Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 40

Chủ đề: Chia sẻ kỹ thuật chụp ảnh Phong cảnh cơ bản

  1. #1
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985

    Chia sẻ kỹ thuật chụp ảnh Phong cảnh cơ bản

    Chào các bạn, nhân cơ hội soạn bài cho buổi nói chuyện chuyên đề Photo Talk do Fujifilm Vietnam tổ chức cách đây 2 tuần mà họ mời apham chia sẻ về kinh nghiệm và kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh cơ bản, mình đã soạn ra bài trình bày này và thấy cũng khá ổn nếu chia sẻ lên đây cho anh em VNPhoto tham khảo. Thật ra khi nói thì dễ hơn nhiều so với viết nhưng mình sẽ cố gắng ghi lại nhiều nhất có thể.

    Các bạn lưu ý là những tip chia sẻ này chỉ ở mức "cơ bản" thôi, không có gì cao siêu và rất nhiều thông tin trong bài này mình đều tham khảo trên 1 cái trường học khổng lồ của VNPhoto mà các bạn đi trước đã chia sẻ ở đâu đấy, mình chỉ hệ thống lại theo cách của apham mà thôi.

    Các bạn có thể góp ý ngay và luôn trong quá trình mình thực hiện toic này để mình sẽ cập nhật cho phong phú. Cám ơn các bạn.

    Và bây giờ, để chụp được thể loại ảnh phong cảnh thì các bạn cần quan tâm đến vấn đề gì?

    Trước chuyến đi
    - Tìm hiểu về nơi sẽ đến chụp (tham khảo từ bạn bè, google…) để lường trước và sắp xếp trong đầu các góc chụp theo trí tưởng tượng của mình.
    - Chuẩn bị thiết bị sẽ mang theo: máy ảnh, ống kính, chân máy, filter, pin dự phòng, v.v…
    - Cân nhắc mang theo ống kính gì?
    - Nên mang theo càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đa phần trong nhiều trường hợp phải lựa chọn thì ống kính wide và tele rất hữu dụng so với ống kính normal hay macro.

    Tùy theo những chuyến đi mà chúng ta có những hành trang khác nhau các bạn nhỉ?




    Các bạn có thể tham khảo các bài viết sau để thấy rõ hơn về việc chuẩn bị này, nhớ click vào link ở mỗi dòng nhé:

    Hành trang cho những chuyến offline (xe,ăn ,ngủ..).
    Hành trang cần thiết khi phượt và kết hợp chụp ảnh trên xe máy.
    Hành trang của vnphoto trên hành trình du ngoạn.
    Hành trang đạp chụp đi săn ảnh.
    Được sửa bởi apham lúc 06:12 AM ngày 28-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  2. #2
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Các lưu ý khi chúng ta chụp ảnh phong cảnh

    1. Độ sâu ảnh trường (DOF - Depth of field)
    2. Bố cục cho ảnh
    3. Tạo hiệu ứng chuyển động trong ảnh bằng cách chụp phơi sáng
    4. Chọn thời điểm đẹp (giờ vàng, giờ xanh) để chụp
    5. Đường chân trời trong ảnh
    6. Chụp ảnh khổ rộng panorama

    Apham sẽ trình bày từng phần và có minh họa cho các bạn theo dõi.
    Được sửa bởi apham lúc 11:09 AM ngày 28-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  3. #3
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    1. Độ sâu ảnh trường là gì?
    Độ sâu trường ảnh là một khái niệm mô tả khoảng cách nét tính từ phía trước chủ đề và sau chủ đề chính của bạn.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh: Tiêu cự ống kính; Khẩu độ ống kính; Khoảng cách từ máy đến đối tượng.

    TIP:
    Tăng độ sâu trường ảnh:
    - Thu hẹp khẩu độ của bạn (số f-stop lớn hơn)
    - Đi xa ra khỏi chủ đề
    - Rút ngắn chiều dài tiêu cự

    Giảm độ sâu trường ảnh:
    - Mở rộng khẩu độ của bạn (số f-stop nhỏ hơn)
    - Di chuyển gần hơn đến chủ đề
    - Kéo dài tiêu cự của bạn

    Để hiểu sâu hơn thì các bạn cũng nên xem qua bài này:
    DOF xác định thế nào?
    Chủ động quyết định độ sâu trường DOF cho bức ảnh.

    Minh họa DOF trên cùng 1 ống kính Fujinon XF 16-55mm f/2.8, hai tấm ảnh này set cùng khẩu độ, tuy nhiên chỉnh tiêu cự ống kính khác nhau và chọn điểm lấy nét khác nhau thì các bạn thấy DOF sẽ ra khác nhau.





    Kiểm soát DOF tốt thì bạn sẽ tạo những bức ảnh có hiệu ứng khác nhau để người xem chú ý đến nội dung mà bạn truyền đạt


    Một ví dụ minh họa rất cơ bản về DOF thông qua việc kiểm soát khẩu độ ống kính




    Với ảnh phong cảnh thì bạn nên để DOF càng sâu càng tốt, lý thuyết là vậy để ảnh có độ nét sâu, đặc biệt khi cần in ra ảnh khổ lớn. Các bạn sẽ hỏi là set khẩ thế nào để đạt tối ưu về độ nét, quang sai, bokeh... Trả lời cụ thể rất khó vì mỗi ống kính có khẩu độ tố ưu về điểm này, tuy nhiên nôm na à bạn nên khép 3-4 khẩu so với độ mở tối đa thì bạn sẽ có khẩu đẹp nhất (ví dụ ống có khẩu lớn nhất là f/2.8 thì khẩu tối ưu sẽ là f/8 hay f/11).

    Minh họa ảnh chụp sử dụng ông kính super wide, khép khẩu sâu f/16 để lấy nét từ đầu đến cuối ;)


    Được sửa bởi apham lúc 10:42 AM ngày 28-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  4. #4
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    2. Bố cục cho ảnh phong cảnh

    Mọi bức ảnh đều cần có một điểm tập trung thị giác người xem.
    Bạn có thể chọn điểm nhấn cho ảnh từ cảnh quan xung quanh, ví dụ ngọn tháp nhà thờ, một cái cây, một ngôi nhà lá…
    Nên lấy nét vào điểm nhấn đó. Lưu ý áp dụng nguyên tắc 1/3 để xác định khuôn hình.

    Quy tắc một phần ba
    Quy tắc 1/3 là một quy tắc cực kỳ cơ bản, nó là dạng bố cục được nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia lựa chọn. Quy tắc 1/3 là cách bạn chia bức ảnh làm 3 phần đối với hai chiều ngang và dọc, sau đó ngắm chụp sao cho đối tượng chính nằm trong 1/3 của ảnh.

    Với những người chuyên nghiệp việc lựa bố cục đã thành thói quen, còn nếu bạn bỡ ngỡ thì việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn có bức ảnh ưng ý.


    Nếu bạn say sưa chụp mà quên mất việc lựa chọn một bố cục thích hợp thì hãy để …Photoshop làm việc này.

    Tỉ lệ vàng

    Tỉ lệ vàng xuất hiện trên dãy số Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34 với số sau là tổng hai số trước đó. Các bố cục sử dụng Tỉ lệ vàng thường giúp mắt người tập trung tốt hơn, và những tỉ lệ này xuất hiện phổ biến trong thiên nhiên và cả với số đo cơ thể người.


    Hình minh họa khi đi chụp ảnh thực tế của apham






    Để tham khảo sâu hơn, các bạn đọc bài viết này.
    Bố cục trong nhiếp ảnh
    10 tips giúp nâng cao bố cục hình ảnh
    Được sửa bởi apham lúc 09:37 PM ngày 28-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  5. #5
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    3. Tạo hiệu ứng chuyển động trong ảnh bằng cách chụp tốc độ thật chậm, chụp phơi sáng

    Hầu hết mọi người khi nghĩ về ảnh phong cảnh đều nghĩ rằng chúng rất thanh bình và thụ động. Tuy nhiên thiên nhiên hiếm khi yên tĩnh hoàn toàn và việc truyền đạt sự chuyển động này vào trong ảnh sẽ giúp tăng thêm sự thú vị và tạo hiệu ứng thu hút người xem.

    Chụp phơi sáng đồng nghĩa với việc bạn phải để tốc độ màn trập lâu hơn. Điều này có nghĩa là lượng ánh sáng sẽ vào cảm biến nhiều hơn và chúng ta cần phải khép khẩu nhỏ lại, giảm ISO xuống thấp nhất và dùng chân máy.





    Trong phần này bạn cũng nên để ý luôn cả việc sử dụng filter ND, GND để làm chậm lại tốc độ chụp. Ví dụ các ảnh sau apham chụp với ND 7 khẩu và GND Soft Edge




    Để tham khảo sâu hơn, các bạn đọc bài viết dưới đây:
    Vài Ảnh Phơi Sáng Khi Hoàng Hôn Buông Xuống
    Ảnh phong cảnh và trao đổi kinh nghiệm sử dụng các loại filter GND, ND
    Được sửa bởi apham lúc 09:48 PM ngày 28-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  6. #6
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    4. Chọn thời điểm đẹp (giờ vàng, giờ xanh) để chụp

    Nhiều NAG cho biết kinh nghiệm của họ là không bao giờ chụp ảnh phong cảnh vào ban ngày, mà chỉ chụp giấc bình minh và hoàng hôn.

    Những giờ “vàng” này được xem là tuyệt vời cho chụp phong cảnh vì một số lý do, trong đó có lý do đáng chú ý là: ánh sáng vào những khoảng thời gian này luôn có bóng đổ, nổi khối tạo chiều sâu cho ảnh. Ngoài ra khoảng thời gian này ánh sáng có rất nhiều màu sắc đẹp lung linh lạ thường.

    Một số hình ảnh minh họa thời khắc đẹp lúc bình minh và hoàng hôn với những gam màu kỳ ảo.


    Bóng đổ rất dài tạo cho hình ảnh có chiều sâu


    Phơi rất lâu để nhằm ăn may


    Ngoài giờ vàng chúng ta còn giờ xanh để chụp lúc mặt trời chưa mọc hoặc mặt trời đã lặn. Lúc đó bầu trời vẫn còn ánh sáng xanh chứ chưa chuyển sang đen kịt, thời điểm này phơi cũng rất đẹp chứ các bạn đừng xếp máy về sớm.




    Được sửa bởi apham lúc 11:18 AM ngày 28-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  7. #7
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    5. Đường chân trời

    Đặt đường chân trời ở đâu? Một đường giao nhau giữa trời và đất thật tự nhiên để thể hiện chân trời chính là một trong các đường phân chia bức ảnh làm ba trong nguyên tắc 1/3, tức là đường 1/3 phía trên hoặc phía dưới, đừng để ở giữa bức ảnh. Tất nhiên quy tắc này vẫn có thể phá cách, nhưng trừ khi điều đó mang lại một tác dụng cực kỳ ấn tượng, còn không thì nguyên tắc này luôn luôn đúng.

    Nên canh cho đường chân trời luôn nằm song song với khung ảnh. Bạn có thể bật thước trong khung ngắm để hỗ trợ canh cho chính xác.

    Bố cục 1/3




    Đôi khí bố cục 1/3 nhìn hơi chán nên phải tìm cái gì đó nhìn cho khác lạ, ví dụ apham chọn ô cửa của chiếc phà này làm khung ảnh


    Đường chân trời chia đôi bức ảnh tạo hiệu ứng thị giác


    Đường chân trời chia đôi bức ảnh tạo hiệu ứng soi bóng


    Để tham khảo sâu hơn, các bạn đọc bài viết dưới đây:
    Được sửa bởi apham lúc 09:48 PM ngày 28-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  8. #8
    Tham gia
    21-05-2015
    Bài viết
    12
    Cảm ơn bài chia sẻ của bác. Cho mình hỏi một vấn đề về set khẩu độ, mình nghe 1 số anh em bảo chụp phong cảnh nên khép khẩu tối đa, để anh có chiều sâu. Điều này có đúng không?

  9. #9
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    @Phùng enter: đúng rồi đó bác.
    @tudongdn: cám ơn bác đã trả lời giúp.

    PS: Apham đang hoàn thiện bài viết nên trong 1-2 ngày nữa thì bài sẽ hoàn chỉnh hơn nha.
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  10. #10
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    6. Chụp panorama

    Đây là kỹ thuật bạn nên thử vì nó tạo hiệu ứng thị giác rất tốt cho quang cảnh bao la, bạn có thể chụp 1 bức ảnh panorama bằng cách quét khung cảnh rộng hơn đôi mắt nhìn, tùy nơi mà bạn có thể quét đến 360 độ nhìn bức ảnh sẽ rất hay. Trước đây khi chụp ảnh thể loại này phải rất cầu kỳ, đặt máy ảnh lên chân máy, chụp nhiều frame đứng hay frame ngang và lia máy theo trục, sau đó về nhà xử lý hậu kỳ dùng phần mềm chuyên dụng hay PS để ghép lại. Bây giờ thì chụp thể loại này dễ dàng hơn nếu bạn không có nhu cầu chuyên dụng thì cứ chọn mode panorama trên máy, (đa phần máy ảnh đều hỗ trợ mode chụp này), rồi lia máy để chụp nên bạn khỏi nhọc nhằn xử lý hậu kỳ. Cứ ngắm và chụp thôi.

    Đảo Nam Du




    Cầu Đất, Đà Lạt


    Hàm Rồng, Sapa (ảnh này chụp bằng phone Galaxy S7)


    Để tham khảo sâu hơn, các bạn đọc bài viết dưới đây:
    Xin giúp đỡ về ảnh Panorama
    Được sửa bởi apham lúc 03:12 PM ngày 29-07-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •