PDA

View Full Version : Histogram - Tiện ích "vàng" thường bị bỏ quên



CYON
10-07-2007, 05:11 PM
Chẳng phải Nikonians nhưng vẫn vào nikonians.org xem. Thấy cái này hay nên dịch tóm lược chia sẻ với mọi người.

So với máy phim thông thường, máy ảnh kỹ thuật số có thêm một tiện ích rất hữu hiệu giúp điều chỉnh ánh sáng tốt hơn. Đó là biểu đồ - Histogram. (Đây là một công cụ tốt mà rất nhiều người chụp ảnh, nhất là những kẻ nghiệp dư như tôi :) , không sử dụng đến).

Việc sử dụng histogram trên LCD sẽ đảm độ phơi sáng (exposure) cho những tấm hình của bạn tốt hơn. Có nhiều tài liệu về histogram, nhưng với một số kiến thức cơ bản ở đây, bạn cũng có khả năng kiểm soát được độ phơi sáng cho những tấm ảnh của mình.

1. Dải sáng (LIGHT RANGE)
Sensor của máy ảnh số chỉ ghi lại được một “dải sáng” nhất định. Cũng như phim, chỉ ghi được một “dải sáng” với vài f/stops. Dải sáng cho phim âm bản khoảng 5 or 6 stops. Hiện nay, sensor cũng có khả năng ghi được 5 stops.

Một số ý kiến cho rằng, dải sáng của sensor hơi thấp hơn phim âm bản, nhưng công nghệ mới đã cho phép sensor ngày càng mở rộng dải sáng cho máy ảnh số.

Thực tế nhiều trường hợp ảnh chụp yêu cầu phải có dải sáng lên đến 12 stops mới đảm bảo nét, và như vậy không thể có tấm hình rõ nét với máy ảnh phim hay kỹ thuật số.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram1.jpg

Biểu đồ chia dải sáng thành 225 bước (0 = Đen hoàn toàn, 255 = trắng hoàn toàn) Khoảng ở giữa thể hiện các màu như xám, nâu nhạt, xanh.
Biểu đồ có dạng ngọn hoặc có nhiều ngọn. Một vài trường hợp có thể ngọn tròn, hoặc bằng. Bên trái biểu đồ thể hiện màu đen tối đa mà sensor ghi lại, và bên phải là màu trắng tối đa. Ảnh càng nhiều Màu sắc chủ đạo thì càng nhiều ngọn. Vì bạn không thể kiểm soát được số lượng màu sắc trong hình nên số lượng ngọn của biểu đồ không quan trọng lắm. Bạn chỉ nên quan tâm bên trái hay bên phải của biểu đồ vì nó thể hiện Sáng – Tối (Dark vs Light) và bạn có thể kiểm soát được điều này.

Về cơ bản, vấn đề bạn nên quan tâm là: nếu ảnh thiếu sáng thì biểu đồ “tràn” về bên trái; ngược lại, nếu ảnh dư sáng, biểu đồ “tràn” về bên phải.

Hình 2, về ánh sáng là tốt. Biểu đồ cho thấy ảnh không thừa/thiếu sáng. Bạn chỉ cần chỉnh rất ít, hoặc không cần chỉnh gì cả trước khi in. “Dải sáng” của hình trên cũng chỉ khoảng 4-5 stops.

Biên trái và phải của biểu đồ rất thấp/ hoặc bằng 0, cho thấy chi tiết trong vùng sáng và tối của ảnh đều rõ. Ảnh ghi lại tất cả những chi tiết trong dải sáng. Biểu đồ là một ngọn, hẹp thể hiện mức độ hẹp của “dải sáng” của cảnh trong hình.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram2.jpg

Hình 2 có tone màu chuyển nhẹ nhàng và thể hiện ở đường dốc đều của biểu đồ. Tuy nhiên, biểu đồ thường ít có dạng này vì hầu hết hình chụp có nhiều màu sắc hơn. Mỗi một màu sẽ có một ngọn trong biểu đồ. Hình có màu nào nhiều thì ngọn biểu đồ của màu đó cao và ngược lại màu nào ít thì ngọn thấp.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram3.jpg

Trong hình 3, một ví dụ cho thấy “dải sáng” của cảnh chụp rộng hơn “dải sáng” mà sensor có thể ghi được.

Phần bên dưới của ảnh bị thiếu sáng, trong khi đó ánh sáng tốt ở phần trên. Nếu “Mây” không phải là chủ đề chính thì bức ảnh này không đạt yêu cầu. Nhìn vào biểu đồ, bạn sẽ thấy biên bên trái rất cao. Không có sự chuyển ánh sáng đều giữa các vùng nên biểu đồ thể hiện ở hình dạng “ngọn – thung lũng – ngọn”. Biểu đồ này khá phức tạp so với hình 1, nhưng bạn chỉ cần để ý bên trái, biểu đồ rất cao cho thấy hình quá thiếu sáng. Vấn đề này có thể giải quyết bằng filter ND (neutral density filter), làm giảm độ sáng của những phần có độ sáng cao. Bên phải của biểu đồ cũng có một ngọn hẹp, đó là do phần sáng giữa các đám mây chỗ tia sáng xuyên qua, quá sáng và vượt quá dải sáng của sensor.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram4.jpg

Nếu chỉnh sáng cho phần bên dưới của hình 4, có thể rõ nét hơn nhưng phần bên trên sẽ dư sáng. Biểu đồ tràn về bên phải, hình những đám mây và khoảng trời giữa các đám mây quá sáng (ngôn ngữ đời thường gọi là “cháy”)

Hình 4 cũng không có nhiều phần có ánh sáng trung bình (mid-range values), thể hiện trong biểu đồ là “thung lũng” giữa hai “ngọn núi”, và ở giữa biểu đồ.
Nếu biểu đồ có nhiều ngọn, cũng không sao! Vấn đề là bạn phải làm sao biểu đồ không cao ở biên bên trái và bên phải của khung biểu đồ. Nói cách khác, bạn phải làm sao để dồn biểu đồ vào giữa khung biểu đồ, như vậy ảnh của bạn sẽ có ánh sáng tốt. Nếu bạn không làm được điều này, bạn phải chọn lấy hoặc là phần sáng, hoặc là phần tối của ảnh để điều chỉnh độ phơi sáng.

Trong khi điều chỉnh sáng, bạn cũng linh động tuỳ theo tấm ảnh bạn chụp. Nếu trong tấm ảnh bạn chụp, phần tối là bóng của chủ thể thì bạn có thể “hy sinh” để lấy sáng đúng cho phần sáng của tấm ảnh.

Đây là một điểm mạnh của máy kỹ thuật số. Ngay sau khi chụp bạn có thể thấy được ngay là việc chỉnh sáng đã tốt hay chưa. Bạn có thể điều chỉnh ngay, hoặc thêm filter để có tấm ảnh rõ nét hơn.

2. Xử lý bằng COMPUTER

Ảnh 5 có dải sáng rộng hơn so với sensor, và chỉnh ánh tốt nhất chỉ cho ảnh như trong hình.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram5.jpg

Trên biểu đồ, phía bên trái của khung biểu đồ rất cao. Một số vùng tối trong ảnh không được sensor ghi lại, mặc dù ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mặc dù bạn chỉnh sáng ở vị trí tốt nhất, bạn vẫn không có được ảnh nét hoàn toàn, lúc này bạn phải điều chỉnh lại trên máy tính.

Thường thì máy ảnh được cài chương trình lấy sáng theo một chiều khi “dải sáng” của cảnh rộng hơn “dải sáng” mà sensor ghi được. Nếu máy lấy sáng cho vùng sáng, thì vùng tối mất nét, hoặc ngược lại. Nói chung, bạn chỉ lấy sáng được vùng này và “hy sinh” vùng kia.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram6.jpg

Hình 6 sau khi xử lý bằng PS trên máy tính. Xem biểu đồ, bạn có thể thấy ngọn phía cận tối đã được loại bỏ, phần sáng trung bình (mid-range) không bị ảnh hưởng nhiều, và biểu đồ tràn thêm qua bên phải. Ví dụ này minh hoạ biểu đồ và không đề cập sâu hơn về cách xử lý trên PS vì đây là một công việc khác phức tạp. Tuy nhiên, bạn cũng qua đó để thấy tác dụng và sự cần thiết của máy tính trong việc xử lý ảnh kỹ thuật số.

Biểu đồ của hình 6 vẫn cao về hướng tối, tuy nhiên phần mái của ngôi nhà đã bắt đầu “cháy”. Bạn không thể điều chỉnh hơn được nữa. Đôi khi, trong một tấm ảnh, chi tiết bị “cháy” do dư sáng hoặc thiếu sáng không đáng kể thì vẫn không ảnh hưởng đến cả tấm ảnh.

Tấm hình sau khi xử lý nét hơn là nhờ việc giảm giá trị sáng trung bình (mid-range value) xuống, khi đó các giá trị sáng (light value) của vùng quá tối/vùng quá sáng có xu hướng chuyển vào giữa biểu đồ. Như vậy, tấm hình của bạn sẽ có nét tốt hơn. Tuy nhiên, việc giảm giá trị sáng trung bình không hiệu quả lắm nếu biểu đồ tràn ra ngoài ở hai biên trái/phải của khung biểu đồ.
Thực tế là khi bạn giảm giá trị sáng trung bình, hình ảnh của máy ảnh kỹ thuật số sẽ gần với hình ảnh mà bạn nhìn bằng mắt thường hơn.

Phải bàn thêm về RAW. Ảnh định dạng RAW là một lợi thế của máy ảnh kỹ thuật số so với máy phim mà ít người nhận thấy. Với định dạng RAW, máy ảnh ghi ảnh với các dải sáng khác nhau (bracketed range of light) trong file hình duy nhất. Giống như bạn chụp 3 tấm slides, 1 với mức độ phơi sáng do điều chỉnh, 1 với độ phơi sáng thấp hơn 1 stop, và 1 với độ phơi sáng cao hơn 1 stop. Sử dụng PS hay chương trình chuyển file định dạng RAW, bạn có thể có biểu đồ ở phần giữa của khung biểu đồ để có hình nét, và tránh hiện tượng “cháy” dư sáng/thiếu sáng.

Đơn giản là nếu bạn dùng sensor ghi được “dải sáng” 5 stops, thì với ảnh định dạng RAW thì ảnh của bạn được ghi với “dải sáng” lên tới 7 stops. Định dạng RAW giữ lại đầy đủ thông tin cho phép xử lý ảnh tốt hơn là lý do ngày càng nhiều người thôi dùng JPEG (được cho là định dạng “mất nhiều thông tin”) và TIFF (định dạng này cũng không giữ được đầy đủ thông tin như RAW) và chuyển sang RAW (một phần cũng do máy ảnh bây giờ tốc độ xử lý tốt hơn và thẻ nhớ dung lượng cao rẻ hơn – Ý kiến của CYON).


3.Kết luận
Sau khi chụp, nên xem lại biểu đồ. Có thể điều chỉnh +/- EV để có được biểu đồ vào giữa khung. Dùng biểu đồ, bạn cũng có thể điều chỉnh tones của ảnh sao cho giống “nước màu” của loại phim mà bạn thích. Một số máy còn chia biểu đồ sáng thành 3 biểu đồ của 3 kênh RGB (red-green-blue)

Tóm lại, biểu đồ là công cụ để bạn kiểm tra ngay việc chỉnh sáng của hình chụp có tốt không. Nếu tràn về bên trái, hình quá tối; ngược lại nếu tràn về bên phải, hình dư sáng.

Hãy tìm hiểu biểu đồ và chỉnh sáng tốt cho những tấm ảnh của bạn.

:band:

trendinhphulinh
10-07-2007, 05:36 PM
Bài này rất bổ ích,là điều mag rất nhiều người chưa biết.

manhquangmq
10-07-2007, 05:42 PM
cái này công nhận là ít khi chịu dùng thật,em chỉ dùng khi nào contrast quá cao nhìn màn hình không rõ thôi,nhân tiên nói đến cái này thì bác nào giải thích luôn cái biểu đồ RGB cho em cái,chả biết dùng nó như thế nào cả

aibolit
11-07-2007, 12:03 AM
Bạn có thể dẫn chứng ở đâu về việc raw files sẽ ghi được 7 stop trong khi jpeg chỉ ghi đươc 5 stop ko.
Theo tôi hiểu thì quá trình chuyển raw sang jpeg là quá trình chỉnh white balance, contrast, saturation, bright ...
việc giữ được dynamic range phụ thuộc vào loại và kỹ thuật của sensor mà trên máy film đó là dạng film

Xman
11-07-2007, 12:52 AM
Bạn có thể dẫn chứng ở đâu về việc raw files sẽ ghi được 7 stop trong khi jpeg chỉ ghi đươc 5 stop ko.
Theo tôi hiểu thì quá trình chuyển raw sang jpeg là quá trình chỉnh white balance, contrast, saturation, bright ...
việc giữ được dynamic range phụ thuộc vào loại và kỹ thuật của sensor mà trên máy film đó là dạng film
Bác aibolit
Dynamic range thu được đúng là do kĩ thuật của sensor, file raw do có tới 12 bits =4093 giá trị cho một kênh nên có thể giữ lại hết thông tin, nhưng khi chuyển qua file Jpeg thì chỉ còn 8bits=256 nên dải dynamic bị thu ngắn lại.
Thân

trantin84
11-07-2007, 11:59 PM
Có phải RGB Histogram sẽ tách 1 điểm ảnh ra 3 kênh màu cơ bản. Trong một kênh, cực đại biểu đồ dịch về bên trái (giá trị thấp) thì mày đó càng nhạt, và ngược lại. Cái này có lợi vì nhìn được riêng rẽ từng kênh, nhưng lại không thấy cái tổng thể - cái mày Grayscale Hist. cung cấp.

Theo em là thế, các bác chỉnh sửa, bổ sung thêm ạ.

vdthang1
04-09-2007, 12:36 AM
Uh nhìn historgram thì có thể biết mình chụp thừa hay thiếu sáng. Không biết là chỉnh histogram trên photoshop như thế nào, bác nào có thể chỉ giáo ko ạ?

bhavantu
04-09-2007, 01:33 AM
Có một chú ý nhỏ là histogram trên máy ảnh hiện thị thông tin từ file jpeg. Trong thực tế nhiều khi histogram báo cháy sáng nhưng nếu chụp Raw bạn vẫn có thể cứu được.

Bác Xman thân mến, 12 bit trên 1 kênh ko thể hiện là nó có DN rộng hơn 8 bit được. Vd trong cùng dải DN là 5 stops thì file 12 bit sẽ biểu diễn 5 stop này bằng 4096 giá trị còn file 8 bít chỉ biểu diễn được bằng 256 giá trị. Thế nên số bit càng nhiều thì tông ảnh sẽ mịn màng hơn chứ ko đảm bảo ảnh sẽ có DN cao hơn.

longvui
30-10-2007, 02:12 AM
Thách mắc,phân vân mãi vì không hiểu gì về histogram,nay qua bài này của bạn Cyon,tôi đã hiểu ra nhiều.Rất cảm ơn,giúp tôi mở mang thêm kiến thức

psthanh
11-04-2008, 10:25 PM
cám ơn bài viết của bác nhiều

dottre
12-04-2008, 08:30 AM
Cám ơn bài viết bổ ích của bạn:goodluck:

casonic
12-04-2008, 04:20 PM
Các bác giải thích về "saturation" nữa đi!

Lem
25-04-2008, 04:54 PM
Bài viết rất bổ ích, TFS!

mimhnhut
26-04-2008, 08:29 AM
Quả thật là từ trước tới giờ mình không chú ý tới cái này. Thanks.

gio_va_cat
01-05-2008, 12:12 AM
Mấy lần cứ thấy cái này mà không hiểu dùng để làm gì; giờ thì đã biết :).
Cảm ơn nhiều ^^

binhbuom252
07-05-2008, 04:51 PM
bài viết bổ ích lắm bác,rất cần cho những newbie

Gatrong_choai
29-05-2008, 11:04 PM
Hay qua', vỗ tay nhiệt liệt:25:

Hoang Dung 08
30-05-2008, 04:18 AM
Cảm ơn bác CYON. Hôm nay được học thêm một điều bổ ích nữa!

nguyencn
08-07-2008, 01:05 AM
E đọc thấy hay quá, lôi nó lên lại cho những member mới.

tan sanh
08-07-2008, 07:53 AM
Mình đã đọc lâu rồi, nhưng lại quên khen bác chủ topic, đúng là "tiện ích vàng bị bỏ quên". Cảm ơn bác.

tan sanh
08-07-2008, 07:54 AM
Mình đã đọc lâu rồi, nhưng lại quên khen bác chủ topic, đúng là "tiện ích vàng bị bỏ quên". Cảm ơn bác CYON.

trantrakhuc
09-07-2008, 11:24 AM
Rất cảm ơn về bàn viết Histogram
TTK

nguyencn
19-07-2008, 09:04 AM
Cái biểu đồ histogram thì em hiểu rồi, hôm bữa dự Workshop ở bình qưới A Nhiệm cũng có nói, khi chụp phải kiểm tra histogram, nếu dồn nhiều qua trái, hay qua phải thì phải chụp lại. Trong phần kỹ thuật chân dung anh Hafoto cũng nhắc kiểm tra cái này để chỉnh đèn studio.

Nhưng em còn thắc mắc một điều mà đưa thấy nói đến đó là độ cao của cái biểu đồ biểu hiện cho cái gì? Cái biểu đồ này 2 chiều, trục hoành thì là độ sáng tối, bên trái là tối sáng dần về bên phải. Vậy còn trục tung. Tại em thấy có cái biểu đồ ngọn cao lắm, có cái thì không. Vậy ảnh hưởng như thế nào đến ảnh?

fantasy
19-07-2008, 09:34 AM
Cái biểu đồ histogram thì em hiểu rồi, hôm bữa dự Workshop ở bình qưới A Nhiệm cũng có nói, khi chụp phải kiểm tra histogram, nếu dồn nhiều qua trái, hay qua phải thì phải chụp lại. Trong phần kỹ thuật chân dung anh Hafoto cũng nhắc kiểm tra cái này để chỉnh đèn studio.

Nhưng em còn thắc mắc một điều mà đưa thấy nói đến đó là độ cao của cái biểu đồ biểu hiện cho cái gì? Cái biểu đồ này 2 chiều, trục hoành thì là độ sáng tối, bên trái là tối sáng dần về bên phải. Vậy còn trục tung. Tại em thấy có cái biểu đồ ngọn cao lắm, có cái thì không. Vậy ảnh hưởng như thế nào đến ảnh?
Chiều cao biểu đồ thể hiện độ lớn của vùng sáng đó trên hình, ví dụ phần shadow cao vút thì trên hình mảng shadow sẽ lớn, tương tự cho những vùng khác.

nguyencn
19-07-2008, 01:20 PM
Thanks fantasy, hẹn sáng mai gặp ở nhà thờ đức bà.

777
19-07-2008, 10:14 PM
Bây giờ thì em đã hiểu, cám ơn bác nhiều.:25:

quocdat
20-07-2008, 09:56 PM
Bác fantasy đã giải thích rất dễ hiểu về độ cao của Histogram.
Tôi mạo muội tham gia giải thích thêm một tí về Histogram, theo ccánh hiểu của mình, như sau:
+ Trục hoành: thể hiện độ chói (luminance) hay độ sáng tối, thường được chia làm 256 mức rời rạc; mức thấp nhất là 0 thể hiện "tối đen", mức cao nhất là 255 thể hiện "sáng trắng"; các mức từ 1 đến 254 thể hiện các độ xám từ đậm đến nhạt dần về trắng. Vì vậy, trục hoành này còn được gọi là thang xám (grayscale), với 256 mức xám khác nhau, trải từ đen đến trắng.
+ Trục tung: thể hiện 'xác suất xuất hiện của các pixel' trong ảnh tương ứng với từng mức xám hay nói đơn giản hơn là thể hiện 'số lượng các pixel" trong ảnh tương ứng với từng mức xám. Thí dụ như nếu số lượng pixel có mức xám 0 trong ảnh nhiều gấp đôi mức xám 255, thì độ cao của Histogram ở vị trí 0 sẽ cao gấp đôi độ cao ở vị trí 255.
+ Histogram, vì vậy, chính là đồ thị biểu diễn xác suất xuất hiện (hay số lượng) các pixel tương ứng với các mức xám khác nhau. Khái niệm về Histogram đối với các kênh R, G, B cũng tương tự (mỗi pixel ảnh màu có 3 giá trị R, G, B). Đối với ảnh 24 bit, R hoặc G hoặc B đều có thể nhận 1 trong 256 giá trị khác nhau (từ 0 đến 255).

Black_Or_White
28-07-2008, 11:52 AM
May quá đang lơ tơ mơ về cái vụ Histogram này thì thấy được bài viết này của bác, cảm ơn bác nhiều

trungvoi
29-07-2008, 05:15 PM
Bài viết rất bổ ích, cảm ơn bác đã chia sẻ.

Abluenote
29-07-2008, 07:34 PM
Thanks bác mở topic và cả các bác đã bổ xung để anh em hiểu cặn kẽ hơn!

Giahuyfoto
02-08-2008, 10:59 PM
Topic này thật hữu ích, rất cám ơn các bác!:goodluck:

thjm
03-08-2008, 12:55 AM
cảm ơn bác nhìu !
;)
nhìu khi nhìn trên LCD thấy dủ sáng , bỏ vô máy tối thui ...
cái này hiệu wả hơn nhìu

vivuR
16-08-2008, 08:45 AM
Bài viết hay và hữu ích. Cám ơn bác rất nhiều.

vvmmm
10-09-2008, 10:17 PM
bài viết mà bác cyon giới thiệu+biên dịch hay quá.
Cám ơn bác.

Airblade14
10-09-2008, 10:47 PM
Thách mắc,phân vân mãi vì không hiểu gì về histogram,nay qua bài này của bạn Cyon,tôi đã hiểu ra nhiều.Rất cảm ơn,giúp tôi mở mang thêm kiến thức

vit xanh
22-10-2008, 04:26 PM
những bài như thế này thật hữu ích cho cho những ai mới bước vào lãnh vực ảnh KTS, đọc xong mới hiểu histogram là gì, nhiều khi xem lại hình mình chụp cứ thấy nó hiện lên cái biểu đồ mà chả biết mô tê gì. Cảm ơn bác chủ topic

luantruong87
08-11-2008, 12:18 AM
wow , hấp dẫn thật , mình chỉnh sửa bằng photoshop hoài mà có hiểu mô tê gì về cái này đâu

TranHung
08-11-2008, 01:40 PM
Bài viết rất bổ ích, đúng là '' tiện ích vàng bị bỏ quên ''. Cảm ơn bác nhìu nhìu!

pop
08-11-2008, 07:17 PM
Trước khi có bài viết của bác tôi cứ luôn tự hỏi "biểu đồ này là cái gì vậy cà " .Giờ thì vỡ ra rồi .Cảm ơn bác nhiều

lamky77
26-11-2008, 10:29 PM
hix giờ thì sáng con mắt rồi hehe. đơn giản = tuyệt cú mèo
cám ơn anh chủ topic nhiều nhé

giacay
09-12-2008, 04:47 PM
các pác cho hỏi, nếu histogram ko nghiêng về bên nào mà nó có nhiều ngọn cao thì có nghĩa gì không? Như thế có được coi là bức ảnh đẹp ko?

CYON
10-12-2008, 09:33 AM
Hoàn toàn không phải, ảnh đó chỉ được coi là không thừa/thiếu sáng thôi

trcoti
22-12-2008, 11:28 AM
cám ơn không đọc thì tới già cũ không sài đến tiện ích vàng này cám ơn rất nhiều

ttdvn
22-12-2008, 03:25 PM
Tới hôm nay đọc mới biết có tiện ích nầy, cám ơn thật nhiều ạ, đúng là vnphoto là một thư viện khổng lồ.

trailangthang
04-01-2009, 07:36 PM
Hix! Nếu không đọc là ngu rồi, từ trước đến nay chẳng biết nó là cái gì???

siza
05-01-2009, 01:30 AM
Cảm ơn bài viết của bác , tí nữa em bỏ sót 1 kiến thức bổ ích .

photo-newcomer
17-01-2009, 06:40 PM
Một chủ đề tưởng rằng phức tạp nhưng qua bài viết của bác Cyon đã "tiếp cận" được khá sâu :cheers:


Hoàn toàn không phải, ảnh đó chỉ được coi là không thừa/thiếu sáng thôi

hà .. àh, bác Cyon vẫn còn bảo hành thớt :cheers:

Xin cảm ơn :fun:

:goodluck:

sihuynh
16-02-2009, 06:54 AM
Em đã biết sơ bộ về tính năng này nay được bác chủ topic nói rõ thêm thật bỗ ích cho kiến thức anh em , luôn tiện cho em hỏi thêm ở mỗt số máy ảnh công nghệ mới có thể chỉnh sửa ảnh sau khi chụp trên máy luôn, có phải là chỉnh sửa trực tiếp trên giao diện histogram này không ạ , cám ơn Bác Cyon và các anh em nhiều !

bell
04-03-2009, 09:51 PM
Cám ơn bác về những kiến thức này, đang tìm hiểu mà chưa biết nhiều. Những lúc chụp ngoài sáng, nhìn vào màn hình không thể nào kiểm tra độ sáng tối của hình chính xác.

teppyrock
06-03-2009, 09:18 AM
cám ơn bài viết phổ cập kiến thức cho newbee như tụi em

Trung.Nguyen
25-03-2009, 09:14 PM
Cám ơn bác quá, trước giờ đúng là chả biết gì về cái histogram này, cứ thấy hiện lên mà chả hiểu mô tê gì. Bác ơi cho em hỏi, cái chỉnh hai bên trái, phải để xem dư sáng, hay thiếu sáng thì em hiểu rồi, nhưng còn cái Mid- range thì chỉnh như nào vậy bác. Em đang có 1 tấm ảnh histogram dạng 1 ngọn núi ở giữa, nghĩa là ko bị dư sáng hay thiếu sáng gì, nhưng mình có cần phải chỉnh lai mid- range không bác, nếu chỉnh thì chỉnh như thế nào là chuân? Em giảm cái giá trị mid- range xuống thì thấy cái ngọn núi thấp đi, hình nhìn tối hơn, nhưng quả thật em không biết chỉnh thế nào cho nó đúng?

vitieubao2
09-04-2009, 11:28 AM
Hay quá, cảm ơn bác chủ topic nhiều!

townboy
20-05-2009, 02:43 AM
@Trung.Nguyen: cái đấy thể hiện độ sáng tối và tương phản thôi bác ạ. bác dịch cái nút giữa về phía bên phải thì tối hơn về bên trái thì sáng hơn.

camhuy
07-06-2009, 02:31 PM
Bài viết rất hay và dễ hiểu. TFS

Banglv99
20-07-2009, 11:39 AM
Cam on bac, bai hay qua

ja_nguyen
17-08-2009, 01:28 AM
Cám ơn bài viết của bạn

notranhluan
06-09-2009, 10:19 PM
Bai viet hay qua xin cam on nhieu !!!

tomtran12
07-09-2009, 03:38 AM
Bài viết đơn giãn, dễ hiểu. Cung cấp những kiến thức cơ bản mà nhiều người chưa để ý đến. Cãm ơn Bạn CYON đã bỏ công dịch bài để chia sẽ kiến thức với mọi người.
Thân Mến!

lylk82
13-11-2009, 03:38 PM
Nói nữa thì sáo rỗng nhưng đúng là bài viết tuyệt quá, cảm ơn bác chủ topic nhiều!

vutananh
14-11-2009, 07:02 PM
Cảm ơn bạn về bài viết này,nó đã giúp mình chỉnh lại được các thông số trên chiếc Fujifilm mà người dùng trước đã đặt sai thông số ở chế độ Manual ,làm mình cứ tưởng máy bị hỏng vì khi chụp ra ảnh đen thui không nhìn thấy gì :D

Vothuong
15-11-2009, 01:09 AM
Vỡ ra nhiều lẽ, Cám ơn bác Cyon

truongsontape
08-01-2010, 08:53 PM
Cảm ơn bác cyon nhiều, nội dung thật bổ ích.

Hacyber
09-01-2010, 12:59 PM
Lúc trước cũng được chỉ giáo về cái này, nhưng vẫn còn lơ mơ, hôm nay đọc kỹ bài này thấy thấm thía rất nhiều, cám ơn bác chủ thớt.

nptrung
11-01-2010, 09:13 PM
Cám ơn bác bài viết rất hữu ích!

Win
12-01-2010, 03:22 PM
Đúng là cái mình đang tìm hiểu, in cảm ơn bạn

roachcock
18-01-2010, 09:02 PM
Vậy là Raw không thêm được stop nào cả? sao em chỉnh độ mở khẩu trên Raw rõ ràng hiệu quả chi tiết rõ so với chỉnh thêm sáng trên JPG?

copaocav
26-01-2010, 10:27 PM
thanks bác chủ thớt nhiều. h mới hiểu

khaidung
26-02-2010, 12:43 PM
cám ơn chủ topic nhiều, thật là hữu ích

ldnhat
26-02-2010, 01:28 PM
Mình thích sử dụng chức năng này lắm. Các bạn có thể tham khảo Video này để hiểu rõ hơn về Histogram.
http://www.youtube.com/watch?v=5d6oWndayEE

hmttuan
13-06-2010, 09:52 AM
Cảm ơn nhiều, rất giá trị!

belikethatvn
18-06-2010, 01:48 PM
Cảm ơn bài viết của bác, h thì em đã hiểu tính năng của cái biểu đồ này rồi !

tantien
21-06-2010, 11:00 PM
Bài viết của bạn hay hay và hữu ích

quangtrungkorea
05-02-2011, 10:39 PM
cảm ơn bác nha bài viết của bác rất dễ hiểu rất có ích cho những người mới như e trc em cũng loay hoay ko hiểu nó hiện ra cái biểu đồ đó để làm gì nữa

lucky_monkey
15-02-2011, 04:00 PM
cảm ơn bài viết hay quá, lâu nay xem thường histogram

Vinhho
15-02-2011, 08:20 PM
Hiểu thêm về histogram lại càng thêm yêu D_90 quá lâu nay muốn tìm hiểu mà không được. Cảm ơn bác chủ nhiều.

mrhai59
23-02-2011, 11:04 AM
ông bà xưa nói:"không thầy đố mày làm nên"
cám ơn thầy cyon.

crew.bboy
25-03-2011, 06:18 PM
Thanks bác. Em sẽ chú ý đến nó khi chụp.

gk2102
15-04-2011, 08:44 AM
Em có thêm 1 video nữa, đóng góp cho các bác

http://www.youtube.com/watch?v=RzKz2_VGr6Y&feature=related

skate221085
16-04-2011, 09:57 AM
bài viết hay quá, thanks b đã chia sẻ

cubo
16-04-2011, 09:31 PM
Hì,bài viết bác chủ thớt rất có ích cho em,newbie mới cầm dSLR vài tháng

lexu
18-04-2011, 09:49 PM
Bài viết rất hay. Cảm ơn.

LumixFZ28
19-04-2011, 12:35 PM
Em có cơ hội gặp vài bác đã giải thích cái histo này và cũng hiếu nhiều, nhưng vẫn cám ơn bác chủ có 1 bài viết có thể lưu lại làm tư liệu, sau này quên còn có cái xem lại, chứ nghe rồi mà trả thầy thì em mang tội lém.

Ku_Kem
25-04-2011, 12:57 PM
Chẳng phải Nikonians nhưng vẫn vào nikonians.org xem. Thấy cái này hay nên dịch tóm lược chia sẻ với mọi người.

So với máy phim thông thường, máy ảnh kỹ thuật số có thêm một tiện ích rất hữu hiệu giúp điều chỉnh ánh sáng tốt hơn. Đó là biểu đồ - Histogram. (Đây là một công cụ tốt mà rất nhiều người chụp ảnh, nhất là những kẻ nghiệp dư như tôi :) , không sử dụng đến).

Việc sử dụng histogram trên LCD sẽ đảm độ phơi sáng (exposure) cho những tấm hình của bạn tốt hơn. Có nhiều tài liệu về histogram, nhưng với một số kiến thức cơ bản ở đây, bạn cũng có khả năng kiểm soát được độ phơi sáng cho những tấm ảnh của mình.

1. Dải sáng (LIGHT RANGE)
Sensor của máy ảnh số chỉ ghi lại được một “dải sáng” nhất định. Cũng như phim, chỉ ghi được một “dải sáng” với vài f/stops. Dải sáng cho phim âm bản khoảng 5 or 6 stops. Hiện nay, sensor cũng có khả năng ghi được 5 stops.

Một số ý kiến cho rằng, dải sáng của sensor hơi thấp hơn phim âm bản, nhưng công nghệ mới đã cho phép sensor ngày càng mở rộng dải sáng cho máy ảnh số.

Thực tế nhiều trường hợp ảnh chụp yêu cầu phải có dải sáng lên đến 12 stops mới đảm bảo nét, và như vậy không thể có tấm hình rõ nét với máy ảnh phim hay kỹ thuật số.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram1.jpg

Biểu đồ chia dải sáng thành 225 bước (0 = Đen hoàn toàn, 255 = trắng hoàn toàn) Khoảng ở giữa thể hiện các màu như xám, nâu nhạt, xanh.
Biểu đồ có dạng ngọn hoặc có nhiều ngọn. Một vài trường hợp có thể ngọn tròn, hoặc bằng. Bên trái biểu đồ thể hiện màu đen tối đa mà sensor ghi lại, và bên phải là màu trắng tối đa. Ảnh càng nhiều Màu sắc chủ đạo thì càng nhiều ngọn. Vì bạn không thể kiểm soát được số lượng màu sắc trong hình nên số lượng ngọn của biểu đồ không quan trọng lắm. Bạn chỉ nên quan tâm bên trái hay bên phải của biểu đồ vì nó thể hiện Sáng – Tối (Dark vs Light) và bạn có thể kiểm soát được điều này.

Về cơ bản, vấn đề bạn nên quan tâm là: nếu ảnh thiếu sáng thì biểu đồ “tràn” về bên trái; ngược lại, nếu ảnh dư sáng, biểu đồ “tràn” về bên phải.

Hình 2, về ánh sáng là tốt. Biểu đồ cho thấy ảnh không thừa/thiếu sáng. Bạn chỉ cần chỉnh rất ít, hoặc không cần chỉnh gì cả trước khi in. “Dải sáng” của hình trên cũng chỉ khoảng 4-5 stops.

Biên trái và phải của biểu đồ rất thấp/ hoặc bằng 0, cho thấy chi tiết trong vùng sáng và tối của ảnh đều rõ. Ảnh ghi lại tất cả những chi tiết trong dải sáng. Biểu đồ là một ngọn, hẹp thể hiện mức độ hẹp của “dải sáng” của cảnh trong hình.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram2.jpg

Hình 2 có tone màu chuyển nhẹ nhàng và thể hiện ở đường dốc đều của biểu đồ. Tuy nhiên, biểu đồ thường ít có dạng này vì hầu hết hình chụp có nhiều màu sắc hơn. Mỗi một màu sẽ có một ngọn trong biểu đồ. Hình có màu nào nhiều thì ngọn biểu đồ của màu đó cao và ngược lại màu nào ít thì ngọn thấp.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram3.jpg

Trong hình 3, một ví dụ cho thấy “dải sáng” của cảnh chụp rộng hơn “dải sáng” mà sensor có thể ghi được.

Phần bên dưới của ảnh bị thiếu sáng, trong khi đó ánh sáng tốt ở phần trên. Nếu “Mây” không phải là chủ đề chính thì bức ảnh này không đạt yêu cầu. Nhìn vào biểu đồ, bạn sẽ thấy biên bên trái rất cao. Không có sự chuyển ánh sáng đều giữa các vùng nên biểu đồ thể hiện ở hình dạng “ngọn – thung lũng – ngọn”. Biểu đồ này khá phức tạp so với hình 1, nhưng bạn chỉ cần để ý bên trái, biểu đồ rất cao cho thấy hình quá thiếu sáng. Vấn đề này có thể giải quyết bằng filter ND (neutral density filter), làm giảm độ sáng của những phần có độ sáng cao. Bên phải của biểu đồ cũng có một ngọn hẹp, đó là do phần sáng giữa các đám mây chỗ tia sáng xuyên qua, quá sáng và vượt quá dải sáng của sensor.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram4.jpg

Nếu chỉnh sáng cho phần bên dưới của hình 4, có thể rõ nét hơn nhưng phần bên trên sẽ dư sáng. Biểu đồ tràn về bên phải, hình những đám mây và khoảng trời giữa các đám mây quá sáng (ngôn ngữ đời thường gọi là “cháy”)

Hình 4 cũng không có nhiều phần có ánh sáng trung bình (mid-range values), thể hiện trong biểu đồ là “thung lũng” giữa hai “ngọn núi”, và ở giữa biểu đồ.
Nếu biểu đồ có nhiều ngọn, cũng không sao! Vấn đề là bạn phải làm sao biểu đồ không cao ở biên bên trái và bên phải của khung biểu đồ. Nói cách khác, bạn phải làm sao để dồn biểu đồ vào giữa khung biểu đồ, như vậy ảnh của bạn sẽ có ánh sáng tốt. Nếu bạn không làm được điều này, bạn phải chọn lấy hoặc là phần sáng, hoặc là phần tối của ảnh để điều chỉnh độ phơi sáng.

Trong khi điều chỉnh sáng, bạn cũng linh động tuỳ theo tấm ảnh bạn chụp. Nếu trong tấm ảnh bạn chụp, phần tối là bóng của chủ thể thì bạn có thể “hy sinh” để lấy sáng đúng cho phần sáng của tấm ảnh.

Đây là một điểm mạnh của máy kỹ thuật số. Ngay sau khi chụp bạn có thể thấy được ngay là việc chỉnh sáng đã tốt hay chưa. Bạn có thể điều chỉnh ngay, hoặc thêm filter để có tấm ảnh rõ nét hơn.

2. Xử lý bằng COMPUTER

Ảnh 5 có dải sáng rộng hơn so với sensor, và chỉnh ánh tốt nhất chỉ cho ảnh như trong hình.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram5.jpg

Trên biểu đồ, phía bên trái của khung biểu đồ rất cao. Một số vùng tối trong ảnh không được sensor ghi lại, mặc dù ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mặc dù bạn chỉnh sáng ở vị trí tốt nhất, bạn vẫn không có được ảnh nét hoàn toàn, lúc này bạn phải điều chỉnh lại trên máy tính.

Thường thì máy ảnh được cài chương trình lấy sáng theo một chiều khi “dải sáng” của cảnh rộng hơn “dải sáng” mà sensor ghi được. Nếu máy lấy sáng cho vùng sáng, thì vùng tối mất nét, hoặc ngược lại. Nói chung, bạn chỉ lấy sáng được vùng này và “hy sinh” vùng kia.

http://i190.photobucket.com/albums/z8/CYON_photo/diagram6.jpg

Hình 6 sau khi xử lý bằng PS trên máy tính. Xem biểu đồ, bạn có thể thấy ngọn phía cận tối đã được loại bỏ, phần sáng trung bình (mid-range) không bị ảnh hưởng nhiều, và biểu đồ tràn thêm qua bên phải. Ví dụ này minh hoạ biểu đồ và không đề cập sâu hơn về cách xử lý trên PS vì đây là một công việc khác phức tạp. Tuy nhiên, bạn cũng qua đó để thấy tác dụng và sự cần thiết của máy tính trong việc xử lý ảnh kỹ thuật số.

Biểu đồ của hình 6 vẫn cao về hướng tối, tuy nhiên phần mái của ngôi nhà đã bắt đầu “cháy”. Bạn không thể điều chỉnh hơn được nữa. Đôi khi, trong một tấm ảnh, chi tiết bị “cháy” do dư sáng hoặc thiếu sáng không đáng kể thì vẫn không ảnh hưởng đến cả tấm ảnh.

Tấm hình sau khi xử lý nét hơn là nhờ việc giảm giá trị sáng trung bình (mid-range value) xuống, khi đó các giá trị sáng (light value) của vùng quá tối/vùng quá sáng có xu hướng chuyển vào giữa biểu đồ. Như vậy, tấm hình của bạn sẽ có nét tốt hơn. Tuy nhiên, việc giảm giá trị sáng trung bình không hiệu quả lắm nếu biểu đồ tràn ra ngoài ở hai biên trái/phải của khung biểu đồ.
Thực tế là khi bạn giảm giá trị sáng trung bình, hình ảnh của máy ảnh kỹ thuật số sẽ gần với hình ảnh mà bạn nhìn bằng mắt thường hơn.

Phải bàn thêm về RAW. Ảnh định dạng RAW là một lợi thế của máy ảnh kỹ thuật số so với máy phim mà ít người nhận thấy. Với định dạng RAW, máy ảnh ghi ảnh với các dải sáng khác nhau (bracketed range of light) trong file hình duy nhất. Giống như bạn chụp 3 tấm slides, 1 với mức độ phơi sáng do điều chỉnh, 1 với độ phơi sáng thấp hơn 1 stop, và 1 với độ phơi sáng cao hơn 1 stop. Sử dụng PS hay chương trình chuyển file định dạng RAW, bạn có thể có biểu đồ ở phần giữa của khung biểu đồ để có hình nét, và tránh hiện tượng “cháy” dư sáng/thiếu sáng.

Đơn giản là nếu bạn dùng sensor ghi được “dải sáng” 5 stops, thì với ảnh định dạng RAW thì ảnh của bạn được ghi với “dải sáng” lên tới 7 stops. Định dạng RAW giữ lại đầy đủ thông tin cho phép xử lý ảnh tốt hơn là lý do ngày càng nhiều người thôi dùng JPEG (được cho là định dạng “mất nhiều thông tin”) và TIFF (định dạng này cũng không giữ được đầy đủ thông tin như RAW) và chuyển sang RAW (một phần cũng do máy ảnh bây giờ tốc độ xử lý tốt hơn và thẻ nhớ dung lượng cao rẻ hơn – Ý kiến của CYON).


3.Kết luận
Sau khi chụp, nên xem lại biểu đồ. Có thể điều chỉnh +/- EV để có được biểu đồ vào giữa khung. Dùng biểu đồ, bạn cũng có thể điều chỉnh tones của ảnh sao cho giống “nước màu” của loại phim mà bạn thích. Một số máy còn chia biểu đồ sáng thành 3 biểu đồ của 3 kênh RGB (red-green-blue)

Tóm lại, biểu đồ là công cụ để bạn kiểm tra ngay việc chỉnh sáng của hình chụp có tốt không. Nếu tràn về bên trái, hình quá tối; ngược lại nếu tràn về bên phải, hình dư sáng.

Hãy tìm hiểu biểu đồ và chỉnh sáng tốt cho những tấm ảnh của bạn.

:band:
Bài viết hay. Đọc xong thì mới hiểu thêm 1 chút vì sao cái nút display nó lợi hại vậy. ! Thank bác chủ nhiều.

Vinhho
01-05-2011, 04:44 PM
Cám ơn bác chủ về những kiến thức này, đọc tới lần thứ hai rồi mà vẫn thấy rất hữu ích. Những lúc chụp ngoài sáng, nhìn vào màn hình không thể nào kiểm tra độ sáng tối của hình chính xác, phải tập thói quen kiểm tra histogram thôi.

muahoanang
21-05-2011, 01:36 PM
cảm ơn bài viết của bác, cái này em cũng chưa biết :)

haie680
24-05-2011, 12:22 AM
Lôi lên cho bác nào chưa đọc!

copaocav
07-06-2011, 08:34 PM
đọc rồi mà đọc lại vẫn thấy hay. nên em lôi lên để anh em mới chơi ảnh đọc

em_chánh_văn
17-06-2011, 01:35 AM
bài viết hay quá. Cảm ơn bác

alexnguyen06
27-04-2012, 08:40 PM
Trước giờ cũng dùng nhưng đọc bài này vẫn thấy rất hay.

amato
03-05-2012, 08:52 PM
Cảm ơn chủ thớt có bài viết rất hay, từ trước tới giờ mình cũng khôgn biết cái này. Nhân tiện xin hỏi cả nhà, mình đang dùng Pana GF1, tại hitsogram hiện 4 hàng: R-màu đỏ, G-màu xanh lá cây, B-xanh dương, Y-trắng, như vậy ý nghĩa các cột này thế nào ạ? Xin cảm ơn.

duyhai123
04-05-2012, 12:28 PM
Đã bookmark rùi :boat:

Jonh
08-05-2012, 01:01 AM
Em mới lò mò vào con đường Digital ! Lại học hỏi htêm được về Histogram rồi :D
Cám ơn chủ topic nhé ^^

Bom.photo
14-05-2012, 06:00 PM
Cảm ơn bài viết rất bổ ích của bác ^^

lamquang51
17-05-2012, 02:06 PM
Cám ơn Bác rất nhiều,hồi nào giờ kg sử dụng đến nó....

schumi1805
19-05-2012, 12:15 PM
Cảm ơn bài viết của bác rất nhiều. Em chụp hình nhìn cái biểu đồ đó chả hiểu gì sấc. Cứ nhìn vào độ sáng tối của bức hình thui à. Từ giờ chú ý thêm cái này nữa. Thanks bác lần nữa :D !

lyf
04-06-2012, 01:34 PM
Với histogram như thế này thì giải thích thế nào hả bro?


http://farm8.staticflickr.com/7104/7333683386_8131d40741_m.jpg

thanks!!!!!!!!!

Genius123
12-06-2012, 05:28 PM
Trước giờ em cũng chú ý 1 ít về Histogram khi chỉnh sửa trong PTS, đến khi đọc hết Topic này mới được khai sáng thêm. Đúng là thật lãng phí khi sử dụng DSLR mà không biết về biểu đồ này.

sh150i
23-06-2012, 07:04 PM
bài hay ..cám ơn bác đã làm e sáng mắt

GMVN
01-08-2012, 10:49 PM
Giờ mới biết cái biểu đồ đó để làm gì ^_^

The-Light
25-08-2012, 07:14 AM
tks bạn, xem xong mình mới biết histogram là cái gì, trước đó thì mù tịt.

vũvũ
27-08-2012, 04:42 PM
Thanks bạn ! bài này thật bổ ích ,trước giờ nhìn biểu đồ mà chả biết nó là cái gì .hic hic...

JUMPY
21-09-2012, 02:26 PM
Rất bổ ích với newbie như em. Cám ơn bài viết của bác nhiều

Da Qiao
17-04-2013, 02:41 PM
Up cái này lên cho newbie mới như mình, đọc xong cái này em mới hiểu về cái histogram đó :D

ngocquy_ytc
17-04-2013, 03:30 PM
Thank bác! Giờ em mới biết mục đích của biểu đồ này!

Quasi
22-04-2013, 11:49 AM
Bài viết hay quá đối với newbie như em , tks các bác , nhưng giờ lại lăn tăn có nên mua filter không ...

tuanhanh13
14-08-2013, 12:07 PM
Up lên cho nguoi mới như mình!

snicker740
01-09-2013, 04:49 PM
Thú thật là mình chưa xài cái này lần nào, dù đã dùng qua 3 đời máy ảnh. ^^.

phong ph
02-05-2016, 09:28 AM
Hi!
Cám on thong tin của bác!

datluffyarena
17-11-2016, 08:06 PM
cảm ơn bác, bài viết rất hay

akari123
17-11-2016, 10:45 PM
cảm ơn bác đã chia sẻ. Nếu lỡ chụp ảnh bị thiếu hay dư sáng mọi ng` có thể vào phần level trong photoshop chỉnh lại nhé.

adzuki
12-01-2017, 05:01 PM
Bài viết hay thật. Cám ơn bác đã chia sẻ

zontery
08-02-2017, 08:21 AM
Cảm ơn bài viết của bác rất nhiều. Em chụp hình nhìn cái biểu đồ đó chả hiểu gì sấc. Cứ nhìn vào độ sáng tối của bức hình thui à. Từ giờ chú ý thêm cái này nữa. Thanks bác lần nữa :D !

damanhtrung
10-09-2018, 10:48 PM
Bài này rất bổ ích, cám ơn bác đã chia sẻ. Chúc một ngày tốt lành.