View Full Version : Chụp ảnh con người trong lĩnh vực thể thao
Nikonian2006
19-01-2008, 10:02 AM
A. PHẠM VI BÀI VIẾT
Bài này được viết để phục vụ cho một bạn amateur muốn tìm hiểu để bước vào lĩnh vực chụp ảnh con người trong thể thao.
B. MỤC TIÊU (OBJECTIVES) CỦA BÀI VIẾT
+ Mục tiêu của bài viết nghĩa là trước khi mình viết thì mình đã suy nghĩ trong đầu là sau khi bạn đọc hết toàn bộ bài này bạn sẽ đọc ra được điều gì. Khi đã có objectives, toàn bộ nội dung của một bài viết phải làm đạt được objectives đó. Trong một bài viết dài như essay, hình thành objectives và cho người đọc biết trước ta muốn nói điều gì rất là quan trọng. Nó còn giúp cho người đọc, nếu muốn, chỉ cần đọc vào phần nào trong objectives cách dễ dàng bằng cách phân chia headings rõ ràng và dễ tìm thấy trong bài viết.
+ Sau khi bạn đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thông tin cho ba tiêu chí:
(i) Kỹ năng cần biết để thể hiện một hành động của một người trong thể thao,
(ii) Cách set up máy (camera gear) để chụp ảnh con người trong thể thao, và
(iii) Phương pháp học tập để tự đào tạo cho mình tiến xa hơn sau khi đã hiểu rõ những kỹ thuật cơ bản trong lĩnh vực chụp ảnh con người trong thể thao.
C. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐỌC
(1) Trong cuộc sống khi bạn học một điều gì mới bạn nên học, hoặc nghĩ ra ngay, tính chung của nó thay vì tính riêng của một lĩnh vực học. Điều này có nghĩa là nếu bạn học một điều mới mà ý thức đến điểm này mình nói, bạn không giới hạn mình trong (a) một lĩnh vực chụp thể thao hoặc (b) chỉ biết dùng một hiệu máy ảnh. Là một người chụp ảnh tốt bạn không chỉ biết một loại máy ảnh mà bạn có mà khi bạn học ở một loại máy ảnh đó khi đưa cho bạn một máy ảnh khác bạn sẽ tự tin nói rằng "ta chưa có kinh nghiệm dùng máy ảnh hiệu này nhưng vì ta học cái chung cho nên nguyên tắc của máy ảnh ta có sẽ phải có nguyên tắc tương đương trong máy ảnh mới và vì vậy chỉ cần một thời gian ngắn tìm hiểu ta hoàn toàn có thể dùng bất cứ loại máy ảnh nào".
(2) Vì lý do nêu ra ở điểm C1 sau khi bạn đọc xong bài viết này bạn sẽ thấy giới hạn trong bài viết này là chỉ nói về một (hoặc hai) loại ảnh thể thao và chỉ nói chi tiết đến một dòng máy Nikon vì người viết chụp máy Nikon. Nhưng bạn phải hình dung ra tính chung của bài viết để:
+ bạn hoàn toàn tự tin khi set up bất cứ một loại máy ảnh nào dù Nikon, Canon hay loại khác có khả năng chụp ảnh thể thao tương. Việc set up ở một hiệu máy có thể khác nhau nhưng chúng sẽ có một mục đích giống nhau. Nói cách khác, nó khác nhau về phương pháp nhưng phục vụ cho bạn ở một kết quả như nhau; và
+ bạn hoàn toàn có khả năng tự học và có thể chụp tốt tương đương (như khả năng bạn đang có ở một lĩnh vực thể thao) ở bất cứ một lĩnh vực thể thao nào khác nếu bạn muốn.
(3) Nhiếp ảnh cũng như học đánh bida nhưng khác với một số nghề khác trong xã hội (ví dụ luật sư hay bác sĩ) ở điểm bạn không cần phải được đào tạo dài hạn và hoàn toàn có thể trở thành một người giỏi trong nghề chỉ qua thực tập nhiều tạo ra kinh nghiệm tốt, cộng năng khiếu, mà không cần qua đạo tạo cơ bản. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển lâu dài và bền vững, bạn nên học từ nền tảng trước rồi hãy thực tập. Nên hạn chế cách học không có nền tảng chỉ mang máy ra chụp thử và học kinh nghiệm (trial and error). Vì vậy, là một người bình thường không có năng khiếu đặc biệt, trước khi muốn dấn thân vào một lĩnh vực chụp mới trong nhiếp ảnh hãy học những điều cơ bản trong lĩnh vực đó trước đã.
(4) Vì vậy, trong bài viết này mình tạo cho các bạn những điều cơ bản và từ đó các bạn sẽ làm đòn bẩy (leverage) đi lên một cách dễ dàng.
(5) Mỗi phần trong objectives nói trên sẽ được phân ra một post để bạn có thể theo dõi dễ dàng ở phần nào bạn muốn. Trong post tiếp theo sẽ là phần mình nói về kỹ thuật cơ bản chụp ảnh con người trong thể thao.
Nikonian2006
19-01-2008, 10:43 AM
D. KỸ NĂNG CƠ BẢN CHỤP ẢNH CON NGƯỜI TRONG THỂ THAO
Cũng tương tự như tính thừa kế (inheritance) trong object-oriented programming (OOP), lĩnh vực thể thao này là một phần trong kỹ năng chụp ảnh con người. Vì vậy, bạn cần phải có hiểu những điều cần phải có trong một ảnh chụp con người.
Trong ảnh chụp con người bức ảnh của bạn chỉ cần có hai yếu tố chủ thể (subject) (là con người bạn chụp) và ngữ cảnh mà con người đó thể hiện trong ảnh (gọi là context). Bạn không cần bất cứ một yếu tố nào khác. Vì vậy, bạn phải loại trừ ra bất cứ yếu tố nào trong ảnh mà nó sẽ "distract" thông điệp mà bạn muốn gửi đến người xem thông qua bức ảnh của bạn. "Yếu tố" đó có thể là phần trước ảnh (foreground) hoặc phần sau ảnh (background).
Vì vậy, áp dụng vào ảnh thể thao khi chụp để thể hiện một hành động của con người (subject) trong ảnh (trong context đó) bạn phải tiến đến gần hơn (approach closer), zoom in hoặc "crop" chặt vào ở mức có thể được. Điều này lý giải cho bạn vì sao dân chuyên nghiệp dùng ống kính có tiêu cự dài mà, với ống kính đó, nó sẽ tự động làm mờ background cho bạn để giúp bạn loại trừ yếu tố distracting.
Vì tầm quan trọng của background cũng như chủ thể (subject), bạn đừng nên chỉ chụp mà không chọn vị trí trước và nhìn vào bố cục (composition) của bạn trong viewfinder. Hãy tạo cho mình một thói quen hình dung ra background sẽ như thế nào khi chọn vị trí.
Mình lấy ví dụ đơn giản cho bạn qua hai tấm ảnh minh họa mà trước khi mình chụp mình đã quan sát background và chọn vị trí chụp để ảnh của mình không có distracting background như sau:
http://www.vnphoto.net/data/p9/2313_dsc_0465re_4106.jpg
http://www.vnphoto.net/data/p10/2313_dsc_0170re600_1373.jpg
Trong những posts viết tiếp theo trong những ngày đến mình sẽ post lên cho các bạn xem một ảnh mà mình đạt được subject và context nhưng không đạt về background và khi bạn xem ảnh background sẽ làm mất đi chất lượng của ảnh.
Câu hỏi tiếp ở đây bạn sẽ có thể hỏi mình là "vậy thì làm sao biết cách chọn vị trí như thế nào cho background?". Để trả lời câu hỏi này bạn cần phải xem mục (iii) của objectives mình viết sau này khi nói đến việc bạn tự học của pro để tự nâng cao khả năng của mình.
Phần kế tiếp của bài viết liên quan đến việc dùng software để xử lý ảnh.
cumaxo
19-01-2008, 10:51 AM
hay quá ban ạ , ảnh thể hiện được chất người chụp cũng như người đang chơi, bạn posh tiếp nội dung nha, cảm ơn bạn, mình đang theo dõi nội dung của bạn
cumaxo
19-01-2008, 10:58 AM
hay quá ban ạ , ảnh thể hiện được chất người chụp cũng như người đang chơi, bạn posh tiếp nội dung nha, cảm ơn bạn, mình đang theo dõi nội dung của bạn
,trước đây vài lần mình có chụp thử sân khhaaus bale ,chụp xong mới thấy chọn góc quan trọng thế nào, vì nhiều khi không có lần 2 mà chụp
Nikonian2006
19-01-2008, 11:05 AM
D1. DÙNG SOFTWARE XỬ LÝ ẢNH:
Trong phần kỹ thuật này sẽ liên quan đến việc dùng một software để xử lý ảnh sau khi chụp.
Mình tạo ra hai định nghĩa để tạo ra tính chặt chẽ trong tranh luận (arguments) mà mình muốn nói (software bao gồm nhưng không giới hạn Photoshop).
+ Software thay đổi hình thức ảnh (ví dụ Nikon Capture).
+ Software thay đội nội dung của ảnh ví dụ (bao gồm nhưng không giới hạn ở việc) bạn dùng clone thể xóa đi distracting element trong background của ảnh con người.
Câu hỏi ở đây là "liệu chúng ta có nên dùng software để thay đổi nội dung của ảnh khi, giả sử là, bạn không đạt được yếu tố background?". Lấy một ví dụ khác, bạn chụp một ảnh tennis không có trái banh nhưng bạn muốn dùng software để bỏ trái banh vào trong ảnh. Mình trả lời cho câu hỏi này theo suy nghĩ chủ quan của mình dựa trên kiến thức mình biết:
(i) Một, nếu bạn chụp ảnh thể thao cho riêng mình (mang tính cá nhân) bạn hoàn toàn có thể dùng software để thay đổi nội dung ảnh nếu bạn muốn để làm cho ảnh đẹp. Ảnh của bạn không đáp ứng được điều kiện tính chân thực của nó (ví dụ bạn bỏ trái banh vào) nhưng nó không ảnh hưởng đến ai vì bạn không dùng nó cho quan hệ thương mại.
(ii) Trong ảnh chân dung (portraiture) bạn nên dùng một software để xử lý ảnh theo bạn muốn nhưng với ảnh action (bao gồm thể thao) nó là loại ảnh bạn không thể nào set up nó được. Nó phải thể hiện một thực tế đang xảy ra và ảnh của bạn phải thể hiện được thực tế đó. Khi bạn là pro chụp ảnh action kiếm tiền, nếu bạn dùng software để thay đổi một nội dung của ảnh, bạn sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp và nếu bị phát hiện bạn có thể bị mất việc. Nếu bạn chụp ảnh basketball chẳng hạn bạn không chụp được khoảnh khắc lúc có quả bóng mà bạn dùng software bỏ nó vào, điều đó cho thấy:
+ bạn không thể hiện đúng sự thật của một hành động, và
+ bạn có thể còn kém về khả năng chụp ảnh action cho nên bạn không bắt được khoảnh khắc bạn muốn.
(iii) Nếu bạn chụp ra được một tấm ảnh action mà nó đạt được chuẩn mực như một pro chụp mà bạn không cần phải dùng software để chỉnh sửa nội dung, nó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tốt hơn. Nó khó hơn. Giả sử rằng bạn muốn chụp mà lấy tiêu chuẩn của pro làm cơ sở thì, theo mình, bạn không nên chụp một tấm ảnh thể thao và thay đổi nội dung nó bằng software.
Trong post tiếp ở ngày khác mình sẽ bắt đầu ở objective số (ii) hướng dẫn cho bạn cách set up trên máy của mình để chụp ảnh thể thao.
Moonlights
20-01-2008, 04:52 AM
Em rất thích cách viết bài của anh (chắc do em là dân kỹ thuật nên thích gạch đầu dòng chăng? ^___^ ). Em mong được đọc tiếp những hướng dẫn của anh.
PS: Em cảm giác hình như nghề nghiệp của anh có dính dáng đến Luật thì phải hehehe.... vì cách hành văn rất rõ ràng từng vị trí chấm phẩy, thông tin đưa ra khá chi tiết, từ ngữ không thừa đầu thiếu đuôi !!! :p :p
Nikonian2006
20-01-2008, 07:43 AM
(1) Cám ơn hai bạn Cumaxo và Moonlights đã vào xem và góp ý cho bài viết nhe.
(2) Trong bài viết hôm trước mình có nói là sẽ cung cấp ảnh cho thấy có trường hợp khi mình chụp nếu không để ý đến vị trí chụp thì background của ảnh sẽ có thể làm mất đi chất lượng của ảnh cho dù người chụp đã thể hiện được hai yếu tố subject và context. Đây là một thách thức đối với một bạn là amateur khi bước vào chụp con người trong lĩnh vực thể thao mà đòi hỏi bạn cần phải có kinh nghiệm ngoài kiến thức. Bạn xem ảnh ngay dưới đây của mình chụp là một ví dụ.
http://www.vnphoto.net/data/p13/2313_dsc_0475re_2317.jpg
(3) Có nhiều cách để bạn hạn chế distracting element của một bức ảnh chụp con người trong thể thao bao gồm như không giới hạn ở (a) bạn zoom thật sát vào chủ thể hoặc (b) bạn chọn góc chụp mà bạn biết là xung quanh background sẽ không có bất cứ vật thể nào cả. Ảnh dưới đây là một ví dụ cho mục (b) mà mình nói. Trong trường hợp này, bạn hãy chọn vị trí trên cao chụp xuống mặt sân. Trong ảnh này, tay vợt nữ đã nhảy lên khỏi mặt đất và vợt đã gần tiếp xúc với trái banh rơi xuống (trong vị trí serving).
http://www.vnphoto.net/data/p11/2313_dsc_0366resize_5574.jpg
(4) Trong kỹ thuật chụp ảnh con người trong ảnh chân dung (portraiture) sự thể hiện đôi mắt là một điều tối quan trọng mà hầu như các bạn amateur có thể chưa nhận ra được. Mục đích của nó là làm cho người xem cảm thấy subject đang có vẻ tương tác với người xem và đôi mắt tạo ra một cảm giác pleasing (sorry mình không biết dịch chính xác từ này ra tiếng Việt là gì). Ngược lại, trong ảnh con người trong thể thao, vì đây là loại ảnh bạn không thể set up được subject, đôi mắt trở thành ít quan trọng hơn miễn là bạn thể hiện được đỉnh cao của một hành động (trong một chuỗi hành động) của con người trong ảnh. Dù vậy, trong trường hợp có thể được, bạn có thể bắt được trạng thái tập trung của đôi mắt trong một hành động như ảnh bên dưới.
http://www.vnphoto.net/data/p9/2313_dsc_0301res_382.jpg
(5) Khi mình quay trở lại trong vài giờ đến mình sẽ hoàn tất objective (ii) nói về cách set máy để chụp ảnh thể thao.
Cám ơn Nikonian2006 đã có tâm huyết và chia sẻ đến mọi người.
Nikonian2006
20-01-2008, 04:27 PM
Cám ơn Jump đã đọc và ủng hộ bài viết của mình
E. PHƯƠNG TIỆN CẦN CÓ ĐỂ CHỤP ẢNH THỂ THAO
(i) Phương tiện ở đây mình muốn nói đến máy ảnh và dụng cụ cần thiết để bạn chụp (camera gear) và cách set máy để chụp.
(ii) Bản thân mình bị giới hạn trong việc chỉ dùng một loại máy Nikon để chụp cho nên phần này không mang tính bao quát cho tất cả các bạn nếu bạn dùng dòng máy khác. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ là như mình đã nói khi học phải học tính chung không học chi tiết cho nên máy này hay máy kia không quan trọng. Phương pháp không quan trọng miễn sao nó cho ra cùng một kết quả. Vì lẽ đó, khi bạn đọc từ điểm (3) dưới đây hãy suy nghĩ đến tính chung máy Nikon có thì máy của bạn nếu dành cho chụp thể thao sẽ phải có chỉ khác là nó dùng phương pháp khác nên cách set khác nhau.
E.1. DỤNG CỤ CẦN CÓ
Những dụng cụ sau đây là thứ cơ bản:
+ Body nên có khả năng focus nhanh.
+ Nếu không phải dòng pro nên dùng battery grip. Khi bạn phải canh và chụp ở vị trí đứng (portrrait) hàng giờ liền, bạn sẽ thấy nó giúp cho bạn đỡ mỏi tay đến mức nào.
+ Ống kính telelens nên là loại fast lens. Tiêu cự của nó dài hay ngắn phải tùy theo loại thể thao bạn chụp. Trong trường hợp này, quyết định tiêu cự nào bạn hãy học hỏi ở pro (xem objective (iii)). Trong những ngày đến mình sẽ post lên đây ảnh (của mình chụp) cho bạn thấy pro dùng camera gear như thế nào. Mình không nói là bạn hãy dùng tương tự nhưng post lên để bạn tham khảo về tiêu cự lens của họ.
+ Monopod nếu bạn phải dùng lens nặng ký. Nếu gear của bạn khoảng 6 pounds (3kg) trở lên bạn nên dùng Monopod. Lưu ý, phải chọn monopod có khả năng chịu được trọng lượng bạn có. Monopod sẽ giúp bạn hai điều rất cần thiết:
++ Một, nó hạn chế sự mệt mỏi của bạn trong nhiều giờ chụp liên tục, và
++ Nó có thể giúp cho ảnh của bạn đỡ bị rung do mỏi tay gây ra.
+ Accessories khác bạn nên mang theo nón có vành mềm xung quanh, đừng mang theo nón cap không giúp cho bạn, kem chống nắng và CPL filter nếu bạn muốn. Ngoài ra bạn không còn cần thêm điều gì khác. Mang thêm wide lenses và flash là tùy bạn nhưng chỉ sợ bạn không có sức để mang đi. Hãy tưởng tượng giả sử bạn phải mang theo 2 pro bodies + spare batteries + heavy telelens + monopod + đồ cá nhân + nước uống di chuyển nhiều giờ liên tục thì bạn sẽ thấy mang thêm sẽ làm khổ bạn đến mức nào.
E.2 SET MÁY
(i) Giới hạn của mình trong phần này là chỉ nói cách set máy trên máy pro Nikon. Trong trường hợp này, bạn hãy đọc manual của máy của bạn để tìm ra cách set tương đương.
(ii) Với pro Nikon lens sẽ có nút cho bạn set limit khi nó xoay focus. Hãy dùng nút này để giới hạn tầm focus của bạn để lens focus nhanh hơn.
(iii) Trong body máy mình set theo thứ tự như sau:
+ Ở nút focus mode selector phía trước máy bên trái set chế độ C để dùng predictive focus tracking.
+ Ở sau máy bên phải ở nút AF-area mode selector, bạn set chế độ dynamic area AF. Nó là vị trí thứ hai từ dưới đếm lên (trong bốn vị trí set dành cho máy pro).
+ Ở bên trên máy set đo sáng center-weighted average.
+ Ở LCD bên trên máy set chế độ S (ưu tiên tốc độ) và chụp tốc độ thông thường 1000. Nếu bạn không để auto ISO thì phải tập thói quen nhìn khẩu độ chụp khi đo sáng trước khi chụp để tránh thiếu sáng khi ánh sáng yếu.
E.3 NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
(i) Không phải những điều mình nói trên là bất biến. Bạn hoàn toàn có thể dùng bất cứ cách set nào khác. Mình không quan trọng phương pháp chỉ quan trọng kết quả. Ví dụ, bạn có thể dùng chế độ A hoặc M. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng khi bạn chụp điều kiện ánh sáng sẽ thay đổi nếu bạn dùng A nó sẽ làm giảm tốc độ chụp của bạn và làm cho bạn không freeze được action ở đúng tốc độ của nó. Đó là lý do vì sao sports shooters thường dùng S.
(ii) Bạn không nên dùng matrix vì bạn không cần đo sáng cả một khung ảnh. Kinh nghiệm mình cho thấy bạn dùng matrix tốc độ sẽ giảm xuống. Có thể thử spot nếu bạn muốn.
(iii) Có thể thử group dynamic AF (nếu body của bạn có cho phép) nếu bạn muốn. Mình chưa dùng.
(iv) Sẽ có trường hợp bạn dùng dynamic area AF with closest subject priority (nút thứ tư trong AF mode selector). Ví dụ bạn chụp tennis từ trên cao xuống và chụp từ xa lấy luôn cả một body của player và trong ảnh chỉ có subject là gần nhất.
(v) Tốc độ mình đề nghị là 1000 nhưng sẽ thay đổi tùy theo loại thể thao bạn chụp. Hãy nhớ khoảng cách bạn chụp và tốc độ liên quan với nhau. Ví dụ nếu bạn chụp một vật di chuyển 30 miles một giờ (1 mile là 1.6km) khi bạn cách xa 100 feet (khoảng 35m) thì bạn chỉ cần tốc độ 250 nhưng nếu bạn cách chỉ gần 20 feet (giảm 4 lần) thì tốc độ phải tăng 4 lần là 1000.
Hãy thử và chọn cách set nào bạn ưng ý nhất. Trong lần đến chúng ta sẽ nói về việc học tập kinh nghiệm dân chuyên nghiệp.
thekids66
20-01-2008, 04:35 PM
Bài viết hay và ảnh minh họa rất tuyệt.
Cám ơn bác Nikonian2006 nhiều.
giochuong
21-01-2008, 10:02 AM
Thật tuyệt khi đọc những bài viết cô đọng và chất lượng của bác Nikonian2006 về ảnh thể thao (mặc dù em chưa thử chụp loại này). Có rất nhiều điều để em học hỏi từ những chia sẽ của bác. Cám ơn bác rất nhiều.
huynhphuchau
22-01-2008, 12:00 AM
Mấy ngày nay em luôn theo dõi bài viết rất hay của bác!
Cám ơn bác đã chia sẻ những kiến thức bổ ích , những kinh nghiệm của bác về ảnh thể thao!
:)
haiphuc
22-01-2008, 12:50 AM
Bài viết hay lắm nik2006, rất bổ ít cho ai muốn chộp thể thao.
THANKS
xtriky
22-01-2008, 12:26 PM
Cám ơn bác đã bổ túc cho anh em rất nhiều kiến thức và kinh nghiêm bổ ích.
Em xin có 1 ý kiến về cách set up máy như sau:
Với những máy có chế độ Auto-ISO như Pentax K10D của em có, một vài máy Nikon hình như cũng có, Canon em không rõ lắm. Khi chọn chế độ này ta sẽ điều khiển aperture và shutter speed còn máy sẽ tự chọn ISO trong khoảng mình chọn (sao cho không bị noise) để cho ảnh đủ sáng. Như vậy mình sẽ làm chủ được cả tốc độ và chiều sâu của ảnh. Em không chụp thể thao nhiều nhưng chụp indoor thì hay chọn cái này để không bị rung là chính. Có lẽ sẽ áp dụng được vào chụp thể thao để hành động không bị mờ chăng?
skullz
24-01-2008, 02:37 PM
Bài viết của bác thật tuyệt và bổ ích :) Cảm ơn bác đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực khó nhằn này :) Chờ những bài tiếp theo của bác :)
Nikonian2006
25-01-2008, 07:37 PM
(i) Đầu tiên, gửi đến tất cả các anh (và bạn) ở trên trong trang này và hai bạn post những bài cuối cùng trong trang trước, cám ơn các bạn đã đọc và ủng hộ cho bài viết này. Đây là bài viết mình đã phải dàn dựng dàn ý (outline) trong đầu trong lúc mình đi làm và về nhà để nó trở thành một bài viết hoàn chỉnh và đầy đủ nhất có thể được phục vụ cho một bạn amateur muốn thử chụp ảnh thể thao theo đề nghị của anh HuynhPhucHau. Xin lỗi các bạn là mình đã không viết được trong cả tuần qua nhưng trong vài ngày đến mình sẽ hoàn tất bài này. Chỉ còn một objective nữa thôi.
(ii) Như đã hứa trong trang trước, bức ảnh dưới đây mình chụp từ dãy ghế bên này sân chụp sang bên kia sân. Hình này để cho một bạn chưa bao giờ thấy thật sự pro chụp tennis như thế nào xem để hình dung cách họ dùng dụng cụ của họ để kiếm tiền sống. Mình không có ý nói rằng bạn sẽ phải mua dụng cụ như họ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chụp action, yếu tố dụng cụ để chụp (camera gear) đòi hỏi khá cao so với một số lĩnh vực chụp ảnh khác như bạn đã có thể biết. Ngoài ra, tỉ lệ ảnh bị lãng phí so với ảnh có thể dùng được (waste ratio) cũng cao hơn những lĩnh vực khác và sự hao mòn thiết bị cũng nhiều hơn. Vì lẽ này đối với một máy loại entry-level (có tuổi thọ thấp) trong một hiệu máy ảnh, trừ phi bạn thật sự đam mê lĩnh vực chụp thể thao này, đừng lãng phí shutter của máy. Máy càng focus chậm khả năng lãng phí càng nhiều. Nếu chưa thử bạn có thể mang máy ra chụp action thử sẽ rõ.
http://www.vnphoto.net/data/p15/2313_dsc_1264re_9148.jpg
(iii) Mình trả lời câu hỏi trên của bạn Xtriky, trong ảnh thể thao, do bạn chụp tốc độ cao, nếu ảnh bị rung là do bạn rung tay là phần nhiều chứ không phải do bạn không set auto-ISO. Đó là vì tốc độ mà 1000 đã cao hơn nhiều so với tiêu cự lens bạn chụp. Việc mà bạn không set auto như vậy ảnh hưởng có thể là ảnh của bạn bị thiếu sáng. Bản thân mình không set auto ISO cho cả hai máy mình chụp thì mình biết trong điều kiện ánh sáng nào thì tốc độ mình chọn sẽ ok. Điểm nữa là mình chỉ chụp raw hầu như chẳng bao giờ chụp JPG nên nếu có thiếu sáng một khẩu độ thì không là gì cả.
(iv) Mình xin bổ sung thêm nội dung cho objective số (ii) về dụng cụ chụp ảnh thể thao (bạn xem lại trong trang trước) dưới đây:
(a) Mình nghĩ là các bạn khi muốn bước vào chụp thể thao chắc đã biết nhưng vì bài viết này phải là một bài hoàn chỉnh không thiếu một điều gì cả cho một bạn là amateur hoàn toàn cho nên bạn sẽ cần phải set thêm cho máy của bạn chụp liên tục với tốc độ chụp cao nhất mà máy bạn cho phép. Mình chưa bao giờ nghe có việc chụp single shot cho ảnh action. Bạn hãy hình dung một trái banh nó bay +/-200km/h mà bạn phải bắt dính nó ngay tại mặt vợt thì single shot không giúp cho bạn chưa nói đến khả năng focus nhanh của máy và ống kính.
(b) Giả sử rằng bạn như mình chọn dynamic AF thì trước khi chụp hãy hình dung ra trong ảnh của bạn bạn sẽ chọn bố cục như thế nào chụp headshot, chụp shoulder shot hay chụp bán thân. Sự chọn lựa này sẽ ảnh hưởng đến điểm focus mà bạn chọn trong khung (trong 11 điểm focus). Sau khi hình dung xong, chọn điểm focus và nhấn shutter nửa bước cho nó focus vào mặt player đang đứng chờ banh của đối phương. Player sẽ phải di chuyển và thường khá nhanh nên bạn chọn nút C (xem trang 1) nó sẽ dùng chức năng focus tracking để re-focus ảnh lại cho bạn. Vì vậy, bạn thấy mình không bị mất focus là vậy. Đây hoàn toàn là cách mình set máy. Nếu bạn có kinh nghiệm tốt hơn xin chia sẽ và chỉ lại cho mình học thêm.
Nikonian2006
25-01-2008, 08:02 PM
(c) Có thể bạn hỏi "liệu fps của máy có cần phải cao hay không?" (định nghĩa của cao là 8-10 nghĩa là cao). Mình trả lời câu hỏi này theo kinh nghiệm chủ quan của mình như sau:
+ fps cao rất quan trọng nếu bạn là người chụp kiếm tiền và không muốn mất một khoảnh khắc nào. Bạn phải nhớ là khoảnh khắc action qua đi sẽ không trở lại.
+ Nếu bạn là amateur, fps thấp (ví dụ 3.5 là thấp) bạn vẫn có thể catch được action ở 200km/h miễn là máy của bạn có khả năng focus nhanh (nếu không số ảnh bạn chụp bị mất focus nhiều hơn ảnh dùng được).
+ fps càng thấp, và (hoặc) nếu tốc độ autofocus càng thấp thì, tỉ lệ ảnh lãng phí càng nhiều. Đây là kinh nghiệm của mình trên hai máy mình đang chụp một thấp một cao.
(d) Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào về objective (ii) này đối với dụng cụ cần có và cần set xin vui lòng post lên để hỏi. Mình đã ghi ra đầy đủ hết những điều mình set.
(v) Đây là phần không liên quan đến objective (ii) nhưng mình luôn tiện muốn chia sẻ lại kinh nghiệm với các bạn nào đã có, hoặc sẽ mua, máy D300. D300 cho phép bạn dùng EN-EL4A nếu bạn chịu tốn thêm 110 đồng cho một cục pin, 120 đồng cho MH-21 charger và 253 đồng cho battery grip. Mình chụp khoảng 7 giờ đồng hồ, autofocus liên tục, chụp tốc độ tối đa, xem ảnh trên LCD liên tục và chụp khoảng dưới 1000 tấm. Pin này chỉ hao 1 nấc (trong 5 nấc). Với máy còn lại mình dùng EN-4 nếu chụp tương tự ở những năm trước mình tốn hết hai cục pin. Điều mình muốn nói là nếu các bạn dùng D300 và có muốn đi off-line một hai ngày mình tin rằng EN-EL4A (không phải EN-EL4) sẽ giúp bạn đỡ phải mang theo pin dự phòng và máy charger rất nhiều.
(vi) Trong objective cuối cùng trong những ngày đến mình sẽ giúp cho bạn cách học tập những bố cục ảnh mới trong những lĩnh vực chụp ảnh thể thao. Theo mình, cách học hay nhất là học cơ bản và nền tảng và học được cách từ đó bạn có thể tự mình học tiếp để phát triển đi lên thay vì bạn học chi tiết ở một lĩnh vực và giới hạn kiến thức của bạn và khi bạn phải đối phó với một ngành (field) nhỏ trong lĩnh vực đó ngoài điều bạn đã học bạn không biết phải làm sao.
Nikonian2006
27-01-2008, 12:09 PM
(F) TỰ HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ TỰ THÂN PHÁT TRIỂN
(i) Đây là objective cuối cùng mình muốn gửi đến cho các bạn làm cho bài viết này trở thành hoàn chỉnh. Trong hai objectives trước bạn đã học kỹ thuật thật cơ bản về chụp ảnh con người và kỹ thuật set up máy để chụp con người trong thể thao. Mình đã giúp xây cho các bạn cơ sở hạ tầng và từ đây bạn sẽ tự xây dựng cơ sở thượng tầng theo ý của bạn. Một con người, nâng lên một căn nhà, nâng lên một quốc gia muốn phát triển lâu dài và bền vững phải xây dựng từ cơ sở nền tảng.
(ii) Khi mình học chụp ảnh thể thao, ông thầy của mình Ian (ông ta là một người gốc Anh) dạy cho mình những kiến thức cơ bản (như mình đã ghi lại cho các bạn). Ông ta không hề dạy mình chụp một lĩnh vực thể thao (ví dụ tennis) phải có bố cục như thế nào. Sau đó ông ta bắt mình phải tìm và chọn 12 tấm ảnh thể thao ở những kiểu (style) hoàn toàn khác nhau và phân tích cho ông ta xem 6 ảnh (mà dựa vào kiến thức ông ta đã dạy) đạt và 6 không đạt. Sau đó ông ta chỉ cho mình điều nào mình phân tích đúng và chưa đúng. Sau đó ông ta mới bắt mình phải đi chụp ảnh thể thao bất cứ thể loại nào và mang về cho ông ta xem.
(iii) Chính vì điểm (ii) này nên mình mới chợt nhận ra ý định của người dạy và trong đây mình cũng muốn ghi lại những điều này cho các bạn. Trong objectives trước chưa bao giờ mình nói đến bố cục một thể loại ảnh thể thao phải như thế nào. Trong objective này, mình chỉ cho các bạn cách tự học, như sau:
(a) Objective này loại bỏ hoàn toàn việc bạn có thể kiếm được một ông thầy dạy cho bạn từ đầu đến cuối trong một thể loại nhiếp ảnh. Nếu bạn may mắn, hoặc bỏ tiền ra, để có được thầy này bạn không cần phải đọc bài viết của mình.
(b) Cách tự học thứ nhất là bạn đi chụp ảnh với một (hoặc nhiều) người mà bạn biết là họ đã chụp tốt ở thể loại đó. Khi bạn đi chung, bạn nên quan sát và lắng nghe họ. Tại sao họ lại chọn góc này mà không chọn góc kia. Tại sao họ làm thể này mà không phải thế kia. Nếu quan hệ tốt bạn có thể hỏi họ vì sao. Sau đó bạn về bạn so sánh hai ảnh chụp với nhau cho cùng một subject và xem coi nếu người kia đã chọn như thế thì kết quả ra sẽ khác với mình như thế nào. Qua đó bạn học kinh nghiệm ở họ.
(c) Cách tự học thứ hai là trước khi bạn chụp ảnh ở một thể loại mà bạn đã có kiến thức cơ bản, bạn hãy đi tìm ảnh của pro và nghiên cứu phân tích ảnh của họ. Điều kiện tiên quyết của cả hai điểm (b) và (c) này là bạn nên có kiến thức cơ bản về lĩnh vực chụp đủ tốt đến mức bạn có thể phân tích ảnh của pro. Chúng ta ai cũng có thể xem ảnh của pro ở một lĩnh vực thể thao được nhưng có phân tích được ảnh của họ để học được hay không chúng ta phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực đó. Câu nói này áp dụng hoàn toàn đúng với trường hợp của mình ở trường hợp mình chụp trước khi đi học và mình chụp sau khi đi học. Khi bạn ra sân chụp, bạn phải nhìn vị trí chọn lựa của pro và bạn hình dung ra
(i) với vị trí họ chọn như vậy, và
(ii) với tiêu cự ống kính họ chọn như vậy
thì ảnh sẽ ra như thế nào.
(cắt ra làm hai posts để bạn đọc dễ dàng hơn)
Nikonian2006
27-01-2008, 12:32 PM
(tiếp tục điểm (F) ngay ở trên)
(d) Ở một số nước, họ có hệ thống tập sự (apprentice) trong công ty bán ảnh của họ. Sau khi bạn học xong bằng cấp về nhiếp ảnh, bạn sẽ xin vào tập sự đi theo một pro để họ dạy kinh nghiệm lại cho bạn. Đây cũng là cách học rất tốt nhưng lưu ý là ở lúc đó bạn muốn trở thành người kiếm tiền vì nhiếp ảnh. Nó không còn là hobby và bạn không làm amateur.
(e) Nếu bạn đã có thể làm được ở điểm (b) hoặc (c) mình nói trong post trên, bạn hoàn toàn có thể chụp được ở bất cứ một lĩnh vực thể thao nào bạn muốn vấn đề chỉ là khi bạn bắt đầu bạn chưa có kinh nghiệm mà thôi.
(f) Nếu bạn muốn xem ảnh của pro chụp thể thao hãy vào trang chủ của Yahoo Sports hoặc trang khác tốt tương tự mà xem.
(g) Theo mình nghĩ bạn nên chuyên môn hóa (specialize) ở một lĩnh vực chụp ảnh. Mình thấy có một số bạn amateur lĩnh vực nào cũng chụp nhưng thật sự không có lĩnh vực nào bạn chụp tốt cả. Mình nghĩ nên đầu tư chụp tốt ở một lĩnh vực sau đó hãy bước sang lĩnh vực khác.
(h) Điểm cuối cùng, mình thấy chụp ảnh cần phải có cảm nhận (feeling) và niềm say mê ở một lĩnh vực bạn thích chụp (enthusiazm) bất chấp bạn có kiến thức cơ bản tốt như thế nào. Chụp ảnh không phải là robot. Nếu mình say mê bắt được khoảnh khắc dữ dội nhất của một vận động viên trong một hành động thể thao và mình có thể thể hiện được điều mình muốn truyền tải đó đến người xem, mình nghĩ rằng ảnh đó sẽ chấp nhận được. Khi chụp ảnh chân dung (portraiture) cũng vậy, tại sao bạn lại chụp con người này bạn muốn thể hiện đặc điểm (characteristics) gì của người đó qua ảnh của bạn. Nói rằng "chụp vì người đó đẹp hoặc xinh" chưa đủ bạn cần phải đi sâu hơn nhận định đó đẹp ở điểm nào và bạn thể hiện được điểm đẹp đó trên ảnh của bạn chưa?
(i) Mình kết thúc bài viết này bằng hai ảnh tennis (trong một post riêng rẽ) mình muốn gửi đến cho bạn xem sau một bài dài chỉ toàn là chữ viết. Hai ảnh mình chọn ra ở hai thể loại khác nhau trong tennis. Cám ơn các bạn nhiều đã dành thời gian đọc bài viết dài của mình. Tất cả những điều mình học về chụp ảnh con người qua thể thao mình đã viết ra hết. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc gì, hoặc điều nào chưa hiểu rõ, xin vui lòng post lên để hỏi mình. Nếu biết mình sẽ giải đáp. Sau này ở mỗi năm mình có thêm kinh nghiệm ở một lĩnh vực thể thao khác mình sẽ quay trở lại update bài viết này phục vụ cho các bạn.
Nikonian2006
27-01-2008, 12:34 PM
http://www.vnphoto.net/data/p11/2313_dsc_0348re_8507.jpg
http://www.vnphoto.net/data/p11/2313_dsc_0304re600_7191.jpg
vietis
27-01-2008, 09:06 PM
Chào Nikonian2006!
Vietis đã đọc rất kỹ các bài viết của Nikonian2006, thấy được rất nhiều điều bổ ích. Cảm ơn Nikonian về các bài viết. Vietis!
cumaxo
27-01-2008, 09:48 PM
cam ơn bạn đã chia sẻ, mình vẫn đang theo dõi
SG_Blue
30-01-2008, 02:41 PM
Cám ơn những chia sẽ bổ ích của bác Nikonian2006... và E cũng đang mong những tấm hình Australia Open Tennis 2008 của bác.
onglaoxaque
07-02-2008, 09:55 AM
Rất bổ ích, cảm ơn bạn đã nhẫn nại đưa lên những kinh nghiệm , tài liệt quí giá trong một lĩnh vực nhiếp ảnh khá khó này, tôi đã thử nghiệm rất nhiều lần ở môn thể thao trong nhà, môn bóng ném. Ánh sáng kém, tốc độ nhanh và vị trí bám sân bị hạn chế, ISO buộc lòng phải nâng lên 1600 , tốc độ không cải thiện được nhanh do ánh sáng quá kém và khẩu chỉ mở được f3,5, theo kinh nghiệm của bạn, làm cách nào khắc phục
vài tấm ảnh đã chụp qua, nhưng quá tệ, mong bạn giúp cho vài kinh nghiệm
1
http://i135.photobucket.com/albums/q148/Burgsteinfurt/IMG_0076.jpg
2
http://i135.photobucket.com/albums/q148/Burgsteinfurt/IMG_0181.jpg
3
http://i135.photobucket.com/albums/q148/Burgsteinfurt/IMG_0276.jpg
và ở ngoài sân vận động
http://i135.photobucket.com/albums/q148/Burgsteinfurt/IMG_0622.jpg
Nikonian2006
08-02-2008, 01:43 PM
Anh OngLaoXaQue, về câu hỏi của anh thì em có ý kiến chung như thế này.
(i) Nhận xét của em chỉ từ việc nhìn qua 4 tấm ảnh nói trên anh chụp. Nếu như nhận xét bên dưới mà không đúng với những ảnh khác, anh vui lòng post ảnh khác lên cho em xem.
(ii) Em chỉ chuyên chụp con người qua thể thao (một hoặc hai con người) chứ không phải chụp cảnh trong thể thao cho nên chỉ nói cho anh biết về chụp con người.
(iii) Giả sử rằng những ảnh trên anh muốn thể hiện con người qua thể thao thay vì cảnh thể thao có nhiều con người trong đó thì em thấy anh chưa master kiến thức căn bản về chụp con người trong đó chỉ có hai yếu tố subject và context thể hiện con người đó và đặc biệt là anh phải nhìn background trước khi chụp. Trong ảnh của anh, anh để background vậy là không được. Nó làm loãng hình ảnh con người của anh trừ tấm bóng đá những tấm còn lại em không biết anh chọn điểm nhấn (centre of focus) là gì. Trong tấm số 1, nếu là em chụp, em sẽ chọn vị trí đứng đối diện với người ném bóng vào khung thành và chụp khoảnh khắc vào lúc người này căng hết tay ra phía sau chuẩn bị ném bóng vào trong khung thành. Tấm ảnh đó phải zoom lại vào chỉ người này và ống kính long telelens sẽ tự động làm mờ một phần nhỏ background trong ảnh. Với tấm ảnh đó nó sẽ làm cho người xem cảm thấy thích thú hơn nhất là nhìn vào khuôn mặt dữ dằn của người chuẩn bị ném bóng.
(iv) Ảnh thể thao không phải là cái gì cũng chụp mà ảnh phải biết nhìn khoảnh khắc và chỉ chọn khoảnh khẳn nào dữ dội nhất. Khi em nói anh đứng phía sau, anh sẽ gặp rủi ro là bóng sẽ bay vào ống kính của anh. Điều đó không tránh được chụp thể thao là vậy và đó cũng là lý do pro đều mua bảo hiểm hư camera gear họ có cái mới nên họ an tâm chụp ảnh.
(v) Trong ảnh bóng đá cũng vậy, background anh để vậy là không được, anh hãy xem Getty Images chụp bóng đá và học hỏi nhe. Khoảnh khắc của anh cũng bình thường không đặc sắc. Nếu anh muốn, hãy chụp bóng đá ở giải lớn chuyên nghiệp. Một trong những cảnh đẹp mà anh chụp là lúc nhân vật chính chuẩn bị đá nhưng nhân vật phụ chùi bóng và chơi xấu làm cho nhân vật chính bay lên khỏi mặt đất. Đó là một trong những khoảnh khắc nên chụp cho bóng đá.
(vi) Về việc anh tăng ISO lên cao là việc bình thường. Với pro họ chụp thể thao chiều tối họ đều phải tăng ISO lên cả. Tuy nhiên, anh không nên chụp thể thao không chuyên nghiệp vì hai lý do (trong số những lý do khác):
+ Khoảnh khắc không dữ dội bằng, và
+ Ánh sáng không tốt.
(vii) Em không bao giờ đem máy đi chụp thể thao không chuyên nghiệp thi đấu buổi tối cũng vì hai lý do trên. Tuy nhiên, nếu muốn chụp thể thao chuyên nghiệp, nên phải hỏi ban tổ chức trước để bảo đảm là được mang ống kính to vào trong sân vận động. Như em đã nói, họ sợ anh đem bán ảnh. Muốn chụp bán ảnh phải trả tiền bản quyền cho họ và đó là lý do vì sao phải có media pass với vào chụp được nếu không bị đuổi. Đây cũng giải thích tại sao trong tennis chưa bao giờ em chụp được Federer hay Sharapova không phải là em không chụp được họ mà vì họ có cho em vào sân họ thi đấu đâu.
Nikonian2006
08-02-2008, 01:49 PM
Em xin tóm tắt điều muốn nói với anh:
(1) Nếu anh muốn chụp thể thao, hãy đầu tư camera gear dòng pro và mua ống kính long telelens (vốn nó sẽ giúp cho anh rất nhiều trong vấn đề background).
(2) Bài viết trong topic này của em là tất cả những gì em được học trong trường chỉ có sự khác biệt là khi em học có tutor chỉ dẫn em sai chỗ nào đúng chỗ nào trong khi ở đây em viết ra các bạn thực tập không ai chỉ cho đúng hoặc sai. Nếu anh đã đọc kỹ rồi mà anh vẫn còn khó khăn trong việc thể hiện ngữ cảnh (context) của một con người (subject) trong một ảnh thể thao bất kể là loại gì thì em nghĩ, giả sử rằng anh thật sự đam mê ảnh thể thao, thì anh hoặc (a) vào trường học có bài bản đàng hoàng hoặc (b) tự nghiên cứu lại.
(3) Ảnh thể thao nó thách thức dụng cụ của anh đến mức cao nhất cho nên nếu anh dùng dòng entry-level em thiết nghĩ hãy chọn thể loại ảnh khác không cần thiết phải chụp nhiều thể loại đâu anh. Nên chuyên nghiệp hóa chỉ giỏi một cái rồi hãy sang thể loại khác.
Nếu anh còn thắc mắc gì nữa hoặc bài viết của em có điểm nào anh không hiểu rõ xin vui lòng post lên để hỏi.
Nikonian2006
08-02-2008, 02:03 PM
Thông thường em trả lời câu hỏi trong đây thì để tránh nhàm chán khi đọc chữ em gửi kèm thêm một (hoặc vài) tấm ảnh cho bạn xem.
http://www.vnphoto.net/data/p14/2313_dsc_4988re_7175.jpg
onglaoxaque
09-02-2008, 05:41 AM
Rất cảm ơn sự phân tích chính xác, tỉ mỉ của Nikonian, quả thật chơi món chụp thể thao không đơn giản chút nào, nhất là chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, góc chụp bị hạn chế, yêu cầu cao về đồ nghề làm dân nghiệp dư khó ra được sản phẩm như ý. Tôi luôn phải theo CLB bóng ném đi giao đấu nên cũng rất muốn chộp được những khoảng khắc đẹp, điều kiện tiếp cận trong sân thì có nhưng kinh nghiệm thì không biết, có lần thử nghiệm , mượn của người quen ống trắng 70-200 L2,8 để chụp thử với cái máy Canon 30D mới tậu, nhưng vẫn là số 0 mặc dầu ảnh cũng đã cải thiện đáng kể và đã bám sân để mấy lần xuýt bị ăn bóng .
mấy tấm hình chụp bằng ống đi mượn để thử nghiệm, Canon 70-200 f2,8 non IS - ISO 3200 - AV 1/320 - f2,8 - AI Servo AF: AV -0
http://i135.photobucket.com/albums/q148/Burgsteinfurt/IMG_0118.jpg
http://i135.photobucket.com/albums/q148/Burgsteinfurt/IMG_0115.jpg
http://i135.photobucket.com/albums/q148/Burgsteinfurt/IMG_0065-2.jpg
Nikonian2006
10-02-2008, 06:32 PM
Anh Onglaoxaque, cám ơn anh đã post ảnh lên cho em xem và hỏi ý kiến em. Em chỉ viết được một vài dòng cho anh. Đây là nhận xét chủ quan của em mà vốn em có thể sai.
(i) Những ảnh anh post lần hai đã tốt hơn nhiều so với ảnh đầu vì anh đã bắt được một vài khoảnh khác đẹp ở hình 1 và hình 3.
(ii) Tuy nhiên, cách chọn vị trí chụp của anh thể hiện ra background trong ảnh là chưa được. Em không save hình của anh xuống nên không biết anh chụp ở tiêu cự nào chỉ đoán là tối đa 200mm. Với khẩu độ 2.8, nếu anh chụp một (hoặc hai) con người ở cận cảnh (thay vì chụp xa và crop lại) background phải rất là mờ không phải như ảnh anh post. Chụp con người trong thể thao cũng như chụp ảnh chân dung, trước khi chụp phải nhìn background và make sure bất cứ yếu tố nào trong background cho hình phải là yếu tố bổ sung (complement) cho subject (con người) thay vì distract.
(iii) Em chưa xem ảnh pro chụp bóng ném nên không chỉ cho anh bố cục và chọn vị trí chụp được nhưng em nghĩ, dựa trên hình 2, nếu anh đứng trên cao đó ở ngay sau cầu môn và chụp một player giang thẳng tay ra chuẩn bị ném bóng vào lưới đó là một khoảnh khắc đẹp. Khoảnh khắc khác đẹp nữa là anh chụp thủ môn đang vươn hết sức đẩy bóng ra khỏi cầu môn và ảnh của anh chỉ có nguyên cầu môn (background), thủ môn (subject) và khoảnh khắc trái bóng.
(iv) Trong bất cứ lĩnh vực thể thao nào em muốn chụp từ sau khi em học, em đều làm homework bằng cách xem và phân tích ảnh của pro chụp và chụp theo. Em nghĩ rằng anh nên làm tương tự (bảo đảm rằng anh hiểu nguyên tắc cơ bản trước).
(v) Nếu 200mm không đủ dài cho anh và anh không thể bỏ ảnh thể thao, anh nên bỏ tiền ra mua ống kính Canon 400mm F5.6. Đừng dùng cách crop ảnh. Ống kính dài sẽ giúp anh nhiều về background.
Nếu còn có gì thắc mắc xin vui lòng post lên để hỏi. Em biết em chỉ rõ ràng.
DuyMy
11-02-2008, 04:27 AM
Đọc những bài viết của Nikonian2006 mình thấy bác rất "cứng" về nền tảng kiến thức cơ bản, phân tích rõ ràng. Theo mình nghĩ để có những khoảng khắc đẹp trong thể thao có lẽ người chụp phải hiểu rất rõ về môn thể thao mà mình chụp ảnh, chính sự hiểu biết về môn thể thao đó sẽ giúp bạn quyết định shot vào thời điểm nào cho đúng (thường những hành đồng, chuyển động trong thể thao diễn ra rất nhanh). Cám ơn Nikonian2006 đã có những bài viết rất bổ ích. Hy vọng sẽ được tiếp tục đọc những bài phân tích của bác.
PS: tấm số 2 của onglaoxaque nhìn "bạo lực" quá em cứ tưởng tượng là đang đánh võ. Thanks onglaoxaque post hình.
Bài viết của bác Nikonian2006 rất chi tiết và bổ ích. Cảm ơn đã chia sẻ. Em để ý thấy các bác pro chụp thể thao toàn dùng canon.
davidkhoi
10-03-2008, 09:32 AM
Hi Ban Nikonian2006!
Toi la linh moi trong linh vuc chup anh.
Toi cung rat dam me the thao.
Co le toi bat dau voi viec chup anh the thao.
Rat mong nhan duoc su giup do tu ban.
Than!
xtriky
16-03-2008, 11:03 AM
(iii) Mình trả lời câu hỏi trên của bạn Xtriky, trong ảnh thể thao, do bạn chụp tốc độ cao, nếu ảnh bị rung là do bạn rung tay là phần nhiều chứ không phải do bạn không set auto-ISO. Đó là vì tốc độ mà 1000 đã cao hơn nhiều so với tiêu cự lens bạn chụp. Việc mà bạn không set auto như vậy ảnh hưởng có thể là ảnh của bạn bị thiếu sáng. Bản thân mình không set auto ISO cho cả hai máy mình chụp thì mình biết trong điều kiện ánh sáng nào thì tốc độ mình chọn sẽ ok. Điểm nữa là mình chỉ chụp raw hầu như chẳng bao giờ chụp JPG nên nếu có thiếu sáng một khẩu độ thì không là gì cả.
Cảm ơn anh Nikonian2006 đã trả lởi cho em. Tuy nhiên em nghĩ nhưng điều anh nói có vẻ đúng với các môn thể thao có tốc độ cực cao như tennis, đua xe, đá bóng hơn. Còn một vài môn thi đấu không có tốc độ thực sự cao thì ta không nhất thiết phải đẩy shutter speed lên quá cao mà nên chọn giá trị vừa vừa để lấy được cả phần nét và phần mờ của động tác.
Thường khi chụp ảnh sân khấu hoặc thi đấu thể thao trong nhà có ánh sáng kém em thường để ống kính mở tối đa, tốc độ chụp ~1/f để chống bị nhòe và ISO auto 100-800. Đây là một ảnh chụp võ thuật em chụp bằng cách setup như trên
http://www.vnphoto.net/data/p10/7840__igp6122_3354.jpg
Baltalon
03-04-2008, 12:49 AM
Bài viết ngắn gọn nhưng chi tiết và rất bổ ích. Cảm ơn anh rất nhiều
mimhnhut
06-04-2008, 10:22 AM
Thanks for your sharing........................
VietWay
12-04-2008, 06:33 PM
Cảm ơn anh Nikonian2006 đã trả lởi cho em. Tuy nhiên em nghĩ nhưng điều anh nói có vẻ đúng với các môn thể thao có tốc độ cực cao như tennis, đua xe, đá bóng hơn. Còn một vài môn thi đấu không có tốc độ thực sự cao thì ta không nhất thiết phải đẩy shutter speed lên quá cao mà nên chọn giá trị vừa vừa để lấy được cả phần nét và phần mờ của động tác.
Thường khi chụp ảnh sân khấu hoặc thi đấu thể thao trong nhà có ánh sáng kém em thường để ống kính mở tối đa, tốc độ chụp ~1/f để chống bị nhòe và ISO auto 100-800. Đây là một ảnh chụp võ thuật em chụp bằng cách setup như trên
http://www.vnphoto.net/data/p10/7840__igp6122_3354.jpg
Bác xtriky ơi , em thì kg biết gì về chụp thể thao , thật đấy , nhưng với cảm nhận của em ( kg biết đung kg hì hì ) , tấm ảnh của bác góc chụp hơi bị problem :) , chủ thể kg nét thì chắc chưa đủ shutter speed , còn cái extend object :( , sao nó chu mông vào mặt người xem thế bác .
Em mà được chụp được trong hoàn cảnh đó , ehem, có lẽ em cố gắng chạy về phía tay trái , lấy gần hết khuôn mặt chủ thể luôn ( ý em là có 2 con mắt luôn ấy ) , khi ấy có lẽ vận động viên bị văng lên sẽ nằm ở góc trái khung hình , che cái bàn chân của chủ thể luôn , em thấy có lẽ nó đẹp hơn .Thấy được action đá đối thủ văng lên trời ::cool:: hì hì :25:. hy vọng sẽ chụp thử hockey khi nào có len 300.
Có gì các bác chỉ dáo thêm em dùm ;)
gatgu
20-01-2011, 05:46 AM
Cam on anh Nikonian2006 rat nhieu ..... kien-thuc ma anh truyen dat lai cho anh em that la huu-ich . Mot lan nua xin cam on long nhiet-tam cua anh .
Em cung dang mo-mam chup thu the-loai nay .
Nikonian2006
20-01-2011, 09:47 AM
Anh gatgu, cám ơn bài viết trên của anh. Lần trước em có xem ảnh tennis vnphoto của anh chụp nhưng thông thường như anh biết em không viết bài trong forum mà chỉ một vài dòng cám ơn cho nên em đã không viết tiếp theo trong topic đó. Em tin rằng không khó khăn để trở thành một người (hay phóng viên) ảnh thể thao thật sự hay chuyên nghiệp mà trường hợp cụ thể anh thấy là vikhoa và haikieu tiến bộ rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Em thấy vấn đề khó khăn nhất của các bạn ở vn hiện tại vẫn là chụp thể thao dòi hỏi phải có tiềm lực mạnh và đồng thời tiếc là ở vn theo em biết mà có thể sai số sự kiện thể thao lớn không nhiều nhất là tennis nó làm cho cơ hội thực tập thật sự khó khăn.
Sau mỗi lần chụp các bạn mới hỏi em những câu hỏi mà em đã viết trong bài này. Nếu có bạn nào đã đọc xong bài này mà vẫn chưa chụp thể thao được thì bạn thuộc thành phần học qua công việc apprentice thay vì đọc sách. Nếu có phần nào chưa nêu trong bài này thì các bạn cứ tự nhiên hỏi để tập trung thông tin vào một nơi.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.