samuelphilong
02-05-2013, 11:01 PM
Kính các bác,
Trước tiên em xin nói sớm là em không phải có ý viết sử cho VNphoto, mà chính là em xin các bác đi trước vui lòng nhìn tí thời gian chỉ dùm em ở Box nào trên diễn đàn có topic đề cập đến "Lịch sử hình thành VNphoto" (em chắc chắn có ở đâu đó nhưng không biết làm sao tìm).
Một diễn đàn mình yêu mến, và đã mang lại cho mình bao nhiêu điều học hỏi, bao nhiêu mối quan hệ bạn bè, (và bao nhiêu sự tốn kém vì mua sắm nữa, hic!), mà không biết ai sáng lập, ai phát triển, ... dẫu biết rằng rất nhiều công khó của các bác, các chú đi trước mà không biết là ai thì thấy mình tệ quá!
Sáng nay ngồi với mấy em (dĩ nhiên cũng VNphoto), các em hỏi như trên và em chỉ biết nói " Ờ ờ ... theo anh thì chắc Bác Xích Lô, rồi A Phạm, rồi Bác Quang Maycatang, rồi Bác Toại 11002, etc", nói vậy nhưng cũng chả biết có đúng không!
Nghĩ mình cũng không phải tham gia từ đầu (nên ngu cái vụ này cũng chưa đáng tội chết), nhưng cũng không phải quá mới để mà không chịu tìm hiểu ...
Thôi, lần nữa - ngu thì xin nhờ các bác giúp đỡ vậy!
(search google không thấy đâu hết ạh)
Cảm ơn các bác
================================================== ===========================================
Cảm ơn các bác, với sự tham gia của các bác thì tạm thời em hiểu được chút sự tình như phía dưới đây ...
Xin phép copy vào đây (có dẫn nguồn), để nhỡ cái trang web kia có trục trặc thì ta vẫn còn đây.
Trích nguồn CINVEA do bác Mumau cung cấp - Chân thành cảm ơn bác:
Phần 1 (http://blog.cinvea.com/post/724530358/lich-su-nhiep-anh-viet-nam-internet-1)
Phần 2 (http://blog.cinvea.com/post/733854447/lich-su-nhiep-anh-viet-nam-internet-2)
Và được duyệt bời BQT, Bác Phạm An Dương (APham)
Lâu rồi đọc lại lịch sử nhiếp ảnh đã quote ở trên thấy hay phết, đúng là những thông tin đó giờ đã là lịch sử :)
June 22, 2010
Lịch sử nhiếp ảnh “mạng” Việt Nam
Thời đại kỹ thuật số bùng nổ, bây giờ có hai thứ trở nên rất phổ biến trong cuộc sống, mà giờ người ta không thể tưởng tượng là không có nó thì sẽ như nào đó là internet và chiếc máy ảnh số. Đôi khi cũng như các nhà khảo cổ, phải đào bới lại ký ức lôi chuyện cũ ra phủi bụi để nhớ rằng đã có một thời như thế. Cái thời mà ở Việt Nam khi internet mới ra đời.
Nói không ngoa sự phát triển Internet ở Việt Nam phải gọi là vượt bậc, loanh quanh trong khu vực hay ra một số các nước phát triển việc vào internet cũng chả được dễ dàng như ở Việt Nam. Lắm lúc ngồi vỉa hè trà đá cũng có wifi vào internet vèo vèo. Trong khi đó một thời chưa xa mới độ hơn chục năm về trước, internet với dân Việt còn là một thứ gì đó rất xa xỉ và ghê gớm.
Trước khi Internet vào Việt Nam, để thỏa mãn sự tò mò về dùng mạng của giới trẻ, các bạn Công ty Công nghệ Thực phẩm (gọi tắt là FPT), mới triển khai một mạng Intranet dùng trong nội bộ Việt Nam, đúng hơn chủ yếu là ở Hà Nội, đặt tên là Trí tuệ Việt Nam. Lúc bấy giờ bạn nào muốn dùng mạng này thì phải đăng ký với các bạn FPT, trả tiền thuê bao hàng tháng, truy cập qua dial-up modem chậm như rùa bò. Trong mạng TTVN đó, đại loại cũng sơ khai như một hình thức forum bây giờ. Lần đầu tiên các trí tuệ Việt Nam (hoặc là tự coi như thế) mới được mở mắt biết thế nào là chat, là chửi nhau trên mạng, là đong đưa tán tỉnh nhau… Ngòai ra trong mục sở thích có nhiều box nhỏ cho các giai thanh gái lịch vào chia sẻ như du lịch, câu cá, đọc sách, cắm hoa và dĩ nhiên là nhiếp ảnh.
Khi internet còn sơ khai thì dĩ nhiên máy ảnh số cũng chưa phát triển, đó vẫn là thời đại của máy phim. Để sở hữu một cái máy ảnh semi-pro bán chuyên là cả một vấn đề lúc đó, ngoài ra việc tráng rửa phim ảnh cũng khá tốn kém, nên số lượng người chơi ảnh không nhiều nếu không muốn nói là quá ít ỏi. Nhưng đó cũng là tiền thân của các diễn đàn nhiếp ảnh trên mạng sau này.
Mạng TTVN nói chung tụ tập được khá nhiều tinh túy, niềm tự hào của Bắc Kỳ, hồi đó. Đến khi Internet chính thức vào Việt Nam, các bạn thực phẩm công nghệ thấy nuôi nó như nuôi thằng nghiện, chả mấy người dùng mà khách hàng lại hay kiện cáo bèn khai tử béng cho được việc. Thế là tự dưng các member bị mất chỗ trú ngụ, bơ vơ ra Internet, tứ tán mọi nơi.
Đúng lúc đấy, Thắng béo, Vương Vũ Thắng, thừa lúc rối ren, tranh thủ lập một cái forum đặt tên là Trí Tuệ Việt Nam Online (ttvnol) để câu kéo các cựu thành viên của mạng TTVN. Gặp thời, mạng ttvnol phát triển cực nhanh với sự tham gia đông đảo của giới thanh niên 7x nhưng mà chuyện Thắng béo và mạng ttvnol lại là chuyện khác, không kể ở đây lúc này, chỗ này.
Lại nói tiếp, những người yêu thích chụp ảnh tụ tập tại box Nghệ thuật nhiếp ảnh của mạng ttvnol. Lúc này số thành viên trong box nhiếp ảnh tăng lên nhiều hơn nhưng cũng không đáng là bao so với các forum sau này. Ở phía Bắc nổi lên có IQdesign, langlenoinay… phía nam thì apham, ruavic… ở hải ngoại thì xichlo… nói chung đủ hết tên tuổi của các tay máy danh trấn giang hồ về sau.
Lúc đấy, hầu như mọi người đều mới bập bẹ vào việc chụp ảnh, đa số máy sử dụng là máy nikon bán tự động các đời như F-801, F90x sau này là F4, F5. Có một số ít người sử dụng Canon hình như là Xichlo dùng Canon EOS thì phải. Thế nhưng hầu như mới chỉ qua lớp vỡ lòng về sử dụng máy. Tuy nhiên, hoạt động mang tính nghệ thuật lại bị bóp nghẹt bởi những luật lệ rất vớ vẩn của đội ngũ min, mod của Thắng béo, cùng với việc ttvnol chết lên chết xuống do sự kiểm duyệt và các vụ scandal của Thắng béo. Kết quả là tức nước vỡ bờ, dẫn đến một tình trạng hầu hết các thành viên của box nhiếp ảnh tẩy chay box. Nhân lúc giang hồ vỡ tổ, ở phía bắc IQdesign cùng với Langlenoinay mở ra site nhiếp ảnh riêng www.nghethuatnhiepanh.com. Ở đầu kia, Xichlo, apham… và nhiều thành viên ở hải ngoại và miền Nam mở ra site www.vnphoto.net. Giang hồ chia năm xẻ bảy bắt đầu vào thời kỳ trăm hoa đua nở về các site nhiếp ảnh.
Sau này Longpt, vốn là luật sư mở site www.photo.vn để cạnh tranh hớt váng member tạo thành thế chân vạc, tam quốc chí, phân chia thiên hạ ra làm ba.
Khởi thủy, mỗi site có một đặc trưng của nó, vnphoto ngay ban đầu đã xác định là tiêu chí nhiếp ảnh cho mọi người nên thu hút số thành viên rất đông đảo, cộng với số thành viên ở miền Nam và hải ngoại có cơ hội và điều kiện sắm trang thiết bị thuộc loại hàng khủng, cộng với một số thành viên có cơ hội tiếp xúc với nhiếp ảnh thế giới, hoặc làm nghề nhiếp ảnh và một số thành viên thường xuyên cộng tác với báo chí nên chất lượng ảnh khá cao. Các topic ảnh về hoa lá, cây cỏ, phong cảnh, macro thời kỳ này của vnphoto rất hút khách. Rất nhiều thành viên của vnphoto lúc đầu chỉ là amateur sau này đã trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên ảnh, cũng nhờ số lượng thành viên đông đảo mà database của vnphoto to khủng khiếp, nhờ thế mà rất nhiều người đã được hướng dẫn đến với nhiếp ảnh qua các bài viết của vnphoto.
Ngược với tiêu chí của vnphoto, nghethuatnhiepanh.com lại đề cao tính khác biệt và độ nghịch ngợm, dám thử nghiệm những thứ không ai thử nghiệm. Điển hình là topic mắt mờ tay run của langlenoinay từ thưở bên ttvnol. Thành viên của nghethuatnhiepanh (sau này là Xomnhiepanh) không nhiều như vnphoto nhưng tụ tập rất nhiều thành viên quái, như IQdesign, langlenoinay, Atkinson, vndrake, m42, photographer, meomun… Đặc trưng của diễn đàn này là mồm chó vó ngựa, thành viên mới vào thường bị shock, vì sẽ bị trùm chăn đánh phủ đầu. Thường là thành viên mới sẽ tạch sau chỉ vài post nhưng những ai trụ lại được thì về sau đều có số má, máu mặt trên giang hồ cả. Cũng từ xomnhiepanh này rất nhiều phong trào thử nghiệm về ảnh được nghiên cứu ví dụ như chụp ảnh lỗ kim, chụp ảnh bằng phim x-quang, in ảnh trên mo cau, tự tráng bạc lên ly uống rượu để làm ống kính chụp panorama và nhiều trò khác. Nhiều bài văn chửi nhau của xóm đã thành thiên cổ hùng văn về nghệ thuật bỉ ảnh cho đám hậu bối học tập về sau. Đỉnh điểm kinh thiên động địa nhất là trận chiến giữa bò sữa và bò thịt, cuộc thi đấu xem ảnh phim và ảnh số cái nào hơn. Rất tiếc là hiện nay database của xóm đã bị giấu mất chứ trận thi đấu này không kém the clash of titans là bao.
Khác với hai site kể trên, photo.vn chắc do admin Longpt, vốn là dân luật sư quen thắt caravat cổ cồn chụp ảnh nên quy tụ toàn dân văn phòng thích chụp ảnh. Đây là một trong những site có ý thức về bản quyền ảnh sớm nhất, chắc do Longpt chuyên về luật sở hữu trí tuệ, ngòai ra còn có một đặc điểm kỳ quặc là ảnh post lên site phải thông qua đội ngũ min mod duyệt. Chỉ có điều sở thích của đám min mod ngày ấy bên site này thiên về sến và sến, nên ảnh thường hao hao ảnh loại của các nghệ sĩ nhiếp ảnh VAPA. Hồi đấy đám bên xóm thường bỉ là diễn đàn photo.vn dành cho chã. Thế nào là chã thì là chuyện khác không nói ở đây. Quan điểm cá nhân người viết thì thành viên của photo.vn chủ yếu là dân văn phòng thích chụp ảnh, mượn ảnh để hoạt động offline, ăn nhậu cafe là chính. Tuy thế cũng có không ít đóng góp cho phong trào phát triển ảnh mạng nói chung.
Ngoài 3 site nói trên, lúc đó có diễn đàn Hanoi Corner là một dạng diễn đàn tả pí lù nói chung về Hà Nội. Góc ảnh của Hanoi Corner cũng có nhiều thành viên với một số tay máy chụp rất nuột như Loayhoay, Người Thăng Long, Xuân Lâm… chỉ tiếc là diễn đàn này về sau do thiếu tiền nuôi server hay sao nên lăn quay ra chết.
Sinh sau đẻ muộn nhưng rất có chất lượng về ảnh đó là diễn đàn Photoworld.com.vn, khác với thành viên của các diễn đàn nói trên, chủ yếu là amateur, chụp ảnh để giải trí, thành viên photoworld đa phần là những người muốn sống bằng ảnh. Mục đích phấn đấu của các thành viên diễn đàn này là được giải World Press Photo hay Pulitzer. Ảnh phổ biến của diễn đàn này là photo journalism, chuyên chụp đời thường theo phong cách mô phỏng Magnum. Đóng góp to lớn nhất của diễn đàn này cho giới nhiếp ảnh mạng Việt Nam là lăng xê thành công mốt đầu trọc, để tí râu và cổ đeo khăn rằn. Sự liên quan giữa trời nóng 40 độ, khăn rằn quấn cổ và ảnh như thế nào thì hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu. Chỉ có điều diễn đàn này mặc dù có được database rất nhiều ảnh đẹp và sự tham gia của nhiều tay máy nối tiếng cũng không tránh khỏi bất đắc kỳ tử.
Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu thì tiến đi đâu
Đi đâu thì mặc hàng đầu tiến lên.
Như đã nói, thời kỳ đầu của phong trào nhiếp ảnh mạng Việt Nam, máy phim vẫn chiếm đa số, hầu hết các tay máy đều là dân Amateur, số đông là làm các nghề nghiệp như IT, designer, số ít làm liên quan đến báo chí… nhưng tất cả đều có điểm chung là thích chụp ảnh.
Đến thời kỳ máy số xuất hiện, nếu không kể những chiếc máy PnS thì hai chiếc DSLR đình đám lần đầu tiên xuất hiện là Canon 300D và Nikon D70 làm xiêu lòng đám hiếp ảnh gia mạng ở Việt Nam. Những chiếc máy ảnh phim vốn được nâng niu chiều chuộng thì nay bị vứt xó, người người đua nhau bán rẻ máy phim để chuyển sang máy số. Thời kỳ này Nikon làm mưa làm gió với body Nikon D70, chất lượng quá tệ cùng ống kính kit như kit của Canon 300D làm nản lòng người sử dụng. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để chơi DSLR. Các tay máy miền Nam và hải ngoại của vnphoto.vn có ưu thế hơn trong việc mua sắm thiết bị. Ở miền Bắc bên Xóm nhiếp ảnh, có cao thủ TuanHA, chuyên chụp ảnh con, đã làm chấn động giang hồ khi bộ Canon 300D và 1 chiếc lens L của anh bị rơi xuống biển, anh lập tức sắm ngay bộ khác. Nhân lúc giao thời nhuộm nhoạm này, có người tranh thủ mua rẻ máy phim để sưu tập, do BTC không tiện nêu tên nhưng nhiếp ảnh gia này đến nay đã có một bộ sưu tập hoành tráng được mua chủ yếu với giá vừa biếu vừa cho.
Do sự thuận tiện dễ dàng của việc chụp ảnh số và việc các đời máy được bổ sung liên tục nên số lượng thành viên của các diễn đàn tăng lên nhanh chóng. Đến thời điểm đó vnphoto vẫn đứng đầu về số lượng thành viên.
Lượng tăng thì chất giảm, tuân theo quy luật đó, số lượng bài viết ở các diễn đàn tăng nhiều nhưng chất lượng thì không đáng bao nhiêu, điển hình như vnphoto, từ một diễn đàn những bài viết rất giá trị biến thành một đống toàn rác, kiểu như em lần đầu chụp ảnh các bác cho ý kiến, mời các bác vào đâm em… Ở Xóm, do đội ngũ admin và mod vẫn giữ được việc bỉ “Chã” nên số lượng thành viên không tăng là bao nhưng hệ quả ngược lại, đám thành viên cũ khi đã quen thân với nhau thì tăng cường các hoạt động offline như bia rượu, lẩu khiến diễn đàn có khi vài tháng không có thêm cái ảnh mới nào.
Diễn đàn như Hanoi Corner thì gặp trục trặc, server chết lên chết xuống rồi nghẻo hẳn, các thành viên bơ vơ chạy dạt hết về các diễn đàn khác. Photo.vn vẫn duy trì quan điểm hứng thành viên của các diễn đàn khác, một mình một cõi. Photoworld thì chắc do có quá nhiều ngôi sao nhiếp ảnh gia nên lăn quay ra chết, sự tình cụ thể thế nào chắc phải hỏi các nhiếp ảnh gia đầu trọc mới rõ.
Cái gì lên đến đỉnh cao cũng thoái trào, cực khoái không bao giờ kéo dài quá lâu nếu không muốn đi bằng nạng. Các diễn đàn ảnh không nằm ngoài quy luật chung.
Kinh phí để nuôi server lúc đầu còn nhỏ, sau càng ngày càng tốn kém. Trừ photo.vn là thuộc sở hữu của công ty của Longpt, các diễn đàn kia lúc đầu đều là tự phát. Sau này vnphoto là site sớm nhất lập tư cách pháp nhân với đủ mọi ban bệ, từ đấy mới có nguồn thu từ các nguồn như quảng cáo, tài trợ…
Xóm nhiếp ảnh được duy trì bởi tiền túi của IQdesign, sau này các thành viên có ngỏ ý đóng góp nhưng không cần thiết vì so với vnphoto database của Xóm không đáng là bao. Khi thành viên Chã tăng nhiều, Chã theo quan niệm của các thành viên cũ, có sự chuyển hướng trong hoạt động của Xóm, Admin của xóm và một số thành viên khác như SUNF bỏ tiền ra cải tiến Xóm và thành lập pháp nhân. Xóm đổi mới không hoạt động dựa theo hình thức forum nữa mà hoạt động dựa trên gallery, trong đó đỉnh cao muôn trượng là hệ thống nick chia theo mầu, có sao vạch, ảnh càng lắm vote thì càng lắm điểm dễ lên mầu. Lúc này có một cuộc nội chiến trong nội bộ cũ, các thành viên cũ muốn duy trì lối chơi cũ, quý hồ tinh bất quý hồ đa, thẳng tay chửi bới chém giết Chã, không muốn Chã mọc như cỏ dại phá hỏng chất Xóm. Ngược lại, theo những người chủ mới của Xóm, coi Chã là một loại động vật quý hiếm cần được nuôi dưỡng và bảo vệ.
“Tôi đứng về phía nước mắt”, có một câu thơ như thế nhưng nước mắt thường thua thiệt, kết quả là những thành viên cũ đóng gói ra đi nhường chỗ cho Chã. Database của diễn đàn gồm những bài viết tâm huyết của các thành viên cũ bị giấu đi chỉ những thành viên cũ mới được xem. Từ đây Xóm sang trang với tôn chỉ mới hoạt động mới và thành viên mới. Kết quả của sự đổi mới này thế nào thì không phải sự quan tâm của những thành viên cũ nữa, nhưng cũng không tránh khỏi ngậm ngùi khi nghĩ công lao của bao người cuối cùng cũng xuống sông xuống bể.
Vnphoto cũng không tránh khỏi những khó khăn riêng, số lượng thành viên quá đông, bài viết chất lượng hiếm, cộng thêm với việc chia nhóm phân vùng miền quá mạnh, lúc đầu chia theo vùng địa lý, sau thì phân chia theo phong cách chụp, thậm chí chia nhóm theo đời máy. Mỗi nhóm phân vùng xưng bá một phương chui đầu vào rọ tự chơi với nhau theo luật lệ riêng, kết quả là không ai hiểu cái gì đang diễn ra ở đâu. Kết cục là một số nhóm bị khai tử vì còn đòi quyền to hơn cả site owner. Một số thành viên khác ở phía Nam do nguyên nhân gì đó đã tách ra mở riêng saigonphoto.net, thành viên site này đa phần ở phía Nam.
Hiện nay, vnphoto.net đổi sang version 3, đi theo vết xe đổ của Xóm với thiết kế luật lệ gần giống y như Hội ảnh bên Xóm.
Site photo.vn cũng không tránh khỏi ngoại lệ, một số thành viên chán với cách điều hành sở hữu của Longpt đã tách ra lập site nhiepanh.vn.
Việc phát triển của thời đại ảnh số khiến việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ai cũng có thể trở thành nhiếp ảnh gia nếu bỏ ra mấy trăm đô mua DSLR đeo cổ. Thời bây giờ nghệ sĩ nhiếp ảnh nhièu hơn là cu ly. Chụp vài bộ ảnh cưới, mấy cái ảnh đăng báo mạng đã có thể nghĩ mình có tài, là nhiếp ảnh gia chân chính. Chính vì loạn nhiếp ảnh gia nên giang hồ rơi vào đại loạn, giang hồ không có vua ai cũng tự phong vua cho mình như vua chụp ảnh sân khấu, vua chụp ảnh đời thường, vua chụp ảnh phóng sự xứ Bắc, thậm chí vua viết title cho ảnh. Có điều đa số các vị hoàng đế tự phong ấy đều là hoàng đế cởi truồng, ai cũng nghĩ mình mặc quần áo đầy đủ để nhong nhong ngoài phố.
Cảo thơm lần dở trước đèn
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Trước tiên em xin nói sớm là em không phải có ý viết sử cho VNphoto, mà chính là em xin các bác đi trước vui lòng nhìn tí thời gian chỉ dùm em ở Box nào trên diễn đàn có topic đề cập đến "Lịch sử hình thành VNphoto" (em chắc chắn có ở đâu đó nhưng không biết làm sao tìm).
Một diễn đàn mình yêu mến, và đã mang lại cho mình bao nhiêu điều học hỏi, bao nhiêu mối quan hệ bạn bè, (và bao nhiêu sự tốn kém vì mua sắm nữa, hic!), mà không biết ai sáng lập, ai phát triển, ... dẫu biết rằng rất nhiều công khó của các bác, các chú đi trước mà không biết là ai thì thấy mình tệ quá!
Sáng nay ngồi với mấy em (dĩ nhiên cũng VNphoto), các em hỏi như trên và em chỉ biết nói " Ờ ờ ... theo anh thì chắc Bác Xích Lô, rồi A Phạm, rồi Bác Quang Maycatang, rồi Bác Toại 11002, etc", nói vậy nhưng cũng chả biết có đúng không!
Nghĩ mình cũng không phải tham gia từ đầu (nên ngu cái vụ này cũng chưa đáng tội chết), nhưng cũng không phải quá mới để mà không chịu tìm hiểu ...
Thôi, lần nữa - ngu thì xin nhờ các bác giúp đỡ vậy!
(search google không thấy đâu hết ạh)
Cảm ơn các bác
================================================== ===========================================
Cảm ơn các bác, với sự tham gia của các bác thì tạm thời em hiểu được chút sự tình như phía dưới đây ...
Xin phép copy vào đây (có dẫn nguồn), để nhỡ cái trang web kia có trục trặc thì ta vẫn còn đây.
Trích nguồn CINVEA do bác Mumau cung cấp - Chân thành cảm ơn bác:
Phần 1 (http://blog.cinvea.com/post/724530358/lich-su-nhiep-anh-viet-nam-internet-1)
Phần 2 (http://blog.cinvea.com/post/733854447/lich-su-nhiep-anh-viet-nam-internet-2)
Và được duyệt bời BQT, Bác Phạm An Dương (APham)
Lâu rồi đọc lại lịch sử nhiếp ảnh đã quote ở trên thấy hay phết, đúng là những thông tin đó giờ đã là lịch sử :)
June 22, 2010
Lịch sử nhiếp ảnh “mạng” Việt Nam
Thời đại kỹ thuật số bùng nổ, bây giờ có hai thứ trở nên rất phổ biến trong cuộc sống, mà giờ người ta không thể tưởng tượng là không có nó thì sẽ như nào đó là internet và chiếc máy ảnh số. Đôi khi cũng như các nhà khảo cổ, phải đào bới lại ký ức lôi chuyện cũ ra phủi bụi để nhớ rằng đã có một thời như thế. Cái thời mà ở Việt Nam khi internet mới ra đời.
Nói không ngoa sự phát triển Internet ở Việt Nam phải gọi là vượt bậc, loanh quanh trong khu vực hay ra một số các nước phát triển việc vào internet cũng chả được dễ dàng như ở Việt Nam. Lắm lúc ngồi vỉa hè trà đá cũng có wifi vào internet vèo vèo. Trong khi đó một thời chưa xa mới độ hơn chục năm về trước, internet với dân Việt còn là một thứ gì đó rất xa xỉ và ghê gớm.
Trước khi Internet vào Việt Nam, để thỏa mãn sự tò mò về dùng mạng của giới trẻ, các bạn Công ty Công nghệ Thực phẩm (gọi tắt là FPT), mới triển khai một mạng Intranet dùng trong nội bộ Việt Nam, đúng hơn chủ yếu là ở Hà Nội, đặt tên là Trí tuệ Việt Nam. Lúc bấy giờ bạn nào muốn dùng mạng này thì phải đăng ký với các bạn FPT, trả tiền thuê bao hàng tháng, truy cập qua dial-up modem chậm như rùa bò. Trong mạng TTVN đó, đại loại cũng sơ khai như một hình thức forum bây giờ. Lần đầu tiên các trí tuệ Việt Nam (hoặc là tự coi như thế) mới được mở mắt biết thế nào là chat, là chửi nhau trên mạng, là đong đưa tán tỉnh nhau… Ngòai ra trong mục sở thích có nhiều box nhỏ cho các giai thanh gái lịch vào chia sẻ như du lịch, câu cá, đọc sách, cắm hoa và dĩ nhiên là nhiếp ảnh.
Khi internet còn sơ khai thì dĩ nhiên máy ảnh số cũng chưa phát triển, đó vẫn là thời đại của máy phim. Để sở hữu một cái máy ảnh semi-pro bán chuyên là cả một vấn đề lúc đó, ngoài ra việc tráng rửa phim ảnh cũng khá tốn kém, nên số lượng người chơi ảnh không nhiều nếu không muốn nói là quá ít ỏi. Nhưng đó cũng là tiền thân của các diễn đàn nhiếp ảnh trên mạng sau này.
Mạng TTVN nói chung tụ tập được khá nhiều tinh túy, niềm tự hào của Bắc Kỳ, hồi đó. Đến khi Internet chính thức vào Việt Nam, các bạn thực phẩm công nghệ thấy nuôi nó như nuôi thằng nghiện, chả mấy người dùng mà khách hàng lại hay kiện cáo bèn khai tử béng cho được việc. Thế là tự dưng các member bị mất chỗ trú ngụ, bơ vơ ra Internet, tứ tán mọi nơi.
Đúng lúc đấy, Thắng béo, Vương Vũ Thắng, thừa lúc rối ren, tranh thủ lập một cái forum đặt tên là Trí Tuệ Việt Nam Online (ttvnol) để câu kéo các cựu thành viên của mạng TTVN. Gặp thời, mạng ttvnol phát triển cực nhanh với sự tham gia đông đảo của giới thanh niên 7x nhưng mà chuyện Thắng béo và mạng ttvnol lại là chuyện khác, không kể ở đây lúc này, chỗ này.
Lại nói tiếp, những người yêu thích chụp ảnh tụ tập tại box Nghệ thuật nhiếp ảnh của mạng ttvnol. Lúc này số thành viên trong box nhiếp ảnh tăng lên nhiều hơn nhưng cũng không đáng là bao so với các forum sau này. Ở phía Bắc nổi lên có IQdesign, langlenoinay… phía nam thì apham, ruavic… ở hải ngoại thì xichlo… nói chung đủ hết tên tuổi của các tay máy danh trấn giang hồ về sau.
Lúc đấy, hầu như mọi người đều mới bập bẹ vào việc chụp ảnh, đa số máy sử dụng là máy nikon bán tự động các đời như F-801, F90x sau này là F4, F5. Có một số ít người sử dụng Canon hình như là Xichlo dùng Canon EOS thì phải. Thế nhưng hầu như mới chỉ qua lớp vỡ lòng về sử dụng máy. Tuy nhiên, hoạt động mang tính nghệ thuật lại bị bóp nghẹt bởi những luật lệ rất vớ vẩn của đội ngũ min, mod của Thắng béo, cùng với việc ttvnol chết lên chết xuống do sự kiểm duyệt và các vụ scandal của Thắng béo. Kết quả là tức nước vỡ bờ, dẫn đến một tình trạng hầu hết các thành viên của box nhiếp ảnh tẩy chay box. Nhân lúc giang hồ vỡ tổ, ở phía bắc IQdesign cùng với Langlenoinay mở ra site nhiếp ảnh riêng www.nghethuatnhiepanh.com. Ở đầu kia, Xichlo, apham… và nhiều thành viên ở hải ngoại và miền Nam mở ra site www.vnphoto.net. Giang hồ chia năm xẻ bảy bắt đầu vào thời kỳ trăm hoa đua nở về các site nhiếp ảnh.
Sau này Longpt, vốn là luật sư mở site www.photo.vn để cạnh tranh hớt váng member tạo thành thế chân vạc, tam quốc chí, phân chia thiên hạ ra làm ba.
Khởi thủy, mỗi site có một đặc trưng của nó, vnphoto ngay ban đầu đã xác định là tiêu chí nhiếp ảnh cho mọi người nên thu hút số thành viên rất đông đảo, cộng với số thành viên ở miền Nam và hải ngoại có cơ hội và điều kiện sắm trang thiết bị thuộc loại hàng khủng, cộng với một số thành viên có cơ hội tiếp xúc với nhiếp ảnh thế giới, hoặc làm nghề nhiếp ảnh và một số thành viên thường xuyên cộng tác với báo chí nên chất lượng ảnh khá cao. Các topic ảnh về hoa lá, cây cỏ, phong cảnh, macro thời kỳ này của vnphoto rất hút khách. Rất nhiều thành viên của vnphoto lúc đầu chỉ là amateur sau này đã trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên ảnh, cũng nhờ số lượng thành viên đông đảo mà database của vnphoto to khủng khiếp, nhờ thế mà rất nhiều người đã được hướng dẫn đến với nhiếp ảnh qua các bài viết của vnphoto.
Ngược với tiêu chí của vnphoto, nghethuatnhiepanh.com lại đề cao tính khác biệt và độ nghịch ngợm, dám thử nghiệm những thứ không ai thử nghiệm. Điển hình là topic mắt mờ tay run của langlenoinay từ thưở bên ttvnol. Thành viên của nghethuatnhiepanh (sau này là Xomnhiepanh) không nhiều như vnphoto nhưng tụ tập rất nhiều thành viên quái, như IQdesign, langlenoinay, Atkinson, vndrake, m42, photographer, meomun… Đặc trưng của diễn đàn này là mồm chó vó ngựa, thành viên mới vào thường bị shock, vì sẽ bị trùm chăn đánh phủ đầu. Thường là thành viên mới sẽ tạch sau chỉ vài post nhưng những ai trụ lại được thì về sau đều có số má, máu mặt trên giang hồ cả. Cũng từ xomnhiepanh này rất nhiều phong trào thử nghiệm về ảnh được nghiên cứu ví dụ như chụp ảnh lỗ kim, chụp ảnh bằng phim x-quang, in ảnh trên mo cau, tự tráng bạc lên ly uống rượu để làm ống kính chụp panorama và nhiều trò khác. Nhiều bài văn chửi nhau của xóm đã thành thiên cổ hùng văn về nghệ thuật bỉ ảnh cho đám hậu bối học tập về sau. Đỉnh điểm kinh thiên động địa nhất là trận chiến giữa bò sữa và bò thịt, cuộc thi đấu xem ảnh phim và ảnh số cái nào hơn. Rất tiếc là hiện nay database của xóm đã bị giấu mất chứ trận thi đấu này không kém the clash of titans là bao.
Khác với hai site kể trên, photo.vn chắc do admin Longpt, vốn là dân luật sư quen thắt caravat cổ cồn chụp ảnh nên quy tụ toàn dân văn phòng thích chụp ảnh. Đây là một trong những site có ý thức về bản quyền ảnh sớm nhất, chắc do Longpt chuyên về luật sở hữu trí tuệ, ngòai ra còn có một đặc điểm kỳ quặc là ảnh post lên site phải thông qua đội ngũ min mod duyệt. Chỉ có điều sở thích của đám min mod ngày ấy bên site này thiên về sến và sến, nên ảnh thường hao hao ảnh loại của các nghệ sĩ nhiếp ảnh VAPA. Hồi đấy đám bên xóm thường bỉ là diễn đàn photo.vn dành cho chã. Thế nào là chã thì là chuyện khác không nói ở đây. Quan điểm cá nhân người viết thì thành viên của photo.vn chủ yếu là dân văn phòng thích chụp ảnh, mượn ảnh để hoạt động offline, ăn nhậu cafe là chính. Tuy thế cũng có không ít đóng góp cho phong trào phát triển ảnh mạng nói chung.
Ngoài 3 site nói trên, lúc đó có diễn đàn Hanoi Corner là một dạng diễn đàn tả pí lù nói chung về Hà Nội. Góc ảnh của Hanoi Corner cũng có nhiều thành viên với một số tay máy chụp rất nuột như Loayhoay, Người Thăng Long, Xuân Lâm… chỉ tiếc là diễn đàn này về sau do thiếu tiền nuôi server hay sao nên lăn quay ra chết.
Sinh sau đẻ muộn nhưng rất có chất lượng về ảnh đó là diễn đàn Photoworld.com.vn, khác với thành viên của các diễn đàn nói trên, chủ yếu là amateur, chụp ảnh để giải trí, thành viên photoworld đa phần là những người muốn sống bằng ảnh. Mục đích phấn đấu của các thành viên diễn đàn này là được giải World Press Photo hay Pulitzer. Ảnh phổ biến của diễn đàn này là photo journalism, chuyên chụp đời thường theo phong cách mô phỏng Magnum. Đóng góp to lớn nhất của diễn đàn này cho giới nhiếp ảnh mạng Việt Nam là lăng xê thành công mốt đầu trọc, để tí râu và cổ đeo khăn rằn. Sự liên quan giữa trời nóng 40 độ, khăn rằn quấn cổ và ảnh như thế nào thì hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu. Chỉ có điều diễn đàn này mặc dù có được database rất nhiều ảnh đẹp và sự tham gia của nhiều tay máy nối tiếng cũng không tránh khỏi bất đắc kỳ tử.
Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu thì tiến đi đâu
Đi đâu thì mặc hàng đầu tiến lên.
Như đã nói, thời kỳ đầu của phong trào nhiếp ảnh mạng Việt Nam, máy phim vẫn chiếm đa số, hầu hết các tay máy đều là dân Amateur, số đông là làm các nghề nghiệp như IT, designer, số ít làm liên quan đến báo chí… nhưng tất cả đều có điểm chung là thích chụp ảnh.
Đến thời kỳ máy số xuất hiện, nếu không kể những chiếc máy PnS thì hai chiếc DSLR đình đám lần đầu tiên xuất hiện là Canon 300D và Nikon D70 làm xiêu lòng đám hiếp ảnh gia mạng ở Việt Nam. Những chiếc máy ảnh phim vốn được nâng niu chiều chuộng thì nay bị vứt xó, người người đua nhau bán rẻ máy phim để chuyển sang máy số. Thời kỳ này Nikon làm mưa làm gió với body Nikon D70, chất lượng quá tệ cùng ống kính kit như kit của Canon 300D làm nản lòng người sử dụng. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để chơi DSLR. Các tay máy miền Nam và hải ngoại của vnphoto.vn có ưu thế hơn trong việc mua sắm thiết bị. Ở miền Bắc bên Xóm nhiếp ảnh, có cao thủ TuanHA, chuyên chụp ảnh con, đã làm chấn động giang hồ khi bộ Canon 300D và 1 chiếc lens L của anh bị rơi xuống biển, anh lập tức sắm ngay bộ khác. Nhân lúc giao thời nhuộm nhoạm này, có người tranh thủ mua rẻ máy phim để sưu tập, do BTC không tiện nêu tên nhưng nhiếp ảnh gia này đến nay đã có một bộ sưu tập hoành tráng được mua chủ yếu với giá vừa biếu vừa cho.
Do sự thuận tiện dễ dàng của việc chụp ảnh số và việc các đời máy được bổ sung liên tục nên số lượng thành viên của các diễn đàn tăng lên nhanh chóng. Đến thời điểm đó vnphoto vẫn đứng đầu về số lượng thành viên.
Lượng tăng thì chất giảm, tuân theo quy luật đó, số lượng bài viết ở các diễn đàn tăng nhiều nhưng chất lượng thì không đáng bao nhiêu, điển hình như vnphoto, từ một diễn đàn những bài viết rất giá trị biến thành một đống toàn rác, kiểu như em lần đầu chụp ảnh các bác cho ý kiến, mời các bác vào đâm em… Ở Xóm, do đội ngũ admin và mod vẫn giữ được việc bỉ “Chã” nên số lượng thành viên không tăng là bao nhưng hệ quả ngược lại, đám thành viên cũ khi đã quen thân với nhau thì tăng cường các hoạt động offline như bia rượu, lẩu khiến diễn đàn có khi vài tháng không có thêm cái ảnh mới nào.
Diễn đàn như Hanoi Corner thì gặp trục trặc, server chết lên chết xuống rồi nghẻo hẳn, các thành viên bơ vơ chạy dạt hết về các diễn đàn khác. Photo.vn vẫn duy trì quan điểm hứng thành viên của các diễn đàn khác, một mình một cõi. Photoworld thì chắc do có quá nhiều ngôi sao nhiếp ảnh gia nên lăn quay ra chết, sự tình cụ thể thế nào chắc phải hỏi các nhiếp ảnh gia đầu trọc mới rõ.
Cái gì lên đến đỉnh cao cũng thoái trào, cực khoái không bao giờ kéo dài quá lâu nếu không muốn đi bằng nạng. Các diễn đàn ảnh không nằm ngoài quy luật chung.
Kinh phí để nuôi server lúc đầu còn nhỏ, sau càng ngày càng tốn kém. Trừ photo.vn là thuộc sở hữu của công ty của Longpt, các diễn đàn kia lúc đầu đều là tự phát. Sau này vnphoto là site sớm nhất lập tư cách pháp nhân với đủ mọi ban bệ, từ đấy mới có nguồn thu từ các nguồn như quảng cáo, tài trợ…
Xóm nhiếp ảnh được duy trì bởi tiền túi của IQdesign, sau này các thành viên có ngỏ ý đóng góp nhưng không cần thiết vì so với vnphoto database của Xóm không đáng là bao. Khi thành viên Chã tăng nhiều, Chã theo quan niệm của các thành viên cũ, có sự chuyển hướng trong hoạt động của Xóm, Admin của xóm và một số thành viên khác như SUNF bỏ tiền ra cải tiến Xóm và thành lập pháp nhân. Xóm đổi mới không hoạt động dựa theo hình thức forum nữa mà hoạt động dựa trên gallery, trong đó đỉnh cao muôn trượng là hệ thống nick chia theo mầu, có sao vạch, ảnh càng lắm vote thì càng lắm điểm dễ lên mầu. Lúc này có một cuộc nội chiến trong nội bộ cũ, các thành viên cũ muốn duy trì lối chơi cũ, quý hồ tinh bất quý hồ đa, thẳng tay chửi bới chém giết Chã, không muốn Chã mọc như cỏ dại phá hỏng chất Xóm. Ngược lại, theo những người chủ mới của Xóm, coi Chã là một loại động vật quý hiếm cần được nuôi dưỡng và bảo vệ.
“Tôi đứng về phía nước mắt”, có một câu thơ như thế nhưng nước mắt thường thua thiệt, kết quả là những thành viên cũ đóng gói ra đi nhường chỗ cho Chã. Database của diễn đàn gồm những bài viết tâm huyết của các thành viên cũ bị giấu đi chỉ những thành viên cũ mới được xem. Từ đây Xóm sang trang với tôn chỉ mới hoạt động mới và thành viên mới. Kết quả của sự đổi mới này thế nào thì không phải sự quan tâm của những thành viên cũ nữa, nhưng cũng không tránh khỏi ngậm ngùi khi nghĩ công lao của bao người cuối cùng cũng xuống sông xuống bể.
Vnphoto cũng không tránh khỏi những khó khăn riêng, số lượng thành viên quá đông, bài viết chất lượng hiếm, cộng thêm với việc chia nhóm phân vùng miền quá mạnh, lúc đầu chia theo vùng địa lý, sau thì phân chia theo phong cách chụp, thậm chí chia nhóm theo đời máy. Mỗi nhóm phân vùng xưng bá một phương chui đầu vào rọ tự chơi với nhau theo luật lệ riêng, kết quả là không ai hiểu cái gì đang diễn ra ở đâu. Kết cục là một số nhóm bị khai tử vì còn đòi quyền to hơn cả site owner. Một số thành viên khác ở phía Nam do nguyên nhân gì đó đã tách ra mở riêng saigonphoto.net, thành viên site này đa phần ở phía Nam.
Hiện nay, vnphoto.net đổi sang version 3, đi theo vết xe đổ của Xóm với thiết kế luật lệ gần giống y như Hội ảnh bên Xóm.
Site photo.vn cũng không tránh khỏi ngoại lệ, một số thành viên chán với cách điều hành sở hữu của Longpt đã tách ra lập site nhiepanh.vn.
Việc phát triển của thời đại ảnh số khiến việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ai cũng có thể trở thành nhiếp ảnh gia nếu bỏ ra mấy trăm đô mua DSLR đeo cổ. Thời bây giờ nghệ sĩ nhiếp ảnh nhièu hơn là cu ly. Chụp vài bộ ảnh cưới, mấy cái ảnh đăng báo mạng đã có thể nghĩ mình có tài, là nhiếp ảnh gia chân chính. Chính vì loạn nhiếp ảnh gia nên giang hồ rơi vào đại loạn, giang hồ không có vua ai cũng tự phong vua cho mình như vua chụp ảnh sân khấu, vua chụp ảnh đời thường, vua chụp ảnh phóng sự xứ Bắc, thậm chí vua viết title cho ảnh. Có điều đa số các vị hoàng đế tự phong ấy đều là hoàng đế cởi truồng, ai cũng nghĩ mình mặc quần áo đầy đủ để nhong nhong ngoài phố.
Cảo thơm lần dở trước đèn
Mua vui cũng được một vài trống canh.