View Full Version : Mấy bức của em
Em mới chụp mong mọi người giúp đỡ đánh giá để nâng cao khả năng cảm thụ ảnh và kĩ thuật chụp ảnh.
ah` cho em hỏi chụp macro thể nào để phóng ảnh to bự được nhỉ? Em chụp = con P150 để macro là cứ phải để hết về W, chứ zoom cái là hỏng ảnh. hichci
http://www.brian-nguyen.com/Photography/Macro/DSC00960.jpg
http://www.brian-nguyen.com/Photography/Macro/DSC01179.jpg
http://www.brian-nguyen.com/Photography/Macro/DSC01197.jpg
http://www.brian-nguyen.com/Photography/Macro/DSC01210.jpg
http://www.brian-nguyen.com/Photography/Macro/Hoankiem12.jpg
http://www.brian-nguyen.com/Photography/Macro/Hoankiem13.jpg
photergrapho
19-10-2005, 08:12 AM
Bạn có thói quen không được tốt là luôn đưa chủ thể ảnh vào giữa khuôn hình, điều đó làm cho ảnh trông rất thường. Hơn nữa góc nhìn của bạn luôn là góc nhìn kiểu thấy gì hay hay là giương máy lên bấm luôn ở tư thế đứng thẳng, kiểu nhìn như vậy làm ảnh của bạn càng thường hơn nữa. Đã là tác phẩm nhiếp ảnh, đặc biệt không thuộc thể loại chụp thời sự, phóng sự bạn phải mang đến cho người xem những hình ảnh có tính sáng tạo, độc đáo một chút. Sự độc đáo đó có thể nằm nhiều nơi: góc nhìn, ánh sáng, bố cục... tóm lại người xem phải "ồ" 1 phát, "à" 1 phát vì bông hoa hàng ngày họ vẫn nhìn thấy sao ở đây trông hay thế, phê thế thì mới ổn. Chúc bạn sẽ có ảnh đẹp trong tương lai gần!
ravic
19-10-2005, 08:18 AM
Bạn photergrapho nhận xét hay lắm! Mong rằng tất cả các bạn đều bình ảnh thẳng như thế!
TungSon1
19-10-2005, 09:37 AM
Muốn vậy thì bạn cứ crop cho hình méo đi một chút là đẹp ngay . :cheers:
ravic
19-10-2005, 09:52 AM
Thế à bác? Crop là biện pháp tốt ở đây à?
lamvien
19-10-2005, 12:52 PM
Bạn có thói quen không được tốt là luôn đưa chủ thể ảnh vào giữa khuôn hình, điều đó làm cho ảnh trông rất thường. Hơn nữa góc nhìn của bạn luôn là góc nhìn kiểu thấy gì hay hay là giương máy lên bấm luôn ở tư thế đứng thẳng, kiểu nhìn như vậy làm ảnh của bạn càng thường hơn nữa. Đã là tác phẩm nhiếp ảnh, đặc biệt không thuộc thể loại chụp thời sự, phóng sự bạn phải mang đến cho người xem những hình ảnh có tính sáng tạo, độc đáo một chút. Sự độc đáo đó có thể nằm nhiều nơi: góc nhìn, ánh sáng, bố cục... tóm lại người xem phải "ồ" 1 phát, "à" 1 phát vì bông hoa hàng ngày họ vẫn nhìn thấy sao ở đây trông hay thế, phê thế thì mới ổn. Chúc bạn sẽ có ảnh đẹp trong tương lai gần!
Để minh họa cho lời bình "chủ thể ảnh" của bác Photergrapho Lamvien xin phép bác ké vào một tấm Hoa Vân Anh (ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt) chụp bằng Canon PowerShot IXY Digital 500.
link:
http://www.allthephoto.com/Photogallery/small/IMG_0106S96_1152.jpg
hehe
Em cám ơn mọi người. Chắc chắn em sẽ chụp vài kiểu theo hướng dẫn của photergrapho để xem thế nào.
Em đã xem ảnh đó rồi anh lamvien, em sẽ học tập
Aloha
20-10-2005, 10:41 AM
Ravic nói rất đúng, Chúng ta cần những lời góp ý xúc tích, rỏ ràng và thẳng thắn như vậy.
Cảm ơn bạn photergrapho, bạn nói đúng, và tôi cũng học được từ bạn.
Bạn photergrapho nhận xét hay lắm! Mong rằng tất cả các bạn đều bình ảnh thẳng như thế!
photergrapho
20-10-2005, 01:37 PM
Cảm ơn mọi người đã nhìn nhận những góp ý của photer đúng như ý đồ của người viết là muốn xây dựng, muốn chia sẻ với nad và mọi người thôi, không hề có ý chê bai, chỉ là có thế nào nói thế, biết đến đâu nói đến đó :) nay xin tiếp vài nhời nữa:
Thói quen của nad cũng là thói quen của phần lớn những bạn không học nhiếp ảnh mà yêu nhiếp ảnh và chuyển từ chuyện chụp hình bình thường sang lĩnh vực "sáng tác" (như tớ chẳng hạn). Đây là lối mòn của những tấm ảnh "nào đứng gọn vào (cho cân), rồi, rồi, cười nhé, chụp này".
Thói quen này có thể sửa bằng cách học lỏm một số quy luật thị giác khai thác được từ họa sĩ hoặc từ những nhiếp ảnh gia gạo cội: đó là tỉ lệ 1/3 và quy luật mà tớ gọi là "sang phải một tí". Nói đơn giản chủ thể chính hoặc đường chân trời nên đặt ở chỗ 1/3->4/5 từ trên xuống và lệch sang phải một một tí thay vì nằm ở giữa thì hình của bạn sẽ đẹp hơn. Khi bạn thành chính quả về bố cục rồi thì bạn sẽ biết cách phá vỡ những quy luật đó mà ảnh của bạn vẫn thành tác phẩm đẹp. Chúc bạn sớm thành công!
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.