PDA

View Full Version : nhờ các bác giải thích về độ phân giải



congvn
09-01-2012, 09:42 PM
chào ae trên vnpt nhé. Mình đang băn khoan là tại sao độ phần giải của các hãng như nk và cn , hàng nk thì độ phân giải thấp hơn nhưng sao vẫn ra hình anh nét hơn đọ phân giải cao . vd như e đang dùng 550d 18 chấm ,các đòng như 5d hoạc 50d,40d độ phân giải thấp hơn sao lại chụp đẹp hơn và giá tiền cũng đắt hơn. nhờ các bác giải thích và giúp e rõ về độ phân giải và chụp ảnh nét và đẹp có cần đến độ phân giải ko ạ .
E hỏi thêm 1 vấn đề nữa là ảnh chụp càng nặng có tốt ko ạ ?
Em là dân mới chơi mong các a giúp e băn khoan này từ bấy lâu nay . E cám ơn .

TThach
09-01-2012, 10:31 PM
Về nguyên tắc thì độ phân giải cao thì thu được nhiều chi tiết hơn nhưng cũng có giới hạn của nó vì còn tùy thuộc vào độ phân giải của ống kính. Ví dụ đơn giản dễ hiểu về sự cùng gây ảnh hưởng của sensor và ống kính tới độ phân giải của ảnh là khi bác chụp rung tay hoặc lấy nét sai thì phân giải 6mp hay 18mp thì cũng như nhau. Còn nếu dùng ống kính leica hoặc các ống cực đỉnh của các hãng chẳng hạn, khép khẩu và lấy nét chính xác thì lúc này phân giải càng cao thì càng thu được nhiều chi tiết, tuy nhiên đến mức 18mp với crop sensor cũng là giới hạn rồi.


Việc bác chụp ảnh không nét bằng người khác chụp 40D, 50D là bởi vì người ta sử dụng ống kính tốt hơn, chụp chắc tay hơn, kiểm soát Focus tốt hơn, nhiều kinh nghiệm xử lý hậu kì hơn.


Chụp ảnh càng nặng không có nghĩa là càng tốt. Bác hãy xem tất cả các ảnh trên internet, vô số ảnh đẹp nhưng dung lượng chỉ vài trăm KB. Là do phân giải thấp. Điều đó có nghĩa không phải cứ phân giải cao thì mới cho ảnh đẹp. Mà tùy vào chất lượng sensor, chất lượng quang học ống kính, tùy thuộc vào cảnh chụp, ánh sáng và tùy vào khả năng xử lý và tư duy thẩm mĩ của mỗi người.

phuocan
09-01-2012, 10:49 PM
mình nghĩ độ phân giải của ảnh chỉ đóng vai trò khi bác topic cần rửa ảnh lớn hoặc cực lớn.
Vd như 1 máy có độ phân giải 18M và 1 máy có độ phân giải 12M

Nếu ảnh ở 12M thì chất lượng sẽ phụ thuộc vào máy , vào len
Nếu ảnh ở 18M thì theo mình máy 2 sẽ có thể bị vỡ hạt

Ko biết em nghĩ vậy đúng ko nhỉ

Mitdac24581
10-01-2012, 01:25 AM
Em xin được giải thích câu hỏi của bác congvn theo cách hiểu của một IT:

I/Về độ phân giải:

- Bản chất của chụp ảnh là lưu ảnh thật thu được từ vật thật thông qua hệ thống thấu kính vào sensor. Nôm na là người thật, đứng trước ống kính, cho ảnh thật nằm trên sensor. Sensor có "trách nhiệm" phân tích và lưu trữ ảnh ảo này.

http://vatlyphothong.com/wp-content/uploads/2011/08/light-Xb.gif
Trong hình vẽ minh hoạ thì AB (cây nến) là vật thật (cần chụp), qua hệ thống thấu kính cho ảnh thật A'B' nằm trên sensor và sẽ được sensor ghi nhận. Cùng một tiêu cự ống kính, cùng một vật thì kích thước ảnh thật nằm trên sensor sẽ phải giống nhau. Nói cách khác, hai máy ảnh có độ phân giải khác nhau cắm cùng một ống kính, đặt ở cùng một tiêu cự thì ảnh trên sensor sẽ giống hệt nhau. Khác biệt chỉ nằm ở khả năng ghi nhận hình ảnh của sensor.

- Sensor sẽ lưu ảnh như thế nào? Bản thân sensor là hàng triệu cảm biến nhỏ li ti nằm trên cùng một bề mặt. Mỗi cảm biến nhỏ đó sẽ ghi nhận một tín hiệu màu sắc ánh sáng, tập hợp lại thành tấm ảnh. Số lượng cảm biến càng lớn thì bức ảnh càng được ghi nhận một cách chi tiết.

http://farm8.staticflickr.com/7020/6668013025_842f471f6a.jpg
Cùng một đối tượng, nhưng bên phải được chia nhỏ hơn bên trái nên rõ ràng lượng thông tin ghi nhận được là nhiều hơn, đối tượng chi tiết hơn.

- Khi hiển thị ảnh trên máy tính, máy tính sẽ đọc thông tin và hiển thị lại hình ảnh từng điểm, từng điểm một. Do độ phân giải màn hình máy tính thường thấp hơn nhiều so với độ phân giải của bức ảnh (màn hình Full HD có độ phân giải 1920x1280 cũng chỉ là 2.457.600 điểm ảnh, chưa đến 3 Mega Pixel) nên trong quá trình hiển thị ảnh, màn hình sẽ nhồi nhét nhiều điểm ảnh từ bức ảnh vào chung một điểm trên màn hình. Điều này khiến cho bức ảnh trở nên sắc nét hơn nhiều.

- Quá trình rửa ảnh cũng tương tự như vậy. Người ta nhận thấy nhồi nhét 300 điểm ảnh trong một inch vuông là giới hạn mà mắt người có thể cảm nhận được. Nhồi nhét ít hơn 300 điểm ảnh, người xem sẽ thấy ảnh rạn, mờ do cảm nhận được 2 điểm cách xa nhau. Nhồi nhét nhiều hơn người xem cũng không nhận ra được. Vì thế nên khi rửa ảnh người ta thường yêu cầu mật độ điểm ảnh lớn hơn hoặc bằng 300 dpi.

Nếu bác có một tấm ảnh 200 x 300 pixel mà bác rửa ảnh ở mật độ 300 dpi thì bác chỉ thu được một tấm ảnh 2.53 x 1.69 cm. Nếu bác cố tình rửa ở độ phân giải cao hơn thì mật độ điểm ảnh sẽ thấp hơn 300 dpi. Khi đó bác sẽ thấy ảnh bị rạn.

- Vậy 10MPixel hay 18MPixel thực sự khác nhau khi bác rửa ảnh cực lớn hoặc bác muốn crop lấy một vùng nhỏ trong tấm ảnh lớn.

II/ Về độ nét, đẹp, tách bạch màu của tấm hình chụp bởi 550D và 50D: Như em đã trình bày ở trên, 10MPixel hay 18MPixel nếu hiển thị trên màn hình hay trên tấm ảnh thông thường thì đều vượt quá khả năng cảm nhận của mắt người về độ nét. Vấn đề nằm ở sensor. Sensor (cùng với một mớ vi mạch, chíp xử lý hình ảnh...) đóng vai trò ghi nhận hình ảnh. Cùng một ảnh thật hiện trên sensor, sensor nào có khả năng ghi nhận hình ảnh tốt hơn sẽ cho ảnh đẹp hơn. Các dòng máy cao cấp thường cho hình ảnh tách bạch, không bết màu, chi tiết tốt trong khi các dòng máy thấp cấp thường bị bết màu, chuyển màu không mịn, không rõ nét.

III/ Về độ nét, đẹp, tách bạch màu của ống kính: Ống kính đóng vai trò biến đổi người thật việc thật ngoài đời thành ảnh nằm trên sensor. Bản thân ống kính là một hệ thống thấu kính trong suốt. Ánh sáng khi đi qua hệ thống thấu kính này sẽ suy giảm ít nhiều. Ống fix có ít thấu kính hơn ống zoom, vì thế thường sẽ cho ảnh đẹp hơn. Ống có dải tiêu cự dài (ví dụ 18-200) có nhiều thấu kính hơn ống có dải tiêu cự ngắn (ví dụ 18-55), vì thế chất lượng hình ảnh thường sẽ thấp hơn. Và ống kính nào được chế tạo bằng vật liệu, công nghệ tốt hơn sẽ cho ảnh đẹp hơn.

IV/ Chụp ảnh càng nặng càng tốt? Cái này thì em nghĩ là tuỳ trường hợp. Bộ gear nặng sẽ cho người dùng cảm giác đầm tay, ít chông chênh. Tuy nhiên cũng tuỳ thể lực, thói quen, khả năng làm chủ thiết bị của người cầm máy nữa. Máy nặng thì cầm chóng mỏi tay, dễ rung, chưa chắc đã tốt.

Em xin hết :D

paradise
10-01-2012, 03:16 AM
IV/ Chụp ảnh càng nặng càng tốt? Cái này thì em nghĩ là tuỳ trường hợp. Bộ gear nặng sẽ cho người dùng cảm giác đầm tay, ít chông chênh. Tuy nhiên cũng tuỳ thể lực, thói quen, khả năng làm chủ thiết bị của người cầm máy nữa. Máy nặng thì cầm chóng mỏi tay, dễ rung, chưa chắc đã tốt.


em nghĩ bác ấy nói về dung lượng 1 bức ảnh bác ạ

congvn
10-01-2012, 07:31 AM
Cám ơn bác nhé , câu tra lời ngọn ngành quá . :D

congvn
10-01-2012, 07:31 AM
IV/ Chụp ảnh càng nặng càng tốt? Cái này thì em nghĩ là tuỳ trường hợp. Bộ gear nặng sẽ cho người dùng cảm giác đầm tay, ít chông chênh. Tuy nhiên cũng tuỳ thể lực, thói quen, khả năng làm chủ thiết bị của người cầm máy nữa. Máy nặng thì cầm chóng mỏi tay, dễ rung, chưa chắc đã tốt.


em nghĩ bác ấy nói về dung lượng 1 bức ảnh bác ạ

hii . Ý em hỏi là dung lượng ảnh ấy chứ k pai là máy anh ạ :D

Mitdac24581
10-01-2012, 09:37 AM
IV/ Chụp ảnh càng nặng càng tốt? Cái này thì em nghĩ là tuỳ trường hợp. Bộ gear nặng sẽ cho người dùng cảm giác đầm tay, ít chông chênh. Tuy nhiên cũng tuỳ thể lực, thói quen, khả năng làm chủ thiết bị của người cầm máy nữa. Máy nặng thì cầm chóng mỏi tay, dễ rung, chưa chắc đã tốt.


em nghĩ bác ấy nói về dung lượng 1 bức ảnh bác ạ


hii . Ý em hỏi là dung lượng ảnh ấy chứ k pai là máy anh ạ :D

À, về ý này thì em đã viết rõ ở phía trên rồi. Một file ảnh lớn tức là một file ảnh chứa nhiều, thậm chí cực nhiều điểm ảnh. Vấn đề là bác sử dụng số lượng điểm ảnh đó như thế nào. Những bức ảnh Panorama khổng lồ của anh vikhoa, chắc mọi người đều biết. Nếu mang rửa để dán phủ lên bức tường của một toà nhà thì từng pixel sẽ thể hiện rõ giá trị của nó. Hoặc nếu zoom kỹ vào từng góc nhỏ của khung hình để thấy rõ từng con người, từng cảnh vật trong tấm ảnh thì sẽ thấy nó thật tuyệt. Còn nếu để xem trên màn hình 13.3'' hoặc để rửa ảnh 10-15cm thì...

PNamV
10-01-2012, 03:14 PM
Em xin được giải thích câu hỏi của bác congvn theo cách hiểu của một IT:

I/Về độ phân giải:

- Bản chất của chụp ảnh là lưu ảnh thật thu được từ vật thật thông qua hệ thống thấu kính vào sensor. Nôm na là người thật, đứng trước ống kính, cho ảnh thật nằm trên sensor. Sensor có "trách nhiệm" phân tích và lưu trữ ảnh ảo này.

http://vatlyphothong.com/wp-content/uploads/2011/08/light-Xb.gif
Trong hình vẽ minh hoạ thì AB (cây nến) là vật thật (cần chụp), qua hệ thống thấu kính cho ảnh thật A'B' nằm trên sensor và sẽ được sensor ghi nhận. Cùng một tiêu cự ống kính, cùng một vật thì kích thước ảnh thật nằm trên sensor sẽ phải giống nhau. Nói cách khác, hai máy ảnh có độ phân giải khác nhau cắm cùng một ống kính, đặt ở cùng một tiêu cự thì ảnh trên sensor sẽ giống hệt nhau. Khác biệt chỉ nằm ở khả năng ghi nhận hình ảnh của sensor.

- Sensor sẽ lưu ảnh như thế nào? Bản thân sensor là hàng triệu cảm biến nhỏ li ti nằm trên cùng một bề mặt. Mỗi cảm biến nhỏ đó sẽ ghi nhận một tín hiệu màu sắc ánh sáng, tập hợp lại thành tấm ảnh. Số lượng cảm biến càng lớn thì bức ảnh càng được ghi nhận một cách chi tiết.

http://farm8.staticflickr.com/7020/6668013025_842f471f6a.jpg
Cùng một đối tượng, nhưng bên phải được chia nhỏ hơn bên trái nên rõ ràng lượng thông tin ghi nhận được là nhiều hơn, đối tượng chi tiết hơn.

- Khi hiển thị ảnh trên máy tính, máy tính sẽ đọc thông tin và hiển thị lại hình ảnh từng điểm, từng điểm một. Do độ phân giải màn hình máy tính thường thấp hơn nhiều so với độ phân giải của bức ảnh (màn hình Full HD có độ phân giải 1920x1280 cũng chỉ là 2.457.600 điểm ảnh, chưa đến 3 Mega Pixel) nên trong quá trình hiển thị ảnh, màn hình sẽ nhồi nhét nhiều điểm ảnh từ bức ảnh vào chung một điểm trên màn hình. Điều này khiến cho bức ảnh trở nên sắc nét hơn nhiều.

- Quá trình rửa ảnh cũng tương tự như vậy. Người ta nhận thấy nhồi nhét 300 điểm ảnh trong một inch vuông là giới hạn mà mắt người có thể cảm nhận được. Nhồi nhét ít hơn 300 điểm ảnh, người xem sẽ thấy ảnh rạn, mờ do cảm nhận được 2 điểm cách xa nhau. Nhồi nhét nhiều hơn người xem cũng không nhận ra được. Vì thế nên khi rửa ảnh người ta thường yêu cầu mật độ điểm ảnh lớn hơn hoặc bằng 300 dpi.

Nếu bác có một tấm ảnh 200 x 300 pixel mà bác rửa ảnh ở mật độ 300 dpi thì bác chỉ thu được một tấm ảnh 2.53 x 1.69 cm. Nếu bác cố tình rửa ở độ phân giải cao hơn thì mật độ điểm ảnh sẽ thấp hơn 300 dpi. Khi đó bác sẽ thấy ảnh bị rạn.

- Vậy 10MPixel hay 18MPixel thực sự khác nhau khi bác rửa ảnh cực lớn hoặc bác muốn crop lấy một vùng nhỏ trong tấm ảnh lớn.

II/ Về độ nét, đẹp, tách bạch màu của tấm hình chụp bởi 550D và 50D: Như em đã trình bày ở trên, 10MPixel hay 18MPixel nếu hiển thị trên màn hình hay trên tấm ảnh thông thường thì đều vượt quá khả năng cảm nhận của mắt người về độ nét. Vấn đề nằm ở sensor. Sensor (cùng với một mớ vi mạch, chíp xử lý hình ảnh...) đóng vai trò ghi nhận hình ảnh. Cùng một ảnh thật hiện trên sensor, sensor nào có khả năng ghi nhận hình ảnh tốt hơn sẽ cho ảnh đẹp hơn. Các dòng máy cao cấp thường cho hình ảnh tách bạch, không bết màu, chi tiết tốt trong khi các dòng máy thấp cấp thường bị bết màu, chuyển màu không mịn, không rõ nét.

III/ Về độ nét, đẹp, tách bạch màu của ống kính: Ống kính đóng vai trò biến đổi người thật việc thật ngoài đời thành ảnh nằm trên sensor. Bản thân ống kính là một hệ thống thấu kính trong suốt. Ánh sáng khi đi qua hệ thống thấu kính này sẽ suy giảm ít nhiều. Ống fix có ít thấu kính hơn ống zoom, vì thế thường sẽ cho ảnh đẹp hơn. Ống có dải tiêu cự dài (ví dụ 18-200) có nhiều thấu kính hơn ống có dải tiêu cự ngắn (ví dụ 18-55), vì thế chất lượng hình ảnh thường sẽ thấp hơn. Và ống kính nào được chế tạo bằng vật liệu, công nghệ tốt hơn sẽ cho ảnh đẹp hơn.

IV/ Chụp ảnh càng nặng càng tốt? Cái này thì em nghĩ là tuỳ trường hợp. Bộ gear nặng sẽ cho người dùng cảm giác đầm tay, ít chông chênh. Tuy nhiên cũng tuỳ thể lực, thói quen, khả năng làm chủ thiết bị của người cầm máy nữa. Máy nặng thì cầm chóng mỏi tay, dễ rung, chưa chắc đã tốt.

Em xin hết :D

Chỉ có 1 chút sai sót nhỏ: Full HD = 1920x1080 = 2,073 MP :D
Cảm ơn bác về bài viết rất hữu ích

vantrung2410
10-01-2012, 06:43 PM
Em xin được giải thích câu hỏi của bác congvn theo cách hiểu của một IT:

I/Về độ phân giải:

- Bản chất của chụp ảnh là lưu ảnh thật thu được từ vật thật thông qua hệ thống thấu kính vào sensor. Nôm na là người thật, đứng trước ống kính, cho ảnh thật nằm trên sensor. Sensor có "trách nhiệm" phân tích và lưu trữ ảnh ảo này.

http://vatlyphothong.com/wp-content/uploads/2011/08/light-Xb.gif
Trong hình vẽ minh hoạ thì AB (cây nến) là vật thật (cần chụp), qua hệ thống thấu kính cho ảnh thật A'B' nằm trên sensor và sẽ được sensor ghi nhận. Cùng một tiêu cự ống kính, cùng một vật thì kích thước ảnh thật nằm trên sensor sẽ phải giống nhau. Nói cách khác, hai máy ảnh có độ phân giải khác nhau cắm cùng một ống kính, đặt ở cùng một tiêu cự thì ảnh trên sensor sẽ giống hệt nhau. Khác biệt chỉ nằm ở khả năng ghi nhận hình ảnh của sensor.

- Sensor sẽ lưu ảnh như thế nào? Bản thân sensor là hàng triệu cảm biến nhỏ li ti nằm trên cùng một bề mặt. Mỗi cảm biến nhỏ đó sẽ ghi nhận một tín hiệu màu sắc ánh sáng, tập hợp lại thành tấm ảnh. Số lượng cảm biến càng lớn thì bức ảnh càng được ghi nhận một cách chi tiết.
[CENTER]
- Khi hiển thị ảnh trên máy tính, máy tính sẽ đọc thông tin và hiển thị lại hình ảnh từng điểm, từng điểm một. Do độ phân giải màn hình máy tính thường thấp hơn nhiều so với độ phân giải của bức ảnh (màn hình Full HD có độ phân giải 1920x1280 cũng chỉ là 2.457.600 điểm ảnh, chưa đến 3 Mega Pixel) nên trong quá trình hiển thị ảnh, màn hình sẽ nhồi nhét nhiều điểm ảnh từ bức ảnh vào chung một điểm trên màn hình. Điều này khiến cho bức ảnh trở nên sắc nét hơn nhiều.


đã là 1 điểm ảnh trên màn hình thì làm sao có thể nhồi nhiều điểm ảnh từ bức ảnh được bác, chính xác là nó phải bỏ bớt, chứ không phải nhồi thêm
1 bức ảnh 1M pixel hiển thị trên 1 màn hình cũng có độ phân giải 1M thì 1 điểm ảnh của bức ảnh là 1 điểm ảnh của màn hình
1 bức ảnh 1M pixel hiển thị trên 1 màn hình có độ phân giải 4M thì 1 điểm ảnh của bức ảnh là 4 điểm ảnh của màn hình ( hình bị vỡ)
1 bức ảnh 4M pixel hiển thị trên 1 màn hình cũng có độ phân giải 1M thì 4 điểm ảnh của bức ảnh sẽ được hiển thị bởi 1 điểm ảnh của màn hình ( không phải là nhồi 4 điểm vào 1 điểm nhé) => không nét hơn trường hợp 1

Relaxtech
11-01-2012, 10:31 AM
Em không hiểu về độ phân giải của ống kính (bác TThach nói)? Chẳng thấy ống kính đưa ra thông số này bao giờ, hay là nằm trong thông số khác của ống kính, bác nào biết giải thích hộ?

TThach
11-01-2012, 10:37 AM
Bác đọc review của bọn nước ngoài sẽ thấy chúng nhắc đến độ phân giải ống kính rất nhiều. Bản thân trong quá trình thẩm du ta cũng sẽ nhận ra được sự chênh lệch đẳng cấp của ống kính ngoài những cái độ sắc nét, kiểm soát sắc sai hay màu sắc thì cái đáng kể nhất chính là độ phân giải của ống kính. Không nên nhầm giữa sắc nét với độ chi tiết, có thể ví dụ Tamron 17-35 là ống rất nét, nhưng chi tiết ảnh hiện lên không thật sự tốt. Tiếp xin mời bác search ví dụ so sánh giữa Canon Tilt-shift lens 17mm f4L lens và các ultrawide Canon 16-35, 17-40, Ca 20 2.8, CZ 20 2.8 Ở trang The Digital Picture sẽ có ảnh ví dụ.

Relaxtech
11-01-2012, 01:55 PM
Đồng ý với bác về sự khác nhau của các loại ống kính rồi, nhưng em muốn hỏi bác là độ phân giải của ống kính nó được thể hiện ở thông số nào? Còn các review về ống kính thì nhiều lắm, nhưng cung chưa lượng hóa độ phâ giải?

Mitdac24581
12-01-2012, 11:45 AM
đã là 1 điểm ảnh trên màn hình thì làm sao có thể nhồi nhiều điểm ảnh từ bức ảnh được bác, chính xác là nó phải bỏ bớt, chứ không phải nhồi thêm
1 bức ảnh 1M pixel hiển thị trên 1 màn hình cũng có độ phân giải 1M thì 1 điểm ảnh của bức ảnh là 1 điểm ảnh của màn hình
1 bức ảnh 1M pixel hiển thị trên 1 màn hình có độ phân giải 4M thì 1 điểm ảnh của bức ảnh là 4 điểm ảnh của màn hình ( hình bị vỡ)
1 bức ảnh 4M pixel hiển thị trên 1 màn hình cũng có độ phân giải 1M thì 4 điểm ảnh của bức ảnh sẽ được hiển thị bởi 1 điểm ảnh của màn hình ( không phải là nhồi 4 điểm vào 1 điểm nhé) => không nét hơn trường hợp 1

Nhồi tức là phần mềm hiển thị ảnh phải có nhiệm vụ tính toán, hoà trộn, làm thế nào để hiển thị được 4 điểm ảnh đó một cách hợp lý nhất trên màn hình ạ. Còn dĩ nhiên 1 điểm trên màn hình không thể hiển thị được 4 điểm ảnh rồi :D

Nói về sắc nét hơn thì em có được đọc qua về thuật giải resize ảnh, cũng hiểu láng máng thôi nên chẳng dám nói gì nhiều. Tuy nhiên em có thể đảm bảo là một bức ảnh 4MPixel nếu resize lại còn 1MPixel thì trông sẽ sharp hơn so với ban đầu (vì những phần viền mờ mờ sẽ bị tính toán và loại bỏ/gộp vào những phần rõ nét). Chính vì thế nên em còn nhớ là bác JameDuong, trong một vài hướng dẫn sửa ảnh cũng có nói là "do đã unsharp mask ảnh, sau đó lại resize ảnh nhỏ lại nên ảnh trở nên quá sharp". Việc "nhồi nhét" nhiều điểm ảnh vào 1 điểm hiển thị trên màn hình, theo em cũng sẽ sử dụng các thuật giải tương tự.

TThach
12-01-2012, 11:51 AM
Không phải thông số nào họ cũng in ra trên vỏ hộp đâu bác. Ví dụ mấy cái halo với flare, độ phân giải cũng vậy. Nó được rút ra từ quá trình chụp ảnh thực tế, so sánh về độ chi tiết của ảnh zoom 100% trên cùng một sensor. Và có thể nó chưa có một định lượng rõ ràng do mỗi người một chuẩn khác nhau nhưng nếu so sánh với nhau thì là chính xác. Ví dụ có thể nói nôm na độ phân giải của fix 50 1.8 là lớn hơn nhiều kit 18-55is tại tiêu cự 50. Cái này tùy thuộc vào chất lượng quang học và nếu tốn tại một thông số định lượng về độ phân giải ảnh thì chỉ có nhà sản xuất nắm giữ mà thôi.