PDA

View Full Version : Ống kính tốt có lợi thế hơn khi chụp thiếu sáng?



Xman
17-10-2007, 11:52 PM
Trước giờ tôi cứ hình dung là khi chụp một cảnh với các ống kính khác nhau nhưng cùng một khẩu độ thì lượng ánh sáng xuyên qua sẽ như nhau. Nhưng qua một số bài viết thì tùy theo cách thiết kế của ống kính, số lượng thấu kính, chất lượng vật liệu làm thấu kính, kĩ thuật các lớp phủ thì sẽ cho lượng ánh sáng đi qua hoàn toàn khác nhau.
Một ống kính tốt Fully multi Coated (tất cả các thấu kính đều được tráng phủ bằng nhiều lớp-có thể trên 20 lớp khác nhau) cho lượng ánh sáng truyền qua trên 90%, trong khi một ống kính rẻ tiền chỉ cho khoảng 50-60 % lượng ánh sáng qua nó. Như vậy lượng ánh sáng đến sensor khác nhau rất nhiều (1/3, 2/3 đến gần 1 fstop).
Như vậy, khi dùng ống kính tốt trong điều kiện ánh sáng yếu hay chụp macro sẽ có lợi thế hơn rất nhiều với ống kính kém? (giả dụ 2 ống kính đều có cùng khẩu độ tối đa). Hoặc giả trong cùng một điều kiện ánh sáng, một điều kiện tốc độ thì ống kính tốt có thể khép khẩu nhỏ hơn để có DOF sâu hơn? Hoặc ống kính tốt ít cần tăng ISO hơn so với ống kính kém?
Nếu đo sáng bằng body (TTL-xuyên qua ống kính) thì tùy theo lượng ánh sáng đạt tới sensor mà máy quyết định tốc độ và khẩu độ, như vậy khi lắp ống kính tốt vào thì máy sẽ cho thông số đo khác với ống kính rẻ tiền? Vậy khi chụp với thiết bị đo sáng ngoài thì sẽ có sai số khác nhau tùy theo ống kính sử dụng?
Chính vì lí do này mà ảnh chụp bằng ống kính tốt luôn có độ contrast cao hơn, màu sắc bão hòa hơn. Đó là một lí do quan trọng khác ngoài độ phân dải, Độ biến dạng và CA.
Tôi rất băn khoăn và mù mờ về vấn đề này, mong các bác có câu giải đáp.
Thân

7 búa
18-10-2007, 01:52 AM
Bác có thể tham khảo MTF chart để ước chừng độ nét và độ tương phản của từng ống kính :)

Xman
18-10-2007, 02:57 AM
Bác có thể tham khảo MTF chart để ước chừng độ nét và độ tương phản của từng ống kính :)
Vâng, ta có thể ước chừng độ nét và độ tương phản, nhưng ta không thể ước chừng độ "sáng" (khả năng light tranmission) rất quan trọng khi chụp cảnh thiếu sáng.
Một vấn đề nữa không thể cân đong đo đếm được là màu sắc. Với các ống kính xử lí tốt các lớp tráng phủ sẽ cho các bước sóng ánh sáng khác nhau của ánh sáng xuyên qua tốt hơn, dẫn đến ảnh chụp "tươi tắn" và "trong trẻo" hơn. Có nhiều prime lens rẻ tiền cho ra ảnh rất sắc sảo không thua gì các ống kính cao cấp mắc tiền, nhưng ở điểm màu sắc thì luôn luôn thua kém hơn, điểm này lại không có thông số để so sánh mà chủ yếu dựa vào cảm nhận kinh nghiệm.
Vấn đề light tranmission rất quan trọng và được bàn cãi nhiều hơn ở các thiết bị quang học như monoscope và binoculars. Với người chuyên quan sát thiên nhiên như dân đi săn, birding, thiên văn thì ống kính có light tranmission cao cực kì quan trọng dù quan sát trong điều kiện ánh sáng tốt hay xấu. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết. Để đánh giá họ lại không thể dựa trên các thông số vật lý (như đường kính của thấu kính trên độ phóng đại) mặc dù các thông số đó cho biết độ mở rộng cho lượng ánh sáng đi qua giống như khẩu độ trong ống kính chụp hình. Họ phải dựa trên cảm nhận và kinh nghiệm về kĩ thuật các lớp phủ và chất liệu làm thấu kính để chọn lựa thiết bị. Vì vậy các thiết bị của Leica, Swarovski và Zeiss luôn luôn đứng đầu mặc dù dựa trên các thông số kĩ thuật nó cũng như các thiết bị rẻ tiền khác.
Một nhận xét khác là không hiểu lí do gì mà họ đánh giá một thiết bị optic tốt tất nhiên là cho màu trung thực, chủ yếu trung tính nhưng lại "hơi" ngả sang tông nóng một chút chứ không lạnh. Nhìn trên các biểu đồ light tramission của một vài lab test thì đúng lại thấy các bước sóng ánh sáng khác nhau truyền qua binoculars không đều nhau, sóng ánh sáng vùng màu vàng, xanh lá cây truyền qua rất tốt nhưng bước sóng màu đỏ-tím bị chặn lại rất nhiều trong hầu hết các thiết bị. Chỉ các thiết tốt có biểu đồ ánh sáng rộng và cao hơn mới cho nhiều bước sóng ánh sáng trong vùng này truyền qua. Có lẽ tông nóng của binoculars thể hiện được khả năng cho phép sóng ánh sáng vùng này vượt qua nhiều? từ đó đánh giá được khả năng light tranmission của nó? Vậy đặc tính màu sắc của ảnh chụp bởi các ống kính cao cấp được các bác nhà mình gọi là "chất Zeiss", "chất Leica" "chất L" là chính khả năng light transmission chăng?

street-eyes
18-10-2007, 03:59 AM
Em chỉ biết sơ sơ 1 chút là tùy từng lens mà màu sắc và độ "trong" có khác nhau, cảm nhận đc rất rõ khi nhìn qua khung ngắm. Nhưng cái này rất chủ quan và theo em là ko thấy rõ sự khác biệt trên ảnh. Có lẽ là vì mắt người nhạy cảm hơn film/sensor nhiều

tdnguyen
18-10-2007, 05:51 AM
MTF chỉ xác định được contrast và resolution thôi.

Bác Xman tìm các tạp chí thiết bị optic cho laser... trong đó các đồ thị đáp ứng của các ống kính quang học cho các bước sóng ánh sáng khác nhau (từ IR đến khả kiến). 1 ống kính laser tốt sẽ cho đáp ứng tương đối đều trên 1 vùng phổ ánh sáng mà nhà nghiên cứu quan tâm... đáp ứng tốt với ánh sáng có bước sóng càng ngắn (vùng lam, chàm, tím) thì càng mắc tiền.

Chất Zeiss, Leica...chính là độ bão hòa màu cao hơn: ví dụ xanh lục, xanh lá bão hòa hơn làm lá cây, trời xanh hơn...

Còn chuyện optic tốt có lợi chụp thiếu sáng... có thể cũng có 1 chút lợi (vì hay nghe nói, lens a,bc... gì đấy render chi tiết tốt trong vùng tối), nhưng sensor tốt hơn (dynamic range cao hơn) mới là cái lợi lớn nhất bác Xman ah.

AlterEgo
18-10-2007, 09:13 AM
Bác Xman nói đúng rồi đấy. Cái này là sự khác biệt giữa f-number và t-number. Thông thường các ống kính "tốt" cho f-number và t-number gần giống nhau, nhưng cũng có khi (đặc biệt là các ống của các hãng thứ 3) khác nhau khá xa. Trong nhiếp ảnh thì các nhà sản xuẩt khá mập mờ trong 2 con số này nên người sử dụng ít biết đến. Nếu tôi không nhầm thì trong điện ảnh các ống kính máy quay thường ghi rõ t-number (để đo sáng cho chính xác).

Thân mến,
A.E.

nguyencn
18-10-2007, 09:43 AM
Cho mình hỏi là vậy các bác có thể liệt kê được các loại ống kính cụ thể nào là ống kính tốt không? nếu được thì có so sánh cụ thể với các loại khác.

e có ít tiền định mua cái 75 -300 của canon http://www.bonnevn.com/product.php?id=194&cid=5&sfact_id=1 không biết nó thì như thế nào, có bác nào chụp qua rồi thì cho kinh nghiệm với.

sohoa
18-10-2007, 10:24 AM
75-300 của Canon là ống kính chất lượng thấp nhất trong dòng tele của Canon!
Nếu ít tiền nên tìm mua 100-300 của Canon(Hàng xài rồi đấy)

dwp
18-10-2007, 11:51 AM
vấn đề này phức tạp quá! mong các bậc tiền bối cho em thêm thông tin để nghiên cứu cho rõ ạ! em xin chân thành cảm ơn!

VPT
18-10-2007, 12:26 PM
Đúng như bác Xman và AlterEgo đã nói ở trên. Đối với ống kính thì cò 2 thông số là f-stop và t-stop. Các nhà sản xuất ống kính thường bỏ qua vụ t-stop nên cũng ít ai quan tâm đến.

F-stop vì dụ như f/1.2, f/1.4, f/2, f2.8 là con số dùng để chỉ đường kính của cái lỗ được tạo thành bởi những lá thép. Con số này không ảnh hưởng bởi thấu kính. Tất cả các f-stops là giống nhau với tất cả các loại ống kình từ Nikon, Canon, Leica ... đến Sigma, Tamron ...

T-stop (T = transmission) dùng dể chỉ lượng ánh sáng đi ra các thấu kính và f-stop.

Đối với các ống kính rẻ tiền thì lượng ánh sáng đi qua các thấu kính và f-stop đến film ít hơn lượng ánh sáng đi qua các thấu kình và f-stop của ống kính đắt tiền.

Điều này có thể thấy rõ trên những ống kính zoom có nhiều thấu kính. Ví dụ cụ thể với cùng 1 điều kiện ánh sáng, cùng tốc độ chụp thì khi chụp với ống kính Nikkor 70-200 F/2.8 ED hình sẽ sáng hơn chụp với ống kính Sigma 70-300mm f/4-5.6 ở cùng KHẨU ĐỘ và TIÊU CỰ.

Điều này tương tự với kính lọc. Đó là lý do tại sao cùng 1 loại kính lọc mà có cái giá lên đến vài trăm USD trong khi nhiều cái giá chỉ vài USD.

7 búa
18-10-2007, 01:19 PM
Xem MTF chart ( của Canon) để biết bao nhiêu % ánh sáng được đi qua của từng loại ống kính :)

Xem thêm tại http://www.luminous-landscape.com/tutorials/understanding-series/understanding-mtf.shtml

Cái vụ lens nào lên chi tiết nhiều, chính là lens đó có micro-contrast cao. Ta có thể tăng cái này trong Photoshop :D Trừ khi chi tiết đấy quá mờ nhạt, lens chất lượng kém không capture được :lick:

Màu sắc của vật thể không đổi, các lens cho các màu sắc khác nhau --> do coating khác nhau.

Câu hỏi đặt ra : màu sắc rực rỡ, lung linh ( như Leica ) hay màu sắc trung thực ( chưa biết hãng nào trung thực nhất :p ) ?

Cuối cùng là, filter xịn ( UV của B+W chẳng hạn ) gắn vào lens bèo nhèo sẽ cho hình ảnh đẹp hơn, vì cái filter đấy nó đã tăng cường contrast và màu sắc trước khi vào lens :lol:

iha.eut
18-10-2007, 02:57 PM
Em có mấy lần chụp ống M42 trong điều kiện ánh sáng yếu (quán cafe, sàn nhảy...). Mấy ống này đều là normal cùng tiêu cự, góc mở: 55mm f1.4 thì có nhận xét là ống "ai cũng khen" SMC Takumar bắt sáng, bokeh, nét hơn hẳn những ống "kha khá" khác: Mamiya/Secor, Revuenon. Chụp ở điều kiện ánh sáng thường thì không nhận ra khác biệt lắm. Có thể đây chỉ là cảm giác tương đối.
Bác 7búa: Em nghe nói chất của ống Leica classic là cho màu sắc trung thực (mắt thấy thế nào, thì ảnh như thế) chứ không rực rỡ, lung linh, bị khuyến đại lên như các ống khác (ví dụ Zeiss cho contrast hơn hẳn).
.

7 búa
18-10-2007, 03:04 PM
Thực ra, ta còn fải xét đến phương diện film ( bộ cảm biến ) : film slide, contrast và saturation đều hơn film âm bản, Fujichrome Velvia 50 màu sắc rực rỡ hơn Fujichrome Astia 100F ... Cho nên, cũng khó lòng biết được ống nào cho màu sắc trung thực cả ( mà trung thực chưa chắc đã đẹp :D )

Theo quan sát của em thì ống Leica cho màu lung linh, rực rỡ .. qua tham khảo trên mạng và quan sát các ảnh chụp của bác Summilux

http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=13809

Ngoài ra, rực rỡ, lung linh hay không còn tùy vào cảnh :p

7 búa
18-10-2007, 03:18 PM
Hơn nữa, theo em, câu " horses for courses" luôn luôn đúng. Mỗi ống có 1 đất dụng võ riêng: ống kính, film độ tương phản cao, màu rực thì chụp những cảnh mù mờ ( low contrast, dull color ) sẽ cho kết quả tốt; nhưng nếu mang mấy ống kính đó, film đó , ra chụp cảnh đã lung linh, rực rỡ sẵn thì ảnh sẽ ra rất gắt. Lúc đó lại là đất dụng võ của film âm bản, của những ống kính mù mờ :lick:

Đơn cử là trường hợp tấm ảnh này:

http://aycu29.webshots.com/image/31628/2000085694540627880_rs.jpg


Ảnh được chụp giữa trời nắng to , bằng film âm bản Kodak Ektacolor 160 ( film bèo nhèo ) , máy bronica 645 , lens 150mm 3.5 . Nếu hình này được chụp bằng film slide hoặc máy số sẽ có 2 trường hợp : ảnh vừa sáng thì bị cháy , hoặc không cháy thì sẽ bị tối ; và hình bông hoa sen trogn nắng sẽ không được mềm mại như vậy :)

7 búa
18-10-2007, 03:32 PM
Ảnh này:


http://aycu40.webshots.com/image/30199/2003412647934137466_rs.jpg



Ảnh được chụp cùng bộ như trên, ánh sáng ngoài trời chiếu qua cửa sổ ( cũng không mù mờ lắm ). Nếu ảnh này được chụp bằng film slide hoặc máy ảnh số , kết quả sẽ tốt hơn :)

So sánh trực tiếp:


Film âm bản Fujicolor ProPlus II 200, Canon AE-1 Program , 50mm 1.8


http://aycu32.webshots.com/image/29631/2005168229067035749_rs.jpg


Máy ảnh số Epson RD1s và ống Leica 50mm 1.0


http://aycu04.webshots.com/image/30443/2004273825127601785_rs.jpg


Film slide Fujichrome Sensia 200 cross processing , Minolta XGM , 135mm 3.5, điều kiện ánh sáng tương tự.


http://aycu24.webshots.com/image/31623/2005104265119081057_rs.jpg

Pumbaa
18-10-2007, 03:40 PM
Đúng như bác Xman và AlterEgo đã nói ở trên. Đối với ống kính thì cò 2 thông số là f-stop và t-stop. Các nhà sản xuất ống kính thường bỏ qua vụ t-stop nên cũng ít ai quan tâm đến.

F-stop vì dụ như f/1.2, f/1.4, f/2, f2.8 là con số dùng để chỉ đường kính của cái lỗ được tạo thành bởi những lá thép. Con số này không ảnh hưởng bởi thấu kính. Tất cả các f-stops là giống nhau với tất cả các loại ống kình từ Nikon, Canon, Leica ... đến Sigma, Tamron ...

T-stop (T = transmission) dùng dể chỉ lượng ánh sáng đi ra các thấu kính và f-stop.

Đối với các ống kính rẻ tiền thì lượng ánh sáng đi qua các thấu kính và f-stop đến film ít hơn lượng ánh sáng đi qua các thấu kình và f-stop của ống kính đắt tiền.

Điều này có thể thấy rõ trên những ống kính zoom có nhiều thấu kính. Ví dụ cụ thể với cùng 1 điều kiện ánh sáng, cùng tốc độ chụp thì khi chụp với ống kính Nikkor 70-200 F/2.8 ED hình sẽ sáng hơn chụp với ống kính Sigma 70-300mm f/4-5.6 ở cùng KHẨU ĐỘ và TIÊU CỰ.

Điều này tương tự với kính lọc. Đó là lý do tại sao cùng 1 loại kính lọc mà có cái giá lên đến vài trăm USD trong khi nhiều cái giá chỉ vài USD.

Theo em biết thì những ống F-stop lớn luôn có T-stop lớn (lăng kính đặc biệt và to hơn) vì thế hình của những ống khẩu lớn luôn cho ra hình ảnh sáng đẹp hơn ở cùng KHẨU ĐỘ và TIÊU CỰ. Bác cứ lấy 2 ống cùng range của nikon hay của canon có độ nét gần như nhau nhưng khác nhau về khẩu lớn nhất ra chụp so sánh thì vẫn luôn thấy ảnh của ống có khẩu lớn hơn sẽ sáng "đẹp" hơn chứ chưa cần nói đến hãng thứ 3.

Em nhớ ko lầm thì với ống zoom, F có thể constant nhưng T-stop thì rất khó có thể constant do giới hạn thiết kế, vì thế vẫn có nhiều ống zoom cao cấp bị vấn đề về constrast (dù ít hay nhiều) ở những tiêu cự dài (mm) khác nhau.

Xman
18-10-2007, 04:50 PM
Xem MTF chart ( của Canon) để biết bao nhiêu % ánh sáng được đi qua của từng loại ống kính :)

Xem thêm tại http://www.luminous-landscape.com/tutorials/understanding-series/understanding-mtf.shtml

Cái vụ lens nào lên chi tiết nhiều, chính là lens đó có micro-contrast cao. Ta có thể tăng cái này trong Photoshop :D Trừ khi chi tiết đấy quá mờ nhạt, lens chất lượng kém không capture được :lick:

Màu sắc của vật thể không đổi, các lens cho các màu sắc khác nhau --> do coating khác nhau.

Câu hỏi đặt ra : màu sắc rực rỡ, lung linh ( như Leica ) hay màu sắc trung thực ( chưa biết hãng nào trung thực nhất :p ) ?

Cuối cùng là, filter xịn ( UV của B+W chẳng hạn ) gắn vào lens bèo nhèo sẽ cho hình ảnh đẹp hơn, vì cái filter đấy nó đã tăng cường contrast và màu sắc trước khi vào lens :lol:
Bác 7 búa,
Theo cái MTF chart của Canon thì họ không đo trực tiếp lượng ánh sáng truyền qua mà tính qua "modulation of contrast", nhưng nó cũng đánh giá được một phần nào lượng ánh sáng truyền qua cho mỗi ống kính.

Trong bài viết có một ý kiến là: Độ phân giải tỉ lệ nghịch với contrast, tăng cái này lên thì bị giảm cái kia. "For the optical designer contrast and resolution are in conflict. Increase one and you reduce the other. Various lens makers have differing philosophies in the regard. Historically, for example, Zeiss was reputed to design their lenses for maximum resolution, while Leica apparently tended to favour maximum contrast" .Cái này tôi thấy hơi mù mờ vì độ phân giải chính là micro-constrast. Vậy theo logic của họ thì ống kính có light tranmission tốt, tức là cho độ contrast cao thì sẽ bị giảm độ phân giải? :lol:
Đồng ý với Bác là lens có coating khác nhau cho màu sắc khác nhau. Đề đánh mức độ TRUNG THỰC màu sắc của các kĩ thuật coating thì theo tôi cái nào cho các sóng ánh sáng khác nhau vô đều như nhau thì sẽ trung thực. Tức là nhìn trên biểu đồ light tranmission như kiểu dưới đây, đường biểu diễn ngang bằng và rộng sẽ cho màu sắc trung thực. Còn kĩ thuật coating kém sẽ chặn bớt một số sóng ánh sáng và cho ra màu sắc sai lệch (đường biểu diễn lên xuống không đều, hẹp).

http://www.vnphoto.net/data/p6/transmissions_5940.jpg


Màu sắc rực rỡ (độ bão hòa) cao khi mức độ light tranmission cho các sóng ánh sáng cao (biểu đồ lên cao), nếu ánh sáng bị chặn lại bớt thì màu sắc sẽ bị xỉn lại.
Nói cho cùng thì không có cái nào trung thực 100%, mà tất cả chỉ là tịnh tiến đến con số đó thôi. Không có chuyện ống kính có thể hóa phép làm cho ảnh "đẹp" hơn thực tế. Vật nhìn bằng mắt thường là 100% thì ống kính "tốt" còn lại 95% chằng hạn, ống kính kém hơn còn lại 80%. Vì vậy quan điểm của tôi là ống kính càng tốt (light tranmission tốt) thì càng tiến đến sự TRUNG THỰC. Trung thực về ánh sáng, về contrast, về màu sắc (hue), về độ bão hòa (saturation).
Các filtre lắp thêm vô là nhằm mục đích chặn bớt một bước sóng nào đó với mục đính nhất định, filtre UV chặn bớt tia cực tím (mắt người không thấy được nhưng nó làm ảnh hưởng đến độ sáng cũa một số màu trên film), filtre UV tốt chặn được tia cực tím nhưng lại cho phép các bước sóng ánh sáng hữu ích qua nhiều nên ảnh đẹp và trung thực (tiến gần hơn tới 100%), còn UV kém chặn tia cực tím nhưng chặn luôn một ít ánh sáng hữu ích làm ảnh bèo nhèo.
Còn photoshop là thuật toán giả tạo, dựa trên các thông số captured được để tăng giảm theo ý muốn người dùng

Xman
18-10-2007, 05:02 PM
Bác 7 búa, ta đang bàn tới ống kính chứ không tính đến film và sensor khác nhau. Sự so sánh các ống kính khác nhau dựa trên một body chẳng hạn, tất nhiên là ảnh còn chịu sự "bóp méo" của body, nhưng vấn đề ở đây là "tiến gần đến" 100% như mắt nhìn của ống kính. Ống kính không thể "chế" thêm những thông tin xuyên qua nó như quá trình xử lí ảnh, mà chỉ có thể chặn và giảm bớt thông tin

7 búa
18-10-2007, 05:08 PM
Vâng, thưa bác Xman :D

Theo em, thì em nghĩ vậy nè. Không phải cảnh nào cũng đẹp, đẹp với người này chưa chắc đã đẹp với người khác ---> màu sắc trung thực = không đẹp :D

"Ống kính không thể "chế" thêm những thông tin xuyên qua nó như quá trình xử lí ảnh, mà chỉ có thể chặn và giảm bớt thông tin" --> qua việc chặn và giảm bớt thông tin đầy, nó có thể tăng cường hoặc giảm bớt contrast, hue, saturation ...

----> Các nhà sản xuất ống kính khác nhau, họ chế tạo ống kính , họ adjust mấy cái thống số contrast, hue, saturation trên lens cũng như ta adjust mấy thông số đó trên Photoshop ---> để cho ảnh đó, cảnh đó nhìn vừa ý nhất.

Ý em là như vậy, mong được nghe ý kiến của các bác :D

Xman
18-10-2007, 06:37 PM
Vâng, thưa bác Xman :D

Theo em, thì em nghĩ vậy nè. Không phải cảnh nào cũng đẹp, đẹp với người này chưa chắc đã đẹp với người khác ---> màu sắc trung thực = không đẹp :D

"Ống kính không thể "chế" thêm những thông tin xuyên qua nó như quá trình xử lí ảnh, mà chỉ có thể chặn và giảm bớt thông tin" --> qua việc chặn và giảm bớt thông tin đầy, nó có thể tăng cường hoặc giảm bớt contrast, hue, saturation ...

----> Các nhà sản xuất ống kính khác nhau, họ chế tạo ống kính , họ adjust mấy cái thống số contrast, hue, saturation trên lens cũng như ta adjust mấy thông số đó trên Photoshop ---> để cho ảnh đó, cảnh đó nhìn vừa ý nhất.

Ý em là như vậy, mong được nghe ý kiến của các bác :D
Trong một số cảnh chụp đặc biệt dưới ánh nắng ngoài trời (thường dư sáng), ngoài các ánh sáng mong đợi còn có những thứ ánh sáng "phá đám" như tia cực tím, các sóng ánh sáng thẳng đứng phản xạ. Chúng làm giảm đi độ contrast và saturation vốn có trong cảnh. Nhiệm vụ của một số filtre như UV và polarized là chặn bớt các tia đó lại để tăng cường chất lượng ảnh. Đó là cách làm tăng contrast và saturation bằng cách CHẶN BỚT các thông tin "phá đám", theo nguyên tắc làm giảm "sự bạc màu" do dư thừa sáng, dĩ nhiên ít nhiều chúng cũng chặn bớt một phần ánh sáng hữu ích.

Trong phần lớn các cảnh chụp bình thường, nhất là trong hoàn cảnh thiếu sáng, thì các filtre trên vô tác dụng hay thậm chí còn làm hại thêm, trái lại độ contrast và saturation phụ thuộc vào việc có nhận được tối đa hay không ánh sáng, chính trong hoàn cảnh này mà các ống kính "tốt" cho thấy sự vượt trội về performance. Vì vậy tôi không đồng ý với quan điểm của bác là ống kính "tốt" tốt hơn các ống kính "kém" ở chỗ chận bớt các thông tin đầy để cho ảnh contrast hơn, satured hơn và 3D hơn. Nếu thực sự được như vậy thì người ta cứ việc chế các filtre "zeiss", filtre "Leica", filtre "L" khác nhau để biến các ống kính kém trở nên có chất "Zeiss", chất "Leica" hay chất "L". Việc làm cho ánh sáng xuyên qua mới là việc khó chứ chặn bớt lại dễ lắm.

Còn việc quan điểm và ý thích khác nhau về sự "trung thực", về cái "đẹp" thì ta không nền bàn cãi ở đây

cuty
18-10-2007, 07:13 PM
nếu tính đến lượng sáng đi vào phim hay sensor qua lăng kính thì em mù tịt , nhưng nói về kinh nghiệm xem lens thì em thấy , lăng kính sau cùng tiếp cận với phim hay sensor càng lớn thì ánh sáng đi vào càng dư sáng ! thí dụ như lens CZj 35mm-2.4 , em chụp cùng lúc và cùng khẩu , tốc độ vơí lens tương tiêu cự ( mir 37mm f2.8 ) thì CZJ 35mm bao giờ cũng cho ánh sáng dư hơn !

VPT
18-10-2007, 07:16 PM
nếu tính đến lượng sáng đi vào phim hay sensor qua lăng kính thì em mù tịt , nhưng nói về kinh nghiệm xem lens thì em thấy , lăng kính sau cùng tiếp cận với phim hay sensor càng lớn thì ánh sáng đi vào càng dư sáng ! thí dụ như lens CZj 35mm-2.4 , em chụp cùng lúc và cùng khẩu , tốc độ vơí lens tương tiêu cự ( mir 37mm f2.8 ) thì CZJ 35mm bao giờ cũng cho ánh sáng dư hơn !

Chính xác là vì thấu kính của CZ tốt hơn thấu kính của Mir nên chụp cùng một khẩu độ và tốc độ thì lượng ánh sáng đi qua thấu kính CZ nhiều hơn là ánh sáng đi qua thấu kính Mir.

cuty
18-10-2007, 08:48 PM
Chính xác là vì thấu kính của CZ tốt hơn thấu kính của Mir nên chụp cùng một khẩu độ và tốc độ thì lượng ánh sáng đi qua thấu kính CZ nhiều hơn là ánh sáng đi qua thấu kính Mir.
ko hẳn bác ạ ! con mir này được đánh giá ngang ngửa với CZj 35mm và qua thực tế em cũng đả test vài loại ok như con tamron 135mm M42 ( con này lăng kính khá đặt biệt , vì bộ lá khẩu nằm sau cùng gần phim , chỉ có miếng kính mỏng như filter che chắn , lăng kính sau cùng khá lớn ) và con CZj 135mm M42 , thì anh sáng cuả con tamron vẩn hơn

VPT
20-10-2007, 03:49 PM
tamron 135mm M42 ( con này lăng kính khá đặt biệt , vì bộ lá khẩu nằm sau cùng gần phim , chỉ có miếng kính mỏng như filter che chắn , lăng kính sau cùng khá lớn

Vậy bác cuty có thấy cái lens nào có lá khẩu độ nằm ngoài củng không có thấu kính nào che chưa? Nếu chưa bữa nào mượn apham coi thử. :)

dwp
26-10-2007, 02:24 PM
bác Xman và bac Búa viết tiếp đi, em xem thấy mở mang trí óc nhiều lắm!

Xman
26-10-2007, 05:06 PM
Hôm trước, trong cái link bài viết của bác 7búa đưa bên liminous lanscape. Họ có viết rằng khi thiết kế Lens thì vấn đề Resolution và Contrast đối chọi nhau, được cái này thì mất cái kia. Zeiss hồi trước đến giờ thiết kế lens để đạt được tối đa Độ phân giải, còn Leica thì chọn Contrast. Trong quá trình tìm kiếm thông tin bên các thiết bị optic khác (binoc, monoscope) thì nhiều người cũng đồng ý là đồ của Leica nổi tiếng về contrast và màu sắc, đồ của Zeiss lại vượt trội về độ phân giải, còn Swarowski cân bằng cả hai. Tôi thấy đây là một thông tin khá thú vị đáng quan tâm, nhưng còn rất mù mờ. Không biết bác nào có các thông tin và kinh nghiệm về vấn đề này không ạ.

Theo dự đoán của tôi thì có thể độ contrast do khả năng light transmission, điều đó là kết quả của việc giảm thiểu số lượng thấu kính và các bí quyết multi-coating. Còn độ phân giải thể hiện khả năng focus chính xác của ánh sáng, bằng cách sử dụng thấu kính đặc biệt như Aspheric, các loại thấu kính giảm thiểu dispersion như Fluorite, LD, ED... Vậy để tăng độ phân giải thì phải dùng nhiều thấu kính đặc biệt hơn? và điều đó vô tình làm giảm bớt lượng ánh sáng đi qua dẫn đến giảm đi độ contrast? Dĩ nhiên là các ống kính tốt đều vượt trội cả 2 mặt so với ống kính kém hơn, nhưng ở đỉnh cao thì phải có sự lựa chọn trội hơn một chút ở một mặt riêng biệt.

Một thông tin nữa về các thiết bị quang học mà nhiều người ít để ý đến là "Sweet spot". Đó là cái vùng ảnh trung tâm có chất lượng cao nhất và đồng đều, vì càng ra biên chất lượng càng giảm. Sweet spot càng lớn thì càng tốt, các thiết bị mắc tiền có sweet spot từ 60 đến hơn 70% diện tích, trong khi các thiết bị kém chỉ đạt được 30-40%, thậm chí ít hơn. Để đánh giá họ phải đo nhiều điểm từ tâm xa dần đến góc (kiểu MTF chart của canon) để đánh giá điểm xa nhất đến đâu vẫn cho chất lượng "tốt" ( "tốt" tùy theo tiêu chuẩn đánh giá khác nhau), còn nếu chỉ đo 2 điểm ở tâm và góc khó đánh giá được cái "sweet spot" này.

Các bác nào quan tâm đến vấn đề này thì vô bình luận cho vui :)