên của họ. Tuy hiên, chổ này có chút phức tạp em không rõ.
Giả sử cơ quan ông Beau thanh toán cho công ty bảo hiểm vào ngày 1 hàng tháng, trong khi đơn từ chức của ông Beau được chấp thuận vào ngày 10 của tháng đó. Thì rất có khả năng, ông Beau sẽ vẫn được bảo hiểm cho đến hết tháng đó.
Trên nguyên tắt, vào lúc 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày cuối cùng của thời hạn đóng premium mà công ty bảo hiểm chưa nhận được tiền thì hợp đồng bảo hiểm đó lập tức mất hiệu lực. Đó là điều khoản chính yếu trong mỗi hợp đồng bảo hiểm. Họ hoàn toàn không chịu bất cứ trách nhiệm nào khi hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực.
Bác nói, nếu biết khi nghỉ việc sẽ mất bảo hiểm sao họ không đổi qua Obama Care? Đây lại là một chuyện hoàn toàn khác. Em không có khả năng trả lời cụ thể. Tuy nhiên, một người đang bệnh hiểm nghèo, mà hợp đồng bảo hiểm hiện tai sắp hết hạn và họ đi mua bảo hiểm của 1 công ty khác quả là không phải chuyện dễ như trở bàn tay, phải không bác?
Còn nếu bác muốn bình luận về Obama Care thì việc đó hoàn toàn vượt ra ngoài nội dung của topic này.
Văn Khoa
11-02-2016, 03:11 AM
Haha, em không biết bác ASAV ở đâu, nhưng em thích cái nghề làm cho người ta đi mây về gió! Mà lại có thì giờ đi săn chim nữa chứ!
Em đóng góp cho chủ đề thêm một chi tiết về phúc lợi cho các nhân viên cao cấp ở mọi cấp thành phố, tỉnh, tiểu bang, và liên bang ở Mỹ. Những người này nằm trong một loại nhân viên mà tiếng nhà nghề gọi là exempt employees. Cũng làm công sở trên giấy tờ, nhưng họ không phải là công chức thực thụ để hưởng mọi phúc lợi lâu dài và bảo đảm dành cho công chức loại civil service employees. Vì không có phúc lợi do cơ quan tài trợ và không có công việc vững bền, lương của exempt employees rất cao, vài trăm ngàn một năm như chơi! Họ thường làm vài năm tùy theo ý thích của chủ nhân.
Làm chức cao như BB thì chắc chắn BB là exempt employee và BB đương nhiên không có BH y tế từ tiểu bang. BB phải có và duy trì bảo hiểm sức khỏe tư nhân, do đó từ chức không có nghĩa là BB mất bảo hiểm từ tiểu bang vì BB không có bảo hiểm này.
ngocrebel
11-02-2016, 06:41 AM
Trở lại vấn đề minh bạch và trong sạch.
1. Nếu nói các chính khách Hoa Kỳ đều minh bạch và trong sạch thì thật là nực cười.
2. Như em có nói ở trên về thang điểm từ 1 đến 100, em mạo muội, chủ quan xếp Mỹ vào hàng 60. Vì em thấy sống ở đây khá thoải mái, khá yên tâm, có thể dựa vào cơ quan công quyền nếu cần thiết, nếu bạn có ước mơ và quyết tâm thực hiện thì sẽ có ngày nó trở thành hiện thực... tức là em thấy trên trung bình. Nhưng nếu nói nó hoàn mỹ, tuyệt vời thì lại hoàn toàn ngớ ngẩn.
3. Giống như bác Nikonian2006 nói, ở Mỹ, một người, dù quyền lực lớn tới đâu, dù giàu có tới đâu cũng không thể đứng trên hiến pháp. Đó chính là thứ quan trọng nhứt để duy trì trật tự nề nếp trong một xã hội. Một cảnh sát mới ra trường cũng có thể còng tay tổng thống nếu ông ta vi phạm luật pháp. Một xã hội pháp trị thật sự.
Những thứ như, 50 năm tuổi đảng hay có công với cách mạng hoàn toàn không có liên quan gì tới việc anh vi phạm pháp luật. Nếu bác làm tốt việc A, bác được thưởng xứng đáng. Nếu bác vi phạm tội B, bác phải chịu hình phạt của tội đó. A và B hoàn toàn không có bà con thân thuộc gì gới nhau.
4. Tất cả những thủ tục nhầm làm trong sạch bộ máy công quyền thật sự được thực thi một cách rõ ràng, cụ thể chứ không phải chỉ hô hào "chống tham nhũn".
5. Bộ máy công quyền có bị chi phối bởi các tập đoàn tài phiệt không? CÓ
6. Bộ máy công quyền có phải chỉ là bù nhìn để các tập đoàn tài phiệt giựt giây không? KHÔNG
Em xin phép ví von thế này nhé.
Giả sử nhà em giàu, có của ăn của để, không ai không biết. Hàng ngày có 1000 người đi ngang nhà em. Trong đó có 500 người muốn vào ăn trộm.
* Nếu nhà em chỉ toàn dùng cửa gỗ củ kỹ, long bản lề, khoá bị hỏng lại hay vắng nhà. Như vậy có thể cả 500 tên trộm đó sẽ viếng thăm nhà em.
* Nếu em làm cửa sắt dầy, cao to, lại dùng toàn khoá cao cấp của Ý. Có lẽ chỉ còn độ 100 tên trộm muốn ghé chơi.
* Em lại lắp thêm camera hồng ngoại, hệ thống báo động cao cấp. Giờ còn độ 10 tên trộm chưa bỏ ý đồ.
* Em lại thuê vệ sĩ, bất kể ngày đêm đều có 5 vệ sĩ tuần tra nhà em. Lúc này e là không quá 3 tên trộm vẫn còn kiên định.
....
Nhà em có thể bị trộm không? YES. Nhưng khả năng đó thấp hơn rất nhiều phải không các bác?
Xã hội Mỹ là vậy. Luật pháp và các biện pháp chế tài được thực thi hàng ngày chứ không phải chỉ để cho có. Tội phạm vẫn có hàng ngày. Đó chính là cuộc chiến không bao giờ kết thúc giữa cái Tốt và cái Xấu. Và sau hơn 10 năm sống ở đây, em nghĩ là mọi thứ rất khá.
Tin tức về những cảnh sát Xấu không hề thiếu trên các kênh thông tin. Tuy nhiên, thực tế, ta hoàn toàn có thể trông cậy vào đội ngũ cảnh sát. Có nghĩa là phần tốt vẫn nhiều hơn. Bản thân em đã trực tiếp gọi cảnh sát yêu cầu giúp dỡ rất nhiều lần và luôn rất hài lòng về cách phục vụ của họ. Hoàn toàn không hề lo sợ, rụt rè, hồi hộp khi trình bày sự việc với cảnh sát.
ngocrebel
11-02-2016, 07:12 AM
Haha, em không biết bác ASAV ở đâu, nhưng em thích cái nghề làm cho người ta đi mây về gió! Mà lại có thì giờ đi săn chim nữa chứ!
Em đóng góp cho chủ đề thêm một chi tiết về phúc lợi cho các nhân viên cao cấp ở mọi cấp thành phố, tỉnh, tiểu bang, và liên bang ở Mỹ. Những người này nằm trong một loại nhân viên mà tiếng nhà nghề gọi là exempt employees. Cũng làm công sở trên giấy tờ, nhưng họ không phải là công chức thực thụ để hưởng mọi phúc lợi lâu dài và bảo đảm dành cho công chức loại civil service employees. Vì không có phúc lợi do cơ quan tài trợ và không có công việc vững bền, lương của exempt employees rất cao, vài trăm ngàn một năm như chơi! Họ thường làm vài năm tùy theo ý thích của chủ nhân.
Làm chức cao như BB thì chắc chắn BB là exempt employee và BB đương nhiên không có BH y tế từ tiểu bang. BB phải có và duy trì bảo hiểm sức khỏe tư nhân, do đó từ chức không có nghĩa là BB mất bảo hiểm từ tiểu bang vì BB không có bảo hiểm này.
Thông tin của bác vankhoa thật thú vị. Learn something new everyday.
kevinle4230
11-02-2016, 08:06 AM
@ngocrebel: một chú thích nhỏ, công ty ở Mỹ không bắt buộc phải mua bảo hiểm cho nhân viên. Ít ra là đối với bang Washington. Nhưng luật Obama care thì bắt buộc mọi người phải có bảo hiểm. Nếu không mua thì bị đóng phạt. Nếu mua với giá thấp theo lương đã khai thì khi khai thuế cuối năm bị đóng bù lại. Nhân viên có thể negotiate với công ty để công ty mua bảo hiểm, hoặc tự mua. Mình biết rõ vì mình không mua bảo hiểm cho nhân viên, nhưng tăng lương cho họ để họ tự đi mua.
Còn nếu công ty có bảo hiểm cho nhân viên mà nhân viên có rời khỏi công ty do bị đuổi hay bỏ việc. Họ vẫn có thể mua tiếp bảo hiểm đó, gọi là chương trình Cobra. Giá (premium) có thể sẽ mắc hơn vì công ty không hỗ trợ giá.
Thêm nữa, nếu là bệnh đang chữa, dù hết bảo hiểm thì phần lớn công ty bảo hiểm sẽ phải chi cho hết. Dù là hết đóng premium. Mình nói phần lớn vì nước Mỹ quá rộng, mỗi tiểu bang đều có luật riêng chứ không phải luật chung cho tất cả.
ngocrebel
11-02-2016, 08:33 AM
Thank you and kevinle4230 về những thông tin bổ ích.
Em xin đính chính lại với bác AVSV: Một khi hợp đồng bảo hiểm đang thực thi thì nó sẽ tiếp tục cho tới khi điều trị xong. Bệnh nhân đang nằm viện thì không thể đi làm và không có thu nhập để đóng premium.
Bản thân em cũng từng được làm phẫu thuật nhưng mọi thứ chỉ kết thúc trong 1 tuần. Em có thắc mắc, giả sử bệnh nhân phải nằm viện nhiều tháng liền. Trong thời gian đó họ không thể đóng premium. Vậy sau khi xuất viện, họ sẽ đóng premium như thế nào? Họ có phải đóng hết tất cả những tháng trước hay chỉ đóng cho khoảng thời gian từ lúc xuất viện trở về sau?
Em tự mua bảo hiểm bên ngoài nhưng bạn bè em có nhiều người mua ở cơ quan. Họ vẫn thường nói nếu nghĩ việc thì bảo hiểm cũng bị cắt. Chính vì vậy em mới nói: "Nghỉ việc ---> mất bảo hiểm" như ở trên mà quên vấn đề hợp đồng bảo hiểm đang được thực thi. Em xin chân thành nhận khuyết điểm về phát biểu không chính xác ở trên :8::8::8:
Em không nghe nói về chương trình Cobra. Có dịp em sẽ hỏi thêm về vụ này.
Văn Khoa
11-02-2016, 10:03 AM
Exempt employees có nhiều loại. Trong công sở, quận trưởng, tỉnh trưởng, thống đốc tiểu bang, các bộ trưởng trong chính phủ tiểu bang là liên bang, ngay cả tổng thống và phó TT đều là exempt employees. Họ được bầu lên thường thường với nhiệm kỳ 4 năm và có thể ứng cử thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa mà thôi. Hàng bộ trưởng tiểu bang thì do thống đốc bổ nhiệm với sự đồng ý của quốc hội, bộ trưởng liên bang thì do TT bổ nhiệm dưới sự phê chuẩn của các ban trong thượng viện (tùy theo bộ trưởng gì). Trong tư sở, exempt employees là các CEO, COO, CFO, ITO, VPs, general counsels, consultants, janitors, security guards, … Bao giờ ho cũng ký contracts và terms and conditions thì tùy theo hai bên và skill sets. Không có benefits qua sở thì họ sẽ có nhiều điều khoản thêm thắt (stipens). Tất cả cộng lại thì lương rất lớn, trừ các ngành unskilled labor.
Văn Khoa
11-02-2016, 10:17 AM
@ ngocrebel: COBRA là con rắn hổ mang! Haha, giỡn chơi nhe. Tìm trong Google/Wiki hàng chữ Consolidated Omnibus Budget Reconciliation Act: luật để bảo vệ những người mất việc hoặc những con cái trên 24 tuổi không còn được bảo hiểm qua bố mẹ để tiếp tục có BH sức khoẻ.
Trả lời câu hỏi của bác khi đang bị điều trị mà không thể đóng premium. Có nhiều hoàn cảnh nhưng hoàn cảnh nào thì các nhà thương không chịu lỗ và sẽ theo đuổi bác đến cùng ngay cả nhờ đến collection services! Trừ khi bác thương lượng xin giảm BV phí hoặc trả dài hạn. Bác có thể walk away bằng cách khai phá sản nhưng hậu quả là credit scores xấu trong 10 năm. Nhà thương lỗ thì họ đổ lên đầu các bệnh nhân tương lai bằng cách tính tiền $50 một viên thuốc cảm, $1000 một bình nước biển, đại loại như vậy!
ngocrebel
11-02-2016, 10:42 AM
@ ngocrebel: COBRA là con rắn hổ mang! Haha, giỡn chơi nhe. Tìm trong Google/Wiki hàng chữ Consolidated Omnibus Budget Reconciliation Act: luật để bảo vệ những người mất việc hoặc những con cái trên 24 tuổi không còn được bảo hiểm qua bố mẹ để tiếp tục có BH sức khoẻ.
Trả lời câu hỏi của bác khi đang bị điều trị mà không thể đóng premium. Có nhiều hoàn cảnh nhưng hoàn cảnh nào thì các nhà thương không chịu lỗ và sẽ theo đuổi bác đến cùng ngay cả nhờ đến collection services! Trừ khi bác thương lượng xin giảm BV phí hoặc trả dài hạn. Bác có thể walk away bằng cách khai phá sản nhưng hậu quả là credit scores xấu trong 10 năm. Nhà thương lỗ thì họ đổ lên đầu các bệnh nhân tương lai bằng cách tính tiền $50 một viên thuốc cảm, $1000 một bình nước biển, đại loại như vậy!
Đúng là khi mua bảo hiểm mình không nghĩ ra hết các trường hợp để hỏi họ. Khi đụng chuyện mới vỡ lẽ.
Tóm lại em thắc mắc: Khi đang nằm điều trị, nếu bệnh nhân không thể đóng premium thì công ty bảo hiểm có tiếp tục thanh toán cho bệnh viện như lời anh kevinle4230 nói không? Nghĩa là hợp đồng bảo hiểm có còn hiệu lực sau ngày cuối của billing cycle (passed due) không?
Văn Khoa
11-02-2016, 11:16 AM
Em kể cho nghe nè. Hai vợ chồng em rể cứ ỷ vào nhau là người này nghĩ người kia lo đóng bảo hiểm sức khỏe hàng tháng. Đến khi con bị phỏng nặng đem đi nhà thương mới vỡ lẽ ra là bảo hiểm hết hạn tháng trước vì không đóng cập nhật. Họ phải bỏ tiền túi $200,000 để chữa phỏng cho đưa con.
Lý do nào "bệnh nhân không thể đóng premium khi nằm nhà thương?" Người khác đóng hộ không được sao? Automatic payment? Hãng bảo hiểm và nhà thương không cần biết bác ơi!
yashicanon
11-02-2016, 06:40 PM
hehe rút lại là ở US về bảo hiểm thì 1 là nghèo hai là giầu thì mới dễ thở chứ còn trung trung thì thiệt nhiều ..!!!! nghèo chút đi BV xin tới xin lui xong chỉ phải trả vài trăm , nghèo hơn nữa thì free !!! mà nghèo bên ni coi bô vẫn sướng hơn ở VN nhiều !!! cái vụ này VN bên này cũng giỏi lắm !!! ở nhà to xe đẹp mà vẫn có tiền trợ cấp !!!! sướng chưa !!! hehe vì đã có mấy anh làm lương caothi1 dụ như mấy anh ở trên đóng góp cho rùi !!!:26:
Còn về bầu TT ông này ông kia nên thật ra chả ảnh hưởng tới người thu nhập thấp như mình . ông nào cũng rứa . ăn thua là tình hình kinh tế hiện thực như thế nào thôi .chả ông nào xoay chuyển được đâu . nó theo chu kỳ rồi !! mịa hãng nó có lên lương cho nhiều đâu ! giờ ít việc làm tà tà . kinh tế lên nhiều việc làm ná thở mà lương cũng vậy !!! thì tại sao phải ...hihihi
Cám ơn bác Văn-Khoa đã giải thích về exempt employees, một điều mới mẻ đối với em. Cũng cám ơn bác KevinLe đã nêu COBRA lên giùm em.
Bác ngocrebel: Đây là mục tán gẫu thôi, chẳng có gì lớn lao. Em cũng có lúc nói sai. Em vào đây thỉnh thoảng cũng học lóm được vài điều hay. Quan trọng là nhận ra cái sai, chứ có những tập đoàn cứ tưởng mình là đỉnh cao rồi cứ nhắm mắt tiến tới "thiên đường". (Ừ nhỉ, mà đã là đỉnh rồi thì chỉ còn đi xuống thôi, chứ làm sao mà đi lên!)
Nay bác đã biết COBRA. Em giả sử một tình huống tưởng tượng. Một nhân viên nhờ có việc làm nên vợ con anh cũng được hưởng bảo hiểm y tế qua việc làm của anh ta. Hôm nay anh vào sở và bị laid off vì hãng ít việc nên cần cắt bớt nhân viên. Ra về anh mất bình tỉnh và bị đụng xe phải vào cấp cứu. Vợ anh ở nhà nghe hai tin sét đánh nên thai bị stressed và chuyển bụng nên phải vào nhà thương để sinh con. Nếu anh ấy bị mất bảo hiểm y tế ngay lúc anh ta không còn là nhân viên nữa, thì cả việc anh cần cấp cứu và chị vợ sinh con đều không có bảo hiểm y tế. Như thế thì thật là quá vô nhân đạo. COBRA là để tránh những tình huống thương tâm như vậy.
Khi mua bảo hiểm xe, thường thì có những hợp đồng $30K/$100K hay $100K/$500K, v.v., hay bảo hiểm nghề nghiệp (professional liability insurance) thì có những loại $1M/$3M hay $2M/$5M. Con số đầu là mức bồi thường tối đa trong một nố, con số thứ hai là mức bồi thường tối đa trong một năm. Tuỳ theo hợp đồng mình chọn thì mình sẽ phải trả premium nhiều hay ít. Tuy nhiên trong bảo hiểm y tế, luật pháp của xứ Mỹ nơi bác đang sống cấm các hãng bảo hiểm đề ra mức bồi thường tối đa. Họ cũng bị cấm đề ra mức bồi thường tối đa trong suốt cuộc đời (lifetime max payment) cho một policy holder. Thế nên em thấy rất khó tin chuyện BB phải trả chi phí y tế đến nỗi phải bán nhà trả nợ.
Bác có đề cập đến bách phân (%) mà một policy holder phải trả khi nhập viện. Em chưa nghe điều này. Dù vậy, nếu có, thì nó cũng không thể vượt quá Max out-of-pocket payment. Dĩ nhiên nếu việc điều trị kéo dài hơn một năm, thì khi qua năm mới, người đó lại phải trả deductibles cho năm mới, và hàng tháng vẫn phải trả premium.
Những người khôn ngoan và biết cách hoạch định hay, nếu họ cần phẩu thuật hay một chăm sóc y tế tốn kém, thì họ sẽ chọn làm việc này trong 1-2 tháng đầu năm. Vì tốn kém nhiều nên chắc chắn họ sẽ phải trả hết deductibles/max out-of-pocket payment trong lần này. Lợi điểm là từ đó cho đến cuối năm, nếu họ phải cần chăm sóc y tế, thì họ hoàn toàn không phải trả thêm gì nữa cả. Thế nên em nghe nói là 1-2 tháng cuối năm thì phòng mạch các bác sĩ đông khách hơn, và bệnh viện thì các ca mổ elective surgeries nhiều hơn, vì người ta muốn dùng lợi điểm mà em nói ở trên, mà phải dùng trước ngày 1/1 của năm mới.
Bác là fan của Obama mà lại chưa tìm hiểu về Obamacare thì có lẽ ông ta hơi buồn đấy. Em tôn trọng ý kiến của bác là bác không muốn bàn về Obamacare ở đây, dù rằng nó vẫn là hot topic trong mùa bầu cử này vì các UCV của GOP đều hứa sẽ loại bỏ nó nếu họ đắc cử. Tuy nhiên em chỉ muốn nói thêm một ý, tiếp theo lời bác viết là đổi bảo hiểm qua Obamacare "không dễ như trở bàn tay".
Ngược lại, nếu đúng như Obama đã hứa (lèo), thì việc đăng ký Obamacare phải dễ hơn trở bàn tay. "... Your coverage will be the same, your premium will not increase, and the signup is as simplest as ever... Blablabla." Obamacare được quảng cáo với chiêu bài là để cho mọi người (everyone and all) trên nước Mỹ đều có bảo hiểm y tế. Nếu ai không đủ tiền mua bảo hiểm tư, hãy đến Obamacare. Nếu ai bị bảo hiểm tư loại bỏ, hãy đến Obamacare. Nếu ai chưa từng có bảo hiểm, hãy đến Obamacare. Bất kỳ người nào cũng có quyền đăng ký Obamacare, với bất kỳ tiền sử bệnh thế nào (regardless of pre-existing conditions). Bởi thế, như bác KevinLe đã nói, hàng năm khi khai thuế, sở thuế IRS của bác sẽ hỏi xem trong năm qua bác và gia đình có bảo hiểm y tế không, nếu không thì sẽ bị phạt tiền. Vì vậy em mới hỏi là tại sao BB đã không "dám" đụng đến Obamacare. Nên chuyện BB thiếu tiền trả chi phí y tế có thể xếp vào loại chuyện hoang đường.
Nikonian2006
12-02-2016, 06:43 AM
1. Mình định post bài tiếp theo mình sẽ nói nhưng mà cũng may là anh yashi đã nói ngay ở trên. Mình chỉ nói thêm.
2. Theo kinh nghiệm của mình thấy, bạn đừng tin 100% vào những lời chính trị gia ở đó nói, cũng y chang như anh yashi nói là ông nào lên cũng vậy. Nói chung, như anh solo đã nói trang 1, ai lên ở các nước này đều là những người giỏi thật sự, nhất là ở những nước như Mỹ thì đã trải qua một quá trình được báo chỉ kiểm tra tận tình và thanh lọc. Vấn đề là họ được sự ủng hộ nhiều hay ít là do có những vấn đề họ phải quyết định và đôi lúc họ quyết định sai chứ không phải là họ không có tài lãnh đạo không biết quyết định sao là đúng do không có trình độ như ở một số nước đang phát triển.
3. Mình xin ví dụ, mình ví dụ bản thân mình không thích ông Bush con, nhưng không phải là ông không có tài mà là do có lúc ông quyết định sai ví dụ như dựa trên những bằng chứng không cơ sở để tấn công Iraq. Đêm hôm qua mình tình cờ xem lại phim Fair Game và mình đọc lại vấn đề điệp viên Valerie Plame mình mới hiểu rõ thật sự.
4. Những ứng viên khi tranh cử họ nói rất hay một phần đa số là do họ là luật sư học ở Mỹ cho nên khả năng nói chuyện và tranh luận của họ rất tốt và thuyết phục. Nhưng mà thực tế mình thấy khi họ ngồi vào chức họ không lường hết những khó khăn của một vấn đề cho nên dẫn đến là họ đã không làm như họ hứa. Mình thấy chuyện này rất nhiều lần qua bao cuộc bầu cử.
5. Cho nên khi mình tạo tiêu đề đừng nghĩ là mình không suy nghĩ. Mình đã ghi rõ là chỉ vào khi quan tâm, bạn không quan tâm không vào. Nếu như bạn như mình bạn chọn và ủng hộ một ứng viên, y như bạn chọn đội bóng đá, rồi mỗi lúc bầu cử bạn xem kết quả online bạn sẽ thấy rất hồi hộp. Đó là những cảm giác làm cho bạn trở thành một người trong đội. Mình chỉ hình thành cái này từ thời ông Obama trước đó mình có theo dõi nhưng không chọn và cũng chưa đủ trình độ theo dõi sâu.
6. Khi bạn xem thật sâu vấn đề Valerie Plame, bạn sẽ thấy rõ vai trò quan trọng của hiến pháp tốt mà nó bảo đảm quyền tự do lên tiếng của một người dân nhỏ bé hoàn toàn không có thế lực đối với những người có thế lực trong Nhà Trắng. Trong tòa án tôi không cần biết bạn có thế lực thế nào, ai cũng bình đẳng về quyền tự do phát biểu như nhau. Bạn xem thử đi hoặc phim hoặc sách Fair Game, bà Valerie ban đầu không dám lên tiếng thậm chí phải ly thân với ông Wilson vì phản đối chuyện ông phải làm ra lẽ việc này. Nhưng cuối cùng, bà hiểu ra, trở về với gia đình hôn nhân quay trở lại và bà lên tiếng trong phiên điều trần quốc hội làm lớn chuyện ra để chứng minh là họ đúng.
7. Sự thật đó thế nào, sự thật là không có bằng chứng Saddam chế tạo vũ khí hóa học và điều ông Wilson đi điều tra ở Niger là hoàn toàn chính xác.
8. Mới tuần rồi mình đã mua sách 13 hours Benghazi của Amazon để đọc, nó cũng lại một lần nữa cùng một nguyên tắc với sách Fair Game là tôi có quyền tự do nói lên quan điểm của tôi cho dù tôi chỉ là nhỏ bé trong xã hội. Cái này đã thành phim sắp ra nhưng mình dù bận việc làm vẫn đọc sách bởi vì sách nó nói lên rất nhiều điều không phải như phim chỉ mang tính giải trí.
Nikonian2006
12-02-2016, 06:54 AM
Mình xin nói thêm ra post nhỏ cho bạn đọc cho dễ vì ít khi nào mình viết bài ngắn.
Mình xin nói ví dụ về sự hồi hộp khi xem kết quả bầu cử Mỹ vào ngày đầu tháng 11 năm bầu cử. Mình nhớ nhất là năm 2012 ông Obama tái cử tranh với Romney. Thật là hồi hộp vì ban đầu là ông R vượt phiếu do ông lấy hết tất cả các ban miền Trung và Florida ra kết quả chậm là chưa kiểm xong cho đến khi mình thấy ông O thắng bang quan trọng là Cali. Trong lần tranh luận truyền hình đầu tiên, ông Obama thua dữ vì cách nói của ông bị vấp không thuyết phục mình nghĩ là ui chết, may sao ông sửa lại lỗi trong lần tranh luận thứ hai.
Những cái như trên, bạn không có kiếm ra ở bất cứ quốc gia nào khác. Mình thích ông Obama vì ông đã mang lại một hình ảnh mới của nước Mỹ cho thế giới so với thời trước đó, ông coi trọng những nước khác và ông đối xử rất tế nhị cho nên số người ở nước ngoài Mỹ mà ủng hộ ông rất đông. Chứ thật sự làm tổng thống Mỹ rất khổ lúc nào cũng bị chỉ trích, ông nào lên 8 năm sau đầu bạc trắng hết không chừa ông nào.
Văn Khoa
14-02-2016, 06:53 AM
Một cuối tuần nghỉ lễ thảnh thơi có thì giờ bàn bạc với chủ đề này.
Nhân tiện bác ASAV đề cập đến việc "hứa ẩu" của Obama để được lòng dư luận quốc nội và quốc ngoại, em có một nhận xét về cách người ta cảm nhận về Obama mà em cho là ngây thơ chính trị và không biết đến sự kiện "có trong chăn mới biết có rận".
Em không bao giờ bầu một cá nhân nào, dù cho là Bush, Clinton, hay Obama. Cái em bầu là đường lối và chính sách mà em cho là sẽ có ảnh hưởng ra sao đối với xã hội và cuộc sống. Trong bất cứ quốc gia nào, đa số dân chúng vẫn chưa đủ có một trình độ thấu hiểu về những hậu quả để có thể tiên đoán những gì sẽ xẩy ra trong những năm tới sau khi bầu.
Bất cứ những UCV nào cũng có những lời tuyên bố để câu phiếu, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Em không mảy may để ý đến những lời tuyên bố rỗng tuyếch này. Cái mà em để ý đến là những kết quả thực tiễn mà đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đã và đem đến cho nước Mỹ, thay vì "được lòng" hời hợt bên ngoài đối với cộng đồng quốc tế vì sự hiếu kì của họ. Nhất là cái "được lòng" này lại không đem lại một thành quả nào tốt trong nước Mỹ.
Theo em thì đối với cương vị của một tổng thống, những thành quả cá nhân tốt như được yêu mến hay được lòng dư luận thế giới bên ngoài đều không quan trọng. Những thành quả này đem lại gì cho dân chúng Mỹ? Người Mỹ sẽ không trở thành nạn nhân của các vụ khủng bố như ở Bali, Paris, Istanbul, …? Hay nói xa vời đi nữa, du khách Mỹ được thiện cảm hơn thay vì bị đối xử khác biệt, nói thẳng ra là vẫn bị giết?
Trở lại cái "hứa ẩu" của Obama, nói đúng ra không phải của Obama mà nó chính là của đảng Dân Chủ mà ai cũng biết là đường lối chính của họ là chống phát triển, thuế cao, tiêu dùng cho xã hội cao, chia sẻ sự phù trú, san bằng giầu nghèo, và bảo vệ thiên nhiên bằng mọi giá dù vô lý.
Những làm trong ngành y tế, đơn cử là bác ASAV đều bị ảnh hưởng rất tiêu cực từ cái gọi là Obamacare. Ai cũng kêu trời như bọng. Đối với những bệnh nhân có BH của chính phủ, tiền thu lại của chính phủ sau khi điều trị một bệnh nhân không đủ để trả phí tổn cho một con dao mổ, mũi kim và sợ chỉ khâu và những đồ lỉnh kỉnh khác. Riêng em, từ xưa đến khi có Obamacare, chưa bao giờ em đóng trên 5 đô la khi đi khám BS hoặc bệnh viện. Nhưng khi Obama lên thì em mất mỗi năm 2000 đô la, dù đó chỉ là một tỉ số nhỏ của số lương. Cứ 10 người BS thì chỉ có một người bênh Obama và người BS này chắc chắn là người theo đảng Dân Chủ. Bạn em, một BS về tim hay bào chữa cho Obamacare qua câu nói "Một cường quốc số một như Mỹ mà còn có nhiều người không có bảo hiểm sức khoẻ là một điều sỉ nhục!" Nhưng em trả lời lại là "Điểm chính không phải là hình thức có BH hay không. Tất cả, dù có BH hay không, đều có một cơ hội để cho mày khám là được rồi?"
Obama, nói đúng ra là đảng Dân Chủ sau lưng đã làm, phải nói là dám làm những chuyện liên quan đến chính sách đi xa ngoài phạm vi của một ban hành pháp mà đưa đến nhiều vụ kiện có tính cách vi hiến. Ít ai để ý đến những vụ kiện chính phủ Obama ở District of Columbia District Court và sau đó leo lên bậc Tối Cao Pháp Viện Mỹ (Supreme Court of the United States, SCOTUS). Obamacare xuýt nữa bị SCOTUS xử thua nếu không nhờ vào Chief Justice Roberts mà người ta cho rằng đã trở cờ. Bên thưa kiện cho rằng Obamacare vi hiến về vấn đề ép buộc Interstate Commerce.
Bất cứ đảng nào, khi một tổng thống nào lên thì sẽ đem quân mình vào những vị trí chóp bu trong ban hành pháp. Nghĩa là các bộ trưởng, thứ trưởng, top managers được đề cử vào các bộ máy quan trọng trong chính quyền để thi hành chính sách của đảng Dân Chủ. Nhưng Obama và các bộ truởng ra nhiều chính sách có thể nói là cực đoan có ảnh hưởng không tốt cho kinh tế. Thứ nhất là Obamacare, để bắt buộc những người không có BH y tế phải mua BH rồi sau đó tài trợ cho họ, cái giá mà mọi người khác phải trả là gì? Em mất 2 ngàn một năm, các BS phải khám gần gấp đôi bệnh nhân để có thể bù đắp lại cho những lỗ lã, đi đến giảm chất lượng, hoặc giải nghệ vì không còn sức hoặc động lực để khám thêm bệnh nhân vì chính phủ trả giá bèo.
Một mặt nữa có ảnh hưởng phũ phàng về kinh tế của Obama và đảng Dân Chủ. Đây là một đảng không thân thiện với kinh doanh và tài chính. Họ cho rằng các tập đoàn thương mại là kẻ thù của môi trường, nhất là các tập đoàn về năng lượng. Họ triệt để ra luật cấm hoặc xiết chặt các khai thác về năng lượng như khoan dầu, xây dựng các đường dẫn dầu, khai thác mỏ than và hạn chế nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Họ cho rằng "biến đổi khí hậu", sau này là "hâm nóng hoà cầu" bị gây ra vì tiêu thụ các sản phẩm hoá thạch như dầu hoả và than và cần phải diệt bỏ. Cái giá của dân chúng Mỹ cho chính sách "anti-fossils" của Obama và đảng Dân Chủ là gì? Khỏi phải dài dòng, tuần trước, SCOTUS đã ra một phán quyết vô tiền khoáng hậu làm trấn động giới luật. Lần đầu tiên trong lịch sử SCOTUS, năm Justices đã ra lệnh "stay" luật "Clean Power Plan" (CCP) của Obama, nghĩa là phán quyết tạm thời luật này không có hiệu lực. Cái vô tiền khoáng hậu là điểm luật này đang tranh tụng ở toà dưới (DC District Court) và chưa bao giờ SCOTUS xía vào một vụ đang còn tranh tụng. Điểm này cho thấy cái ảnh hưởng và tầm quan trọng của CPP nó to lớn đến chừng nào.
Tại sao CCP lại quan trọng thế? Câu trả lời là bao nhiêu công việc làm và kinh tế liên quan đến khai thác than và năng lượng từ các nhà máy điện than trong hơn một nửa nước Mỹ (29 tiểu bang). Nếu để yên cho Obama thi hành CCP thì các mỏ than trên nước Mỹ và các nhà máy nhiệt điện sẽ đóng cửa trong vòng 20, 30 năm nữa. Lúc đó các tiểu bang tùy thuộc vào kinh tế khai thác mỏ than và năng lượng rẻ tiền nhất sẽ xoay sở ra sao? Hy vọng dân chúng trong các tiểu bang này đọc các bài viết thuyết phục các Justices trong SCOTUS truớc khi chọn tổng thống hay đảng.
Vấn đề hứa ẩu nữa của Obama ở đây là đem cái CCP của mình đem rao bán ở Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu ở Paris tháng Mười Một năm ngoái để chứng tỏ vai trò dẫn đầu hão huyền của nước Mỹ trong cuộc chiến chống hâm nóng hoàn cầu. Nhưng các chính phủ nước khác có tin không là chuyện khác. Hơn một nửa nuớc Mỹ không tin và đã thách thức Obama và bộ Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (Environmental Protection Agency) ở toà án.
Hôm qua Hillary Clinton tuyên bố trong một cuộc tranh cử "Đừng nghĩ tôi là một người phụ nữ mà bầu cho tôi!". Hoá ra cái chủ trương đừng xem màu da, đừng phân biệt trai gái mà hãy để ý đến cái tài và thành quả bên trong mà chọn người lúc nào cũng đúng trong mọi tình huống.
nguoi ko co may
14-02-2016, 08:22 PM
Happy my vote not for Nobama , Kì này Đảng CH chảng biết chon ai ?? còn bên DC thi Thoi ko dám nhìn bà CLinton Ko thua gì OB . còn Ông già 72 tuổi chính sách của Ong này gần giông như CS
Gà CH cưa có ai xuât săc cả Nước Mỷ sể đi về đâu hic hic
Văn Khoa
15-02-2016, 02:14 AM
Justice Scalia, một trong chín quan tòa của SCOTUS đã mất hôm qua. Sự kiện này làm cuộc bầu cử trở nên sôi động hơn vì nó sẽ làm Obama nhảy vào vòng chiến giữa đảng Công Hòa và đảng Dân Chủ. Obama sẽ quyết tâm đưa người của mình vào SCOTUS vì trước khi Justice Scalia (đảng Cộng Hòa) qua đời, cán cân trong SCOTUS là 50/50. Đưa người mình vào, chắc chắn Obama sẽ thắng các vụ kiện mà SCOTUS sắp xử trong năm nay. Đảng Cộng Hòa tuyên bố sẽ chống đến cùng cho đến khi bầu cử xong. Gay cấn đây!
Nikonian2006
15-02-2016, 08:59 AM
Anh VK
1. Cám ơn bài viết của anh, em đã đọc. Như em đã nói trong bài đầu tiên, việc một người dân bình thường như chúng ta yêu thích (hay không) một ứng viên hay vị lãnh đạo nào đó là một vấn đề mang tính cá nhân rất nhiều tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Cho nên ở mặt này, chúng ta không tranh luận như toán học.
2. Mỗi một chính sách đưa ra không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người cho nên sẽ không bao giờ có chuyện bầu cử mà 99% ủng hộ. Một chính sách mới sẽ có lợi cho nhóm người này và gây thiệt hại cho nhóm người khác, như hoàn cảnh của anh là một ví dụ, cho nên rất dễ hiểu và thông cảm cho anh với bài viết trên của anh. Nếu là em trong hoàn cảnh đó em cũng sẽ suy nghĩ như anh. Nhưng nếu như giả sử có chính sách mà có lợi cho tầng lớp của anh thì nó sẽ bất lợi cho những người khác và những người đó cũng sẽ bày tỏ quan điểm chống đối như anh suy nghĩ.
3. Cũng như em đã nói trong topic ngay trang trước, kinh nghiệm của riêng em là xem UCV nó hứa vậy thôi chứ thực tế để nó lên xem, nó chỉ làm được một phần nó nói thôi vì lúc nó ứng cử nó chưa ở trong thực tế và nó chưa thấy hết được những khó khăn mà nó gặp phải. Cho nên, nếu đồng ý với suy nghĩ của em, thì cũng không nền phải chọn cho ra ai thật xuất sắc trong đó. Xuất sắc đó có thể là nó ăn nói quá hay thôi, còn thực tế chờ xem. Nếu không đồng ý thì không sao cả các anh vì đây là niềm tin của các anh, phải nên tôn trọng nó.
Nikonian2006
15-02-2016, 09:22 AM
Anh VK
1. Em post ra topic riêng là cho anh dễ theo dõi câu hỏi em hỏi anh.
2. Trước khi em hỏi anh, em muốn nói cho anh biết trước, không có một hệ thống nào trên thế giới này gọi là hoàn hảo. Anh phải có lỗi nếu không có lỗi này cũng có lỗi khác, chỉ là khi anh so ra nó tốt hơn ở hệ thống khác. Ở đâu cũng vậy, chuyện mà anh cố gắng chỉ đạo người của anh vào tòa án là phải có không ít thì nhiều. Không thể nào có chuyện hoàn hảo. Mỗi chúng ta hoàn toàn có thể tin vào suy diễn của chúng ta vì rất khó khăn để đính chính lại niềm tin.
3. Anh hãy suy nghĩ đơn giản chút. Một hệ thống tòa án tốt phải dựa trên niềm tin của nhân dân và thước đó của nó có thể quy ra theo tiền giờ của luật sư dựa trên quy luật cung cầu của thị trường. Với một vụ kiện dân sự đem lên tòa lớn, thường một ls lấy khoảng 600-1000 cho một giờ làm việc (đây chỉ là mức trung bình). Số tiền này không nhỏ và luật sư họ vẫn sống hàng ngày thu vào bao nhiêu đó. Thường thì ls ra tòa cãi nguyên ngày mỗi ngày sẽ tính phí khoảng từ 4000 nữa ngày đến 8000 cả ngày, khoảng đó, theo em là rất đắt tiền.
4. Nếu như nhân dân không tin vào phán quyết tòa án, ví dụ như anh nói vì nó đưa người nó vào phán quyết có sẵn khỏi cãi, thì nhân dân không bao giờ ngu ngốc phải trả một số tiền rất lớn cho ls đem vụ kiện ra toà. Vào lúc đó, họ làm gì? Họ sẽ bỏ tiền ra "chạy án".
5. Em có thể dẫn chứng cho anh thấy có những thẩm phán do Tổng thống đề cử ra nhưng họ vẫn ra quyết định đi ngược lại với Tổng thống đó. Chứ không phải anh nghĩ là TT đề ra thì thẩm phán phải phán theo ý TT đâu.
6. Ở một điểm khác, nguyên tắc của luật common law là gì? Là phán quyết của anh nói chung phải đi theo những tiền lệ đã có từ trước đó. Không có chuyện anh lên làm thẩm phán xong anh phát quyết đi ngược những tiền lệ đã có. Đây là nói chung. Cho nên không có chuyện anh lên thẩm phán anh muốn làm sao theo ý anh đâu.
7. Không đồng ý với điều em nói ở trên không sao cả. Mình ở xã hội tự do mà, tự do suy diễn và tin.
8. Em post xong rồi em quên hỏi anh câu hỏi của em. Theo anh, cho chọn thẩm phán mới nếu phải cho công bình thì anh nghĩ sẽ phải làm thế nào? TT không có quyền chọn. Họ chỉ có quyền đề cử ra và đồng ý ai vào ai không vào phải do thượng viện bỏ phiếu thông qua. Chuyện này đã tồn tại 300 năm rồi.
Văn Khoa
15-02-2016, 12:56 PM
@Nikonian2006: Đọc mãi nhưng chỉ có hai điều anh muốn nói hoặc bàn thêm.
5. Em có thể dẫn chứng cho anh thấy có những thẩm phán do Tổng thống đề cử ra nhưng họ vẫn ra quyết định đi ngược lại với Tổng thống đó. Chứ không phải anh nghĩ là TT đề ra thì thẩm phán phải phán theo ý TT đâu.
Cái này hơi oan. Anh chỉ nói rằng có người cho rằng Chief Justice Roberts đã trở mặt.
Nhưng có một điều mình cần phải bàn thêm. Nước Mỹ có nhiều đảng và hai đảng chính là đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Đường lối của đảng Cộng Hoà nói chung là bảo thủ, tôn trọng nguồn gốc của Hiến Pháp, không thích suy diễn tùy tiện theo thời gian và thời trang. Ngược lại, cách suy nghĩ của đảng Dân Chủ là Hiến Pháp xưa quá, không đúng với trào lưu tiến hóa của xã hội, và cần phải tự do du di cho thích hợp với đời sống hiện tại.
Trên lý thuyết, các thẩm phán trong SCOTUS hoàn toàn độc lập khi phán xét và phán quyết. Họ không có một ràng buộc nào với đảng và nhất là vị tổng thống đã đề cử họ. Nhưng thực tế thì các thẩm phán đều là con người và con người thì không hoàn hảo. Với cương vị là thẩm phán của SCOTUS, các vị này rất cẩn thận khi quyết định một điều gì dù là consent hay dissent. Trong những vụ kiện không có tầm quan trọng, nhất là không liên quan đến suy diễn về Hiến Pháp, các vị thẩm phán này tự do bước qua lằn ranh partisan ideology và trong những vụ kiện này political affiliation của họ không thể hiện. Nhưng trong các vụ kiện có liên quan đến suy diễn và áp dụng Hiến Pháp hoặc có ảnh hưởng rộng lớn đến quần chúng thì các thẩm phán này cho thấy họ thật sự theo lối nghĩ tự do (liberal) hay bảo thủ (conservative). Trừ Chief Justice Roberts do George W. Bush đề cử và Thượng Viện chấp thuận. Một điều hiển nhiên không phải bàn đến là các thẩm phán này hoàn toàn có tự do trong mọi phán quyết. Khi Affordable Care Act bị đưa ra SCOTUS lần đầu vào năm 2012 vì người ta cho rằng luật này bắt dân đóng thuế một cách trá hình, thứ nhì là luật này buộc dân chúng phải mua một sản phẩm dù họ không thích. Cả hai đều là lý do đi ngược với Hiến Pháp, ít ra là theo bốn thẩm phán bảo thủ. Nhưng bốn thẫm phán liberal thì lại nghĩ ngược lại, nghĩa là "Chả vi hiến với hợp hiến, vấn đề là bao nhiêu người không có bảo hiểm kia kìa!" Thẩm phán Roberts là người đã "suy diễn" theo ý mình là Hiến Pháp đã cho phép Quốc Hội ra Affordable Care Act, và Obamacare thắng với tỉ số 5-4. Năm ngoái, Obamacare ra tòa SCOTUS lần nữa và lần này Obamacare lại thắng với tỉ số 6-3 với hai số phiếu cũng của Roberts và thêm Kennedy, một thẩm phán mà người ta nghĩ rằng bảo thủ vì đã chống Obamacare vào năm 2012. TT Reagan đề cử thẩm phán Kennedy.
Nói đúng ra, trong vụ kiện Obamacare, người ta cho rằng dưới áp lực quá mạnh của dư luận và với tư cách là Chief Justice, thẩm phán Roberts không còn một chọn lựa nào khác dù hoàn toàn độc lập. Trong SCOTUS, hai thẩm phán mà ít ai đoán trước được sẽ bỏ phiếu cho phe tự do hay bảo thủ là Roberts và Kennedy, hai vị do tổng thống đảng Cộng Hòa đề cử. Đây là cái đẹp của nền Tư Pháp dân chủ tự do của một đại cường quốc.
Để bàn thêm, SCOTUS không phải là thánh địa và các thẩm phán không phải là thánh thần. Ai muốn tìm hiểu hậu trường của SCOTUS thì hãy tìm quyển The Nine: Inside the Secret World of the Supreme Court. Quyển này do Jeffrey Toobin, một bình luận gia về luật của đài ABC viết vào năm 2007. Xem xong thì mới thấy cái khía cạnh người bình thường của SCOTUS.
8. Em post xong rồi em quên hỏi anh câu hỏi của em. Theo anh, cho chọn thẩm phán mới nếu phải cho công bình thì anh nghĩ sẽ phải làm thế nào? TT không có quyền chọn. Họ chỉ có quyền đề cử ra và đồng ý ai vào ai không vào phải do thượng viện bỏ phiếu thông qua. Chuyện này đã tồn tại 300 năm rồi.
Chỉ có sổ xố mới công bình nhưng sổ xố thì làm sao lựa được những người thông thái am hiểu luật pháp, những người già dặn trong các ĐH luật khét tiếng hay đã trải qua những vụ kiện quan trọng để ngồi trong SCOTUS, một toà quan trọng nhất nước Mỹ! Hiến Pháp đã cho TT quyền chọn người để đề cử vào SCOTUS và Hiến Pháp đã quy định Thượng Viện phải chấp thuận mới được. Nhưng Hiến Pháp cũng ra một điều khoản để SCOTUS có thể đạt được công bình tối đa, đó là phải có chín* thẩm phán. Xin lỗi vì anh stating the obvious!
Anh dám cá với em là không có một vị TT nào mà quân minh đến độ đi tìm một thẩm phán thật công bình về chính trị, hoặc nước Mỹ sẽ có một người đủ điều kiện và trình độ để vào SCOTUS mà hoàn toàn công bình về chính trị. Ở trình độ này, ai cũng thiên về một lý tưởng chính trị nào đó. American politics là vậy, ngay cả trong SCOTUS. Phải chi chỉ có một đảng duy nhất như ở VN và rất dân chủ đảng còn mình còn, cả nước ổn định, không bị phân hoá, đỡ nhức đầu!
* đôi khi để tránh conflict of interest, môt vị thẩm phán có thể tự mình không tham dự một vụ kiện nào đó. Tỉ dụ như từng là tác giả của luật đang bị kiện trên SCOTUS hoặc đã xử vụ kiện này trong quá khứ.
CuteFace
15-02-2016, 01:19 PM
tui hy vọng Trump được bầu chọn làm UCV cho CH vì chỉ có Trump mới giúp Hillary thắng TT chuyến này.
"opinions are like assholes everyone have one."
-- captain obvious.
Văn Khoa
15-02-2016, 02:25 PM
Ở trên Nikonian2006 có đề cập đến khi toà đã xử thì phán quyết của toà sẽ trở thành "án lệ", nghĩa là nó có hiệu lực như luật. Trong các đơn kiện hay đơn trả lời ở toà, LS hay dẫn chứng kết quả các vụ kiện trước để biện minh cho lập trường của mình. Nhưng quan tòa là người quyết định áp dụng đúng sai của các án lệ này.
Trong trường hợp Obamacare, tại sao nó trở lại SCOTUS đến ba lần trong ba năm 2012, 2015, và 2016? Lý do mỗi một lần có lý do riêng. Vụ năm 2012 là vấn đề Obamacare là một hình thức thuế và ép buộc dân chúng mua BH. 2015 là vấn đề ngôn ngữ ai được trợ cấp. Năm nay Obamacare trở lại SCOTUS vì vấn đề "state and religion separation", nghĩa là chính phủ không có quyền xía vào tôn giáo. Chẳng qua là Obamacare buộc chủ hãng phải trợ cấp BH cho nhân viên, không phân biệt ai là chủ hãng. Nhưng các chủ như nhà Thờ, trường, hội đoàn Công Giáo, ... họ không muốn nhân viên dùng tiền trợ cấp đi mua thuốc ngừa thai vì đó đi ngược lại Thiên Chúa Giáo. Do đó nhóm này đi kiện luật Obamacare.
Chuyện dài xứ Mỹ!
SillyTalk
15-02-2016, 02:33 PM
@Nikonian2006: Đọc mãi nhưng chỉ có hai điều anh muốn nói hoặc bàn thêm.
5. Em có thể dẫn chứng cho anh thấy có những thẩm phán do Tổng thống đề cử ra nhưng họ vẫn ra quyết định đi ngược lại với Tổng thống đó. Chứ không phải anh nghĩ là TT đề ra thì thẩm phán phải phán theo ý TT đâu.
Cái này hơi oan. Anh chỉ nói rằng có người cho rằng Chief Justice Roberts đã trở mặt.
Nhưng có một điều mình cần phải bàn thêm. Nước Mỹ có nhiều đảng và hai đảng chính là đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Đường lối của đảng Cộng Hoà nói chung là bảo thủ, tôn trọng nguồn gốc của Hiến Pháp, không thích suy diễn tùy tiện theo thời gian và thời trang. Ngược lại, cách suy nghĩ của đảng Dân Chủ là Hiến Pháp xưa quá, không đúng với trào lưu tiến hóa của xã hội, và cần phải tự do du di cho thích hợp với đời sống hiện tại.
Trên lý thuyết, các thẩm phán trong SCOTUS hoàn toàn độc lập khi phán xét và phán quyết. Họ không có một ràng buộc nào với đảng và nhất là vị tổng thống đã đề cử họ. Nhưng thực tế thì các thẩm phán đều là con người và con người thì không hoàn hảo. Với cương vị là thẩm phán của SCOTUS, các vị này rất cẩn thận khi quyết định một điều gì dù là consent hay dissent. Trong những vụ kiện không có tầm quan trọng, nhất là không liên quan đến suy diễn về Hiến Pháp, các vị thẩm phán này tự do bước qua lằn ranh partisan ideology và trong những vụ kiện này political affiliation của họ không thể hiện. Nhưng trong các vụ kiện có liên quan đến suy diễn và áp dụng Hiến Pháp hoặc có ảnh hưởng rộng lớn đến quần chúng thì các thẩm phán này cho thấy họ thật sự theo lối nghĩ tự do (liberal) hay bảo thủ (conservative). Trừ Chief Justice Roberts do George W. Bush đề cử và Thượng Viện chấp thuận. Một điều hiển nhiên không phải bàn đến là các thẩm phán này hoàn toàn có tự do trong mọi phán quyết. Khi Affordable Care Act bị đưa ra SCOTUS lần đầu vào năm 2012 vì người ta cho rằng luật này bắt dân đóng thuế một cách trá hình, thứ nhì là luật này buộc dân chúng phải mua một sản phẩm dù họ không thích. Cả hai đều là lý do đi ngược với Hiến Pháp, ít ra là theo bốn thẩm phán bảo thủ. Nhưng bốn thẫm phán liberal thì lại nghĩ ngược lại, nghĩa là "Chả vi hiến với hợp hiến, vấn đề là bao nhiêu người không có bảo hiểm kia kìa!" Thẩm phán Roberts là người đã "suy diễn" theo ý mình là Hiến Pháp đã cho phép Quốc Hội ra Affordable Care Act, và Obamacare thắng với tỉ số 5-4. Năm ngoái, Obamacare ra tòa SCOTUS lần nữa và lần này Obamacare lại thắng với tỉ số 6-3 với hai số phiếu cũng của Roberts và thêm Kennedy, một thẩm phán mà người ta nghĩ rằng bảo thủ vì đã chống Obamacare vào năm 2012. TT Reagan đề cử thẩm phán Kennedy.
Nói đúng ra, trong vụ kiện Obamacare, người ta cho rằng dưới áp lực quá mạnh của dư luận và với tư cách là Chief Justice, thẩm phán Roberts không còn một chọn lựa nào khác dù hoàn toàn độc lập. Trong SCOTUS, hai thẩm phán mà ít ai đoán trước được sẽ bỏ phiếu cho phe tự do hay bảo thủ là Roberts và Kennedy, hai vị do tổng thống đảng Cộng Hòa đề cử. Đây là cái đẹp của nền Tư Pháp dân chủ tự do của một đại cường quốc.
Để bàn thêm, SCOTUS không phải là thánh địa và các thẩm phán không phải là thánh thần. Ai muốn tìm hiểu hậu trường của SCOTUS thì hãy tìm quyển The Nine: Inside the Secret World of the Supreme Court. Quyển này do Jeffrey Toobin, một bình luận gia về luật của đài ABC viết vào năm 2007. Xem xong thì mới thấy cái khía cạnh người bình thường của SCOTUS.
8. Em post xong rồi em quên hỏi anh câu hỏi của em. Theo anh, cho chọn thẩm phán mới nếu phải cho công bình thì anh nghĩ sẽ phải làm thế nào? TT không có quyền chọn. Họ chỉ có quyền đề cử ra và đồng ý ai vào ai không vào phải do thượng viện bỏ phiếu thông qua. Chuyện này đã tồn tại 300 năm rồi.
Chỉ có sổ xố mới công bình nhưng sổ xố thì làm sao lựa được những người thông thái am hiểu luật pháp, những người già dặn trong các ĐH luật khét tiếng hay đã trải qua những vụ kiện quan trọng để ngồi trong SCOTUS, một toà quan trọng nhất nước Mỹ! Hiến Pháp đã cho TT quyền chọn người để đề cử vào SCOTUS và Hiến Pháp đã quy định Thượng Viện phải chấp thuận mới được. Nhưng Hiến Pháp cũng ra một điều khoản để SCOTUS có thể đạt được công bình tối đa, đó là phải có chín* thẩm phán. Xin lỗi vì anh stating the obvious!
Anh dám cá với em là không có một vị TT nào mà quân minh đến độ đi tìm một thẩm phán thật công bình về chính trị, hoặc nước Mỹ sẽ có một người đủ điều kiện và trình độ để vào SCOTUS mà hoàn toàn công bình về chính trị. Ở trình độ này, ai cũng thiên về một lý tưởng chính trị nào đó. American politics là vậy, ngay cả trong SCOTUS. Phải chi chỉ có một đảng duy nhất như ở VN và rất dân chủ đảng còn mình còn, cả nước ổn định, không bị phân hoá, đỡ nhức đầu!
* đôi khi để tránh conflict of interest, môt vị thẩm phán có thể tự mình không tham dự một vụ kiện nào đó. Tỉ dụ như từng là tác giả của luật đang bị kiện trên SCOTUS hoặc đã xử vụ kiện này trong quá khứ.
Khi mà "lượng" nhiều hơn "phẩm" .
Văn Khoa
15-02-2016, 02:34 PM
tui hy vọng Trump được bầu chọn làm UCV cho CH vì chỉ có Trump mới giúp Hillary thắng TT chuyến này...
.
Scalia mất đi có thể làm thay đổi bàn cờ. Ted Cruz có kinh nghiệm chính trường hơn Trump nhiều và lúc này đảng CH cần Ted hơn để đối phó với ai Obama sẽ đề cử làm justice trong SCOTUS và chiến lược delay trong Thượng Nghị Viện. Trump chỉ là một businessman.
Hillary mang tiếng trong vụ Benghazi và e-mail-gate. Còn ai tin ả? Có thể Ted vs. Sanders???
yashicanon
15-02-2016, 06:44 PM
hehe Vũ ơi em ko thấy BC ở VN từ xưa tới nay tới 99.99% nhất trí ủng hộ đó sao !?:6:
từ sau BUS tới nay em chưa thấy có 1 UCV nào gọi là sáng nước cả !!! nên bầu thì cứ bầu chứ sao giờ . nhưng bộ sậu quanh TT cũng rất quan trọng
Nikonian2006
16-02-2016, 06:05 AM
1. Anh yashi, chuyện mà anh nói ở trên em nghĩ tất cả mọi người ai đọc topic này cũng thấy và hiểu từ lâu. Và anh hãy nhớ là đó là vấn đề niềm tin và lý tưởng rất khó thay đổi. Em ví dụ, nếu anh tin rằng những cái bầu cử ứng cử ở Mỹ chỉ là hình thức chơi cho vui chứ thật sự bọn tài phiệt Wall Street hay Do Thái nó giựt dây phía sau cả thì chuyện mà lúc nào ứng cử chỉ có một người không cần phải tốn công sức tranh cử và do chỉ có một người cho nên lúc nào cũng 100% số phiếu ủng hộ thì sẽ gọn gàng hơn.
2. Anh Văn Khoa, cám ơn các bài viết của anh. Em tất nhiên là hiểu sự khó khăn trong việc bày tỏ quan điểm khác đi và em luôn nói là đó là niềm tin của mỗi người. Những việc tranh luận này đối với em rất bình thường em thấy mỗi tuần. Nó giống như khi đi ra tòa mỗi bên đều đưa ra lý lẽ cho rằng mình đúng. Nếu như không có người trung gian đứng ra phán xét ai đúng ai sai thì sẽ không bao giờ biết được kết quả. Cho nên em không bao giờ cho rằng em đúng, nhưng cám ơn anh vì tranh luận mà có sự đồng cảm đồng ý một phần yếu tố của đối phương và tôn trọng quan điểm đối phương thì nó sẽ làm cho vấn đề đang nói nhẹ nhàng hơn.
3. Em nghĩ em không khác gì anh cả, nếu như một đảng nào lên mà ảnh hưởng nặng nề đến mức em phải đóng ra bao gồm là thuế thì tất nhiên em không hài lòng. Nhưng khi nhìn rộng ra, như đã nói, một chính sách mới không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi người trong một vùng tài phán. Phải có người có lợi hơn và họ ủng hộ và có người bị thiệt hại họ sẽ phản đối.
Về vấn đề tư pháp
4. Em hoàn toàn đồng ý với anh không thể nào có sự công bình hay liêm chính 100% cả. Anh không thể nào kiếm ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới có việc này. Em đã hỏi anh theo anh có cách nào để bầu thẩm phán công bình hơn không so với cách hiện tại. Không có. Nếu không có thì phải chấp nhận cái đang có.
5. Cho dù có những lỗi nhỏ đi nữa, xã hội anh đang sống vẫn là xã hội pháp trị với hệ thống tòa án và tư pháp rất tốt. Em đã hỏi anh về vấn đề vai trò của ls với ví dụ rõ ràng thực tế cho anh thấy. Ở Mỹ, phí bác sĩ nha sĩ và ls là rất đắt. Anh nhớ là đây là kinh tế thị trường mọi thứ đều do thị trường quyết định. Nếu như như anh nói phán quyết đều đã được xếp sẵn thì nhân dân họ sẽ biết và họ sẽ không bao giờ ngu ngốc bỏ ra gần cả 1000 đồng một giờ để mời ls ra tòa cãi cho họ.
6. Thông thường một vụ kiện ly dị ở mức trung kéo dài vài tháng chi phí ls khoảng 90-100 nghìn đồng. Nếu như anh không tin vào tranh tụng tòa án, anh sẽ dùng số tiền đó để mua chuộc thẩm phán để chạy án.
7. Ngày qua ngày, ngành luật sẽ chết, không ai thèm học, trường luật tầm thường không ai quan tâm. Anh thử đi sang nước nghèo anh đưa giá ls cao (so với mức sống ở đó) xem coi có ai thuê anh không? Tại sao vậy? Tại sao phí ls rất cao mà các nước Anh Úc Mỹ nó vẫn phải dùng? Lấy tiền đó chạy án đi cho nhẹ nhàng hơn không sao phải tốn bao nhiêu thời gian ra tòa cãi ngày này sang ngày khác, trong khi thực tế là thẩm phán nó bị mua chuộc hết có cãi cũng vô ích thôi.
8. Chúng ta sống ở xã hội tự do, chúng ta hoàn toàn tự do suy diễn mọi thứ và bày tỏ quan điểm theo ý chúng ta. Cho nên chúng ta nghĩ rằng ngành tư pháp là công bình (tương đối) hay nền tư pháp bị đảng chỉ đạo thì tùy chúng ta, và niềm tin ở đó rất là khó khăn thay đổi. Cho nên nếu vẫn tin rằng nó bậy bạ thì cứ tiếp tục tin.
Văn Khoa
16-02-2016, 07:18 AM
@Nikonian2006: May mà có em để còn trao đổi và hy vọng là hai anh em mình vẫn còn có thể tiếp tục trao đổi dù có ý kiến khác nhau. Nếu anh em mình có cùng một ý nghĩ đơn giản, tôn thờ một cái gì đó một cách tuyệt đối thì không gì nhàm chán hơn. Và chắc cũng chả có những posts này. Dù gì thì đây cũng chỉ là passe-temps cho vui chứ chuyện bầu cử, hay tòa án nó chán như ... con gián.
Nikonian2006
16-02-2016, 09:58 AM
@Nikonian2006: May mà có em để còn trao đổi và hy vọng là hai anh em mình vẫn còn có thể tiếp tục trao đổi dù có ý kiến khác nhau. Nếu anh em mình có cùng một ý nghĩ đơn giản, tôn thờ một cái gì đó một cách tuyệt đối thì không gì nhàm chán hơn. Và chắc cũng chả có những posts này. Dù gì thì đây cũng chỉ là passe-temps cho vui chứ chuyện bầu cử, hay tòa án nó chán như ... con gián.
Anh VK
Cám ơn những lời trao đổi của anh. Em rất may mắn đã trao đổi được những vấn đề đó với anh cho dù hai cái nhìn là khác biệt. Như em có nói, cho dù chúng ta có sự khác biệt nhưng chúng ta hiểu đối phương tôn trọng suy nghĩ và chính kiến của đối phương cũng như phải tự thân công nhận hoặc không công nhận cái nào là đúng sai, thì chúng ta luôn tạo ra những tranh luận nảy lửa nhưng có cái để hiểu ra vấn đề.
Em đã từng gặp phải chuyện ông này lên ông kia xuống ảnh hưởng đến mức thuế và chi tiêu của em, cho nên em rất hiểu suy nghĩ của anh và em thông cảm. Luôn luôn sẽ có một tầng lớp bị thiệt. Em luôn đồng ý là chính trị nó phức tạp lắm không phải trong sạch 100% đâu, nhưng may mắn là anh em mình đều sống ở xã hội cai trị bằng luật pháp thật sự. Nó không đẹp 100% nhưng đủ tốt để một đại đa số nhân dân nói chung đều tin rằng không bao giờ có án trước khi xử đâu anh. Ls vẫn có vai trò thật sự.
TT Mỹ cho dù ai đi nữa thì họ thật sự là rất giỏi đó anh, không phải vừa đâu.
CuteFace
16-02-2016, 10:07 AM
có 1 người gốc Việt nằm trong danh sách UCV có khả năng được lựa chọn thay thế Justice Scalia
"...
Judge Jacqueline Hong-Ngoc Nguyen, 9th Circuit U.S. Court of Appeals, 51 years old
A judge on the United States Court of Appeals for the Ninth Circuit. She was nominated by Mr. Obama and confirmed in May 2012. She is a graduate of Occidental College and UCLA School of Law. After working in private practice for several years, specializing in civil litigation, she worked as an assistant United States attorney in the Central District of California. In 2002, she was appointed by Gov. Gray Davis to the Superior Court of Los Angeles County and served there until she joined the federal Circuit Court. At 10, Ms. Nguyen fled to the United States with her family after the fall of the South Vietnamese government in 1975.
....
The Vietnam-born Nguyen was named to the court in 2012 after two years as a federal district court judge. She, too, would make history as the high court's first Asian-American justice. She is already the first Asian-American woman to sit a on a federal appeals court and is a former state judge, federal prosecutor and private attorney. She moved with her family to the U.S. when she was 10, just after the fall of then-South Vietnam to the Communists.
"
-- nguồn internet
nói thêm bà Jacqueline Nguyen là người gốc Á đầu tiên nắm chức vụ "judge on the United States Court of Appeals for the Ninth Circuit"
Nikonian2006
16-02-2016, 11:23 AM
Anh VK, đảng CH em thấy có ông Cruz được nhưng mà như em đã nói TT Mỹ mà ông/bà nào lên cũng có khả năng lãnh đạo thật sự cả, ông nào mà rating thấp thì không phải là dở mà là sự chọn lựa quyết định của ông có thể sai vào thời điểm đó thôi. Em thấy ông Trump hơi cực đoan chút. Bà Clinton phải gọi là may vì bên DC bây giờ chỉ còn hai người mà ông Sanders thì hơi già chút. Cơ hội được chọn đại diện của bà sẽ cao hơn so với quá nhiều ứng viên CH bên kia. Nhưng chúng ta sẽ quay lại sau 2 tuần nữa nhe anh, sau ngày 1 tháng 3 sẽ thấy rõ ràng cục diện hơn.
Cuteface, anh nghĩ là bà Nguyen chắc sẽ không được chọn đâu em. Bà tất nhiên là giỏi nhưng anh đoán là lần này chưa, một phần bà cũng còn trẻ 50, nếu bà tiếp tục có thêm kinh nghiệm trong 10 năm sau chắc cơ hội sẽ đến. Sang Mỹ đã 10 tuổi mà lên đến tòa phúc thẩm cấp liên bang như bà là đã rất giỏi.
Nhân tiện, nói về phụ nữ Viet trong ngành luật mà giỏi làm sếp của ls tây thì em có thể xem đây. Văn phòng anh nói với em là nó cực lớn em thử dò ranking xem em sẽ thấy. Trong link là một phụ nữ Việt mà làm managing partner cho DLA ở Séc là rất giỏi đó em, anh rất khâm phục vì DLA toàn là ls Tây không, em rất ít thấy ls Việt trong văn phòng này ở khắp nơi trên thế giới và thượng nghị sĩ Mỹ đã được bầu vào trong BOM xem link. Để mà làm ls việt mà quản lý luôn cả ls tây là rất khó. Bà chắc chắn phải rất giỏi.
https://www.dlapiper.com/en/czech/people/h/haskovcova-thu-nga/?tab=credentials
https://www.dlapiper.com/en/australia/people/m/mitchell-george-j/
CuteFace
16-02-2016, 11:33 AM
thưa anh Nikonian... em thì rất hy vọng vì TT Obama (và Đảng DC nói chung) có chiều hướng đưa người thiểu số hoặc phụ nữ vào các chức vụ quan trọng. Ví dụ Justice Sonia Sotomayor, Attoney General DOJ Loretta Lynch, bà Secretary of States Hillary Clinton , bà Janet Yellen vào Fed Chairwoman.
now what we need is a woman in the White House.
we have enough of all the white/old/nutjob
Văn Khoa
16-02-2016, 12:07 PM
Hai bác Nikonian2006 và CuteFace nói đúng. Jaqueline Nguyen không có cơ hội được đề cử đâu! Trên bà còn có nhiều người nặng ký hơn. Danh sách "potential" nominees thì ai cũng có thể tạo nên. Nhưng Obama sẽ để ý đến hai người nặng ký nhất đó là Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch và Bộ trưởng Tư pháp California Kamala Harris, cả hai đều là phụ nữ da đen. Kamala Harris đang ngắm chỗ của TNS Barbara Boxer và có nhiều tham vọng chính trị hơn là chức vụ Justice. Vậy thì Loretta Lynch nắm chắc cơ hội, trừ khi có trục trặc.
Nikonian2006
19-02-2016, 07:31 AM
1. Cuteface, hôm trước anh đã không trả lời bài viết của em ở trên vì anh chờ phải có sự kiện gì khác thêm anh mới viết bài. Cách viết của anh luôn luôn là như vậy không bao giờ anh viết vào topic đúng một dòng rồi ngưng.
2. Về việc em nói, như em đã biết, ngày luật và một số ít ngành khác mà đòi hỏi tiếng anh nhiều ở các nước như Mỹ để ngoi lên là rất khó khăn. Cho dù không có bằng chứng cụ thể nào, và luôn luôn moị người đều nói bình đẳng, nhưng thật sự không có bình đẳng. Anh hay nói hoài, cuộc sống không thể nào có cái gì hoàn hảo cũng như không thể nào phải đòi hỏi luật pháp hay quy định phải tuyệt đối công bình cho tất cả. Anh sống trong ngành luật anh biết. Em phải luôn luôn có sự kỳ thị dù ít.
3. Em cứ thử suy nghĩ đi, giả sử em sống ở VN, có hai người đều giỏi như nhau một người Kinh một người thiểu số Campuchia, nếu em có quyền chọn một người em sẽ chọn ai?
4. Nói ra để nói cho em biết một điều là bà Nguyen là một người rất giỏi, sang 10 tuổi mà lên đến chức thẩm phán tòa phúc thẩm (là một bậc cao hơn tòa sơ thẩm trong cùng loại tòa án, và đã phải trải qua sự phê chuẩn của thượng viện hàng chục ông soi vào tư cách là đã rất giỏi. Nhưng mà, trong ngành luật người da trắng giỏi rất nhiều. Để cho một người thiểu số như người Việt mà vượt qua người da trắng để được đề cử lên TV (cho dù chưa biết có thông qua hay không), người Việt đó phải xuất sắc gấp 2-3 lần người da trắng. Cho nên trong lần trước anh có nói với em là ls Việt mà làm country manager lãnh đạo cả ls da trắng trong văn phòng luật nổi tiếng thế giới là rất hiếm thấy. Phải cực giỏi. Bà Nguyen chưa đủ sức giỏi đến mức đó đâu. Em cứ chờ xem sẽ thấy ngay trong năm nay thôi, xem ai sẽ được đề cử.
Nikonian2006
19-02-2016, 07:43 AM
1. Hôm trước mình có tranh luận với anh văn khoa về vai trò quan trọng của tòa án trong xã hội và cũng trong bài viết mới gần đây mình đã giải thích tại sao giá tiền luật sư ở Mỹ rất đắt mà vẫn có người phải trả thay vì họ lấy số tiền đó ở xã hội khác họ chạy án họ hối lộ ngay thẩm phán cho nhanh.
2. Nay mình dẫn chứng cho bạn thấy tại sao mọi người ở xã hội phát triển bao gồm cả Mỹ (đây chỉ là nói chung) họ tin tưởng vào tòa án. Bạn đọc sự kiện mới nhất về việc Apple tranh chấp tòa án với FBI http://www.theguardian.com/technology/2016/feb/17/inside-the-fbis-encryption-battle-with-apple. Chi tiết mình không nói vì ai xem tin đã thấy hoặc xem link đã hiểu.
3. Mình viết lúc đầu hai đoạn bên dưới giải thích về vai trò quan trọng của tòa án, nhưng sau đó mình muốn nhẹ nhàng hơn nên mình xóa đi. Link ở trên cho bạn thấy điều mình đã nói trước đây là cho dù bạn làm chính trị gia đảng này đảng kia phe phái gì đi nữa thì ở cấp độ dân thường như Apple họ vẫn tin vào tòa án là nơi để bảo vệ quyền lợi của họ. Nếu như họ tin rằng tòa án làm theo chỉ đạo của chính trị gia thì họ không thèm bỏ ra bao nhiêu tiền thuê ls kháng án không hề biết là sẽ thắng hay thua. Họ sẽ chạy án cho nhanh cũng bao nhiêu đó tiền thôi.
Văn Khoa
19-02-2016, 09:17 AM
Alan Greenspan có viết một câu bất hủ trong hồi ký The Age of Turbulence "Nước Mỹ mà không có hệ thống tòa án nghiêm minh thì sẽ đi đến loạn lạc ngay." Quá đúng!
Hôm nay báo đăng hãng Apple đã thuê luật sư khét tiếng Ted Olson để sẵn sàng ra tòa chống lại trát tòa đòi Apple giúp FBI vô hiệu hóa mã số iphone của tên khủng bố Syed Farook. Ted Olson từng làm cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ với chức vụ Solicitor General, trách nhiệm của chức vụ này là cãi cho thân chủ nước Mỹ trong các vụ tranh tụng trước SCOTUS. Apple đã tiên đoán là vụ này sẽ đi đến SCOTUS vì họ nghĩ trát tòa này vi phạm quyền tự do phát biểu (Freedom of Speech). SCOTUS đã xử nhiều vụ liên quan đến quyền tự do này, trong đó có các phán quyết nổi tiếng như cho đảng KKK tự do hội họp, ngay cả ra báo và có trương trình riêng trên radio. SCOTUS cũng phán rằng đốt cờ Mỹ là quyền tự do phát biểu ý kiến cá nhân, không có tội.
Một điểm đặc biệt mà em phải phục ở đây là nhân danh Free Speech, Ted Olson nhận giúp Apple và điều này có nghĩa là gián tiếp không giúp FBI điều tra khủng bố. Trong khi đó vợ ông, Barbara Olson là nạn nhân của khủng bố. Bà ta là một trong những hành khách của chuyến bay American Airlines 77 do quân khủng bố cướp và lao vào Ngũ Giác Đài hôm 11 tháng Chín, 2001!
Niềm tin vào Hiến Pháp, các quyền tự do và tòa án của người Mỹ rất mãnh liệt.
Accord 2000
19-02-2016, 09:55 AM
Vào đây xem tranh luận thấy hay quá, hy vọng bác VK và Nikonian tiếp tục mổ xẻ thêm về luật pháp nha. Nhất là thông tin bên lề của bác VK về ông Ted và vợ là nạn nhân vụ khủng bố.
Hỏi các bác rành về luật, ví dụ vụ Apple ra tòa, vậy có bồi thẩm đoàn tham gia xử ko? Nếu đa số là người dân tham gia, có lẽ Apple sẽ thua đó. Nếu em mà tham gia, em sẽ theo về FBI, tuy nhiên vì chưa nghe luật sư chỉ rõ lợi hại... biết đâu nghe thấu thì sẽ đổi chiều? vai trò ls là rất quan trọng.
CuteFace
19-02-2016, 10:53 AM
tháng rồi vừa đi làm Bồi Thẩm Đoàn mới nghiệm ra 1 điều là nước Mỹ có ngày nay là vì sự "độc lập" của Ngành Tư Pháp (Judicial Branch). You are judged by the jury of your peer. Tòa án mở cửu cho mọi người, ai vào ngồi xem cũng được.
Nikonian2006
19-02-2016, 11:22 AM
Vào đây xem tranh luận thấy hay quá, hy vọng bác VK và Nikonian tiếp tục mổ xẻ thêm về luật pháp nha. Nhất là thông tin bên lề của bác VK về ông Ted và vợ là nạn nhân vụ khủng bố.
Hỏi các bác rành về luật, ví dụ vụ Apple ra tòa, vậy có bồi thẩm đoàn tham gia xử ko? Nếu đa số là người dân tham gia, có lẽ Apple sẽ thua đó. Nếu em mà tham gia, em sẽ theo về FBI, tuy nhiên vì chưa nghe luật sư chỉ rõ lợi hại... biết đâu nghe thấu thì sẽ đổi chiều? vai trò ls là rất quan trọng.
1. Trước khi mình trả lời câu hỏi trên, mình chỉ nói thêm một ý nhỏ thôi. Bạn nào đọc không tin mình nói, mình OK cả vì niềm tin không ai bắt buộc. Bạn cứ tự hỏi lại bản thân bạn xem lý lẽ mình nói đúng không, nếu không đúng xem như không có.
2. Nếu bạn có theo dõi tin tức bạn sẽ thấy mình chỉ nói ví dụ. Ở đây mình không bàn đến phán quyết đã đúng hai sai. Cách đây không lâu tòa án gia đình ở VN ra phán quyết yêu cầu gia đình đại gia Diệu Hiền phải trả lại đứa con cho người vợ. Bên bị thua tuyên bố không làm theo phán quyết của tòa. Thế là bên thắng kiện phải kéo công luận vào bằng việc tung tin ra báo chí và dùng báo chí và công luận để tạo ra sự chế tài của luật pháp.
3. Bây giờ bạn nhìn lại vụ Apple ngay ở trên. Nếu bạn không đồng ý, bạn phải ra tòa phúc thẩm kháng án cho đến tòa cao nhất nếu bạn muốn. Nếu giả sử Apple thua, nó phải làm theo quyết định cuối cùng của tòa án. Không có chuyện bạn là đại gia xong bạn nói tao không làm theo phán quyết, xong. Không ai làm gì được bạn vì bạn có quá nhiều tiền. Bạn làm như vậy, nhân dân nghèo họ sẽ không tin vào tòa án. Người có tiền hơn nó sẽ thuê giang hồ làm thẩm phán cho nó xử bằng giang hồ. Hoặc dựa vào những người có quyền trong xã hội tạo áp lực.
4. Nếu như ở nơi khác, một người có quá nhiều quyền hành pháp như FBI nó đã không cần phải mò ra đến tòa án. Nhưng nó không làm vậy vì hậu quả của nó để lại làm cho con người mất niềm tin vào tòa án là hỏng cả xã hội.
5. Về câu hỏi của anh Accord, em nhớ là em có viết về cách chọn bồi thẩm đoàn trong topic:
- Jury chỉ dùng khi nào anh xử phiên sơ thẩm.
- Tất cả vụ kiện sơ thẩm hình sự phải có jury. Vụ kiện sơ thẩm dân sự muốn thẩm phán hay jury xử thì tùy. Nếu ai đề nghị xử jury vì không tin thẩm phán công minh thì bên đề nghị phải trả tiền phí thuê jury. Không lấy từ thuế.
- Khác với ở VN, xử phúc thẩm ở Anh Mỹ là xử dựa trên sai về mặt luật pháp (as a matter of law) chứ không xử lại dựa trên thực tế bằng chứng (a matter of fact). Nghĩa là bên thua kiện phải đưa ra lý lẽ thẩm phán sơ thẩm đã sai trong việc sử dụng luật pháp áp dụng vào vụ kiện. Ít nhất 3 thẩm phán phúc thẩm sẽ ngồi nghe tranh luận hai bên luật sư và sẽ phán ai nói đúng ai nói sai. Vì jury chỉ là người phán xét về thực tế vụ kiện nên phúc thẩm không có jury.
- Trong vụ Apple, họ có hai bước đi. Từ phiên sơ thẩm phán quyết của tòa sơ thẩm cấp liên bang (vì FBI là liên bang) họ sẽ kháng lên tòa phúc thẩm liên bang, nghĩa cấp loại tòa bà Jacqueline Nguyen đang làm). Sau đó nếu thua và muốn tiếp thì đem lên tòa án tối cao liên bang là cấp cuối cùng. Nếu vẫn thua thì Apple phải làm theo ý FBI muốn.
6. Cũng nhân tiện anh hỏi, và cũng trả lời cho ai cho rằng chọn thẩm phán theo phe phái sẽ làm mất vai trò tòa án. Ở các nước theo hệ Anh Mỹ, một hình sự tội lớn sẽ phải xử bằng bồi thẩm đoàn là dân thường như em cuteface đã nói ngay ở trên. Dân thường nó ngồi nghe và nó quyết ai có tội. Danh sách jury là tòa đề nghị hai bên trong phiên tòa mỗi bên chọn 1/2 số người trong jury tùy ý bạn trong danh sách cho ví dụ 24 người đề cử chọn 12.
7. Ở một cách này, cho dù bạn có dùng thẩm phán theo phe phái đi chăng nữa, thẩm phán ngồi xử cũng không bao giờ can thiệp vào phán quyết của jury.
Văn Khoa
19-02-2016, 11:40 AM
Vào đây xem tranh luận thấy hay quá, hy vọng bác VK và Nikonian tiếp tục mổ xẻ thêm về luật pháp nha. Nhất là thông tin bên lề của bác VK về ông Ted và vợ là nạn nhân vụ khủng bố.
Hỏi các bác rành về luật, ví dụ vụ Apple ra tòa, vậy có bồi thẩm đoàn tham gia xử ko? Nếu đa số là người dân tham gia, có lẽ Apple sẽ thua đó. Nếu em mà tham gia, em sẽ theo về FBI, tuy nhiên vì chưa nghe luật sư chỉ rõ lợi hại... biết đâu nghe thấu thì sẽ đổi chiều? vai trò ls là rất quan trọng.
Trát tòa này được ban ra bởi một thẩm phán của Federal District Court, đây là tòa cao thứ ba trong hệ thống Tư Pháp Hoa Kỳ. Apple có chỉ có thể kháng cáo lên tòa trên, tức là tòa kháng án liên bang (US Court of Appeals, nước Mỹ có 11 tòa). Loại tòa này không xử bằng bồi thẩm đoàn mà bằng đa số trong 3 thẩm phán (3-0, 2-1). Nếu Apple bị xử thua mà vẫn không muốn làm thì kháng án trên SCOTUS. Nếu FBI bị xử thua mà vẫn muốn Apple hợp tác thì cũng đến SCOTUS. Em đoán là SCOTUS sẽ xử FBI thắng vì đây không phải là vấn đề Free Speech mà là vấn đề an ninh quốc gia.
Nikonian2006
19-02-2016, 12:50 PM
Mình chỉ nói thêm một ít cho các bạn nào quan tâm hiểu thêm về hệ thống tòa án. Ở một nước mà nó có hai hệ thống liên bang và tiểu bang thì luật pháp nó phức tạp hơn hiều so với quốc gia không có bang như VN chẳng hạn. Ở Mỹ chẳng hạn, nó sẽ có hai hệ thống tòa án liên bang và tiểu bang song song với nhau tùy theo từng vùng tài phán của vụ kiện mà phải dùng liên bang hay tiểu bang. Từ sơ thẩm tiểu bang kháng cáo sẽ đi khác mà từ sơ thẩm liên bang kháng cáo sẽ đi khác. Hai nơi đều đi đến cuối cùng là tòa án tối cao liên bang.
Ở mặt khác, để mình nói cho rõ quan điểm, mình không có ý là mình sẽ bênh vực Apple, đối với mình khi có một vụ kiện mình sẽ không đoán là ai sẽ thắng ai sẽ thua mình chỉ theo dõi bởi vì kinh nghiệm của mình biết là ra tòa sẽ không bao giờ đoán ra được kết quả phải tùy vào tranh luận ngay tại chỗ thì sẽ hiểu hơn. Nếu một ls nào biết rõ thắng hay thua thì thật sự sẽ rất giàu.
Mình đã xem qua bản nội dung vắn tắt quan điểm tranh luận công khai của Apple, mình thấy Apple cũng có lý. Nếu Apple tạo ra một software mà nó có thể phá vỡ hết tất cả mọi passcode của máy của họ và lấy tất cả thông tin có trong máy của một cá nhân thì họ sẽ tạo ra tiền lệ về sau không phải chỉ có một máy iphone này. Và lỡ như software này bị lộ ra ngoài thì sẽ có rất nhiều người từ bỏ sp của Apple vì nó không còn an toàn nữa. Hiện tại, Apple hệ IOS mới nếu đã khóa passcode và set tự hủy sau 10 lần thử sai thì nó sẽ tự hủy. Apple hoàn toàn không thể nào khôi phục lại với IOS mới nhất.
Mình không phải thẩm phán, mình không xét hai quan điểm này và mình mong chờ vài tháng đến xem tòa cao nhất sẽ phán ra sao.
Hầu hết các phiên toà sơ thẩm ở Mỹ đều xử theo bồi thẩm đoàn (jury/jurors), và việc lựa chọn các bồi thẩm viên (BTV, jurors) là một bước quan trọng và phức tạp, và có thể mất nhiều ngày. Các công dân Mỹ thỉnh thoảng sẽ nhận được giấy mời "jury duty" và đúng ngày Tòa hẹn thì phải trình diện. Một vụ kiện thường được Toà cắt cử cho khoảng 50-60 potential jurors, tập trung vào trong phòng xử, có mặt cả hai bên Plaintiff và Defendant cùng luật sư (LS) của họ. Quan tòa (QT, judge) sẽ nói vắn tắt vài lời về vụ kiện, sau đó LS mỗi bên được khoảng 2 phút để giới thiệu thân chủ của họ cũng như vắn tắt sự việc từ góc nhìn của mình.
QT sẽ hỏi các BTV có ai quen biết với hai bên của vụ kiện không, hoặc công ăn việc làm của mình có liên quan tới vấn đề trong vụ kiện. Nếu có thì những BTV đó sẽ được excused, nghĩa là loại ra khỏi quá trình chọn lựa. Sau đó đến lượt những người muốn tìm cách tránh làm BTV (vì phải mất công việc) trình bày với QT lý do mình muốn xin excused.
Trong số những người còn lại thì QT sẽ gọi 15 người vào ngồi ghế của BTV, sau đó LS hai bên sẽ được nói một bài khá dài, và lắm lúc chẳng ăn nhập gì với vụ kiện. Sau đó lần lựợt các BTV sẽ giới thiệu về mình, trình độ học vấn, gia cảnh, công ăn việc làm. LS hai bên cũng có thể hỏi thêm chi tiết nếu muốn. Kế đến LS hai bên sẽ thay phiên nhau loại trừ (excuse), chứ không phải chọn, những BTV nào mà mình nghĩ không có lợi cho thân chủ của mình.
Tiếp đó, QT sẽ mời thêm từ những BTV đang ngồi chờ để điền vào những ghế trống mà đợt một đã loại ra. Và quá trình trên lại được lập lại, và lập lại nữa, cho đến khi chọn được 15 BTV mà cả hai bên đều hài lòng.
Bồi thẩm đoàn (BTĐ) chỉ cần 12 người, nhưng cần 3 người trừ bị, tổng cộng là 15. Tuỳ theo từng QT, có vị chỉ định ai là 3 người trừ bị ngay từ đầu; có vị chờ đến khi hai bên đã làm closing argument xong và trước khi BTĐ bắt đầu thảo luận (deliberation) thì mới rút thăm cho biết ai là trừ bị, với mục đích là để cả 15 người đều lắng nghe trong suốt phiên xử. Chỉ có 12 BTV chính tham gia deliberation; 3 BTV trừ bị đuợc về nhưng nếu có ai trong 12 BTV chính bị trở ngại, thì Toà sẽ gọi người trừ bị vào thế.
Trong criminal cases, cần tất cả 12 phiếu Guilty thì mới là Guilty. Trong civil cases, chỉ cần 9 phiếu.
QT thường tuyên bố trong Tòa rằng: Tôi là QT nhưng sẽ không phán quyết vụ kiện này. Các BTV là người sẽ phán quyết nên yêu cầu phải lắng nghe và theo dõi tường tận.
Bổn phận của LS hai bên là trình bày cho BTĐ những gì mình muốn họ hiểu câu chuyện và những bằng chứng biện bộ cho thân chủ của mình. BTV không được giơ tay nêu câu hỏi, tuy nhiên họ có thể viết câu hỏi và nộp cho QT, và QT sẽ đọc ra trong Toà. LS hai bên tuỳ đó mà trình bày thêm thông tin cho BTĐ.
CuteFace
19-02-2016, 02:05 PM
http://www.trbimg.com/img-56c2dab0/turbine/la-na-tt-mcconnell-obama-scalia-20160215-001/1150/1150x647
Accord 2000
19-02-2016, 10:49 PM
cảm ơn bác VK và Nikon đã trả lời rất rõ ràng. Chúng ta chờ xem tiếp theo thế nào?
bên lề 1 chút, sau vụ này Iphone càng nổi tiếng...
Văn Khoa
20-02-2016, 02:49 AM
Chủ đề này càng thêm phong phú ngoài bầu cử TT.
Apple lợi dụng sự kiện này để tự làm PR cho chính mình, ra điều là tuyệt đối bảo vệ khách hàng khi không muốn hợp tác với FBI. Nếu Tim Cook (Apple CEO) có người thân trong Tháp Đôi ở NY vào ngày 11/9/2011 hoặc ở Paris năm ngoái thì có thể Tim Cook có một ý nghĩ khác. Khi dùng passcode sai trên quá 10 lần, Iphone sẽ tự động xóa hết dữ kiện. Trát tòa và FBI không đòi hỏi Apple gì hơn ngoài việc giúp FBI dùng passcode hơn 10 lần, thế thôi! FBI không đòi Apple phá passcode. Dù Apple có "mở cửa", chưa chắc FBI đã thành công "đột nhập" vào memory. Apple lấy lí do là khi dụng cụ này lọt ra ngoài thì rất nguy hiểm cho khách hàng. Nhưng giúp FBI xong, ai cấm Apple xóa program/coding? Chẳng nhẽ Apple network security yếu ớt thế?
Em rất mong vụ này lên SCOTUS để theo dõi.
Trở lại tòa. Tòa án Liên bang chỉ xử những vi phạm Hiến Pháp, luật pháp liên bang, gian lận những trong công sở, trương trình, hoặc thương mại liên bang.
Văn Khoa
20-02-2016, 02:56 AM
@ASAV: bác tả rất chính xác cách lựa BTV. Đây là thủ tục Voir-Dire mà bác nào rành tiếng Pháp sẽ biết nguồn gốc của nó: thủ tục mắt thấy tai nghe để chọn người đại diên cho quần chúng làm quan tòa.
Nikonian2006
11-03-2016, 06:40 AM
1. Em cuteface, em đọc trở lại dự đoán của anh về thẩm phán Nguyen em sẽ thấy anh nói đúng, có đúng không. Mình là người Việt, em tất nhiên muốn thấy thẩm phán Việt vào tòa án tối cao nhưng em phải nhớ chính vì là dân thiểu số nếu em muốn vào trong đó bản thân người đó phải giỏi hơn thẩm phán Tây 2-3 lần kể cả trong ngành luật em muốn vào vị trí cao nào đó trong cùng vị trí em phải giỏi hơn người Tây rất nhiều, rồi em mới nghĩ đến chuyện vượt mặt họ. Giỏi vừa vừa chưa đủ đâu trong mấy ngành đó.
2. Mình trở lại topic, và trước khi bắt đầu, mình chỉ nói ở mức mà bạn xem comments ở báo VN trên online bạn đều thấy mình không nói hơn.
3. Mình đã có nói dựa trên kinh nghiệm, bạn đừng bao giờ tin chính trị gia ở đó 100% họ chỉ làm được một phần họ nói nếu họ đắc cử. Cho nên với mình, ai ở Mỹ sẽ lên đều sẽ rất giỏi không loại trừ ai kể cả Trump. Nếu họ có tài hùng biện cử tri bỏ phiếu cho họ thì họ xứng đáng lên.
4. Mình muốn, nếu bạn đã chưa biết và chưa xem, hãy xem thử ứng viên ở Mỹ hùng biện trong tranh luận thử xem. Bạn sẽ thấy tài năng nói chuyện trước công chúng của họ và khả năng thấu hiểu vấn đề chính trị xã hội của Mỹ sâu đến mức nào. Mình xem qua, mình cực thích, thích ở tài năng của họ.
5. Không trách sao tại sao họ cứ giàu hoài và phát triển, tại vì cơ chế xã hội của họ tạo ra cho dù ai ứng cử đều là những tài năng thật sự, hiểu rõ đất nước thật sự. Mình mong sao một ngày nào đó ở VN mình mình sẽ thấy những người ứng cử có tài năng hùng biện và kiến thức sâu như vậy. Bạn xem thử đi, không bao giờ dùng giấy tờ để nói, và khi được hỏi cho dù câu hỏi khó vẫn có thể phản xạ rất nhanh chóng và trả lời cực kỳ trôi chảy. Trường luật của Mỹ đào tạo ra không biết bao nhiêu tài năng nói chuyện như thế. Thật là khâm phục. Tại vì nó có lãnh đạo giỏi cho nên đát nước nó mới như vậy.
Nikonian2006
16-03-2016, 10:59 AM
Các bạn, mình gửi ít thông tin cho các bạn quan tâm đến topic đôi khi nếu có hứng thú thì viết bài nhe các bạn. Mình chỉ dự đoán và không có cơ sở nào nói rằng nó sẽ đúng cả. Mình nghĩ là sau tháng 7 trở đi sẽ là cuộc tranh chấp tay đôi 50/50 giữa Clinton và Trump.
Mình đã theo dõi rất nhiều cuộc thi đấu thể thao đỉnh cao (tương đương với cái này cũng như là tranh tài), thì giỏi chưa đủ mà còn phải có thêm yếu tố may mắn. Bản thân mình, như đã nói, sau khi xem qua rất nhiều cuộc tranh luận tay đôi thì mình thấy rằng ai thắng cuối cùng đều la giỏi cả kể cả những người có lời nói khích hơn những ứng cử khác như ông Trump. Ông phải thật sự là người có tài mới có thể kêu gọi cử tri bỏ phiếu hàng loạt cho ông như vậy.
Ngoài ra, mình đã tìm hiểu qua con của ông, trước đó mình không theo dõi mình chỉ biết Ivanka con gái lớn đầu lòng vì cô này là người mẫu và thật sự rất đẹp y như mẹ ngày xưa. Mình thấy ông Trump rất giỏi vì con rất nhiều mà đứa nào cũng thật là giỏi. Đó là điều mà ông sẽ phải rất hãnh diện.
Mình chỉ nhắc lại cho các bạn biết, nếu đã chưa, là nếu bạn nghe tiếng Anh OK thì bạn hãy xem thử họ tranh luận trực tiếp với nhau thử xem. Bạn sẽ ngưỡng mộ tài năng ăn nói của họ và kiến thức sâu rộng của họ về tất cả các vấn đề. Và đừng quên câu mình nói, là đừng tin chính trị gia 100%, họ chỉ làm được một phần họ nói thôi.
Văn Khoa
17-03-2016, 03:59 AM
Tin sốt dẻo. Sáng nay Obama để cử quan tòa Merrick Garland vào SCOTUS. Sau đây là bio của Garland:
Merrick B. Garland
Age: 63
Born: Chicago
Religion: Jewish
Family: Wife, Lynn; two daughters
Education: Harvard, AB, 1974; JD, 1977
Career highlights: Law clerk for U.S. Supreme Court Justice William J. Brennan, 1978-79; associate and partner, Arnold & Porter, 1981-89, 1992-93; Justice Department official, 1979-81, 1989-92, 1993-97; judge, U.S. Court of Appeals for the D.C. Circuit, 1997-present
Nikonian2006
17-03-2016, 07:15 AM
Anh VK, cám ơn anh về thông tin mới nhất anh đã đưa. Bạn nào có dùng twitter có thể theo dõi accout này do Nhà Trắng tạo ra về diễn biến mới nhất của thông tin liên quan. Mình quan tâm theo dõi chuyện này để xem hai đảng ở Mỹ họ cãi nhau đến lúc nào cho xong đây. CH dứt khoát là không vetting bất cứ ai Obama đưa ra cho đến khi có TT mới với hy vọng của họ là CH sẽ thắng. Trong khi Obama nói là còn 10 tháng thì nên thông qua.
Qua sự kiện này, mình có một điều muốn nói cho các bạn thấy, hai đảng này nó cực kỳ trái ngược nhau mâu thuẫn rất lớn rất khó hòa giải. Mình ví dụ cho bạn ví dụ nhỏ, ngoài cả chuyện nói trên. Quan điểm là cái gì đảng này đưa đảng kia nó bác. Ví dụ, từ thời Romney 2012, họ nói rõ ràng là nếu lên họ sẽ xỏa bỏ Obamacare, bất cứ ứng viên CH nào hiện tại đều cũng nói lại đúng một câu này. Tại sao một đất nước mâu thuẫn cách quản lý cực lớn như thế kia mà nó vẫn trật tự, quản lý nhà nước vẫn tốt? Đó là cách mà mình nên học hỏi ở khả năng quản lý vĩ mô của nó. Muốn đổi gì đổi, muốn cãi gì cãi, hiến pháp vẫn vậy gần 300 năm.
ngọc_hương
17-03-2016, 01:18 PM
chả hiểu nếu donal trump đắc cử TT thì VN mình có dược hay mất gì kg nhỉ ? thấy dạo này số hiệu thăm dò của donal trump lên cao quá
Văn Khoa
18-03-2016, 01:40 AM
chả hiểu nếu donal trump đắc cử TT thì VN mình có dược hay mất gì kg nhỉ ? thấy dạo này số hiệu thăm dò của donal trump lên cao quá
Chả được và cũng chả mất cái gì, tự mình lo lấy thân mình thôi! Dân chúng Mỹ còn chả màng ai làm TT nữa là!
GIC101
18-03-2016, 01:59 AM
Bác VK nói đúng lần nầy có thể mình không bầu ai cả.
Văn Khoa
18-03-2016, 02:17 AM
Anh VK, cám ơn anh về thông tin mới nhất anh đã đưa. Bạn nào có dùng twitter có thể theo dõi accout này do Nhà Trắng tạo ra về diễn biến mới nhất của thông tin liên quan. Mình quan tâm theo dõi chuyện này để xem hai đảng ở Mỹ họ cãi nhau đến lúc nào cho xong đây. CH dứt khoát là không vetting bất cứ ai Obama đưa ra cho đến khi có TT mới với hy vọng của họ là CH sẽ thắng. Trong khi Obama nói là còn 10 tháng thì nên thông qua.
Qua sự kiện này, mình có một điều muốn nói cho các bạn thấy, hai đảng này nó cực kỳ trái ngược nhau mâu thuẫn rất lớn rất khó hòa giải. Mình ví dụ cho bạn ví dụ nhỏ, ngoài cả chuyện nói trên. Quan điểm là cái gì đảng này đưa đảng kia nó bác. Ví dụ, từ thời Romney 2012, họ nói rõ ràng là nếu lên họ sẽ xỏa bỏ Obamacare, bất cứ ứng viên CH nào hiện tại đều cũng nói lại đúng một câu này. Tại sao một đất nước mâu thuẫn cách quản lý cực lớn như thế kia mà nó vẫn trật tự, quản lý nhà nước vẫn tốt? Đó là cách mà mình nên học hỏi ở khả năng quản lý vĩ mô của nó. Muốn đổi gì đổi, muốn cãi gì cãi, hiến pháp vẫn vậy gần 300 năm.
Obama để cử Garland làm các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa trong Ủy ban Tư pháp suy nghĩ lại. Ai cũng nghĩ (trong đó có em) là Obama sẽ đề cử một người da màu để thử bên Đảng Cộng Hòa sẽ phản ứng ra sao. Nếu phản ứng quá tiêu cực thì Obama sẽ nói "Đấy, tôi nói có sai đâu! Đảng CH chỉ là một đảng chuyên phá thối chứ không xây dựng gì!" Nhưng cái plot của Obama bị hỏng khi Kamala Harris (phụ nữ da màu, Bộ trưởng Tư pháp California) và Loretta Lynch (phụ nữ da đen, Bộ trưởng Tư pháp liên bang) ngỏ ý không muốn được đề cử. Quan tòa Sri Srinivasan, người da màu, làm dưới quyền Garland cũng ngỏ ý không thích được đề cử. Obama không có một chọn lựa nào hơn ngoài Garland, một quan tòa khá trung lập dù có nhiều phán quyết thiên về chính phủ trong các vụ xử.
Nói về cuộc bầu cử TT nước Mỹ, ứng cử viên bên nào cũng có những câu nói khôn ngoan để lấy lòng cử tri. Nói cho sướng miệng. Họ bao giờ cũng có nhiều ý tưởng khác biệt. Nhưng trên hành động thực tế, những chính sách và cách thực hiện bao giờ cũng đến từ sự đồng thuận, từ những kết quả thương lượng "give and take", từ những nghiên cứu "cost-benefits analysis" xâu xa để quyết định làm hay không làm. Tổng thống cùng đa số các bộ trưởng/thứ trưởng trong nội các không theo đảng này thì cũng đảng kia, nhưng từ thứ trưởng trở xuống cho đến người làm vườn, gác gian đều là những người phi chính trị, phi đảng phái và hoàn toàn độc lập trong việc quản lý công việc hằng ngày. TT và nội các chỉ là hình thức. Tầt cả những luật lệ đã có từ xưa và đã và đang được toàn hảo hóa hằng ngày. TT và nội các chẳng thay đổi được gì!
Đó là lý do lớn nhất tại sao xã hội Mỹ vô cùng trật tự và nề nếp dù cho bất cứ đảng chính trị nào lên cầm quyền chứ không giống như lập luận ấu trĩ ngu dốt kiểu đảng còn mình còn, không có đảng là tự sát, nhà nước là đảng, đảng là nhà nước vớ vẩn.
Nikonian2006
18-03-2016, 06:17 AM
1. Bạn NH, thế giới bây giờ là liên quan lẫn nhau cho nên sự thay đổi của họ là sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến các nước kể cả VN. Bạn xem, ví dụ ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ lên xuống lãi suất đều ảnh hưởng đến giá vàng và chứng khoán mọi nơi. Không phải chỉ Mỹ mà ví dụ Nga thay đổi Tổng Thống ví dụ chẳng hạn đi tự nhiên ông ta hứng lên ông ta đem quân đi chiếm Ukraine thì kinh tế cả thế giới đều sẽ bị ảnh hưởng. Cho nên bạn đừng chỉ nhìn vào TT Mỹ sẽ là ai. Ở mặt khác, chuyện bầu ai là chuyện chỉ có nhân dân Mỹ quyết định cho nên ở ngoài đó cho dù có muốn gì cũng không làm được, chỉ xem.
2. Mình chỉ muốn nói là, nếu bạn có thể nghe được tiếng Anh, bạn hãy xem cách mà họ giao lưu trực tiếp và tranh luận với cử tri và cách mà họ thể hiện tầm hiểu biết của họ về các vấn đề, bạn sẽ có thể rất khâm phục tài năng của họ. Chuyện ai sẽ được vào chung kết đánh tay đôi vẫn chưa biết nhưng như mình đã nói, mình khâm phục tất cả họ ai lên cũng được và tự hỏi tại sao lại có quá nhiều người giỏi như vậy, trong khi chỉ chọn được một người trong đó phải có cả phần may mắn chiến thắng chung cuộc. Tất cả họ đều có khả năng tốt và những điểm yếu như nhau.
3. Khi chúng ta nhìn vấn đề mình đang nói với anh VK ở trên bạn hãy xem ở mức vĩ mô nó thế này. Trong xã hội đông dân, phải luôn luôn có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau thậm chí xung đột với nhau. Ví dụ mình cho rằng các ứng viên đều giỏi, bạn khác lại cho rằng chẳng ai giỏi. Đó là sự khác biệt mà phải chấp nhận nó và phải tôn trọng sự tồn tại của nó. Nó có hại là lợi, cái hại rõ ràng thấy rõ ra đó là không ai nhường ai, ai cũng nghĩ rằng mình nói hợp lý (kể cả chuyện chọn thẩm phán là ví dụ).
3. Nhưng cho dù có sự phân cách sâu đậm như vậy không phải chỉ bây giờ mà lúc nào cũng vậy, guồng máy quản lý vĩ mô vẫn chạy tốt là do từ việc thượng tôn luật pháp mà ra.
Linh Nhu Khoa
19-03-2016, 11:05 PM
Chả được và cũng chả mất cái gì, tự mình lo lấy thân mình thôi! Dân chúng Mỹ còn chả màng ai làm TT nữa là!
Bác nói làm em nhớ cách đây 8 năm giai đoạn còn bầu cử tổng thống, em và một người bạn (bạn hồi nhỏ và lúc đó bạn í đã qua Mỹ và nhập quốc tịch Mỹ rồi) chat với nhau, bạn í nói bạn í không đi bầu, làm em ngạc nhiên hết sức, vì ở Việt Nam, bắt buộc phải đi bầu cử :p
BTW, năm nay hẻm thấy ai đẹp trai hết, nên... đối với em thì ai lên cũng được ^^
ngọc_hương
20-03-2016, 07:51 PM
Bác nói làm em nhớ cách đây 8 năm giai đoạn còn bầu cử tổng thống, em và một người bạn (bạn hồi nhỏ và lúc đó bạn í đã qua Mỹ và nhập quốc tịch Mỹ rồi) chat với nhau, bạn í nói bạn í không đi bầu, làm em ngạc nhiên hết sức, vì ở Việt Nam, bắt buộc phải đi bầu cử :p
BTW, năm nay hẻm thấy ai đẹp trai hết, nên... đối với em thì ai lên cũng được ^^
ở VN ai bệnh tật , già cả kg đi được đến thùng phiếu thì có thùng phiếu di động mang đến tận nhà đó bác - ai bận công việc kg đi được cũng có thể nhờ người khác đi bầu dùm
Văn Khoa
22-03-2016, 02:03 AM
Bác nói làm em nhớ cách đây 8 năm giai đoạn còn bầu cử tổng thống, em và một người bạn (bạn hồi nhỏ và lúc đó bạn í đã qua Mỹ và nhập quốc tịch Mỹ rồi) chat với nhau, bạn í nói bạn í không đi bầu, làm em ngạc nhiên hết sức, vì ở Việt Nam, bắt buộc phải đi bầu cử :p
BTW, năm nay hẻm thấy ai đẹp trai hết, nên... đối với em thì ai lên cũng được ^^
Ở VN có nhiều chuyện có tính cách phường chèo! Vì câu ví von "nước ta chưa bao giờ dân chủ đến như thế" của ngài tổng bí thư mà có nhiều người lạc quan ra ứng cử. Nhưng vì nhà nước cho rằng họ có hậu thuẫn của các nhóm phản động trong nước cũng như bên ngoài thành ra nhà nước đấu tố, ngăn chặn họ ở ngay vòng ngoài. Nhưng nhà nước lại bắt dân chúng đi bầu! Thế thì bầu cái gì, bầu ai?
Ai còn lạ gì với trò hề dân chủ với kết quả 99% số phiếu ủng hộ đảng ta!!!!
Chính phủ Mỹ mà bắt dân chúng treo cờ và đi bầu thì dân chúng nó cười cho, họ lại bảo là chính phủ hâm! Và cũng chẳng bao giờ thấy thùng phiếu di động hay bầu dùm. Thảo nào toàn dân luôn luôn nhất trí với đảng và nhà nước với 99% số phiếu! Dân chủ đến thế là cùng!
phanhung
22-03-2016, 03:08 AM
Ở VN có nhiều chuyện có tính cách phường chèo! Vì câu ví von "nước ta chưa bao giờ dân chủ đến như thế" của ngài tổng bí thư mà có nhiều người lạc quan ra ứng cử. Nhưng vì nhà nước cho rằng họ có hậu thuẫn của các nhóm phản động trong nước cũng như bên ngoài thành ra nhà nước đấu tố, ngăn chặn họ ở ngay vòng ngoài. Nhưng nhà nước lại bắt dân chúng đi bầu! Thế thì bầu cái gì, bầu ai?
Ai còn lạ gì với trò hề dân chủ với kết quả 99% số phiếu ủng hộ đảng ta!!!!
Chính phủ Mỹ mà bắt dân chúng treo cờ và đi bầu thì dân chúng nó cười cho, họ lại bảo là chính phủ hâm! Và cũng chẳng bao giờ thấy thùng phiếu di động hay bầu dùm. Thảo nào toàn dân luôn luôn nhất trí với đảng và nhà nước với 99% số phiếu! Dân chủ đến thế là cùng!
Bác chưa nghe bao giờ à? "Đảng cử, dân bầu!"
Nikonian2006
22-03-2016, 07:52 AM
1. Anh VK ơi, mình đừng nên nói chuyện đó anh. Ngày xưa chưa có trang mạng xã hội thì có thể còn thiếu thông tin, chứ bây giờ ở VN ai biết vi tính hầu như cũng dùng facebook và xem youtube, thông tin nó đầy dẫy ra đó không cần phải nói ra đâu anh. Vả lại, em tin rằng người VN có kiến thức có quan tâm ai cũng hiểu cả. Em đã từng viết một bài vĩ mô nói về hai phương thức cai trị xã hội hiện tại là cai trị bằng luật pháp và cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi dùng quyền lực làm cho người ta sợ để ổn định xã hội và phát triển. Không quan trọng phương pháp làm thế nào, cũng không phải quan trọng phải bầu cử như kiểu Mỹ thì mới được, quan trọng là kết quả cuối cùng nó thế nào. Nghĩa là đừng có nên phải nhìn vào phải theo đúng cách này hay cách kia, mà quan trọng là nó dân giàu là tốt rồi.
2. Nhân tiện, em trở lại topic bầu cử Mỹ nhe. Có nhiều bạn em tin rằng chỉ theo dõi nhưng không sát đâu vì họ không phải dân Mỹ cho nên ai lên ai xuống có thể không trực tiếp ảnh hưởng đến họ.
3. Mình tóm thật gọn tình hình hiện tại ở dưới đây. Mỹ là quốc gia có thời gian tranh cử lâu nhất, rất lâu, và tốn rất nhiều nỗ lực mới tranh cử xong.
4. Ở đảng dân chủ, họ không có kiểu chơi hay như thắng bang nào lấy hết phiếu không chia theo tỉ lệ cho nên cho dù bạn thua một hai trăm phiếu vào lúc hiện tại vẫn ok vì nếu bạn thắng bang lớn ví dụ Cali chẳng hạn lấy hầu hết 172 phiếu là rất nhiều. Cho nên, vì chia theo tỉ lệ, nếu như Sanders có thắng thì cũng không cao, khả năng lấy lại 300 phiếu cử tri đang thua là hơi khó. Khoảng cuối tháng 4 bạn sẽ thấy kết quả rõ ràng hơn.
5. Ở đảng cộng hòa, hiện tại bạn còn 3 ông Trump, Cruz và Kasich. Lý do mà Kasich rất ít phiếu may mắn đã không cho Trump lấy hết phiếu Ohio tuần trước là 3 người này họ vẫn tiếp tục đấu vì miễn là Trump mà không đủ 50% số cử tri (ông chỉ đạt 1/2 số đó) thì vào đại hội đảng ở Ohio tháng 7, họ rất có thể sẽ dùng contested convention nghĩa là bầu chọn đại diện ngay tại đại hội và cơ hội 3 ông là như nhau. Đó là cách mà họ đang hướng đến.
6. Nghĩa là ba ông cộng hòa bất chấp đang thua bao nhiêu phiếu, miễn là họ dành phiếu không cho Trump lấy hơn 50% cho đến đại hội đảng là OK. Vào khoảng cỡ cuối tháng 4, chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn hướng này.
7. Đến lúc đó mình sẽ update sơ khai cho bạn biết nhe. Ở bên đảng dân chủ Sanders và Clinton nếu không có gì đột biến lớn thì cứ như cách hiện tại cho dù Sanders có thắng mà khoảng cách ít thì không đủ phiếu để dành lại cái đã thua.
8. Khi các bạn đọc tin bạn thấy người này ủng hộ đảng này không bỏ phiếu cho đảng kia là vì, phải tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của công dân Mỹ đó và họ bị ảnh hưởng bởi chính sách của đảng đang cầm quyền ra sao, thì họ sẽ bỏ phiếu cho người này hay người kia. Một người ở bên ngoài có thể không hiểu được rõ lý do của họ.
Nikonian2006
30-03-2016, 05:32 AM
1. Trong topic này hôm trước chúng ta đã nói về chuyện Apple muốn kháng án yêu cầu của tòa án theo thỉnh cầu của FBI về việc hack iphone. Trong mấy ngày qua khi mình bận thì chuyện này đã có kết quả cuối cùng, mình chỉ nói thêm cho ai đã không theo dõi tin. FBI cuối cùng đã tự hack iphone được cho nên họ đề nghị hủy yêu cầu của tòa sơ thẩm cấp liên bang.
2. Mình chỉ muốn nói qua một ít bởi vì ở VN mà nói nhiều quá không được phép.
3. Luôn luôn lúc nào trong mỗi vụ kiện mỗi bên đều cho rằng họ đúng bên kia sai. Đây là chuyện với mình rất bình thường vì lý lẽ không phải là toán, không có đáp số rõ ràng như toán mà nếu muốn biết đúng sai phải đem ra tòa án cơ quan độc lập tương đối để phán xét. Khi chưa có phán xét vì lý của bên nào cũng được công nhận. Bản chất xã hội là phải như vậy, cho nên bạn đọc lý lẽ của từng bên rồi bạn thấy ai hợp lý bạn ủng hộ là chuyện hoàn toàn thích hợp. Ở mặt này mình không nói đến.
4. Qua sự kiện trên, mình muốn nói một ý nhỏ cho bạn suy nghĩ sâu thêm vì mình không thể nói sâu hơn. Khi bạn sống trong một xã hội pháp trị, luật pháp nó bảo đảm cho Apple dám lên tiếng nói lên những gì nó suy nghĩ là tốt cho nó và khách hàng của nó. Chuyện mà nó nói có đúng hay không lẽ ra phải chờ đến phán quyến của tòa khiếu nại. Chúng ta hãy khoan nói đến chuyện đúng/sai đã, mà bạn hãy nghĩ rằng nếu Apple mà nó có trụ sở ở một quốc gia cai trị bằng sự sợ hãi Apple không bao giờ có cơ hội mang việc này ra tóa án phân xử.
5. Ngân sách nhiều hay ít phải dựa vào thuế của công ty lớn như Apple. Nếu như vì quyền lợi nào đó chèn ép nó không cho nó phát triển theo ý của nó (miễn sao là không vi phạm luật) thì toàn thể xã hội sẽ bị ảnh hưởng, cho nên quyền lợi của hai bên cần phải có sự cân bằng và dùng tòa án làm chuẩn mực phán xét. Khi bạn được tôn trọng, bạn cảm thấy yên tâm sx tạo ra doanh thu cho xã hội và qua đó phát triển đất nước bằng thuế.
ngọc_hương
30-03-2016, 12:02 PM
lần này coi bộ donal trump thắng thế ở cộng hòa rồi
namthang
30-03-2016, 03:46 PM
1. Trong topic này hôm trước chúng ta đã nói về chuyện Apple muốn kháng án yêu cầu của tòa án theo thỉnh cầu của FBI về việc hack iphone. Trong mấy ngày qua khi mình bận thì chuyện này đã có kết quả cuối cùng, mình chỉ nói thêm cho ai đã không theo dõi tin. FBI cuối cùng đã tự hack iphone được cho nên họ đề nghị hủy yêu cầu của tòa sơ thẩm cấp liên bang.
2. Mình chỉ muốn nói qua một ít bởi vì ở VN mà nói nhiều quá không được phép.
3. Luôn luôn lúc nào trong mỗi vụ kiện mỗi bên đều cho rằng họ đúng bên kia sai. Đây là chuyện với mình rất bình thường vì lý lẽ không phải là toán, không có đáp số rõ ràng như toán mà nếu muốn biết đúng sai phải đem ra tòa án cơ quan độc lập tương đối để phán xét. Khi chưa có phán xét vì lý của bên nào cũng được công nhận. Bản chất xã hội là phải như vậy, cho nên bạn đọc lý lẽ của từng bên rồi bạn thấy ai hợp lý bạn ủng hộ là chuyện hoàn toàn thích hợp. Ở mặt này mình không nói đến.
4. Qua sự kiện trên, mình muốn nói một ý nhỏ cho bạn suy nghĩ sâu thêm vì mình không thể nói sâu hơn. Khi bạn sống trong một xã hội pháp trị, luật pháp nó bảo đảm cho Apple dám lên tiếng nói lên những gì nó suy nghĩ là tốt cho nó và khách hàng của nó. Chuyện mà nó nói có đúng hay không lẽ ra phải chờ đến phán quyến của tòa khiếu nại. Chúng ta hãy khoan nói đến chuyện đúng/sai đã, mà bạn hãy nghĩ rằng nếu Apple mà nó có trụ sở ở một quốc gia cai trị bằng sự sợ hãi Apple không bao giờ có cơ hội mang việc này ra tóa án phân xử.
5. Ngân sách nhiều hay ít phải dựa vào thuế của công ty lớn như Apple. Nếu như vì quyền lợi nào đó chèn ép nó không cho nó phát triển theo ý của nó (miễn sao là không vi phạm luật) thì toàn thể xã hội sẽ bị ảnh hưởng, cho nên quyền lợi của hai bên cần phải có sự cân bằng và dùng tòa án làm chuẩn mực phán xét. Khi bạn được tôn trọng, bạn cảm thấy yên tâm sx tạo ra doanh thu cho xã hội và qua đó phát triển đất nước bằng thuế.
Ngoài chủ đề của Vũ chút ;)
Nhưng anh thắc mắc về luật thì liệu Apple có thể khởi kiện cái cty Isarel đã bẻ khóa iphone kia không? Nếu có thì theo luật Mỹ hay luật của Isarel?!
Nikonian2006
31-03-2016, 06:12 AM
Ngoài chủ đề của Vũ chút ;)
Nhưng anh thắc mắc về luật thì liệu Apple có thể khởi kiện cái cty Isarel đã bẻ khóa iphone kia không? Nếu có thì theo luật Mỹ hay luật của Isarel?!
Em không phải là thẩm phán cho nên không ai có thể nói cho anh sẽ được hay không chắc chắn 100%. Chỉ có thể đoán không chính xác. Khi anh vi phạm ở đâu thì sẽ mang ra tòa ở tại nơi đó để khởi kiện dân sự.
Anh nhớ là không ai biết rõ công ty nào bẻ khóa cái này cho FBI, tất cả thông tin anh xem chỉ là đoán mò vì FBI nó tôn trọng Apple (và các công ty tương tự về sau) cho nên nó không nói ra. Khi anh kiện người khác, anh ít nhất phải biết rõ nó là ai ở đâu và đúng có phải là nó hay không. Bây giờ anh không biết nó có phải làm ra việc này hay không, anh gửi giấy tòa đến nó, nó gửi lại cho anh nó nói nó không làm việc đó rồi anh làm sao? Em chưa nói đến là Apple hoàn toàn không thể nào có bằng chứng rõ ràng công ty kia nó làm cái gì với cái phone. Luật pháp ở nơi đó là xử bằng bằng chứng, là người đi kiện, anh phải có đủ bằng chứng anh mới đem ra vì trách nhiệm của anh là phải chứng minh có vi phạm, chứ không phải anh nêu ra rồi bên kia phải chứng minh họ không vi phạm. Anh không nói theo cảm nhận, dự đoán hay nghe người khác rao tin được.
Ở mặt khác, Apple đã từng thất bại khi đem nhóm jailbreaker ra tòa với lý do vi phạm bản quyền phần mềm Apple. Nhớ là hai vụ này khác nhau, bên kia nó crack và đem ra dùng hàng loạt. Bên này nó crack chỉ cho một cái phone duy nhất là không hề đem thông tin đó ra dùng hàng loạt. Em lấy ví dụ cho anh xem. Em mua một đĩa blu ray, nếu em copy nó ra em dùng cho chính em một lần em không hề vi phạm gì cả. Em chỉ vi phạm khi em phá vỡ code trong đĩa copy ra và đem phân phối cho đại chúng sử dụng.
Nikonian2006
31-03-2016, 06:38 AM
Một nguyên tắc nữa của kiện dân sự là người đi kiện bên nguyên phải có thiệt hại vật chất rõ ràng rồi mới ra kiện đồi bồi thường. Anh không có thiệt hại vật chất anh sẽ không tín ra rõ ràng trong hồ sơ đi kiện anh muốn bồi thường bao nhiêu là không được. Cho dù có vi phạm đi nữa, phải có thiệt hại.
Nhân tiện, mình cũng đã định khi rành viết một số thông tin ngắn về thủ tục tố tụng hình sự trong việc nghệ sĩ hài bị bắt ở Mỹ cho bạn xem vì mình thấy có rất nhiều bạn ở VN không hiểu thủ tục này đây là chuyện tất nhiên vì người thường thì không hiểu được, nhất là ở VN thủ tục tố tụng nó ngược. Nhưng may mắn là chúng ta có link của luật sư Cali nói chuyên về thủ tục tố tụng, nếu bạn quan tâm và bạn muốn biết về mặt luật pháp chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo thì bạn xem hết 20 phút video này https://www.youtube.com/watch?v=DUjlztwS36U.
Trong link bạn sẽ thấy có câu hỏi là ls được hỏi đã từng tham gia các vụ kiện cho thân chủ tương tự như thế nào và ls đã không trả lời vào câu hỏi đó. Đó là do họ không được phép nói chuyện chi tiết về thông tin các thân chủ của họ vì họ sợ rủi ro bị kiện tụng hay bị than phiền đến cơ quan quản lý luật sư. Họ phải có trách nhiệm giữ kín, cho dù vợ họ, họ cũng không phải đi về nhà đem hết thông tin khách hàng cho vợ xem.
Mình chỉ rảnh nói thêm một yếu tố về luật pháp cho bạn rõ thêm mà báo VN không có chuyên môn nên không thể nói được khi bạn đọc. Với án hiếp dâm, nếu phải chi nạn nhân đã thành niên thì khả năng thắng kiện còn dễ vì trong hiếp dâm bào chữa lớn nhất hay làm là có sự đồng ý. Cái này rất khó buộc tội, chỉ cần lỡ tay một chút không kinh nghiệm là bị luật sư bào chữa nó đập ngay. Một phần là do nguyên tắc là không có sự nghi ngờ nào trong lời cáo buộc beyond reasonable doubt. Nghĩa là cho dù bạn có tội đi nữa, mà bạn để sao cho ls bào chữa nó bắt bẻ ra lý lẽ có sự nghi ngờ là jury nó không phán có tội. Ở chổ này là rất khác tòa xử luật hình sự ở vn.
Nhưng ở đây là con nít dưới 14 tuổi, cho dù nó có đồng ý thì vẫn phạm tội giao cấu. Cho nên chỉ cần công tố nó đưa bằng chứng ra là có chuyện đó xảy ra là phạm tội. Từ chuyện đó, mình nghĩ là vụ này khó gỡ vô tội lắm. Ở mấy nước này bằng chứng nó sẽ có đầy đủ trong cáo trạng gửi cho ls đại diện bị cáo. Cái này tuyệt mật chỉ có ls nó có thôi cho nên bạn đừng mong lãnh sự hay báo vn có được chi tiết thật sự đã xảy ra thế nào. Tuy nhiên, sau khi xử xong, toàn bộ sự thật của bản án sẽ được upload lên cho download tự do. Lúc đó chi tiết nó sẽ nằm chính xác trong đó chuyện gì đã xảy ra và bằng chứng ra sao. Chỉ có một thông tin không có thật trong đó là tên của người bị hại sẽ bị đổi mất.
Qua vấn đề này, bạn sẽ thấy rõ quan điểm luật pháp hai quốc gia về hành vi tình dục với trẻ con. Mình đã thấy rất nhiều lần hình ảnh post lên trong forum và thư viện những ảnh chụp khỏa thân người dưới 18 tuổi ở VN. Mình muốn nhắc nhở là nếu post nó lên ở những nước như Mỹ phải cẩn thận nhe, coi chừng rủi ro bị tội child por_n không phải post lên là bị nhưng mà có rủi ro nếu có nhiều hình. Cho dù đứa trẻ kia nó đồng ý cho chụp vẫn có tội. Ở VN cứ vô tư post vì không ai quan tâm.
Nikonian2006
31-03-2016, 11:22 AM
1. Hôm nay mình có một chút thời gian mình viết bài về kiến thức luật pháp cho các bạn đọc. Các bạn ở VN theo dõi thông tin về nghệ sĩ hài bị bắt ở Mỹ và rất hiếm khi nào bạn thấy ở báo Việt có những kiến thức riêng về luật pháp như thế này. Nếu có mình đã không bỏ thời gian ra để viết, và mình chỉ có một mục đích là giúp cho view của forum, không có mục đích nào khác.
Ai quyết định bail?
2. Đầu tiên là vấn đề bail nghĩa là tại ngoại hầu tra, mình chưa thấy có báo nào ở VN nói cho bạn nghe kiến thức chuyên sâu về vấn đề này ví dụ tại sao ở các nước phát triển không phải chỉ Mỹ luôn luôn phải có vấn đề này. Theo mình biết là ở VN vấn đề này rất mập mờ và nếu có quyết định thả ra cho về nhà đi nữa thì do viện kiểm sát quyết định. Nói khác đi bạn không có một cơ quan tư pháp độc lập tương đối quyết định vấn đề này như ở Mỹ.
3. Ở các nước theo hệ thông luật gọi là common law bao gồm cả Mỹ, trong vòng 48 giờ sau khi bị bắt là cảnh sát phải có trách nhiệm xử lý cho bạn tại ngoại hay không. Nó có hai phần, nếu là vụ thật nhỏ hoặc nhẹ thì cảnh sát cấp cao có quyền ra lệnh cho tại ngoại hay không hoặc điều kiện bail ra sao ví dụ đóng bao tiền rồi cho tại ngoại hay khỏi đóng tiền chỉ cần nộp passport vào thôi hoặc phải trình báo trong bao nhiêu ngày là vẫn còn đó không trốn đi. Nếu bạn không đồng ý, ls của bạn hoàn toàn có quyền đem ra tòa cãi ngay tại tòa là quyết định cảnh sát này có hợp lý hay không. Chuyện này là không có ở VN đúng không?
4. Nếu là tội nặng, phải đem ngay ra tòa chỉ để cho tòa quyết định bail ra sao điều kiện thế nào. Như link đã gửi sáng, bail cho anh MB quá lớn là tại vì anh ta người ngoài Mỹ cho dù có lấy passport thì khả năng anh ta trốn đi về VN là rất lớn tốn bao nhiêu tiền thuế mới dẫn độ trở lại xử, cho nên tòa mới phán ở mức cao khủng hòng để ràng buộc MB ra tòa đúng hẹn. Chứ bảo đảm tội của anh ta không phải giết người thì nếu dân Mỹ không có quá lớn vậy đâu.
5. Có một ít tội là không bao giờ có tại ngoại ví dụ giết người. Lý do là rủi ro sẽ phạm tội trở lại là rất lớn.
Tại sao luật pháp nó lại cho tại ngoại có điều kiện hầu hết bị cáo?
6. Bạn hãy đọc giải thích trong link này http://money.howstuffworks.com/bail.htm. Có rất nhiều bạn ở VN the dõi tin nhưng không hiểu lý do vì sao lại có bail. Lý do mình giải thích là mình học từ trường chứ không phải xem Internet.
7. Họ quy định rõ ràng chuyện này, và phần lớn tội là được tại ngoại đóng tiền hay đặt cọc nhà là vì lý do nhân đạo và quan tâm đến con người. Bạn có tội bạn phải vào tù, nhưng ví dụ như bạn là người nuôi cả gia đình khi chưa xử bạn vẫn vô tội, bạn phải đi ra ngoài mỗi ngày xử lý hết mọi việc chăm sóc mọi thứ cho vợ và con rồi sau khi xử xong có tội bạn vào tù. Làm như vậy, chỉ có người bị tội phải bị phạt giam chứ những người khác sẽ bị ảnh hưởng thật ít. Nếu không, giả sử bạn không lo cho con bạn ở ngoài được nó có thể hư hỏng là sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội.
8. Ở xã hội pháp trị thì vụ kiện tòa rất đông cho nên thường phải tốn vài tháng mới đến phiên xử cuối cùng, lỡ như vô tội, thì ngồi tạm trong tù nhiều tháng trời là ảnh hưởng đến công việc làm ăn của bị cáo và xáo trộn gia đình bị cáo.
Có tên trong danh sách phạm tội về tình dục vĩnh viễn
9. Mình không rõ, nhưng mình nghĩ là ở VN không có cái này.
10. Nếu bạn đã bị phán có tội về x, tùy theo tiểu bang quy định thời gian bị ghi trong danh sách dài hay ngắn khác nhau. Ví dụ ở Cali theo mình biết là vĩnh viễn. Ở bên mình thì nhẹ cho 10 năm thôi, bị cáo sao khi ra khỏi tù tên sẽ ghi vào danh sách này online. Bất cứ ai cũng có thể vào dò ra tên tuổi đầy đủ và địa chỉ đang ở đâu để họ biết coi bạn có phải là hàng xóm của họ hay không để họ tránh không cho con họ đi gần bạn.
11. Phải luôn luôn trình diện cho cảnh sát địa phương, thay đổi địa chỉ đi đâu phải báo rõ ràng, và không bao giờ được phép đến gần con nít. Nếu vi phạm bị tố cáo là sẽ vào tù trở lại.
12. Mình thấy cái này báo VN chưa có tờ nào nói chi tiết cho bạn nghe chuyện này, cho nên với mình nếu đã phạm tội x thì vướng vào danh sách này khổ cả đời, rất khó gượng dậy. Luật pháp nó phải làm mạnh tay như vậy mới mong giảm bớt thói lạm dụng tình dục.
Nikonian2006
04-04-2016, 07:19 AM
1. Cuối tuần qua mình có xem một youtube rất hay nay mình muốn chia sẽ lại dưới đây, bạn hãy nên đọc bài tóm tắt của mình trước khi quyết định có xem video hay không https://www.youtube.com/watch?v=ZW7NlkCf92g.
2. Video dài đến 30 phút cho nên phải chỉ dành cho ai muốn hiểu sâu ở mặt luật pháp của vụ Minh Béo thì hãy xem, nếu không đừng phí thời gian. Mình tóm tắt ở đây, giúp cho bạn hiểu thêm vấn đề. Vì mình đã đọc báo VN và mình thấy có rất nhiều thông tin không nói cho nên ai mà quan tâm thì sẽ thấy video rất đáng xem. Nhưng nếu ai chỉ cần hiểu bề mặt của vấn đề thì không nên xem. Mình ghi thêm lý do vì sao cần xem.
3. Ở VN đang có tranh cãi từ những người xem (mà họ không rành luật common law - chuyện này là tất nhiên và bình thường vi không phải ai cũng rành nếu không nghiên cứu hay học chuyên) về vấn đề cảnh sát gài bẫy. Video nó giải thích cho bạn là việc này không thể nào tranh cãi như vậy được vì nếu bạn muốn cãi bạn phải cầm trên tay bằng chứng rõ ràng của vụ kiện. Bằng chứng này chỉ có ls đại diện mới có và không bao giờ nó lọt ra ngoài public cho đến khi xử xong phán quyết upload lên public co mọi người xem. Nếu bạn sống ở đó, bạn hoàn toàn tự do đi ra tòa ngồi dự phiên cuối cùng contested (or final) hearing thì lúc đó toàn bộ bằng chứng tranh cãi sẽ mang ra lúc đó bạn sẽ hiểu. Còn nếu như lên mạng tranh cãi nhau mà không có bằng chứng thực tế của vụ kiện thì video đã nói rõ là nói cả ngày cũng không hết.
4. Người edit video ghi chữ minh họa trong video đã ghi sai vì họ không có kiến thức sâu về luật chuyện này là bình thường thôi, nếu họ có họ chẳng đi làm phóng viên. Khoảng giữa video ghi là Pre-bargain bạn nào thấy mình sai đính chính mình nhớ rõ ràng là ghi pre-bargain. Trong thụ tục tố tụng dân sự không có từ này. Anh Andrew Do nói hơi khó nghe, từ đó phải là plea bargain nghĩa là thương lượng để giảm án khi mà bên bị offer nếu tôi nhận tội khỏi ra phiên cuối cùng tranh cãi thì bên công tố có thể đề nghị tòa xin giảm án bao nhiêu.
5. Video cũng giải thích cho bạn việc đăng ký tội phạm tình dục sau khi ra tù sẽ như thế nào và khó khăn ra sao khi sống trở lại cuộc sống bình thường.
6. Nếu những chuyện trên là bạn quan tâm, bạn không rành luật pháp tiểu bang Cali về tội liên quan và bạn muốn có kiến thức thêm thì đây là cái 30 phút bạn phải đáng xem. Vì mình đã xem hết và thấy đáng xem ở mặt kiến thức cho nên mình post lên cho bạn xem, nếu không đã không nói, nhưng giải thích rõ ràng lý do để phòng tránh có bạn không quan tâm chuyên sâu như vậy, nhất là ở VN không hiểu luật pháp nước khác.
GIC101
05-04-2016, 08:56 PM
Cám ơn bác Nikonian . Mình qua mỹ lâu rồi nhưng không có quan tâm về luật của mỹ chỉ biết đi làm .Nhưng sau khi xem cái thông tin của bác thì mới thấy sợ về những tội hãm hiếp và âu dâm.
ngocrebel
06-04-2016, 07:43 AM
Video quá hay, người phỏng vấn hói những câu hỏi mà chúng ta đều tự hỏi và anh Andrew trả lời rõ ràng từng chi tiết một. Phải nói là học hỏi được rất nhiều.
@Nikonian2006: sau khi tăng volumn và nghe lại chục lần thì theo như lỗ tai của em, anh Andrew nói "pl" chứ không phải "pr" cái này rõ ràng do người biên tập video không rành chuyên môn nên chú thích sai.
Em ở Mỹ hơn 10 năm nhưng nói thiệt là rất ngán đụng tới luật pháp. Hệ thống luật pháp Mỹ tuy rất rõ ràng nhưng sự đồ sộ của nó làm cho dân amater khó mà nhón chân vào, hoàn toàn khác với chuyện nhiếp ảnh của anh em mình. Có lần em nghe một luật sư nói về chuyện thừa kế, di chút... nghe gần tiếng đồng hồ xong tẩu hỏa nhập ma luôn vì không hiểu gì hết.
Nikonian2006
08-04-2016, 11:33 AM
1. Bạn ngocrebel, cám ơn bài bạn viết ở trên. Mình viết hôm nay vì mình có bài viết nên mới nói chứ không chỉ viết một câu cám ơn tốn thời gian các bạn khác vào đọc một câu.
2. Anh Andrew là luật sư công tố đào tạo ở Mỹ, chỉ cần nghe nói qua đoạn video 1/2 hour là có thể tin anh có trình độ thật sự, không nói sai mấy câu đó cho nên như bạn và mình đều thấy đó là do phóng viên không rành luật nên ghi chưa đúng. Một nước đông dân như Mỹ mà muốn luật pháp phải tốt thì phải chi tiết. Bạn cũng biết là ra tòa ở đây cãi nhau là cãi đến từng chi tiết nhỏ khác hoàn toàn với luật ở VN cho nên nó đòi hỏi ls họ phải đi chuyên nghiệp một hai lĩnh vực nhỏ thôi không có chuyện ls ở Mỹ làm tất cả mọi lĩnh vực. Bạn càng kiêm nhiều, khả năng chuyên sâu càng kém. Vụ MB là một ví dụ, bạn cần phải có khả năng và kn chuyên sâu thì bạn mới đủ sức tranh cãi đâu là gài bẫy đâu là nghiệp vụ được luật cho phép dựa trên bằng chứng đã có. Một người thiếu thực tế vụ kiện không thể nào có thể cho bạn biết có gài bẫy hay không. Và đây là lý do vì sao ở VN cãi nhau vì họ chưa hiểu luật ở Mỹ là phải dựa sâu vào bằng chứng.
3. Các bạn theo dõi video nói về phí ls tư cho MB cũng hiểu, khoảng 100 đến 200K số tiền càng nhiều sẽ là do bị cáo không nhận tội phải cãi đến cùng chứ nếu nhận tội ngay ở một hai phiên tòa đầu tiên thì phí không cao đâu, nhưng cũng phải một vài chục nghìn. Nếu có bạn nào cho rằng phí 200K kia quá cao thì mình sẽ dẫn link cho bạn xem chỉ một vụ kiện dân sự + khiếu nại một cấp tòa thôi giữa hai bên là nhân viên bình thường công ty và một công ty (công ty kiện nhân viên vi phạm hợp đồng bảo mật sau khi nghỉ), bên công ty tốn 600K phí kiện tụng và bên bị kiện tốn 300K. Trước đây mình đã có nói, kinh nghiệm của mình là một vụ ly dị trung bình có tài sản hoặc con cái tranh chấp nhiều thì vào khoảng gần 100K chi phí cho thân chủ. Thời gian kiện và tranh chấp kéo dài gần 1 năm. Cho nên với mình mà nghe chi phí 100K cho vụ MB thì mình thấy bình thường.
Nikonian2006
08-04-2016, 11:54 AM
1. Bản thân mình thì mình không làm hình sự tội nặng trở lên gọi là felony (tội như MB không phải nặng mà là rất nặng). Mình chỉ làm một ít hình sự tội nhẹ khi có case hoặc là có lúc khách không rành tiếng Anh cần nói tiếng Việt thôi cho nên gọi là chuyên sâu hình sự tội nặng thì mình không có kinh nghiệm chuyên sâu nhưng mình biết về thủ tục. Mình ví dụ như tuần rồi có một chị người Việt đi vào casino chơi, thấy người ra làm rớt con gaming chip giá 100 đồng nên lượm bỏ túi không trả lại. Tiếc là ở trong đó có camera đầy đủ cho nên bị phát hiện, phải ra toà về tội gian dối cho nên nhận tội và muốn tụi mình làm thủ tục xin nhận phạt mà không bị ghi kỷ lục hình sự. Cái này phải làm hồ sơ nộp lên tòa án xin và cảnh sát (công tố) phải đồng ý thì mới được.
2. Đây là lý do mình viết hôm nay. Mình nói rõ là không dùng bài này để chê bai. Mình chỉ nói nhẹ nhàng và thật sự mong rằng một ngày nào đó sẽ tốt đẹp hơn.
3. Nếu bạn nào xem tranh luận tổng thống Mỹ (rất nhiều lần trong năm) bạn sẽ thấy họ (sẽ là tổng thống Mỹ) nói không cần giấy. Họ nói rất lưu loát về vấn đề xã hội / chính trị / kinh tế đang trang luận ở tiểu bang liên quan nơi họ đang tranh luận. Nó có 52 bang, nghĩa là bản thân họ đã có đầy đủ thông tin họ hiểu vấn đề và họ tranh luận họ nghĩ thế nào. Khoan nói đến chuyện khác, chỉ cần nhìn thấy họ nói vậy không cần đọc, là đủ biết trình độ của họ đến đâu. Trong một năm, nó phải đi hầu như 52 bang biết bao nhiêu bài nói chuyện mới ra được một ông / bà tổng thống. Thật là khổ.
4. Mình mới xem một vị ở nước nghèo mới nhậm chức, lên cầm giấy đọc mà đọc vẫn không suông vẫn còn bị vấp nghĩa là đã không xem trước không hề chuẩn bị trước đến nơi đưa tờ giấy rút ra đọc nên đọc vấp. 20 năm trước mình đã bực mình chuyện này, 20 năm sau vũ như cẫn. Nếu bạn nào đã trải qua đào tạo đại học ở trên ở nước phát triển kể cả ngành luật, bạn phải thấy là khả năng nói trước đám đông là phải được đào tạo ở trong đó và họ đã làm nhiều lắm rồi cho nên họ quen. Họ trước công chúng họ nói chứ không đọc.
5. Mình không rõ là mình có đòi hỏi quá đáng hay không? Thật là mình chỉ mong lãnh đạo ngày nào họ thật sự giỏi cho dân nó nhờ.
mimhnhut
09-04-2016, 04:53 AM
1.
5. Mình không rõ là mình có đòi hỏi quá đáng hay không? Thật là mình chỉ mong lãnh đạo ngày nào họ thật sự giỏi cho dân nó nhờ.
Cứ tiếp tục mơ......
ngocrebel
09-04-2016, 06:06 AM
@Nikonian2006
Em phải dính chính ngay với anh một lỗi mà RẤT RẤT RÂT nhiều người mắc phải: NƯỚC MỸ CÓ TỔNG CỘNG 50 BANG, chứ không phải 52 bang.
Sau khi xem video phỏng vấn Andrew em có xem thêm video phỏng vấn các luật sư khác. Trong đó Andrew vẫn là người nói năng lưu loát, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu nhứt. Cách nói chuyện rất dễ nghe và thu hút, ngắn gọn: PROFESSIONAL
Ngoài ra họ nói "văn phòng biện lý" là gì vậy anh? Xem phim thì em biết có văn phòng DA lo vụ tố tụng (prosecute) không biết biện lý bên tiếng anh là gì?
Còn vấn nạn các quan chức đọc bài viết của người khác cà lăm thì thôi rồi luôn, mấy chả không biết nhụt là gì. Anh còn nhớ vụ thủ tướng "đàn KHẢI tai trâu" thăm chính thức Mỹ hồi 2005 không? Em xem video mà thấy nhụt lây, ông ta đọc tờ giấy ngay trong nhà trắng. Nhìn nét mặt TT Bush cứ như ông ta đang nói chuyện với Tarzan vậy.
Nikonian2006
09-04-2016, 01:54 PM
Mình đã có hỏi anh XichLo về chuyện nếu bạn nêu tên member mà có ghi chữ @ phía trước thì nó gửi ngay email đến cho member đó gọi là tag nhưng mà trên forum mình không có bật chế độ này lên. Cái đó rất tiện khi nào mình muốn member nào xem topic đang thảo luận.
Mình xin lỗi vì đã nói sai 52 tiểu bang.
Văn phòng biện lý (hay cả chữ công tố viên) là từ tiếng Việt mà không có dùng ở Việt Nam bởi vì luật VN không có khái niệm này. VPBL tiếng Anh là District Attorney nếu hiểu ra theo từ đó có nghĩa là một văn phòng của tiểu bang gồm các luật sư đại diện cho tiểu bang để đem tội phạm ra tòa buộc tội và là một bên trong vụ kiện. Vì bang nó phân theo địa hạt county cho nên ví dụ bạn thấy MB sẽ bị Quận Cam mang ra tòa gọi là OCDA (Orange County District Attorney). Ở Việt Nam cơ quan đó gọi là Viện Kiểm Sát và bạn phải nhớ một sự khác biệt rất quan trọng như sau. Ở hệ Anh Mỹ cơ quan công tố buộc tội bị cáo ra tòa phải là luật sư trong khi ở VN không cần phải là luật sư. Đó là do ở hệ Anh Mỹ cãi nhau ở tòa rất dữ dội và đi vào tận chi tiết từng từ ngữ và từng bằng chứng một cho nên nó đòi hỏi văn phòng buộc tội phải có luật sư có trình độ mới đủ sức cãi lại luật sư biện hộ. Cho dù có bị phạm tội đi nữa mà để cho luật sư biện hộ nó tạo ra điểm nghi ngờ trong bằng chứng thì jury sẽ phán là không có tội. Cái hay của chuyện đó là nó sẽ tiệt trừ chuyện bạn có quyền lực muốn mang ai vào tù là mang và bằng chứng không đủ thuyết phục.
Muốn buộc tội ai, muốn cho ai vào tù, phải có bằng chứng thuyết phục. Và bạn phải nhớ là Minh Béo sẽ do bồi thẩm đoàn là những công dân bình thường được chọn ra nó ngồi đó nó phán, cho nên nếu bị quy là có tội là bằng chứng phải rõ ràng có tội. Bạn không thể nào ở ngoài la lên là thẩm phán ăn hối lộ cho nên buộc tội bậy bạ.
Từ DA là một từ Mỹ dùng, mình theo hệ Anh thuần chủng cho nên lại gọi là Public Prosecutions cho nên ở Mỹ bạn gọi tắt là tụi DA thì ở bên mình gọi tắt trong luật hình sự là tụi DPP Director of Public Prosecutions nghĩa là chuyên buộc tội bị cáo về hình sự. Về từ Attorney đây là từ cả Mỹ và Canada đều dùng khi nói đến luật sư, từ đó nghĩa là đại diện cho nên ls ở Mỹ sẽ dùng là Attorney at Law nghĩa là đây là người đại diện cho mình trong luật pháp.
Từ Attorney trong luật có nghĩa là một sự đại diện mình ví dụ loại hồ sơ mình hay làm gọi là Power of Attorney (gọi là POA) nghĩa là một văn bản viết ra chọn ra người đại diện cho bản thân (không phải về luật) khi bạn không còn khả năng để quyết định. Mình ví dụ, bạn A bị tai nạn không còn khả năng ký hồ sơ thì nếu đã có POA trước đó thì người ủy quyền kia họ sẽ được ký và được bên kia đồng ý là hợp pháp. Cái POA này rất phổ biến với người bị tàn tật hay tâm thần. Xuất phát từ đó, nó ra Attorney at Law đã nói. Hệ Anh thuần chủng nó gọi ls là solicitor.
Khi Mỹ độc lập từ Anh, nó muốn tất cả cái gì của nó phải khác với Anh cho nên nó tạo ra rất nhiều sự khác biệt trong luật pháp kể cả từ ngữ. Một sự khác biệt bạn sẽ thấy trên màn ảnh là thẩm phán và luật sư cãi ở tòa của Mỹ không phải đeo tóc giả nhưng ở hệ Anh thuần phải đeo tóc giả.
Nhưng khái niệm common law của nó rất giống nhau chỉ khác nhau một chút thôi về chi tiết chỉ cần học thêm một chút + hành nghề trong đó là hoàn toàn có thể chuyển qua chuyển lại giữa Anh Mỹ. Cho nên đây là lý do vì sao hầu hết các tiểu bang của Mỹ đều công nhận bằng đại học luật ở hệ Anh và chỉ cần hiểu và thi đậu bar exam tiểu bang Mỹ là hoàn toàn có thể hành nghề luật tại Mỹ mà không cần phải học lại từ đầu vì bằng luật không được công nhận.
Nikonian2006
04-05-2016, 10:31 AM
Mình chỉ nói một câu ngắn thôi nhe vì thiết nghĩ ai mà đã quan tâm rồi thì sẽ theo dõi và hiểu em không cần giải thích. Hồi sáng em bận em không viết được. Hôm nay bầu cử Mỹ đã bước sang một trang mới không ngờ mọi thứ lại phát triển nhanh như vậy. Em vẫn có cảm giác là trong hai tháng đến 5 và 6 sẽ có tiếp bất ngờ, em vẫn theo dõi và chờ đợi.
Nikonian2006
05-05-2016, 01:26 PM
1. Mình gửi thông tin này cho các bạn xem, chỉ nói thật ngắn nhưng tất nhiên vì là phân tích chuyên sâu nên không thể quá ngắn như tán gẫu đâu. Để viết được như mình không phải có gì là hay cả nhưng đòi hỏi một người phải theo dõi thật sát thì mới có thể hiểu chi tiết đến như vậy.
2. Mình mới vừa nói hôm qua sẽ có bất ngờ tiếp. Hôm qua Kasich vẫn còn khẳng định chắc chắn sẽ tiếp tục tranh cử cho dù chẳng ai thèm bỏ phiếu cho ông ta tự nhiên chỉ sau 24 giờ tuyên bố ngưng tranh cử. Cho đến lúc này vẫn còn 7 tiểu bang cho Cộng Hòa bầu sơ bộ với 445 số phiếu và bầu cử sơ bộ ở CH đã xem như chấm dứt. Điều đó làm cho mình suy nghĩ đến việc là sẽ có thể có bất ngờ tiếp. Sanders vẫn nói vẫn tiếp tục theo đuổi cho dù rõ ràng là giả sử Clinton không bị vấn đề gì với FBI và tiếp tục tranh tiếp trong 17 bang còn lại cho DC đến ngày 7 tháng 6 thì với cách hiện tại không có chuyện ai thắng bang nào lấy hết phiếu như bên CH thì Sanders không thể nào đạt đủ số phiếu.
3. Đây là suy đoán tốt nhất của mình. Sanders vẫn ở lại vì ông ta hy vọng biết đâu FBI sẽ truy tố Hillary buộc bà ta phải bỏ cuộc. Ở cơ hội tốt hơn, ông ta sẽ làm sao không biết được 714 superdelegate (hoàn toàn tự do bỏ phiếu cho ai) sẽ bỏ cho ông ta thay vì đa số đang hứa sẽ bỏ cho Clinton. Nếu vậy thì ông ta vẫn đủ số phiếu. Theo mình nghĩ, các super kia họ thấy ông đã quá già thật ra phải chi ông khoảng 50 hơn (như Cruz) và làm cho super kia tin rằng ông ta đủ sức đánh bại Trump thì họa may họ mới bỏ phiếu cho ông ta. Nhưng chưa đến hồi kết thúc không ai biết được, chỉ đoán mò. Chỉ có hai yếu tố mình nói thì mới có thể loại được Clinton.
4. Mình cho rằng bầu sơ bộ lớn nhất của DC sẽ là 7 tháng 6 cho Cali đến hơn 500 số phiếu, sau lúc đó sẽ biết Sanders có bỏ không.
5. Với Trump, vì những cách nói mạnh bạo lấy lòng cử tri working class white ở Mỹ, Trump mất sự ủng hộ của người da đen, phụ nữ và người Mỹ Latin. Business insider vừa mới phân tích chuyên sâu rất hay về việc này. Phải chờ thêm một vài tháng xem poll của Trump về lĩnh vực này có cải thiện không. Trump không thể nào chỉ dựa vào working class white người lao động da trắng không thể có thể trúng cử. Cho dù chuyện chọn ai là hoàn toàn chỉ người Mỹ quyết định nhưng cách mà Trump phát biểu thật sự làm rất nhiều quốc gia phải lo sợ. BI phân tích Trump đã thắng rất lớn là vì Trump đã tranh cử với những người đảng CH nói chung quan điểm không khác Trump chỉ là không quá mạnh bạo. Nhưng nếu Trump tranh luận truyền hình với ứng viên đảng DC thì phải chờ xem thật sự Trump có đủ khả năng tranh luận để lấy lòng các loại cử tri mà Trump đang bị mất sự ủng hộ (đã nêu) không. Mình vẫn theo dõi. Nếu bầu general election bây giờ, Trump sẽ không có phiếu của phụ nữ, Latinos, người hồi giáo và da đen.
6. Bản thân mình đã xem rất nhiều tranh luận và bài phát biểu của Trump và Clinton kể cả bài phỏng vấn mới nhất sáng nay với CNN về tương lai Trump sẽ làm gì tiếp sau khi đã được chọn đại diện CH chính thức hôm nay.
7. Có những cái mình thấy Trump chưa hay. Trump nói Nhật và HQ phải xây dựng kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với TT. Mỹ không can thiệp.
Nikonian2006
08-06-2016, 01:27 PM
Hi, các bạn
1. Mình mới xem lại trang 1 topic không ngờ thấm thoát mà đã hơn 4 tháng rồi kể từ ngày mở. Hôm nay đối với đảng CH là ngày bầu sơ bộ cuối cùng và với đảng DC là chỉ còn DC là đơn vị cuối cùng bầu tuần sau trước khi có đại hội đảng cả hai đảng.
2. Trước khi mình ghi vài dòng thì mình nói trước. Trong trang 1 đầu tiên, mình có nói là mình ủng hộ phụ nữ bà Clinton làm tổng thống. Vào thời điểm đó, sự hiểu biết sâu rộng của mình còn rất kém. Nay mình xin đính chính lại là mình rút lại sự ủng hộ này và mình hoàn toàn không đứng ủng hộ về phía bên nào, hay nói khác đi mình ủng hộ cả ba người Trump hay Clinton hay Sanders ai lên cũng được và và những bài viết về sau sẽ đi về hướng không thiên về một phía nào. Mỗi ứng viên họ đều có điểm mạnh và yếu như nhau và sự chọn lựa ai tháng 11 hãy để cho đại đa số công dân Mỹ trả lời vì đó là người họ muốn sẽ lãnh đạo họ.
3. Cho đến lúc mình post thì California là bang cuối cùng của ngày hôm nay chưa có kết quả cuối cho đảng DC hiện tại là 37% số phiếu kiểm xong và Clinton dẫn 60/40 với Sanders. Có lẽ phải chờ qua đêm mới kiểm phiếu xong, đây là bang cho số phiếu đại biểu cao nhất trong đảng DC cho nên nó rất quan trọng với cả hai. Mình nghĩ là trong tuần này sẽ có thể quyết định tương lai của Sanders, trong bài phát biểu chỉ cách đây vài phút ông cho biết ông vẫn tiếp tục tranh cử cho đến tháng 7 nhưng mình cảm giác là ông sẽ có quyết định sớm hơn sau khi đã có kết quả California và nhiều superdelegates sẽ lên tiếng ủng hộ ai để ngã ngũ tranh chấp Clinton/Sanders. Họ cần phải làm vậy bởi vì họ cần phải thống nhất đảng của họ không nên chia rẽ trước khi bước vào bầu tổng tuyển cử (chỉ còn lại đại diện hai đảng lớn) và có thể có đảng thứ ba.
4. Với một số bạn nào đã chưa biết như mình khi mở topic lúc đầu, do ở Mỹ có một số bang gọi là solid state nghĩa là trong 6 lần bầu tổng thống 24 năm bang đó chỉ bỏ phiếu cho đảng của họ cho nên ví dụ bạn nào ở California (đảng DC) hay Texas (đảng CH) chẳng hạn thì cho dù bạn có muốn đảng kia thắng bạn vẫn không thể nào làm gì được. Nếu bạn ở ngoài Mỹ muốn tìm hiểu, bạn chỉ lần dò CNN report nói về solid states là bạn hiểu. Còn nếu không hiểu thì bạn hỏi mình giải thích.
5. Chính vì chuyện solid states này cho nên bạn sẽ thấy bất cứ ai ra tranh cử tự do trong tổng tuyển cử ngoài hai đảng lớn sẽ không bao giờ giành đủ số phiếu 270 để làm tổng thống vì số bang mà bỏ phiếu cho ứng viên đó không thể nào đủ 270. Khi nào mình rảnh mình sẽ giải thích thêm việc này cho bạn nào ở ngoài Mỹ hiểu, đây là điều mà mình đã chưa bao giờ hiểu.
6. Với bạn nào ủng hộ Trump, nếu chưa biết, bạn hãy nhớ là chưa có tổng thống nào của CH thắng cử mà không thắng ở bang Ohio nên bang này rất quan trọng với Trump. Chúng ta còn 5 tháng nữa vẫn tiếp tục tranh cử cho đến cuối cùng. Thật là một niềm vui cho mình khi theo dõi cả hai Trump và Clinton trong suốt các lần đi tranh cử.
7. Đối với một số bạn nào mà ghét làm lãnh đạo đi đọc giấy như mình, mình muốn bạn khi nào rảnh hãy lên youtube xem thử Michelle Obama nói chuyện trước sinh viên cách đây 1-2 tuần. Khả năng nói không thua gì Obama. Để tránh hiểu làm với những ai không thích Obama, mình chỉ muốn nói cho bạn biết đây là một phụ nữ tầm thường không phải chính trị gia mà còn có khả năng diễn thuyết tốt như vậy vốn chỉ là một luật sư Harvard khoan nói đến các ứng viên hiện tại của Mỹ. Chứ mình không phải pr cho Michelle. Đó chỉ là sự tình cờ mình thấy link đó thôi. Bạn không thích thì bạn có thể đi kiếm Barbara Bush bạn xem. Trong video đó bạn sẽ thấy trên bục Michelle có máy nhắc teleprompter nhưng mà bà vẫn nói trôi chảy như thường chứ không phải cầm giấy đọc.
nguoi ko co may
08-06-2016, 06:11 PM
Hi, các bạn
1. Mình mới xem lại trang 1 topic không ngờ thấm thoát mà đã hơn 4 tháng rồi kể từ ngày mở. Hôm nay đối với đảng CH là ngày bầu sơ bộ cuối cùng và với đảng DC là chỉ còn DC là đơn vị cuối cùng bầu tuần sau trước khi có đại hội đảng cả hai đảng.
2. Trước khi mình ghi vài dòng thì mình nói trước. Trong trang 1 đầu tiên, mình có nói là mình ủng hộ phụ nữ bà Clinton làm tổng thống. Vào thời điểm đó, sự hiểu biết sâu rộng của mình còn rất kém. Nay mình xin đính chính lại là mình rút lại sự ủng hộ này và mình hoàn toàn không đứng ủng hộ về phía bên nào, hay nói khác đi mình ủng hộ cả ba người Trump hay Clinton hay Sanders ai lên cũng được và và những bài viết về sau sẽ đi về hướng không thiên về một phía nào. Mỗi ứng viên họ đều có điểm mạnh và yếu như nhau và sự chọn lựa ai tháng 11 hãy để cho đại đa số công dân Mỹ trả lời vì đó là người họ muốn sẽ lãnh đạo họ.
3. Cho đến lúc mình post thì California là bang cuối cùng của ngày hôm nay chưa có kết quả cuối cho đảng DC hiện tại là 37% số phiếu kiểm xong và Clinton dẫn 60/40 với Sanders. Có lẽ phải chờ qua đêm mới kiểm phiếu xong, đây là bang cho số phiếu đại biểu cao nhất trong đảng DC cho nên nó rất quan trọng với cả hai. Mình nghĩ là trong tuần này sẽ có thể quyết định tương lai của Sanders, trong bài phát biểu chỉ cách đây vài phút ông cho biết ông vẫn tiếp tục tranh cử cho đến tháng 7 nhưng mình cảm giác là ông sẽ có quyết định sớm hơn sau khi đã có kết quả California và nhiều superdelegates sẽ lên tiếng ủng hộ ai để ngã ngũ tranh chấp Clinton/Sanders. Họ cần phải làm vậy bởi vì họ cần phải thống nhất đảng của họ không nên chia rẽ trước khi bước vào bầu tổng tuyển cử (chỉ còn lại đại diện hai đảng lớn) và có thể có đảng thứ ba.
4. Với một số bạn nào đã chưa biết như mình khi mở topic lúc đầu, do ở Mỹ có một số bang gọi là solid state nghĩa là trong 6 lần bầu tổng thống 24 năm bang đó chỉ bỏ phiếu cho đảng của họ cho nên ví dụ bạn nào ở California (đảng DC) hay Texas (đảng CH) chẳng hạn thì cho dù bạn có muốn đảng kia thắng bạn vẫn không thể nào làm gì được. Nếu bạn ở ngoài Mỹ muốn tìm hiểu, bạn chỉ lần dò CNN report nói về solid states là bạn hiểu. Còn nếu không hiểu thì bạn hỏi mình giải thích.
5. Chính vì chuyện solid states này cho nên bạn sẽ thấy bất cứ ai ra tranh cử tự do trong tổng tuyển cử ngoài hai đảng lớn sẽ không bao giờ giành đủ số phiếu 270 để làm tổng thống vì số bang mà bỏ phiếu cho ứng viên đó không thể nào đủ 270. Khi nào mình rảnh mình sẽ giải thích thêm việc này cho bạn nào ở ngoài Mỹ hiểu, đây là điều mà mình đã chưa bao giờ hiểu.
6. Với bạn nào ủng hộ Trump, nếu chưa biết, bạn hãy nhớ là chưa có tổng thống nào của CH thắng cử mà không thắng ở bang Ohio nên bang này rất quan trọng với Trump. Chúng ta còn 5 tháng nữa vẫn tiếp tục tranh cử cho đến cuối cùng. Thật là một niềm vui cho mình khi theo dõi cả hai Trump và Clinton trong suốt các lần đi tranh cử.
7. Đối với một số bạn nào mà ghét làm lãnh đạo đi đọc giấy như mình, mình muốn bạn khi nào rảnh hãy lên youtube xem thử Michelle Obama nói chuyện trước sinh viên cách đây 1-2 tuần. Khả năng nói không thua gì Obama. Để tránh hiểu làm với những ai không thích Obama, mình chỉ muốn nói cho bạn biết đây là một phụ nữ tầm thường không phải chính trị gia mà còn có khả năng diễn thuyết tốt như vậy vốn chỉ là một luật sư Harvard khoan nói đến các ứng viên hiện tại của Mỹ. Chứ mình không phải pr cho Michelle. Đó chỉ là sự tình cờ mình thấy link đó thôi. Bạn không thích thì bạn có thể đi kiếm Barbara Bush bạn xem. Trong video đó bạn sẽ thấy trên bục Michelle có máy nhắc teleprompter nhưng mà bà vẫn nói trôi chảy như thường chứ không phải cầm giấy đọc.
cái khác nhau là bằng cấp đươc đào tao và rèn luyên thưc thu , và 1 bên là bằng cấp mua bán kakakaka
Accord 2000
08-06-2016, 10:39 PM
Bác Nikon giải thích thêm về solid states đi. Vì sao họ chỉ bỏ phiếu cho 1 đảng duy nhất?
Ví dụ thời điểm nào đó, đảng CH rất mất uy tín. KHi bầu TT, đáng lẽ cử tri sẽ bỏ phiếu cho đảng DC. Đó là theo lẽ thường tình, vậy thì lý do nào họ vẫn bỏ phiếu cho 1 đảng dù đảng đó đang mất uy tín?
Nikonian2006
09-06-2016, 07:01 AM
1. Anh NKCM, anh nói đúng, nó tạo ra văn hóa từ rất lâu rồi là lên làm lãnh đạo hay quan là phải bằng cấp tiến sĩ cho nên nó mới sản sinh ra chuyện tụi em gần đây có nói trong forum là một vị trí thức VN ở Nhật đã phải viết bài quan niệm này là sai lầm không ai cần học vị tiến sĩ để làm lãnh đạo quản lý cả. Giáo dục kém tạo ra con người kém, con người kém lên làm lãnh đạo quản lý giáo dục kém, giáo dục kém kéo them dân trí thấp tạo ra những hành động ứng xử công cộng không văn minh. Cứ thế nó kéo thành một vòng lẫn quẩn. Vài chục năm trước, em thấy quan VN lên truyền hình là cứ cầm giấy đọc, em chán ghét lắm rồi, vài chục năm sau em xem vẫn thấy cầm giấy đọc, có lúc đến mức không quan tâm sẽ nói cái gì chỉ cần biết có lính viết bài đưa tờ giấy lên đọc, cho nên đọc đôi lúc còn không trôi, thậm chí có người đọc không ra được tiếng Anh, từ "made" này mà đọc ra ngay thành ma-ze. Một người làm quan mà lên chăm chú đọc thì người ngồi nghe nó không nhận thấy được tính hấp dẫn của nội dung truyền tải nó không mang được cái hồn của người nói đến người nghe. Bản thân em đây kinh qua rồi em đã hiểu vì em đã từng cầm giấy soạn sẵn để chăm chú vào đọc. Một người mà như vậy họ không có khả năng hùng biện họ không có khả năng nói chuyện trước đám đông. Em rất ghét kiểu này.
2. Trong bầu cử Mỹ, ông Trump có tốt có xấu nhưng ở mặt em thấy tốt và em ủng hộ là cho dù có người đề nghị ông nên diễn thuyết bằng teleprompter và có bài sẵn mà ông khẳng định là ông rất ghét kiểu "đọc bài" này. Chỉ có một ít lần em thấy ông phải chịu nói bằng bài soạn sẵn là ngày hôm qua khi ông thắng California và đây là lần rất hiếm hoi thấy ông nói theo kiểu ông không thích. Ai có đi nói chuyện trước đám đông rồi mới hiểu, không phải ai tự nhiên cũng làm được điều đó đâu, phải có đào tạo đàng hoàng mới làm được.
3. Anh accord, về câu hỏi của anh không khó trả lời, em trả lời như sau:
- Anh phải nhớ là một cá nhân có rất nhiều lý do chọn bỏ phiếu cho ai không phải chỉ vì họ đại diện cho đảng đó mất uy tín quá. Lý do là vì cách nhìn của một cá nhân không có đúng sai như toán học, quan điểm tranh luận hay tranh chấp của anh chỉ có thể biết nó đúng hay sai nếu như nó được mang ra một bên độc lập thứ ba phán quyết là bên nào đúng / sai em ví dụ minh họa như mang ra tòa quyết định chẳng hạn. Cho nên ở mặt này không phải vì đảng nào mất uy tín là sẽ bị mất phiếu đại cử tri ở bang đó về đảng kia.
- Như em đã nói, và anh rất dễ dàng google ra, trong 6 lần (24 năm) bầu TT qua, anh xem trong link của CNN ở đây các bang ghi là solid states nghĩa là bất chấp ứng viên đảng đó ra sao họ vẫn bỏ phiếu cho đảng đó cho nên những bang đó gọi là solid.
- Em lấy ví dụ cho anh, ví dụ Cali có những người Việt họ không muốn bỏ phiếu cho đảng DC họ chỉ thích đường lối cứng rắn với CS của đảng CH thì đến tổng tuyền cử tháng 11 sắp đến dựa trên 6 lần bầu trước đây Cali luôn bầu cho ứng viên đảng DC thì những người muốn bỏ phiếu CH kia chỉ bỏ phiếu vậy thôi, bang này là solid state của DC.
- Những bang mà anh thấy swing state như Ohio chẳng hạn là rất quan trọng cho ứng viên hai đảng. Và anh phải nhờ là chưa ứng viên CH nào thắng cử TT mà không thắng được bang Ohio.
- Và cũng vì chuyện solid state này cho nên em đã giải thích là ứng viên ngoài hai đảng DC/CH không thể nào thắng cử ở Mỹ được là vậy bất chấp anh có giỏi thế nào vì gốc rễ solid state nó đã nằm sau rồi, các đảng nó tạo ra những cơ sở vững chắc ở bang solid state rồi cho đến hiện tại không thay đổi được quan điểm của nó. Cái này anh không có dùng lý luận / hùng biện gì thay đổi được đâu.
http://edition.cnn.com/2016/05/03/politics/road-to-270-electoral-college-map/index.html
Accord 2000
10-06-2016, 09:36 AM
Cảm ơn bác Nikon đã giải thích. DD mình nên có nút like bác @apham ơi....
Kỳ bầu cử này nước Mỹ có 1 sự thay đổi mạnh mẽ, giống kỳ TT da màu đầu tiên.
Sẽ có 1 nữ TT hoặc 1 vị TT cao bồi thứ thiệt. Hồi mấy năm trước, khi bà Clinton cũng ra ứng cử, mình có trò chuyện với 1 giáo viên nữ bên này, bà nói nữ tt ở Mỹ ah, khó lắm. Bởi vậy trong thời đại ngày nay, bình đẳng giới cũng ko phải dễ đâu. Dù vai trò phụ nữ đã tăng cao rất nhiều, cũng có vài nước có lãnh đạo đứng đầu là nữ như Hàn, Đức, Phi, Thái....nhưng tỷ lệ nam vẫn áp đảo.
7. Đối với một số bạn nào mà ghét làm lãnh đạo đi đọc giấy như mình, mình muốn bạn khi nào rảnh hãy lên youtube xem thử Michelle Obama nói chuyện trước sinh viên cách đây 1-2 tuần. Khả năng nói không thua gì Obama. Để tránh hiểu làm với những ai không thích Obama, mình chỉ muốn nói cho bạn biết đây là một phụ nữ tầm thường không phải chính trị gia mà còn có khả năng diễn thuyết tốt như vậy vốn chỉ là một luật sư Harvard khoan nói đến các ứng viên hiện tại của Mỹ. Chứ mình không phải pr cho Michelle. Đó chỉ là sự tình cờ mình thấy link đó thôi. Bạn không thích thì bạn có thể đi kiếm Barbara Bush bạn xem. Trong video đó bạn sẽ thấy trên bục Michelle có máy nhắc teleprompter nhưng mà bà vẫn nói trôi chảy như thường chứ không phải cầm giấy đọc.
Hi anh Nikonian,
Bà Micheal Obama tốt nghiệp Đại học Princeton và Trường Luật Viện Đại học Harvard, chưa kể lại là đệ nhất phu nhân nữa thì khả năng nói của bà cũng là dễ hiểu anh ạ.
Ngoài ra, khả năng thuyết trình nói chung của người học nền giáo dục Âu Mỹ tốt hơn hẳn với hssv Việt Nam, cái này là em thấy qua thực tế...
Nikonian2006
14-06-2016, 08:32 AM
Hi anh Nikonian,
Bà Micheal Obama tốt nghiệp Đại học Princeton và Trường Luật Viện Đại học Harvard, chưa kể lại là đệ nhất phu nhân nữa thì khả năng nói của bà cũng là dễ hiểu anh ạ.
Ngoài ra, khả năng thuyết trình nói chung của người học nền giáo dục Âu Mỹ tốt hơn hẳn với hssv Việt Nam, cái này là em thấy qua thực tế...
Em cuối tuần qua anh may mắn xem được video trong link trong đó sẽ có cơ hội xem cách nói chuyện trước công chúng của hai bà Laura Bush và Obama (xem từ khoảng phút 16 trở đi) https://www.youtube.com/watch?v=GD3IodWyGME. Em sẽ thấy rõ ràng là họ phải dùng giấy nhắc nhở nhưng chúng ta hãy xem cách họ nói chứ không phải chăm chú vào đọc. Michelle là một luật sư thì anh không nói chứ Laura cũng chỉ là một giáo viên bình thường thôi nhưng trình độ giáo dục thật là tốt. Nếu có ai thắc mắc tại sao mình lại nói cái này, đây là lý do của mình, mình phải nên nói rõ ra để không phải ngồi đó suy đoán. Khả năng một người lãnh đạo rất quan trọng cho nên trình độ của họ thể hiện ra trước đám đông, khả năng tranh luận và lôi cuốn người nghe là rất quan trọng, nhất là ở những quốc gia mà họ được bầu lên bằng số phiếu của người mà họ phải đi vận động tranh cử.
haonguyenplus
14-06-2016, 05:05 PM
Mình nghĩ những vấn đề chính trị có lẽ không nên bàn sâu, hiểu về chính trị không hề đơn giản. Mỗi thể chế có những cách quản lý riêng của mình, chúng ta là người dân, chúng ta được sống trong hòa bình và cùng đóng góp cho đất nước, góp phần vào sự minh bạch về mọi thứ, sao cho đất nước phát triển về mọi mặt.
Nikonian2006
22-06-2016, 10:14 AM
Các bạn, mình bận nên mình không viết dài hơn, nhưng có một số điểm quan trọng mà mình muốn nhắn gửi lại bạn nào theo dõi bầu cử Mỹ.
1. Ở vấn đề thứ nhất là chuyện Trump sa thải Corey người đứng đầu nhóm vận động tranh cử cho ông. Mình có nhìn qua báo ở VN (lấy bài viết ở báo nước ngoài về dịch đăng) thì họ nói là lý do của việc này là do hai con của Trump nhúng tay vào (theo ý là hai bên có mâu thuẫn và Ivanka yêu cầu Trump sa thải và Trump nghe theo) trong khi Corey là cánh tay phải của Trump. Lý do thứ hai báo VN đăng là do Corey tranh dành quyền lực trong nhóm. Báo VN đăng vậy thực chất đó không phải là ý kiến của người viết bài (như báo Tây) mà do họ lấy bài về dịch thì gặp bài nào dịch bài đó. Nhưng làm như vậy là gây ra hiểu sai. Những tờ báo được dịch đó là do ghét Trump nên nói như vậy.
2. Đây là cái mình đính chính. Phải là người theo dõi bầu cử này thật sát thì mới hiểu rõ. Trước khi nói, mình nói rõ lại, mình không tham gia vào việc thích ứng viên nào. Mình đang nói sự thật. Việc Trump sa thải Corey không phải vì mấy lý do bậy bạ ở trên tranh giành quyền lực gì đó. Cái này chỉ là nhân viên làm việc trả tiền không có quyền lực gì không có gì phải tranh quyền. Trước tuần này thì quan điểm của Trump và Corey là nhóm ít người. Họ chỉ thuê 70 người trong khi Clinton thuê 700. Corey đã giúp nhiều trong bầu cử bang sơ bộ nhưng Corey không có kinh nghiệm tổng tuyển cử general election sau primary (nghĩa là hiện tại). Người mà có kinh nghiệm là Paul Manafort 67 tuổi Trump mới đưa vào gần đây. Trump hiện tại vẫn chưa quen với vận động general election cho nên quan điểm đơn giản bộ máy của Corey không còn thích hợp nữa. Việc Corey ra nhường lại cho Paul là hoàn toàn hợp lý và thay đổi cần thiết Trump phải làm. Và không thể nào trong ban vận động mà có cả hai con cọp khác ý nhau là Paul và Corey phải chọn một con thôi.
3. Ở vấn đề thứ hai mình nói là hôm qua Thượng Viện Mỹ không đủ 60 phiếu thông qua cả bốn dự luật bills về kiểm soát súng (hai của DC hai của CH đề nghị). Mỗi một đảng họ đưa ra lý do trách bên kia. Quan điểm DC là kiểm soát súng trong khi CH là tôn trọng quyền sở hữu súng ghi trong hiến pháp họ không muốn giới hạn cái đó. Nhưng lý do chính của chuyện không ai nhường ai trong cả 4 dự luật là vì vấn đề bầu cử năm nay. Nếu dự luật của bên nào được thông qua thì ứng viên tổng thống đảng đó sẽ lợi dụng vào để nâng mình lên và sẽ làm hại đến cơ hội của ứng viên đảng kia, cho nên không ai nhượng bộ. Đơn giản là vậy thôi, chứ đừng đọc mấy thông tin trách qua trách lại trên mặt báo mà nghĩ rằng đảng nào đáng trách. Quan điểm hai đảng về vấn đề này đã tồn tại từ rất lâu, không phải mới mẻ gì đâu. Và nó sẽ giải thích cho bạn hiểu vì sao NRA lại endorse Trump.
4. Với tình trạng vậy, chuyện thảm sát bằng súng ở Mỹ sẽ còn kéo dài vì nó được dùng cho động cơ chính trị không đảng nào muốn thua bên kia. Thứ ba tuần sau sẽ có một biểu quyết dự luật khác, trong đó điều khoản nó nhẹ hơn. Chờ xem mình nghĩ cũng sẽ không thông qua.
cnduy07
22-06-2016, 04:27 PM
Các bạn, mình bận nên mình không viết dài hơn, nhưng có một số điểm quan trọng mà mình muốn nhắn gửi lại bạn nào theo dõi bầu cử Mỹ.
1. Ở vấn đề thứ nhất là chuyện Trump sa thải Corey người đứng đầu nhóm vận động tranh cử cho ông. Mình có nhìn qua báo ở VN (lấy bài viết ở báo nước ngoài về dịch đăng) thì họ nói là lý do của việc này là do hai con của Trump nhúng tay vào (theo ý là hai bên có mâu thuẫn và Ivanka yêu cầu Trump sa thải và Trump nghe theo) trong khi Corey là cánh tay phải của Trump. Lý do thứ hai báo VN đăng là do Corey tranh dành quyền lực trong nhóm. Báo VN đăng vậy thực chất đó không phải là ý kiến của người viết bài (như báo Tây) mà do họ lấy bài về dịch thì gặp bài nào dịch bài đó. Nhưng làm như vậy là gây ra hiểu sai. Những tờ báo được dịch đó là do ghét Trump nên nói như vậy.
2. Đây là cái mình đính chính. Phải là người theo dõi bầu cử này thật sát thì mới hiểu rõ. Trước khi nói, mình nói rõ lại, mình không tham gia vào việc thích ứng viên nào. Mình đang nói sự thật. Việc Trump sa thải Corey không phải vì mấy lý do bậy bạ ở trên tranh giành quyền lực gì đó. Cái này chỉ là nhân viên làm việc trả tiền không có quyền lực gì không có gì phải tranh quyền. Trước tuần này thì quan điểm của Trump và Corey là nhóm ít người. Họ chỉ thuê 70 người trong khi Clinton thuê 700. Corey đã giúp nhiều trong bầu cử bang sơ bộ nhưng Corey không có kinh nghiệm tổng tuyển cử general election sau primary (nghĩa là hiện tại). Người mà có kinh nghiệm là Paul Manafort 67 tuổi Trump mới đưa vào gần đây. Trump hiện tại vẫn chưa quen với vận động general election cho nên quan điểm đơn giản bộ máy của Corey không còn thích hợp nữa. Việc Corey ra nhường lại cho Paul là hoàn toàn hợp lý và thay đổi cần thiết Trump phải làm. Và không thể nào trong ban vận động mà có cả hai con cọp khác ý nhau là Paul và Corey phải chọn một con thôi.
3. Ở vấn đề thứ hai mình nói là hôm qua Thượng Viện Mỹ không đủ 60 phiếu thông qua cả bốn dự luật bills về kiểm soát súng (hai của DC hai của CH đề nghị). Mỗi một đảng họ đưa ra lý do trách bên kia. Quan điểm DC là kiểm soát súng trong khi CH là tôn trọng quyền sở hữu súng ghi trong hiến pháp họ không muốn giới hạn cái đó. Nhưng lý do chính của chuyện không ai nhường ai trong cả 4 dự luật là vì vấn đề bầu cử năm nay. Nếu dự luật của bên nào được thông qua thì ứng viên tổng thống đảng đó sẽ lợi dụng vào để nâng mình lên và sẽ làm hại đến cơ hội của ứng viên đảng kia, cho nên không ai nhượng bộ. Đơn giản là vậy thôi, chứ đừng đọc mấy thông tin trách qua trách lại trên mặt báo mà nghĩ rằng đảng nào đáng trách. Quan điểm hai đảng về vấn đề này đã tồn tại từ rất lâu, không phải mới mẻ gì đâu. Và nó sẽ giải thích cho bạn hiểu vì sao NRA lại endorse Trump.
4. Với tình trạng vậy, chuyện thảm sát bằng súng ở Mỹ sẽ còn kéo dài vì nó được dùng cho động cơ chính trị không đảng nào muốn thua bên kia. Thứ ba tuần sau sẽ có một biểu quyết dự luật khác, trong đó điều khoản nó nhẹ hơn. Chờ xem mình nghĩ cũng sẽ không thông qua.
Đọc được mấy bài của anh thì mới mở mang sự hiểu biết lên một tí. Chứ đọc báo VN chán lắm. Về chuyện trong nước thì bị dắt mũi còn chuyện nước ngoài thì dịch tầm bậy.
Em thấy như thế này:
1. Em thấy ông Trump này hổ báo quá, nên em không thích. Em cũng không hẳn thích bà Clinton nhưng vì không thích Trump nên sẽ ủng hộ bà này.
2. Em thấy bình luận trên Fb của The Wall Street Journal hay Fb của The New York Times thì thấy mọi người rất đả kích Trump.
Vậy đó, em thì em vẫn thích Obama :D haha
Nikonian2006
23-06-2016, 07:13 AM
Anh thấy ở VN bây giờ đọc thông tin không chán đâu, trừ phi em chỉ chăm chăm đọc vào báo chí chính thống em chỉ đọc được những gì ai đó ở đằng sau muốn họ phải viết đúng như vậy. Nếu mà viết không đúng ý như kiểu anh Mai Phan Lợi thì em hãy xem anh ta bây giờ ra sao. Em phải nên cám ơn Mark Z vì nhờ có facebook bây giờ em ở VN nếu em cần muốn xem thông tin đa chiều em sẽ có thể xem dễ dàng mà không hề bị phải lo vượt tường lửa, cho đến khi nào lâu lâu thì FB cũng bị chặn và phải tự học cách vượt rào như mọi người khác đang làm. Thật ra vấn đề viết một chiều theo ý đảng cầm quyền anh không thấy lạ bởi vì ở Mỹ hay các quốc gia khác cũng vậy, có rất nhiều tờ báo họ thiên về một đảng mà họ thích hay họ được tài trợ hay ủng hộ. Một cái nữa rất phổ biến thông tin tốt mà anh thấy VN rất ít dùng (trong khi lại rất thích FB) là Twitter. Về mặt truyền thông tin hay thằng này không khác nhau vì mỗi lần có thông tin quan trọng thì re-tweet lại là đi rất nhanh trong mạng xã hội.
Anh xin lấy ví dụ cho em thấy, nếu em muốn đọc news mà chỉ khen ngợi Trump hay đảng CH em hãy đọc hay xem Fox News và nhiều show trong đó ví dụ như Hannity hay Kelly File. Nếu em muốn đọc thiên tả thân DC em xem LA Times, New York Times, Washington Post. Wall Street Journal là của Murdoch luôn chủ của Fox News ông này thiên CH cho nên anh nghĩ WSJ cũng thiên CH nhưng anh rất ít đọc thông tin của báo WSJ nên anh không rõ nó thiên về hướng nào. MSNBC cũng thiên DC. Một nơi anh thấy thông tin tương đối trung lập là CNN nhưng đôi lúc bài bình luận của nó không sâu em không thể hiểu rõ vấn đề. Anh ví dụ như không phải có nhiều người hiểu được lý do tại sao Trump sa thải Corey và ví dụ như đọc báo VN dịch sẽ nghĩ rằng đây là chuyện rất bự, rất sai của Trump. Chuyện đó không có gì bự cả. Corey chưa có kinh nghiệm khi vào general election. Cho đến hôm nay, em sẽ thấy Trump tăng số nhân viên tranh cử lên x2 = 140 trong khi Clinton từ lâu là 732 người.
Như đã nói, vấn đề báo chí ủng hộ một đảng là chuyện có, thì cũng như VN thôi. Chỉ khác là ở VN chỉ chấp nhận ý một chiều không chấp nhận sự tồn tại của ý kiến trái chiều. Cho nên ở Mỹ em không nên chỉ xem thông tin của một tờ báo, nhất là khi chưa thấy rõ nó thiên hướng nào. Mỗi một thông tin tờ báo sẽ cho em một số tin thuần túy gọi là raw và sự lập luận của họ về vấn đề rồi em xem qua hết và hiểu rõ.
Trong cả ba người Obama, Clinton và Trump mỗi người đều có điểm mạnh và yếu như nhau không ai hơn ai. Anh không nói nhiều, chỉ nói ít. Anh lấy ví dụ như vấn đề Lybia messy hiện nay và sự trỗi dậy của IS ở Iraq và Lybia là một phần do lỗi của Obama chứ không phải Obama lúc nào cũng đúng. Nhưng quan điểm của DC là vậy, họ ôn hòa không thích lính Mỹ phải chết cho nên họ không bao giờ muốn đưa lính Mỹ vào đó. Trong khi CH là cứng rắn, cho rằng phải dùng chiến tranh và quân đội để giữ hòa bình cho nên chuyện đưa quân vào và tăng chi phí quốc phòng là cách lãnh đạo của CH từ xưa đến nay. Một cái nữa mà có nhiều người thích đảng CH là họ không khoan nhượng với CS không bao giờ mềm dẻo.
Trump có cải dở có cái hay. Cái hay của Trump là Trump nói ra từ sự thật lòng mình có sao nói vậy. Nói thẳng nói thật kể cả cách dùng twitter không hề có nhóm luật sư phía sau kiểm tra từng lời nói trên đó trước khi tweet. Cho nên Trump hay Clinton là TT năm 2017 của Mỹ là phải để cho dân Mỹ nó thấy ai thích hợp hơn ai. Đây là sự chọn lựa, và trách nhiệm với sự chọn lựa của đa số người Mỹ. Cả hai đảng DC hay CH quan điểm lãnh đạo của nó từ xưa đến nay đã có không phải chỉ bây giờ mới có, cho nên ai thích cách nào thì bỏ phiếu trong năm bầu cử đó. Một cái nữa là CH luôn ủng hộ quyền tự do súng ống cho nên họ thân thiết với NRA, trong khi DC luôn tìm cách thông qua luật dưới hiến pháp kiểm soát quyền tự do này. Bằng chứng anh đã nói trong bài hôm qua.
cnduy07
23-06-2016, 09:01 AM
Ở Việt Nam giờ nếu đọc tin tức nào liên quan đến chính trị thì phải lên FB thôi anh ạ. Có một số Bloger ở Mỹ hay một số nhà báo họ cũng hay chia sẻ quan điểm trên FB lắm. Có những bài viết rất công phu và dễ hiểu. Nhưng giờ thông tin trái chiều rất nhiều. Có thể là tin giả tin thật. Nên nếu chỉ đọc một phía thì lại hiểu sai vấn đề mà đọc nhiều phía thì không biết mình nên tin bên nào. Cuối cùng chả tin ai hết cả.
Dù sao thì em cũng đang sống ở Việt Nam thì em vẫn luôn ủng hộ những điều hiện hữu. Còn có điều gì tốt đẹp hơn thì hãy chờ đến lúc đó anh ạ.
Còn bầu cử Mỹ em cũng rất quan tâm bởi vì em mong muốn Mỹ trở thành đồng minh trên văn bản với Việt Nam. Chứ chỉ quan tâm hay quan ngại thì cũng như không thôi. Hầu như đó là mong muốn của đa số người dân Việt Nam hiện tại. Mặc dù nó rất mơ hồ ạ.
Em không phải người Mỹ, cũng không hiểu về Mỹ nhưng em vẫn rất thích nước Mỹ ở phần đẹp đẽ của nó bỏ qua phần tối tăm.
luciano
23-06-2016, 09:15 AM
@nikonian2006:
Em rất khâm phục kiến thức của anh. Anh có thể nói thêm về lobby của các tập đoàn đứng sau CH hay DC được k? Em có được biết nhưng thông tin k chính xác lắm
Nikonian2006
24-06-2016, 09:40 AM
Luciano
1. Cám ơn comment của em ở trên. Về vấn đề em hỏi ở trong topic nhỏ này thật sự không thể nào viết quá dài hay quá chi tiết vì nội dung như thế nó không thể nào có tính hẫp dẫn đủ để một người có thể đọc hết trừ một thiểu số người quan tâm, cho nên anh chỉ nói ngắn gọn cho em hiểu cho dễ dàng.
2. Trong vấn đề này em nên đi từ cái nền tảng nhất suy luận lên. Khi em sống trong một xã hội tự do thật sự về việc bày tỏ quan điểm của em, nói khác hơn là xã hội mà đảng cầm quyền công nhận sự tồn tại của tất cả các ý kiến thuận và nghịch họ, em sẽ thấy là nói chung bất cứ người nào trong xã hội đó đều muốn đất nước phải hoạt động theo cách của họ nghĩ.
3. Từ suy nghĩ đó, một người họ sẽ tìm đủ mọi cách theo khả năng của họ có thể tạo ra một nhà nước hoạt động theo ý của họ. Người nghèo họ không có tiền chỉ có lá phiếu thôi thì họ sẽ thể hiện bằng lá phiếu của họ hay nhóm của họ tạo ra sức mạnh. Với người giàu họ có tiền, ngoài lá phiếu họ có, họ sẽ dùng đồng tiền của họ để tạo ra áp lực chính trị lên chính trị gia (hay lãnh đạo) mà họ nghĩ rằng qua đó người lãnh đạo sẽ làm theo ý của họ muốn.
4. Trong trang đầu anh đã có trả lời về vấn đề quyên tiền vận động tại sao luật pháp phải cho phép làm vậy. Anh nói đơn giản lại, tại vì tranh cử ở Mỹ kéo quá dài (so với bất cứ nước nào trên thế giới) cho nên một ứng viên đi đến cuối cùng phải tốn rất nhiều tiền. Nếu giả sử có luật cấm nhận tiền tài trợ thì người không phải triệu / tỉ phú ở Mỹ như Trump sẽ không bao giờ có đủ tiền ra tranh cử. Kết quả là tổng thống toàn là những tên có tiền. Sẽ không bao giờ có tổng thống nào nghèo như Obama. Cho nên luật liên bang phải cho phép quyên tiền nhưng giới hạn hiện tại ở mức là 2,700 cho một cá nhân mỗi lần bầu cử. Không được phép quyên hơn.
5. Nhưng những tập đoàn có tiền nó sẽ tìm mọi cách luồn lách để đưa tiền ủng hộ cho ứng viên nó muốn qua nhiều cách, một trong những cách hợp pháp hay thấy là PAC và Super PAC nghĩa là những tổ chức chính trị nó không bỏ tiền thẳng vào trong ứng viên mà nó quyên tiền hay có tiền để tạo ra những quảng cáo hay hành động tranh cử kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho ứng viên nó muốn.
6. Nếu em theo dõi những bài phát biểu của Sanders em sẽ thấy ông nói về vấn đề này rất nhiều và cái hay của ông là chính ông đã kêu gọi được khoảng 3 triệu cử tri trẻ tuổi chưa bao giờ thèm bỏ phiếu (không quan tâm chính trị) đứng ra lần đầu tiên bỏ phiếu ở Mỹ.
7. Tập đoàn hay bọn có nhiều tiền nó sẽ thuê những luật sư thông minh tìm đủ mọi cách lách luật đang có để bỏ tiền vào ứng viên nó muốn. Anh tin rằng chuyện này là có thật nhưng rất kín đáo.
Thượng tôn hiến pháp
8. Tuy nhiên, như anh đã nói từ lâu, xã hội Mỹ hay các nước phát triển theo hệ thống Anh Mỹ mà nó có trật tự như bây giờ không phải là chuyện mấy ứng viên và tiền bạc kia, mà chính là nhờ vào thượng tôn luật pháp và tôn trọng hiến pháp. Cho dù em có dùng tiền của em mua chuộc bất cứ lãnh đạo nào của Mỹ đi nữa thì không bao giờ có bất cứ Tổng Thống Mỹ nào hay bất cứ quốc hội nào của Mỹ dám lật đổ những quyền đã có trong hiến pháp. Cho dù có bất cứ TT nào lên thì hiến pháp Mỹ vẫn vậy.
9. Và cũng chính vì chuyện muốn sửa hiến pháp phải có sự đồng ý của đa số nhân dân (quy định ghi trong hiến pháp) cho nên 100 ông Obama muốn bỏ điều 2 hiến pháp về quyền sở hữu súng sẽ không bao giờ làm được ở Mỹ. Về chuyện này trong một topic khác anh đã giải thích rất chi tiết.
10. Ở các nước khác, em thử nhìn xem, lãnh đạo nó thích hiến pháp ra sao nó sẽ đem ra nó sửa theo ý nó muốn bất chấp nhân dân nó nói gì. Nhân tiện, em hãy xem ngày hôm nay ở Anh UK thử xem, bản thân lãnh đạo của nó không tự quyết ở lại hay rời EU. Nó để cho nhân dân nó tự quyết định bằng lá phiếu.
11. Vào lúc anh đang viết, kết quả bỏ phiếu là 52 rời khỏi và 48 ở lại, đang chờ các thành phố lớn cho kết quả. Em sẽ biết khoảng 3-4 giờ nữa thôi. Đó mới là một nhà nước vì dân, lắng nghe tiếng nói của dân. Đảng cầm quyền nó thích ở lại thì nó đi vận động, nhóm Brexit của Boris không thích thì cứ đi vận động bỏ phiếu không thích. Hai bên vận động bình đẳng như nhau không ai hơn ai. Chứ nó không lấy quyền lãnh đạo của nó quyết định vấn đề này. Nếu nó làm như vậy, công dân Anh nó sẽ đi google "vợ người ta" chứ nó không quan tâm đến vận mệnh đất nước nó do chính nó sống trong đó.
12. Trong chuyện này, anh rất ủng hộ ý kiến của ứng viên CH Ted Cruz đã bỏ cuộc, ông ta mới viết một lá thư cho Obama kêu Obama phải đứng ngoài cuộc trong việc vận động này ở Anh. Phải biết tôn trọng quyền tự quyết của dân Anh và không dùng sự ảnh hưởng của một TT Mỹ để gây ảnh hưởng đến lá phiếu. Obama nhảy vào trong đó là vì ông ta lo sợ kinh tế thế giới sẽ xấu đi nếu Anh rời EU sẽ ảnh hưởng đến Mỹ. Anh thấy vậy là không nên.
Accord 2000
24-06-2016, 11:09 AM
Em nghĩ câu hỏi của anh Luciano là các tập đoàn/ cá nhân lobby trong bầu cử có lợi ích gì?
Chúng ta đều biết ko ai làm gì mà ko có mục tiêu cả. Có người vì thêm tiền tài, có người thừa tiền tài thì thêm danh vọng. Tóm lại hiếm ai làm việc ko vụ lợi. Nhất là đụng tới chính trị thì càng ko có chuyện làm việc ko công, bỏ tiền ko vì cái gì cả.
Quay lại chuyện lobby, chúng ta có thể hiểu đơn giản là những tập đoàn, cá nhân giàu có thì họ muốn đi tìm 1 TT mà họ nghĩ họ có lợi ích tốt nhất. Chẳng hạn ở Mỹ có những cty TQ giàu có, hay những người TQ giàu có, vậy họ bỏ phiếu cho bà Clinton hay ông Trâm? Di nhiên cho quý bà dân chủ rồi. Vì ông Trâm mà lên làm TT, ko biết ông có chống TQ hay ko, chứ có lẽ ổng sẽ ko thân mật rồi đó. Từ đó suy ra nếu có lobby thì họ cũng sẽ làm cho phía dân chủ.
Mình nhớ hồi xưa đọc báo, ông tỷ phú Soros đòi hạ bệ Bush, mình có tìm 1 bài báo nói về vụ này, các bạn xem để hiểu động cơ của các vụ lobby.
http://vietbao.vn/The-gioi/Ke-hoach-lat-do-Tong-thong-Bush-cua-ti-phu-George-Soros/65091210/162/
Còn đây là vụ mới hơn, ông chi đậm cho bà Clinton
http://vietnamfinance.vn/tai-chinh-quoc-te/lo-ngai-donald-trump-soros-manh-tay-chi-13-trieu-usd-ung-ho-hillary-clinton-20160317143741234.htm
Như vậy ko có gì khó hiểu đằng sau các vụ vận động đều liên quan tới 1 mụch tiêu nào đó. Dĩ nhiên họ phải làm theo luật, nhưng dĩ nhiên họ vẫn có thể lách luật. Chẳng hạn nếu Obama hôm nay được nhiều người Anh lobby, thì họ có thể gây sức ép để Obama có ý kiến về việc Anh ở lại / ra đi khỏi EU. Cái này tùy vào ông Obama, ko có đúng hay sai, phạm tội hay ko phạm tội ở đây. Hiểu nôm na là ai cũng tạo phe cánh cho mình, vua cũng cần có hội nhóm, chứ ko là gục ngay, thời nào cũng vậy thôi.
Vì vậy lobby ko có nghĩa là chuyện xấu xa, tuy nhiên nếu nói nó trong sáng thì cũng ko đúng. Quan trọng là cái đằng sau nó là gì.
Chẳng hạn 1 TT có chủ trương công nhận đồng giới, thì họ được 1 ông tỷ phú đồng tính lobby là chuyện hiển nhiên. Chúng ta ko thể kết án ông tỷ phú đồng tính đó được, phải ko?
1 ví dụ khác là chuyện thực phẩm biến đổi gene. Ở Mỹ tụi này rất mạnh, mà lại ít ai nói tới nó. Cho nên mình nghĩ rằng, tụi này nó mới là đứa lobby khủng nhất để tạo ra các luật để nhằm giúp nó độc chiếm thị trường. Hạt giống của nó chỉ sài 1 lần, ko thể tái sinh sản, năm sau phải mua hạt mới, ko trữ giống được.
Hạt của nó kháng bệnh vì đã đổi biến thể, tốt hay ko tốt còn cãi nhau choáng váng, nhưng nó ngày càng mạnh. EU hình như cho phép dán nhãn chứ Mỹ, Canda là ko biết cái nào đâu. Vì họ nói thực phẩm liên quan nhiều quá, dán nhãn thì hầu như 100% là dính hết, vậy khỏi dán cho rồi.
cá nhân mình ko ủng hộ biến đổi gen, cho nên nếu giả sử mình là tỷ phú. Mình sẽ lobby cho 1 TT nào chống lại thực phẩm biến đổi gen.
Nói cho công bằng, từ lobby đi đến luật hiện hành, còn có 1 chặng đường. Cho nên lobby bầu cử chỉ là 1 bước thôi, chứ ko phải là chỉ chừng đó đâu. Bất cứ XH nào cũng sẽ có chuyện này, khi mà con người còn có nhu cầu thì chuyện lobby sẽ còn xảy ra.
Ở Mỹ thì vậy, ở VN cũng đâu có thiếu? Cũng phải chạy chọt chiếc ghế, cũng phải chung chi mới có vị trí. Đó cũng là 1 cách lobby.
Tân Hiệp Phát sau vụ con ruồi, hôm nay được chứng chỉ an toàn số 1, nó cũng là lobby trắng trợn đó chứ gì nửa? Ở Mỹ thì ko thể lobby như vậy, vì nó bị luật quản chế.
Nikonian2006
24-06-2016, 01:23 PM
1. Anh accord, cám ơn sự tham gia của anh.
2. Trước khi em trả lời tiếp thì ai quan tâm cũng đã thấy kết quả online rồi đó, dân Liên Hiệp Anh UK nó quyết định rời EU với tỉ lệ phiếu là 52-48%. Em chỉ nói sơ qua, lý do mà ông Boris đứng ra vận động kêu bỏ phiếu để bỏ EU là do phần lớn là vấn đề di dân vào Anh. Do Anh nếu ở trong EU thì không được phép phong tỏa và cấm dân (nhất là dân Đông Âu) được sang Anh sống. Những người đó sang Anh tự do làm hỏng thị trường việc làm ở Anh và ảnh hưởng đến dân Anh chính gốc. Cho nên từ nay trở đi Anh nó sẽ đóng cửa biên giới không cho di dân nhập vào tự do. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều khác nhau. Em ví dụ như bóng đá bây giờ cầu thủ không tự do đá ở Anh mà phải theo quy định giới hạn số cầu thủ nước ngoài.
3. Em tin chắc việc Anh bỏ EU đóng cửa biên giới sẽ có ảnh hưởng đến chuyện Trump nói về đóng cửa biên giới Mỹ ở Mexico. Bạn chờ xem sẽ thấy. Ngày hôm nay Tòa án tối cao Mỹ đã hủy bỏ quyết định của Obama hợp pháp hóa di dân đang sống bất hợp pháp ở Mỹ. Luật đó là phải do quốc hội ban hành và quốc hội hiện nay thì do CH nắm cả hai viện cho nên chắc chắn là nó không bao giờ cho ra luật di dân kia.
Nikonian2006
24-06-2016, 01:37 PM
4. Em viết ra post khác để tránh quá dài nhe anh accord. Em nghĩ là luciano hỏi em không phải là ý hỏi tập đoàn đó có lợi ích gì đâu.
5. Anh accord sẽ thấy thế này. Ở VN từ trước, và ngày xưa em đi học lúc nhỏ cũng đã có nói qua, em tin rằng đó là sự tuyên truyền đã có từ rất lâu ở VN và thấm vào rất nhiều người ở đó kể cả em luciano là ở Mỹ cái bỏ phiếu kia chỉ là hình thức dân chủ giả tạo thôi và TT nào được bầu lên chỉ là con rối cho bọn tài phiệt kia. Bọn tài phiệt Mỹ nó ở phía sau nó giật dây nó nắm tất cả sự lãnh đạo. Nghĩa là nói khác đi không phải xã hội đó có nhiều đảng gì đâu và xã hội có nhiều đảng hay có một đảng thì cũng như nhau thôi.
6. Cái này anh chờ em luciano lên trả lời thì anh sẽ biết là đúng là em ấy có hỏi vậy không. Em chỉ nói lại chút thôi thật ngắn. Như em đã giải thích ở bài dài ở trên, em tin rằng chuyện bọn nhà giàu ở Mỹ dùng tiền của nó lách luật đem ủng hộ cho ứng viên nào nói đúng theo ý nó là hoàn toàn có thật. Điều đó xuất phát chính từ sự tự do về suy nghĩ và sự cho phép ý kiến trái chiều và đa dạng.
7. Như em đã nói, bất cứ ai sống ở đó đều muốn người lãnh đạo phải làm theo ý của họ, và chính từ suy nghĩ cơ bản này sẽ sản sinh ra việc thằng có tiền nó sẽ lobby hơn quyền của nó giới hạn trong lá phiếu nó bỏ. Nhưng cái hay của nó là tinh thần thượng tôn luật pháp, bất chấp thằng nào được lobby đi lên đi xuống thì những quyền đã có ghi trong hiến pháp là bất di bất dịch.
8. Em xin lấy ví dụ cho anh thấy, cho dù anh có nhiều tiền đi nữa vẫn có những vụ kiện công ty bự vẫn thua kiện như thường. Nếu như nói rằng nó dùng tiền lũng đoạn cả thẩm phán thì chắc chắn nó phải luôn thắng, không thể nào thua. Nhưng nó vẫn thua. Obama ngay hôm qua cũng phải làm theo quyết định của tòa án tối cao đó thôi. Sự công bằng hoặc thượng tôn luật pháp không phải là tuyệt đối vì không có ở đâu anh có sự công bằng tuyệt đối cả, nhưng tôn trọng hiến pháp ở đó là có tồn tại. Và đó là gốc rễ của sự thành công của nước Mỹ ở mặt phát triển.
9. Em xin ví dụ cho anh, ở đó con anh hai chị ba vi phạm luật pháp vẫn phải ra tòa. Ở nước khác, thẩm phán thấy con anh hai không dám phán vì nếu sai ý anh hai, anh hai sẽ sa thải thẩm phán ngay ngày hôm sau. Bạn bè của con anh hai nó thấy anh hai vi phạm luật mà không tòa án / cảnh sát nào dám đụng nó sẽ dựa hơi con anh hai, nó sẽ coi thường luật pháp. Có gì nó sẽ nhờ con anh hai giúp cho nó.
10. Nhân dân nó thấy đối xử con anh hai như vậy, nó không tin vào sự công bằng của tòa án. Có việc gì, nó thuê xã hội đen nói chuyện. Nó không mang vấn đề ra tòa án phân xử. Đó là lý lẽ rất bình thường trong suy nghĩ của một con người.
Nikonian2006
24-06-2016, 01:49 PM
1. Em xin nói qua một điểm nhỏ về bầu cử ở Mỹ nhe. Chỉ nhỏ thôi.
2. Ở Mỹ có sự cạnh tranh trong chính trị, nghĩa là có tranh giành, ứng cử, vận động thì mới thắng / thua. Sự vận động đó lôi kéo những người dân bình thường tham gia vào ủng hộ ứng viên họ thích (kể cả tình nguyện làm việc cho ứng viên đó đi kêu gọi bầu cử gõ cửa từng nhà. Mọi người hãy xem bài viết tuần rồi ở báo Tuổi Trẻ nói về một du học sinh sang Mỹ học và đi theo một ứng viên đảng dân chủ ở Maryland để vận động tranh cửa trong tiểu bang đó thôi. Bạn sẽ hiểu được sự tham gia của một người dân thường vào chính trị.
3. Khi mà bạn tham gia như vậy, bạn cảm thấy rất vui và hòa mình vào niềm vui của ứng viên chiến thắng. Những lúc bạn tham gia vào bài phát biểu thắng cuộc bạn rất hứng thú, bạn vui như mở hội. Với em chẳng hạn, xem xem những bài phát biểu thắng cuộc của Trump và Clinton cho bầu cử sơ bộ, em cảm thấy không khí ở đó thật là thích.
luciano
27-06-2016, 01:48 PM
Em cảm ơn anh Nikonian và anh Accord rất nhiều.
Cả 2 anh đều đóng góp bài việt thật hữu ích. Trước em có đọc 1 article về việc những năm 1950 các nhà đại tài phiệt bên ngành trồng trọt cấu trúc lại gen của ngô và vận động cho loại ngô đó được bảo hộ về bản quyền, sau đó là hàng loạt các nông trại phải tham gia vào, rồi cả hành lang pháp lý của từng bang: phân phối, nhà băng, siêu thị... Thậm chí em có cả các quan chức lớn trong nội các chính phủ được cơ cấu nhằm tạo ra các sắc luật...
Nikonian2006
29-06-2016, 02:11 PM
Em cảm ơn anh Nikonian và anh Accord rất nhiều.
Cả 2 anh đều đóng góp bài việt thật hữu ích. Trước em có đọc 1 article về việc những năm 1950 các nhà đại tài phiệt bên ngành trồng trọt cấu trúc lại gen của ngô và vận động cho loại ngô đó được bảo hộ về bản quyền, sau đó là hàng loạt các nông trại phải tham gia vào, rồi cả hành lang pháp lý của từng bang: phân phối, nhà băng, siêu thị... Thậm chí em có cả các quan chức lớn trong nội các chính phủ được cơ cấu nhằm tạo ra các sắc luật...
1. Anh đã có đọc dòng trên của em, nhưng như em theo dõi bài của anh đã biết, nếu không có vấn đề gì thêm không bao giờ anh vào anh viết đúng một dòng không có thông tin, phải có gì anh mới viết tiếp, nên đôi lúc anh không trả lời ngay là vậy. Vì anh không muốn bạn nào đã đi vào rồi lại đi ra ngay mà không có cái để đọc.
2. Như anh đã nói với em chi tiết trước đó, khi em ở nước tự do, nó không có khái niệm bọn "phản động" hay bọn xấu chuyên chống phá nhà nước chỉ vì em nói khác đi với người lãnh đạo hay đảng lãnh đạo. Anh nói thật là nếu hỏi anh tiếng Anh phản động dịch là gì anh thật sự không biết dịch vì nó không có khái niệm phản động. Nghĩa là em được tự do bày tỏ suy nghĩ của em về chính phủ yêu, thương, hoặc ghét hoặc không thích. Cũng vì khái niệm rất cơ bản này cho nên mỗi người ở trong đó họ hoàn toàn thể hiện suy nghĩ và hành động của họ họ muốn người lãnh đạo của họ phải như thế nào. Em không có tiền, em chỉ dùng lá phiếu. Em có tiền hay có tiếng nói từ đồng tiền của em là em sẽ nghĩ ra những cách nào có thật hợp pháp để thực hiện điều em muốn.
3. Nó còn sản sinh ra những người gọi là "advocate" hay "lobby" gọi là vận động hành lang cho các vị làm luật để, nếu thành công, tạo ra những văn bản luật theo ý họ muốn. Chuyện này là hoàn toàn có thật. Cái hay của nó ở đó là hiến pháp muốn thay đổi phải trưng cầu dân ý không có ông lãnh đạo nào tự do kéo quốc hội ra sửa hiến pháp theo ý ông ta.
4. Em cứ vô tư lobby tạo ra luật đi, nhân dân khi cần thiết nó có quyền đem điều khoản đó ra tòa hiến pháp để thẩm phán xem có hợp hiến hay không. Không hợp là điều khoản đó không có giá trị. Đó là một quốc gia nó sống theo luật pháp. Cho nên cho dù TT là đảng nào đi nữa, sự phân quyền hoặc trao quyền đã có cho nhân dân ghi trong hiến pháp là không đổi. Anh ví dụ như tu chính án cho phép em được tự dò bày tỏ ý kiến của em ở Mỹ là hoàn toàn không TT nào thay đổi được. Cho dù TT không thích cũng phải nghe. Chuyện này Obama đến VN đã nói rất rõ ràng.
Về vấn đề quốc hội thông qua luật
5. Đây là cái chính mà anh trở lại viết bài hôm nay nhe em. Như em đọc tin ở VN hôm nay đã thấy, quốc hội VN đã thông qua một đạo luật sử đổi về hình sự (cái này cực kỳ quan trọng) 80% thuận mà sau một năm mới phát hiện ra có 90 lỗi sai trong đó, nay phải hủy ngày hiệu lực và làm lại. Đối với một ai mà là luật sư chẳng hạn hay hiểu sâu về cách làm luật, thì đó là một lỗi rất cơ bản. Cái hay ở VN nữa là bị lỗi vậy, không tìm ra ai để chịu trách nhiệm để xử lý. Cho dù người soạn sai, nếu có đọc có tranh luận thì trong lúc tranh luận trước khi bỏ phiếu sẽ phải phát hiện ra.
6. Anh chỉ nói thật sơ qua cho em biết, nếu đã chưa, cách thông qua một đạo luật ở hệ Anh Mỹ nhe. Những người mà là luật sư ở đó thì họ được học chuyện này rất rành. Ở ngoài, thì em có thể xem google rất dễ dàng chỉ là có thể em không hiểu sâu thôi. Link anh gửi ở đây là họ viết cực kỳ dễ hiểu cho con nít đọc cách làm luật em xem thử http://kids.clerk.house.gov/grade-school/lesson.html?intID=17
7. Một dự luật phải có nghị sĩ quốc hội bảo lãnh nghĩa là người này phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chuyện soạn và trình. Sau đó, đọc và trình qua lần thứ nhất ở một viện để tranh luận anh tạm gọi là first reading nhe em. Tranh luận nghĩa là ở viện đó các dân biểu họ sẽ tranh luận từng điều khoản thay đổi với nhau để làm ra lẽ ví dụ tại sao phải có điều này, có hợp lý không. Sau đó bỏ phiếu.
8. Họ tiếp tục trình lên viện thứ hai ở quốc hội, lại làm đúng quy trình đưa lên, đọc và tranh luận tiếp, sau đó bỏ phiếu. Anh hay gọi cái này là second reading.
9. Nếu như cả hai thông qua thì đem lên tổng thống xem để ký ban hành nếu đồng ý. Ở chổ này anh nói đơn giản thôi, bỏ qua chuyện veto. Ngoài ra, tranh luận này là dân vào xem tự do nếu muốn (hay liên quan hay quan tâm) và tất cả tranh luận hai lần nói trên đều ký lục ghi lại rõ ràng lưu trong quốc hội và available online cho dân chúng xem sau này. Luật sư nó rất cần xem cái tranh luận đó để sau này nó dùng để giải thích một điều khoản nếu bị mơ hồ.
10. Vì những thủ tục anh nói, anh chưa bao giờ nghe thấy quốc hội ở đây hoãn thi hành một đạo luật đã thông qua đến 80% mà bị 90-95 lỗi trong hành văn của điều khoản thay đổi.
11. Ngoài ra, nếu em đã chưa biết, rất nhiều dân biểu quốc hội ở nước thượng tôn luật pháp toàn là luật sư học ra từ những trường luật rất nổi tiếng ở đó. Chưa hết, như anh đã nói các bài trong topic này, đa số ứng viên tổng thống Mỹ toàn là luật sư học ở trường nổi tiếng không. Và tại vì như vậy, cho nên khả năng họ ban hành một đạo luật mà bị lỗi hành văn như trên là anh chưa nghe nói bao giờ. Một phần trong đó là tại vì họ là luật sư, trình độ viết văn bản luật là trình độ cơ bản vỡ lòng nhất của họ. Em có thể sai, nhưng em không thể nào mắc lỗi cơ bản, trừ phi em học bậy bạ không có khả năng thật sự ở bằng cấp em có thôi.
Nikonian2006
18-08-2016, 07:03 AM
Các bạn
Mình không update topic này vì thật sự có những ngày mà có thông tin cho topic mình rất bận. Mình theo dõi bầu cử rất thường xuyên nhưng mình không kịp post bài vì lúc mình rảnh xem thì không vào forum viết chỉ xem được.
Tình hình hiện tại trong bầu cử đến hôm nay là Trump liên tục thua trong hầu như tất cả các polls hiện tại và nếu bạn chưa biết, polls trong một thời gian dài nhiều tháng trước khi bầu cử là thể hiện thật sự khả năng thắng / thua của ứng viên không phải để chơi đâu. Trump hiện tại lần thứ hai phải thay đổi người điều hành tranh cử với hy vọng lấy lại tỉ lệ polls và thắng vì nếu như bầu cử Mỹ trong tháng này thì dựa trên polls và so sánh với bầu cử các lần trước thì Trump sẽ thua. Ngày quan trọng sắp đến là 26 tháng 9 tranh luận TT Mỹ lần đầu, nó sẽ còn hai lần nữa vào tháng 10. Đó là một bước quan trọng thể hiện Trump có cứu được mình qua polls hay không.
Hôm nay mình không mở topic mới vì không cần phải làm vậy, mình chọn topic này ngoài việc nói về TTM thì mình nói về Olympics. Mình thấy báo chí VN không nói đến cho nên nếu ai ham thích thể thao và chưa biết bạn hãy tìm xem (kể cả video) nói về Simone Biles vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ và ít nhất xem video dài của ESPN nói về cuộc sống của Biles. Là con mồ côi tử nhỏ không cha, mẹ phạm tội hình sự liên tục đến mức nhà nước phải giành lại đứa bé từ mẹ vì sợ nó nguy hiểm. Lẽ ra phải là một đứa bé hư hỏng nhưng không. Ông nội và vợ kế mang về nuôi và sau khi mẹ bị tước quyền làm mẹ do vi phạm luật ông nội xin luôn làm con, cho nên ông/bà nội hiện tại được gọi là ba / mẹ và họ rất thương nhau.
Nay chỉ mới 19 tuổi đã đoạt hàng chục huy chương đa số là huy chương vàng, 3 lần vô địch thế giới liên tục cho đến hiện tại (chỉ được phép thi đấu từ 16 tuổi), thi Olympics 5 thể loại đoạt 4 vàng một đồng, luôn luôn mĩm cười, từ 4-5 tuổi đã tự nhào lộn khắp trong nhà.
Chỉ cần ba VDV Phelps, Ledecky và Biles Mỹ có số huy chương vàng (5 + 4 + 4 vàng) nhiều hơn rất nhiều quốc gia trên thế giới thậm chỉ cả nằm trong top 10 của Olympic như Hungary chẳng hạn. Biles thi đấu điểm hơn VDV số hai rất xa bởi vì khả năng thực hiện động tác rất khó khăn. Biles nổi tiếng đến mức mà khi em ấy đã nổi tiếng ở Olympic Rio, em ấy từ lâu đã yêu thích ca sĩ (diễn viên) Zac Efron. Sau khi đoạt huy chương vàng thứ 4 hôm qua, Zac bỏ thời gian bay ngay đến Brazil và gặp mặt ngay tại chỗ theo đúng nguyện vọng em Biles.
Nếu các bạn theo dõi TDDC từ lâu thì bạn sẽ thấy môn này HCV trước đây đều thuộc về các nước Đông Âu và Nga vì họ rất nổi tiếng từ rất lâu rồi. Nhưng Mỹ họ đem các HLV này về Mỹ ở và đào tạo VDV Mỹ và họ đạt thành quả đến ngày hôm nay. Hai HLV nổi tiếng của Biles đều là người Đông Âu sang Mỹ sống từ rất lâu.
Accord 2000
29-09-2016, 10:10 AM
Các bác bận rộn nên ko cập nhật topic này hen.
Vừa xong 1 cuộc đối đầu trực tiếp. Các bác có chia sẽ gì ko/
Riêng em có câu hỏi cho các bác rành về luật: vì sao Trump ko công bố hồ sơ thuế? Có gì ko thõa đáng hay sao? Điều này bị bà Clinton đề cập đến.
Em nhớ hình như các ứng viên phải minh bạch tài chính khi tranh cử?
Nikonian2006
29-09-2016, 12:17 PM
Anh accord nói đúng, không phải em bỏ topic mà vì em bận với công việc những topic khác (ngoài ebay) em cũng hầu như không viết được cho nên cả topic này em cũng không viết thêm sau mỗi sự kiện.
Anh accord nhớ là nước Mỹ hiện lại là mộc quốc gia càng tự do chừng nào thì xã hội càng phân rẽ divided chừng đó, nghĩa là cho dù ứng viên của đảng anh có tốt/xấu gì đi nữa thì nói chung anh vẫn ủng hộ và bỏ phiếu cho ứng viên đó (với công dân Mỹ). Cho nên cho dù sau mỗi một mốc quan trọng thì thật sự rất khó để bình luận người thắng và người thua. Em nghĩ anh phải chờ thêm đến cuối tháng 10 đi rồi anh sẽ rõ hơn rất nhiều. Nếu anh sống ở bang solid state (red/blue) thì anh khỏi phải quan tâm đến lá phiếu của bản thân nếu muốn bỏ phiếu cho ứng viên không phải của bang đó vì có bỏ cũng vô ích thôi. Lá phiếu chỉ có giá trị nhiều hơn khi ở bang swing states thôi. Năm 2016 này bang quan trọng nhất là Pennsylvania không phải Florida hay Ohio.
Luật bầu cử Mỹ hiện tại không bắt buộc một ứng viên phải công bố tax returns, đó chỉ là truyền thống đã có từ lâu mà chỉ có Trump hiện tại là không làm theo. Lý do vì sao thì không ai đoán ra trúng cả, chỉ đoán mò. Như đã nói ở trên, cho dù giả sử anh có làm điều gì không phải hay không theo chuẩn đã có đi nữa (miễn là không vi phạm luật có sẵn) thì người ủng hộ đảng vẫn bỏ phiếu cho anh thôi, không có gì phải lo. Cho nên Trump cho rằng đưa ra thì hậu quả sẽ có hại hơn là không đưa ra.
Vào giai đoạn hiện tại, sự cạnh tranh giữa hai đảng là rất gay gắt cho nên nó thể hiện ra ngay trên polls. Thắng/thua nhau chỉ là rất nhỏ ở mỗi precint chỉ vài chục lá phiếu khác nhau thôi. Chỉ cần bao nhiêu đó thắng cộng lại mỗi bang và lấy luôn là số electoral votes của cả bang thì nó sẽ tạo ra sự khác biệt. Đối với Trump hiện tại là phải tấn công cho được một trong hai thành trì của Dân Chủ cố thủ hiện tại là Pennsylvania và Virginia.
Accord 2000
29-09-2016, 11:08 PM
Bầu cử Mỹ thì em ko rành, cứ hóng thôi.
Theo em đoán thì kỳ này Trump có nhiều khả năng thắng. Bởi nước Mỹ qua nhiều kỳ TT cả DC hay CH, đều có chiều hướng đi xuống. Nếu bà Clinton thắng cử thì dự đoán ko có nhiều thay đổi về hướng đi, điều mà nhiều cử tri cũng thấy mệt mỏi khi tìm sự thay đổi.
báo chí Mỹ thì nói Trump là dạng người ko bó buộc vào 1 trường phái nào hết. Bởi vậy nội bộ đảng CH cũng bị chia rẽ vì Trump. Nhưng dân Mỹ có lẽ cần 1 ứng viên như vậy để thay đổi mạnh mẽ nước Mỹ.
ngọc_hương
30-09-2016, 04:36 PM
kỳ này hillary clinton đắc cử là cái chắc..........
GIC101
30-09-2016, 09:05 PM
Mình sẽ bỏ phiếu cho hillary clinton không thay đổi.
roadsinger
01-10-2016, 12:26 PM
Mình có hỏi chơi ý kiến của 1 số người Mỹ , thật sự họ cũng không thích Bà Hillary Clinton lắm .Họ nói Bà không thành thật , xão trá giống như con rắn .. có lẽ dân Mỹ cũng chán ghét chính trị gia .
Nikonian2006
03-10-2016, 09:10 AM
1. Mình trở lại topic nói qua một vài điều cho các bạn nào quan tâm đến bầu của này thì bạn đọc nhe bạn vì bầu cử ở Mỹ kéo dài lắm. Vận động tranh cử cho đến ngày bầu cử cũng khoảng 17-18 tháng, và rất cực, phải hy sinh rất nhiều thứ trong gia đình vì cá nhân phải di chuyển liên tục và làm việc ngoài giờ nhiều cho nên anh không thật khỏe mạnh là rất dễ bệnh.
2. Từ khi mình mở topic lần đầu tiên, nếu bạn nào chưa biết topic bạn đọc lại sẽ thấy, mình đã di chuyển từ ủng hộ cho một ứng viên trở sang mình ủng hộ đều cho ai ứng viên cho nên các bài viết mới nhất mình đều không đứng về một bên nào. Như các bạn ghi ngay ở trên, ở một xã hội tự do bày tỏ quan điểm chính trị như Mỹ, càng ngày sự ủng hộ cho một đảng (bất chấp ứng viên đó tốt xấu ra sao) càng rõ ràng. Chính vì sự ủng hộ tuyệt đối này mới tạo ra cái gọi là "solid state" ở Mỹ nghĩa là một tiểu bang đó nó chỉ bỏ phiếu cho đảng nào đó thôi bất kể ứng viên đảng kia có hay thế nào. Cho nên bạn đừng ngạc nhiên tại sao có người thích Hillary có người khác lại thích Trump.
3. Nếu các bạn có thể nghe được, bạn nên theo dõi 3 cuộc tranh luận trực tiếp còn lại, phó tổng thống ngày mốt (sáng giờ VN), hai tranh luận còn lại TT ngày 9 và 19 tháng 10. Tranh luận rất hay, hoàn toàn không đọc giấy và hoàn toàn không hề biết trước c6u hỏi. Đó là nơi để thử trình độ hiểu biết của ứng viên với khả năng làm TT sắp đến. Những người chưa biết sẽ bầu ai họ rất quan tâm cho nên bạn thấy một debate của họ mà cả hơn 100 triệu người theo dõi trực tiếp (truyền hình + youtube) là con số rất lớn. Toàn cả thế giới theo dõi, không phải chỉ có Mỹ. Sự cạnh tranh cho TT rất gay gắt (và nên là như vậy) để cho bạn thấy tại sao ứng viên nó lên làm TT là rất giỏi so với người thường, tại vì xã hội của nó tạo ra cơ chế cạnh tranh tự do và gay gắt. Nếu không xem trực tiếp được thì xem youtube sau đó để ít nhất bạn hiểu bản lĩnh của TT của họ ra sao.
4. Trump cần phải thắng Florida là ít nhất cho dù thắng cũng chưa chắng thắng cử, cho nên nếu bạn thấy Trump thua Florida là rất mệt. Hiện tại cạnh tranh ở đó rất gắt gao và trong tháng 10 hoàn toàn có thể thay đổi lợi cho bên nào chỉ trong khoảng 5 tuần còn lại của tranh cử. Cũng trong tháng 10 này, bạn sẽ thấy Barrack và Michelle bỏ nhiều thời gian ra đi tranh cử cho Hillary đây là một tiền lệ chưa hề có là TT hiện tại bỏ thời gian ra tranh cử cho ứng viên. Bà Michelle rất được ưa chuộng. Các bài tranh cử của bà gần đây cho Hillary bà nói rất hay. Và cũng qua đó, bạn hãy nhìn thử trình độ nói chuyện của một người mà chỉ là vợ TT mà thôi, thì đừng nói chi đến trình độ của TT của nó. Chính vì trình độ giáo dục của nó như vậy cho nên nước Mỹ mới như hiện tại.
Nikonian2006
06-10-2016, 06:29 AM
1. Đây là năm đầu tiên duy nhất mà mình xem trực tiếp tất cả các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ kể cả PTT ngày hôm qua. Mình chỉ xin lỗi là mình không có nhiều thời gian viết cho topic hiện tại nhưng mình sẽ cố gắng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 mình sẽ viết nhiều cho topic. Khác với ngày xưa hiện nay do kỹ thuật và trình độ phát triển, các trung tâm lập thăm dò gọi là polls ở Mỹ mà lớn đều rất tin tưởng khi dự báo cho bạn biết trước ai sẽ là tổng thống Mỹ sắp đến. Ở những nơi này, polls càng dần về ngày bầu cử khả năng dự đoán càng chính xác chỉ sai số electoral votes rất ít.
2. Sau khi bạn xem mỗi lần tranh luận, bạn chờ khoảng một tuần bạn sẽ thấy polls thay đổi như thế nào và nó thật sự thay đổi chứ không phải người Mỹ họ làm cho vui đâu, họ làm có phương pháp giải thích rất rõ ràng trên website cho bạn hiểu về khả năng tin tưởng của nó.
3. Khi nói chung, cho đến hôm nay, bạn nhớ như thế này. Giả sử là Trump không thể nào tấn công vào các bang màu xanh gọi là solid state dành cho đảng dân chủ (bạn nhớ là trong 6 lần bầu cử vừa qua các bang solid states cho hai đảng đều không thay đổi) nghĩa là bất chấp ứng viên là ai nó vẫn bầu cho đảng của nó. Đó là do đảng nó xây dựng hệ thống trong bang đó không thể thay đổi được, bất kể bạn là ai giỏi hay dở. Vào ngày bầu cử bạn chỉ cần để ý hai bang Florida FL và Pennsylvania PA.
4. Nếu Trump thua ở FL thì coi như xong không thể nào đạt 270 phiếu. Clinton có thể thua FL nhưng phải thắng PA. Nếu Trump không thể nào thắng PA thì khả năng hơi khó và phải xem có tấn công được vào bang màu xanh nào khác không, kể cả phải thắng Colorado. Đừng có quan tâm đến popular votes hay national polls dành cho cả nước. Bầu cử Mỹ là chỉ xem ở swing states thôi nghĩa là chỉ vài bang nhỏ thôi nó có thể thay đổi cả cục diện. Một đại đa số người Việt ở bang CA và TX chẳng hạn, hai bang này là solid states CA cho xanh và TX cho đỏ cho nên cho dù họ có muốn thay đổi gì đi nữa thì bang của họ cũng bầu cho đảng của họ không thay đổi được gì đâu. Nghĩa là ví dụ bạn ở CA bạn ghét Clinton bạn cũng không làm gì được, bang này sẽ bầu cho Clinton.
5. Ở Mỹ, giáo sư Allan Lichtman (google xem) đã đoán đúng ai thắng trong hơn 30 năm qua. Ông ta nói Trump sẽ thắng lần này. Trong khi đó, chúng ta có hệ thống polls (chỉ là một trong số ít nơi cung cấp dự đoán chính xác dựa theo polls) của Gott and Colley. Link trong đây sẽ cho bạn biết khả năng thắng cử năm nay http://www.colleyrankings.com/election2016/. Từ năm 2004 đến nay họ dự đoán sai số rất ít và dự đoán đều cho biết Clinton sẽ thắng. Nghĩa là hai người này nói ngược với nhau và chúng ta chờ xem ai sẽ đúng ai sẽ sai.
6. Trong tháng 10, Clinton sẽ thua khi nào có một sự kiện nào thật lớn làm thay đổi hướng polls cho nên đây là ẩn số trong 30+ ngày đến không biết, chúng ta phải chờ xem. Polls sẽ chính xác nhất vào ngày đầu tháng 11 nghĩa là lúc đó không thể nào có sự ngạc nhiên thay đổi nào cả.
7. Ngày hôm nay, thị trường cá độ (betting) đều cho thấy khả năng thắng của Clinton là 81% và con số này sẽ thay đổi tùy theo tư cách ứng viên.
8. Tranh luận PTT thật sự không làm thay đổi polls, nếu có rất ít và cho thấy sự quan trọng của vai trò TT hơn là PTT trong tranh luận. Sự thể hiện của ứng viên TT trong tranh luận với khán giả ngồi xem trong khán đài đều là những người trẻ được chọn là và chưa biết chọn ai sẽ ảnh hưởng đến polls và khả năng thắng cuộc sau đó.
9. Tranh luận TT còn hai dịp nữa cái tiếp theo là CN này và chắc chắn nó sẽ làm thay đổi polls.
Nikonian2006
11-10-2016, 08:09 AM
1. Mình gửi một vài dòng quan trọng trong topic cho ai không theo dõi sát hay trực tiếp bầu cử ở Mỹ mà chỉ xem báo ở VN vì báo ở VN không đủ để cho bạn thấy hết tất cả vấn đề? Tại sao, tại vì báo VN dịch lại theo mỗi tờ báo Mỹ mà báo ở Mỹ là có quan điểm chính trị rõ ràng có nhiều tờ báo lớn thân mỗi đảng khác nhau và bài viết của nó sẽ thiên vị khác nhau, cho nên người nào muốn xem phải xem nhiều loại báo thì mới có thể hiểu được toàn bộ vấn đề.
2. Sau bài viết trên của mình thì một quả bom nổ ra vào ngày thứ 6 ở Mỹ cách đây vài ngày là cái băng video ghi hình năm 2005 về Trump với câu nói mà nếu bạn xem twitter bạn sẽ thấy từ hash #puxxygrabber (chữ xx trong từ thay bằng chữ ss) được tweet nhiều nhất vào lúc đó thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến vấn đề đó là xuất phát từ câu nói của Trump grabb them by the pxxxxx.
3. Qua sự kiện đó, nó cho bạn thấy sức mạnh thật sự của báo chí Mỹ chỉ cần một bài báo thôi có thể thay đổi cả một người có thể làm tổng thống Mỹ, mà ở đây là tờ Washington Post. Bài báo về khả năng trốn thuế của NYT đưa ra trước đó cũng là bom nhưng chưa đủ mạnh như quả bom này, đó là vì quả bom mới nó ảnh hưởng đến rất nhiều phụ nữ ở Mỹ, mà quan trọng nhất là những phụ nữ mà họ vẫn còn đang suy nghĩ vào lúc đó sẽ bỏ phiếu cho ai.
4. Vào lúc hiện tại mình viết bài, kết quả polls của Trump chưa thể hiện được hậu quả từ quả bom trên cho nên bạn có xem thì bạn chưa thấy được. Mình cho rằng trong khoảng 1-2 tuần nữa sẽ có một sự kiện lớn nữa nổ ra xuất phát từ hậu quả của quả bom này.
5. Hillary là một người rất may mắn và ông Gingrich nói rất đúng, nếu Trump là một chính trị gia thật sự như bao người tốt của DCH thì Trump đã có thể chiến thắng rất dễ dàng bởi vì dân Mỹ luôn luôn sau 8 năm đều muốn thay đổi đảng lãnh đạo, chuyện này là lịch sử bầu cử đã thể hiện rõ. Trump luôn luôn đưa ra những lời phát ngôn từ miệng mà tự hủy hoại chính mình. Quả bom trên nổ ra vào lúc có những thông tin xấu lòi ra về Hillary nhưng không ai để ý và nâng tầm lên cả, mọi người đều hướng về puxxygrabber và hàng loạt nhân vật có uy tín trong DCH bỏ Trump.
6. Chúng ta chờ thêm khoảng 5 ngày nữa polls sẽ thể hiện rõ hậu quả của quả bom nói trên. Như đã nói, Trump cần phải thắng hai bang PA và FL (xem bài trước). Hiện tại polls ở hai bang này là đều màu xanh thiên về đảng DC. Chúng ta còn 29 ngày nữa.
7. Mình chỉ lập lại cái đã nói, sự dân chủ rất cao của nước Mỹ hiện tại đã làm cho vấn đề tranh cử của hai đảng rất dữ dội thể hiện ra bằng nhiều chiêu đòn rất ghê gớm. Đó là tại vì xuất phát từ tính competitive quá mạnh giữa hai bên mà ra. Tại sao, tại vì ở xã hội tự do đó, ai cũng muốn thể hiện suy nghĩ của mình và họ đều đứng ra bảo vệ ứng viên của mình cho dù UV kia có bất cứ vấn đề gì. Điều đó làm cho tranh chấp càng dữ dội thêm, dứt khoát không chịu thua.
Nikonian2006
11-10-2016, 08:18 AM
8. Đối với ai mà không hiểu rõ bầu cử Mỹ và tự hỏi rằng, quái tại sao Trump nói như vậy mà nhiều nhân vật chủ chốt của DCH đột nhiên hoặc tuyên bố rời bỏ không bỏ phiếu cho Trump nữa hoặc tuyên bố rõ ràng Trump phải bỏ cuộc ngay. Lý do là thế này:
- Nếu như thời gian mà còn cho phép thì Trump bỏ cuộc DCH khác lên thay thế ticket thì khả năng thắng Hillary mới có thể xảy ra. Nếu không như bây giờ là có thể nhìn thấy trước không thể, tự nhiên DCH dâng White House cho Hillary. DCH thật sự đã bàn và thật sự muốn bỏ Trump thay người nhưng mà thời gian quá trễ. Trump đã có tên trên phiếu bầu và nhiều người Mỹ đã đi bầu, không thể nào đủ thời gian trong 29 ngày để thay đổi, khi Trump không chịu tự rút. Mà mình nghĩ bây giờ mà có rút thì cơ hội thắng vẫn thấp vì không đủ thời gian tranh cử.
- Quan trọng hơn là những nhân vật có tiếng DCH kia nó đang vào lúc tranh cử cho ghế thượng viện (cùng ngày bầu cử TT) nếu nó không lên tiếng nhảy ra là dân Mỹ sẽ bỏ nó bầu cho đảng DC. DCH sẽ mất luôn cả thượng viện. Cho nên ngày hôm nay Ryan mới tức tốc bàn kế hoạch bảo vệ đa số của DCH ở Hạ Viện là vậy, không thể nào để cho DDC lấy hết cả ba.
9. Nghĩa là bầu TT và Thượng Viện nó ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chứ không phải DCH lên án Trump là chỉ vì ý nghĩa của câu nói kia.
apham
11-10-2016, 07:52 PM
Bài phân tích tổng quát súc tích và quá hay anh Vũ ơi. Đọc qua vài posts của anh mà có giá trị hơn nhiều tin báo ở VN đăng.
thuytram_dep
11-10-2016, 09:44 PM
Dân Việt ta ở trong nước bàn luận thoải mái và quan tâm nhiều đến bầu cử TT Mỹ; trong khi lại thờ ơ và bàn kín về bầu cử ĐH Đảng và Quốc Hội nước ta... Haizzzz
Em còn nhớ tháng 11/2008, em đi cùng đoàn khách Canada gốc Hong Kong, đang đi tham quan ở Hạ Long, sáng hôm đó em đi cùng đoàn đi thuyền tham quan Vịnh Hạ Long, sau khi tham quan Hang Sửng Sốt xuống tàu thì anh thuyền trưởng hô to "Obama thắng cử rồi...", tất cả mọi thành viên (khách, HDV và thuyền viên) đều châu đầu vào xem tin tức trên TV (thời đó 3G chưa phát triển như giờ). Thế đấy...
Kỳ này, em nghĩ bà Hillary Clinton sẽ thắng cử, tuy nhiên chắc chỉ được 1 nhiệm kỳ.
hatcat141
11-10-2016, 10:28 PM
Dân Việt ta ở trong nước bàn luận thoải mái và quan tâm nhiều đến bầu cử TT Mỹ; trong khi lại thờ ơ và bàn kín về bầu cử ĐH Đảng và Quốc Hội nước ta... Haizzzz
Em còn nhớ tháng 11/2008, em đi cùng đoàn khách Canada gốc Hong Kong, đang đi tham quan ở Hạ Long, sáng hôm đó em đi cùng đoàn đi thuyền tham quan Vịnh Hạ Long, sau khi tham quan Hang Sửng Sốt xuống tàu thì anh thuyền trưởng hô to "Obama thắng cử rồi...", tất cả mọi thành viên (khách, HDV và thuyền viên) đều châu đầu vào xem tin tức trên TV (thời đó 3G chưa phát triển như giờ). Thế đấy...
Kỳ này, em nghĩ bà Hillary Clinton sẽ thắng cử, tuy nhiên chắc chỉ được 1 nhiệm kỳ.
Bầu cử ở VN bầu cho có, phiếu có tác dụng gì đâu, bàn làm gì.
Nikonian2006
12-10-2016, 07:47 AM
1. Cám ơn anh apham, em TTD và anh hatcat đã tham gia và theo dõi topic, tất nhiên em hiểu là ở VN không có nhiều người theo dõi bầu cử Mỹ thật chi tiết cho nên khi em viết bài em chỉ nói những gì mà bạn không thể nào đọc ở báo VN. Như đã nói, phóng viên báo ở VN chỉ đơn giản là kiếm bài báo nào đó ngồi dịch ra post cho các bạn xem. Chúng ta biết báo ở Mỹ là tự do bày tỏ quan điểm, nhưng điều đó không có nghĩa là nó trung lập và không đứng về một đảng, cho nên khi bạn đọc bài dịch tiếng Việt ở báo VN bạn sẽ không biết rõ tờ báo đó là bênh vực đảng nào. Một tờ báo thiên vị ở Mỹ kể cả báo lớn nó chỉ nói điểm xấu của đối phương và điểm tốt của ứng viên của nó, cho nên nó rất thiên vị.
2. Không phải là phóng viên VN không có trình độ đọc hết để hiểu và viết một bài ra không thiên vị về bầu cử Mỹ mà vấn đề là cơ chế ở VN không cho họ làm vậy. Đầu tiên là họ viết cái gì còn tùy thuộc vào anh hai có muốn nghe hay không, nếu không muốn nghe là viết xong phải gỡ bỏ. Tiếp theo là họ phải dành rất nhiều thời gian đọc nhiều tìm hiểu sâu giỏi tiếng Anh thì họ mới có thể hiểu sâu và viết sâu được. Câu hỏi là có đáng đồng lương nhận lại được hay không? Có đáng bỏ ra bao nhiêu công sức không? Ngoài ra, hiểu sâu quá viết lên báo VN nói về dân chủ lại coi chừng anh hai cho vào tù nhẹ hơn rút thẻ nhà báo lại phiền. Những cái đó vô tình làm cho chất lượng bài báo ở VN giảm hẳn, trình độ người viết hiểu sâu về bầu cử Mỹ thật thấp hoặc nếu có thì cũng không dám thể hiện qua bài viết.
3. Mình nói thêm cho bạn theo dõi về bầu cử mà bạn không đọc ở báo VN được:
- Hiện tại chỉ có vài thăm dò polls đưa ra sau sự kiên quả bom video "grabber" của Trump hôm cuối tuần. Trong đa số mới ra đó, cho thấy Clinton dẫn rất xa ở mức mà chỉ trong 28 ngày còn lại là trong lịch sử chưa có ai bao giờ bám theo được. Tương lai không thể nào nói trước, cho nên chỉ trừ phi Clinton bị cái gì ghê gớm lắm trong 29 ngày thì Trump không thể nào catchup. Khoảng cỡ thứ 6 mình sẽ viết lại cho biết polls hiện nay ra sao vì lúc đó bạn sẽ thấy hậu quả của quả bom nổ cho Trump là sẽ ra sao.
- Như đã nói ở trên, nếu như Trump không phải là người luôn tạo ra "unforce errors" nghĩa là làm lỗi mà không phải do đối phương gây ra thì cũng giống như bầu sơ bộ trong DCH, Trump sẽ đã có thể thắng cử tháng 11 dễ dàng (giả sử bầu cử hôm nay tương lai 29 ngày chưa biết). Clinton có rất nhiều vấn đề để nói, kể cả trong tuần này về việc bọn Nga hacked email mà dân chúng họ không quan tâm bằng quả bom puxxygrabber của Trump. Nói cách khác hơn, tình trạng hiện tại là bây giờ chỉ chọn một trong hai người mà nó tốt hơn người kia, xứng đáng hơn người kia chứ không có sự lựa chọn khác hơn. Nếu không thích thì hoặc đi bầu trong đó ghi trong phiếu là ví dụ gạch tên Trump ghi tên Pence vào trong đó (phiếu không hợp lệ) nhưng ít nhất cũng cho thấy có đi bầu. Hoặc là ở nhà không bầu.
- Việc em TTD nói chỉ một nhiệm kỳ ở trên, theo mình nghĩ là nếu Clinton lên, thì phải xem 4 năm làm TT thế nào đã rồi sẽ biết ra sao thôi, nói như thế là còn sớm lắm. Một người không hề có vết như Obama hay Bush con kia khi thắng cử mà làm TT vẫn có vấn đề thì cách tốt nhất để xem làm TT thế nào là phải xem làm việc trực tiếp, không nên suy đoán.
4. Nếu ai chưa quen, sẽ thấy bầu cử TT ở Mỹ rất dơ bẩn, tất cả xấu xa của UV đều phải đưa ra cho mọi người xem. Bạn nghĩ thế này, ở xã hội tự do bạn tranh cử bạn muốn làm gì bạn làm miễn là đừng phạm pháp, không luật pháp nào cấm bạn đưa cái xấu của bên kia ra cho mọi người xem. Quan trọng là cử tri nó thấy thế nào và nó bỏ phiếu chọn ai. Qua năm nay, mình thấy là xã hội Mỹ rất tự do và càng tự do, mâu thuẫn xung đột giữa ứng viên và ủng hộ của ứng viên rất gay gắt. Bạn nào xem tranh luận lần hai sẽ thấy rằng lời lẽ rất gay gắt.
5. Mặt tốt của việc đó là chính sự cạnh tranh gay gắt như vậy sẽ cho ra người thẳng cử là người tốt nhất (tương đối) vào lúc bầu cử và nó sẽ có lợi cho cả nước Mỹ.
6. Các bạn nên xem những bài phát biểu đầu tiên của BTC ngay trước mỗi lần tranh cử (lần cuối ngày 19 tháng 10) để bạn hiểu lý do tại sao họ bỏ ra rất nhiều tiền vài triệu USD để tổ chức tranh luận trực tiếp. Mình không giải thích, muốn bạn xem rồi bạn sẽ hiểu tại sao. Ý nghĩa rất hay kể cả Singapore đang cho người đi sang Mỹ học hỏi.
7. Sự phân chia đảng phái ở Mỹ là rất lớn cho nên rất khó khăn cho bạn đạt sự ủng hộ trên 50% số phiếu, người ủng hộ vẫn bỏ cho ứng viên của họ bất kể tốt / xấu ra sao. Cho nên bạn chỉ thấy bầu cử ra 95-98% ủng hộ ở những nước nào mà nó áp đặt lên bầu cử mà thôi, và con số này càng cao thì thể hiện xã hội đó càng giới hạn quyền được nói và thể hiện chính kiến, không hay ho gì đâu.
8. Và cũng chính có sự ủng hộ và cạnh tranh kia cho nên vào mỗi đêm bầu cử sau khi có kết quả, bạn sẽ thấy rất tuyệt vời và sự vui sướng như lễ hội của bên thắng cử. Đó là cảm giác mà bạn không thể nào thấy được ở VN đâu. Bầu xong, ai thắng ai thua chẳng ai nói đến câu nào. Không có nước nào hoàn hảo cả đâu kể cả Mỹ nhưng sự gian khổ của hai ứng viên trong 17 tháng trời tranh cử liên tục là rất đáng kính trọng. Đây là lý do vì sao mình khẳng định lại là mình hoàn toàn không ủng hộ ứng viên nào trong topic, ai thắng đều là hay cả cho nước Mỹ vì đó là do chính dân Mỹ chọn ra, chọn đúng / sai là họ sẽ chịu trách nhiệm với lá phiếu của họ.
9. Bầu cử Mỹ cả thế giới đều theo dõi, và kể cả bọn Nga đang định thử dùng hacking gây ảnh hưởng kết quả có lợi cho nó, bởi vì ai thắng đều sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến cả nền kinh tế thế giới kể cả VN.
Nikonian2006
12-10-2016, 07:59 AM
10. Sau khi mình viết ở trên thì mình nghĩ là mình nên viết thêm giải thích cho bạn thấy là tại sao ở Mỹ bầu cử TT kéo dài khoảng 17 tháng bạn xem thấy toàn là những trò dơ bẩn nói xấu tư cách của nhau. Tại sao lại như vậy?
11. Theo kinh nghiệm mình theo dõi mà có thể chưa chính xác, đó là vì một bên nó không còn cách nào khác để dìm hàng đối phương. Sau khi nó đã nói ra sự khác biệt của nó khi điều hành đất nước rồi, nó muốn chứng minh tiếp cho cử tri thấy là đối phương không đủ tư cách làm tổng thống, thì cách tốt nhất là đi kiếm cái xấu xa của tên kia đưa ra cho cử tri thấy. Bên kia nó bị tấn công cá nhân, nó buộc lòng phải tìm ngược lại và tấn công ngược lại. Ở mặt khác là vì nó rất competitive, nó muốn thắng nó không muốn thua cho nên buộc lòng nó phải tìm đủ mọi cách luật cho phép để tấn công thằng kia.
12. Chính vì vậy, cho nên có người tự hỏi quái tại sao Trump lại đem chuyện xấu của Bill Clinton ra vào lúc này, đó là tại vì nó muốn tìm ra điểm xấu tương tự về tư cách của Hillary mà nó kiếm không ra, cho nên phải kiếm cái nào khả dĩ gần ra để nó nói. Vấn đề là cử tri nó xem việc đó có hiệu quả hay không, cho nên tùy. Người mà ủng hộ Trump thì xem đó là đúng, người ủng hộ Hillary xem đó là không nên vì Bill có ứng cử đâu chẳng ăn thua. Đây không phải là tòa án, cho nên không ai đứng ra phán xét đúng hay sai cả. Luật pháp cho phép tự do tấn công cá nhân. Cho nên bầu cử ở Mỹ là những cái xấu đều bị vạch trần đầy đủ. Ai cũng có cái xấu cả.
dongsinh
12-10-2016, 04:50 PM
Hôm nay mới biết có topic này , đọc hết 13 trang thật thú vị khi thấy các bạn thảo luận một sự kiện mà có thể ảnh hưởng nhiều đến thế giới và xứ mình . Rất thích các bình luận của bạn Nikonian2006 rỏ ràng khúc chiết ,thật đúng một luật sư có tầm . DS ủng hộ và nghĩ bà Hillary sẽ đắc cử , nhưng giờ chót sợ còn nhiều bất ngờ . Ngài Xì Trum mà lên thì thế giới vốn đang lộn xộn rồi sẽ hổn loạn thêm .
hatcat141
13-10-2016, 02:04 AM
Các bài của bác Nikonian viết rất chi tiết và nhiều thông tin đáng tham khảo. Cảm ơn bác!
ngọc_hương
13-10-2016, 12:57 PM
lần tranh luận thứ 2 vừa rồi sao thấy 2 ƯCV chưởi nhau dữ quá ?? chả lẽ muốn làm tổng thống Mỹ thì đều phải vậy sao !!!!!!
Trump có cái hay là làm cho người ta cũng bị cuốn vào phong cách chợ búa của mình. Em xem lần 2 thì thấy cô ấy có vẻ lúng túng vì bị anh ấy công kích dữ quá. Anh ấy cũng cho rằng lúc nào anh ấy nói cũng bị ngắt lời, chứ ko phải cô ấy [:)]
Nikonian2006
14-10-2016, 07:21 AM
1. Anh dongsinh cám ơn anh về chữ có tầm, em xin giải thích thêm cho anh hiểu. Trình độ đào tạo ls ở các nước theo hệ common law rất khác biệt so với ở VN. Trường luật ở VN ngoài việc dạy những môn rất hay như triết học và lịch sử đảng, bỏ qua hoàn toàn khái niệm về tranh chấp quyền trong hiến pháp (vì không có tòa án hiến pháp), thì chương trình nó đào tạo ra cho sinh viên trở thành cán bộ tư pháp chứ không phải đào tạo ra một luật sư thật sự. Vì sự khác biệt đó, cho nên cái mà em muốn nói với anh là nếu như anh quen nhìn thấy chất lượng sinh viên luật ở VN thì anh sẽ cho rằng sv luật (đây là em chỉ nói ở mức sinh viên) ở xứ tư bản có tầm. Tầm đó không phải là do họ tự có đâu mà chính là do trường đào tạo cho nên không có gì lạ cả, ai mà đã có thể học được và ra hành nghề thì đều ở chuẩn thấp nhất là tầm như anh nói. Chuyện này bình thường thôi, nghĩa là còn nhiều người bản xứ còn trình độ hơn. Và cũng là lý do giải thích cho anh hiểu tại sao đa số những người ra tranh cử cơ quan hành pháp và lập pháp ở các nước như Mỹ đều là luật sư. Thậm chí xướng ngôn viên truyền hình như Megyn Kelly của Fox News cũng đã luật sư. Những người bản xứ là luật sư họ giỏi hơn rất nhiều.
2. Về việc có bạn hỏi tại sao tranh cử Mỹ những việc đem chuyện xấu của nhau ra cho thiên hạ biết lại càng phổ biến, mình nghĩ mình đã giải thích từ lâu trong topic, mình không giải thích lại chi tiết hơn, mình nói ngắn lại:
- Tại vì rất có thể bạn sống ở nơi mà không có cạnh tranh chính trị không có tranh cử trong thời gian rất dài (18 tháng) để được bầu làm lãnh đạo cho nên bạn chưa bao giờ thấy ở đó có những kiểu bêu xấu như ở Mỹ, bạn cho rằng rất lạ. Đó là chuyện rất bình thường và luật pháp hoàn toàn cho phép. Vì tính cạnh tranh càng ngày càng gắt gao, cho nên bêu xấu và chửi nhau kể cả trong tranh luận trực tiếp ngày càng nhiều, vì nó muốn thắng. Bạn xem thể thao các trận đấu quan trọng bạn thấy cầu thủ nó đánh nhau hay chửi nhau mang một ý nghĩa tương tự. Tại vì tính competitive và muốn phải thắng. Không có gì sai khi đem cái xấu của đối phương ra cả, vấn đề là cử tri nó thấy cái xấu đó có đáng nó quan tâm hay không thôi. Bạn muốn làm gì bạn cứ làm, thậm chí bạn mang Bill Clinton là người không phải đang tranh cử ra bạn nói cũng chẳng sao. Quan trọng là nó có hiệu quả hay không.
- Ở những nước mà không có cạnh tranh, cách nó làm là nó ở trong tối nó đi đêm với nhau vây cánh kéo bè với nhau để lấy phiếu ủng hộ cho nhau khi bên trong nó bầu với nhau. Vì nó làm cái này bí mật và nó giấu cho nên bạn không thấy ra ở trên media thôi, bạn nghĩ là nó sạch sẽ.
- Cái hay của bêu xấu là nó làm cho bạn khi lên lãnh đạo bạn phải chấp nhận nghe chửi, bạn phải chấp nhận sự chỉ trích của người không thích bạn vì đó là lúc mà nó nói thật ra những cái bạn làm chưa tốt. Những người mà họ không thích nghe cái này vì hướng của họ là sẽ bỏ tù bạn nếu bạn chỉ trích họ, cho bạn im miệng bạn lại, vì nó không muốn nghe.
3. Mình cũng đã nói với bạn bài trước, nay nói lại khi gần bầu cử. Chuyện mà một người thích Clinton, hay thích Trump, là chuyện bình thường. Không thể nào có chuyện tất cả (hay 95% phiếu bầu) cho một người đâu. Cho nên khi đọc tin kể cả ở VN đừng ngạc nhiên sao lại có ngừoi thích Clinton, còn lại thích Trump. Đừng tự hỏi tại sao. Mỗi một người kể cả cử tri Mỹ họ thích ai có rất nhiều lý do bao gồm cả họ thấy đảng này lên là có lợi cho chính họ, cho tầng lớp của họ thì họ ủng hộ bất chấp ứng viên kia có bị bêu xấu thế nào. Sự phân rẽ này càng lớn nghĩa là nước đó càng dân chủ, quyền tự do phát biểu càng cao.
4. Bạn sẽ thấy ở Mỹ dân chúng tham gia và quan tâm chính trị rất nhiều so với các nước khác, đó là một điều tốt vì ít nhất họ biết nếu họ sống ở các bang swing state, lá phiếu của họ là quan trọng. Một đại đa số người Việt ở VN thích đảng DC (kể cả Clinton) trong khi một đại đa số người Việt ở Mỹ thích đảng CH. Giải thích rất dễ dàng. Lý do nổi bật nhất với Việt kiều Mỹ là DCH luôn luôn rất cứng rắng với cộng sản. Nó xuất phát từ quan điểm lãnh đạo của mỗi đảng khác nhau. Ngoài ra, chính sách mỗi đảng sẽ ảnh hưởng đến một tầng lớp ở Mỹ. Mình ví dụ, Obamacare được một số người nghèo ủng hộ nhưng những người trung lưu họ sẽ phải đóng thêm tiền bảo hiểm mỗi năm, premium của bạn tăng lên. Bạn muốn biết rõ bạn xem bình luận của Bill Clinton về Obamacare (craziest thing in the world) bạn sẽ hiểu. Nó không perfect. Cho nên mỗi tầng lớp người Mỹ họ sẽ ủng hộ ứng viên khác nhau. Obama được 53% ủng hộ thăm dò Gallup nhưng cũng có 48% không ủng hộ là vì vậy. Đó là xã hội tự do thật sự, tự do bày tỏ quan điểm thích / không thích / chỉ trích lãnh đạo.
Nikonian2006
19-10-2016, 07:27 AM
1. Bạn nào theo dõi và đọc các bài phân tích mình viết đã thấy mình có giải thích cho bạn quan điểm khác biệt của người Việt ở trong Mỹ và ở VN về ứng viên tổng thống Mỹ, nếu chưa biết thì đọc lại bài mình viết. Đêm hôm qua, website gọi là 538 (chuyên vể tổng hợp và phân tích thăm dò bầu cử ở Mỹ, rất phổ biến) viết một bài nói về người Việt ở Mỹ và quan điểm của họ trước đây và hiện tại về việc ủng hộ đảng nào ở Mỹ bạn đọc nếu chưa biết đây là bài viết hay, và bài viết đã đúng với điều mình nói lúc trước đây về vấn đề này trong topic http://fivethirtyeight.com/features/vietnamese-americans-are-no-longer-a-lock-for-the-republican-party/.
2. Ngày mai vào khoảng giờ này sẽ là cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng của năm. Theo mình nghĩ số khán giả xem online vẫn đông nhưng sẽ không bằng lần đầu tiên khi hơn 80 triệu người Mỹ xem truyền hình trực tiếp + xem online qua youtube, twitter và facebook = hơn 100 triệu người xem trực tiếp. Lý do lần này sẽ không nhiều như vậy là vì đa số mọi người Mỹ họ đã hình thành khái niệm họ bỏ cho ai cho nên họ không quan tâm nhiều nữa, họ chỉ xem lại sau đó hoặc xem tin tổng hợp lại thôi. Mình có thử đi kiếm youtube nhưng không thấy sẽ kiếm sau. Mình muốn bạn nếu nghe được tiếng Anh bạn hãy xem phần giới thiệu ban đầu của ủy ban tổ chức tranh luận (không đảng phái) trong đó họ giải thích cho bạn biết vì sao họ sẵn sàng bỏ ra vài triệu USD mỗi lần để tổ chức tranh luận thế này.
3. Mình sẽ viết nhiều hơn khi dần về đầu tháng vì vào lúc đó kết quả thăm dò sẽ rất gần (sai số thật ít) so với bầu thật sự. Mức sai số của nó là vào khoảng 3.4% so với kết quả ngày bầu cử, trong đó website 538 ở trên là một trong những nơi bạn đáng xem bời vì nó tổng hợp, phân tích, lý giải và cung cấp bằng chứng rất rõ ràng tại sao nó có kết quả thăm do công bố ra. Trong 2 lần bầu cử trước đó (8 năm trở lại) sai số của nó là 3.4% như đã nêu. Như mình có nói, chúng ta có dự đoán của giáo sư Allan Lichtman với mức tin tưởng là ông chưa bao giờ đoán sai trong 34 năm qua ai sẽ là TT ông bắt Trump và chúng ta có tất cả số liệu khoa học cung cấp đầy đủ từ thăm dò của Nate Silver cho thấy khả năng thắng hiện tại (nếu bầu cử hôm nay) của Clinton là 88%, Trump 12% thắng. Cái đáng nghi của polls thăm dò là chúng ta còn 20 ngày đến bầu cử thì trong 20 ngày đó không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.
4. Trong hai bên dự đoán trái ngược nói trên, lịch sử đều cho thấy khả năng tin tưởng của hai bên đều cao, chúng ta sẽ chờ xem, kết quả polls sẽ rất tin tưởng về độ chính xác nếu bạn xem vào 1-2 ngày ngay trước bầu cử. Mình sẽ quay trở lại nói thêm về polls vào tuần cuối trước bầu cử.
5. Có một câu kết luận rất hay từ những người mà họ đã đọc rất nhiều tin ở Mỹ về bầu cử để có cái nhìn tổng quát và không hề thiên vị bất cứ ứng viên nào như sau. Cho dù trong tháng 10 này Wikileaks tung ra hàng chục nghìn emails gây hại cho Clinton, nhưng Clinton vẫn dẫn trước khá xa và dường như sự sụt giảm của polls cho Clinton là hầu như không có. Tại sao vậy? Câu trả lời rất ngắn gọn cho tại sao. Tại vì cái miệng của Trump. Bạn suy nghĩ đi, câu này rất thâm thúy.
6. Một lần nữa mình nhắc lại cho ai chỉ có khả năng đọc báo ở VN. Báo đó nó chỉ lấy một bài nào đó nó dịch ra cho bạn xem. Khả năng rất lớn bài báo đó thuộc báo thiên vị một ứng viên cho nên nó hoàn toàn không cho bạn thấy rõ cái nhìn thật sự về tình hình của hai ứng viên. Đừng có chỉ tin vào những tờ báo dịch đó. Mình chưa thấy ở VN trên báo có ai đủ trình độ viết những bài phân tích thật sâu, thể hiện kiến thức thật sâu, và không thiên vị về bầu cử Mỹ bởi vì để làm được điều đó rất khó, phải có sự đam mê chính trị Mỹ, quan tâm sâu và đọc nhiều nguồn tin ở Mỹ.
Nikonian2006
24-10-2016, 08:08 AM
1. Các bạn, hôm nay chúng ta còn đúng 16 ngày nữa là đến bầu cử Mỹ vào thứ 4 ngày 9 tháng 11 giờ Việt Nam. Thấm thoát mà thời gian trôi cũng nhanh thật, một lần tranh cử vận động bầu cử TT ở Mỹ sẽ kéo dài khoảng 17 tháng gần bằng 1/2 so với một nhiệm kỳ. Mình có vài thông tin gửi đến các bạn xem. Như mình đã nói với các bạn, khi bạn đọc báo ở VN, bạn chỉ xem những bài dịch thuần túy từ một tờ báo nào đó ở Mỹ về bầu cử này. Những bài báo đó không thể hiện trình độ và kiến thức đi sâu của người viết cho các bạn thấy vì người gửi bài đó họ không cần phải có trình độ như vậy, cho nên khi mình viết bài cho các bạn trong topic, đó là những bài viết mà bạn sẽ không thấy được ở trên báo VN vì nó không phải là bài dịch và hoàn toàn không phải là lấy từ một bài báo duy nhất nào đó (mà tờ báo đó sẽ đứng về một đảng) để viết cho bạn thấy.
2. Ở Mỹ, bạn có những người ủng hộ ứng viên rất trung thành, bất kể ứng viên đó là tốt hay xấu trong mắt người khác, và chính những nhóm ứng viên này sẽ tạo ra cái gọi là "solid state" (có hai loại là red state cho đảng CH và blue state cho DC). Bạn đọc lại bài mình đã viết cho bạn nếu chưa biết về solid state là gì. Vì những nhóm ủng hộ này, cho dù ứng viên bạn đang thua trong thăm dò thì họ vẫn không tin điều đó, họ vẫn tin tưởng ứng viên họ thắng và vẫn thể hiện quan điểm ủng hộ công khai. Đây là lý do vì sao, kể cả khi bạn đọc một lời comments cuối bài báo ở VN chẳng hạn, bạn đừng ngạc nhiên tại sao có sự phân rẽ trong ủng hộ ứng viên nào. Đây là một điều hay của xã hội đươc tự do bày tỏ chính kiến. Vì vậy, bầu cử ở Mỹ sẽ rơi vào việc quyết định ở số phiếu mà ở những bang "swing" nghĩa là nó không chắc bỏ cho đảng nào vào năm bầu cử.
3. Trong năm nay, hai bang quan trọng là PA và FL (google nếu không biết nó là bang nào) như sau:
- Clinton có thể thua FL nhưng không thể nào thua PA. Bang PA này đã bỏ cho DC từ năm 1988 nghĩa là bản chất là bang xanh solid state nhưng đầu năm Trump đã tấn công vào được trở thành toss up nghĩa là giống như xoay đồng tiền. Cho đến hiện tại, nó đã trở về hướng màu xanh có vẻ an toàn cho Clinton. Chữ có vẻ nghĩa là chưa đến ngày bầu chưa biết chỉ xem thăm dò polls.
- Clinton có thể thua FL miễn không thua PA là vẫn có khả năng thắng cao. Trump không thể nào thua FL. Nếu thua FL là bảo đảm Trump thua toàn tập. Bang FL ở phía đông cho nên kết quả của nó sẽ có thật sớm đêm bầu cử trừ phi số phiếu chênh quá ít vài trăm phiếu. Hiện tại, mức trung bình các polls cho thấy Clinton dẫn khoảng 4% số người bỏ phiếu.
- Utah là bang đỏ solid thế mà từ ngày vào tay Trump vận động cho đến hôm nay khả năng thắng là vào McMullin (độc lập), mất bang này là điều buồn cho Trump vì lẽ ra ở ứng viên CH khác là phải thắng.
- Vì cái miệng của Trump và từ đầu tháng 10 trở đi Arizona và Georgia từ trước nay là bang đỏ solid red, nay quăng ra làm toss up nghĩa là Clinton hoàn toàn có khả năng thắng ở hai bang này. Trong khoảng một tuần vừa qua, Texas từ xưa nay là thành trì của đảng CH. Hiện tại Clinton chỉ đứng sau Trump 4% số phiếu polls nghĩa là hoàn toàn nằm trong khả năng có thể ăn thua với Trump ngay tại thành trì của CH.
- Như mình đã giải thích trong bài trước kia với các bạn về người Việt ở Mỹ tại sao đa số họ lại bỏ phiếu cho đảng CH bất kể ứng viên đảng DC có tốt đến thế nào đi nữa, từ năm 1934 quận Cam Orange County đã luôn luôn bỏ phiếu cho CH. Năm nay, nhờ vào cách vận động của Trump, Clinton đang tiến sát gần đến Orange County cho DC. Cho nên người Việt ở VN đừng ngạc nhiên khi nói chuyện với việt kiều ở Mỹ là công dân Mỹ (có khả năng bỏ phiếu) thấy họ luôn bỏ cho đảng CH.
4. Trong một bài vận động tranh cử hôm cuối tuần ở bang PA, bà Clinton có nói một câu (đại khái) như sau. Là một ứng viên, bạn phải chấp nhận sự chỉ trích của báo chí vì đó là quyền tự do báo chí ở Mỹ một vấn đề rất quan trọng ở Mỹ. Phải tôn trọng nó (hay phải chấp nhận bị chỉ trích). Nếu như ai sống ở quốc gia mà không có quyền tự do báo chí đó thì sẽ thấy được khi có quyền đó là quan trọng thế nào. Đối với Trump, nếu báo nào mà khen ông ta thì ông ta khen hay. Nếu báo nào mà chỉ trích ông ta, ông ta cho rằng "dishonest" và ông ta đã rút thẻ báo chí rất nhiều tờ báo tham gia vào rallies của ông ta.
5. Hiện tại, báo chí Mỹ đang nói nhiều đến việc Trump tuyên bố trong tuần trước là sẽ không công nhận kết quả bầu cử trừ phi kết quả cho thấy ông ta thắng. Chúng ta cứ chờ đến ngày bầu cử sẽ rõ. Trong việc này, người ủng hộ Trump suy diễn khác, người không ủng hộ suy diễn khác.
6. Chúng ta còn 2 tuần, tương lai không thể nào biết trước, polls chỉ là dự đoán, cho nên chúng ta phải chờ xem ai sẽ thắng trong hai người này. Hai tuần nữa thôi, gần đến ngày bầu cử mình sẽ viết tiếp bài cho bạn hiểu về thăm dò vả khả năng tin tưởng của nó. Hiện tại, thị trường mua bán độ (chính thức) cho thấy hơn 90% số người mua độ là cho Clinton thắng, Trump dưới 10%.
Nikonian2006
24-10-2016, 08:24 AM
1. Mình còn một kinh nghiệm quan trọng khi mà bạn xem lời phát biểu hay bạn xem lại tranh luận tổng thống Mỹ (trong ba lần vừa qua). Khi nào bạn nghe Trump nói chuyện rất nice rất nhẹ nhàng không đưa ra những lời lẽ thóa mạ xem thường đối phương (kể cả những người chỉ trích Trump) nghĩa là polls đang cho thấy Trump thắng thế. Ngược lại, nếu như bạn nghe Trump liên tục than phiền bị thiên vị (ví dụ như ông ta luôn luôn than phiền hệ thống bầu cử Mỹ thiên vị, báo chí chính thống Mỹ luôn đứng về phía Clinton để đưa Clinton lên) thì có nghĩa là ông ta đang thua ở phía sau. Khi nào ông ta biết đang thắng ông ta nói rất nice, khi nào ông ta biết mình thua ông ta nói rất gắt lời lẽ mạnh bạo. Bạn nghe lại thử lần tranh luận TT đầu tiên ngày 26 tháng 9 và lần cuối cùng ngày 19 tháng 10 thử xem, từ ngữ sử dụng với Clinton hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, khi ông ta đang thua, kể cả một chương trình TV hai bình thường là Saturday Night Live (SNL), Trump twit một dòng cho rằng chương trình này rất bậy bạ và phải ngưng đi sau khi Balwin chọc cười Trump với việc ông ta nắm bắt phụ nữ ở vùng kín. Đây là chương trình hài chọc cười không phải nghiêm túc, không nói theo ý Trump ông ta cũng đề nghị ngưng. Thế thì khi Trump lên làm tổng thống có quyền trong tay ai nói ngược ý ông ta, hay chỉ trích ông ta, thì sẽ ra sao?
2. Việc mình theo dõi bầu cử Mỹ một thời gian dài trong năm bầu cử này mình đã nhận ra một điều rất hay mà ở các nước phát triển khác không có. Đó là tranh cử ở Mỹ rất dài. Tranh luận 3 lần, trong khi ở các nước khác thường một lần thôi. Mình đã tìm ra lý do và mình cho rằng đó là điều hay. Chính việc tranh cử dài đó nó lôi kéo rất nhiều người tham gia vào chính trị ở Mỹ ngoài số tiền đóng góp, tham gia tình nguyện vào vận động cho ứng viên, đi gọi điện gõ cửa từng nhà ở ứng viên xin họ bỏ phiếu hoặc giúp họ hiểu vấn đề và bầu cho ứng viên. Tất cả những chuyện đó là một điều tích cực làm cho dân chúng không thờ ơ với chính trị và biết được sự quan trọng của lá phiếu của họ bầu ra người lãnh đạo cho họ. Cho nên cho dù Trump hay Clinton, đó cũng chính là người Mỹ họ chọn và họ chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của họ. Ở các nước tự do khác, bầu cử không kéo dài vậy đâu. Cho nên mới có việc tranh luận lần đầu ở Mỹ hơn 100 triệu người theo dõi trực tiếp.
hatcat141
05-11-2016, 02:58 PM
Hi anh Nikonian, việc FBI mở cuộc điều tra đối với Hillary Clinton trong bối cảnh chỉ còn 2 tuần trước bầu cử, theo anh nó có lợi cho Trump nhiều ko? Theo khảo sát trước đó thì HC dẫn trước DT tương đối xa. Tất nhiên em chỉ muốn nghe quan điểm của bác, còn bầu cử thì chỉ consau khi biết kết quả mới chắc chắn, tất cả chỉ là phỏng đoán.
Nikonian2006
07-11-2016, 06:37 AM
Hi anh Nikonian, việc FBI mở cuộc điều tra đối với Hillary Clinton trong bối cảnh chỉ còn 2 tuần trước bầu cử, theo anh nó có lợi cho Trump nhiều ko? Theo khảo sát trước đó thì HC dẫn trước DT tương đối xa. Tất nhiên em chỉ muốn nghe quan điểm của bác, còn bầu cử thì chỉ consau khi biết kết quả mới chắc chắn, tất cả chỉ là phỏng đoán.
1. Xin lỗi em anh đã không thể trả lời sớm hơn. Cuối tuần bây giờ anh rất bận không thể nào có thời gian cho forum được cả. Chỉ khoảng một giờ trước khi anh post bài, và anh tin là em đã thấy trước khi em đọc câu anh trả lời là, tự nhiên FBI gửi thư cho Quốc Hội cho biết là không có bằng chứng mới. Đóng case lại tiếp. Hành động này chỉ diễn ra đúng 2 ngày trước bầu cử.
2. Nhưng anh vẫn trả lời câu hỏi của em vì anh theo dõi polls hàng ngày, về câu em hỏi, tăng giảm polls là câu trả lời trực tiếp nhất với câu hỏi của em. Việc FBI em nói tất nhiên đã có lợi cho Trump nhưng không nhiều em. Như anh có nói với em, những thông tin anh ghi em sẽ không đọc được trên báo VN bởi vì ở VN anh không thấy có ai viết phân tích như vậy, họ chỉ đơn thuần dịch ra đăng tin. Anh lý giải nguyên nhân cho em thấy.
3. Ở Mỹ đối với true supporter của đảng, bất kể ứng viên họ xấu xa thế nào, nói chung họ vẫn trung thành bỏ phiếu vì họ muốn đảng họ thắng. Anh lấy ví dụ cụ thể cho em liên quan đến người Việt ở Mỹ. Từ năm 1934, Quận Cam luôn bầu cho đảng CH bất kể ứng viên bên nào ra sao. Cho nên đó là truyền thống em đừng ngạc nhiên khi thấy họ bầu cho Trump. Cho dù là Hillary hay không Hillary, họ vẫn bầu cho đảng CH. Vào lúc lá thư ra anh nhớ 28 tháng 10, nó chỉ ảnh hưởng một chút đến undecided votes, con số đó vào giai đoạn này đã thấp lắm rồi cho nên nó thể hiện ra ngay trên polls. Clinton chỉ thụt lại khoảng 2% và hoàn toàn không hề xoay trở leading của Clinton. Nó chỉ làm cho mọi người cảm giác tranh cử gần nhau hơn, không clear cut.
4. Hai ngày trước bầu cử hoàn toàn xoay chuyển, lá thư FBI hôm nay sẽ làm cho Clinton tiếp tục tăng cách biệt vào ngày mai và ngày bầu cử.
5. Nếu em theo dõi chi tiết như anh, bầu cử sớm Nevada đã đóng hôm qua thứ 7 giờ Mỹ, đã phải extend thời gian bầu từ 7pm đến 10pm vì votes quá đông. Số người bầu đã 70% tổng số của Nevada chỉ còn khoảng 385K người đã đăng ký sẽ đi bầu. Số phiếu bầu vào cho Đảng DC hơn CH ở Clark County (lớn nhất Nevada) là khoảng 70K phiếu. Họ không bao giờ nói ra đã bầu cho ai, chỉ cho biết của đảng nào vote vào. Dự kiến là 90% trong đó phiếu đó của mỗi đảng sẽ bầu cho Clinton và Trump. Như vậy Clinton thật sự dẫn 63K phiếu (70 - 10%). Ngày bầu cử, trong cái tốt nhất, Trump chỉ có thể lấy lại 50K.
6. Trump cần phải thắng cả 11 swing states bao gồm Nevada và một bang xanh (Michigan, Wisconsin New Hampshire, hay win Maine second district) mới đủ 270. Clinton không cần win Nevada, không cần Florida, Ohio hay North Carolina. Clinton chỉ cần giữ chặt không cho Trump lấy Pennsylvalia, Michigan, Wisconsin, Colorado thì Trump không thể nào lấy được 270. Bây giờ kết quả bầu cử sớm Nevada ra. Với số anh nói trên, Clinton có thể mất cả New Hampshire nếu Trump muốn, Trump vẫn không đủ 270. Hiện tại, Trump không thể nào lấy được Pennsylvania nên ông ta đang tìm đủ cách lấy một bang xanh là Michigan, Colorado, Wisconsin (chỉ cần một). Hiện tại, polls đều thể hiện ông ta ở phía sau trong các bang này.
Dự kiến thắng thua
7. Hôm nay chỉ còn hai ngày, trừ phi lại có bất cứ biến động lớn nào trong 47 giờ đến (ví dụ khủng bố Mỹ) làm cử tri rất lo sợ, dự báo tốt nhất hiện tại của Time là Clinton thắng khoảng 322 votes (chỉ cần 270). Trong năm 2008, họ sai số chỉ 2 votes. Năm 2012, họ sai số bang Hawaii chỉ 4 votes. Trong 5 ngày liên tục vửa qua, dự đoán (vì họ đoán mỗi ngày) 322 không hề thay đổi. Họ đã đoán đúng Clinton lấy Nevada, cho em biết là khả năng khoa học họ đoán đúng ra sao. Họ ghi rõ ràng phương pháp họ làm sao hoàn toàn không hề cảm tính, em google em đọc thử em sẽ thấy.
8. Trước ngày bầu cử anh quay trở lại về dự đoán này. Thị trường cá độ lớn có cả website tổng kết mỗi ngày nó thể hiện thật sự số người mua độ (hợp pháp) bao nhiêu. Số người mua hiện tại đến hôm nay là 88% mua Clinton, 12% mua Trump thắng. Em tự google sẽ rõ. Cái này không xạo, nó thể hiện con số thật sự. Đừng tin báo vnexpress nói nhảm.
Nikonian2006
07-11-2016, 06:40 AM
Anh xin tóm tắt lại một câu ngắn cho ai theo dõi.
Bầu cử Mỹ năm nay không cần theo dõi hết các bang, chỉ cần xem một hai bang:
1. Nếu Clinton thua Pennsylvania, end of story.
2. Nếu Trump thua Florida, end of story. Nếu Trump thua North Carolina, almost end of story.
Chỉ cần xem vậy thôi.
taodan
07-11-2016, 12:31 PM
Bầu cử Mỹ nghe rối tinh lên, nhưng nghe hấp dẫn và hồi hộp đến phút cuối. Cám ơn các bài viết công phu của bác chủ.
Nikonian2006
08-11-2016, 01:07 PM
Mình chỉ gửi vài dòng thật ngắn gọn cho bạn biết nhe, vào giờ này ngày mai chắc chắn các bạn sẽ biết TT mới của Mỹ sẽ là ai. Đối với một số người theo dõi sát sao kể cả mình, thời gian chờ đợi đã quá lâu, và đầy dẫy sự hồi hộp. Một xã hội mà cơ chế của nó vô tình làm cho con người ta quan tâm đến chính trị vì nó muốn dân của nó phải quan tâm đến vận mệnh của đất nước.
Thông số thị trường cá độ lớn nhất thế giới hôm nay cho biết số người mua Clinton thắng là 89% và Trump 11%. Bạn cần kiểm tra lời mình nói chỉ cần hỏi google sẽ hiểu ngay. Dựa trên một ít trang dự đoán (có sơ sở khoa học và có ghi rõ phương pháp họ làm ra sao, như thế này ngay trên website) ở Mỹ cho biết Clinton sẽ giành khoản 300 đến 322 phiếu electoral votes. Trump khoảng 200+. Chỉ cần 270. Sai số (nghĩa là đoán sai) của những trang đó trong hai lần bầu cử trước (trước đó hoàn toàn không có) là khoảng vài votes thôi hay chỉ sai một bang trong 50 bang (đúng 49 bang).
Trong khi đó chúng ta có giáo sư Allan Richtman, 30 năm đoán trúng, đến hôm nay vẫn đoán Trump sẽ thắng, chúng ta chờ xem. Ngày cuối cùng, toàn bộ hầu hết các thăm dò bằng điện thoại live person ở Mỹ đều ra con số (lần cuối cùng) là Clinton sẽ dẫn popular votes khoảng 4%. Năm 2012, Obama thắng cuối cùng 3.7%.
Không ai biết được tương lai chắc chắn 100% cả. Nếu không, sẽ rất giàu. Cho nên dự đoán nào cũng phải có rủi ro cả. Đêm bầu cử mai ở Mỹ là đêm tuyệt vời nhất mà không quốc gia nào trên thế giới có thể mang lại cảm giác đó cho bạn. Mạng xã hội có live feed/video rất nhiều bạn lên xem nhe bạn ví dụ vào live CNN, CBS, Fox News, NBC trên facebook nó sẽ live feed cho bạn free. Youtube live cũng free luôn. Mình sẽ trở lại ngày mai.
Bạn phải luôn nhớ là cho dù ứng viên đảng đó xấu xa thế nào, người ủng hộ đảng đó họ vẫn luôn ủng hộ, cho nên khi bạn nên tế nhị nếu họ thua khi nói chuyện trên public. Đó là sự tôn trọng dành cho nhau.
tnguyen_99
08-11-2016, 09:03 PM
Tôi chưa bầu tổng thống Mỹ bao giờ. Nếu bắt buộc phải chọn chắc tôi chọn ông Trump. Mà ở cái xứ này ko bắt buộc he he.
Cám ơn anh Nikonian2006 đã phân tích.
GIC101
08-11-2016, 10:18 PM
Mình đi bầu TT 6 lần trước ít người không cần xếp hàng nhưng lần nầy không ngờ người đi bầu lại quá đông làm mình phải đi làm trể.
Accord 2000
09-11-2016, 08:17 AM
Em đang xem cnn thống kê số phiếu, đang coi Florida 50-50.
So kè quyết liệt thật, y như xem đá banh
Accord 2000
09-11-2016, 08:38 AM
Texas là bang nhà của Trump, nhưng Clinton đang dẫn khi kiểm 1/2 số phiếu. Quá căng thẳng
Ba Messi
09-11-2016, 09:14 AM
Texas là bang nhà của Trump, nhưng Clinton đang dẫn khi kiểm 1/2 số phiếu. Quá căng thẳng
Trump thắng TX rồi đc 128 phiếu rồi, ai mà thắng được CA gần như Win.
Accord 2000
09-11-2016, 09:18 AM
CA là nhà của Clinton. Ko đánh giá gì được.
Xem những swing states thôi
hungnguyen.photo
09-11-2016, 09:20 AM
Bên lề: có thể thấy năm nay bầu cử Mỹ căng thẳng thiệt. Theo cảm nhận cá nhân, lý do là vì:
1. Thực sự chả có ai trong Hillary hoặc Trump xứng đáng làm Tổng Thống Mỹ cả.
2. Các chính sách tranh cử, thông điệp không thuyết phục được dân Mỹ
3. Trump thì là nhà tài phiệt, nếu làm Tổng thống chắc làm trò cười cho thế giới
4. Hillary CLinton thì chẳng qua cũng sẽ quay lại với các chính sách của Mr. CLinton
5. Nếu e ở Mỹ, em ko muốn Mỹ làm trò cười và sẽ thiên cho Clinton
Accord 2000
09-11-2016, 09:27 AM
Em cũng nghĩ năm nay các ứng viên ko trội, báo Mỹ cũng nói họ thiếu 1 nhà lãnh đạo.
Chả nhẽ nhân tài Mỹ đã eo hẹp thế :D
BinhInfocus
09-11-2016, 09:35 AM
Trump thắng sít sao ở Florida (chênh nhau 1.7% cử tri) làm cho kết quả cuối cùng càng gay cấn.
[Ở ta dân biết trước ai làm CTN, BT, TT, CTQH.. trước bầu cử mấy tháng, khỏi ép tim]
Accord 2000
09-11-2016, 09:49 AM
Hiện tại MI và WI là 2 swing states mà Trump đang dẫn khi kiểm 20% phiếu. Clinton khá khó khăn.
Công nhận cờ lật ngược quá nhanh
Linh Nhu Khoa
09-11-2016, 09:59 AM
Mặc dù đối với em thì ai lên cũng được nhưng mà sao em vẫn hồi hộp quá :-)
Toki60
09-11-2016, 10:05 AM
cụ BinhInfocus lại cứ mang so sánh xứ tự do với xứ ta :chinese:
em nhớ tháng 3/2016, TT, CTQH... tuyên thệ, đến tháng 7/2016 mới bầu cử :evil:
chờ kết quả của bác Trump xem sao ^^
Accord 2000
09-11-2016, 10:06 AM
Xem họ so kè gay cấn hơn xe đá banh nhiều.
Ở trong cuộc chắc run kinh dị lắm.
Trump đang dẫn trước và mình đoán là trump sẽ làm TT. Phút 60 nhưng khả năng là vậy.
Lúc 10h:
Trump dẫn trước Clinton 34 phiếu đại cử tri Trump dẫn trước Clinton 34 phiếu đại cử tri~ thế cờ thật khó đoán.
Thích nhất là công khai - minh bạch cho cả thế giới biết.
Chả giống nhà ta như mèo dấu cứt.
Accord 2000
09-11-2016, 10:27 AM
Cửa cho Clinton đang hẹp, những bang swing đã bị Trump áp đảo.
Dù chỉ kiểm 30-40% nhưng mình thấy khó lật cờ cho Clinton.
vậy là dự báo thống kê đã sai bét.
nguyenhoangvu
09-11-2016, 10:54 AM
Cho em hỏi ở hiện tại Ohio là Trump win với màu đỏ Flip nghĩa là như thế nào ạ?
thuytram_dep
09-11-2016, 11:04 AM
Florida thì ông Donald Trump thắng rồi...
Vậy có thể chúc mừng tân Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ là Donald Trump hả anh Nikonian2006
homidu
09-11-2016, 11:20 AM
Florida thì ông Donald Trump thắng rồi...
Vậy có thể chúc mừng tân Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ là Donald Trump hả anh Nikonian2006
Đọc kỹ lại bài của anh Nikon thì Trump thua FL thì mới endstory, còn Clinton thua Pennsylvania, end of story
Accord 2000
09-11-2016, 11:31 AM
Clinton đang bị thua ở 2 bang quyết định là MIchigan và Wisconsin. Chỉ cần thua 1 trong 2 là Clinton thua trắng
Accord 2000
09-11-2016, 11:33 AM
Phút thứ 75 rồi, khả năng ko cần đá hiệp phụ. Phần thắng cho Trump.
yashicanon
09-11-2016, 11:45 AM
PA là ổ của xanh .mình ở đây nhưng bầu cho đỏ hehe đỏ đang dẫn 228 xanh 2O9
ngọc_hương
09-11-2016, 11:47 AM
trump hình như đang chiếm ưu thế ........
Accord 2000
09-11-2016, 11:51 AM
Trump chính thức thắng ròi, sau khi thắng ở WI
yashicanon
09-11-2016, 11:52 AM
Đỏ lên 244 rồi hehe !!!
skynet
09-11-2016, 11:59 AM
Trump win rồi 254, nhà cái úp sọt:9:
Nikonian2006
09-11-2016, 12:44 PM
1. Hi, các bạn đang theo dõi topic, mình đã chờ đợi cho đến khi nào mình biết kết quả chính thức cuối cùng rồi mình lên viết bài cho các bạn biết luôn. Nhưng cho đến lúc mình viết này, hiện tại vẫn chưa có kết quả chính thức cuối cùng, phải chờ thêm khoảng một giờ nữa gì đó là sẽ có đối với các bạn ở vùng đông Mỹ vãn chưa đến 1 giờ sáng mà vẫn còn chờ được để ủng hộ cho ứng viên của bạn nếu thắng. Mình bận sẽ không viết bài được cho đến thứ sáu mình mới có thể online.
2. Đầu tiên là mình thành thật xin lỗi các bạn trước bầu cử hôm qua mình có ghi rõ ràng những website thăm dò lớn ở Mỹ họ dự báo và như bạn thấy dự báo của họ hỏng hoàn toàn. Mình xin nhận lỗi. Nếu như 1 giờ nữa báo đúng là Trump thắng thì mình chúc mừng các bạn nào đã bỏ phiếu cho Trump hoặc đã ủng hộ Trump. Mình cho rằng ông ta chiến thắng như vậy là rất xứng đáng và mong rằng các bạn ủng hộ ông ta sẽ tận hưởng những phút giây chiến thắng tuyệt vời nhất của bạn vì không phải thường xuyên có. Các bạn đã phải mất gần 17-18 tháng mới có ngày cuối cùng hôm nay, sự theo dõi thật là mệt mỏi và mong rằng sẽ xứng đáng với các bạn.
3. Đây là làn đầu tiên mình theo dõi chặt chẽ bầu cử Mỹ tin tưởng vào dự báo và mình hoàn toàn bị sai, là một bài học cho mình về việc tin dự báo nhưng nó một lần nữa cho thấy cuộc sống phải là bất ngờ và không thể nào biết trước tương lai.
4. Một tổng thống Mỹ sẽ có thể làm thay đổi cả thế giới. Mong là mọi thứ sẽ tốt đẹp như những bạn ủng hộ mong đợi. Chúc mừng các bạn ủng hộ T. Việc chọn ai chỉ phải là việc của công dân Mỹ và phải tôn trọng quyết định của họ vì họ chọn ra vị lãnh đạo cho chính họ không phải ai khác chọn thay cho họ.
Ba Messi
09-11-2016, 01:38 PM
Đã có kết quả ở PA luôn, hết phim rồi.
nguyenphuong
09-11-2016, 01:46 PM
Trump 274, hết phim!
thuytram_dep
09-11-2016, 02:02 PM
Thật sự là thăm dò dư luận hoàn toàn chỉ mang tính tham khảo chứ không có tính quyết định...
Chúc mừng ông Donald Trump trở thành Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ...
taodan
09-11-2016, 02:40 PM
Té ra dân Mỹ chọn "đảng của ta" chứ khg phải bầu chọn TT nào. Chúc mừng tân TT Hoa Kỳ.
nganha132
09-11-2016, 05:45 PM
Khoảng cách khá là xa ạ!
yashicanon
09-11-2016, 06:42 PM
mình trước giờ vẫn bầu cho quân đỏ .kỳ này bầu cho TRUMP để xem 1 người chưa từng làm chính trị sẽ run ra sao ,theo kiểu buss chăng !? thật ra TT mỹ ko phải muốn làm gì cũng được .còn bị QH chi phối rất nhiều ,ko làm ẩu được .hehe có điều bầu doàn thê tử nhà TRUMP toàn người đẹp !!:9::9:
tnguyen_99
09-11-2016, 07:09 PM
mình trước giờ vẫn bầu cho quân đỏ .kỳ này bầu cho TRUMP để xem 1 người chưa từng làm chính trị sẽ run ra sao ,theo kiểu buss chăng !? thật ra TT mỹ ko phải muốn làm gì cũng được .còn bị QH chi phối rất nhiều ,ko làm ẩu được .hehe có điều bầu doàn thê tử nhà TRUMP toàn người đẹp !!:9::9:
Lý do ủng hộ Trump nghe rất chí lý he he
apham
10-11-2016, 06:09 AM
Xong. Mình đã thắng cá cược. Lật kèo báo chí cách mạng đưa tin 1 chiều.
Giá mà báo chí cách mạng quan tâm đến bầu cử VN như ở Mỹ thì hay biết mấy.
Văn Khoa
10-11-2016, 06:40 AM
Hôm nay là một trong những ngày vui nhất của em! Ở xứ Mỹ thì đố ai mị được dân vì họ quan sát rất kỹ và để ý. Dù không nói bằng miệng nhưng họ nói bằng lá phiếu.
Hôm nay là một trong những ngày vui nhất của em! Ở xứ Mỹ thì đố ai mị được dân vì họ quan sát rất kỹ và để ý. Dù không nói bằng miệng nhưng họ nói bằng lá phiếu.
Bác làm sao vui bằng em!
Như bác có nói trong vài trang trước "Trùm mền mới biết rận rệp", có sống ở Mỹ và chịu ảnh hưởng các chính sách của Obama thì mới nếm mùi đau thương, và thấy Obama đã làn tụt thoái nước Mỹ đến mức nào!
Chạy xe ngoài đường em thấy có biển dán sau xe "Vote for Trump. But you don't have to tell anyone." (Bầu cho Trump. Nhưng bạn chẳng cần nói cho ai biết). Thế nên mấy bản thăm dò ngay trong nước Mỹ đưa kết quả sai bét là vậy! Còn nếu không sống ngay tại Mỹ mà bình luận về chính trị Mỹ thì cũng không khác gì "Năm ông mù đi xem voi" về tả lại cho người khác.
Congratulations, President Trump!
Văn Khoa
10-11-2016, 09:21 AM
Ha ha ha! Em có người chia sẻ niềm vui!
Niềm vui không phải vì Hillary Clinton thua mà vui cho cả triệu triệu những người trong những tiểu bang "battleground" thất nghiệp vì chính sách của Obama nói riêng, và Đảng Dân Chủ nói chung.
Điều quan trọng nhất khi sinh sống trong nước Mỹ là công việc. Không có việc là không có gì hết! Và dân chúng trong những tiểu bang này muốn có sự thay đổi mà Obama đã không mang đến và Clinton sẽ chỉ là người nối dõi Obama!
Còn như trong trường hợp bác ASAV, trong 10 BS thì chỉ có một BS bênh chính sách xã hội hóa y tế của Obama. Chín BS còn lại phải làm việc thêm nhiều để có lợi tức bằng trước khi Obamacare ra đời.
Như em đã đề cập trước, mong một phụ nữ lần đầu tiên được làm tổng thống Mỹ đâu đơn giản thế! Bầu một người vào chức vụ quan trọng nhất thế giới vì người đó là một phụ nữ là điều mơ tưởng có thể gọi là sexist. Election has no place for gender equality!
Hôm qua mới đọc được từ page của nhà ta:
"Bầu cử TT Mỹ: Trò hề "dân chủ"
Người dân Mỹ đang bỏ phiếu "bầu cử" Tổng thống Mỹ, dân Việt nô nức xem, nhưng ai cũng nhận ra sự dân chủ giả hiệu của cường quốc chuyên đi ban phát dân chủ này.
Hẳn ai cũng biết, người dân Mỹ không bầu trực tiếp tổng thống Mỹ, mà là Đại cử tri.
Chỉ có 538 đại cử tri bầu tổng thống chứ không phải 300 triệu người dân Mỹ, và lá phiếu của họ, chứ không phải lá phiếu người dân, quyết định tổng thống là ai.
Tiếp nữa, dù ứng cử viên là ai, dù là đảng nào, thì phía sau luôn là các tập đoàn lớn, những tay tài phiệt khổng lồ thao túng chính quyền Mỹ. Nói không ngoa, chính tầng lớp tư sản, chứ không phải nhân dân lao động, là người giật rối tổng thống, diễn nên 1 vở kịch màu mè và sống động hòng lừa mị nhân dân từ mấy trăm năm nay.
Trump hay Clinton, không quan trọng, dù là ai thì giai cấp tư sản, những tay tư bản khủng bố cũng chiến thắng, trái ngược hoàn toàn với đất nước ta, giai cấp lao động làm chủ đất nước".
:)
Văn Khoa
10-11-2016, 09:31 AM
Cám ơn bác L_xu làm cho em mở mắt với một bài báo nhà ta. Theo em, không làm như thế được mà cứ nói "dân chủ đến thế là cùng" mới đúng là trò hề. Thế thì xéo mẹ nó đi chứ đừng sang Mỹ van xin!
Giời ạ! Không có lá phiếu của từng cử tri thì có đâu "đại" cử tri?
crazyfoto
10-11-2016, 11:25 AM
Các bác nghe mấy tờ báo Đảng mần chi chúng nó viết láo lếu với vốn từ ngữ từ 70 năm trước đến nay vẫn cứ không 1 chút thay đổi, cải tiến nào ! đấy là sự thật trước mắt tề. Mấy tên khốn ngáo đảng tê thì cứ bám lấy đảng mà sống thôi, chứ bọn nó mà mất đảng là bọn nó chết đói à, tài cán chi mô mà tự lực gánh sinh tề ! Đến giờ ni mà bọn chúng còn dám dở trò mị dân nữa, thật là mấy thằng hề ngáo đảng ! ĐM, cái tưởng lenin đã bị nhân dân Nga quăng nó vô xọc rác từ mấy chục năm nay rồi mà đám Đảng vừa rồi còn đi dâng hoa tượng Lenin, các bác xem chúng nó có phải là mấy thằng hề diễn trò hề cho dân xem không hỷ !
Donald Trump làm TT Mỹ thì VN sẽ còn bám đít Trung Quốc dài dài ròi, Trung Quốc sẽ gặp thuận lợi nhiều cho con đường bá chủ Châu Á ni.
Hôm qua mới đọc được từ page của nhà ta:
"Bầu cử TT Mỹ: Trò hề "dân chủ"
Người dân Mỹ đang bỏ phiếu "bầu cử" Tổng thống Mỹ, dân Việt nô nức xem, nhưng ai cũng nhận ra sự dân chủ giả hiệu của cường quốc chuyên đi ban phát dân chủ này.
Hẳn ai cũng biết, người dân Mỹ không bầu trực tiếp tổng thống Mỹ, mà là Đại cử tri.
Chỉ có 538 đại cử tri bầu tổng thống chứ không phải 300 triệu người dân Mỹ, và lá phiếu của họ, chứ không phải lá phiếu người dân, quyết định tổng thống là ai.
Tiếp nữa, dù ứng cử viên là ai, dù là đảng nào, thì phía sau luôn là các tập đoàn lớn, những tay tài phiệt khổng lồ thao túng chính quyền Mỹ. Nói không ngoa, chính tầng lớp tư sản, chứ không phải nhân dân lao động, là người giật rối tổng thống, diễn nên 1 vở kịch màu mè và sống động hòng lừa mị nhân dân từ mấy trăm năm nay.
Trump hay Clinton, không quan trọng, dù là ai thì giai cấp tư sản, những tay tư bản khủng bố cũng chiến thắng, trái ngược hoàn toàn với đất nước ta, giai cấp lao động làm chủ đất nước".
:)
Bác quote thì đưa luôn cái tên page cho người ta nhìn và đánh giá chứ nói chung chung báo nhà ta cái gì!
Đảm bảo nhìn cái tên page ngta sẽ ko thèm đọc phần tiếp theo nữa vì ai cũng hiểu được là toàn là trò hề!
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14955941_960340080737797_6418810221039574288_n.jpg ?oh=e4e00a1dc9920771ec46441266bb0376&oe=58D2453C
Accord 2000
11-11-2016, 01:37 AM
Đôi khi em tự hỏi, tại sao người ta ngu muội đến vậy?
Giống thời cách mạng VH của Tàu. Nghe cứ như đùa, cái đoạn đuôi chim ko cho ăn thóc. Em nghe rồi bảo phét, chim mà sao đuổi được vì nó bay trên trời. vậy mà sau này xem youtube, đúng là sức người ghê thật, chim bay mỏi cánh chết luôn :D
nhưng sợ nhất là sức ngu của loài người nó mạnh quá thể, nhiều cái mình nghĩ ko thể xảy ra vì sai nhiều lắm, nhưng nó lại xảy ra và nhiều người tin vào. lạ thật.
Văn Khoa
11-11-2016, 03:11 AM
Viết đi viết lại rồi cũng xóa, thôi em không còn ý kiến gì về những dòng chữ vô nghĩa và ngu xuẩn của ban tuyên giáo ĐCSVN. Thế mà họ là những người đè đầu đè cổ các bác đấy, cho dù trên danh nghĩa, các bác có làm chủ đất nước.
Thua không nản, thắng không kiêu! Không thành công thì thành nhân! Trump không có tài để lèo lái một cường quốc thì bốn năm nữa bầu người khác, dân chúng Mỹ không phải lo. Cái đảng vinh quang, sáng ngời ngời này sẽ cai trị nước Mỹ mãi mãi đâu mà sợ!
Accord 2000
11-11-2016, 03:51 AM
Tình trạng thua xong ko chịu thua thì từng xảy ra chưa các bác?
kevinle4230
11-11-2016, 06:31 AM
Em cũng chia vui với các bác. Số là em sống ở bang WA thì giống như CA và OR! Toàn là màu xanh thôi. Cho nên em đẫ dự đoán là Trump sẽ thắng mà. Bà Hillary đã thua ngay từ khi gian lận trong Primary, chính DNC đã làm một số đông tức giận.
Em cũng thuộc vào loại ủng hộ ngầm và bầu cho Trump. Ka ka ka. Kỳ này Demorat bị một vố thật là đau.
Bây giờ thì có một số đông đang biểu tình. Thật ra thì em cũng chả hiểu họ biểu tình vì cái gì. 4 và 8 năm trước, nếu em biểu tình chống Obama thì sữ bị gọi là kỳ thị. Bây giờ nếu không đi cũng bị gọi là kỳ thị. Họ nói Trump là độc tài, nhưng lại bắt người khác theo quan điểm của họ, nghe ngộ hén?
Cũng còn một số người ảo tưởng đại cử tri sẽ làm ngược và vote cho Hillary, mà quên là đã có luật dành cho những trường họp này rồi.
Bà Clinton thắng số phiếu phổ thông là vì những bang đông dân. Bởi vậy mới có luật sử dụng phiếu Electoral để đảm bảo những bang ít dân hơn có tiếng nói tương xứng.
Nói chung, ác mộng 8 năm của em đã xong. Ráng thêm 70 ngày nữa là ăn mừng lớn rồi.
apham
11-11-2016, 08:53 AM
Mọi chuyện đã an bài rồi. Trump thắng cử một cách đường hoàng hợp lệ. Còn chuyện có 1 bộ phận người dân không tán thành thì cũng là chuyện bình thường ở xứ sở dân chủ. Mọ có thể đốt cờ, đốt hình nộm, biểu tình, bãi công... thoải mái chứ không như 99.9999% cử tri tán thành như xứ VN nhà mềnh.
Nikonian2006
11-11-2016, 12:34 PM
Bác làm sao vui bằng em!
...
Còn nếu không sống ngay tại Mỹ mà bình luận về chính trị Mỹ thì cũng không khác gì "Năm ông mù đi xem voi" về tả lại cho người khác.
Congratulations, President Trump!
1. Sorry mọi người đến bây giờ em mới viết được, cám ơn tất cả các anh ở Mỹ ở trên ASAV, VanKhoa, yashi, Peterpm, và Kevin, Accord, apham, Lxu với các bạn khác đã tham gia topic sau khi bầu xong. Thời gian kể từ khi em mở topic nay đã gần một năm tưởng là ngắn nhưng lại rất dài nếu mình theo dõi mọi thứ mỗi ngày. Chúc mừng các anh với sự vui mừng ở trên đã ủng hộ cho Trump. Mong là các anh luôn có những phút vui như vậy, vẫn còn hai dịp ngày 20 tháng 1 và ngày công bố xóa bỏ Obamacare ngay sau đó để các anh ăn mừng. Mong các anh sẽ tiếp tục chia sẻ sự vui mừng với các bạn trong topic.
2. Đây là năm đầu tiên em theo dõi rất sát từ lúc ra tranh cử và bầu sơ bộ đến cuối cùng biết bao nhiêu ngày hồi hộp theo dõi kết quả bầu cử (kể cả sơ bộ), đó là một niềm vui mà em thấy không có quốc gia nào trên thế giới có thể mang lại. Em đã từng nói, đêm bầu cử cuối cùng ở Mỹ là đêm tuyệt vời nhất mà không quốc gia nào có thể mang lại ở mức như vậy. Những năm bầu cử trước, đúng là em có xem nhưng em chỉ theo dõi sơ qua kết quả cuối cùng của ngày bầu cuối cùng thôi. Nhưng năm nay em đã học được rất nhiều.
3. Nếu ai xem topic ngay từ đầu, em có hỏi anh VK tại sao ở Mỹ nó phân rẻ sâu sắc như vậy mà nó vẫn phát triển nhất và anh VK đã có trả lời. Cho đến ngay sau cuộc tranh luận debate thứ 3 của năm nay em đã có câu trả lời cho nó và nếu đã biết trước đã không cần hỏi nữa. Đó là cho dù phân rẽ đến đâu cạnh tranh chửi bới nhau đến đâu đi nữa, sau khi xong, truyền thống của Mỹ là bên thua nhận mình thua chúc mừng đối phương và chuyển giao quyền lực một cách hòa bình để tạo ra cơ hội cho người thắng cử họ làm những điều mà họ đã tranh cử để xem nó sẽ ra sao. Tương lai không biết được nhưng phải giúp họ tạo cơ hội cho họ thử. Trong hoàn cảnh của Trump chịu bao nhiêu cuộc tấn công mà vẫn có thể thắng tốt như vậy là một điều, cho dù có ghét đi nữa, một người đàng hoàng hiểu sâu vấn đề có logic, phải ngả mũ kính phục Trump vì campaign ông đã làm. Đừng có nói trước tương lai, pollster nó nói trước tương lai đó, hãy xem nó ra sao.
4. Những người mà biểu tình kia họ không hiểu nguyên tắc chính của xã hội dân chủ, sau khi đã bầu cử rõ ràng xong, cho dù người thắng không theo ý của họ, họ phải biết tôn trọng kết quả. Ở mặt này, nếu là em em không tham gia. Nhưng phải nhớ là không phải ai cũng đủ lý trí để hiểu thế nào là một xã hội dân chủ đang hoạt động. Và cũng vì sự tự do, nên họ nghĩ rằng họ có quyền biều tình phản đối. Miễn là không làm xáo trộn xã hội biểu tình ôn hòa là OK thôi. Chúng ta, có lý trí, cũng đừng nên chỉ trích họ. Không phải ai cũng thể hiện như chúng ta mong.
5. Anh ASAV, em quote bài ở trên của anh vì nó nằm ở trang trước cho các bạn dễ theo dõi. Em gửi cho anh xem logic thế này về câu nói ông mù xem voi của anh:
- Chúng ta trong topic sống ở ngoài VN cũng rất hay bình luận về chính trị ở VN có phải không anh kể cả em.
- Với logic của anh, người VN ủng hộ đảng trị sẽ nói với anh và em rằng hai anh em mình sống ở ngoài VN, đừng có bình luận về chính trị xã hội ở VN vì đó là thầy bói mù xem voi. Nếu chúng ta đồng ý thế và im lặng, thì anh hai sẽ rất mừng vì anh hai không thích bị chỉ trích.
- Chỉ trong logic của anh, em có đọc comments của các bạn ở VN. Em thấy anh có đúng, đa số các bạn đó không hiểu về cách vận hành xã hội ở Mỹ cho nên hay nói sai. Em nghĩ nếu logic của anh mà nói về việc này không là hoàn toàn đúng.
6. Em không biết mấy anh với anh VK thấy sao chứ em thấy bài viết lý luận về dân chủ kiểu Mỹ ở trang trước rất hay. Em thấy rất đúng, dân Mỹ bầu chỉ là mị dân thôi, bọn tài phiệt Mỹ nó ở phía sau nó giật giây hết. Clinton hay Trump cũng vậy thôi ah. Nhiều lúc em nghĩ rất sướng, ở VN lên làm ld không cần phải tốn 17 tháng tranh cử. Mỗi lần có kết quả bầu cử ra cũng chẳng comments nào trên báo lề trái, chẳng ai quan tâm hoặc chẳng ai dám nói câu nào, cũng chẳng ai đem rượu ra uống ăn mừng như các anh tổn hại sức khỏe. Chẳng ai phải theo dõi hàng giờ kết quả bầu cử từng bang một vô cùng hồi hộp thắng thua chỉ đúng 1%. Nhậm chức xong không ai phản đối không ai biểu tình. Em ủng hộ xã hội như vậy, nó sẽ tốt hơn là chia rẻ mị dân như Mỹ. Nên em hủng hộ cái link bài viết đó. Like.
Nikonian2006
11-11-2016, 12:47 PM
- Chỉ trong logic của anh, em có đọc comments của các bạn ở VN. Em thấy anh có đúng, đa số các bạn đó không hiểu về cách vận hành xã hội ở Mỹ cho nên hay nói sai. Em nghĩ nếu logic của anh mà nói về việc này không là hoàn toàn đúng.
Oops, em viết xong rồi mới thấy mình viết một câu mơ hồ vô cùng nguy hiểm, sorry em đã viết câu quote ở trên không rõ ràng. Em thì không muốn edit bài.
Em đã xem vài bình luận trên báo lề trái của các bạn ở VN về bầu cử Mỹ, em thấy nhiều bạn ở đó không hiểu về bầu cử Mỹ nên ở mặt này mà anh ASAV nói như trên "thầy bói mù" xem voi thì cũng đúng. Nếu như một lời bình luận mà đã không đi từ những sự kiện thật sự xảy ra ở trong Mỹ thì nhận xét rất dễ sai.
Nhưng ở mặt khác nhìn từ góc độ bên kia, em nghĩ là đa số bạn trẻ ở VN sống ở nơi mà họ không tham gia vào chính trị nhiều cho nên họ không đủ thông tin / hay sự quan tâm đọc nhiều để họ hiểu rõ vấn đề họ bình luận, cho nên dẫn đến "thầy bói mù". Cái thứ hai mà em đã nói nhiều lần trong topic là người Việt ở VN họ không bị cách lãnh đạo của một đảng ở Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của họ, cho nên họ nhìn ông Obama khác với những người VK bị ảnh hưởng bởi chính sách ông Obama ở Mỹ.
Văn Khoa
11-11-2016, 01:43 PM
Kể chuyện gia đình em và kết quả bầu cử. Sáng tinh sương hôm qua, cô con gái rượu text cho hai vợ chồng em để chất vấn và có vẻ hờn dỗi: "Did you vote for Trump? I am so upset!"
Mình thầm nghĩ "So với những quốc gia khác, được đi bầu là một diễm phúc đó con ơi!"
apham
11-11-2016, 02:12 PM
Trong gia đình em thì em ủng hộ Trump (ủng hộ bằng mồm thế thôi vì em đã có đảng lo cho cả mùa xuân rồi) còn em gái em thì ủng hộ Hillary Clinton (công dân Mỹ nên đi bầu), nhưng ai nấy đều vui vẻ cho đất nước Mỹ, kakaka
blurrist
11-11-2016, 02:35 PM
Trong gia đình em thì em ủng hộ Trump (ủng hộ bằng mồm thế thôi vì em đã có đảng lo cho cả mùa xuân rồi) còn em gái em thì ủng hộ Hillary Clinton (công dân Mỹ nên đi bầu), nhưng ai nấy đều vui vẻ cho đất nước Mỹ, kakaka
Nhà em không có ai làm trong cơ quan quyền lực nhà nước nên em không thích trung tướng Trung.
Em không thấy anh Trung nói hạn chế việc ship đồ camera về Việt Nam thì cũng mừng.
kevinle4230
11-11-2016, 02:54 PM
Hôm nay thì đã có nhiều cuộc biểu tình, nổi loạn ở nước Mỹ, thiệt là ngán.
Một phần đông vẫn cố bám víu vào việc Clinton được nhiều phiếu phổ thông hơn và nên là người thắng cuộc. Họ không chấp nhận được kết quả của phiếu Đại Cử Tri, họ hy vọng sẽ có nhiều đại cử tri không bỏ phiếu, hoặc tráo phiếu để cho Clinton thắng cuộc.
Em tính viết một bài dài về Electoral College - Phiếu đại cử tri này mà trình độ giới hạn, viết sợ các bác khó hiểu thêm.
Nói chung, Bà Clinton đã thua ông Trump về mặt chiến lược - strategy. Và một phần vì báo chí đã quá thiên vị cho bà ta nên có rất, rất nhiều người ỷ y và không đi bầu. Số lượng phiếu bầu cho bà Clinton ít hơn rất nhiều so với Obama. Đây sẽ là một bài học cho 4 năm sau.
Ngày 12/19 thì sẽ chính thức bầu Tổng Thống của Đại cử Tri. Em cũng hồi hộp xem lịch sử có thay đổi gì không mặc dù biết rất rõ là ông Trump sẽ vẫn thắng. Nếu mà kết quả sát nút như kiểu 271-267 phiếu thì sẽ kịch tính hơn. Nhưng với 290 phiếu thì ông Trump rất khó mà bị lật kèo năm nay. Mà lỡ có Đại cử tri nào bỏ sai so với kết quả thì có thể phiếu đó sẽ được bầu lại cho chính xác và Đại Cử tri đó sẽ bị thay thế. Còn nếu mà lỡ bị huề 269-269 thì House sẽ bầu cho người nào thắng với kết quả trước đó.
Nói vậy thôi chứ xem bản đồ chính xác mà những vùng Clinton thắng thì rất là ít, toàn tập trung vào những vùng rất đông dân nhập cư với dân số cao. Đó là sách lược của bà ta, thắng một trận nhưng thua cả cuộc chiến.
Văn Khoa
12-11-2016, 12:50 AM
@blurrist: Anh Trung lên thì bà con mới có tiền mua sắm chứ!
Văn Khoa
12-11-2016, 12:56 AM
Bác kevin cứ viết một bài về Electoral College cho bà con hiểu rõ. Trump là một thương gia và Clinton là một chính trị gia, cả hai đều là cáo già. Cả hai đều có thành tích không được tốt so với những ứng cử viên TT khác trong quá khứ. Nhưng dân chúng đã chọn "the lesser of two evils", người xấu ít hơn.
Accord 2000
12-11-2016, 01:35 AM
Tiện thể nói về đại cử tri, em hỏi luôn. Ngày xưa thời nô lệ, họ dùng đại cử tri là đúng vì nhiều bang đông nhưng nô lệ ko có quyền bầu. Nên tính ra sẽ ko công bằng cho bang đông da đen.
Thời nay mọi người đều có quyền bầu cử ko phân biệt màu da.
Vậy tại sao ko bỏ đại cử tri đi. tại sao ko dùng phiếu phổ thông là kết quả cuối cùng?
Chào bác Nikonian2006,
Em cám ơn bác đã đọc post của em.
Quyền phân tích và phê bình một vấn đề là quyền tự do của mỗi người, nhất là trong thế giới tự do. Song song với điều này thì việc nhận xét xem phân tích hay phê bình đó có chính xác hay không lại là quyền của đôc giả hay thính giả. Rất tương tự: Clinton và Trump có quyền hứa hẹn đủ thứ về tương lai của Mỹ quốc dưới triều đại của họ, và dân chúng có quyền tin hay không tin những điều đó khi họ đến phòng phiếu.
Nguyên tắc trên có thể áp dụng cho hầu hết mọi nơi, khi xem TV hay khi đọc báo, ngay cả khi các bác đọc vài dòng này của em.
Em có viết "Thế nên mấy bản thăm dò ngay trong nước Mỹ đưa kết quả sai bét là vậy!" ngay trước câu của em mà bác trích dẫn. Em muốn nói là Trong cuộc mà còn đoán sai, huống chi ngoài cuộc. Rất tiếc là bác quên trích lại câu đó, để ý tưởng của em được trọn vẹn.
Phê bình các chính sách tại Việt Nam: Những người không được sống trong một chế độ ưu việt Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc thì được quyền phê bình các chính sách của chế độ đó, và ai cũng có quyền đọc và nhận xét. Nếu độc giả thấy các phân tích đó chính xác và có cơ sở, thì họ sẽ không bảo đó là "thầy bói mù đi xem voi". Đó là quyền của độc giả. Bổn phận của người viết là tránh cho độc giả nhìn mình như vậy. Em viết là tránh, chứ không cấm họ được.
Thí dụ: Trong những phút khi kết quả bầu cử bắt đầu nghiêng mạnh về Trump, thì Van Jones (da đen) của đài CNN (mà bây giờ bị gọi là "Clinton News Network") bắt đầu thóa mạ cử tri và dùng chữ "whitelash" (em cũng không biết chữ này dịch thế nào). Ông ta cho rằng cử tri bầu cho Trump vì "kỳ thị màu da" chống lại anh "nhọ nồi" Obama. Đó là quyền phân tích kết quả bầu cử của Van Jones. Còn thính giả hoàn toàn tự do nhận xét phân tích đó. Phe Hillary thì có thể đồng ý với Van Jones, vì lúc đó họ chẳng còn gì để bám víu vào như đang ở trên tàu Titanic. Còn những người khác thì có thể họ sẽ bảo Van Jones: "Swallow it" hay là "GFY"!
Bác hỏi thì em xin thưa vậy.
Một lần nữa, cám ơn bác đã đọc.
phanhung
12-11-2016, 03:21 PM
Ngạc nhiên chưa! Nhiều bác trong này củng ủng hộ bỏ phiếu cho Trump!:7:
Thật đúng là ko trong chăn thì ko ko biết rận như thế nào?
Đối với mình Trump là 1 thảm họa..:down:
Populism lên ngôi. Trước đó là Brexit. Á châu có Philippin TT Duterte..
Người ta bất mản với chính quyền trước đó.. Bổng có 1 anh có vẻ "thành thật",
nói ngay, nói thẳng, nói thật, dám nói! (nhưng chưa làm được gì cả nhé!:24:)
Dám nói nên những lời đúng chổ ngứa nhiều người. Ko quên kèm theo nhưng lời Hứa hẹn màu hồng ko tưởng!
Hehe..Thế là Chuyện ko tưởng lại thành sự thật!
Có người so sánh tình cảnh Trump giống giống Hitler ngày xưa, thấy củng có cái lý của nó..
http://boxitvn.blogspot.de/2016/11/sau-nam-ve-truoc-noam-chomsky-tien-oan.html
http://www.alternet.org/election-2016/noam-chomsky-predicted-rise-trump-six-years-ago
Phân tích thì lắm người viết rồi, viết rất hay! Nhai lại củng thừa..
http://www.viet-studies.net/kinhte/kinhte.htm
Mình ko quan tâm đến cái "trong chăn", lắm rận lắm, chỉ quan tâm đến cái đối ngoại của Mỷ thôi..
Nước Mỷ ảnh hưởng toàn thế giới..Cái anh cầm lái mà crazy, tính khí bốc đồng thì ái cha! đáng ngại lắm!
Cái viển cảnh Mỷ mà bỏ NATO, thì Putin sẻ xem các nước EU còn lại chỉ là những con cừu!
Mỷ bỏ châu Á, ko bảo hộ Nam Hàn, Nhật, Taiwan, Singapor, Úc, ko "xoay trục" về Á châu như hứa hẹn thì dỉ nhiên Tàu sẻ lên ngôi thôi!
Biển Đông sẻ là ao nhà của Tàu là cái chắc..Ko có Mỷ thì ko chỉ VN mà chả nước nào dám ọ ẹ gì..
Giấc mơ đỏ của Tập Cẩm Bình Tàu thành Bá chủ toàn cầu gần hơn tí nửa..
VN nằm thì xem như xong. Trong túi của TQ rồi..
Văn Khoa
13-11-2016, 10:33 AM
... Cái viển cảnh Mỷ mà bỏ NATO, thì Putin sẻ xem các nước EU còn lại chỉ là những con cừu! ...
Cuộc bầu cử đã xong và trên một nửa cử tri đoàn đã chọn một TT cho nước Mỹ trong bốn năm tới. Chuyên bây giờ là chờ đợi và đánh giá thành quả của Trump. Tấn công cá nhân Trump không đem lại gì, Hillary Clinton đã thử trong mấy tháng và đã thất bại.
Trump không hài lòng với sự đóng góp thấp kém của đa số các quốc gia thành viên của NATO. Bác ở bên Pháp thì em cho một con số về sự đóng góp của hai quốc gia Pháp, Mỹ trong năm 2016.
NATO khuyến cáo mỗi quốc gia thành viên đóng 2% GDP. Pháp đóng 1.78, Mỹ đóng 3.61. Điều này có nghĩa Pháp đóng 43,620,000 đô la, Mỹ đóng 664,058,000 đô la. Và điều này cũng có nghĩa là trên mỗi đầu dân chúng, Pháp trả 747 đô la, Mỹ trả 1,876 đô la.
Hãy bỏ qua mục đích thành lập của NATO thời xa xưa. Sự hiện hữu của NATO đối với Mỹ không quan trọng như xưa và Mỹ có cả Đại Tây Dương để chia cách mọi hiểm họa nếu có. Trump đã có lý khi than phiền tại sao mỗi người Mỹ đóng 1,876 đô la cho NATO vào năm 2016. Ngoài Canada, 25 thành viên Âu Châu còn lại của NATO hãy bắt đầu biết tự lo lấy.
Các quốc gia Á Châu cũng vậy thôi.
Tài liệu tham khảo:
http://www.nato.int/nato_static_fl2014/assets/pdf/pdf_2016_07/20160704_160704-pr2016-116.pdf
Kể chuyện gia đình em và kết quả bầu cử. Sáng tinh sương hôm qua, cô con gái rượu text cho hai vợ chồng em để chất vấn và có vẻ hờn dỗi: "Did you vote for Trump? I am so upset!"
Mình thầm nghĩ "So với những quốc gia khác, được đi bầu là một diễm phúc đó con ơi!"
Con trai em năm nay đủ tuổi để đi bầu cử. Hôm thứ Tư sau khi có kết quả và thấy cảnh ê chề của những người ủng hộ Hillary, nó text cho em: "It's nice to finally drink liberal tears after all that!"
phanhung
13-11-2016, 03:39 PM
Cuộc bầu cử đã xong và trên một nửa cử tri đoàn đã chọn một TT cho nước Mỹ trong bốn năm tới. Chuyên bây giờ là chờ đợi và đánh giá thành quả của Trump. Tấn công cá nhân Trump không đem lại gì, Hillary Clinton đã thử trong mấy tháng và đã thất bại.
Trump không hài lòng với sự đóng góp thấp kém của đa số các quốc gia thành viên của NATO. Bác ở bên Pháp thì em cho một con số về sự đóng góp của hai quốc gia Pháp, Mỹ trong năm 2016.
NATO khuyến cáo mỗi quốc gia thành viên đóng 2% GDP. Pháp đóng 1.78, Mỹ đóng 3.61. Điều này có nghĩa Pháp đóng 43,620,000 đô la, Mỹ đóng 664,058,000 đô la. Và điều này cũng có nghĩa là trên mỗi đầu dân chúng, Pháp trả 747 đô la, Mỹ trả 1,876 đô la.
Hãy bỏ qua mục đích thành lập của NATO thời xa xưa. Sự hiện hữu của NATO đối với Mỹ không quan trọng như xưa và Mỹ có cả Đại Tây Dương để chia cách mọi hiểm họa nếu có. Trump đã có lý khi than phiền tại sao mỗi người Mỹ đóng 1,876 đô la cho NATO vào năm 2016. Ngoài Canada, 25 thành viên Âu Châu còn lại của NATO hãy bắt đầu biết tự lo lấy.
Các quốc gia Á Châu cũng vậy thôi.
Tài liệu tham khảo:
http://www.nato.int/nato_static_fl2014/assets/pdf/pdf_2016_07/20160704_160704-pr2016-116.pdf
Cám ơn bác những con số! Nói chung thì em ko rành lắm! Chuyện thế giới phe phái thì xa vời.. Mình chỉ là phó thường dân..
Ko phải chỉ chuyện ngân sách cho NATO xa vời..Mà kinh tế thôi thấy củng có cái lạ..
Về hàng hóa, sang Mỷ thấy có hàng EU, nhưng ở EU thì tuyệt đối ko thấy hàng Mỷ..
Đức vẩn xuất xe ào ào sang Mỷ, nhưng có bắt đèn soi thì ở EU chả tìm ra được 1 chiếc xe nào của Mỷ..
Chớ mà có dại mua online cái gì ở Mỷ, tax nhập khẩu vào EU nó bắt đóng cho mà sập mủi..
Mình thấy thịt bò Mỷ ngon giá rẻ bèo so với EU..nhưng ở EU thì ko thấy..Có thì giá qua thuế củng trên trời!
Nếu nói công bằng fairness thì Mỷ xưa nay thiệt thòi rồi..
Thôi lở làm Đại ca thì phải "chơi đẹp" mà che chở cho đám đàn em chứ! ;)
Văn Khoa
14-11-2016, 07:05 AM
Bác phanhung muốn nói tới những thứ này phải không? Kakaka
https://c6.staticflickr.com/6/5445/25331939949_95a3901cb2_h.jpg (https://flic.kr/p/EAuPck)L1000104 (https://flic.kr/p/EAuPck) by Dat's Photos (https://www.flickr.com/photos/10121023@N08/), on Flickr
https://c6.staticflickr.com/6/5803/25331938029_dbafdc1edc_h.jpg (https://flic.kr/p/EAuNCe)L1000102 (https://flic.kr/p/EAuNCe) by Dat's Photos (https://www.flickr.com/photos/10121023@N08/), on Flickr
https://c4.staticflickr.com/6/5770/25331945099_61196ca5b5_h.jpg (https://flic.kr/p/EAuQJ8)L1000106 (https://flic.kr/p/EAuQJ8) by Dat's Photos (https://www.flickr.com/photos/10121023@N08/), on Flickr
Những chức vụ được chọn bằng lá phiếu trong chính phủ Hoa Kỳ đều kèm theo tính accountability, nghĩa là phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trong cương vị đó. Nếu mang lại kết quả tốt thì cử tri sẽ bầu tiếp cho nhiệm kỳ khác, còn không thì về vườn.
POTUS (President of the US) thì nhiệm kỳ 4 năm, và tối đa 2 nhiệm kỳ.
Thượng Nghị Sĩ nhiệm kỳ 6 năm, và không có giới hạn (term limit). Thượng viện (Senate) có 100 Senators, gồm 2 người từ mỗi 50 tiểu bang. Cứ mỗi kỳ bầu cử liên bang (2 năm một lần) thì 1/3 trong số senators phải qua bầu cử lại. Phó TT là Chủ tịch Thượng viện, sẽ cần đến ông này trong trường hợp Senate bỏ phiếu cho một vấn đề mà số phiếu ngang nhau (50-50), thì Phó TT sẽ bỏ lá phiếu của ông để phân thắng bại, thường là theo phe của POTUS.
Hạ Viện lúc này có 435 ghế, nhiệm kỳ 2 năm, không có term limit. Số ghế của mỗi tiểu bang tùy thuộc vào số dân sống trong tiểu bang đó. Số dân sống trong mỗi tiểu bang được xác định trong kỳ Kiểm tra Dân số hàng 10 năm của Hoa Kỳ (những năm tận cùng bằng zero, 2000, 2010, 2020, etc).
POTUS thắng cử không phải là vĩnh viễn. Nếu không làm tốt thì 4 năm sau dân sẽ cho về vườn. Các chính sánh của ông nếu không hợp lòng dân thì có thể sẽ bị POTUS kế nhiệm loại bỏ hoặc đưa ra chính sách khác để trung hoà ảnh hưởng của chính sách kia. Cho nên các chính sách có khi không có ảnh hưởng dài hạn.
Có thể nói việc một POTUS làm mà có ảnh hưởng lâu dài nhất trên đất nước Hoa Kỳ là việc bổ nhiệm các thẩm phán vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Supreme Court of the US, SCOTUS). Trong tiếng Mỹ, các thẩm phán này được gọi là Justice. POTUS đề cử nhưng phải được Senate chấp thuận. Nhiệm kỳ của Justices là lifetime (suốt đời), sho đến khi người đó tự ý muốn về hưu hay chết. Điều này giúp cho các justices hoàn toàn tự do trong khi phán quyết, vì không sợ bị sa thải khi phán quyết của mình không vừa lòng một nhóm nào đó. SCOTUS có 9 justices.
Như thế rõ ràng "Tam quyền phân lập": Dân bầu Quốc Hội (Lập pháp) và POTUS (Hành pháp). POTUS đề cử justices vào SCOTUS (Tư pháp) nhưng phải được Quốc Hội chấp thuận.
Khi Justice Antonin Scalia đột ngột từ trần hồi giữa tháng 2/2016, cuộc tranh cử năm này bị xoay hướng rất nhiều (như bác Văn Khoa đã viết trong thread này ngay hôm đó). Mặc dù Obama có đề cử thẩm phán Merrick Garland vào SCOTUS thay cho Scalia, Senate do Đảng Cộng Hòa nắm đã không chịu cứu xét, và muốn chờ POTUS mới bổ nhiệm. Thế nên sau đó Trump đã đưa ra một danh sách những người có khuynh hướng bảo thủ mà ông ta nói sẽ đề cử vào SCOTUS, còn bà Hillary Clinton hứa sẽ đề cử những người phò phá thai và đồng tính.
Đây là 8 justices hiện tại:
https://c2.staticflickr.com/6/5625/25333502959_fa1587c5c0_b.jpg
https://c2.staticflickr.com/6/5778/30667770620_522b1baa51_b.jpg
kevinle4230
14-11-2016, 09:36 AM
Tiện thể nói về đại cử tri, em hỏi luôn. Ngày xưa thời nô lệ, họ dùng đại cử tri là đúng vì nhiều bang đông nhưng nô lệ ko có quyền bầu. Nên tính ra sẽ ko công bằng cho bang đông da đen.
Thời nay mọi người đều có quyền bầu cử ko phân biệt màu da.
Vậy tại sao ko bỏ đại cử tri đi. tại sao ko dùng phiếu phổ thông là kết quả cuối cùng?
Theo em thì cách bầu cử đại cử tri là một trong những cái độc đáo và đúng nhất cho nước Mỹ.
1. Ràng buộc ứng cử viên phải vận động và đem lại quyền lợi cho tất cả các bang, chứ không tập trung lại vào những bang có dân số lớn.
Em làm một ví dụ về Popular vote. Bang WA của em thì gọi là bang Dân Chủ, năm nào em có bầu Cộng Hoà thì lá phiếu của em cũng vô dụng. Như năm này, Governor tái đắc cử lại là Dân Chủ, nhưng nếu xét về xuất xứ của phiếu bầu thì hầu hết lai nằm ở khu Seattle, nơi đông dân nhất. Nơi mà ổng hứa sửa sang đường, làm lợi rất nhiều cho dân Seattle. Nhưng những county khác như Spokane nằm ở phía đông thì chả được hưởng gì nhiều, nhưng vẫn đóng thuế góp vào xây dưng đường cho Seattle. Người dân Spokane cũng sẽ dần dần nản, một là bỏ Spokane, hai là không thèm bỏ phiếu nữa.
Giờ nói đến Electoral College vote. Nếu sử dụng Popular vote, lần sau thí dụ Michelle Obama ra tranh cử, tất nhiên sẽ dành được rất nhiều phiếu từ cộng đồng da đen, và bả sẽ chỉ đi đến vận động những bang có da đen nhiều hoặc hứa những điều có lợi cho da đen để giành phiếu. Thì lúc đó tiếng nói của những bang nhiều Mỹ trắng, Á Châu sẽ bị thiệt thòi nếu là bang nhỏ hoặc ít người.
2. Tránh gian lận - Ai có thể đảm bảo không có gian lận trong bầu cử. Nên chia ra như vậy thì xác suất và khả năng có thể thao túng bầu cử được giảm thiểu rất nhiều. Nếu lỡ có gian lận thì cũng dễ phát hiện hơn.
3. Đảm bảo công bằng và đem lại tiếng nói cho mọi bang. Ví dụ, dân số bang Connecticut ít, nhưng họ cũng đảm bảo được tiếng nói của họ ngang ngửa với bang đông dân như California.
Năm nay tính ra popular vote của Clinton thì nhiều hơn Trump. Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ thì thấy số phiếu của Clinton chỉ tập trung ở một số thành phố lớn và nhiều liberal như Seattle, LA, San Francisco, New York. Nhưng toàn cái map thì đỏ rực.
Cho nên popular vote hoàn toàn là một lựa chọn đúng cho nước Mỹ nơi mà đủ mọi sắc dân, tín ngưỡng và giới tính có quyền lên tiếng một cách công bằng.
Giờ bàn về Electoral College Vote hay là Đại Cử Tri Đoàn.
1. Mỗi bang sẽ được ấn định số lượng Đại cử tri tuỳ theo dân số của bang. Ví dụ như WA thì có 12, CA thì có 55 (quá đông dân), etc.
2. Winner take all của mỗi bang. Nghĩa là nếu bang CA mà Dân Chủ thắng, thì tất cả 55 Đại Cử Tri sẽ bỏ phiếu bầu cho ứng cử viên của đảng Dân Chủ.
3. Ngày 19 tháng 12 tất cả Đại Cử Tri tập trung ở Washington DC để chính thức bỏ phiếu cho ứng cử viên. Cái này giống như là hoàn tất thủ tục thôi chứ ai cũng biết là người nào bỏ phiếu nào hết rồi.
4. Một ứng cử viên muốn trở thành tổng thống thì phải có ít nhất 270 phiếu đại cử tri trong tổng số 538 phiếu. Năm nay Trump được 290 phiếu và Clinton được 228 phiếu. Cán cân quá nghiêng về Trump.
5. Có thể Đại Cử Tri đi ngược lại nguyện vọng của người dân và bỏ phiếu khác với kết quả hoặc bỏ phiếu trắng hay không? Câu trả lời là có, nhưng xác xuất rất nhỏ và mỗi bang đều có luật để ràng buộc vụ này. Với số lượng chênh lệch quá lớn như hiện nay, khó có thể lật bàn cờ. Nhưng giả sử nếu lỡ mà Đại cử tri bị mua chuộc, chơi nổi hay gì đó mà không làm đúng theo cam kết lúc đầu. Tuỳ theo luật mỗi bang có thể thay thế đại cử tri đó và cast phiếu lại cho đúng. Còn nếu kết quả quá nguợc lại thì House có quyền bầu tổng thống theo 12th Amendment. Cho nên cuộc bầu cử này trên danh nghĩa là xong rồi.
Như các bạn cũng đang coi tin tức, đang có rất nhiều cuộc biểu tình phản đối Trump nổ ra. Có nơi thì tuần hành yên bình, có nơi thì nổi loạn. Người biểu tình thì không chấp nhận Trump làm tổng thống, người thì đòi phải dùng popular votes, người thì sợ cho số phận của dân thiểu số. Theo em nghĩ là giới truyền thông, bà Clinton và ngay cả Obama đều có lỗi trong vụ này.
Đây đúng là một thảm hoạ của giới truyền thông khi đã quá thiên vị cho Clinton, hoàn toàn không hiểu lòng dân. Bây giờ thì họ đang soi mói vào crisis để câu khách.
Clinton và Obama thì quá ngạo mạn, muốn dùng quyền lực đang có để thắng. Obama cũng quá coi thường Trump, hay ra vẻ khinh bỉ nên khi có kết quả thì Obama hoàn toàn bị bất ngờ và "đau". Dân chúng đã chán ngấy Obama mà Clinton lại tuyên bố sẽ nối tiếp theo con đường của Obama, tính lấy phiếu của những người ủng hộ Obama lúc trước nhưng tính quá sai.
Ngay bây giờ, nếu Clinton và Obama đứng ra chỉ cần tuyên bố là dù kết quả sẽ thay đổi sao đi nữa, Trump cũng vẫn sẽ thắng thì sẽ dẹp bớt rất nhiều biểu tình. Đằng này cả 2 đều đang im lặng như kiểu thua rồi thì ráng coi Trump bị làm khó dễ ra sao. Đúng là bản chất hơi nhỏ mọn của Obama và Clinton đã đang hiện ra.
Qua 8 năm Obama em có ý kiến là như vậy. Obama là một người thông minh, nhã nhặn. Là người tốt. Ông ta lại quá lo về hình ảnh, huyền thoại của mình mà dần dần rời xa thực tế. Nhưng với cương vị tổng thống, ông ta không hề làm việc có lợi cho dân Mỹ. Nợ công tăng, chia rẻ chủng tộc ngày càng nhiều, vị trí Mỹ trên thế giới càng ngày càng yếu. Em dám cá là hầu hết tất cả các nước đều thích Obama ngoại trừ số đông dân Mỹ. Em nói số đông vì tất nhiên dân Da Đen ủng hộ ổng, dân nhập cư lậu thích ổng, dân ăn bám thích ổng chứ phần còn lại ghét lắm. Approval rating của Obama xuống dốc rất nhiều so với năm đầu làm Tổng Thống. Cho nên việc này gián tiếp cũng làm mất phiếu cho Clinton.
Cám ơn bài viết về Electoral College của bác KevinLe. Em xin bổ sung thêm một chi tiết nhỏ.
Số Electoral của một tiểu bang = Số senators trong tiểu bang đó (luôn luôn 2) + Số Dân Biểu của tiểu bang đó (tùy số dân).
Tiểu bang có ít dân nhất thì cũng được một Dân biểu, thế nên số Electoral vote nhỏ nhất của một tiểu bang lả 3.
Như vậy nước Mỹ có 100 senators và 435 representatives (dân biểu), vậy là 535.
Đặc khu District of Columbia vùng thủ đô Washington, không thuộc bang nào, nhưng cũng được 3 electoral votes (bằng số của một tiểu bang nhỏ nhất)
Như vậy toàn nước Mỹ có 535 + 3 = 538 electoral votes. Chia đôi là 269.
Thế nên cần phải được tối thiểu 270 electoral votes để thắng tranh cử POTUS.
Electoral vote chì dùng trong bầu cử Tổng Thống mà thôi.
Văn Khoa
14-11-2016, 10:23 AM
Cám ơn hai bác KevinLe và ASAV với kiến thức về nước Mỹ.
Trump sẽ đề cử một quan tòa làm Justice thay thế Antonin Scalia và Trump có thể sẽ có một cơ hội nữa nếu Justice Ruth B. Ginsburg về hưu. Năm nay Justice Ginsburg 83 tuổi.
Cảm nhận cá nhân một chút sau bầu cử tổng thống và Trump.
Trước lúc bầu cử mình không thích ai cả, nói đúng hơn là không quan tâm. Nhưng sau khi bầu cử xong thì mình lại thích Trump hơn.
Mình cảm thấy rằng từ lúc bắt đầu thì từ mạng xã hội đến các đài truyền hình đều thiên vị bà Clinton hơn ông Trump và gần như là họ đã xác định 100% là bà Clinton sẽ trở thàng nữ tổng thống đầu tiên. Từ các đài mạng đến facebook, etc đều tôn vinh Clinton và xem Trump như một thằng ngố…
Sau kết cả bầu cử, mình nghĩ là nước mỹ vẫn chưa sẵn sàng để cho phụ nữ lên làm tổng thống. Như thời ông Obama và bà Clinton ra tranh cử, có ai biết ông Obama là ai mấy đâu, trong khi bà Clinton thì ai cũng biết nhưng họ vẫn thà chọn ông Obama hơn bà Clinton. Nói ra không phải mình phân biệt giới tính, nhưng chỉ là quan điểm cá nhân.
Sauk hi bầu cử kết thúc, đọc báo thấy nói bà Clinton suy sụp tinh thần, khóc lóc gì đó… mình càng cảm thấy bà ta không xứng đáng. Có chơi có chịu, thua thì cũng phải mạnh mẽ, chứ mình thấy vậy là bà ta vẫn còn yếu đuối, chửa đủ mạnh đễ dẫn dắt một đất nước.
Các cuộc biểu tình đa số người tham dự là học sinh và mình nghe nói là khi bà Clinton lên thì student có thể được học free ở các trường đại học. Mình cũng đang là student nhưng mình cảm thấy nó thật là tức cười. Ở Mỹ nếu các bạn chịu khó học hành và có GPA khá thì việc xin học bổng cũng không khó, mặc dù không được 100% nhưng ít ra cũng đỡ được khác nhiều. Thêm vào ở Mỹ chỉ cần là đang đi học thì có thể mượn tiền chính phủ để đi học. Nếu có bản lĩnh thì sợ gì không mượn tiền chính phủ để học và theo đuổi ước mơ của mình, sau đó ra ngoài đi làm kiếm tiền trả nợ học. Mình thấy đây là chuyện bình thường và nó cũng là một phần động lực để hoàn thành mộng tưởng của mình. Nên mình cảm thấy những người muốn học free ở trường đại học qua chính sách của bà Clinton gần như là những người không có mộng tưởng và mục tiêu cuộc sống, không bản lĩnh.
Và khi biểu tình xảy ra thì mình lại thấy bà Clinton im lặng, cứ để cho biểu tình ngày càng lan rộng ra, mà cuộc biểu tình này là vì bà Clinton chứ chả phải ai khác. Mình thấy bà Clinton kiểu như đứng sau giựt dây cho nó ngày càng lan rộng ra vậy.
Còn về Trump, trục xuất bớt, mình thấy cũng có cái lý của nó. Thời ông Obama, mình thấy càng có nhiều người mất việc hơn. Cái ObamaCare gì đó thì cũng chỉ là lấy thuế của những người đi làm bù qua để cho những người khác. Nói ra không phải bảo kỳ thị, bố mẹ mình không biết tiếng anh, đi làm cũng chỉ có $7/hr mà vẫn đóng thuế đầy đủ và không nhận ObamaCare. ObamaCare thấy toàn dành cho mấy anh da đen ngồi chơi xơi nước mà không chịu lao động. Mình cảm thấy ObamaCare càng làm cho mấy người lười có them động lực để lười thêm.
Thêm vào sau bầu cử tổng thống, website immigration Canada crash… mình càng cảm thấy lố bịch hơn. Trước khi bầu cử ai cũng bảo nếu Trump thắng sẽ dọn nhà qua Canada. Trump thắng rồi đó, mình vẫn đang ngồi chờ coi những người từng tuyên bố dọn qua Canada coi họ có qua không, hay cũng chỉ nói bằng miệng. Có đi đâu chăng nữa mình thấy sống ở Mỹ vẫn là nhất, có quá nhiều cơ hội cho mình thăng tiến, chỉ là mình có nỗ lực hết bản than của mình không thôi. Hay là ngồi chờ thời kiểu như chờ trúng độc đắc ^^!. Ai muốn qua Canada thì qua nhanh dùm, cho rộng bớt đất.
Nói tóm lại, ủng hộ Trump, không biết tương lai nước mỹ sẽ ra sao, tương lai mà, nhưng hãy cố hy vọng vì xưa giờ tổng thống mỹ luôn là một người có bản lãnh và có ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Ps: Tất cả đều chỉ là ý kiến cá nhân.
phanhung
15-11-2016, 05:23 AM
Bác phanhung muốn nói tới những thứ này phải không? Kakaka
kaka..Bác rất là typical dân Mẻo..cứ US là số 1, còn thế giới còn lại chả là cái gì..
Dân EU có thể "nghèo" hơn tí, nhưng rượu thịt đó củng chả là gì..
Ừ thì em tán gẩu là beef của mỷ ngon rẻ, nhưng ko có nghỉa là dân EU hay VN "đói" thứ đó!
Em kể bác nghe: Có thằng em vợ mới ở VN sang thăm..
Em đải khách steak của EU. Chàng ta ăn xong phán: Steak EU ko ngon, ko mềm bằng steak ở VN!:7:
Kaka.. Hỏi ra thì là ở Sg ăn bò nhập của Úc!
Mà thôi..Em ngại rượu thịt rồi bác ơi.. Sợ máu mở, tăng xông, tim mạch!
Rau củ quả là chính ạ! :)
phanhung
15-11-2016, 05:35 AM
http://www.telegraph.co.uk/content/dam/news/2016/11/13/bannon-priebus-large_trans++qVzuuqpFlyLIwiB6NTmJwfSVWeZ_vEN7c6bHu 2jJnT8.jpg
http://www.telegraph.co.uk/news/2016/11/14/steve-bannon-who-is-the-donald-trumps-chief-strategist-and-why-i/
@ASAV
Dân EU đang ái ngại 2 cánh tay trái mặt (http://www.telegraph.co.uk/news/2016/11/14/steve-bannon-who-is-the-donald-trumps-chief-strategist-and-why-i/)của Trump!
Sao ko thấy trong list của bác nhể?
..Be very vigilant America!
Accord 2000
15-11-2016, 09:09 AM
Bác Văn Khoa up hình thịt em nghĩ ko có ý gì đâu, mọi người đừng nghĩ xa quá.
Em quay lại việc đại cử tri mà bác Kevin Le nói rất đầy đủ. Theo em thì bầu cử tri phổ thông vẫn đảm bảo tính công bằng. Ví dụ các nước khác ngoài Mỹ đều sài kiểu cử tri phổ thông đó thôi. Những tp lớn thì sẽ có ưu đãi là chắc chắn. Ví dụ SG, HN là đầu tàu của VN.
CP phải có nhiệm vụ phân bổ lại để cân đối. Ko bao giờ toàn vẹn được. Nước chảy về chỗ trủng thôi.
Tuy nhiên khi bác nói về vụ người da đen thì đúng là phiếu phổ thông sẽ ko còn công bằng. Nó quay ngược lại thời nô lệ. Điều này chứng tỏ phân biệt sắc tộc vẫn còn cao ở Mỹ.
Những nước khác họ ko gặp vấn đề về sắc dân nên họ có thể xem là 1 tổng thể. vậy thì ko có lý do gì để ứng viên đi xoáy vào vấn đề sắc tộc. Riêng Mỹ thì đúng là TT da đen sẽ ưu ái da đen (hoạc ít ra là nghiêng về). và ngược lại, nếu da đen thiểu số thì TT da trắng sẽ ưu ái da trắng. 2 điều này đều ko công bằng nên đại cử tri là phù hợp.
Toki60
15-11-2016, 09:35 AM
cảm ơn các Anh đã cho thông tin sâu về bầu cử ở Mỹ. Em không phải công dân Mỹ nhưng cũng có thắc mắc chút, nhờ các Anh giải giúp ah
quote
1. Mỗi bang sẽ được ấn định số lượng Đại cử tri tuỳ theo dân số của bang. Ví dụ như WA thì có 12, CA thì có 55 (quá đông dân), etc.
unquote
vậy làm thế nào mới được làm Đại cử tri ah, do dân bầu hay được chỉ định ah, em thấy báo nói lâu lâu có ông đại gia VN sang Mỹ mua 1 small town, có phải các ông này sẽ được làm Đại cử tri nếu ổng có xiền mua được 1 bang không ???
em cảm ơn ah
Văn Khoa
15-11-2016, 09:41 AM
...Đức vẩn xuất xe ào ào sang Mỷ, nhưng có bắt đèn soi thì ở EU chả tìm ra được 1 chiếc xe nào của Mỷ... Mình thấy thịt bò Mỷ ngon giá rẻ bèo so với EU..nhưng ở EU thì ko thấy..Có thì giá qua thuế củng trên trời!
Sao bác nhậy cảm thế? Mặc cảm tự ti? Em đem ảnh lên là vì bác và nhất định là không có ý tự cao hay chê bai. Điều em muốn nói theo bác là chủ nghĩa bảo vệ hàng hóa nước nhà (protectionism) của Pháp. Pháp xuất cảng rượu sang Mỹ nhưng ở EU thì không thấy (giá bèo) tức là hạn chế không cho nhập cảng tự do. Chỉ có thế thôi mà bác cho em là "typical dân Mẻo..cứ US là số 1"
Bác dở quá!
Chỉ có bác Accord 2000 là hiểu ý của em!
@ASAV
Dân EU đang ái ngại 2 cánh tay trái mặt (http://www.telegraph.co.uk/news/2016/11/14/steve-bannon-who-is-the-donald-trumps-chief-strategist-and-why-i/)của Trump!
Sao ko thấy trong list của bác nhể?
List nào của em vậy bác?
Văn Khoa
17-11-2016, 04:29 AM
Hôm qua em có một cuộc điện đàm qua Skype với cô em họ có con đi du học bên Mỹ. Cô ta bấn xúc xích và lo lắng là Obama sẽ đuổi hết di dân không hợp pháp, trong đó có du học sinh.
Điều lành thì tiếng đồn gần, điều dữ tiếng đồn xa và báo chí cộng với fb đã góp phần vào tin đồn nhảm này. Họ có mục đích và cố ý misinform để discredit Trump hoặc vô tình như đa số phụ huynh.
Điều mà em muốn nói ở đây là KHÔNG có một tổng thống nào, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa đã thành công thi hành 100% những lời hứa trong lúc tranh cử. Đa số chỉ đạt được 2% đến 5%, họa hoằn lắm trong lịch sử nước Mỹ là 20%.
Cả Clinton lẫn Trump đều có những lời hứa rỗng tuyếch.
Khi một TT muốn thay đổi luật lệ, chính sách của nhiệm kỳ trước, họ phải đi qua nhiều chướng ngại rất lớn trong đó có tam quyền phân lập. Thay đổi luật lệ phải đi qua lập pháp, nghĩa là phải có cả hai viện chấp thuận. Đảng CH dù chiếm đa số trong Thượng Viện và Hạ Viện, nhưng sự chênh lệch quá ít để thành một lực lượng supermajority để dễ dàng thay đổi luật.
Trở ngại thứ nhì là các nhóm xã hội dân sự. Bất cứ một xã hội dân sự nào ở Mỹ đều có thể thưa chính phủ ra tòa. TT không phải ra tòa khi còn nhậm chức nhưng tất cả các bộ trưởng đều phải hầu tòa khi bị gọi ra. Tổ chức xã hội dân sự chuyên bênh vực các di dân là American Civil Liberty Union. ACLU là một tổ chức rất mạnh và họ có luật sư rất giỏi về nhân quyền. Các tổ chức dân sự về bảo vệ môi trường mạnh nhất nước Mỹ là Natural Resource Defence Council (NRDC) và Sierra Club. Hai tổ chức này luôn luôn có hồ sơ đang thụ lý trong các tòa án liên bang, ai họ cũng thưa để bảo vệ môi trường. Và trở ngại sau cùng là ngành tư pháp. Họ hoàn toàn biệt lập chứ không phải là một công cụ đàn áp của ngành hành pháp.
Em cố gắng giải thích cho cô em họ nhưng không biết cô ta có hiểu không hay cũng chỉ ù ù cạc cạc nghe cho xong rồi cũng vẫn lo xa!
phanhung
18-11-2016, 03:26 AM
Sao bác nhậy cảm thế? Mặc cảm tự ti? Em đem ảnh lên là vì bác và nhất định là không có ý tự cao hay chê bai. Điều em muốn nói theo bác là chủ nghĩa bảo vệ hàng hóa nước nhà (protectionism) của Pháp. Pháp xuất cảng rượu sang Mỹ nhưng ở EU thì không thấy (giá bèo) tức là hạn chế không cho nhập cảng tự do. Chỉ có thế thôi mà bác cho em là "typical dân Mẻo..cứ US là số 1"
Bác dở quá!
Chỉ có bác Accord 2000 là hiểu ý của em!
Ko gì bác ạ! Em chỉ nói thế thôi!
Còn cái chuyện kia nếu bác hôm rồi ko bầu Trump thì hôm nay bác đâu cần mỏi miệng lý giải với bà cô họ đâu! :)
Trump lên thì em dám chắc là củng chẳng làm được vì đâu!
Trump ứng cử chỉ là đễ tự mản thôi. Đích đến cuối cùng trên đài danh vọng..Thế thôi..
Nếu ko gì thì 4 năm sẻ xuống..
"I will be president for all Americans"
Thấy mà tội nghiệp ai tin điều nầy...
Thử hỏi cái anh Phu mỏ thất nghiệp ở West Virgina hay đâu đo, cái anh Farmer phá sản ở Wisconsin..
Mấy cái xóm ghetto dân da đen sập xệ xuống cấp ko ai (muốn) dám vào..Trump giúp cho share cho được gì nè?
Trump đòi xây Mexico wall? Tầm phào chưa từng thấy!
Trump có bắt Apple bỏ China dời hết về Mỷ được ko? Nằm mơ!
Trump đòi đuổi hết 11,12T dân định cư ko giấy phép..Hôm nay giảm xuống còn 2T dân lưu manh! Kaka..
Em củng chóng mắt xem Trump làm được gì?
Văn Khoa
19-11-2016, 05:52 AM
Bác phanhung nên biết sự quan trọng của message hơn là mots. Mà bác cứ để ý bên kia Đại Tây Dương làm gì! Hãy dùng nỗ lực của mình để vận động tránh một Trump thứ hai cho chính nước Pháp của bác qua Marine Le Pen, và để không nghe người ta lập lại Je suis Paris, Je suis Charlie lần nữa.
TrầnLong
21-11-2016, 08:25 PM
Bác phanhung nên biết sự quan trọng của message hơn là mots. Mà bác cứ để ý bên kia Đại Tây Dương làm gì! Hãy dùng nỗ lực của mình để vận động tránh một Trump thứ hai cho chính nước Pháp của bác qua Marine Le Pen, và để không nghe người ta lập lại Je suis Paris, Je suis Charlie lần nữa.
Chính vì có Je súi Charlie nên người dân họ lại càng muốn có 1 tổng thống cực đoan, sự sợ hãi lúc nào cũng là lý do chính cả đấy bác :(
LN2017
03-06-2017, 01:49 PM
Haha, em không biết bác ASAV ở đâu, nhưng em thích cái nghề làm cho người ta đi mây về gió! Mà lại có thì giờ đi săn chim nữa chứ!
Em đóng góp cho chủ đề thêm một chi tiết về phúc lợi cho các nhân viên cao cấp ở mọi cấp thành phố, tỉnh, tiểu bang, và liên bang ở Mỹ. Những người này nằm trong một loại nhân viên mà tiếng nhà nghề gọi là exempt employees. Cũng làm công sở trên giấy tờ, nhưng họ không phải là công chức thực thụ để hưởng mọi phúc lợi lâu dài và bảo đảm dành cho công chức loại civil service employees. Vì không có phúc lợi do cơ quan tài trợ và không có công việc vững bền, lương của exempt employees rất cao, vài trăm ngàn một năm như chơi! Họ thường làm vài năm tùy theo ý thích của chủ nhân.
Làm chức cao như BB thì chắc chắn BB là exempt employee và BB đương nhiên không có BH y tế từ tiểu bang. BB phải có và duy trì bảo hiểm sức khỏe tư nhân, do đó từ chức không có nghĩa là BB mất bảo hiểm từ tiểu bang vì BB không có bảo hiểm này.
Tớ đoán chừng là chữ exempt cho civil service/servant nó khác với private sector.
Cái khác nhau chi giữa exempt và non-exempt là tiền giờ phụ trội (? - overtime). Tức là ăn lương tháng và lương giờ.
Có một hàng tớ biết mướn một số nhân viên vô rôi nâng cấp lên kỹ sư. Thật ra mấy người này là technicians thôi. Nhiều người tưởng bở, tới lúc làm ngày trên 8 tiếng mà lương vẫn y chang. Lòi ra là chức kỹ sư lương tháng chứ không phải lương giờ. Thế là chửi thề ầm ỹ rồi lo kiếm hãng khác.
LN2017
03-06-2017, 01:55 PM
tui hy vọng Trump được bầu chọn làm UCV cho CH vì chỉ có Trump mới giúp Hillary thắng TT chuyến này.
"opinions are like assholes everyone have one."
-- captain obvious.
Bác quên khúc chót, quan trong nhất.
Opinions are like aholes, everyone have one, and they are all stink.
Sằn về chính trị thì Mỹ cũng có một câu
Politicians are like diapers. They need to changed often, and for the same reason. [full of sh*t]
Tạm dịch: Mấy tay chóp bu cũng giống như tã cuả em bé. Cần phải thay thường xuyên, vì cùng một lý do. [đầy phân - dơ dáy]
phanhung
03-06-2017, 02:16 PM
Bác quên khúc chót, quan trong nhất.
Opinions are like aholes, everyone have one, and they are all stink.
Sằn về chính trị thì Mỹ cũng có một câu
Politicians are like diapers. They need to changed often, and for the same reason. [full of sh*t]
Tạm dịch: Mấy tay chóp bu cũng giống như tã cuả em bé. Cần phải thay thường xuyên, vì cùng một lý do. [đầy phân - dơ dáy]
Kaka..Lại sắp thay tã nửa rồi à? Sao nhanh thế!:angel_not:
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.