allimage
17-02-2014, 05:37 PM
Từ Rolex cho tới Louis,nhiếp ảnh gia tài năng Mitch Feinberg đều đem đến sự cuốn hút, bóng bẩy và cá tính trong mọi thứ ông chụp – và giờ bạn cũng có thể làm vậy.
PETER KOLONIA
http://upfree.ssc.vn/images/4021_1.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=4021_1.jpg)
Bức ảnh bìa cho 1 ấn bản tạp chí thời trang Absolute, bức ảnh này là 1 trong những sê ri sản phẩm điêu luyện mà trong đó Feinberg sắp xếp những chiếc giày phụ nữ theo những mảnh kính vạn hoa.
Ảnh: Mitch Feinberg
Khi Gucci muốn chuỗi sản phẩm xa xỉ mới nhất phải tạo ra ấn tượng “tôi không biết đây là cái gì”, Mitch Feinberg là người được chọn. Feinberg, nhiếp ảnh gia quảng cáo và biên tập người Mỹ, đi lại giữa các studio tại New York và Paris hàng tháng. Trong hơn 20 năm sự nghiệp, ông đã phát triển những sắp đặt gần như hoàn hảo về ánh sáng, kiểu dáng, bố cục và bấm máy để cho thấy điều gì làm những sản phẩm cao cấp có sức hấp dẫn như vậy. Feinberg đã chia sẻ một vài sắp xếp xuất sắc nhất, mà 1 hoặc 2 trong đó có thể giúp những người mới vào nghề có thể nâng tầm studio của họ lên 1 bậc.
http://upfree.ssc.vn/images/3481_5.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=3481_5.jpg)
Đem chúng vào cuộc sống
Lời khuyên đầu tiên của Feinberg: “Nhận thức rằng bạn không chỉ chụp đồ vật. Bạn muốn những bức hình đem lại cái gì đó không chỉ là bản thân đồ vật”. Tĩnh vật cũng giống như danh từ, chỉ diễn đạt đồ vật và một vài thứ ít ỏi về chúng. Hãy nghĩ đến những bức ảnh trong catalog. “Tĩnh vật cuốn hút chúng ta hơn bởi tạng từ, động từ, hoặc tính từ. Đó là điều giúp cho công việc chụp ảnh studio thú vị hơn và thách thức hơn: đó là về khả năng nghĩ ra ý tưởng hoặc biểu đạt cảm xúc thông qua những thứ không dịch chuyển.”
Một ví dụ tốt là bức hình chụp mở màn của chúng tôi về cái bánh. Nhiệm vụ mà GQ dành cho Feinberg là minh họa 1 câu chuyện các món tráng miệng được tác giả nhớ lại từ thời niên thiếu, trong đó có bánh chocolate. Sau cùng Feinberg thiết kế 1 chiếc bánh với tâm hình cơn lốc giúp hướng sự chú ý tới chiếc bánh, và, ngụ ý gợi lại quá khứ của tác giả. “Bức ảnh không phải là về cái bánh, nó là về sức mạnh của ký ức” – ông cho biết.
http://upfree.ssc.vn/images/9131_2.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=9131_2.jpg)
Feinberg cảm nhận rằng đồ vật cũng có cá tính, tính cách, và đời sống nội tâm, và công việc của nhiếp ảnh gia là phải hé mở tất cả chúng.
Trớ trêu thay, ông ấy lại là 1 người cầu toàn nhưng lại gợi ý rằng không nên bám chặt vào sự hoàn hảo. “Tôi không muốn chúng trông quá tốt. Khi tôi chụp những chiếc giầy buộc, tôi thường thử làm chúng trông tự nhiên, nới lỏng dây, không chặt và đều đặn. Tương tự, với những bức ảnh chụp đàn ghi ta về sau, ông nhặt rất nhiều dây đàn và tung chúng lên bàn sáng. “Khi chúng trông không ổn, tôi nhặt lên và tung lại cho đến khi tôi tìm được thứ gì đó mình thích”.
http://upfree.ssc.vn/images/8401_4.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=8401_4.jpg)
Ánh sáng và kiểu dáng 101
Trong studio thì ánh sáng là một trong những khâu quan trọng nhất. Feinberg cho biết “Thực tế thì mỗi bức ảnh tĩnh vật là 1 bài tập về ánh sáng”. Bắt đầu từ việc chọn những đặc tính quan trọng nhất hoặc đặc trưng của chủ thể mà bạn muốn chụp. Nó có thể là bố cục, màu sắc, dạng, đường hoặc hỗn hợp các yếu tố này. Sau đó bạn ứng dụng với ánh sáng cho đến khi nó thu hút được cái nhìn của người xem về những đặc tính quan trọng nhất đầu tiên.
Bạn không cần dùng ánh sáng đắt tiền để bắt đầu. “Chỉ cần đặt tất cả cạnh 1 chiếc cửa sổ với ánh sáng hướng bắc, hoặc bắt đầu với 1 ánh sáng và phản sáng trắng, tự làm một bộ hoặc phông màn. Lấy đồ vật và xoay đi xoay lại để xem ánh sáng phản ứng thế nào với nó. Bắt đầu đơn giản thôi. Bạn có thể sử dụng ánh sáng đèn flash – như cách tôi bắt đầu”.
http://upfree.ssc.vn/images/3341_3.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=3341_3.jpg)
Một số lỗi ánh sáng thường thấy ở những người mới bắt đầu chụp studio. Feinberg ghi chép lại “Họ đặt chủ thể trực tiếp lên bàn có ánh sáng rọi lại từ đằng sau, và tự hỏi tại sao các góc của chủ thể không nét, và sao chi tiết trên phần mờ biết mất và không rõ”.
Cần nhiều hơn là góc phải hoặc cường độ ánh sáng để đem lại lợi thế của chủ thể. Khoảng cách giữa ánh sáng và chủ thể là yếu tố cốt lõi.
Thiết lập ánh sáng chuẩn là đặt chủ thể lên bề mặt thủy tinh mà không dính nguồn sáng, và sau đó tinh chỉnh khoảng cách giữa nguồn sáng và chủ thể cho đến khi các góc đều nét và phông thì trắng.
Một lỗi ánh sáng khác là làm cho nền quá trắng. “Bạn muốn chúng trắng, nhưng không phải trắng hơn”. Ánh sáng lóe, làm dịu, và kết quả chi tiết được đẩy lên.
Tạo dáng cho chủ thể của bạn cũng quan trọng như việc chiếu sáng chúng. “Với tôi, đây là nguồn vui” – ông cho biết, và ông cũng là người làm hầu như toàn bộ khâu tạo dáng. Trong bức ảnh ví dụ chụp vỏ trứng, ông đập trứng ra, chỉnh lại góc cạnh, lồng chúng vào nhau và đặt chủ thể, một chiếc nhẫn Cartier, vào bên trong. “trong khi làm vậy tôi thấy vui”.
http://upfree.ssc.vn/images/2311_6.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=2311_6.jpg)
Ông thường làm mọi thứ gần như một mình, bao gồm sắp xếp và bố cục bức hình. “Trong studio, nó giúp bạn khéo tay. Nhiếp ảnh studio là về khắc lên nhận thức của người xem về hiện thực”. Bạn có thể làm được, theo Feinberg giải thích, bởi “vận dụng các nguyên liệu và đưa ra những mặt khác nhau của chủ thể thông qua các kỹ thuật chụp ảnh”. Ông ghi chú, nếu bạn không có điều kiện, “bạn có thể tạo kiểu với ánh sáng, như bạn làm với đôi tay. Bạn có thể sử dụng quan điểm, phông nền hoặc các yếu tố trang trí để đem lại cá tính cho chủ thể”.
Nguồn Pop Photo
Dịch All Image
PETER KOLONIA
http://upfree.ssc.vn/images/4021_1.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=4021_1.jpg)
Bức ảnh bìa cho 1 ấn bản tạp chí thời trang Absolute, bức ảnh này là 1 trong những sê ri sản phẩm điêu luyện mà trong đó Feinberg sắp xếp những chiếc giày phụ nữ theo những mảnh kính vạn hoa.
Ảnh: Mitch Feinberg
Khi Gucci muốn chuỗi sản phẩm xa xỉ mới nhất phải tạo ra ấn tượng “tôi không biết đây là cái gì”, Mitch Feinberg là người được chọn. Feinberg, nhiếp ảnh gia quảng cáo và biên tập người Mỹ, đi lại giữa các studio tại New York và Paris hàng tháng. Trong hơn 20 năm sự nghiệp, ông đã phát triển những sắp đặt gần như hoàn hảo về ánh sáng, kiểu dáng, bố cục và bấm máy để cho thấy điều gì làm những sản phẩm cao cấp có sức hấp dẫn như vậy. Feinberg đã chia sẻ một vài sắp xếp xuất sắc nhất, mà 1 hoặc 2 trong đó có thể giúp những người mới vào nghề có thể nâng tầm studio của họ lên 1 bậc.
http://upfree.ssc.vn/images/3481_5.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=3481_5.jpg)
Đem chúng vào cuộc sống
Lời khuyên đầu tiên của Feinberg: “Nhận thức rằng bạn không chỉ chụp đồ vật. Bạn muốn những bức hình đem lại cái gì đó không chỉ là bản thân đồ vật”. Tĩnh vật cũng giống như danh từ, chỉ diễn đạt đồ vật và một vài thứ ít ỏi về chúng. Hãy nghĩ đến những bức ảnh trong catalog. “Tĩnh vật cuốn hút chúng ta hơn bởi tạng từ, động từ, hoặc tính từ. Đó là điều giúp cho công việc chụp ảnh studio thú vị hơn và thách thức hơn: đó là về khả năng nghĩ ra ý tưởng hoặc biểu đạt cảm xúc thông qua những thứ không dịch chuyển.”
Một ví dụ tốt là bức hình chụp mở màn của chúng tôi về cái bánh. Nhiệm vụ mà GQ dành cho Feinberg là minh họa 1 câu chuyện các món tráng miệng được tác giả nhớ lại từ thời niên thiếu, trong đó có bánh chocolate. Sau cùng Feinberg thiết kế 1 chiếc bánh với tâm hình cơn lốc giúp hướng sự chú ý tới chiếc bánh, và, ngụ ý gợi lại quá khứ của tác giả. “Bức ảnh không phải là về cái bánh, nó là về sức mạnh của ký ức” – ông cho biết.
http://upfree.ssc.vn/images/9131_2.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=9131_2.jpg)
Feinberg cảm nhận rằng đồ vật cũng có cá tính, tính cách, và đời sống nội tâm, và công việc của nhiếp ảnh gia là phải hé mở tất cả chúng.
Trớ trêu thay, ông ấy lại là 1 người cầu toàn nhưng lại gợi ý rằng không nên bám chặt vào sự hoàn hảo. “Tôi không muốn chúng trông quá tốt. Khi tôi chụp những chiếc giầy buộc, tôi thường thử làm chúng trông tự nhiên, nới lỏng dây, không chặt và đều đặn. Tương tự, với những bức ảnh chụp đàn ghi ta về sau, ông nhặt rất nhiều dây đàn và tung chúng lên bàn sáng. “Khi chúng trông không ổn, tôi nhặt lên và tung lại cho đến khi tôi tìm được thứ gì đó mình thích”.
http://upfree.ssc.vn/images/8401_4.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=8401_4.jpg)
Ánh sáng và kiểu dáng 101
Trong studio thì ánh sáng là một trong những khâu quan trọng nhất. Feinberg cho biết “Thực tế thì mỗi bức ảnh tĩnh vật là 1 bài tập về ánh sáng”. Bắt đầu từ việc chọn những đặc tính quan trọng nhất hoặc đặc trưng của chủ thể mà bạn muốn chụp. Nó có thể là bố cục, màu sắc, dạng, đường hoặc hỗn hợp các yếu tố này. Sau đó bạn ứng dụng với ánh sáng cho đến khi nó thu hút được cái nhìn của người xem về những đặc tính quan trọng nhất đầu tiên.
Bạn không cần dùng ánh sáng đắt tiền để bắt đầu. “Chỉ cần đặt tất cả cạnh 1 chiếc cửa sổ với ánh sáng hướng bắc, hoặc bắt đầu với 1 ánh sáng và phản sáng trắng, tự làm một bộ hoặc phông màn. Lấy đồ vật và xoay đi xoay lại để xem ánh sáng phản ứng thế nào với nó. Bắt đầu đơn giản thôi. Bạn có thể sử dụng ánh sáng đèn flash – như cách tôi bắt đầu”.
http://upfree.ssc.vn/images/3341_3.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=3341_3.jpg)
Một số lỗi ánh sáng thường thấy ở những người mới bắt đầu chụp studio. Feinberg ghi chép lại “Họ đặt chủ thể trực tiếp lên bàn có ánh sáng rọi lại từ đằng sau, và tự hỏi tại sao các góc của chủ thể không nét, và sao chi tiết trên phần mờ biết mất và không rõ”.
Cần nhiều hơn là góc phải hoặc cường độ ánh sáng để đem lại lợi thế của chủ thể. Khoảng cách giữa ánh sáng và chủ thể là yếu tố cốt lõi.
Thiết lập ánh sáng chuẩn là đặt chủ thể lên bề mặt thủy tinh mà không dính nguồn sáng, và sau đó tinh chỉnh khoảng cách giữa nguồn sáng và chủ thể cho đến khi các góc đều nét và phông thì trắng.
Một lỗi ánh sáng khác là làm cho nền quá trắng. “Bạn muốn chúng trắng, nhưng không phải trắng hơn”. Ánh sáng lóe, làm dịu, và kết quả chi tiết được đẩy lên.
Tạo dáng cho chủ thể của bạn cũng quan trọng như việc chiếu sáng chúng. “Với tôi, đây là nguồn vui” – ông cho biết, và ông cũng là người làm hầu như toàn bộ khâu tạo dáng. Trong bức ảnh ví dụ chụp vỏ trứng, ông đập trứng ra, chỉnh lại góc cạnh, lồng chúng vào nhau và đặt chủ thể, một chiếc nhẫn Cartier, vào bên trong. “trong khi làm vậy tôi thấy vui”.
http://upfree.ssc.vn/images/2311_6.jpg (http://upfree.ssc.vn/view.php?filename=2311_6.jpg)
Ông thường làm mọi thứ gần như một mình, bao gồm sắp xếp và bố cục bức hình. “Trong studio, nó giúp bạn khéo tay. Nhiếp ảnh studio là về khắc lên nhận thức của người xem về hiện thực”. Bạn có thể làm được, theo Feinberg giải thích, bởi “vận dụng các nguyên liệu và đưa ra những mặt khác nhau của chủ thể thông qua các kỹ thuật chụp ảnh”. Ông ghi chú, nếu bạn không có điều kiện, “bạn có thể tạo kiểu với ánh sáng, như bạn làm với đôi tay. Bạn có thể sử dụng quan điểm, phông nền hoặc các yếu tố trang trí để đem lại cá tính cho chủ thể”.
Nguồn Pop Photo
Dịch All Image