PDA

View Full Version : [Cần giúp đỡ] về đo sáng và lấy nét.



EOS450D
18-07-2013, 03:11 PM
Xin chào các anh, chị.


Trước giờ em hay để điểm lấy nét trung tâm, bấm 1/2 nút chụp để đo sáng và lấy nét sau đó bố cục lại rồi chụp.

Nhưng khi chuyển qua các điềm lấy nét khác (không phải điểm trung tâm) thì có một số thắc mắc nhờ các anh chị giải thích giúp:

1. Khi chọn điểm lấy nét không phải trung tâm thì điểm đo sáng trên máy có phải là điểm lấy nét hay vẫn là điểm trung tâm;

2. Ví dụ khi chụp chân dung: Nếu điểm đo sáng vẫn là điểm trung tâm thì các bước chụp 1 tấm hình như thế nào vì khi em rê điểm trung tâm vào mặt mẫu để đo sáng, bấm 1/2 nút chụp thì máy sẽ đo sáng đồng thời lấy nét (trong khi đó điểm lấy nét không phải là điểm trung tâm).

Cám ơn các anh chị nhiều.

huythong1311
18-07-2013, 03:22 PM
Cái này tùy bác set trong C.Fn (máy Canon). Bác có thể set:
- Điểm lấy nét và đo sáng đồng thời
- Đo sáng lấy nét riêng

huythong1311
18-07-2013, 03:24 PM
àh, Sorry mình wên đọc kĩ, vấn đề số 2 của bác, bác có thể giải quyết như sau (em sử dụng máy Canon - đo sáng lấy nét cùng 1 điểm)
- Chọn điểm đo sáng -> khóa sáng
- Chọn tiếp điểm lấy nét (bấm 1/2 nút chụp)
- Bố cục lại -> TẠCH!

EOS450D
18-07-2013, 08:11 PM
àh, Sorry mình wên đọc kĩ, vấn đề số 2 của bác, bác có thể giải quyết như sau (em sử dụng máy Canon - đo sáng lấy nét cùng 1 điểm)
- Chọn điểm đo sáng -> khóa sáng
- Chọn tiếp điểm lấy nét (bấm 1/2 nút chụp)
- Bố cục lại -> TẠCH!

Thế còn điểm đo sáng và lấy nét khác nhau thì sao, em đang thắc mắc cái này.

giokul
19-07-2013, 02:21 PM
thì chịu thôi bác ạh, cái này do kinh nghiệm đo sáng. các kiểu đo sáng của canon ngoại trừ evaluate đều là đo sáng ở giữa, ko thay đổi điểm đo sáng theo điểm lấy nét dc (các dòng máy xxD và xxxD, còn xD e ko bít)
nếu dof mỏng quá thì nên sử dụng điểm lấy nét gần nhất, bù trừ sáng = tay thôi, còn nếu dof dày, ko sợ out net thì cứ khóa nét trung tâm rùi bố cục lại :D. Còn 1 cách là đo sáng => khóa sáng => bố cục => lấy nét => chụp. cách này khá chậm :D

asahinguyen
20-07-2013, 09:43 AM
Thế còn điểm đo sáng và lấy nét khác nhau thì sao, em đang thắc mắc cái này.

Cái này có nghĩa là đo sáng một nơi và lấy nét một nơi . Ví dụ bạn chụp người mặc áo quá sáng ( như cô dâu chẳng hạn ) thì có thể lấy nét gương mặt và đo sáng ở áo để khỏi cháy mất chi tiết ....

Tuy nhiên tính năng là vậy , khả năng người chụp lại khác . Bạn sẽ rất khó kiểm soát khi đo sáng một nơi mà lấy nét ở nơi khác trừ khi bạn có thời gian để thực hiện từ từ . Thông thường với yêu cầu khó về ánh sáng người ta hay chuyển đo sáng sang M . Khi nguồn sáng ổn định , bạn có dư thời gian và tâm trí để lo chuyện lấy nét . Chụp hình không chỉ là đo sáng và lấy nét , còn bố cục, góc độ , phối cảnh ..... nên cần phải làm sao cho việc đo sáng và lấy nét thuần thục và đơn giản nhất có thể . Chuyện nhà sx người ta thiết kế ra nhiều chức năng , nhưng không nhất thiết bạn phải sử dụng hết chức năng đó .

EOS450D
20-07-2013, 11:01 AM
Dạ, cám ơn anh asahinguyen nhiều. Em biết là cần thao tác đo sáng và lấy nét như thế nào thuận tiện nhất. Tuy nhiên, em chưa rút ra được phương pháp đo sáng, lấy nét như thế nào để làm quen dần, anh góp ý giúp em với nhé.

Không biết em thao tác khi chụp ảnh chân dung như thế này có đúng không, các anh chị góp ý giúp em với nhé.

1. Chuyển máy qua chế độ M. Chuyển vị trí lấy nét theo bố cục (lúc này điểm lấy nét khác với điểm đo sáng).

2. Chuyển tâm máy vào điểm đo sáng để đo sáng, điều chỉnh Av-Tv-Iso để thanh đo sáng ở vị trí 0. "Không biết có cần bấm nút * để khóa sáng không"

3. Bố cục lại (điểm lấy nét sẽ vào mắt mẫu) và nhấn 1/2 nút chụp để lấy nét. "không biết có cần bấm nút AF-ON để khóa nét không"

4. Nhấn 1/2 nút chụp còn lại để chụp hình. "Khi bấm 1/2 nút chụp còn lại thì AF-ON ở bước 3 có còn tác dụng không, hay máy sẽ lấy nét lại; cách khắc phục để máy không lấy nét lại".


Cám ơn các anh chị nhiều. Chúc anh chị những ngày cuối tuần vui vẻ.

rorozoro
20-07-2013, 12:15 PM
Chuyển tâm máy vào vị trí cần đo sáng rồi phải bấm * để khóa sáng chứ nhỉ. Với lại ở Av, Tv.. thì mới dùng khóa sáng được, ở M thì ko dùng nút khóa sáng được.

conghien13
20-07-2013, 02:57 PM
2. nếu chụp ở chế độ M thì bạn không cần phải nhấn nút khóa sáng vì nút này chả có tá dụng gì ở chế độ này cả.

3,4. theo mình thì không cần phải khóa nét nếu bạn chụp luôn như ở bước 3 và 4 của bạn.

EOS450D
22-07-2013, 09:55 AM
Thanks anh asahinguyen, rorozoro, conghien13 nhiều. Vậy là em thực hiện như thế này có đúng không:

1. Chuyển máy qua chế độ M. Chuyển vị trí lấy nét theo bố cục.

2. Chuyển tâm máy vào điểm đo sáng, điều chỉnh Av-Tv-Iso để đo sáng theo ý muốn.

3. Bố cục lại (điểm lấy nét sẽ vào mắt mẫu) và nhấn 1/2 nút chụp để lấy nét.

4. Nhấn 1/2 nút chụp còn lại để chụp hình.

rorozoro
22-07-2013, 08:58 PM
Đâu cần phải về M mới chuyển vị trí lấy nét được đâu bạn.

asahinguyen
24-07-2013, 12:04 AM
Thực tập theo vài bước căn bản sau nhé :
1. Vấn đề đo sáng :
Máy sẽ đo sáng liên tục và cũng thay đổi thông số chụp liên tục khi bạn thay đổi bố cục khi điểm đo sáng đo vào những thành phần có độ sáng khác nhau trên chủ đề . Để dễ kiểm soát hơn bạn nên chụp ở chế độ đo sáng M . Chọn cặp khẩu tốc sao cho vạch đo sáng nằm gần mức 0 . Chụp thử một tấm . Đến đoạn này các bạn chưa kinh nghiệm sẽ hay bị lừa tình hai yếu tố sau :

. Vạch báo đo sáng chỉ mang ý nghĩa tương đối , khi vạch này nằm ở mức 0 trên đo sáng không có nghĩa là " đúng sáng " . Để hiểu thêm bạn nên tìm hiểu thêm về zone 5 và bù sáng .
. View trên LCD của máy chụp rất khó thấy các vùng chi tiết . Nhiều người xem thấy rất đã nhưng về bỏ vào PC view lên ngồi cắn lưỡi ray rứt . Tốt nhất khi xem lại trên máy bạn nên mở histogram để xem thì mới chắc ăn.

Sau khi xem lại hình chụp thử bạn điều chỉnh lại thông số chụp phù hợp nhất . Lúc này nếu nguồn sáng không thay đổi thì bạn không cần quan tâm đến đo sáng và dĩ nhiên cũng không lo bù sáng hay khoá sáng .

2.Lấy nét
Thông thường bạn sẽ dùng AF . Cần lưu ý là có 2 chế độ AF là single và continue.Ở chế độ single lấy nét đơn thì bấm giữ 1/2 nút chụp sẽ lấy nét và khoá nét . Khi bố cục lại hình mà vẫn giữ 1/2 nút chụp thì khoảng cách lấy nét không thay đổi ( tương tự như AF lock). Còn chế độ continue thì máy sẽ lấy nét liên tục cho dù bạn vẫn giữ 1/2 nút chụp . Nên khi chụp chụp mẫu đứng yên thì không nên chọn chế độ này .

3. Bố cục
Sau khi lấy nét AF ở bước 2 , giữ nguyên 1/2 nút chụp trong lúc bố cục lại khung hình . Cuối cùng là ... tự sướng bằng cách bấm hết nút chụp .

Chúc bạn thành công.

fruesdelis
24-07-2013, 01:28 AM
2.Lấy nét
Thông thường bạn sẽ dùng AF . Cần lưu ý là có 2 chế độ AF là single và continue.Ở chế độ single lấy nét đơn thì bấm giữ 1/2 nút chụp sẽ lấy nét và khoá nét . Khi bố cục lại hình mà vẫn giữ 1/2 nút chụp thì khoảng cách lấy nét không thay đổi ( tương tự như AF lock). Còn chế độ continue thì máy sẽ lấy nét liên tục cho dù bạn vẫn giữ 1/2 nút chụp . Nên khi chụp chụp mẫu đứng yên thì không nên chọn chế độ này .

bro asahinguyen ơi, mình không dùng Canon mà dùng máy Nikon (D600) thì làm sao để chỉnh lấy nét single vậy?

asahinguyen
24-07-2013, 02:16 AM
Cái cần gạt chọn AF-MF đó bạn . AF-S là single , AF-C là continue.

caongtan
24-07-2013, 07:57 AM
Đâu cần phải về M mới chuyển vị trí lấy nét được đâu bạn.
Bạn nói đúng rồi, nhưng ...
Bạn ấy về M để máy không thay đổi thông số A và S sau khi đo sáng xong, lúc đó tha hồ lấy nét và bố cục lại.
Nếu không về M, máy sẽ thay đổi khi bạn ấy lia máy bố cục lại.

EOS450D
26-07-2013, 08:30 AM
Thực tập theo vài bước căn bản sau nhé :
1. Vấn đề đo sáng :
Máy sẽ đo sáng liên tục và cũng thay đổi thông số chụp liên tục khi bạn thay đổi bố cục khi điểm đo sáng đo vào những thành phần có độ sáng khác nhau trên chủ đề . Để dễ kiểm soát hơn bạn nên chụp ở chế độ đo sáng M . Chọn cặp khẩu tốc sao cho vạch đo sáng nằm gần mức 0 . Chụp thử một tấm . Đến đoạn này các bạn chưa kinh nghiệm sẽ hay bị lừa tình hai yếu tố sau :

. Vạch báo đo sáng chỉ mang ý nghĩa tương đối , khi vạch này nằm ở mức 0 trên đo sáng không có nghĩa là " đúng sáng " . Để hiểu thêm bạn nên tìm hiểu thêm về zone 5 và bù sáng .
. View trên LCD của máy chụp rất khó thấy các vùng chi tiết . Nhiều người xem thấy rất đã nhưng về bỏ vào PC view lên ngồi cắn lưỡi ray rứt . Tốt nhất khi xem lại trên máy bạn nên mở histogram để xem thì mới chắc ăn.

Sau khi xem lại hình chụp thử bạn điều chỉnh lại thông số chụp phù hợp nhất . Lúc này nếu nguồn sáng không thay đổi thì bạn không cần quan tâm đến đo sáng và dĩ nhiên cũng không lo bù sáng hay khoá sáng .

2.Lấy nét
Thông thường bạn sẽ dùng AF . Cần lưu ý là có 2 chế độ AF là single và continue.Ở chế độ single lấy nét đơn thì bấm giữ 1/2 nút chụp sẽ lấy nét và khoá nét . Khi bố cục lại hình mà vẫn giữ 1/2 nút chụp thì khoảng cách lấy nét không thay đổi ( tương tự như AF lock). Còn chế độ continue thì máy sẽ lấy nét liên tục cho dù bạn vẫn giữ 1/2 nút chụp . Nên khi chụp chụp mẫu đứng yên thì không nên chọn chế độ này .

3. Bố cục
Sau khi lấy nét AF ở bước 2 , giữ nguyên 1/2 nút chụp trong lúc bố cục lại khung hình . Cuối cùng là ... tự sướng bằng cách bấm hết nút chụp .

Chúc bạn thành công.

Thanks anh nhiều, đọc bài em sáng ra nhiều rồi ah.

sovotoi
26-07-2013, 10:33 PM
Cám ơn anh Asahinguyen nhiều.

thachduphoto
28-07-2013, 01:20 PM
Theo ngu ý của em thì các thao tác đo sáng, bố cục, lấy nét và gì gì đó.. cũng còn tùy tình huống chụp của các bác nữa ạ.

Phantan74
29-07-2013, 01:08 PM
Theo ngu ý của em thì các thao tác đo sáng, bố cục, lấy nét và gì gì đó.. cũng còn tùy tình huống chụp của các bác nữa ạ.

Bạn nói kỹ thêm chút để anh em học hỏi đi.

nghesibungbu
29-07-2013, 05:01 PM
Cái này tùy bác set trong C.Fn (máy Canon). Bác có thể set:
- Điểm lấy nét và đo sáng đồng thời
- Đo sáng lấy nét riêng

Bác chỉ cụ thể trong Cn chỉnh chổ nào không :emlaugh:

Phantan74
30-07-2013, 08:33 AM
Cái này tùy bác set trong C.Fn (máy Canon). Bác có thể set:
- Điểm lấy nét và đo sáng đồng thời
- Đo sáng lấy nét riêng


Bác chỉ cụ thể trong Cn chỉnh chổ nào không :emlaugh:

Canon kg chỉnh dc bạn ah.

http://i1098.photobucket.com/albums/g367/phantan74/Untitled_zpse4811960.png (http://s1098.photobucket.com/user/phantan74/media/Untitled_zpse4811960.png.html)

maxpaynevn
09-01-2014, 09:57 AM
àh, Sorry mình wên đọc kĩ, vấn đề số 2 của bác, bác có thể giải quyết như sau (em sử dụng máy Canon - đo sáng lấy nét cùng 1 điểm)
- Chọn điểm đo sáng -> khóa sáng
- Chọn tiếp điểm lấy nét (bấm 1/2 nút chụp)
- Bố cục lại -> TẠCH!
Mình dùng 60D, khóa sáng là nút nào bác?? à, với nút nhỏ nhỏ bên phải ngàm gắn lens của 60D là nút j vậy các bác??

nguyendangthai7
18-12-2014, 03:24 PM
Sử dụng thước đo sáng trên máy ảnh DSLR
Thước đo sáng (Exposure Level Indicator) là công cụ hữu dụng để nhiếp ảnh gia điều chỉnh phơi sáng của ảnh. Thước đo sáng trong ống ngắm (viewfinder) của máy DSLR bật sáng khi ta nhấn nửa nút chụp. Thông thường, thước được chia làm 2 phần với số không [0] ở giữa và các chỉ số âm ở bên trái, các chỉ số dương ở bên phải.
Thước cũng thường được chia thành các mốc chênh nhau 0.3 khẩu và có dải sáng từ -2 (hoặc -3) tới +2 (hoặc +3). Khi thước báo ở số không [0] là ảnh vừa đủ sáng (theo đánh giá của hệ thống đo sáng tự động của máy ảnh). Nếu chỉ số báo nghiêng về số âm (bên trái) là ảnh bị thiếu sáng, và chỉ số báo nghiêng về số dương (bên phải) là ảnh bị thừa sáng.
Ở các chế độ lập trình P, chế độ ưu tiên khẩu độ A/Av, và ưu tiên tốc độ S/Tv (phụ thuộc khẩu độ mở tối đa của ống kính và ISO cài đặt), khi đo sáng tự động, thước đo sáng thường báo ở số không [0] do máy chủ động điều chỉnh tốc độ cửa chập (shutter speed) hoặc khẩu độ mở (aperture) căn cứ vào cài đặt của người chụp ở yếu tố còn lại. Nếu sử dụng chế độ ISO tự động, máy còn tự động điều chỉnh ISO để sao cho bức ảnh đúng sáng (theo đánh giá của hệ thống đo sáng tự động).
Khi chuyển sang chế độ chụp thủ công M, người chụp sẽ cần điều chỉnh mọi yếu tố phơi sáng (khẩu độ, tốc độ, ISO) nhưng thước đo sáng vẫn thông báo ảnh đúng, thừa hay thiếu sáng (theo hệ thống đo sáng tự động). Từ thông báo này, người chụp cần điều chỉnh các yếu tố phơi sáng để ảnh đúng sáng. Nếu thước báo ảnh thiếu sáng, cần điều chỉnh tăng ánh sáng (bằng cánh mở khẩu, giảm tốc độ hay tăng ISO – hoặc cả 3 yếu tố) và nếu thước báo ảnh thừa sáng, cần điều chỉnh giảm ánh sáng (bằng cách khép khẩu, tăng tốc độ, hay giảm ISO – hoặc cả 3 yếu tố). Vậy có phải lúc nào cũng chụp được bức ảnh đẹp đúng sáng khi thước báo đúng sáng với chỉ số báo ở số không [0]?

Vấn đề không hoàn toàn đơn giản như vậy. Câu hỏi đặt ra là hệ thống đo sáng thông báo chính xác tới đâu? Và người chụp đã áp dụng kỹ thuật đo sáng tự động đúng cách chưa?
Trong điều kiện ánh sáng trung bình (midtone) và người chụp nhằm vào các điểm có ánh sáng trung bình – hoặc tương đương với tấm xám 18% (gray card 18%), chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống đo sáng của máy và điều chỉnh 3 yếu tố phơi sáng sao cho thước báo ở chỉ số không [0].
Nhưng không phải điều kiện ánh sáng lúc nào cũng điều hòa trong điều kiện ánh sáng trung bình. Nếu trong khuôn hình của một bức ảnh có các khu vực sáng tối lẫn lộn, hoặc khuôn hình phần lớn bị quá tối trong môi trường ánh sáng yếu, hoặc quá sáng trong môi trường ánh sáng rất mạnh, hệ thống đo sáng có thể mắc sai lầm.
Nếu môi trường quá tối, máy DSLR có thể “tưởng” ảnh bị thiếu sáng và thông báo đánh giá thiếu sáng này trên thước đo sáng, hoặc nếu ở các chế độ P, S/Tv và A/Av sẽ tự điều chỉnh giảm tốc độ, mở khẩu độ, hay tăng ISO sao cho “đúng” sáng (để thước báo về chỉ số không [0]) theo đo sáng tự động; ngược lại trong môi trường ánh sáng quá mạnh, máy sẽ báo thứa sáng hoặc tự điều chỉnh giảm sáng do “tưởng” ảnh bị thừa sáng. Hệ quả là, toàn bộ ảnh (hoặc chủ thể muốn chụp) bị thừa hoặc thiếu sáng quá mức.
Ngoài việc cần biết phải nhằm vào đâu trong khuôn hình khi sử dụng hệ thống đo sáng của máy ảnh DSLR, người chụp còn cần biết đánh giá ánh sáng khuôn hình, ánh sáng hậu cảnh và ánh sáng chủ thể để chủ động đặt phơi sáng thiếu hoặc thừa sáng so với báo sáng tự động của thước đo sáng. Không phải bất kỳ lúc nào cũng cần điều chỉnh sao cho thước đo sáng báo ở số không [0] là sẽ được ảnh đẹp.
Ví dụ, trong điều kiện ánh sáng rất yếu hoặc có một khu vực lớn trong ảnh có mầu đen hay sẫm màu, hệ thống đo sáng tự động thường bị đánh lừa và báo thiếu sáng trầm trọng; nhưng nếu điều chỉnh để đưa chỉ số về không (zero out) thì ảnh sẽ bị thừa sáng. Với những trường hợp như vậy, người chụp cần tự đánh giá và chủ động chụp thiếu sáng khoảng 1 hoặc 2 khẩu so với báo sáng của thước đo sáng.
Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng mạnh, như ngược sáng hoặc có một khu vực lớn trong ảnh có màu trắng hoặc sáng màu, hệ thống đo sáng tự động có thể bị đánh lừa và đưa ra gợi ý cần giảm sáng hơn nữa mà nếu “nghe theo”, ảnh rất có thể sẽ bị tối do thiếu sáng. Trong các trường hợp này, người chụp cũng cần đánh giá lại và chủ động chụp thừa sáng so với thông báo của thước đo sáng.
Ở chế độ M, điều này có nghĩa là sau khi tham khảo “ý kiến” của thước đo sáng tự động, người chụp sẽ chủ động điều chỉnh tăng giảm tốc độ, khép hoặc mở khẩu và đôi khi cả tăng giảm ISO để chụp với giá trị phơi sáng “khác” với chỉ số trên thước đo sáng do hệ thống đo sáng tự động thông báo.
Ở các chế độ bán thủ công (P, A/Av và S/Tv) máy ảnh DSLR có một công cụ rất hữu dụng để tăng giảm sáng “cưỡng bức” so với đo sáng tự động là chức năng bù trừ sáng (exposure compensation) – thường được biểu diễn và có thể điều chỉnh bằng nút cộng/trừ [+/-]. Sau khi đo sáng tự động, tùy vào từng chế độ, người chụp có thể chủ động bù thêm sáng hoặc trừ sáng để có được bức ảnh đúng sáng (và nhiều khi là đúng với ý đồ chụp của mình).
GHI CHÚ: Ở các máy ảnh khác nhau, có thể cách bố trí hai nửa +/- ngược với các ví dụ trên: Cộng ở bên trái và trừ ở bên phải. Tuy nhiên, nguyên tắc áp dụng không thay đổi.
Khi bù trừ sáng…
- Ở chế độ lập trình P: máy sẽ tự điều chỉnh các yếu tố khẩu độ, tốc độ, và ISO (nếu ISO tự động) để chụp bức ảnh thiếu hoặc thừa sáng so với đo sáng tự động. Lưu ý ở chế độ này, nếu đặt ISO tự động, máy có thể tăng ISO quá cao dẫn tới ảnh bị nhiễu. Để hạn chế điều này, có thể cài đặt giới hạn ISO cho ISO tự động, hoặc chủ động đặt ISO thủ công.
- Ở chế độ ưu tiên khẩu độ A/Av: máy sẽ giảm hoặc tăng tốc độ để chụp với giá trị phơi sáng thừa (nếu bù) hoặc thiếu (nếu trừ) so với đo sáng tự động. Lưu ý ở chế độ này, người chụp cần lưu tâm tới tốc độ chụp vì nếu máy giảm tốc độ xuống quá chậm, ảnh có thể bị nhòe khi chụp cầm tay;
- Ở chế độ ưu tiên tốc độ S/Tv: máy sẽ mở thêm khẩu (nếu bù) hoặc khép thêm khẩu (nếu trừ) để chụp ở giá trị phơi sáng thừa hoặc thiếu so với giá trị đo sáng. Lưu ý ở chế độ này, khả năng mở và khép khẩu phụ thuộc vào ống kính đang sử dụng.

thaihoa75
17-01-2015, 06:43 PM
Canon kg chỉnh dc bạn ah.

http://i1098.photobucket.com/albums/g367/phantan74/Untitled_zpse4811960.png (http://s1098.photobucket.com/user/phantan74/media/Untitled_zpse4811960.png.html)
Giờ em đang xem lại vụ này

phong ph
02-05-2016, 07:23 AM
Hi All!
Cám on thông tin chia sẻ!