View Full Version : Chụp nét rồi càng muốn nét hơn (Tuấn Kiệt)
ttuankiet
21-05-2013, 05:35 PM
Tôi cảm ơn anh DeKa77, tôi rất thích truyện cười "Chụp nét rồi càng muốn nét hơn" của anh. Lúc tôi buồn cũng hay vào đọc. Sau đây tôi xin góp 1 bài viết nghiêm túc hơn và thực tế hơn.
Ở đây chúng ta không chú ý đến làm sao chụp cho nét. Chúng ta giả sử rằng ảnh đã nét, bây giờ chúng ta muốn ảnh nét hơn.
Chụp nét rồi càng muốn nét hơn phải làm sao?
Dùng chân máy
Những tay máy chuyên nghiệp luôn dùng chân máy trong hầu hết các trường hợp, ngoài trừ các tình huống bất khả kháng như đám cưới, sự kiện,... Họ dùng chân máy ngay cả ban ngày ngoài trời. Chân máy họ dùng cũng thuộc loại cứng cáp, đảm bảo máy vẫn "vững như Thái Sơn" dưới cơn gió mạnh. Vì vậy anh em nên chọn loại chắc chắn. Những loại rẻ thường yếu và gây rung máy.
http://farm3.staticflickr.com/2176/2095637562_0a26de7dda_z.jpg?zz=1 (http://www.flickr.com/photos/toniphotos/2095637562/)
caution! a new tripod is in town! (http://www.flickr.com/photos/toniphotos/2095637562/) by Toni_V (http://www.flickr.com/people/toniphotos/), on Flickr
Không nhấn shutter mà dùng dây bấm hoặc remote
Hành động nhấn chụp sẽ làm rung máy, đây là yếu tố làm ảnh kém độ nét. Để hạn chế điều này, những người chuyên nghiệp luôn dùng tay bấm, hoặc dùng điều khiển từ xa. Nếu không có, hoặc không mang theo, chúng ta có thể dùng chế độ tự chụp trong 2s 5s 10s để thay thế.
http://farm7.staticflickr.com/6218/6233106516_8c151c75ed.jpg (http://www.flickr.com/photos/rocksphoto_equipment/6233106516/)
LCD Cable Timer Remote Control (http://www.flickr.com/photos/rocksphoto_equipment/6233106516/) by rocksphoto (http://www.flickr.com/people/rocksphoto_equipment/), on Flickr
Tắt chế độ chống rung (nếu dùng chân máy)
Một lý thuyết nghe có vẻ vô lý, nhưng hệ thống chống rung luôn hoạt động và chính hệ thống này cũng tạo ra rung động, đương nhiên là rung động nhỏ thôi. Nhưng đối với những tay máy muốn ảnh bén như dao lam, thì họ sẽ tắt chức năng này, nếu họ đang dùng chân máy.
http://farm3.staticflickr.com/2226/2246863868_5fa718140d_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/clicks_1000/2246863868/)
Nikon Nikkor AF-S 18-200mm VR Lens (http://www.flickr.com/photos/clicks_1000/2246863868/) by clicks_1000 (http://www.flickr.com/people/clicks_1000/), on Flickr
Ưu tiên chụp ở khẩu độ vàng
Mỗi một ống kính có 1 khẩu độ vàng khác nhau, và mỗi ống mỗi khác nhau dù là cùng loại. Thế nên sau khi mua, các tay máy chuyên nghiệp sẽ kiểm tra ống kính, xem khẩu độ nào cho ảnh nét nhất. Khẩu độ đó là khẩu độ vàng của ống kính. Thông thường sẽ nhỏ hơn khẩu độ lớn nhất 1 đến 2 stop. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chụp ở khẩu độ vàng, nhưng nên chú ý ưu tiên hàng đầu cho nó nếu có thể.
http://farm4.staticflickr.com/3567/5725939746_e83a8823fc_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/36234938@N02/5725939746/)
Aperture (http://www.flickr.com/photos/36234938@N02/5725939746/) by akirbs (http://www.flickr.com/people/36234938@N02/), on Flickr
Ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất
Nên ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất nếu có thể, vì ảnh bị nhiễu sẽ kém nét hơn. Việc dùng chân máy có thể giúp chúng ta chụp chậm hơn mà không quá lo lắng về ảnh bị mờ. Nên ưu tiên chụp ISO 100 hoặc dưới 100 (nếu có thể).
http://farm5.staticflickr.com/4101/4793003740_67834d024c.jpg (http://www.flickr.com/photos/kentkc/4793003740/)
Sony NEX-5 ISO Noise Test - ISO12800 (http://www.flickr.com/photos/kentkc/4793003740/) by Kent Yu Photography (http://www.flickr.com/people/kentkc/), on Flickr
Ưu tiên chọn ống kính và filter tốt nhất
Nếu có điều kiện, nên chọn mua ống kính và filter có chất lượng tốt để đảm bảo ảnh nét đến từng chi tiết.
http://farm4.staticflickr.com/3462/3749077491_f4387b4d3c.jpg (http://www.flickr.com/photos/viewmymind/3749077491/)
Untitled (http://www.flickr.com/photos/viewmymind/3749077491/) by PEACEFUL(痞子猴) (http://www.flickr.com/people/viewmymind/), on Flickr
Chụp nét hơn mà không có chân máy
Không có chân máy là 1 thiệt thòi rất lớn so với việc có nó. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nên phải "quảnh càng", chúng ta có thể chuyển qua chế độ chụp liên tục. Ở chế độ này, ít nhất khi chụp liên tục chúng ta cũng sẽ tìm được một tấm rõ nhất (tấm nào cũng rõ, nhưng sẽ có một tấm rõ nhất). Đây là một phương pháp không khuyên dùng.
Ảnh đời thường
Việc mang chân máy cho thể loại ảnh này gần như là "không khả thi" nên tốc độ chụp trở nên vô cùng quan trọng để có một tấm ảnh nét. Vấn đề là do lúc chụp có 2 chuyển động cùng xuất hiện: chuyển động của người cầm máy và chuyển động của chủ thể. Tay chuyên săn ảnh đời thường nổi tiếng Thomas Leuthard chia sẻ rằng anh ta luôn chụp ở tốc cao nhất có thể và ít nhất là gấp 3 lần tiêu cự lens. Nếu là lens 50mm phải chụp ít nhất ở 1/150s.
http://farm8.staticflickr.com/7306/8724844281_729972be7e_z.jpg
Đặt chủ thể ở trung tâm nét bằng cách focus tay
Một số người than phiền chụp hay bị rớt nét, hoặc kém nét, mặc dù cầm máy vững, tốc cao. Nguyên nhân là do máy đã lấy nét sai (không phải do lens). Chúng ta có vùng trung tâm nét và vùng cận trung tâm nét, khi motor lấy nét quay đến cận trung tâm nét thì máy bảo ngừng, vì máy nhận ra độ nét vừa phải đã đạt được, tuy nhiên trung tâm nét lại không phải trên chủ thể, mặc dù chủ thể vẫn nằm trong vùng nét. Đây cũng là hạn chế của thiết bị. Để khắc phục điểm yếu này, nên sử dụng lấy nét tay để đảm bảo vùng trung tâm nét rơi vào chủ thể một cách chính xác. * Khóa nét rồi bố cục lại cũng sẽ có hiện tượng kém nét, do trung tâm nét không nằm trên chủ thể (tuy chủ thể vẫn nằm trong vùng nét).
https://imageshack.us/a/img192/1866/recompose.gif (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=125896)
hungdu (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=125896)
Những điều kể trên xem chừng "bình thường", nhưng tôi khẳng định với anh em rằng đây chính là điều làm nên sự khác biệt của các tay máy chuyên nghiệp. Và đọc đến đây thì anh em cũng đã trở nên chuyên nghiệp hơn rồi đấy ! Xin chúc mừng !
* Bài viết chỉ chia sẻ trong phạm vi thread của diễn đàn, mod và admin vui lòng không đưa ra ngoài (như đầu trang hay trang chủ,...), đơn giản là vì tôi không thích !
** Tôi gở bỏ 1 phần "dư sáng thiếu sáng" vì phần này không giúp ảnh nét hơn, lại gây tranh cãi về nên chụp dư sáng hay thiếu sáng.
maycatang
21-05-2013, 08:52 PM
Cám ơn bạn.
maycatang không nhận xét. Chỉ Rate this Thread :Exellent
milanac2012
21-05-2013, 09:23 PM
cách lấy nét tay hay quá
cảm ơn bạn
LUKAST
21-05-2013, 10:53 PM
Còn 1 vấn đề với các máy có chống rung sẵn trong body như Sony, khi dùng lens có chống rung như Tamron hoặc Sigma, nên tắt bớt đi 1 cái chống rung (trên máy hoặc trên lens). Cái này mình học hỏi từ các tay máy chuyên nghiệp trên website nc ngoài, tuy nhiên họ chỉ nói lướt wa chứ ko giải thích nguyên lý cụ thể ra sao. Có bác nào am hiểu vấn đề này có thể vui lòng giảng giải để mở rộng tầm mắt cho anh em thêm ko?
11002
21-05-2013, 10:55 PM
Bài viết của bạn rất hay, đáng học hỏi.
Bạn cho hỏi thêm:
Dư sáng và thiếu sáng
Nếu buộc lựa chọn giữa chụp dư sáng và thiếu sáng, các tay máy chuyên nghiệp sẽ chọn dư sáng. Cả hai hoàn cảnh đều cứu được, nhưng dư sáng thì ảnh sẽ ít bị nhiễu. Trong khi vùng tối sẽ gây nhiễu nhiều hơn. Nếu bắt buộc phải chọn, nên ưu tiên dư sáng.
Theo kiến thức ngày xưa:
- Với film negative thì ta chọn dư sáng (ngày xưa gọi lả zero +)
Vì nếu dư sáng, vùng dư sáng trên film bị đen nhiều, ta có thể cứu bằng phòng tối - rọi thời gian lâu hơn
Nếu thiếu sáng, vùng thiếu sáng trên film sẽ trong veo, mà trong veo thì khỏi cứu
- Với film positive, thì ta chọn thiếu sáng (ngày xưa gọi lả zero -)
Ngược lại với ngative film như phân tích ở trên.
- Với sensor, vùng dư sáng cháy trắng không còn chi tiết thì không thể cứu được, vùng thiếu sáng cho dầu tối thui và noise, nhưng vẫn còn kéo sáng bằng PS và cừu được ít nhiều
Không biết kiến thức này có bị lỗi thời không?
MP Tran
21-05-2013, 11:02 PM
- cảm ơn anh rất nhiều!
ttuankiet
22-05-2013, 01:44 PM
Còn 1 vấn đề với các máy có chống rung sẵn trong body như Sony, khi dùng lens có chống rung như Tamron hoặc Sigma, nên tắt bớt đi 1 cái chống rung (trên máy hoặc trên lens). Cái này mình học hỏi từ các tay máy chuyên nghiệp trên website nc ngoài, tuy nhiên họ chỉ nói lướt wa chứ ko giải thích nguyên lý cụ thể ra sao. Có bác nào am hiểu vấn đề này có thể vui lòng giảng giải để mở rộng tầm mắt cho anh em thêm ko?
Chào anh Lukast,
Hoàn cảnh anh đưa ra hơi... khó xảy ra. Theo tôi biết, Simga và Tamron không tích hợp chống rung vào lens nếu sản xuất cho Sony và Pentax. Nếu anh chuyển ngàm để "cố" gắn vào Sony hoặc Pentax, chức năng chống rung (OS) có thể không hoạt động.
Giả xử điều anh nói xảy ra. Theo suy đoán của tôi (chỉ là "đoán"), tắt một chống rung đi là hợp lý. Giả sử chúng ta rung 1mm về bên phải. Lens sẽ chỉnh thấu kính theo, đồng thời body cũng di chuyển sensor theo. Vậy ra hình bị di chuyển đến 2mm (cả lens và body). Nếu như vậy hình sẽ bị nhòe.
ttuankiet
22-05-2013, 01:54 PM
Bài viết của bạn rất hay, đáng học hỏi.
Bạn cho hỏi thêm:
Theo kiến thức ngày xưa:
- Với film negative thì ta chọn dư sáng (ngày xưa gọi lả zero +)
Vì nếu dư sáng, vùng dư sáng trên film bị đen nhiều, ta có thể cứu bằng phòng tối - rọi thời gian lâu hơn
Nếu thiếu sáng, vùng thiếu sáng trên film sẽ trong veo, mà trong veo thì khỏi cứu
- Với film positive, thì ta chọn thiếu sáng (ngày xưa gọi lả zero -)
Ngược lại với ngative film như phân tích ở trên.
- Với sensor, vùng dư sáng cháy trắng không còn chi tiết thì không thể cứu được, vùng thiếu sáng cho dầu tối thui và noise, nhưng vẫn còn kéo sáng bằng PS và cừu được ít nhiều
Không biết kiến thức này có bị lỗi thời không?
Chào anh 11002,
Thật ra thì dư sáng và thiếu sáng đều cứu như nhau, và chính xác là như nhau. Lý do khiến chúng tin rằng vùng tối dễ cứu hơn là do: vùng sáng và vùng tối đã được so sánh sai.
Vùng sáng để sáng đến mức không cứu được, có lẽ phải hơn đến 5 stop. Trong khi vùng tối chỉ cần 2-3 stop là tối thui rồi. Khi so sánh thì 5 stop khó cứu hơn. Đây là về mặc cảm tính.
Để dễ hình dung hơn, tôi xin dùng dãy màu và pixel trong kỹ thuật số để đi sâu hơn.
Đầu tiên chúng ta có dãy màu sau (dãy màu này chỉ để minh họa, màu thực tế nhiều hơn)
http://farm9.staticflickr.com/8113/8780728664_7d2b74aee7_c.jpg
Mỗi pixel trên ảnh sẽ giữ 1 màu trên dãy màu trên. Nếu chúng ta chụp thiếu sáng, màu sẽ rơi vào vùng dưới, dư sáng sẽ là vùng trên. Việc cứu sáng cứu tối là di chuyển vùng màu từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới của mỗi pixel. Việc di chuyển này không làm mất chi tiết, vì nó chỉ thay đổi giá trị màu tại điểm đó (trừ khi chi tiết hay pixel đó đụng màu trắng #FFFFFF hoặc màu đen #000000).
Như vậy cứu sáng và cứu tối có bản chất như nhau là di chuyển dãy màu đến vùng khác. Vùng tối bị nhiễu hơn là do giới hạn về thiết bị, các thiết bị đều nhận ánh sáng kém hơn ở vùng tối.
Về film, ưu tiên sáng hay tối tùy theo cứu sáng hay cứu tối dễ hơn đối với loại film đó.
Momto
22-05-2013, 02:18 PM
bài viết rất bổ ích, e cám ơn bác nhiều. Thêm nữa cho e hỏi bác nào dùng canon 70-200 II thì khẩu độ vàng của nó cụ tỷ là bao nhiêu ợ
KhongGianPhang
22-05-2013, 06:15 PM
Chào Bạn @ttuankiet,
Bài viết rất hay và bổ ích cho mọi người ...
Tôi mạn phép nói thêm về hệ thống Chống Rung một tí.
Hệ thống Chống Rung là một hệ thống thấu kính "treo". Thông thưởng thì bằng 3 chiếc lò xo để cân bằng thấu kính trong một nòng điện từ. Thấu kính này sẽ được điều khiển bằng một "tổng lực" điện từ để điều chỉnh những tia sáng lệch do độ rung của thân máy.
Khi thân máy được đặt trên tripod ta không có độ rung. Tuy nhiên hệ thống chống rung vẫn làm việc. Để cân bằng thấu kính, tổng lực điện từ sẽ triệt tiêu lẫn nhau cho nên tất cả các mạch điều khiển thấu kính sẽ làm việc "cật lực" như nhau. Việc này có thể đưa đến mạch khiển từ lực sẽ dễ bị hư do làm việc quá độ ...
Chính vì thế, ở những lens có tích hợp hệ chống rung, người ta khuyên nên tắt hệ chống rung khi dùng tripod. Nhưng những lens sau này, nhà sản xuất lens như Canon đã có thêm một bộ phận an toàn cảm ứng được độ rung hoặc không rung mà tự động tắt đi hệ chống rung trên lens khi độ rung không hiện hửu. Ta không cần phải tắt ...
Tôi nghĩ rằng Mirror Lock_Up cũng là một cách để chụp cho một bức ảnh có nét hơn ...
Thân,
KGP
11002
22-05-2013, 07:48 PM
Chào anh 11002,
Thật ra thì dư sáng và thiếu sáng đều cứu như nhau, và chính xác là như nhau. Lý do khiến chúng tin rằng vùng tối dễ cứu hơn là do: vùng sáng và vùng tối đã được so sánh sai.
Vùng sáng để sáng đến mức không cứu được, có lẽ phải hơn đến 5 stop. Trong khi vùng tối chỉ cần 2-3 stop là tối thui rồi. Khi so sánh thì 5 stop khó cứu hơn. Đây là về mặc cảm tính.
Để dễ hình dung hơn, tôi xin dùng dãy màu và pixel trong kỹ thuật số để đi sâu hơn (tương tự với film).
Đầu tiên chúng ta có dãy màu sau (dãy màu này chỉ để minh họa, màu thực tế nhiều hơn)
http://farm9.staticflickr.com/8113/8780728664_7d2b74aee7_c.jpg
Mỗi pixel trên ảnh sẽ giữ 1 màu trên dãy màu trên. Nếu chúng ta chụp thiếu sáng, màu sẽ rơi vào vùng dưới, dư sáng sẽ là vùng trên. Việc cứu sáng cứu tối là di chuyển vùng màu từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới của mỗi pixel. Việc di chuyển này không làm mất chi tiết, vì nó chỉ thay đổi giá trị màu tại điểm đó (trừ khi chi tiết hay pixel đó đụng màu trắng #FFFFFF hoặc màu đen #000000).
Như vậy cứu sáng và cứu tối có bản chất như nhau là di chuyển dãy màu đến vùng khác. Vùng tối bị nhiễu hơn là do giới hạn về thiết bị, các thiết bị đều nhận ánh sáng kém hơn ở vùng tối.
Về film, ưu tiên sáng hay tối tùy theo cứu sáng hay cứu tối dễ hơn đối với loại film đó.
Hy vọng rằng giải thích của tôi giúp được cho anh.
Chào bác ttuankiet,
Cám ơn bác đã giải thích,
Em mà lý luận lý thuyết với bác thì e các TV khác sẽ rối mất.
Thôi em post 3 ảnh lên đây bác nhé, nguyên IEXIT, camera tự đó sáng, em không can thiệp vào.
Đúng sáng 1/30s
https://aapxaq.dm1.livefilestore.com/y2pdTUCt4hoHc15OmFFZYA0wa4gcHgkLqrTgjlnLqoT4vhi_rF Z7CvWIoVdZgFg-lH0EpGqsTibG2zfELUwWFfl9f475wYiDjZO9BXW18ibAEQ/IMGP2617_resize.JPG?psid=1
Thiếu sáng hơn -2EV 1/125s
https://aapxaq.dm1.livefilestore.com/y2pB2FqntDqFlf0Olfls0RKVMJBLXYXewXYpasJ4AIxTa8CJe3 BMk-81Eap8TT5wKRqFhTVOjzpOK8gUZISdrtoMhGRRo22LdVHEJA8B cDa_eU/IMGP2618_resize.JPG?psid=1
Dư sáng chưa đến +2EV 1/8
https://aapxaq.dm1.livefilestore.com/y2pPiTFdQGa9ZjpDWQwTDfmTx8cguE2V_0--jQ5H63zDkiwPet8uvoPegmdow_hlU49crkeEn1KG1Di96RGcyZ GimKn0U96oIs1Km6klj7mLRs/IMGP2619_resize.JPG?psid=1
Bác thử cứu ảnh rồi cho em nhận xét ạ.
Bác cần ảnh full size, em sẽ post lên sau ạ
LUKAST
22-05-2013, 08:39 PM
Chào anh Lukast,
Hoàn cảnh anh đưa ra hơi... khó xảy ra. Theo tôi biết, Simga và Tamron không tích hợp chống rung vào lens nếu sản xuất cho Sony và Pentax. Nếu anh chuyển ngàm để "cố" gắn vào Sony hoặc Pentax, chức năng chống rung (OS) có thể không hoạt động.
Giả xử điều anh nói xảy ra. Theo suy đoán của tôi (chỉ là "đoán"), tắt một chống rung đi là hợp lý. Giả sử chúng ta rung 1mm về bên phải. Lens sẽ chỉnh thấu kính theo, đồng thời body cũng di chuyển sensor theo. Vậy ra hình bị di chuyển đến 2mm (cả lens và body). Nếu như vậy hình sẽ bị nhòe.
Cám ơn bác đã giải thích, giờ thì em đã hiểu.
FYI: Em đang dùng 1 lens Sigma 70-200, và nó có chống rung ạ, chống rung theo 2 chiều đứng và ngang luôn (dĩ nhiên mình phải bật công tắc chuyển đổi wa lại). Lens này Sigma làm cho cả Canon, Nikon, Sony, và Pentax, cho nên thiết kế và tính năng y chang nhau, chỉ khác ngàm, vì vậy mà lens cho Sony vẫn có chống rung trên lens.
11002
22-05-2013, 09:45 PM
Bài viết của bác rất công phu và rất hay.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của riêng em và nhiều bạn bè đã từng chụp từ film Neg., Pos. và giờ qua Digital em thấy có chổ chưa chính xác, nên phải trao đổi cùng bác để mọi người có nhiều kinh nghiệm hữu ích
ttuankiet
22-05-2013, 09:57 PM
Em mà lý luận lý thuyết với bác thì em các TV khác sẽ rối mất.
Thôi em post 3 ảnh lên đây bác nhé, nguyên IEXIT, camera rự đó sáng, em không can thiệp vào.
Bác thử cứu ảnh rồi cho em nhận xét ạ.
Thật ra tôi vẫn chưa hiểu ý anh 11002 là sao. Nhưng tôi sẽ theo ý anh.
Tôi xin crop lại hình của anh, chỉ lấy bảng màu thôi, để không gây nhiễu nội dung chính.
Phần đầu là hình đúng sáng của anh. Kế đến hình thiếu sáng đã tăng lại đúng 2 stop. Hình dư sáng do màu đẹp theo tôi nên giữ nguyên (Dư sáng chấp 2 stop)
http://farm3.staticflickr.com/2844/8779174523_947cf97625_c.jpg
Bây giờ chúng ta chú ý vào bảng màu, tấm thiếu sáng mất khoảng 2 hàng cuối, còn tấm dư sáng mất khoảng 2 hàng đầu (góc trên trái là do bị chói, tấm nào cũng bị). Một kết quả huề thật đẹp !
Bây giờ chúng ta làm động tác "cứu".
Phần đầu là tôi cứu tấm thiếu sáng cho màu tương đồng với các vùng còn lại. Phần sau là cứu tấm dư sáng, theo cách tương đương. Sau đó tôi phóng đại 2 vùng đã cứu. Vùng dư sáng bị nhiễu, nhưng nhiễu màu trắng, làm màu có cảm giác dễ chịu và không bị noise (thật ra là noise trắng). Trong khi vùng thiếu sáng nhiễu màu đen, nên có cảm giác hột (thật ra là do màu đen cho contrast cao). * cả 2 đều bị nhiễu, một nhiễu trắng và một nhiễu đen.
http://farm9.staticflickr.com/8259/8779429031_9361a9f607_c.jpg
Ở đây tôi cũng không muốn tranh cãi với anh 11002 về dư hay thiếu, như tôi nói ở trên cả hai đều cứu được và cả hai đều nhiễu, nhưng cái nào dễ chịu hơn thôi. Nếu anh thích thiếu sáng cũng không có vấn đề gì.
Vậy cuối cùng nên chụp dư sáng hay thiếu sáng? Tùy vào anh em thích thế nào. Một vài anh em có thể thích dư sáng, một vài anh em có thể thích thiếu sáng như anh 11002. Tôi? Dư sáng ! :) (vì dư sáng vẫn đang chấp 2 stop !!!)
ttuankiet
22-05-2013, 10:04 PM
Bài viết của bác rất công phu và rất hay.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của riêng em và nhiều bạn bè đã từng chụp từ film Neg., Pos. và giờ qua Digital em thấy có chổ chưa chính xác, nên phải trao đổi cùng bác để mọi người có nhiều kinh nghiệm hữu ích
Tôi đang viết về KTS, nếu anh đang chủ ý đến film, thì chúng ta đang nói về 2 vấn đề khác nhau. Ánh sáng đập vào film sẽ khác với ánh sáng đập vào sensor, dẫn đến việc dư sáng, thiếu sáng và độ nhiễu cũng sẽ khác nhau. Mong anh bỏ qua cho sự hiểu lầm này.
Tôi sẽ sửa lại vài từ ở bài viết trên :)
11002
22-05-2013, 10:20 PM
Thật ra tôi vẫn chưa hiểu ý anh 11002 là sao. Nhưng tôi sẽ theo ý anh.
Tôi xin crop lại hình của anh, chỉ lấy bảng màu thôi, để không gây nhiễu nội dung chính.
Phần đầu là hình đúng sáng của anh. Kế đến hình thiếu sáng đã tăng lại đúng 2 stop. Hình dư sáng do màu đẹp theo tôi nên giữ nguyên (Dư sáng chấp 2 stop)
http://farm3.staticflickr.com/2844/8779174523_947cf97625_c.jpg
Bây giờ chúng ta chú ý vào bảng màu, tấm thiếu sáng mất khoảng 2 hàng cuối, còn tấm dư sáng mất khoảng 2 hàng đầu (góc trên trái là do bị chói, tấm nào cũng bị). Một kết quả huề thật đẹp !
Bây giờ chúng ta làm động tác "cứu".
Phần đầu là tôi cứu tấm thiếu sáng cho màu tương đồng với các vùng còn lại. Phần sau là cứu tấm dư sáng, theo cách tương đương. Sau đó tôi phóng đại 2 vùng đã cứu. Vùng dư sáng bị nhiễu, nhưng nhiễu màu trắng, làm màu có cảm giác dễ chịu và không bị noise (thật ra là noise trắng). Trong khi vùng thiếu sáng nhiễu màu đen, nên có cảm giác hột (thật ra là do màu đen cho contrast cao). * cả 2 đều bị nhiễu, một nhiễu trắng và một nhiễu đen.
http://farm9.staticflickr.com/8259/8779429031_9361a9f607_c.jpg
Ở đây tôi cũng không muốn tranh cãi với anh 11002 về dư hay thiếu, như tôi nói ở trên cả hai đều cứu được và cả hai đều nhiễu, nhưng cái nào dễ chịu hơn thôi. Nếu anh thích thiếu sáng cũng không có vấn đề gì.
Vậy cuối cùng nên chụp dư sáng hay thiếu sáng? Tùy vào anh em thích thế nào. Một vài anh em có thể thích dư sáng, một vài anh em có thể thích thiếu sáng như anh 11002. Tôi? Dư sáng ! :) (vì dư sáng vẫn đang chấp 2 stop !!!)
Máy đo sáng nặng vùng trung tâm anh ạ.
Nếu so sánh công bằng, anh nên lấy vùng trung tâm ra để cứu theo bảng màu, sao anh lại chọn 2 màu khác nhau? Màu cyan cho vùng thiếu sáng và magentta cho vùng dư sáng.
Hơn nữa, trong ảnh trên tôi cố ý chụp rộng ra để thấy rõ, chứ không crop lại theo ý anh:
- Thấy cả chữ và phông trắng
- Thấy vùng dư sáng nằm ở góc trái phía trên bảng màu vàng.
- Thấy cả vùng thiếu sáng nặng nhất ở bảng màu góc phải phía dưới
Khi cứu ảnh, rõ ràng là cả 2 ảnh dư và thiếu sáng đề không đạt chất lượng, nhưng ảnh thiếu sáng sau khi cứu còn thấy màu, ảnh dư sáng anh cố cứu thì chỉ có 1 màu xám trung tính - vì còn chi tiết màu nào để mà cứu?
ttuankiet
22-05-2013, 10:25 PM
Chào Bạn @ttuankiet,
Bài viết rất hay và bổ ích cho mọi người ...
Tôi mạn phép nói thêm về hệ thống Chống Rung một tí.
Hệ thống Chống Rung là một hệ thống thấu kính "treo". Thông thưởng thì bằng 3 chiếc lò xo để cân bằng thấu kính trong một nòng điện từ. Thấu kính này sẽ được điều khiển bằng một "tổng lực" điện từ để điều chỉnh những tia sáng lệch do độ rung của thân máy.
Khi thân máy được đặt trên tripod ta không có độ rung. Tuy nhiên hệ thống chống rung vẫn làm việc. Để cân bằng thấu kính, tổng lực điện từ sẽ triệt tiêu lẫn nhau cho nên tất cả các mạch điều khiển thấu kính sẽ làm việc "cật lực" như nhau. Việc này có thể đưa đến mạch khiển từ lực sẽ dễ bị hư do làm việc quá độ ...
Chính vì thế, ở những lens có tích hợp hệ chống rung, người ta khuyên nên tắt hệ chống rung khi dùng tripod. Nhưng những lens sau này, nhà sản xuất lens như Canon đã có thêm một bộ phận an toàn cảm ứng được độ rung hoặc không rung mà tự động tắt đi hệ chống rung trên lens khi độ rung không hiện hửu. Ta không cần phải tắt ...
Tôi nghĩ rằng Mirror Lock_Up cũng là một cách để chụp cho một bức ảnh có nét hơn ...
Thân,
KGP
Cảm ơn bài đóng góp của anh. Nếu anh có thể viết rõ hơn, kèm hình minh họa thì hay quá. Xin anh cho biết thêm lens nào chống rung kiểu mới, lens nào vẫn dùng kiểu cũ để anh em biết đường mà có tắt hay không. Mong anh có thể chia sẻ cùng với Mirror Lock_up, tôi sẽ add vào bài đầu để mọi người cùng kham khảo.
11002
22-05-2013, 10:29 PM
Tôi đang viết về KTS, nếu anh đang chủ ý đến film, thì chúng ta đang nói về 2 vấn đề khác nhau. Ánh sáng đập vào film sẽ khác với ánh sáng đập vào sensor, dẫn đến việc dư sáng, thiếu sáng và độ nhiễu cũng sẽ khác nhau. Mong anh bỏ qua cho sự hiểu lầm này.
Tôi sẽ sửa lại vài từ ở bài viết trên :)
Ảnh minh hoạ tôi chụp bằng máy KTS, không phải phim, anh ạ.
Tôi chi ví dụ phim neg. và pos. để anh em hiểu rõ hơn khi nào chụp dư sáng và khi nào chụp thiếu sáng, chứ không khăng khăng là phải chụp thiếu sáng hay dư sáng.
Riêng về digital, thì chụp thiếu sáng sẽ dể cứu được ảnh và vẫn còn chi tiết, còn dư sáng thì sẽ chỉ có 1 màu xám trung tính.
Ngày mai trời sáng, tôi sẽ chụp minh hoạ vài tấm với thông số đo sáng chuẩn, để minh hoại cho hình chụp thiếu sáng dư sáng, cứu ảnh nào dể hơn, ảnh nào còn chi tiết hơn.
Bái viết của anh rất hay, nhưng khi thấy chi tiết nào chưa chính xác thì tôi vào góp ý thôi.
maxxis
23-05-2013, 12:43 AM
Bài viết hay quá . Xin càm ơn
KhongGianPhang
23-05-2013, 06:22 AM
Cảm ơn bài đóng góp của anh. Nếu anh có thể viết rõ hơn, kèm hình minh họa thì hay quá. Xin anh cho biết thêm lens nào chống rung kiểu mới, lens nào vẫn dùng kiểu cũ để anh em biết đường mà có tắt hay không. Mong anh có thể chia sẻ cùng với Mirror Lock_up, tôi sẽ add vào bài đầu để mọi người cùng kham khảo.
The Miror Lock-up Technique
Khi ta chụp một bức ảnh thì những diển biến sau đây sẽ tuần tự diển ra trong thân máy :
1. Gương sẽ lật lên nằm sát Focus Sreen bên trên.
2. Khẩu độ sẽ đóng lại theo F-number do thân máy tính toán hay do người chụp chỉnh trước đó.
3. Màn trập ( shutter ) sẽ "hé mở" theo thời khắc do thân máy tính toán hay do người chụp điều chỉnh trước đó.
4. Phim hay Sensor sẽ được phơi sáng theo thời khắc của Màn Trập, ghi nhận tất cả những chi tiết đi qua OK.
5. Màn trập đóng lại.
6. Khẩu độ sẽ trở lại vị trí ban đầu : khẩu lớn nhất.
7. Gương sẽ trở về vị trí ban đầu : hạ xuống 45 độ để đưa chi tiết trước Lens đến viewfinder.
Chúng ta sẽ thấy rằng động tác nâng gương sẽ tạo ra ít nhiều sự rung động cho thân máy ( sau khi màn trận đóng lại thì mọi tác động trên thân máy không còn ảnh hưởng gì đến ảnh đã chụp cả ).
Trong Customer Function của Canon, ta có thể kích hoạt chức năng Miror Lockup : Enable, trước khi chụp ảnh Landscape trên tripod.
Sau khi kích hoạt, chúng ta sẽ bấm Shutter Release 2 lần : lần đầu để Nâng Gương lên sát Focus Screen và lần thứ 2 để chụp :Khẩu độ và Màn Trập sẽ làm việc như bìng thường
Ý kiến tôi về bài viết thì gần giống như ý của @11002 . Cần có sự góp ý từ những người có kiến thức và kinh nghiệm về NA bổ túc thêm cho Bài Viết được đầy đủ và có ích lợi cho những Bạn Ảnh khác.
Tôi đồng ý với @11002 về việc cứu ảnh : Under_exposed dễ cứu hơn Over_exposed ... tuy kỷ thuật Tend To The Right như bạn đã viết đã có rất nhiều NAG áp dụng.
Còn về hệ Chống Rung tích hợp trên lens thì tôi đã đọc và biết cách đây khoảng 5,6 năm gì đó. Những lens sản xuất trước, thế hệ 1 , hình như chưa có chức năng tự động "tắt" này. Những ai có lens tích hợp hệ chống rung nên lên mạng để đọc thêm đặc tính của đời lens của mình .
Thân,
KGP
Gà mờ
23-05-2013, 06:23 AM
@ttuankiet: cảm ơn bài viết của bác, rất hay và thiết thực. Về việc dư sáng và thiếu sáng hôm em học chụp film, thầy dạy dạy em là nên đo sáng vùng sáng âm để lấy chi tiết vùng tối, vùng dư sáng có thể bù trong phòng tối..., em thấy nó hơi ngược với thực tế khi chụp với máy số, nhưng quên chưa hỏi lại.
Ví dụ trên của anh 11002 là kinh nghiệm của hầu hết anh em chụp cưới, chụp fashion... chụp tối một chút về nâng sáng lên an toàn hơn là chụp cháy về ko cứu được trong PS. Em cũng đã bị nhiều lần như thế nên nghĩ anh 11002 đúng ạ.
11002
23-05-2013, 09:20 AM
The Miror Lock-up Technique
Khi ta chụp một bức ảnh thì những diển biến sau đây sẽ tuần tự diển ra trong thân máy :
1. Gương sẽ lật lên nằm sát Focus Sreen bên trên.
2. Khẩu độ sẽ đóng lại theo F-number do thân máy tính toán hay do người chụp chỉnh trước đó.
3. Màn trập ( shutter ) sẽ "hé mở" theo thời khắc do thân máy tính toán hay do người chụp điều chỉnh trước đó.
4. Phim hay Sensor sẽ được phơi sáng theo thời khắc của Màn Trập, ghi nhận tất cả những chi tiết đi qua OK.
5. Màn trập đóng lại.
6. Khẩu độ sẽ trở lại vị trí ban đầu : khẩu lớn nhất.
7. Gương sẽ trở về vị trí ban đầu : hạ xuống 45 độ để đưa chi tiết trước Lens đến viewfinder.
Chúng ta sẽ thấy rằng động tác nâng gương sẽ tạo ra ít nhiều sự rung động cho thân máy ( sau khi màn trận đóng lại thì mọi tác động trên thân máy không còn ảnh hưởng gì đến ảnh đã chụp cả ).
Trong Customer Function của Canon, ta có thể kích hoạt chức năng Miror Lockup : Enable, trước khi chụp ảnh Landscape trên tripod.
Sau khi kích hoạt, chúng ta sẽ bấm Shutter Release 2 lần : lần đầu để Nâng Gương lên sát Focus Screen và lần thứ 2 để chụp :Khẩu độ và Màn Trập sẽ làm việc như bìng thường
Thân,
KGP
Bài viết bác ttuankiet viet rất hay.
Em chỉ có đóng góp chút xíu nữa vê phần Mirror Lock Up.
Hai Dòng máy Canon và Nikon có cùng tên gọi, nhưng lại có chức năng khác nhau. Còn Sony thì em không biết chút nào hết, bác ttuankiet vào chỉ gúp
1. Với các máy Canon:
- Mirror Lock Up: Khi ta bấm nút chụp gương lật sẽ lật lên trên, khi ta bấm nút chụp lần thứ 2 màn trập sẽ tự động mở và đóng theo tốc độ định sẳn.
- Mirror Lock Up + Self time 2s (10s) : khi ta bấm nút chụp gương lật sẽ lật lên trên, sau 2s màn trập sẽ tự động mở và đóng theo tốc độ định sẳn.
Rõ ràng Mirror Lock Up + Self time 2s (10s) sẽ giúp máy ít rung nhất.
2. Với các máy Nikon (em không phải là người chụp bằng Nikon, nên không rành, các bác Nikonian vào sửa lại cho chính xác):
- Các máy từ D200 trở về trước. Mirror Lock-Up: Chức năng này dùng để clean sensor
- Các máy từ D700 trở về sau. Lock Mirror Up: Chức năng này dùng để clean sensor
- Chức năng lật gương lật chống rung được Nikon gọi tên là Mirror Up (Mup)
chummy
23-05-2013, 12:23 PM
@Bác11002 và Bác Tuấn Kiệt:
Trước hết em xin cảm ơn Bác Tuấn Kiệt đã viết một bài viết bổ ích và cũng cảm ơn Bác 11002 đã chỉ ra những điểm nhỏ còn thiếu sót trong đó để mọi người có thể học hỏi kiến thức và hiểu biết chính xác hơn vấn đề.
Đối với vấn đề mà 2 Bác đang tranh luận, là nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, ta nên chụp ảnh dư sáng hay thiếu sáng để sau khi hậu kỳ có thể cho ra ảnh có chất lượng tốt hơn, em đồng ý với bác 11002 là ta nên chụp thiếu sáng.
Để giải thích cho ý kiến trên, em xin nêu ra đây 3 luận điểm:
1. Mối liên hệ giữa lượng ánh sáng đập vào sensor (actual light) và cường độ ánh sáng được digital camera sensor mã hóa (detected light) là mối liên hệ tuyến tính (linear)
2. Không giống như sensor, mắt người lại nhạy với sự thay đổi ánh sáng ở vùng tối hơn là sự thay đổi ánh sáng ở vùng sáng => mối liên hệ không tuyến tính (non-linear)
3. Từ thực tế trên mới phát sinh ra khái niệm "gamma encoding" (đối với file JPG) và "gamma correction" (đối với màn hình).
Em xin phép chỉ nêu 3 luận điểm như vậy mà chưa đi vào giải thích cụ thể vì thời gian em ko có. Sáng mai em có cái test mà hiện tại bên em đã là 10:30PM. Xin phép được tiếp tục sau.
dragonfly39
25-05-2013, 02:16 PM
Bài viết của bạn rất hay, đáng học hỏi.
Bạn cho hỏi thêm:
Theo kiến thức ngày xưa:
- Với film negative thì ta chọn dư sáng (ngày xưa gọi lả zero +)
Vì nếu dư sáng, vùng dư sáng trên film bị đen nhiều, ta có thể cứu bằng phòng tối - rọi thời gian lâu hơn
Nếu thiếu sáng, vùng thiếu sáng trên film sẽ trong veo, mà trong veo thì khỏi cứu
- Với film positive, thì ta chọn thiếu sáng (ngày xưa gọi lả zero -)
Ngược lại với ngative film như phân tích ở trên.
- Với sensor, vùng dư sáng cháy trắng không còn chi tiết thì không thể cứu được, vùng thiếu sáng cho dầu tối thui và noise, nhưng vẫn còn kéo sáng bằng PS và cừu được ít nhiều
Không biết kiến thức này có bị lỗi thời không?
Theo kinh nghiệm thực tế, kiến thức của 11002 hoàn toàn không bị lỗi thời, trái lại thuộc loại "bất khả phủ bác". Lý do: cháy trắng mất hết chi tiết, còn gì nữa mà "cứu". Khi "cứu" những vùng cháy trắng, kết quả cho ta một màu xám trơn nhờ nhờ ở những vùng được "cứu".
Bài viết của bác rất công phu và rất hay.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của riêng em và nhiều bạn bè đã từng chụp từ film Neg., Pos. và giờ qua Digital em thấy có chổ chưa chính xác, nên phải trao đổi cùng bác để mọi người có nhiều kinh nghiệm hữu ích
Tôi đồng ý ở chỗ "công phu" và đồng ý luôn ở chỗ "chưa chính xác".
Bổ sung: còn nhiều chỗ không chính xác, không chỉ là "có chỗ".
Rõ ràng Mirror Lock Up + Self time 2s (10s) sẽ giúp máy ít rung nhất.
[/B]
Không Gian Phẳng, và 11002 đưa thêm kiến thức thuộc loại bất khả phủ bác.
* Bài viết chỉ chia sẻ trong phạm vi thread của diễn đàn, mod và admin vui lòng không đưa ra ngoài (như đầu trang hay trang chủ,...), đơn giản là vì tôi không thích !
** Tôi gở bỏ 1 phần "dư sáng thiếu sáng" vì phần này không giúp ảnh nét hơn, lại gây tranh cãi về nên chụp dư sáng hay thiếu sáng.
Rất tán thành đề nghị của anh chủ về việc "không đưa ra ngoài (như đầu trang hay trang chủ)". Theo tôi, bài viết hiện còn nhiều chỗ thiếu sót/chưa đúng. Không nên đưa ra trang chủ.
Không đồng ý về phần "gở bỏ 1 phần dư sáng thiếu sáng vì phần này không giúp ảnh nét hơn".
Tôi thấy phần đó rất quan trọng, nhiếp ảnh là "vẽ bằng ánh sáng". Một bức ảnh "đúng sáng", cho ta nhiều chi tiết, màu sắc "lên", "rực" hơn, hình ảnh "nổi khối" hơn, trong trẻo hơn, từ đó cho ta cảm giác về chiều sâu và đương nhiên là cảm giác NÉT HƠN. Thử hỏi một bức ảnh có nhiều vùng "cháy tè le", sau khi "cứu" loang lổ những vùng KHÔNG CHI TIẾT, XÁM NHỜ NHỜ rất khó coi, thì các vùng "nét hơn" kia để làm gì? Bạn thử mang máy ảnh Canon với ống kính 135L f2.0, đặt trên chân máy "vững như thái sơn", dùng "iso thấp nhất", "khẩu độ vàng" v.v..chụp dư sáng sau đó về "cứu lại", và so sánh với ảnh chụp cùng máy ảnh, ống kính v.v.. và "đúng sáng", xem ảnh nào nét hơn.
Trên các trang mạng, có rất nhiều bài viết bằng Anh ngữ, của các tác giả theo trường phái "Exposing to the Right", khuyên nên chụp "dư sáng" hơn "thiếu sáng". Tuy nhiên, người đọc/dịch thường bỏ sót đoạn rất quan trọng (trong đó có tôi, và tôi đã từng trở thành "nạn nhân" của trường phái "exposing to the right") tôi trích lại ở đây: The photographer must be careful not to carry the exposure too far. If too much exposure is given, the highlight details will be blown
http://ronbigelow.com/articles/exposure/exposure.htm
'Expose to the Right' is a Bunch of Bull
By Ctein
http://theonlinephotographer.typepad.com/the_online_photographer/2011/10/expose-to-the-right-is-a-bunch-of-bull.html
Dùng chân máy
Những tay máy chuyên nghiệp luôn dùng chân máy trong hầu hết các trường hợp, ngoài trừ các tình huống bất khả kháng như đám cưới, sự kiện,... Họ dùng chân máy ngay cả ban ngày ngoài trời. Chân máy họ dùng cũng thuộc loại cứng cáp, đảm bảo máy vẫn "vững như Thái Sơn" dưới cơn gió mạnh. Vì vậy anh em nên chọn loại chắc chắn. Những loại rẻ thường yếu và gây rung máy.
Không nhấn shutter mà dùng dây bấm hoặc remote
Hành động nhấn chụp sẽ làm rung máy, đây là yếu tố làm ảnh kém độ nét. Để hạn chế điều này, những người chuyên nghiệp luôn dùng tay bấm, hoặc dùng điều khiển từ xa. Nếu không có, hoặc không mang theo, chúng ta có thể dùng chế độ tự chụp trong 2s 5s 10s để thay thế.
Tắt chế độ chống rung (nếu dùng chân máy)
Một lý thuyết nghe có vẻ vô lý, nhưng hệ thống chống rung luôn hoạt động và chính hệ thống này cũng tạo ra rung động, đương nhiên là rung động nhỏ thôi. Nhưng đối với những tay máy muốn ảnh bén như dao lam, thì họ sẽ tắt chức năng này, nếu họ đang dùng chân máy.
Đoạn bạn viết nếu đọc cách đây 13 năm, nhất định tôi hoàn toàn đồng ý. Vì giống "y chang" những bài về lý thuyết, kiến thức nhiếp ảnh tôi đọc từ các trang mạng viết bằng Anh ngữ.
- "Hành động nhấn chụp sẽ làm rung máy":
Không đồng ý, theo tôi, điều này chỉ đúng với những người mới tập cầm máy, hoặc bị bệnh tật khiến tay rung liên hồi. Với những người cầm máy đã quá quen, họ không có "nhấn" nút chụp, mà họ "vê", "vuốt", thậm chí vừa "vê", "vuốt" còn lia máy theo đối tượng (panning). Hình ra vẫn nét "cứng khừ" luôn.
- "Những tay máy chuyên nghiệp luôn dùng chân máy trong hầu hết các trường hợp, ngoài trừ các tình huống bất khả kháng như đám cưới, sự kiện...":
Không đồng ý. Theo tôi, những tay máy chuyên nghiệp HỌ CHỈ DÙNG CHÂN MÁY TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO HỌ THẤY CẦN. Ít có điều gì gọi là "bất khả kháng" hay "bất ngờ" với những tay máy đã gọi là CHUYÊN NGHIỆP cả.
Các tình huống như đám cưới, sự kiện v.v..họ không dùng đơn giản vì họ thấy không cần thiết. Ví dụ: họ dùng flash "oánh cái đùng", bắt đứng hình ảnh, nét "cứng khừ". Dùng chân máy để làm gì! Anh có thể tìm các file video clip loại behind-the-scenes của tạp chí sports illustrated chuyên chụp mẫu áo tắm xem thử các tay máy làm việc ra sao.
Một thực tế là càng "chuyên nghiệp" bao nhiêu thì bạn, người cầm máy, càng KHÔNG THÍCH DÙNG TRIPOD, DÂY BẤM MỀM, hay ĐIỀU KHIỂN TỪ XA bấy nhiêu.
Lý do: bạn luôn thích cảm giác "nằng nặng" của chiếc máy ảnh trong tay của bạn, cảm giác zoom ra zoom vào, "đã đã", rồi "vê", "vuốt" nút chụp ghi lại khoảnh khắc một cách hết sức cơ động, sinh động, khác hẳn cảm giác chết cứng khi gắn máy trên tripod và cầm cái remote control nhẹ tưng trên tay mà bấm tạch tạch.
- "những tay máy muốn ảnh bén như dao lam, thì họ sẽ tắt chức năng này (chống rung), nếu họ đang dùng chân máy":
Không đồng ý, việc tắt chức năng chống rung (của ống kính) khi đang gắn máy trên tripod không làm ảnh trở nên "bén như dao lam" được. Một số ống kính có chức năng nhận biết khi máy gắn trên tripod, thì ta không cần thiết phải tắt chế độ chống rung.
The Exception – Yes, there is always an exception to any rule and in the case of IS it is important to know that there are some DSLR lenses that can actually sense and account for when you’re using a tripod (Canon calls it tripod detection – a feature that was added in 2000). As a result you don’t need to switch image stabilization off at all. Read more: http://digital-photography-school.com/image-stabilization-on-tripods
Ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất
Nên ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất nếu có thể, vì ảnh bị nhiễu sẽ kém nét hơn. Việc dùng chân máy có thể giúp chúng ta chụp chậm hơn mà không quá lo lắng về ảnh bị mờ. Nên ưu tiên chụp ISO 100 hoặc dưới 100 (nếu có thể).
Không đồng ý: Common DSLR Myths – Always Use The Lowest ISO
The higher the ISO image the more noise you get, but the lower the ISO setting the less sharp the pictures were. The sweet spot for different cameras may vary but with many other settings, you will not get the best results from either of the two extremes.
http://cameradojo.com/2007/12/01/common-dslr-myths-always-use-the-lowest-iso/
Tóm lại theo tôi:
1/CHỈ DÙNG TRIPOD KHI THỰC SỰ THẤY CẦN.
- "Chuyên nghiệp" hay không "chuyên nghiệp" không phụ thuộc vào việc dùng tripod hay không. Dùng tripod trong những trường hợp KHÔNG CẦN THIẾT là tự gây thêm khó khăn cho mình.
2/"Hình đã nét rồi muốn nét hơn" phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tạm liệt kê vài yếu tố:
- Thiết bị (máy ảnh, ống kính hoạt động tốt, khẩu độ, flash v.v..). Không nhất thiết phải có "ống kính cực xịn" hay "máy ảnh ngàn ngàn đô" mới cho ra hình "cực nét".
Cách thiết đặt máy và biết rõ ống kính mình đang sử dụng mới là điều quan trọng. Chẳng hạn tôi có lần thiết đặt máy "sharp=0", "contrast=0" (cái gì cũng đặt ở mức "0") chụp file Raw. Khi về tải ảnh vào máy giật mình "sao ảnh không nét và màu đù quá". Sau khi thiết đặt lại các mức sharp, contrast, color v.v.. đâu vào đấy.
- Ánh sáng - VÔ CÙNG QUAN TRỌNG:
+ hướng sáng. Vd: Chọn hướng sáng mặt trời/đèn rọi thẳng vào ống kính mà không dùng biện pháp nào che chắn (chẳng hạn loa che nắng cho ống kính), ảnh ra bị mù, lóa, không làm sao nét được.
+ cường độ ánh sáng, sự tương phản của sáng và tối
+ màu sắc mà loại ánh sáng đó tạo ra. Ví dụ: ánh sáng trong "giờ vàng", khác ánh sáng trắng giữa trưa. Ánh sáng ngày mưa, khác ngày nắng. Trời đầy mây khác trời không mây v.v..
- Khẩu độ. Không cần thiết phải là "khẩu độ vàng". Chỉ cần không phải là khẩu độ "tệ nhất" của ống kính bạn đang sử dụng là được.
Điểm chính yếu luôn là sự TƯƠNG PHẢN, tùy theo ý đồ người chụp.
Ví dụ: Đặt vùng mờ sau vùng muốn nét, ta cảm nhận ngay lập tức "đã nét rồi còn nét hơn" (Có thể xem topic ảnh từ 135L f2, 85L 1.2 của các thành viên vnphoto làm ), đặt vùng tối kế vùng sáng ta cảm nhận ngay "đã sáng rồi còn sáng hơn/đã tối rồi còn tối hơn". Một bức ảnh "nét từ trước ra sau", "cái gì cũng nét" người xem chưa chắc cảm được cái "nét" này.
- Chú ý bố cục, màu sắc, sắc độ đậm nhạt của chủ đề chính, phụ.
Một bố cục rối rắm, màu sắc lộn xộn, dù ta có đặt máy trên tripod, khẩu độ "vàng", gì gì đi nữa, chỉ cho ra bức hình nhức mắt.
- Cuối cùng không thể thiếu là PHÒNG SÁNG (Tùy bạn dùng chương trình gì quen thuộc, Adobe Photoshop chẳng hạn) và các kỹ thuật sử dụng nó.
Rất cảm ơn anh chủ đã bỏ công viết/dịch.
11002
25-05-2013, 04:02 PM
Rất cảm ơn anh chủ đã bỏ công viết/dịch. Thiết nghĩ, nếu anh dịch từ các tài liệu trên internet, nếu có thể anh nên kèm link nguồn nơi anh lấy bài dịch. Khi đó các thành viên "gạo cội" trên này có thể tới link và có thêm điều kiện thẩm định lại các kiến thức từ nguồn, bổ sung kiến thức cho nhau và cùng tiến. Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, vàng thau lẫn lộn. Các trang mạng bằng Anh ngữ/Việt ngữ có nhiều trang kiến thức nhiếp ảnh rất hay, không ít trang đăng những thông tin về nhiếp ảnh rất trời ơi đất hỡi (ví dụ như trang sohoa net gì đó nếu tôi không nhớ nhầm).
Chết rồi! anh dragonfly39 ơi!
Chỉ tính góp ý nhẹ nhàng những gì quá sai thôi, còn những cái khác (có thể đúng trong trường hợp này nọ), không cần góp ý để bác Tuấn Kiệt có tinh thần mạnh dạn viết tiếp.
Anh post bài này lên chắc tiêu luôn.
ttuankiet
26-05-2013, 12:29 AM
Chào anh dragonfly39,
Bài viết của anh thật là... "không hay" ! Những điều anh viết đi sai chủ đề và chỉ có ý công kích. Tôi xin lần lượt trả lời những thắc mắc của anh.
1. Không đưa ra ngoài trang chủ: Tôi không nghĩ đến chuyện kiến thức sai hay đúng, chỉ vì tôi không thích ! Chỉ là sở thích thôi ! Nói theo anh thì những gì ngoài trang chủ của vnphoto toàn đúng !?
2. Chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp: Tôi có viết "không dùng chân máy là không chuyên nghiệp" đâu, sao anh lại cố thay đổi ý nghĩa để gây tranh cãi !?
3. Những phương pháp ở trên là những phương pháp "khuyên" dùng, không phải "bắt buộc" phải dùng. Không dùng không có nghĩ là ảnh không nét, tôi cũng không viết rằng không dùng ảnh sẽ không nét. Tôi dùng những từ "nên", "nếu được", "nếu có thể", "ưu tiên",... Tôi không hề viết là "bắt buộc" hoặc "phải". Tôi thật không hiểu anh đang cố gắng phản biện điều gì?
4. Khẩu độ vàng: gần giống điều 3, anh vui lòng đọc lại. Tôi viết rằng nếu được nên ưu tiên khẩu độ vàng, không phải "bắt buộc" dùng khẩu độ vàng ! Một lần nữa, anh đang muốn tranh cãi điều gì?
Chủ đề của chúng ta là muốn ảnh "nét hơn", anh vui lòng xem lại hai lời khuyên của anh và của tôi.
Của anh: "Không cần thiết phải là khẩu độ vàng. Chỉ cần không phải là khẩu độ tệ nhất của ống kính bạn đang sử dụng là được".
Của tôi: "Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chụp ở khẩu độ vàng, nhưng nên chú ý ưu tiên hàng đầu cho nó nếu có thể."
5. Kiến thức từ nguồn khác? Những điều tôi viết từ những hiểu biết về nhiếp ảnh căn bản cộng kinh nghiệm. Tôi tin rằng một số người ở đây cũng đã biết những điều này. Và những điều này cũng không có gì quá "cao siêu", cũng là bình thường và hàng ngày thôi. Tôi không cần phải dịch của bất kỳ nguồn nào. Do bài của anh DeKa77 làm tôi bức xúc viết lên. Anh thấy đấy, ảnh tôi "mượn" để minh họa đều có nguồn rõ ràng. "Kẻ cắp thì nghĩ ai cũng như mình" nên tôi khuyên anh không nên có suy nghĩ đó. Đương nhiên tôi tin anh không phải dạng ăn cắp kiến thức, tôi chỉ lo là những điều này lại làm người khác nghĩ anh như thế.
6. Dư sáng: tôi nghĩ mọi người đang hiểu lầm ý này ! Tôi nói là DƯ SÁNG, tôi không nói là CHÁY SÁNG. Tôi thấy anh khoe hơn 13 năm kinh nghiệm, tôi nghĩ rằng anh biết điều này: chụp dư sáng và cháy sáng là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Chẳng lẽ anh lại nói dư sáng là cháy sáng hay sao!? Nói lại, vậy chụp thiếu sáng là chụp cho khét đen #000000? Đương nhiên chụp thiếu sáng thôi, chứ không chụp khét đen. Cùng một nghĩa, dư sáng thôi, không phải trắng nhách #FFFFFF ! Trong tất cả bài viết, tôi có khuyên chụp cháy sáng bao giờ ???
Chụp dư sáng cũng là một trong những thói quen theo kinh nghiệm của tôi. Tôi cũng không dịch hoặc theo bất kỳ một trường phái nào cả. Nói ngược lại, những người chụp thiếu sáng lại theo một trường phái nào đó? Tôi nghĩ là không, đa phần họ chụp thiếu sáng cũng do kinh nghiệm thôi. Tôi cũng mong anh đọc lại phân tích của tôi trước khi đem so sánh với một bài viết khác. Tôi không nghĩ rằng quan điểm của tôi giống với lý thuyết "dư sáng" mà anh đã so sánh. Sau cùng, mong mọi người đừng hiểu lầm ý của tôi: "dư sáng" không phải "cháy sáng".
7. Ánh sáng: vô cùng quan trọng: anh đã liệt kê một loạt các yếu tố phía sau. Tôi nghĩ rằng anh muốn công kích tôi không biết những điều này. Anh DeKa77_2 ơi, anh muốn chê tôi cũng được, nhưng không nên chia sẻ những kiến thức đại loại như "Đặt vùng mờ sau vùng muốn nét, ta cảm nhận ngay lập tức "đã nét rồi còn nét hơn". Tôi hứa tôi sẽ không viết gì nữa. Tôi xin anh tha cho lớp trẻ sau này !
** Hãy làm tất cả để đề cao nghệ thuật, đừng dùng nghệ thuật để đề cao mình.
dragonfly39
26-05-2013, 05:03 AM
Chết rồi! anh dragonfly39 ơi!
Chỉ tính góp ý nhẹ nhàng những gì quá sai thôi, còn những cái khác (có thể đúng trong trường hợp này nọ), không cần góp ý để bác Tuấn Kiệt có tinh thần mạnh dạn viết tiếp.
Anh post bài này lên chắc tiêu luôn.
@11002: Quả thực anh chủ đã hiểu nhầm ý tôi là có ý "công kích" và có vẻ giận đúng như 11002 nghĩ. Tiếp thu ý 11002, nên tôi đã delete đoạn gây hiểu nhầm.
@ttuankiet:
- Tôi không phải "DK77_2.
- Không hề có ý công kích gì anh chủ (tôi đã xóa đoạn viết gây hiểu lầm cho anh và làm anh giận để chứng tỏ điều này). Lẽ ra tôi để đoạn viết "nên ghi link nguồn" và "các trang web thông tin trời ơi đất hỡi như sohoa.net" tách rời ra, hay viết ở bài khác, thì hay hơn, không gây hiểu lầm.
Ngược lại rất cám ơn anh và bất kỳ ai đã có công, bỏ thời gian đưa bài viết đóng góp, chia sẻ kiến thức - dù kiến thức đưa lên sai hay đúng, chưa đúng hoàn toàn, cần bổ sung, tôi luôn tìm thấy điều học hỏi được. Anh đưa bài lên là tôi "quá khoái" vì "lại có dịp học hỏi rồi", lý do gì mà "công kích" anh ???
Khi viết bài, tôi chỉ nói rõ "đồng ý" hoặc "không đồng ý" với lý thuyết/luận điểm. Không bao giờ nhắm vào người viết bài. Anh chủ xem lại bài của DK77_2 sẽ thấy tinh thần này của tôi. Quan niệm của tôi trước sau như một: không học trực tiếp được thì học gián tiếp, mọi người đều có cái cho mình học. Từ những điều PHI LÝ, KHÔNG CÓ THỰC DK77_2 đưa lên, nhắc tôi liên tưởng, nhớ lại những kiến thức khác, rồi các thành viên khác "thấy phi lý, thấy sai" vào bổ sung, tôi lại học được kiến thức từ các thành viên đó chia sẻ, kiện toàn và "làm tươi" kiến thức của mình.
- Không hề "khoe 13 năm kinh nghiệm" theo ý anh nghĩ.
Thực tế anh đọc kỹ lại có chăng là tôi "khoe" từng cái kinh nghiệm ngu của tôi. Có tánh "học xong thích vọc liền" để thử, rồi kiểm chứng nên từng là nạn nhân của đủ các kiểu lý thuyết, lời đồn, bài viết từ "lung tung nguồn" tôi lục lọi trên internet.
- Không nhầm lẫn giữa DƯ SÁNG và CHÁY TRẮNG.
Nhưng một khi ta đã đặt ưu tiên "exposing to the right". Tất nhiên phải lo ƯU TIÊN VÙNG TỐI trước. Nếu vừa lo "exposing to the right", vừa lo "dòm chừng" giữ cho vùng sáng không bị cháy, nếu vùng sáng bị cháy, lại quay giảm xuống dưới mức cháy để bảo toàn, anh có thấy điều này trở nên mâu thuẫn và thực tế đã trở thành EXPOSING TO THE LEFT rồi không?
Một khi thấy rõ hậu quả "cháy mất chi tiết là hết cứu", những mảng xám nhờ nhờ loang lổ đây đó trong hình coi không được vì sao ta không đi thẳng vào việc EXPOSING TO THE LEFT, ưu tiên bảo toàn vùng sáng không để bị mất chi tiết, vùng tối về "cứu" lại sau cho gọn?
"Nói theo anh thì những gì ngoài trang chủ của vnphoto toàn đúng !?"
Tôi xác nhận với tôi là như vậy. Cần làm rõ thêm, tôi chỉ bàn về phạm vi "kiến thức nhiếp ảnh", vì từ "những gì" anh dùng nó khá khái quát.
Tôi không nói là các kiến thức ĐÚNG mãi mãi và ĐỦ 100% Nhưng tôi thấy một khi bài viết về kiến thức nhiếp ảnh, một chủ đề đã được đưa ra ngoài trang chủ của vnphoto, nó ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNH bởi nhiều thành viên gạo cội. Thường thuộc dạng "những sự thật bất khả phủ bác", "sự thật được đa số chấp nhận", ĐẠI ĐA SỐ CÁC ĐIỂM NÊU RA TRONG BÀI LÀ ĐÚNG. Nếu là bài lược dịch từ internet, tác giả thường ghi nguồn.
Với kiến thức có hạn của tôi, tôi chưa tìm ra điểm nào để phản bác cả. Trường hợp anh thấy có bài viết nào về kiến thức nhiếp ảnh ở ngoài trang chủ Vnphoto mà anh cho là "sai" hay "chưa đúng" mời anh nêu ra và bổ sung.
Nhắc nhỏ: đừng quên diễn đàn mình có 11002 (và hàng loạt các thành viên gạo cội thuộc diện "ngọa hổ tàng long" ở đủ mọi thể loại ảnh ọt, ví dụ như XICHLO, RAVIC, MAYCATANG, TRUNGNGUYEN, LYLONG và nhiều nữa biết mặt mà lẩm cẩm không nhớ tên ví dụ một số anh em thuộc diện "sư phụ" trong chụp ảnh đời thường ở Hà Nội, "ăn nằm" với máy ảnh nhiều hơn với ..), tôi hoàn toàn tin tưởng 100% cái tu huýt của 11002 (và nhiều tu huýt khác) sẽ không bỏ qua những cái "chưa đúng" trong bài viết trước khi nó được ra ngoài trang chủ vnphoto.
Thân mến
nhimi
26-05-2013, 08:54 AM
Về vấn đề chụp ảnh dư sáng "Expose to the Right-ETTR" thì tôi thấy thế này mục tiêu của của ETTR là nhằm giảm thiểu nhiễu vùng tối. Vậy nếu như máy của tôi không có hay ít nhiễu vùng tối thì chẳng cần ETTR làm gì. Nhưng nếu cần ETTR thì dư bao nhiêu là đủ mà không cháy và nhất là không bị cháy mất các màu riêng lẻ.
Còn về thiếu sáng thì cũng như vậy thôi thiếu sáng bao nhiêu là vừa đủ để không bị mất thông tin (ảnh RAW).
Nếu sáng thì thừa mà tối lại cũng thừa nốt thì biết chọn dư sáng hay thiếu sáng? Rõ ràng khi này máy ảnh và máy tính cho ta công cụ khác như AEB hay HDR.
Bản thân tôi chỉ là người chụp theo sở thích cá nhân, bình thường khi chụp cũng chẳng nghĩ nhiều (Có thể nói giương máy lên là chụp) chỉ đo sáng lấy nét theo cái mình quan tâm. Vậy tôi rất quan tâm và mong chờ mọi người chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý dư sáng và thiếu sáng.
maycatang
26-05-2013, 09:29 AM
Thân gởi 2 anh ttuankiet và dragonfly39.
Cá nhân maycatang nhận xét khách quan anh dragonfly39, chỉ trao đổi thêm và bổ sung bài viết của anh ttuankiet về lý thuyết còn khiếm khuyết, hay mở ra hướng khác cần trao đổi thôi chứ không hề công kích cá nhân.Anh em nên nhìn với hướng tích cực hơn.
Bởi vì những bài viết đúng, rất có giá trị cho lớp đàn em đọc và học tập từ đây.Nguồn về nhiếp ảnh hiện nay trên Internet như một biển nước mênh mông, người mới chơi vào đọc một hồi là tốt mắt mà chả rút ra được gì, cho nên những bài viết hay, đúng rất đáng được ghi nhận và trân trọng. Tuy nhiên kiến thức là vô hạn, đôi khi ta cũng có thể chưa đúng ở một vấn đề nào đó,cần anh em khác vào bổ sung.
Theo cá nhân maycatang : nên chụp dư sáng hay thiếu sáng ảnh dễ cứu hơn? Maycatang cho là ảnh thiếu sáng dễ cứu hơn.( cũng có thể là quan niệm nầy chưa chắc đúng 100%). Nhưng theo kinh nghiệm nhiều năm cầm máy, maycatang lại thấy như thế.
Còn những bài viết, chưa được chính xác (sai cả về lý thuyết, đã được nhắc trong topic nầy) muốn thể hiện cái tôi, đôi khi maycatang-vbtd-11002 vào góp ý thì họ nhảy cẩng lên. Anh em chỉ còn biết alo nhau và cười trừ. Thậm chí còn muốn xoá luôn, cho người khác không lạc vào mớ bòng bong rối rắm kia.
11002
26-05-2013, 09:37 AM
Về vấn đề chụp ảnh dư sáng "Expose to the Right-ETTR" thì tôi thấy thế này mục tiêu của của ETTR là nhằm giảm thiểu nhiễu vùng tối. Vậy nếu như máy của tôi không có hay ít nhiễu vùng tối thì chẳng cần ETTR làm gì. Nhưng nếu cần ETTR thì dư bao nhiêu là đủ mà không cháy và nhất là không bị cháy mất các màu riêng lẻ.
Còn về thiếu sáng thì cũng như vậy thôi thiếu sáng bao nhiêu là vừa đủ để không bị mất thông tin (ảnh RAW).
Nếu sáng thì thừa mà tối lại cũng thừa nốt thì biết chọn dư sáng hay thiếu sáng? Rõ ràng khi này máy ảnh và máy tính cho ta công cụ khác như AEB hay HDR.
Bản thân tôi chỉ là người chụp theo sở thích cá nhân, bình thường khi chụp cũng chẳng nghĩ nhiều (Có thể nói giương máy lên là chụp) chỉ đo sáng lấy nét theo cái mình quan tâm. Vậy tôi rất quan tâm và mong chờ mọi người chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý dư sáng và thiếu sáng.
Đi vào hàn lâm, bác học.
Toàn khung hình: Đo sáng như thế nào là đúng? Đúng sáng là như thế nào??????
Đây chính là vấn đề tranh luận không có điểm kết.
Mà đã không thể xác định đúng sai thì làm sao xác định thiếu hay dư sáng :6:
Do vậy, ta không bàn về hàn lâm, bác học.
Ta chỉ bàn đến cái đơn giản nhất, thông số đo sáng của máy ảnh ta đang dùng .
Máy ảnh đo sáng ở chế độ toàn khung hình (nhà SX thường có ưu tiên vùng trung tâm).
- Máy ảnh sẽ đo sáng từng vùng sáng (tối) trong cả khung hình (theo các vị trí đo sáng định trước), sau đó sẽ lấy "trung bình cộng" các số đo + ưu tiên vùng trung tâm để cho ra thông số đo sáng được tạm gọi là "đúng sáng"
- Trong toàn khung hình đó sẽ có chổ sáng nhất, trung bình và tối nhất, nguyên tắc đo sáng là cố gắng làm sao cho chổ sáng nhất không bị cháy trắng, mất chi tiết và chổ tối nhất cũng không bị bệt, mất chi tiết.
- Tuy nhiên, do giới hạn về kỹ thuật khi gặp khung hình có độ sáng tối quá chênh lệch, các kỹ sư thiết kế phải chấp nhận sẽ có vùng bị cháy trắng và vùng bị bệt.
Vấn đề của người sử dụng là khi gặp khung hình có vùng sáng tối chênh lệch quá nhiệu, vượt khỏi dynamic range của máy ảnh, người sử dụng sẽ dựa vào thông số thiết kế của các hãng máy ảnh là lựa chọn thông số khẩu, tốc, ISO sao cho ảnh của mình chụp ra vẫn còn chi tiết vùng tối và vẫn còn chi tiết vùng sáng.
Qua kinh nghiệm thực tế, việc cứu sáng vùng tối dể phục hồi chi tiết hơn việc dìm tối vùng sáng, cho nên đa số người sử dụng có kinh nghiệm chọn phương án chụp "thiếu sáng một chút" hơn là chụp "dư sáng một chút"
nhimi
26-05-2013, 11:59 AM
Thực ra thì ý kiến của tôi không có gì là hàn lâm cả. Tôi chỉ muốn nói là tùy theo hoàn cảnh và thiết bị mà lựa chọn phương pháp thích hợp.
Có lẽ chúng ta trao đổi dựa vào histogram. Tạm coi là điểm đo sáng trung bình khi máy đo sáng tự động là mốc chuẩn. Như vậy chừng nào histogram của bức ảnh còn rơi vào trong vùng "thu được" của máy ảnh thì dịch hay trái ta đều có thể quay về điểm chuẩn nói trên mà không sợ làm thay đổi chất lượng của bức ảnh. Vấn đề chỉ là nhiễu thôi. Khi dịch phải thì nhiễu thu được sẽ ít hơn so với dịch trái. Nếu máy ít nhiễu thì việc di chuyển này không có mấy ý nghĩa.
Như vậy tôi nghĩ cái khó của dịch trái (ETTL) hay phải (ETTR) là xác định lượng di chuyển. Như vậy để đảm bảo không dịch quá đà thì phải luôn kiểm tra histogram thậm chí trên từng kênh màu để tránh!
Khi độ sáng tối của ảnh vượt quá khả năng của máy thì chúng ta cần phải lựa chọn. Khi này tôi cho rằng bên cạnh kinh nghiệm của người đi trước, định lượng cho khái niệm "một chút" cho người đang tìm hiểu rất quan trọng. Vậy histogram là công cụ nên được sử dụng hay có công cụ khác nữa.
Về trải nghiệm cá nhân thì tôi thấy chỉnh ảnh thiếu sáng thì màu sắc da người rất khó tả. Tất nhiên điều này là do trình độ cá nhân khi chụp và khi sửa. Cũng vì vậy tôi rất muốn tìm hiểu và chia sẻ (Phần mềm tôi sử dụng chỉ là DPP của Canon. DPP cung cấp công cụ chỉnh "High light",Shadow và "Tone Curve")
11002
26-05-2013, 01:19 PM
Thực ra thì ý kiến của tôi không có gì là hàn lâm cả. Tôi chỉ muốn nói là tùy theo hoàn cảnh và thiết bị mà lựa chọn phương pháp thích hợp.
Có lẽ chúng ta trao đổi dựa vào histogram. Tạm coi là điểm đo sáng trung bình khi máy đo sáng tự động là mốc chuẩn. Như vậy chừng nào histogram của bức ảnh còn rơi vào trong vùng "thu được" của máy ảnh thì dịch hay trái ta đều có thể quay về điểm chuẩn nói trên mà không sợ làm thay đổi chất lượng của bức ảnh. Vấn đề chỉ là nhiễu thôi. Khi dịch phải thì nhiễu thu được sẽ ít hơn so với dịch trái. Nếu máy ít nhiễu thì việc di chuyển này không có mấy ý nghĩa.
Như vậy tôi nghĩ cái khó của dịch trái (ETTL) hay phải (ETTR) là xác định lượng di chuyển. Như vậy để đảm bảo không dịch quá đà thì phải luôn kiểm tra histogram thậm chí trên từng kênh màu để tránh!
Khi độ sáng tối của ảnh vượt quá khả năng của máy thì chúng ta cần phải lựa chọn. Khi này tôi cho rằng bên cạnh kinh nghiệm của người đi trước, định lượng cho khái niệm "một chút" cho người đang tìm hiểu rất quan trọng. Vậy histogram là công cụ nên được sử dụng hay có công cụ khác nữa.
Về trải nghiệm cá nhân thì tôi thấy chỉnh ảnh thiếu sáng thì màu sắc da người rất khó tả. Tất nhiên điều này là do trình độ cá nhân khi chụp và khi sửa. Cũng vì vậy tôi rất muốn tìm hiểu và chia sẻ (Phần mềm tôi sử dụng chỉ là DPP của Canon. DPP cung cấp công cụ chỉnh "High light",Shadow và "Tone Curve")
Vấn đề là ở ETTL hay ETTR đó anh ạ
Thôi thì theo anh, ảnh này chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng?
https://aapxaq.dm1.livefilestore.com/y2pHCkS6DPK53IxonMWCTNew8qKRF_uQa4Qr5cif_Iv5DEPUXG 8FjCrGzBVYyxRHuZtE_XmVkkpN60yOllpCfuZ50vkR1MFjE26L IUDJRz3cLM/WU9N1646%20copy.jpg?psid=1
Khi nào xác định được đo sáng của anh này ta sẽ bàn tiếp về việc cứu ảnh sáng, tối.
gaume
26-05-2013, 05:39 PM
Cảm ơn tất cả các bài viết bổ ích của các bác , mình nhất trí chụp thiếu sáng cho dễ cứu
nhimi
26-05-2013, 06:19 PM
Với bức ảnh của 11002 đưa ra theo tôi là thiếu sáng với cô gái.
Đặng Tiến Dũng
26-05-2013, 06:21 PM
Các bạn thân mến,
Là thành viên của VNphoto từ 2009, nhưng tôi đọc nhiều để học hỏi hơn là góp ý kiến vì biết "biển học mênh mông", nhưng trong tinh thần "đi một ngày đàng học một sàng khôn", tôi xin có một chút chia sẻ.
1. Tấm hình của anh 11002 hỏi anh nhimi "Thôi thì theo anh, ảnh này chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng?"
* chia sẻ của tôi: Tôi không dùng qua máy chụp hình phim (analog) nên không hiểu sự vận hành như thế nào, nhưng máy chụp hình kỹ thuật số (digital), thì có giới hạn giữa vùng ánh sáng SÁNG và TỐI.
Tấm hình của anh 11002 cho tôi thấy là anh 11002 đã đo ánh sáng ở vùng SÁNG nên cho kết quả đúng ở vùng SÁNG (bầu trời và phía sau của mẫu nơi vùng SÁNG), nhưng nơi vùng TỐI, thì rõ ràng bị thiếu sáng, nói cho rõ là "chụp không đúng sáng".
Để giải quyết tình trạng như tấm hình của anh 11002 thì có nhiều cách, và anh 11002 cho biết là "Khi nào xác định được đo sáng của anh này ta sẽ bàn tiếp về việc cứu ảnh sáng, tối", nên anh em mình khoan đi sâu vào việc này nhen các bạn (tôi xin phép đề nghị anh 11002 nên có bài chia sẻ về việc này để các bạn đam mê chụp ảnh vừa nhập môn có thể học hỏi, nhưng xin đề nghị thêm: Cố gắng dùng những từ ngữ thật dễ hiểu, nếu cần nên chú thích tiếng Anh để các bạn dễ tra cứu. Rất cám ơn anh 11002).
2. Dư Sáng hay Thiếu Sáng
Một tấm hình được xem là "chụp đúng - correct exposure" thì có 3 yếu tố quyết định: ISO - KHẨU ĐỘ (Aperture) - TỐC ĐỘ (Shutter).
Bạn, tôi và tất cả ai đam mê chụp hình đều muốn "chụp đúng", nhưng trong những tình huống mà mình không thể "chụp đúng", tức đứng trước sự chọn lựa giữa "chụp dư sáng - overexpose" (xin nói rõ tấm hình hơi sáng hơn, nhưng không có nghĩa là bị cháy), và sự chọn lựa "chụp thiếu sáng - underexpose" (xin nói rõ tấm hình hơi tối hơn, nhưng không có nghĩa là bị tối hoàn toàn để không còn nhìn thấy gì), thì luôn là sự "tranh cãi" mà cá nhân tôi đọc được trên nhiều forum nơi tôi định cư.
Lời khuyên của nhiếp ảnh gia kiêm tác giả nhiều sách giá trị về chụp ảnh và xử lý ảnh, ông Scott Kelby: Nên "chụp dư sáng" vì khi xử lý tấm ảnh "dư sáng", độ nhiễu (noise) sẽ ít hơn so với trường hợp "chụp thiếu sáng".
Với suy nghĩ của tôi, nếu việc "chụp dư sáng" hay "chụp thiếu sáng" mà những chi tiết của dư sáng hay thiếu sáng không làm ảnh hưởng đến những chi tiết quan trọng của tấm ảnh mà người chụp nhắm đến, thì sự chọn lựa của từng người chụp (có thể không hài lòng người này, nhưng lại hài lòng người khác).
Lấy một thí dụ: Có nhiều tấm ảnh chụp nghệ thuật (ảnh chân dung là một thí dụ), nhiều khi người chụp chỉ dùng ánh sáng từ cửa sổ của căn phòng để lấy chân dung người mẫu, nên một bên đủ sáng và bên kia bị tối hơn. Tùy "khẩu vị" của người xem, có thể khen đẹp hay chê xấu, he he.
Và sau hết, xin các bạn nên giữ Ý hơn LỜI khi đọc chia sẻ của nhau (chúng mình hiểu rất rõ là lời viết không thể thay hết ý nên có thể dễ gây ấn tượng "bực mình", phải không).
Đặng Tiến Dũng
26-05-2013, 06:51 PM
TẤM HÌNH NÉT NHƯ "DAO BÉN" đó là ngôn ngữ mà tác giả Scott Kelby dùng trong bộ sách DIGITAL PHOTOGRAPHY.
Một trong những yếu tố làm tăng độ nét của tấm hình là TỐC ĐỘ (Shutter). Thời gian lấy tấm hình càng ngắn chừng nào, thì độ nét càng nét chừng đấy. Lý do là khi dùng ngón tay bấm vào nút chụp, độ lay động của máy hình luôn luôn có (tùy thuộc kỹ thuật của từng người sử dụng).
Để có tấm hình "Chụp nét rồi càng muốn nét hơn của bạn Tuấn Kiệt chia sẻ", tôi có đọc lời khuyên của nhiếp ảnh gia Scott Kelby: Nên dùng chân máy, và nên dùng dây bấm hoặc remote như bạn Tuấn Kiệt có nêu (dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa để cho tấm hình "nét như dao bén" như ống kiếng tốt...).
Tôi hiểu là có những tình huống mà mình không thể dùng chân máy, không thể dùng dây bấm remote..., nhưng để làm so sánh giữa việc chụp có chân máy (có cả dây bấm remote) và không có chân máy (không có dây bấm remote), kết quả sẽ có khác biệt (ít nhất cho cá nhân tôi).
Những chia sẻ này chỉ nhằm bày tỏ sự đồng cảm với bạn Tuấn Kiệt về những điểm trong bài chủ, đặc biệt là dùng chân máy và dùng dây bấm remote.
11002
26-05-2013, 07:08 PM
Trong một khung hình, chắc chắn có chổ (vùng) dư sáng, đúng sáng và thiếu sáng.
Nếu khung hình đồng nhất, các chổ có độ sáng như nhau thì đó chỉ là 1 tờ giấy xám (hoặc trắng hoặc đen)
Với bức ảnh của 11002 đưa ra theo tôi là thiếu sáng với cô gái.
Bạn thấy chưa: Ngay với một ảnh cụ thể mà bạn cũng không xác định được là ảnh này đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng thì là sao nói đến khái niệm chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng?
Có mà tranh luận đến tết Công Gô. Hehehehehe!
Khi nào bạn mạnh dạn xác định được ảnh này đúng, dư hay thiếu sáng. Lúc đó ta tranh luận tiếp nhé.
nhimi
26-05-2013, 07:31 PM
Trong một khung hình, chắc chắn có chổ (vùng) dư sáng, đúng sáng và thiếu sáng.
Nếu khung hình đồng nhất, các chổ có độ sáng như nhau thì đó chỉ là 1 tờ giấy xám (hoặc trắng hoặc đen)
Bạn thấy chưa: Ngay với một ảnh cụ thể mà bạn cũng không xác định được là ảnh này đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng thì là sao nói đến khái niệm chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng?
Có mà tranh luận đến tết Công Gô. Hehehehehe!
Khi nào bạn mạnh dạn xác định được ảnh này đúng, dư hay thiếu sáng. Lúc đó ta tranh luận tiếp nhé.
Tôi thì nghĩ khác với 11002. Việc trao đổi là nhằm xây dựng cho trang vnphoto.net và cung cấp thêm thông tin cho những ai muốn tìm hiểu về việc chụp ảnh. Như bác có thể thấy tôi giới thiệu khá rõ về bản thân để trên cơ sở đó chúng ta có thể tìm hiểu và chia sẻ. Nói thẳng là tôi không thích cách đưa thông tin kiểu nhỏ giọt và thách đố. Việc này chứng tỏ được điều gì ngoài việc mất tài nguyên mạng.
Tôi xin trình bày lại câu hỏi của mình một lần nữa vậy. Làm sao xác định được dịch trái hay dịch phải trong một tình huống chụp. Và nếu đã bị dịch trái hay phải thì bù trừ thế nào và bao nhiêu là hợp lý. Cho dù việc đánh giá có thể mang tính chủ quan, nhưng nếu như có cách nào định lượng được việc thay đổi thì quá tốt. Tốt nhất là có thể chia sẻ với nhau được một quy trình hợp lý tương đối.
Với tình huống chụp mà 11002 đưa ra nếu là tôi thì tôi sẽ đo sáng vào khuôn mặt cô gái. Chụp xong thường tôi vẫn xem qua histogram và "high light alert" (Tôi dùng Canon). Sau này xem lại trên máy tính tôi sẽ cố gắng cân đối lại "high-light" và shadow qua công cụ của DPP. Nếu xét tổng thể màu sắc của bức ảnh mà chưa ổn thì khi này sẽ xoay sang "Tone curve".
TiCan_2009
26-05-2013, 07:47 PM
Trong một khung hình, chắc chắn có chổ (vùng) dư sáng, đúng sáng và thiếu sáng.
Nếu khung hình đồng nhất, các chổ có độ sáng như nhau thì đó chỉ là 1 tờ giấy xám (hoặc trắng hoặc đen)
Bạn thấy chưa: Ngay với một ảnh cụ thể mà bạn cũng không xác định được là ảnh này đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng thì là sao nói đến khái niệm chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng?
Có mà tranh luận đến tết Công Gô. Hehehehehe!
Khi nào bạn mạnh dạn xác định được ảnh này đúng, dư hay thiếu sáng. Lúc đó ta tranh luận tiếp nhé.
Thiếu sáng hay dư sáng chỉ đơn thuần là nhận xét chủ quan của người nhìn tấm ảnh. Bác 11002 hơi chủ quan khi cho rằng ai cũng có cái nhìn frame hình giống mình rồi đó. Bác thử nói trước cái nhìn của mình là tấm hình thiếu hay dư sáng đi, sẽ có lời giải thích theo chiều ngược lại mà vẫn hợp lý cho mà xem :)
11002
26-05-2013, 08:57 PM
Vui lòng xem lại bài viết ở đây đi em, anh có khẳng định như thế nào là đúng sáng theo camera tính toán:
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=157733&p=2772739#post2772739
Thiếu sáng hay dư sáng chỉ đơn thuần là nhận xét chủ quan của người nhìn tấm ảnh. Bác 11002 hơi chủ quan khi cho rằng ai cũng có cái nhìn frame hình giống mình rồi đó. Bác thử nói trước cái nhìn của mình là tấm hình thiếu hay dư sáng đi, sẽ có lời giải thích theo chiều ngược lại mà vẫn hợp lý cho mà xem :)
Giờ thì em cho nhận xét chủ quan của em đi. Hehe
Hình anh post lên vẫn còn IEXIF đầy đủ kia.
Tranh luận sai sáng phải dựa trện cơ sở đo đúng sáng chứ tranh luận mà không có cơ sở đo sáng thì tranh luận sao được?
Đã không dám khẳng định ảnh đúng hay dư hay thiếu sáng thì làm sao bàn đến chụp dư sáng hay thiếu sáng?
11002
26-05-2013, 09:00 PM
Tôi thì nghĩ khác với 11002. Việc trao đổi là nhằm xây dựng cho trang vnphoto.net và cung cấp thêm thông tin cho những ai muốn tìm hiểu về việc chụp ảnh. Như bác có thể thấy tôi giới thiệu khá rõ về bản thân để trên cơ sở đó chúng ta có thể tìm hiểu và chia sẻ. Nói thẳng là tôi không thích cách đưa thông tin kiểu nhỏ giọt và thách đố. Việc này chứng tỏ được điều gì ngoài việc mất tài nguyên mạng.
Tôi xin trình bày lại câu hỏi của mình một lần nữa vậy. Làm sao xác định được dịch trái hay dịch phải trong một tình huống chụp. Và nếu đã bị dịch trái hay phải thì bù trừ thế nào và bao nhiêu là hợp lý. Cho dù việc đánh giá có thể mang tính chủ quan, nhưng nếu như có cách nào định lượng được việc thay đổi thì quá tốt. Tốt nhất là có thể chia sẻ với nhau được một quy trình hợp lý tương đối.
Với tình huống chụp mà 11002 đưa ra nếu là tôi thì tôi sẽ đo sáng vào khuôn mặt cô gái. Chụp xong thường tôi vẫn xem qua histogram và "high light alert" (Tôi dùng Canon). Sau này xem lại trên máy tính tôi sẽ cố gắng cân đối lại "high-light" và shadow qua công cụ của DPP. Nếu xét tổng thể màu sắc của bức ảnh mà chưa ổn thì khi này sẽ xoay sang "Tone curve".
Em không đưa ra kiến thức kiểu nhỏ giọt đâu, bài viết em post ở đây có nói rõ về đúng sáng theo camera tính toán:
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=157733&p=2772739#post2772739
Bác có quote lại mà không đọc kỹ?
Bác nói bác luôn xem qua histogram ảnh mà bác cũng không dám khẳng định là ảnh dư hay thiếu sáng thì làm sao tranh luận về chụp dư hay thiếu sáng?
Bác đưa một ảnh (còn nguyên IEXIF) lên đây, em nhìn ảnh là biết ảnh chụp dư hay thiếu sáng liền.
Thế nhé, khi nào bác đạt được mức độ "nhìn ảnh nói chuyện" thì em mới tranh luận tiếp với bác.
Đặng Tiến Dũng
26-05-2013, 10:38 PM
Chào các bạn,
Bạn 11002 chia sẻ rất hay ở #30 (trang 3 của chủ đề này).
Nhìn bằng mắt thường (chưa dựa vào histogram trong photoshop hay trên máy với setup thêm phần báo động highlight ở chế độ enable), tôi có chia sẻ , xin trích: "Tấm hình của anh 11002 cho tôi thấy là anh 11002 đã đo ánh sáng ở vùng SÁNG nên cho kết quả đúng ở vùng SÁNG (bầu trời và phía sau của mẫu nơi vùng SÁNG).
Nhưng vào photoshop, qua histogram, tôi thấy vùng SÁNG có chỗ "đo đúng" (hiểu tương đối) là bầu trời xanh nơi cô gái đứng, nhưng bầu trời sáng ở cuối góc ảnh thì dư sáng (chưa mất hết chi tiết nếu xử lý).
Và sau hết, mong các bạn trao đổi trong tinh thần học hỏi vì "biển học mênh mông". Nên ghi nhận điều hay của bạn mình để cùng tiến.
* Nếu chỉ nhìn hình mà "biết ảnh chụp dư hay thiếu sáng liền" (như tấm hình bạn 11002 đưa lên), thì thật lòng tôi không nhìn bằng mắt thường được để nói chỗ này đúng sáng 100%, chỗ kia đúng sáng 50%, chỗ nọ đúng sáng 10% (tôi chỉ nhìn thấy chỗ - điểm - đo sáng là trên bầu trời ngay chỗ cô gái đứng).
TiCan_2009
26-05-2013, 11:17 PM
@11002: Nhắc lại câu hỏi của bác nè:
Thôi thì theo anh, ảnh này chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng ?
Trong hầu hết các tấm hình chụp ngược sáng, chả mấy ai dựa vào hệ thống do sáng của camera hết. Nếu chỉ khăng khăng dựa vào mạch đo sáng của camera thì các tác phẩm loại này sẽ như thế nào nhỉ ?
Bác 11002 dám đặt câu hỏi mà không dám trả lời thì làm sao bàn tiếp được cho người ta phục ?
Tấm hình trên có thể gọi là thiếu sáng nếu như người chụp muốn chọn chủ thể là cô gái. Đủ sáng nếu như chọn chủ thể là con hẻm. Thừa sáng nếu như muốn lấy chủ đề "nhìn từ đáy hẻm tối". Bác "khẳng định" cho mọi người xem cái nhìn của bác như thế nào đi.
11002
27-05-2013, 12:14 AM
@11002: Nhắc lại câu hỏi của bác nè:
Thôi thì theo anh, ảnh này chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng ?
Trong hầu hết các tấm hình chụp ngược sáng, chả mấy ai dựa vào hệ thống do sáng của camera hết. Nếu chỉ khăng khăng dựa vào mạch đo sáng của camera thì các tác phẩm loại này sẽ như thế nào nhỉ ?
Bác 11002 dám đặt câu hỏi mà không dám trả lời thì làm sao bàn tiếp được cho người ta phục ?
Tấm hình trên có thể gọi là thiếu sáng nếu như người chụp muốn chọn chủ thể là cô gái. Đủ sáng nếu như chọn chủ thể là con hẻm. Thừa sáng nếu như muốn lấy chủ đề "nhìn từ đáy hẻm tối". Bác "khẳng định" cho mọi người xem cái nhìn của bác như thế nào đi.
Đọc lại post này của anh đi em:
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=157733&p=2772739#post2772739
Xong rồi hẳn tranh luận về khái niệm đo đúng sáng của camera.
Em nhìn IXEIF đi sẽ thấy: -1 1/3EV, như vậy là so với hệ thống đo sáng toàn vùng của camera, hình trên anh set -1 1/3EV.
Có thế mà cũng nhìn không ra?
Còn bàn đến việc trong toàn khung hình thì vùng này sáng vùng kia thiếu sáng ... thi ở ngay trên post đó anh có viết rồi.
Nếu lý luận như em thì khỏi tranh luận như thế nào là chụp dư sáng và thiếu sáng, vì có cái nào đúng sáng chuẩn đâu mà tranh luận dư hay thiếu.
Khi tranh luận, em đừng tự mình đi vào ngõ cụt như thế kia, làm sao tìm ra hướng đi đúng?
dragonfly39
27-05-2013, 04:42 AM
@Đặng Tiến Dũng:
11002 viết
Bác đưa một ảnh (còn nguyên IEXIF) lên đây, em nhìn ảnh là biết ảnh chụp dư hay thiếu sáng liền...
anh trả lời
...
* Nếu chỉ nhìn hình mà "biết ảnh chụp dư hay thiếu sáng liền" (như tấm hình bạn 11002 đưa lên), thì thật lòng tôi không nhìn bằng mắt thường được để nói chỗ này đúng sáng 100%, chỗ kia đúng sáng 50%, chỗ nọ đúng sáng 10% (tôi chỉ nhìn thấy chỗ - điểm - đo sáng là trên bầu trời ngay chỗ cô gái đứng).
Như vậy anh bỏ sót phần 11002 để trong ngoặc đơn.
Anh viết:
Lời khuyên của nhiếp ảnh gia kiêm tác giả nhiều sách giá trị về chụp ảnh và xử lý ảnh, ông Scott Kelby: Nên "chụp dư sáng" vì khi xử lý tấm ảnh "dư sáng", độ nhiễu (noise) sẽ ít hơn so với trường hợp "chụp thiếu sáng"...
.
Tôi có xem được một số sách của Scott Kebly, tôi xác nhận không chỉ Scott Kelby mà nhiều trang mạng, nhiếp ảnh gia trước đây hàng chục năm đều khuyên như vậy. Cụ thể trang The Luminous-Landscape (một trang tôi rất thích, không thuộc loại trang "vớ vẩn"), vào năm 2003 có bài viết về đề tài "exposing to the right" (link http://www.luminous-landscape.com/tutorials/expose-right.shtml). Năm 2011 tác giả tiếp tục có bài viết cập nhật hóa về đề tài này (anh muốn xem có thể tới xem).
Tuy nhiên: Một tác giả khác đã viết 'Expose to the Right' is a Bunch of Bull" By Ctein.
Khi một số bạn đọc phản hồi, nhắc tác giả về bài viết ở Luminous-Landscapte về ETTR, tác giả trả lời:
Editor's Note: Several readers have referenced an article I was not aware of on The Luminous-Landscape about ETTR. That article was published in 2003, when, as Ctein acknowledges, ETTR made more practical sense. From 2003 to 2011 has been a very long time in this particular stretch of the history of photographic technology.
Tôi đồng ý với tác giả (từ kết quả thực tế khi tôi thực hành). Ở thời mà chỉ cần chụp ở ISO 800/ hay kéo curver nâng sáng lên hơn một nấc thì hiện tượng nhiễu hạt, lốm đốm màu đã trở nên không chấp nhận được, chuyện ETTR có vẻ "có lý".
By Ctein
Once upon a time, this rule made a certain amount of sense, although not as much as its proponents ever claimed. Once upon a time, digital cameras were pretty noisy beasts, and suppressing that image noise was one of the more important ways to improve image quality. Increasing exposure increases the number of photons counted, which improves accounting statistics. Hence, reduced noise. If you can do this without clipping highlights, it's a win
- Để tránh việc lòng vòng vào mớ "bòng bong" và trở thành "nạn nhân" (như tôi đã từng), cần chú ý câu "thòng" của các tác giả khuyên ETTR: dư sáng nhưng phải coi chừng không để đụng tới ngưỡng bị "cháy" hết chi tiết vùng sáng (Vậy thực chất vẫn là lo GIỮ CHI TIẾT VÙNG SÁNG)
Vừa "to the right" vừa "giữ dưới ngưỡng cháy". Việc này hoàn toàn không dễ làm, đa số trường hợp bất khả thi, lý do:
By Ctein
Histograms and camera-back displays are only an approximation of what's actually in the file. Even when they aren't, highlights are frequently small enough regions of the photograph that they don't contain a statistically significant number of pixels. You may not even notice them in a histogram, and on that little screen on the back of the camera that shows you maybe one pixel in ten, highlight warnings may not show.
Sareesh Sudhakaran
I did some tests of my own and what I discovered was there is no way to determine the presence of 'small' specular highlights on the histogram - in camera as well as in DPP/Photoshop. If these are missed during an ETTR exposure, the highlights look a lot worse. I agree with what you've written - most amateurs (like me) shouldn't try ETTR. I'm not sure most pros should either.
Vừa ETTR, vừa giữ chi tiết vùng sáng, thực hiện được khi đối tượng không có sự tương phản/chênh sáng nhiều. Khi đối tượng có sự tương phản/chênh sáng nhiều, phương pháp này không khả thi. Khi đó nên làm gì ?
By Ctein
Unless you're sure you're dealing with a low contrast subject, pushing your exposure to the high side makes it likely you'll blow highlights. If you're trying to improve your odds of getting a good exposure, pulling away from the right is a much smarter thing to do. If you know your subject is really high in contrast, pull far, far away from the right. Keep those highlights under control and let the shadows go where they may.
Tôi đồng ý với điều này, và đúng như 11002 đã viết rất ngắn gọn trích lại dưới đây:
Khi cứu ảnh, rõ ràng là cả 2 ảnh dư và thiếu sáng đề không đạt chất lượng, nhưng ảnh thiếu sáng sau khi cứu còn thấy màu, ảnh dư sáng anh cố cứu thì chỉ có 1 màu xám trung tính - vì còn chi tiết màu nào để mà cứu?
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay (phần cứng lẫn phần mềm), vấn đề noise đã được giải quyết rất hiệu quả. Trong khi đó thì vấn đề 11002 (và nhiều anh em bạn bè khác đã nêu) vẫn tồn tại: mất hết chi tiết làm sao cứu?
By Ctein
These days, noise is really not a big source of image quality loss, unless you're that particular kind of photo-fetishist (see "The Photo-Fetishistic League"). Cameras and sensors are so much better. Clipped highlights, as Mike and I discussed last week, haven't gone away. It's still a big issue when trying to get real quality in a digital photograph.
The thing is, digital behaves like slide film—slide film with a really, really sharp toe. The toe of the film curve is low in contrast, so there is not a hugely abrupt transition from no detail in the highlights to a little detail. Digital is abrupt. When you hit the wall, you know you've hit the wall.
The worst thing you could do with a slide film was to blow out the highlights. Many professionals routinely underexposed their slide film to avoid this. Pictorially, the results weren't as great, but you could fix that in printing and reproduction. You couldn't fix blown highlights.
Như vậy tới đây có phải kết quả đã rõ:
- Khi đo sáng ta cần ưu tiên giữ chi tiết vùng sáng, sao cho khỏi bị "cháy" hết chi tiết = ETTL (exposing to the left)? Thay vì nói lòng vòng "to the right" rồi lại "nhưng phải giữ dưới ngưỡng cháy trắng", thiếu thực tế, khó thực hành, bị nhiều giới hạn, tại sao ta không dùng "to the left" cho gọn?
Chú ý: khi ta chọn phương pháp ƯU TIÊN GIỮ CHI TIẾT VÙNG SÁNG (ETTL), không có câu "thòng" "nhưng phải giữ chi tiết vùng tối dưới mức cháy đen thui" (đương nhiên nếu giữ được vẫn tốt).
By Ctein
If you know your subject is really high in contrast, pull far, far away from the right. Keep those highlights under control and let the shadows go where they may.
Khi đối tượng chụp có sự tương phản cao, chấp nhận chọn ưu tiên giữ chi tiết vùng sáng, vùng tối tính sau. Ảnh in ra vẫn "dễ chịu" hơn bị những vùng trắng bóc không chi tiết loang lổ trong ảnh.
Lý do:
Featured Comment by Joe: "In my opinion, digital photographers have gotten way too used to using Photoshop to bring out detail in the shadows.
"A few years ago I visited a wonderful exhibition in Tucson, at the Center for Creative Photography, of some of the great New York City street photographers, mostly vintage prints from the mid 20th Century. And it turned out to be an eye-opening experience for me, because it reminded me that photo printers didn't used to fear the shadows. There was lots of detail in the highlights, but those blacks were black. Whole swaths of those prints were completely without detail. And they were just stunningly gorgeous.
"That was the end of my expose-to-the-right period."
By Ctein
The thing is, digital behaves like slide film—slide film with a really, really sharp toe. The toe of the film curve is low in contrast, so there is not a hugely abrupt transition from no detail in the highlights to a little detail. Digital is abrupt. When you hit the wall, you know you've hit the wall.
The worst thing you could do with a slide film was to blow out the highlights. Many professionals routinely underexposed their slide film to avoid this. Pictorially, the results weren't as great, but you could fix that in printing and reproduction. You couldn't fix blown highlights.
Featured Comment by Bill Pierce: ""I used to feel terribly guilty not exposing to the right, just exposing the same way I did shooting an ungodly amount of slide film over the years. Thanks to Ctein my sin has been washed away and I feel whole again (and I’m often using a handheld incident meter that favors exposure for the highlights)."
Các đoạn trích tôi lấy từ đây. Trong bài có hình ảnh minh họa chi tiết hơn.
http://theonlinephotographer.typepad.com/the_online_photographer/2011/10/expose-to-the-right-is-a-bunch-of-bull.html
Tóm tắt:
- Theo tôi, 11002 có đố, nhưng ĐỐ VUI ĐỂ HỌC. Không phải đánh đố.
Tuy "đố" nhưng 11002 đã để sẵn câu trả lời ngay trong ảnh. Bạn chỉ cần click chuột phải vào hình, bấm properties, thông số hiện ra:
- Canon 1Ds Mark II
- f10
- iso 100
- -1.3 step
- focal length 17mm
- Max apenture f4
Sự thật không thể phản bác từ ảnh 11002 đưa lên:
- Nhờ chụp ưu tiên giữ chi tiết trời mây (vùng sáng), bạn chỉ cần vài thao tác từ phòng sáng (nhân lớp, nâng sáng người mẫu -nếu muốn, tạo một layer mask để lộ vùng trời mây bên dưới) là có bức ảnh đẹp (chưa cần xử lý noise). Khi chụp thao tác nhanh lẹ, tính toán mau hơn. Nhưng nếu ETTR, không khéo vùng trời mây bị cháy trắng mất hết chi tiết, loang lổ, thì chỉ còn cách cắt ghép ảnh khác vào, nói vui là "bà cứu" !
nhimi
27-05-2013, 07:52 AM
@11002: Bác hoàn toàn có thể lựa chọn người để trao đổi nói chuyện theo ý của bác.
Tôi cho rằng khi chụp ảnh dù trình độ thế nào người chụp đều có chủ ý, mục đích của mình của mình. Việc trao đổi sẽ giúp lựa chọn được phương pháp phù hợp.
Với công cụ có sẵn trên máy ảnh (high-light alert và histogram) giúp người chụp xác định và đánh giá mức độ sáng tối. Có lẽ nói đúng hơn là các điểm bất thường: lệch trái, lệch phải, cháy sáng, "tối thui"...
Với bức ảnh của bác 11002 đưa lên qua histogram có một chút bị high-light (phần nhọn hoắt ở cuối histogram) và phần gần gốc không thấy bị quá tối. Bác Dragonfly cho thấy qua EXIF rằng ảnh chụp giảm đi 1/3 stop. Như vậy câu hỏi của tôi là tại sao là 1/3 stop mà không phải nhiều hơn để loại trừ hoàn toàn high-light? Không xét về chủ ý của người chụp, 2/3 stop có tốt hơn không?
Tôi nghĩ rằng việc chỉnh sửa nhằm mục khôi phục lại gần chính xác khung cảnh lúc chụp. Về việc chỉnh sửa như bác Dragonfly đưa ra thì tôi thấy rằng việc này hơi bi khó đối với anh em amatơ mà cụ thể là với tôi. Liệu công cụ có thể coi là đơn giản như DPP có thể làm được không thông qua việc kéo shadow và giảm high-light.
BlackApple
27-05-2013, 09:55 AM
Èo ! Sao suy nghĩ phức tạp hè !
Cái gì chụp đúng nó cháy thì chụp thiếu sáng xuống tí, cái gì tối quá thì chụp dư sáng lên tí, tùy theo cái gì quan trọng cần giữ hơn. Em chụp gia đình chỉ suy nghĩ được vậy thôi. Khi bấm máy phải biết mình muốn gì, chụp cái gì chứ nhỉ ??? Khi chụp 1 cô gái mặc váy ngắn màu đen ngồi hở hở cái \/ cũng màu đen thì phải chụp dư sáng tí thì mới thấy chi tiết cái \/ chứ thiếu sáng thì về có kéo sáng lên cũng thấy đen 1 cục :|.
Suy nghĩ đơn giản. 1 tấm hình chênh lệch sáng tối quá nhiều mà muốn giữ cả 2 thì tốt nhất chụp 2 tấm rồi về xử lý, có chi mà khó khăn >.<!. Suy cho cùng thiếu sáng hay dư sáng chẳng qua là để giữ chi tiết ảnh, mà chi tiết thì có sáng có tối, giữ cái nào là do mình, do hoản cảnh, sao mà QUY lại thành 1 vấn đề đễ tranh cãi ???
Việc chụp ảnh (nhiếp ảnh nghe cao siêu quá) là 1 việc thú vị, có những cái rất khó để chụp được và đôi lúc chả biết làm sao để chụp cho ra nên cứ phải loay hoay chỉnh mãi để có thể chụp gần được như mắt mình nhìn hay đầu mình hình dung đã lấy làm thích thú rồi. Chỉ mới chụp 1 thời gian ngắn thôi nhưng hầu như mọi vấn đề đều tự mày mò, chụp nhiều, chỉnh nhiều nên thấy cũng thú vị lắm và do tự nghĩ tự làm nên nhiều cái chụp hoài không có được nhưng chưa muốn kiếm người hỏi ? Vì cũng mới chụp nên cứ từ từ ^^. Có lúc thì "ah nên chụp thiếu sáng tí chứ không nó cháy tè lè sao cứu" hoặc " ngu hè, nguyên 1 chùm tối thui thế này sao không chụp sáng lên tí để còn thấy "
KhongGianPhang
27-05-2013, 11:40 AM
Èo ! Sao suy nghĩ phức tạp hè !
Cái gì chụp đúng nó cháy thì chụp thiếu sáng xuống tí, cái gì tối quá thì chụp dư sáng lên tí, tùy theo cái gì quan trọng cần giữ hơn. Em chụp gia đình chỉ suy nghĩ được vậy thôi. Khi bấm máy phải biết mình muốn gì, chụp cái gì chứ nhỉ ??? Khi chụp 1 cô gái mặc váy ngắn màu đen ngồi hở hở cái \/ cũng màu đen thì phải chụp dư sáng tí thì mới thấy chi tiết cái \/ chứ thiếu sáng thì về có kéo sáng lên cũng thấy đen 1 cục :|.
Suy nghĩ đơn giản. 1 tấm hình chênh lệch sáng tối quá nhiều mà muốn giữ cả 2 thì tốt nhất chụp 2 tấm rồi về xử lý, có chi mà khó khăn >.<!. Suy cho cùng thiếu sáng hay dư sáng chẳng qua là để giữ chi tiết ảnh, mà chi tiết thì có sáng có tối, giữ cái nào là do mình, do hoản cảnh, sao mà QUY lại thành 1 vấn đề đễ tranh cãi ???
Việc chụp ảnh (nhiếp ảnh nghe cao siêu quá) là 1 việc thú vị, có những cái rất khó để chụp được và đôi lúc chả biết làm sao để chụp cho ra nên cứ phải loay hoay chỉnh mãi để có thể chụp gần được như mắt mình nhìn hay đầu mình hình dung đã lấy làm thích thú rồi. Chỉ mới chụp 1 thời gian ngắn thôi nhưng hầu như mọi vấn đề đều tự mày mò, chụp nhiều, chỉnh nhiều nên thấy cũng thú vị lắm và do tự nghĩ tự làm nên nhiều cái chụp hoài không có được nhưng chưa muốn kiếm người hỏi ? Vì cũng mới chụp nên cứ từ từ ^^. Có lúc thì "ah nên chụp thiếu sáng tí chứ không nó cháy tè lè sao cứu" hoặc " ngu hè, nguyên 1 chùm tối thui thế này sao không chụp sáng lên tí để còn thấy "
+1 ....
Và topic bị Lạc Đề quá xa ... !!!
Thân,
KGP
11002
27-05-2013, 11:56 AM
Chào các bạn,
Bạn 11002 chia sẻ rất hay ở #30 (trang 3 của chủ đề này).
Nhìn bằng mắt thường (chưa dựa vào histogram trong photoshop hay trên máy với setup thêm phần báo động highlight ở chế độ enable), tôi có chia sẻ , xin trích: "Tấm hình của anh 11002 cho tôi thấy là anh 11002 đã đo ánh sáng ở vùng SÁNG nên cho kết quả đúng ở vùng SÁNG (bầu trời và phía sau của mẫu nơi vùng SÁNG).
Nhưng vào photoshop, qua histogram, tôi thấy vùng SÁNG có chỗ "đo đúng" (hiểu tương đối) là bầu trời xanh nơi cô gái đứng, nhưng bầu trời sáng ở cuối góc ảnh thì dư sáng (chưa mất hết chi tiết nếu xử lý).
Và sau hết, mong các bạn trao đổi trong tinh thần học hỏi vì "biển học mênh mông". Nên ghi nhận điều hay của bạn mình để cùng tiến.
* Nếu chỉ nhìn hình mà "biết ảnh chụp dư hay thiếu sáng liền" (như tấm hình bạn 11002 đưa lên), thì thật lòng tôi không nhìn bằng mắt thường được để nói chỗ này đúng sáng 100%, chỗ kia đúng sáng 50%, chỗ nọ đúng sáng 10% (tôi chỉ nhìn thấy chỗ - điểm - đo sáng là trên bầu trời ngay chỗ cô gái đứng).
@ anh Dũng: Chắc phải mở riêng 1 thread và cập nhật kiến thức cơ bản về đo sáng, chứ kiểu này có cắt nghĩa đến mấy, các TV mới cũng chẳng thể nào hiểu được.
Giờ mà chưa thống nhất đo sáng đúng, thì làm sao bàn đến việc thiếu hay thừa sáng.
banhbao223
27-05-2013, 12:50 PM
Ảnh của bác 11002 thì e cho nó là thiếu sáng, thiếu sáng hay dư sáng phải căn cứ vào chủ thể, trong bức ảnh có nhiều chi tiết . Ko thể nào toàn bộ các chi tiết đều đúng sáng đc, sẽ phải có chi tiết thừa sáng và phải có chi tiết thiếu sáng. Nhưng bất kì bức ảnh nào chụp cũng phải có bố cục, chủ thể rõ ràng. Trong bức ảnh của bác cô gái là chủ thể và các chi tiết ảnh cô gái bị tối ko nhìn rõ. Nên đó là bức ảnh thiếu sáng. Em xin hết.
Còn về quan điểm thừa sáng cứu dễ hay thiếu sáng cứu dễ. Em ủng hộ quan điểm của bác 11002. Vì ảnh thừa sáng, sẽ mất hết chi tiết các vùng highlight. Ảnh thiếu sáng khi về tăng sáng sẽ noise 1 tẹo, nhưng vẫn cứu đc. Còn thừa sáng nghĩa là pixel no sáng quá mức -> vùng hightlight sẽ mất chi tiết, chẳng giữ lại đc gì để mà cứu. ( Chỉ cần chụp vài tấm ở môi trường ánh sáng có vùng sáng và tối chênh nhau cao là thấy ngay, chẳng hạn chụp ảnh vào tầm giữa trưa nắng gắt, nhiều khi đúng sáng vùng hightlight còn mất chi tiết nữa, chụp thừa sáng thì về vứt ảnh đi :D). Em xin hết :D.
Đặng Tiến Dũng
27-05-2013, 03:10 PM
@ anh Dũng: Chắc phải mở riêng 1 thread và cập nhật kiến thức cơ bản về đo sáng, chứ kiểu này có cắt nghĩa đến mấy, các TV mới cũng chẳng thể nào hiểu được.
Giờ mà chưa thống nhất đo sáng đúng, thì làm sao bàn đến việc thiếu hay thừa sáng.
Chào bạn 11002,
Mình ủng hộ hoàn toàn ý kiến này của bạn.
Ngày mình mới tập tành chụp ảnh (năm 2004 khi vừa mới mua chiếc máy kỹ thuật số đầu tiên, Canon 300D), kiến thức về chụp ảnh là số KHÔNG. Vừa chụp (nhiều hình bị sai mà mình chưa hiểu vì sao), vừa tự tìm sách đọc, và đọc những trao đổi trên các forum. Điều đáng tiếc là mình không có nhiều thì giờ nên môn giải trí này chỉ ở mức cà tàng mà thôi, he he.
Từ trải nghiệm cá nhân, mình hiểu là những bạn thành viên mới rất cần kiến thức cơ bản về chụp ảnh. Đo sáng là một chủ đề nên viết và mong bạn 11002 nên dành thì giờ viết về chủ đề này (nên có hình ảnh đi kèm để giúp bạn đọc dễ hiểu, trang Adorama.com có phần hướng dẫn qua các video clip rất hữu ích).
Mình khuyến khích bạn 11002 nên viết là vì qua tấm hình bạn đưa lên, mình nhìn thấy được hậu ý của bạn: Vùng SÁNG không bị cháy quá để có thể xử lý sau đó, và vùng TỐI không bị tối quá để có thể xử lý sau đó.
Có hiểu được ĐO SÁNG thì những hiểu biết cơ bản khác như ISO - KHẨU ĐỘ - TỐC ĐỘ sẽ dễ dàng hơn cho những thành viên mới vào môn giải trí này.
Cám ơn bạn 11002 trước!
Accord 2000
27-05-2013, 09:46 PM
Em đọc thấy có vài ý kiến về việc nên chụp dư hay thiếu sáng, trong trang cuối manual của phần mềm xử lý ảnh Silkypix có viết nên chụp thiếu sáng 1 chút để dễ xử lý, vì dư sáng thì sẽ mất chi tiết.
Đấy là nhà sx phần mềm họ viết, còn lại là do khẩu vị của ta.
DeKa77
27-05-2013, 11:09 PM
Cùng quan điểm với bạn @ Accord 2000. Tôi thường chụp thiếu sáng - các ACE xem ảnh sau đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng :
http://farm9.staticflickr.com/8263/8713811997_b6c8d9cba0_c.jpg
D 90 @ 1/750 @ f/11 @ ISO 2000
Tks
DeKa77
28-05-2013, 01:14 PM
Xin góp thêm , nên chụp dư sáng hay thiếu sáng - theo thiển ý, tùy thuộc vào tình huống và ý đồ của người chụp. Minh họa :
1/ Dư sáng :
http://farm9.staticflickr.com/8509/8527160327_9aa45b75b0_c.jpg
2/ Thiếu sáng :
http://farm8.staticflickr.com/7288/8713822843_61895a6f0f_c.jpg
Theo cảm nhận cá nhân, dư/thiếu sáng đều OK cả. Quan trọng là nắm được Ánh Sáng trong mỗi tình huống khi chụp.
Còn các bạn thì sao ???
Tks
DeKa77
28-05-2013, 01:23 PM
Chụp chân dung - đôi khi dư sáng bắt chước như style các bạn trẻ :
http://farm9.staticflickr.com/8119/8630616976_266043a963_c.jpg
Và giúp giảm thời gian PS.
Tks
DeKa77
28-05-2013, 02:32 PM
Thử chụp dư sáng nhưng " Vẫn giữ chi tiết vùng sáng " - theo như bạn @ dragonfly39 :
http://farm8.staticflickr.com/7350/8863316015_c71f912dc4_c.jpg
Và " Cứu Sáng " :
http://farm8.staticflickr.com/7241/7296565334_f15c6fb8d4_c.jpg
Không biết có hạp khẩu vi các bác chưa ???
Tks
locanha
29-05-2013, 12:07 AM
Thomas Leuthard chia sẻ rằng anh ta luôn chụp ở tốc cao nhất có thể và ít nhất là gấp 3 lần tiêu cự lens. Nếu là lens 50mm phải chụp ít nhất ở 1/150s.
Bài học này đơn giản mà quá hay. Cám ơn chủ thread nhiều
Ngothuydu
30-05-2013, 12:37 AM
Bác Deka77 lại qua đây à?pác mà không nói rõ ràng vấn đề chụp ở f19 mà xóa phông như f2.8 như trong thread nét rồi lại càng muốn nét hơn mà bác đặt ra thì e rằng qua đây khó ai tiếp chuyện với bác nữa quá!!!
BlackApple
30-05-2013, 01:55 PM
2 tấm ví dụ đều đủ sáng hết !
Xin góp thêm , nên chụp dư sáng hay thiếu sáng - theo thiển ý, tùy thuộc vào tình huống và ý đồ của người chụp. Minh họa :
1/ Dư sáng :
http://farm9.staticflickr.com/8509/8527160327_9aa45b75b0_c.jpg
2/ Thiếu sáng :
http://farm8.staticflickr.com/7288/8713822843_61895a6f0f_c.jpg
Theo cảm nhận cá nhân, dư/thiếu sáng đều OK cả. Quan trọng là nắm được Ánh Sáng trong mỗi tình huống khi chụp.
Còn các bạn thì sao ???
Tks
maphuy
01-06-2013, 02:39 PM
Vấn đề là ở ETTL hay ETTR đó anh ạ
Thôi thì theo anh, ảnh này chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng?
https://aapxaq.dm1.livefilestore.com/y2pHCkS6DPK53IxonMWCTNew8qKRF_uQa4Qr5cif_Iv5DEPUXG 8FjCrGzBVYyxRHuZtE_XmVkkpN60yOllpCfuZ50vkR1MFjE26L IUDJRz3cLM/WU9N1646%20copy.jpg?psid=1
Khi nào xác định được đo sáng của anh này ta sẽ bàn tiếp về việc cứu ảnh sáng, tối.
Em đoán thử nhé bác, không phải bác bỏ quá và cho giải đáp ạ
Em đưa nó về trường hợp ảnh này chụp xong không hậu kỳ lấy ra xài luôn, hoặc chụp bằng điện thoại dõm ra ảnh jpeg 100kb (hoặc coi như chụp từ 20 năm trước không có pts để xử lý)
- Người chụp Coi CHủ thể chính là cô gái thì ảnh bị thiếu sáng vì em không nhìn rõ được mặt mũi cô bé
- Người chụp muốn diễn đạt bầu trời là chủ thể chính thì ảnh đúng sáng hoặc thậm chí dư sáng nếu thực tế lúc đó trên bầu trời có màu xanh lạt, lúc chụp bị dư 1 chút ra màu trắng luôn
quangcnc
01-06-2013, 11:05 PM
Bắt được cái này của bác ttuankiet, em thấy rất muốn hỏi thăm thêm:
Đặt chủ thể ở trung tâm nét bằng cách focus tay
Một số người than phiền chụp hay bị rớt nét, hoặc kém nét, mặc dù cầm máy vững, tốc cao. Nguyên nhân là do máy đã lấy nét sai (không phải do lens). Chúng ta có vùng trung tâm nét và vùng cận trung tâm nét, khi motor lấy nét quay đến cận trung tâm nét thì máy bảo ngừng, vì máy nhận ra độ nét vừa phải đã đạt được, tuy nhiên trung tâm nét lại không phải trên chủ thể, mặc dù chủ thể vẫn nằm trong vùng nét. Đây cũng là hạn chế của thiết bị. Để khắc phục điểm yếu này, nên sử dụng lấy nét tay để đảm bảo vùng trung tâm nét rơi vào chủ thể một cách chính xác. * Khóa nét rồi bố cục lại cũng sẽ có hiện tượng kém nét, do trung tâm nét không nằm trên chủ thể (tuy chủ thể vẫn nằm trong vùng nét).
Hiện em đang bị cái lỗi này. Cùng 1 máy và lens nhưng khi focus có khi bị back, có khi bị front. Không thể quy vào lỗi back hay front của lens. Giữ máy cứng khừ, không di chuyển sau khi lấy nét vẫn bị, nất là trong điều kiện thiếu sáng thì càng dễ bị out. Em đang cần biết thêm vùng trung câm nét và cận trung tâm nét nó dài ngắn hay rộng hẹp ra sao. Nếu lấy nét bằng tay thì làm thế nào vì mắt em nhìn khó phân biệt khi nào nét nhất. Bác giải thích thêm giúp hoặc cho link để em tự đọc cũng được.
ttuankiet
07-06-2013, 04:10 PM
Bắt được cái này của bác ttuankiet, em thấy rất muốn hỏi thăm thêm:
Đặt chủ thể ở trung tâm nét bằng cách focus tay
Một số người than phiền chụp hay bị rớt nét, hoặc kém nét, mặc dù cầm máy vững, tốc cao. Nguyên nhân là do máy đã lấy nét sai (không phải do lens). Chúng ta có vùng trung tâm nét và vùng cận trung tâm nét, khi motor lấy nét quay đến cận trung tâm nét thì máy bảo ngừng, vì máy nhận ra độ nét vừa phải đã đạt được, tuy nhiên trung tâm nét lại không phải trên chủ thể, mặc dù chủ thể vẫn nằm trong vùng nét. Đây cũng là hạn chế của thiết bị. Để khắc phục điểm yếu này, nên sử dụng lấy nét tay để đảm bảo vùng trung tâm nét rơi vào chủ thể một cách chính xác. * Khóa nét rồi bố cục lại cũng sẽ có hiện tượng kém nét, do trung tâm nét không nằm trên chủ thể (tuy chủ thể vẫn nằm trong vùng nét).
Hiện em đang bị cái lỗi này. Cùng 1 máy và lens nhưng khi focus có khi bị back, có khi bị front. Không thể quy vào lỗi back hay front của lens. Giữ máy cứng khừ, không di chuyển sau khi lấy nét vẫn bị, nất là trong điều kiện thiếu sáng thì càng dễ bị out. Em đang cần biết thêm vùng trung câm nét và cận trung tâm nét nó dài ngắn hay rộng hẹp ra sao. Nếu lấy nét bằng tay thì làm thế nào vì mắt em nhìn khó phân biệt khi nào nét nhất. Bác giải thích thêm giúp hoặc cho link để em tự đọc cũng được.
Xin lỗi anh quangcnc, tôi không thường vào diễn đàn, tôi hy vọng anh không nghĩ tôi có ý khinh thường.
Vấn đề front-back của anh giống với ý tôi đề cập trong bài. Vấn đề hoàn toàn không do lens. Nếu do lens thì hoặc là front hoặc là back, không có chuyện lúc front lúc back.
Tôi xin mượn tấm ảnh ở đây (http://www.ausphotography.net.au/forum/showthread.php?84488-Understanding-Depth-of-Field)để minh họa
https://lh5.googleusercontent.com/_FplMn6vGuig/TbfmbAM1h5I/AAAAAAAAAP8/7PuHebrZnHs/s640/Depth%20of%20field_0005.JPG
Chúng ta giả sử vùng nét là từ số 2 trên đến số 2 dưới (giả sử thôi, không chính xác được). Vùng giữa hai số 2 là vùng nét. Chủ thể nằm trong vùng này sẽ được xem là đúng focus. Nhưng điểm nét nhất nằm ở số 0. Tôi gọi số 0 là "trung tâm nét". Càng xa trung tâm thì độ nét càng giảm (tuy vẫn nét), tôi gọi là vùng "cận trung tâm nét". Thế nên để chủ thể nét nhất, ta cố gắng đặt chủ thể ở số 0. Việc đặt chủ thể ở 0 sẽ dễ dàng hơn nếu focus bằng tay. Vì máy có thể chỉ focus đến số 1 là ngừng (vẫn chưa đạt số 0).
Mong giúp được anh.
11002
07-06-2013, 05:49 PM
Em đoán thử nhé bác, không phải bác bỏ quá và cho giải đáp ạ
Em đưa nó về trường hợp ảnh này chụp xong không hậu kỳ lấy ra xài luôn, hoặc chụp bằng điện thoại dõm ra ảnh jpeg 100kb (hoặc coi như chụp từ 20 năm trước không có pts để xử lý)
- Người chụp Coi CHủ thể chính là cô gái thì ảnh bị thiếu sáng vì em không nhìn rõ được mặt mũi cô bé
- Người chụp muốn diễn đạt bầu trời là chủ thể chính thì ảnh đúng sáng hoặc thậm chí dư sáng nếu thực tế lúc đó trên bầu trời có màu xanh lạt, lúc chụp bị dư 1 chút ra màu trắng luôn
Em đã lập 1 thread mới về đo sáng để tránh làm loảng thread của bác Tuấn Kiệt, từ từ em sẽ phân tích sau bác ạ.
11002
07-06-2013, 06:00 PM
Hiện em đang bị cái lỗi này. Cùng 1 máy và lens nhưng khi focus có khi bị back, có khi bị front. Không thể quy vào lỗi back hay front của lens. Giữ máy cứng khừ, không di chuyển sau khi lấy nét vẫn bị, nất là trong điều kiện thiếu sáng thì càng dễ bị out. Em đang cần biết thêm vùng trung câm nét và cận trung tâm nét nó dài ngắn hay rộng hẹp ra sao. Nếu lấy nét bằng tay thì làm thế nào vì mắt em nhìn khó phân biệt khi nào nét nhất. Bác giải thích thêm giúp hoặc cho link để em tự đọc cũng được.
1. Có những lens khẩu lớn (nếu không muốn nói là hầu hết) bị hiện tượng mà các site tiếng Anh gọi là shift focus.
Nôm na hiểu như thế này, khi máy và bảng test giữ cố định, lock focus trên lens và máy:
- Khẩu 1.2 nét nhất tại 0,
- Khẩu 1.4 điểm nét nhất di chuyển sang -0.2
- Khẩu 2.0 điểm nét nhất +0.3
- Khẩu 2.8 điểm nét nhất +0.5
-...
Lúc back lúc front
Nguyên nhân là do hiện tượng đóng khẩu làm thu nhỏ diện tích nhận sáng trên thấu kính (thấu kính không phải là mặt cầu hoàn hảo) => sai lệch tiêu cự => sai lệch focus
2. Một số lens có hiện tượng re-focus sai, em đã từng gặp lens:
- Lấy nét lần đầu, focus chính xác
- Nhấn tiếp nút lấy nét, re-focus => back
- Nhấn tiếp nút lấy nét, re-focus => đúng
- ....
Mặc dầu sai lệch chỉ là chút xíu thôi, chụp vẫn OK, nhưng đã gọi là test thì có sai lệch em cũng biết.
quangcnc
08-06-2013, 06:11 PM
Cảm ơn bác ttuankiet va bac 11002, đúng là đau đầu thật ấy. Hiện cái con lens Nikon 50 1.4 của em cứ hay bị focus sau chủ thể (chắc gọi là back), focus cái mặt thì nó hay nét ra cái tai. Cho máy kéo về front từ từ đến tối đa cũng không thấy nó cải thiện 1 tí gì. Nhưng trời sáng thì ít bị hơn tối. Nhấp cò vài lần vẫn bị. Có thể quy nó về shift focus không bác?
hogiang
09-06-2013, 01:19 AM
Tôi cũng bị shift focus chưa biết xử lý như thế nào (chỉnh bằng tay chậm quá), nhờ 11002 truyền đạt kinh nghiệm nhé
11002
09-06-2013, 09:44 AM
Cảm ơn bác ttuankiet va bac 11002, đúng là đau đầu thật ấy. Hiện cái con lens Nikon 50 1.4 của em cứ hay bị focus sau chủ thể (chắc gọi là back), focus cái mặt thì nó hay nét ra cái tai. Cho máy kéo về front từ từ đến tối đa cũng không thấy nó cải thiện 1 tí gì. Nhưng trời sáng thì ít bị hơn tối. Nhấp cò vài lần vẫn bị. Có thể quy nó về shift focus không bác?
Lens của bác bị lỗi focus nặng, cần mang ra Nikon sẻvice để chỉnh lại.
Shift focus là hiện tượng lens bị dúng focus ở wide open, nhưng khép khẩu lại thì back ở khẩu này và front ở khẩu khác, không chỉnh được.
Nguyên nhân chính là do mặt các thấu kính không phải cầu hoàn hảo mà nhà SX phải thiết kế phi cầu để nắn distort ... Nguyên nhân chính là sensor/bản film thì phẳng trong khi tiêu diện thì cầu
Bác xem thêm ở đây: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=119981&pagenumber=
Đặt chủ thể ở trung tâm nét bằng cách focus tay
Một số người than phiền chụp hay bị rớt nét, hoặc kém nét, mặc dù cầm máy vững, tốc cao. Nguyên nhân là do máy đã lấy nét sai (không phải do lens). Chúng ta có vùng trung tâm nét và vùng cận trung tâm nét, khi motor lấy nét quay đến cận trung tâm nét thì máy bảo ngừng, vì máy nhận ra độ nét vừa phải đã đạt được, tuy nhiên trung tâm nét lại không phải trên chủ thể, mặc dù chủ thể vẫn nằm trong vùng nét. Đây cũng là hạn chế của thiết bị. Để khắc phục điểm yếu này, nên sử dụng lấy nét tay để đảm bảo vùng trung tâm nét rơi vào chủ thể một cách chính xác. * Khóa nét rồi bố cục lại cũng sẽ có hiện tượng kém nét, do trung tâm nét không nằm trên chủ thể (tuy chủ thể vẫn nằm trong vùng nét).
https://imageshack.us/a/img192/1866/recompose.gif (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=125896)
hungdu (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=125896)
[/SIZE]
bác cho em hỏi có cách nào để hỗ trợ lấy nét tay một cách chính xác như trên không ạ ? Tức là làm sao để biết vật thể nằm đúng trung tâm nét? vì em cũng đã thử chụp MF một thời gian, kết quả là ...mắt suýt lên số trong khi ảnh cũng chưa thấy nét hơn trước:( cuối cùng lại quay về nhìn cái chấm báo nét trên viewfinder Nikon :(
phong ph
23-04-2016, 11:10 PM
Tôi cảm ơn anh DeKa77, tôi rất thích truyện cười "Chụp nét rồi càng muốn nét hơn" của anh. Lúc tôi buồn cũng hay vào đọc. Sau đây tôi xin góp 1 bài viết nghiêm túc hơn và thực tế hơn.
Ở đây chúng ta không chú ý đến làm sao chụp cho nét. Chúng ta giả sử rằng ảnh đã nét, bây giờ chúng ta muốn ảnh nét hơn.
Chụp nét rồi càng muốn nét hơn phải làm sao?
Dùng chân máy
Những tay máy chuyên nghiệp luôn dùng chân máy trong hầu hết các trường hợp, ngoài trừ các tình huống bất khả kháng như đám cưới, sự kiện,... Họ dùng chân máy ngay cả ban ngày ngoài trời. Chân máy họ dùng cũng thuộc loại cứng cáp, đảm bảo máy vẫn "vững như Thái Sơn" dưới cơn gió mạnh. Vì vậy anh em nên chọn loại chắc chắn. Những loại rẻ thường yếu và gây rung máy.
http://farm3.staticflickr.com/2176/2095637562_0a26de7dda_z.jpg?zz=1 (http://www.flickr.com/photos/toniphotos/2095637562/)
caution! a new tripod is in town! (http://www.flickr.com/photos/toniphotos/2095637562/) by Toni_V (http://www.flickr.com/people/toniphotos/), on Flickr
Không nhấn shutter mà dùng dây bấm hoặc remote
Hành động nhấn chụp sẽ làm rung máy, đây là yếu tố làm ảnh kém độ nét. Để hạn chế điều này, những người chuyên nghiệp luôn dùng tay bấm, hoặc dùng điều khiển từ xa. Nếu không có, hoặc không mang theo, chúng ta có thể dùng chế độ tự chụp trong 2s 5s 10s để thay thế.
http://farm7.staticflickr.com/6218/6233106516_8c151c75ed.jpg (http://www.flickr.com/photos/rocksphoto_equipment/6233106516/)
LCD Cable Timer Remote Control (http://www.flickr.com/photos/rocksphoto_equipment/6233106516/) by rocksphoto (http://www.flickr.com/people/rocksphoto_equipment/), on Flickr
Tắt chế độ chống rung (nếu dùng chân máy)
Một lý thuyết nghe có vẻ vô lý, nhưng hệ thống chống rung luôn hoạt động và chính hệ thống này cũng tạo ra rung động, đương nhiên là rung động nhỏ thôi. Nhưng đối với những tay máy muốn ảnh bén như dao lam, thì họ sẽ tắt chức năng này, nếu họ đang dùng chân máy.
http://farm3.staticflickr.com/2226/2246863868_5fa718140d_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/clicks_1000/2246863868/)
Nikon Nikkor AF-S 18-200mm VR Lens (http://www.flickr.com/photos/clicks_1000/2246863868/) by clicks_1000 (http://www.flickr.com/people/clicks_1000/), on Flickr
Ưu tiên chụp ở khẩu độ vàng
Mỗi một ống kính có 1 khẩu độ vàng khác nhau, và mỗi ống mỗi khác nhau dù là cùng loại. Thế nên sau khi mua, các tay máy chuyên nghiệp sẽ kiểm tra ống kính, xem khẩu độ nào cho ảnh nét nhất. Khẩu độ đó là khẩu độ vàng của ống kính. Thông thường sẽ nhỏ hơn khẩu độ lớn nhất 1 đến 2 stop. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chụp ở khẩu độ vàng, nhưng nên chú ý ưu tiên hàng đầu cho nó nếu có thể.
http://farm4.staticflickr.com/3567/5725939746_e83a8823fc_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/36234938@N02/5725939746/)
Aperture (http://www.flickr.com/photos/36234938@N02/5725939746/) by akirbs (http://www.flickr.com/people/36234938@N02/), on Flickr
Ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất
Nên ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất nếu có thể, vì ảnh bị nhiễu sẽ kém nét hơn. Việc dùng chân máy có thể giúp chúng ta chụp chậm hơn mà không quá lo lắng về ảnh bị mờ. Nên ưu tiên chụp ISO 100 hoặc dưới 100 (nếu có thể).
http://farm5.staticflickr.com/4101/4793003740_67834d024c.jpg (http://www.flickr.com/photos/kentkc/4793003740/)
Sony NEX-5 ISO Noise Test - ISO12800 (http://www.flickr.com/photos/kentkc/4793003740/) by Kent Yu Photography (http://www.flickr.com/people/kentkc/), on Flickr
Ưu tiên chọn ống kính và filter tốt nhất
Nếu có điều kiện, nên chọn mua ống kính và filter có chất lượng tốt để đảm bảo ảnh nét đến từng chi tiết.
http://farm4.staticflickr.com/3462/3749077491_f4387b4d3c.jpg (http://www.flickr.com/photos/viewmymind/3749077491/)
Untitled (http://www.flickr.com/photos/viewmymind/3749077491/) by PEACEFUL(痞子猴) (http://www.flickr.com/people/viewmymind/), on Flickr
Chụp nét hơn mà không có chân máy
Không có chân máy là 1 thiệt thòi rất lớn so với việc có nó. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nên phải "quảnh càng", chúng ta có thể chuyển qua chế độ chụp liên tục. Ở chế độ này, ít nhất khi chụp liên tục chúng ta cũng sẽ tìm được một tấm rõ nhất (tấm nào cũng rõ, nhưng sẽ có một tấm rõ nhất). Đây là một phương pháp không khuyên dùng.
Ảnh đời thường
Việc mang chân máy cho thể loại ảnh này gần như là "không khả thi" nên tốc độ chụp trở nên vô cùng quan trọng để có một tấm ảnh nét. Vấn đề là do lúc chụp có 2 chuyển động cùng xuất hiện: chuyển động của người cầm máy và chuyển động của chủ thể. Tay chuyên săn ảnh đời thường nổi tiếng Thomas Leuthard chia sẻ rằng anh ta luôn chụp ở tốc cao nhất có thể và ít nhất là gấp 3 lần tiêu cự lens. Nếu là lens 50mm phải chụp ít nhất ở 1/150s.
http://farm8.staticflickr.com/7306/8724844281_729972be7e_z.jpg
Đặt chủ thể ở trung tâm nét bằng cách focus tay
Một số người than phiền chụp hay bị rớt nét, hoặc kém nét, mặc dù cầm máy vững, tốc cao. Nguyên nhân là do máy đã lấy nét sai (không phải do lens). Chúng ta có vùng trung tâm nét và vùng cận trung tâm nét, khi motor lấy nét quay đến cận trung tâm nét thì máy bảo ngừng, vì máy nhận ra độ nét vừa phải đã đạt được, tuy nhiên trung tâm nét lại không phải trên chủ thể, mặc dù chủ thể vẫn nằm trong vùng nét. Đây cũng là hạn chế của thiết bị. Để khắc phục điểm yếu này, nên sử dụng lấy nét tay để đảm bảo vùng trung tâm nét rơi vào chủ thể một cách chính xác. * Khóa nét rồi bố cục lại cũng sẽ có hiện tượng kém nét, do trung tâm nét không nằm trên chủ thể (tuy chủ thể vẫn nằm trong vùng nét).
https://imageshack.us/a/img192/1866/recompose.gif (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=125896)
hungdu (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=125896)
Những điều kể trên xem chừng "bình thường", nhưng tôi khẳng định với anh em rằng đây chính là điều làm nên sự khác biệt của các tay máy chuyên nghiệp. Và đọc đến đây thì anh em cũng đã trở nên chuyên nghiệp hơn rồi đấy ! Xin chúc mừng !
* Bài viết chỉ chia sẻ trong phạm vi thread của diễn đàn, mod và admin vui lòng không đưa ra ngoài (như đầu trang hay trang chủ,...), đơn giản là vì tôi không thích !
** Tôi gở bỏ 1 phần "dư sáng thiếu sáng" vì phần này không giúp ảnh nét hơn, lại gây tranh cãi về nên chụp dư sáng hay thiếu sáng.
Hi!
Cám ơn bài viet của bác!
No1tkt
03-08-2016, 05:23 AM
Bài viết hay và chi tiết.
Cám ơn bác!
wenmattiu
21-08-2016, 02:37 PM
Mình thấy người ta có kỹ thuật stack ảnh ở nhiều điểm lấy nét
LeTuAnh
27-08-2016, 10:07 PM
Bài viết hay quá, rất cần cho người mới tập như em
LeTuAnh
27-08-2016, 10:07 PM
Em hỏi tí, stack là gì hả bác
mặc dù biết rồi nhung thay rat hay ... luyen lai kiến thức
cv2.0
13-09-2017, 03:01 PM
Bài viết rất hay và bổ ích!
Trong một khung hình, chắc chắn có chổ (vùng) dư sáng, đúng sáng và thiếu sáng.
Nếu khung hình đồng nhất, các chổ có độ sáng như nhau thì đó chỉ là 1 tờ giấy xám (hoặc trắng hoặc đen)
Bạn thấy chưa: Ngay với một ảnh cụ thể mà bạn cũng không xác định được là ảnh này đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng thì là sao nói đến khái niệm chụp đúng sáng, dư sáng hay thiếu sáng?
Có mà tranh luận đến tết Công Gô. Hehehehehe!
Khi nào bạn mạnh dạn xác định được ảnh này đúng, dư hay thiếu sáng. Lúc đó ta tranh luận tiếp nhé.
Khi chụp phong cảnh, bác Andre Lưu khuyên áp dụng ETTR, cụ thể là chụp "đụng lề phải" của biểu đồ Histogram. Mục đích để lấy nhiều thông tin nhất cho bức ảnh (RAW).
Link tham khảo: http://andreluu.com/ky-thuat/cach-toi-uu-hoa-do-phoi-sang-voi-histogram-2-0
11002
20-09-2017, 09:07 AM
Khi chụp phong cảnh, bác Andre Lưu khuyên áp dụng ETTR, cụ thể là chụp "đụng lề phải" của biểu đồ Histogram. Mục đích để lấy nhiều thông tin nhất cho bức ảnh (RAW).
Link tham khảo: http://andreluu.com/ky-thuat/cach-toi-uu-hoa-do-phoi-sang-voi-histogram-2-0
Lâu rồi, 11002 ít tranh luận, nhưng bạn FM3A quote bài 11002, nên 11002 chỉ phân tích nhỏ thế này:
1. Phong cảnh chỉ là 1 thể loại NA trong nhiều thể loại NA, cho nên đừng áp dụng cách đo sáng PC vào tất cả các thể loại NA.
2. Chụp ảnh Phong cảnh và các thể loại NA khác, đo sáng sao cho Histogram đụng cả 2 lề trái + phải chứ không chỉ 1 lề phải.
Em lấy theo thể loại "thần tượng" của FM3A để minh họa:
http://www.vnphoto.net/resize.php?w=960&src=data/p20/65_binhminhtrithuy2630jpg.jpg
http://www.vnphoto.net/data/p20/65_marinabaybm3679jpg.jpg.
3. Tùy theo ý đồ sáng tác của tác giả, tác giả có thể chụp thiếu sáng (chạm lề trái) chứ không máy móc chạm cả 2 lề trái phải.
Như 2 hình dưới đây, FM3A chụp chạm lề phải thử sẽ biết
Phong cảnh nhé
http://www.vnphoto.net/resize.php?w=960&src=data/p20/65_phongnha6690jpg.jpg
Sân khấu nhé, khoảnh khắc này chỉ chưa đến 1s, không kịp xem histogram, chứ đừng nói đến việc set đo sáng camera lại sao cho chạm lề phải
http://www.vnphoto.net/resize.php?w=960&src=data/p6/khatvongttc_3304.jpg
11002 kết bằng ảnh "chạm lề phải" để FM3A khỏi ấm ức
http://www.vnphoto.net/resize.php?w=960&src=data/p23/65_sunsetnguphung6190jpg.jpg
Cảm ơn bạn 11002 đã chia sẻ, và mình cũng k có gì ấm ức cả ... :cheers:. Đơn giản là chia sẻ quan điểm thôi.
Nhất trí với việc "chạm phải", "chạm trái" hay gì gì khác là tùy vào ý của tác giả.
Tuy nhiên, đơn thuần về mặt kỹ thuật, với máy ảnh KTS, để phục vụ cho khâu xử lý hậu kỳ hiệu quả, thì ảnh RAW nên chứa nhiều thông tin nhất có thể, đó là lý do mà có trường phải "chạm phải".
Chúc các bác mạnh khỏe & vui vẻ.
11002
21-09-2017, 04:48 PM
Rất nhiều bạn lý luận Histogram "chạm trái, chạm phải" Đây là khái niệm rất trườu tượng.
Một tấm hình đúng và đủ là Histogram phải đầy đủ tức là phải thể hiện được màu sắc và chi tiết ở vùng tối vùng sáng và vùng trung gian.
VD như tấm hình này
http://www.vnphoto.net/data/p17/65_chuanbi5476jpg.jpg
https://farm5.staticflickr.com/4387/36998373770_1bcd585b3a_o.jpg (https://flic.kr/p/Ynqkw3)Histogram (https://flic.kr/p/Ynqkw3) by quangtoai64 (https://www.flickr.com/photos/quangtoai64/), on Flickr
Nhưng một tấm hình đẹp thì lại tùy theo cảm nhận của người xem, tác giả có ý đồ sáng tác thiếu sáng, dư sáng => tác giả thấy đẹp, nhưng người xem không thấy đẹp thì sao?
Quay trở lại chụp ảnh để xữ lý hậu kỳ thì có 2 quan điểm trái ngược nhau ngay từ đầu thread đó là chụp dư sáng hay chụp thiếu sáng
- Chụp dư sáng được bác chủ thread đề xuất và thêm vài bạn khác đồng tình.
- Chụp thiếu sáng là ý kiến phản biện và được nhiều bác khẳng định hơn.
Do đó, các bạn cứ thử nghiệm và rút ra kết luận cho chính mình.
Em chốt.
http://www.vnphoto.net/resize.php?w=960&src=data/p20/65_phongnha6690jpg.jpg
Cứu sáng vùng tối.
http://www.vnphoto.net/resize.php?w=960&src=data/p23/65_mag0icrzlight7382jpg.jpg
nguoi ko co may
23-09-2017, 06:27 AM
Chết rồi! anh dragonfly39 ơi!
Chỉ tính góp ý nhẹ nhàng những gì quá sai thôi, còn những cái khác (có thể đúng trong trường hợp này nọ), không cần góp ý để bác Tuấn Kiệt có tinh thần mạnh dạn viết tiếp.
Anh post bài này lên chắc tiêu luôn.
tôi đồng ý với bác 100%
vấn đề chup Thiếu sáng ( Under expose) dư sáng ( Over Expose) hay đúng sáng (correct exposure)
Tuỳ theo trường hơp thời tiết ánh sáng chủ thể để sử lý,
chup Dư sáng trên 1 Stop that khó có thể kéo để lấy lai detail , thiếu sáng củng vây nếu thiếu trên 1 stop thì sẻ bi Noise
do đó tuỳ theo trường hop chúng ta chup'
cho landscape thường thi chup phơi long Expose thường thi chup Exposure Bracketing (AEB) 3 hay 4 shot cho 1 bức ảnh + - và 0 bao nhiêu tuỳ theo trường hơp để điều chỉnh
Chup chim đai bàng là khổ nhứt vì nó chỉ có màa nâu đen và đầu trắng thường hay bi thiếu sáng cái mình mà cái đầu bi cháy do đó tuỳ theo Ánh sáng để chup giảm 1/3 stop đến 1 stop
Ev -2/3 stop
https://farm1.staticflickr.com/429/31731366172_e2b616ec2f_b.jpg (https://flic.kr/p/QkZxEd)DA0I9863 (https://flic.kr/p/QkZxEd) by Hung Ta (https://www.flickr.com/photos/hungtafoto/), on Flickr
hình này chup đúng sáng vùng đầu bi ánh sáng roi nên bi cháy
0-Ev
https://farm6.staticflickr.com/5608/31506116320_91f476acde_b.jpg (https://flic.kr/p/Q165J5)DA0I0437 (https://flic.kr/p/Q165J5) by Hung Ta (https://www.flickr.com/photos/hungtafoto/), on Flickr
tilanyi
16-10-2017, 12:55 PM
Cảm ơn bác đã chia sẻ
odingod187
24-11-2017, 11:09 PM
cảm ơn anh nhiều bài viết bổ ích quá
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.