View Full Version : Nhà nghèo , đòi học làm nhiếp ảnh gia?
trantungson
26-06-2013, 12:51 PM
Mình năm nay 28 tuổi rồi rất thích nghề chụp hình ,thế nhưng vì không có điều kiện theo đuổi , giờ dành được ít tiền khoang 12tr) đang có ý định sắm một em canon 40D cũ rồi đi học chụp hình, theo mọi người thì với số tiền trên thì liệu có ổn không vì có ước mơ làm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp , nghe nói đầu tư lent tốn tiền lắm mà mình lại không có điều kiện. Mọi người cho mình ý kiến nha?
lacrimosa
26-06-2013, 03:34 PM
Tầm giá này có nhiều đời máy, kể cả máy mới, chất lượng và nhiều thương hiệu từ Canon, Nikon, Sony, Pentax. Bác cứ thong dong tìm hiểu rồi quyết định!
devil_kts
26-06-2013, 04:05 PM
Mình năm nay 28 tuổi rồi rất thích nghề chụp hình ,thế nhưng vì không có điều kiện theo đuổi , giờ dành được ít tiền khoang 12tr) đang có ý định sắm một em canon 40D cũ rồi đi học chụp hình, theo mọi người thì với số tiền trên thì liệu có ổn không vì có ước mơ làm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp , nghe nói đầu tư lent tốn tiền lắm mà mình lại không có điều kiện. Mọi người cho mình ý kiến nha?
Bác hiểu thế nào là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp?
vantrung2410
26-06-2013, 04:48 PM
Bác hiểu thế nào là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp?
là............. dùng máy chuyên nghiệp như 40D, hehe
wob2011
26-06-2013, 10:40 PM
Bác hiểu thế nào là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp?
Câu hỏi của bác khá là hay.....
Lót dép chờ câu trả lời của bác chủ và các bác khác.
heineken_lk
27-06-2013, 03:18 AM
cần sáng tạo và táo bạo
lacrimosa
27-06-2013, 03:22 AM
Bác hiểu thế nào là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp?
Là máy to lens bự trắng trắng đen đen :D, he he!!!
Nikonian2006
27-06-2013, 07:04 AM
Mình năm nay 28 tuổi rồi rất thích nghề chụp hình ,thế nhưng vì không có điều kiện theo đuổi , giờ dành được ít tiền khoang 12tr) đang có ý định sắm một em canon 40D cũ rồi đi học chụp hình, theo mọi người thì với số tiền trên thì liệu có ổn không vì có ước mơ làm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp , nghe nói đầu tư lent tốn tiền lắm mà mình lại không có điều kiện. Mọi người cho mình ý kiến nha?
Các bạn
1. Có hai lý do mà mình viết bài trong topic này một cách nghiêm túc. Lý do thứ nhất mình tin rằng bạn chủ đã 28 tuổi không phải là tuồi mà không hiểu định nghĩa của nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho nên mình không tin rằng bạn này post câu hỏi lên như trước đây có bạn hỏi mua máy ảnh chuyên nghiệp nhưng lại nói về 40D trong box Canon. Lý do thứ hai là, giả sử mình đoán sai bạn này chưa hiểu định nghĩa chuyên nghiệp, thì bài viết mình không phải dành cho chỉ bạn chủ mà dành cho tất cả những ai còn trong tuổi học đại học ở VN muốn chuyển sang trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu. Có thể bạn chủ topic mới vào forum chưa tự tin khi viết bài cho nên thấy bài viết của các bạn ở trên và không dám post thêm bài tiếp theo.
Về vấn đề đầu tư tiền cho thiết bị
2. Điều đầu tiên mình thấy ra trong câu hỏi là bạn chủ đã hiểu chưa đúng về mức đầu tư cho một ngành nghề để kiếm tiền.
3. Đối với một số nghề, bạn phải chi ra nhiều tiền theo đúng yêu cầu của nghề để có thể bắt đầu (nhưng chưa biết có thành công hay không). Điều này có nghĩa là bạn muốn kiếm tiền từ nhiếp ảnh full-time là một người chuyên nghiệp bạn phải đi tìm hiểu xem mọi người xung quanh trong nghề bạn muốn làm họ tốn bao nhiêu tiền để mua dụng cụ và họ dùng máy gì ống kính gì và phụ kiện gì (ở mức tối thiểu). Sau đó bạn xem thị trường bán bao nhiêu tiền. Đó là mức tối thiểu mà bạn cần phải có để bắt đầu làm việc.
4. Nó không phải nghĩa là bạn có 2 triệu bạn mua máy hai triệu hoặc có 12 triệu chỉ chi ra 12 triệu để bạn mua máy mà nó không phục vụ cho việc kiếm tiền.
5. Tất cả mọi người trước khi ra nghề hầu như đa số họ đều là nghèo kể cả bản thân mình cũng vậy. Mình đã phải đi vay tiền đi học và, mình không có ý định khoe khoang vì mình không phải xa lạ trên forum không cần phải chém gió, ngày xưa khi mình học đại học để ra nghề mình kiếm tiền hiện tại, một học kỳ mình học mình đóng tiền bằng bạn mua ít nhất hai cái 1dx bây giờ. Mình học xong rồi mình nợ tiền bằng người ta ở VN mua một căn nhà trung bình ở HCM. Đó là mức tối thiểu phải làm.
6. Nếu bạn không đù tiền, cũng như bao nhiêu người khác trong forum này thành đạt bây giờ prok là một ví dụ (trong rất nhiều ví dụ) bạn sẽ cần phải đi mượn tiền, chứ không phải bạn có ít như trên mà bạn muốn ra nghề.
7. Trước khi đi mượn, bạn phải xác định rõ ràng đó có phải là đường bạn muốn đi hay không. Đừng đi nửa đường rồi gãy gánh và mang một đống nợ.
Học kỹ năng bài bản
8. Một trong những điều mình hay thấy trên forum mà bạn chủ topic cũng đã mắc phải trong câu hỏi nói trên, là các bạn hay tập trung vào máy này máy kia (thiết bị cần có) mà quên đi một điều rất quan trọng là phải học kỹ năng chụp ảnh bài bản và chính quy vì nó là 50% thành công trong công việc.
9. Dụng cụ là để phục vụ cho cái bạn cần có để chụp chứ nó không quyết định được chất lượng ảnh tạo ra. Vì vậy, bạn phải dành một số tiền nữa để đi vào trong box dịch vụ thành viên và đi học một cách bài bản từ cơ bản và cơ sở đàng hoàng cách chụp và xử lý ảnh một cách chuyên nghiệp.
Học trước hay mua máy trước
10. Bạn nên tham khảo máy cần phải có (đã nói ở trên), mượn tiền hoặc vay ngân hàng nếu cần, và mua máy. Sau đó hãy đăng ký đi học vì nhiếp ảnh bạn chỉ cần học ngắn và thực tập nhiều. Nếu không có máy rất khó đi học.
11. Sau đó, bạn đăng ký lớp học của các anh trong forum học cho đầy đủ hai mặt kỹ thuật chụp và kỹ năng process ảnh khoảng 3-6 tháng.
12. Sau khi đã làm xong, bây giờ đến lúc bạn phải học kinh nghiệm cho chính bạn từ công việc và bắt đầu làm việc.
Biết cách tự học để tự phát triển
13. Mình đã nói vấn đề này chi tiết trên forum nhiều lần nên không nói lại. Bạn học 3-6 tháng kia chưa đủ mà bạn cần phải biết cách tự học để bạn tự phát triển mà không cần phải quay lại trường để học. Học chính quy không phải chỉ bao nhiêu đó mà học chính quy tốt là phải biết cách tự đào tạo bản thân trong suốt phần còn lại của cuộc đời khi nào còn đi kiếm tiền.
tranquility
27-06-2013, 11:25 AM
Cám ơn anh Nikonian đã có những lời chia sẻ chí tình.
vsp02
27-06-2013, 01:53 PM
Bác Nikonian2006 nói hay quá, em nhớ ông Alan Phan có nói 1 câu khi được hỏi rằng ở thời điểm lúc ấy thì nên đầu tư gì để sinh lời chắc chắn và an toàn nhất, ông nói rằng " đầu tư cho giáo dục là sinh lời an toàn và chắc chắn nhất", không học đàng hoàng thì khó làm nên sự nghiệp gì được.
trantungson
28-06-2013, 09:43 AM
Các bạn
1. Có hai lý do mà mình viết bài trong topic này một cách nghiêm túc. Lý do thứ nhất mình tin rằng bạn chủ đã 28 tuổi không phải là tuồi mà không hiểu định nghĩa của nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho nên mình không tin rằng bạn này post câu hỏi lên như trước đây có bạn hỏi mua máy ảnh chuyên nghiệp nhưng lại nói về 40D trong box Canon. Lý do thứ hai là, giả sử mình đoán sai bạn này chưa hiểu định nghĩa chuyên nghiệp, thì bài viết mình không phải dành cho chỉ bạn chủ mà dành cho tất cả những ai còn trong tuổi học đại học ở VN muốn chuyển sang trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu. Có thể bạn chủ topic mới vào forum chưa tự tin khi viết bài cho nên thấy bài viết của các bạn ở trên và không dám post thêm bài tiếp theo.
Về vấn đề đầu tư tiền cho thiết bị
2. Điều đầu tiên mình thấy ra trong câu hỏi là bạn chủ đã hiểu chưa đúng về mức đầu tư cho một ngành nghề để kiếm tiền.
3. Đối với một số nghề, bạn phải chi ra nhiều tiền theo đúng yêu cầu của nghề để có thể bắt đầu (nhưng chưa biết có thành công hay không). Điều này có nghĩa là bạn muốn kiếm tiền từ nhiếp ảnh full-time là một người chuyên nghiệp bạn phải đi tìm hiểu xem mọi người xung quanh trong nghề bạn muốn làm họ tốn bao nhiêu tiền để mua dụng cụ và họ dùng máy gì ống kính gì và phụ kiện gì (ở mức tối thiểu). Sau đó bạn xem thị trường bán bao nhiêu tiền. Đó là mức tối thiểu mà bạn cần phải có để bắt đầu làm việc.
4. Nó không phải nghĩa là bạn có 2 triệu bạn mua máy hai triệu hoặc có 12 triệu chỉ chi ra 12 triệu để bạn mua máy mà nó không phục vụ cho việc kiếm tiền.
5. Tất cả mọi người trước khi ra nghề hầu như đa số họ đều là nghèo kể cả bản thân mình cũng vậy. Mình đã phải đi vay tiền đi học và, mình không có ý định khoe khoang vì mình không phải xa lạ trên forum không cần phải chém gió, ngày xưa khi mình học đại học để ra nghề mình kiếm tiền hiện tại, một học kỳ mình học mình đóng tiền bằng bạn mua ít nhất hai cái 1dx bây giờ. Mình học xong rồi mình nợ tiền bằng người ta ở VN mua một căn nhà trung bình ở HCM. Đó là mức tối thiểu phải làm.
6. Nếu bạn không đù tiền, cũng như bao nhiêu người khác trong forum này thành đạt bây giờ prok là một ví dụ (trong rất nhiều ví dụ) bạn sẽ cần phải đi mượn tiền, chứ không phải bạn có ít như trên mà bạn muốn ra nghề.
7. Trước khi đi mượn, bạn phải xác định rõ ràng đó có phải là đường bạn muốn đi hay không. Đừng đi nửa đường rồi gãy gánh và mang một đống nợ.
Học kỹ năng bài bản
8. Một trong những điều mình hay thấy trên forum mà bạn chủ topic cũng đã mắc phải trong câu hỏi nói trên, là các bạn hay tập trung vào máy này máy kia (thiết bị cần có) mà quên đi một điều rất quan trọng là phải học kỹ năng chụp ảnh bài bản và chính quy vì nó là 50% thành công trong công việc.
9. Dụng cụ là để phục vụ cho cái bạn cần có để chụp chứ nó không quyết định được chất lượng ảnh tạo ra. Vì vậy, bạn phải dành một số tiền nữa để đi vào trong box dịch vụ thành viên và đi học một cách bài bản từ cơ bản và cơ sở đàng hoàng cách chụp và xử lý ảnh một cách chuyên nghiệp.
Học trước hay mua máy trước
10. Bạn nên tham khảo máy cần phải có (đã nói ở trên), mượn tiền hoặc vay ngân hàng nếu cần, và mua máy. Sau đó hãy đăng ký đi học vì nhiếp ảnh bạn chỉ cần học ngắn và thực tập nhiều. Nếu không có máy rất khó đi học.
11. Sau đó, bạn đăng ký lớp học của các anh trong forum học cho đầy đủ hai mặt kỹ thuật chụp và kỹ năng process ảnh khoảng 3-6 tháng.
12. Sau khi đã làm xong, bây giờ đến lúc bạn phải học kinh nghiệm cho chính bạn từ công việc và bắt đầu làm việc.
Biết cách tự học để tự phát triển
13. Mình đã nói vấn đề này chi tiết trên forum nhiều lần nên không nói lại. Bạn học 3-6 tháng kia chưa đủ mà bạn cần phải biết cách tự học để bạn tự phát triển mà không cần phải quay lại trường để học. Học chính quy không phải chỉ bao nhiêu đó mà học chính quy tốt là phải biết cách tự đào tạo bản thân trong suốt phần còn lại của cuộc đời khi nào còn đi kiếm tiền.
Cảm ơn bạn rất nhiều, nói tóm lại là 12 tr vẫn chưa đủ =))
hiendiep
28-06-2013, 09:57 AM
Cảm ơn bạn rất nhiều, nói tóm lại là 12 tr vẫn chưa đủ =))
Bạn cứ yên tâm mua 40D và học một lớp nhiếp ảnh, tập chụp thật nhiều, nắm được nguyên lý căn bản của khẩu độ, tốc độ ISO và nhất là bố cục.
Chụp ảnh đẹp và lên đến mức được gọi là Nhiếp ảnh gia thì con đường hơi dài, nhưng để có thể chụp kiếm tiền chút đỉnh để đầu tư thêm thì chắc không khó lắm, tôi vào TCV thấy lực lượng chụp dạo cũng đâu có trang bị máy "dữ" vẫn có khách ...
Tôi già rồi, chụp ảnh là thú vui và cũng chẳng bao giờ dám mong đạt đến trình độ của Nhiếp ảnh gia ;)
Bạn Nikonian2006 nói đúng cho trường hợp ở nước ngoài, vay tiền đầu tư ... sau này thành nghề sẽ trả lại tiền vay.
Ở VN thì chuyện đó hơi khó, cứ có đam mê, có tí tiền sắm máy, tập chơi cho thỏa đam mê và thỉnh thoảng kiếm thêm tí tiền cho SV là hướng đầu tư tốt . Chụp Digital đâu tốn tiền mua phim, khách xem vừa ý thì chỉ tốn tiền in ảnh thôi .
Yi Pro
28-06-2013, 01:07 PM
Cảm ơn bạn rất nhiều, nói tóm lại là 12 tr vẫn chưa đủ =))
Vậy theo bác chủ, bao nhiêu mới gọi là đủ.... [đã là đam mê thì chỉ cần một cái body "cùi" + một em lens MF vặn vẹo xoay vòng vòng cũng đã là đủ rồi.]
BlackRose
28-06-2013, 09:02 PM
Bác hỏi bác ProK, hồi xưa bác ấy cũng đắn đo như bác. Ngoài Nha Trang có bác chạy xe xích lô với chiếc máy ảnh pns cũng trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng [hình như bác đó lúc đầu chỉ chụp bằng cái máy ảnh chụp lấy liền của một bác người nước ngoài tặng].
lucky_lucke
30-06-2013, 09:32 PM
Các bạn
1. Có hai lý do mà mình viết bài trong topic này một cách nghiêm túc. Lý do thứ nhất mình tin rằng bạn chủ đã 28 tuổi không phải là tuồi mà không hiểu định nghĩa của nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho nên mình không tin rằng bạn này post câu hỏi lên như trước đây có bạn hỏi mua máy ảnh chuyên nghiệp nhưng lại nói về 40D trong box Canon. Lý do thứ hai là, giả sử mình đoán sai bạn này chưa hiểu định nghĩa chuyên nghiệp, thì bài viết mình không phải dành cho chỉ bạn chủ mà dành cho tất cả những ai còn trong tuổi học đại học ở VN muốn chuyển sang trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu. Có thể bạn chủ topic mới vào forum chưa tự tin khi viết bài cho nên thấy bài viết của các bạn ở trên và không dám post thêm bài tiếp theo.
Về vấn đề đầu tư tiền cho thiết bị
2. Điều đầu tiên mình thấy ra trong câu hỏi là bạn chủ đã hiểu chưa đúng về mức đầu tư cho một ngành nghề để kiếm tiền.
3. Đối với một số nghề, bạn phải chi ra nhiều tiền theo đúng yêu cầu của nghề để có thể bắt đầu (nhưng chưa biết có thành công hay không). Điều này có nghĩa là bạn muốn kiếm tiền từ nhiếp ảnh full-time là một người chuyên nghiệp bạn phải đi tìm hiểu xem mọi người xung quanh trong nghề bạn muốn làm họ tốn bao nhiêu tiền để mua dụng cụ và họ dùng máy gì ống kính gì và phụ kiện gì (ở mức tối thiểu). Sau đó bạn xem thị trường bán bao nhiêu tiền. Đó là mức tối thiểu mà bạn cần phải có để bắt đầu làm việc.
4. Nó không phải nghĩa là bạn có 2 triệu bạn mua máy hai triệu hoặc có 12 triệu chỉ chi ra 12 triệu để bạn mua máy mà nó không phục vụ cho việc kiếm tiền.
5. Tất cả mọi người trước khi ra nghề hầu như đa số họ đều là nghèo kể cả bản thân mình cũng vậy. Mình đã phải đi vay tiền đi học và, mình không có ý định khoe khoang vì mình không phải xa lạ trên forum không cần phải chém gió, ngày xưa khi mình học đại học để ra nghề mình kiếm tiền hiện tại, một học kỳ mình học mình đóng tiền bằng bạn mua ít nhất hai cái 1dx bây giờ. Mình học xong rồi mình nợ tiền bằng người ta ở VN mua một căn nhà trung bình ở HCM. Đó là mức tối thiểu phải làm.
6. Nếu bạn không đù tiền, cũng như bao nhiêu người khác trong forum này thành đạt bây giờ prok là một ví dụ (trong rất nhiều ví dụ) bạn sẽ cần phải đi mượn tiền, chứ không phải bạn có ít như trên mà bạn muốn ra nghề.
7. Trước khi đi mượn, bạn phải xác định rõ ràng đó có phải là đường bạn muốn đi hay không. Đừng đi nửa đường rồi gãy gánh và mang một đống nợ.
Học kỹ năng bài bản
8. Một trong những điều mình hay thấy trên forum mà bạn chủ topic cũng đã mắc phải trong câu hỏi nói trên, là các bạn hay tập trung vào máy này máy kia (thiết bị cần có) mà quên đi một điều rất quan trọng là phải học kỹ năng chụp ảnh bài bản và chính quy vì nó là 50% thành công trong công việc.
9. Dụng cụ là để phục vụ cho cái bạn cần có để chụp chứ nó không quyết định được chất lượng ảnh tạo ra. Vì vậy, bạn phải dành một số tiền nữa để đi vào trong box dịch vụ thành viên và đi học một cách bài bản từ cơ bản và cơ sở đàng hoàng cách chụp và xử lý ảnh một cách chuyên nghiệp.
Học trước hay mua máy trước
10. Bạn nên tham khảo máy cần phải có (đã nói ở trên), mượn tiền hoặc vay ngân hàng nếu cần, và mua máy. Sau đó hãy đăng ký đi học vì nhiếp ảnh bạn chỉ cần học ngắn và thực tập nhiều. Nếu không có máy rất khó đi học.
11. Sau đó, bạn đăng ký lớp học của các anh trong forum học cho đầy đủ hai mặt kỹ thuật chụp và kỹ năng process ảnh khoảng 3-6 tháng.
12. Sau khi đã làm xong, bây giờ đến lúc bạn phải học kinh nghiệm cho chính bạn từ công việc và bắt đầu làm việc.
Biết cách tự học để tự phát triển
13. Mình đã nói vấn đề này chi tiết trên forum nhiều lần nên không nói lại. Bạn học 3-6 tháng kia chưa đủ mà bạn cần phải biết cách tự học để bạn tự phát triển mà không cần phải quay lại trường để học. Học chính quy không phải chỉ bao nhiêu đó mà học chính quy tốt là phải biết cách tự đào tạo bản thân trong suốt phần còn lại của cuộc đời khi nào còn đi kiếm tiền.
Cảm ơn bác đã trả lời 1 cm rất tuyệt, đây là vấn đề mà nhiều đêm em nằm suy nghĩ.
Em xin xin viết vài dòng gửi bác chủ, em thì nhỏ tuổi hơn bác chủ.
Hiện e vẫn còn là SV, tháng 9 này ra trường, chuyên ngành CNTT, chẳng liên quan gì đến nhiếp ảnh.
Nhà ko quá nghèo, ko khá, chỉ đủ ăn đủ mặc như mọi người ở cùng thời điểm.
Năm 2009, cũng yêu thích nhiếp ảnh như bác, muốn chọn nó làm nghề nghiệp, thế là em đăng ký một khóa học nhiếp ảnh căn bản ( tạm gọi là lớp 1 ) ở Hội Nhiếp Ảnh TP ở Sương Nguyệt Ánh. Lúc đó đi học mà ko có cái máy ảnh nào hết, chỉ có cái dt 6300 chụp ảnh:banana:. Đi học đầy đủ, ghi chép cẩn thận, học phí lúc đó em nhớ ko nhầm là 600k/khóa lớp 1, ai cũng có máy ảnh hết, toàn máy xịn, nhìn thèm lắm, mà máy ảnh thì ko có ăn dc :dontgetit:.
Tới buổi chụp thực tập ko có máy e cũng vác đít đi theo xem mấy anh chị học viên cùng lớp chụp nữa, đứng xem thôi, ai hỏi thì tự tin trả lời ko có máy :fear:.
Xong khóa học, cũng chẳng biết vẹo gì kỹ thuật nhiếp ảnh hết, tại đâu có chụp đâu mà biết, lúc đó nhà cũng chưa có internet, 4rum cũng ko rộng rãi như bây giờ, nhưng dc cái có ai hỏi tốc độ, khẩu độ, iso, thời chụp là gì thì trả lời lý thuyết làu làu luôn :food_smile:.
Rồi thời gian cũng trôi qua êm ã, em vẫn tiếp tục đi học cho tròn bổn phận, có lẽ vật chất quyết định tinh thần là không sai, ko dc chụp thì lấy đâu ra dc đam mê với sở thích :16:.
Đến năm 2011, em tiếp đi đăng kí học lớp cấp 2 tại Hội Nhiếp Ảnh TP, lúc đó ông chú họ hàng xa cho mượn cái D200 đi học (chỉ mượn dc lúc đi chụp thực tập thôi ). Chăm chỉ đi học, giáo trình lúc đó thì ko có sát với nhiếp ảnh hiện đại như bây giờ, nào là ISA rồi tới ISO v.v.v. Xong khóa học thì cũng biết chụp, chụp cũng ra ảnh (máy số mà ko ra sao dc :fear:) , ảnh thì xấu ình.
Buồn hơn là vẫn chưa có cái máy ảnh riêng để chụp, toàn chụp dt :dontgetit:, đam mê chưa lớn nên chưa thấy bức rức nhiều.
Viết tới đây e thấy lan man chuyện đời tư quá, nói chung con đường đến với NA của em nó dài lắm, toàn chụp máy mượn với phần nhiều là học hỏi ở 4rum vnphoto nhà mình nhiều nhất. May mắn là tự dưng 1 ngày nọ dc tiếp cận với công việc chụp ảnh, và dc chụp rất nhiều ... tới đây lại là 1 câu chuyện dài :banghead:
Tới tận tháng 6/2012 e mới có cái máy ảnh riêng ( canon 40D ), cũng chụp ra dc tí tiền nên thấy vui lắm.
- Dự định ra trường đi học thêm vài khóa nhiếp ảnh ở những nơi khác, trau dồi thêm kỹ năng, làm liều đi mượn nợ sắm thiết bị ra nghề, nói thế chứ còn trẻ quá ko biết có nên liều ko nữa, nhỡ có gì chắc cạp đất quá các bác :chair:
- Em kể nhiều về chuyện của em để bác chủ thấy dc nếu có đam mê thật sự và ý chí theo đuổi thì bác có thể làm dc. Cá nhân em thì vẫn chưa dc gì hết, chặn dg vẫn còn dài, nhưng hy vọng có thể nhóm thêm chút lửa cho bác.
Bác còn có 12tr để mua máy ảnh và bắt đầu từ bây giờ. Thị trường nhiếp ảnh bây giờ rất sôi động, cạnh tranh, có thể làm bác nản lòng, em từng như thế nên em biết, nhưng cái gì ko phù hợp ắt tự sa thải. Chúc bác thành công với con đường bác đã chọn.
// Văn phong của em có hơi hướng trẻ, hy vọng có gì sai xót các bác bỏ qua :fear:
Nikonian2006
01-07-2013, 02:38 PM
Bạn lucky_lucke
1. Cám ơn bạn đã thấy bài viết đầu tiên của mình quote ở trên là hữu ích. Như mình đã giải thích trong bài đó, mình viết ra không phải để cho bạn chủ topic đọc mà lúc mình viết mình đã tin rằng sẽ có bạn khác cùng hoàn cảnh sẽ đọc được và sẽ thấy cần, bây giờ thì một trong số đó là bạn.
2. Như mình cũng đã nói, mình không phải lên đây để khoe khoang hoặc chém gió với các bạn và mình chỉ nói sự thật và mình nói ra kinh nghiệm của mình đã đi qua để cho bạn suy nghĩ thêm. Vì mình muốn bạn suy nghĩ thêm nên mình mới viết thêm một bài đây. Trong những bằng cử nhân mà mình học thì có một là CNTT như bạn và đây giải thích vì sao mình đã có thể tự học tự viết Android/Blackberry/Windows/IOS app cho vnphoto cho dù trước đó mình chưa làm bao giờ. Chỉ là mình có nền tảng vững chắc cho nên mình cần học IT là mình sẽ học được. Cái app chưa thay thế bản desktop của forum được là vì server chúng ta không có web services để cung cấp toàn bộ chức năng cho nó cho nên việc này phải chờ đợi theo thời gian.
3. Theo thông tin bạn lucky nói ở trên, theo mình nghĩ, bạn nên chờ cho đến khi bạn học IT xong và đi kiếm việc làm full-time. Vì bạn đã được đào tạo chính quy nhiều năm trong lĩnh vực này, bạn nên tạm thời để việc đó là ưu tiên một.
4. Sau một thời gian, nếu bạn giỏi và may mắn kiếm được việc full-time bạn lấy tiền đó đầu tư cho máy + đi học một cách chuyên nghiệp chụp và xử lý ảnh từ các anh sư phụ trong forum trong đó bao gồm nhưng không giới hạn ở anh hafoto, bow, và prok. Rồi bạn bắt đầu thử chụp ảnh studio và cưới part-time xem thế nào. Bạn thích IT hay là bạn thật sự thích nhiếp ảnh.
5. Mình lấy ví dụ bản thân mình chẳng hạn. Mình học nhiếp ảnh có bằng cấp đàng hoàng, khi mình đi chụp ảnh thể thao mình chụp như là một phóng viên ảnh báo chí thật sự. Có một số bạn bè hỏi tại sao mình không đi kiếm tiền từ nó. Mình đã suy nghĩ kỹ. Mình không thích vì mình may mắn hơn mình có nghề khác điều kiện làm việc tốt hơn không đứng nắng nhưng lại kiếm tiền nhiều hơn. Nhưng nếu như không có nó, mình rất ham thích chụp ảnh. Mình không thích cái gì cũng muốn học nhưng không có cái gì giỏi cả. Phải chuyên môn hóa.
Begin with the end in mind
6. Bạn nói là bạn muốn vay nhưng bạn sợ. Có rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh như bạn không phải chỉ bạn. Bản thân mình cũng vậy, sau khi mình học xong IT mình đã có job đàng hoàng mình lại tiếp tục vay tiền vào đại học học tiếp. Câu hỏi lúc đó của mình cũng như bạn, liệu mình đầu tư quá nhiều tiền học như vậy có đáng không trong khi mình đã có job.
7. Nếu mà bạn đã chưa biết, mình mong muốn khi có thể làm được và nếu bạn thấy hợp lý, bạn hãy tìm đọc chương này Begin with the End in Mind trong cuốn sách đã rất cũ (phát hành 1989) của Stephen Covey mang tên Seven Habits of Highly Effective People.
8. Cuốn sách này đã dịch ra tiếng Việt và bạn rất dễ kiếm ra nhưng mình khuyên là nếu có thể làm được bạn hãy đọc tiếng Anh vì lối viết cao siêu của tác giả (và ông ta có nêu lý do tại sao ông ta viết như vậy). Bản tiếng Việt dịch không chuẩn bằng bản tiếng Anh bạn chỉ đọc khi nào không có khả năng đọc tiếng Anh.
9. Nó sẽ chỉ cho bạn cách mà trước khi bạn muốn ra một quyết định nào thật lớn bạn cần phải làm gì. Khi bạn bắt đầu bạn phải tạo ra được một kỹ năng nhìn thấy đến điểm cuối cùng mà bạn muốn đến.
10. Ông ta nói, không ai bảo đảm rằng bạn muốn cái gì là bạn sẽ đến được đó nhưng bạn cần phải có begin with the end in mind để giảm thiểu sự lựa chọn sai của bạn mà không phải ai cũng có kỹ năng này và biết được điều này.
11. Chúc bạn may mắn trong việc lựa chọn của bạn. Nếu bạn có khó khăn gì về mặt chọn lựa ngành học thì bạn hãy post lên đây để mình hướng dẫn ở nơi mình biết. Con đường bạn chọn lựa đang đi theo hướng nào mình đã đi qua nhiều lần.
lucky_lucke
02-07-2013, 10:33 AM
Cảm ơn bác Nikonian2006 đã dành nhiều thời gian chia sẻ.
Hình như bác đọc được suy nghĩ của những người trẻ, điển hình là ở em.
Hiện tại em tự thấy mình ko chuyên cái gì cả, cái gì cũng biết chút chút, có cái nhiều, cái ít, nhưng ko chuyên sâu, rất đáng lo ngại :crying:
Em không có ý định theo CNTT, vì trong thời gian đi học em cũng có làm việc tại 1 số công ty, nhưng dc vài tháng lại nghỉ việc vì công việc văn phòng quá ngột ngạt, ko chịu dc những việc lập đi lập lại, kiến thức thì cũng ko còn nhiệt để trau dồi thêm, dần dần e đang tự đưa mình ra xa CNTT.
Đây chắc ko phải trường hợp của riêng em, nhiều lúc cảm thấy mình đang đứng ở ngã ba, ngã tư, để lựa chọn cho mình 1 con đường để dốc sức theo đuổi.
/ Cảm ơn bác đã lắng nghe những trăn trở của em
Nikonian2006
02-07-2013, 11:20 AM
Bạn lucky_lucke
1. Nhân tiện mình vào có bài viết gửi anh samualphilong bạn của mình nên mình thấy bài của bạn và mình chỉ viết vài dòng tiếp theo cho bạn suy nghĩ.
2. Việc mà một người trẻ như bạn đang học đại học xong không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng là rất phổ biết kể cả ở nước ngoài cũng rất phổ biến nhưng may mắn là ở nước lớn giáo dục tốt họ đều có counsellor ngay tại trong trường hướng dẫn cho những người đó như cách mà mình bỏ thời gian ra làm cho bạn trong topic. Họ làm như vậy là vì cách nhìn xa trong xã hội. Khi họ giúp bạn có định hướng nghề tốt, bạn trở thành người có tay nghề cao và bạn yêu thích điều bạn làm bạn sẽ phát triển thật mạnh. Qua đó bạn trở thành người kiếm nhiều tiền và bạn đóng nhiều thuế. Thuế đó sẽ được lấy ra bỏ vào đầu tư cho giáo dục làm cho giáo dục càng tốt hơn.
Sự khác biệt giữa ngành IT và đi chụp ảnh
3. Mình nói ở đây là từ kinh nghiệm vì cả hai lĩnh vực này mình điều có kiến thức và kinh nghiệm không phải mình lấy từ Internet chép xuống cho bạn.
4. Theo lời bạn nói, bạn không thích IT vì công ty bạn làm. Hãy xem lại coi có phải chỉ vì công ty đó thôi không? Muốn biết phải đi làm công ty khác. Làm IT và thiên về kỹ sư lập trình thì hầu như lúc nào cũng phát triển mạnh. Mình ví dụ như Android trong 1-2 năm vừa qua ở VN phát triển rất mạnh. Bạn không cần phải bỏ nhiều tiền ra mua máy ảnh và mang nợ.
5. Giả sử như thật sự bạn không thích làm IT, bạn đã bỏ phí rất nhiều tiền bạc và thời gian 4 năm dành cho nó. Đây là điều rất lãng phí. Chỉ có một cái bạn nhận được là tấm bằng cử nhân và bạn được giáo dục tốt hơn về khả năng phân tích có logic khi bạn đầu tư vào học chữ liên tục 4 năm.
6. Bây giờ bạn muốn vào nhiếp ảnh. Bạn sẽ phải bỏ thời gian và tiền bạc ra học lại trong khi bạn không phải con nhà giàu. Bạn cần phái suy nghĩ kỹ trước khi bỏ một cái đã tốn bao thời gian và bước sang một cái khác.
7. Giả sử bạn làm kỹ sư lập trình hay mạng, nói chung bạn làm việc trong phòng lạnh suốt ngày bạn xoay với máy tính và bạn tiếp xúc nhiều với supervisor của bạn. Chỉ có những người nào nhiều kinh nghiệm sau này ra mở công ty tư vấn thì mới tiếp xúc khách hàng nhiều. Vì vậy, bạn không cần có kỹ năng giao tiếp với người khác tốt. Chỉ cần kỹ thuật tốt.
8. Với nhiếp ảnh, nói chung, ngành phổ biến ở VN là chụp ảnh cưới (bao gồm studio) và chụp ảnh quảng cáo. Đây là lý do bạn nhìn lại đa số các lớp mở dạy trong forum toàn là thiên về lĩnh vực này. Khi bạn đi làm, ngoài kỹ năng nhiếp ảnh bạn phải có, bạn phải có kỹ năng về giao tiếp tốt. Nếu bạn không có khiếu này bẩm sinh bạn phải rèn luyện. Đối với những lĩnh vực mà tiếp xúc khách hàng nhiều (làm về phục vụ) bạn phải có kỹ năng giao tiếp này và nó quyết định sự thành bại rất lớn.
9. Việc mà một người bỏ tiền ra đi học kỹ năng nhiếp ảnh không khó. Chuyện đó rất dễ, một người có khả năng thông minh trung bình + chịu khó là làm được. Nhiếp ảnh, như đánh bida, không cần phải học lâu và nhiều và khó như luật sư bác sĩ. Chỉ cần học 6-12 tháng là quá đủ và nâng cao kỹ năng qua thực tập. Bida cũng vậy, càng thực tập nhiều cảm giác đánh banh càng tốt thì sẽ càng giỏi.
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp khi làm việc về nhiếp ảnh
10. Có một số người họ sinh ra họ không có kỹ năng giao tiếp theo bản năng ngay từ nhỏ trong đó mình là một trong số đó. Những người này muốn thành công khi làm trong lĩnh vực phục vụ khách hàng phải được đào tạo chuyên môn về kỹ năng nói và viết. Vì phải có nó họ mới đứng vững trong nghề. Đây là lý do vì sao, nếu có bạn trong forum đi học luật ở các nước phát triển, bạn sẽ thấy trường luật nó dành ra một năm 12 tháng liên tục nó đào tạo cho luật sư ra trường về kỹ năng ăn nói và viết cho người khác. Nếu bạn có làm việc với luật sư ở các nước này, bạn sẽ thấy từ cách ăn nói cho đến cách viết của nó rất bài bản và cẩn thận. Đó không phải là khả năng bẩm sinh của nó mà là do nó được đào tạo như vậy. Đây là một ngành (như nhiếp ảnh và kế toán) suốt ngày nó phải đi tiếp xúc người khác cho nên kỹ năng giao tiếp là sống còn + kỹ năng chuyên môn.
11. Nghề nhiểp ảnh chụp wedding, cũng như bao nghề phục vụ khác như bác sĩ, luật sư, kế toán, chuyên gia tư vấn thành công của bạn (nhiều khách hàng) sẽ nằm ở chỗ bạn có kỹ năng giao tiếp và bạn chăm lo cho khách hàng của bạn tốt vì bạn bán sản phẩm của bạn bằng miệng và lời văn của bạn. Ngành IT lập trình ngược lại, bạn làm việc cho chủ. Miễn là bạn có kỹ năng tốt bạn sẽ tốt.
12. Bạn hãy đọc và suy nghĩ. Mình không bao giờ khuyên bạn, hoặc bạn tương đương, phải chọn ngành A mà không chọn B. Bạn chọn là do bạn. Mình chỉ giúp thông tin cho bạn suy nghĩ.
lucky_lucke
02-07-2013, 05:45 PM
Cảm ơn bác Nikonian2006, em đọc thật chậm và kỹ từng dòng của bác, thật sự em ko biết nói gì hơn, lần nữa cảm ơn bác đã viết và chia sẻ như một người anh đi trước.
Bác nói đúng, lựa chọn là ở em, em phải chuẩn bị nhiều hơn cho quyết định của mình.
Giờ trước tiên e sẽ hoàn thành tốt nghiệp ĐH và tìm kiếm một số cơ hội làm việc khác với tấm bằng.
Có thể thời gian sẽ cho e có suy nghĩ lớn hơn và chính chắn hơn.
Em sẽ tìm đọc cuốn sách này Begin with the end in mind, chắc sẽ đọc bản TV, tiếng Anh của em chỉ đọc hiểu chuyên ngành nên đọc TV sẽ hay hơn.
/ Chúc bác nhiều sức khỏe và may mắn.
trantungson
02-07-2013, 09:49 PM
Cảm ơn các bạn rất nhiều , cho mình hỏi thêm là có nhất thiết phải học thêm photoshop không vậy mọi người ?
Mưa bóng mây
03-07-2013, 12:27 AM
Em nghĩ khó nhất là giữ được nềm đam mê !
yashika
03-07-2013, 07:43 AM
Cảm ơn các bạn rất nhiều , cho mình hỏi thêm là có nhất thiết phải học thêm photoshop không vậy mọi người ?
Câu hỏi đầu tiên mình cũng xin có ý kiến với Bác chủ 1 lời khuyên thôi: con đường đi của Bác sẽ rất gian nan để đến với giới chuyên nghiệp nhưng không phải là không được nó lệ thuộc vào cơ duyên của Bác nhiều lắm ,còn về máy thì bắt đầu từ máy nào cũng được tùy theo khả năng ban đầu và cũng như mình nói nó tùy vào sự đam mê và cơ duyên rất nhiều (bởi không ai nghèo hoài và không ai giàu mãi trong thời buổi kinh tế khủng hoảng này - biết đâu ngày mai Bác trúng đặc biệt thì sao he.he...em nói vui tí...). Nhưng đó là cơ duyên vô vi có thể nhiều Bác đọc tới đây sẽ ném đá em vì nói chuyện không thực tế nhưng điều đó cũng là 1 an ủi cho Bác chủ trong lúc hoang mang đến với nhiếp ảnh, bây giờ nghề nào cũng phải đâu tư thôi, còn thực tế đây Bác chủ cứ mua máy 40D rời xa thành phố 1 thời gian nhận chụp ảnh ở những vùng xa không có những nhà nhiếp ảnh gia đầu tư nghề nghiệp ở đó (để tránh sức cạnh tranh) chụp Đám tiệc phóng sự : cưới xin - ma chay hình thẻ rồi từ từ lấy ngắn nuôi dài đầu tư học hỏi biết đâu Bác lại có nhiều năng khiếu vượt kỷ luc sớm thành NAG tạo được tiếng vang (lại nói vui để an ủi Bác he.he...) .
Còn câu hỏi thứ 2 có nên học PS không: em thưa với Bác trong thời đại số này nếu Bác không biết về PS hay những phần mềm liên quan chỉnh sửa ảnh thì Bác sẽ không đứng vững trong nghề nhiếp ảnh được.
Em thật sự đang công tác trong lĩnh vực khác không liên quan nhiếp ảnh nhưng rất đam mê nhiếp ảnh hơn 30 năm nay mãi đến gần 10 năm gần đây em mới có máy của chính mình để vui chơi thỏa niềm đam mê và cũng không phải không làm nghề nhiếp ảnh mà không muốn mình trở thành nhiếp ảnh gia đâu các Bác có điều vì là đam mê vui chơi nên em không bị gò bó và áp lực đôi lúc em cũng chụp tiệc tùng linh tinh của Bạn bè , thân quyến (điều này không bao giờ tránh khỏi âu cũng là để nâng cao tay nghề ).
Nikonian2006
03-07-2013, 08:42 AM
Em nghĩ khó nhất là giữ được nềm đam mê !
1. Các bạn khác tham gia vào topic xin vui lòng lưu ý là topic này đang nói về bắt đầu bước vào nhiếp ảnh nhưng mục tiêu là trở thành professional thành người chọn nhiếp ảnh là nghề kiếm tiền full-time.
2. Khi các bạn có một nghề professional, nếu các bạn có đam mê trong nghề kiếm tiền đó, đó là điều tốt. Đam mê sẽ có lợi khi mà bạn mới bắt đầu học trước khi bạn kiếm tiền vì nó sẽ là động cơ cho bạn học tập. Tuy nhiên, khi bạn đã kiếm tiền rồi, bạn có thể không cần đam mê. Vì vậy, đam mê lúc đó nó mất cũng chẳng sao. Tại sao lại như vậy?
3. Bạn sống cần phải có kiền, muốn có tiền phải đi làm (ví dụ đi chụp ảnh professionally). Có rất nhiều nghề mà bạn làm việc rất cực nhọc bạn mới kiếm ra tiền chẳng hạn nhất là những nghề phục vụ và tiếp xúc khách hàng. Ngành bác sĩ chẳng hạn. Bạn đừng tưởng họ sướng. Không có sướng đâu. Họ làm là vì tiền họ kiếm ra chứ không phải chỉ vì đam mê (only).
4. Mình xin lấy ví dụ liên quan nhiếp ảnh mà mình đang làm và đã có kinh nghiệm. Bạn đi chụp ảnh thời sự thể thao, một lần bạn đi bạn vác rất nặng. Mình thấy trong forum này mọi người cầm máy semi-pro không grip mới cầm 24-70mm hay 70-200mm 2.8 đã kêu rất nặng. Mình rất lấy làm lạ. Trọng lượng đó không bao giờ so sánh được với những người đi chụp thể thao họ vác cũng phải 10kg trên tay gồm 1-2 máy dòng pro, một ống kính 70-200mm và một ống kính cực dài 300-400-500-600mm. Họ mang theo túi đồ dùng riêng có thêm phụ kiện nhiếp ảnh khi cần hoặc thêm pin dự phòng. Sau đó là một monpod thật chắc chắn mà cái này nếu chắc chắn thì không nhẹ. Lens dòng pro Canon/Nikon toàn là bằng sắt.
5. Họ phải làm việc dưới cái nắng có thể 40 độ một ngày và phải ngồi chịu trận ngoài nắng như vậy trong 7-8 tiếng đồng hồ liên tục. Ngoài ra, họ phải di chuyển vị trí liên tục khi cần thiết để chụp những nơi quan trọng mà cái sân vận động đá banh hay sân điền kinh đâu có nhỏ nó rất to.
6. Bạn cứ thử không cầm máy chỉ ngồi ngoài nắng 40 độ trong 8 tiếng đồng hồ xem coi bạn sẽ thế nào. Mình đi chụp mới 2-3 ngày chụp hình gửi cho anh apham xem anh apham nói trời ơi sao đen thế này? Sao lại không đen, nếu ngồi ngoài nắng như vậy mà không đen thì mới là lạ. Đối với những pro như vậy, họ làm là vì tiền sống chứ không phải họ không muốn ngồi trong phòng máy lạnh rung đùi làm việc.
7. Những lúc đó họ rất mệt muốn bỏ cho xong nhưng mà họ vì tiền họ phải làm cho nên có những lúc đi làm không phải vì đam mê đâu các bạn đừng nghĩ họ dùng máy to ống kính to là sướng.
bruno18
03-07-2013, 09:01 AM
Tham gia diễn đàn cũng lâu, một trong những người có comment mà mình thích đọc nhất là của bác Nikonian2006, comment của bác thường rất dài, câu từ và lối hành văn kg quá "sâu sắc" nhưng rõ ràng và rành mạch, bám sát mục tiêu cụ thể. Ngoài ra phải khen bác ở cái tâm, chịu bỏ thời gian để giải thích tườgn tận các vấn đề, very focus, kg quá hời hợt. Càng ngày mình càng thấy rõ cái sự khác biệt quá lớn của cái gọi là "nền tảng giáo dục" của các quốc gia tiên tiến và VN...cảm ơn bác,
Nikonian2006
03-07-2013, 09:31 AM
Cảm ơn các bạn rất nhiều , cho mình hỏi thêm là có nhất thiết phải học thêm photoshop không vậy mọi người ?
Cách tính toán để biết học cái gì là cần thiết
1. Mình viết tiếp một bài dài không phải là để chỉ trả lời cho câu hỏi của bạn ở trên mà là mình gửi cho tất cả nhiều bạn khác đang trong cùng một hoàn cảnh bạn chưa bước vào bạn không biết bạn phải bắt đầu học từ đâu.
2. Bài viết này sẽ chỉ dẫn cho bạn, ở nơi bạn đã chưa biết, cách tính toán học như thế nào. Bạn cần phải tự rèn luyện để có kỹ năng tính toán này bởi vì nếu bạn có nó sẽ giúp cho bạn hạn chế được hai việc (i) học tràn lan không biết học cái nào là cần hoặc không cần và (ii) lãng phí tiền bạc đầu tư. Cho dù có kỹ năng, cũng chưa chắc là bạn sẽ không bỏ một nghề mà bạn đã đầu tư thật lớn vì không ai biết trước tương lai sẽ thế nào. Nó chỉ giúp cho bạn giảm rủi ro lãng phí.
3. Trước khi bạn muốn học bạn không đi hỏi một câu chung như bạn trantungson hỏi ở trên. Photoshop là một lĩnh vực rất lớn và bạn không cần phải học hết tất cả.
4. Bước đầu tiên là bạn phải ngồi xuống suy nghĩ thật kỹ (begin with the end in mind). Bạn muốn làm lĩnh vực gì trong nhiếp ảnh cụ thể. Nếu bạn đã chưa biết thì bạn cần phải đi tìm hiểu hoặc đi chụp chơi một thời gian cho đến khi bạn đã xác định được điểm xuất phát.
5. Sau đó bạn phải nghiên cứu xem ở lĩnh vực mà bạn muốn làm đó nó đòi hỏi kỹ năng gì. Chỉ khi nào bạn biết rõ yêu cầu thì bạn mới bắt đầu đi học. Khi bạn đi học bạn phải đọc chương trình dạy coi nó có phù hợp không. Đừng có bất cứ cái gì cũng bỏ tiền đi học. Bạn học xong bạn phải thực hành. Nếu không, trong khoảng 2 năm, kỹ năng bạn đã học sẽ mất hết bạn sẽ quên nó đi. Và đó là lãng phí.
Ví dụ tính toán cụ thể
6. Ví dụ bạn ở Việt Nam, bạn đừng nên chọn làm phóng viên ảnh thể thao vì có sự kiện thể thao cấp thế giới nào đâu mà chụp chưa nói là tiền đầu tư thiết bị rất lớn. Nếu bạn thích nó quá, hãy chọn nó là lĩnh vực phụ sau này (minor expertise). Ví dụ bạn chọn chụp wedding và studio work.
7. Như vậy là bạn sẽ cần học lớp đầu tiên về kỹ năng chụp ảnh chân dung. Trong lớp đó sẽ dạy cho bạn kỹ năng chụp tốt và kỹ năng post processing.
8. Sau đó bạn học tiếp một lớp về kinh nghiệm chụp wedding. Cái này rất cần.
9. Sau đó, hoặc song song với điểm 8, bạn học kỹ năng điều khiển ảnh sáng dùng đèn studio trong studio work.
Không học những lớp mà chương trình học chỉ dạy chung chung
10. Các bạn tuyệt đối nên tránh học những lớp mà trong đó chương trình học chỉ dạy bạn chung chung về lý thuyết.
11. Khi bạn học, bạn phải tự hỏi bạn lý thuyết này dùng để làm gì? để áp dụng vào thực tế ra sao? Bạn không cần học xong rồi ai hỏi bạn về lý thuyết bạn trả lời như dân tiến sĩ nhưng kêu bạn đi chụp một tấm ảnh bạn không biết phải áp dụng ra sao. Nền giáo dục của VN nói chung hiện tại nặng về lý thuyết và không áp dụng thực tiễn cho nên bạn ra trường bạn không biết dùng lý thuyết đó làm gì. Đó là cái phải tránh.
Thời gian học bao nhiêu là hợp lý?
12. Đối với nhiếp ảnh, như mình đã nói, bạn phải đi từ cơ sở nền tảng đàng hoàng cho nên đừng học quá ngắn nên học chuyên sâu đừng học kiểu cưỡi ngựa xem hoa.
13. Thời gian học tốt nhất là khoảng 6 đến tối đa 12 tháng. 12 tháng là rất nhiều. Khoảng 6 tháng là tốt nhất.
Nên biết cách tự đạo tạo và tự phát triển cho tương lai
14. Khi bạn học, bạn phải có sự thông minh và suy nghĩ trong đó. Đừng vào lớp học như một con vẹt mà không suy nghĩ tại sao bạn phải làm thế này mà không làm thế kia. Khi bạn hỏi tại sao và bạn tự trả lời được đó là bạn hiểu.
15. Lớp học không dạy cho bạn về ý tưởng bố cục của tất cả mọi thể loại mà bạn cần phải làm thể kiếm tiền. Bạn chỉ nên học về những cái cơ bản nhất. Sau khi học xong, bạn hãy tự đi kiếm bố cục mà dân professional trên thế giới trong lĩnh vực của bạn theo đuổi đang chụp. Cái này google ra một đống. Bạn lấy xuống nghiên cứu và phân tích và tự học theo họ. Đây chính là cách bạn liên tục phát triển.
16. Bạn đừng nghĩ rằng trường lớp sẽ cho bạn tất cả. Không có trường nào dạy cho bạn tất cả về nhiếp ảnh. Sau khi ra trường, cái gì cơ bản nhất của lĩnh vực bạn muốn làm bạn phải giỏi. Mình lấy ví dụ như chụp một tấm ảnh chân dung bình thường là phải đạt 50/100. Bây giờ bạn không có ý tưởng về bố cục đẹp, bạn sẽ tự học mỗi ngày từ ảnh professional.
Phá cách hoặc phong cách riêng
17. Có một số bạn cho rằng bạn bạn cần phải có phong cách riêng ngay từ đầu.
18. Quan điểm của mình là bạn đừng làm vậy ngay từ đầu. Bạn hãy bắt đầu bằng những gì cơ bản và phổ biến nhất pro nó chụp bố cục ra sao bạn hãy chụp y chang như vậy trước. Hãy tạo ra sản phẩm y chang như professional đi trước đã.
19. Khi mà bạn đã vững chắc nền tảng đó rồi, lúc này sẽ cần đến thí thông minh của bạn. Bạn sẽ cần phải tạo ra phong cách riêng cho bạn để cho bạn khác với đa số. Tự nhiên lúc đó bạn sẽ nghĩ ra phong cách khác biệt ngay thôi và nó xuất phát từ cái mà bạn đã tốt ở cơ bản.
20. Nói ngắn gọn, khác người phải xuất phát từ làm đúng và tốt như người ta đã rồi mới khác chứ không phải tự nhiên nhào vô là đòi khác người. Bạn không hiểu thế nào là chuẩn mực thì bạn không thể nào biến hóa nó được.
Thắc mắc
21. Mình rất hy vọng là mình đã dành thời gian giúp cho các bạn mới vào nghề. Những điều mình nói là kinh nghiệm học tập của mình và mình rút ra để lại cho các bạn.
22. Nếu còn có gì thắc mắc thì viết lên cho mình biết vì nếu bạn mới vào thắc mắc của bạn đa số là của bạn khác chứ không phải chỉ mình bạn.
23. Có nhiều bạn hay có thói quen pm cho mình, xin vui lòng hãy chia sẽ trên public thông tin cho nhau. Chỉ khi nào có thông tin bí mật cá nhân thì hãy pm.
Nikonian2006
03-07-2013, 11:41 AM
1. Bạn bruno, cám ơn comment của bạn ở trên. Có một số thông tin mà mình nghĩ là quan trọng với những người đang muốn bắt đầu trở thành professional photographer nên mình quay trở lại topic.
Những suy nghĩ nên tránh khi trở thành người chụp ảnh chuyên nghiệp
2. Có một số bạn khi mới bắt đầu muốn bước vào nhiếp ảnh chuyên nghiệp bạn cho rằng muốn trở thành cái gọi là professional (hay dân pro) bạn phải làm cái gì đó thật to tác thật vĩ đại bao gồm nhưng không giới hạn ở việc bạn phải làm sao xứng là một NAG thật sự, ảnh của bạn phải thật xuất sắc, bạn phải ngang với một số sư phụ ở trên forum, bạn phải có ảnh xứng đáng POW, bạn phải có óc mỹ thuật, hoặc phải là nghệ nhân phải suy nghĩ cao siêu, etc.
3. Đó là một suy nghĩ sai. Cái mà bạn ao ước đó chỉ có một số ít người cầm máy làm được.
4. Professional photographer hay pro không phải là một từ vĩ đại. Nó chỉ là một người đi kiếm tiên full-time từ nhiếp ảnh. Để kiếm tiền tốt, họ phải cạnh tranh bằng việc có thiết bị tốt hơn và/hoặc chụp đẹp hơn. Pro họ cũng làm nghề giống như một anh thợ hồ vậy thôi chỉ là một người đào tạo ít hơn một người bỏ tiền ra đào tạo dài hơn cho nên kỹ năng sâu hơn một chút.
5. Vì vậy, chỉ cần bạn có trí thông minh trung bình thấp + siêng năng + có (hoặc rèn luyện) kỹ năng giao tiếp khách hàng khá (hoặc tốt) bạn đã dư khả năng thành pro photographer. Cái bạn cần tiếp là đi học cho có kỹ năng cơ bản vững chắc. Mình cho rằng việc này rất dễ dàng như bao nhiêu sinh viên vào đại học ra trường. Vì vậy, rất dễ dàng trở thành pro trong nhiếp ảnh.
6. Một người cho dù chụp thật xuất sắc trong nhiếp ảnh, nhưng họ không kiếm tiền từ nó, họ không nên được gọi là pro vì đó không phải là nghề của họ. Chứ không phải pro hay không là chỉ nhìn vào ảnh chụp đẹp hay không.
Hai cách tự học nhiếp ảnh tốt nhất sau khi đã có sở sở nền tảng
7. Như mình đã nói, không phải bạn học trường lớp xong rồi là bạn không cần học nữa. Suy nghĩ đó là sai. Bạn học trường lớp đó để bạn biết cách tự học trong suốt phần còn lại của nghề cho nên một trường tốt la trường phải đào tạo tốt về cơ sở nền tảng nhiếp ảnh.
8. Cách tốt thứ nhất là, khi bạn muốn chụp bất cứ một lĩnh vực nhiếp ảnh nào mới mà bạn chưa giỏi, bạn google ảnh của professional. Bạn lấy xuống bạn phân tích xem vì sao nó chụp được tấm này. Nếu bạn không phân tích được nghĩa là cơ sở nền tảng nhiếp ảnh của bạn chưa có. Bạn phải đi học lại phần cơ bản. Sau đó, bạn hãy tập chụp ảnh đạt tiêu chuẩn như họ và đó là mục tiêu bạn phải đạt đến.
9. Cách học tốt thứ hai, bạn chụp chung một thể loại với người chụp giỏi hơn bạn. Sau đó về bạn so sánh tại sao ảnh của bạn không đẹp bằng ảnh của họ. Tại bạn chọn sai vị trí? Tại bạn chưa có kỹ năng post processing như họ? Tại sao họ lại chọn bố cục như thế này trong khi bạn đi chung bạn lại không nhìn ra? Khi nào bạn trả lời được tại sao đó chính là cái mà bạn cần phải đào tạo thêm hoặc rèn luyện thêm. Khi bạn đi với họ bạn phải quan sát cách chọn và cách chụp của họ. Họ có gì khác với bạn không?
10. Cách học thứ ba là bạn đi làm free cho dân professional và bạn tự học từ họ. Bạn không cần pro giấu nghề hay không. Bạn cần tạo ra kỹ năng quan sát cách làm việc của họ cái này không thể giấu được. Tuy nhiên, mình không nói cách này vì ở VN cách học này là khó khăn.
lucky_lucke
03-07-2013, 08:32 PM
Em có một vài thắc mắc, câu hỏi có hơi "ngố" một chút, hy vọng được các bác chia sẻ.
- Khi mình muốn thử sức, và muốn sống bằng nghề ảnh thực sự thì đầu tiên làm sao mình có thể xây dựng được mối quan hệ, làm sao tìm kiếm được khách hàng ?
Kỹ năng giao tiếp cũng như bán hàng khi làm dịch vụ mà bác Nikonian2006 đã nói chắc chắn sẽ liên quan đến câu hỏi bên trên của em nhưng có nhất thiết mình phải xây dựng một thương hiệu, đại khái là 1 studio, một cửa hiệu ảnh nho nhỏ để hoạt động ?
bruno18
03-07-2013, 08:54 PM
Quá nhiều câu hỏi cho 1 khởi đầu chưa "bắt đầu"... Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhung phải bắt đầu đã.
apham
03-07-2013, 09:00 PM
Em có một vài thắc mắc, câu hỏi có hơi "ngố" một chút, hy vọng được các bác chia sẻ.
- Khi mình muốn thử sức, và muốn sống bằng nghề ảnh thực sự thì đầu tiên làm sao mình có thể xây dựng được mối quan hệ, làm sao tìm kiếm được khách hàng ?
Kỹ năng giao tiếp cũng như bán hàng khi làm dịch vụ mà bác Nikonian2006 đã nói chắc chắn sẽ liên quan đến câu hỏi bên trên của em nhưng có nhất thiết mình phải xây dựng một thương hiệu, đại khái là 1 studio, một cửa hiệu ảnh nho nhỏ để hoạt động ?
Có nhiều cách xây dựng uy tín hay gọi nôm na là thương hiệu cho riêng mình. Cách tốn kém là đầu tư dạng vật lý như bạn đã đề cập như studio, thuê nhân sự, trả tiền quảng cáo, v.v... Cách ít tốn kém hơn và phù hợp cho các trường hợp khởi nghiệp là đầu tư dạng ảo, tức là thông qua các công cụ online, internet mà việc sử dụng nó gần như miễn phí.
Nhiều năm theo dõi và apham cũng làm trong ngành quảng cáo có liên quan nhiều đến digital marketing thì bạn có thể bắt tay vào các công việc cụ thể sau:
- Tạo 1 nick có tên "uy tín" và mình phải sống chết với nó
- Chia sẻ các dự án, kinh nghiệm của mình với cộng đồng bằng nick này => tạo uy tín (credit) từng bước cho nick
- Tích cực tham gia cộng đồng mà bạn sinh hoạt, có thể ví dụ là VNPhoto, facebook, v.v...
Một khi đã có đủ uy tín thì bạn có thể bắt đầu nghĩ đến chuyện sống bằng nghề mà bạn chọn. Có nhiều ví dụ trên VNPhoto từ các nick hafoto, bow, pro-K, l'amour...
Chúc bạn may mắn.
lucky_lucke
03-07-2013, 11:14 PM
Có nhiều cách xây dựng uy tín hay gọi nôm na là thương hiệu cho riêng mình. Cách tốn kém là đầu tư dạng vật lý như bạn đã đề cập như studio, thuê nhân sự, trả tiền quảng cáo, v.v... Cách ít tốn kém hơn và phù hợp cho các trường hợp khởi nghiệp là đầu tư dạng ảo, tức là thông qua các công cụ online, internet mà việc sử dụng nó gần như miễn phí.
Nhiều năm theo dõi và apham cũng làm trong ngành quảng cáo có liên quan nhiều đến digital marketing thì bạn có thể bắt tay vào các công việc cụ thể sau:
- Tạo 1 nick có tên "uy tín" và mình phải sống chết với nó
- Chia sẻ các dự án, kinh nghiệm của mình với cộng đồng bằng nick này => tạo uy tín (credit) từng bước cho nick
- Tích cực tham gia cộng đồng mà bạn sinh hoạt, có thể ví dụ là VNPhoto, facebook, v.v...
Một khi đã có đủ uy tín thì bạn có thể bắt đầu nghĩ đến chuyện sống bằng nghề mà bạn chọn. Có nhiều ví dụ trên VNPhoto từ các nick hafoto, bow, pro-K, l'amour...
Chúc bạn may mắn.
Cảm ơn bác apham rất nhiều về comment trên! Hiện tại em vẫn dùng thời gian rảnh của mình để theo dõi nhiếp ảnh, nên e có thể bắt đầu từ những chia sẻ và kinh nghiệm của bác.
Đây là ý tưởng trước đây của em, mong các bác xem qua và đánh giá giúp e:
- Bỏ qua giai đoạn trau dồi và học tập về kỹ năng cũng như kỹ thuật về nhiếp ảnh.
- Em đầu tư thiết thiết bị, dùng thời gian rảnh của mình để làm freelancer, dịch vụ freelancer bây giờ e thấy rất nhiều và cạnh tranh, , tất nhiên là khi đó em đã có một số portfolio của riêng mình. Vấn đề quan trọng là đầu tư thiết bị, trong thời gian hoạt động thiết bị sẽ bị hao mòn và rớt giá.
Lấy móc thời gian là 1,5 năm hoạt động, thì theo kinh nghiệm của các bác thì body và lens sẽ rớt giá tầm bao nhiêu phần % ( Thiết bị là Canon FF+ L dùng chụp portrait - wedding - event ).
Mục tiêu của em là trong thời gian hoạt động e có thể vừa tìm kiếm dc mối quan hệ, tay nghề, vừa kiếm được tiền để bù cho khoảng "rớt giá và hao mòn" của thiết bị, nếu có rủi ro thì khả năng thua lỗ của em dc tính bằng % của thiết bị rớt giá.
Nếu thực hiện ý tưởng trên như vậy có nguy hiểm quá ko các bác, mong các bác cho ý kiến vì e cũng còn trẻ nên chưa thấu đáo vì đây mới là ý tưởng trên lý thuyết.
Chúc các bác buổi tối vui vẻ
Nikonian2006
04-07-2013, 08:58 AM
Bạn lucky_lucke
1. Tiếp theo kinh nghiệm của anh apham gửi lại ở trên, mình trả lời thêm một số điều các bạn khác đã chưa nói.
Về việc tìm kiếm khách hàng
2. Về việc tìm khách hàng, tìm khách hàng không phải do kỹ năng giao tiếp tốt mà ra. Kỹ năng giao tiếp tốt mà mình nêu trong bài trước là để trả lời khách hàng tìm đến (thuyết phục họ vì sao họ phải thuê bạn), chăm lo cho khách hàng khi đã dùng bạn, và tạo impression cho họ quay trở lại hoặc dùng "mouth marketing" cho bạn. Mình xin lấy ví dụ, chính vì các hãng bán hàng online lớn của Mỹ gồm Amazon, Keh, Adorama và BH nó đào tạo nhân viên nó quá tốt và nó phục vụ quá tốt nên tự mình lên forum "mouth marketing" không công cho nó.
3. Bạn muốn kiếm khách hàng ngay từ đầu bạn phải đi tự học cách marketing sản phẩm của bạn. Một trong những cách anh apham đã nói. Xã hội VN là xã hội dựa vào thân thế quen biết COCC cho nên nếu bạn may mắn thuộc trong COCC bạn không cần có kỹ năng giao tiếp tốt bạn cũng có quan hệ mối này mối kia tìm đến không phải vì bạn mà vì gốc COCC của bạn.
4. Tuy nhiên, vì công việc kiếm tiền nhiếp ảnh của bạn là chuyện nhỏ cuộc sống hàng ngày cho nên có COCC thì tốt không có không sao. Theo cá nhân mình, nếu bạn trao dồi kỹ năng chụp thật xuất sắc theo thời gian + marketing sản phẩm đó bằng portfolio trên flickr cho mọi người thấy, bạn sẽ dần dần có khách hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt lúc đó sẽ giúp cho bạn giữ lại khách hàng đã đến và có thêm khách hàng mới đến. Sẽ phải tốn thời gian mới làm được điều này không phải ra là có ngay trừ phi đi mua lại tiệm đã có chỗ đứng từ lâu trong ngành (gọi là goodwill).
Về vấn đề hao mòn thiết bị
5. Theo mình thấy có một số bạn châu Á khi kinh doanh suy nghĩ rất gần không nhìn xa trông rộng. Họ mới ra họ muốn ngay phải tìm mọi cách thu hồi vốn. Chính vì họ không muốn chịu lỗ khi mới ra cho nên họ phục vụ khách hàng sau khi bán xong rất tệ. Vì nếu không họ sẽ bị lỗ. Nhưng họ quên rằng cái mà họ chịu lỗ đó (để làm cho khác hàng vui) lại là một sự đầu tư lâu dài rất đáng làm.
6. Khi mới ra, nếu bạn thấy hợp lý, đừng lúc nào cũng xem phải lấy lại vốn cho nhanh là quan trọng number one. Quan trọng number one là phải bỏ tiền ra đầu tư, phải chịu lỗ, và xem đó là vốn đầu tư cho thương hiệu của mình thể hiện mỗi ngày công việc kinh doanh thể hiện qua số khách hàng quay lại (returning customers) và số khách mới (new customers) phải tăng lên.
Nên chụp chơi một thời gian nữa
7. Bạn lucky_lucke, tất nhiên mình trả lời được câu hỏi body/lens bị khấu hao thế nào nhưng mình không muốn trả lời vì nếu mình làm vậy mình đang móm cho bạn như một đứa bé mà bạn sẽ không tự tạo ra những kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc.
8. Vì vậy, về khấu hao, bạn hãy kiếm tiền mua bán body/lens một thời gian ngắn hoặc tự lên forum tìm hiểu thị trường, bạn sẽ có câu trả lời tự bạn kiếm ra sẽ tốt hơn người khác móm cho bạn. Để hiểu cái này không khó khăn gì cả.
9. Sau khi đã xem xét hết tất cả câu hỏi của bạn, mình có lời khuyên tổng kết cho bạn là mình khuyên bạn không nên bắt đầu bỏ tiền thật nhiều ra để trở thành một professional ngay bây giờ. Bạn thể hiện cho mình thấy bạn chưa đủ sự chữc chạc của cá nhân để quyết định những vấn đề lớn. Nếu bạn làm pro ngay bây giờ, xét về thực tế bạn nêu, bạn sẽ có thể lại một lần nữa lãng phí tiền bạc và công sức y chang như bạn đã làm với bằng đại học IT. Đây là rủi ro nhưng mình cảm giác là rủi ro cao.
10. Bạn nên chụp chơi một thời gian nữa đi khi nào kiến thức và khả năng quyết định chính chắn hơn rồi hãy đầu tư thành pro.
11. Mình hoàn toàn có thể sai khi nói trong tiêu đề này. Chỉ là cảm giác của mình. Những người mà có khả năng sẽ thành công hơn khi là professional photographer không hỏi một số câu hỏi của bạn ở trên.
lucky_lucke
04-07-2013, 10:32 AM
Cảm ơn bác Nikonian2006.
Bác chia sẻ, nhận xét thẳng thắng về vấn đề, và em cảm nhận dc điều đó ở em. Tuổi trẻ còn nhiều bốc đồng, em sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn.
Chúc các bác 1 ngày vui vẻ!
apham
04-07-2013, 02:23 PM
Mình trả lời cho bác chủ một cách "kỹ thuật" cho câu hỏi này:
Lấy móc thời gian là 1,5 năm hoạt động, thì theo kinh nghiệm của các bác thì body và lens sẽ rớt giá tầm bao nhiêu phần % ( Thiết bị là Canon FF+ L dùng chụp portrait - wedding - event ).
Thông thuờng body rớt giá nhiều nhất, nếu bác mua mới đập hộp, dùng 1,5 năm tương đối nhiều cho "nghề nghiệp" của mình thì sẽ mất giá ít nhất 30% đến 40%. Còn lens thì chỉ chừng 20%.
lucky_lucke
04-07-2013, 03:22 PM
Mình trả lời cho bác chủ một cách "kỹ thuật" cho câu hỏi này:
Lấy móc thời gian là 1,5 năm hoạt động, thì theo kinh nghiệm của các bác thì body và lens sẽ rớt giá tầm bao nhiêu phần % ( Thiết bị là Canon FF+ L dùng chụp portrait - wedding - event ).
Thông thuờng body rớt giá nhiều nhất, nếu bác mua mới đập hộp, dùng 1,5 năm tương đối nhiều cho "nghề nghiệp" của mình thì sẽ mất giá ít nhất 30% đến 40%. Còn lens thì chỉ chừng 20%.
Cảm ơn bác apham.
/ Bác chủ topic thông cảm, từ đầu tới giờ em "lái" topic sang vấn để cá nhân em nhiều quá, mong bác bỏ qua
lehuuduy1990
04-07-2013, 03:27 PM
Bạn lucky_lucke
1. Nhân tiện mình vào có bài viết gửi anh samualphilong bạn của mình nên mình thấy bài của bạn và mình chỉ viết vài dòng tiếp theo cho bạn suy nghĩ.
2. Việc mà một người trẻ như bạn đang học đại học xong không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng là rất phổ biết kể cả ở nước ngoài cũng rất phổ biến nhưng may mắn là ở nước lớn giáo dục tốt họ đều có counsellor ngay tại trong trường hướng dẫn cho những người đó như cách mà mình bỏ thời gian ra làm cho bạn trong topic. Họ làm như vậy là vì cách nhìn xa trong xã hội. Khi họ giúp bạn có định hướng nghề tốt, bạn trở thành người có tay nghề cao và bạn yêu thích điều bạn làm bạn sẽ phát triển thật mạnh. Qua đó bạn trở thành người kiếm nhiều tiền và bạn đóng nhiều thuế. Thuế đó sẽ được lấy ra bỏ vào đầu tư cho giáo dục làm cho giáo dục càng tốt hơn.
Sự khác biệt giữa ngành IT và đi chụp ảnh
3. Mình nói ở đây là từ kinh nghiệm vì cả hai lĩnh vực này mình điều có kiến thức và kinh nghiệm không phải mình lấy từ Internet chép xuống cho bạn.
4. Theo lời bạn nói, bạn không thích IT vì công ty bạn làm. Hãy xem lại coi có phải chỉ vì công ty đó thôi không? Muốn biết phải đi làm công ty khác. Làm IT và thiên về kỹ sư lập trình thì hầu như lúc nào cũng phát triển mạnh. Mình ví dụ như Android trong 1-2 năm vừa qua ở VN phát triển rất mạnh. Bạn không cần phải bỏ nhiều tiền ra mua máy ảnh và mang nợ.
5. Giả sử như thật sự bạn không thích làm IT, bạn đã bỏ phí rất nhiều tiền bạc và thời gian 4 năm dành cho nó. Đây là điều rất lãng phí. Chỉ có một cái bạn nhận được là tấm bằng cử nhân và bạn được giáo dục tốt hơn về khả năng phân tích có logic khi bạn đầu tư vào học chữ liên tục 4 năm.
6. Bây giờ bạn muốn vào nhiếp ảnh. Bạn sẽ phải bỏ thời gian và tiền bạc ra học lại trong khi bạn không phải con nhà giàu. Bạn cần phái suy nghĩ kỹ trước khi bỏ một cái đã tốn bao thời gian và bước sang một cái khác.
7. Giả sử bạn làm kỹ sư lập trình hay mạng, nói chung bạn làm việc trong phòng lạnh suốt ngày bạn xoay với máy tính và bạn tiếp xúc nhiều với supervisor của bạn. Chỉ có những người nào nhiều kinh nghiệm sau này ra mở công ty tư vấn thì mới tiếp xúc khách hàng nhiều. Vì vậy, bạn không cần có kỹ năng giao tiếp với người khác tốt. Chỉ cần kỹ thuật tốt.
8. Với nhiếp ảnh, nói chung, ngành phổ biến ở VN là chụp ảnh cưới (bao gồm studio) và chụp ảnh quảng cáo. Đây là lý do bạn nhìn lại đa số các lớp mở dạy trong forum toàn là thiên về lĩnh vực này. Khi bạn đi làm, ngoài kỹ năng nhiếp ảnh bạn phải có, bạn phải có kỹ năng về giao tiếp tốt. Nếu bạn không có khiếu này bẩm sinh bạn phải rèn luyện. Đối với những lĩnh vực mà tiếp xúc khách hàng nhiều (làm về phục vụ) bạn phải có kỹ năng giao tiếp này và nó quyết định sự thành bại rất lớn.
9. Việc mà một người bỏ tiền ra đi học kỹ năng nhiếp ảnh không khó. Chuyện đó rất dễ, một người có khả năng thông minh trung bình + chịu khó là làm được. Nhiếp ảnh, như đánh bida, không cần phải học lâu và nhiều và khó như luật sư bác sĩ. Chỉ cần học 6-12 tháng là quá đủ và nâng cao kỹ năng qua thực tập. Bida cũng vậy, càng thực tập nhiều cảm giác đánh banh càng tốt thì sẽ càng giỏi.
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp khi làm việc về nhiếp ảnh
10. Có một số người họ sinh ra họ không có kỹ năng giao tiếp theo bản năng ngay từ nhỏ trong đó mình là một trong số đó. Những người này muốn thành công khi làm trong lĩnh vực phục vụ khách hàng phải được đào tạo chuyên môn về kỹ năng nói và viết. Vì phải có nó họ mới đứng vững trong nghề. Đây là lý do vì sao, nếu có bạn trong forum đi học luật ở các nước phát triển, bạn sẽ thấy trường luật nó dành ra một năm 12 tháng liên tục nó đào tạo cho luật sư ra trường về kỹ năng ăn nói và viết cho người khác. Nếu bạn có làm việc với luật sư ở các nước này, bạn sẽ thấy từ cách ăn nói cho đến cách viết của nó rất bài bản và cẩn thận. Đó không phải là khả năng bẩm sinh của nó mà là do nó được đào tạo như vậy. Đây là một ngành (như nhiếp ảnh và kế toán) suốt ngày nó phải đi tiếp xúc người khác cho nên kỹ năng giao tiếp là sống còn + kỹ năng chuyên môn.
11. Nghề nhiểp ảnh chụp wedding, cũng như bao nghề phục vụ khác như bác sĩ, luật sư, kế toán, chuyên gia tư vấn thành công của bạn (nhiều khách hàng) sẽ nằm ở chỗ bạn có kỹ năng giao tiếp và bạn chăm lo cho khách hàng của bạn tốt vì bạn bán sản phẩm của bạn bằng miệng và lời văn của bạn. Ngành IT lập trình ngược lại, bạn làm việc cho chủ. Miễn là bạn có kỹ năng tốt bạn sẽ tốt.
12. Bạn hãy đọc và suy nghĩ. Mình không bao giờ khuyên bạn, hoặc bạn tương đương, phải chọn ngành A mà không chọn B. Bạn chọn là do bạn. Mình chỉ giúp thông tin cho bạn suy nghĩ.
Cám ơn Nikonian2006, lời khuyên nào của bal5n nghe cũng đúng và có ích !!!
kinemi
05-07-2013, 10:40 PM
12tr : cho 1 con 40d + lense fix rẻ tiền + 1 khóa học photoshop của anh Lamour.
học xong,tham gia vài nhóm nhiếp ảnh để học hỏi kinh nghiệm.
Muốn kiếm tiền chắc là bạn định tham gia thể loại boudoir,sexy ,wedding hoặc là chân dung rồi.
vậy thì cứ tiến bước theo điều kiện hiện tại đang có.Khi bạn chụp quen tay,ngon lành.1 chút PR ,bạn kiếm mối chụp .tích lũy tiền từ từ lại.
Đến 1 lúc nầo đó,bạn tự cảm thấy mình đủ tiền,cần body,cần lense gì thì nâng cấp.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.