View Full Version : [Long Exposure] Nhờ các mem check và hướng dẫn thêm!!!
Chào các bác, đây là lần đầu tiên tôi thử chụp Long Exposure sau khi đọc khá nhiều các bài viết trên các diễn đàn khác nhau (tây ta đủ cả). Nay post ảnh và gửi gắm mấy câu hỏi nhờ các bác hướng dẫn thêm để "tăng trình" khi thực hành lần thứ 2.
Sau đây là ảnh (có tham số gắn trên ảnh):
Tấm 1
http://farm4.staticflickr.com/3824/12490973164_dabcaa1209_z.jpg
F/22 - 13''
Khi view thang đo sáng nằm đúng vạch 0, chụp lên thấy tối (nhìn hình và xem trên Histogram) nên quyết định giảm time xuống 13" xem như thế nào (do đã đạt f tối đa nên chỉ có thể chỉnh time xuống)thì được ảnh sau:
Tấm 2
http://farm8.staticflickr.com/7389/12490492235_d4d39272ba_z.jpg
Nhầm, sorry, time dài hơn (tấm 2 là 30") nên ảnh phải sáng hơn!!!
Phép thử thứ 3: giữ time = 30" như tấm 1 nhưng chỉnh f/13 thì ảnh được vầy:
Tấm 3
http://farm4.staticflickr.com/3767/12490493255_8218932cfe_z.jpg
down f còn f/11 thì được tấm sau (sáng hơn tấm số 3, đúng nhỉ???)
Tấm 4
http://farm8.staticflickr.com/7347/12490972164_f44ca7b967_z.jpg
Giờ xin nhờ các bác trợ giúp:
1. Tấm số 1 xem trên thang đo sáng, vạch đo nằm chính giữa nhưng ảnh lại có vẻ tối. Sao vậy các bác?
2. Tăng/giảm các tham số, nhìn vào vạch đo sáng thì thấy nó thừa sáng chụp lên thì đúng là nó thừa sáng thật (tấm 3, 4) nhưng lại thấy dễ nhìn hơn. Vậy tấm nào tạm được gọi làm "đúng với bản chất" của kỹ thuật phơi đêm???
3. (Đã giải quyết)
Nhờ các bác khai phá giúp nhé, thanks nhiều nhiều!!!
P/S: các ảnh đều không chỉnh sửa, chỉ resize còn 25% để dễ up lên web; chụp ảnh đều dùng chân máy và ống 40 f2.8!!!Tấm 1
superbolt
13-02-2014, 10:33 AM
Cho mình hỏi bác sử dụng kiểu đo sáng nào?
Kan299
13-02-2014, 10:50 AM
Theo em, có thể Bác để đo sáng trung tâm, nên máy ưu tiên đo đúng khu vực giữa bức hình (cũng là vùng sáng nhất), đưa ra cho tốc phù hợp cho vùng này => các vùng viền xung quanh ko đủ ánh sáng do thiếu thời gian phơi => tối.
Việc bác giảm khẩu làm tăng lượng ánh sáng vào sensor, nên các vùng tối xung quanh đủ sáng nhưng vùng giữa bay giờ lại thừa sáng (như #3,4 là quá chói và mất chi tiết so với 1,2), và máy đo sáng trung tâm nên nó sẽ báo dư sáng.
Metering mode là Pattern + chỉnh Manual trên Nikon D90 bác ạ
Cho mình hỏi bác sử dụng kiểu đo sáng nào?
11002
13-02-2014, 04:55 PM
Có 1 bài em viết về chụp phơi sáng trong vnphoto.net này mà. bác search thử xem, nếu khôg thấy thì trong Facebook của em cũng có.
Có 1 bài em viết về chụp phơi sáng trong vnphoto.net này mà. bác search thử xem, nếu khôg thấy thì trong Facebook của em cũng có.
Tìm mãi chả thấy bro ạ.... :D
11002
14-02-2014, 11:06 AM
Tìm mãi chả thấy bro ạ.... :D
Google: "vnphoto.net 11002 kỹ thuật phơi sáng"
Facebook:
https://www.facebook.com/QuangToai/posts/650590281624603?ref=notif¬if_t=like
Google: "vnphoto.net 11002 kỹ thuật phơi sáng"
Facebook:
https://www.facebook.com/QuangToai/posts/650590281624603?ref=notif¬if_t=like
This content is currently unavailable
:D
Springsteen
18-02-2014, 06:57 PM
Bác chưa hiểu bản chất của việc đo sáng tự động nên sẽ khó để hiểu vấn đề. Về kỹ thuật phơi sáng, bác có thể đọc bài của bác 11002 đã giới thiệu. Nhưng để hiểu vấn đề bác nên tìm hiểu kỹ hơn về chức năng và nguyên tác đo sáng tự động của máy ảnh, có thể tìm bằng google "khái niệm đo sáng tự động".
1. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ: không phải vạch đo sáng nằm chính giữa là đo sáng đúng. Do đó không nên luôn luôn chỉnh các thông số để nó về chính giữa. Vì máy ảnh không thể phân biệt được tình trạng môi trường ánh sáng là mạnh hay yếu, nó chỉ đo được mức độ phản xạ ảnh sáng của vật thể. Do đó, hệ thống đo sáng của máy ảnh được thiết kế dựa trên một màu trung tính (màu chính giữa dải màu từ màu đen đến màu trắng) được lấy làm "chuẩn" là màu xám trung tính (màu này có độ phản xạ ánh sáng là 18%). Và như vậy, khi dùng chế độ chụp tự động đo sáng thì máy sẽ tự điều chỉnh các thông số để giữ cho vạch đo sáng về chính giữa, có nghĩa là máy sẽ chỉnh thông số để sao cho điểm được đo sáng thu được hình ảnh có độ phản xạ ánh sáng là 18%. Mức này sẽ gần đúng sáng cho hầu hết các trường hợp chụp ban ngày. Nhưng khi chủ thể có sự chênh lệch ánh sáng lớn (chỗ quá sáng, chỗ quá tối) thì máy sẽ sai trong việc xác định mức chuẩn. Điều này còn phụ thuộc vào bạn đang chọn chế độ đo sáng nào: điểm chính giữa, điểm lấy nét, vùng trung tâm, hay là toàn màn hình. Vd: trong tấm hình của bạn, nếu chọn đo sáng điểm vào bóng đèn điện, lập tức máy cho là quá sáng, chỉnh thông số để hình bóng đèn đó tối lại phản xạ 18%, như vậy những chỗ khác trong tấm hình cũng đều tối đi, dẫn đến hình tối đen.
2. Bạn gọi là "đúng bản chất của kỹ thật phơi đêm" thì mình hiểu ý bạn nói chụp ánh sáng như thế nào là chuẩn. Theo tôi thì hình chuẩn về ánh sáng (hay đúng sáng) là hình mà tái tạo lại ánh sáng gần giống mắt thường nhìn được nhất. Còn trong kỹ thuật phơi hay bất cứ thể loại nào, sự "chuẩn" còn phụ thuộc vào sở thích, hay con mắt của mỗi người, hoặc để tạo mội hiệu ứng nào đó thì không phải cứ đúng sáng là chuẩn. Giống như khái niệm đẹp cũng vậy, tất nhiên đa số cảm nhận sẽ chính xác hơn sở thích của mỗi cá nhân.
Bác chưa hiểu bản chất của việc đo sáng tự động nên sẽ khó để hiểu vấn đề. Về kỹ thuật phơi sáng, bác có thể đọc bài của bác 11002 đã giới thiệu. Nhưng để hiểu vấn đề bác nên tìm hiểu kỹ hơn về chức năng và nguyên tác đo sáng tự động của máy ảnh, có thể tìm bằng google "khái niệm đo sáng tự động".
1. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ: không phải vạch đo sáng nằm chính giữa là đo sáng đúng. Do đó không nên luôn luôn chỉnh các thông số để nó về chính giữa. Vì máy ảnh không thể phân biệt được tình trạng môi trường ánh sáng là mạnh hay yếu, nó chỉ đo được mức độ phản xạ ảnh sáng của vật thể. Do đó, hệ thống đo sáng của máy ảnh được thiết kế dựa trên một màu trung tính (màu chính giữa dải màu từ màu đen đến màu trắng) được lấy làm "chuẩn" là màu xám trung tính (màu này có độ phản xạ ánh sáng là 18%). Và như vậy, khi dùng chế độ chụp tự động đo sáng thì máy sẽ tự điều chỉnh các thông số để giữ cho vạch đo sáng về chính giữa, có nghĩa là máy sẽ chỉnh thông số để sao cho điểm được đo sáng thu được hình ảnh có độ phản xạ ánh sáng là 18%. Mức này sẽ gần đúng sáng cho hầu hết các trường hợp chụp ban ngày. Nhưng khi chủ thể có sự chênh lệch ánh sáng lớn (chỗ quá sáng, chỗ quá tối) thì máy sẽ sai trong việc xác định mức chuẩn. Điều này còn phụ thuộc vào bạn đang chọn chế độ đo sáng nào: điểm chính giữa, điểm lấy nét, vùng trung tâm, hay là toàn màn hình. Vd: trong tấm hình của bạn, nếu chọn đo sáng điểm vào bóng đèn điện, lập tức máy cho là quá sáng, chỉnh thông số để hình bóng đèn đó tối lại phản xạ 18%, như vậy những chỗ khác trong tấm hình cũng đều tối đi, dẫn đến hình tối đen.
Bạn nói đúng rồi! Các tấm hình trên tôi chụp (đo sáng toàn màn hình, chỉnh tay toàn bộ) với mục đích kiểm tra kết quả trên vạch đo sáng và ảnh tạo ra nó như thế nào so với những gì mình đọc để rút ra kinh nghiệm ấy mà!!!
2. Bạn gọi là "đúng bản chất của kỹ thật phơi đêm" thì mình hiểu ý bạn nói chụp ánh sáng như thế nào là chuẩn. Theo tôi thì hình chuẩn về ánh sáng (hay đúng sáng) là hình mà tái tạo lại ánh sáng gần giống mắt thường nhìn được nhất. Còn trong kỹ thuật phơi hay bất cứ thể loại nào, sự "chuẩn" còn phụ thuộc vào sở thích, hay con mắt của mỗi người, hoặc để tạo mội hiệu ứng nào đó thì không phải cứ đúng sáng là chuẩn. Giống như khái niệm đẹp cũng vậy, tất nhiên đa số cảm nhận sẽ chính xác hơn sở thích của mỗi cá nhân.
Bạn hiểu rất đúng câu hỏi của mình, thanks nhé!!!
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.