ĐĂNG NHẬP | ĐĂNG KÝ
THỂ LOẠI
 
Du lịch Góc ảnh hay Giới thiệu nhiếp ảnh gia Giới thiệu sản phẩm mới
Phóng sự - Photojournalism Thời trang Trao đổi kỹ thuật Xử lý hậu kỳ
Đập hộp, review thiết bị
 
Trao đổi kỹ thuật
 
Một số kiến thức nhiếp ảnh căn bản(Phần 1)
Người gửi: admin - 21/06/2005 - Chuyên mục: Trao đổi kỹ thuật
Lần xem: 70079 | Đánh giá:
  • Bình chọn
  Bình chọn: 4.8 điểm / 18 đánh giá
In trang này
Một số kiến thức căn bản được tổng hợp và các thuật ngữ thông dụng cho những người mới đến với nhiếp ảnh.

Một số kiến thức căn bản được tổng hợp và các thuật ngữ thông dụng cho những người mới đến với nhiếp ảnh.

Exposure (sự phơi sáng)

Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor đối với máy digital _ từ sau đây tôi chỉ nói đến film) để tạo ra hình ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần : độ sáng và sự cân đối ánh sáng.
Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng.Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng.
Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Expoure value) . Chúng ta sẽ quay lại phần Ev này sau.

Trước hết bạn sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh.

Apeture
(Độ mở ống kính)

Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.






* Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dãy bội số của căn bậc hai của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.

Shutter Speed (Thời chụp hay tốc độ)



Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Yếu tố này gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.
Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào. Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đôi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8 , 16s….
Ngoài ra còn có ký hiệu B : màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
Ký hiệu T : màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.



Film speed (độ nhạy sáng của film)



Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của film.Có nhiều loại film khác nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhất vẫn là film màu âm bản .loại film này dễ chụp hơn so với các loại khác nên thích hợp cho các bạn mới bắt đầu. Trên mỗi cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ nhạy sáng là 50 , 100 hay 200 ASA… Film 100ASA tốc độ thu sáng gấp đôi so với 50ASA và bằng một nửa so với 200ASA. Film có độ nhạy sáng càng cao thì hình ảnh càng độ mịn hạt càng kém.

Qua phần trên các bạn đã hiểu sơ lược về ba yếu tố liên quan đến độ sáng của ảnh chụp.
 
Exposure Value (Ev)

Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
EV = Av + Tv
Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value :



Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:



Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .

Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.

Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng không phải điều kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong bài nói về film. Còn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film 100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ.
Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:



Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọn khẩu độ và tốc độ khác nhau thì hình ảnh sẽ khác nhau như thế nào?
 
Depth Of Field ( DOF)

Một thực tế là khi bạn chụp một bức ảnh, độ rõ nét không xuyên xuốt. Khi bạn canh nét vào chủ đề thì trước và sau chủ đề sẽ có khoảng không rõ nét. Khoảng cách mà ảnh còn rõ nét trước và sau điểm lấy nét (tạm) gọi là độ sâu trường ảnh và thường gọi tắt là DOF.
Khoảng rõ nét do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên có thể nói là độ mở ống kính.
Các bạn có thể xem hình minh họa sau đây.



Điểm lấy nét trong tất cả các hình là điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 và 4 rõ nét trong tất cả các hình. Các điểm còn lại rõ nét dần khi độ mở ống kính khóa nhỏ lại. Đến đây các bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì khoảng rõ nét càng thu hẹp lại.

Giải thích một chút về khoảng rõ nét. Các bạn xem hình bên dưới.



Chủ đề là điểm màu vàng và cũng là điểm lấy nét. Vì lấy nét vào chủ đề nên hiển nhiên các tia sáng từ chủ đề qua ống kính sẽ hội tụ trên film. Các điểm khác có cùng khoảng cách với chủ đề đều hiện rõ trên film. Bây giờ hãy xem điểm màu trắng xa hơn chủ đề. Điểm ảnh rõ của điểm trắng sẽ nằm ở phía trước film và ảnh của nó in trên film sẽ là vòng tròn màu trắng. Khoảng trắng đó gọi là Circle of Confusion ( CoC ).
Vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào để thu hẹp vòng tròn lờ mờ đó để ảnh rõ nét hơn. Trong hình minh họa dưới đây, bạn thấy từ một điểm sẽ có một chùm tia sáng đi qua ống kính và tạo ảnh trên mặt phẳng film. Khi khóa bớt cửa điều sáng lại nghĩa là một số tia sáng bị chặn lại ( phần màu xanh nhạt). Do đó phạm vi của CoC cũng được thu hẹp lại và hình ảnh trở nên sắc nét hơn.

 
Hyperfocal

Khi bạn lấy nét vào điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách không rõ nét trước ống kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi là Hyperfocal.



Sau khi xác định được khoảng hyperfocal bạn lấy nét lại vào khoảng cách đó. Lúc này độ sâu trường ảnh DOF sẽ bắt đầu từ giữa khoảng hyperfocal đến vô cực. Thực tế đây là DOF lớn nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên bạn phải lưu ý rằng khoảng cách hyperfocal này không cố định mà phụ thuộc vào khẩu độ ống kính. Ở mỗi F-stop thì khoảng cách hyperfocal đều khác nhau.



Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét vào khoảng cách hyperfocal kết hợp với đóng nhỏ độ mở ống kính lại.
 
Shutter Speed ( Tốc độ hay Thời chụp)

Qua phần trên, các bạn đã biết được sự liên quan giữa khẩu độ và độ nét sâu của ảnh chụp. Phần tiếp theo các bạn sẽ quan tâm đến đó là tốc độ chụp. Như đã đề cập ở phần đầu tiên, lượng ánh sáng vào film phụ thuộc vào thời gian màn chập mở, tuy nhiên có thể kết hợp với việc thay đổi khẩu độ để có được hình ảnh cùng độ sáng với các tốc độ chụp khác nhau. Trên máy tốc độ nhỏ hơn 1s được ký hiệu bằng một con số thông thường. Ví dụ 250 nghĩa là 1/250s, 30 là 1/30s... Tốc độ lớn hơn 1s thì ký hiệu là con số đi kèm với dấu 〞ví dụ 2” là 2s, 8” là 8s...

Khi chụp chủ đề chuyển động là lúc bạn sẽ lưu ý đến tốc độ chụp. Để bắt đứng chủ đề bạn sẽ phải chụp với tốc độ nhah. Ngược lại để có ảnh mờ dạng chuyển động (motion blur) bạn sẽ chụp với tốc độ chậm hơn. Xem hình ảnh minh họa sau đây để thấy rõ hơn.



Cùng chụp chiếc xe chuyển động, nhưng các bạn thấy rõ rằng tốc độ chụp càng chậm thì chủ đề càng không rõ. Khi chụp ảnh không có chân máy để không bị “rung tay” thông thường sẽ phải chụp với tốc độ từ 1/30s thậm chí có thể từ 1/60s trở lên. Chụp với tốc độ chậm hơn, cần thiết bạn phải dùng đến chân máy.

Khi chụp trong điều kiện ánh sáng đủ không có khả năng chụp với tốc độ chậm được thì bạn sẽ phải dùng đến kính lọc ND (Neutral Density). Kính lọc này sẽ giúp bạn giảm cường độ sáng vào ống kính. Ngược lại khi chụp ban đêm điều kiện ánh sáng không đủ, bạn phải có chân máy để chụp với tốc độ chụp chậm.



Khi muốn thể hiện sự chuyển động của chủ đề, bạn sẽ dùng kỹ thuật lia máy (paning). Có nghĩa là khi chụp máy sẽ được lia “bám” theo chủ đề. Khi đó chủ đề sẽ rõ nét, phông nền sẽ lu mờ .



Đôi khi chụp phong cảnh, cần có sự thể hiện một chuyển động nào đó như mưa rơi, nước chảy ….thì bạn cũng sẽ dùng đến tốc độ chụp chậm hơn. So sánh hai hình dưới đây bạn sẽ thấy hiệu quả của việc chụp tốc độ chậm tạo ra hình ảnh chuyển động của dòng suối.

 
 
Và khi chụp ở tốc độ chậm:

 
 
 
Yêu cầu không sử dụng thông tin trên Vnphoto.net khi chưa được phép.
Bình luận
Gửi lời bình luận
Bạn chưa đăng nhập.
Chỉ có thành viên VNphoto mới có quyền Gửi bình luận.
Nếu bạn đã đăng ký, xin hãy đăng nhập ở đây hoặc đăng ký.
Các bài khác
Cách chụp phóng sự cưới chi tiết !
9 KỸ THUẬT CHUYỂN CẢNH CƠ BẢN TRONG DỰNG PHIM
Các bước để chọn mua hay ráp 1 chiếc xe touring
Canon EF 70-200mm f2.8 vs f4
[Mở Link Đăng Kí] Workshop: Studio lighting - Hafoto
WORKSHOP: Studio lighting - Hafoto
5 điều nên làm và nên tránh khi sử dụng máy ảnh Olympus OM-D
Lưu ảnh trên Google Photos có OK không?
Ảnh nghệ thuật Việt Nam - những căn bệnh trầm kha
[Dịch] Nikon-Canon: câu chuyện về sự biến đổi công nghệ trong quá khứ và tương lai
Xem thêm
 
Tác phẩm của Tuần
 
Bồ Công Anh 3
vinhkha
Xem tất cả các tác phẩm của tuần
 
Giới thiệu sản phẩm mới
 
Cuộc thi ảnh "VĂN HIẾN NGHÌN NĂM - TINH HOA HỘI TỤ''
Fujifilm X-A7 ra mắt, máy ảnh thông minh rất dễ dùng cho chụp ảnh và quay phim
Shriro Việt Nam giới thiệu 3 ống kính Sigma mới
LG 34WK95U-W UltraWide 34 inch WUHD: Siêu màn hình đô phân giải cao, phổ màu rộng !
Máy chiếu BenQ W2700, tối ưu màu sắc cho nguồn phim 4K HDR !
Màn hình Viewsonic VP3268-4K trên cả chuẩn mực [VNPS 2019 - 06/07-04-2019]
Xem tất các bài viết khác
 
Giới thiệu nhiếp ảnh gia
 
Philip Jones Griffiths và tình thương với đất nước, con người Việt Nam
Những nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất mọi thời đại (phần 1)
Giải World Press 2017: Ảnh ám sát Đại sứ Nga đoạt giải
James Nachtwey - nhiếp ảnh gia có trái tim vàng
Bậc thầy nhiếp ảnh phố màu sắc - Alex Webb
Evgenia Arbugaeva đoạt giải Leica Oskar Barnack 2013 với dự án ảnh “Tiksi”
Xem tất các bài viết khác
 
Du lịch
 
Côn Đảo-hòn ngọc giữa biển Đông
[India] Hampi cố đô bị lãng quên
Đạp chụp khám phá Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà
Đạp và chụp ảnh du lịch đảo Phú Quý - Bình Thuận.
Vẻ đẹp Việt Nam tại triển lãm Vietnam Heritage Photo 2013
Lễ Hội Rước Đèn Trung Thu (Lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam)
Xem tất các bài viết khác
 
Thời trang
 
Đêm hội chân dài 7 - 20/05/2013
“Xứ sở thần tiên” của Kirsty Mitchell
 
Phóng sự - Photojournalism
 
Phóng sự ảnh: Cách mạng cần sa ở Úc
Câu chuyện về SEVT và những chiếc S8
Audio Visual Show 2014
Vietnam Motorbike Festival 2014
Thương Xá Tax - Những ngày đô hội cuối cùng
VNPhoto đồng hành cùng Digital Photo & Imaging 2014.
Xem tất các bài viết khác
 
Tin từ BQT
 
Mời tham gia Hội chợ Nhiếp ảnh quốc tế TP.HCM lần 1 năm 2022
Cuộc giải ảnh “NINH THUẬN – MIỀN DI SẢN" mời anh em tham gia
Mời các bạn tham dự Vietnam Photo Show (6-7/4 tại 272 Võ Thị Sáu, Quận 3)
Chợ Phiên VNPHOTO @ Vietnam Photo Show (6-7 tháng 4 tại 272 Võ Thị Sáu, Quận 3)
Cuộc thi ảnh Vẻ đẹp Xuân Kỷ Hợi
Kết quả cuộc thi ảnh "Ấn tượng Việt Nam" Mùa 2/ Đợt 1 và công bố tiếp cho Đợt 2
Xem tất các bài viết khác
 
Hoạt động offline
 
Hình chụp hai mẫu ở Novaland 26-01-2022
VNPhoto offline - chụp ảnh đẹp, nhận quà vui mừng Xuân mới 2022
Bộ ảnh về photo trip Bảo Lộc cùng Vespa Racing 60s
Mời tham gia photo trip Vespa Racing Sixties Bao Loc cùng với VNPhoto
Triển lãm ảnh thiện nguyện Sắc màu cuộc sống lần 3-2019 giúp mổ mắt đục thủy tinh thể
Help- Portrait Việt Nam 10 năm hy vọng trao nụ cười lan toả yêu thương
Xem tất các bài viết khác
 
Mentor Series
 
[Video] DIGITAL BLENDING - Bí kíp chồng ảnh "đỉnh kout" trong Nhiếp ảnh | WORKSHOP #2
Hướng dẫn Chụp ảnh & hậu kỳ TIME-LAPSE Bình minh & Hoàng hôn (SR+SS)
Workshop: Cân chỉnh màu sắc, phối màu hội họa vào ảnh chụp 07/09/2019
Mời các bạn tham dự workshop Cân chỉnh màu sắc, phối màu hội họa vào ảnh chụp
Mời các bạn tham dự workshop về chỉnh màu trên màn hình và hậu kỳ photoshop
[VNPhoto Mentor Series 2019] Hafoto Workshop - Daylighting for Portraiture
Xem tất các bài viết khác
 
Tin mới
 
NVIDIA tổ chức sự kiện GeForce RTX for AI & STEM tại TP.HCM
Sony ra mắt thế hệ TV BRAVIA XR 2022 mới với công nghệ đột phá
Sony Việt Nam ra mắt máy ảnh Alpha 7 IV vượt trội với cảm biến full-frame 33 MP
10 máy ảnh xuất sắc nhất tại TIPA World Awards 2021
Canon thông báo dừng nghiên cứu phát triển ống kính EF mới
Những sản phẩm tiêu biểu sẽ có mặt ở AVShow 16 tại Sài-Gòn
Xem tất các bài viết khác
 
Xử lý hậu kỳ
 
Chỉnh ảnh đẹp bằng Lightroom cho người mới bắt đầu
Cài đặt Sử dụng phần mềm View NX-i & Capture NX-D
[TUT] Chia sẻ cách chỉnh màu trong veo bằng Lightroom
[TUT] Hướng dẫn blend màu trong veo bằng photoshop
Diagram Lighting cho ảnh sản phẩm và món ăn
Histogram toàn tập - Chỉnh màu đúng trong 2 nốt nhạc
Xem tất các bài viết khác
 
Đập hộp, review thiết bị
 
kodak m35 , máy đồ chơi
Trải nghiệm màn hình Samsung ViewFinity S8 27 inch S80PB
Đánh giá lens macro Fuji 80mm f2.8
Giới thiệu chân máy Manfrotto National Geographic NGPH001
Olympus M.Zuiko 25mm F/1.2 PRO và Panasonic Leica 25mm F/1.4
Các đặc điểm nổi bật của máy ảnh Panasonic Lumix DMC-G85
Xem tất các bài viết khác
 
Góc ảnh hay
 
Indoor vs 35 Art
Phố Cổ Québec và Montréal Nhìn Qua Leica Q3
Ảnh chân dung Halation ngược sáng đẹp
Đi thăm các thành phố cổ Maya ở Mexico và Trung Mỹ
Đi Chơi Costa Rica
Nikon Df - Chia sẻ niềm vui bất tận
Xem tất các bài viết khác