PDA

View Full Version : Quay phim làm hư sensor ?



TiCan_2009
27-06-2012, 10:05 PM
... Cảnh báo với bác 1 chút là mua 5DmII cũ giờ nên mua chỗ tin tưởng vì ông anh e hôm trước mua đc 1 con mới có 7k shot giá cũng mềm sung sướng chưa thấm thì khổ đau đã tràn khi mang về chụp mới biết e này đc dùng để quay nhiều 1 các tàn bạo... sensor đã đi đến gần "cuối con đường"....


Đã đọc thấy khá nhiều thông tin như phần trích ở trên, có thắc mắc: liệu quay phim bằng DSLR có làm giảm tuổi thọ, giảm chất lượng của sensor một cách rõ rệt hay không ?

Cần phải có các bằng chứng thuyết phục về chuyện này như:

1. Các hình chụp ra từ máy đã dùng để quay nhiều so với hình chụp từ máy quay ít
2. Cảnh báo của nhà sản xuất hoặc của những nguồn thông tin có uy tín.

Nếu không, rất có thể chúng ta có thêm một "niềm tin" sai lạc làm ảnh hưởng đến nhiều người dùng khác giống như cái vụ thuyết phục người đi xe tắt máy ở đèn đỏ để bảo vệ môi trường vậy đó.

Riêng bản thân, với chút hiểu biết về kỹ thuật, tôi chả thấy có lý do nào để việc quay phim làm giảm chất lượng và tuổi thọ của sensor cả.

vantrung2410
27-06-2012, 10:33 PM
em tính sơ sơ như vậy:
chụp ngoài nắng với tốc 1/500s, tức là để sensor lộ ra ngoài 1s thì các bác phải chụp 500 shot, 1 phút là 3000 shot (dĩ nhiên không tính đến phần màn trập này nọ ở đây)
1p sensor lộ ra ngoài hứng nắng đó, tương đương với bác quay phim trong 1p, live view trong 1p, hay phơi sáng trong 1p
và gì thì gì, nếu chỉ là để quay phim như là 1 thứ yếu, chơi bời cho có, thì cũng giống như anh em mình phơi sáng đêm ( cũng cỡ 30s 1 lần), hay là live view để dùng lens MF cho dễ.... thì không sao, ok
nhưng nếu là dân dùng quay phim chuyên nghiệp thì ít nhiều gì cũng ảnh hưởng đến sensor, ít hay nhiều thì em vẫn nghĩ là có ảnh hưởng

vincent09
27-06-2012, 10:57 PM
Mổi lần em chụp phơi sáng lâu tí trên D90, 8s trở lên, em thấy khá nhiều hot pixels, em xót quá hạn chế phơi lâu nữa, em nghĩ quay film thì còn lộ sáng nhiều hơn và tích điện liên tục nên ít nhiều ảnh hưởng, em nghĩ vậy, dù gì nó cũng là cái máy chụp hình chứ ko phải máy quay. Mà máy quay chuyên nghiệp khi quay là tuổi thọ cũng giảm rồi.

TiCan_2009
27-06-2012, 10:57 PM
@vantrung2410: Cái sensor về mặt cấu tạo là một phiến bán dẫn với nhiều lớp filter phủ lên trên, nếu không chiếu sáng thật mạnh lên đó thì có lẽ đem "phơi sáng" vài ... tháng liên tục cũng chẳng làm nó "mất màu" được đâu. Vì thế khi quay phim bằng DSLR thì chỉ những bô phận cơ khí có hoạt động thì mới hao mòn, sensor về cơ bản mà nói chả hề hấn gì đâu. Mà quay phim thì màn trập trên DSLR đâu có làm việc !

vantrung2410
27-06-2012, 11:23 PM
@vantrung2410: Cái sensor về mặt cấu tạo là một phiến bán dẫn với nhiều lớp filter phủ lên trên, nếu không chiếu sáng thật mạnh lên đó thì có lẽ đem "phơi sáng" vài ... tháng liên tục cũng chẳng làm nó "mất màu" được đâu. Vì thế khi quay phim bằng DSLR thì chỉ những bô phận cơ khí có hoạt động thì mới hao mòn, sensor về cơ bản mà nói chả hề hấn gì đâu. Mà quay phim thì màn trập trên DSLR đâu có làm việc !
hehe, thì em có nói là màn trập làm việc đâu
em cũng nói là quay ít ít thì ok mà
dân quay phim chuyên nghiệp thì bác biết đấy, chắc nó độ nối thẳng dây điện vào trong luôn quay cho đỡ phải sạc pin, mất công...

Sentenced
28-06-2012, 07:55 AM
Ơ thế làm cách nào để biết máy đã quay nhiều hay ít ạ? :|

hoangnguyen85
28-06-2012, 08:57 AM
theo mình là có , tuổi thọ sensor tính theo giờ phơi sáng , càng phơi nhiều càng tới cuối cuộc đời của nó , chụp hình cũng làm ảnh hương tuổi thọ sensor , nhưng vì khi chup nó chỉ phơi có 1/200 1/300 nên chả ai để ý , nhưng quay phim là phơi 1 lúc vài phút , vài mươi phút , vậy là tận dụng triệt để tuổi thọ của sensor rồi !

nnk
28-06-2012, 09:19 AM
Câu trả lời là chắc chắn có giảm tuổi thọ, sensor máy ảnh cũng chỉ là 1 linh kiện điện tử bán dẫn,cũng như mọi loại linh kiện bán dẫn khác hoạt động càng nhiều thì càng giảm tuổi thọ, còn về chất lượng ảnh có giảm hay không thì chưa có kiểm chứng thực tế nên chưa thể biết được, còn về phần nhà sản xuất thì chẳng nsx nào điên mà nói máy của tôi quay phim nhiều làm giảm chất lượng cả

madi3d8
28-06-2012, 09:34 AM
Khi quay film miếng sensor được lộ ra để ánh sáng đi qua lens và tới sensor, chúng ta đã biết là thời gian ánh sáng này đụng sensor này càng lâu thì nhiệt sẽ tỏa ra. Khi nhiệt tỏa ra sẽ sinh ra NOISE ( đó là 1 phần lý do tại sao có noise).Vd Theo lý thuyết nếu cái sensor này chịu đựng được nhiệt độ maximum là 37 độ không đổi theo thời gian thì chắc chắn chả có lý do nào nó bị giảm chất lượng ảnh cả. Nhưng nếu vd nhiệt độ tăng liên tục thì có thể sẽ khác. Đấy là em nói vd, nên theo em nghĩ thời gian + nhiệt độ ảnh hưởng tới con sensor.

Vì Vậy nên niềm tin là sensor dùng quay film sẽ mau hư là đúng. nhưng niềm tin là sensor dùng quay film giảm chất lượng ảnh thì cần kiểm chứng lại.

altomos
28-06-2012, 10:24 AM
Bác Madi có lý đó ạ. Chưa cần quan tâm đến gì khác nhưng có một điều chắc chắn rằng: quay phim làm nóng máy (cảm nhận rõ rệt).
Riêng ảnh hưởng của nhiệt năng như thế cũng làm tổn hại ít nhiều đến các linh kiện bên trong (trong đó có sensor).
Tuy nhiên em nghĩ là cho dù là vậy thì cái sensor còn lâu nó mới die, bản thân em đã từng dày công đi tìm hiểu xem có ai có 5D2 mà bị chết sensor hoặc dùng đến tàn tã chưa nhưng rất tiếc là chưa tìm ra, giỏi lắm là mấy cái máy cũ mèm nhưng vẫn chụp tốt.

PS: Chuyên môn của em là nhiệt động học nên chém tí :D

TiCan_2009
28-06-2012, 10:41 AM
Tuổi thọ của cái sensor về nguyên tắc tương đương với con CPU của cái laptop chúng ta vẫn dùng, vì thế không nên lo lắng sensor chạy bao lâu thì "hết đát". Chắc chắn là sensor thọ hơn nhiều linh kiện khác trong camera.

Chất bán dẫn dùng để làm CPU máy tính và sensor máy chụp hình cho phép chịu được nhiệt độ đến 150 độ C vẫn không bị hư hại và thay đổi chất lượng khi làm nguội trở lại. (CPU hoạt động liên tục với nhiệt độ thông thường khoảng 60-70 độ C).

Camera nóng lên khi quay phim là do dòng điện tiêu thụ tăng lên (phải quét và xử lý liên tục 50-60 frame hình một giây) trong các linh kiện điện tử (có cả sensor) chứ không phải là do ánh sáng làm nóng sensor.

Dựa trên các thông tin này tôi nghĩ rất có thể "quay phim bằng DSLR nhiều làm giảm tuổi thọ và chất lượng của sensor" chỉ là một sự suy đoán sai mà thôi.

123kts
28-06-2012, 11:23 AM
Vậy thì các máy không gương lật toi đời rồi ah.

123kts
28-06-2012, 11:29 AM
Tuổi thọ của cái sensor về nguyên tắc tương đương với con CPU của cái laptop chúng ta vẫn dùng, vì thế không nên lo lắng sensor chạy bao lâu thì "hết đát". Chắc chắn là sensor thọ hơn nhiều linh kiện khác trong camera.

Chất bán dẫn dùng để làm CPU máy tính và sensor máy chụp hình cho phép chịu được nhiệt độ đến 150 độ C vẫn không bị hư hại và thay đổi chất lượng khi làm nguội trở lại. (CPU hoạt động liên tục với nhiệt độ thông thường khoảng 60-70 độ C).

Camera nóng lên khi quay phim là do dòng điện tiêu thụ tăng lên (phải quét và xử lý liên tục 50-60 frame hình một giây) trong các linh kiện điện tử (có cả sensor) chứ không phải là do ánh sáng làm nóng sensor.

Dựa trên các thông tin này tôi nghĩ rất có thể "quay phim bằng DSLR nhiều làm giảm tuổi thọ và chất lượng của sensor" chỉ là một sự suy đoán sai mà thôi.

Bác ví dụ không khớp lắm.
Đúng là bán dẫn hết nhưng ccd máy ảnh là quang dẫn, ví dụ nó với cái drum của máy in thì đúng hơn.

TiCan_2009
28-06-2012, 11:44 AM
@123kts: cái sensor làm việc trong điều kiện tĩnh hoàn toàn làm sao mà so sánh như vậy được. Sensor của các camera an ninh có cấu tạo tương tự, (độ phân giải thấp hơn mà thôi), mở liên tục 24/24 suốt cả năm thì chẳng có ai lo cho nó cả :)

11002
28-06-2012, 11:45 AM
- Bất cứ thiết bị điển tử nào cũng có tuổi thọ - vấn đề là tuổi thọ thời gian của thiết bị hết trước hay tuổi thọ công nghệ hết trước (giống như RAM/PC Sau 5-7 năm thì chẳng còn giá trị).
- Ngoài ra các micro lens filer trước sensor và các linh kiện khác liên quan đến thời gian phơi sáng cũng không thể bền vĩnh viễn
- Tính thời gian làm việc của sensor khi quay film là 24, 50, 60 frame/s tức là 1440, 3000, 3600 shot/phút.
- Còn 1 vấn đề là khả năng sinh nhiệt của máy ảnh: thời gian phơi sáng của việc chụp 36.000shot trong 1440 phút sẽ bền hơn thời gian phơi sáng chụp 36.000 shot trong 10 phút
- .....

Do vậy, quay film có thời gian phơi sáng gấp hơn nhiều lần/thời gian thực, so với chụp nên sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ sensor, chỉ có 1 ưu điểm duy nhất là quay film sẽ không làm tuổi thọ màn trập giảm nhanh.

11002
28-06-2012, 12:17 PM
@123kts: cái sensor làm việc trong điều kiện tĩnh hoàn toàn làm sao mà so sánh như vậy được. Sensor của các camera an ninh có cấu tạo tương tự, (độ phân giải thấp hơn mà thôi), mở liên tục 24/24 suốt cả năm thì chẳng có ai lo cho nó cả :)

Được thiết kế khác nhau bác ạ.
Camera an ninh thiết kế cho hoạt động 24/24, còn các video camera chuyên dụng khác cũng chưa chắc chịu nổi điều kiện làm việc 24/24, đừng nói đến các máy chụp hình, quay film chỉ là phần mở rộng chức năng.
Giống như máy xay sinh tố. máy hút bụi cũng có moteur, nhưng bác thử cho máy xay sinh tố, máy hút bụi gia dụng chạy liên tục trong 1h (dầu là không tải) xem nó có chết không? Trong khi quạt điện thì vô tư 24/24 nhé.
Hàng gia dụng khác hàng công nghiệp bác ơi!

123kts
28-06-2012, 12:57 PM
@123kts: cái sensor làm việc trong điều kiện tĩnh hoàn toàn làm sao mà so sánh như vậy được. Sensor của các camera an ninh có cấu tạo tương tự, (độ phân giải thấp hơn mà thôi), mở liên tục 24/24 suốt cả năm thì chẳng có ai lo cho nó cả :)

Vậy là bạn không biết tính chất của Drum máy in rồi, nói thêm chắc không ra vấn đề.

thuongshoo
28-06-2012, 01:09 PM
quay liên tục thì cái gì cũng hoạt động liên tục. Mình nghĩ nóng nhất là từ chíp xử lý. Mình đang xài firmware của magic lantern thì trên đó cũng có báo nhiệt độ sensor. Kì trước chả hiểu sao quay lâu là máy tự tắt. Trước khi tự tắt trên màn hình hiện cái nhiệt kế

mitaco
28-06-2012, 01:31 PM
Tuổi thọ của cái sensor về nguyên tắc tương đương với con CPU của cái laptop chúng ta vẫn dùng, vì thế không nên lo lắng sensor chạy bao lâu thì "hết đát". Chắc chắn là sensor thọ hơn nhiều linh kiện khác trong camera.

Chất bán dẫn dùng để làm CPU máy tính và sensor máy chụp hình cho phép chịu được nhiệt độ đến 150 độ C vẫn không bị hư hại và thay đổi chất lượng khi làm nguội trở lại. (CPU hoạt động liên tục với nhiệt độ thông thường khoảng 60-70 độ C).

Camera nóng lên khi quay phim là do dòng điện tiêu thụ tăng lên (phải quét và xử lý liên tục 50-60 frame hình một giây) trong các linh kiện điện tử (có cả sensor) chứ không phải là do ánh sáng làm nóng sensor.

Dựa trên các thông tin này tôi nghĩ rất có thể "quay phim bằng DSLR nhiều làm giảm tuổi thọ và chất lượng của sensor" chỉ là một sự suy đoán sai mà thôi.

Đọc từ đầy tới cuối thấy bác này nói chinh xác nhất.Cấu tao Sensor giống Cấu tao của CPU,trừ phía trên cac transistor nhạy sáng thì có thêm 3 cái thấy kinh nhỏ nhỏ để chia màu sắc ra.Khi người ta làm ra nó chắc chắn trong đó sẻ có hệ thống bảo vệ khi nhiệt độ cao.
Nếu nhưng k có sự tác động về lực lên bê mặt cấu tạo,cũng như k có sự ổn định về mặc điện áp thì gần như k bao giờ hư.CPU máy tính chỉ bị hư khi điện áp k ổn định.Và Sensor cũng vậy.

Sensor máy ảnh thì càng k thể nào so sánh với Drum máy in như bạn kia nói đc.Vì tia laser trên máy in chỉ tạo điện tích dương trên Drum để hút hạt mực mang điện tích âm thôi.Bộ phận duy nhất tỏa nhiệt trong máy in laser là đèn làm chảy mực để dính vào giấy.

Mà mình thấy bạn chủ topic nói là hư Sensor,k biết là hư như thế nào,hư có nghĩa là chụp ra 1 tâm hình đen thui luôn đúng k?

TiCan_2009
28-06-2012, 02:25 PM
Vậy là bạn không biết tính chất của Drum máy in rồi, nói thêm chắc không ra vấn đề.

Bạn chưa hiểu tường tận vấn đề mình đang bàn đến đâu :)

TiCan_2009
28-06-2012, 02:34 PM
Được thiết kế khác nhau bác ạ.
Camera an ninh thiết kế cho hoạt động 24/24, còn các video camera chuyên dụng khác cũng chưa chắc chịu nổi điều kiện làm việc 24/24, đừng nói đến các máy chụp hình, quay film chỉ là phần mở rộng chức năng.
...

Đang bàn về cái sensor mà bác 11002.

Sensor DSLR, camera an ninh hay webcam hiện nay đều dùng chung đế bán dẫn (silicon) có độ bền như nhau. Độ phân giải khác biệt chủ yếu là do công nghệ "in, khắc, khuyếch tán" lên phiến bán dẫn đó. Về độ bền, nếu không có tác động cơ học hoặc gia nhiệt quá mạnh thì "tụi nó" bền không kém các mạch tích hợp (IC) khác. Tuổi thọ của các IC ngày nay trung bình được tính bằng chục ngàn đến cả trăm ngàn giờ làm việc liên tục, vì thế lo lắng quay phim sẽ làm giảm tuổi thọ và chất lượng của sensor thì quả là lo quá xa.

thuytram_dep
28-06-2012, 03:18 PM
Dạo này 5D II cả mới và 2nd xuống giá quá (do 5D III ra đời nên anh em Canon đang tính nâng cấp), còn 7D thì cũng đang chuẩn bị xuống (do đồn thổi về 7D II hay 7Dx) --> Anh em Canon đang tính nâng cấp lên 1 trong 2 em này (5D II và 7D) nên hơi lăn tăn vụ quay video.
Em nghĩ thế này các bác ạh:
- Nếu không muốn mất ăn mất ngủ vì mua nhầm cái máy quay video nhiều quá thì nên mua máy mới cho nó an tâm, khỏi lo lắng nghỉ ngợi lung tung --> hại não lắm lắm.
- Còn về vấn đề có ảnh hưởng gì đến CMOS (sensor) khi quay video nhiều hay không thì em nghĩ là có, tuy nhiên nó không quá nghiêm trọng như nhiều người đang suy nghĩ vì khi sản xuất ra thì nhà sản xuất đã tính toán rất kỹ về độ bền của CMOS khi quay video nhiều, có thể sẽ có những ảnh hưởng nhưng rất ít đến độ bền và chất lượng hình ảnh của CMOS khi quay video nhiều.
- Nếu đã chấp nhận mua máy 2nd mà không còn bảo hành thì phải chấp nhận những rủi ro, ví dụ lúc mua các bác kiểm tra máy móc rất kỷ, máy ngon lành, không tháo mở hay quay video nhiều (thậm chí đem ra chính hãng nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra) nhưng mua về xong chụp được 1 - 2 ngày thì máy nó toi thì các bác xử lý thế nào ? Bắt đền người bán ư ? Hay bắt đền người kiểm tra máy cho các bác ? He...

CAT911
28-06-2012, 03:23 PM
Theo em hiểu thì cấu tạo của máy ảnh DSLR nó cũng như 1 system thu nhỏ, có input, CPU và output.
Input ở đây bao gồm Lens, hệ thống gương lật, màn trập, sensor... có tác dụng thu nhận "tín hiệu ánh sáng" và chuyển thành tín hiệu điện (được mã hóa thành các chuỗi bit 0,1...) và tín hiệu điện được giao cho CPU xử lý.
Hệ thống CPU được cài đặt sẵn firmware của hãng, xuất ra các file raw, jpeg đặc trưng theo setup của từng hãng khác nhau --> chất ảnh của các hãng cũng khác nhau (Nikon, Canon, Sony, Pentax...)
Output bao gồm cổng export file ảnh/video ra thẻ nhớ, màn hình, TV … (kiểu như máy in, mornitor trên máy tính vậy).
Như vậy ở đây Sensor đóng vai trò là một cảm biến quang điện, nhận tín hiệu ánh sáng và mã hóa nó thành tín hiệu điện.
Bề mặt của Sensor được bao phủ bởi hàng triệu điểm nhạy sáng. Khi chụp mỗi shoot ảnh là một lần các điểm nhạy sáng này lại convert ánh sáng mà nó thu nhận được thành tín hiệu điện. Như vậy nếu quay film liên tục với tốc độ 30 frames/s thì một cách tương đối trong vòng 10 phút các điểm nhạy sáng sẽ làm việc 18000 lần, tương đương với việc “khấu hao sensor” với 18K shoot ảnh. Tuy nhiên vì phải làm việc liên tục nên sensor nói riêng và system nói chung sẽ nóng, các điểm nhạy sáng (là các transistor/diode) sẽ liên tục đóng ngắt mạch --> làm giảm tuổi thọ của các điểm nhạy sáng --> quay film nhiều sẽ làm xuất hiện sớm các “điểm chết” trên bề mặt sensor, làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng của sensor --> làm giảm chất lượng ảnh. Tuy nhiên vì có hàng triệu điểm nhạy sáng cho nên giả sử có 1% điểm chết phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt sensor thì ta có cảm nhận được rõ rệt về chất lượng ảnh giảm sút hay không thì em cũng không dám bàn :D

TiCan_2009
28-06-2012, 03:23 PM
Không có lửa làm sao có khói, nhưng tin đồn nhiều mà không có bằng chứng nào hết thì kể cũng kỳ.
Nếu có bác nào đó đưa ra được một tấm hình đã giảm chất lượng từ một DSLR đã quay phim nhiều để đối chứng thì hay quá.
Thêm một trường hợp người thật việc thật về chuyện sensor "chết sớm" do quay phim nhiều nữa thì càng tốt.

TiCan_2009
28-06-2012, 03:30 PM
@CAT911: trong thực tế số "điểm chết" của một sensor không thay đổi nhiều trong suốt thời gian sống của cái camera. Các lỗi ấy xuất hiện trong quá trình chế tạo và rất ít khi xuất hiện thêm trong quá trình sử dụng. CPU của computer có nhiều transitor hơn sensor và đóng mạch mở mạch liên tục trong lúc hoạt động đấy chứ, thế mà có mấy khi "đứt" cái transitor nào đâu (đứt là bỏ luôn con CPU chứ không như sensor).

A198
28-06-2012, 03:32 PM
Sau khi đọc hết 3 trang mà vẫn chưa ngã ngũ thì em quyết định hỏi Google và sự thật thì có rất ít trang nói về vấn đề này. Và ở đây em xin gửi link đến một trong các trang, theo đó thì quay film chẳng ảnh hưởng gì hết nên các bác cứ vô tư đi. Quay film trên DSLR mới có vài năm nay thôi và em cũng chưa nghe nói ai quay film mà hư sensor hết.

http://hdslr101.com/2011/06/can-recording-video-damage-my-dslr-sensor/

TiCan_2009
28-06-2012, 03:36 PM
Sensor của DSLR có thể không hề hấn gì khi quay phim nhiều, nhưng bản thân cái DSLR thì rất có thể:

1. Khi quay phim, camera tiêu thụ nguồn với công suất lớn và liên tục, làm cả cái camera nóng lên nhiều hơn khi chụp từng "nhát" --> số giờ hoạt động tính chung của cả cái camera tăng lên đáng kể --> tuổi thọ giảm đi.

2. Trong quá trình quay phim, cái camera bị "hành hạ" nhiều hơn trong những điều kiện khắc nghiệt hơn là vị trí trước ngực của "phó nháy"

3. Các nút bấm, chỉnh, các cổng nối với bên ngoài bị khai thác tận tình hơn --> sẽ hao mòn nhiều hơn.

Sentenced
28-06-2012, 03:53 PM
Em vẫn chưa hiểu quay phim đến "tã" cái DSLR như nhiều bác mô tả là như thế nào? Và làm sao để biết đc ạ?

altomos
28-06-2012, 03:54 PM
Các bác chịu khó chờ em khoảng 5-10 năm nữa em sẽ cố gắng lấy ví dụ chết cảm biến để minh họa, vì em đang cày video con 5D2 của em như kiểu đi xe máy lội ruộng bùn =)) (Đùa tí)

MDang_NgKim
28-06-2012, 03:59 PM
bất cứ bộ phần điện nào sinh nhiệt đều ành hưởng tới tuổi thọ của nó... sensor máy ảnh hay máy quay đều sinh nhiệt khi hoạt động... còn tuổi thọ bao nhiêu thì...hên xui. Chỉ chắc chắn một điều là sensor bền hơn các linh kiện khác trong máy trừ trường hợp xui lắm chết bất tử do bộ phận khác ảnh hưởng đến nó ^^

CAT911
28-06-2012, 04:00 PM
@CAT911: trong thực tế số "điểm chết" của một sensor không thay đổi nhiều trong suốt thời gian sống của cái camera. Các lỗi ấy xuất hiện trong quá trình chế tạo và rất ít khi xuất hiện thêm trong quá trình sử dụng. CPU của computer có nhiều transitor hơn sensor và đóng mạch mở mạch liên tục trong lúc hoạt động đấy chứ, thế mà có mấy khi "đứt" cái transitor nào đâu (đứt là bỏ luôn con CPU chứ không như sensor).

Em nghĩ nên so sánh CPU của camera với CPU của máy tính thì hợp lý hơn bác ạ (2 cái này chắc "trâu" như nhau :D)

phan_digital
28-06-2012, 04:50 PM
nếu quay phim làm hư sensor thì trước hết nhà sx ko thêm chế độ quay phim. thứ 2 nếu có thì sẽ khuyến cáo người dùng.

luuchidung1987
28-06-2012, 06:10 PM
em cũng nghĩ chả anh hưởng gì đâu mà có ảnh hưởng chắc cũng chả biết dc... nhất là các dòng đời mới 7D 5D2 60D quay có mà tẹt .trừ khi mình đổi máy chứ chụp đến bh cho nó hỏng cái máy.!!à khi rơi ..hoặc tắm thì cũng có khả nănđấy

123kts
28-06-2012, 06:15 PM
Bạn chưa hiểu tường tận vấn đề mình đang bàn đến đâu :)


Đang bàn về cái sensor mà bác 11002.

Sensor DSLR, camera an ninh hay webcam hiện nay đều dùng chung đế bán dẫn (silicon) có độ bền như nhau. Độ phân giải khác biệt chủ yếu là do công nghệ "in, khắc, khuyếch tán" lên phiến bán dẫn đó. Về độ bền, nếu không có tác động cơ học hoặc gia nhiệt quá mạnh thì "tụi nó" bền không kém các mạch tích hợp (IC) khác. Tuổi thọ của các IC ngày nay trung bình được tính bằng chục ngàn đến cả trăm ngàn giờ làm việc liên tục, vì thế lo lắng quay phim sẽ làm giảm tuổi thọ và chất lượng của sensor thì quả là lo quá xa.


Không có lửa làm sao có khói, nhưng tin đồn nhiều mà không có bằng chứng nào hết thì kể cũng kỳ.
Nếu có bác nào đó đưa ra được một tấm hình đã giảm chất lượng từ một DSLR đã quay phim nhiều để đối chứng thì hay quá.
Thêm một trường hợp người thật việc thật về chuyện sensor "chết sớm" do quay phim nhiều nữa thì càng tốt.


@CAT911: trong thực tế số "điểm chết" của một sensor không thay đổi nhiều trong suốt thời gian sống của cái camera. Các lỗi ấy xuất hiện trong quá trình chế tạo và rất ít khi xuất hiện thêm trong quá trình sử dụng. CPU của computer có nhiều transitor hơn sensor và đóng mạch mở mạch liên tục trong lúc hoạt động đấy chứ, thế mà có mấy khi "đứt" cái transitor nào đâu (đứt là bỏ luôn con CPU chứ không như sensor).


Sensor của DSLR có thể không hề hấn gì khi quay phim nhiều, nhưng bản thân cái DSLR thì rất có thể:

1. Khi quay phim, camera tiêu thụ nguồn với công suất lớn và liên tục, làm cả cái camera nóng lên nhiều hơn khi chụp từng "nhát" --> số giờ hoạt động tính chung của cả cái camera tăng lên đáng kể --> tuổi thọ giảm đi.

2. Trong quá trình quay phim, cái camera bị "hành hạ" nhiều hơn trong những điều kiện khắc nghiệt hơn là vị trí trước ngực của "phó nháy"

3. Các nút bấm, chỉnh, các cổng nối với bên ngoài bị khai thác tận tình hơn --> sẽ hao mòn nhiều hơn.

Bác thử nói xem cái CCD của máy ảnh nó làm từ chất gì, hoạt động ra sao ( nói ngắn gọn thui) rồi hãy bàn tiếp, chứ nói như cái này, như cái kia mà chả biết như nào thì không đi đến đâu.
Chỉ nói CCD của máy ảnh thui nha, đừng lôi cpu ra nha.

11002
28-06-2012, 06:42 PM
Đang bàn về cái sensor mà bác 11002.

Sensor DSLR, camera an ninh hay webcam hiện nay đều dùng chung đế bán dẫn (silicon) có độ bền như nhau. Độ phân giải khác biệt chủ yếu là do công nghệ "in, khắc, khuyếch tán" lên phiến bán dẫn đó. Về độ bền, nếu không có tác động cơ học hoặc gia nhiệt quá mạnh thì "tụi nó" bền không kém các mạch tích hợp (IC) khác. Tuổi thọ của các IC ngày nay trung bình được tính bằng chục ngàn đến cả trăm ngàn giờ làm việc liên tục, vì thế lo lắng quay phim sẽ làm giảm tuổi thọ và chất lượng của sensor thì quả là lo quá xa.

VD rộng ra sang các TB để dể hiểu thôi bác TiCan_2009 ạ.

Vấn đề là mật độ pixels trên sensor Camera an ninh khác với trên Camera chụp ảnh và mổi sản phẩm được thiết kế cho mục đích dùng liên tục (permanent) khác với dùng ngắt quãng (impermanent). Bản thân từng pixel có độ bền như nhau nhưng tập trung chúng trên một đế silicon có mật độ khác nhau sẽ làm cho chúng chịu nhiều tác động mà rõ rệt nhất là tác động nhiệt sẽ làm chúng chóng hỏng hơn.

Ví dụ rõ rệtt nhất như đã phân tích ở trên, trong 10 phút:
- Quay film với 50 khung hình/giây ta có 30.000 lần phơi sáng
- Chụp ảnh liên tục 3.5frs ta chỉ có thể chụp tối đa chi 2100 lần phơi sáng (giả dụ chỉ chụp ở small và thẻ nhớ dủ mạnh để không làm gián đoạn quá trình chụp liên tiếp.
Chưa kể rất rất ít khi ta chụp continuous 10 phút không nghỉ, nhưng quay film thì rất rất thường xuyên với thờ gian 10 phút hoặc lâu hơn.

mitaco
28-06-2012, 07:06 PM
Mấy bác đi quá xa rùi.E nghĩ ở đây đa số giải thích theo kiểu Amatuer suy luận thôi.
K thể nào giải thích như vậy đc.

Trên 1 Sensor của máy DSLR có khả năng quay flim HD bây giờ có ít nhất là 12.000.000 điểm ảnh ( Nikon D90).Trong khi độ phân giải cúa Full HD bây giờ là 1920x1080 = 2.073.600 điểm ảnh.

Vậy mấy bác làm ơn giải thích dùm là trong 2.073.600 điểm ảnh HD đó thì máy sẻ lấy từ những điểm ảnh nào trong 12.000.000 điểm ảnh của Sensor. Lấy theo cơ chế nào ? Xử lý màu ra sao ?.

Trước tiên giải thích cái này trước đi,rùi hãy giải thích tiếp là nó sẻ hao mòn cái nào nhiều nhất.

Cá nhân em vẫn giữ quan điểm là khi phơi sáng Sensor k ảnh hưởng k đáng kể tới tuổi thọ sensor ( trong điều kiện sensor k bị va đập,hay điện áp nuôi sensor luôn ổn định )

TiCan_2009
28-06-2012, 07:31 PM
@123kts: bác có thể tìm thấy các thông tin này khá dễ dàng từ các forum về điện tử.
@all: mục đích của thread này là xác định xem "DSLR quay phim nhiều sẽ làm sensor mau hư hơn, giảm chất lượng ..." có đúng hay không. Vì tìm không thấy tài liệu đáng tin cậy xác nhận, chúng ta nên tìm chứng cứ sẽ tốt hơn. Lý tưởng nhất là các trường hợp "người thật việc thật" để tham khảo. Nếu không có chứng cứ nào hết thì chúng ta cũng nên nghi ngờ tính xác thực của nhận định trên.

mitaco
28-06-2012, 08:14 PM
Bác thử nói xem cái CCD của máy ảnh nó làm từ chất gì, hoạt động ra sao ( nói ngắn gọn thui) rồi hãy bàn tiếp, chứ nói như cái này, như cái kia mà chả biết như nào thì không đi đến đâu.
Chỉ nói CCD của máy ảnh thui nha, đừng lôi cpu ra nha.

CMOS (Complimentary Metal-Oxide Semiconductor) và CCD (Charge Coupled Device) thuở ban đầu chỉ đóng vai trò như những thiết bị lưu trữ cơ động, giống như card CF hay SD bây giờ chứ không có liên quan gì tới ảnh số cả. Vào khoảng cuối những năm 60 đầu 70, các nhà khoa học bắt đầu phát hiện ra các chip này đều có khả năng hấp thụ ánh sáng. Do đó, ý tưởng về ứng dụng CCD và CMOS vào máy ảnh số đã ra đời.
Mặc dù hai người anh em này cùng bước chân vào thế giới ảnh số nhưng CCD đã tỏ ra có ưu thế hơn hẳn bởi khả năng nhạy sáng cao, có thể tái hiện những bức ảnh có độ phân giải lớn, thể hiện được các dải màu liên tục, trong khi CMOS độ nhạy sáng kém, ảnh thu được dễ bị rạn. Do vậy dù chi phí sản xuất CCD rất đắt so với sản xuất CMOS, CCD vẫn vượt mặt và đăng quang, trở thành thành phần chủ yếu trong các máy ảnh số từ đó về sau, trong khi người anh em hẩm hiu CMOS lại quay về với các chức năng cũ kỹ: lưu trữ, xử lý thông tin trong các thiết bị số khác.

Cuộc nổi dậy bắt đầu vào giữa năm 2000, khi hãng máy ảnh Canon tung ra máy số chuyên nghiệp EOS D30 với cảm biến CMOS 3,2 triệu điểm ảnh. Mặc dù không tiết lộ gì nhiều về công nghệ CMOS của mình nhưng quả thật D30 đã làm các đối thủ khác phải ghé mắt trông sang. Năm 2001, với một động thái khó hiểu, Canon giới thiệu thế hệ mới 1D mang trong mình chip CCD 4 triệu điểm. Tuy nhiên chỉ đến đầu năm sau (2002), phiên bản nâng cấp của D30 là EOS D60 ra đời với sự quay lại của chip CMOS 6 triệu điểm ảnh đã làm sửng sốt các nhà sản xuất khác. Ngôi vị độc tôn của CCD bị đe dọa do chip CMOS nếu đuổi kịp CCD về độ phân giải, độ mịn và độ nhạy sáng sẽ chiếm ưu thế vì khả năng tích hợp lớn (nhiều chức năng trên 1 con chip) và chi phí sản xuất rẻ.

Cuối năm 2002, CMOS có thể nói đã đạt tới đỉnh cao trong vai trò cảm biến ảnh với việc cả Canon và Kodak trong tháng 9 đồng loạt tung ra những đứa con cưng nhất của mình: Kodak DSC 14n tới 14 triệu điểm ảnh và Canon EOS 1Ds 11 triệu điểm với kích cỡ CMOS to như kích cỡ phim thường (36x24mm). Điều đáng nói ở đây là Kodak, hãng chế tạo chip CCD cho các hãng máy ảnh số (ví dụ như Olympus) lại thuê hãng khác (ở đây là FillFactory) chế tạo riêng con chip CMOS 14 triệu điểm ảnh cho chiếc máy "pro" của mình. Việc sử dụng chip CMOS thế hệ mới giúp cho máy ảnh số chuyên nghiệp giải được bài toán hóc búa về việc hài hòa giữa tính năng mạnh, độ phân giải cao, chất lượng ảnh tốt trong khi giá thành lại chấp nhận được. Điều này trước mắt đối với máy ảnh chuyên nghiệp sử dụng chip CCD vẫn còn là một vấn đề nan giải.

Thực sự CCD có bị thất thế? Liệu CMOS có thể thay thế CCD? Hãy cùng nhìn sâu hơn vào nguyên lý của CCD và CMOS để hiểu rõ hơn cuộc giằng co dai dẳng này.
Trái tim của một máy ảnh kỹ thuật số nằm trên chip cảm biến ảnh (image sensor). Chip này có nhiệm vụ bắt ánh sáng và chuyển chúng thành các điện tử. Các điện tử này sau đó sẽ được chuyển thành điện áp (để có thể đo lường được) rồi chuyển sang dạng tín hiệu số. CCD và CMOS khác nhau chính bắt đầu từ khâu hấp thụ ánh sáng rồi chuyển sang dạng tín hiệu số như thế nào.

CCD bao gồm một mạng lưới như bàn cờ các điểm bắt sáng (điểm ảnh, pixel). Các điểm này lại được phủ các lớp lọc màu (thường là 1 trong 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lam và xanh dương (Red, Green, Blue) để mỗi điểm chỉ bắt một màu nhất định. Do các điểm ảnh được phủ các lớp lọc màu khác nhau và được đặt xen kẽ nhau nên màu nguyên thủy tại một điểm của hình ảnh thật sẽ được tái hiện bằng màu từ một điểm ảnh chính kết hợp với các màu bù được bổ sung từ các điểm xung quanh bằng phương pháp nội suy.

Khi chụp ảnh, cửa trập mở ra, ánh sáng qua ống kính sẽ được lưu lại lại bề mặt chip thông qua các điểm ảnh. Thông tin về số lượng ánh sáng lưu lại của mỗi điểm (thể hiện bằng độ khác nhau về điện áp) sẽ được chuyển lần lượt theo từng hàng ra ngoài bộ phận đọc giá trị (để đọc các giá trị khác nhau của mỗi điểm ảnh). Sau đó các giá trị này sẽ đi qua bộ khuyếch đại tín hiệu, rồi đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D converter), rồi tới bộ xử lý để tái hiện lại hình ảnh đã chụp được.
Để dễ tưởng tượng quy trình xử lý ảnh của CCD, bạn hãy hình dung mỗi một điểm ảnh là một người cầm một xô nước. Khi ánh sáng tràn vào cũng giống như cơn mưa xuống, và mỗi người tùy theo độ dày đặc của cơn mưa (ánh sáng mạnh yếu thể hiện nên bức ảnh) sẽ hứng được một lượng nước khác nhau ở xô của mình. Sau khi số lượng nước của mỗi người đã được ghi nhớ, hàng ngoài cùng (hàng 1) sẽ đổ nước vào một cái rãnh (bộ đọc giá trị). Rãnh này sẽ ghi nhớ số lượng từng xô nước của hàng 1. Số lượng nước của hàng 2 được truyền đến cho hàng 1 rồi lại đổ vào rãnh, rãnh lại ghi nhớ số lượng nước của hàng 2. Rồi hàng 3 đổ vào hàng 2, hàng 4 đổ vào hàng 3, cứ thế truyền tay cho đến hết hàng cuối cùng là coi như thông tin về toàn bộ bức ảnh (màu sắc, đậm nhạt, sáng tối…) đã được truyền xong, tất cả mọi người lại sẵn sàng cho một cơn mưa khác tới (một kiểu ảnh mới).

Nhưng chính việc phải đọc thông tin theo từng hàng lần lượt một này khiếp cho chip CCD có bất lợi đó là tốc độ xử lý hoàn thiện một bức ảnh khá chậm, ảnh ở một số vùng hoặc dễ bị thừa sáng (do nước từ xô người này bị bắn sang xô người khác), thiếu sáng (do xô người này truyền sang xô người kia không hết)… Để xử lý vấn đề này, một bộ đọc ảnh có kích cỡ bằng mạng lưới các hạt sáng được bổ sung xen kẽ (cạnh hàng người nào cũng có rãnh để đổ nước) để làm tăng tốc độ xử lý ảnh mà không bị suy giảm chất lượng, do đó quá trình đọc ảnh chỉ qua một lần đổ dữ liệu. Nhưng sự cải thiện này đòi hỏi phải có thêm không gian trên chip. Mà để sản xuất chip CCD cần có những thiết bị, phòng lab chuyên dụng, khiến cho giá thành CCD đã đắt lại càng thêm đắt.
..........................
Còn nhiều nhiều nữa.Cái này mình copy đc từ bên web này
http://sohoa.vnexpress.net/sh/camera/2005/03/3b9aceb1/
Bạn tự đọc đi nha

11002
28-06-2012, 08:59 PM
CMOS (Complimentary Metal-Oxide Semiconductor) và CCD (Charge Coupled Device) thuở ban đầu chỉ đóng vai trò như những thiết bị lưu trữ cơ động, giống như card CF hay SD bây giờ chứ không có liên quan gì tới ảnh số cả. Vào khoảng cuối những năm 60 đầu 70, các nhà khoa học bắt đầu phát hiện ra các chip này đều có khả năng hấp thụ ánh sáng. Do đó, ý tưởng về ứng dụng CCD và CMOS vào máy ảnh số đã ra đời.
Mặc dù hai người anh em này cùng bước chân vào thế giới ảnh số nhưng CCD đã tỏ ra có ưu thế hơn hẳn bởi khả năng nhạy sáng cao, có thể tái hiện những bức ảnh có độ phân giải lớn, thể hiện được các dải màu liên tục, trong khi CMOS độ nhạy sáng kém, ảnh thu được dễ bị rạn. Do vậy dù chi phí sản xuất CCD rất đắt so với sản xuất CMOS, CCD vẫn vượt mặt và đăng quang, trở thành thành phần chủ yếu trong các máy ảnh số từ đó về sau, trong khi người anh em hẩm hiu CMOS lại quay về với các chức năng cũ kỹ: lưu trữ, xử lý thông tin trong các thiết bị số khác.

Cuộc nổi dậy bắt đầu vào giữa năm 2000, khi hãng máy ảnh Canon tung ra máy số chuyên nghiệp EOS D30 với cảm biến CMOS 3,2 triệu điểm ảnh. Mặc dù không tiết lộ gì nhiều về công nghệ CMOS của mình nhưng quả thật D30 đã làm các đối thủ khác phải ghé mắt trông sang. Năm 2001, với một động thái khó hiểu, Canon giới thiệu thế hệ mới 1D mang trong mình chip CCD 4 triệu điểm. Tuy nhiên chỉ đến đầu năm sau (2002), phiên bản nâng cấp của D30 là EOS D60 ra đời với sự quay lại của chip CMOS 6 triệu điểm ảnh đã làm sửng sốt các nhà sản xuất khác. Ngôi vị độc tôn của CCD bị đe dọa do chip CMOS nếu đuổi kịp CCD về độ phân giải, độ mịn và độ nhạy sáng sẽ chiếm ưu thế vì khả năng tích hợp lớn (nhiều chức năng trên 1 con chip) và chi phí sản xuất rẻ.

Cuối năm 2002, CMOS có thể nói đã đạt tới đỉnh cao trong vai trò cảm biến ảnh với việc cả Canon và Kodak trong tháng 9 đồng loạt tung ra những đứa con cưng nhất của mình: Kodak DSC 14n tới 14 triệu điểm ảnh và Canon EOS 1Ds 11 triệu điểm với kích cỡ CMOS to như kích cỡ phim thường (36x24mm). Điều đáng nói ở đây là Kodak, hãng chế tạo chip CCD cho các hãng máy ảnh số (ví dụ như Olympus) lại thuê hãng khác (ở đây là FillFactory) chế tạo riêng con chip CMOS 14 triệu điểm ảnh cho chiếc máy "pro" của mình. Việc sử dụng chip CMOS thế hệ mới giúp cho máy ảnh số chuyên nghiệp giải được bài toán hóc búa về việc hài hòa giữa tính năng mạnh, độ phân giải cao, chất lượng ảnh tốt trong khi giá thành lại chấp nhận được. Điều này trước mắt đối với máy ảnh chuyên nghiệp sử dụng chip CCD vẫn còn là một vấn đề nan giải.

Thực sự CCD có bị thất thế? Liệu CMOS có thể thay thế CCD? Hãy cùng nhìn sâu hơn vào nguyên lý của CCD và CMOS để hiểu rõ hơn cuộc giằng co dai dẳng này.
Trái tim của một máy ảnh kỹ thuật số nằm trên chip cảm biến ảnh (image sensor). Chip này có nhiệm vụ bắt ánh sáng và chuyển chúng thành các điện tử. Các điện tử này sau đó sẽ được chuyển thành điện áp (để có thể đo lường được) rồi chuyển sang dạng tín hiệu số. CCD và CMOS khác nhau chính bắt đầu từ khâu hấp thụ ánh sáng rồi chuyển sang dạng tín hiệu số như thế nào.

CCD bao gồm một mạng lưới như bàn cờ các điểm bắt sáng (điểm ảnh, pixel). Các điểm này lại được phủ các lớp lọc màu (thường là 1 trong 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lam và xanh dương (Red, Green, Blue) để mỗi điểm chỉ bắt một màu nhất định. Do các điểm ảnh được phủ các lớp lọc màu khác nhau và được đặt xen kẽ nhau nên màu nguyên thủy tại một điểm của hình ảnh thật sẽ được tái hiện bằng màu từ một điểm ảnh chính kết hợp với các màu bù được bổ sung từ các điểm xung quanh bằng phương pháp nội suy.

Khi chụp ảnh, cửa trập mở ra, ánh sáng qua ống kính sẽ được lưu lại lại bề mặt chip thông qua các điểm ảnh. Thông tin về số lượng ánh sáng lưu lại của mỗi điểm (thể hiện bằng độ khác nhau về điện áp) sẽ được chuyển lần lượt theo từng hàng ra ngoài bộ phận đọc giá trị (để đọc các giá trị khác nhau của mỗi điểm ảnh). Sau đó các giá trị này sẽ đi qua bộ khuyếch đại tín hiệu, rồi đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D converter), rồi tới bộ xử lý để tái hiện lại hình ảnh đã chụp được.
Để dễ tưởng tượng quy trình xử lý ảnh của CCD, bạn hãy hình dung mỗi một điểm ảnh là một người cầm một xô nước. Khi ánh sáng tràn vào cũng giống như cơn mưa xuống, và mỗi người tùy theo độ dày đặc của cơn mưa (ánh sáng mạnh yếu thể hiện nên bức ảnh) sẽ hứng được một lượng nước khác nhau ở xô của mình. Sau khi số lượng nước của mỗi người đã được ghi nhớ, hàng ngoài cùng (hàng 1) sẽ đổ nước vào một cái rãnh (bộ đọc giá trị). Rãnh này sẽ ghi nhớ số lượng từng xô nước của hàng 1. Số lượng nước của hàng 2 được truyền đến cho hàng 1 rồi lại đổ vào rãnh, rãnh lại ghi nhớ số lượng nước của hàng 2. Rồi hàng 3 đổ vào hàng 2, hàng 4 đổ vào hàng 3, cứ thế truyền tay cho đến hết hàng cuối cùng là coi như thông tin về toàn bộ bức ảnh (màu sắc, đậm nhạt, sáng tối…) đã được truyền xong, tất cả mọi người lại sẵn sàng cho một cơn mưa khác tới (một kiểu ảnh mới).

Nhưng chính việc phải đọc thông tin theo từng hàng lần lượt một này khiếp cho chip CCD có bất lợi đó là tốc độ xử lý hoàn thiện một bức ảnh khá chậm, ảnh ở một số vùng hoặc dễ bị thừa sáng (do nước từ xô người này bị bắn sang xô người khác), thiếu sáng (do xô người này truyền sang xô người kia không hết)… Để xử lý vấn đề này, một bộ đọc ảnh có kích cỡ bằng mạng lưới các hạt sáng được bổ sung xen kẽ (cạnh hàng người nào cũng có rãnh để đổ nước) để làm tăng tốc độ xử lý ảnh mà không bị suy giảm chất lượng, do đó quá trình đọc ảnh chỉ qua một lần đổ dữ liệu. Nhưng sự cải thiện này đòi hỏi phải có thêm không gian trên chip. Mà để sản xuất chip CCD cần có những thiết bị, phòng lab chuyên dụng, khiến cho giá thành CCD đã đắt lại càng thêm đắt.
..........................
Còn nhiều nhiều nữa.Cái này mình copy đc từ bên web này
http://sohoa.vnexpress.net/sh/camera/2005/03/3b9aceb1/
Bạn tự đọc đi nha

Cám ơn bài copy bổ ích của bác.
Theo em chúng ta nên đi vào vấn đề chính của sensor (cảm biến, lớp micro filte hội tụ AS vào đúng từng pixel, ...):
(Vấn đề em nêu ở các post trước có đủ thông tin rồi, post này em chỉ nhắc lại)
- Quay phim, 10 phút quay ở 50fps sẽ tương đương 30.000 lần sensor nhận hình ảnh. Chúng ta rất thường quay film với thời lượng 10 phút.
- Chụp ảnh: để đạt đến 30.000shot, tốc độ chụp ~ 3.5fps ta phải siết cò liên tục trong 143 phút = 2h23 phút (giả dụ bộ nhớ đệm lớn và tốc độ ghi vào thẻ nhớ rất tốt, không bị tràn bộ nhớ làm gián đoạn thời gian chụp). Hầu như không thể chụp như thế. 10 phút chỉ chụp khoảng 2100K shot.
- Chúng ta thường chụp khoảng bao nhiêu shot hình và chúng ta thường quay bao nhiêu thời lượng phim trong 1 tháng? Tỷ lệ này sẽ là 1:50 hay 1:100 hay nhiều hơn nữa?
- Việc sensor làm việc tương đương 30.000 shot trong 143 phút sẽ bền hơn làm việc trong 10 phút - điều này có bác nào chứng minh ngược lại không ạ?

Túm cái váy lại: Khi quay film bằng DSLR, chúng ta thường quay ở thới lượng 10 phút ~ 30K shot mà chúng ta không thấy bận tâm, còn chụp hình với 30K shot thì chúng ta sẽ lưu ý rất rất nhiều hơn. Thêm 1 yếu tố nữa là 30K shot/10 phút sẽ làm senssor giảm nhanh tuổi thọ hơn là 30K shot/143 phút.

Vấn đề cần tranh luận theo em nghĩ ở đây chính là TUỔI THỌ CỦA SENSOR:
Nếu tuổi thọ sensor tương đương với khoảng 30 triệu shot (100 lần thay màn trập) hay hơn nữa thì việc độ bền của sensor khi quay film vs chụp ảnh mới không là cái đáng quan tâm.

123kts
28-06-2012, 10:51 PM
CMOS (Complimentary Metal-Oxide Semiconductor) và CCD (Charge Coupled Device) thuở ban đầu chỉ đóng vai trò như những thiết bị lưu trữ cơ động, giống như card CF hay SD bây giờ chứ không có liên quan gì tới ảnh số cả. Vào khoảng cuối những năm 60 đầu 70, các nhà khoa học bắt đầu phát hiện ra các chip này đều có khả năng hấp thụ ánh sáng. Do đó, ý tưởng về ứng dụng CCD và CMOS vào máy ảnh số đã ra đời.
Mặc dù hai người anh em này cùng bước chân vào thế giới ảnh số nhưng CCD đã tỏ ra có ưu thế hơn hẳn bởi khả năng nhạy sáng cao, có thể tái hiện những bức ảnh có độ phân giải lớn, thể hiện được các dải màu liên tục, trong khi CMOS độ nhạy sáng kém, ảnh thu được dễ bị rạn. Do vậy dù chi phí sản xuất CCD rất đắt so với sản xuất CMOS, CCD vẫn vượt mặt và đăng quang, trở thành thành phần chủ yếu trong các máy ảnh số từ đó về sau, trong khi người anh em hẩm hiu CMOS lại quay về với các chức năng cũ kỹ: lưu trữ, xử lý thông tin trong các thiết bị số khác.

Cuộc nổi dậy bắt đầu vào giữa năm 2000, khi hãng máy ảnh Canon tung ra máy số chuyên nghiệp EOS D30 với cảm biến CMOS 3,2 triệu điểm ảnh. Mặc dù không tiết lộ gì nhiều về công nghệ CMOS của mình nhưng quả thật D30 đã làm các đối thủ khác phải ghé mắt trông sang. Năm 2001, với một động thái khó hiểu, Canon giới thiệu thế hệ mới 1D mang trong mình chip CCD 4 triệu điểm. Tuy nhiên chỉ đến đầu năm sau (2002), phiên bản nâng cấp của D30 là EOS D60 ra đời với sự quay lại của chip CMOS 6 triệu điểm ảnh đã làm sửng sốt các nhà sản xuất khác. Ngôi vị độc tôn của CCD bị đe dọa do chip CMOS nếu đuổi kịp CCD về độ phân giải, độ mịn và độ nhạy sáng sẽ chiếm ưu thế vì khả năng tích hợp lớn (nhiều chức năng trên 1 con chip) và chi phí sản xuất rẻ.

Cuối năm 2002, CMOS có thể nói đã đạt tới đỉnh cao trong vai trò cảm biến ảnh với việc cả Canon và Kodak trong tháng 9 đồng loạt tung ra những đứa con cưng nhất của mình: Kodak DSC 14n tới 14 triệu điểm ảnh và Canon EOS 1Ds 11 triệu điểm với kích cỡ CMOS to như kích cỡ phim thường (36x24mm). Điều đáng nói ở đây là Kodak, hãng chế tạo chip CCD cho các hãng máy ảnh số (ví dụ như Olympus) lại thuê hãng khác (ở đây là FillFactory) chế tạo riêng con chip CMOS 14 triệu điểm ảnh cho chiếc máy "pro" của mình. Việc sử dụng chip CMOS thế hệ mới giúp cho máy ảnh số chuyên nghiệp giải được bài toán hóc búa về việc hài hòa giữa tính năng mạnh, độ phân giải cao, chất lượng ảnh tốt trong khi giá thành lại chấp nhận được. Điều này trước mắt đối với máy ảnh chuyên nghiệp sử dụng chip CCD vẫn còn là một vấn đề nan giải.

Thực sự CCD có bị thất thế? Liệu CMOS có thể thay thế CCD? Hãy cùng nhìn sâu hơn vào nguyên lý của CCD và CMOS để hiểu rõ hơn cuộc giằng co dai dẳng này.
Trái tim của một máy ảnh kỹ thuật số nằm trên chip cảm biến ảnh (image sensor). Chip này có nhiệm vụ bắt ánh sáng và chuyển chúng thành các điện tử. Các điện tử này sau đó sẽ được chuyển thành điện áp (để có thể đo lường được) rồi chuyển sang dạng tín hiệu số. CCD và CMOS khác nhau chính bắt đầu từ khâu hấp thụ ánh sáng rồi chuyển sang dạng tín hiệu số như thế nào.

CCD bao gồm một mạng lưới như bàn cờ các điểm bắt sáng (điểm ảnh, pixel). Các điểm này lại được phủ các lớp lọc màu (thường là 1 trong 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lam và xanh dương (Red, Green, Blue) để mỗi điểm chỉ bắt một màu nhất định. Do các điểm ảnh được phủ các lớp lọc màu khác nhau và được đặt xen kẽ nhau nên màu nguyên thủy tại một điểm của hình ảnh thật sẽ được tái hiện bằng màu từ một điểm ảnh chính kết hợp với các màu bù được bổ sung từ các điểm xung quanh bằng phương pháp nội suy.

Khi chụp ảnh, cửa trập mở ra, ánh sáng qua ống kính sẽ được lưu lại lại bề mặt chip thông qua các điểm ảnh. Thông tin về số lượng ánh sáng lưu lại của mỗi điểm (thể hiện bằng độ khác nhau về điện áp) sẽ được chuyển lần lượt theo từng hàng ra ngoài bộ phận đọc giá trị (để đọc các giá trị khác nhau của mỗi điểm ảnh). Sau đó các giá trị này sẽ đi qua bộ khuyếch đại tín hiệu, rồi đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D converter), rồi tới bộ xử lý để tái hiện lại hình ảnh đã chụp được.
Để dễ tưởng tượng quy trình xử lý ảnh của CCD, bạn hãy hình dung mỗi một điểm ảnh là một người cầm một xô nước. Khi ánh sáng tràn vào cũng giống như cơn mưa xuống, và mỗi người tùy theo độ dày đặc của cơn mưa (ánh sáng mạnh yếu thể hiện nên bức ảnh) sẽ hứng được một lượng nước khác nhau ở xô của mình. Sau khi số lượng nước của mỗi người đã được ghi nhớ, hàng ngoài cùng (hàng 1) sẽ đổ nước vào một cái rãnh (bộ đọc giá trị). Rãnh này sẽ ghi nhớ số lượng từng xô nước của hàng 1. Số lượng nước của hàng 2 được truyền đến cho hàng 1 rồi lại đổ vào rãnh, rãnh lại ghi nhớ số lượng nước của hàng 2. Rồi hàng 3 đổ vào hàng 2, hàng 4 đổ vào hàng 3, cứ thế truyền tay cho đến hết hàng cuối cùng là coi như thông tin về toàn bộ bức ảnh (màu sắc, đậm nhạt, sáng tối…) đã được truyền xong, tất cả mọi người lại sẵn sàng cho một cơn mưa khác tới (một kiểu ảnh mới).

Nhưng chính việc phải đọc thông tin theo từng hàng lần lượt một này khiếp cho chip CCD có bất lợi đó là tốc độ xử lý hoàn thiện một bức ảnh khá chậm, ảnh ở một số vùng hoặc dễ bị thừa sáng (do nước từ xô người này bị bắn sang xô người khác), thiếu sáng (do xô người này truyền sang xô người kia không hết)… Để xử lý vấn đề này, một bộ đọc ảnh có kích cỡ bằng mạng lưới các hạt sáng được bổ sung xen kẽ (cạnh hàng người nào cũng có rãnh để đổ nước) để làm tăng tốc độ xử lý ảnh mà không bị suy giảm chất lượng, do đó quá trình đọc ảnh chỉ qua một lần đổ dữ liệu. Nhưng sự cải thiện này đòi hỏi phải có thêm không gian trên chip. Mà để sản xuất chip CCD cần có những thiết bị, phòng lab chuyên dụng, khiến cho giá thành CCD đã đắt lại càng thêm đắt.
..........................
Còn nhiều nhiều nữa.Cái này mình copy đc từ bên web này
http://sohoa.vnexpress.net/sh/camera/2005/03/3b9aceb1/
Bạn tự đọc đi nha


Cái bác copy thì có gì đâu. Ở đây ai chả biết !
Nếu được thì các bác thế này: các bác nên trả lời là có bị ảnh hưởng hay không và tại sao ?

Theo mình là có ảnh hưởng bởi quay phim, nhưng vẫn có cách khắc phục.

Bởi vì:
Bản chất từng điểm ảnh của CCD hay CMOS như nhau là CHẤT QUANG DẪN, hay là ĐIỆN TRỞ QUANG
Chúng hoạt động thế này:
- khi cho một dòng điện (ví dụ 5 vol ) vào một đầu và khi chiếu ánh sáng với cường độ khác nhau thì đầu kia nhận được dòng điện khác nhau từ 0v-5v( chỉ là lý thuyết thui chứ thực tế còn chừng 0,5v-4,5v thui, cái này mình cho đó)
Tuổi thọ tất cả chất quang dẫn đều ảnh hưởng bởi thời gian ( bao gồm thời gian hoạt động và thời gian bảo quản ), cường độ chiếu sáng, nhiệt độ nội tại và nhiệt độ môi trường.....
Ví dụ về thời gian dễ biết nhất là phim máy ảnh để lâu quá thì không dùng được nữa.
Ví dụ về cường độ và nhiệt độ thì các bác có thể thử bằng cách là 12h trưa nắng không mây chỉa thắng máy về mặt trời, máy ở chế độ M khẩu để 1.4 tốc để 30 giây một hai ba chụp....... Chắc chắn có kết quả.
Quay lại với CMOS của máy ảnh khi quay phim thì cường độ ánh sáng được kiểm soát bằng khẩu độ hoặc iso nên ảnh hưởng không nhiều, chỉ còn thời gian hoạt động và nhiệt độ nội tại là ảnh hưởng Đến tuổi thọ.
Về thời gian hoạt động thì như bác Toại đã trình bày.
Về nhiệt độ thì một phần do được chiếu sáng liên tục, một phần do dòng điện chạy qua liên tục nên sinh nhiệt.
Vì những nguyên nhân trên thì chắc chắn răng khi quay phim hay chụp ảnh thì có ảnh hưởng không ích thì nhiều, nhưng do quay phim thì thời gian hoạt động nhiều hơn ( bác Toại đã nói) chụp ảnh nên ảnh hưởng nhiều hơn.

Vẫn có cách khắc phục
- tạo ra chất có thời gian hoạt động cao hơn, chịu được nhiệt độ cao hơn, thêm bộ phận giải nhiệt ( gắn tế bào CMOS lên đế bằng chất dẫn nhiệt tốt.....)
- bằng thuật toán đo dòng điện ra của từng tế bào ở môi trường sáng đồng nhất ( cái này CMOS chiếm ưu thế ) xem coi tế bào nào có dòng điện ra thấp hay cao hơn bình thường từ đó máy tính toán để nội suy tự bù chừ sao cho đồng nhất ( cách này áp dụng khi sản xuất máy ảnh, còn khi máy ảnh về tay mình thì máy nó có làm không thì mình không biết)

Túm lại là theo lý thuyết thì có ảnh hưởng và có cách khắc phục, vấn đề nằm ở chổ là thằng nhà sản xuất nó tính đến đâu để đảm bảo lợi nhuận thui.

Các bác chú ý đây là box kỹ thuật, anh em nên tranh luận gớp ý dựa trên tính chất kỹ thuật của cái mà mình cần nói, tránh tình trạng ví dụ là con bò ăn cỏ và con voi ăn cỏ suy ra hai con có tuổi thọ bằng nhau.

Các bác đọc có sai chính tả nên nói nhẹ để em sửa, em hay viết sai chính tả nên ngại viết, bỏ qua khoản viết, bác nào cần tranh luận bằng mồm thì em hầu tại tao đàn vào thứ bảy hàng tuần ạ.

TiCan_2009
28-06-2012, 11:13 PM
Để hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của camera sensor ta nên đọc qua các tài liệu sau:

CCD
http://en.wikipedia.org/wiki/Charge-coupled_device

CMOS APS
http://en.wikipedia.org/wiki/Active_pixel_sensor

11002
28-06-2012, 11:58 PM
Em mơí tính lại:
Sơ sơ 1 năm có 365x24x60x60= 31.536.000 giây.
Nếu camera an ninh hoạt động suốt 1 năm thì sẽ ghi nhận 31.536.000 x 24 = 756,864,000 shot, như vậy tuổi thọ của sensor thật sự rất rất lớn, không phải bận tâm nhiều, nhưng đó chỉ là camera an ninh, không cung cấp chất lượng ảnh cao và cũng chưa có thống kê xác định sau 1 năm liên tục hoạt động, chất lượng hình ảnh của camera an ninh vẫn giữ nguyên hay giảm thiểu ra sao.

vantrung2410
29-06-2012, 12:10 AM
Em mơí tính lại:
Sơ sơ 1 năm có 365x24x60x60= 31.536.000 giây.
Nếu camera an ninh hoạt động suốt 1 năm thì sẽ ghi nhận 31.536.000 x 24 = 756,864,000 shot, như vậy tuổi thọ của sensor thật sự rất rất lớn, không phải bận tâm nhiều, nhưng đó chỉ là camera an ninh, không cung cấp chất lượng ảnh cao và cũng chưa có thống kê xác định sau 1 năm liên tục hoạt động, chất lượng hình ảnh của camera an ninh vẫn giữ nguyên hay giảm thiểu ra sao.

Chắc chắn 1 điều là mấy cái camera đó có tản nhiệt... hoạt động lâu chỉ ấm ấm thôi, chứ không tăng dần tăng dần đến mức báo động như dslr đươc đâu bác, em nghĩ cái này 1 phần do kích thước cảm biến nữa, mấy con compact quay hết thẻ hết pin mới ngừng mà...

Hungbum
29-06-2012, 12:15 AM
các bác cữ cái nhau nhiều,e thề e đảm bảo với bác là bác mua con nào dính quay fim nhiều đi rồi biết,nếu chất lượng ảnh ko bị giảm và màu sắc ko nhạt đi e cứ đi đầu xuống đất,bao nhiêu người bị dính rồi đấy,còn bác muốn biết e nói đúng hay sai thì bác cứ láy 2 con mà so sánh,hoặc ra LBM hỏi xem e nói đúng ko

mitaco
29-06-2012, 02:24 AM
các bác cữ cái nhau nhiều,e thề e đảm bảo với bác là bác mua con nào dính quay fim nhiều đi rồi biết,nếu chất lượng ảnh ko bị giảm và màu sắc ko nhạt đi e cứ đi đầu xuống đất,bao nhiêu người bị dính rồi đấy,còn bác muốn biết e nói đúng hay sai thì bác cứ láy 2 con mà so sánh,hoặc ra LBM hỏi xem e nói đúng ko

Nếu bác nói như vậy thì xem ra 50d là sản phẩm cuối cùng mà e có thể nghĩ tới khi nâng cấp máy.Vì giờ con nào cũng hỗ trợ quay HD hết

astropos
29-06-2012, 06:29 AM
Tuổi thọ của cái sensor về nguyên tắc tương đương với con CPU của cái laptop chúng ta vẫn dùng, vì thế không nên lo lắng sensor chạy bao lâu thì "hết đát". Chắc chắn là sensor thọ hơn nhiều linh kiện khác trong camera.


Đọc từ đầy tới cuối thấy bác này nói chinh xác nhất.Cấu tao Sensor giống Cấu tao của CPU,trừ phía trên cac transistor nhạy sáng thì có thêm 3 cái thấy kinh nhỏ nhỏ để chia màu sắc ra.Khi người ta làm ra nó chắc chắn trong đó sẻ có hệ thống bảo vệ khi nhiệt độ cao.

2 ông tướng này tưởng Sensor và bộ xử lý hình ảnh trong máy ảnh là một. Trên thực tế đây là 2 bộ phận hoàn toàn riêng biệt và có cấu trúc cơ bản khác hẳn nhau, thậm chí vị trí cũng tách biệt nhau luôn.

2 bạn về đọc sách cho kỹ thế nào là Sensor, thế nào là CPU, đặc trưng là gì đi rồi lên đây nói chuyện tiếp. Ngồi tưởng tượng ra khoa học mới tài chứ =))

duyhlv
29-06-2012, 09:19 AM
Theo cá nhân mình thì quay phim nhiều cái Sensor có thể giảm tuổi thọ một tí, vì tất cả thiết bị điện tử đều như vậy, làm việc cường độ cao sẽ giảm tuổi thọ. Tuy nhiên cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng hình ảnh. Sensor không phải là bộ phận nhanh hỏng nhất mà là Chip xử lý (Digic I, II, III, IV...) vì đây mới là nơi làm việc nhiều nhất, sensor chỉ là nơi thu nhận hình ảnh, Chip xử lý mới là nơi làm việc cật lực nhất

mitaco
29-06-2012, 11:15 AM
2 ông tướng này tưởng Sensor và bộ xử lý hình ảnh trong máy ảnh là một. Trên thực tế đây là 2 bộ phận hoàn toàn riêng biệt và có cấu trúc cơ bản khác hẳn nhau, thậm chí vị trí cũng tách biệt nhau luôn.

2 bạn về đọc sách cho kỹ thế nào là Sensor, thế nào là CPU, đặc trưng là gì đi rồi lên đây nói chuyện tiếp. Ngồi tưởng tượng ra khoa học mới tài chứ =))

Thưa bạn.Cảm hứng đầu tiên để ng ta tạo ra con Sensor trên máy ảnh hiện nay là như vậy nè.
Bạn ra chợ nhật tảo,kêu ng ta bán cho bạn 1 con rom hồng ngoại.Bản thân con này được làm từ transistor,nó có 1 cái cửa sổ,đc làm bằng 1 thấu kính hội tụ,Khi nạp chương trình vào Nó thì ng ta sẻ che cái cửa sổ đó lại,nếu muốn xóa chương trình trong nó thì ng ta chiếu tia hồng ngoại hay tia cực tím gì vào,thì chương trình đó sẻ đc xóa,lúc đó thì nạp chương trình mới vào.
Cái này nếu bạn muốn biết thì cứ liên hệ bất cứ sinh viên lập trình tự động nào,tụi nó sẻ giải thích rỏ hơn cho bạn biết.
Từ thực tế đó ng ta mới phát hiện transistor có khả năng bắt sáng đc.Và từ đó Sensor máy ảnh ra đời.nhưng sensor máy ảnh phía trên nó sẻ có thêm các thấu kính nhỏ để phân tán ánh sáng thành 3 màu,Và các Transistor cũng nhạy sáng hơn so với các transistor trong Rom đó.
Vì thành phần chủ yếu để làm ra Sensor máy ảnh và CPU như nhau ( đều đc làm từ các đĩa (wafer) ),nên ở đây tôi chỉ nói độ bền của 2 thiết bị này là như nhau trong cùng 1 điều kiện làm việc ( điện áp, nhiệt độ,và sự tác động của ngoại lực )

123kts
29-06-2012, 11:28 AM
Thưa bạn.Cảm hứng đầu tiên để ng ta tạo ra con Sensor trên máy ảnh hiện nay là như vậy nè.
Bạn ra chợ nhật tảo,kêu ng ta bán cho bạn 1 con rom hồng ngoại.Bản thân con này được làm từ transistor,nó có 1 cái cửa sổ,đc làm bằng 1 thấu kính hội tụ,Khi nạp chương trình vào Nó thì ng ta sẻ che cái cửa sổ đó lại,nếu muốn xóa chương trình trong nó thì ng ta chiếu tia hồng ngoại hay tia cực tím gì vào,thì chương trình đó sẻ đc xóa,lúc đó thì nạp chương trình mới vào.
Cái này nếu bạn muốn biết thì cứ liên hệ bất cứ sinh viên lập trình tự động nào,tụi nó sẻ giải thích rỏ hơn cho bạn biết.
Từ thực tế đó ng ta mới phát hiện transistor có khả năng bắt sáng đc.Và từ đó Sensor máy ảnh ra đời.nhưng sensor máy ảnh phía trên nó sẻ có thêm các thấu kính nhỏ để phân tán ánh sáng thành 3 màu,Và các Transistor cũng nhạy sáng hơn so với các transistor trong Rom đó.
Vì thành phần chủ yếu để làm ra Sensor máy ảnh và CPU như nhau ( đều đc làm từ các đĩa (wafer) ),nên ở đây tôi chỉ nói độ bền của 2 thiết bị này là như nhau trong cùng 1 điều kiện làm việc ( điện áp, nhiệt độ,và sự tác động của ngoại lực )

Ui trời có thêm thấu kính để phân tán ánh sáng thành ba màu mới ghê !
Bác này nói như là bánh xe bò và bánh xe tải như nhau hết vậy.

freezehead
29-06-2012, 11:54 AM
Em nghĩ đơn giản thôi, khi các bác quay phim, các pixel (cấu tạo từ các tụ MOS) được cấp điện liên tục, quay 1 quay quá nhiều, 1 số pixel có thể chết (tụ MOS mất khả năng nạp xả), pixel chết ít chả sao cả, pixel chết nhiều -> ko tái tạo màu sắc đúng -> ảnh nhợt nhạt -> đây là cái quan trọng, còn nói sensor chết hoàn toàn do quay phim thì em chưa thấy. Ngoài ra khi quay thời gian lâu, sensor sẽ nóng lên vài ảnh hưởng đến nhiệt độ của bo mạch dẫn đến các thành phần khác trên board (xung quanh sensor) cũng bị ảnh hưởng theo -> camera hoạt động không ổn định. Theo suy luận của em là như thế.

tuanngoc110
29-06-2012, 08:01 PM
Các Bác tranh luận sôi nổi quá .Nhưng chưa có bằng chứng thì củng khó thuyết phục .! củng có cùng thắc mắc làm thế nào để nhận biết máy đã sử dụng quay phim nhiều .? mong Bác nào biết có thể giải thích giúp .

Fairytale
29-06-2012, 09:59 PM
Đọc miệt mài, rất kỹ... khoảng 2h liên tục.

Em quết định: Biến Cannon 7D của mình thành Camera giám sát ạ.

Hy vọng nó hỏng nhanh để có Báo cáo kết quả thực nghiệm.

Kyon Thinh
29-06-2012, 11:54 PM
Ui trời có thêm thấu kính để phân tán ánh sáng thành ba màu mới ghê !
Bác này nói như là bánh xe bò và bánh xe tải như nhau hết vậy.

Thế cả hai cái không phải đều là bánh xe và đều hình tròn?
Bayer filter không phải là màng thấu kính thì nó là gì thế bác? Ánh sáng qua Bayer Filter vào cảm biến có mấy màu bác chỉ giúp em cái.

astropos
29-06-2012, 11:58 PM
Ui trời có thêm thấu kính để phân tán ánh sáng thành ba màu mới ghê !
Bác này nói như là bánh xe bò và bánh xe tải như nhau hết vậy.

Bác nói thế bạn trẻ í không hiểu đâu lại cãi nhặng lên cho mà xem. Em lấy ví dụ này cho dễ hiểu này, kim cương và than chì đều được tạo thành từ các phân tử carbon, thế tính chất 2 cái có giống nhau không?

Chắc bạn í tưởng ở đây mình bạn í tốt nghiệp được đại học =))

Rednuht
30-06-2012, 12:18 AM
Bác nói thế bạn trẻ í không hiểu đâu lại cãi nhặng lên cho mà xem. Em lấy ví dụ này cho dễ hiểu này, kim cương và than chì đều được tạo thành từ các phân tử carbon, thế tính chất 2 cái có giống nhau không?

Chắc bạn í tưởng ở đây mình bạn í tốt nghiệp được đại học =))


nếu bạn biết gì thì cứ chia sẻ thử xem ý kiến của bạn là như thế nào? không thấy bạn đả động gì đến câu hỏi của thread mà chỉ vào chê bai người khác nhỉ?

tamock
30-06-2012, 08:05 AM
2 ông tướng này tưởng Sensor và bộ xử lý hình ảnh trong máy ảnh là một. Trên thực tế đây là 2 bộ phận hoàn toàn riêng biệt và có cấu trúc cơ bản khác hẳn nhau, thậm chí vị trí cũng tách biệt nhau luôn.

2 bạn về đọc sách cho kỹ thế nào là Sensor, thế nào là CPU, đặc trưng là gì đi rồi lên đây nói chuyện tiếp. Ngồi tưởng tượng ra khoa học mới tài chứ =))

Thật, em cũng chỉ vào đây đọc để: 1. giải trí; 2. biết thêm được cái gì đó. Nhưng mà em sợ nhất mấy ông "kỹ sư tốt nghiệp đại học" tinh tướng thế này.

Các bác định thi thố kiến thức trên phố rùm ư? Nếu mà "về nhà đọc sách lại đi rồi hãy lên đây nói tiếp" có một nghĩa tích cực gì đó trong tranh luận thì đúng bác là kỹ sư không rởm. Còn nếu đã tốt nghiệp đại học thật thì ít bác cũng phải biết cách tóm tắt lại vấn đề , tranh luận chỗ bác nghĩ là không hợp lý, không thì ít cũng trích dẫn đến chỗ người ta hay sách nói là không hợp lý. Em là em nghi cái bằng tốt nghiệp đại học của bác lắm (hehe just kidding).

Các tranh luận đến đây đa phần là bổ ích không ít thì nhiều, nhưng mà vẫn mơ hồ và chưa ngã ngũ gì cả. Ít nhất thì em thấy mới chỉ bác Tican có lý luận, là sensor về lý thuyết không bị hư hại đáng kể trong quá trình quay phim, do là thiết bị bán dẫn, khác với màn trập là thiết bị cơ học, và không thể dùng số shots mà đo được. Các ý kiến phản biện thì "chú chưa hiểu rõ đâu, anh nhất đinh không nói nữa đâu, về đọc sách đi", hoặc là "chắc chắn là thế mà, trên thị trường có trường hợp này rồi, không biết ráng chịu"... Bác ấy có thể sai, vì chưa đề cập đến cái gì đó, vì lẽ ra là thế này thế kia, thì chẳng thấy cao nhân tốt nghiệp đại học nào chỉ ra cả.

Tuy nhiên có một thứ em nghĩ ai cũng thấy, là bác Google không thấy nói nhiều về vấn đề này, có nghĩa là nó chưa thực sự là quan trọng lắm.

123kts
30-06-2012, 08:40 AM
Mình nghĩ là không ai thèm vào đây tranh luân nữa đâu.
- vì muống tranh luận thì hai người phải cùng nghành nghề, cùng HIỂU về lĩnh vực liên quan đến thứ cần tranh luận. Còn ở đây mình thấy chỉ có chung là cùng sử dụng máy ảnh, còn lại đa phần không biết gì về tính chất cấu tạo những thứ tạo nên máy ảnh hoặc biết chung chung.
Chính vì thế không thể tranh luận được, Không nhẻ trước khi tranh luận thì giảng cho người kia biết thế này thế kia, tính chất, sự khác nhau, giống nhau.....................cho họ hiểu rồi tranh luận.

thuytram_dep
30-06-2012, 03:48 PM
1. Rỏ ràng là đến giờ chưa có bất kỳ ý kiến hay phản hồi chính thức của người sử dụng các máy DSLR có chức năng quay video nhiều mà làm giảm tuổi thọ máy hoặc chất lượng hình ảnh, kể cả chính hãng cũng không đưa ra bất kỳ khuyến cáo hay ý kiến khuyên dùng (mà chắc chắn họ cũng chả điên gì khi nói điều này, vì chỉ tổ làm lợi cho đối thủ cạnh tranh).
2. Trên rất nhiều diễn đàn về chụp ảnh hay video ít nhất là ở Việt Nam cũng chưa có bất kỳ trường hợp nào xảy ra mà đưa thông tin lên cả.
3. Tất cả các ý kiến phân tích về lý thuyết đều khá thuyết phục nhưng trên thực tế thì chưa biết thế nào vì lý do là chưa ai có những kiểm nghiệm thực tế.
4. Có 1 điều rất thực tế là các Hãng sản xuất máy ảnh đã phải thử nghiệm về điều này rất nhiều (độ bền của CMOS khi quay video, việc suy giảm chất lượng của CMOS khi quay video thời gian dài,...) trước khi đưa vào các dòng máy ảnh DSLR. Tất nhiên, kết quả hay những khuyết điểm khi quay video thời gian dài, các hãng sẽ không dám công bố một cách rộng rãi hoặc chí ít là sẽ giữ im lặng cho đến khi có những phản hồi chính thức (có kiểm nghiệm và chứng minh) bởi người tiêu dùng.
--> Với tất cả các ý kiến và nhận định chủ quan của em như vậy, em kính đề nghị VN PHOTO NHÀ MÌNH CÓ AI "HY SINH" KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ THẾ NÀO ĐỂ LÀM RỎ SÁNG TỎ VẤN ĐỀ NÀY.
4.

Dell_8410
30-06-2012, 09:42 PM
1. Rỏ ràng là đến giờ chưa có bất kỳ ý kiến hay phản hồi chính thức của người sử dụng các máy DSLR có chức năng quay video nhiều mà làm giảm tuổi thọ máy hoặc chất lượng hình ảnh, kể cả chính hãng cũng không đưa ra bất kỳ khuyến cáo hay ý kiến khuyên dùng (mà chắc chắn họ cũng chả điên gì khi nói điều này, vì chỉ tổ làm lợi cho đối thủ cạnh tranh).
2. Trên rất nhiều diễn đàn về chụp ảnh hay video ít nhất là ở Việt Nam cũng chưa có bất kỳ trường hợp nào xảy ra mà đưa thông tin lên cả.
3. Tất cả các ý kiến phân tích về lý thuyết đều khá thuyết phục nhưng trên thực tế thì chưa biết thế nào vì lý do là chưa ai có những kiểm nghiệm thực tế.
4. Có 1 điều rất thực tế là các Hãng sản xuất máy ảnh đã phải thử nghiệm về điều này rất nhiều (độ bền của CMOS khi quay video, việc suy giảm chất lượng của CMOS khi quay video thời gian dài,...) trước khi đưa vào các dòng máy ảnh DSLR. Tất nhiên, kết quả hay những khuyết điểm khi quay video thời gian dài, các hãng sẽ không dám công bố một cách rộng rãi hoặc chí ít là sẽ giữ im lặng cho đến khi có những phản hồi chính thức (có kiểm nghiệm và chứng minh) bởi người tiêu dùng.
--> Với tất cả các ý kiến và nhận định chủ quan của em như vậy, em kính đề nghị VN PHOTO NHÀ MÌNH CÓ AI "HY SINH" KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ THẾ NÀO ĐỂ LÀM RỎ SÁNG TỎ VẤN ĐỀ NÀY.
4.

Có bác gì ở trên xung phong lấy 7D làm thử nghiệm rồi đó bác, ráng đợi xem sao nhé!!! Haha

Hungbum
30-06-2012, 09:55 PM
e thì chẳng biết gì về cpu hay sensor,nhưng e đã nói rồi,e đảm bảo quay fim nhiều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng ảnh,làm cho chất ảnh nhạt hơn,bác nào dám cá với e e dám cá luôn,mấy diễn đàn lập ra vì có mấy bác bị dính chưởng mua pải máy quay fim nhiều rồi mà các bác còn cãi nhau về cpu với chẳng sensor làm gì,còn ai cãi với e là ko ảnh hưởng thì e dám cược với các bác bộ mấy của e(trên chữ ký) với bất kỳ bộ máy nào trên 20tr,đổi hòa luôn.hết.bác nào thích liên hệ 0944366665

Rednuht
30-06-2012, 10:12 PM
e thì chẳng biết gì về cpu hay sensor,nhưng e đã nói rồi,e đảm bảo quay fim nhiều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng ảnh,làm cho chất ảnh nhạt hơn,bác nào dám cá với e e dám cá luôn,mấy diễn đàn lập ra vì có mấy bác bị dính chưởng mua pải máy quay fim nhiều rồi mà các bác còn cãi nhau về cpu với chẳng sensor làm gì,còn ai cãi với e là ko ảnh hưởng thì e dám cược với các bác bộ mấy của e(trên chữ ký) với bất kỳ bộ máy nào trên 20tr,đổi hòa luôn.hết.bác nào thích liên hệ 0944366665

cá cược làm gì, vậy bạn post thử mấy tấm ảnh bị xuống chất chụp từ cái máy quay film nhiều của bạn lên cho mọi người tham khảo thêm đi :)

TiCan_2009
30-06-2012, 10:16 PM
Chỉ cần kiếm ra một cái 5Dm2 quay phim nhiều, làm ảnh hưởng chất lượng ảnh, làm cho chất ảnh nhạt hơn ra làm thí dụ minh chứng cho luận điểm quay phim nhiều làm giảm chất lượng của sensor là giải quyết được hết mọi thắc mắc. Chuyện này thoạt nghe thấy dễ quá, nhưng nếu tinh ý thì sẽ thấy từ ta sang tây, chẳng có ai đưa ra được "bằng chứng" loại này cả. Tại sao vậy ?

The Old Man
30-06-2012, 10:49 PM
Thử đặt một máy 7d có nguồn điện vô tận. Set quay phim cho video đi ra một ổ cứng ngoài.
Test cho máy 7D thu hình video chạy liên tục vô hạn định cho tới khi máy hư.

Khi máy hư:
Cơ phận nào trong máy 7D hư làm gián đoạn cuộc thu video?

Tôi nghỉ rằng không phải tại cái sensor hư làm gián đoạn chương trình thử nghiệm!

Có thể là tại circuit overheat! nhưng khó có thể là tại sensor hư.

Và nếu có cuộc thử nghiệm và có kết quả là do circuit overheat thì tôi không bỏ công lo cho cái sensor mà chỉ ráng giử gìn cái 7D thân yêu của tôi không bị "abuse" tới độ phải "overheat".

Thật sự tôi chỉ lo cái máy tôi bị xô ngả, làm rớt, vô nước, va chạm hơn là lo bao giờ cái sensor chết, hay màn trập hư.

Rất tốt khi biết được chính xác tuổi thọ của sensor nhưng nếu không biết được thì đừng quá bận tâm lo lắng. Đầu óc củng như sensor đừng abuse nó thái quá!

nttd2pdp
01-07-2012, 02:07 AM
Vậy thì các máy không gương lật toi đời rồi ah.
Ý kiến này hợp lý mà ko thấy bác nào đề cập này, các bác toàn nói trên trời dưới biển em chả hiểu gì, nhưng mà mấy máy không gương lật với máy ảnh bỏ túi cứ bật máy lên là sensor hoạt động liên tục, tần số quét cũng 2-3 chục hình một giây, lẽ nào mấy máy này chả mấy là hỏng?

least
01-07-2012, 02:50 AM
http://www.hanoiparty.vn/Content/Uploaded/fec25f2c-898f-4b17-a179-4a7581b0969c.jpg

http://www.hanoiparty.vn/Content/Uploaded/ee069ab7-7e03-4b61-afd1-fc7eceef2b08.jpg

2 ảnh này e chụp trên 5dm2 với 24 70L. body dùng quay phải xấp xỉ 50h. Bản thân e thấy hiện giờ nó chả có vấn đề gì gọi là sensor có vấn đề cả.

mitaco
01-07-2012, 03:32 AM
E vô đây chỉ xem và nói những cái mình đọc đc.Vậy mà bị bác 123kts kêu " về nhà đọc sách lại rồi vô đây nói chuyện tiếp".
E sợ quá k dám vô luôn,hôm nay vô lại thì thấy mọi chuyện cũng chưa đi tới đâu.
Vậy thôi với vốn kiến thức ít ổi của mình,e đành ngồi chờ cao thủ giải thích vậy ?
Hi hi hi
Giờ mới nghiệm ra rằng tranh luận với hơn thua khác nhau cũng nhiều.........hi hi hi

123kts
01-07-2012, 07:56 AM
E vô đây chỉ xem và nói những cái mình đọc đc.Vậy mà bị bác 123kts kêu " về nhà đọc sách lại rồi vô đây nói chuyện tiếp".
E sợ quá k dám vô luôn,hôm nay vô lại thì thấy mọi chuyện cũng chưa đi tới đâu.
Vậy thôi với vốn kiến thức ít ổi của mình,e đành ngồi chờ cao thủ giải thích vậy ?
Hi hi hi
Giờ mới nghiệm ra rằng tranh luận với hơn thua khác nhau cũng nhiều.........hi hi hi


Bác này đọc có vấn đề nè, vầy thì làm sao hiểu được trời.
Bác tìm chổ nào bảo mình kêu bác về nhà đọc sách vậy, nếu có kêu thì mình nói luôn tên sách cho bạn luôn rồi.
Thực ra trong lĩnh vực chuyên môn của mỗi người thì chỉ cần thấy cách đặt vấn đề, cách ví dụ của người khác thì biết ngay họ có hiểu biết gì không rồi.

astropos
01-07-2012, 02:27 PM
@Rednuht, @tamock: Một là đọc kỹ từ đầu, suy nghĩ lại cho kỹ tại sao tôi lại mỉa mai thế. Không hiểu thì hỏi. Hai là trẻ con thì đi chỗ khác chơi, hoặc là tắt máy đi học bài đi nhé. Còn thích thể hiện kiến thức đại học hoặc trên đại học thì xin mời tự nhiên nhé!

@mitaco: Bảo cậu đọc lại sách là tôi bảo. Vì cậu không thể dùng những kiến thức bập bõm ở đại học để lập luận về các thiết bị hiện đại tốn vô số tiền và thời gian để nghiên cứu mới xong.

Điều đơn giản nhất và dễ dàng nhất mà tôi có thể chỉ cho cậu là cậu hãy tự tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của CPU và Sensor, sẽ thấy nó cùng là bán dẫn nhưng nguyên lý hoạt động khác nhau. Đó là chưa kể các công nghệ khác bổ sung vào hoạt động của chúng. Chứ nếu dễ như 1+1=2 thì VN cũng tự sản xuất được máy ảnh.

Chú ý: Tôi chỉ phản đối cái lập luận của cậu và đồng chí TyCắn cho rằng CPU và Sensor đều là bán dẫn nên độ bền là như nhau. Còn bản thân việc quay phim có hại sensor không thì tôi cho rằng là hại vì có nhiều hãng giới hạn thời gian quay phim (liên tục) của máy ảnh, trong khi máy tính thì cậu để cả ngày cả đêm chả sao. Tuy nhiên tôi không đủ trình độ (và cũng chả có ai ở đây có đủ) để phân tích chi tiết cấu tạo và thành phần của máy ảnh kts đương đại cỡ 5Dm3 hay D800 đâu.

Tóm lại là ông nào có máy thì mở sách hướng dẫn ra đọc, không thấy nó giới hạn thời gian quay phim liên tục thì cứ thế mà dùng. Không thì nên theo hướng dẫn của nó, thế thôi.

thuytram_dep
01-07-2012, 05:57 PM
Tóm lại là ông nào có máy thì mở sách hướng dẫn ra đọc, không thấy nó giới hạn thời gian quay phim liên tục thì cứ thế mà dùng. Không thì nên theo hướng dẫn của nó, thế thôi.
Đúng là các hãng đều giới hạn thời gian quay video do thẻ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu (file video) được định dạng và quản lý theo FAT32 nên dung lượng tối đa mà thẻ nhớ chỉ nhận được là 4GB/file --> Chả liên quan gì đến CMOS/sensor cả...

TranChat
01-07-2012, 08:53 PM
Về tuổi thọ:
Thiết bị bán dẫn nói chung có độ bền tối đa từ 80.000h đến 150.000h (khoảng 17 năm liên tục). Chắc chắn sensor cũng không ngoại lệ.
Nhưng mà quay ác chiến lắm chắc 1000h thì cũng chẳng có nghĩa lý gì trong tuổi thọ của nó.
Nhưng chất lượng hình ảnh có giảm không? về mặt nguyên lý của cơ chế chuyển tín hiệu sáng thành tín hiệu điện vẫn truyền thống là cơ chế lượng tử chuyển mức năng lượng để phát ra electron (rồi sau đó số hóa số electron trong bộ chuyển A/D ). Mức năng lượng của bán dẫn là không đổi trừ khi cấu trúc mạng của nó thay đổi (lúc đó nó cũng hết đời rồi). Tức là coi như về mặt chuyển đổi sáng thành tín hiệu số không bị ảnh hưởng gì theo thời gian.
Vết chất lượng hình ảnh
Nghe có vẻ ổn, nhưng trong sensor không phải chỉ có bộ phận chuyển đổi tín hiệu này mà còn có filter cản tử ngoại, các filter khác và trước mỗi điểm bán dẫn nhận sáng này lại có một thấu kính nhỏ (micro lens) để hội tụ sáng vào nó. Liệu chất lượng quang học của mỗi loại filter và của các micro lens này có bị giảm khi thời gian hoạt động của sensor tăng lên.
Câu trả lời em chưa có, nhưng mà em thấy lens thông thường chất lượng hình ảnh cũng bị hao mòn theo thời gian hứng sáng thì em nghĩ các loại filter và các micro lens trong sensor cũng không phải là ngoại lệ.

Túm lại là chất lượng hình ảnh có bị xuống theo thời gian phơi sáng hay không phụ thuộc vào chất lượng của các filter và các micro lens trong sensor thôi. Em chỉ biết được vậy.

TiCan_2009
01-07-2012, 09:05 PM
@astropos: tôi đã không có ý muốn tranh luận về vấn đề "chuyên môn" khác với forum này, nhưng thật là tiếc khi lại có người lầm tưởng như vậy có nghĩa là họ đúng và tiếp tục truyền bá cái hiểu sai đó cho nhiều người khác.

1. Xem lại từ đầu thread thì thấy astropos vào nhận định một cách chủ quan người viết tưởng Sensor và bộ xử lý hình ảnh trong máy ảnh là một và cứ nhai lại mãi cái ý này. Tại sao vậy nhỉ ?

2. Thread này đặt vấn đề: camera sensor ngày nay cũng như các mạch tích hợp bán dẫn thông dụng có cấu tạo tương tự (về chất liệu lẫn quy trình chế tạo), vì thế khi thấy CPU (một VLSI tiêu biểu) có độ bền tính đến hàng chục năm hoạt động liên tục như mọi người đã biết thì hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi tại sao camera sensor lại không có tuổi thọ tương đương ?

3. Về phương diện cấu tạo, camera sensor là một vi mạch tích hợp đặc biệt hở mặt để tiếp nhận ánh sáng được "khắc" trên một đế bán dẫn (wafer). Các CMOS sensor không phải là bảng các điện trở quang như một vài người đã "hiểu" như ở trên, CMOS sensor có các phần tử tích cực như các IC thông dụng khác. Để so sánh về kích thước cũng như độ phức tạp thì camera sensor hoàn toàn tương tự các CPU thông dụng trên các computer ngày nay.

Một DSLR sensor hoàn chỉnh
http://tican.andisw.com/MISC/TMP/wafer/kodak_kaf39000_image_sensor.jpg

Một wafer chứa các sensor vừa mới thực hiện xong, từng sensor sẽ được cắt rời ra và "đóng gói" thành IC như phía trên
http://tican.andisw.com/MISC/TMP/wafer/new_kodak_sensors_improve_low_light_photos-1.jpg

Một wafer chứa các CPU Intel vừa mới thực hiện xong
http://tican.andisw.com/MISC/TMP/wafer/intel-cpu-wafer-d001.jpg

Hoangcuky
01-07-2012, 09:37 PM
Sensor có lẽ rất bền! nhưng các bác có nghĩ đến trường hợp những bộ phận khác trong chiếc máy ảnh có vấn đề cũng có thể làm chất lượng hình ảnh kém đi không vậy?

123kts
01-07-2012, 10:01 PM
@astropos: tôi đã không có ý muốn tranh luận về vấn đề "chuyên môn" khác với forum này, nhưng thật là tiếc khi lại có người lầm tưởng như vậy có nghĩa là họ đúng và tiếp tục truyền bá cái hiểu sai đó cho nhiều người khác.

1. Xem lại từ đầu thread thì thấy astropos vào nhận định một cách chủ quan người viết tưởng Sensor và bộ xử lý hình ảnh trong máy ảnh là một và cứ nhai lại mãi cái ý này. Tại sao vậy nhỉ ?

2. Thread này đặt vấn đề: camera sensor ngày nay cũng như các mạch tích hợp bán dẫn thông dụng có cấu tạo tương tự (về chất liệu lẫn quy trình chế tạo), vì thế khi thấy CPU (một VLSI tiêu biểu) có độ bền tính đến hàng chục năm hoạt động liên tục như mọi người đã biết thì hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi tại sao camera sensor lại không có tuổi thọ tương đương ?

3. Về phương diện cấu tạo, camera sensor là một vi mạch tích hợp đặc biệt hở mặt để tiếp nhận ánh sáng được "khắc" trên một đế bán dẫn (wafer). Các CMOS sensor không phải là bảng các điện trở quang như một vài người đã "hiểu" như ở trên, CMOS sensor có các phần tử tích cực như các IC thông dụng khác. Để so sánh về kích thước cũng như độ phức tạp thì camera sensor hoàn toàn tương tự các CPU thông dụng trên các computer ngày nay.

Một DSLR sensor hoàn chỉnh
http://tican.andisw.com/MISC/TMP/wafer/kodak_kaf39000_image_sensor.jpg

Một wafer chứa các sensor vừa mới thực hiện xong, từng sensor sẽ được cắt rời ra và "đóng gói" thành IC như phía trên
http://tican.andisw.com/MISC/TMP/wafer/new_kodak_sensors_improve_low_light_photos-1.jpg

Một wafer chứa các CPU Intel vừa mới thực hiện xong
http://tican.andisw.com/MISC/TMP/wafer/intel-cpu-wafer-d001.jpg

Bác cứ thấy hình dáng như nhau là bảo giống nhau, mệt thật :D
Cái mình nói là tính chất của từng điểm ảnh, bác thử nói tính chất hoạt động của từng điểm ảnh kìa xem có giống nhau không :D, còn việc nó được cấy lên đâu là do mục đích sử dụng mà người ta làm.
Bác astropos nhận séc không sai đâu, bác pm hỏi bác ý biết đâu bác ấy nói cho hiểu, không cần đào bới google đâu, thứ này muốn hiểu tường tận cách thức hoạt động thì không phải trình độ đại học là hiểu được đâu.

kazai
02-07-2012, 11:30 AM
đọc từ đầu buổi đến h cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết. Theo mình biết để có được một bức ảnh đẹp cũng như cái video đẹp không phải chí có cái sensor quyết định mà còn nhiều bộ phận khác quyết định, do đó nếu quay phim nhiều đi nữa thì khi chụp ảnh, ảnh có xuống chất không thì phải xét đến những phụ kiện đi kèm theo tuổi thọ của nó thế nào đã. Nếu tuổi thọ của các thứ đó là không đổi thì hãy tính đến cái sensor.
Các bác chém nhẹ tay giùm =))

dang.duong
03-07-2012, 02:01 PM
- Đúng là diễn đàn là nơi để mọi người tranh luận nên vấn đề người này ko đồng ý với người kia là bình thường thôi, ko có gì lạ cả.
- Về vấn đề chuyên môn thì em ko đủ trình để nói với các bác vì chưa tới trình độ ĐH nên em ko bàn nhiều.
- Cái quan trọng ở đây là ko ít người đam mê chụp hình, nhưng thật sự hiểu về cái máy ảnh mình đang cầm và nguyên lý hoạt động của từng bộ phận và cấu tạo của từng bộ phận ra sao thì ko phải ai cũng biết.
- Cái mà nhiều người và topic này đọc là tìm hiểu xem liệu cái sensor có thật sự bị hư khi quay phim nhiều ko? Nếu có thì hãy chứng minh cho mọi người cùng thấy (mắt thấy tay sờ thì hãy nói, đừng có lôi Google thần chưởng vào). Vì nếu ko chứng minh rõ ràng thì bất cứ lập luận nào của các bác cũng ko chính xác vì tất cả những điều đó Nhà sản xuất máy ảnh đã nghĩ tới rồi và người ta chưa nhận đc bất kì lời phản đối nào từ khách hàng sử dụng máy DSLR có chức năng quay phim bị hư sensor do quay phim quá lâu cả.
- Ko phải lúc nào bất cứ 1 ai đi mua máy 2nd cũng có các chuyên viên, kĩ sư,... về công nghệ hay cơ khí đi theo để kiểm tra xem sensor máy như thế nào hết. Nên lời khuyên tốt nhất cho những người đang tham gia topic này là hãy cho rất rất nhiều người hạn chế kiến thức khác biết đc cách nào để nhận biết máy đã quay phim nhiều mà né thôi chứ bây giờ các bác có cãi nhau ầm lên thì nhà nhà vẫn xài, người người vẫn bán các máy đã dùng quay phim đến chán chê ra mà bán với giá rất thơm mà thật sự về vấn đề hư sensor thì có trời mới biết nó hư khi nào.
PS : Em tuổi trẻ, nông nổi, suy nghĩ nông cạn gì thì các bác cứ ném đá thoải mái, em sẽ lụm về mà học hỏi chứ ko cay cú đâu. Thân!

yarkken
03-07-2012, 02:30 PM
Nếu cái sensor nó k hư mà cái khác hư dẫn đến k dùng đc sensor thì cũng như vậy thôi ... cũng như các bác xài máy tính CPU nó k hư nhưng chết mainboard trước là chuyện thường :)

Iruna
10-07-2012, 11:25 PM
Nếu cái sensor nó k hư mà cái khác hư dẫn đến k dùng đc sensor thì cũng như vậy thôi ... cũng như các bác xài máy tính CPU nó k hư nhưng chết mainboard trước là chuyện thường :)

>.< Luôn luôn là main chết trước, e đang định lấy 1 em 5DM2 và cũng đang rất đau đầu đây vì thật sự hiện giờ nhiều em cỡ 10 or 15k rất mới giá khá mềm tiết kiệm đc ~7tr chứ ko ít.

dcn488
26-09-2012, 12:27 PM
Số là em định lên đời 5D II. Em không có tiền mua mới, chỉ mua được hàng 2nd , nhưng lên đây em đọc hết 8 trang thì không thấy các cao nhân nào nói cách nhận biết em nào đã quay nhiều em nào quay ít như cách nhận biết số shot ấy ah. Có ai biết bày hộ em cách với. Thanks cả nhà nhiều ah.

haihard
18-10-2012, 11:30 AM
Hôm nay đẹp trời lại rảnh hơi em đọc bài này do vô tình nên thấy tranh luận có chiều hướng gay gắt nên em cũng mạn phép xin vài cái gạch đầu dòng.
- Thông thường anh em mình ra đi ở tuổi già ít lắm, trung bình bác nào sinh hoạt vô tổ chức lắm lắm thì cũng ngoài 50 còn lại đa số toạch là do tai nạn giao thông, điện giật, sụt hầm, ngã nước ... thượng mã phong thì mới ra đi bất thường. DSLR cũng vậy thôi. Để sử dụng nó bình thường thì còn khướt nó mới hỏng nếu ko rơi vỡ.
- Để chế tạo ra một chú DSLR chắc chắn ko phải mấy bác đại học được đào tạo tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Độc lập - Tự do và Hạnh phúc. Một chú DSLR phải được một hệ thống các kỹ sư trình độ cao nghiên cứu, phát triển với những hệ thống giám sát kiểm tra cao cấp ứng dụng những công nghệ tiên tiến để sản xuất ra, hơn nữa các sản phẩm đều mang tính kế thừa. Cho nên theo em là chúng ta chẳng biết quái gì về nó cả mà bàn bạc.
- Vậy với tiêu chí độc lập - tự lo - hạnh phúc thì các hiếp ảnh gia nhà mình hãy đi chụp những bức hình đẹp để đi phân tích mổ xẻ xem em mẫu nào xinh, em nào bikini đẹp hay em nào chụp ăn ảnh. Thế có phải chuẩn hơn ko?
- Chưa thấy thằng khoai Tây nào lo hỏng đồ cả vì chưa kịp hỏng đã nằm ngoài bãi rồi sau đó lại được đi máy bay về Việt Nam xong ngồi chễm chệ trên Topic này để các bác đại học ngồi chém bét nhè. Nước bọt văng tung tóe có khi hỏng ấy chứ.
Thân!

orionviva
14-12-2012, 12:24 PM
Hôm nay bỏ ra gần 1h ngồi đọc lại từ đầu đến cuối cái topic này, và e thấy có 2 vấn đề sau :
- Thái độ reply, 2 bác TiCan_2009 và mitaco liên tục đưa ra những luận điểm rất thuyết phục, chưa biết đúng sai nhưng từ đầu đến lúc xuất hiện bác astropos thì 2 bác trên không hề lên tiếng chê bai hay giáo dục ai cả. Còn bác 123kts thì ban đầu còn dùng lí lẽ đến sau thì chỉ toàn chực chờ vào mỉa mai người khác thôi. Và tệ nhất là astropos, chả biết là bác học hàm học vị ra sao nhưng mới vô đã lên lớp thế này thế nọ, rồi còn bảo người ta về đọc sách lại... Rất ghét kiểu này, nếu là dân xịn thì quăng ra tựa vài cuốn sách để người khác đọc và hiểu như bác hiểu luôn đi, không thì cũng cho vài cái link để kiểm chứng. Đằng này cứ liên tục chê bai trình độ người khác...
- còn về chuyện sensor thì hoàn toàn đồng ý với 2 bác tican_2009 và mitaca. Sensor rất khó hỏng, trừ khi tác động vật lý mạnh đến nó mà thôi, còn chuyện giảm chất lượng thì có thể vì lớp filter, các linh kiện xung quanh...có thể giảm bị tuổi thọ hoặc tệ hơn là hư hại. Nhưng đổ thừa cho sensor thì tội cho nó quá.
- cá nhân em đang dùng 600D và fw ML để quay, tính đến giờ thì khoảng 50h quay phim. và máy bị bệnh là chụp buổi tối với flash cóc thì bị mắt đỏ nặng. Do không để ý nên không có hình để kiểm chứng trước quay và sau quay. Bệnh này có thể đến từ 3 nguyên nhân : do quay phim nhiều, do fw mod, hoặc do flash cóc yếu.

polime169
15-12-2012, 12:15 AM
cứ hạn chế quay phim là tốt nhất :) ngắm và bắn :D

Akiha
15-12-2012, 03:47 AM
Cuối cùng là sao hả mấy bác ? :chris:

thanhhop.art
12-01-2013, 02:10 AM
Cuối cùng tóm lại là. Khi mà các bác quay video cho cái sensor máy của các bác hư thì số tiền các các nhận được từ quay phim cũng đủ để kiếm mấy cái máy 5dm ii rồi

gaulazy88
17-01-2013, 03:14 PM
hãy để máy ảnh làm đúng việc của nó : ngắm và bắn :))

quangnghiem
24-04-2013, 01:29 AM
có 1 điều thắc mắc là nếu quay phim sẽ nhanh hỏng, chất lượng hình ảnh giảm thì 1 ông lớn về công nghệ như SONY muốn mất uy tín thương hiệu hay sao khi cho ra cái dòng " gương mờ " để bà con xài 1, 2 năm dục hết hay sao? và nếu vậy cả cái "hội đồng về ngành ảnh" rất " ko suy nghĩ" khi trao giải thưởng sáng tạo cho cái " gương mờ " của SONY năm 2011
Nếu mau hư hỏng thì các nhà sản xuất không "chém nhau" về quay phim trong máy ảnh là mau hư, chất ảnh giảm để "dìm hàng" thằng kia mà lại đua theo nhau nào là quay HD rồi Full HD
Đôi điều suy luận vui thôi, chứ em không có tranh luận với ACE

khanhquagioi
25-04-2013, 01:30 AM
^
mấy thằng sản xuất máy ảnh nó khôn lắm bạn, nó cho những tính năng đó vào để giảm độ bền sản phẩm, khiến người tiêu dùng phải bỏ tiền ra để nâng cấp cho kịp thời đại chứ ko tốt đẹp gì đâu

net86
25-04-2013, 01:58 PM
^
mấy thằng sản xuất máy ảnh nó khôn lắm bạn, nó cho những tính năng đó vào để giảm độ bền sản phẩm, khiến người tiêu dùng phải bỏ tiền ra để nâng cấp cho kịp thời đại chứ ko tốt đẹp gì đâu

- Ok, tóm lại thì của bền tại người thôi Bác ạ. Dùng với thời lượng dài thì tuổi thọ nó tất có giảm, nếu khg là sensor thì cũng phải đâu đó trong máy.
- Ngay như cái máy chuyên quay Video, thì nó cũng có tuổi thọ nhất định mà...

ntanhvn01
04-05-2013, 08:15 AM
Em cũng có băn khoăn như các bác ở trên nên vào lót dép ngồi hóng chuyện đọc hết 9 trang.
Trước đây em cũng từng tranh luận với ông bạn; hắn nói film 24h/s (ờ cái này em cũng biết từ thời vtv3 nó phổ cập chương trình cùng tên) nên một giây quay film ~ chụp 24 shot. Hắn nói là quay bao nhiêu quy ra màn chập. Quả thật em cũng ậm ừ cho xong. Vì em nghĩ cái đó không kiểm tra được do khi quay film màn trập không hoạt động. Nên phát sinh câu hỏi:

- Máy đã dùng quay film có kiểm tra được không?

Còn em "tóm đại" lại như thế này:

Thứ 1: Mình chưa biết chính xác độ bền cái sensor. Em ngồi search tiếng tây thì cũng ít nghe nói mặc dù khoản này dốt toàn phải tra từ và nhờ cụ google dịch phụ (em nói em nhá).

Thứ 2: Cái giới hạn 30p (chính xác 29p 59 giây) thì có 2 vấn đề 1) Là do định dạng FAT 32 như cụ gì đã nói ở trên. 2) Là do nó dùng để phân biệt với máy quay film để tránh thuế cao.
Vì em ngu tiếng tây nên lấy link tiếng Việt vậy: http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/gioi-han-quay-video-tren-may-anh-co-the-cham-dut-1500049.html

Do đó có thể nói quay film bị ngừng do nóng (có con cảm biến nhiệt độ), do thẻ nhớ ghi không kịp treo thôi. Nó có cảm biến nóng quá tự ngắt coi như là bảo vệ máy rồi.

Còn chuyện hại hay không chưa thấy bọn tây kêu gì cả vì nếu có bọn nó không để yên đâu.

Máy sản xuất ra không phải 100 cái thì 100 cái tốt hết, nên nhiều khi vài con chưa thật sự tốt thôi nên người dùng dính phải mới bán (ngu ý của em)

Mong các cụ chém nhẹ tay. =.='

thodung
02-03-2014, 11:21 AM
Hôm nay bỏ ra gần 1h ngồi đọc lại từ đầu đến cuối cái topic này, và e thấy có 2 vấn đề sau :
- Thái độ reply, 2 bác TiCan_2009 và mitaco liên tục đưa ra những luận điểm rất thuyết phục, chưa biết đúng sai nhưng từ đầu đến lúc xuất hiện bác astropos thì 2 bác trên không hề lên tiếng chê bai hay giáo dục ai cả. Còn bác 123kts thì ban đầu còn dùng lí lẽ đến sau thì chỉ toàn chực chờ vào mỉa mai người khác thôi. Và tệ nhất là astropos, chả biết là bác học hàm học vị ra sao nhưng mới vô đã lên lớp thế này thế nọ, rồi còn bảo người ta về đọc sách lại... Rất ghét kiểu này, nếu là dân xịn thì quăng ra tựa vài cuốn sách để người khác đọc và hiểu như bác hiểu luôn đi, không thì cũng cho vài cái link để kiểm chứng. Đằng này cứ liên tục chê bai trình độ người khác...
- còn về chuyện sensor thì hoàn toàn đồng ý với 2 bác tican_2009 và mitaca. Sensor rất khó hỏng, trừ khi tác động vật lý mạnh đến nó mà thôi, còn chuyện giảm chất lượng thì có thể vì lớp filter, các linh kiện xung quanh...có thể giảm bị tuổi thọ hoặc tệ hơn là hư hại. Nhưng đổ thừa cho sensor thì tội cho nó quá.
- cá nhân em đang dùng 600D và fw ML để quay, tính đến giờ thì khoảng 50h quay phim. và máy bị bệnh là chụp buổi tối với flash cóc thì bị mắt đỏ nặng. Do không để ý nên không có hình để kiểm chứng trước quay và sau quay. Bệnh này có thể đến từ 3 nguyên nhân : do quay phim nhiều, do fw mod, hoặc do flash cóc yếu.

Bác xài flash có mắt đỏ là bình thường bác ạ, vi flash cóc thấp, gần trục ống kính, bác gắn flash rời sẽ hết. Em xài flash rời thì vài chục ngàn shot mới bị một shot. Các máy P&S chụp hay bị mắt đỏ nên trong menu của nó luôn có mục khử mắt đỏ.

soonwi
27-08-2015, 05:00 PM
Em chả biết là nó có hỏng hay không nhưng em nghĩ là sensor cũng như mắt người. Mà mắt người từ nãy giờ đọc hết 4 trang đã nhòe như Lens 50 1.8 xóa phông rồi :v

† Gatsby
03-09-2015, 11:28 AM
em thì cưng máy ảnh quá nên chả dám phơi đêm hay quay gì luôn :((

nktoan0317080
12-05-2018, 04:38 PM
Mình đào mộ tí. nếu như quay nhiều mau hư sensor thì mấy con mirrorless, mỗi lần bật máy là nó phơi sáng sensor. Có khi còn mau die hơn DSLR quay nữa