PDA

View Full Version : Một bài viết về ống kính Canon



Pages : 1 [2]

son_CF1980
02-05-2011, 01:50 PM
chữ IS có nghĩa gì bác nhỉ

Bác hỏi vậy chứ em nghĩ là Bác đã biết ợ.
Là viết tắt của từ Image stabilizer ống kính có chữ này là có chống rung đó Bác.

canbie
03-05-2011, 08:42 PM
Cảm ơn các bác đã nhiệt tình đóng góp!

Glory_Nguyen
29-05-2011, 04:05 PM
Cám ơn bác chủ thớt đã có một bài dịch hay cho ae đọc và hiểu rõ hơn về các ký tự và thông số của Lens Canon. E là mem mới cầm máy nên chưa hiểu rõ. Xong đọc được bài viết này đã hiểu hơn. Chúc cho bác chủ có thêm nhiều bài viết hay cho ae tham khảo.

kaishen56
18-06-2011, 09:44 PM
em có nhiều vấn đề chưa hiểu về các loại ống kính canon. cam on bác A60 đã giải các vấn đề thắt mắt của em....

quynh_trang
03-07-2011, 04:47 AM
Cho em hỏi câu hơi ngu tẹo là: Có phải nếu Lens 17-85mm F4-5.6 thì khi để 85mm thì F chỉ mở tối đa được 5.6 thôi đúng không ợ???

NguyenTuanAnh
18-07-2011, 02:47 PM
Cho em hỏi câu hơi ngu tẹo là: Có phải nếu Lens 17-85mm F4-5.6 thì khi để 85mm thì F chỉ mở tối đa được 5.6 thôi đúng không ợ???

câu hỏi=câu trả lời cuối cùng của bạn đó!xin chúc mừng...câu hỏi tiếp theo là...

doanquocviett
24-07-2011, 01:13 PM
bài viết rất hay.thanks A60 rất nhiều

phongmq
25-07-2011, 11:36 PM
BAC A60 co bai nao moi up de anh em mo rong tam nhin nua nhe, thanks
Bai Viet rat huu ich.

nguyenhai63
09-08-2011, 12:56 PM
Cảm ơn A60 về một lượng kiến thức rất hữu ích.
Mình có một thắc mắc về việc sử dụng lens Canon:
Mình có 01 len Canon EF 28 - 105 f 3.5 - 4.5 USM II. Về lý thuyết lens này được sử dụng cho cả máy FF lẫn Crop. Tuy nhiên, khi mình gắn lens vào body Canon 60D thì sử dụng bình thường, nhưng khi gắn vào body EOS 1N ( máy film )thì không chụp được, vì khi bấm nút chụp, gương lật bị treo ( phải tắt máy hoặc nhấp nhấp nút chụp thì gương lật mới trở lại bình thường ).
Mong A60 hoặc anh chị em nào biết giải thích hộ và cách xử lý để sử dụng trên Canon EOS 1N. Cảm ơn.

linhnam08
12-09-2011, 01:59 PM
Anh ơi, bài viết anh hay quá nên có người đạo lại rùi kìa :
http://minhtrung.net/chup-anh/tim-hieu-ve-cac-loai-ong-kinh-may-anh-canon.aspx
Copy y chang luôn, thêm một hình minh họa các ông lens canon nữa! bái phục thật!

zikzackchocolat
12-09-2011, 02:29 PM
Cảm ơn A60 về một lượng kiến thức rất hữu ích.
Mình có một thắc mắc về việc sử dụng lens Canon:
Mình có 01 len Canon EF 28 - 105 f 3.5 - 4.5 USM II. Về lý thuyết lens này được sử dụng cho cả máy FF lẫn Crop. Tuy nhiên, khi mình gắn lens vào body Canon 60D thì sử dụng bình thường, nhưng khi gắn vào body EOS 1N ( máy film )thì không chụp được, vì khi bấm nút chụp, gương lật bị treo ( phải tắt máy hoặc nhấp nhấp nút chụp thì gương lật mới trở lại bình thường ).
Mong A60 hoặc anh chị em nào biết giải thích hộ và cách xử lý để sử dụng trên Canon EOS 1N. Cảm ơn.
trường hợp của bạn có thể là đã bị chạm gương :-s. khắc phục = cách .. mài gương

tomlee1207
12-09-2011, 02:44 PM
Cám ơn bác chủ thớt, bài viet khá hay....!!!!

Do_Toi
31-10-2011, 03:35 PM
Mình vừa đọc được cái này, không biết đã có ai post chưa, cứ post lên cho bà con ai chưa đọc thì đọc.

* Chủ yếu nói về ống kính của Canon.
* Các bậc tiền bối, các lão làng, các bác hải ngoại (tiếng Anh nhanh như tiếng Việt)...thì không cần mất thì giờ ghé đây làm gì.
* Khó khăn nhất khi dịch sang tiếng Việt là chọn thuật ngữ nhiếp ảnh thuần Việt, bác nào có kinh nghiệm xin hạ cố chỉ giáo.
* Người dịch không có nhiều ống kính, các ống kính nói trong bài viết phần lớn chưa từng được nghía, nếu có gì sai sót, các bác cứ tự nhiên biên tập lại.
* Bài viết gồm các phần (người dịch tự chia phần):

I. Những khái niệm cơ bản
II. Các loại ống kính
III. Lựa chọn ống kính
IV. Các đặc tính của ống kính
V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính

Các loại ống kính của Canon
Thế giới ống kính Canon
I. Những khái niệm cơ bản
I.1. Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng rẻ hơn sao?
Không, đây thực sự là một điểm lợi. Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kính nào bạn cần. Không như các máy du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sản xuất thân máy. Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn không dừng lại ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máy ảnh khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.
Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói không phải tất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp với mình và tìm những ống kính tốt gắn lên nó.
I.2. Thế nào là ống kính góc rộng (wide), ống kính tiêu chuẩn (normal) và ống kính tiêu cự dài (tele)?
Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phía sau nhưng có một bức tường, một vách đá hoặc cái gì đó khiến bạn không thể làm được điều này, vì vậy bạn phải bảo mọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.
Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn tạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ nhất, ống kính của bạn không đủ “rộng” để lấy toàn cảnh và trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ “dài”. Có ba loại ống kính chính được phân chia theo “lượng cảnh vật” mà chúng thu được, và trường nhìn của mỗi loại được xác định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.
Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ống kính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để chụp gần nhưng không tiến được quá gần vào đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bình thường.
Một ống kính góc rộng có thể tạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều này có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể có một vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thường. Nếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc tối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xa để chụp được tất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn.
Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) tựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn và làm đối tượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực tế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máy ảnh phim 35 mm.
Đây chỉ là sự phân loại chung chung, tất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạn có thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt có thể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất tốt khi mô tả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên máy ảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để tậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đâu bạn phải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim từ khoảng cách xa lắc.
I.3. Sự khác biệt giữa ống kính đa tiêu cự (zoom) và ống kính một tiêu cự (prime).
Ống kính một tiêu cự là ống kính mà trường nhìn (và chiều dài tiêu cự) không thể điều chỉnh được, chỉ có một cách để chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom bằng chân, dù kỹ thuật này không tạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo rất nhiều ống kính với các chiều dài tiêu cự khác nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp.
Một ống kính đa tiêu cự là ống kính mà trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm bạn của mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn có thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn.
Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn là loại được bán chủ yếu bởi vì từ khía cạnh quang học việc chế tạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế tạo một ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ ràng là bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui khi chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự càng ngày càng thông dụng hơn. Giờ đây rất khó tìm các ống kính một tiêu cự giá thấp vì mọi người đều thích ống kính đa tiêu cự hơn.
Vậy tại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất hơn và có ít nhóm thấu kính hơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn các ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạn muốn có nhiều ánh sáng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay tại các vị trí thiếu sáng thì ống kính một tiêu cự sẽ phù hợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả mãn yêu cầu này. Một số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính cho rằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều dài tiêu cự và luật phối cảnh.
Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều ánh sáng, tạo ra một bức ảnh tương phản tốt, không bị biến dạng và phải rẻ, nhưng đáng buồn là trong thực tế không thể có một ống kính như vậy.
Phần lớn dân nghiệp dư chọn sự linh hoạt của các ống kính đa tiêu cự giá vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trung bình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn và chấp nhận các bất tiện của ống kính một tiêu cự, dân chuyên nghiệp thường tậu các ống kính đa tiêu cự chất lượng cao nặng hàng tấn và trị giá cả một gia tài.
I.4. Vậy ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh của mình?
Khi chúng ta mua một cái máy ảnh có rất nhiều thứ cần phải cân nhắc đến, bởi vậy câu hỏi này không thể có câu trả lời nếu bạn không giải quyết được các vấn đề sau:
- Chính xác thì bạn muốn chụp ảnh gì?
Mục đích chụp ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác. Bạn sẽ chụp phong cảnh? Chân dung? Con cái bạn hay các vật nuôi? Hoa? Chim chóc hoang dã? Thể thao? Kiến trúc? Giao thông?...
- Bạn có thể chi bao nhiêu tiền?
Bạn có thể chi cả đống tiền cho ống kính, bởi vậy quyết định ngân sách của bạn là điều rất quan trọng.
- Bạn muốn mua các ống kính mới hay đã sử dụng?
Câu hỏi này cũng đặt ra khi bạn mua một máy ảnh mới.
- Bạn muốn ống kính đa tiêu cự hay một tiêu cự?
Ống kính một tiêu cự nói chung có chất lượng quang học cao hơn ống kính đa tiêu cự trừ những ống kính đa tiêu cự chuyên nghiệp và rất đắt tiền, tuy nhiên các ống kính một tiêu cự thường khiến bạn phải đi vòng vòng để đóng khung đối tượng chụp.
- Bạn muốn có một ống kính nhanh không?
Liệu bạn có muốn chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà không cần chân máy hay flash? hay chụp chân dung với hiệu ứng làm mờ nền? những yêu cầu này cần một ống kính nhanh cho phép nhiều ánh sáng hơn đi qua.
- Bạn muốn mua một ống kính của Canon hay của hãng khác?
Các nhà sản xuất ống kính độc lập cho ra rất nhiều ống kính chất lượng nhưng cũng có nhiều ống không được như vậy, bạn sẽ phải cân nhắc và nghiên cứu. Những ống kính này có vấn đề về sự tương thích với máy ảnh của bạn cả hiện tại và trong tương lai.
- Bạn quan tâm đến tính tiện lợi hay chất lượng sản xuất?
Một ống kính lấy nét chậm hoặc bất tiện khi sử dụng thường có chất lượng quang học hơn các ống kính khác trang bị động cơ nhanh. Các động cơ USM dạng vòng tốc độ nhanh, êm và có thể thay thế hoàn toàn lấy nét tay nhưng các ống kính có động cơ này thường đắt hơn các ống kính khác.
- Chất lượng quang học nào là quan trọng đối với bạn?
Độ sắc nét và tương phản được hầu hết chúng ta quan tâm, nhưng còn độ méo hình thì sao? Nhiều ống kính đa tiêu cự rẻ tiền gây méo hình rất nhiều và không thích hợp khi chụp kiến trúc, chúng cũng dễ gây hiện tượng loé hình (làm giảm tương phản và tạo ra các điểm sáng loé trong ảnh khi luồng sáng mạnh như mặt trời chẳng hạn nằm gần hoặc trên khung hình)
I.5. Ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh EOS?
Có hai điều nên lưu tâm:
Thứ nhất, máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể. Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền là điều không kinh tế chút nào, điều này chẳng khác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chúng một cặp loa đồ chơi vậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa này cũng như chất lượng ảnh thật khập khiễng với các ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại “quá rẻ”.
Thứ hai, trừ vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor) việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạn chụp loại ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự tốc độ lấy nét nhanh cho chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn và nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình bao nhiêu kg khi chụp ảnh?...
Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác có cảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ống kính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50x1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưng hiệu quả tạo ra thì thay đổi.
Điều này tạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một tấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp bằng máy phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương.
I.6. Thế nào là ống kính EF-S?
Kể từ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR đó là ngàm lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện tử).
Đến năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D sử dụng ngàm lắp ống kính mới được gọi là EF-S. Tất cả các máy EOS tầm thấp và tầm trung được sản xuất từ đó đều tương thích với cả EF và EF-S, nhưng không một máy phim nào tương thích với EF-S. Bạn phải luôn nhớ rằng thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích với tất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.
Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụng cảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. Các máy ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hình nhỏ (subframe), máy phim 35 mm và máy KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khung hình tiêu chuẩn (full frame)
Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đây là lý do vì sao có ký hiệu “S” – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế tạo các ống kính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.
Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, từ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định hình ảnh, cả những ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S. Ống kính siêu rộng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM (tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USM một ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi.
Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện tại cảm biến ảnh khổ rộng tương đương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi giá thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệt để sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? Vấn đề đầu tiên thì chẳng ai trả lời được, còn vấn đề thứ hai chỉ có chính bạn trả lời được mà thôi.
I.7. Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S?
Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấm đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S.
Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn là người mới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính nào đi nữa thì bất kỳ những gì bạn nhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên tấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có một vấn đề nên lưu tâm là hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khung hình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hình nhỏ).
I.8. Phân biệt ống kính EF và EF-S.
Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy. Thân máy EF-S có một hình vuông trắng, khi lắp phải thẳng hàng với hình vuông trắng của ống kính EF-S. Các ống kính EF-S cũng có một vòng cao su phía đuôi gắn với thân máy, đây không phải là phớt chắn nước như của ống kính L, nhưng nó cũng giúp giảm lượng bụi vào thân máy, và theo hãng Canon. vòng cao su này giúp giảm thiểu các rủi ro nếu bạn cố gắng lắp một ống kính EF-S lên một thân máy chỉ dùng ống kính EF.
I.9. Ống kính EF-S và máy ảnh phim.
Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36x24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trợ ống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm vào đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-S không thể tạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máy ảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đây cũng là máy ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực tế thì không vì máy ảnh APS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.
I.10. Đẽo gọt ống kính EF-S.
Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (và dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháo phần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với các thân máy có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩn thì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên các máy EOS đời cũ như D30, D60 và 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EF-S 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va vào gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậy EF-S dù đã “chặt” bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).
I.11. Những ký hiệu ghi trên thân ống kính
Mọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó. Khi bạn mua ống kính phải rất cẩn thận, hai ống kính tên có vẻ giống nhau nhưng có thể khác nhau một trời một vực kể cả giá tiền.
Ví dụ:

CANON LENS EF 28-80mm 1:3.5-5.6 Φ58mm
EF- Ký hiệu ống kính dạng EF, chỉ thích hợp cho máy Canon EOS mà gần như không lắp được lên máy khác.
28-80mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, trong trường hợp này có hai giá trị vì ống kính là đa tiêu cự có thể thay đổi giá trị từ 28mm ở góc rộng nhất đến 80mm ở góc hẹp nhất, những số này đo bằng milimét biểu thị góc thu hình của ống kính.
1:3.5-5.6- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính đa tiêu cự có hai giá trị khẩu độ- f/3.5 và f/5.6, trên thực tế đây là ống kính giá rẻ khẩu độ lớn nhất là f/3.5 ở góc rộng nhất (28mm) nhưng khẩu độ lớn nhất chỉ còn là f/5.6 ở góc hẹp nhất (80mm), một ống kính tương đối chậm, nó không thể cho nhiều ánh sáng đi qua ngay cả khi đã mở hết cỡ.
Không có ký hiệu loại động cơ lấy nét tự động, nghĩa là ống kính này sử dụng các động cơ thông thường (loại AFD hoặc loại siêu nhỏ- micromotor drive) chậm và ồn hơn so với động cơ siêu thanh (USM).
Φ58mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 58mm lắp vừa trên ống kính này.
CANON LENS EF 200mm 1:2.8L II USM. Ø72mm.
EF- Ký hiệu ống kính dạng EF.
200mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, có một giá trị vì ống kính là ống một tiêu cự.
1:2.8- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính khá nhanh vì giá trị khẩu độ f/2.8 tương đối lớn, nhất là với ống kính 200mm.
L- Chỉ loại ống kính dạng L “luxury” của Canon, nói chung đây là dạng ống kính tốt nhất của Canon, chúng được đánh dấu bằng đường viền đỏ trên đuôi ống.
II- Chỉ phiên bản thứ hai của ống kính này với cùng các đặc tính tương tự.
USM- nghĩa là ống kính này sử dụng động cơ siêu thanh (ultrasonic) để lấy nét. Các ống kính sử dụng USM không thuộc dòng L được đánh dấu bằng đường viền vàng trên đuôi ống. Thường thì các ống kính dòng L đều sử dụng USM nhưng chỉ có một viền đỏ (viền đỏ được ưu tiên và đừng mất thì giờ đi tìm ống kính có hai đường viền !)
Φ72mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 72mm lắp vừa trên ống kính này.

II. Các loại ống kính
II.1. Ống kính dòng L của Canon
Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L “luxury”. Đây là dòng ống kính đắt nhất và chất lượng cao nhất của Canon được sơn một vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn các dòng ống kính không L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc sản xuất từ tinh thể fluorite (không phải từ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính aspheric nguyên khối hay từ thuỷ tinh đặc biệt có độ tán xạ thấp. Phần lớn ống kính L có chất lượng chế tạo rất tốt, có vỏ bằng kim loại, chống thấm nước và là các ống kính rất nhanh. Gần như tất cả các ống kính tiêu cự dài dòng L đều được sơn màu trắng. Ống kính dòng L có vẻ chỉ dành cho dân chuyên nghiệp vì vượt khỏi tầm tiền của nhiều người chơi ảnh nghiệp dư, chúng cho ra những bức ảnh tốt nhưng giá thành, trọng lượng và kích cỡ không khiêm tốn chút nào.
Đương nhiên là không chỉ ống kính L mới cho ra những bức ảnh đẹp, nhiều ống kính khác cũng có chất lượng rất cao mà không cần đến những thấu kính fluorite tân kỳ, một số ống kính EF-S cho chất lượng ảnh gần tương đương dòng L tuy chỉ thiếu mỗi viền đỏ mà thôi.
Lưu ý rằng chỉ mỗi Canon là đánh dấu bằng viền đỏ lên đuôi ống L, một số hãng khác cũng đánh đường viền này lên đuôi ống kính của mình nhưng chất lượng sản xuất không theo tiêu chuẩn ống kính dòng L.
II.2. Phân nhóm ống kính
Canon chỉ chia hai nhóm ống kính có L và không L, nhưng những ống kính không L vô cùng đa dạng và đáp ứng đủ loại nhu cầu khác nhau. Theo đường không chính thức, ống kính được chia thành các loại sau:
Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)
Những ống kính nằm cuối nhóm này thuộc loại rẻ nhất, chất lượng thấp, chậm, ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo. Phần lớn ống kính bộ- 28-80, 28-90 với độ mở trong khoảng thông dụng 4.0-5.6 thuộc nhóm này, những ống kính này được sản xuất để bán với giá rẻ nhất có thể, chất lượng quang học không cao. Một ngoại lệ: ống kính 50mm 1.8 II, ngàm gắn bằng nhựa, chất lượng quang rất tốt dù giá rẻ. Những ống kính giá rẻ dễ nhận ra vì thân bằng nhựa, phẳng và thẳng, gần đây những ống kính này được in một vòng màu bạc (chrome) ở đuôi ống. Có thể Canon sản xuất nhiều loại ống kính này để dành cho thị trường đường phố, cửa hiệu tạp hoá, siêu thị…nơi mà chất lượng ảnh không được quan tâm như giá cả.
Nhóm 2: Ống kính đa tiêu cự tầm trung (midrange zoom)
Là những ống kính có chất lượng quang học, chất lượng chế tạo tốt hơn, ngàm gắn bằng kim loại và có in thước đo, loại này thường lắp USM để lấy nét, một số ống kính phổ biến của nhóm này: 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM and 100-300 4.5-5.6 USM. Chúng là những ống kính phổ thông dạng “tử tế” tuy chất lượng quang học không được pro, chụp tốt cả ở góc rộng. Những ống kính này được thiết kế khá tươm tất, vỏ ống được vuốt thuôn, vòng chỉnh tiêu cự phủ cao su chống trượt (không phải bằng nhựa trơn). Ống kính như loại 28-70 3.5-4.5 II và một số ống đa tiêu cự trước đây cũng có chất lượng quang học tốt dù không sử dụng USM nhưng khá nóng trên thị trường “đồ cổ”.
Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
Canon từng bán nhiều ống loại này với chất lượng quang học và chất lượng chế tạo chấp nhận được (gắn động cơ lấy nét loại thường, ngàm gắn kim loại, có in thước đo) như 28mm 2.8 and 50mm 1.8 (loại ngàm kim loại), dù giá thấp và kết cấu không có gì đặc biệt nhưng chất lượng ảnh khá cao. Phần lớn các ống kính nhóm này đều thuộc dạng ống kính tiêu chuẩn, không có ống cực rộng, không có ống siêu dài, thiết kế thuộc thời đầu của máy ảnh EOS nên trông không sành điệu lắm và có vẻ không được Canon nâng cấp thêm.
Nhóm 4: Ống kính “xịn” một tiêu cự (good primes)
Những ống này có chất lượng quang học cao, kết cấu tốt nhưng không dùng các thấu kính giảm thiểu quang sai, không có tinh thể fluorite và cũng không có ký hiệu “L” lừng danh như ống kính dòng L, điển hình nhất là 85mm 1.8 và 100mm 2.8 macro. Phần lớn được lắp USM, vỏ ống kính được thiết kế bo tròn mềm mại. Đây là những ống kính chuyên nghiệp thực sự tuy không nổi đình đám như dòng L.
Nhóm 5: Các ống kính đặc biệt (specialized)
Dành cho một số rất ít người và chuyên biệt cho một mục đích nào đấy, ví dụ ống kính nghiêng TS-E, ống kính siêu cận cảnh MP-E65 hay các ống kính hồng ngoại, ống kính DO…
II.3. Một số ống kính thường gặp.
Những ống kính này đều dùng cho máy Canon, có loại đang sản xuất, có loại đã ngừng sản xuất, chúng đều là ống kính EF (trừ khi có đánh dấu EF-S riêng). Một số ống kính, nhất là loại siêu dài hay siêu rộng, sử dụng những kính lọc đặc biệt bằng gelatin lắp trong thân ống. Nhiều ống có in chữ MACRO nhưng chỉ một số ít là ống macro thứ thiệt (tỷ lệ phóng đại 1:1), riêng ống 50mm 2.5 Compact Macro cần bộ chuyển Life-Size để đạt tỷ lệ này.
Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)
Vỏ và ngàm gắn đều bằng nhựa (trừ 75-300 và 28-200 ngàm kim loại), không in thước đo. Những ống kính nhóm này dùng USM là loại USM rẻ tiền (micromotor USM) không phải USM dạng vòng và đánh dấu bằng một vạch vàng ở đuôi ống. Một số ống kính có đánh dấu bằng vạch màu bạc. Đa phần các ống kính nhóm này có thể chuyển chế độ sang lấy nét bằng tay, nhưng vòng lấy nét thường là khó sử dụng.
EF-S 18-55 3.5-5.6, Ø58
Ống kính bộ, chất lượng khá
EF-S 18-55 3.5-5.6 USM, Ø58
Chỉ bán ở Nhật
EF-S 18-55 3.5-5.6 II, Ø58
Cải tiến từ ống kính trên
22-55mm 4.0-5.6 USM, Ø58
28-105mm 4.0-5.6, Ø58
28-105mm 4.0-5.6 USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6, Ø58
28-200mm 3.5-5.6, Ø72
28-200mm 3.5-5.6 USM, Ø72
28-80mm 3.5-5.6, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 II, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 II USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 III, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 III USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 IV USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 V USM, Ø58
28-90mm 4-5.6, Ø58
28-90mm 4-5.6 USM, Ø58
28-90mm 4-5.6 II, Ø58
28-90mm 4-5.6 USM II, Ø58
Đánh dấu bằng vòng màu bạc
35-70mm 3.5-4.5 A, Ø52
Không có vòng lấy nét tay
35-80mm 4-5.6, Ø52
35-80mm 4-5.6 PZ, Ø52
35-80mm 4-5.6 II, Ø52
35-80mm 4-5.6 III, Ø52
35-80mm 4-5.6 USM, Ø52
35-105mm 4.5-5.6 USM, Ø58
38-76mm 4.5-5.6, Ø52
55-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
55-200mm 4.5-5.6 II USM, Ø52
75-300mm 4-5.6, Ø58
75-300mm 4-5.6, Ø58
75-300mm 4-5.6 II, Ø58
75-300mm 4-5.6 II USM, Ø58
75-300mm 4-5.6 III, Ø58
75-300mm 4-5.6 III USM, Ø58
75-300mm 4-5.6 USM, Ø58
80-200mm 4.5-5.6, Ø52
80-200mm 4.5-5.6 II, Ø52
80-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
90-300mm 4.5-5.6, Ø58
90-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
100-200mm 4.5 A, Ø58
Không có vòng lấy nét tay
Nhóm 2- Các ống đa tiêu cự tầm trung
Tất cả các ống kính này đều có ngàm gắn bằng kim loại, vỏ ngoài có thể làm theo kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp, nút chuyển lấy nét tự động- tay chậm và đôi khi khó sử dụng) hoặc kiểu mới (nhựa bóng đàn hồi, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự rộng, thường được phủ cao su chống trượt, có USM và chuyển AF/MF khá dễ)
EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM, Ø77
Ống này chứa các thấu kính bằng vật liệu UD, cho chất lượng ảnh cực tốt
EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM, Ø67
EF-S 17-55 2.8 IS USM, Ø77
Một ống kính thú vị, chất lượng ảnh tương đương dòng L nhờ vật liệu thấu kính đặc biệt UD nhưng chất lượng chế tạo chỉ nhỉnh hơn ống phổ thông chút xíu và không bằng dòng L
20-35mm 3.5-4.5 USM, Ø77
24-85mm 3.5-4.5 USM, Ø67
Có cả màu đen và bạc
28-70mm 3.5-4.5, Ø52
28-70mm 3.5-4.5 II, Ø52
28-80mm 3.5-5.6 USM, Ø58
Ngàm gắn bằng kim loại, đời cải tiến của ống này có ngàm gắn bằng nhựa
28-105mm 3.5-4.5 “Macro” USM, Ø58
28-105mm 3.5-4.5 II “Macro” USM, Ø58
28-135mm 3.5-5.6 IS “Macro” USM, Ø72
35-70mm 3.5-4.5, Ø52
Vỏ ống kính làm theo kiểu cũ
35-105mm 3.5-4.5 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
35-135mm 4-5.6 USM, Ø58
50-200mm 3.5-4.5, Ø58
Vỏ kiểu cũ
70-210mm 3.5-4.5 USM, Ø58
70-210mm 4 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM
75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS
100-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
100-300mm 5.6 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy.
Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
Tất cả đều có vỏ kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp) trừ ống 50mm 1.8 mark II
28mm 2.8, Ø52
35mm 2, Ø52
50mm 1.8, Ø52
50mm 1.8 II, Ø52
Ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo nhưng chất lượng quang học tương đương 50mm 1.8
Nhóm 4- Ống kính “xịn” một tiêu cự
Giống ống đa tiêu cự tầm trung, ống kính này có vỏ chế tạo theo cả kiểu cũ và kiểu mới.
15mm 2.8 (ống kính mắt cá)
Vỏ kiểu cũ
20mm 2.8 USM, Ø72
Vỏ kiểu mới
24mm 2.8, Ø58
Vỏ kiểu cũ
28mm 1.8 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới
50mm 1.4 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới
50mm 2.5 Compact macro, Ø52
Vỏ kiểu cũ , ống macro đạt tỷ lệ 1:1, 1:2 nếu có cơ cấu chuyển đổi
EF-S 60mm 2.8 USM macro, Ø52
Ống macro chuyên dụng duy nhất kiểu EF-S
85mm 1.8 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới.
100mm 2 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới – dễ nhầm với ống kính 100mm 2.8, là một ống kính macro
100mm 2.8 Macro, Ø52
Vỏ kiểu cũ, ống macro chuyên dụng
100mm 2.8 Macro USM, Ø58
Vỏ kiểu mới, ống macro chuyên dụng
135mm 2.8 SF, Ø52
Vỏ kiểu cũ nhưng vòng lấy nét khá mềm mại.
Nhóm 5- Các ống kính đặc biệt
Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng.
MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro
Ống siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (tỷ lệ phóng đại 5:1)
TS-E 24mm 3.5 L, Ø72
Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
TS-E 45mm 2.8, Ø72
Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
TS-E 90mm 2.8, 58
Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
EF 70-300 4.5-5.6 DO IS USM
Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
EF 400mm 4 DO IS USM
Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
Nhóm 6- Ống kính dòng L
Tất cả các ống kính dòng L đều dễ dàng nhận dạng với vạch đỏ trên ống và chữ “L” ghi cuối các ký hiệu kỹ thuật.
Phần lớn các ống kính dòng L đều được chế tạo từ nhựa đen, bóng, nặng, bền hoặc từ kim loại sơn trắng. Những ống kính sản xuất gần đây (sau năm 1999) đều chống thấm nước kể cả các ống kính vỏ bằng nhựa đen. Chỉ có một số ít các ống kính L trước kia có vỏ chế tạo theo kiểu cũ, không tốt bằng dòng L sau này, nhưng chất lượng quang học không thua kém.
Hầu hết các ống kính L đều to và nhanh, vì vậy khá đắt. Gần đây Canon có cho ra lò một số ống kính L dễ mua hơn, khẩu độ lớn nhất f/4 nên nhỏ, nhẹ và rẻ hơn ống f/2.8 tương đương. Tất cả các ống kính L đều là loại EF, không có ống kính L ngàm dạng EF-S.
14mm 2.8 L USM
24mm 1.4L USM
16-35mm 2.8 L USM, Ø77
16-35mm 2.8 L II USM, Ø82
17-35mm 2.8 L USM, Ø77
17-40mm 4 L USM, Ø77
20-35mm 2.8 L, Ø72
24-70mm 2.8 L USM, Ø77
24-105mm 4 L IS USM, Ø77
28-70mm 2.8 L USM “Macro”, Ø77
28-80mm 2.8-4 L USM, Ø72
28-300mm 3.5-5.6L IS USM, Ø77
35mm 1.4 L USM, Ø72
35-350mm 3.5-5.6 L USM, Ø72
50mm 1 L USM, Ø72
50mm 1.2 L USM, Ø72
50-200mm 3.5-4.5 L, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
70-200mm 2.8 L USM, Ø77
70-200mm 2.8 L IS USM, Ø77
70-200mm 4 L USM, Ø67
80-200mm 2.8L
Vỏ kiểu cũ
85mm 1.2 L USM, Ø72
85mm 1.2 L USM II, Ø72
100-300mm 5.6 L, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77
Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
135mm 2 L USM, Ø72
180mm 3.5 Macro L USM, Ø72
Ống macro tỷ lệ 1:1
200mm 1.8 L USM
200mm 2.8 L USM, Ø72
200mm 2.8 L II USM, Ø72
300mm 2.8 L USM
300mm 2.8 L IS USM
300mm 4 L USM, Ø77
300mm 4 L IS USM, Ø77
400mm 2.8 L USM
400mm 2.8 L II USM
400mm 2.8L L IS USM
400mm 5.6L USM
500mm 4 L IS USM
500mm 4.5 L USM
600mm 4 L USM
600mm 4 L USM II
1200mm 5.6L USM

Do_Toi
31-10-2011, 03:36 PM
II.4. Ống kính bộ bán kèm thân máy
Canon bán nhiều máy ảnh phổ thông giá cả khá hợp lý, hoặc chỉ có thân máy hoặc kèm theo ống kính, dây đeo và một số phụ kiện khác. Những bộ máy ảnh này có giá hấp dẫn và phần lớn người tiêu dùng hài lòng vì chúng thuận tiện và ống kính kèm theo khá rẻ. Những ống kính bán kèm này thường được gọi là ống kính bộ (kit lens), mặc dù chúng ta có thể mua rời nếu muốn.
Không may là các ống kính bộ của máy ảnh bình dân được sản xuất nhằm mục tiêu rẻ nhất có thể, chất lượng quang học thường không cao nên tạo ra các bức ảnh không được sắc nét lắm và có độ tương phản thấp. Về hình thức, các ống kính này cũng có vẻ thô kệch hơn và đều là các ống kính chậm, không phù hợp lắm khi chụp trong môi trường thiếu sáng. Những đặc điểm này thấy rõ đối với nhiều hãng khác, ở các mức độ khác nhau chứ không chỉ là máy ảnh của Canon.
Các ống kính bộ cũng có thể cho ra những bức ảnh tốt, nếu bạn không chụp ở góc rộng nhất hoặc khép khẩu độ nhỏ lại tới f/8 chẳng hạn thì có thể tăng độ nét cho bức ảnh.
II.5. Tạo sao một ống kính chất lượng lại đắt đến vậy?
Ống kính là một sản phẩm rất phức tạp và vô cùng đắt cả trong khâu thiết kế lẫn chế tạo, mỗi bộ phận được gia công cực kỳ chính xác và được lắp ráp rất cẩn thận. Thấu kính được chế tạo từ các loại thuỷ tinh đặc biệt tinh khiết và rất đắt tiền. Các ống kính cao cấp không được bán nhiều như các ống kính rẻ tiền, vì vậy chúng lại càng đắt hơn, oái oăm thay, đây chính là các ống kính mà chúng ta thường thèm muốn.
Các ống kính tầm giá 200 đến 300$ có vẻ quá khả năng của những người mới bắt đầu, nhưng chúng lại là hàng chợ đối với kẻ chuyên nghiệp. Những ống kính có chất lượng quang học tốt trị giá cả gia tài, vì vậy mà nhiếp ảnh thực sự là một thú vui khá tốn kém.

III. Sự lựa chọn khó khăn
III.1. Một ống kính tốt cho người mới bắt đầu.
Điều này phụ thuộc mục đích chơi ảnh của bạn, tuy nhiên cũng có một số vấn đề nên cân nhắc:
Trước khi bạn mua một ống kính nào đó, bạn phải chắc chắn là bạn muốn mua ống kính nào. Phần lớn các cửa hiệu đều chẳng quan tâm nếu bạn mang theo mình máy ảnh với một cuộn phim hoặc một tấm thẻ nhớ, chụp thử vài kiểu với vài ống kính (nên dùng chân máy hoặc có điểm tỳ), bạn có thể bị cằn nhằn đôi chút nhưng việc chụp thử này rất quan trọng đến quyết định lựa chọn của bạn.
- Ống một tiêu cự rẻ tiền.
Nếu bạn chủ yếu muốn học hỏi những kỹ năng chụp ảnh cơ bản và muốn chụp những bức ảnh có chất lượng tương đối thì ống kính đầu tiên bạn nên chọn là Canon 50mm 1.8. Đây là ống kính một tiêu cự rất nhanh. Về mặt kỹ thuật, chế tạo ống kính 50mm khá dễ dàng nên nó có cái giá rất hấp dẫn. Một ống kính Canon 50mm 1.8 mark II đời mới có giá chưa đến 75$.
Ống kính này vừa rẻ, vừa chụp được những bức ảnh sắc nét lại có thể sử dụng trong điều kiện thiếu sáng mà không cần đến ánh sáng chói lọi của đèn flash. Bởi vậy những tấm ảnh chụp được trông tự nhiên hơn nhiều những tấm ảnh chụp bằng máy du lịch cả vì chúng sắc nét hơn cả vì chúng không bị bóp méo bằng ánh sáng nhân tạo của đèn flash, những tấm ảnh chụp bằng ánh sáng tự nhiên bao giờ trông cũng hấp dẫn hơn chụp bằng flash theo máy.
Đương nhiên do đây là ống kính một tiêu cự nên bạn phải đi tới, đi lui để chụp được những bức hình như ý, đôi khi một số bức phải chụp ở góc rộng hoặc góc hẹp sẽ không thực hiện được, đây là nhược điểm chủ yếu.
Lưu ý là Canon chế tạo hai đời ống kính này. Đời đầu không có các chữ số La mã nhưng có ngàm gắn bằng kim loại, có thước đo khoảng cách và loa che ống kính dạng kẹp (tuỳ chọn). Đời sau mark II có ngàm gắn bằng nhựa, không có thước đo và có loa che dạng xoay trông khá thô. Chất lượng quang học của hai ống kính này tương đương nhau. Canon còn bán ống kính 50mm 1.4 USM, về mặt quang học nhanh hơn và sử dụng USM lấy nét, nhưng về giá nó đắt hơn ống kính 50mm 1.8 khá nhiều.
Nếu bạn sử dụng máy ảnh số có hệ số thu nhỏ (phần lớn các máy EOS cơ bản trừ số ít các dòng cao cấp) thì ống kính 50 mm này có thể ít hữu dụng hơn, vì nó làm việc giống ống kính có tiêu cự dài hơn khi lắp cho các máy ảnh này và góc nhìn của bạn bị thu hẹp lại. Trong trường hợp này ống kính 28mm 2.8 có thể là lựa chọn tốt hơn.
Những ống kính đa tiêu cự phổ thông
Nếu bạn coi trọng đến sự tiện lợi và chất lượng ảnh không phải là ưu tiên thì nên chọn ống kính đa tiêu cự giá rẻ, như là ống kính bộ bán kèm các máy ảnh phổ thông. Tuy nhiên không phải lúc nào những ống kính này cũng cho một chất lượng ảnh thấp, ngoại lệ có thể là ống kính EF-S 18-55 bán kèm các thân máy EOS 300/350/400 và Digital Rebel. Ống kính này dù khá rẻ nhưng không quá tồi, đặc biệt khi bạn sử dụng ở khẩu độ f/8 hoặc nhỏ hơn.
Nếu bạn khá rủng rẻng và muốn sự tiện lợi của một ống kính đa tiêu cự thì bạn nên chọn các ống kính đa tiêu cự đã qua sử dụng đời cũ, nhiều ống kính dạng này có chất lượng khá tốt so với tầm tiền. Chẳng hạn bạn có thể mua ống kính ngàm kim loại 28-70 3.5-4.5 II qua sử dụng có giá xấp xỉ ống kính mới 28-80 toàn nhựa. Nếu bạn muốn có ống kính lấy nét USM êm ái bạn có thể cân nhắc ống 28-80 3.5-5.6 USM ngàm kim loại (không phải loại đời sau ngàm nhựa có đánh số La mã), một ống kính có chất lượng chế tạo giống hệt 28-105 3.5-4.5 USM. Hai ống kính cũng rất hợp lý tuy không còn được sản xuất và bạn phải tìm chúng trên thị trường đồ cũ là ống 35-135 4.0-5.6 USM và ống đời cũ 35-105 3.5-4.5. Nhược điểm chính của các ống này là chúng không đủ rộng khi lắp trên máy có hệ số thu nhỏ.
Tóm lại bạn không cần phải quan tâm đến những cửa hàng xa xỉ bởi một ngân sách eo hẹp miễn là bạn không ngại hàng đã qua sử dụng.
Ống kính đa tiêu cự tầm trung.
Nếu bạn có ngân sách rộng rãi hơn thì nên cân nhắc đến nhóm ống kính đa tiêu cự tầm trung. Chẳng hạn, hai ống kính rất phổ biến của Canon 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM. Cả hai đều là các ống kính cứng cáp, đẹp, dù chất lượng quang học chưa phải đỉnh cao, cả hai đều nhanh, lấy nét êm nhờ USM, cả hai cùng đắt và nặng hơn các ống kính đa tiêu cự rẻ tiền, nhưng phần lớn dân chơi ảnh đều đủ khả năng mua chúng.
Trong hai ống này, cái đầu có tiêu cự dài hơn chút ít, khá tốt khi cô lập đối tượng và thích hợp khi chụp chân dung, cái sau góc rộng hơn (góc thu hình khác nhau khá nhiều giữa ống 24 và 28mm) và rất thông dụng khi chụp du lịch. Ống 24-85 3.5-4.5 USM cũng rất hợp khi xài trên các dòng máy có hệ số thu nhỏ như 300D/Digital Rebel/Kiss Digital hay 10D.
III.2. Một số ống kính EF và EF-S thông dụng.
EF 16-35 2.8L USM và EF 17-35 2.8L USM :Một ống đời mới và một ống đời cũ, cả hai đều góc rộng, nhanh, chất lượng hạng chuyên nghiệp được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền.
EF 17-40 4L USM: Phiên bản chậm hơn hai ống trên, phổ biến đối với dân nghiệp dư có tay nghề.
EF-S 18-55 3.5-5.6: Khá tốt cho các chủ nhân của máy 300D/Digital Rebel, 350D/Rebel XT và 400D/Rebel XT, được bán kèm các máy Canon hạng phổ thông. Chất lượng ảnh tốt, giá phải chăng.
EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM: Rất thông dụng đối với người dùng máy Canon cảm biến nhỏ, ống này cho chất lượng ảnh tốt cho cả vùng tiêu cự và được hỗ trợ bởi cơ cấu ổn định hình ảnh.
EF 28mm 2.8: Ống kính góc rộng, nhẹ, giá phải chăng, phù hợp cho chụp phong cảnh và những thứ tương tự.
EF 50mm 1.8 và EF 50mm 1.8 II: Ống kính nhanh, nhẹ, rất rẻ, rất tốt cho người mới bắt đầu và dân nghiền

quannguyen54
07-11-2011, 08:16 PM
Việc làm rất đáng hoan hô,mong Bác tiếp tục phát huy để mọi người có tài liệu tham khảo học hỏi thêm.đươc

timnguoitamsuty
12-11-2011, 06:08 PM
Cám ơn Bác đã chia sẻ bài viết rất hữu ích với các newbie.
Thanks

nbquyen9x
29-11-2011, 12:21 AM
bài viết hay cho newbie nhưng mong anh cố gắng có hình ảnh để mọi người và em dễ hiểu hơn, em xin cảm ơn!

datbuidoi
03-12-2011, 11:25 PM
các bác có thể cho em đánh giá chi tiết về lens 55-250 IS đc không
em thấy đây là con tele giá rẻ rất tốt, lại có cả IS
ưu - nhược của nó, build, chất lượng thấu kính, màu sắc...
em dùng 30D và chủ yếu chân dung

ncc21984
06-12-2011, 09:00 AM
Đọc xong bài viết của bác A60, thấy sáng cả ra, cũng hiểu được ít, dù chưa có máy. Mình đang định mua 60D, các bạn cho mình hỏi, mình định mua lens như sau:
1. Kit EF-S 18-55mm F3.5-5.6 IS + EF 50mm F1.8 USM II + EF-S 55-250mm F4-5.6 IS II
2. EF-S 18-135mm f3.5-5.6 IS

2 lựa chọn trên, xét về giá là ngang tầm nhau đúng không ạ? Nhu cầu của mình là chụp ảnh sinh hoạt gia đình, nhất là buổi tối, đi du lịch chụp ảnh linh tinh, chụp bạn gái. Mình nghiêng về lựa chọn 1 hơn, vì theo như mấy hôm lang thang thì cũng có đọc được ít comments của mọi người. Ngoàii ra, nếu có cấu hình nào hay hơn cho nhu cầu trên, xin các bạn tư vấn dùm cho. Có một số cửa hàng tư vấn thêm lựa chọn là nên xài Lens Tamron SP AF 17-50mm F2.8, nhưng mình sợ mới xài thì khó làm chủ được lens này. Cảm ơn mọi người nhiều.

bluewind84
06-12-2011, 09:53 AM
Eo ơi, đọc hoa cả mắt, phải chi có vài tấm ảnh để dễ hiểu hơn. Cám ơn bác đã sưu tầm.

vietseal
06-12-2011, 01:23 PM
Các Bác cho Em hỏi sự khác biệt giữa ống kính 70-200mm 2.8 L IS USM và 70-200mm 2.8 L IS II USM như thế nào mà số tiền nó chênh lệch nhiều vậy.? Thanks

Yark.Kid
23-12-2011, 11:55 AM
Chữ gì mà nhìu dễ sợ (:| MÀ cũng thanks vì đã sưu tầm!

stephanus
23-12-2011, 10:53 PM
hay lắm bác ạ, xin cám ơn.

mrtri311
24-12-2011, 10:41 AM
một bài viết hay !!! thanks

nvduc2008
06-01-2012, 03:27 PM
Bài viết rất bổ ích, cảm ơn bác!

Tuấn Dark
07-01-2012, 08:17 PM
Rất bổ ích cho những người mới bắt đầu bước chân vào tìm hiểu như em. Cám ơn bác nhiều :-bd

lin_lut
09-01-2012, 08:15 PM
Các Bác cho Em hỏi sự khác biệt giữa ống kính 70-200mm 2.8 L IS USM và 70-200mm 2.8 L IS II USM như thế nào mà số tiền nó chênh lệch nhiều vậy.? Thanks

Cái II nó có 1 số cải tiến về chống rung IS, thấu kính, và giờ chỉ có mark II mới thôi, mark I không còn sản xuất nữa rồi.

nguytheanh
11-01-2012, 10:06 PM
cám ơn chủ topic nhiều lắm

rentokil
23-01-2012, 09:59 PM
Đoc xong bài này quyết địnnh bán len kit mua cá i mớ i xà i

vuabuonlau
06-02-2012, 08:25 PM
Mới mua máy mới vớ được bài của pác đúng là lụm được vàng
Thanks for share. Pác dịch quá tốt

thhung76
09-02-2012, 01:20 PM
Thấy mọi ng viết cảm ơn nhiều quá rồi nhưng đọc xong bài của bác A60 không viết vài lời cảm ơn thấy ko yên tâm. Cảm ơn Bác nhiều, thật hữu ích cho thành viên mới như em!

leanhhuong
17-02-2012, 08:01 AM
Quá hay bác ạ.
Đọc những bài thế này Newbie như bọn em thích lắm

mophin27
02-03-2012, 03:55 PM
Vậy nếu như mình muốn bỏ ra tầm 10tr cho 1 lens canon [ mình đang dùng 60D ]
Yêu cầu của mình là lens 1 tiêu cự, khẩu lớn, góc rộng thì mình nên mua loại nào?
Mình mới vô nghề vs lại là nghiệp dư nên lan man lắm, hôm nay nhờ đọc bài này mới hỉu bít thêm vài điều chứ trước đây mình còn chẳng biết các thông số trên lens nữa cơ..

asia_anh888
05-03-2012, 09:10 PM
Vậy nếu như mình muốn bỏ ra tầm 10tr cho 1 lens canon [ mình đang dùng 60D ]
Yêu cầu của mình là lens 1 tiêu cự, khẩu lớn, góc rộng thì mình nên mua loại nào?
Mình mới vô nghề vs lại là nghiệp dư nên lan man lắm, hôm nay nhờ đọc bài này mới hỉu bít thêm vài điều chứ trước đây mình còn chẳng biết các thông số trên lens nữa cơ..
Canon EF 50mm F1.4 USM, 1 tiêu cự, khẩu lớn, góc rộng, giá <10tr. Canon EF 15mm f/2.8 Fisheye, 1 tiêu cự, khẩu lớn, góc siêu rộng, thường bẻ cong những đường thẳng & bẻ thẳng những đường cong >10tr

cuong55
10-03-2012, 11:06 AM
Quá hay bác ạ.
Đọc những bài thế này Newbie như bọn em thích lắm

ráng tích góp thêm kinh nghiệm từ những bài này là thành oldbie àh.
keke

takhiem101
19-03-2012, 01:14 PM
thanks bác chủ đã chia sẻ một bài viết hay.

thinhtran
25-03-2012, 01:19 PM
dánh dấu bài hay về len.........!

(*_*)JasoN(*_*)
03-04-2012, 10:32 AM
http://farm8.staticflickr.com/7048/7040823685_84baae9086_c.jpg
các bác có biết nó bị làm sao không:((

tonytran80
13-04-2012, 04:04 PM
Cám ơn bác A, em cũng mới tập và đang tìm hiểu các kiến thức cơ bản. Chủ yếu em xem bên Nhiếp Ảnh Cơ Bản nên không thấy bài này của bác. Làm phải google một vòng rồi lại quay về vnphoto.

mocmienthao
23-04-2012, 10:22 AM
May quá, đang có ý định nâng cấp ống kính.Cảm ơn bài dịch của bác A60 nhiều thật nhiều

WTOVN
13-05-2012, 05:33 PM
thanks ! bài viết hay quá bác.

xuanlong33
20-05-2012, 03:58 PM
Mới tập tành, đọc bài này hữu ích ghê :)

Dalatian
22-05-2012, 05:33 PM
Hay quá, cảm ơn bác chủ thớt rất nhiều

Dây Giày Lỏng
22-05-2012, 10:18 PM
Thanks pác chủ thớt về bài dịch rất hay.

duykhanh113
27-05-2012, 05:12 PM
bài viết rất tuyệt vời, đọc xong mà mở rộng cả tầm mắt

Jack2011
09-06-2012, 02:38 PM
cảm ơn bác chủ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích

Dây Giày Lỏng
09-06-2012, 04:36 PM
Thanks pác chủ thớt nhiều

Cinon60D
11-06-2012, 09:52 AM
Cám ơn chủ thớt, em mới tập tành tìm được bài này tốt quá :D

babyden83
11-06-2012, 11:20 AM
hay thật, bài viết bổ ích cho anh em

viisoft90
11-06-2012, 08:18 PM
bài viết hay lắm, thanks bác!

biencuong
25-06-2012, 10:57 AM
Rất cảm ơn các Bậc tiền bối đã chỉ dẫn bảo về các ống kính của dòng Canon này. Mới bước vào học cách chụp ảnh bằng máy ảnh DSLR này. Phải tìm hiểu và học hỏi thêm.

Harbinger
27-07-2012, 02:57 PM
Cám ơn tác giả bài viết nhiều. Nhiều thông tin rất hữu ích cho newbie như em.

vuvaioqn
07-08-2012, 12:39 PM
Cảm ơn Bác, rất dễ hiểu, em cũng bít chút tiếng Anh và rất thích máy ảnh, lúc nào có bài nào bác p.m cho em với nếu giúp đc gì cho bác em rất sẵn lòng.

tyle_xxx
12-08-2012, 09:47 PM
Thanks bạn vì bài viết. Mình là newbie có ji mong mọi người chỉ giáo thêm. hì

bosscrazy
28-08-2012, 11:38 AM
Bài viết hay, thông tin hữu ích cho newbie như em, thanks bác.

farcry2708
29-08-2012, 12:26 PM
các bác cho em hỏi về ống kính 18-135mm f/3.5-5.6 IS UD dc ko a? em hoàn toàn mù tịt về canon, thấy có người bán canon 60D kèm ống này. em ko hiểu lắm về các ký tự trên ống kính chỉ biét len mà có chữ L là thuộc dòng cao cấp nhết của Canon thôi.

sheva220291
08-09-2012, 03:27 PM
Cám ơn bác chủ thớt đã pót bài lên đây cho ae cùng đọc chia sẻ kinh nghiệm. Bài viết rất hữu ích cho dân mới cầm máy như em

haivnhs
11-09-2012, 03:36 PM
1 bài viết hữu ích cho các photographers,,,,,

DnLuanNguyen
21-09-2012, 12:39 PM
Tks bác chủ vì bài viết hữu ích

KenDang
06-10-2012, 03:40 PM
Cảm ơn chủ thớt đã mở mang đầu óc cho e
mênh mông quá :((

huakiller
10-10-2012, 12:54 PM
hay quá lại hoc thêm được một ít nữa rồi

vichou
21-10-2012, 10:43 PM
1 bài viết rất hay và bổ ích cho newbie, thanks bác

mobilerepairvn
03-12-2012, 07:31 AM
thích nhất câu cuối.. ( đừng mất thời giờ tìm ống có cả 2 viền đỏ+vàng ) nhưng rất nhiều ống k có 2 viền trên... e cũng đang dùng heee

Phaihandoi
19-12-2012, 12:30 AM
Bổ ích quá. Thanks chủ thớt

acquyknight
03-01-2013, 05:36 PM
cảm ơn bác vì thông tin hữu ích

tiamo123
04-01-2013, 02:16 AM
bài viết này dc viết từ năm 2007, mà đến giờ vẫn còn dc "lưu truyền". Thật đáng ngưỡng mộ. Từ 2007 bác A60 nói là ko rành về máy ảnh, ống kinh và trình độ tiếng Anh chỉ xoàng xoàng trên ngọn cỏ, thì ko biết sau 5 năm bác ấy nay đã làm gì rồi nhỉ. :D

son004474
16-01-2013, 02:35 PM
Bài viết hay quá, đúng những gì mà em new bie cần phải nắm được. Cảm ơn

son004474
16-01-2013, 02:36 PM
Bài viết hay quá, đúng những gì mà em newbie cần phải nắm được. Cảm ơn

tintrungnguyen
29-01-2013, 03:36 AM
cám ơn bác, bài viết rất bổ ích..

tuong2v
29-01-2013, 02:01 PM
tks Bác A60 nhiều nha.

cuonganpha
06-03-2013, 07:07 AM
Newbie phải nói lời cảm ơn bác. Em cảm ơn bác thật nhiều, kiến thức rất quí ạ.

cauamcbg
19-03-2013, 10:14 PM
Đọc xong bài này đã biết mình cần gì. Thanks

holylua
28-03-2013, 01:09 PM
cám ơn chủ thớt vì bài viết quá hay

duycuong
13-04-2013, 03:12 PM
# Em cảm ơn Thầy "Tín".

taylaiga
19-04-2013, 08:06 PM
cảm ơn bác,bài dịch rất chi tiết

kub0m
22-04-2013, 10:53 PM
tks bac. nhiều :D ................

hope85
01-06-2013, 11:06 AM
Cảm ơn bác, bài viết thật hữu ích ạ.

yenhchi
13-06-2013, 09:01 AM
Mới tập làm quen, cám ơn nhiều.

sellsoup
20-06-2013, 04:13 AM
Quá hay cho một new member như mình.

sellsoup
20-06-2013, 04:14 AM
Quá hay cho new member như mình. Cám ơn bác.

andy310892
20-06-2013, 09:24 AM
cho e ké tý nha, e mới mua 60D, nhưng đang lăn tăn không biết phải mua len ntn cho đáng, bác nào nhiều kinh nghiệm chỉ giáo e với, e thì chủ yếu là phong cảnh vì hay đi du lịch và chụp chân dung thoy.

ngntuonghuy
20-06-2013, 11:13 AM
cho e ké tý nha, e mới mua 60D, nhưng đang lăn tăn không biết phải mua len ntn cho đáng, bác nào nhiều kinh nghiệm chỉ giáo e với, e thì chủ yếu là phong cảnh vì hay đi du lịch và chụp chân dung thoy.

Mới dùng thì cứ kit 18-55, chân dung thì dùng tạm 50 1.8 đi vậy.

Myan
21-06-2013, 03:45 PM
I.5. Tạo sao một ống kính chất lượng lại đắt đến vậy?
Ống kính là một sản phẩm rất phức tạp và vô cùng đắt cả trong khâu thiết kế lẫn chế tạo, mỗi bộ phận được gia công cực kỳ chính xác và được lắp ráp rất cẩn thận. Thấu kính được chế tạo từ các loại thuỷ tinh đặc biệt tinh khiết và rất đắt tiền. Các ống kính cao cấp không được bán nhiều như các ống kính rẻ tiền, vì vậy chúng lại càng đắt hơn, oái oăm thay, đây chính là các ống kính mà chúng ta thường thèm muốn.
Các ống kính tầm giá 200 đến 300$ có vẻ quá khả năng của những người mới bắt đầu, nhưng chúng lại là hàng chợ đối với kẻ chuyên nghiệp. Những ống kính có chất lượng quang học tốt trị giá cả gia tài, vì vậy mà nhiếp ảnh thực sự là một thú vui khá tốn kém.
---------------------------------------------------:banghead:----------------------------------------------
Cảm ơn bác "A 60" nhờ bác mà em có ít kiến thức về ống kính, em tấm đắc nhất câu được tô đỏ trên.
mua máy về nói láo với bà xã chỉ 1/3 số tiến vậy mà tráo mắt sao đắt vậy, thấy cái balo đẹp đem về kêu bạn tăng, phán câu dạo này anh sống có nhiều bạn tốt thế. hết hồn.

Xdarkest
02-07-2013, 11:29 PM
bài dịch công phu và bổ ích, thanks bác chủ top :D

xitrum0815
05-07-2013, 12:31 PM
Mọi người cho e hỏi, trong 1 bài viết(ko bt của ai), e đọc trên trang quảng cáo của Zshop về ok canon efs 17-55mm, e xin trích ra "Canon 17-55 F2.8 sử dụng cho thân máy số DSLR
Do thuộc dòng EF-S nên ống này chỉ lắp được cho thân EF-S của Canon (các thân này đều có cảm biến cúp nhỏ hệ số 1.6x), và vì vậy tiêu cự 17-55 sẽ tương đương với tiêu cự 27.2-88mm so với máy toàn khổ (full frame)"
và có thể còn nhiều người vẫn có ý nghĩ này. Vậy e xin hỏi, sự so sánh trên có hợp lý không ạ?
Theo như e hiểu, loại ok EFs là sản xuất riêng cho dòng crop body để được trường nhìn tuong đương với lens EF cùng (dải) tiêu cự khi lắp trên ff body, và vì thế dải tiêu cự ghi trên ok cũng là tiêu cự chính xác của nó khi lắp trên body, vậy căn cứ vào đâu để có sự so sánh trên ạ?
1 vấn đề nữa là khi lắp ok EF lên crop body thì những yếu tố nào cần phải nhân với crop factor? tiêu cự có cần nhân không? DOF có ảnh hưởng ko? hay chỉ ảnh hưởng tới trường nhìn ạ?

voxztrung
08-07-2013, 02:46 PM
tôi rất thích bài viết của bác A60- cảm ơn bác đã bỏ công chia sẻ cho anh em mới như tôi
mong bác có thêm nhiều bài như thế
chúc bác khoẻ hạnh phúc

vunamtuan
08-07-2013, 07:13 PM
Rất căn bản và thiết thực ạ :D

Dealer_USA
09-07-2013, 03:22 PM
Chưa biết gì về ống kính đọc cái này xong phần nào biết chút chút. Cám ơn bác đã khai sáng !!

canon_newbie
11-07-2013, 10:31 AM
e đã biết thêm rất nhiều về lens, cám ơn bác!

Hungbaby
04-09-2013, 10:18 AM
Các bác so sánh cho em lợi hại của 2 em 24-70 và 24-105?

Hungbaby
04-09-2013, 10:19 AM
Em đang dùng cái 24-105 trên 5D lắm lúc thấy ảnh không rõ nét lắm và chi tiết lắm không biết có phải do ống hay bản chất của cái 24-105 nó thế

nghich3
11-09-2013, 02:32 PM
E đang băn khoăn có nên sắm 85 1.8 ko. Đang dùng FF + 24 -105

MRHOANG1912
20-09-2013, 09:22 PM
Bài viết rất bổ ích, cảm ơn chủ thớt

Guppyfish
10-10-2013, 02:41 AM
Bài viết rât hay và đáng đọc :)

thangmap89
10-10-2013, 11:37 AM
cảm ơn bạn. đọc xong bài này thì ngay cả 1 người đầu óc hơi chậm phân tích như mình cũng biết thêm đc 1 số điều hay ho.

thangmap89
10-10-2013, 11:43 AM
Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác có cảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ống kính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50x1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưng hiệu quả tạo ra thì thay đổi.
Điều này tạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một tấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp bằng máy phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương.

Ai cho mình hỏi luôn. theo ý nghĩa của đoạn trên và mình đang sử dung canon 60D thì việc dùng lens 85mm và 50mm hiệu quả cũng gần như nhau có phải ko. Mình đang dành tiền lấy lens 85 1.4 nhưng nếu như này thì con 50 1.4 có vẻ hợp lý hơn

tinhbui
15-10-2013, 07:50 AM
Rất cảm ơn A60. Bài viết của bác thực sự là rất hữu ích. Tkank

oblivion.sofar
18-10-2013, 04:34 PM
Mình cũng như bạn, mình dùng 50D (cảm biến =60D của bạn), nghe nhiều người nói 85 1.8 chụp chân dung đẹp lắm, tính múc nhưng tìm hiểu kĩ thì cái cảm biển của mình ko phải full frame, nên nếu lắp 85mm vào chụp chân dung sẽ phải lùi hơi xa, vậy nên hiện tại mình rất HP với 50mm. Chúc bạn có lựa chọn hợp lý

Ai cho mình hỏi luôn. theo ý nghĩa của đoạn trên và mình đang sử dung canon 60D thì việc dùng lens 85mm và 50mm hiệu quả cũng gần như nhau có phải ko. Mình đang dành tiền lấy lens 85 1.4 nhưng nếu như này thì con 50 1.4 có vẻ hợp lý hơn

khaox1991
31-10-2013, 03:22 PM
em đang dùng 600d+17-85, nhưng lâu nay chụp trong điều kiện thừa sáng là cứ thông báo err1 hoài. các bác biết bệnh của nó chỉ em với

Tieu Tu
12-12-2013, 09:18 PM
em đang dùng 600d+17-85, nhưng lâu nay chụp trong điều kiện thừa sáng là cứ thông báo err1 hoài. các bác biết bệnh của nó chỉ em với

Ống kính của bạn đứt dây zoom rồi!

Newpho
03-01-2014, 03:32 PM
Cám ơn bác chủ thớt. Mong bác có nhiều bài hay cho ae.

miso
11-01-2014, 07:58 PM
Mới vào diễn đàn, bài viết này hay quá.

edwin
02-03-2014, 03:38 PM
nhiều thông tin hay và bổ ích, thanks chủ thớt :4:

thebinh71
02-03-2014, 05:42 PM
Rất hữu ích cho người mới, thank's!

thienpdimexco
31-03-2014, 04:21 PM
THêm kiến thức hữu óch cho người mới như em. Thanks bác chủ topic thật nhiều!

Linhcv
02-04-2014, 04:33 PM
Cám ơn chủ thớt nhiều

ghostbb
11-04-2014, 08:06 PM
tính mua 55-250 IS II mà không mua lens 18-55 được không nhỉ?

Туан Ань
21-04-2014, 09:57 PM
bài hay hay :) thank chủ thớt nhều :D

golddragonvn
05-05-2014, 04:16 PM
tks bài viết hay quá, đáng để nghiên cứu

nhadam
07-05-2014, 11:07 AM
Cho mình hỏi chút:
Trong thuật ngữ ống kính: transmission = Thấu quang. Hiểu nôm na là mức độ cho ánh sáng đi qua phải không
Nếu là đúng cách hiểu thì chỉ số này thấp là tốt hay cao là tốt
Mong các bác chỉ dùm. Thank

vinhtoan15
30-05-2014, 03:43 PM
bài viết rất thiết thực cho người mới như em, lúc đầu cũng còn mơ hồ về các khái niệm và ống kính, nhưng sau khi đọc qua thì đã rõ hơn, thông suốt hơn rồi, cảm ơn nhiều

tuanaiai
02-06-2014, 11:14 AM
Cám ơn tác giả đã dịch bài viết hay.

Thuynma
07-06-2014, 11:25 PM
Thông tin rất bổ ích cho new bie như em. Cảm ơn bác chủ.

Lenincan
22-06-2014, 01:45 PM
Bai viet rat hay va huu it cho nhung nguoi moi choi nhiep anh, thanks

cocdaibang
25-06-2014, 12:32 PM
Thanks bác nhá ! Mới học nghề nên cần lắm những bài viết hướng dẫn, giới thiệu

rangsau
07-07-2014, 11:02 AM
Hay quá á á á đủ 20 nhá .

BrianDH
08-08-2014, 10:44 PM
nhu cầu là gì thôi chứ cái gì cũng sắm ,tiền đâu chịu nổi

Thanhhce
20-09-2014, 09:43 PM
Bác dịch hay và công phu lắm , XL rất ấn tượng khi bác không có nhiều kinh nghiệm chơi máy ảnh cũng như ống kính mà dịch được như vậy.

XL chỉ thấy sửa lại một phần sau cho rõ nghĩa . Tiếng Anh viết là Fast lens bạn dich là ống kính nhanh không có nghĩa là ống kính đó focus tốc độ nhanh hơn hơn ống kính khác. Fast lens có thể để nguyên là "Fast lens" hoặc dich "Ống kính nhanh" rồi mở ngoặc chú thích thêm là ống kính có thể mở khẩu lớn f2.8, f2.0, f1.4 hoặc hơn nữa.

Cảm ơn bác cũng như các thành viên gần đây chịu khó dịch và review cho anh em.

XL

xin hỏi các tiền bối do em mới bước chân vào DSLR, hôm qua mới lấy con 700D kit rồi, (kèm ống kín 18-55).
cũng đang tìm hiểu để muốn mua thêm 1 lens 55-250 chụp phong cảnh.
Tham khảo giá thì been Lê Bảo Minh đòi hơn 6 tr (hàng Taiwan). BH 2 năm.
còn bên Zshop điện qua hỏi thì 3,2 tr (chi na). BH 1 năm.
không biết là thực hư ntn vì giá gần gấp đôi, chênh lệch quá.
các anh có cao kiến xin được giúp đỡ em với.
cảm ơn các anh.

Thanhhce
20-09-2014, 09:46 PM
xin hỏi các tiền bối do em mới bước chân vào DSLR, hôm qua mới lấy con 700D kit rồi, (kèm ống kín 18-55).
cũng đang tìm hiểu để muốn mua thêm 1 lens 55-250 chụp phong cảnh.
Tham khảo giá thì been Lê Bảo Minh đòi hơn 6 tr (hàng Taiwan). BH 2 năm.
còn bên Zshop điện qua hỏi thì 3,2 tr (chi na). BH 1 năm.
không biết là thực hư ntn vì giá gần gấp đôi, chênh lệch quá.
các anh có cao kiến xin được giúp đỡ em với.
cảm ơn các anh.

Góc Bấm
26-09-2014, 10:51 AM
Rất hay và bổ ích cho nhập môn như bọn mình , Thanks cái cỗ vũ cho sự đóng góp của bạn

kenshin279
05-10-2014, 02:25 PM
Bài viết ý nghĩa đối với newbie như em

Truonghaiauto
22-11-2014, 12:23 AM
Bước vào thế giới bao la này thật nhiều bâng khuân. Cám ơn bác chia sẽ.

quocdung1k
16-08-2015, 09:47 AM
Chân thành cám ơn bác đã dịch một bài mà phần lớn mới vào môn này như e hiểu hơn về ống kính.

Đình Vương
09-10-2015, 01:25 PM
e đã đọc bài nhưng vì là newbie lại đang có chất men trong người nên các bác cho e hỏi 1 chút xíu: EF-S nôm na có nghĩa là ko lắp trên Fullframe, và body như kiểu 60D crop 1.6 như của em thì có thể lắp cả EF và EF-S phải ko ạ?

Akaburata
16-11-2015, 02:27 PM
Newbie vào đọc tham khảo , tks bác thớt :D

mrlinh94
29-12-2015, 05:09 PM
Newbie đọc tham khảo + úp đủ bài đề úp ảnh... tks chủ thớt.. :)

thegioicuahoang
14-02-2016, 01:31 AM
Cám ơn bác đã mở rộng tầm mắt cho newbie :D

ket_ban_com
16-02-2016, 08:28 PM
Các bác cho em hỏi bây giờ em muốn mua một ống zoom giá rẻ cho Canon EOS M2 thì nên mua ống nào và ngàm gì.
Các ơn các bác trước.

henry_phan
25-02-2016, 12:06 PM
bài viết hay và dễ hiểu

Slow.Step
05-04-2016, 11:17 AM
Cảm ơn bác đã chia sẻ

nhadam
12-07-2016, 10:02 AM
Các bác cho mình hỏi chút: ống 70-200 F2.8 L II IS là ống đời 2 vậy có ống đời 1 là 2.8 L IS không hay chỉ có ống không có IS thì gọi là đời đầu?

CanonL
24-07-2016, 10:38 PM
Lens Canon 70-200 F2.8L IS đời đầu là cái này bác ạ : https://www.dpreview.com/reviews/canon-70-200-2p8-is-usm-c16 và đã ngừng sản xuất lâu rồi. Cái không IS không có mark II!

nhadam
26-07-2016, 10:41 AM
Lens Canon 70-200 F2.8L IS đời đầu là cái này bác ạ : https://www.dpreview.com/reviews/canon-70-200-2p8-is-usm-c16 và đã ngừng sản xuất lâu rồi. Cái không IS không có mark II!

Rõ rồi, Thanks bác canonL

nhadam
15-08-2016, 08:43 AM
Các Pro cho mình hỏi chút: trong cá ống kính Zoom Canon mà độ rộng nhất là 24mm - xx mm thì ống nào nhỏ nhẹ nhất?

bibonxyz
29-11-2019, 11:27 PM
Bài viết hay, cảm ơn người soạn

hoang.7.nguyen
18-10-2020, 09:05 PM
Thanks bạn. Bài hay và hữu ích.

thanhtulvt
13-03-2023, 04:30 PM
Hehe, để hôm nào tìm mấy bài tiếng anh trên mạng về dịch cho các bác đọc cho đỡ ghiền!