View Full Version : Samsung bồi thường Apple hơn 1 tỷ USD.
namlong162
31-08-2012, 05:16 PM
Theo phán quyết mới nhất nếu Samsung cố tình làm trái thì số tiền phạt sẽ tăng lên gấp 3 lần.
Nếu ở ta có khái niệm "phạt nặng vi phạm bản quyền" trong nhiếp ảnh nói riêng và các ngành sáng tạo khác nói chung (nhạc, hàng công nghiệp, sách, truyện, …) thì sẽ ko còn những topic đại loại như "làm gì khi bị CƯỚP ẢNH".
cantho_
31-08-2012, 05:28 PM
Theo mình thì phạt kiểu này thật là quá VÔ LÝ !
Điện thoại nào mà không có màn hình và vuông vuông ! Tựa nhau thế thôi nhưng có giống đâu.
ĐT SS nhìn không giống iphone 1 chút nào mà vẫn bị phạt ! Fan cuồng của iphone thì khỏi nói, nhìn gì cũng ra iphone ! Nhớ có bác nhìn Galaxy S3 phán "sao giống iphone 5 thế". Trong khi iphone 5 chưa ra ! ặc ặc...
Có bác nói đùa: con gái nước ngoài vào Mỹ coi chừng bị kiện vì giống con gái Mỹ quá ! há há há...
pro-k
31-08-2012, 06:15 PM
Theo mình thì phạt kiểu này thật là quá VÔ LÝ !
Điện thoại nào mà không có màn hình và vuông vuông ! Tựa nhau thế thôi nhưng có giống đâu.
ĐT SS nhìn không giống iphone 1 chút nào mà vẫn bị phạt ! Fan cuồng của iphone thì khỏi nói, nhìn gì cũng ra iphone ! Nhớ có bác nhìn Galaxy S3 phán "sao giống iphone 5 thế". Trong khi iphone 5 chưa ra ! ặc ặc...
Có bác nói đùa: con gái nước ngoài vào Mỹ coi chừng bị kiện vì giống con gái Mỹ quá ! há há há...
bác nói thế thì hời hợt wá, những người bình thường họ chỉ đủ khả năng nhìn thấy sự việc trong 1 thời gian ngắn, hoặc xảy ra trc mắt, bác cứ lục lại timeline mà xem sẽ hiểu Samsung bị kiện là đúng hay sai. Tuy nhiên mình cũng rất ủng hộ vì những sự thay đổi mà họ tạo ra, rất tích cực
namlong162
31-08-2012, 06:55 PM
"Một bước đi nhỏ của một con người, nhưng là bước tiến lớn của nhân loại"
Chính vì "vụ phạt này vô lý" nên các nước tư bản mới phát triển hơn các nước "bảo hộ quyền xài chùa bản quyền".
Oriental_Noodle
31-08-2012, 11:24 PM
các bác đọc thêm cái này nè: http://finance.yahoo.com/blogs/daily-ticker/apple-patent-win-good-apple-bad-samsung-lousy-124403804.html
iColors
31-08-2012, 11:55 PM
tin vịt ấy mà.....việc thanh toán 1 tỷ bằng tiền xu đâu có đơn giản. Mà đây mới chỉ là phán quyết tạm thời nên đâu cần phải tra 1 xu nào, quyết định cuối cùng vào ngày 20-9.
Mr.HN
01-09-2012, 01:08 AM
SAMSUNG BÁC TIN ĐỒN TRẢ APPLE 1 TỶ USD BẰNG XU
Sau khi vụ kiện đình đám giữa Apple và Samsung kết thúc, trên Internet xuất hiện thông tin Samsung đã chuẩn bị 30 chiếc xe tải chứa đầy tiền xu loại 5 cent để trả tiền phạt 1 tỉ USD cho Apple.
Trang tin Paperblog đã trích dẫn lời của ông Lee Kun Hee, chủ tịch Samsung Electronics: “Bạn có thể dùng tiền xu của bạn để mua nước giải khát hoặc đun chảy chúng ra để sản xuất máy tính, đó không phải vấn đề của tôi, tôi sẵn sàng trả tiền cho họ và thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ luật pháp”.
Không cần Samsung bác tin đồn, bằng cách lập luận, tờ Guardian của Anh cũng đã chỉ ra điểm vô lý trong thông tin trên và khẳng định Samsung sẽ không “chơi trò trẻ con” đến vậy.
Thứ nhất, mức phạt 1 tỉ USD chỉ là phán quyết của bồi thẩm đoàn. Quyết định cuối cùng của thẩm phán sẽ được đưa ra vào 20-9 tới đây. Hiện tại Samsung vẫn chưa phải trả đồng nào cho Apple.
Giả sử Samsung vẫn đưa 30 chiếc xe tải chở tiền xu đến trụ sở Apple, "Quả táo" vẫn có thể từ chối nhận số tiền này. Bộ Tài chính Mỹ quy định việc thanh toán nợ và các khoản phí lớn phải thông qua séc, thư chuyển tiền hoặc thẻ tín dụng... không chấp nhận những tờ tiền mệnh giá dưới 20 USD.
Trái lại, với những khoản chi phí nhỏ, chẳng hạn như mua vé xem phim, người bán có quyền từ chối nhận những tờ bạc có mệnh giá cao hơn 20 USD.
Hơn nữa, để trả 1 tỉ USD toàn đồng xu 5 cent (mỗi đồng nặng 5 gam), Samsung phải huy động đến 2.755 chiếc xe tải loại 18 bánh. 30 xe như tin đồn là quá ít. Và trên thực tế, nước Mỹ không thể đào đâu ra được một lượng tiền xu lớn đến vậy.
Theo Guardian, tin đồn này bắt nguồn từ El Deforma, một trang web chuyên tung tin đồn của Mexico chứ không xuất phát từ trang mạng giải trí 9gag nổi tiếng hay Tumbrl.
Theo TTO
BlackLegSanji
01-09-2012, 01:43 AM
Bác nào siêng ngồi đọc cái này cho vui: http://www.groklaw.net/article.php?story=2012082510525390&repost=1
Căn bản là hội đồng xét xử ko làm đúng quy tắc, Samsung nhiều khả năng sẽ kháng án thành công.
Nikonian2006
01-09-2012, 08:39 PM
Theo mình thì phạt kiểu này thật là quá VÔ LÝ !
Điện thoại nào mà không có màn hình và vuông vuông ! Tựa nhau thế thôi nhưng có giống đâu.
ĐT SS nhìn không giống iphone 1 chút nào mà vẫn bị phạt ! Fan cuồng của iphone thì khỏi nói, nhìn gì cũng ra iphone ! Nhớ có bác nhìn Galaxy S3 phán "sao giống iphone 5 thế". Trong khi iphone 5 chưa ra ! ặc ặc...
Có bác nói đùa: con gái nước ngoài vào Mỹ coi chừng bị kiện vì giống con gái Mỹ quá ! há há há...
Các bạn
1. Mình xin quote bài viết ở trên là lý do mình viết bài dài này. Ngoài lý do của bàn quote, mình cũng muốn gửi đến các bạn đã chưa biết về hệ thống xét xử bằng bồi thẩm đoàn mà ở Việt Nam không có (mà không biết sẽ có hay không trong tương lai). Việt Nam chúng ta có dùng hội thẩm nhân dân nhưng mà vài trò của họ trong phán quyết hầu như không có ký lô nào cho nên đối với nhiều bạn trong chúng ta ở Việt Nam mà có quan tâm đến tính công bằng của tòa án thì có thể chưa biết chi tiết về hệ thống dùng bồi thẩm đoàn (từ đây trở xuống mình gọi bổi thẩm đoàn là btd và bồi thẩm viên là btv).
Vì sao mình muốn giải thích cho các bạn nghe về thủ tục xét xử bằng bồi thẩm đoàn?
2. Cho dù bạn ở bất cứ nơi nào trên thế giới này, khi bạn ra một nơi phán xử mình ví dụ chẳng hạn bạn mua bán trong box mua bán và có tranh chấp muốn đem ra room tán gẫu để phân xử, bạn đều nghĩ đến làm sao để xử cho công bằng.
3. Chính vì hai chữ công bằng này mà tòa án Mỹ từ hàng trăm năm nay đã hình thành hệ thống xét xử bằng btd thay vì bằng một (hoặc vài) thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
4. Nếu bạn có quan tâm và đọc chi tiết mình viết dưới đây về cách xử bằng btd, mình nghĩ rằng nếu bạn cũng giống như bạn quote ở trên cho rằng phán quyết cho Apple thắng là vô lý quá thì có lẽ bạn sẽ suy nghĩ lại kết luận của bạn.
Cách thức xử bằng btd như thế nào?
5. Khi Apple và Samsung đem nhau ra tòa án liên bang đặt tại California (không phải tòa án của tiểu bang California do sản phẩm trí tuệ là thuộc luật liên bang), họ có hai sự lựa chọn. Một là người phán quyết là thẩm phán Lucy Koh (người gốc Hàn Quốc) hai là dùng btd gồm sáu người.
6. Chính vì họ sợ rằng một thẩm phán sẽ không cho phán quyết khách quan cho nên một bên trong vụ kiện đề nghị xử bằng btd. Bên đề nghị này sẽ bỏ tiền ra trả phí thuê btd.
7. Cách chọn btd sẽ như sau:
7.1 Tòa án sẽ chọn ra 12 vị btv là công dân Mỹ những người này phải thỏa mãn điều kiện (i) không có bất cứ quan hệ nào với hai bên trong vụ kiện, (ii) phải là người đạo đức tốt không tiền án tiền sự, và (ii) không được phép làm trong lĩnh vực luật pháp (ví dụ luật sư chẳng hạn). Nói cách khác, họ hoàn toàn không được đào tạo bất cứ điều gì về luật pháp chỉ là một người bình thường như chúng ta ở đây.
7.2 Trong 12 vị, hai bên sẽ có đầy đủ sơ yếu lý lịch của họ (họ là ai, làm gì, ở đâu). Apple và Samsung mỗi bên gạch ra 3 tên = 6 người bị loại. Việc gạch này không cần bất cứ lý do gì. Ví dụ Apple không thích A vì mặt A thấy ghét quá cứ tự do gạch.
7.3 Sáu vị còn lại sẽ tạo thành btd. Nếu như một bên vẫn muốn loại người nào tiếp tục và muốn thay bằng người khác, bên đó lúc này phải có lý do hợp lý tại sao. Thẩm phán chủ tọa sẽ quyết định đồng ý hay không sau khi hỏi ý kiến bên kia. Nếu thẩm phán đồng ý thì btv sẽ bị thay thế.
7.4 Sau khi đã chọn xong kể từ lúc đó, 6 người này sẽ là thẩm phán của vụ kiện quyết định toàn bộ thực tế của vụ kiện tiếng Anh mình thường gọi là judge of the fact. Vị thẩm phán của toà án hoàn toàn không can thiệp vào phán quyết của 6 người này (nghĩa là dựa trên thực tế mà hai bên tranh chấp với nhau với bằng chứng ở tòa thì theo 6 người này ai là người nói đúng hoặc sai, vi phạm hay không vi phạm.
7.5 Vị thẩm phán chủ tòa phiên tòa hoàn toàn ngồi lặng thinh cho đến khi nào luật sư một bên phản đối về luật pháp. Thường bạn xem phim Mỹ hay Hongkong bạn thấy họ hay nói objection. Lúc đó thì thẩm phán mới lên tiếng mà thôi vì đây là tranh chấp về một vấn đề thuộc luật cho nên thuộc thẩm quyền của thẩm phán.
7.6 Đối với vụ án hình sự (giết người chẳng hạn) thì dùng btd là bắt buộc trong khi với vụ kiện dân sự thì tùy chọn bên nào muốn dùng thì cứ bỏ tiền ra trả cho btd là OK.
Tại sao btd lại có số chẵn thay vì số lẻ?
8. Thẩm phán là phải số lẽ 1 hoặc 3 hoặc 7 hay 9 tòa án tối cao Mỹ là chín ông/bà trong khi btd là số chẵn án dân sự là 6 người và hình sự là 12 người.
9. Lý do số chẵn là vì họ không phải bỏ phiếu mà tất cả họ phải có cùng một phán quyết thống nhất unanimous vote hoặc tất cả đồng ý vi phạm hoặc tất cả đồng ý không vi phạm.
Dùng một người bình thường để hiểu lý lẽ bình thường
10. Sau khi mình đã giải thích cách xét xử btd ở trên, bạn sẽ thấy là 6 người này họ là người bình thường chọn lựa random và họ hoàn toàn không hề có quan hệ đến bên nào trong vụ kiện. Họ ngồi trong phòng xử và nghe hai bên trình bày lý lẽ của họ và cùng đồng thanh phán quyết vi phạm hay không vi phạm thì rủi ro thiếu tính công bằng hoặc phán quyết thiên vị là rất thấp.
11. Vì vậy, nếu xét về mặt thực tế vụ kiện mà bạn vẫn còn cho rằng Samsung bị xử ép thì tùy bạn suy nghĩ lại thử xem.
Tại sao bạn vẫn chưa nghe việc Samsung có kháng án hay không?
12. Phán quyết ngày 20 tháng 8 mà bạn nghe là của btd jury verdict chưa phải là phán quyết cuối cùng của tòa án sẽ vào ngày 20 tháng 9. Vì vậy cho nên Samsung chưa được trao quyền kháng án chính thức. Sau khi có phán quyết cuối cùng, họ sẽ có 28 ngày làm việc để kháng án lên tòa appeal cấp liên bang hoặc xin lên thẳng tòa án tối cao Mỹ gồm chín thẩm phán tối cao.
13. Mình không chắc là Samsung sẽ kháng án hay không vì không phải chỉ đơn giản là nộp đơn. Kháng án mà không thành công là phải trả tiền luật sư phần kháng án cho Apple. Chi phí luật sư ở tòa án tối cao là cao khủng khiếp cho nên số tiền này không phải nhỏ ít nhất mình nghĩ cũng vài trăm nghìn USD nữa cho nên sẽ cần phải tính toán khả năng thành công khi kháng án.
14. Một điểm nữa là luật Mỹ khác luật Việt Nam. Ở vn là tòa appeal sẽ xem xét lại thực tế vụ kiện giống như xử lại phiên tòa mới. Ở Mỹ thực tế đã quyết định tòa appeal sẽ không xử lại hoàn toàn mà chỉ xem xét là btd có chỗ nào sai sót về mặt luật pháp hay không dựa trên trình bày của ls Samsung chứ tòa appeal không xem xét lại toàn bộ vấn đề đã phán quyết.
Thắc mắc
15. Vì bài viết trên dài cho nên mình đã phân ra từng tiêu đề một bạn thích đoạn nào thì đọc đoạn đó. Nếu còn có gì thắc mắc ở điều mình đã viết thì vui lòng hỏi mình để giải thích thêm.
16. Mình muốn chia sẻ lại với các bạn nào quan tâm việc này mà đã chưa biết những kiến thức ở trên.
Rất cám ơn bác Nikonian2006 đã cung cấp nhiều kiến thức về luật, để mọi người đươc biết với một bài viết rất chi tiết.
Tuy nhiên có một vấn đề em chưa hiểu rõ lắm chỗ "btd lại có số chẵn thay vì số lẻ". Theo đó em xin đặt giả thiết là nếu btd không đồng thuận với nhau (giả sử chỉ có 3 hay 4 btv cho là có tội và số còn lại thì không) thì sao? Mong bác vui lòng bỏ thời gian giải thích thêm để em và mọi người cùng được biết.
Một làn nữa xin cám ơn, và chúc bác nhiều sức khỏe.
Nikonian2006
02-09-2012, 08:22 PM
Bạn vbdt
1. Cám ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề nói trên. Đây là một vấn đề khô khan không hấp dẫn cho nên đòi hỏi phải có lòng tìm hiểu kiến thức thì mới có sự quan tâm nhất là với các bạn đã quen hoặc biết qua hệ thống xét xử ở Việt Nam. Về câu hỏi của bạn ở trên thì mình phải phân ra làm hai tiêu đề vụ án hình sự và vụ kiện dân sự mỗi bên sẽ có một cách xử lý khác nhau.
Vì sao bắt buộc tất cả thành viên btd phải có tiếng nói chung không phải dạng bỏ phiếu?
2. Trước khi mình trả lời vào câu hỏi của bạn thì phần trả lời này sẽ giúp cho phần viết bên dưới.
3. Xuất phát đòi hỏi phải thống nhất tuyệt đối trong btd xuất phát từ luật hình sự. Quan điểm của luật pháp Anh Mỹ là khi cảnh sát mưốn bỏ tù ai phải chứng minh tội của họ trước btd sao cho không có bất cứ ai trong btd có nghi ngờ nào về bằng chứng họ đưa ra. Tiếng Anh nếu bạn muốn biết thêm là beyond reasonable doubt.
4. Chính vì vậy cho nên cho nên vai trò của luật sư biện hộ trong tòa án của họ là rất quan trọng. Nếu như để cho luật sư biện hộ mà nó đập đổ chỉ một lập luận gây ra sự nghi ngờ trước btd là sẽ có lợi cho bị cáo vì vậy cho nên nhiệm vụ của công tố là rất khó khăn.
5. Từ lý do đó cho nên số btv không cần phải là số lẻ.
6. Nay mình trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn.
Đối với vụ án hình sự
7. Nếu như chỉ có 1 trong 12 btv không đồng ý với phán quyết của 11 người còn lại, sau khi btd đã thảo luận kín với nhau ít nhất 6 tiếng đồng hồ thì người đại diện của btd (tiếng Anh gọi là foreman) sẽ báo cáo cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa biết.
8. Vào lúc đó, thẩm phán sẽ xem xét cụ thể lý do tại sao người kia phản đối. Nếu thẩm phán thấy lý do đưa ra là không hợp lý sau khi đã xem xét toàn bộ thảo luận của btd thì thẩm phán sẽ chọn ý kiến 11 người là phán quyết của tòa án. Ngược lại, thẩm phán sẽ giải tán btd đoàn này, yêu cầu chọn ra 12 người khác và xử lại từ đầu.
9. Việc xử lại rõ ràng là tốn kém thêm nhưng như mình đã nói ở trên, chỉ cần có một sự nghi ngờ nào đó trong phán quyết cho bị cáo là phải xử lại. Làm như vậy là để tránh bỏ tù người vô tội.
10. Nếu số btv phản đối nhiều hơn mức mình nói ở trên thì thẩm phán giải tán btd, chọn lại btd và xử lại.
11. Theo mình biết, vì đặc điểm bằng chứng phạm tội phải tuyệt đối cho nên đa số thẩm phán sẽ yêu cầu xử lại với btd mới.
Đối với vụ kiện dân sự
12. Về nguyên tắc thì cũng như hình sự nhưng ngưỡng yêu cầu thấp hơn một bậc.
13. Nếu có 1 hoặc 2 người phản đối trong 6 người thì thẩm phán sẽ xem xét lý do phản đối và quyết định xem có dùng được quyết định số đông 4 người làm phán quyết cuối cùng hay không. Nếu được thì dùng. Nếu không thì giải tán và yêu cầu xử lại phiên tòa với btd mới.
14. Nếu 3 vs 3 thì giải tán và xử lại với btd mới.
15. Lý do ngưỡng thấp hơn là do trong án dân sự nguyên đơn chỉ cần chứng minh hơn 50% khả năng xảy ra là được chấp nhận (balance of probabilities). Tuy nhiên, yêu cầu mặc định vẫn phải là 6 người btd phải có số phiếu tuyệt đối unanimous vote khi ra phán quyết.
16. Mình chỉ nhắc lại phần đã nói là btv là một người bình thường không hề có bất cứ đào tạo nào về luật pháp và họ ngồi đó trong btd nghe hai bên tranh chấp với nhau xem bên nào có lý lẽ thực tế hơn. Thẩm phán chủ tọa hoàn toàn không hề can thiệp vào phán quyết.
17. Bạn cứ nghĩ nó đơn giản thế này. Trong forum mình hay có tranh chấp về mua bán với nhau và mang vào box tán gẫu post lên. Những người như chúng ta đọc bài của hai bên và dựa vào thông tin họ ghi ra chúng ta đánh giá ai đúng ai sai. Công việc chúng ta làm đó y chang như btv ngồi trong phòng xử Samsung và Apple. Cho nên khi có phán quyết xong rồi nếu bạn vẫn còn cho rằng phiên tòa thiên vị thì bạn hãy xem lại cách ra phán quyết và lên website của tòa án download xuống phán quyết đọc vào lý lẽ của hai bên.
18. Lúc đó tự bạn sẽ hiểu rõ vấn đề hơn là khi nhìn vào bề mặt trên thông tin đại chúng. Ở các nước như Mỹ ngược lại với Việt Nam là phán quyết và lý lẽ của thẩm phán là công khai cho tất cả mọi người tự do đọc nếu muốn. Không có gì phải giấu và đồng thời cũng là phương tiện cho nhân dân phán xét hệ thống tòa án của họ tốt hay không.
Em đã hiểu, cám ơn bác Nikonian2006.
namlong162
04-09-2012, 08:14 PM
Đọc xong bài của bác Nikonian2006 mới thấm bốn chữ: Luật pháp nhân văn.
Bameo
05-09-2012, 05:01 PM
Đọc xong bài giải thích của bác Nikonian2006 em mới hiểu ra tại sao mấy người trong bồi tẩm đoàn lại nhìn giống "thường dân" như vậy. Coi trong phim đều thấy họ chẳng có giống người trong ngành luật gì hết. Em thấy từ xưa (thời của miền tây hoang dã và Cowboy) đã có hệ thống bồi thẩm đoàn như vậy rồi. Không rõ bác Nikonian2006 có biết là hệ thống này được thành lập từ khi nào không ạ?
nbobo
05-09-2012, 08:10 PM
vụ này hình như đã kết thúc rồi mà :) haiz dù sao thì vẫn là các cao thủ đấu nhau
Nikonian2006
06-09-2012, 02:21 PM
1. Vì hiện tại thông tin nóng hổi về vụ kiện Apple Samsung đã hết không còn gì để quan tâm thêm cho đến sau ngày 20 tháng 9 (để xem Samsung có quyết định đưa lên tòa án cao hơn hay không) cho nên mình trả lời câu hỏi của bạn bameo mà vốn không liên quan trực tiếp đến kết quả vụ kiện.
2. Như mình đã có nói trong bài viết đầu tiên trong topic này, từ khi Mỹ lập quốc hình thành hệ thống liên bang thoát ly khỏi chế độ thuộc địa vào thế kỷ thứ 19 hình như năm 1876 thì phải họ đã hình thành hệ thống xét xử bằng bổi thẩm đoàn cho các vụ án hình sự tội nặng và việc này đã kéo dài một vài trăm năm nay. Nước Úc từ khi lập quốc năm 1901 cũng đã đưa ngay điều khoản trong hiến pháp của họ là xử tội hình sự là phải xử bằng bồi thẩm đoàn không phải xử bằng thẩm phán. Các bạn lưu ý là hình sự tội nhẹ (misdemeanour hay misdemeanour) vẫn xử bằng một thẩm phán cho đơn giản vì xét xử bằng bổi thẩm đoàn tốn kém và phức tạp nhiều hơn. Chứ không phải tội hình sự nào cũng xử bằng btd. Đối với kiện dân sự thì bên nào muôn xử bằng btd thì cứ bỏ tiền ra trả là sẽ được thay vì xử bằng một thẩm phán.
2. Đi phục vụ làm bổi thẩm viên là trách nhiệm của bất cứ công dân nào ở các nước có hệ thống này chỉ trừ một số thành phần không đủ tiêu chuẩn ví dụ như mình đây chẳng hạn. Mình được liệt vào thành phần không đủ tiêu chuẩn inelligible làm bồi thẩm viên và trong suốt cuộc đời còn lại của mình không bao giờ mình được gọi làm btv. Ở trên Internet có một số bạn công dân là người Việt ở Mỹ có viết một số bài chi tiết về việc đi phục vụ btv. Các bạn có thể dò xem nếu muốn. Mình có đọc qua một số bài đó và mình thấy các bạn btv đó không mô tả chi tiết những thủ tục chọn lựa và challenge (thách thức) để loại trừ btv. Đây là thủ tục không đơn giản đòi hỏi phải có đào tạo chuyên môn.
3. Việc bạn bameo hỏi từ bao giờ có hế thống btd thì mình học lâu lắm rồi mình cũng quên đi vì những lý thuyết lịch sử đó mình không cần phải nhớ để đi làm việc. Mình chỉ nhớ về thủ tục chọn lựa và tranh chấp cũng như khiếu nại liên quan đến xét xử. Vì vậy mình quote link này cho các bạn nào biết tiếng Anh đọc được lịch sử hình thành jury http://www.vermontjudiciary.org/MasterDocument/jury-originsandhistory.pdf.
4. Mình xin nói qua thật ngắn gọn lịch sử này bằng tiếng Việt phòng hờ bạn nào không đọc được tiếng Anh.
5. Như các bạn biết, luật pháp Mỹ, Úc và Canada đều xuất phát từ cái nôi của nó là nước Anh vì vậy cho nên jury phải xuất phát từ nước Anh mà ra. Trong link trên, từ thế kỷ 12, vua ở Anh đã cho dùng một số người trong tòa để cho họ tìm ra đâu là sự thật ở trong tranh chấp giúp cho vua quyết định xét xử. Trong hai thập kỷ sau đó đến thế kỷ 14, Anh cho đổi vai trò của jury từ cố vấn thực tế cho vua thành những người có quyền lực thật sự để quyết định về thực tế của vụ kiện diễn ra thế nào y chang như jury ngày nay. Đến thế kỷ 17 (bạn lưu ý lúc này vẫn chưa có nước Mỹ), jury trong phòng xử có vai trò hoàn toàn 100% quyết định về thực tế và nó duy trì cho đến hiện nay. Tất cả các quốc gia theo hệ thống luật pháp Anh hiện tại đều xét xử tội phạm bằng jury nghĩa là (như mình đã nói) dùng một người bình thường không hề có bất cứ đào tạo chuyên môn nào về luật pháp để quyết định bị cáo có tội hay không có tội dựa trên thực tế tranh chấp giữa hai bên ở tòa.
6. Mình chỉ nhắc lại điều mình đã nói là trong các phiên xử đó, thẩm phán chủ trì trước tranh tụng hai bên bắt đầu thẩm phán sẽ hướng dẫn cho btd hiểu tội này có bao nhiêu yêu tố và để phạm tội đó cần phải chứng minh được điều gì. Nếu btd cảm thấy có điểm nghi ngờ nào trong bằng chứng mà công tố (Việt Nam gọi là viện kiểm sát) công bố thì phải cho phán quyết là vô tội. Từ thời điểm đó trở đi, thẩm phán trong phiên tòa hoàn toàn im lặng không lên tiếng cho đến khi luật sư hai bên tranh chấp với nhau về điểm nào thuộc về luật mà buộc thẩm phán phải đứng ra quyết định. Ngoài ra, khi jury rút lui vào phòng kín thảo luận 1-vài chục tiếng đồng hồ với nhau thẩm phán hoàn toàn không có mặt và không can thiệp vào quyết định của họ.
Bameo
19-09-2012, 09:50 PM
Đọc xong mới thấy luật pháp khômg phải một vài năm là có được. (Tất cả) mọi thứ đều phải từ 1 nền tảng vững chắc thì mới phát triển được. Cám ơn bác rất nhiều
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.