zerolove
27-10-2014, 11:42 AM
là người mới tập tành chụp ảnh, không rõ nên bắt đầu từ đâu, nhưng theo cá nhân mình thì nghĩ nên bắt đầu từ những kiến thức căn bản, những kiến thức mang tính nền móng cho tư duy về chụp ảnh sau này, trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố. và hôm nay mình mạn phép đăng bài để hỏi thêm về một vấn đề mà mình nghĩ không phải ai chơi ảnh cũng biết và quan tâm. đó là cơ chế đo sáng của máy ảnh. mình xin trích 1 đoạn nói về vấn đề này:
"1. Zone system
Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Tuy nhiên Ansel Adam đã nhóm lại thành 10 mức khác nhau, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system.
http://dgcameras.vn/product_images/uploaded_images/dosang1_2.jpg
Zone system chart
(Note: Trong biểu đồ này, họ k0 tính Zone 0 - pure black.)
Mỗi zone có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp đôi zone kế trước đó. Ví dụ zone 5 có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần zone 4 và bằng 1/2 so với zone 6.
Về mặt giá trị thì zone 5 có khả năng phản xạ 18% lượng ánh chiếu tới nó. Có nghĩa là giả sử nguồn sáng chiếu tới zone 5 có cường độ là 100 thì zone 5 hấp thụ 82 và chỉ phản xạ 18, chính vì thế mà nó có màu xám (grey). Thực sự thì con số 18% này đối với chúng ta k0 quan trọng lắm. Nó chỉ có ý nghĩa đối với những nhà sản xuất camera, film.
Trong một khuôn hình nhiều đối tượng có tính chất phản xạ khác nhau và tất cả các đối tượng đều nhận được cường độ sáng như nhau, nếu 1 đối tượng được phơi sáng đúng thì tất cả các đối tượng khác cũng được phơi sáng đúng. Ảnh chụp đúng sáng
Trong điều kiện giới hạn của mắt người cũng như film/sensor, ta khó hoặc k0 thể phân biệt được chi tiết trong các vùng quá tối, hoặc quá sáng. Và đại bộ phận các vật nhìn rõ được bằng mắt thường có tính chất phản xạ từ zone 3 đến zone 7. Zone 5 nằm chính giữa khu vực đó và tỷ lệ các vật có tính chất phản xạ thuộc zone 5 cũng nhiều. Do đó zone 5 được lấy làm chuẩn cho hệ thống đo sáng của máy ảnh. Chúng ta có khái niệm 18% grey, hay midle grey.
2. "Camera luôn nhìn mọi vật dưới tone 18% grey"
Có lẽ đây là câu nói đầu tiên và thường nghe thấy nhiều nhất mỗi khi đề cập đến chuyện đo sáng trong NA. Nó có nghĩa là gì ?
Tức là: cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó làlượng ánh sáng phản xạ của zone 5 !
Kết quả là dù vật đó là đen hay trắng thì hệ thống đo sáng tự động trong camera luôn đưa ra một kết quả (khẩu độ, tốc độ, ISO) để biến vật đó thành màu xám (zone 5)
http://dgcameras.vn/product_images/uploaded_images/dosang_3.jpg
Đối với camera, nó luôn tự cho là mình "đúng". Và điều đó thực sự đúng vì camera tự giả thiết như vậy. Nhưng ta cũng k0 thể đổ lỗi cho camera vì dù sao nó cũng là sản phẩm do con người tạo ra. "Tư duy" của nó do chính con người áp đặt và đến tận bây giờ, con người cũng chưa thể cài bộ óc của mình vào camera một cách hoàn chỉnh trong vấn đề này.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Ta quay trở lại với nhận định trong post trước: "lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng"
Yếu tố (i) đã được dùng để xây dựng Zone system, bây giờ là lúc sử dụng yếu tố (ii) để giải thích hiện tượng trên.
Case 1: Cường độ nguồn sáng là 100
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 100 = 18
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100 (ví dụ)
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 6 tới camera sẽ là 36% x 100 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100. Exposure k0 có gì thay đổi để đảm bảo với cùng một cường độ sáng là 100 thì ảnh của vật thuộc zone 6 phải sáng hơn vật thuộc zone 5.
Case 2: Cường độ nguồn sáng là 200
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 200 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 để đảm bảo ảnh của vật thuộc zone 5 vẫn luôn là màu xám.
Một điều rất đơn giản là camera (hay đúng hơn là senso đo sáng) chỉ có khả năng ghi nhận lượng ánh sáng phản xạ từ vật thể là nhiều hay ít (mạnh hay yếu - tính chất (ii) ) chứ k0 có khả năng phân biệt được tính chất phản xạ của chính vật thể đó (tính chất (i) ). Vì camera k0 có não mà :D.
Như vậy, khi nhận được một giá trị là 36, camera sẽ k0 thể hiểu được vật thể này thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200 hay thuộc zone 6 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 100!
Do đó, nó k0 thể đưa ra kết quả đúng cho mọi trường hợp. Trong thực tế, do thiết lập mặc định là "camera coi mọi vật đều thuộc tone 18% gray" nên nó sẽ mặc nhiên coi giá trị 36 là của vật thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200. Hiển nhiên, camera tự động cung cấp exposure 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 .
Nếu vật này đúng là thuộc zone 5, coi như camera đã gặp hên trong trò chơi may rủi của nó. Ngược lại, nếu vật đó thuộc zone 6, camera đã sai lầm, ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 khẩu. Ảnh của vật sẽ có màu xám (grey) chứ k0 đúng là màu light grey như bản chất của nó.
Và để khắc phục thất bại này, đó chính là việc người chụp phải chủ động bù sáng."
_ và câu hỏi mà mình đặt ra là cường độ ánh sáng mà máy ảnh lấy làm chuẩn là bao nhiêu để có thể tính toán ra được con số 18% ấy. ví dụ ta đặt đơn vị của cường độ ánh sáng là a, ta chiếu lần lượt 2 nguồn sáng với cường độ 100a và 200a lên 1 tấm gray card và lần lượt đo sáng. với nguồn sáng 100a thì gray card phản xạ 18% tương đương 18 x 100a : 100= 18a, với nguồn sáng 200a thì gray card cũng phản xạ 18% nhưng cường độ cao hơn 18 x 200a : 100 = 36a. vấn đề nằm ở chổ này, cùng là phản xạ 18% nhưng giá trị lại khác nhau do cường độ ánh sáng nguồn khác nhau, vậy để có thể xác định cường độ của nguồn sáng, phải chăng nhà sản xuất đã đặt 1 giá trị cố định lên con số 18% (18a chẳng hạn) để từ đó máy ảnh sẽ so sánh ánh sáng mà nó thu được với giá trị cố định này để nhận biết dư sáng hay thiếu sáng. nếu đúng như những gì em nói thì nhà sản xuất đã áp giá trị cho con số 18% là bao nhiêu và đơn vị là gì, mỗi nhà sản xuất đều áp dụng cùng 1 giá trị hay khác nhau. chân thành cảm ơn
"1. Zone system
Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Tuy nhiên Ansel Adam đã nhóm lại thành 10 mức khác nhau, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system.
http://dgcameras.vn/product_images/uploaded_images/dosang1_2.jpg
Zone system chart
(Note: Trong biểu đồ này, họ k0 tính Zone 0 - pure black.)
Mỗi zone có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp đôi zone kế trước đó. Ví dụ zone 5 có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần zone 4 và bằng 1/2 so với zone 6.
Về mặt giá trị thì zone 5 có khả năng phản xạ 18% lượng ánh chiếu tới nó. Có nghĩa là giả sử nguồn sáng chiếu tới zone 5 có cường độ là 100 thì zone 5 hấp thụ 82 và chỉ phản xạ 18, chính vì thế mà nó có màu xám (grey). Thực sự thì con số 18% này đối với chúng ta k0 quan trọng lắm. Nó chỉ có ý nghĩa đối với những nhà sản xuất camera, film.
Trong một khuôn hình nhiều đối tượng có tính chất phản xạ khác nhau và tất cả các đối tượng đều nhận được cường độ sáng như nhau, nếu 1 đối tượng được phơi sáng đúng thì tất cả các đối tượng khác cũng được phơi sáng đúng. Ảnh chụp đúng sáng
Trong điều kiện giới hạn của mắt người cũng như film/sensor, ta khó hoặc k0 thể phân biệt được chi tiết trong các vùng quá tối, hoặc quá sáng. Và đại bộ phận các vật nhìn rõ được bằng mắt thường có tính chất phản xạ từ zone 3 đến zone 7. Zone 5 nằm chính giữa khu vực đó và tỷ lệ các vật có tính chất phản xạ thuộc zone 5 cũng nhiều. Do đó zone 5 được lấy làm chuẩn cho hệ thống đo sáng của máy ảnh. Chúng ta có khái niệm 18% grey, hay midle grey.
2. "Camera luôn nhìn mọi vật dưới tone 18% grey"
Có lẽ đây là câu nói đầu tiên và thường nghe thấy nhiều nhất mỗi khi đề cập đến chuyện đo sáng trong NA. Nó có nghĩa là gì ?
Tức là: cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó làlượng ánh sáng phản xạ của zone 5 !
Kết quả là dù vật đó là đen hay trắng thì hệ thống đo sáng tự động trong camera luôn đưa ra một kết quả (khẩu độ, tốc độ, ISO) để biến vật đó thành màu xám (zone 5)
http://dgcameras.vn/product_images/uploaded_images/dosang_3.jpg
Đối với camera, nó luôn tự cho là mình "đúng". Và điều đó thực sự đúng vì camera tự giả thiết như vậy. Nhưng ta cũng k0 thể đổ lỗi cho camera vì dù sao nó cũng là sản phẩm do con người tạo ra. "Tư duy" của nó do chính con người áp đặt và đến tận bây giờ, con người cũng chưa thể cài bộ óc của mình vào camera một cách hoàn chỉnh trong vấn đề này.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ này. Ta quay trở lại với nhận định trong post trước: "lượng ánh sáng phản xạ này nhiều hay ít (mạnh hay yếu) phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) tính chất phản xạ của sự vật và (ii) cường độ nguồn sáng"
Yếu tố (i) đã được dùng để xây dựng Zone system, bây giờ là lúc sử dụng yếu tố (ii) để giải thích hiện tượng trên.
Case 1: Cường độ nguồn sáng là 100
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 100 = 18
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100 (ví dụ)
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 6 tới camera sẽ là 36% x 100 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/125s, f/8, ISO 100. Exposure k0 có gì thay đổi để đảm bảo với cùng một cường độ sáng là 100 thì ảnh của vật thuộc zone 6 phải sáng hơn vật thuộc zone 5.
Case 2: Cường độ nguồn sáng là 200
- Lượng ánh sáng phản xạ của vật thể thuộc zone 5 tới camera sẽ là 18% x 200 = 36
--> giá trị phơi sáng đúng là 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 để đảm bảo ảnh của vật thuộc zone 5 vẫn luôn là màu xám.
Một điều rất đơn giản là camera (hay đúng hơn là senso đo sáng) chỉ có khả năng ghi nhận lượng ánh sáng phản xạ từ vật thể là nhiều hay ít (mạnh hay yếu - tính chất (ii) ) chứ k0 có khả năng phân biệt được tính chất phản xạ của chính vật thể đó (tính chất (i) ). Vì camera k0 có não mà :D.
Như vậy, khi nhận được một giá trị là 36, camera sẽ k0 thể hiểu được vật thể này thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200 hay thuộc zone 6 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 100!
Do đó, nó k0 thể đưa ra kết quả đúng cho mọi trường hợp. Trong thực tế, do thiết lập mặc định là "camera coi mọi vật đều thuộc tone 18% gray" nên nó sẽ mặc nhiên coi giá trị 36 là của vật thuộc zone 5 được chiếu bởi nguồn sáng có cường độ 200. Hiển nhiên, camera tự động cung cấp exposure 1/250s, f/8 (hoặc 1/125s, f/11), ISO 100 .
Nếu vật này đúng là thuộc zone 5, coi như camera đã gặp hên trong trò chơi may rủi của nó. Ngược lại, nếu vật đó thuộc zone 6, camera đã sai lầm, ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 khẩu. Ảnh của vật sẽ có màu xám (grey) chứ k0 đúng là màu light grey như bản chất của nó.
Và để khắc phục thất bại này, đó chính là việc người chụp phải chủ động bù sáng."
_ và câu hỏi mà mình đặt ra là cường độ ánh sáng mà máy ảnh lấy làm chuẩn là bao nhiêu để có thể tính toán ra được con số 18% ấy. ví dụ ta đặt đơn vị của cường độ ánh sáng là a, ta chiếu lần lượt 2 nguồn sáng với cường độ 100a và 200a lên 1 tấm gray card và lần lượt đo sáng. với nguồn sáng 100a thì gray card phản xạ 18% tương đương 18 x 100a : 100= 18a, với nguồn sáng 200a thì gray card cũng phản xạ 18% nhưng cường độ cao hơn 18 x 200a : 100 = 36a. vấn đề nằm ở chổ này, cùng là phản xạ 18% nhưng giá trị lại khác nhau do cường độ ánh sáng nguồn khác nhau, vậy để có thể xác định cường độ của nguồn sáng, phải chăng nhà sản xuất đã đặt 1 giá trị cố định lên con số 18% (18a chẳng hạn) để từ đó máy ảnh sẽ so sánh ánh sáng mà nó thu được với giá trị cố định này để nhận biết dư sáng hay thiếu sáng. nếu đúng như những gì em nói thì nhà sản xuất đã áp giá trị cho con số 18% là bao nhiêu và đơn vị là gì, mỗi nhà sản xuất đều áp dụng cùng 1 giá trị hay khác nhau. chân thành cảm ơn