View Full Version : Lý luận sáng tác nhiếp ảnh
khoi.tb
01-04-2013, 03:36 PM
Thưa các bác, anh chị em trong diễn đàn,
Em là newbie, chẳng có gear ngon, chưa có ảnh đẹp; nhưng theo dõi và tìm hiểu về ảnh ọt cũng hơn năm rồi....
Em đọc khác nhiều, google khá nhiều, rồi nghe anh em chia sẻ kinh nghiệm cũng khá nhiều....
Nhưng phần lớn , có lẽ đến 99%-kể cả các post trong diễn đàn này cũng thế, chủ yếu là các chia sẻ, kinh nghiệm, kiến thức về máy móc, thiết bị, kĩ thuật chụp ảnh,,,mà thấy rất it, hay phải nói là quá it những bài viết lien quan đến lí luận nhiêp ảnh....
Em nghĩ, nếu thiếu phần này, mọi người cũng mãi mãi chỉ là 'thợ chụp ảnh' thôi,,,,dù gear có ngon đến mấy, photoshop có nghệ dến mấy...
Rất mong các anh chị em, chia sẻ.....link hay, bài hay,,,
Ví dụ em tìm thấy, rất it ỏi
http://www.tinhte.vn/threads/nhiep-anh-doi-thuong.269966/
Cám ơn các bác!
11002
01-04-2013, 04:23 PM
Có nhiều bài viết xen lẫn với ảnh đó bác.
Về mảng ảnh đời thường, em mời bác xem thread này, có thừ năm 2006:
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=6154&
Nhiều TV vừa gửi ảnh vừa viết, không khô khan lý thuyết đâu bác ạ.
khoi.tb
02-04-2013, 11:08 PM
Cảm ơn bác nhất nhất không nhì...
Nhưng đọc xong thì em thấy nên gọi ảnh ở đấy là ảnh bình thường chứ chưa thấy đời thường...Hơn nữa,nó vẫn là một tập hợp rất tản mạn..
Mekong@oz
03-04-2013, 12:51 PM
Hãy Xuống Phố, hòa nhịp với cuộc sống Gian nan của chính mình, cùng người trong ảnh, có là đời thường chưa ? Tùy góc nhìn. ! .
11002
03-04-2013, 01:13 PM
Cảm ơn bác nhất nhất không nhì...
Nhưng đọc xong thì em thấy nên gọi ảnh ở đấy là ảnh bình thường chứ chưa thấy đời thường...Hơn nữa,nó vẫn là một tập hợp rất tản mạn..
Em hiểu bác rồi.
Chính là bình thường, tản mạn ... cuộc sống là thế đó.
Không thể là bất bình thường.
khoi.tb
05-04-2013, 11:30 AM
Em hiểu bác rồi.
Chính là bình thường, tản mạn ... cuộc sống là thế đó.
Không thể là bất bình thường.
Gửi bác 1102
Có thể là em chưa hiểu cái ý trả lời của bác. Còn theo ý em hiểu là câu hỏi của em nó ngây ngô quá nên bác suy ra là nó bất bình thường...?Bác có trên 15000post chắc là văn võ đã song toàn, nên chắc có nhiều cái có thể giúp em mở mang; nếu chỉ buông lấp lửng thế, thì niewbie cũng trả lời được.
Còn ý em muốn hỏi, muốn tìm hiểu (xin lỗi các bác là em không phải à người thông minh để diễn đạt nó mạch lạc hơn). Đại ý là , giống như bác Hồ đã dạy : viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào? Và ý của em là phải có cái lý luận, có cái cơ sở, có cái chung nhất về phương pháp luận, có định hướng trước,,,,,rồi mới đến cái thực hành sau.
Còn phần lớn những chia sẻ khác, chỉ mang tính bình luận, thì khác nào đăng ảnh lên facebook rồi câu likes???
Ví dụ em hỏi bác, ảnh của bác Bow, xichlo, maycatang,,,,khác nhau ở chỗ nào? chả lẽ bác lại trả lời là ảnh bác Bow hậu kì bằng pts nghệ hơn???
....
Mong bác chỉ giáo...
11002
05-04-2013, 12:01 PM
Gửi bác 1102
Có thể là em chưa hiểu cái ý trả lời của bác. Còn theo ý em hiểu là câu hỏi của em nó ngây ngô quá nên bác suy ra là nó bất bình thường...?Bác có trên 15000post chắc là văn võ đã song toàn, nên chắc có nhiều cái có thể giúp em mở mang; nếu chỉ buông lấp lửng thế, thì niewbie cũng trả lời được.
Còn ý em muốn hỏi, muốn tìm hiểu (xin lỗi các bác là em không phải à người thông minh để diễn đạt nó mạch lạc hơn). Đại ý là , giống như bác Hồ đã dạy : viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào? Và ý của em là phải có cái lý luận, có cái cơ sở, có cái chung nhất về phương pháp luận, có định hướng trước,,,,,rồi mới đến cái thực hành sau.
Còn phần lớn những chia sẻ khác, chỉ mang tính bình luận, thì khác nào đăng ảnh lên facebook rồi câu likes???
Ví dụ em hỏi bác, ảnh của bác Bow, xichlo, maycatang,,,,khác nhau ở chỗ nào? chả lẽ bác lại trả lời là ảnh bác Bow hậu kì bằng pts nghệ hơn???
....
Mong bác chỉ giáo...
1. Ảnh đời thường nó bình thường như cuộc sống đang diễn ra hàng ngày.
2. Đời thường chung quanh ta nó có "nhiều chuyện" để chuyển tải lắm, cho nên nó tản mạn.
Cả 2 ý trên bác đã mô tả đúng Ảnh Đời Thường rồi còn gì, cần gì phảii tìm hiểu sâu xa thêm.
3. Em hiểu bác là bác muốn cái lý luận, giáo điều ... nhưng như bác Mekong@oz đã viết
Hãy Xuống Phố, hòa nhịp với cuộc sống Gian nan của chính mình, cùng người trong ảnh, có là đời thường chưa ? Tùy góc nhìn. ! .Bác hãy vứt bỏ mớ lý luận giáo điều, khuôn mẫu kia đi và hoà vào cuộc sống đời thường, cảm nhận nó, sẽ có nhiều cảm xúc để truyền tải qua ảnh hơn.
4. Ngay như bác xem ảnh đoạt giải ảnh World Press Photo năm 2013 và nghe lý luận giáo điều:
Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết mặc dù chưa trực tiếp xem bộ ảnh của Maika mà chỉ xem trên mạng nhưng với ông việc Maika đoạt giải là chuyện bình thường không có gì đặc biệt.
Theo ông Thành, ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí có những tiêu chí riêng mà người làm nghệ thuật như ông khó có thể nhận xét khách quan được.
“Bộ ảnh đoạt, thứ nhất, có thể là Maika đã nhằm trúng vấn đề thế giới, đặc biệt là Việt Nam trong giai đoạn này rất quan tâm. Hơn nữa, có thể nó cũng là vấn đề mà ban giám khảo cũng rất quan tâm. Maika đã đánh trúng vào vấn đề thời sự nên theo tôi cô ấy đoạt giải là chuyện bình thường không có gì đặc biệt.
Thêm vào đó, bộ ảnh cho thấy Maika đã đầu tư thời gian, lăn lộn với thế giới của những người đồng tính. Cô đã đầu tư tâm sức tìm tòi sáng tạo nhất định nên việc đoạt giải cũng xứng đáng”, ông Thành cho biết.
Sơn Hà - Thúy Tình
VietnamnetBác có hiểu tại sao bộ ảnh đó doạt giải không?
Nếu bác xem qua thread em giới thiệu (xem hết) và bác hoà mình vào cuộc sống của những nhân vật trong ảnh, bác sẽ hiểu được TẠI SAO??? một cách rõ ràng
Note: Hôm nào rảnh em sẽ viết tiếp,
Nhưng cũng lưu ý bác: Ngay cả nick của em mà trong 2 bài viết của bác không viết được đúng, em e rằng em cũng không thích thú lắm khi phải reply cụ thể cho bác hiểu
khoi.tb
09-04-2013, 12:29 PM
Gửi bác 11002,
Em xin kiếu bác cái vụ gõ sai nick do sơ suất....
Đọc đi đọc lại bài trả lời của bác mà em thấy băn khoăn hơn rất nhiều...Em đã nêu ngay từ đầu, rằng em newbie, không có ý tranh luận, mà chỉ mong được chia sẻ thêm để có kinh nghiệm. Nhưng thấy bác đặt vấn đề nghe rất nặng nề, và có vẻ như lên going kẻ cả.
Thứ nhất, em nhắc lại, là em hỏi về nhiếp ảnh chung chung; không riêng gì về ảnh đời thường...
Thứ hai, em thấy bác dùng từ 'giáo điều' hơi sớm! Lí luận, bản thân nó không có lỗi. Có chăng là người sử dung cái lí luận ấy thế nào...
Em thấy nhiều chỗ nói cách tiếp cận đến nhiếp ảnh có hai hướng, nôm na rằng : trên xuống hoặc dưới lên. Em hiểu là : hoặc là bắt đầu từ lí thuyết, từ căn bản trước rồi thực hành sau; hoặc là cứ chụp đi rồi tìm hiểu sau...Em chọn phương án 1 nên mơi bắt đầu đi hỏi...
Thiển ý của em là có cái phương hướng dẫn đường sẽ giúp cho mình có bước đi mạch lạc hơn; thay vì cứ loanh quanh mãi thành ra mất thời gian...
Giả như, cứ vác máy đi , 'hòa mình vào dòng đời' rồi mang về một loạt tấm ảnh, mình thích, nhưng thậm chí không biết vì sao thích; hoặc giả không biết thế nào là đẹp-xấu; rồi quy ra là 'mỗi người một quan điểm"???
Với em, mỗi người một quan điểm, một cách nhìn, thì làm sao người ta tổ chức thi hoa hậu được! Nó luôn phải có điểm chung nhất chứ...
....
Xếp gối chờ các bác chỉ giáo...
qtuyen
15-04-2013, 10:28 PM
@ Bác chủ: Theo em thì tốt nhất bác đừng nên "ný nuận" hay sáng tác nhiếp ảnh gì ở đây cả, mệt cả ra chẳng được cái gì. Mấy cái lý luận thì đều chung chung như nhau cả cứ thế bác suy ra là hiểu đại loại cái nào có trước cái nào có sau rồi cái nào quyết định cái nào....
nói chung "ný nuận" thì nó là như thế! nuôn nuôn như thế! khoa học của khoa học mà! nên mệt lắm. Tốt nhất bác kiếm con 40d làm thêm con ống 18 - 70 nữa đi phang ảnh đám ma với em còn hơn chứ hơi đâu đi lý luận cho nó đau đầu ra nhề bác chủ nhế! hehe!
thientruongvn02
16-04-2013, 12:11 AM
chào bác chủ nếu nói về lý luận thi chắc chắn sẽ không có cái gì là chung chung cả. có chăng chỉ là căn bản là chung thôi. mỗi thể loại ảnh khác nhau thì nó có sự đòi hỏi khác nhau. chẳng phải thế mà đã có khoa nhiếp ảnh riêng của một số trường dại học, cao đẳng ở VN và nhiều nước trên thế giới nữa. cũng là nhiếp ảnh nhưng ảnh báo chí thì khác, nghệ thuật thì khác, quảng các thi khác, thời trang thì khác, mỗi thể loại nó có tiêu chí riêng của nó. còn việc tự học nhiếp ảnh giống như người đi tu giác ngộ được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu ...em xinh em đứng một minh cũng xinh , có ai bên cạnh đâu mà so sánh nên em vẫn xinh đấy thôi, có 5 hoặc 7 người nữa thì ai xinh biết liền... chuồn thôi...
Theo em thì chém gió giỏi vẫn dễ hơn là lặn lội mài mò kiên nhẫn để cho ra 1 bức ảnh đẹp ạ :)
Đức Bùi
17-04-2013, 12:06 AM
Bác hãy vứt bỏ mớ lý luận giáo điều, khuôn mẫu kia đi và hoà vào cuộc sống đời thường, cảm nhận nó, sẽ có nhiều cảm xúc để truyền tải qua ảnh hơn.
Bác nói câu này hay quá em rất tâm đắc, cần phải hòa mình vào cuộc sống thì mới có được cảm xúc cần thiết để chụp.
Em thấy bác Khoi.tb thực ra nói cũng không phải là sai, với những người mới chụp thì cũng cần phải nắm vững 1 chút về lý thuyết và cách sử dụng máy như vậy khi đi chụp cũng dễ dàng hơn. Em cũng như bác mới chụp thôi nhưng em cũng đọc qua 1 số sách thấy người ta nói rất hay, từ cách tìm đề tài rồi tìm bối cảnh để chụp được 1 tấm ảnh ưng ý, đó là cả 1 quá trình công phu, nếu không biết sẽ rất mất thời gian.
Còn cảm xúc trong bức ảnh vẫn là điều quan trọng nhất, 1 bức ảnh có cảm xúc hay hơn rất nhiều so với 1 bức ảnh đúng lý thuyết bố cục nhưng không có cảm xúc gì
khoi.tb
17-04-2013, 01:55 PM
Cám ơn các bác đã chia sẻ.
Tuy nhiên, thấy rằng chính các bác cũng đang không có phương hướng; và cứ không chịu tìm hiểu nó một cách tử tế nhưng lại cứ lý sự cùn; và muốn lôi kéo người khác vào cái mớ bòng bong thiếu tính căn bản muôn thuở, và của đại đa số thợ chụp ảnh...
ttuankiet
17-04-2013, 03:35 PM
Tôi hoàn toàn hiểu ý của anh Khôi.
Ý của anh là muốn bắt đầu nhiếp ảnh từ lý thuyết. Trong khi các anh khác đang nói về "bắt đầu từ thực hành".
Anh muốn nhìn vào tấm ảnh và muốn đọc được "ý nghĩa của nó", tại sao nó đẹp, có khả năng đánh giá một tấm ảnh, hơn là chỉ nhìn vào và nói "ảnh đẹp". Con đường này không dể dàng. Anh có thể kham khảo chương trình học của các trường đại học nghệ thuật (về hội họa nhiếp ảnh), xem họ học những gì. Anh có thể ra thư viện và học theo họ (họ đọc sách gì thì anh đọc sách đó). Chỉ khác là anh không có thi cử và bằng cấp thôi. Sau khi tìm hiểu anh sẽ nắm được. Một trong những môn quan trọng là "Mỹ Học", tức là học về cái đẹp. Ngoài ra, do theo thời gian, giá trị của cái đẹp thay đổi theo, nên anh cũng nên tiếp cận những cái đẹp không nằm trong sách vở. Cái này anh phải tự học, không ai chỉ được và không có khả năng chỉ, vì đó là trình độ cấp "giáo sư". (hoặc là anh đăng ký vào trường nghệ thuật để học).
Dù sao thì với những lý thuyết đó anh cũng không thể có ảnh đẹp. Anh cần phải cầm máy ra chụp. Từ lý thuyết đến sáng tác thực tế có khoảng cách khá xa (thậm chí là rất xa). Cụ thể là những ông giáo sư dạy về nghệ thuật cũng chưa chắc có những tác phẩm đẹp ! :)
Lời khuyên của cá nhân tôi: anh nên đọc vài quyển sách về nhiếp ảnh (dạng lý thuyết, lý luận). Đồng thời cùng lúc cầm máy đi chụp. Kết hợp cả 2, sự tiến bộ sẽ rất nhanh, và rất bài bản. Và anh sẽ đạt được điều anh muốn: nhìn vào một tấm ảnh, anh sẽ biết tại sao nó đẹp !
madi3d8
18-04-2013, 09:22 AM
Nếu không có điều kiện theo đuổi những khóa học về nghệ thuật này nọ, bác chủ có thể đọc sách để tìm hiểu thêm về kiến thức. 1 số sách em gợi ý bác chủ có thể đọc là
1.Criticizing Photographs -Terry Barrett, em đang đọc và nghiên cứu cuốn này.
Về bản dịch tiếng Việt bác có thể tham khảo của Ngô Đình Trúc, bản dịch rất tốt và khá sát với tieng Anh, tuy nhien để có thể thấm hiểu hết thì phai mất nhiều thời gian để tìm và đọc, xem ảnh.
http://www.ngodinhtruc.com/vi/archives.html
http://greychenphoto.files.wordpress.com/2011/10/41dzlthcrdl.jpeg
Nội dung :
This brief text is designed to help both beginning and advanced students of photography better develop and articulate thoughtful criticism. Organized around the major activities of criticism (describing, interpreting, evaluating, and theorizing), Criticizing Photographs provides a clear framework and vocabulary for students' critical skill development.
2. Criticizing Art: Understanding the Contemporary - Terry Barrett
http://images.angusrobertson.com.au/images/ar/97800733/9780073379197/0/0/plain/criticizing-art-understanding-the-contemporary.jpg
Nội dung :
Criticizing Art: Understanding the Contemporary takes readers inside the world of contemporary art and shows them how to think, write, and talk about art. Throughout, the principles of art criticism are presented and applied to contemporary forms of American art giving students of art and art history a solid framework for critically considering contemporary art through describing, interpreting, evaluating, and theorizing.
Ở đây đa số phần lớn mọi người chỉ là chơi nhiếp ảnh, số về chụp thương mại cũng không nhiều. Những người làm nghệ thuật thì lại càng ít. Nên cách đọc, hiểu, cảm được bức hình tùy trình độ mà rất khác nhau. Có người thì chỉ cảm thụ bằng cảm giác, thích hoặc không thích. Nhưng bản thân chính họ lại không biết những điều gì đã tác động lên việc thích hoặc không thích đó. Họ không đọc nội dung bức ảnh,không hiểu bức ảnh, họ chỉ nhìn bề ngoài.... Điều này thưởng xuyên xảy ra khi newwbee xem ảnh, và cả những người đã chụp lâu năm.
Tuy nhiên có 1 cái nền vững chắc về lý luận ảnh thì chưa chắc đã có ảnh đẹp. Và có ảnh đẹp thì chưa chắc lý luận đã tốt. 2 điều này tồn tại song song với nhau không những trong nhiếp ảnh mà ở mọi lỉnh vực cuộc sống. Cả 2 không phải để triệt tiêu nhau, vì nếu 1 trong 2 thứ mất đi thì 1 tác phẩm sẽ không có giá trị gì nữa, không ai biết đẹp, không ai biết xấu, không ai biet nói gì. Học lý luận và phê bình ảnh không phải là để chê bai bài xích người khác, mà qua đó, có thể hiểu, đọc, cảm thụ ảnh, góp ý kiến 1 cách tích cực để tạo ra những giá trị văn hóa cho cộng đồng nói chung cũng như tác phẩm nói riêng.
ThanhCity
18-04-2013, 11:07 AM
Lâu rồi mới có topic thật ý nghĩa như thế này. Cám ơn bác chủ và các bác khác đã có những comment vô cùng thấu đáo. Em cũng rất phân vân với những vấn đề nêu trên. Càng tìm hiểu nhiều, càng chụp nhiều. Em lại càng cảm thấy rất lạc lõng giữa những tấm ảnh.
Có cần phải có một chuẩn mực cơ bản nào đó để định hình phong cách cá nhân không ? Hay cứ chụp đi, chụp nhiều vào cho tới khi thành một thoái quen ... Em chỉ sợ bị lầm đường lạc lối sa chân vào con đường ma đạo vạn kiếp bất phục :emlaugh:
khoi.tb
21-04-2013, 11:24 AM
Nếu không có điều kiện theo đuổi những khóa học về nghệ thuật này nọ, bác chủ có thể đọc sách để tìm hiểu thêm về kiến thức. 1 số sách em gợi ý bác chủ có thể đọc là
1.Criticizing Photographs -Terry Barrett, em đang đọc và nghiên cứu cuốn này.
Về bản dịch tiếng Việt bác có thể tham khảo của Ngô Đình Trúc, bản dịch rất tốt và khá sát với tieng Anh, tuy nhien để có thể thấm hiểu hết thì phai mất nhiều thời gian để tìm và đọc, xem ảnh.
http://greychenphoto.files.wordpress.com/2011/10/41dzlthcrdl.jpeg
Nội dung :
2. Criticizing Art: Understanding the Contemporary - Terry Barrett
http://images.angusrobertson.com.au/images/ar/97800733/9780073379197/0/0/plain/criticizing-art-understanding-the-contemporary.jpg
Nội dung :
Ở đây đa số phần lớn mọi người chỉ là chơi nhiếp ảnh, số về chụp thương mại cũng không nhiều. Những người làm nghệ thuật thì lại càng ít. Nên cách đọc, hiểu, cảm được bức hình tùy trình độ mà rất khác nhau. Có người thì chỉ cảm thụ bằng cảm giác, thích hoặc không thích. Nhưng bản thân chính họ lại không biết những điều gì đã tác động lên việc thích hoặc không thích đó. Họ không đọc nội dung bức ảnh,không hiểu bức ảnh, họ chỉ nhìn bề ngoài.... Điều này thưởng xuyên xảy ra khi newwbee xem ảnh, và cả những người đã chụp lâu năm.
Tuy nhiên có 1 cái nền vững chắc về lý luận ảnh thì chưa chắc đã có ảnh đẹp. Và có ảnh đẹp thì chưa chắc lý luận đã tốt. 2 điều này tồn tại song song với nhau không những trong nhiếp ảnh mà ở mọi lỉnh vực cuộc sống. Cả 2 không phải để triệt tiêu nhau, vì nếu 1 trong 2 thứ mất đi thì 1 tác phẩm sẽ không có giá trị gì nữa, không ai biết đẹp, không ai biết xấu, không ai biet nói gì. Học lý luận và phê bình ảnh không phải là để chê bai bài xích người khác, mà qua đó, có thể hiểu, đọc, cảm thụ ảnh, góp ý kiến 1 cách tích cực để tạo ra những giá trị văn hóa cho cộng đồng nói chung cũng như tác phẩm nói riêng.
Cám ơn bác madi3d8 nhiều,
Đọc bài viết của bác, em thấy vỡ nhẽ ra nhiều thứ. Gợi ý của bác chính là cái em cần, rất cần.
Mong bác giới thiệu em vài cuốn sách nữa để có thể nghiên cứu thêm. Em rất hiểu, từ kiến thức, lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa. Nhưng theo em vẫn cần cái lý thuyết làm căn bản. Ronaldinho, nếu không học luật về bóng đã, mãi mãi chỉ biết đá bóng vỉa hè thôi...
khoi.tb
18-09-2013, 09:46 PM
Haiz...
Thấy rằng, tình hình nó phản ánh giống như nền giáo dục nước nhà vậy; thiếu cơ bản trầm trọng; nếu không---topic này đã không vắng vẻ như thế!
khoi.tb
19-09-2013, 09:51 PM
haizzz! mod ??? admin!!!
nguoiduathu
29-09-2013, 11:47 PM
Haiz...
Thấy rằng, tình hình nó phản ánh giống như nền giáo dục nước nhà vậy; thiếu cơ bản trầm trọng; nếu không---topic này đã không vắng vẻ như thế!
Thích ý kiến này của bác.
Em không biết các bác nghệ thuật được đào tạo thế nào. Chớ bên khoa học nó cũng có những môn gọi là "Phương pháp luận sáng tạo" đấy. Sáng tạo cũng cần phương pháp nữa chớ chẳng phải tự nhiên mà ông Edison ổng ị ra được hàng đống các phát minh đâu.
Theo em biết thì món gì cũng cần phương pháp, cần lý luận, cần kiến thức nền tảng cả. Em có bạn và người thân học bên trường Mỹ thuật, em cứ tưởng đó chỉ là nơi tụ họp giao lưu của các họa sỹ thôi chớ nghệ thuật thì học hành cái gì!! Nhưng nghe họ review thì hoàn toàn ngược lại: bên ấy đào tạo hơi bị căn bản là đằng khác.
Em thấy rằng người chơi ảnh viện dẫn những câu nói của William Klein thì chả khác nào các bạn trẻ hay lấy Bill Gate ra để biện hộ cho thói lười học của mình cả :))
khoi.tb
30-09-2013, 03:36 PM
Thấy bác nguoiduathu có ý kiến, lại thấy vui vui. Nói đúng ra, là nhà mình vẫn còn adua nhiều lắm, không có cơ sở,,,không có đủ thứ,,,và thành anh 'hùng bàn phím' tất. Càng thấy chữ 'chém gió', đúng là 'sản phẩm của giân dan' phản ánh 'đời sống xã hội'....và 'đánh dấu văn minh nhân loại' (?!-theo như sách dẫn luận ngôn ngữ học)
PhotographerHAU
13-10-2013, 12:51 AM
Tự nhiên Em thấy Chủ đề này hay hay, nhưng em thiết nghĩ "Có bao nhiêu ý tưởng về lý luận sáng tác nhiếp ảnh". Em thật sự chưa hiểu lắm về "Sáng tác nhiếp ảnh" thay vì "sáng tác ảnh". điều thứ 2 nửa là: có bao nhiêu cơ hội người ngồi với nhau để lý luận ?
TruongcaSG
13-10-2013, 01:55 PM
Tôi hoàn toàn hiểu ý của anh Khôi.
Ý của anh là muốn bắt đầu nhiếp ảnh từ lý thuyết. Trong khi các anh khác đang nói về "bắt đầu từ thực hành".
Anh muốn nhìn vào tấm ảnh và muốn đọc được "ý nghĩa của nó", tại sao nó đẹp, có khả năng đánh giá một tấm ảnh, hơn là chỉ nhìn vào và nói "ảnh đẹp". Con đường này không dể dàng. Anh có thể kham khảo chương trình học của các trường đại học nghệ thuật (về hội họa nhiếp ảnh), xem họ học những gì. Anh có thể ra thư viện và học theo họ (họ đọc sách gì thì anh đọc sách đó). Chỉ khác là anh không có thi cử và bằng cấp thôi. Sau khi tìm hiểu anh sẽ nắm được. Một trong những môn quan trọng là "Mỹ Học", tức là học về cái đẹp. Ngoài ra, do theo thời gian, giá trị của cái đẹp thay đổi theo, nên anh cũng nên tiếp cận những cái đẹp không nằm trong sách vở. Cái này anh phải tự học, không ai chỉ được và không có khả năng chỉ, vì đó là trình độ cấp "giáo sư". (hoặc là anh đăng ký vào trường nghệ thuật để học).
Dù sao thì với những lý thuyết đó anh cũng không thể có ảnh đẹp. Anh cần phải cầm máy ra chụp. Từ lý thuyết đến sáng tác thực tế có khoảng cách khá xa (thậm chí là rất xa). Cụ thể là những ông giáo sư dạy về nghệ thuật cũng chưa chắc có những tác phẩm đẹp ! :)
Lời khuyên của cá nhân tôi: anh nên đọc vài quyển sách về nhiếp ảnh (dạng lý thuyết, lý luận). Đồng thời cùng lúc cầm máy đi chụp. Kết hợp cả 2, sự tiến bộ sẽ rất nhanh, và rất bài bản. Và anh sẽ đạt được điều anh muốn: nhìn vào một tấm ảnh, anh sẽ biết tại sao nó đẹp !
Tôi đọc và rất thích bài comment này và cũng đồng tình với bác @Khoi.tb là chúng ta phải bắt đầu từ lý thuyết và cao hơn là lý luận. Điều này nếu những ai làm nghiên cứu hoặc chuyên sâu thì không thể bỏ qua được, tuy nhiên bác cũng thông cảm đây là một diễn đàn về nhiếp ảnh mở rộng và kiến thức là không thể đồng đều nên luôn theo hướng có gì làm đó, có tới đâu thì chới tới đó và chuộng cái nhanh, dễ. Đơn cử như khi mua 1 body fullbox đủ các thứ nhưng rất ít người chịu đọc quyển hướng dẫn sử dụng, đa phần lướt sơ xong ra chụp từ từ biết hihi. Còn phần lý thuyết khác xa thực tế thì dạng nói ví von thôi chứ lý thuyết ấy cũng từ thực tế đúc kết hoàn thiện, tuy nhiên thực tế biến đổi liên tục và lý thuyết không theo kịp để hoàn thiện mà thôi.
Tóm lại việc bác khôi.tb đề cập em rất trân trọng và mong những bác nào hiểu biết sâu chia sẻ hoặc bác Khôi.tb nghiên cứu rồi chia sẻ cũng hay nhưng trước mắt thì gói gọn trên một hai vấn đề thôi chứ rộng quá thì cũng chịu thua.
20DEOS
13-10-2013, 03:54 PM
Sau 6 tháng nghiên cứu và chụp ảnh, anh khoi.tb chia sẽ kinh nghiệm của mình cho mọi người đi, nhất là mảng ảnh đời thường - đây là thể loại ảnh mà người chụp phía Nam vẫn chưa thoát khỏi cái bình thường, trong khi người chụp phía Bắc có rất nhiều ảnh "chất" hơn.
Thêm những ảnh minh hoạ của anh.
qtuyen
18-10-2013, 08:55 AM
Em xin có í kiến ạ! Nếu "lý luận" là bát mắm tôm thì "nhiếp ảnh" là miếng thịt chó, còn "sáng tác" chính là cốc rượu ạ!
20DEOS
18-10-2013, 12:34 PM
Em xin có í kiến ạ! Nếu "lý luận" là bát mắm tôm thì "nhiếp ảnh" là miếng thịt chó, còn "sáng tác" chính là cốc rượu ạ!
Nếu đúng vậy thì ăn "mắm tôm", uống "cốc rượu" rồi xơi "thịt chó"?
Thông thường là uống "cốc rượu" rồi mới gắp "thịt chó", cuối cùng là chấm vào "mắm tôm" - có người chấm mắm tôm, có người không vì "mắm tôm" nó "thơm" điếc mũi ạ..
qtuyen
20-10-2013, 09:51 AM
Hôm nay chủ nhật, rỗi rãi, em xin có í kiến bảo vệ luận án tiến sĩ của em với nhan đề "Nếu "lý luận" là bát mắm tôm thì "nhiếp ảnh" là miếng thịt chó, còn "sáng tác" chính là cốc rượu" (2 năm trước em mới được chứng nhận là "cử nhân spam" - gần đây em quyết định nâng cấp thành tiến sĩ cho nó oách)
Nội dung của luận án chỉ đơn giản là "mắm tôm" "thịt chó" và "rượu", điều cần phải chứng minh là bộ môn ảnh nó cũng chỉ giống thế. Đây là điều cực kỳ khó khăn bởi vì 2 đối tượng mang ra so sánh rất khập khiễng. Một bên là tầm thường như "mắm tôm" thối và khắm, hay "thịt chó" tầm thường, hay chỉ là cốc "rượu" nhỏ nhoi, với một bên là tinh tuý, cao sâu, nghệ thuật như nhiếp ảnh.... Vấn đề này tưởng như không thể chứng minh được, nhưng không gì là không thể, bởi vì các cụ có câu mà rất đúng với muôn đời: "Lưỡi không xương muôn đường lắt léo".
Các bác nhớ đón đọc nhé!
Em sẽ viết theo lối tiểu thuyết chương hồi cho nó hấp dẫn.
khoi.tb
20-10-2013, 05:27 PM
Sau 6 tháng nghiên cứu và chụp ảnh, anh khoi.tb chia sẽ kinh nghiệm của mình cho mọi người đi, nhất là mảng ảnh đời thường - đây là thể loại ảnh mà người chụp phía Nam vẫn chưa thoát khỏi cái bình thường, trong khi người chụp phía Bắc có rất nhiều ảnh "chất" hơn.
Thêm những ảnh minh hoạ của anh.
Đáng tiếc là đến giờ này mình vẫn loay hoay, chưa biết thế nào là đời thường; cũng chưa biết xem một bức ảnh thế nào để ít nhất là có sự đồng thuận của nhiều người để nói nó là đẹp hay chưa đẹp...
Nên vẫn chưa có ảnh để minh hoạ.
20DEOS
20-10-2013, 07:54 PM
Đôi khi cái lý thuyết nó làm anh lẩn quẩn.
Ví dụ như ngày xưa học văn khoảng như cấp 3 bây giờ, giáo sư văn không bao giờ có đáp áp và chấm theo đáp án cả, cứ thấy bài văn nào hay là giao sư cho điểm ưu,
Còn bây giờ giáo viên văn chấm theo đáp án, vui thật đấy.
Ngành nghệ thuật là ngành mềm, rất mềm, không như ngành cứng. Thế thôi!
Ai cũng biết và nhớ tác giả "Gone With The Wind" viết ngược, chương cuối cùng viết trước, nhưng "Gone With The Wind" vẫn là 1 tác phẩm bất hủ, sao cứ phải rập khuôn theo đúng kết cấu?
Trước giờ xây nhà xây từ dưới lên cao, nhưng mười năm nay người ta cũng xây nhà theo phương pháp Top-Down rồi - Ngành cứng còn thế.
PhotographerHAU
25-10-2013, 02:18 PM
Thật sự thì ở Việt Nam...có hay nói về lý thuyết và có hay làm đúng lý thuyết không? Ngay trong nhiếp ảnh cũng vậy, nói như vậy và làm như thế nào? Sáng tác ảnh thì phải lý luận được nội dung bức ảnh là tất nhiên rồi.
Em nghĩ, có thể rất ít người nghĩ đến việc lý luận sáng tác. mặc dù đề tài này là rất hay.
20DEOS
25-10-2013, 06:29 PM
Sáng tác ảnh thì phải lý luận được nội dung bức ảnh là tất nhiên rồi.
Em nghĩ, có thể rất ít người nghĩ đến việc lý luận sáng tác. mặc dù đề tài này là rất hay.
Tôi nghĩ ngược lại.
Với ngành mềm nói chung và ngành nghệ thuật nói riêng.
Người thưởng lãm [nghe, nhìn hay kết hợp ... - tạm dùng từ là cảm nhận], cảm nhận tác phẩm trước, các nhà phê bình, lý luận ... mới tổng kết lại và từ đó lý thuyết mới ra đời.
Ảnh phong cảnh là minh chứng rõ nét nhất, chúng ta cảm thấy phong cảnh đó đẹp, ta mới khắc sâu vào tâm trí, sau đó chúng ta mới vẽ lại [hoặc mua ảnh của hoạ sĩ]. Hoạ sĩ cũng nhìn thấy phong cảnh đẹp, trước tiên là vẽ giống hệt, nếu tình cờ thấy có thêm chi tiết bổ sung làm ảnh đẹp hơn, người xem, hoạ sĩ ... sẽ nhớ và mong muốn bổ sung vào ảnh...
Kế tiếp là ảnh chân dung, với người đẹp, chúng ta sẽ cảm nhận vẽ đẹp đước, vẽ giống hệt trước,
Rồi mong muốn của chúng ta [lẫn hoạ sĩ] là mũi phải đẹp [cao] hơn, tóc phải [dài, vàng sáng hay uốn quăn... ] đẹp hơn, nụ cười phải tươi hơn, mắt phải sáng [long lanh, tinh anh, đong đưa ...] hơn. Thế là chúng ta sẽ có hình vẽ khuôn mặt hoàn thiện từng chi tiết.
Các thể loại khác cũng vậy.
Theo thời gian hoạ sỉ sẽ truyền bá kinh nghiệm [đẹp nếu có thêm chi tiết, chỉnh sửa ...] => Lý luận sáng tác ra đời.
Nhưng ảnh đời thường thì có khác biệt, chúng ta phải bước vào thể giới đời thực, sống, hoà mình cùng chủ thể, ta mới hiểu rõ nội dung, mới cảm nhận được cảnh đời thường đó.
Một ông thầy có giỏi đến đâu cũng không thể giúp học trò cảm nhận được cuộc sống đời thường, nếu học trò không 'lăn xã' vào thực tế.
Thầy chỉ có thể truyền kinh nghiệm nhỏ nhoi để trò có hành trang cơ bản, không thể truyền cái gọi là cảm nhận được.
khoi.tb
27-10-2013, 08:40 PM
Cám ơn các bác đã có ý tốt và tham gia. Nói thực, đây là vấn đề thực sự em rất đang loay hoay.
Tuy nhiên, có bác lại mang mắm tôm-thịt chó vào chủ đề khi em đang muốn nghiêm túc tìm hiểu. Xong, em không phản đối việc ấy, vì như thế sẽ vui hơn, thoải mái hơn để chia sẻ.
Vậy, em cứ thử theo cái cách mắm tôm - thịt chó để đặt vấn đề theo đấy.
Theo em, chó(thịt chó) coi như là giống nhau cả (dù con béo, con gầy...) và nó giống như vật thể/khung cảnh trong nhiếp ảnh. Thế thì các bức ảnh của ta chính là 'cầy tơ bảy món rồi' - tức là kết quả cuối cùng.
Vấn đề là ở chỗ, với con chó ấy/ và kết quả'7 món' phụ thuộc vào các công đoạn chế biến. Đây chính là đoạn sáng tác. Nếu nói, cứ gúc gù là sẽ ra ngay : quy trình chế biến, nấu nướng, công thức các loại riềng mẻ đủ cả. Nhưng cuối cùng, có thể nó chỉ ra một mớ xô bồ và mặc nhiên gọi là 'rựa mận, hấp, tái,,,,'. Vấn đề là tại sao có quán nức tiếng, có nơi chỉ thường thường bình dân???
Ví dụ, có con chó; chưa biết cách chế biến-rồi cũng sẽ thử chế kiểu này/kiểu kia, rồi cũng sẽ ra món ăn được mà mình thích, rồi đặt cho nó cái tên...Hoặc giả đã biết làm rồi, nhưng có người thực hành cả đời, nay thêm tí này, mai thử kiểu khác-nên hoạ chăng có được bữa vừa miệng mình và một vài người bạn khác (thậm chí một cách xã giao vì được mời ăn). Nó có giống như mấy bức ảnh của ta không nhỉ? Hoạ chăng được một cái, gọi là đẹp; đa phần tán thưởng là 'màu đẹp thế, ánh sáng đẹp thế, bố cục đẹp thế...!"... rồi thế là người sau cứ thế a dua theo...
Em thì cứ tự đặt mình vào địa vị làm anh đồ tể, em muốn rằng , trong một ngày trở trời-muốn rằng mình sẽ có bát 'rựa mận kiểu ấy'-rồi mới đi tìm con chó nó béo vừa,gầy vừa; rồi học xem cái 'nghệ' để chế ra được đúng cái món như 'trong đầu mình muốn'.
Ý em là, nếu cứ bảo 'là xách máy đi và 'lăn vào đời' mà chụp; thì em nghĩ rằng (mong nhiều bác đừng giận) là về sẽ xoá đi hết! vì chả cái nào ra cái nào; và nhiều bác cứ copy nguyên cái câu ấy, ném đi, ném lại nó sáo rỗng lắm! Em không nghĩ 'nhiếp ảnh là ghi lại khoảnh khắc' nghĩa là cứ vớ được khoảnh khắc (mình thấy hay) chộp lại,rồi bảo đấy là nhiếp ảnh???-chắc là không. Em nghĩ, những người đã từng 'chộp' lại được họ đã phải nung nấu lâu lắm một ý tưởng nào đấy rồi mới vác máy đi để tìm cái 'khoảnh khắc' phục vụ /minh hoạ cho cái ý tưởng ban đầu. Để làm được như thế, phải có cơ sở, có lý luận (nó phụ thuộc vào nhiều thứ lắm-em nghĩ thế) như trào lưu, đối tượng,hoàn cảnh,tâm trạng, trình độ, môi trường....Và nó cũng không như món 'cầy tơ', cứ bạ ngày nào, lúc nào là chén ngay cho được.
Ấy là em chưa kể đến cái món 'cầy tơ', có phải ngày nào/lúc nào; ngồi với ai, chỗ nào, tâm trạng, thể chất thế nào cũng thấy ngon đâu. Thậm chí , ngồi cùng mâm anh bảo ngon, anh phán rằng không...Có phải nó cũng giống như mấy bức ảnh của anh em mình không nào - ông bảo đẹp ông chê rằng lởm...(nhiều khi đơn giản là ông già hơn tôi, tôi còn thanh niên hoi-nên cái sở thích nó đã khác!...
Mong các bác chia sẻ thêm!
20DEOS
29-10-2013, 09:07 PM
Người khác khuyên, anh có quyền không nghe.
Cứ ngồi trước màn hình, read & type, 6 tháng nữa vào post ảnh đời thường của mình lên xem sao.
Khuyên anh hoà mình vào đời thường, không phải "đeo máy lên & chụp", cái cơ bản nhất là đời thường anh chưa hiểu, thì làm gì có thể chụp để ghi nhận được đời thường qua ảnh. Khi nào hiểu rồi hẳn chụp.
Ghi nhận còn chưa xong, khoan nói đến việc hướng người xem cảm nhận đời thường qua ảnh của mình.
Thực tế tại HN cho thấy có NAG nước ngoài, sống, lăn lộn với 2 mẹ con tâm thần ở gầm cầu Long Biên cả tháng trời, sau đó có bộ ảnh đời thường đoạt giải quốc tế, trong khi các anh nghệ sĩ lớn nhà ta lý luận rất tốt mà cũng chả có bộ ảnh nào sánh bằng.
Những con người đó, không gian đó, ngôn ngữ Việt đó (dể cảm thông hơn khác biệt ngôn ngữ Anh-Việt) ... mà không hiểu, không cảm được, toàn lý luận cao siêu.
Bộ ảnh về người đồng tính của tác giả VN Maika mới đoạt giải, một bác lãnh đạo cao cấp NAVN phát biểu trớt quớt về lý do ảnh đoạt giải, mà không hiểu rằng tác giả Maika đã sống cùng với những con người đó, bộ ảnh đó tự nhiên như tác giả là một người bạn cùng hoàn cảnh và máy ảnh giống như một đồ vật cần thiết trong căn nhà của họ. Nó thật đến mức không thể nào thật hơn.
Tôi viết bài này không chỉ để anh xem mà để cho nhiều người khác cùng xem.
khoi.tb
30-10-2013, 01:12 PM
Người khác khuyên, anh có quyền không nghe.
Cứ ngồi trước màn hình, read & type, 6 tháng nữa vào post ảnh đời thường của mình lên xem sao.
Khuyên anh hoà mình vào đời thường, không phải "đeo máy lên & chụp", cái cơ bản nhất là đời thường anh chưa hiểu, thì làm gì có thể chụp để ghi nhận được đời thường qua ảnh. Khi nào hiểu rồi hẳn chụp.
Ghi nhận còn chưa xong, khoan nói đến việc hướng người xem cảm nhận đời thường qua ảnh của mình.
Thực tế tại HN cho thấy có NAG nước ngoài, sống, lăn lộn với 2 mẹ con tâm thần ở gầm cầu Long Biên cả tháng trời, sau đó có bộ ảnh đời thường đoạt giải quốc tế, trong khi các anh nghệ sĩ lớn nhà ta lý luận rất tốt mà cũng chả có bộ ảnh nào sánh bằng.
Những con người đó, không gian đó, ngôn ngữ Việt đó (dể cảm thông hơn khác biệt ngôn ngữ Anh-Việt) ... mà không hiểu, không cảm được, toàn lý luận cao siêu.
Bộ ảnh về người đồng tính của tác giả VN Maika mới đoạt giải, một bác lãnh đạo cao cấp NAVN phát biểu trớt quớt về lý do ảnh đoạt giải, mà không hiểu rằng tác giả Maika đã sống cùng với những con người đó, bộ ảnh đó tự nhiên như tác giả là một người bạn cùng hoàn cảnh và máy ảnh giống như một đồ vật cần thiết trong căn nhà của họ. Nó thật đến mức không thể nào thật hơn.
Tôi viết bài này không chỉ để anh xem mà để cho nhiều người khác cùng xem.
Gửi bác 20DOES,
Riêng tôi, luôn lắng nghe ý kiến của mọi người.
Tôi chưa phản đối ý kiến của ai cả, và cũng chưa phán thế là đúng hay là sai, mà chỉ dám đưa ra ý kiến , suy nghĩ cá nhân với hiểu biết hạn hẹp và ít kinh nghiệm.
Bác đừng bắt em up ảnh, em còn đang loay hoay chưa biết đẹp xấu thế nào? sao dám up? Bác minh họa vài cái để em theo.
Bác đừng đánh đồng việc lý luận(phê bình?) với việc sáng tác. Người phê bình có thể không có tác phẩm, nhưng có thể giúp người xem hiểu hơn về tác phẩm; và thậm chí giúp người sáng tác sẽ sáng tác tốt hơn. Không thể bắt hai ông Hoài Thanh-Hoài chân có thể sáng tác hàng nghìn bài thơ hay và hay hơn cả trăm nhà trước khi dám làm tập "Thi nhân Việt Nam". Vì thế, nên mới có 'nhà này, nhà nọ". Sao trong mỗi bộ phim, lại cần "art director"; sao cái ông 'quay phim' không làm tất cả đi?
Nếu em là trưởng ban tổ chức giải, em sẽ loại luôn bộ ảnh của Maika ngay khi nộp bài tham dự.
Nhưng vấn đề bác nói là 'phải ăn, phải ngủ cùng, phải lăn vào...'-em không phản đối, và em ghi nhận đấy là việc rất quan trọng! Nhưng vấn đề em quan tâm hơn là; vậy NAG kia và Maika; trước khi họ 'ăn-ở' cùng, họ đã có những gì? chuẩn bị những gì? căn cứ vào đâu?cơ sở nào họ làm thế?-Chắc không phải tự nhiên...
SonyChicago
01-11-2013, 11:35 PM
Tôi thì thích xem ảnh đẹp theo trình độ nhận thức của tôi. Đôi lúc tôi thấy đẹp nhưng không thể "lý luận" nó.
Ví dụ chiếc lá có nơi rõ nơi mờ trong nền sương kỳ ảo. Nó đẹp quá nhưng tôi không thể "lý luận" hoặc dùng lời nói lên được cái tôi nhận thức.
Tôi thích chụp ảnh nhưng chưa bao giờ có tấm ảnh như mong muốn. Chụp nhiều mà không có được tấm nào.
Sau này tôi nhận ra rằng thiếu thiếu cái gì đó về "tư tưởng", "nghệ thuật", "mỹ lý",... thì bèn lân la đọc sách và học hỏi từ những người nói rất hay và có được ảnh khen. Qua đó tôi học hỏi được nhiều nhưng không thể áp dụng cho riêng mình.
Bổng một hôm, đi lang thang gặp một ông chụp hình dạo. Thấy ổng có vẻ trầm lắng nhưng nhiều người lấy ảnh thì họ vui lắm và cảm ơn ổng liên tục. Tôi lấy làm lạ bèn dò hỏi.
Ông ta nói rằng ở đời có nhiều loại nghệ thuật ảnh cũng như cách sáng tác và các khen chê. Nhưng có loại ảnh mà ít ai để ý là ảnh làm cho con người ta hạnh phúc.
Chụp một tấm ảnh người hay nhóm người, chỉ đơn giản là máy tự động, không cần sắc bén nét, DOF, blend màu,... mà nội dung anh ghi lại những gì cho người hay nhóm người đó khiến cho họ hạnh phúc khi xem lại ảnh.
Tôi lấy làm vui lắm nên cứ đi chụp ảnh dạo cho người ta. Lúc đó tôi không biết gì về nhiếp ảnh, cứ bỏ qua auto mà chụp. Chụp xong thì đưa phim cho thợ rửa. Ảnh ra cái thiếu cái thừa sáng nhưng ít ra có một số ít người thích thú và hạnh phúc (không ít người buồn bã vì chất lượng ảnh kém do thiếu kỹ thuật chụp).
Cho dù quá ít người hạnh phúc và nhiều người chê, tôi cảm nhận được cái hạnh phúc mà khoảnh khắc tôi chụp được cho người ta và thấy thật sung sướng.
Về sau tôi bỏ chụp hình dạo vì không thể chụp đem nhiều hạnh phúc vì kỹ thuật còn non kém (chỉ chụp auto là chủ yếu)
phung.hung
03-11-2013, 11:33 AM
Nửa đêm không ngủ được, đau đầu chóng mặt thế nào vào Vnphoto đọc bài.
Em cám ơn các bác đã chia sẻ góc nhìn và cảm nhận. Đối với em, nhiếp ảnh là để ghi lại những gì mình thấy - không chỉ bằng đôi mắt. Nhiếp ảnh là cách dúp em thể hiện góc nhìn của cuộc sống. Nhiếp ảnh cũng dạy ta cách nhìn nhiều góc cạnh. Dù chụp gì đi nữa, thiết nghĩ cảm xúc và ý tưởng là quan trọng ạ. Đọc nhiều về nhiếp ảnh dúp em rất nhiều, nhưng đôi khi lại là những con đường mòn. Em nhớ cái cảm giác muốn đưa máy lên, bấm một cách đơn giản. Đừng nghĩ đến bố cục hay đường cong. Để dòng cảm xúc đưa lối cho bức ảnh.
Đôi khi em bị lạc lối bởi thiết bị. Cầm một chiếc máy hiện đại hay đắt tiền, biết ít ít về kỹ thuật nhiếp ảnh hay vài kỹ thuật phần mềm, đã làm cho em có một cái tôi lớn. Đôi khi em chụp để làm người ta vui. Nghĩ lại, đống ảnh đó chắc chả bao giờ em dám xem lại. Ờ thì nhiều lúc các bác phải kiếm cơm đành chấp nhận thôi. Em được cái may mắn, được lấy nhiếp ảnh làm thú vui.
Em cũng chả muốn tranh luận hay chém gió gì, cơ mà các bác đừng mang thịt chó với mắm tôm ra đây ạ. Nghệ thuật bình dân hay đời thường đó, nhưng chả lẽ nó chỉ là thứ đồ ăn tầm thường thế cơ ạ? Con người mà nghĩ được tới ăn thôi thì em cũng hơi buồn.
sunny tran
07-11-2013, 01:14 AM
Thấy các bác thảo luận thật thú vị và kg thấy có sự cãi vã nên cũng mạo muội đóng góp chút thiển kiến có gì sai phạm mong các bác lượng thứ và có đóng góp cho chúng ta cùng tiến bộ .
Trước hết tôi thấy hình như chúng ta đang đi loanh quanh và lại loanh quanh cho nên khó mà hội lại nhất là vấn đề kg có mẫu số chung cho tất cả mặc dù chúng ta cùng nhau chấp nhận luật chơi ( nếu chúng ta kg tự đồng ý của luật chơi thì tự chúng ta đã bị loại khỏi cuộc chơi do sự lạc lõng ) . Vì vậy khi một tác phẩm đoạt giải ( giá trị ) thì chúng ta phải hiểu những người đại diện ( được lọc lựa ) có đủ trình độ khả năng kiến thức về luật của cuộc chơi để đi đến kết luận .
NHƯ VẬY nếu nói về sáng tác trước hết chúng ta phải tìm hiểu về luật chơi trước hết gồm có những gì rồi dựa trên căn bản đó mà cấu thành tuỳ theo trường hợp hoàn cảnh và khả năng nhận thức của mỗi người chúng ta để diễn đạt CUỐI CÙNG mới đến sự cảm nhận và đánh giá của chunq quanh để cho ta kết quả của thành quả chính mình .
Vì kg tìm hiểu luật chơi nên chúng ta kg biết bắt đầu từ đâu và khái niệm như thế nào là đúng them vào những phát biểu của những nhiếp ảnh gia ( như link của các bác có kèm theo ) chỉ là gợi ý tưởng tuỳ theo chiều hướng cảm hứng của bản thân họ chứ kg giúp gì nhiều được cho chúng ta khi đang thảo luận cho sự khởi đầu sang tác .
VÀO THỰC TẾ . Với khả năng cá nhân chúng ta khi cầm trên tay 1 tấm hình ( Tôi chỉ muốn nói 1 tấm hình ) chúng ta nhìn cái gì và nhìn được cái gì trên tấm hình đó . Đó mới là cái quan trọng .
VÀ nếu chúng ta càng nhìn được nhiều những liên quan đến luật chơi thì chúng ta ĐÃ có càng nhiều kiến thức và cơ hội sáng tác rồi . Đây cũng là cách mà các nhà giám khảo dựa vào để kết luận .
Phần còn lại thì mong các bác đóng góp thêm tài liệu kiến thức về cấu trúc của một bức hình qua cách nhìn của 1 nhiếp ảnh gia rồi từ đây cùng nhau bổ xung và tự phát triển để mỗi người chúng ta sẽ có những tác phẩm .
Chúc các bác có nhiều tác phẩm đẹp .
khoi.tb
07-11-2013, 04:12 PM
Tôi thì thích xem ảnh đẹp theo trình độ nhận thức của tôi. Đôi lúc tôi thấy đẹp nhưng không thể "lý luận" nó.
Ví dụ chiếc lá có nơi rõ nơi mờ trong nền sương kỳ ảo. Nó đẹp quá nhưng tôi không thể "lý luận" hoặc dùng lời nói lên được cái tôi nhận thức.
Tôi thích chụp ảnh nhưng chưa bao giờ có tấm ảnh như mong muốn. Chụp nhiều mà không có được tấm nào.
Sau này tôi nhận ra rằng thiếu thiếu cái gì đó về "tư tưởng", "nghệ thuật", "mỹ lý",... thì bèn lân la đọc sách và học hỏi từ những người nói rất hay và có được ảnh khen. Qua đó tôi học hỏi được nhiều nhưng không thể áp dụng cho riêng mình.
Bổng một hôm, đi lang thang gặp một ông chụp hình dạo. Thấy ổng có vẻ trầm lắng nhưng nhiều người lấy ảnh thì họ vui lắm và cảm ơn ổng liên tục. Tôi lấy làm lạ bèn dò hỏi.
Ông ta nói rằng ở đời có nhiều loại nghệ thuật ảnh cũng như cách sáng tác và các khen chê. Nhưng có loại ảnh mà ít ai để ý là ảnh làm cho con người ta hạnh phúc.
Chụp một tấm ảnh người hay nhóm người, chỉ đơn giản là máy tự động, không cần sắc bén nét, DOF, blend màu,... mà nội dung anh ghi lại những gì cho người hay nhóm người đó khiến cho họ hạnh phúc khi xem lại ảnh.
Tôi lấy làm vui lắm nên cứ đi chụp ảnh dạo cho người ta. Lúc đó tôi không biết gì về nhiếp ảnh, cứ bỏ qua auto mà chụp. Chụp xong thì đưa phim cho thợ rửa. Ảnh ra cái thiếu cái thừa sáng nhưng ít ra có một số ít người thích thú và hạnh phúc (không ít người buồn bã vì chất lượng ảnh kém do thiếu kỹ thuật chụp).
Cho dù quá ít người hạnh phúc và nhiều người chê, tôi cảm nhận được cái hạnh phúc mà khoảnh khắc tôi chụp được cho người ta và thấy thật sung sướng.
Về sau tôi bỏ chụp hình dạo vì không thể chụp đem nhiều hạnh phúc vì kỹ thuật còn non kém (chỉ chụp auto là chủ yếu)
Em rất thích cách vào vấn đề của bác. Theo em, đúng là bác đang lý luận(hoặc giả bác không muốn làm thế) nhưng đúng là bác đang diễn nôm vấn đề mà làm cho em thực sự cảm nhận rằng bác đã thực sự 'hòa mình vào cuộc sống' và thực sự đã mất nhiều công sức theo đuổi...
khoi.tb
07-11-2013, 04:16 PM
Thấy các bác thảo luận thật thú vị và kg thấy có sự cãi vã nên cũng mạo muội đóng góp chút thiển kiến có gì sai phạm mong các bác lượng thứ và có đóng góp cho chúng ta cùng tiến bộ .
Trước hết tôi thấy hình như chúng ta đang đi loanh quanh và lại loanh quanh cho nên khó mà hội lại nhất là vấn đề kg có mẫu số chung cho tất cả mặc dù chúng ta cùng nhau chấp nhận luật chơi ( nếu chúng ta kg tự đồng ý của luật chơi thì tự chúng ta đã bị loại khỏi cuộc chơi do sự lạc lõng ) . Vì vậy khi một tác phẩm đoạt giải ( giá trị ) thì chúng ta phải hiểu những người đại diện ( được lọc lựa ) có đủ trình độ khả năng kiến thức về luật của cuộc chơi để đi đến kết luận .
NHƯ VẬY nếu nói về sáng tác trước hết chúng ta phải tìm hiểu về luật chơi trước hết gồm có những gì rồi dựa trên căn bản đó mà cấu thành tuỳ theo trường hợp hoàn cảnh và khả năng nhận thức của mỗi người chúng ta để diễn đạt CUỐI CÙNG mới đến sự cảm nhận và đánh giá của chunq quanh để cho ta kết quả của thành quả chính mình .
Vì kg tìm hiểu luật chơi nên chúng ta kg biết bắt đầu từ đâu và khái niệm như thế nào là đúng them vào những phát biểu của những nhiếp ảnh gia ( như link của các bác có kèm theo ) chỉ là gợi ý tưởng tuỳ theo chiều hướng cảm hứng của bản thân họ chứ kg giúp gì nhiều được cho chúng ta khi đang thảo luận cho sự khởi đầu sang tác .
VÀO THỰC TẾ . Với khả năng cá nhân chúng ta khi cầm trên tay 1 tấm hình ( Tôi chỉ muốn nói 1 tấm hình ) chúng ta nhìn cái gì và nhìn được cái gì trên tấm hình đó . Đó mới là cái quan trọng .
VÀ nếu chúng ta càng nhìn được nhiều những liên quan đến luật chơi thì chúng ta ĐÃ có càng nhiều kiến thức và cơ hội sáng tác rồi . Đây cũng là cách mà các nhà giám khảo dựa vào để kết luận .
Phần còn lại thì mong các bác đóng góp thêm tài liệu kiến thức về cấu trúc của một bức hình qua cách nhìn của 1 nhiếp ảnh gia rồi từ đây cùng nhau bổ xung và tự phát triển để mỗi người chúng ta sẽ có những tác phẩm .
Chúc các bác có nhiều tác phẩm đẹp .
Không phải là loanh quanh nữa, mà thực sự đang loay hoay, luẩn quẩn!
khoi.tb
07-11-2013, 04:23 PM
Nửa đêm không ngủ được, đau đầu chóng mặt thế nào vào Vnphoto đọc bài.
Em cám ơn các bác đã chia sẻ góc nhìn và cảm nhận. Đối với em, nhiếp ảnh là để ghi lại những gì mình thấy - không chỉ bằng đôi mắt. Nhiếp ảnh là cách dúp em thể hiện góc nhìn của cuộc sống. Nhiếp ảnh cũng dạy ta cách nhìn nhiều góc cạnh. Dù chụp gì đi nữa, thiết nghĩ cảm xúc và ý tưởng là quan trọng ạ. Đọc nhiều về nhiếp ảnh dúp em rất nhiều, nhưng đôi khi lại là những con đường mòn. Em nhớ cái cảm giác muốn đưa máy lên, bấm một cách đơn giản. Đừng nghĩ đến bố cục hay đường cong. Để dòng cảm xúc đưa lối cho bức ảnh.
Đôi khi em bị lạc lối bởi thiết bị. Cầm một chiếc máy hiện đại hay đắt tiền, biết ít ít về kỹ thuật nhiếp ảnh hay vài kỹ thuật phần mềm, đã làm cho em có một cái tôi lớn. Đôi khi em chụp để làm người ta vui. Nghĩ lại, đống ảnh đó chắc chả bao giờ em dám xem lại. Ờ thì nhiều lúc các bác phải kiếm cơm đành chấp nhận thôi. Em được cái may mắn, được lấy nhiếp ảnh làm thú vui.
Em cũng chả muốn tranh luận hay chém gió gì, cơ mà các bác đừng mang thịt chó với mắm tôm ra đây ạ. Nghệ thuật bình dân hay đời thường đó, nhưng chả lẽ nó chỉ là thứ đồ ăn tầm thường thế cơ ạ? Con người mà nghĩ được tới ăn thôi thì em cũng hơi buồn.
Chỉ là cách đặt vấn đề thôi mà bác; cao siêu quá thành bác học mất
qtuyen
25-11-2013, 08:51 PM
Lý luận tiếp đi các bác! Đang hay! Em đang hóng đây!
Bác chủ có lý luận gì ko? em hóng :12:
khoi.tb
05-03-2014, 08:35 PM
Trong threads này có bác nói đại khái là 'cứ type n read, trước màn hình rồi sau sáu thang sau xem có ảnh không?!". Kết quả là sau cả năm nay em vẫn không có ảnh.
Mong các bác tiếp tục quan tâm.
Các bác cao niên, có thể đăng vài tấm ảnh-những tấm mà các bác có ý tưởng từ trước khi xách máy lên và chụp; thay vì một tấm ảnh mà lúc lang thang-thấy gì chụp nấy để cùng chia sẻ...
...
em thì vẫn chưa có ảnh!
khoi.tb
07-03-2014, 07:50 PM
Ngóng các bác giao lưu tiếp mà thấy vắng quá!
hoangduc0209
27-05-2014, 09:37 PM
Mình chụp ảnh để biến những ý tưởng và quan điểm về cái đẹp của mình thành 1 thứ vật chất cụ thể, ở đây là những bức ảnh. Từ đó những quan điểm và ý tưởng không có hình dạng trở nên có hình dạng, có thể xem lại bao nhiêu lần tùy thích, có thể chia sẻ với nhiều người khác một cách dễ dàng. Bình thường bạn khó có thể diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu và ngắn gọn những quan điểm và ý tưởng về cái đẹp bằng ngôn ngữ nói hay viết, nhưng bằng hình ảnh điều đó đơn giản hơn nhiều lần.
Vì vậy mình coi nhiếp ảnh cũng như nhiều môn nghệ thuật khác là công cụ để con người biểu đạt những gì diễn ra bên trong mình. Thật may là máy ảnh giờ đã khá rẻ và cách sử dụng cơ bản không còn quá phức tạp. Nếu bạn thường xuyên ngắm nhìn cuộc sống và tìm thấy những góc, những mảnh đẹp trong đó thì việc còn lại là giơ máy ảnh lên ghi lại những gì bạn thấy. Kỹ thuật nhiếp ảnh lúc này sẽ giúp bạn ghi lại chính xác những gì bạn cảm nhận là đẹp, để nó được lưu lại một cách đầy đủ và sáng tạo. Mình luôn quan niệm máy ảnh là công cụ. Vì vậy nếu bạn chưa thường xuyên nhìn thấy những khoảnh khắc đẹp, chưa thường xuyên cảm nhận được những bối cảnh đẹp thì sẽ hiếm khi bạn chụp được bức ảnh đẹp.
Vì vậy với mình khái niệm lý luận sáng tác nhiếp ảnh mà bạn đề cập rất gần gũi với lý luận làm sao để cảm nhận cuộc sống được tinh tế hơn, đầy đủ hơn. Và mình tìm thấy ở Nhiếp ảnh phương tiện để mình rèn luyện điều đó.
Tuổi chụp còn ít ỏi, kỹ thuật vẫn còn non kém, cũng chưa có được bức ảnh nào đáng kể nhưng cũng cố viết vài dòng chia sẻ cùng bạn.
khoi.tb
27-05-2014, 10:08 PM
Cám ơn bác hoangduc0209 đã có lời. Ý bác rất gần với ý em.
Vấn đề có lẽ là ở chỗ 'chưa thể diễn đạt' và 'chưa thể nhìn thấy'! Đấy, em đang băn khoăn chỗ này. Nói có vẻ đơn giản, nhưng em thấy các bác ở trên diễn đàn bàn nhiều quá đến thiết bị, mà rất thiếu đi cái căn bản này. Và, để rồi chơi ảnh không khác nào chơi gà chọi-hoặc là theo thói quen tiểu nông, hoặc là theo thói quen trọc phú!
Vấn đề, chưa thể diễn đạt có lẽ là phản ánh về trình độ còn quá kém; kém vì không có nền tảng! Nhìn bức ảnh, phải biết nó đẹp ở chỗ nào (về bố cục (hài hoà hay đối kháng,,,,), ánh sáng (mạnh yếu, góc, hướng,gắt, dịu) , màu sắc(tương phản hay hài hoà) và nội dung (nội dung chính, nội dung phụ....),,,,
Và nữa, là ở chỗ 'làm thế nào để nhìn thấy'-không đơn giản là 'giương mắt lên nhìn'-hay cứ sáo rỗng kiểu 'cứ lăn ra đường mà chộp' thì mãi mãi chả đi đến đâu cả. Nói thật là em ghét cái thói a dua của nhiều người, rất nhiều người; chỉ biết ăn theo, nói leo; rất hời hợt.
Vấn đề nhận thức nó phải đi trước. Nhiếp ảnh, có lẽ cũng giống như văn học ở chỗ-'nó không phải là tấm gương di chuyển trên đường lớn'-không đơn thuần chỉ là ghi lại một cách chân thật; mà nó kết tinh từ trí tuệ, năng lực, ý tưởng,,,,của người cầm máy; và nó phải thể hiện được cái hoàn cảnh, nhân vật/chủ thể một cách điển hình...Ngót cả thế kỉ nay, có lẽ có hàng triệu Xuân tóc đỏ, có hàng vài ngàn Chí phèo ngoài đời; nhưng sao chỉ có bác Vũ Trọng Phụng và bác Nam Cao có thể quan sát được, khái quát được, diễn đạt lại được và truyền tải lại được cho chúng ta??? Còn lại có bao nhiêu kẻ chỉ thành 'bồi bút",....???
....
haizzzzzz!
hoangduc0209
28-05-2014, 03:13 PM
Cố gắng bình luận thêm cùng bác cho topic rôm rả:
Vấn đề chưa thể diễn đạt hay là kỹ năng chụp nói chung là rèn luyện được qua thời gian. Mình đọc được từ bác nào phát biểu là 10 ngàn tấm hình đầu tiên thì cứ chụp thoải mái vì có cố cũng chả được tấm nào ra hồn đâu :)) Ý bác ấy nói cứ chụp và cảm nhận dần dần, một sớm một chiều thì chẳng thể có hình đẹp được. Mình đã nghiệm qua 10 ngàn tấm đầu tiên thấy bác ấy nói chuẩn thật, đến giờ mình mới bắt đầu kiểm soát được tấm hình cho đúng sáng (không cháy sáng, không thiếu sáng, đồ thị Histogram đẹp) + đúng nét (đạt DOF như mong muốn) + đúng màu (nhờ set câng bằng trắng đúng + chỉnh thêm bằng PS).
Còn vấn đề tìm ra cái hay, nhìn thấy cái đẹp mới thực là nan giải. Mình thì mới đang ở cái tầm là thấy bông hoa đẹp, thấy phong cảnh đẹp, thấy con chó đẹp, thấy em bé xinh xắn, thấy mấy cái tách trà trong quán cafe hay hay ... thế là chụp. Khi chụp thì cố gắng tìm các góc độ để chủ thể bộc lộ được cái hay ho của nó ra, bấm vài tấm khác nhau rồi về chọn lại. Nói chung mới ở tầm rất sơ khai là ghi nhận lại cái đẹp mình nhìn thấy, đúng như nó vốn có. Ở đây mình có 1 kinh nghiệm cá nhân là ngoài việc chú ý vào chủ thể thì chọn background và foreground rất quan trọng, BR và FG giúp chủ thể nổi bật lên hoặc ngược lại.
Nhiều bác khác trong forum mình đây thì đã đạt đến tầm cao hơn. Họ không những tìm thấy cái đẹp có sẵn để chụp mà còn tự sáng tạo ra cái đẹp, tức là phải set up, phải sắp đặt, phải dàn dựng rồi mới chụp. Mình rất nể các bro ở trình này,họ là những nghệ sỹ thực sự, họ có khả năng sáng tạo, những bức ảnh họ chụp xứng đáng gọi là tác phẩm. Bác chủ thớt có lẽ muốn đạt được tầm vóc này nên trăn trở nhiều về cơ sở lý luận từ rất sớm phải không ạ?
Về vấn đề chạy đua thiết bị và bị tâm lý phụ thuộc thiết bị thì diễn đàn đã có nhiều bài phân tích sâu sắc. Mình đặc biệt thích topic Ăn chơi phải sướng của James Dương. Anh này đã giúp mình đả thông tư tưởng và yên tâm với những thứ mình có. Hiện tại mình chỉ có 1 máy Canon 5D mark I (trước thì dùng 40D) và 1 lens fix 50mm f1.8, các lens MF, AF linh tinh khác mình bán sạch. Thiết bị sơ sài như thế mình thấy còn chưa khai thác hết, kỹ năng chụp thì cũng chưa tới đâu nên luôn nhắc mình phải dẹp bỏ ảo tưởng có đồ chơi xịn thì sẽ có nhiều hình đẹp hơn. Mình định dùng bộ này ít nhất 6 tháng, chụp thêm ít nhất 5 ngàn shots thì mới nghĩ đến đồ chơi mới.
Dù sao thì mình vẫn nghĩ bác chủ nên cầm máy lên và chụp, vừa chụp vừa đi tìm cơ sở lý luận cũng không mất gì phải không ạ.
skylinebbb
01-06-2014, 03:04 AM
Sao ko thay bac nao chia se ve ly luan sang tac cho anh thoitrang het a :(
dkt1987
17-06-2014, 09:24 PM
haha, 1 theart cực hay nhưng đáng tiếc là sẽ ko thu hoạch đc nhiều vì những người có tầm thường ít mon men vào đây.
mình cũng cầm máy đc hơn 1 năm, và cũng chả đc pic nào ra hồn.
loanh quanh mãi chả biết phải làm thế nào mới có 1 pic ảnh tốt, chứ chưa nói đến ảnh đẹp.ai nói cứ chụp mãi cũng đc ảnh đẹp, mà ko cần học lý thuyết lý luận thì mình xin nói lun là hoặc bạn có tài năng lớn bẩm sinh, còn ko thì phải hên như trúng số mới đc 1 tấm đẹp.
qtuyen
24-06-2014, 05:05 PM
Các bác cho em hỏi một tí ạ. Chả là em đang băn khoăn, theo triết học Mác - Lê Nin thì vật chất có trước ý thức có sau, không biết là giữa nghệ sỹ và nhiếp ảnh thì cái nào có trước cái nào có sau nhỉ?
11002
24-06-2014, 07:08 PM
4/2013 bác viết:
@ Bác chủ: Theo em thì tốt nhất bác đừng nên "ný nuận" hay sáng tác nhiếp ảnh gì ở đây cả, mệt cả ra chẳng được cái gì. Mấy cái lý luận thì đều chung chung như nhau cả cứ thế bác suy ra là hiểu đại loại cái nào có trước cái nào có sau rồi cái nào quyết định cái nào....
nói chung "ný nuận" thì nó là như thế! nuôn nuôn như thế! khoa học của khoa học mà! nên mệt lắm. Tốt nhất bác kiếm con 40d làm thêm con ống 18 - 70 nữa đi phang ảnh đám ma với em còn hơn chứ hơi đâu đi lý luận cho nó đau đầu ra nhề bác chủ nhế! hehe!
Và 6/2014 bác viết tiếp:
Các bác cho em hỏi một tí ạ. Chả là em đang băn khoăn, theo triết học Mác - Lê Nin thì vật chất có trước ý thức có sau, không biết là giữa nghệ sỹ và nhiếp ảnh thì cái nào có trước cái nào có sau nhỉ?
Có nhiều bác chưa hiểu đã vội kết luận:
1. Lý thuyết cơ bản để mô tả sự việc qua ảnh
Giống như đầu cấp I ta học văn chủ yếu là đọc và hiểu,
đến gần cuối cấp ta học văn để làm bài tập làm văn mô tả
Chưa hiểu thì phải học từ cái lý thuyết cơ bản: Mở bài - Thân bài - Kết luận. Theo trình tự thời gian
Sau đó, ta mới vác máy đi chụp theo chủ đề thầy (bạn bè) sắp đặt sẳn, AS + bố cục sẳn có, về xem ảnh mới biết là ảnh này đẹp hay xấu, khoảnh khắc bấm máy đúng hay không...
2. Sau đó, ta mới có thể viết văn, khi có cảm xúc ta viết theo cảm xúc ta muốn truyền tải.
Bài văn có ngô nghê hay gì ... đi nữa miễn nó tả thực, nó lay động tâm hồn người xem, thế là OK, chưa cần phải chỉn chu, phải súc tích, phải văn hoa bay bướm ...
(Khi chưa có cảm xúc, ta viết văn cũng chỉ như học sinh làm bài tập làm văn mà thôi)
Khi đó, ta mới tự vác máy đi chụp, chụp theo ý thích, chụp theo cảm giác ...
3. Cuối cùng ta mới đúc kết tất cả các kinh nghiệm viết văn đó thành một mớ lý luận, khi đó ta mới sáng tác truyện (cực ngắn, ngắn, vừa, dài ...)
Lúc đó, ta:
- Có thể hư cấu,
- Có thể viết bất kể thứ tự thời gian (viết thời gian thực trước, quá khứ viết sau), đan xen hiện tại, quá khứ và tương lai,
- Có thể viết bất kể thứ tự không gian ...
- Có thể bỏ bố cục, không viết mở bài, hoặc không cần kết luận (để cho người đọc kết luận)
Tương tự trong chụp ảnh ta có thể phá bố cục, ảnh không cần trau chuốt, nét căng, tả thực, phản ảnh sự kiện, đối lập, .... , túm lại là không cần lý luận, lý thuyết hay nguyên tắc cơ bản cuả ảnh ...
Chỉ cần ảnh đi vào tâm hồn người xem.
Đến giai đoạn này, ta có thể sắp đặt sẳn ý tưởng trước khi khởi hành, nhưng thực tế nơi ta đến có dủ điều kiện để thực hiện ý tưởng đó hay không còn phụ thuộc vào nhiều thứ mà ta không thể kiểm soát được, sắp đặt được.
Nhưng trên hết vẫn là cảm xúc. Muốn có cảm xúc thì phải như thế nào bác tự biết rồi đấy:
- Lý Bạch uống rượu đến say mèm rồi làm thơ, nhưng Lý Bạch lúc đó đã là nhà thơ nổi tiếng rồi, ông ta uống rượu để tạo cảm xúc.
- Bước vào và sống cùng thực trạng, ta cảm nhận và xúc động trước sự việc, lúc đó ta mới có thể viết được.
- Chống chỉ định: Có nhiều người viết bài dựa trên thông tin trên bàn nhậu, nghe kể... hậu quả ra sao bác có thể hiểu được - em gặp dạng này khá nhiều.
Kết: Ta hãy tự lượng mình đang ở gai đoạn nào để biết mình cần học cái gì. Có người giỏi, có kinh nghiệm sống, giàu cảm xúc... có thể bỏ qua bước 1, bước 2, nhưng họ đã có vốn sống và đã hòa mình vào cuộc sống, hiểu rõ cuộc sống phản ảnh qua ảnh
Nhiếp ảnh cũng thế, chưa biết gì mà đòi hỏi LÝ LUẬN SÁNG TÁC NHIẾP ẢNH.
khoi.tb
26-06-2014, 06:52 PM
Cám ơn các bác đã không bỏ rơi topic. Được bác qtuyen ghé thăm và bác 11002 theo dõi quả là vinh dự lắm rồi. Bác qtuyen có vẻ uyên thâm, hơi bỗ bã; nhưng mong bác giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, viêt chính tả cho nó đúng. Còn thưa bác 11002, nếu cỡ bác uyên thâm; cao siêu quá,,,thì mời bác giao lưu với các học giả khác. Em lập topic này vì em là newbie, không biết gì, không hiểu, không rõ để 'thực sự cầu thị' mong rằng được chỉ giáo; không có ý nào khác.
Bác gạch chân, bôi đậm cái tít của em (mà em nói rõ từ đầu là do chưa biết đặt thế nào cho nó phản ánh hết bản chất) mà tỏ thái độ coi thường như thế thì thực là tiểu nhân câu chữ quá.
Nếu bác giỏi giang, hoặc bác cứ giữ lấy kiến thức, kinh nghiệm ấy riêng cho bản thân; còn cũng không nên kẻ cả kiểu ấy! Ngoài bác ra, chắc còn nhiều người giỏi; ngoài vnphoto ra, chắc còn nhiều chỗ để hỏi-thế giới rộng lớn vô cùng!!!
Trở lại vấn đề chính,,,em đồ rằng ở đây mọi người đều biết
Câu chuyện gà đẻ ra trứng hay trứng nở ra gà...và đã từng biết việc "Thói tiểu nông đã giết chết Flappy Bird" thế nào...
Chúng ta sẽ xét theo khía cạnh 'thói tiểu nông trong nhiếp ảnh ở vnphoto' hiện nay vậy....
20DEOS
26-06-2014, 08:02 PM
Hơn nữa năm vào thăm topic, mình mong sẽ thấy nhiều ảnh minh họa cho lý luận, tiếc là vẫn chưa học được gì.
Kính gửi các anh chị em bài viết tham khảo: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=150925&p=2647850#post2647850
khoi.tb
02-08-2014, 11:33 PM
Thứ nhất, bác cứ đòi 'học bằng hình ảnh minh họa' thì mãi vẫn chỉ là copy thôi. Bác học theo kiểu ấy, bác cứ vào mấy nhóm facebook có mà đầy.
Thứ hai, nội dung bác quoted ở đây chả liên quan gì đến topic này thì phải!
Hơn nữa năm vào thăm topic, mình mong sẽ thấy nhiều ảnh minh họa cho lý luận, tiếc là vẫn chưa học được gì.
Kính gửi các anh chị em bài viết tham khảo: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=150925&p=2647850#post2647850
khoi.tb
02-08-2014, 11:35 PM
.......
Nhiếp ảnh cũng thế, chưa biết gì mà đòi hỏi LÝ LUẬN SÁNG TÁC NHIẾP ẢNH.
Bác viết thế này, em sẽ hiểu là bác nói rằng 'đến cao siêu như bác mà còn chửa dám nói đến lý luận?"
khoi.tb
02-08-2014, 11:47 PM
Hãy Xuống Phố, hòa nhịp với cuộc sống Gian nan của chính mình, cùng người trong ảnh, có là đời thường chưa ? Tùy góc nhìn. ! .
Em sợ cái kiểu nhao xuống phố này lắm, có ngày xe kẹp vỡ bi...
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.