View Full Version : chưa hiểu lắm về tiêu cự. xin các pro giải thích
không biết
10-02-2015, 06:45 PM
- Em thích chụp chân dung và phong cảnh, các bác kêu em tìm 17-50 hay 16-45
em cũng biết là tiêu cự càng nhỏ góc càng rộng và 50 là tiêu cự vàng để chụp chân dung (ko biết có chính xác ko)
khẩu càng nhỏ càng dễ xóa phông.
nhưng mà mấy con này giá cao quá :D
thế nên em tìm hiểu qua tele, qua đây mới gọi là ko biết gì lun.
em thấy có mấy con như 50 -135, 70-200, 50-200, thê nhưng cái tiêu cự lớn là bắn chim cò cá cạnh gì ấy rồi. vậy cho em hỏi nhưng cái len tele tiệu cự này có chụp dc phong cảnh và chân dung ko.
sao nhưng cái len tele này khẩu toàn 4 trở lên vậy sao nó vẩn xóa phông được vậy.
khó hiểu quá.
tại sao nhưng cái len tele ko có khẩu 2.8 trở xuống (em chưa thấy)
mà cái tiêu cự 45 thì có chụp chân dung được ko...tại thấy len fix toàn 50
có 1 ng khác kêu em chụp phong cảnh và chân dung thì nên sắm ống 35mm các bác thấy thế nào.
cảm ơn các bác.
ngduc
11-02-2015, 04:52 AM
Mình coi xong bài của bạn , cảm thấy không hiểu luôn, vậy ý bạn muốn là sao trong bài này?
1. Bạn sai về khẩu độ. khẩu càng lớn xóa phông càng nhiều (khẩu tỷ lệ nghịch với giá trị đọc trên ống kính, vd khẩu 2.8 sẽ lớn hơn khẩu 4, 8, 11)
2. Len nào cũng chụp được phong cảnh và chân dung, vấn đề là bạn muốn bức hình như thế nào. Dĩ nhiên, len góc rộng (tiêu cự nhỏ) thì khung hình sẽ rộng rãi hơn cho bạn), và len tele sẽ làm hình chân dung ít bị biến dạng hơn.
3. Ai nói bạn len tele không có khẩu 2.8, có và mắc hơn rất nhiều so với len khẩu nhỏ như khẩu 4
4. Bạn nên tìm hiểu về cách tạo 1 bức hình xóa phông, vì nó nhiều yếu tố chứ không phải chỉ là cần len khẩu lớn
11002
11-02-2015, 07:39 AM
Tiêu cự Ống Kính và hiệu ứng
Vừa qua nhận thấy có nhiều bạn hỏi về các lọai ống kính máy ảnh, nên Tôi mạo muội viết bài này. Đây chỉ là những kinh nghiệm bản thân, không phải là kiến thức, nên có thể đúng – sai, có thể mới – cũ… Nếu bạn nào thấy thiếu xin vui lòng bổ sung để mọi người cùng hiểu thêm.
Xin bắt đầu bằng đôi dòng về tiêu cự ống kính (OK) dùng cho film 35mm:
1. Ống Kính Trung Bình: 45mm - 50mm – 55mm.
Khác với mọi cách sắp xếp khác, tôi xin bắt đầu bằng ống kính trung bình, đó là lọai có tiêu cự 42mm - 45mm – 50mm – 55mm. Tại sao?
Khi chế tạo ra những chiếc máy ảnh, người chế tạo đã mô phỏng theo cái nhìn thông thường của mắt người và chế tạo ra OK có tiêu cự tương ứng. OK 50mm cho ta góc nhìn 46 độ (góc nhìn theo đường chéo film 35mm), đây chính là góc nhìn của mắt người thông thường, ảnh cho ra khi chụp OK này rất giống ảnh chúng ta nhìn thấy bằng mắt.
Đây chính là OK chuẩn của tất cả các hãng SX OK trên thế giới và hầu như là OK hòan hảo nhất, có thể có được độ mở lớn nhất.
Tiêu cự này cho hiệu ứng trung bình, do có thể chế tạo được với khẩu mở lớn nhất, nên DOF rất tốt như mắt nhìn mơ màng nhìn đúng vào chủ thể, các thứ khác đều xóa mờ.
Được dùng hầu hết trong mọi trường hợp và hay dùng chụp phong cảnh, chân dung nguyên người họặc bán thân.
2. Ống Kính Góc Rộng: 24mm - 28mm - 35mm. Cho góc nhìn rộng hơn 50 độ .
Công nghệ chế tạo ngày một tiến bộ, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người chụp hình, các nhà sản xuất đã chế tạo ra các lọai OK có góc nhìn rộng hơn, điều này tương tự như góc nhìn của cái liếc mắt nhìn ngang (của một anh thanh niên khi chạy lên ngang hàng với một cô gái đẹp, hay cái liếc mắt bén như dao cau của một cô gái).
OK này cho hiệu ứng góc nhìn rộng hơn, hiệu ứng gần xa rõ hơn, hiệu ứng lớn khi ở gần, nhỏ khi xa, lớn khi ở cạnh biên khung hình, nhỏ khi giữa tâm ảnh, DOF rất sâu.
Thường được dùng:
- Trong ảnh phong cảnh mộ tả một cái nhìn quét của mắt người trước thiên nhiên.
- Ngày nay dùng nhiều trong cảnh sinh họat gia đình… khi mà không gian chật hẹp không cho phép lùi xa hơn để lấy rộng hơn.
- Để đặc tả nhân vật (bố cục vào rìa ảnh) hoặc chụp chân dung – lợi dụng hiệu ứng gần xa để làm méo một khuôn mặt (chú hề) hay đặc tả nắm đấm của một võ sĩ (đặt nắm tay gần OK nhất, sẽ to lớn dữ dội, so với các chi tiết khác ở xa nên nhỏ hơn). Đây là việc vận dụng hiệu ứng của OK để mô tả chủ thể rõ nhất.
- OK này được khai thác tối đa khi chụp đời thường kết hợp với hiệu ứng góc rộng.
3. Ống Kính góc hẹp: Thường được gọi là tele: 70mm - 85mm – 105mm. Cho góc nhìn hẹp hơn 35 độ .
Nhằm xóa bỏ hiệu ứng gần xa khi chụp chân dung người, đầu tiên nhà SX đã chế tạo ra các OK có tiêu cự này, Rõ ràng là khi sử dụng OK tiêu cự trung bình, khi chụp chân dung vẫn bị hiện tượng mũi to mắt nhỏ khi chụp cận mặt. Việc ra đời của các tiêu cự này giúp cho hình chân dung của mọi người trở nên đẹp hơn.
OK này cho hiệu ứng kéo gần chủ thể lại máy ảnh hơn, giảm đáng kể hiệu ứng gần xa, cho DOF mỏng hơn.
Thường được dùng:
- Tuyệt vời khi chụp chân dung cổ điển.
- Chụp ảnh phong cảnh xa.
- Chụp các chủ thể ở xa.
4. Khi công nghệ ngày càng tiến bộ các nhà SX chế tạo ra các lọai OK rất rộng và cực rộng để tạo thêm hiệu ứng cong của khuôn hình, các lọai OK này gồm có các tiêu cự (chỉ ghi đại diện): 21mm - 20mm – 18mm - 15mm – 14mm – 12mm – 10mm – 8mm – 7.5mm – 6mm.
Góc nhìn lớn hơn 63 độ. Các lọai OK này dùng để chụp tạo hiệu ứng rộng hay hiệu ứng cong là chủ yếu hơn là lấy một góc nhìn rộng.
5. Để chụp rõ hơn những vật ở xa và rất xa các OK có tiêu cự dài ra đời. Hiệu ứng chính là kéo chủ thể lại gần, cho DOF mỏng hơn. Các lại OK này có tiêu cự: 135mm – 180mm – 200mm – 300mm – 400mm - 500mm – 600mm – 1000mm – 1200mm – 2000mm. Các lọai OK này dùng rất nhiều trong:
- Chụp chân dung khuôn mặt.
- Chụp vật thể ở xa mà giới hạn không cho người cầm máy tiến gần chủ thể hơn như: thể thao, chụp lén các nhân vật, chụp động vật hoang dã…
Ngày nay, các nhà nhiếp ảnh tận dụng hiệu ứng của các loại OK để sáng tác những tác phẩm theo ý tưởng của riêng mình. Do vậy, gần như không có khái niệm cố định: OK này chỉ dung chụp thể lọai này.
ludovique
11-02-2015, 08:45 AM
cũng góp chút thứ mình tìm hiểu được
tiêu cự là đặc tính cố hữu của lens (hệ đa thấu kính); nó không phụ thuộc vào kích thước cảm biến hoặc phim vì nó biểu thị có khả năng hội tụ ánh sáng lên mặt phẳng chiếu (mặt phẳng chứa sensor hoặc phim).
Khái niệm lens góc rộng, normal hoặc tele dựa trên góc nhìn (view angle) khi lắp vào 1 body nào đó.
Theo đó góc nhìn:
~>65 đô => lens góc rộng
~<25 độ => lens tele (tham khảo trang 27, Image sensors signal processing for digital still cameras, tác giả Junichi Nakamura)
còn ở giữa là lens thông thường.
Ví dụ với body full frame gắn:
- lens 35mm cho góc nhìn 62 đô nên các lens tiêu cự 35mm hoặc ngắn hơn được gọi là wide angle
- lens 100mm cho góc nhìn 24 độ, nên nó và các lens tiêu cự xa hơn được gọi là tele
- lens 50mm có góc nhìn 47 độ là tiêu cự thông thường.
Ví dụ với body crop (APS-C hoặc DX)
-lens 20mm cho góc nhìn 70 độ, nên từ tiêu cự này trở xuống mới được gọi là wide angle;
-lens 35mm cho góc nhìn 42 đô >> lens normal
-lens 70mm cho góc nhìn 23 độ >> lens tele
Ví dụ với máy compact canon powershot elph 115 có lens zoom với dải tiêu cự 5mm => 40mm vì sensor nhỏ nên
-tại 5mm cho góc nhìn khoảng 75 độ >> đầu góc rộng.
-tại 40nn cho góc nhìn khoảng 10 độ >> đầu tele
-lens được gọi là wide-tele zoom.
Vì yếu tố lịch sử nên dân chụp người ta chọn góc nhìn của máy film 35mm (hay body fullframe làm chuẩn) mới có khái niệm tiêu cự tuơng đuơng.
Như ví dụ trên con máy compact người ta đưa thông số ống kính có tiêu cự tuơng đuơng là: 28mm - 224mm, tức là GÓC NHÌN của lens 5-40mm trên cảm biến nhỏ cho GÓC NHÌN tuơng đuơng lens 28-224mm trên máy sensor fullframe.
Tuơng tự lens 35mm gắn trên crop DSLR-aps-c hoặc DX cho GÓC NHÌN tuơng đuơng với lens 52mm gắn trên body fullframe. Do đó các lens tiêu cự 35mm gắn trên máy crop như trên không được gọi là lens góc rộng. Còn vì sao người ta khuyên nên dùng lens tiêu cự 35mm cho cả chân dung và phong cảnh thì bạn dựa trên body và góc nhìn mà kết luận nha.
mienthinh307
11-02-2015, 11:06 AM
- Em thích chụp chân dung và phong cảnh, các bác kêu em tìm 17-50 hay 16-45
em cũng biết là tiêu cự càng nhỏ góc càng rộng và 50 là tiêu cự vàng để chụp chân dung (ko biết có chính xác ko)
khẩu càng nhỏ càng dễ xóa phông.
nhưng mà mấy con này giá cao quá :D
thế nên em tìm hiểu qua tele, qua đây mới gọi là ko biết gì lun.
em thấy có mấy con như 50 -135, 70-200, 50-200, thê nhưng cái tiêu cự lớn là bắn chim cò cá cạnh gì ấy rồi. vậy cho em hỏi nhưng cái len tele tiệu cự này có chụp dc phong cảnh và chân dung ko.
sao nhưng cái len tele này khẩu toàn 4 trở lên vậy sao nó vẩn xóa phông được vậy.
khó hiểu quá.
tại sao nhưng cái len tele ko có khẩu 2.8 trở xuống (em chưa thấy)
mà cái tiêu cự 45 thì có chụp chân dung được ko...tại thấy len fix toàn 50
có 1 ng khác kêu em chụp phong cảnh và chân dung thì nên sắm ống 35mm các bác thấy thế nào.
cảm ơn các bác.
nếu bác vẫn chưa rõ thì hẹn với anh em nào ra quán cà phê giao lưu chia sẻ và chụp thực hành luôn
không biết
11-02-2015, 07:08 PM
Mình coi xong bài của bạn , cảm thấy không hiểu luôn, vậy ý bạn muốn là sao trong bài này?
1. Bạn sai về khẩu độ. khẩu càng lớn xóa phông càng nhiều (khẩu tỷ lệ nghịch với giá trị đọc trên ống kính, vd khẩu 2.8 sẽ lớn hơn khẩu 4, 8, 11)
2. Len nào cũng chụp được phong cảnh và chân dung, vấn đề là bạn muốn bức hình như thế nào. Dĩ nhiên, len góc rộng (tiêu cự nhỏ) thì khung hình sẽ rộng rãi hơn cho bạn), và len tele sẽ làm hình chân dung ít bị biến dạng hơn.
3. Ai nói bạn len tele không có khẩu 2.8, có và mắc hơn rất nhiều so với len khẩu nhỏ như khẩu 4
4. Bạn nên tìm hiểu về cách tạo 1 bức hình xóa phông, vì nó nhiều yếu tố chứ không phải chỉ là cần len khẩu lớn
Tiêu cự Ống Kính và hiệu ứng
Vừa qua nhận thấy có nhiều bạn hỏi về các lọai ống kính máy ảnh, nên Tôi mạo muội viết bài này. Đây chỉ là những kinh nghiệm bản thân, không phải là kiến thức, nên có thể đúng – sai, có thể mới – cũ… Nếu bạn nào thấy thiếu xin vui lòng bổ sung để mọi người cùng hiểu thêm.
Xin bắt đầu bằng đôi dòng về tiêu cự ống kính (OK) dùng cho film 35mm:
1. Ống Kính Trung Bình: 45mm - 50mm – 55mm.
Khác với mọi cách sắp xếp khác, tôi xin bắt đầu bằng ống kính trung bình, đó là lọai có tiêu cự 42mm - 45mm – 50mm – 55mm. Tại sao?
Khi chế tạo ra những chiếc máy ảnh, người chế tạo đã mô phỏng theo cái nhìn thông thường của mắt người và chế tạo ra OK có tiêu cự tương ứng. OK 50mm cho ta góc nhìn 46 độ (góc nhìn theo đường chéo film 35mm), đây chính là góc nhìn của mắt người thông thường, ảnh cho ra khi chụp OK này rất giống ảnh chúng ta nhìn thấy bằng mắt.
Đây chính là OK chuẩn của tất cả các hãng SX OK trên thế giới và hầu như là OK hòan hảo nhất, có thể có được độ mở lớn nhất.
Tiêu cự này cho hiệu ứng trung bình, do có thể chế tạo được với khẩu mở lớn nhất, nên DOF rất tốt như mắt nhìn mơ màng nhìn đúng vào chủ thể, các thứ khác đều xóa mờ.
Được dùng hầu hết trong mọi trường hợp và hay dùng chụp phong cảnh, chân dung nguyên người họặc bán thân.
2. Ống Kính Góc Rộng: 24mm - 28mm - 35mm. Cho góc nhìn rộng hơn 50 độ .
Công nghệ chế tạo ngày một tiến bộ, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người chụp hình, các nhà sản xuất đã chế tạo ra các lọai OK có góc nhìn rộng hơn, điều này tương tự như góc nhìn của cái liếc mắt nhìn ngang (của một anh thanh niên khi chạy lên ngang hàng với một cô gái đẹp, hay cái liếc mắt bén như dao cau của một cô gái).
OK này cho hiệu ứng góc nhìn rộng hơn, hiệu ứng gần xa rõ hơn, hiệu ứng lớn khi ở gần, nhỏ khi xa, lớn khi ở cạnh biên khung hình, nhỏ khi giữa tâm ảnh, DOF rất sâu.
Thường được dùng:
- Trong ảnh phong cảnh mộ tả một cái nhìn quét của mắt người trước thiên nhiên.
- Ngày nay dùng nhiều trong cảnh sinh họat gia đình… khi mà không gian chật hẹp không cho phép lùi xa hơn để lấy rộng hơn.
- Để đặc tả nhân vật (bố cục vào rìa ảnh) hoặc chụp chân dung – lợi dụng hiệu ứng gần xa để làm méo một khuôn mặt (chú hề) hay đặc tả nắm đấm của một võ sĩ (đặt nắm tay gần OK nhất, sẽ to lớn dữ dội, so với các chi tiết khác ở xa nên nhỏ hơn). Đây là việc vận dụng hiệu ứng của OK để mô tả chủ thể rõ nhất.
- OK này được khai thác tối đa khi chụp đời thường kết hợp với hiệu ứng góc rộng.
3. Ống Kính góc hẹp: Thường được gọi là tele: 70mm - 85mm – 105mm. Cho góc nhìn hẹp hơn 35 độ .
Nhằm xóa bỏ hiệu ứng gần xa khi chụp chân dung người, đầu tiên nhà SX đã chế tạo ra các OK có tiêu cự này, Rõ ràng là khi sử dụng OK tiêu cự trung bình, khi chụp chân dung vẫn bị hiện tượng mũi to mắt nhỏ khi chụp cận mặt. Việc ra đời của các tiêu cự này giúp cho hình chân dung của mọi người trở nên đẹp hơn.
OK này cho hiệu ứng kéo gần chủ thể lại máy ảnh hơn, giảm đáng kể hiệu ứng gần xa, cho DOF mỏng hơn.
Thường được dùng:
- Tuyệt vời khi chụp chân dung cổ điển.
- Chụp ảnh phong cảnh xa.
- Chụp các chủ thể ở xa.
4. Khi công nghệ ngày càng tiến bộ các nhà SX chế tạo ra các lọai OK rất rộng và cực rộng để tạo thêm hiệu ứng cong của khuôn hình, các lọai OK này gồm có các tiêu cự (chỉ ghi đại diện): 21mm - 20mm – 18mm - 15mm – 14mm – 12mm – 10mm – 8mm – 7.5mm – 6mm.
Góc nhìn lớn hơn 63 độ. Các lọai OK này dùng để chụp tạo hiệu ứng rộng hay hiệu ứng cong là chủ yếu hơn là lấy một góc nhìn rộng.
5. Để chụp rõ hơn những vật ở xa và rất xa các OK có tiêu cự dài ra đời. Hiệu ứng chính là kéo chủ thể lại gần, cho DOF mỏng hơn. Các lại OK này có tiêu cự: 135mm – 180mm – 200mm – 300mm – 400mm - 500mm – 600mm – 1000mm – 1200mm – 2000mm. Các lọai OK này dùng rất nhiều trong:
- Chụp chân dung khuôn mặt.
- Chụp vật thể ở xa mà giới hạn không cho người cầm máy tiến gần chủ thể hơn như: thể thao, chụp lén các nhân vật, chụp động vật hoang dã…
Ngày nay, các nhà nhiếp ảnh tận dụng hiệu ứng của các loại OK để sáng tác những tác phẩm theo ý tưởng của riêng mình. Do vậy, gần như không có khái niệm cố định: OK này chỉ dung chụp thể lọai này.
cũng góp chút thứ mình tìm hiểu được
tiêu cự là đặc tính cố hữu của lens (hệ đa thấu kính); nó không phụ thuộc vào kích thước cảm biến hoặc phim vì nó biểu thị có khả năng hội tụ ánh sáng lên mặt phẳng chiếu (mặt phẳng chứa sensor hoặc phim).
Khái niệm lens góc rộng, normal hoặc tele dựa trên góc nhìn (view angle) khi lắp vào 1 body nào đó.
Theo đó góc nhìn:
~>65 đô => lens góc rộng
~<25 độ => lens tele (tham khảo trang 27, Image sensors signal processing for digital still cameras, tác giả Junichi Nakamura)
còn ở giữa là lens thông thường.
Ví dụ với body full frame gắn:
- lens 35mm cho góc nhìn 62 đô nên các lens tiêu cự 35mm hoặc ngắn hơn được gọi là wide angle
- lens 100mm cho góc nhìn 24 độ, nên nó và các lens tiêu cự xa hơn được gọi là tele
- lens 50mm có góc nhìn 47 độ là tiêu cự thông thường.
Ví dụ với body crop (APS-C hoặc DX)
-lens 20mm cho góc nhìn 70 độ, nên từ tiêu cự này trở xuống mới được gọi là wide angle;
-lens 35mm cho góc nhìn 42 đô >> lens normal
-lens 70mm cho góc nhìn 23 độ >> lens tele
Ví dụ với máy compact canon powershot elph 115 có lens zoom với dải tiêu cự 5mm => 40mm vì sensor nhỏ nên
-tại 5mm cho góc nhìn khoảng 75 độ >> đầu góc rộng.
-tại 40nn cho góc nhìn khoảng 10 độ >> đầu tele
-lens được gọi là wide-tele zoom.
Vì yếu tố lịch sử nên dân chụp người ta chọn góc nhìn của máy film 35mm (hay body fullframe làm chuẩn) mới có khái niệm tiêu cự tuơng đuơng.
Như ví dụ trên con máy compact người ta đưa thông số ống kính có tiêu cự tuơng đuơng là: 28mm - 224mm, tức là GÓC NHÌN của lens 5-40mm trên cảm biến nhỏ cho GÓC NHÌN tuơng đuơng lens 28-224mm trên máy sensor fullframe.
Tuơng tự lens 35mm gắn trên crop DSLR-aps-c hoặc DX cho GÓC NHÌN tuơng đuơng với lens 52mm gắn trên body fullframe. Do đó các lens tiêu cự 35mm gắn trên máy crop như trên không được gọi là lens góc rộng. Còn vì sao người ta khuyên nên dùng lens tiêu cự 35mm cho cả chân dung và phong cảnh thì bạn dựa trên body và góc nhìn mà kết luận nha.
nếu bác vẫn chưa rõ thì hẹn với anh em nào ra quán cà phê giao lưu chia sẻ và chụp thực hành luôn
cảm ơn các bác, mặc dù vẩn còn ngu ngơ quá...chưa biết đi hướng nào...
mienthinh307
11-02-2015, 11:36 PM
cảm ơn các bác, mặc dù vẩn còn ngu ngơ quá...chưa biết đi hướng nào...
nếu bác ở gần Gò Vấp thì cà phê giao lưu với mình về vấn đề này
không biết
12-02-2015, 06:47 PM
nếu bác ở gần Gò Vấp thì cà phê giao lưu với mình về vấn đề này
ok man......................cho e địa chỉ đi anh
biker114
12-02-2015, 10:26 PM
hiểu được thêm 1 phần
vậy trên các body crop thì lens fix 35 sẽ có lợi hơn đúng không ạ ? (lấy được hết toàn thân mẫu )
mienthinh307
12-02-2015, 11:51 PM
ok man......................cho e địa chỉ đi anh
Có gì liên lạc với mình 0903813546 Thiện 33t
hpham8x
13-02-2015, 07:05 AM
Tiêu cự Ống Kính và hiệu ứng
Vừa qua nhận thấy có nhiều bạn hỏi về các lọai ống kính máy ảnh, nên Tôi mạo muội viết bài này. Đây chỉ là những kinh nghiệm bản thân, không phải là kiến thức, nên có thể đúng – sai, có thể mới – cũ… Nếu bạn nào thấy thiếu xin vui lòng bổ sung để mọi người cùng hiểu thêm.
Xin bắt đầu bằng đôi dòng về tiêu cự ống kính (OK) dùng cho film 35mm:
1. Ống Kính Trung Bình: 45mm - 50mm – 55mm.
Khác với mọi cách sắp xếp khác, tôi xin bắt đầu bằng ống kính trung bình, đó là lọai có tiêu cự 42mm - 45mm – 50mm – 55mm. Tại sao?
Khi chế tạo ra những chiếc máy ảnh, người chế tạo đã mô phỏng theo cái nhìn thông thường của mắt người và chế tạo ra OK có tiêu cự tương ứng. OK 50mm cho ta góc nhìn 46 độ (góc nhìn theo đường chéo film 35mm), đây chính là góc nhìn của mắt người thông thường, ảnh cho ra khi chụp OK này rất giống ảnh chúng ta nhìn thấy bằng mắt.
Đây chính là OK chuẩn của tất cả các hãng SX OK trên thế giới và hầu như là OK hòan hảo nhất, có thể có được độ mở lớn nhất.
Tiêu cự này cho hiệu ứng trung bình, do có thể chế tạo được với khẩu mở lớn nhất, nên DOF rất tốt như mắt nhìn mơ màng nhìn đúng vào chủ thể, các thứ khác đều xóa mờ.
Được dùng hầu hết trong mọi trường hợp và hay dùng chụp phong cảnh, chân dung nguyên người họặc bán thân.
2. Ống Kính Góc Rộng: 24mm - 28mm - 35mm. Cho góc nhìn rộng hơn 50 độ .
Công nghệ chế tạo ngày một tiến bộ, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người chụp hình, các nhà sản xuất đã chế tạo ra các lọai OK có góc nhìn rộng hơn, điều này tương tự như góc nhìn của cái liếc mắt nhìn ngang (của một anh thanh niên khi chạy lên ngang hàng với một cô gái đẹp, hay cái liếc mắt bén như dao cau của một cô gái).
OK này cho hiệu ứng góc nhìn rộng hơn, hiệu ứng gần xa rõ hơn, hiệu ứng lớn khi ở gần, nhỏ khi xa, lớn khi ở cạnh biên khung hình, nhỏ khi giữa tâm ảnh, DOF rất sâu.
Thường được dùng:
- Trong ảnh phong cảnh mộ tả một cái nhìn quét của mắt người trước thiên nhiên.
- Ngày nay dùng nhiều trong cảnh sinh họat gia đình… khi mà không gian chật hẹp không cho phép lùi xa hơn để lấy rộng hơn.
- Để đặc tả nhân vật (bố cục vào rìa ảnh) hoặc chụp chân dung – lợi dụng hiệu ứng gần xa để làm méo một khuôn mặt (chú hề) hay đặc tả nắm đấm của một võ sĩ (đặt nắm tay gần OK nhất, sẽ to lớn dữ dội, so với các chi tiết khác ở xa nên nhỏ hơn). Đây là việc vận dụng hiệu ứng của OK để mô tả chủ thể rõ nhất.
- OK này được khai thác tối đa khi chụp đời thường kết hợp với hiệu ứng góc rộng.
3. Ống Kính góc hẹp: Thường được gọi là tele: 70mm - 85mm – 105mm. Cho góc nhìn hẹp hơn 35 độ .
Nhằm xóa bỏ hiệu ứng gần xa khi chụp chân dung người, đầu tiên nhà SX đã chế tạo ra các OK có tiêu cự này, Rõ ràng là khi sử dụng OK tiêu cự trung bình, khi chụp chân dung vẫn bị hiện tượng mũi to mắt nhỏ khi chụp cận mặt. Việc ra đời của các tiêu cự này giúp cho hình chân dung của mọi người trở nên đẹp hơn.
OK này cho hiệu ứng kéo gần chủ thể lại máy ảnh hơn, giảm đáng kể hiệu ứng gần xa, cho DOF mỏng hơn.
Thường được dùng:
- Tuyệt vời khi chụp chân dung cổ điển.
- Chụp ảnh phong cảnh xa.
- Chụp các chủ thể ở xa.
4. Khi công nghệ ngày càng tiến bộ các nhà SX chế tạo ra các lọai OK rất rộng và cực rộng để tạo thêm hiệu ứng cong của khuôn hình, các lọai OK này gồm có các tiêu cự (chỉ ghi đại diện): 21mm - 20mm – 18mm - 15mm – 14mm – 12mm – 10mm – 8mm – 7.5mm – 6mm.
Góc nhìn lớn hơn 63 độ. Các lọai OK này dùng để chụp tạo hiệu ứng rộng hay hiệu ứng cong là chủ yếu hơn là lấy một góc nhìn rộng.
5. Để chụp rõ hơn những vật ở xa và rất xa các OK có tiêu cự dài ra đời. Hiệu ứng chính là kéo chủ thể lại gần, cho DOF mỏng hơn. Các lại OK này có tiêu cự: 135mm – 180mm – 200mm – 300mm – 400mm - 500mm – 600mm – 1000mm – 1200mm – 2000mm. Các lọai OK này dùng rất nhiều trong:
- Chụp chân dung khuôn mặt.
- Chụp vật thể ở xa mà giới hạn không cho người cầm máy tiến gần chủ thể hơn như: thể thao, chụp lén các nhân vật, chụp động vật hoang dã…
Ngày nay, các nhà nhiếp ảnh tận dụng hiệu ứng của các loại OK để sáng tác những tác phẩm theo ý tưởng của riêng mình. Do vậy, gần như không có khái niệm cố định: OK này chỉ dung chụp thể lọai này.
Thanks, em ngộ ra nhiều điều.
hiwayvn
17-02-2015, 07:21 PM
rất bổ ích
đúng cái mình cần
tks bác nhé ;)
11002
17-02-2015, 07:40 PM
Thanks, em ngộ ra nhiều điều.
rất bổ ích
đúng cái mình cần
tks bác nhé ;)
Cám ơn các bác.
Bài này em viết từ năm 2006:
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=5768&p=59975#post59975
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.