PDA

View Full Version : Thắc mắc về Ống kính 2 khầu độ



tifosi
20-07-2005, 05:38 PM
Các bạn làm ơn cho hỏi :
- theo tôi biết thì ống kính zoom ghi là 35-105mm f/4.5-5.6 thì được hiểu là khẩu độ mở tối đa ở 35 mm là f/4.5 còn ở 105 mm là f/5.6
Vậy ở 35 mm thì khẩu = f/4.5 = 35/4.5 = 7.7 mm
Còn ở 105 mm thì khẩu = f/4.5 = 105/5.6 = 18.75 mm (???) không thể nào.

Vậy có anh em nào biết xin giải thích giùm.
Cám ơn nhiều
Tifosi

Atkinson
20-07-2005, 11:39 PM
Các bạn làm ơn cho hỏi :
- theo tôi biết thì ống kính zoom ghi là 35-105mm f/4.5-5.6 thì được hiểu là khẩu độ mở tối đa ở 35 mm là f/4.5 còn ở 105 mm là f/5.6
Vậy ở 35 mm thì khẩu = f/4.5 = 35/4.5 = 7.7 mm
Còn ở 105 mm thì khẩu = f/4.5 = 105/5.6 = 18.75 mm (???) không thể nào.

Vậy có anh em nào biết xin giải thích giùm.
Cám ơn nhiều
Tifosi

Câu hỏi của bác Tifosi hay lắm, em nghĩ đi vào cặn kẽ cũng phức tạp. Cái này thì hai khẩu hay một khẩu cũng có hiện tượng giống nhau thôi.

Nhưng trước hết, bác nói "không thể nào" có nghĩa là như thế nào ah?

tifosi
21-07-2005, 11:34 AM
Câu hỏi của bác Tifosi hay lắm, em nghĩ đi vào cặn kẽ cũng phức tạp. Cái này thì hai khẩu hay một khẩu cũng có hiện tượng giống nhau thôi.

Nhưng trước hết, bác nói "không thể nào" có nghĩa là như thế nào ah?

Chào bạn Atkinson,
Trước giờ mình vẫn nghĩ là OK tiêu cự càng dài thì khẩu độ tối đa càng nhỏ lại. Mình nghĩ đó chính là lý do khiến các ống kính zoom "1 khẩu độ" luôn đắt tiền hơn các ống kính zoom "2 khẩu độ".
Trong tính toán của mình nêu trên, khẩu độ tổi đa ở tiêu cự dài lại mở lớn hơn gấp đôi so với ở tiêu cự ngắn. Do đó mình mới thốt lên "không thể nào" :p
Mình sẽ cố tìm hiểu thêm. Nếu các bạn có thông tin gì thì làm ơn cho biết nhé.
Cám ơn
Tifosi

Atkinson
21-07-2005, 10:33 PM
Chào bạn Atkinson,
Trước giờ mình vẫn nghĩ là OK tiêu cự càng dài thì khẩu độ tối đa càng nhỏ lại. Mình nghĩ đó chính là lý do khiến các ống kính zoom "1 khẩu độ" luôn đắt tiền hơn các ống kính zoom "2 khẩu độ".
Trong tính toán của mình nêu trên, khẩu độ tổi đa ở tiêu cự dài lại mở lớn hơn gấp đôi so với ở tiêu cự ngắn. Do đó mình mới thốt lên "không thể nào" :p
Mình sẽ cố tìm hiểu thêm. Nếu các bạn có thông tin gì thì làm ơn cho biết nhé.
Cám ơn
Tifosi

Ah, vậy là bác vẫn lẫn lộn giữa khẩu độ và đường kính lỗ mở.

Ở cái lens trên của bác, khẩu độ tối đa ở tiêu cự dài (105mm) nhỏ hơn khẩu độ tối đa ở tiêu cự ngắn (35mm): f/5.6 vs f/4.5

Còn đường kính lỗ mở ở tiêu cự dài (105mm) tại giá trị khẩu độ tối đa thì lại lớn hơn đường kính lỗ mở ở tiêu cự ngắn (35mm) tại giá trị khẩu độ tối đa: 18.75mm vs 7.7mm

Hai câu trên nó khác nhau ở phần in đậm bác ạ.

Bác viết công thức đúng nhưng lại hiểu chưa chính xác. Lúc đầu em cứ tưởng bác sẽ hỏi là : "Tại sao họ k0 làm lỗ mở ở 35mm to = 18.75mm ?"

tifosi
27-07-2005, 05:13 PM
Chào anh ,
Sorry không thể phúc đáp sớm được. Tôi có gửi mail hỏi Nikon về việc này và họ trả lời như sau : (trích nguyên văn tiếng Anh)

---------------------------
* Customer (Huy Lai) 07/23/2005 05:32 AM
As far as I know, a zoom lens of 35-105mm f/4.5-5.6 means that at 35mm the max aperture is f/4.5 and at 105mm the max aperture is f/5.6.
Then at 35 mm, aperture = f/4.5 = 35/4.5 = 7.7 mm
And at 105 mm, aperture = f/5.6 = 105/5.6 = 18.75 mm (???) which means the aperture can open more than twice larger than that of 35mm ?
Please explain
Many thanks
Huy Lai
* Response (Tom Q.) 07/25/2005 11:59 AM
Thank you for your email...

Unfortunately that is not correct. The larger the f-stop becomes, the more the aperture assembly becomes more closed down. When the aperture assembly closes down, the amount of light is then reduced. When that occurs, you have to make a change to either the shutter speed dial or change the ISO value.

The only way the aperture assembly would allow more light is if the aperture value was smaller then f4.5.. like f2.8 .

I'm sure you know this but I just want to reiterate, when you zoom the lens from the 35mm position to the 105mm position, you are moving the front glass elements further away from the recording area. Because of that, the amount of light that was reaching the recording area has now been reduced.

*Customer (Huy Lai) 07/26/2005 02:44 AM
Many thanks for your reply. Then only one question remains : when I zoom to 105mm, the max aperture f/5.6 is based on which "f" ?(i.e. which focal length ?). Is it the shortest "f" 35mm I supppose ?

Thanks again in advance
Huy

* Response (Tom Q.) 07/26/2005 12:25 PM
The f5.6 aperture value is representing the most amount of light that is going to be available with the lens in the 105mm position. Because the front elements are moving further away from the recording area, there is a loss of light.
----------------

Tóm lại tôi thấy họ không trả lời trực tiếp cho câu hỏi thứ 2 của tôi, tức là ở 105mm thì f/5.6 là "f" nào...

Nếu có ý kiến gì thêm xin anh cho biết.
Cám ơn nhiều
Huy

Atkinson
28-07-2005, 01:11 AM
*Customer (Huy Lai) 07/26/2005 02:44 AM
Many thanks for your reply. Then only one question remains : when I zoom to 105mm, the max aperture f/5.6 is based on which "f" ?(i.e. which focal length ?). Is it the shortest "f" 35mm I supppose ?

Thanks again in advance
Huy
.....
Tóm lại tôi thấy họ không trả lời trực tiếp cho câu hỏi thứ 2 của tôi, tức là ở 105mm thì f/5.6 là "f" nào...


Bởi ngay câu hỏi của bác là một câu hỏi "k0 rõ ràng" rồi, nên người trả lời cảm thấy lúng túng k0 biết bác muốn hỏi cái gì.

Em nhắc lại là hình như bác vẫn lẫn lộn giữa hai khái niệm "khẩu độ" (f-stop)và "đường kính lỗ mở" (aperture assembly) hay sao ấy. Em dùng lại cái từ mà Nikon họ trả lời bác. Em thấy họ cũng nhắc lại cơ bản cho bác hiểu rồi mà.

Ở 105mm thì max f/5.6 là .... "f/5.6", thế thôi. Nó chẳng base trên cái "f" nào cả, càng k0 liên quan gì đến min focal 35mm của cái lens.

Nếu nói về "base" của max f/5.6 tại 105mm thì chẳng qua nó "base" trên chất lượng, kích thước thấu kính đồng nghĩa với chi phí & giá thành lens. Nên k0 làm khẩu độ lớn hơn được.

Tóm lại là em coi câu hỏi của bác và phải đoán xem bác muốn hỏi cái gì rồi thử trả lời dựa trên những dự đoán đó. Tốt nhất là bác xem lại hai khái niệm "khẩu độ" và "đường kính lỗ mở". Nếu vẫn còn thắc mắc gì thì ráng đặt câu hỏi thật rõ ràng. Anh em sẽ cố gắng để báo cáo bác.

mum@mim
01-08-2005, 09:43 PM
Chào bạn Atkinson,
Trước giờ mình vẫn nghĩ là OK tiêu cự càng dài thì khẩu độ tối đa càng nhỏ lại. Mình nghĩ đó chính là lý do khiến các ống kính zoom "1 khẩu độ" luôn đắt tiền hơn các ống kính zoom "2 khẩu độ".
Trong tính toán của mình nêu trên, khẩu độ tổi đa ở tiêu cự dài lại mở lớn hơn gấp đôi so với ở tiêu cự ngắn. Do đó mình mới thốt lên "không thể nào" :p
Mình sẽ cố tìm hiểu thêm. Nếu các bạn có thông tin gì thì làm ơn cho biết nhé.
Cám ơn
Tifosi
Em cũng chưa hiểu rõ lắm vì sao ống kính zoom "1 khẩu độ" lại luôn đắt tiền hơn vậy?, anh Atkinson (họ với Mr Bean hay sao nhỉ :p ) giải thích rõ hơn cho em với ạ?

Cuongga
02-08-2005, 10:53 AM
Câu trả lời của bác At, từ hôm đầu em cũng thấy chưa ổn, nhưng cũng nghĩ mãi mà vẫn chưa ra cách trả lời cho rõ ràng hơn. Hôm nay mạo muội làm vài dòng.

Em nghĩ, cái đường kính lỗ mở và cái khẩu độ là 1 mà thôi, chỉ là 1 giá trị theo quy tắc tam suất liên quan đến 1 hàm số của focal length. Ví dụ đơn giản như:

Khẩu độ =35/đường kính lỗ mở thực tế cho ánh sáng đi vào.
35 ở đây là kích thước bản phim theo thiết kế của ống kính máy phim 35mm (chuẩn 1x). Nếu máy có format khác, như 4x6 hay 6x7 thì sẽ thay đổi tương ứng, chứ 35 không phải là focal length nên nó không thể chuyển thành 105 như bác Tifosi nghĩ.

Nhưng có thể cái hàm số này phức tạp hơn, chính xác thế nào thì em cũng không rõ. Cái lỗ mở sẽ luôn ở vị trí cố định khi mình zoom, trong khi hệ thống thấu kính dịch chuyển từ 35mm sang 105mm, kể cả từ 15mm sang 600mm. Khi đó các ống kính 2 khẩu độ (thường làm dạng hình trụ) sẽ cho góc ánh sáng vào giảm đi, máy sẽ tự giảm khẩu độ để việc đo sáng cho chính xác và việc này là không thể khác được. Ống kính hình trụ sẽ dễ chế tạo hơn do các thấu kính hoàn toàn bằng nhau về kích thước, coi như khi dịch chuyển sẽ chỉ nằm trên 1 "đường ray" chung cho cả hệ --> dễ chế tạo.

Để cho lỗ mở ở vị trí cố định thì chỉ có các thấu kính ở trước lỗ mở là dịch chuyển, các thấu kính giữa lỗ mở và phim sẽ cố định, và thực tế chẳng cần thiết dịch chuyển chúng là gì. Lỗ mở chắc chắn được thiết kế ở 1 vị trí cố định thích hợp để có thể mở lớn nhất, có lợi nhất. Điều này giờ em nghĩ được thì Canon, Nikon nó phải làm được từ cuối thế kỷ 19 rồi :lick:

Muốn giữ nguyên 1 khẩu độ khi zoom, ánh sáng phải vào phim theo góc không đổi --> Ống kính phải chế tạo theo dạng nón trụ, loe dần ra ngoài. Các thấu kính không bằng nhau về kích thước (ví dụ cái ngoài cùng là 82mm, cái trong chỉ là 52mm và em chỉ nói đến các thấu kính phía trước lỗ mở), các bác cứ nhìn ống kính L của Canon chẳng hạn là thấy ngay. Do đó nó sẽ phải có nhiều hệ thống ray để cho các ống kính dịch chuyển, to dần từ trong ra ngoài nên hệ thống ray sẽ phức tạp, đồng thời việc xử lý quang học cũng phức tạp hơn với nhiều ống kính khác nhau về đường kính --> khó chế tạo hơn. Còn việc chất lượng thấu kính tốt hơn thì em nghĩ chỉ là 1 công đôi việc thôi, đã vất vả chế tạo về mặt cơ khí thì cải thiện luôn về mặt quang học cho cái ống bán ra xứng đồng tiền bát gạo.

Nhờ bác At vẽ hộ em cái hình minh hoạ với, em chẳng thạo Visio gì cả :banghead:

Atkinson
03-08-2005, 01:32 AM
Câu trả lời của bác At, từ hôm đầu em cũng thấy chưa ổn, nhưng cũng nghĩ mãi mà vẫn chưa ra cách trả lời cho rõ ràng hơn. Hôm nay mạo muội làm vài dòng.

Em nghĩ, cái đường kính lỗ mở và cái khẩu độ là 1 mà thôi, chỉ là 1 giá trị theo quy tắc tam suất liên quan đến 1 hàm số của focal length. Ví dụ đơn giản như:

Khẩu độ =35/đường kính lỗ mở thực tế cho ánh sáng đi vào.
35 ở đây là kích thước bản phim theo thiết kế của ống kính máy phim 35mm (chuẩn 1x). Nếu máy có format khác, như 4x6 hay 6x7 thì sẽ thay đổi tương ứng, chứ 35 không phải là focal length nên nó không thể chuyển thành 105 như bác Tifosi nghĩ.

Nhưng có thể cái hàm số này phức tạp hơn, chính xác thế nào thì em cũng không rõ. Cái lỗ mở sẽ luôn ở vị trí cố định khi mình zoom, trong khi hệ thống thấu kính dịch chuyển từ 35mm sang 105mm, kể cả từ 15mm sang 600mm. Khi đó các ống kính 2 khẩu độ (thường làm dạng hình trụ) sẽ cho góc ánh sáng vào giảm đi, máy sẽ tự giảm khẩu độ để việc đo sáng cho chính xác và việc này là không thể khác được. Ống kính hình trụ sẽ dễ chế tạo hơn do các thấu kính hoàn toàn bằng nhau về kích thước, coi như khi dịch chuyển sẽ chỉ nằm trên 1 "đường ray" chung cho cả hệ --> dễ chế tạo.

Để cho lỗ mở ở vị trí cố định thì chỉ có các thấu kính ở trước lỗ mở là dịch chuyển, các thấu kính giữa lỗ mở và phim sẽ cố định, và thực tế chẳng cần thiết dịch chuyển chúng là gì. Lỗ mở chắc chắn được thiết kế ở 1 vị trí cố định thích hợp để có thể mở lớn nhất, có lợi nhất. Điều này giờ em nghĩ được thì Canon, Nikon nó phải làm được từ cuối thế kỷ 19 rồi :lick:

Muốn giữ nguyên 1 khẩu độ khi zoom, ánh sáng phải vào phim theo góc không đổi --> Ống kính phải chế tạo theo dạng nón trụ, loe dần ra ngoài. Các thấu kính không bằng nhau về kích thước (ví dụ cái ngoài cùng là 82mm, cái trong chỉ là 52mm và em chỉ nói đến các thấu kính phía trước lỗ mở), các bác cứ nhìn ống kính L của Canon chẳng hạn là thấy ngay. Do đó nó sẽ phải có nhiều hệ thống ray để cho các ống kính dịch chuyển, to dần từ trong ra ngoài nên hệ thống ray sẽ phức tạp, đồng thời việc xử lý quang học cũng phức tạp hơn với nhiều ống kính khác nhau về đường kính --> khó chế tạo hơn. Còn việc chất lượng thấu kính tốt hơn thì em nghĩ chỉ là 1 công đôi việc thôi, đã vất vả chế tạo về mặt cơ khí thì cải thiện luôn về mặt quang học cho cái ống bán ra xứng đồng tiền bát gạo.

Nhờ bác At vẽ hộ em cái hình minh hoạ với, em chẳng thạo Visio gì cả :banghead:

Bác cuongga,

Bác làm phức tạp hóa vấn đề lên làm gì thế. Cái công thức nó có sẵn rồi và rất đơn giản chứ k0 phức tạp và cũng k0 như cái công thức mà bác tưởng tượng ra đâu. Chính xác là như bác tifosi đã nêu ra đó:


Khẩu độ = tiêu cự / đường kính lỗ mở
hoặc
Đường kính lỗ mở = tiêu cự / khẩu độ

Có thể hiểu khẩu độ với đường kính lỗ mở tuy hai mà một nhưng trước khi quan niệm nó "tuy hai mà một" thì phải hiểu được nó "tuy một mà hai":

2 in 1: tỷ lệ với lượng ánh sáng đi vào film tại cùng một tiêu cự . Thiếu cái phần in đậm này thì k0 thể "tuy hai là một" được. Nghĩa là tại cùng một tiêu cự thì nếu giá trị khầu độ càng nhỏ thì đường kính lỗ mở càng lớn, ánh sáng vào càng nhiều ; và ngược lại.
Một hòn gạch 10kg sẽ phải to và nặng hơn một hòn gạch 1kg vì nó cùng là gạch

1 in 2:
- Đường kính lỗ mở là như nhau, nhưng giá trị khẩu độ sẽ khác nhau tại những tiêu cự khác nhau. Và ánh sáng đi vào film cũng sẽ khác nhau.
- Giá trị khẩu độ là như nhau, nhưng đường kính lỗ mở sẽ khác nhau tại những tiêu cự khác nhau. Và ánh sáng đi vào film là như nhau.
Cùng nặng 1kg nhưng hòn gạch thì nhỏ còn bông thì phải một túi rất to vì chúng là gạch vs. bông.

Như vậy, lỗ mở to hay nhỏ thì ánh sáng sẽ vào nhiều hay ít. Nhưng để tính toán phơi sáng thì phải căn cứ vào khẩu độ (giá trị quy đổi của đường kính lỗ mở thông qua tiêu cự) chứ k0 thể căn cứ vào giá trị đường kính lỗ mở k0 thôi.

Ví dụ như một đối tượng được phơi sáng đúng theo máy đo sáng là 1/125sec f/4.0.
Nếu chụp đối tượng đó ở tiêu cự 20mm thì đường kính lỗ mở sẽ là 20/4.0 = 5mm.
Còn nếu chụp ở 50mm thì đường kính lỗ mở sẽ là 50/4.0 = 12.5mm

- Cả hai ảnh đều ĐÚNG SÁNG, tất nhiên bố cục, phối cảnh, DOF sẽ có khác nhau nhưng ở đây chỉ nói đến chuyện phơi sáng.
- Cả hai ảnh đều ĐÚNG SÁNG vì nó phơi ở 1/125sec f/4.0, chứ k0 phải vì nó phơi ở 1/125sec 5mm hay 12.5mm đường kính lỗ mở.
- Nếu chụp ở 20mm mà đường kính lỗ mở là 12.5mm (nếu được) thì tương đương khẩu độ 20/12.5 ~ 1.6 --> ảnh sẽ thừa sáng.
- Nếu chụp ở 50mm mà đường kính lỗ mở là 5mm thì tương đương khẩu độ 50/5 ~ 10 --> ảnh sẽ thiếu sáng.

Cứ từ đó mà luận ra tại sao lens 1 khẩu lại đắt hơn lens 2 khẩu. Lý do chính là tốn tiền, tốn công hơn.

Ví dụ: 70-300mm f/4 - 5.6. Đường kính lỗ mở lớn nhất là 300/5.6 ~ 53.6mm. Như vậy thì các thấu kính chỉ cần có kích thước nhỉnh hơn ~ 54mm (ví dụ vậy) là đủ. Loại này thường có front element to nhất là phi 58mm.

70-200mm f/2.8 . Đường kính lỗ mở lớn nhất sẽ là 200/2.8 ~ 71.4mm. Do đó thấu kính nằm phía trước lỗ mở phải có kích thước lớn hơn 71.4mm, tốn kém nguyên vật liêu hơn. Việc chế tạo các thấu kính đường kính lớn kéo theo phần gia công vùng mép thấu kính phức tạp hơn, tốn công hơn ---> Đắt hơn.

Còn chuyện ray riếc em k0 rành lắm, nhưng báo cáo bác là bất cứ lens nào dù là 1 khẩu, 2 khẩu, hay fix focal thì phần gần với front element bao giờ cũng có đường kính to hơn phần ở trong bác ạ. Chứ k0 phải lens 2 khẩu thì tất cả các thấu kính đều bằng nhau đâu. Tất nhiên là so với lens 1 khẩu thì sự chênh lệch đó ít hơn thôi.

ultranovared
15-03-2007, 05:49 PM
Càng đọc càng khó hiểu, mình nói như có được không?
Với OK 50-200 f/4-5.6
Chụp ở 50mm thì khi đặt f/4 sẽ chính xác là f/4, nghĩa là lượng ánh sáng đi qua lỗ mở sẽ là lớn nhất (MAX), còn đặt ở f/5.6 thì lượng sáng sẽ qua lỗ mở là nhỏ nhất (MIN)
Khi chụp ở 200mm thì lượng sáng cho dù đặt ở f/4 thì cũng chỉ bằng lượng sáng MIN của 50mm, còn khi đặt ở f/5.6 thì tất nhiên lượng sáng sẽ nhỏ hơn nữa rồi.
Nói vậy đúng không nhỉ?

Drakan
15-03-2007, 06:14 PM
Các bạn làm ơn cho hỏi :
- theo tôi biết thì ống kính zoom ghi là 35-105mm f/4.5-5.6 thì được hiểu là khẩu độ mở tối đa ở 35 mm là f/4.5 còn ở 105 mm là f/5.6
Vậy ở 35 mm thì khẩu = f/4.5 = 35/4.5 = 7.7 mm
Còn ở 105 mm thì khẩu = f/4.5 = 105/5.6 = 18.75 mm (???) không thể nào.

Vậy có anh em nào biết xin giải thích giùm.
Cám ơn nhiều
Tifosi

Em e là bác có sự hiểu lầm nho nhỏ từ cách ghi trên ống kính zoom:

- Theo bác: ghi là 35-105mm f/4.5-5.6 tức là lấy giá trị f tại 35mm chia cho 4.5, lấy giá trị f tại 105mm chia cho 5.6 để ra độ mở tối đa.

- Theo em: ống kính ghi như trên là ghi tắt, nếu ghi đầy đủ nó sẽ là: 35-105mm F 1:4.5-5.6, tức là 35-105mm tiêu cự (F), khẩu độ lớn nhất là 1:4.5 tại 35mm, 1:5.6 tại 105mm.

Như vậy, ký hiệu F bên trên đi chung với nhóm 35-105mm chứ không đi cùng giá trị 4.5-5.6, diễn giải ra thì là [35-105mm f] [/4.5-5.6]. Người ta cũng thường viết tắt: 35-105mm 1:4.5-5.6 -> không có chữ F nào cả.

akarivn
15-03-2007, 09:25 PM
Càng đọc càng khó hiểu, mình nói như có được không?
Với OK 50-200 f/4-5.6
Chụp ở 50mm thì khi đặt f/4 sẽ chính xác là f/4, nghĩa là lượng ánh sáng đi qua lỗ mở sẽ là lớn nhất (MAX), còn đặt ở f/5.6 thì lượng sáng sẽ qua lỗ mở là nhỏ nhất (MIN)
Khi chụp ở 200mm thì lượng sáng cho dù đặt ở f/4 thì cũng chỉ bằng lượng sáng MIN của 50mm, còn khi đặt ở f/5.6 thì tất nhiên lượng sáng sẽ nhỏ hơn nữa rồi.
Nói vậy đúng không nhỉ?
Em thấy bác Atkinson giải thích dễ hiểu chứ ạ. Hoàn toàn rõ ràng. Còn nói như bác thì (theo em hiểu) là sai ạ.

Nếu ống kính 50-200mm có ghi f/4-5.6 thì có nghĩa là độ mở lớn nhất tại 50mm là f/4 và độ mở lớn nhất tại 200mm là f/5.6. Bác chụp tại 200mm thì không thể nào mở rộng hơn 5.6 được. Giả sử bác chỉnh thông số trên máy ảnh để độ mở lớn hơn f/5.6 (f/4 chẳng hạn) thì ống kính của bác cũng không mở được quá mức f/5.6.

Độ mở nhỏ nhất thì phần lớn các ống kính em biết đều là f/22. Có một lần thấy quảng cáo ống kính mở nhỏ nhất là f/32 nhưng em không nhớ là ống gì, của hãng nào.

Còn chuyện ghi thông số thì tùy, f/4-5.6 cũng được, mà 1:4-5.6 cũng được. Đầy đủ thì phải là f=1/4 hoặc f=1/5.6, người ta quy ước viết ngắn đi thôi. Chữ F (viết hoa) thì là để chỉ tiêu cự (focal lengh) chứ không phải là độ mở (bác Drakan nói chính xác rồi).

DANG_BLUE
15-03-2007, 10:41 PM
Vấn đề này trê diễn đàn có bạn đã hỏi rồi và đã tranh luận rồi.
Bác Atkinson giải thích rất dễ hiểu. Vấn đề vẫn chỉ là nhầm lẫn giữa đường kính lỗ mở và khẩu độ thôi.

Tracy
15-03-2007, 11:49 PM
ồ em thấy bác Atkison giải thích cũng ra vấn đề đấy chứ, khi phân biệt khẩu độ và đường kính lỗ mở thì rõ ràng là mọi chuyện hợp lí

fRzzy
15-03-2007, 11:55 PM
Bác tifosi thắc mắc đúng, nhưng thực tế nó khác với những gì bác thắc mắc cơ, thế mới khổ :D

Bây giờ em không có thời giờ ngồi giải thích cặn kẽ vì rất dài dòng, nên đưa ra luôn một số kết luận sau:

Đường kính lỗ mở ống kính trong công thức tính khẩu độ (A) không phải là đường kính lỗ mở thực tế do các lá khẩu tạo thành (B), đường kính A này chỉ dùng trong các công thức, còn đường kính B là đường kính thực tế tồn tại trong các ống kính.

Các nhà sản xuất cần phải đảm bảo lượng ánh sáng đi qua đường kính B phải tương đương với lượng ánh sáng đi qua đường kính A.

Nghe thì rất là bất hợp lý vì làm thế quái nào mà ánh sáng đi qua một lỗ bé hơn lại tương đương với lượng ánh sáng đi qua một lỗ lớn hơn được. Nhưng bác nên nhớ ống kính là một hệ thấu kính, mà theo vật lý quang cơ bản thì mọi hệ thấu kính đều có khả năng hội tụ hoặc phân tán ánh sáng. Ánh sáng sau khi bị hội tụ sẽ có đường kính ảnh nhỏ hơn nhưng lượng ánh sáng vẫn tương đương (như khi dùng kính lúp đốt cháy áo đứa ngồi trước với ánh sáng mặt trời vậy) -> chính từ điểm này, vị trí các lá khẩu độ trong ống kính sẽ quyết định đường kính B.

Tóm lại: Đường kính A chỉ là đường kính được tính dựa trên công thức và chỉ dùng trong các công thức khác để tính toán chứ hầu như nó không bao giờ tồn tại trong thực tế.

akarivn
16-03-2007, 12:48 AM
Đường kính lỗ mở ống kính trong công thức tính khẩu độ (A) không phải là đường kính lỗ mở thực tế do các lá khẩu tạo thành (B), đường kính A này chỉ dùng trong các công thức, còn đường kính B là đường kính thực tế tồn tại trong các ống kính.

Các nhà sản xuất cần phải đảm bảo lượng ánh sáng đi qua đường kính B phải tương đương với lượng ánh sáng đi qua đường kính A.

Nghe thì rất là bất hợp lý vì làm thế quái nào mà ánh sáng đi qua một lỗ bé hơn lại tương đương với lượng ánh sáng đi qua một lỗ lớn hơn được. Nhưng bác nên nhớ ống kính là một hệ thấu kính, mà theo vật lý quang cơ bản thì mọi hệ thấu kính đều có khả năng hội tụ hoặc phân tán ánh sáng. Ánh sáng sau khi bị hội tụ sẽ có đường kính ảnh nhỏ hơn nhưng lượng ánh sáng vẫn tương đương (như khi dùng kính lúp đốt cháy áo đứa ngồi trước với ánh sáng mặt trời vậy) -> chính từ điểm này, vị trí các lá khẩu độ trong ống kính sẽ quyết định đường kính B.

Tóm lại: Đường kính A chỉ là đường kính được tính dựa trên công thức và chỉ dùng trong các công thức khác để tính toán chứ hầu như nó không bao giờ tồn tại trong thực tế.
Em không hiểu ý bác lắm ạ. :banghead:

Nếu như lượng ánh sáng đi qua lỗ mở đường kính A và lỗ mở đường kính B như nhau thì sự khác biệt giữa khẩu f/4 với khẩu f/5.6 là ánh sáng hội tụ tại mặt sensor ở f/4 nhiều hơn ở f/5.6 chứ không phải là lượng ánh sáng đi qua các thấu kính ít đi đúng không ạ?

Em chỉ biết sơ sơ lý thuyết chứ ko hiểu sâu, mong bác giải thích kĩ hơn ạ. :banghead:

fRzzy
16-03-2007, 01:12 AM
Không không không...

Đường kính A ở khẩu f/4 khác với đường kính A đó ở khẩu f/5.6 chứ, do đó đường kính B cũng tương tự, đường kính B ở khẩu f/4 khác với đường kính B ở khẩu f/5.6

Giải thích cho vụ hai khẩu độ của ống kính thì là do vị trí của các lá khẩu độ khi ở tiêu cự ngắn và khi ở tiêu cự dài nó khác nhau. Sự khác nhau về vị trí này dẫn tới sự khác nhau về đường kính A khi đường kính B không đổi.

Quay trở lại vấn đề ở post đầu tiên:

Ống 35-105 f/4.5-5.6

Đường kính B ở cả hai vị trí tiêu cự lớn nhất lẫn nhỏ nhất đều là một giá trị không đổi, không biết là bao nhiêu, nhưng tùy vào vị trí của nó ở mỗi tiêu cự mà nó sẽ chặn lại lượng ánh sáng nhiều hay ít, dẫn tới khẩu độ hiệu quả là lớn hơn hay nhỏ hơn.

akarivn
16-03-2007, 11:22 AM
Phức tạp hơn em nghĩ một chút. Giờ cũng tạm hiểu rồi ạ. Cảm ơn bác.

JackChan
16-03-2007, 12:00 PM
Đường kính lỗ mở = tiêu cự / khẩu độ[/center]

Có thể hiểu khẩu độ với đường kính lỗ mở tuy hai mà một nhưng trước khi quan niệm nó "tuy hai mà một" thì phải hiểu được nó "tuy một mà hai":

2 in 1: tỷ lệ với lượng ánh sáng đi vào film tại cùng một tiêu cự . Thiếu cái phần in đậm này thì k0 thể "tuy hai là một" được. Nghĩa là tại cùng một tiêu cự thì nếu giá trị khầu độ càng nhỏ thì đường kính lỗ mở càng lớn, ánh sáng vào càng nhiều ; và ngược lại.
Một hòn gạch 10kg sẽ phải to và nặng hơn một hòn gạch 1kg vì nó cùng là gạch

1 in 2:
- Đường kính lỗ mở là như nhau, nhưng giá trị khẩu độ sẽ khác nhau tại những tiêu cự khác nhau. Và ánh sáng đi vào film cũng sẽ khác nhau.
- Giá trị khẩu độ là như nhau, nhưng đường kính lỗ mở sẽ khác nhau tại những tiêu cự khác nhau. Và ánh sáng đi vào film là như nhau.
Cùng nặng 1kg nhưng hòn gạch thì nhỏ còn bông thì phải một túi rất to vì chúng là gạch vs. bông.

Như vậy, lỗ mở to hay nhỏ thì ánh sáng sẽ vào nhiều hay ít. Nhưng để tính toán phơi sáng thì phải căn cứ vào khẩu độ (giá trị quy đổi của đường kính lỗ mở thông qua tiêu cự) chứ k0 thể căn cứ vào giá trị đường kính lỗ mở k0 thôi...

Bác Atkinson giải thích rất tường tận. Chỉ cần đọc kỹ đoạn trên vài lần là hiểu liền. Mà ..hông biết em hỉểu có đúng không :lol: .

Em hình dung sự việc giống giống lúc mình gắn thêm tube vào để chụp macro vậy. Tube càng dài, lượng sáng vào càng bị giảm.

Thí dụ :
- ống kính 100m f/2.8, mở khẩu tối đa f/2.8, đường kính lỗ mở lớn nhất sẽ là x, lượng sáng vào mặt phim khi đó là y.

- Gắn cả bộ tube kenko vào, ống kính dài ra thêm, lúc này dù vẫn mở khẩu tối đa ở f/ 2.8, đường kính lỗ mở lớn nhất vẫn là x, nhưng lượng sáng thực tế vào mặt phim bị giảm đi, không còn là y nữa. Lượng sáng lúc này tương đương khẩu độ f4 chẳng hạn. Do đó cần điều chỉnh tốc độ, ISO căn cứ trên khẩu độ f4 này để cho ra thời chụp đúng .

bvh2228
16-03-2007, 03:05 PM
Đúng là càng đọc càng trừu tượng. Em nêu vấn đề thế này, các bác giải thích giúp:
Em có cái lens 70-210 f/4, khi chụp ở 70 f/4 và ở 210 f/4 thì khẩu độ là như nhau nhưng đường kính lỗ mở có khác nhau không? Nếu khác nhau thì coi như câu trả lời chung đã được giải đáp.

Drakan
16-03-2007, 03:08 PM
Đúng là càng đọc càng trừu tượng. Em nêu vấn đề thế này, các bác giải thích giúp:
Em có cái lens 70-210 f/4, khi chụp ở 70 f/4 và ở 210 f/4 thì khẩu độ là như nhau nhưng đường kính lỗ mở có khác nhau không? Nếu khác nhau thì coi như câu trả lời chung đã được giải đáp.
đường kính lỗ mở giống hệt nhau bác ạ. Bác có thể dùng nút DOF-preview để kiểm chứng vấn đề này.

tunghpvn
16-03-2007, 04:17 PM
Chắc chắn là nếu bác set cùng một khẩu độ ở hai tiêu cự khác nhau thì cho đường kính lỗ mở khác nhau rồi. Công thức thì rất nhiều bác đã nêu rồi mà, em chỉ dẫn lại thôi:
Khẩu độ = tiêu cự / đường kính lỗ mở (1)
hoặc
Đường kính lỗ mở = tiêu cự / khẩu độ (2)

Bác thấy công thức số (2) nhé: khẩu độ bất biến mà thay đổi tiêu cự thì rõ ràng là đường kính lỗ mở phải thay đổi rồi.

fRzzy
16-03-2007, 04:41 PM
Giống nhau hay khác nhau còn tùy vào thiết kế của ống kính bác ạ...

tunghpvn
16-03-2007, 05:14 PM
Giống nhau hay khác nhau còn tùy vào thiết kế của ống kính bác ạ...

Bác có thể giải thích thêm được không?
Em áp vào công thức thì rõ ràng là khác nhau rồi.

fRzzy
16-03-2007, 07:45 PM
Bác đọc lại các post trước của em đi ạ, áp vào công thức chỉ ra đường kính A trong khi đường kính B mới là đường kính được áp dụng trong các ống kính.

Đường kính A và đường kính B chỉ cái gì thì bác đọc lại sẽ rõ :D

tunghpvn
17-03-2007, 02:17 PM
Cảm ơn bác fRzzy, em đã đọc kỹ lại bài của bác và em hiểu như sau (nếu có gì không phải thì các bác bổ túc thêm cho em nhé - chỉ tại em đầu đất quá thôi):
1. Đường kính lỗ mở tính toán được (A) chỉ là giá trị quy ước để người sử dụng ước lượng lượng ánh sáng sẽ đi vào sensor thôi.
2. Đường kính lỗ mở thực tế do các lá khẩu tạo thành (B) + các thấu kính quang học của ống kính sẽ đảm bảo lượng ánh sáng đi đến sensor bằng với lượng ánh sáng cho phép của lỗ có đường kính (A) ở điều kiện thông thường.Tùy thuộc vào cấu trúc của ông kính mà đường kính (B) có thể thay đổi hay không ở cùng một giá trị khẩu độ ngay cả khi ta thay đổi tiêu cự cử ống kính (không phụ thuộc vào công thức (A) = tiêu cự/khẩu độ). Như vậy trong trường hợp này thì DOF có thể không thay đổi ngay khi ta thay đổi tiêu cự.

Em hiểu sơ sơ thế, nếu không đúng các bác góp ý thêm nhé.

fRzzy
17-03-2007, 02:58 PM
DOF trong tất cả các trường hợp đều tỉ lệ nghịch với độ mở ống kính và tiêu cự bác ạ.

tunghpvn
17-03-2007, 08:59 PM
Em đã thủng rồi, cảm ơn bác fRzzy

street-eyes
18-03-2007, 11:47 AM
Em hỏi thêm 1 chút ạ
Giả sử em có 3 lens:
- 300mm f2.8 @ f2.8
- 300mm f2.8 + TC 2x @ f2.8 (f tương đương lúc này là 5.6)
- 600mm f5.6 @ f5.6

Lúc này, đường kính lỗ mở A chắc là như nhau rồi. Nhưng đường kính B thì sao ạ?
Em đồ rằng 2 cái đầu như nhau, vì đều sinh ra từ 300mm và f2.8 nhưng cái sau tuy là f5.6 nhưng từ ống 600 nên chắc là TO hơn???

fRzzy
18-03-2007, 05:59 PM
Nếu cái ống 300 của hai ví dụ đầu tiên là một ống thì tất nhiên đường kính B là như nhau.
Còn trường hợp ống 600 thì không nói trước được, có thể to hơn, nhỏ hơn hoặc bằng, tùy vào thiết kế của nhà sx nữa bác ạ.

thaith
16-07-2009, 03:40 PM
Không không không...

Đường kính A ở khẩu f/4 khác với đường kính A đó ở khẩu f/5.6 chứ, do đó đường kính B cũng tương tự, đường kính B ở khẩu f/4 khác với đường kính B ở khẩu f/5.6

Giải thích cho vụ hai khẩu độ của ống kính thì là do vị trí của các lá khẩu độ khi ở tiêu cự ngắn và khi ở tiêu cự dài nó khác nhau. Sự khác nhau về vị trí này dẫn tới sự khác nhau về đường kính A khi đường kính B không đổi.

Quay trở lại vấn đề ở post đầu tiên:

Ống 35-105 f/4.5-5.6

Đường kính B ở cả hai vị trí tiêu cự lớn nhất lẫn nhỏ nhất đều là một giá trị không đổi, không biết là bao nhiêu, nhưng tùy vào vị trí của nó ở mỗi tiêu cự mà nó sẽ chặn lại lượng ánh sáng nhiều hay ít, dẫn tới khẩu độ hiệu quả là lớn hơn hay nhỏ hơn.

Không phải đâu bác ơi, không có vụ đường kính A, B nào ở đây cả. Bác Atkinson đã giải thích rất kỹ rồi. Em làm thực nghiệm chút nhá:
- Bác lấy 1 ống kính 2 khẩu, VD 18-55 f3.5-5.6 rồi khép khẩu bất kỳ nhưng phải nhỏ hơn 5.6, ví dụ f22 (đối với ống kính loại G của Nikon thì không cần làm bước này vì nó tự động khép ở khẩu nhỏ nhất)
- Để zoom ở vị trí 18mm rồi nhìn vào ống kính rồi nhìn vào ống kính bác sẽ thấy các lá khẩu khép thành 1 lổ tròn có kích thước là 18/22=0.3636mm (không đo được nhưng chắc chắn là như thế).
- Vẫn nhìn vào ống kính từ từ xoay vòng chỉnh tiêu cự về vị trí 55mm thì thấy lổ mở do các lá khẩu cũng lớn dần lên, tại 55mm sẽ là 55/18=3.0555 mm (vẫn không đo được nhưng cái sự lớn dần lên thì có thể quan sát thấy rõ bằng mắt thường).
- Kết luận: tại cùng khẩu độ (ở đây là f22) thì đường kính lổ mở ở 55mm lớn hơn đường kính lổ mở ở 18mm: phù hợp hoàn toàn với công thức mà chúng ta đã biết.
- Vậy tại sao đường kính lổ mở khác nhau lại cho cùng độ phơi sáng? Đó là do mật độ ánh sáng ở 2 trường hợp này là khác nhau, nói nôm na là "độ đặc của ánh sáng" (ví dụ: bạn ở trong 1 căn buồng tối đen, với ánh sáng mặt trời bạn chỉ cần mở 1 ô nhỏ như cửa sổ cũng đủ sáng nhưng cũng căn phòng đó, dưới ánh sáng của mặt trăng thì bạn có mở cả cửa lớn vẫn thấy tối)
- Vậy tại sao mật độ ánh sáng trong 2 trường hợp này khác nhau: ở tiêu cự dài hơn ánh sáng đi gần song song (ít hội tụ hơn) ở tiêu cự ngắn nên với cùng 1 lượng ánh sáng như nhau thì ở trường hợp tiêu cự dài cần nhiều không gian (tiết diện) để truyền qua hơn.
- Chính vì lý do này nên người ta mới mất công đặt ra khái niệm khẩu độ: ở cùng điều kiện ánh sáng, tốc độ chụp và khẩu độ như nhau thì độ phơi sáng là như nhau, không phụ thuộc vào chiều dài tiêu cự (nếu không thì sử dụng khái niệm đường kính lổ mở cho rồi, cần gì thêm khái niệm với công thức cho mệt). Thân ái!

cat_black64
16-07-2009, 03:50 PM
Nhân tiện đây các bác cho hỏi ngớ ngẩn một chút, ống zoom một khẩu độ có cho ảnh đẹp hơn ống zoom hai khẩu độ không ạ? Hay nó đắt chỉ vì được lợi khẩu ở mức tiêu cự dài nhất thôi?
Cảm ơn các bác

coolpix8700
16-07-2009, 04:09 PM
Chế tạo ống kính zoom 1 khẩu độ khó hơn, cho nên họ ít khi chế tạo ống kính 1 khẩu độ có các thành phần khác chất lượng không tốt lắm do vậy ông 1 khẩu độ không chỉ đắt hơn mà ảnh sẽ đẹp hơn (đẹp theo nghĩa chung thôi, có thể từ độ nét, mầu sắc...). Nhưng không phải vì đó là ống "1 khẩu độ", mà vì nó được chế tạo tốt hơn để dù có thêm 1 ít tiền người mua vẫn chấp nhận được.
Việc giải thích của bác Atkinson rất rõ ràng, khẩu độ (dù tiếng Việt hay tíêng Anh đều là độ mở) nhưng nó không phải là giá trị tuyệt đối của cái độ rộng do các lá khẩu tạo lên. Hình như công thức tính chỉ đúng khi không có các thấu kính và lớp tráng phủ trên bề mặt của các thấu kính, không có hiện tượng hấp thụ ánh sáng của vật liệu làm lên các thấu kính... và thực tế thì tất cả nhưng cái ''không" ấy đều có cho nên tùy từng cái ông kính cụ thể cả bằng tính toán và đo đạc thực tế mà nhà sản xuất mới tạo các độ rộng cụ thể tương ứng với khẩu độkhác nhau của ống (ở các tiêu cự khác nhau) làm sao cho lượng ánh sáng rọi lên trên phim hay sensor bằng đúng cái khẩu độ tương ứng với tốc độ máy đã đặt. Chắc cái này mới là điều người dùng cần quan tâm.
Em cũng đoán là có thể 2 cái lens khác nhau dù có cùng tiêu cự cũng sẽ có độ rộng của cái khe do các lá khẩu tạo ra không giống nhau cho cùng 1 khẩu độ nếu công thức quang học của chúng và vật liệu các thấu kính không giống nhau!

Newbie_SG
16-07-2009, 05:16 PM
Cái này hoàn toàn là vật lý thôi ạ. Việc chế tạo lens "1 khẩu" có thể phức tạp và khó khăn hơn. Ít nhất là cũng phải làm tất cả các thấu kính đều to, cả cái ống cũng to đùng, để đảm bảo tỷ lệ giữa [đường kính lỗ mở / tiêu cự] là một hằng số không đổi.

- Lỗ mở đường kính 50mm trên ống tiêu cự 200mm

cho lượng ánh sáng đi qua giống hệt với

- Lỗ mở đường kính 25mm trên ống tiêu cự 100mm

và cũng giống hệt với

- Lỗ mở đường kính 12.5mm trên ống tiêu cự 50mm

Tiếp theo suy luận trên, muốn chế tạo lens 600mm f/4 thì nó phải lớn tới mức mà khi zoom đến 600 thì đường kính lỗ mở phải đạt 600mm/4 = 150mm (tức là 15cm, như vậy đường kính của ống, chỗ đặt lá khẩu, phải to hơn 15cm, tức to gần bằng bắp đùi)

Còn tại sao như vậy thì các bác xem lại "cường độ ánh sáng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách"

Cự ly càng xa thì ánh sáng càng suy giảm, đi 600mm thì yếu hơn nhiều so với đi 50mm, vì vậy nếu muốn ảnh sáng như nhau thì lỗ mở ở 600mm phải to hơn nhiều so với ở 50mm.

Còn giá trị tuyệt đối của đường kính lỗ mở là một đại lượng có nhiều số lẻ, phức tạp và chả cần nhớ, ta chỉ cần nhớ f là đủ cho chụp ảnh. Vì nó là các cơ cấu cơ khí nên giá trị nó chỉ gần đúng

(ví dụ f/2.8 của lens 70/200 VR thì thực tế nó là f/2.83, mỗi khi zoom nó lại thay đổi xung quanh cái 2.83 này chứ không tuyệt đối đúng là 2.8)


Xem xét ngược lại với lens "2 khẩu"

- Giả sử ta chế tạo một ống zoom 55-100mm với đường kính lỗ khẩu lớn nhất là 15.7mm và lỗ này không thay đổi khi zoom (chế tạo vòng khẩu không thay đổi thì chắc phải dễ hơn vòng khẩu biến đổi rồi)

Tại 55mm, ta có fmax = 55/15.7 = 3.5
Tại 100mm, ta có fmax = 100/15.7 = 6.3

Như vậy, với 1 vòng khẩu cố định, lens này có 2 giá trị fmax khác nhau ở 2 đầu 55-100mm, và nó được gọi là lens "2 khẩu"

Tên của nó sẽ là Zoom lens 55-100mm 1:3.5-6.3

nudawa
16-07-2009, 06:30 PM
Em cũng không hiểu chỗ này:

Nếu kích thướt lỗ mở aperture được tính bằng công thức: focal length/f-number. (xuất hiện đầy trên mạng)
Ví dụ như cái lens 17-50mm f/2.8
-Ở 17mm f/2.8 thì đường kính lỗ mở là 17/2.8 ~ 6,07mm
-Ở 50mm f/2.8 thì đuơng kính lỗ mở là 50/2.8 ~ 17,86mm
Như vậy, ở cùng 1 f-stop thì lỗ mở ở 17mm nhỏ hơn ở 50mm nhiều. Suy ra 1 cùng điều kiện sáng và cùng khẩu độ thì ở 50mm ánh sáng qua nhiều hơn (kích thước lỗ lớn hơn mà) => ta có thể chụp ở tốc độ nhanh hơn tại 50mm !? (Ko đúng với thực tế)

Em vừa post bài này thì đọc được bài của bác newbie_SG ở trên rồi, nên ko thắc mắc nữa. Cám ơn bác Newbie

Zone5
16-07-2009, 08:54 PM
Cái vấn đề này tưởng đơn giản mà càng nghĩ càng thấy khó, thắc mắc của bác chủ topic là có căn cứ, và em thấy giải thích của bác fRzzy là hợp lý nhất, tuy ko rõ ràng, vì những cái này có muốn nói rõ ràng thì chắc phải viết thành cả quyền sách dày mất.

Em thấy bác Newbie_SG nói chưa hợp lý lắm, bác thử cắm cái 24-70 vào máy xong rồi ấn nút khép khẩu mà xem, nếu để ở 2.8 thì khi zoom từ 24 đến 70 cái vòng khẩu ko hề thay đổi, luôn mở lớn nhất. mà theo suy luận của bác thì ở tiêu cự 24 đường kính lỗ khẩu phải bé hơn tiêu cự 70 nếu cùng giá trị f 2.8.

Newbie_SG
16-07-2009, 09:13 PM
Em thấy bác Newbie_SG nói chưa hợp lý lắm, bác thử cắm cái 24-70 vào máy xong rồi ấn nút khép khẩu mà xem, nếu để ở 2.8 thì khi zoom từ 24 đến 70 cái vòng khẩu ko hề thay đổi, luôn mở lớn nhất. mà theo suy luận của bác thì ở tiêu cự 24 đường kính lỗ khẩu phải bé hơn tiêu cự 70 nếu cùng giá trị f 2.8.

Bác sai rồi bác ạ. Bác để ở 2.8 và xoay zoom thì đường kính TUYỆT ĐỐI của vòng khẩu thay đổi liên tục. Nhưng khó nhận ra vì vành khẩu nằm sát rìa ống.

Để cho rõ hơn, bác hãy khép tầm khẩu 7.1, giữ DOF preview và xoay zoom xem nào. Nhìn vào sẽ thấy ở 24mm lỗ này bé như hạt gạo, lên 70mm nó to ra bằng hạt lạc bác ạ.

Gen NT
16-07-2009, 09:36 PM
Đã có nhiều giải thích về phần kỹ thuật, em muốn gợi ý một vài chi tiết trực quan dễ thấy, dễ hiểu
- ống kính 2 khẩu ví dụ của bác chủ 35-105mm f/4.5-5.6 là không thể mở được khẩu 4.5 ở tiêu cự 105mm là đương nhiên
- ở tiêu cự 105mm với f/5.6 thì ánh sáng vào phải ít hơn f/4.5 (giả sử nếu mở được), nên tối hơn
- vậy để mở được khẩu f/4.5 tại tiêu cự 105mm để trở thành ống kính 1 khẩu suốt từ 35-105mm, thì đường kính các thấu kính trong ống kính phải to hơn mới đón nhận thêm ánh sáng vào được => và như vậy giá thành sẽ đắt hơn
Do vậy, chúng ta thuờng thấy các ống kính zoom 1 khẩu suốt rất to và nặng do các thấu kính có đường kính lớn hơn zoom cùng tầm nhưng 2 khẩu.
Công nghệ làm ống kính thì chi phí chế tạo các thấu kính càng lớn là gặp nhiều rủi ro do lỗi của nguyên vật liệu, độ trong phải đồng đều, không tì vết; rủi ro trong khâu sản xuất, mài dủa, đánh bóng v.v ... nên cuối cùng giá thành tăng vọt cở 5 lần.
Vì đọc lướt nên, em nhầm là bác chủ không hỏi về giá thành tại sao chênh lệch quá. Nhưng lỡ viết rồi xóa thì tội nghiệp, mong các bác bỏ qua.

nudawa
16-07-2009, 11:18 PM
Có thể kết lại 1 câu như thế này ko ạ ?
"ĐƯờng kính lỗ mở ống kính ở cùng 1 f-stop thay đổi theo chiều chiều dài tiêu cự nhưng ở cùng 1 f-stop thì lượng ánh sáng vào máy như nhau ở mọi tiêu cự"

phan_vinh_nguyen
16-07-2009, 11:47 PM
Có thể kết luận như vậy bác ạ.

Newbie_SG
17-07-2009, 12:18 AM
Có thể kết lại 1 câu như thế này ko ạ ?
"ĐƯờng kính lỗ mở ống kính ở cùng 1 f-stop thay đổi theo chiều dài tiêu cự nhưng ở cùng 1 f-stop thì lượng ánh sáng vào máy như nhau ở mọi tiêu cự"

Chính là như thế, cho nên chả cần nhớ cái ĐƯỜNG KÍNH LỖ MỞ làm quái gì cả, mà chỉ cần quan tâm đến f-stop & focal length là được rồi :devil:

Zone5
17-07-2009, 01:04 AM
Bác sai rồi bác ạ. Bác để ở 2.8 và xoay zoom thì đường kính TUYỆT ĐỐI của vòng khẩu thay đổi liên tục. Nhưng khó nhận ra vì vành khẩu nằm sát rìa ống.

Để cho rõ hơn, bác hãy khép tầm khẩu 7.1, giữ DOF preview và xoay zoom xem nào. Nhìn vào sẽ thấy ở 24mm lỗ này bé như hạt gạo, lên 70mm nó to ra bằng hạt lạc bác ạ.

Bác cứ khéo đùa em, hihi, làm em lọ mọ mở tủ chống ẩm lôi máy ra thử (gấu nhà em ngủ thính lắm, bật điện là chết ngay :chair:). Cái việc hạt đỗ hay hạt lạc là do các thấu kính di chuyển làm phóng đại hình mấy cái lá khẩu thôi ạ. Em đang dùng máy Nikon, tức là nếu muốn thay đổi đường kính vòng khẩu độ khi đang giữ nút DOF preview thì phải nghe thấy tiếng di chuyển của cái cần đá khẩu độ, em đã đóng khẩu 7.1 rồi, khi zoom mấy cái lá khẩu độ ko hề thay đổi từ 24 đến 70, điều này thì em thử lại cho chắc ăn thôi, chứ trước đây có lần em đã thắc mắc làm thử, ko tự trả lời được em cũng mặc kệ bỏ qua vì thấy ko thiết thực lắm :blink:. Nghĩ cũng đúng, nếu như bác nói, thì vị trí cuối cùng hành trình của cái cần đá khẩu trên body của Nikon, Pentax, Sony sẽ là vô vàn những vị trí chính xác sao?

Ko biết em có hiểu ý câu hỏi của bác chủ topic ko, nhưng em nghĩ bác ấy mong mọi người trả lời một câu hỏi là, rõ ràng, cái đường kính lớn nhất của lỗ khẩu độ của lens 35-105 tại 35 và 105 là như nhau, vậy tại sao 105/5.6 lại khác 35/3.5 mặc dù công thức là: đường kính vòng khẩu độ= tiêu cự /f ?

Newbie_SG
17-07-2009, 08:56 AM
Thứ nhất là lens 24-70 không có cần đá khẩu, nó là G lens nên việc đá khẩu diễn ra trong ống không có can thiệp cơ khí từ body như các lens AF-D trước đây.

Thứ 2 là tuỳ bác giữ quan điểm của bác thôi, em không muốn tranh cãi thêm. Lấy lens fix ra mà so đường kính các khẩu từ 1.4 đến 16 bác sẽ thấy nó khác biệt. Fix là một đầu của zoom thôi. Không có lẽ gì các nguyên tắc quang học (là các định luật vật lý khách quan, đã được chứng minh chính xác, không phụ thuộc bất cứ thiết bị nào) lại thay đổi ở trên lens zoom cả

Newbie_SG
17-07-2009, 09:01 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/87/Aperture_diagram.svg/320px-Aperture_diagram.svg.png


Diagram of decreasing apertures, that is, increasing f-numbers, in one-stop increments; each aperture has half the light gathering area of the previous one. The actual size of the aperture will depend on the focal length of the lens.

phan_vinh_nguyen
17-07-2009, 09:06 AM
Cho em có chút ý kiến được không ạ. Công thức D=f/N chỉ tính ra đường kính lá khẩu danh định mà thôi, đó là đường kính khi giả sử lá khẩu nằm ở ngay vị trí của thấu kính tương đương của toàn hệ. Trong hệ thực thì lá khẩu nằm đâu đó trong ống kính, vị trí của nó còn tùy thuộc vào kiểu thiết kế, nên khó lòng kết luận được gì về nó, đường kính khẩu có thể thay đổi, cũng có thể không.

Theo em thì việc lá khẩu có thay đổi hay không là việc của những nhà thiết kế, chúng ta chẳng cần quan tâm làm chi cho mệt, vì kết quả cuối cùng là như nhau cả.

Newbie_SG
17-07-2009, 09:08 AM
Các bác tham khảo source thông tin về phát minh sáng chế ở đây nhé

United States Patent 6154613

http://www.freepatentsonline.com/6154613.html

Newbie_SG
17-07-2009, 09:10 AM
Aperture structure in zoom lens
United States Patent 4473278

Abstract:
A separate set of aperture blades is provided for varying the maximum full aperture of a zoom lens as its magnification is changed. The second set of aperture blades are pivotally mounted to a support plate which also rotatably supports the conventional aperture blades.

Newbie_SG
17-07-2009, 09:12 AM
US Patent 4159864 - Aperture stop control device for a zoom lens system

http://www.patentstorm.us/patents/4159864/claims.html

Newbie_SG
17-07-2009, 09:18 AM
Tất cả các links trên đều định nghĩa: hệ thống điều khiển aperture đều dựa vào thông tin focal length để tính toán ra đường kính lỗ mở (đường kính này biến đổi) theo tỷ lệ biết trước là f-stop

9. An aperture stop control device for a zoom lens system comprising:

an aperture stop means, the diameter of which is variable;

means for driving the aperture stop means to vary the diameter thereof;

means for detecting the diameter of the aperture stop means;

means for designating an F number of the aperture stop means;

means for setting the focal length of the zoom lens system; and

means for electrically controlling the driving means in response to the condition of the detected diameter by the detecting means, the designated F number by the designating means and the set focal length by the setting means.

Zone5
17-07-2009, 12:16 PM
Theo doi topic này từ ngày trước, em đồng tình với ý kiến của bác fRzzy, thấy các bác bảo bác ấy sai thì em vào tranh luận (hổng phải tranh cãi nha) thôi, chứ thực lòng thì nó cũng chẳng thiết thực gì mấy, cũng giống như tại sao lại phải dùng xăng A92 mà ko dùng A83, ngày nào chẳng mua, nhưng chẳng mấy ai để ý tại sao.

@Newbie_SG: Nói ra thì xấu hổ chứ, em là chúa lười, tiếng anh chỉ biết hello goodbye thôi ạ, bác trích dẫn toàn tiếng Tây thế thì em chịu *.* , nhưng có một điều chắc chắn với bác rằng lens G của Nikon vẫn đá khẩu trên body, em thấy bác bán cả Nikon 24-70 và 70-200 mà vẫn nhầm lẫn vấn đề này thì hơi lạ.

Mr.Q
17-07-2009, 01:15 PM
hix, chỉ cần đọc trang 1 là e "cứ" hiểu đường kính lá khẩu thay đổi khi zoom ở cùng 1 giá trị f. Đọc suot 5 trang 1 mạch, thấy các bác cứ cố tranh cãi 1 vấn đề mình có thể tự kiểm chứng dễ dàng. E thấy tại sao fải cắm body lên máy, giữ nút DOF review cho tốn pin, nặng nề, trong khi cầm ống kính chỉa vô nguồn sáng nào đó, set khẩu bất kì (tuỳ mắt các bác tinh cỡ nào), rồi zoom xem cái đường kính lá thép có thay đổi ko là biết liền! E đã thử ống tamron 17-50, 70-200, và ống pentax xưa lắc của ông già ở nhà 17-80, ống pentax rõ nhất chắc tại ko có USM, ko AF confirm, o motor gì cả... thấy là thấy cái lá khẩu nó to <-> nhỏ thật sự, chứ ko phải hiệu ứng phóng to thu nhỏ do các thấu kính!

AEIOU
02-08-2009, 11:05 PM
Bác AT nói: 70-200mm f/2.8 . Đường kính lỗ mở lớn nhất sẽ là 200/2.8 ~ 71.4mm. Do đó thấu kính nằm phía trước lỗ mở phải có kích thước lớn hơn 71.4mm, tốn kém nguyên vật liêu hơn. Việc chế tạo các thấu kính đường kính lớn kéo theo phần gia công vùng mép thấu kính phức tạp hơn, tốn công hơn ---> Đắt hơn.

Thế có bác nào biết tại sao Canon không làm cái 70-200 F 1.0 - 2.8 thay cho 70-200 F2.8 hoặc 70-200 F2.8-4.0 thay cho 70-200 F4 không vì tính ra tại tiêu cự dài nhất vẫn đủ để cho lỗ mở to nhất chứ. Nếu từ cái 1 khẩu là khó mà sản xuất sang thành 2 khẩu thì chắc là được nhỉ.

thaith
03-08-2009, 12:24 PM
em hổng biết. có bác nào biết giải đáp giùm?