PDA

View Full Version : Nhân chuyện bác James Dương , bàn tiếp về chuyện ảnh



k790i
31-10-2011, 01:47 PM
Hiển nhiên là em không may mắn được đào tạo chính quy về nhiếp ảnh như bác Dương , cũng như là về kinh nghiệm hoặc resume chồng chất như bác ấy . Tất cả những gì em viết trong bài này dựa vào những gì em đã được học , được đọc , được nghe và được xem .
Đầu tiên là em rất cám ơn bác JD cũng như tất cả các thành viên tâm huyết của VNphoto . Mục đích của bác ấy cũng như các thành viên khác là " nâng trình " cũng như sự nhận thức của các thành viên khác .

Trong NA hiện đại , đôi khi xúc cảm lại quan trọng hơn thẩm mỹ
Ngay từ khi mới bắt đầu học một khóa nhiếp ảnh ngắn hạn , hoặc tìm đọc một tài liệu nhập môn về NA , tất cả mọi người đều nhận được các lời khuyên kiểu như :
- "Đường chân trời phải thật thẳng , không được phân đôi hình " ,
- " không được bố cục vật thể đằng sau mọc lên trên đầu chủ thế " ,
- " Không được cắt ngang các khớp "
- "Hoặc muốn có một bố cục hài hòa thì phải chia ảnh theo tỷ lệ 1/3 , hoặc 2/3 theo chiều ngang hoặc chiều đứng "
. . .
Tất cả những điều đó được vạch ra từ ngay khi nhiếp ảnh bắt đầu bằng ảnh đen trắng . Khi các nhà nhiếp ảnh thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng của hội họa - được gọi là pictorialist - tạo ảnh hưởng về cái đẹp lý tưởng đến tận ngày nay . Mà điển hình nhất là Hội NAVN vẫn còn giảng dạy trong các tài liệu , họ tin tưởng và răn dạy các học viên về phong cách hàn lâm hay tân cổ điển ( neoclassic ) , lấy " Tỷ lệ vàng " làm kinh điển và hội họa Phục Hưng làm nền tảng .

Áp đặt tất cả mọi quy tắc thẩm mỹ lên một bức ảnh và biến một bức ảnh thành nhiếp ảnh thẩm mỹ - nhiếp ảnh nghệ thuật . Vấn đề là , áp đặt một hệ thống quy tắc , lập đi lập lại không hoàn toàn phù hợp với nhiếp ảnh hiện đại nữa . Nhất là khi nhiếp ảnh hiện đại phát triển không ngừng : từ phong cách snapshot ( chụp nhanh không quan tâm đến mỹ thuật , kỹ thuật ) , ảnh phóng sự , chụp panorama ( mang lại sự rộng lớn , khác lạ trong ảnh ) , đến sự phóng đại của các vật thể nhỏ trong macro . . .

Các khái niệm về tỷ lệ khung hình , màu nóng , màu lạnh , đều xuất phát từ hội họa nhưng các nhiếp ảnh gia chỉ xử lý bằng trực giác . Hãy xem chương trình TEST YOUR BRAIN trên NAGO để thấy chúng ta bị lừa dối bởi tỷ lệ , màu sắc . . . như thế nào .

Nhiếp ảnh hiện đại từ lâu đã tách rời hẳn các quy tắc hội họa . Không một bức ảnh đoạt giải Pulitzer nào thỏa mãn các tiêu chuẩn của thẩm mỹ . Nhưng nó lại lay động cảm xúc cuả người xem rất cao . Nhiếp ảnh hiện đại hướng tới cảm xúc người xem , mang lại góc nhìn mới và tạo cảm xúc mới : thế hệ ống kính fisheye , các góc chụp từ dưới lên , từ trên xuống , . . . hoặc khi màu sắc trong bức ảnh là chủ đạo thì còn cần gì đến điểm nhấn ?

" Máy ảnh là kẻ nói dối . Hay con mắt là kẻ nói dối " ?

Thật ra cả hai đều là những kẻ dối trá , chuyên nghiệp đến mức ta hoàn toàn tin tưởng ở chúng. Không một ai trong chúng phản ánh đúng sự vật theo thực tại .

- " Chiếc máy ảnh nói dối " Hình ảnh được tái hiện hai chiều của vật thể 3 chiều , những bức ảnh trắng đen tái hiện 1 sự vật muôn màu , . . . Mặt khác , máy ảnh có thể nhìn chi tiết hơn mắt , sự đa dạng của ống kính cũng đem lại những cái nhìn khác từ ảnh tầm xa , đến ảnh cận cảnh , những hình ảnh chao mờ hoặc đông cứng của kỹ thuật lia máy tạo những phản ứng cảm xúc của người xem .

- " Con mắt nói dối " : Thị giác của luôn được bổ sung bởi các giác quan khác : âm thanh , mùi vị , xúc giác và kể cả kinh nghiệm người chụp . Khi nhìn một chiếc áo màu trắng , trong tâm trí ta nó phải luôn là " màu trắng " , dù nó được chụp trong ánh sáng vàng , ánh sáng xanh hoặc bất cứ một sự ám màu nào khác . Cũng như vậy , khi chụp mẫu ta luôn mong muốn 1 màu da thuần nhất : trắng hồng , sạm nắng , trắng ngà . . . Những màu khác đều bị coi là quái gỡ , không tự nhiên ? Con mắt không chấp nhận trong một tình huống , da mẫu có thể là xanh lơ , bóng có thể màu hồng .
Một hiện tượng khác là phối cảnh - tỷ lệ so sánh . Trên thực tế ,rất nhiều người chụp ảnh phong cảnh về và cảm thấy rất khó chịu vì họ không thấy được sự hùng vĩ của phông cảnh . Họ không biết là khi ta cảm nhận được tính chất hùng vĩ hay bao la của cảnh do ta tự liên tưởng đến chính ta - một con người nhỏ bé giữ một khung cảnh bao la .Nếu khi chụp ta đưa vào khung ảnh một đối tượng so sánh thì cảm xúc người xem sẽ lại khác .

Vậy nên , một khi bạn đã quyết định " nói dối " hãy quyết định bức ảnh của bạn nói dối theo cách nào ?

" Ảnh chân dung ?"

Bác JD định nghĩa " Ảnh chân dung là gì ? Là hình ảnh đại diện cho nhân vật, thể hiện được tính cách, thần thái hoặc tâm trạng của nhân vật. "

Tuy nhiên , định nghĩa về ảnh chân dung rất rộng , và không chỉ đơn thuần - như em nói ở trên - chịu ảnh hưởng của các pictorinalist nữa ( được in đầy trong các sách chân dung cơ bản : chân dung 1/3 mặt , chân dung nửa thân trên , chọn góc máy , ánh sáng .v. .v.... ) . Chân dung hiện đại có thể chụp nguyên 1 người trong môi trường họ làm việc, vui chơi , chân dung tập thể , . ... mà hiện nay thì em thấy trong những tấm hình như vậy không đăng trong mục chân dung và chuyển qua mục ảnh đời thường .

Những bức chân dung hay nhất không phải chỉ là một sự giống hệt . Vì nếu giống hệt thì ta chụp cha nó bằng PnS hoặc lấy ảnh thẻ làm ảnh đại diện cho rồi ???

Cũng không có gì sai lầm trong việc sử dụng PS : bơm ngực , bơm mông , cà da , xóa mụn . . . Vì trong những sách chân dung hiện đại , người ta vẫn ghi rằng NẾU CHỤP THEO YÊU CẦU CỦA MẪU , ẢNH CẦN PHẢI ĐẸP HƠN CHÍNH HỌ TRONG ĐỜI THẬT . NẾU CHỤP THEO Ý ĐỒ RIÊNG CỦA NHIẾP ẢNH GIA , TA CÓ QUYỀN BỘC LỘ HAY CƯỜNG ĐIỆU MỘT ĐẶC TÍNH NÀO ĐÓ ở người mẫu . Cũng như họ phân ra thành :

- Ảnh chân dung dàn dựng : từ việc set đèn , posing cho mẫu ở indoor hoặc outdoor . mặc cho các bác sáng tạo . Đinh cao của nó là các bác dàn dựng làm sao cho bức ảnh trong không có vẻ gì là dàn dựng :)) . Từ cách làm việc chuyên nghiệp tự tin : ko được đụng tới body mẫu , chỉ dùng lời nói hướng dẫn , phải nói chuyện với mẫu trước , quan sát mẫu , kỹ thuật set đèn , set máy .v..v.
- Ảnh chân dung tự nhiên : đơn giản là tự nhiên , nhưng cũng phức tạp như săn ảnh :))

dragonboy
31-10-2011, 02:50 PM
Bác nói đúng gốc rễ của vấn đề rồi.

Chẳng qua là quan niệm của mỗi người khác nhau về cái gọi là "ảnh chân dung" thôi, và ai cũng cho là mình đúng, thế rồi đâm ra cãi nhau nhặng xị như thầy bói xem voi.

Ai cãi nhau thì cứ cãi, ai thể hiện mình cứ thể hiện, em vác máy đi chụp xóa phông cho mấy đứa bạn, mấy đứa em em thôi :D

G-man
31-10-2011, 03:04 PM
Nghệ thuật là tự do sáng tạo mà bác

Em có đọc 1 cuốn sách nói về compostion, cũng có dạy nhiều lí thuyết bác nêu ở trên, nhưng đến cuối cùng, tác giả hãy thử phá bỏ hết những nguyên tắc.

Nói như vậy không có nghĩa là phải dẹp bỏ hết những nguyên tắc mà chỉ là không phải lúc nào bức ảnh theo khuôn mẫu cứng nhắc mới là đẹp.

Ảnh đoạt giải Pulitzer, theo như em biết ( nếu sai thì bác nào chỉ bảo),chia theo 2 thể loại: breaking news photography và feature photography là sự tôn vinh của ảnh theo thể loại báo chí (photojournalism) mà thể loại này cũng có nguyên tắc riêng của nó, chú trọng đến tính thời sự, cái cảm xúc người xem có được thông qua 1 bức ảnh gắn liền đến một sự kiện trong một giai đoạn thời gian và có thể nội dung của bài báo muốn truyền tải. Về góc độ này, những nguyên tắc cơ bản và cổ điển đứng sau tính thời sự của bức ảnh.

Như vậy, dù em luôn nghĩ, nhiếp ảnh là sự tự do sáng tạo và chuyển tải cái tôi (chứ không phải cái TAO) vào bức ảnh. Nhưng theo thiển ý của em, dựa trên giải Pulitzer, khó có thể kết luận nhiếp ảnh tách rời hoàn toàn khỏi hội họa.

Tuy nhiên em thấy ý kiến của bác rất thú vị, rất đáng để suy nghĩ.

haidadieu
31-10-2011, 03:04 PM
@k790i: cảm ơn bác về bài viết thú vị. em tự nhủ: hãy yêu và chơi ảnh bằng chính cái riêng của mình. (khi nào may mắn thì cái riêng của mình trùng khớp với cái riêng của giám khảo, thế là mình ...đoạt giải ! hiii). chúc bác khỏe và vui.

k790i
31-10-2011, 09:49 PM
Bác nói đúng gốc rễ của vấn đề rồi.

Chẳng qua là quan niệm của mỗi người khác nhau về cái gọi là "ảnh chân dung" thôi, và ai cũng cho là mình đúng, thế rồi đâm ra cãi nhau nhặng xị như thầy bói xem voi.

Ai cãi nhau thì cứ cãi, ai thể hiện mình cứ thể hiện, em vác máy đi chụp xóa phông cho mấy đứa bạn, mấy đứa em em thôi :D

Hiện nay với một môi trường tràn ngập ảnh như thế này , người cầm máy phải sáng tác làm sao để cho người xem xem bức ảnh được trên 30s , vì lẽ đó mà khi chụp chân dung người ta ưu tiên chụp " mẫu xinh " ( gọi thông dụng là gái đẹp ) . Và tâm lý chung thì ai cũng thích được khen , dù những câu khen kiểu mẫu đẹp quá , da trắng quá , body mẫu hấp dẫn quá nhiều khi . . . quá tào lao và vô vị .

Chụp quá nhiều một chủ đề và lập đi lập lại các quy tắc cũ làm Box Chân Dung mất dần cái hay của nó .

Xóa phông cũng là sự lừa dối của máy ảnh . Thường khi mắt người nhìn một 2 vật thì khi bác chú ý đến vật nào thì nó sẽ rõ vùng đó , vùng bên cạnh dù gần vẫn bị nhòa . Tuy nhiên cách máy ảnh nhìn lại khác , khi chụp nó rõ đều trên 1 mặt phẳng . Thế nên mới nảy sinh các khái niệm về DOF , bokeh . . . về thiết bị lens tele xóa phông tốt hơn , khẩu lớn xóa phông tốt hơn , . . . về kỹ thuật : set mẫu đứng xa phông , .v.v...



Nghệ thuật là tự do sáng tạo mà bác

Em có đọc 1 cuốn sách nói về compostion, cũng có dạy nhiều lí thuyết bác nêu ở trên, nhưng đến cuối cùng, tác giả hãy thử phá bỏ hết những nguyên tắc.

Nói như vậy không có nghĩa là phải dẹp bỏ hết những nguyên tắc mà chỉ là không phải lúc nào bức ảnh theo khuôn mẫu cứng nhắc mới là đẹp.

Ảnh đoạt giải Pulitzer, theo như em biết ( nếu sai thì bác nào chỉ bảo),chia theo 2 thể loại: breaking news photography và feature photography là sự tôn vinh của ảnh theo thể loại báo chí (photojournalism) mà thể loại này cũng có nguyên tắc riêng của nó, chú trọng đến tính thời sự, cái cảm xúc người xem có được thông qua 1 bức ảnh gắn liền đến một sự kiện trong một giai đoạn thời gian và có thể nội dung của bài báo muốn truyền tải. Về góc độ này, những nguyên tắc cơ bản và cổ điển đứng sau tính thời sự của bức ảnh.

Như vậy, dù em luôn nghĩ, nhiếp ảnh là sự tự do sáng tạo và chuyển tải cái tôi (chứ không phải cái TAO) vào bức ảnh. Nhưng theo thiển ý của em, dựa trên giải Pulitzer, khó có thể kết luận nhiếp ảnh tách rời hoàn toàn khỏi hội họa.

Tuy nhiên em thấy ý kiến của bác rất thú vị, rất đáng để suy nghĩ.

Bác đọc và hiểu theo cách cố tình hiểu của mình . Nhiếp ảnh cổ điển chịu ảnh hưởng rất nhiều của hội họa . Khi các thao tác không thể thực hiện được nhanh , còn phụ thuộc rất nhiều về nguồn sáng . Nhiếp ảnh lúc đó làm gì có các thể loại : ảnh phóng sự , ảnh macro , ảnh panorama , .v. .v. . . Đã không có những đề tài đó thì làm sao chịu ảnh hưởng bởi cái cũ ? ? ?

Ngay cả đề tài chân dung nhiếp ảnh hiện đại cũng đã phát triển tách ra hẳn nhiếp ảnh cổ điển .

Ảnh chân dung hiện đại hướng mạnh đến khoảng khắc và cảm xúc người xem .

- Khoảng khắc là một khái niệm rất mong manh ở nhiếp ảnh cổ điển , khi thiết bị không đủ sức đáp ứng . Làm sao có thể canh đường chân trời , ánh sáng, bố cục bên này , bố cục bên kia , .v..v. như trong hội họa khi nó chỉ diễn ra rất nhanh . Những người chụp được khoảng khắc đẹp , là những người may mắn và đầy kinh nghiệm .

- Cảm xúc người xem : đôi khi một bức ảnh chẳng mang tính mỹ thuật gì , ví dụ như tấm này , một khuôn mặt chình ình giữa màn hình , lại cắt ngang cổ . Tuy nhiên em vẫn thích tấm này , vì em đã từng ngồi xe bus những chiều mưa như vậy . Nhiếp ảnh cổ điển đòi hỏi những sự chỉn chu về thẩm mỹ , đòi hỏi người xem có một trình độ nhất định về mỹ thuật , mà người xem đón nhận thông điệp của nghệ sỹ. Nhiếp ảnh hiện đại mang đến sự tương tác giữa người xem và bức ảnh ,


http://wvs.topleftpixel.com/photos/2006/04/sandra_closeup_rain_glass_01.jpg

[QUOTE=haidadieu;1863994]@k790i: cảm ơn bác về bài viết thú vị. em tự nhủ: hãy yêu và chơi ảnh bằng chính cái riêng của mình. (khi nào may mắn thì cái riêng của mình trùng khớp với cái riêng của giám khảo, thế là mình ...đoạt giải ! hiii). chúc bác khỏe và vui.[/QUOTE ]

Cám ơn bạn đã đọc và góp ý .

cau3laphu
31-10-2011, 10:28 PM
bác nói không ai nghe hay sao phải có Jame Dương vào ???

chat20003_qn2
31-10-2011, 10:28 PM
cảm ơn bác về bài viết hay. tựu trung bài viết mới nhất của bác jd có cái đúng, có cái sai nhưng quan trọng là chúng ta tiếp thu cái đúng hay cái sai mà thôi. ở topic kia mọi người đa số chỉ xoáy vào cái sai của jd trong khi đó chả thấy nói gì đến cái sai hiện tại trên vnphoto cả. theo e, cái quan trọng cần lưu ý là văn hóa comment hiện tại trên vnphoto. hầu như rất ít comment hữu ích cho người mới chơi hoặc cho đã lâu (mẫu xinh, hot, ...), chưa kể là khá nhiều comment khá "phô" (nóng qúa, mẫu bác toàn (.) (.) bự, ...). thử hỏi nếu các bác admin cứ thả lỏng như thế thì liệu các bác đủ dũng cảm giới thiệu với bạn bè về đứa con tinh thần được xem là diễn đàn nhiếp ảnh lớn nhất hiện nay kô nhỉ. nếu là e thì chắc e ko dám. tuy nói rằng đây là diễn đàn nhiếp ảnh cho mọi người nhưng cũng ko thể muốn làm gì thì làm. nếu các bác có tâm huyết thì chắc chắn kô muốn dừng lại ở mục đích là diễn đàn lớn nhất mà còn là diễn đàn chất lượng nữa.
để làm đc như thế ko phải dễ nhưng tại sao chúng ta ko loại dần những cái ko phù hợp hiển nhiên đang diễn ra như cái cách các bác admin đã làm với box mua bán. e nhớ hồi cách đây 1 năm lúc e chập chững cầm máy và vào diễn đàn. mỗi topic của e có những lời chê chung chung rất nặng nề nhưng nhờ vào đó e tiến bộ từng ngày. còn hiện nay, đọc những comment "mẫu xinh", e cảm thấy buồn bởi vì e ko biết bám víu vào đâu để hoàn thiện mình cả.
jd cũng đã nói chân dung đâu phải chỉ chụp gái, nghĩa là chụp gái cũng là một phần của chân dung. e chả hiểu tại sao các bác lại tranh luận, kể cả chửi nhau về vấn đề này hè hè.

k790i
01-11-2011, 03:43 PM
bác nói không ai nghe hay sao phải có Jame Dương vào ???

Đơn giản là do mình viết bài này sau khi đọc blod của anh JD .

TiCan_2009
01-11-2011, 03:54 PM
Bác JD có nhiều ảnh chụp theo thể loại "chân dung" không nhỉ ?

Colour-Blind
01-11-2011, 04:18 PM
Bác JD có nhiều ảnh chụp theo thể loại "chân dung" không nhỉ ?

Vẫn có, nhưng quan trọng là chụp để làm gì, chụp để kiếm tiền theo ý khách, chụp cho người thân bạn bè chơi...hay chụp để khoe gái xinh bokeh đẹp ? Có khoe thì khoe vài tấm cho vui cũng ko sao, còn khoe hoài mới khiến người ta dị ứng :D.

rockmaninhell
01-11-2011, 04:37 PM
Vẫn có, nhưng quan trọng là chụp để làm gì, chụp để kiếm tiền theo ý khách, chụp cho người thân bạn bè chơi...hay chụp để khoe gái xinh bokeh đẹp ? Có khoe thì khoe vài tấm cho vui cũng ko sao, còn khoe hoài mới khiến người ta dị ứng :D.

Đọc comment của bác, mình chỉ thầm cười thôi..

Colour-Blind
01-11-2011, 04:51 PM
Đọc comment của bác, mình chỉ thầm cười thôi..

Thoải mái cười lớn đi bác...hehe.

k790i
09-11-2011, 01:27 AM
Nhào zô bàn tiếp các bác ạh , nhân tiện em post 1 topic mà em nghĩ sẽ lại chửi rủa um trời , gạch đá ném tới tấp các thể loại . Nên em lại viết tiếp :)) . Hiển nhiên là em sẽ không giải thích gì nhiều cho topic bên kia , vì em muốn đón nhận sự khách quan trong từng nhận xét mỗi người . Trong cái topic đó chắc em sẽ bị chửi rất nhiều thứ , chắc cũng có cái đúng . Nhưng ở đây em nói về bố cục :)) .

Em muốn nói tiếp về bố cục trong ảnh , mà cái thứ em muốn nói là cái thứ bố cục 1/3 . 2/3 các bác hội viên Vnphoto từ lúc học cơ bản , thọ giáo với bất cứ một nhiếp ảnh gia nào hoặc đọc các tài liệu nhiếp ảnh cơ bản khác đều được RĂN DẠY về bố cục 1/3 , điểm mạnh 1/3 . Và họ TIN RĂM RẮP như thế . Đến nỗi vào bất cứ các topic ảnh nào , mà ảnh nằm ở vị trí khác thì giang hồ lại nói rằng SAI BỐ CỤC +_+ .

Em xin thưa rằng cái bố cục 1/3 là một cái thể loại cũ và rất cũ từ xa xưa ( mà em đã nói từ đầu ) . Các cụ khi xa xưa dùng bố cục 1/3 khi các cụ ấy còn vẽ tranh , và từ cái thưở hồng hoang khi máy ảnh mới ra đời , còn chụp trắng đen . Lúc đó người ta tin rằng muốn thu hút ánh mắt của người xem thì phải tìm ra các đường mạnh và điểm mạnh .

Nhiếp ảnh hiện đại có thể để đối tượng ở bất cứ đâu họ thích . Vì họ có nhiều công cụ để thu hút ánh nhìn của người xem hơn các cụ xa xưa : sự đối lập màu sắc , sự tương phản của chủ thể , sự cá biệt của chủ thể v.v...

Mọi thứ phải vượt lên , tiến lên theo thời gian . Đối với nhiếp ảnh hiện đại việc THU HÚT ÁNH NHÌN CỦA NGƯỜI XEM còn quan trọng , khó khăn với xa xưa rất nhiều . Vì thời đại số tràn ngập hình ảnh , một nhiếp ảnh gia phải sử dụng mọi công cụ , mọi khả năng để thu hút ánh nhìn của người xem trên 30s . Điểm mạnh , đường mạnh , bố cục 1/3 không là chưa đủ .

Các bác xem dùm em 1 loạt ảnh này và tìm cho em bố cục 1/3 ở đâu nhé . Đây là những ảnh tập hợp của Photopoly . Các bác nào muốn xem thêm thì search google nhé , xem ảnh của Max , Vogue . . . các tấm về potrait cũng rất hay ,

1 .
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-2.jpg

2 .
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-7.jpg

3 .
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-8.jpg

4 .
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-02.jpg

5 .
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-05.jpg

6 .
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTStugizp1Ukd0nQngI4fYQklxgzWG_Q lgs75LO0lcTnkaUnqrx

huu5189
09-11-2011, 01:42 AM
trong những bức ảnh trên vẫn có bố cục 1/3 đó anh.
Chính là vị trí đôi mắt trên gương mặt.
đây là lẽ tự nhiên và các nhiếp ảnh gia dù muốn hay không thì nó vẫn thế :).

chat20003_qn2
09-11-2011, 09:42 AM
Em thì nhớ lúc em mới cầm máy cũng lang thang đi đọc các topic về bố cục trên vnphoto (của bác haphoto thì phải) thì được biết tỉ lệ vàng 1/3 chỉ là một trong những tiêu chí bố cục cơ bản nhấtthôi ạ. Các bác nào phán đơn giản là sai 1/3 thì theo em chỉ là học vẹt thôi ạ. Bây giờ chụp ảnh chân dung, nếu như em bắt được khoảnh khắc có hồn của mẫu thì em chả thèm quan tâm gì tới bố cục cả.

k790i
09-11-2011, 10:21 AM
trong những bức ảnh trên vẫn có bố cục 1/3 đó anh.
Chính là vị trí đôi mắt trên gương mặt.
đây là lẽ tự nhiên và các nhiếp ảnh gia dù muốn hay không thì nó vẫn thế :).

Em thử lấy line kẻ xem nó có là 1/3 không ?
Như tấm 2,5 đôi mắt ở tuốt trên
Tấm 1,3 thì gần như nằm ở trục giữa ( kể cả chiều ngang và dọc )
Tấm số 6 , người ta đặt nhân vật vào chính giữa , lý do là vì đây là một bìa tạp chí , để vào giữa thì dễ dàn trang hơn .

GreenPark
09-11-2011, 06:26 PM
Nghệ thuật chỉ là tương đối, vì thế mới có sáng tạo, những cái quy ước mà các bác liệt kê ra cũng chỉ là tương đối, nếu nó là tuyệt đối thì ảnh của bác này nhang nhác ảnh của bác kia, thế còn gì là nghệ thuật nữa.

caotrung0418
10-11-2011, 09:24 AM
Em thử lấy line kẻ xem nó có là 1/3 không ?
Như tấm 2,5 đôi mắt ở tuốt trên
Tấm 1,3 thì gần như nằm ở trục giữa ( kể cả chiều ngang và dọc )
Tấm số 6 , người ta đặt nhân vật vào chính giữa , lý do là vì đây là một bìa tạp chí , để vào giữa thì dễ dàn trang hơn .
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-2.jpg

Tấm này tác giả hướng thẳng sự chú ý đến cặp mắt khắc khổ của người phụ nữ già, cặp mắt nằm trên đường ngang 1/3



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-7.jpg
Đầu tiên nhìn vào ảnh ta chú ý ngay đến đôi mắt vì nó nằm trên 2 đường 1/3 dọc, sau đó chú ý đến bờ môi của nhân vật nữ vì nó nằm trên đường 1/3 ngang


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-8.jpg
Tấm này cũng tương tự như tấm trên khi tác giả muốn tạo điểm nhấn ở cả cặp mắt và đôi môi của cô gái này, đặc biệt tạo sự tương phản ở màu mắt và màu môi !



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-02.jpg
Khi nhìn hình này ta chú ý ngay sự khác biệt do phần điểm nhấn là đầu của nhân vật, với ảnh có ít chi tiết tạo điểm nhấn thì đặt ở đâu cũng có thể hút ánh nhìn của người xem, tuy nhiên tác giả vẫn cố tình đặt gần giao điểm của 2 đường 1/3 phía trên để thu hút ngay cái nhìn.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-05.jpg
Hình này chủ thể là cậu bé với trang phục kì lạ, tác giả đặt trục thân cậu bé vào đúng ngay đường 1/3 dọc



http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTStugizp1Ukd0nQngI4fYQklxgzWG_Q lgs75LO0lcTnkaUnqrx
Khuôn mặt chủ thể nằm trên điểm giao của 2 đường 1/3, trong đó đường 1/3 ngang đi qua đôi mắt và đường 1/3 dọc đi qua sống mủi, thu hút ngay sự chú ý vào khuôn mặt !

tonielev
10-11-2011, 10:27 AM
tất cả đều gần 1/3 và trên đường 1/3.

tuy nhiên cũng cần có lối suy nghĩ mới về bố cục phá cách

k790i
10-11-2011, 01:05 PM
Lạy hồn , ngoài cái việc dồn ép ra các đường 1/3 , 2/3 bác còn có cách nhấn bằng 2 đường 1/3 , nhấn bằng cả 2 đường 2/3 ngang :)))) và cả điểm nhấn đôi môi và trục thân . Đặt nguyên một cái trục thân làm điểm nhấn thì em mới nghe :)) .

Bác lấy cái line vẽ lên những điểm bác gọi là nhấn xem nó là 1/3 , 1/4 hay 1/5 , 2/3 , 2/4 hay 2/6 ????

Dù sao thì cũng cảm ơn rằng Bác cũng đã nhận ra là ở những bức ảnh này , người ta đã NHẤN bằng : sự tương phản màu sắc , sự khác biệt chủ thể , sự đối lập sáng tối , . . ..



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-2.jpg

Tấm này tác giả hướng thẳng sự chú ý đến cặp mắt khắc khổ của người phụ nữ già, cặp mắt nằm trên đường ngang 1/3



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-7.jpg
Đầu tiên nhìn vào ảnh ta chú ý ngay đến đôi mắt vì nó nằm trên 2 đường 1/3 dọc, sau đó chú ý đến bờ môi của nhân vật nữ vì nó nằm trên đường 1/3 ngang


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-8.jpg
Tấm này cũng tương tự như tấm trên khi tác giả muốn tạo điểm nhấn ở cả cặp mắt và đôi môi của cô gái này, đặc biệt tạo sự tương phản ở màu mắt và màu môi !



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-02.jpg
Khi nhìn hình này ta chú ý ngay sự khác biệt do phần điểm nhấn là đầu của nhân vật, với ảnh có ít chi tiết tạo điểm nhấn thì đặt ở đâu cũng có thể hút ánh nhìn của người xem, tuy nhiên tác giả vẫn cố tình đặt gần giao điểm của 2 đường 1/3 phía trên để thu hút ngay cái nhìn.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-05.jpg
Hình này chủ thể là cậu bé với trang phục kì lạ, tác giả đặt trục thân cậu bé vào đúng ngay đường 1/3 dọc



http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTStugizp1Ukd0nQngI4fYQklxgzWG_Q lgs75LO0lcTnkaUnqrx
Khuôn mặt chủ thể nằm trên điểm giao của 2 đường 1/3, trong đó đường 1/3 ngang đi qua đôi mắt và đường 1/3 dọc đi qua sống mủi, thu hút ngay sự chú ý vào khuôn mặt !

dragonboy
10-11-2011, 01:45 PM
Em thử lấy line kẻ xem nó có là 1/3 không ?
Như tấm 2,5 đôi mắt ở tuốt trên
Tấm 1,3 thì gần như nằm ở trục giữa ( kể cả chiều ngang và dọc )
Tấm số 6 , người ta đặt nhân vật vào chính giữa , lý do là vì đây là một bìa tạp chí , để vào giữa thì dễ dàn trang hơn .

ý bác huu5189 là vị trí của đôi mắt trên gương mặt, không phải là vị trí đôi mắt trong khung ảnh.

Thực ra thì em thấy những ảnh trên, phương pháp chính để làm nổi bật chủ thể không phải là nguyên tắc bố cục 1/3, mà đó là phương pháp nét và mờ nhòe (ta hay gọi là xóa phông), là tương phản màu sắc, ánh sáng, texture. Tuy nhiên bố cục 1/3 vẫn được áp dụng một cách tinh tế trong những "khung ảnh vô hình" trên bức ảnh.

Hoangcuky
10-11-2011, 08:53 PM
Các bác cho em hỏi, nếu điểm nhấn chiếm 1 phần 3 khung ảnh thì có được cái bố cục 1/3 không?
Ngày xưa, ở gần nhà em có ông đi học về nhiếp ảnh, ông ấy vẫn hay nói 1 đất 3 trời, vậy là cái bố cục gì?

Mr.Bom
10-11-2011, 10:10 PM
Nếu cảm bác chủ thấy cần thiết phải thay đổi cách chơi thì mình ủng hộ, nhưng đừng dùng bài viết để lôi kéo mọi người theo bác.
Hãy chứng tỏ những điều đo qua hình ảnh của mình đi. bác cũng có cá tính nhưng mà mềm mỏng quá đấy!

lamsonvn
10-11-2011, 10:12 PM
Topic này khá là thú vị. E dùng cái kiến thức hạn hẹp của mình để phân tích thử nhé ^^.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-2.jpg

Tấm này tác giả hướng thẳng sự chú ý đến cặp mắt khắc khổ của người phụ nữ già, cặp mắt nằm trên đường ngang 1/3
=> đúng nhưng chưa đủ: Mắt nằm trên đường mạnh, còn bố cục này là bố cục cân bằng (em tạm gọi là bố cục 1/2).



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-7.jpg
Đầu tiên nhìn vào ảnh ta chú ý ngay đến đôi mắt vì nó nằm trên 2 đường 1/3 dọc, sau đó chú ý đến bờ môi của nhân vật nữ vì nó nằm trên đường 1/3 ngang
=> Đây cũng là bố cục cân bằng, chỉ có đôi môi nằm trên đường mạnh. Tấm hình này khá hay, ở chỗ tác giả dường như ko muốn nhấn mạnh đến đôi mắt, nhưng lại dùng thủ pháp tương phản làm người xem chú ý đến đôi mắt. E xem có cảm giác chơi vơi thế nào ấy (hay đây mới là ý đồ của tác giả?)

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-8.jpg
Tấm này cũng tương tự như tấm trên khi tác giả muốn tạo điểm nhấn ở cả cặp mắt và đôi môi của cô gái này, đặc biệt tạo sự tương phản ở màu mắt và màu môi !
Đây là bố cục kết hợp giữa bố cục 1/2 & bố cục 1/3. Bác không tin ư? Thử kẻ 3 đường dọc xuống, và xem chỉ riêng trong cái khoản ở giữa ấy là bố cục gì :)



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-02.jpg
Khi nhìn hình này ta chú ý ngay sự khác biệt do phần điểm nhấn là đầu của nhân vật, với ảnh có ít chi tiết tạo điểm nhấn thì đặt ở đâu cũng có thể hút ánh nhìn của người xem, tuy nhiên tác giả vẫn cố tình đặt gần giao điểm của 2 đường 1/3 phía trên để thu hút ngay cái nhìn.
Theo ngu ý của em, đây là bố cục chính tâm, tác giả dùng sự tương phản hình khối để thu hút cái nhìn của người xem, ko hề có chút nào là 1/3 cả.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/b2/72/82/photo-05.jpg
Hình này chủ thể là cậu bé với trang phục kì lạ, tác giả đặt trục thân cậu bé vào đúng ngay đường 1/3 dọc
Em hoàn toàn đồng ý


http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTStugizp1Ukd0nQngI4fYQklxgzWG_Q lgs75LO0lcTnkaUnqrx
Khuôn mặt chủ thể nằm trên điểm giao của 2 đường 1/3, trong đó đường 1/3 ngang đi qua đôi mắt và đường 1/3 dọc đi qua sống mủi, thu hút ngay sự chú ý vào khuôn mặt !
Hihi, 1/3 ngang thì đúng, còn 1/3 dọc thì ko hẳn. Đây tạm gọi là "đường mạnh thứ cấp". Trong hình trên, chỉ duy nhất 1 điểm mạnh là con mắt bên phải của nhân vật.

lamsonvn
10-11-2011, 10:20 PM
@Bác chủ: Thực ra có nhiều kiểu bố cục, nhưng cái cơ bản nhất vẫn là 1/3. Các newbie như em trước hết cần "chụp đúng" trước đã, sau đó cứng tay thì có quyền sáng tạo, nên bác cũng ko trách được đâu ạ. Còn những bác suốt đời chỉ 1/3 thì... :), thôi em dong :))

caotrung0418
11-11-2011, 09:46 AM
@Bác chủ: Thực ra có nhiều kiểu bố cục, nhưng cái cơ bản nhất vẫn là 1/3. Các newbie như em trước hết cần "chụp đúng" trước đã, sau đó cứng tay thì có quyền sáng tạo, nên bác cũng ko trách được đâu ạ. Còn những bác suốt đời chỉ 1/3 thì... :), thôi em dong :))

@bác lamsonvn : cái post của em là chọc bác chủ topic thôi vì bác ấy quả quyết không có quy tắc 1/3 trong các ảnh ấy nên em mới cố "mổ xẻ" để đưa nó về 1/3 :12:
Ý kiến còn lại thì em đồng ý với quan điểm của bác ( dòng em tô đậm ), như trẻ con thì phải học đi trước khi học chạy, viết bằng bút mực rồi mới cho viết bút bi - âu cũng là biết cái gốc trước khi tìm cái ngọn vậy :22:

lamsonvn
11-11-2011, 11:10 AM
@bác lamsonvn : cái post của em là chọc bác chủ topic thôi vì bác ấy quả quyết không có quy tắc 1/3 trong các ảnh ấy nên em mới cố "mổ xẻ" để đưa nó về 1/3 :12:
Ý kiến còn lại thì em đồng ý với quan điểm của bác ( dòng em tô đậm ), như trẻ con thì phải học đi trước khi học chạy, viết bằng bút mực rồi mới cho viết bút bi - âu cũng là biết cái gốc trước khi tìm cái ngọn vậy :22:

Vâng, cảm ơn bác đồng quan điểm. Thế nên đến nản với các bác trẻ bây giờ (e ko có ý vơ đũa cả nắm nhé ^^) mới vỡ lòng, toàn là chạy cả :)).
Ngoài lề bới móc chút: Cái bài viết hot của bác JD gần đây ấy, cũng có gửi gắm điều này với các bác chụp ảnh, ko biết các bác ấy đọc rồi có hiểu không? ^^

hungdu
11-11-2011, 11:55 AM
Đọc bài của JD để hiểu, chứ không phải nhất nhất phải làm theo... cái đó là cái cá nhân sẽ "học" được, thay vì được "dạy"! Chính các bài đối lập nhau sẽ tạo ra cái riêng của người đọc/ học...

lamsonvn
11-11-2011, 02:15 PM
Đọc bài của JD để hiểu, chứ không phải nhất nhất phải làm theo... cái đó là cái cá nhân sẽ "học" được, thay vì được "dạy"! Chính các bài đối lập nhau sẽ tạo ra cái riêng của người đọc/ học...

Không "dạy" thì "học" bằng cách nào bác? Tự học qua tài liệu? Nói 1 cách khác, có phải ta đang tự "dạy" ta đó không? Vả lại bác có hiểu cái vấn đề em đang đề cập đến ở đây không (chưa học bò đã lo học chạy)?

hungdu
11-11-2011, 07:22 PM
Không "dạy" thì "học" bằng cách nào bác? Tự học qua tài liệu? Nói 1 cách khác, có phải ta đang tự "dạy" ta đó không? Vả lại bác có hiểu cái vấn đề em đang đề cập đến ở đây không (chưa học bò đã lo học chạy)?

Ái... tự nhiên bác quote nguyên bài của em thế... chắc là do ngay sau bài post của bác! Ý em chẳng ăn nhập gì với cái bài post ngay trên... Vấn đề của bác chắc em khỏi cần trả lời, nhưng em không nghĩ đó là cách duy nhất!

k790i
11-11-2011, 09:31 PM
Bravo , một vài bác đã hiểu ra vấn đề , 1/3 là chưa đủ để tạo dấu ấn . Và nếu mình chỉ biết mỗi môt cái bố cục 1/3 thì khi đi xem những topic thấy không phải thì đã nhảy đong đỏng lên sai bố cục .


Những tâm hồn non nớt nhất về nhiếp ảnh , là những tâm hồn dễ thăng hoa về mặt nghệ thuật nhất . Khi mà ta chụp cho ta , chụp cái cảm xúc của ta và chia sẽ với những người đồng cảm . Nghệ thuật phát triển như thế từ một tờ giấy trắng - một kẻ nghiệp dư - bước lên chuyên nghiệp - và cuối cùng trở thành tờ giấy trắng . Ai cũng hiểu là làm nghệ thuật đỉnh cao là phải tự nhiên nhất , đơn giản và gần với gốc nhất . Nhưng muốn làm điều đó thì mỹ thuật phải phát triển từ kỹ thuật .

Đơn giản nhất thì , nếu bạn mới chơi ảnh , chẳng cần phải đi học các kỹ thuật từ xưa . Tại sao phải đi học những kỹ thuật từ máy film trong khi bạn sử dụng máy số ??? Tại sao phải theo những tiêu chuẩn vàng của hội họa khi bạn tạo ra sản phẩm digital ??? Những bố cục chữ cái , những quy ước của điện ảnh và nhiếp ảnh hiện đại bạn đã biết chưa ??? Trừ khi bạn rất hoài cổ , còn nếu đã tiếp thu cái mới thì hãy tạo nền tảng từ những kiến thức mới .

Ngoài ánh ságn bên , ánh sáng trước , .v...v... thì ngày nay còn sử dụng các loại ánh sáng gì ?

bạn lon ton đo học cách xài grey card , cách sử dụng WB cap , trong khi không hiểu là sử dụng trong trường hợp nào , ý nghĩa ra sao ? Cứ cho là bạn biết grey card dùng để chình EV và WB , vậy bạn có biết khi sử dụng trên máy film khác máy số như thế nào không ??? Xin thưa là nó là cả một chương kiến thức về lý luận nhiếp ảnh rất nhức đầu . Và tin vui là nếu bạn đã sử dụng máy digital thi bạn chẳng cần quan tâm gì mấy đến WB và EV cả ( trừ khi bạn đi chuyện sản phẩm - nói sau ) , cứ chụp phải RAW để auto về kéo lên hết .

Trong đây đã từ ai hiểu hết ý nghĩa của file RAW và JPG chưa ? Hay chỉ biết sơ sơ là RAW thì nặng còn JPG thì nhẹ ??? RAW cho phép tương tác nhiều hơn ? JPG cho tương tác ít hơn ??? Có ai biết được ý nghĩa của set Picture Control ảnh hưởng đến cả hai khác nhau như thế nào không ???

Đó là nghệ thuật . Còn khi bạn đi chụp thương mại , bạn còn phải học thêm những kiến thức của ngày nay rất nhiều , từ những ý nghĩa của các loại hình tượng , màu sắc , đến lý luận của việc sắp đặt , sự tương tác giữa khách hàng và sản phẩm , .v..v...

Nhân có một anh bạn mới gửi cho 1 cái link ảnh , mọi người cứ xem thêm . Đánh giá xem nhấn nhá thế nào nhé .

1 .
http://farm6.static.flickr.com/5230/5686948366_8087b5083d_z.jpg

2 .
http://farm4.static.flickr.com/3207/5868828753_6ee811dcc2_z.jpg

3 .
http://farm6.static.flickr.com/5107/5692238034_fece52af46_z.jpg

4 .
http://netbrand.vn/uploads/images/teresa-.jpg

5 .
http://netbrand.vn/uploads/images/teresa-q_bsa16.jpg

xichlo
11-11-2011, 09:55 PM
Post ảnh vui lòng ghi rõ nguồn bạn ơi. XL thấy trong link của bạn có nguồn hết mà, vui lòng thêm vào.


Nhân có một anh bạn mới gửi cho 1 cái link ảnh , mọi người cứ xem thêm . Đánh giá xem nhấn nhá thế nào nhé .

lamsonvn
12-11-2011, 12:18 AM
Bravo , một vài bác đã hiểu ra vấn đề , 1/3 là chưa đủ để tạo dấu ấn . Và nếu mình chỉ biết mỗi môt cái bố cục 1/3 thì khi đi xem những topic thấy không phải thì đã nhảy đong đỏng lên sai bố cục .

Những tâm hồn non nớt nhất về nhiếp ảnh , là những tâm hồn dễ thăng hoa về mặt nghệ thuật nhất . Khi mà ta chụp cho ta , chụp cái cảm xúc của ta và chia sẽ với những người đồng cảm . Nghệ thuật phát triển như thế từ một tờ giấy trắng - một kẻ nghiệp dư - bước lên chuyên nghiệp - và cuối cùng trở thành tờ giấy trắng . Ai cũng hiểu là làm nghệ thuật đỉnh cao là phải tự nhiên nhất , đơn giản và gần với gốc nhất . Nhưng muốn làm điều đó thì mỹ thuật phải phát triển từ kỹ thuật .

Em đồng ý hoàn toàn với bác ở phần này, có câu "đỉnh cao của tinh tế là sự đơn giản"


Đơn giản nhất thì , nếu bạn mới chơi ảnh , chẳng cần phải đi học các kỹ thuật từ xưa . Tại sao phải đi học những kỹ thuật từ máy film trong khi bạn sử dụng máy số ??? Tại sao phải theo những tiêu chuẩn vàng của hội họa khi bạn tạo ra sản phẩm digital ??? Những bố cục chữ cái , những quy ước của điện ảnh và nhiếp ảnh hiện đại bạn đã biết chưa ??? Trừ khi bạn rất hoài cổ , còn nếu đã tiếp thu cái mới thì hãy tạo nền tảng từ những kiến thức mới.

Em lại muốn tranh luận ở phần này.
Nhiếp ảnh hiện đại, có phải nó kế thừa những kỹ thuật phòng tối, những quy ước kỹ thuật, mỹ thuật của máy phim thời xưa? Vậy thì để tiếp cận tốt nhất với nhiếp ảnh hiện đại có nên bắt nguồn từ cái gốc của nó, tức kỹ thuật máy phim và từ đó sáng tạo thêm? Em tin rằng, bắt đầu từ cái gốc, hiểu rõ cái gốc, tiếp thu thêm cái mới thì đó mới là khôn ngoan.


Với những tấm hình bác đã dẫn, em có tí chia sẻ:
Nhiếp ảnh, qua thời gian đã tạm chia làm 2 trường phái lớn: thiên về hiện thực & thiên về cảm xúc (xin đừng gói gọn trong 2 từ "cảm xúc", hãy hiểu rộng ra). Mỗi trường phái có cái hay riêng của nó và đáng buồn là không ai chịu ai...

Alejandro
13-11-2011, 03:14 PM
Bây giờ người ta lại cứ thích chụp ảnh bằng mồm à?

oanhtran_hanu
14-11-2011, 04:09 AM
Em là mem mới , em có một câu chuyện nhỏ muốn kể ở đây, có gì ko phải mong các bác chỉ giáo .

Em hiện đang là SV năm cuối , cũng do tâm lý số đông và bị ảnh hưởng bởi các album ảnh lung linh của bạn bè , nên rất mong có được những tấm hình đẹp khi đang ở các tuổi mặn mà nhất của đời người. Đơn giản với em chỉ là hi vọng có những tấm ảnh để sau này ko quên những năm tháng đã đi qua . Vừa rồi , em có đăng kí tham gia một buổi offline chụp hoa cải vs một nhóm nhiếp ảnh trên fb và hầu hết đều là những người trẻ. Những tưởng , anh leader sẽ sắp xếp cho các máy , các mẫu chụp với nhau thế nhưng khi đến vườn cải thì như "đem con bỏ chợ", khác với những gì đã nói trên fb rằng "ko quan trọng chuyện mẫu xấu hay mẫu đẹp , mà quan trọng ở chỗ đây là cơ hội giao lưu cho mọi người..." . Mặc dù buổi off phải đến 40 người cả máy cả mẫu , tuy nhiên ko chỉ 2 chị em em đứng ko , mà còn một số các mẫu khác cũng thế , trong khi phải thừa ra đến chục máy khác ko có mẫu riêng . Vấn đề ở đây là tụi em ko đủ đẹp để các nháy chú ý đến . Em nghĩ , các nháy đi tìm cái đẹp , và khi tụi em ko đáp ứng đc " cái đẹp trong mắt các nháy " thì dĩ nhiên tụi em sẽ ko đc đoái hoài. Khi ấy , tụi em ko biết làm thế nào , đành lôi di động ra tự chụp cho nhau , nhưng cái không khí thật ko thoải mái, thà rằng tụi em tự rủ nhau đi và không biết đến các nháy còn hơn . Cuối cùng thì cũng ra về với tâm trạng hậm hực.

Vừa nãy em may mắn đọc được bài của bác JD, cũng giác ngộ ra đôi điều về ảnh và chụp ảnh . Thực sự em là người rất thích chụp ảnh , nhưng hiện tại vì vẫn đang là SV , chưa đủ $ để đầu tư cho thiết bị chuyên nghiệp. Ngắm ảnh là một trong những cách xả stress hữu hiệu nhất đối với em . Ảnh thể hiện không chỉ là những đường nét , hình khối bề ngoài ; đâu đó trong những bức ảnh em thấy đc cả những nét cảm xúc , vết dấu thời gian của đối tượng đc chụp . Rồi những điều mà nhiếp ảnh gia muốn gửi gắm là ko thể phủ nhận . Em nghĩ nghệ thuật này đáng giá ở chỗ mặc dù cũng một đối tượng đc chụp đấy , cùng một góc cạnh đấy nhưng với mỗi nhiếp ảnh lại tìm đc những các thể hiện khác nhau và cho ra các tác phẩm nghệ thuật ko hề trùng lặp.

Em có đọc topic mà bác JD đã đề cập , có những luồng suy nghĩ trái nhau . Nhưng em đồng ý với luồng suy nghĩ "cái gì cũng có giá của nó " , tuy nhiên cái đẹp thì lại vô giá . Cũng lại một câu nói em rất thích là " cái đẹp nằm trong con mắt của người ngắm nhìn " . Thiết nghĩ đâu phải cứ mẫu đẹp hay gái đẹp là sẽ cho ra những bức ảnh đẹp ? Có lúc em phát ngán khi ngắm những bức ảnh đẹp kiểu hàng loạt ấy . Em nghĩ , nghệ thuật là ở chỗ người nhiếp ảnh có thể tìm được những góc nhìn đẹp từ những mẫu-ko- đẹp, nghệ thuật nằm ở 2 chữ sáng-tạo.

Quay lại câu chuyện nhỏ của em , sau khi đọc bài của bác JD thì em chẳng còn lăn tăn hay hậm hực gì về buổi chụp hình kia nữa :)

Đôi dòng suy nghĩ non trẻ của em , có gì không phải mong các bác cứ góp ý ạ :D

anup
15-11-2011, 11:52 AM
Hầu hết nguồn tư liệu về Lý thuyết cho nhiếp ảnh đều không chính thống, đa phần bài viết là chia sẻ những kinh nghiệm của người đi trước, hoặc góp nhặt và sưu tầm không có hệ thống. Nên các quan điểm dễ xung đột giữa người này và người khác.

Em được biết là bố cục thì không chỉ có qui tắc đường vàng, điểm vàng. Nó chỉ là một phần nhỏ trong quy tắc bố cục. Nhưng cái em biết nó cũng không từ nguồn chính thống, nên nếu viết lên đây sẽ lại gây tranh cãi không cần thiết.

Do đó thiết nghĩ BQT VN Photo nếu có thể liên kết với một đơn vị nào đó chuyên ngành, chia sẻ những tài liệu về nhiếp ảnh. Khi đó là các tài liệu được chia sẻ bởi đơn vị chuyên ngành thì chắc chắn nó hoàn toàn chính xác, và không còn sự tranh luận.

WidToday
07-04-2012, 08:03 PM
Trên facebook có hội chụp ảnh bằng mồm

AdamVo
07-04-2012, 10:10 PM
Hầu hết nguồn tư liệu về Lý thuyết cho nhiếp ảnh đều không chính thống, đa phần bài viết là chia sẻ những kinh nghiệm của người đi trước, hoặc góp nhặt và sưu tầm không có hệ thống. Nên các quan điểm dễ xung đột giữa người này và người khác.

Em được biết là bố cục thì không chỉ có qui tắc đường vàng, điểm vàng. Nó chỉ là một phần nhỏ trong quy tắc bố cục. Nhưng cái em biết nó cũng không từ nguồn chính thống, nên nếu viết lên đây sẽ lại gây tranh cãi không cần thiết.

Do đó thiết nghĩ BQT VN Photo nếu có thể liên kết với một đơn vị nào đó chuyên ngành, chia sẻ những tài liệu về nhiếp ảnh. Khi đó là các tài liệu được chia sẻ bởi đơn vị chuyên ngành thì chắc chắn nó hoàn toàn chính xác, và không còn sự tranh luận.

Bác chủ nêu lên những trăn trở rất đúng là cơ bản những gì xảy ra trên diễn đàn làm hỏng cách cảm thụ nhiếp ảnh của nhiều người mới bước vào nhiếp ảnh. Nhất là những bác không rành tiếng anh hoặc ngại đọc tài liệu tiếng anh.

Bác Anup nói đúng cái chuyện không chính thống này. Nó không chỉ là tài liệu tiếng việt mà ngay ca tiếng anh. Nhiều tác giả khi viết sách thì vẫn chú trọng đến rules. Vì sao? vì cơ bản là người đọc mưốn như thế. nói nghe thấy mắc cười nhưng thực tế khi bác mới cầm máy thì các bác lúc nào cũng muốn tìm 1 công thức nhanh gọn nhẹ (dể nhớ) để chụp ra 1 tấm ảnh và tự gật gù!!!

Nói thế quy tắc 1/3 hay các quy tac khác có sai trong bố cục không? không vì đơn giản trong bố cục chẳng có gì sai hay đúng hoàn toàn mà nó có mạnh, có diễn đạt được ý đồ của người chụp thôi. nhiều bác cứ phân tích rule 1/3; 2/3; 1/2 ... và phải nhứ theo đúng 1/3 mới đúng bố cuc!! em cũng chắc nhiều bác cũng không biết tại sao lại có cai rule 1/3 mà nghe nhieu người nói rồi chỉ lặp lại như con vẹt thôi (em không có y xúc phạm gì ai cả). nguyên thủy ra đời của rule 1/3 là vào những năm 50 thế kỷ 19 cac giáo sư thống kê 250 bức hội họa đẹp nhất và họ tìm ra cái rule 1/3 này. nhưng cơ bản có ai ngó vào bức tranh hay ảnh mà nói: ọh cái này đẹp quá vì áp dụng rule 1/3. cho nên các bác đừng cố gắng ép nó vào khuôn khổ vì đọc nghe rất buồnn cười. rules are to break.

Đa số đều k hiểu ý nghĩa cơ bản của bố cục là định hướng cái nhìn (vision)của người xem theo cái vision của người chụp. cho nên good composition như Edward Weston nói : "a strongest way of seeing". khi chúng ta có vision thì vấn đề còn lại là chủ thể, chủ đề của bức ảnh trong mối tương quan với các elements, cách sắp đặt có nêu bật lên được cái ý đồ của người chụp không!

Bố cục của nhiếp ảnh cũng thay đổi theo thời gian vì bản chất nhiếp ảnh cũng là 1 môn nghệ thuật chịu tác động của xã hội, nhận thức của thế hệ, xã hội nên chúng ta nên đừng quá bận tâm vào các rules.
Nếu như cách đây 20-30 năm mà chụp chân dung close up, mất tóc, mất trán thì khong chấp nhận được thì bay giờ là bình thường. Nhiều nhiếp ảnh gia bảo có lẻ ngày xưa kỹ thuật trang điểm, con người không đẹp bằng bây giờ :D. nhưng chụp cận sát mặt vậy có phải là rule bay giờ k? tất nhiên la không vì k phải ai cũng đẹp khi chụp sát vậy hoặc cái ý đồ của nhiếp ảnh gia nó khong chỉ là đôi mắt hay nếp nhăn...

Em đọc một số sách bố cục viết cách đây hơn 20 chuc năm. 1 cuốn sách được xem là classic viết về bố cục nhưng chẳng thấy nói gì ráo trọi về các rules ma các bác hay đề cập trên diễn đàn! như em nói ở trên rules chỉ dành cho người đọc chứ không phải cho tác giả :D

Em viết dài dòng quá. cac bác nào đọc không hiểu cứ nhiệt tình ném đá nhen

taifoto
07-04-2012, 11:08 PM
Những chuyên gia đi đến thành công không bao giờ làm như bác đã nói đâu ạ... Tôi còn nhớ người Thầy dạy tôi "khi chúng ta thực hiện thì chúng ta đang hiểu là đang làm gì và làm thế nào"

Khi học thì phải học từ vỡ lòng là những cơ bản như vậy :

http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=36271

Và sao đó là nâng cao lên :

http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=29947&highlight=

"Những tâm hồn non nớt nhất về nhiếp ảnh" của bạn đã từng ăn gạch xây được cả một khu quân 7 rồi ạ.. Xin bác đừng dẫn dắt những thành viên trong vnphoto với lòng đam mê và chưa rõ đường đi rồi đi theo bác xong là "cuối cùng trở thành tờ giấy trắng"

Những tấm ảnh ví dụ của bác mong bác trích dẫn rõ ràng và chứng minh rằng đó là tác phẩm "chẳng cần phải đi học các kỹ thuật từ xưa "

Thân chào bạn.

bcyan1604
08-04-2012, 05:28 AM
Bài này rất hay, em rất thích ạ. cảm ơn bác đã chia sẽ

tanphat
08-04-2012, 06:05 PM
Bác chủ nói đúng, nhưng chỉ là biết 1 mà ko biết 2. Nếu bác vẫn nghĩ là bác đúng, thế thì bác đưa vài tấm ảnh phá cách mà bác cho là đẹp lên đây xem sao?

Chưa học bò chớ lo học chạy, thực tế những người chụp ảnh lâu thừa biết bố cục ko chỉ có 1/3. Ko chỉ vấn đề bố cục 1/3 mà còn vấn đề về đo sáng, WB cũng thế. Các tài liệu nhiếp ảnh chỉ đề cập đến những vấn đề này như là vấn đề cơ bản của nhiếp ảnh, bác chụp ảnh thì phải biết những vấn đề này, còn nếu bác ko đồng ý, thế thì bác cứ đưa hẳn chủ thể vào giữa bức hình đi, rồi post lên đây cho em mở rộng tầm mắt? Cái đó người ta gọi là phá cách, nó xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, từ hội họa, văn học cho đến nhiếp ảnh, đến thiết kế xe hơi hay điện thoại di động cũng có những cái cơ bản và những cái phá cách.

Đã là nghệ thuật thì tư tưởng phải rộng thoáng, ngay từ đầu em đã thấy cái tư tưởng mong muốn được rộng thoáng của bác. Thế nhưng sau đó em lại cái cái bó hẹp cứng nhắc của bác khi bác cho rằng người ta cứ muốn bố cục phải là 1/3. Chả ai bắt buộc như thế cả, khi phá cách bác phải hiểu cái cơ bản, phải hiểu cách phá cách để ra 1 bức ảnh có giá trị.

Em nói thế thôi, bác hiểu được thì hiểu. Chỉ có bác tự làm khổ mình thôi bác ạh.

PS: vì sao người ta quan tâm đến Grey Card, đúng sáng, đúng white balance? Đơn giản là đúng ngay từ đầu rồi muốn làm cho nó theo tone gì thì tone, over hay under exposure đều dễ dàng cả. Còn khi đã chụp sai rồi thì với những bức ảnh nhất thiết cần thể hiện đúng sáng, đúng white balance, cho bác kéo nhé, kéo làm sao cho chuẩn đi nhé. Cái này đặc biệt thường yêu cầu nhiều trong chụp ảnh sản phẩm, 1 thể loại ảnh thương mại.

shalala80
08-04-2012, 10:13 PM
Không học chữ mà đòi viết thư pháp. Mịe, ai cung phải học thiệt nhiều mới đi phá cách chớ.

trinhcong
08-04-2012, 11:31 PM
quan điểm của em như sau:
1) bác chủ quá thần tượng bác JD, ko phải trong topic này mà qua nhiều topic khác cũng vậy, luôn muốn bắt chước bác JD một cách mù quáng. Tuy nhiên bác ko bắt chước cách chụp hình của bác J mà chỉ bắt chước cái kiểu trịch thượng, chảnh . Công nhận cách nói và truyền đạt của bác JD hơi chảnh nhưng bác ấy có quyền do bác giỏi thật, có trình độ cao, ai ko thích thì cứ lấy ảnh ra mà nói chuyện. Còn bác chủ thì xin lỗi hình của bác rất ư là bình thường, ko gì đặc biệt nhưng lại cũng muốn phát biểu trịch thượng giống JD, ngay cả trong topic này cũng chả thấy ảnh nào của bác làm bằng mà toàn lôi ảnh người khác chụp. Mong bác suy nghĩ lại, mình chụp xấu đẹp gì cũng có cái cá tính của mình, tại sao phải cứ cố muốn làm cái bản sao của người.
2) Những ảnh bác đưa ra công nhận đẹp, nó lạ NHƯNG nếu ko có những tấm ảnh theo quy luật, theo những khái niệm chung mà bác muốn bác bỏ thì liệu có tạo ra điểm nhấn như bác muốn ko. Lấy ví dụ mọi quy tắc như bác muốn đều đúng, mọi người đều theo thì khi có vài bức ảnh theo quy luật 1/3 thì lại sẽ có nhiều người khen lạ, khen đẹp thôi.
3) Ý kiến đa số thì thường đúng, ko phải tự nhiên mà các quy tắc, quy luật chung, cơ bản mọi người vẫn theo lại tồn tại theo thời gian dài như vậy, nó dã được chắt lọc rồi bác ạ. Còn như b muốn phá cách thì hãy chụp đúng trước đã.

THẰNG BỜM
09-04-2012, 09:53 AM
Quan điểm của em . Mỗi bác cầm máy có sở trường, sở đoản riêng về lĩnh vực mà họ yêu thích, bác thích chụp chân dung thì chê chụp phong cảnh nhìn bình thường, bác chụp đời thường thì chê mấy bác chụp fashion này nọ ...v..v Cũng giống như marathon vừa rồi những người đoạt giải đâu có ai pro, toàn newbie nhưng họ vẫn trúng giải đó thôi, hơn nhau khối óc, đam mê và sở trường. 100 người thì 99 ý, e thấy quan điểm của bác phân tích sâu hơn điều e từng nghĩ.

taifoto
09-04-2012, 11:14 PM
Quan điểm của em . Mỗi bác cầm máy có sở trường, sở đoản riêng về lĩnh vực mà họ yêu thích, bác thích chụp chân dung thì chê chụp phong cảnh nhìn bình thường, bác chụp đời thường thì chê mấy bác chụp fashion này nọ ...v..v Cũng giống như marathon vừa rồi những người đoạt giải đâu có ai pro, toàn newbie nhưng họ vẫn trúng giải đó thôi, hơn nhau khối óc, đam mê và sở trường. 100 người thì 99 ý, e thấy quan điểm của bác phân tích sâu hơn điều e từng nghĩ.

"bác thích chụp chân dung thì chê chụp phong cảnh nhìn bình thường, bác chụp đời thường thì chê mấy bác chụp fashion này nọ..." câu này là suy bụng ta ra bụng người, chẳng tay máy nào chuyên chụp chân dung mà không bao giờ chụp phong cảnh hay đời thường và ngược lại. Mỗi người có một sở trường riêng có thể chụp chân dung đẹp nhưng phong cảnh thì còn kém hơn thôi ngược lại củng thế, sao lại ghét và chê.. nhiếp ảnh mà như bác nghỉ giống võ lâm quá, dùng kiếm không dùng đao à.. học cửu âm chân kinh chứ không học cửu dương thần công.

Còn Canon marathon thì xin bác quên hai chữ newbie đi phải gọi họ là những tay máy nghiệp dư thì đúng hơn, hình của họ nhìn rất kỷ thuật và sáng tạo.. không thể là newbie.

flyingmagician
10-04-2012, 09:25 AM
Nếu học bài bản về bố cục thì có nhiều cái lắm. Lấy ví dụ từ trang Soi.com.vn về quy tắc chia hai của các Họa sĩ áp dụng cho tranh.

http://soi.com.vn/wp-content/images/2012/03/Quy-tac-chia-hai.jpg

Và Quy tắc chia ba:

http://soi.com.vn/wp-content/images/2012/03/Quy-tac-chia-ba.jpg

Ngoài ra còn các bố cục Đăng đối, giả đăng đối,... mà mình cũng chả biết nữa. Bể học là vô biên.